You are on page 1of 21

Giảng viên : Đặng Thu Hà

ĐẠI HỌC SÂN KHẤU & ĐIỆN ẢNH HN


CẤU TRÚC và CỐT TRUYỆN
• Câu chuyện : Là hệ thống các sự kiện chưa được xếp đặt bởi
một chủ ý nào, có thể bao gồm cả những sự kiện không xuất
hiện trong phim.
• Cốt truyện : là hệ thống sự kiện đã qua tư duy của tác giả, là sự
xếp đặt, tổ chức sự kiện theo một trật tự nào đó nhằm thể hiện
một chủ đề tư tưởng rõ ràng.
• Cấu trúc : Là sự trình bày và bố cục cốt truyện và các nhân tố
trong kịch bản và phim. Là sự triển khai tư duy sáng tạo về cốt
truyện nhằm xác định một hệ thống các trường đoạn có tổ
chức chặt chẽ làm nổi rõ ý định của tác giả.

 Cấu trúc là hình thức để thể hiện cốt truyện.


 Cốt truyện là câu chuyện đã qua tư duy.
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
I. CẤU TRÚC 3 HỒI KINH ĐIỂN
1. Hồi 1 : Thiết lập - 30 phút
Trả lời cho câu hỏi : Ai? Gặp phải chuyện gì? Muốn gì?
a) Giới thiệu bối cảnh, nhân vật, sự kiện và những vấn đề mà tác giả cần
thể hiện.
Thỏa mãn các câu hỏi :
- Ở đâu? (địa điểm, không gian, quốc gia, vùng, miền địa lý, nội hay ngoại
cảnh…)
- Ai? Như thế nào? (Giống, giới, tuổi, hình dáng, tính cách, địa vị, nghề
nghiệp, hoàn cảnh…)
- Cái gì? Sự kiện gì? (Sự kiện có liên quan đến nhân vật chính, chi tiết
chuẩn bị, báo hiệu, nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn…)
- Tại sao? (Nguyên nhân dẫn đến hành động, lý do của mâu thuẫn và xung
đột)
- Bao giờ? (Thời điểm, thời kỳ lịch sử, thời đại XH, giai đoạn)

1.
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
b) Thắt nút mâu thuẫn: Là phần quan trọng nhất trong kịch bản.
- Đặt nhân vật vào một tình huống kịch mà ở đó, nhân vật rơi vào mâu thuẫn chủ yếu,
buộc phải hành động.
- Mâu thuẫn chủ yếu xuyên suốt câu chuyện, và đến khi giải quyết xong mâu thuẫn ấy, thì
câu chuyện sẽ phải kết thúc. Do đó, thắt nút như thế nào thì phim sẽ đi theo hướng đó.
- Tuân theo sự phát triển nội tại của bản thân câu chuyện và sự khống chế về thời gian và
không gian.
c) Mẫu thuẫn và xung đột:
- Mâu thuẫn : là sự khác biệt, bất đồng về quan điểm, lợi ích, nhận thức… của các cá nhân
hoặc tập thể, được biểu hiện bằng cung bậc cảm xúc khác nhau.
- Xung đột : là điểm tập trung mâu thuẫn ở mức độ cao, dẫn đến khả năng phá vỡ thế cân
bằng trước đó. Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng trở thành xung đột.
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
- Xung đột xuất hiện khi : một nhu cầu >< gặp phải vật cản.
- Có 3 loại xung đột chính :
+ Cá nhân chống lại cá nhân (bên ngoài) : mâu thuẫn cá nhân với nhân
vật khác do khác biệt về mục tiêu hoặc ý định đối lập.
+ Cá nhân chống lại môi trường (bên ngoài) : mâu thuẫn với tự nhiên
hoặc một hệ thống, một nhóm người.
+ Cá nhân tự chống lại mình (bên trong) : mâu thuẫn bên trong nhân vật
từ chính điều mà họ không ý thức hoặc đối đầu hoặc vượt qua được,
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
2. Hồi 2: Phát triển ~ 60 phút
a) Mâu thuẫn phát triển:
- Mở rộng mâu thuẫn đã được đặt ra ở phần thắt nút. Xung đột mới nổ ra, đẩy mâu
thuẫn lên cao hơn, căng thẳng hơn.
- Hành động mới căng hơn hành động cũ.
- Mâu thuẫn được triển khai cả bề rộng và chiều sâu.
b) Cao trào:
- Là kết quả tất yếu của sự phát triển tăng dần các mâu thuẫn đã được đặt ra ở phần
thắt nút và qua bước phát triển đến mức hành động kịch không thể tiếp diễn theo chiều
hướng cũ được nữa.
- Hành động được đẩy tới đỉnh điểm, giới hạn cuối cùng, đòi hỏi phải giải quyết các
mâu thuẫn và xung đột.
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
3. Hồi 3 : Mở nút ~ 10-15 phút
- Giải quyết các mâu thuẫn và xung đột, đưa quan hệ giữa
các nhân vật sang một tình thế mới.
- Sự thay đổi của nhân vật/ Vòng cung chuyển hóa của
nhân vật.
- Kết thúc bất ngờ.
II. CẤU TRÚC TỰ SỰ
1. Logic nhân quả. Là một loạt các sự kiện có liên quan đến nhau
theo chuỗi nguyên nhân – kết quả.
2. Chuỗi nhân quả được bắt đầu bởi nhu cầu kịch tính của nhân
vật.
3. Gồm 3 phần : phần đầu - trạng thái cân bằng, phần giữa - trạng
thái mất cân bằng và phần kết - khôi phục trạng thái cân bằng.
4. Sự biến đổi (của nhân vật chính)
5. Trình tự thời gian
6. Sự kết thúc có ý nghĩa ở cuối phim (một cái kết có hậu hoặc bi
kịch)
7. Các sự kiện tự sự không nhất thiết phải được giới thiệu theo
tuyến thẳng và trình từ thời gian.
III. CẤU TRÚC ĐA CỐT TRUYỆN
1. Nhiều nhân vật chính, mỗi nhân vật lại có một câu chuyện riêng.

A.
Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3

B.

C.

D.
I. CẤU TRÚC ĐA TUYẾN
-Sẽ có một cốt truyện nổi bật hơn cả và được coi là cốt truyện chính.
-Đa cốt truyện được áp dụng nhiều trong series phim truyền hình (nhiều
câu chuyện cùng xảy ra nhưng chỉ có một câu chuyện chính được phát
triển và giai quyết trong mỗi tập)
-Các cốt truyện có thể có sự liên quan vì cùng một chủ đề (vd : nhập cư
trong Crash).
-Các cốt truyện có thể cùng xảy ra trong một môi trường hoặc trong một
khoảng thời gian (Gosford Park kết nối các câu chuyện xung quanh một
vụ ám sát, cốt truyện chính là trình tự phá án, cốt truyện phụ lại được
sắp đặt riêng, với kịch tính phát triển, cao trào, giải quyết…).
2. Một sự kiện được nhìn từ các góc nhìn khác nhau. Mỗi góc nhìn có
một cấu trúc riêng.
IV. CÁCH KỂ CHUYỆN
1. Kể chuyện: là cách thức mà cốt truyện được giới thiệu đến khán giả. Gồm 2 hình
thức kể chuyện:
a). Hình thức giới hạn:
- Đi theo điểm nhìn của nhân vật. Khán giả chỉ được biết mọi chuyện diễn ra theo cái
nhìn của nhân vật.
- Cách này luôn tạo được sự bí ẩn, giấu chuyện.
b). Hình thức thấu triệt:
- Cách kể linh hoạt từ nhân vật này sang nhân vật khác. Cho phép khán giả có cái nhìn
bao quát về các sự kiện.
- Lượng chuyện nhiều, cần kiểm soát tốt.
2. Kể chuyện phi tự sự:
- Không nhấn mạnh vào câu chuyện. Không dẫn dắt người xem bằng một cấu trúc 3
hồi kinh điển. Vd : Chơi vơi, Bi, đừng sợ!
KẾT CẤU TRONG VĂN HỌC
1. Kết cấu tuyến tính : Các sự kiện được lắp theo trục thời gian tuyến
tính : sự kiện xảy ra trước sẽ kể trước, sự kiện xảy ra sau sẽ kể sau.
Các sự kiện và tình tiết thường tuân thủ tính nghiêm ngặt sự
chuyển tiếp thời gian từ quá khứ đến hiện tại, nó đi theo dạng công
thức: A->B->C->D->E
KẾT CẤU TRONG VĂN HỌC
2. Kết cấu vòng tròn (hoặc kết cấu đầu cuối tương ứng)
Câu chuyện được mở đầu bằng thời điểm ở hiện tại, trở về quá khứ rồi kết
thúc trong cảnh ở hiện tại. Kiểu kết cấu này rất phù hợp với những truyện
lấy quá khứ làm tâm điểm, thông thường quá khứ này là những biến động
có tác động mạnh tới hiện tại, là nguyên nhân xảy ra những tình huống
trong hiện tại.
KẾT CẤU TRONG VĂN HỌC
3.  Kết cấu đối lập : xây dựng 2 tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau về
lí tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động… Một bên đại diện cho lực lượng chính
nghĩa, cái đẹp, chân lí. Một bên thì ngược lại. Hai lực lượng này đấu tranh không
khoan nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính nghĩa.
Kết cấu này có tác dụng làm nổi rõ chủ đề tư tưởng thông qua so sánh, đối chiếu giữa
2 tuyến nhân vật đối lập
4. Kết cấu bậc thang: các tình tiết được sắp xếp thành những tầng nấc kế tiếp nhau. Thủ
pháp dồn nén không ngừng nghỉ này thường được sử dụng trong tiểu thuyết phiêu lưu.
5. Kết cấu đảo ngược: mở đầu bằng tình huống kết truyện, tiếp đến là những sự kiện
dẫn dắt lần ngược trở về tình huống đầu tiên và cũng là tình huống nguyên nhân của
kết truyện. Sử dụng chủ yếu trong các phim hình sự.
KẾT CẤU TRONG VĂN HỌC
6. Kết cấu đan xen: thường được sử dụng với các truyện gồm hai tuyến
truyện thực hiện bởi hai (hoặc hai nhóm) nhân vật. Giữa hai tuyến truyện
này có mối liên hệ nhất định: khi thì đó là hai câu chuyện độc lập nói về
cùng chủ đề, khi thì nội dung câu chuyện này góp phần làm sáng tỏ câu
chuyện kia. Hai trường hợp, mỗi câu chuyện được chia thành nhiều đoạn
và được trình bày xen kẽ nhau theo công thức A1>B1>A2>B2…
7. Kết cấu đồng hiện: các sự kiện trong thời gian quá khứ, hiện tại và
tương lai cùng hiện lên một lúc. Hoặc cần đồng hiện hai tuyến hành động
của một nhân vật.
 Hình thức kết cấu của tác phẩm gây ấn tượng mạnh, cho cảm giác đó là
cách tối ưu để thể hiện tinh thần nội dung câu chuyện.
8 KIỂU TRUYỆN CƠ BẢN

1. ACHILLES
Một yếu điểm/khuyết điểm mang tính sống còn đã dẫn tới sự suy sụp của
một cá nhân mà trước đó rất hoàn hảo. Đây chính là cơ sở cho các bộ
phim tội phạm hình sự - yếu điểm/khuyết điểm không nằm ở phía người
anh hùng, mà ở phía kẻ xấu.
2. CANDIDE
Một con người tài năng, ngây thơ, trong sáng, rất lạc quan; một người tốt
không để bị khuất phục (series phim James Bond)
3. CINDERELLA
Ước mơ thành hiện thực, đạt được ánh hào quang rực rỡ sau một thời
gian bị coi rẻ; phần thưởng sau một quá trình chuyển biến (Pretty
Woman)
8 KIỂU TRUYỆN CƠ BẢN

4. CIRCE
Cuộc đuổi bắt: con nhện và con ruồi; kẻ vô tội và nạn nhân;
thường là một phụ nữ quyến rũ gày bãy một gã đa tình (God Father I,
Othello)
5. FAUST
Bán linh hồn mình cho quỷ dữ có thể kiếm được phần
thưởng, nhưng cuối cùng phải trả một cái giá rất đắt; món nợ dài hạn;
một bí mật bị trôn vùi đeo đẳng chúng ta và sớm hay muộn cũng bắt
kịp và hãm hại ta; Số phận không thể trốn thoát (các phim kinh dị)
6. ORPHEUS
Một món quà bị mất đi, một sự mất mát riêng tư nào đó.
Hoặc là bi kịch về sự mất mát đó, hoặc là hành trình tìm kiếm sau khi
mất mát (Rain Man).
8 KIỂU TRUYỆN CƠ BẢN
7. ROMEO AND JULIET
Anh chàng gặp cô nàng, chàng mất nàng, không quan trọng
việc chàng đi tìm hay không đi tìm nàng. (Titanic, Shakespear in Love).
8. TRISTAN
Tình tay ba; chàng yêu nàng, nhưng không may một trong hai
người hoặc cả hai đều đã đính ước.
8 kiểu chuyện/tình huống kịch cơ bản được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau – bi kịch, hài kịch, lịch sử, trinh thám, truyền
hình dài tập… và có thể pha trộn, đan xen, lược bớt… tùy vào sức sáng
tạo của bạn.
Có nhà BK cho rằng chỉ có hai loại TH cơ bản: Cá trên cạn và Cặp
đôi kỳ cục. Lại có thày dạy biên kịch Michael Hauge cho rằng chỉ có
một loại tình huống từ tất cả các câu chuyện: châu chấu đá voi.
V. Bài tập thực hành
Phân tích cấu trúc và cách kể chuyện của cốt truyện
tốt nghiệp.

You might also like