You are on page 1of 60

DÂN SỐ HỌC

BÀI 2: QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ PHÂN BỐ


DÂN SỐ
Mục tiêu
1. Trình bày được đặc điểm về quy mô dân
số, gia tăng dân số và phân bố dân cư ở Việt
Nam.
2. Trình bày được đặc điểm cơ cấu dân số
và nguồn số liệu dân số Việt Nam.
3. Phân tích được cơ cấu dân số và xu
hướng thay đổi cơ cấu dân số trong tương
lai dựa vào tháp dân số.
1. Quy mô và phân bố dân cư
1.1. Quy mô và gia tăng dân số
1.1.1. Quy mô dân số
- Quy mô dân số là tổng số dân sinh
sống tại một vùng lãnh thổ nhất định,
tại một thời điểm xác định.
- Quy mô dân số là chỉ tiêu định lượng
quan trọng, cơ bản để tính toán các chỉ
tiêu khác của dân số học.
- Quy mô dân số ở mỗi vùng, mỗi quốc gia
rất khác nhau do nhiều nguyên nhân (mức
sinh, mức tử, di dân,… điều kiện xã hội, kinh
tế, y tế,…).
- Quy mô dân số được xác định thông qua
tổng điều tra dân số hay thống kê hộ tịch.
- Quy mô dân số trong 1 năm thường được
tính theo dân số trung bình trong năm theo
công thức:

Trong đó:
P: dân số trung bình năm
P0: dân số đầu năm
P1: dân số cuối năm
- Dân số đầu và cuối năm thường quy định
là ngày mùng 1 tháng 1 của 2 năm liên tiếp
hoặc dân số trung bình có thể tính theo dân
số của ngày giữa năm là ngày 1 tháng 7.
- Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số cơ bản
để tính toán chỉ tiêu khác: mức sinh, mức
tử,…, là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo
dục,…
1.1.2. Gia tăng dân số
- Là sự biến động dân số ở đầu và cuối 1 thời kì.
- Quy mô dân số thay đổi không ngừng theo thời
gian, từ mốc thời gian trước đến mốc thời gian sau
được gọi là gia tăng dân số.
- Sự thay đổi dân số có thể được đo bằng con số
tuyệt đối, bằng cách lấy dân số tại thời điểm cuối kì
trừ dân số tại thời điểm đầu kì.
- Phương trình cân bằng dân số biểu thị số thay đổi tuyệt
đối của dân số trong 1 thời điểm nhất định:
Px = Pn – P1 = (S – C) + (N – X)
Trong đó:
Px: Dân số gia tăng từ đầu kì đến cuối kì
P1: Dân số đầu kì
Pn: Dân số cuối kì
S: Số sinh
C: Số chết
N: Số nhập cư
X: Số xuất cư
- Sự gia tăng dân số còn được đo bằng tỉ lệ
tăng dân số hàng năm theo công thức sau:
x 100%
Trong đó:
rp: Tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm
P1, Pn: Dân số trung bình ở năm đầu và cuối thời

t1, tn: Mốc thời gian năm đầu và năm cuối của
thời kì
Ví dụ:
- Dân số Việt Nam năm 1979 là 52,7 triệu;
năm 1989 là 64,4 triệu.
- Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong 1 năm
của thời kì này:
x 100% = 2,2%
- Tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm
của Việt Nam qua các thời kì:
1960 (3,93%);
1970 (3,24%);
1979 (2,16%);
1989 (2,10%);
1999 (1,35%);
2007 (1,19%).
- Tỉ lệ tăng dân số phần % của một số quốc gia
năm 2006:
+ Lào: 2,3%
+ Căm pu chia: 2,1%
+ Trung Quốc: 0,6%
+ Ấn Độ: 1,7%
+ Hàn Quốc: 0,4%
+ Nhật Bản: 0,0%
+ Anh: 0,2%
+ Mĩ: 0,6%
1.2. Phân bố dân cư
- Phân bố dân cư là sự phân chia
dân số theo các địa bàn hành chính
hoặc các khu vực địa lí, kinh tế.
- Sự phân bố này được xem xét
dựa vào mật độ dân số của mỗi
vùng.
- Mật độ dân số (MĐDS) được tính theo
số người trên một đơn vị diện tích,
thường là km2, theo công thức:

Trong đó:
P: Tổng số dân
S: Tổng diện tích
- Năm 2007: MĐDS (người/ km2):
+ Hà Nội: 3.568
+ TP Hồ Chí Minh: 3.024
+ Thái Bình: 1.208
+ Cần Thơ: 824
+ Thanh Hoá: 332
+ Kon Tum: 40
+ Lai Châu: 36
- Năm 2007, MĐDS:
+ Cả nước: 257
+ Đồng bằng sông Hồng: 1.238
+ Đồng bằng sông Cửu Long: 432
+ Đông Nam Bộ: 408
+ Duyên hải miền Trung: 217
+ Bắc Trung Bộ: 208
+ Vùng núi Trung du Bắc Bộ: 110
+ Tây Nguyên: 90
- Trong những năm qua, phân bố dân cư giữa
thành thị và nông thôn có sự thay đổi rõ rệt: Tỉ lệ
dân số thành thị tăng lên, dân số nông thôn giảm
đi.
Năm 1976:
+ thành thị: 20,6%
+ nông thôn: 79,4%
Năm 2006:
+ thành thị: 27,12%
+ nông thôn: 72,88%
- Tại một số nước, năm 2005:
+ Anh:
 thành thị: 89%
 nông thôn: 11%
+ Pháp:
 thành thị: 76%
 nông thôn: 24%
+ Mĩ:
 thành thị: 79%
 nông thôn: 21%
+ Nhật Bản:
 thành thị: 79%
 nông thôn: 21%
+ Hàn Quốc:
 thành thị: 80%
 nông thôn: 20%
- Có nhiều nguyên nhân tạo ra sự phân bố dân cư
không đều:
+ Vị trí địa lí: Điều kiện địa lí tốt, giao thông đi lại dễ
dàng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà thì nơi đó
tập trung đông dân cư.
+ Điều kiện kinh tế, xã hội: Tập trung trao đổi kinh
tế, phát triển thương mại thì nơi đó sẽ đông dân
cư.
+ Các yếu tố xã hội khác: Giáo dục, y tế,… tốt thì
nơi đó sẽ đông dân cư.
2. Cơ cấu dân số

- Cơ cấu dân số là sự phân chia dân số của


1 nước hay 1 khu vực thành các nhóm theo
các đặc trưng: giới, tuổi, hôn nhân, dân tộc,
tôn giáo, văn hoá, nghề nghiệp,…
- Cơ cấu theo tuổi, giới là 2 đặc trưng cơ
bản, hay được dùng nhất trong việc tính
toán các chỉ số dân số khác và các vấn đề
liên quan đến kinh tế, xã hội.
2.1. Cơ cấu dân số theo giới tính
- Là chia tổng dân số thành 2 nhóm: nam và nữ.
- Có nhiều cách để đo lường cơ cấu giới tính
trong dân số:
+ Tỉ lệ giới tính: Tính bằng dân số nam hoặc nữ
chia cho tổng dân số.
x 100%
x 100%
Trong đó:
+ SR: Tỉ lệ giới tính
+ Pm, Pf: Dân số nam, dân số nữ trong 1 thời
điểm nhất định
+ P: Tổng số dân trung bình cùng thời điểm
+ Tỉ số giới tính: Là số lượng nam tính cho 100 nữ
trong toàn bộ dân số. Đây là một chỉ số quan trọng,
được sử dụng rộng rãi để tính toán các chỉ số dân
số khác và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội,…
x 100%
Trong đó:
+ SR: Tỉ số giới tính
+ Pm: Tổng số nam giới trong dân số
+ Pf: Tổng số nữ giới trong dân số
- Ví dụ: Dân số Việt Nam năm 2005 có 40.846.200
người nam và 42.260.100 người nữ.
+ Tỉ số giới tính là:
x 100% = 96,65
Nghĩa là, trong dân số Việt Nam năm 2005, trung
bình cứ 100 nữ thì có 96,65 nam. Dân số nam ít
hơn dân số nữ.
Tỉ lệ nam trong tổng dân số:
x 100% = 49,15%
- Sự thay đổi về cơ cấu giới tính do các yếu
tố: tỉ số giới tính khi sinh, sự khác biệt về
mức chết theo giới tính, sự khác biệt về giới
tính khi di cư.
2.2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Là tính tỉ trọng của từng nhóm tuổi so với tổng dân
số.
- Là tiêu chí quan trọng nhất trong việc phân tích dân
số.
- Ý nghĩa của tỉ lệ phần trăm từng nhóm tuổi trong dân
số:
+ Là tiêu chí quan trọng trong cơ cấu dân số để nghiên
cứu tỉ lệ phân bố tuổi trong dân số.
+ Dựa vào các tỉ lệ này để vẽ tháp dân số.
+ Là chỉ số cơ bản dùng để tính các chỉ số khác của
dân số như: sinh, chết, di cư,…
- Phân chia tuổi có thể theo từng độ tuổi (1 năm),
thông thường là 5 năm, 10 năm hoặc chia theo
nhóm lớn hơn để xem xét dân số già hay trẻ.
+ Dân số trẻ: Khi tỉ lệ trẻ em 0-14 tuổi trên 35% và
tỉ lệ người trên 60 tuổi dưới 10%.
+ Dân số già: Khi tỉ lệ trẻ em 0-14 tuổi dưới 20% và
tỉ lệ người trên 60 tuổi trên 10%.
- Nếu 1 nước duy trì mức sinh cao trong 1 thời
gian dài thì dân số sẽ thuộc mô hình trẻ, ngược lại,
mức sinh thấp liên tục trong nhiều năm thì dân số
sẽ bị già hoá.
- Việt Nam là 1 nước dân số đông, tỉ lệ dân
số trẻ cao.
- Còn dùng tỉ số giữa người già trên 65 tuổi
và người trẻ dưới 15 tuổi để xem dân số có
khuynh hướng lão hoá hay không:
Công thức: x 100%
Nếu tỉ số này > 15 thì dân số có xu hướng
già đi (lão hoá).
- Tỉ lệ phụ thuộc trong dân số: Là tỉ số giữa
những người không làm việc trong dân số,
thường là độ tuổi 0-14 tuổi và trên 65 tuổi
(có nơi tính trên 60 tuổi).
x 100%

x 100%

x 100%
Ví dụ: Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm
1999, tính các tỉ số phụ thuộc:
x 100% x 100% = 54,16%

x 100% x 100%=9,41%

x 100% x 100%=63,57%
Như vậy, trong dân số Việt Nam năm 1999,
trung bình cứ 100 người trong độ tuổi lao
động phải đảm nhận gần 55 (54,16%) trẻ em
dưới 15 tuổi và 10 (9,41%) người già trên 65
tuổi.
- Tỉ lệ dân số ở độ tuổi làm việc: Là tỉ số giữa
dân số làm việc và tổng số dân.
2.3. Cơ cấu dân số theo một số tiêu
chí khác
2.3.1. Cơ cấu dân số theo tình trạng
hôn nhân
- Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn
nhân gồm 2 chỉ số chính là tình trạng
hôn nhân và tuổi kết hôn trung bình lần
đầu.
- Tuổi kết hôn trung bình lần đầu là một trong những chỉ
tiêu quan trọng được xác định theo công thức sau:
Ma (?)
Trong đó:
+ Ma: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu
+ Am: Độ tuổi trung bình của nhóm tuổi có người kết
hôn lần đầu
+ Pm: Số người kết hôn trong nhóm tuổi
+ n: Số nhóm tuổi trong dân số
Ví dụ: Kết quả điều tra dân số và nhà ở
năm 1999, tuổi kết hôn trung bình lần
đầu của nam là 25,3 tuổi và nữ là 23,5
tuổi, nam cao hơn nữ, thành thị cao
hơn nông thôn.
2.3.2. Cơ cấu dân số theo trình độ giáo dục
- Tỉ lệ biết chữ: Là số dân từ 10 tuổi trở lên biết
chữ.
- Ví dụ: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ở Việt
Nam năm 1999 là 92%, tỉ lệ biết chữ nam cao hơn
nữ, thành thị cao hơn nông thôn.
2.3.3. Cơ cấu dân số theo các nhóm dân tộc
2.3.4. Cơ cấu dân số theo các đặc trưng kinh tế: có
việc làm, không có việc làm, theo các thành phần
kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân.
2.4. Tháp dân số
- Là sự biểu thị kết hợp cơ cấu tuổi và giới tính của
dân số dưới dạng hình học (hình tháp là đặc
trưng).
- Tháp dân số là 1 phương tiện quan trọng để phân
tích cơ cấu tuổi và giới tính của dân số.
- Tháp dân số thường được xây dựng dựa trên số
liệu điều tra dân số.
- Tháp dân số cung cấp thông tin về cơ cấu tuổi,
giới tính của dân số vào thời điểm xác định và cho
phép phân tích các yếu tố tác động làm thay đổi
quy mô và cơ cấu dân số trong những thời gian
trước đó như chiến tranh, nạn đói, bệnh dịch, di
dân hàng loạt,… (Các biến động lớn, bất thường
luôn để lại những hậu quả lâu dài đến phát triển
dân số).
- Qua hình dạng của tháp dân số có thể biết được
đặc trưng tổng quát về quy mô, cơ cấu, xu hướng
phát triển của dân số.
- Dựa vào tháp tuổi để phân biệt 3 mô hình dân số
cơ bản sau:
+ Mô hình dân số mở rộng hay còn gọi là mô hình
dân số có đáy tháp rộng: cho thấy số người ở các
nhóm tuổi trẻ rất lớn, tỉ suất sinh thường cao trong
những năm trước đó, dân số đang có xu hướng
tăng lên, biểu hiện tiềm năng dân số tăng nhanh.
Dân số Việt Nam hiện nay thuộc mô hình này.
+ Mô hình dân số ổn định: Thể hiện số người trong
đa số các nhóm tuổi là tương đối đều nhau, thể
hiện tỉ suất sinh trong nhiều năm không thay đổi
lớn, dân số đang có xu hướng ổn định về quy mô
và cơ cấu. (Thuỵ Điển)
+ Mô hình dân số thu hẹp hay còn gọi là mô hình
dân số già: Trong đó người già trong dân số chiếm
tỉ lệ lớn, tỉ suất sinh thấp, dân số đang có xu
hướng giảm. (Mĩ, Pháp)
- Ví dụ:
3. Nguồn số liệu dân số của Việt Nam
3.1. Điều tra dân số Việt Nam
- Đã có 4 lần Tổng điều tra dân số cả nước:
+ Lần 1: 0 giờ ngày 01/10/1979: Sử dụng 2 loại
phiếu điều tra: Phiếu cá nhân cho từng nhân khẩu
và Phiếu hộ gia đình ghi những chỉ tiêu chung cho
cả hộ.
+ Lần 2: 0 giờ ngày 01/04/1989: Kết hợp điều tra
toàn diện và điều tra chọn mẫu, kết hợp điều tra
dân số với điều tra nhà ở bằng phỏng vấn nhân
khẩu (cho từng người).
+ Lần 3: 0 giờ ngày 01/04/1999: Kết hợp
điều tra toàn diện và điều tra chọn mẫu,
kết hợp điều tra dân số với điều tra nhà ở
bằng phỏng vấn nhân khẩu (cho từng
người).
+ Lần 4: 0 giờ ngày 01/04/2019: Kết hợp
điều tra toàn diện và điều tra chọn mẫu,
kết hợp điều tra dân số với điều tra nhà ở
bằng phỏng vấn nhân khẩu (cho từng
người).
3.2. Thống kê hộ tịch
Số sinh, chết, kết hôn, li hôn tại phòng
Hộ tịch UBND xã/phường.
3.3. Thống kê báo cáo y tế liên quan
đến dân số qua các sổ:
- Sổ A1/YTCS: Sổ Khám bệnh;
- Sổ A2/ YTCS: Sổ Tiêm chủng trẻ em
- Sổ A3/ YTCS: Sổ Khám thai
- Sổ A4/ YTCS: Sổ Đẻ
- Sổ A5/ YTCS: Sổ Kế hoạch hoá gia đình
- Sổ A6/ YTCS: Sổ Nguyên nhân tử vong
- Sổ A7/ YTCS-A12/YTCS: Sổ Các bệnh xã hội.
Các sổ trên cung cấp số liệu:
+ Dân số trung bình, dân số nữ, dân tộc, số nữ 15-
49 tuổi, số nữ 15-49 tuổi có chồng, số trẻ em dưới
1 tuổi, số trẻ em 1-5 tuổi, tổng số người đẻ, số đẻ
con thứ 3, số trẻ đẻ ra sống, số trẻ đẻ ra chết, chết
trong khi đẻ, chết bào thai.
+ Tổng số chết: Trong đó chết ở cơ sở
y tế, chết ở nhà, chết ở nơi khác, tổng
số trẻ em chết, trong đó chết dưới 7
ngày, 28 ngày, 12 tháng, từ 0-60 tháng,
số bà mẹ chết do nguyên nhân chửa
đẻ.
Kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở tại
Việt Nam năm 2019
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like