You are on page 1of 94

DÂN SỐ HỌC

BÀI 3: BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ

Mục tiêu
1. Trình bày được mức biến động dân số tự
nhiên: mức sinh, mức chết và các yếu tố ảnh
hưởng.
2. Trình bày được khái niệm, cấu tạo, ý
nghĩa ứng dụng của Bảng sống.
3. Trình bày được biến động dân số cơ học,
xu hướng và ảnh hưởng của di dân đến các
quá trình dân số, kinh tế, xã hội.
1. Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của mức sinh
- Mức sinh là việc tái sinh sản của 1
dân số.
- Mức sinh sản là sự sinh để của 1 phụ
nữ, liên quan đến số trẻ sinh sống mà
1 người phụ nữ thực có trong suốt
cuộc đời sinh sản của mình.
- Mức sinh phản ánh mức độ sinh sản của dân cư,
nó biểu thị số trẻ em sinh sống mà 1 phụ nữ có
được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình.
- Mức sinh không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh
sản của các cặp vợ chồng mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác: tuổi kết hôn, thời gian chung
sống, số con mong muốn, trình độ phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội, địa vị của người phụ nữ, mức
độ áp dụng các biện pháp tránh thai,...
- Nghiên cứu mức sinh có tầm quan trọng
trong phạm vi vi mô và vĩ mô: mức sinh của
1 vùng, 1 quốc gia, thế giới đều có ảnh
hưởng lớn tới quy mô, cơ cấu, tốc độ gia
tăng dân số cũng như quá trình phát triển
kinh tế, xã hội của nơi đó.
- Nghiên cứu mức sinh để tìm cách điều tiết
mức sinh, điều tiết quy mô, cơ cấu, tốc độ
tăng dân số để thích ứng giữa sự phát triển
dân số với phát triển kinh tế, xã hội.
1.2. Các chỉ số đo lường mức sinh
1.2.1. Tỉ suất sinh thô (CBR-Crude Birth
Rate)
- Tỉ suất sinh thô là số trẻ sinh ra sống
được tính trên 1.000 dân số trung bình
trong năm.
- Công thức:
x 1000
Trong đó:
+ B: Số trẻ sinh sống trong năm của nơi
nghiên cứu
+ P: Dân số trung bình trong năm (dân số
giữa năm) của nơi nghiên cứu
- Trẻ sinh sống là trẻ sau khi sinh ra khỏi cơ
thể người mẹ có biểu hiện sự sống như: thở
được, tim đập, các cơ co bóp tự ý.
- Tỉ suất sinh thô khác nhau ở mỗi vùng, mỗi
thời kì do phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tại
Việt Nam:
+ năm 1976 là 39,5‰;
+ năm 1990 là 30‰;
+ năm 1999 là 19‰.
- Tỉ suất sinh thô là chỉ tiêu quan trọng của mức
sinh, được dùng trực tiếp để tính tỉ suất tăng dân
số.
- Tỉ suất sinh thô có nhược điểm là: không nhạy
cảm với những thay đổi nhỏ của mức sinh do mẫu
số là toàn bộ dân số trong khi chỉ có 1 bộ phận dân
số có khả năng sinh con. Vì vậy, tỉ suất sinh thô chỉ
ước tính được sơ bộ mức sinh trong 1 dân số.
CBR bị ảnh hưởng bởi cấu trúc dân số: giới, tuổi,
phân bố mức sinh ở cá lứa tuổi, tình trạng hôn
nhân,…
1.2.2. Tỉ suất sinh chung (GFR-General
Fertility Rate)
- Tỉ suất sinh chung là số trẻ em sinh ra
sống trong năm tính trên 1.000 phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) trong
năm.
- Công thức:
x 1000
Trong đó:
+ B: Số trẻ sinh sống trong năm của nơi
nghiên cứu
+ Pw15-49: Số phụ nữ trung bình từ 15-49
tuổi trong năm của nơi nghiên cứu
- Tỉ suất sinh chung không chỉ phụ thuộc vào
mức sinh của phụ nữ mà còn phụ thuộc vào
cơ cấu tuổi trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi
sinh đẻ (thường phụ nữ ở độ tuổi 15-49
chiếm 1/5-1/3 dân số nên GFR cũng bằng 3-
5 lần CBR).
- Ưu điểm của chỉ số này là loại bỏ 1 phần
ảnh hưởng của cơ cấu tuổi và giới tới mức
sinh và còn phản ánh những biến đổi về
hành vi sinh sản tốt hơn CBR, cho thấy mối
quan hệ giữa những người có khả năng sinh
đẻ (phụ nữ 15-49 tuổi) với số trẻ em sinh ra
sống nên chỉ rõ hơn mức sinh của 1 dân số
hay 1 quốc gia. Chỉ số này dễ tính toán.
- Nhược điểm của chỉ số này là ở các nước
đang phát triển rất khó thống kê đủ và chính
xác số trẻ đẻ ra sống và cũng không phản
ánh được mức sinh ở các nhóm tuổi khác
nhau của phụ nữ.
1.2.3. Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi
(ASFR-Age Specific Fertility Rate)
- Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi là tỉ số
giữa số sinh bởi phụ nữ trong cùng 1 nhóm
tuổi trên 1.000 phụ nữ thuộc nhóm tuổi đó
trong năm.
- Công thức:
x 1000
Trong đó:
+ Bwx: Số trẻ sinh ra sống trong năm của
những phụ nữ ở tuổi x
+ Pwx: Số phụ nữ trung bình của độ tuổi x
trong năm
- Chỉ số ASFR cho ta biết mức sinh của
phụ nữ ở tuổi khác nhau cũng khác nhau,
tuổi nào mức sinh cao nhất, tuổi nào mức
sinh thấp nhất để có hướng nghiên cứu và
can thiệp hợp lí.
- Chỉ số này phản ánh chính xác mức độ
sinh đẻ của phụ nữ ở từng độ tuổi dùng để
so sánh trực tiếp mức sinh của các vùng,
các quốc gia khác nhau.
- Nhược điểm: Cần số liệu chi tiết, đầy đủ,
chính xác nhưng không phải lúc nào cũng
có sẵn.
1.2.4. Tổng tỉ suất sinh (TFR-Total
Fertility Rate)
- Tổng tỉ suất sinh là tổng của tất cả các
tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi đối với
từng năm riêng lẻ trong thời kì sinh sản.
- Công thức:

- Về bản chất, tổng tỉ suất sinh là tổng


số con mà 1 phụ nữ có thể có nếu
người này có cùng mức sinh ở mỗi độ
tuổi như tất cả các phụ nữ khác ở các
độ tuổi này cho đến 49 tuổi.
- Đây chỉ là số trẻ em bình quân cho 1 thế hệ
bà mẹ giả định chứ không phải là 1 thế hệ
bà mẹ thực tế.
- Ví dụ: Kết quả Tổng điều tra dân số của
Việt Nam:
+ năm 1989 là 3,8 con/ phụ nữ
+ năm 1999 là 2,3 con/ phụ nữ
Và đạt mức sinh thay thế (2,1 con/ phụ nữ)
vào năm 2003.
- Chỉ số này là thước đo mức sinh không
phụ thuộc vào cấu trúc mức tuổi, là 1 con số
tổng hợp nên có khả năng dự báo tốt nhất
hiện nay 1 phụ nữ trung bình có bao nhiêu
con, dùng để so sánh giữa các vùng và các
quốc gia.
- Nhược điểm giống ASFR là cần số liệu chi
tiết, cụ thể đầy đủ.
1.2.5. Tỉ số trẻ em-phụ nữ (CWR-
Children-Women Ratio)
- Tỉ số trẻ em-phụ nữ là tỉ số giữa số trẻ em
dưới 5 tuổi và số phụ nữ trong độ tuổi có
khả năng sinh đẻ (15-49 tuổi).
- Công thức:

Trong đó:
+ P0-4: Số trẻ em từ 0-4 tuổi
+ Pw15-49: Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
- Đây là thước đo đơn giản không cần nhiều
số liệu chi tiết, không cần phải theo dõi số
sinh hàng năm, chỉ cần dựa vào cơ cấu tuổi
và giới tính của dân số qua Tổng điều tra
dân số.
- Từ số liệu này, dựa vào Bảng sống (tỉ số
sống sót sau 5 năm đầu tiên) để tính ra số
trẻ em sinh sống trong năm.
- Nhước điểm: Chỉ đo lường mức sinh một
cách rất thô, mức độ chính xác không cao.
1.3. Xu hướng biến động mức sinh và các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sinh
1.3.1. Xu hướng biến động mức sinh
- Căn cứ vào sự vận động của mức sinh, mức chết theo
thời gian, các nhà Dân số học đã chia sự biến động của
dân số thành 4 giai đoạn khác nhau, tương ứng với các
kiểu tái sản xuất dân số khác nhau.
+ Giai đoạn đầu: Mức sinh và mức chết đều lớn, dân số
tăng chậm, đó là kiểu tái sản xuất dân số cổ truyền, xảy ra
trong giai đoạn đầu của sự phát triển xã hội loài người (chế
độ công xã nguyên thuỷ, chế độ nô lệ. Hàng trăm năm dân
số không tăng hoặc chỉ tăng vài phần trăm sau hàng thế kỉ.
+ Giai đoạn hai: Mức sinh cao và tiếp tục tăng
trong khi mức chết giảm nhanh, làm dân số tăng
rất nhanh. Đây là thời kì bùng nổ dân số. Giai đoạn
này hình thành kiểu tái sản xuất dân số mở rộng.
Giai đoạn này xuất hiện ở xã hội phong kiến, thậm
chí ngay trong thời kì hiện đại, nhiều quốc gia đã
từng có quan điểm rằng tăng dân số là tăng nguồn
của cải vật chất cho xã hội: ví dụ, Trung Quốc, sau
khi giành chính quyền năm 1949 đã chủ trương
tăng nhanh dân số.
+ Giai đoạn ba: Mức sinh bắt đầu giảm, có nơi
giảm nhanh, mức chết chững lại hoặc không tiếp
tục giảm nữa, khoảng cách giữa sinh và chết thu
hẹp, dân số tăng chậm dần. Đó là kiểu tái sản xuất
dân số tăng chậm. Thường khi trình độ phát triển
càng cào, đời sống vật chất, tinh thần được cải
thiện, ý thức người dân thay đổi, chuyển từ gia
đình đông con sang gia đình ít con, mức chết thấp
và ổn định làm mức sinh giảm đi.
+ Giai đoạn bốn: Cả mức sinh và mức chết đều
thấp và ổn định, hình thành kiểu tái sản xuất dân
số ổn định. Hình thức này đang tồn tại ở các nước
có trình độ phát triển cao.
- Ở Việt Nam, mức sinh giảm rõ rệt từ những năm
1990 trở lại đây: CBR năm 1990 là 28,5‰; năm
1999 là 19,9‰; năm 2005 là 18,5‰. Trong cùng 1
thời kì nhưng ở các vùng khác nhau thì mức sinh
cũng khác nhau do tác động của các yếu tố tự
nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội khác nhau.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh
1.3.2.1. Yếu tố tự nhiên sinh vật: Cơ cấu giới tính
(khả năng sinh sản ở các tuổi khác nhau sẽ khác
nhau), dân tộc, giống người, điều kiện tự nhiên
sinh sống.
1.3.2.2. Yếu tố xã hội: Rất quan trọng: Phong tục,
tập quán, tâm lí, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn
hoá, tuổi kết hôn lần đầu, sở thích, địa vị phụ nữ.
1.3.2.3. Yếu tố kinh tế: Có mối quan hệ thuận
chiều, ngược chiều giữa tình trạng kinh tế gia đình
và mức sinh, sự tham gia hoạt động kinh tế của
người vợ.
1.3.2.4. Yếu tố chính sách dân số: Có tác dụng to
lớn trong việc điều tiết quá trình sinh sản ảnh
hưởng trực tiếp đến mức sinh.
1.3.2.5. Yếu tố tỉ lệ chết trẻ em: Tỉ lệ chết trẻ em
càng cao tỉ lệ sinh càng cao, thường do bố mẹ
mong muốn có con cái chăm sóc khi tuổi già.
1.3.2.6. Yếu tố kĩ thuật và khoa học: Thành tựu về
y học tạo điều kiện cho loài người chủ động điều
tiết mức sinh: Triệt sản, hỗ trợ sinh sản.
2. Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng

2.1. Sự cần thiết đo lường mức chết


- Sinh và chết là 2 yếu tố của quá trình tái sản xuất
dân số, có tác động qua lại lẫn nhau.
- Nghiên cứu mức chết là tiền thân của nghiên cứu
khoa học dân số.
- Nghiên cứu mức chết trong dân cư và xu hướng
chết để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp các khía
cạnh của kinh tế, xã hội liên quan đến mức chết
(giàu nghèo, trình độ y học, lối sống, yếu tố môi
trường,…).
- Nghiên cứu nguyên nhân chết là 1 trong
những phương pháp nghiên cứu bệnh tật,
làm căn cứ đưa ra các biện pháp can thiệp
giảm bệnh tật, giảm mức chết do các
nguyên nhân.
- Mức chết có ảnh hưởng lớn nhất đến quy
mô và cơ cấu dân số, giúp tính toán tiềm
năng dân số, xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội, phòng điều trị bệnh tật, tăng
tuổi thọ cho quần thể dân cư.
2.2. Đo lường mức chết
2.2.1. Tỉ suất chết thô (CDR-Crude
Death Rate)
- Tỉ suất chết thô là số người chết được
tính trên 1.000 dân số trung bình trong
năm.
- Công thức:
x 1000
Trong đó:
+ D: Số người chết trong năm của nơi
nghiên cứu
+ P: Dân số trung bình trong năm (dân số
giữa năm) của nơi nghiên cứu
- Tỉ suất chết thô tính đơn giản, nhanh,
không cần nhiều số liệu hay được dùng
để so sánh mức chết qua các thời kì
của 1 vùng hay 1 quốc gia.
- Một ứng dụng phổ biến, quan trọng
của chỉ số này là được tính toán cùng
với tỉ suất sinh để tính tỉ suất tăng dân
số trong 1 thời kì nhất định (hàng quý,
hàng năm, 5 năm, 10 năm).
- Nhược điểm: Phụ thuộc vào cơ cấu
tuổi của dân số nên khi so sánh giữa
các nước ở các thời kì khác nhau có
dân số khác nhau thì không phản ánh
được đầy đủ, chính xác trình độ phát
triển kinh tế, xã hội, y học,… ảnh
hưởng đến mức chết.
- Ví dụ: Tỉ suất chết thô của 1 số nước phát triển lại
cao hơn 1 số nước đang phát triển là do dân số
già, chết theo nhóm tuổi người già cao sẽ ảnh
hưởng đến tỉ suất chết thô. Các nước đang phát
triển có dân số trẻ, tỉ trọng dân số già thấp so với
nước phát triển nên tỉ suất chết thô thấp: Năm
2006, CDR của Thuỵ Điển là 10‰, Việt Nam là 5‰
nhưng tuổi thọ trung bình của Thuỵ Điển là 81, của
Việt Nam là 72, Thuỵ Điển là nước dân số già (trên
65 tuổi là 17%, dưới 15 tuổi là 17%), còn Việt Nam
là dân số trẻ (trên 65 tuổi là 7%, dưới 15 tuổi là
29%).
- Vì vậy, để so sánh các giá trị của tỉ lệ
chết thô giữa các dân số khác nhau,
phải dùng phương pháp chuẩn hoá (tỉ
suất chết quy chuẩn). Bản chất của
phương pháp này là đưa các tỉ suất của
các dân số có cấu trúc khác nhau vào
các tỉ suất chết tương ứng với cùng 1
cơ cấu tuổi để so sánh.
2.2.2. Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi
(ASDR-Age Specific Death Rate)
- Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi là tỉ số
giữa số chết của 1 độ tuổi (1 nhóm tuổi)
trên 1.000 người thuộc độ tuổi (nhóm
tuổi) đó trong năm.
- Công thức:
x 1000
Trong đó:
+ Dx: Số người chết ở tuổi x trong năm
+ Px: Dân số trung bình của độ tuổi x trong
năm
- Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi có ưu điểm
là loại trừ được sự khác biệt về mức chết
của từng tuổi, phản ánh đúng bản chất mức
chết của từng độ tuổi và không bị ảnh
hưởng bởi cơ cấu tuổi của dân số.
- Có thể dùng để đánh giá, so sánh trình độ
phát triển kinh tế, xã hội, y tế của các vùng,
nước khác nhau và so sánh sự biến đổi về
tử vong ở cùng 1 độ tuổi qua thời gian.
- Chỉ số này là cơ sở xây dựng Bảng
sống, tính tuổi thọ trung bình dân số và
sử dụng để tính riêng cho nam, nữ, hay
các nhóm chủng tộc khác nhau.
- Nhược điểm của chỉ số này là đòi hỏi
số liệu chi tiết về chết ở từng độ tuổi và
cũng không phản ánh mức chết bao
trùm của cả dân số.
2.2.3. Tỉ suất chết trẻ em dưới 1
tuổi (IMR-Infant Mortality Rate)
- Tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là
số trẻ em chết dưới 1 tuổi trên
1.000 trẻ sinh ra sống trong 1 năm
nhất định.
- Công thức:
x 1000
Trong đó:
+ D0: Số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm
+ B0: Số trẻ em được sinh ra sống trong
năm
- Tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 1 chỉ tiêu
đặc biệt quan trọng, đo mức chết của nhóm
dân cư có mức chết cao nhất. Mức chết này
ảnh hưởng đến mức chết chung của dân cư,
tác động trực tiếp đến tuổi thọ trung bình của
dân cư.
- Là 1 trong những chỉ số nhạy cảm nhất
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
kinh tế, xã hội, y tế lên sức khoẻ của 1 vùng,
1 quốc gia.
- Chỉ số này có sự biến động rất lớn
giữa các vùng, các nước.
- Hạn chế của chỉ số này là chưa thật
chính xác vì giữa tử số và mẫu số chưa
đảm bảo tính đồng nhất (1 trẻ chết
trong năm có thể không được sinh ra
trong năm đó.
2.2.4. Tỉ suất chết bà mẹ (MMR-
Maternal Infant Mortality Rate)
- Tỉ suất chết bà mẹ là số phụ nữ
chết do sinh đẻ trong 1 năm tính
trên 100.000 trẻ sinh ra sống trong
năm đó.
- Công thức:
x 100000
Trong đó:
+ Dw: Số bà mẹ chết do biến chứng về
thai nghén và sinh đẻ trong năm
+ B0: Số trẻ em được sinh ra sống trong
năm
- Theo WHO, chết mẹ là tất cả những
tử vong của phụ nữ đang có thai hoặc
trong vòng 42 ngày sau khi đình chỉ thai
nghén, không phân biệt tuổi thai, vị trí
có thai, do bất kì nguyên nhân nào gây
ra hoặc nặng lên bởi tình trạng thai
nghén hoặc do quản lí thai nghén (trừ
nguyên nhân do tai nạn).
- Chỉ số này thể hiện mức độ nguy hiểm
của thai nghén đối với tai biến sản
khoa, phản ánh chất lượng chăm sóc
sức khoẻ cho phụ nữ trong thời kì thai
nghén và sinh đẻ, phản ánh trình độ tổ
chức và quản lí của lĩnh vực sản phụ
khoa.
2.2.5. Đo lường mức chết theo nguyên
nhân
2.2.5.1. Tỉ suất chết đặc trưng theo
nguyên nhân (CSDR-Cause Specific
Death Rate)
- Là số người chết do 1 nguyên nhân
nào đó tính trên 100.000 người dân
trong năm.
- Công thức:
x 100000
Trong đó:
+ CSDRi: Tỉ suất chết đặc trưng do
nguyên nhân i
+ Di: Số người chết do nguyên nhân i
trong năm
+ P: Dân số trung bình trong năm
- Tỉ suất này thay đổi theo thời gian khi các
nguyên nhân gây chết thay đổi, giúp hiểu
được cơ cấu tử vong của từng bệnh theo
thời gian, từ đó đưa ra được phương án
làm giảm tử vong theo nguyên nhân và thời
gian.
- Tại Việt Nam, tử vong do các bệnh nhiễm
trùng có xu hướng giảm, do chấn thương
và bệnh không nhiễm trùng đang tăng.
2.2.5.2. Tỉ suất chết quy chuẩn (SCDR-
Standardized Crude Death Rate)
- Là chỉ số dùng để so sánh mức chết của 2
dân số khác nhau.
- Do CDR chịu ảnh hưởng lớn của cấu trúc
tuổi nên để so sánh CDR giữa các vùng, dân
số khác nhau, người ta cần chuẩn hoá: biến
các tỉ suất chết của các dân số có cấu trúc
tuổi khác nhau thành các tỉ suất chết tương
ứng với cùng 1 cơ cấu tuổi để so sánh. (?)
- Công thức:

Trong đó:
+ SCDRx: Tỉ suất chết thô được quy chuẩn của
dân số x
+ ASDRx: Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi x của
dân số x
+ Px: Dân số trung bình sống trong độ tuổi x của
dân số được chọn làm chuẩn
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết
2.3.1. Xu hướng biến động mức chết
- Có nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, y
tế,… tác động đến mức chết.
- Tỉ suất chết giảm nhanh, đặc biệt với các
nước phát triển, tỉ suất chết đã đạt mức chết
thấp, gần tới giới hạn sinh lí và ổn định. Ở
các nước đang phát triển, tỉ suất chết giảm,
đặc biệt ở trẻ em.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết
2.3.2.1. Yếu tố tự nhiên
2.3.2.2. Điều kiện kinh tế và mức sống
2.3.2.3. Trình độ phát triển Y học, chăm sóc y tế và
y tế dự phòng
2.3.2.4. Môi trường sống
2.3.2.5. Yếu tố nghề nghiệp và văn hoá
2.3.2.6. Nơi cư trú
2.3.2.7. Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai
2.3.2.8. Yếu tố chính sách
3. Bảng sống

3.1. Khái niệm và phân loại


3.1.1. Khái niệm
Bảng sống (còn gọi là Bảng chết) là bảng thống kê
các chỉ tiêu biểu thị mức chết của dân số ở những
độ tuổi khác nhau và khả năng sống khi chuyển từ
độ tuổi này sang độ tuổi khác.
3.1.2. Phân loại
Bảng sống có thể phân thành nhiều loại:
- Bảng sống hiện hành: Được xây dựng dựa trên
mức chết của dân số trong 1 thời kì nhất định dựa
vào kết quả điều tra dân số.
- Bảng sống theo thế hệ: Được xây dựng dựa trên
quan sát về mức chết của cả 1 thế hệ từ khi mới
sinh đến khi chết hết không còn ai.
- Bảng sống đầy đủ: Chứa đựng mọi thông tin theo
từng năm tuổi từ khi sinh cho đến tuổi cuối cùng,
tính toán công phu, phức tạp nên ít dùng trong
thực tế.
- Bảng sống rút gọn: Thường được xác định cho
từng nhóm tuổi (nhóm 5 năm hoặc 10 năm tuổi),
thường được sử dụng trong thực tế.
3.2. Cấu tạo và phương pháp xác định các chỉ
tiêu trong Bảng sống
Bảng sống gồm các cột, mỗi cột biểu thị 1 chỉ tiêu,
các chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
khi biết kết quả chỉ tiêu này có thể xác định được
chỉ tiêu khác.
Ví dụ: Bảng sống rút gọn của phụ nữ Anh
năm 1985

x nqx npx nlx ndx nLx Tx ex


0-1 0,008252 0,991748 100.000 825 99258 7.756.261 77,563
1-5 0,001630 0,998370 99.175 162 396.311 7.657.003 77,207
… … … … … … … …
≥85 1.000.000 0,000000 33.747 33.747 189.604 189.604 5,618
3.2.1. Tuổi, khoảng tuổi (x, x + n)
3.2.2. Xác suất chết qx (nqx)
Xác suất mức chết của 1 tuổi (nhóm tuổi)

Trong đó:
+ nqx: Xác suất chết của độ tuổi x hoặc nhóm tuổi (x, x +
n)
+ ndx: Số người chết trong độ tuổi x hoặc nhóm tuổi (x, x
+ n)
+ lx: Số người sống đến đúng tuổi x (tuổi tròn)
3.2.3. Xác suất sống px (npx)
Xác suất mức sống giữa tuổi x và x + n biểu thị khả
năng những người đã đạt tuổi x sống đến x + n

Trong đó:
+ npx: Xác suất sống giữa tuổi x và x + n
+ lx+n: Số người sống đến tuổi x + n
+ lx: Số người sống đến đúng tuổi x (tuổi tròn)
3.2.4. Số người sống đến tuổi x (lx)
3.2.5. Số người chết ở tuổi x (dx)
3.2.6. Số năm-người sống trong khoảng tuổi (nL x)
nLx = n . l(x+n) + n/2 (lx-lx+n)
Trong đó: l(x+n) = lx . Npx
3.2.7. Tổng số năm-người còn sống của những
người đạt tuổi x (Tx)
Tx = ∑ Lx (Tổng số năm-người tính từ tuổi x trở đi)
3.2.8. Triển vọng sống
- Triển vọng sống ex: Là số năm trung bình mà mỗi
người ở tuổi đó có khả năng sống được.

- Triển vọng sống trung bình của tuổi x là số năm


trung bình còn sống khi đã đạt đến tuổi đó và kí
hiệu là ex.
- Triển vọng sống trung bình hay độ dài trung bình
của cuộc sống tương lai có liên quan chặt chẽ và
phụ thuộc vào mức chết của dân cư.
- Nếu mức chết, đặc biệt mức chết trẻ em càng
cao thì triển vọng sống trung bình càng thấp và
ngược lại. Vì vậy, triển vọng sống trung bình là chỉ
tiêu quan trọng của tái sản xuất dân số, là 1 trong
những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức chết của
dân cư.
3.3. Ứng dụng Bảng sống (Ý nghĩa)
Bảng sống được sử dụng rộng rãi trong phân tích dân số và
phân tích hoạt động y tế.
- Dựa vào các chỉ tiêu trong Bảng sống có thể phân tích
được mức chết của dân cư nói chung và mức chết ở từng
độ tuổi nói riêng.
- Dựa vào Bảng sống có thể tính được triển vọng sống (tuổi
thọ) trung bình. Tuổi thọ trung bình là chỉ tiêu cơ bản phản
ánh mức chết của dân số. Là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả
các tỉ suất chết của mọi lứa tuổi nhưng không chịu ảnh
hưởng bởi cơ cấu dân số nên dùng để so sánh mức chết
giữa các khu vực, các thời kì, giữa các nước với nhau.
- Bảng sống cho biết xác suất sống từ khi
sinh cho đến độ tuổi bất kì nào đó. Từ Bảng
sống có thể xác định được hệ số sống theo
tuổi (nhóm tuổi), dựa vào hệ số sống để
phân tích mức sinh và dự báo dân số.
- Dựa vào Bảng sống có thể nghiên cứu các
hiện tượng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ như: cai sữa đối với trẻ em bú sữa mẹ,
sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị các
bệnh tật,…
4. Di dân (biến động dân số cơ học)

4.1. Khái niệm di dân


- Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kì
của con người trong 1 không gian và thời gian nhất
định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay
vĩnh viễn. Với khái niệm này đồng nhất với sự di
động dân cư.
- Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ
1 đơn vị lãnh thổ này đến 1 đơn vị lãnh thổ khác
nhằm thiết lập 1 nơi cư trú mới trong 1 khoảng thời
gian nhất định. (Liên hiệp quốc). Với khái niệm
này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với
việc thiết lập nơi cư trú mới.
- Trong khái niệm về di cư, người ta còn phân biệt
2 yếu tố cấu thành quá trình này là xuất cư và
nhập cư.
+ Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú từ nơi này
sang nơi khác, quốc gia này sang quốc gia khác để
sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn
hay dài. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều nước
do tình trạng mức sống, thu nhập, lao động phân
bố không đều. Xuất cư ảnh hưởng đến mọi mặt
kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân khẩu của nơi đến và
nơi đi.
+ Nhập cư là việc di chuyển đến 1 nơi khác, 1
quốc gia khác. Quá trình này thường xuyên bị chi
phối bởi nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, xã hội, tôn
giáo và cũng như xuất cư ảnh hưởng quan trọng
đến địa bàn đi và đến. Trên thế giới, nhập cư đóng
vai trò quyết định trong việc hình thành dân cư ở 1
số quốc gia như Mĩ, Úc.
+ Sự chênh lệch giữa nhập cư và xuất cư gọi là di
cư thuần tuý, làm cho dân số gia tăng cơ học là
dương (nếu số người xuất cư ít hơn số nhập cư)
hoặc là âm (khi xuất cư nhiều hơn nhập cư).
4.2. Phân loại di dân
Có nhiều cách phân loại:
- Theo khoảng cách gần xa giữa nơi đi và nơi
đến, đây là hình thức phân loại quan trọng nhất.
- Theo địa bàn nơi đến:
+ Giữa các nước với nhau: Gọi là di dân quốc
tế và còn phân chia ra: di dân hợp pháp/ bất
hợp pháp, chảy máu chất xám, tị nạn, buôn bán
người qua biên giới.
+ Giữa các vùng miền trong 1 nước: Gọi là di
dân nội địa và thường phân chia ra: di dân
nông thôn- thành thị, nông thôn-nông thôn,
thành thị-nông thôn, thành thị-thành thị.
- Theo độ dài thời gian cư trú: Lâu dài, tạm thời,
mùa vụ.
- Theo đặc trưng di dân:
+ Di dân có tổ chức: Di dân theo kế hoạch,
chương trình mục tiêu do nhà nước tổ chức. Để
giảm bớt khó khăn cho người nhập cư, tăng
sức lao động cho nơi đến, tránh việc khai thác
tài nguyên quá sức,… Ở Việt Nam, để thực
hiện kế hoạch di dân, Chính phủ đã có nhiều
chính sách dưới hình thức di dân kinh tế mới:
đã tái định cư cho khoảng 6 triệu người, Tây
Nguyên và vùng núi phía Bắc là địa bàn chủ
yếu của di dân kinh tế mới nước ta.
+ Di dân tự phát (tự do): Di dân không có tổ
chức, do bản thân người di chuyển hoặc gia
đình quyết định, không phụ thuộc vào kế hoạch,
hỗ trợ của nhà nước, địa phương, phản ánh
tính năng động của cá nhân và gia đình tìm
công ăn việc làm, tự giải quyết đời sống. Là 1
hiện tượng kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện
nay.
 Mặt tích cực của di dân tự phát:
 Giảm sức ép việc làm, nâng cao thu nhập,
xoá đói giảm nghèo nơi xuất cư.
 Góp phần bổ sung nhanh chóng nguồn lao
động, đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên
ở nơi mới định cư.
 Người di dân thường có tâm lí vững vàng,
sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ, phát
triển sản xuất, ổn định đời sống, xây dựng
quê hương mới.
 Mặt tiêu cực cho nơi định cư của di dân tự
phát:
Khai thác quá mức tài nguyên, gây ô nhiễm môi
trường, tạo áp lực xã hội cho địa phương nơi
mới đến. Tại Việt Nam, đã có hàng triệu người
di dân tự do từ các tỉnh miền núi trung du Bắc
Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,
duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ đến các
tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
4.3. Nguyên nhân di dân
Động lực dẫn đến di dân chủ yếu bởi
yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ở những
cấp độ khác nhau: chênh lệch về mức
sống, cơ hội phát triển giữa các vùng
miền. Người đi có hi vọng có cuộc sống
tốt đẹp hơn ở nơi đến.
- Lực hút tại nơi có dân chuyển đến:
+ Đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú,
khí hậu ôn hoà, môi trường sống thuận lợi
hơn.
+ Cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm việc làm,
thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt ổn định, có
triển vọng cải thiện đời sống tốt hơn.
+ Môi trường văn hoá, xã hội tốt hơn nơi ở
cũ.
- Các lực đẩy tại các vùng dân cư chuyển đi:
+ Điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập
thấp, khó kiếm việc làm.
+ Đất canh tác ít, bạc màu, không có vốn và
kĩ thuật để đổi nghề, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cải thiện đời sống.
+ Mong muốn tìm vùng đất hứa có khả năng
kiếm việc làm, tăng thu nhập, học hành của
con cái, cải thiện đời sống.
+ Nơi ở cũ bị giải toả, di dời để xây dựng
công trình công cộng, quốc gia.
- Nguyên nhân khác:
+ Muốn gần gũi người thân, đoàn tụ gia
đình.
+ Bị mặc cảm, định kiến của xã hội, không
muốn ở lại nơi cũ, mong muốn nơi mới để
thay đổi môi trường xã hội, xây dựng quan
hệ tốt đẹp hơn.
4.4. Nguồn số liệu di dân
Các loại sổ sách liên quan đến di chuyển
dân cư:
- Đăng kí hộ tịch, hộ khẩu,
- Kết quả Tổng điều tra dân số.
- Kết quả các cuộc khảo sát dân số xã hội.
4.5. Các chỉ tiêu di dân
- Tỉ suất xuất cư:
x 100%
Trong đó:
+ O: Số người xuất cư khỏi địa bàn
+ P: Dân số trung bình của địa bản
đó
- Tỉ suất nhập cư:
x 100%
Trong đó:
+ I: Số người nhập cư vào địa bàn
+ P: Dân số trung bình của địa bản
đó
- Tỉ suất di dân thuần tuý:
x 100%
Trong đó:
+ I: Số người nhập cư vào địa bàn
+ O: Số người xuất cư khỏi địa bàn
+ P: Dân số trung bình của địa bản đó
- Tỉ suất tổng di dân:
x 100%
Trong đó:
+ I: Số người nhập cư vào địa bàn
+ O: Số người xuất cư khỏi địa bàn
+ P: Dân số trung bình của địa bản đó
4.6. Xu hướng di dân
- Chủ yếu theo chiều hướng từ khu
vực kém phát triển đến khu vực
phát triển hơn.
- Di dân quốc tế diễn ra với cường
độ lớn hơn di dân trong nước.
- Do ảnh hưởng xu thế toàn cầu hoá,
quốc tế hoá, các yếu tố của sản xuất
như kĩ thuật, công nghệ, thông tin, vốn
đầu tư có sự dịch chuyển xuyên quốc
gia, đóng vai trò quyết định sự phát
triển kinh tế vượt quá khuôn khổ quốc
gia, trở thành 1 ngành công nghiệp
không khói, lợi nhuận cao ở nhiều quốc
gia: Philipines, Indonesia.
- Xu hướng giữa các nước trong khu vực
diễn ra mạnh hơn giữa các châu lục.
- Song song với hình thức di cư chính thức
luôn tồn tại di cư không chính thức: Di cư ép
buộc, bất hợp pháp, tị nạn, do chiến tranh,
xung đột chính trị, sắc tộc, tôn giáo, buôn
bán người (đặc biệt là phụ nữ, trẻ em) với lợi
nhuận khổng lồ, bóc lột sức lao động, nô lệ
tình dục,…
4.7. Ảnh hưởng của di dân đến quá trình
dân số, kinh tế, xã hội
- Di dân với dân số: Di dân làm ảnh hưởng
đến số lượng dân số của từng khu vực, từng
nước.
- Di dân với các vấn đề kinh tế, xã hội: Ảnh
hưởng đến phân bố lực lượng lao động theo
lãnh thổ, khu vực.
+ Các ảnh hưởng tích cực:
 Làm tăng trưởng kinh tế, phát triển sản
xuất.
 Phát triển đồng đều giữa các vùng.
 Tập trung nguồn lực phát triển tại 1 số
vùng nhất định.
 Khai sáng nhiều vấn đề văn hoá, xã hội.
 Tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, cải
thiện cuộc sống.
+ Các ảnh hưởng tiêu cực:
 Di dân nông thôn-thành thị: Gây bỏ hoang
ruộng đồng, lãng phí tiềm năng nông
nghiệp, thiếu lực lượng sản xuất, tạo sức
ép cho đô thị: hạ tầng, nhà ở, an ninh, tệ
nạn, kinh tế, giáo dục, y tế,...
 Di dân quốc tế không tổ chức, bất hợp
pháp đe doạ trật tự an ninh, thể chế chính
trị của nhiều nước, tệ nạn, chảy máu chất
xám,…
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like