You are on page 1of 22

MARKETING CĂN BẢN

BÀI 5: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM

Giảng Viên: Mạnh Ngọc Hùng


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
5

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Quốc Đông
2 Nguyễn Ngọc Minh Hoàng 1911252405
3 Võ Ngọc Hậu
4 Nguyễn Anh Tuấn
5 Nguyễn Thiên Vân
BÀI 5: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM
5.1 SẢN PHẨM THEO QUAN ĐIỂM MARKETING
5.1.1 KHÁI NIỆM
 Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất
định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi
hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể
là hữu hình hoặc vô hình.
5.1.2 CẤP ĐỘ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

 Đơn vị sản phẩm vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đững những yếu tố,
đặc tính và thông tin khác nhau về sản phẩm. Những yếu tố, đặc tính và
thông tin đó có thể có những chức nằng marketing khác nhau. Khi tạo ra một
mặt hàng, người ta thường xếp các yếu tố, đặc tính và thông tin đó theo ba
cấp độ có những chức năng marketing khác nhau.
CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH ĐƠN VỊ SẢN
PHẨM:

• Cấp độ thứ nhất là


sản phẩm theo ý
tưởng.
• Cấp độ thứ hai là
sản phẩm hiện
thực.
• Cấp độ cuối cùng
là sản phẩm bổ
sung.
5.1.3 PHÂN LOẠI SẢN PHẨM

 Hoạt động và chiến lược marketing khác nhau vì nhiều lý do, trong đó có lý
do tùy thuộc vào loại hàng hóa. Điểu đó cũng có nghĩa là muốn có chiến
lược marketing thích hợp và hoạt động marketing có hiệu quả các nhà quản
trị marketing cần phải biết hang hóa mà doanh nghiệp kinh doanh thuộc loại
nào. Trong hoạt động marketing các cách phân loại đáng chú ý là:

• Phân loại theo thời gian sử dụng và hình thái tồn tại
• Phân loại hang tiêu dung theo thói quen mua hàng
• Phân loại hang tư liệu sản xuất
5.2 CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM

5.2.1 NHÃN HIỆU VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH

 Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa
chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm
người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
5.3 QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO GÓI VÀ DỊCH VỤ SẢN PHẨM

5.3.1 Quyết định về bao gói .


Xây dựng khái niệm bao gói
• Thực chất khâu này làm rõ nhiệm vụ cà chức năng của hoạt động bao gói
sản phẩm của doanh nghiệp.

Thiết kế bao gói :


• kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày thương hiệu và
các quyết định này gắn với các công cụ khác của Marketing
 Quyết định về các thông tin trên bao gói .
• Thông tin về sản phẩm : Bánh quy, nước giải khát, sữa rửa mặt, kem đánh
răng, ...
• Thông tin về phẩm chất sản phẩm : Kem làm trắng da, nước tẩy trang, ngũ
cốc dinh dưỡng, ...
• Thông tin về người sản xuất, nơi sản xuất .
• Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng : Hướng dẫn sử dụng, chống chỉ
định,…
• Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích
tiêu thụ .
• Các thông tin do luật pháp quy định .
Quyết định về thử nghiệm bao gói . 
• Thử nghiệm kỹ thuật và thử nghiệm hình thức.
• Thử nghiệm trong kinh doanh :
• Đánh giá tính hấp dẫn của bao bì đối với các TGTM .
• Sự hài lòng của khách hàng .

5.3.2 Quyết định về dịch vụ khách hàng .


 Đặc điểm của khách hàng : Văn hóa, thói quen, nhu cầu, ước muốn,…
 Quyết định về nội dung dịch vụ cung cấp cho khách hàng .
 Quyết định về mức độ cung cấp cho khách hàng .
 Quyết định về hình thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng .
5.4 QUYẾT ĐỊNH VỀ CHỦNG LOẠI VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM

5.4.1 Định nghĩa về chủng loại sản phẩm .

 Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt
chẽ với nhau do giống nhau về chức nâng hay do bán chung cho
cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ
chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá .
5.4.2 Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm .
 Bề rộng của chủng loại sản phẩm .
 Phát triển chủng loại có 3 hướng .
• Phát triển xuống dưới : phát triển thêm các chủng loại sản phẩm: với giá
thấp và chất lượng thấp; (tẩy, tăm…)
• Phát triển lên trên : phát triển thêm các chủng loại sản  phẩm với mức giá
cao hơn và chất lượng cao hơn; (mỹ phẩm, quần áo thời trang…)
• Phát triển theo 2 hướng : Bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm: dựa
vào bề rộng mà công ty đã lựa chọn (cửa hàng tạp phẩm là 4) à đưa thêm
những mặt hàng mới vào trong khuôn khổ đó: Ví dụ: bút: Không chỉ là bút
bi mà còn thêm: bút mực, bút dạ, bút nước đủ màu: xanh, đỏ, đen…
5.4.3 Quyết định về danh mục sản phẩm​

Định nghĩa:

Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả chủng loại sản phẩm và các đơn vị sản
phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua .​

Các thông số đặc trưng cho danh mục sản phẩm :

 Bề rộng của danh mục sẩn phẩm.​

 Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm.​

 Bề sâu của danh mục sản phẩm

 Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm


5.5 Thiết kế và marketing sản phẩm mới
5.5.1 Khái niệm về sản phẩm mới
 Sản phẩm mới là sản phẩm được số khách hàng tiềm năng cảm nhận như
mới, bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm hoàn
chỉnh và sản phẩm có nhãn hiệu mới mà doanh nghiệp phát triển.
5.5.2 Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới
 Hình thành ý tưởng
 Lựa chọn ý tưởng
 Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới
 Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới
 Thiết kế sản phẩm mới
 Thử nghiệm trong điều kiện thị trường
 Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị
trường
5.6 Chu kỳ sống của sản phẩm
 5.6.1 Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Chu kỳ sống sản phẩm là thuật ngữ mô tả trạng thái vận động của việc tiêu thụ
một loại sản phẩm trên thị trường kể từ khi nó xuất hiện đến khi nó không
bán được nữa. Nói cách khác, chu kỳ sống, hay vòng đời của sản phẩm (Product
life cycle) là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số bán sản phẩm từ khi sản
phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút ra khỏi thị trường.
 5.6.2 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
5.6.2.1 Giai đoạn giới thiệu
 Giai đoạn này bắt đầu khi có sản phẩm mới lần đầu tiên được đem ra bán trên thị trường. Việc
giới thiệu phải mất một số thời gian nên mức tăng doanh số sẽ rất chậm. Doanh số ở mức thấp
khi mà sản phẩm vẫn chưa được nhiều người biết đến, chi phí cao do phải đầu tư nhiều vào các
hoạt động tiếp thị quảng bá để tạo sự nhận biết. Mọi nỗ lực của doanh nghiệp ở giai đoạn này tập
trung vào kích thích nhu cầu trước tiên, nhấn mạnh loại sản phẩm và phát triển hệ thống phân
phối sản phẩm.
Đặc trưng
Mức tiêu thụ thường tăng chậm, bởi vì do các nguyên nhân sau:
• Công ty chậm mở rộng năng lực sản xuất;
• Công ty còn gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật;
• Chậm triển khai một kênh phân phối hiệu quả;
• Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây;
• Khả năng mua sắm còn hạn chế.
 Lợi nhuận không đáng kể do chi phí sản xuất và marketing cao, do đó lợi nhuận còn rất ít hoặc
chịu lỗ.
KHUYẾN MÃI

CAO THẤP

CAO Chiến lược hớt váng Chiến lược hớt váng


chớp nhoáng chớp chậm

THẤP Chiến lược xâm nhập Chiến lược xâm nhập từ


GIÁ

chớp nhoáng từ

Bốn chiến lược marketing khi đưa sản phẩm ra thị trường
5.6.2.2 Giai đoạn phát triển

Sản Giá
phẩm cả

Phân Xúc
phối tiến
5.6.2.3 Giai đoạn trưởng thành

Chiến lược thị trường Chiến lược sản phẩm

 Khối lượng = số người sử dụng  Chiến lược cải biến chất lượng
nhãn hiệu X mức sử dụng trên một  Chiến lược cải tiến tính chất
người
 Cải tiến Marketing mix

Phân
Giá cả phối

Kích
Quản
g cáo
thích
tiêu thụ

Bán
Dịch
hàng
trực tiếp
vụ
 5.6.2.4 Giai đoạn suy thoái

 Doanh số lao dốc và lợi nhuận giảm sút mạnh có thể vì nhiều lý do khác nhau, như sự đổi

mới về công nghệ, sự thay đổi sở thích của khách hàng, sự cạnh tranh khốc liệt. Tất cả
dẫn tới tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, giá cả sản phẩm giảm xuống kéo theo giảm
lợi nhuận. Một số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, các doanh nghiệp còn lại giảm bớt
sản lượng và thu hẹp mạng lưới phân phối sản phẩm. Để cải thiện tình hình, doanh nghiệp
có thể giới thiệu sản phẩm mới hoặc bán sản phẩm đến các thị trường mới. Mức tiêu thụ
giảm do các nguyên nhân:

• Thành tựu về công nghệ làm xuất hiện hàng hóa mới thay thế;

• Thị trường của người tiêu dùng thay đổi;

• Cạnh tranh gay gắt.


 CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH NÀY ♥

You might also like