You are on page 1of 3

KẾT CẤU MỘT KỊCH BẢN

Để tạo sự hấp dẫn trong kịch người ta sắp xếp cho các xung đột phát triển từ thấp đến
cao, từ nhẹ nhàng đến gay gắt… Để có được hiệu quả này, người ta kết cấu tác phẩm theo năm
giai đoạn:
a. Giao đãi, giới thiệu:
+ Hoàn cảnh xã hội, địa điểm, thời gian, thời điểm…
+ Tên, tuổi, nghề nghiệp, địa vị, dân tộc, tôn giáo… của các nhân vật.
+ Quan niệm sống, tính cách nhân vật.
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật, những mối mâu thuẫn ( ngấm ngầm có thể bùng nổ )
b. Thắt nút:
Hành động, sự kiện mở đầu làm bùng nổ các mâu thuẫn trước đây trở thành xung đột.
c. Phát triển thắt nút:
Hành động ban đầu làm nảy sinh các hành động khác, xung đột làm nảy sinh các xung đột…
d. Cao trào:
Lúc xung đột đã đạt đến đỉnh điểm, lúc mà nhân vật trung tâm đã bị dồn đến bước đường
cùng buộc phải hành động quyết liệt lần cuối để đạt, để giành lấy hoặc bảo vệ mục đích tối cao của
mình.
e. Mở nút: hướng giải quyết xung đột. Đây là lúc bộc lộ tư tưởng chủ đề.
Ngoài 5 giai đoạn cơ bản trên, tác giả có thể dùng thủ pháp:
- Khai từ ( tự mộ, cảnh ngoài màn ): phần trước khi chính thức vào kịch, đó có thể là một
cảnh diển hoặc lời kể, lời tự sự… của một hay nhiều nhân vật nhằm mục đích: gây thắc mắc, đặt
vấn đề, giao đãi hoặc thắt nút kịch… Đây củng là một cách khắc phục việc nhiều cảnh của kịch
ngắn khi phải tôn trọng luật Tam Duy Nhất.
- Vĩ thanh: phần làm thêm, nhằm làm sáng tỏ thêm tư tưởng chủ đề, làm rõ hơn về số phận
của nhân vật trung tâm…
Tác giả chỉ nên dùng khai tư – vĩ thanh nếu xét thấy rất cần thiết, vì nếu không sẽ làm kịch
thêm rườm rà, nặng phần hình thức.

QUY TRÌNH VIẾT MỘT KỊCH BẢN SÂN KHẤU

TỨ KỊCH CÂU CHUYỆN CỐT CHUYỆN ĐỀ CƯƠNG KỊCH BẢN


KỊCH KỊCH KỊCH
- Ý tưởng. - Một câu chuyện - Một hệ thống các Được trình bày Được trình bày theo:
có kịch, có tình sự kiện tạo nên số theo:
- Một vấn đề mà + Cảnh:
tiết nhưng còn trải
phận của các nhân
tác giả quan + Cảnh : địa
dài về thời gian và
vật (có tính cách), địa điểm, thời gian…
tâm, tha thiết điểm,
không gian. nhất là nhân vật Nên có chi tiết về
muốn nói. (đề tài thời gian… cảnh trí, âm thanh…
hoặc chủ đề). - Có thể chưa xác trung tâm và hành
định chủ đề và tư động của các nhân + Lớp kịch: + Nội dung kịch bản
- Một hình ảnh,
tưởng chủ đề, vật ấy. nội dung hành được viết theo ngôn
hành động, tính
chưa xác định - Đã được cô ngử đối thoại ( hoặc
cách… gợi cho động của một
nhân vật trung đọng đến mức tối độc thoại ) qua đó
tác giả nhiều suy hay nhiều nhân
tâm là ai và chưa đa về thời gian và giao đãi về hoàn
nghỉ,trăn trở. vật trong một
có đoạn kết. không gian, đã có cảnh đã, đang hoặc
1
- Một câu nói tư tưởng chủ đề. thời điểm. Mổi sắp xãy ra,bộc lộ mục
hay. khi thêm, bớt đích, tính cách, mối
- Nói cách khác,
một nhân vật là xung đột của nhân
- Một tư tưởng Cốt chuyện kịch: sang một lớp vật
tốt. câu chuyện kịch + kịch khác.
- Một mẩu luật tam duy nhất
chuyện… và luật nhân quả

Luật Tam duy nhất: ( yêu cầu đối với kịch ngắn )
1- Duy nhất về hành động ( đạt mục đích tối cao của nhân vật trung tâm ).
2- Duy nhất về thời gian.
3- Duy nhất về không gian.
Luật nhân quả: Gieo nhân gì – gặt quả ấy.

GIÁ TRỊ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT


I. THẾ NÀO LÀ KỊCH BẢN TỐT ?
Kịch bản tốt là kịch bản đáp ứng được vấn đề tư tưởng, và đạo đức cuộc sống đương
thời đề ra, đồng thời có giá trị nghệ thuật cao, có sức thuyết phục lớn. Bởi vì, một vở có giá trị tư
tưởng cao nhưng không có sức thuyết phục thì tư tưởng đó cũng không đến được với quần
chúng và do đó giá trị tư tưởng kia bị hạn chế. Trái lại, có vở diễn hấp dẫn quần chúng nhưng tư
tưởng lại tầm thường, thấp kém thậm chí sai lầm thì chẳng những không giáo dục được quần
chúng mà lại có hại nữa. Hai mặt tư tưởng và nghệ thuật gắn bó với nhau chặt chẽ trong một tác
phẩm nghệ thuật, không thể có cái này mà thiếu cái kia được.
Người ta thường căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau đây để đánh giá một kịch bản:
1/ Giá trị xã hội ( tư tưởng, chính trị, đạo đức ):
Nội dung tư tưởng của vở kịch có làm rung động được tình cảm, có kích thích được suy nghĩ
của người xem hôm nay không ? Có giúp gì cho công tác giáo dục tư tưởng hiện nay không ?
Tư tưởng của vở phải được toát ra từ tình huống và hành động, giá trị tư tưởng chủ yếu là
do nội dung của xung đột tư tưởng trong vở, do hướng phát triển và giải quyết xung đột đó. Nói
cách khác giá trị tư tưởng của vở là từ ở xung đột tư tưởng của vở mà tác giả lựa chọn, trình bày,
giải quyết chứ không phải là do chính tác giả nói toạc ra bằng miệng của các nhân vật dù cho nó
hay, sâu sắc đến đâu.
2/ Giá trị hiện thực ( gần gũi với cuộc sống ):
Giá trị hiện thực của một tác phẩm chủ yếu là ở mức độ chân thật của nó. Một vở kịch có
xung đột tư tưởng tốt và giải quyết tốt nhưng thiếu tính hiện thực thì trở thành giả tạo và thiếu sức
thuyết phục đối với người xem.
Giá trị hiện thực chủ yếu là do tác giả lấy xung đột từ trong cuộc sống, mặc khác việc xây
dựng tính cách nhân vật, phát triển xung đột phải phù hợp với logích của cuộc sống để khán giả
có thể tin được rằng nhân vật có được tính cách như thế. Một kịch bản chân thật thường có
những chi tiết sinh động độc đáo còn kịch bản giả tạo thường hao hao giống một tác phẩm nào
đó. Điều lưu ý là hiện thực không có nghĩa là giống thật, bởi vì nghệ thuật không miêu tả cuộc
sống qua biểu hiện tình cờ mà qua bản chất của nó.
3/ Giá trị nghệ thuật ( yếu tố quan trọng nhất ):
Là sức hấp dẫn của tác phẩm, bởi vì khán giả đến với sân khấu không phải chỉ để nâng
cao tư tưởng ( được giáo dục ) mà còn để giải trí hay nói một cách đúng hơn, khán giả đến với
sân khấu là để giải trí. Vì thế mỗi vở diễn là một món ăn tinh thần không phải chỉ “bổ” mà cần
2
“ngon” nữa. Giá trị nghệ thuật được thể hiện qua: Cốt chuyện kịch - Cách Bố cục. - Hình thức thể
hiện: Mới – lạ – hay.
II. CHỨC NĂNG CỦA NGHỆ THUẬT:
- Nhận thức ( Chân ) – Giáo dục ( Thiện ) – Thẩm mỹ ( Mỹ )
III. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG KỊCH BẢN:
· Đề tài ( ĐT ): Phạm vi cuộc sống mà tác giả muốn khai thác.
Tác giả chọn đề tài có thể là do yêu cầu, nhu cầu bức xúc của địa phương nhưng cũng có
thể do chính tác giả quan tâm, tha thiết, trăn trở với đề tài ấy.
· Chủ đề ( CĐ ): Vấn đề chính, vấn đề chủ yếu ( trong đề tài ) mà tác giả muốn đề cập đến,
có hàm chứa mối mâu thuẫn xã hội cần giải quyết.
Từ một đề tài, tác giả có thể khai thác thành vô số chủ đề. Vấn đề là tác giả có vốn sống, có
bản lỉnh để chọn một chủ đề đang là vấn đề bức xúc của xả hội, được mọi người quan tâm không ?
· Tư tưởng chủ đề ( TTCĐ ): Quan điểm, cách nhìn, cách đánh giá, cách giải quyết chủ đề
của tác giả. Là tư tưởng, bài học, kinh nghiệm... được rút ra từ chủ đề mà tác giả muốn khẳng định
đó là cái đúng, cái tốt, cái cần phải theo.
Tư tưởng chủ đề bộc lộ quan điểm, bản lĩnh riêng của tác giả. Nó không chỉ bộc lộ nhân sinh
quan của tác giả ( “Văn là ngưòi” ) mà còn là trách nhiệm của tác giả đối với cuộc sống. Vì một kịch
bản sẽ diễn cho đông đảo người xem, lại truyền đạt một tư tưởng thấp kém, lạc hậu hay lệch lạc thì
thật là nguy hiểm.
Để tạo sự hấp dẫn, trong truyện, kịch, điện ảnh áp dụng kết cấu 5 giai đoạn ( bài văn 3
phần ) cho một tác phẩm.
Ap dụng vào câu chuyện Giáo Lý cũng vậy:
Giao đãi: Tổ phụ Apraham là ai, đang làm gì đó…
Thắt nút: Chúa hiện ra và lệnh cho ông sát tế con là lể vật dâng chúa…
Phát triển thắt nút:
- Ông nhận lệnh nhưng lòng thế nào ?
- Trên đường về ông có thấy đau đớn… không ? Có hoang mang vì ý Chúa quá khắc nghiệt,
tàn nhẫn không ? Có thấy mâu thuẫn với lời hứa “con cái sẽ đông như…” Có hy vọng con không có
ở nhà không ?
- Nhưng Isaac vẫn là người ra đón cha, thăm hỏi nỗi trăn trở của cha và khi nghe cha nói
Chúa muốn sát tế của vật để dâng lên Chúa thì sốt sắng xin được đi theo và khi thấy cha đồng ý thì
hối hả chuẩn bị những dụng cụ dây, củi, dao…
- Trên đường đi có hối cha đi nhanh không ?
- Đến nơi có ngạc nhiên khi cha trói không ?….
Cao trào: Apraham dù đau lòng nhưng vẫn thực hiện theo ý Chúa, giơ cao gươm để sát tế con
Mở nút: Chúa phán với Apraham… và chỉ con vật sát tế gần đó.
Và sau lần thử thách cuối cùng đó, Chúa thực hiện lời hứa của ngài…
Như vậy, ta thấy sức hấp dẫn của tác phẩm là ở giai đoạn phát triển thắt nút. Giai đoạn này
càng dài ( vừa phải trong thời lượng ) càng hấp dẫn.
Đạo diễn PHẠM QUANG MINH

You might also like