You are on page 1of 134

CHƯƠNG 2

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC


KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM,
HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1945 - 1975)
I. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng,
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-
1954)

1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-


1946)

2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức

thực hiện (1946-1950)

3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954)

4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh


đạo

kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ


1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 – 1946)

• Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
a.

• Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng


b.

• Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở
c. Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ
a) Tình hình Việt Nam sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thuận lợi Khó khăn


Thuận lợi

Quốc tế Trong nước

Phong
Phong
trào Chính Lực
trào
Hệ cách quyền Nhân lượng
dân Lòng
thống mạng dân dân vũ
chủ tin
XHC giải chủ làm trang

N phóng nhân chủ nhân
hòa
dân dân dân
bình
tộc
Khó khăn

Kinh
Giặc
Giặc Giặc nghiệm Ngoại
ngoại
đói dốt quản giao
xâm

Giặc đói

Nguồn: https://giaoduc.net.vn
Nguồn: https://giaoduc.net.vn

Đồng bào bị đói ở các tỉnh kéo nhau về Hà Nội để xin ăn. La liệt những người chết đói bên đường - Ảnh: Cố nghệ sĩ nhiếp ảnh VÕ AN NINH
Ảnh: Cố nghệ sĩ nhiếp ảnh VÕ AN NINH

Cảnh thê thảm từ nạn đói năm Ất Dậu - 1945


Nguồn: https://anninhthudo.vn

“Từ một con đường nhỏ rộng chưa đầy 3m đầy


những hố nước hôi thối, vào năm 1883 phố Hàng
Khảm (nay là Tràng Tiền và Tràng Thi) trở thành một
con đường mới rất rộng. Cứ khoảng 10m lại có một
quầy ghê tởm bán thứ hàng đếm từng giọt (thuốc
phiện) của các con buôn đáng xấu hổ trong nền
thương nghiệp của chúng ta lúc đó”
Audré Massan (trích “Hà Nội, giai đoạn
Nguồn: VTV1
Giặc ngoại xâm
Nguồn: http://vnmh.com.vn

Gần 20 vạn quân Quân đội


Tưởng Giới

6 vạn Tưởng cùng với bọn Thạch đến


Hải Phòng,
quân Nhật Việt Quốc, Việt Cách năm 1945
(Ảnh tư liệu
đang chờ BTSLQG).

giải giáp
vũ khí

Một sĩ quan
hải quân
Nhật giao
Tàu La Ville de Liên quân Anh – kiếm cho
một trung
Strasbourg chở các
đơn vị quân đội
Pháp và tay sai của úy hải quân
Pháp tới cảng Sài Quân Pháp xâm đạo Cao Đài, Hòa Anh ở Sài
Gòn ngày
Gòn,
ngày 19-11-1945 lược lần 2 Hảo 13 tháng 9
(Ảnh tư liệu năm 1945
BTSLQG).

Nguồn: http://vnmh.com.vn Nguồn: https://en.wikipedia.org


Nguồn: https://vietnamfinance.vn
Ảnh: Võ An Ninh

KINH TẾ
THÙ TÀI
GIẶC
TRONG CHÍNH
NGOÀI
KIỆT
Ảnh tư liệu BTLSQG QUỆ

● VIỆT QUỐC
“Vận mệnh dân tộc như
● VIỆT CÁCH
ngàn cân treo sợi tóc”
● ĐẠI VIỆT
b) Xây
Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung
dựng
ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc
chế
độ
Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói
mới

Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ
chính
quyền
Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền
cách cách mạng
mạng
Về chỉ đạo chiến lược: Dân tộc giải phóng

Nội
dung Khẩu hiệu: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết
Chỉ
thị
Kháng
chiến Kẻ thù chính: thực dân Pháp xâm lược
kiến
quốc

Mục tiêu: giữ vững độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho
nhân dân
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG

Củng cố Chống Cải thiện


Bài trừ nội
chính thực dân đời sống
phản
quyền Pháp nhân dân

Ảnh tư liệu: TTXVN


CHỈ THỊ KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC 25/11/1945
Về chính trị

Nguồn: VTV1

6/1/1946 người dân bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa I,


thực hiện quyền làm chủ của mình
Nguồn: https://toquoc.vn
Nguồn: https://www.daibieunhandan.vn
Nghị quyết của Quốc hội ủy nhiệm cho Chính phủ và Ban Hiến pháp 1946
thường trực Quốc hội thi hành Hiến pháp 1946

9/11/1946 Quốc hội họp kỳ thứ 2 thông qua Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Về kinh tế
Phát động phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm
Tăng gia sản xuất ngay!
Tăng gia sản xuất nữa!

Nguồn: https://tapchitaichinh.vn
Các tầng lớp Công thương Hà Nội nô nức ủng hộ Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng tổ chức tại Nhà
hát lớn, Hà Nội (tháng 9/1945)
Phát động phong trào quyên góp, ủng hộ như: Ngày đồng tâm, hũ gạo cứu đói...
Củng cố nền tài chính trong nước: Tuần lễ vàng, quỹ độc lập…

Nguồn: VTV1
Nguồn: http://baotanglichsu.vn
Phát hành giấy bạc “Cụ Hồ”
Về văn hóa
Chống lại văn hóa nô dịch, lai căng

Xóa
bỏ
Thành những
lập hủ
Nha tục
Bình lạc
dân hậu
Học
vụ

Nguồn: http://daidoanket.vn
Phát triển những trường học đã có, xây dựng thêm những trường học mới
Lớp học “Diệt giặc dốt” cấp tốc của bộ đội và dân quân tự
vệ trong giờ nghỉ trên thao trường.
Ảnh: TTXVN.

Người dân đứng ngay tại bến đò, bến sông để học chữ.
Nguồn:  https://laodong.vn
Đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, quân đội Pháp đã nổ súng gây hấn đánh chiếm
Sài Gòn - Chợ Lớn (Nam Bộ).

c) Tổ chức cuộc kháng chiến chống


Sáng 23-9-1945, Hội nghị liên tịch giữa Xứ ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban kháng
thực dân Pháp xâm lược ở Nam chiến và đại diện Tổng bộ Việt Minh đã nhanh chóng thống nhất, đề ra chủ
trương hiệu triệu quân, dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống xâm lược
Bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền Pháp.

cách mạng non trẻ


Nguồn: http://www.mod.gov.vn

Trên địa bàn thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn các đơn vị bảo vệ Trụ sở Ủy ban nhân
dân, Sở tự vệ, nhà Bưu điện thành phố đã kiên quyết chiến đấu anh dũng.

Ngày 25-10-1945, Hội nghị cán bộ Đảng bộ Nam Bộ đã họp tại Thiên Hộ, Cái
Bè (Mỹ Tho) quyết định những biện pháp cấp bách củng cố lực lượng vũ trang,
xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang bí mật trong nội đô; tổ chức và phát động
toàn dân kháng chiến, kiên quyết đẩy lùi cuộc tấn quân của quân Pháp, ngăn
chặn bước tiến của chúng...

Nhân dân các tỉnh Nam Bộ đã nêu cao tinh thần chiến đấu “thà chết tự do còn
hơn sống nô lệ” nhất loạt đứng lên dùng các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, gậy tầm
vông, giáo mác chống trả hành động xâm lược của thực dân Pháp, kiên quyết
Nhân dân Nam Bộ nổi dậy kháng chiến chống Pháp. (ảnh tư liệu) bảo vệ nền độc lập, tự do và chính quyền cách mạng.
Bảo vệ chính quyền cách
mạng

Từ 6/3/1946 -
Từ 9/1945 -> 6/3/1946
>19/12/1946 Đảng chủ
Đảng chủ trương tạm
trương tạm hòa hoãn với
hòa hoãn quân Tưởng
Pháp

Chủ trương
Kinh tế Chính trị
của Đảng
Kinh tế

Cung cấp lương


thực, thực phẩm

Chấp nhận tiêu


tiền của Tưởng
11/11/1945 Đảng tuyên
bố tự giải tán

Nhường 70
Bầu một chức ghế trong
phó Chủ tịch Chính trị Quốc hội cho
nước Việt quốc,
Việt cách

Nhường 4 ghế Bộ
trưởng
Hòa với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước

Hội Hội
nghị Tạm
nghị
Hiệp Fontainebleau ước
Trù
Hiệp định ở
bị
định Sơ Pháp

Hoa - bộ Đà Lạt
Pháp

28/2 6/3 19/4-10/5 6/7-10/9 14/9


Lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tại 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Từ trái qua phải: Hồ Chí
Minh, Hoàng Minh Giám, Sainteny, Pignon, Caput. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.
Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) gồm 5 nội dung chính:

1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do,
có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính của mình, nằm trong Liên bang
Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.

2. Chính phủ Pháp cam đoan sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ý
về vấn đề thống nhất ba kỳ.

3. Nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân
đội Trung Hoa giải giáp quân Nhật. Số quân Pháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5
năm, mỗi năm sẽ rút 1/5.

4. Hai bên sẽ đình chiến ngay để mở một cuộc đàm phán chính thức. Trong khi đàm
phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy.

5. Cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris với nội dung
quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, quy chế của Đông Dương, những
quyền lợi kinh tế và văn hóa của nước Pháp ở Việt Nam.
Ngày 15/8/1946, Người tuyên bố trên tờ Franc – Tireur (Người Du kích): “Tôi đến đây
để xây dựng hòa bình. Tôi không muốn về nước với hai bàn tay không. Tôi muốn đem về
cho nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể, sự hợp tác mà chúng ta đều mong ước”.

Nguồn: https://baoquocte.vn
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Marius Moutet tại Paris ngày 14/9/1946
Bản Tạm ước gồm 11 khoản,
soạn thảo bằng cả tiếng Việt và
tiếng Pháp. Nội dung cơ bản là
sự thỏa thuận tạm thời giữa
Đến 0 giờ 30 phút, rạng sáng Việt Nam và Pháp về một số
ngày 15/9/1946, bản “Tạm vấn đề bức thiết có tính chất
ước Việt – Pháp 14/9” đã bộ phận. Chính phủ Pháp phải
được ký kết giữa Chủ tịch Hồ thi hành các quyền tự do, dân
Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Hải chủ và phải ngừng bắn ở Nam
ngoại Pháp M. Moutet tại nhà Bộ; Chính phủ ta tạm thời
riêng của Bộ trưởng Bộ Hải nhân nhượng thêm cho Pháp
ngoại Pháp. một số quyền lợi về kinh tế và
văn hóa ở Việt Nam; quy định
thời gian tiếp tục cuộc đàm
phán Việt - Pháp vào tháng
1/1947.
“Tạm ước 14-9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến
chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc!”

Nguồn: https://vov.vn

Hồ Chủ tịch tới sân bay Le Bourget ở Paris ngày 22/6/1946 


Như vậy, những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của
Đảng, tinh thần quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoài, thù trong những năm đầu chính quyền
cách mạng non trẻ đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng: ngăn chặn
bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá của các kẻ thù; củng cố, giữ vững và bảo vệ bộ
máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành quả của
cuộc Cách mạng Tháng Tám; tạo thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn, tranh thủ
xây dựng thực lực, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Kinh nghiệm

• Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập.
1

• Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, thực hành nhân nhượng có
2 nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

• Tăng cường đại đoàn kết dân tộc, dựa vào sự ủng hộ vật chất, tinh thần của toàn
3 dân.

• Phát triển thực lực cách mạng.


4
2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện
(1946 – 1950)

a. Cuộc kháng chiến toàn quốc b. Tổ chức, chỉ đạo cuộc


bùng nổ và đường lối kháng kháng chiến (1947 – 1950)
chiến của Đảng
a) Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng

Đến cuối tháng 11-


1946, thực dân Pháp
mở cuộc tấn công vũ Ngày 18-12-1946,
trang đánh chiếm đại diện Pháp ở Hà
Trong các ngày 16
Hải Phòng, Lạng Nội đơn phương
và 17-12-1946, quân
Từ cuối tháng 10- Sơn, tiếp đó chiếm tuyên bố cắt đứt mọi
đội Pháp ở Hà Nội Đến ngày 19-12-
1946, tình hình đóng trái phép ở Đà liên hệ với Chính
ngang nhiên tấn 1946, thiện chí
chiến sự ở Việt Nẵng, Hải Dương, phủ Việt Nam, đưa
công đánh chiếm trụ hòa bình của
Nam ngày càng tấn công vào các liên tiếp ba tối hậu
sở Bộ Tài chính, Bộ Chính phủ và
căng thẳng, nguy vùng tự do của ta ở thư đòi phía Việt
Giao thông công nhân dân Việt
cơ nổ ra một cuộc Nam Trung Bộ và Nam phải giải giáp;
chính của ta; bắn đại Nam đã bị thực
chiến tranh giữa Nam Bộ, hậu thuẫn giải tán lực lượng tự
bác gây ra vụ thảm dân Pháp thẳng
Việt Nam và Pháp cho lực lượng phản vệ chiến đấu, đòi
sát đồng bào Hà Nội thừng cự tuyệt.
tăng dần. động xúc tiến thành độc quyền thực thi
ở phố Yên Ninh và
lập cái gọi là “Chính nhiệm vụ kiểm soát,
Hàng Bún.
phủ Cộng hòa Nam gìn giữ an ninh, trật
Kỳ” và triệu tập Hội tự của thành phố...
nghị Liên bang Đông
Dương.
Ngày 18-12-1946, Hội nghị
Ban Thường vụ Trung ương
Đảng (mở rộng) họp tại làng
Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc
quận Hà Đông, thành phố Hà
Ngày 12-12-1946, Trung ương
Nội) đã đánh giá mức độ
ra Chỉ thị Toàn dân kháng
nghiêm trọng của tình hình, kịp
chiến.
thời đề ra chủ trương đối phó
và quyết định phát động toàn
dân, toàn quốc tiến hành cuộc
kháng chiến chống xâm lược
Pháp.

“Chúng ta muốn hòa bình,


chúng ta phải nhân nhượng.
Nhưng chúng ta càng nhân
Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ nhượng, thực dân càng lấn tới,
Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn vì chúng quyết tâm cướp nước
quốc kháng chiến, khẳng định ta một lần nữa! Không! Chúng
quyết tâm sắt đá của nhân dân ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất
ta quyết kháng chiến đến cùng định không chịu mất nước, nhất
để bảo vệ nền độc lập, tự do. định không chịu làm nô lệ. Hỡi
đồng bào! Chúng ta phải đứng
lên!...”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.534).

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nguồn: http://baochinhphu.vn
Các chiến sĩ tự vệ và nhân dân Hà Nội đào hầm hào, xây công sự chuẩn bị Nhân dân Thủ đô mang đồ dùng gia đình dựng chiến lũy chặn quân
chiến đấu. Ảnh: Tư liệu TTXVN Pháp trên phố Mai Hắc Đế. Tư liệu TTXVN
Ở các địa phương khác như Đà Nẵng,
Huế, Vinh, Nam Định, Bắc Ninh,
Bắc Giang quân và dân ta cũng đồng
loạt nổ súng tấn công vào các vị trí
Bắt đầu từ 20 giờ ngày 19-12-1946,
đóng quân của địch trong các đô thị,
dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng,
ngăn chặn địch trên các tuyến giao
quân và dân Hà Nội và ở các đô thị
thông, đánh phá các cơ sở hạ tầng
từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra đã đồng loạt
chiến tranh của địch; kìm giữ chân
nổ súng, cuộc kháng chiến toàn quốc
địch không cho chúng mở rộng địa
bùng nổ.
bàn chiếm đóng xung quanh thành
phố, thị xã, thị trấn; tiếp tục di
chuyển nhân tài, vật lực lên các khu
căn cứ địa và an toàn khu...
Là một cuộc chiến tranh chính nghĩa.
Thuận lợi:
Có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt.

Pháp đang gặp khó khăn về chính trị, quân sự, kinh tế.

Nguồn: https://nhandan.vn
Lực lượng quân sự ta yếu hơn Pháp.

Các chiến sĩ vệ quốc quân và nhân dân thủ đô chiến đấu


giữ từng căn nhà, góc phố trong những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ta chưa được nước nào trên thế giới công nhận.

Khó khăn:
Pháp có vũ khí tối tân, hiện đại.
Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được
soạn thảo và công bố sát trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh

Tác phẩm Kháng chiến nhất định phải


thắng lợi của Trường Chinh.

Nội dung đường lối


Mục tiêu Toàn dân Chính trị
Chính trị

Quân
Quân sự
sự
Tính chất Toàn diện
Nội
dung
đườn Kinh tế
Kinh
g
Phương châm Trường kỳ
lối
Văn hóa

Tự lực cánh
Triển vọng Ngoại giao
sinh
b) Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến (1947 – 1950)
Ngày 6-4-1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương, nhấn mạnh việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân
Pháp, củng cố chính quyền nhân dân ở vùng địch tạm chiếm, phát động chiến tranh du kích, đẩy mạnh công tác ngoại giao và tăng cường công tác xây dựng
Đảng.

Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc lương thực, đảm bảo đời sống cho bộ đội
và nhân dân. Duy trì phong trào bình dân học vụ, dạy và học của các trường phổ thông các cấp.

Về quân sự, Thu Đông 1947, Pháp đã huy động khoảng 15.000 quân, gồm cả ba lực lượng chủ lực lục quân, hải quân và không quân, hình thành ba mũi tiến
công chính tiến lên vùng an toàn khu Việt Bắc.

Ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.

Sau 75 ngày đêm chiến đấu liên tục, oanh liệt, đến ngày 21-12-1947, quân và dân ta đã lần lượt bẻ gãy tất cả các mũi tiến công nguy hiểm của giặc Pháp, loại
khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, phá hủy hàng trăm xe cơ giới, bắn chìm nhiều tàu xuồng và nhiều phương tiện chiến tranh khác.

Đảng đã chỉ đạo quân dân vùng tạm bị chiểm đẩy mạnh kháng chiến, ra sức đánh phá chính quyền địch, diệt tề, trừ gian, trừng trị nhiều tên Việt gian tay sai
đầu sỏ ngay trong sào huyệt của chúng.

Trên mặt trận ngoại giao, Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Đầu năm
1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và sau đó lần lượt Chính phủ Trung Quốc (18-1-1950), Liên Xô (30-1-1950) và các nhà nước dân
chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên (2-1950) công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ủng hộ, giúp đỡ cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam.
Tại nhiều địa phương quân và dân đã phối hợp hiệp đồng chiến đấu, tổ chức
đánh phục kích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và giành được thắng lợi giòn
giã, điển hình như: trận La Ngà (3-1948), Tầm Vu (4-1948); trận Đồng
Dương (4-1948), trận Nghĩa Lộ (3-1948).

Từ cuối năm 1948 đầu năm 1949, Trung ương Đảng chủ trương tăng cường
phối hợp chiến đấu với quân, dân Lào, Campuchia và Trung Quốc. Trực tiếp
đưa bộ đội tham gia hỗ trợ quân giải phóng Trung Quốc trong chiến dịch
Thập Vạn Đại Sơn ở khu vực biên giới Việt – Trung...

Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở một chiến
dịch quân sự lớn tiến công địch dọc tuyến biên giới Việt - Trung thuộc 2 tỉnh
Cao Bằng và Lạng Sơn (Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950).
Chiến dịch Biên giới 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát mặt trận Đông Khê, Chiến
dịch Biên giới, ngày 16/9/1950. Ảnh: Vũ Năng An - nhiếp ảnh riêng
của Bộ Tổng Tư lệnh.
Chiến dịch Biên giới 1950 diễn ra
trong 29 ngày (16/9-14/10/1950).
Quân đội Việt Nam đã loại khỏi
vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn
địch (có 8 tiểu đoàn Âu - Phi, chiếm
Tính chung cả nước, trong cuộc tiến
41% lực lượng cơ động chiến lược
công Thu Đông năm 1950, quân và
của Pháp ở Đông Dương), diệt và
dân đã tiêu diệt gần 12.000 địch, hạ
bắt 8.296 tên (trong đó có toàn bộ
và bức rút 217 vị trí, giải phóng một
ban chỉ huy đồn Đông Khê và các
vùng đất đai rộng lớn khoảng 4.000
ban chỉ huy binh đoàn Lơ Pagiơ,
km2 với 400.000 dân, trong đó có 5
binh đoàn Sáctông), thu hơn 3.000
thị xã (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào
tấn vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa
Cai, Thái Nguyên, Hoà Bình) và 17
sổ Liên khu biên giới Đông Bắc của
thị trấn.
địch; giải phóng khu vực biên giới
từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng
Sơn), củng cố và mở rộng căn cứ
địa Việt Bắc, khai thông liên lạc với
cách mạng Trung Quốc.
3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951 - 1954)
a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II và Chính cương của Đảng (2-1951)
Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ II
của Đảng họp từ
ngày 11 đến ngày
19-2-1951, tại xã Chính cương
Vinh Quang (nay là của Đảng Lao
Kim Bình), huyện động Việt Nam
Chiêm Hóa, tỉnh được Đại hội
Tuyên Quang. thông qua.

Đại hội đã nghiên cứu và thảo


luận Báo cáo chính trị của
Chủ tịch Hồ Chí Minh; Báo
cáo Hoàn thành giải phóng
dân tộc, phát triển dân chủ

Nguồn: http://baotanglichsu.vn
nhân dân, tiến tới chủ nghĩa
xã hội của Trường Chinh, Báo
cáo về tổ chức và Điều lệ
Đảng của Lê Văn Lương…
Tính Đối
chất tượng
Quan hệ xã hội cách
quốc tế
mạng
Nhiệm
Chính
vụ
sách Nội cách
Của dung mạng
Đảng Chính
cương Động
Lãnh
(2-1951) lực
đạo và
cách
Mục
mạng
tiêu Con Đặc
đường Triển điểm
lên vọng cách
CNXH cách mạng
mạng
Tính chất xã hội: “Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một
phần thuộc địa và nửa phong kiến.

Đối tượng cách mạng: Đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ, phong kiến phản động.

Động lực của cách mạng: Gồm “công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí
thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ.

Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật
sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có
ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
Đặc điểm cách mạng: cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân.
Triển vọng của cách mạng: “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ
đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: “Đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải
qua ba giai đoạn.
Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: “Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công
nhân”. “Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động
Việt Nam.
Chính sách của Đảng: Có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm
mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hòa bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt – Trung – Xô và đoàn kết
Việt – Miên – Lào.
b) Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt

Đảng ra hoạt động công khai

Chính trị Mặt trận Liên Việt được thành lập 1951

Tháng 4-1952, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương


lần thứ ba của Đảng đề ra những quyết sách lớn về
công tác “chỉnh Đảng, chỉnh quân”
Về quân sự Lực lượng chủ lực ngày càng phát triển

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội và du kích đã tham gia
Chiến dịch Biên Giới đóng quân ở huyện Phục Hòa, Cao Bằng (3/1951)
(Ảnh: hochiminh.vn)
Từ đầu năm 1951, Đảng chủ
trương mở các chiến dịch tiến
công quân sự có quy mô
tương đối lớn đánh vào các
vùng chiếm đóng của địch ở
địa bàn Trung du và đồng Trên chiến trường Liên khu
bằng Bắc Bộ, tiêu diệt, tiêu V, phong trào chiến tranh du
hao sinh lực địch, tạo điều kích phát triển mạnh ở địa
kiện phát triển cuộc chiến bàn các tỉnh Tây Nguyên, Bắc
tranh du kích vùng sau lưng Quảng Nam, Khánh Hòa,
địch. Nam Bình Thuận...

Tiếp đó ta mở Chiến dịch Trên địa bàn Nam Bộ, theo chỉ đạo
Hòa Bình (12-1951) và Chiến của Xứ ủy, lực lượng vũ trang được
dịch Tây Bắc Thu Đông tổ chức và sắp xếp lại cho phù hợp
1952, nhằm tiêu diệt một bộ với nhiệm vụ phát triển chiến tranh
phận sinh lực địch, giải du kích. Quân và dân Nam Bộ tích
phóng một phần vùng Tây cực tiến công địch bằng các hình
Bắc, phá âm mưu lập “Xứ thức tập kích, phục kích, đánh đặc
Thái tự trị” của thực dân công, tiêu biểu là trận đánh vào khu
Pháp. hậu cần của Pháp ở Phú Thọ (Sài
Gòn), ngày 8-5-1952, đốt cháy hơn
5 triệu lít xăng, phá hủy hơn 1.000
quả bom và diệt gọn một đại đội
quân Pháp...
Về kinh tế, văn hóa, xã hội

Đẩy mạnh cuộc vận động tăng


gia sản xuất, thực hành tiết Các mặt văn hóa, y tế, giáo dục, xây
Chấn chỉnh lại chế độ thuế
kiệm; khắc phục khó khăn; dựng nếp sống mới cũng được phát
khóa, tài chính, xây dựng ngành
hăng hái lao động, tăng gia sản
thương nghiệp, ngân hàng; thực triển và đạt được nhiều thành tựu
xuất đã tự túc một phần lương
hiện từng bước chính sách
thực, thực phẩm; bảo đảm đạn mới, củng cố mặt trận dân tộc thống
ruộng đất, chính sách thuế nông
dược, thuốc men, quân trang,
nghiệp, chính sách địa tô. nhất...
quân dụng cung cấp đủ cho bộ
đội.
c) Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
Bước vào năm 1953, Cuối tháng 9-1953, Bộ
quân đội Pháp ở Tháng 7-1953, Chính trị họp bàn và
Đông Dương bị mắc Navarre đã vạch ra thông qua tác chiến
kẹt trong mâu thuẫn kế hoạch chính trị- chiến lược Đông Xuân
giữa tập trung binh quân sự mới lấy tên 1953-1954, nhằm tiêu
lực và chiếm giữ, là “Kế hoạch diệt sinh lực địch, bồi
giữa tiến công và Navarre”. Kế hoạch dưỡng lực lượng của
phòng ngự, giữa bảo Navarre dự kiến thực ta, giữ vững thế chủ
vệ đồng bằng Bắc Bộ hiện trong vòng 18 động, buộc địch phải
và bảo vệ vùng Tây tháng nhằm “chuyển phân tán lực lượng để
Bắc, Thượng Lào. bại thành thắng”. đối phó.

Tháng 5-1953, Pháp Để đánh bại âm mưu


cử Đại tướng H. và kế hoạch Navarre,
Navarre đang đảm Đảng chủ trương mở
nhiệm chức vụ Tổng cuộc tiến công chiến
Tham mưu trưởng lược Đông Xuân
lục quân khối NATO 1953-1954 và Chiến
sang làm Tổng chỉ dịch Điện Biên Phủ.
huy quân đội viễn
chinh Pháp ở Đông
Dương.
Trên cơ sở báo cáo quyết tâm của Tổng Quân
ủy, cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 6-12-1953
Tháng 12-1953, Bộ Tổng Tham mưu đã xây
đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và
dựng xong các kế hoạch tác chiến cụ thể cho
giao Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng
các chiến trường và được Bộ Chính trị phê
Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh quân đội trực
chuẩn.
tiếp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến
dịch.

Phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ và tạo


điều kiện cho trận quyết chiến chiến lược ở Tại mặt trận Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ, Nam
Điện Biên Phủ, lực lượng quân sự tổ chức nghi
binh, kéo dãn lực lượng địch trên toàn chiến Bộ ta tổ chức đồng loạt tấn công địch, kết hợp
trường Đông Dương, mở nhiều cuộc tấn công phát động phá tề, trừ gian, mở các chiến dịch địch
địch đồng loạt trên các hướng chiến lược quan
trọng như: Lai Châu (12-1953); Trung Lào vận, ngụy vận, phá hủy giao thông, đẩy mạnh
(12-1953), Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia
hoạt động chiến tranh du kích...
(12-1953); mặt trận Tây Nguyên (1-1954);
Thượng Lào (1-1954).
Đến đầu năm 1954, Điện
Biên Phủ trở thành một
tập đoàn cứ điểm mạnh
nhất Đông Dương, một
“pháo đài khổng lồ
không thể công phá”,
được giới quân sự, chính
trị Pháp - Mỹ đánh giá là
“một cỗ máy để nghiền
Việt Minh”.

Nguồn: https://tienphong.vn
Chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ
(13/3-7/5/1954)
Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ


(13/3-7/5/1954)
13/3/1954, Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta chính thức mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Trung
tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn
cứ điểm.

31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm vụ tập trung vào dãy cao điểm
phía Đông, khu sân bay Mường Thanh, thừa cơ tiến vào khu trung tâm, nơi có Sở chỉ huy của De Castries.

01/5/1954, Đợt tấn công cuối cùng nhằm kết thúc số phận của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến
hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là tiêu diệt nốt A1 và C2, thừa cơ tiến hành tổng công kích.
Tướng De Castries cùng toàn bộ Ban Tham mưu
tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ đầu
hàng bộ đội Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
06/5/1954, vào lúc 20 giờ 30 phút, khối bộc phá 960kg nổ trên Đồi A1 báo hiệu ngày tàn của Tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ.

07/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy
của De Castries. Không có sự kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân
đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng.

21/7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết, Pháp và các nước tham gia công nhận độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương.
Nguồn: https://tienphong.vn
Về ngoại giao

21/7/1954
Hiệp định
Geneva được ký kết

8/5/1954 Hội nghị Geneva


(Thụy Sĩ)

27/12/1953 Lập trường của nhân dân


Việt Nam là: Kiên quyết kháng chiến đến
thắng lợi cuối cùng
Nguồn: http://baochinhphu.vn
4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng
trong lãnh đạo kháng chiến chống Pháp và
can thiệp Mỹ
a) Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
Ý nghĩa

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã bảo vệ và phát triển tốt
nhất các thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến đưa đến việc giải phóng hoàn toàn miền
Bắc, tạo tiền đề về chính trị- xã hội quan trọng để Đảng quyết định đưa miền
Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng, bảo vệ vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện cho
tiền tuyến lớn miền Nam.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn, có
ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

Có tính lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu sắc.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các
châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh. Nguồn: https://hanoimoi.com.vn
1. Đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử
của cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu.

2. Kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ cơ bản vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và
chống phong kiến.
b) Kinh nghiệm của
Đảng về lãnh đạo
3. Hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc kháng
chiến phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn.

kháng chiến 4. Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích một cách thích hợp,
đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị-quân sự của cuộc
kháng chiến.

5. Coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao vai trò
lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên tất cả
mọi lĩnh vực, mặt trận.
II. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)

1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng hai miền
Nam - Bắc (1954-1965)

2. Lãnh đạo cách mạng cả nước (1965-1975)

3. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng


thời kỳ (1954-1975)
1. Sự lãnh đạo của Đảng đối a) Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực
với cách mạng hai miền lượng sang thế tiến công (1954-1960)
Nam - Bắc (1954-1965)

Nguồn: http://baotanglichsu.vn Nguồn: https://dantri.com.vn


Hoàn cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
Đặc điểm: Đất nước bị chia cắt làm hai miền

Nguồn: https://vnexpress.net
Cầu Hiền Lương qua sông Bến Hải - giới tuyến tạm thời Nam - Bắc Việt Nam
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng

Nguồn: http://baotanglichsu.vn
Nhân dân miền Nam tiễn đưa con em tập kết ra miền Bắc. Các chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng
10-10-1954. Ảnh: TTXVN
MIỀN NAM BỊ MỸ BIẾN THÀNH THUỘC ĐỊA KIỂU MỚI

“Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt


Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn
chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta
là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó
sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó
(…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không
thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới
những nhu cầu của nó”
(John F. Kennedy tuyên bố vào ngày 1/6/1956)
Nguồn: Robert S.Mc.Namara: Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm kịch và những bài học Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.43-44

Nguồn: http://baotanglichsu.vn
Một trong những trại định cư của đồng bào di cư vào Nam tại Sài
Gòn, tháng 10/1954.
Hệ thống XHCN lớn mạnh

Phong trào giải phóng dân tộc


phát triển

Thuậ
Phong trào hòa bình, dân chủ
n
lên cao
Lợi

Miền Bắc hoàn toàn


giải phóng

Thống nhất ý chí


từ Bắc đến Nam
Thế và lực của Mỹ

CNXH ><CNTB

Khó
khăn
Liên Xô ><Trung Quốc

Đất nước chia 2 miền


Miền Bắc Miền Nam

- Tiếp quản thủ đô Hà Nội. - Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về nước và


- Đón lực lượng cách mạng miền Nam ra thành lập nhà nước Việt Nam Cộng hòa.
Bắc tập kết. - Tiêu diệt các thế lực thân Pháp.
- Khôi phục và cải tạo kinh tế. - Khủng bố cách mạng miền Nam.
- Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần - Nghị quyết Trung ương 15 của Đảng.
thứ I.
Đảng lãnh đạo thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược.

Nghị quyết
TW15 (1959)

Con đường phát triển là Nhiệm vụ cơ bản của


“khởi nghĩa giành chính cách mạng miền Nam là
quyền về tay nhân dân”. giải phóng miền Nam.
PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI
CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN
NAM VIỆT NAM (1959-1960)

Diễn biến

Kết quả, tác


Nguyên nhân
động

Nguồn: https://baodongkhoi.vn
b) Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách
mạng miền Nam (1961-1965)

Công trình Đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải được xây dựng từ cuối năm 1958, tổng chiều dài Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân lần đầu ra quân đối đầu với hải quân và không quân
của hệ thống kênh chính là 200 km, khánh thành năm 1959, mang lại hiệu quả lớn trong Mỹ đánh phá miền Bắc đã dũng cảm chiến đấu, đánh đuổi tàu khu trục Maddox ra khỏi vùng
sản xuất nông nghiệp của vùng. Đến nay, công trình vẫn phát huy hiệu quả trong việc tưới biển Việt Nam, bắn rơi 8 máy bay trên vùng biển, vùng trời miền Bắc, mở đầu thời kỳ miền
tiêu cho các vùng lân cận. (Ảnh: TTXVN) Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 15/2/1961, tại chiến khu Đ (miền


Từ cuối năm 1959, đầu năm
Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền
1960, phong trào Đồng Khởi
Nam Việt Nam được thành lập, đặt dưới
lan rộng ở nhiều tỉnh Nam bộ,
sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về
Tây Nguyên và miền Tây các
mọi mặt của Ban Chấp hành Trung
tỉnh khu 5, tạo thành một vùng
ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất
căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị
của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh
dân quân du kích và bộ đội địa
Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp
phương tỉnh, huyện đã hình
là Trung ương Cục miền Nam và Ban
thành và phát triển trong phong
Quân sự thuộc Trung ương Cục. Trong
trào ‘Đồng Khởi’. (Ảnh: Tư
ảnh: Một đơn vị Quân giải phóng miền
liệu TTXVN)
Nam Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9/1960) tại Hà Nội

Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn
Lê Duẩn
Ảnh: baotanglichsu.vn
Tổng Bí thư của Đảng
Nhiệm vụ chung: “Đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy
mạnh cách mạng DTDCND ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà…”
Nhiệm vụ chiến lược

Giải phóng
miền Nam khỏi
ách thống trị của
Tiến hành
Mỹ và tay sai,
cách mạng
thực hiện thống
XHCN ở miền Bắc
nhất nước nhà,
hoàn thành độc lập và
dân chủ trong cả nước

Mục tiêu chung: giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
Vai trò nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền

Cách mạng
DTDCND ở Miền
Cách mạng Nam
Miền Bắc giữ vai giữ vai trò quyết
trò
định trực tiếp đối
quyết định nhất
với
đối với sự phát
triển của sự nghiệp giải phóng
toàn bộ cách mạng miền Nam khỏi ách
Việt Nam và sự thống
nghiệp thống trị của đế quốc Mỹ
nhất nước nhà. và
bè lũ tay sai.
Con đường thống nhất đất nước: Đảng kiên trì con đường hòa bình,
Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh là một quá trình
thống nhất theo tinh thần Hiệp định Geneva. Nhưng nếu đế quốc Mỹ và
gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở
bọn tay sai hiếu chiến liều lĩnh gây ra chiến tranh nhằm xâm lược miền
miền Nam, thắng lợi cuối cùng thuộc về nhân dân ta, Nam – Bắc nhất định
Bắc thì nhân dân ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng hoàn thành
sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.
độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Ảnh: tư liệu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Bức ảnh "Mẹ


con ngày gặp
lại" của nhà
nhiếp ảnh Lâm

Nguồn: http://baotanglichsu.vn
Hồng Long, ghi
lại khoảnh khắc
đoàn tụ giữa tử
tù Côn Đảo -
chiến sĩ tình
báo Lê Văn
Thức với mẹ
đầy xúc động.

Nam - Bắc thu về một mối Nước mắt ngày sum họp
Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và
chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm năm lần
thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước
đầu cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, thực hiện một bước công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đư­a
miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kế


hoạch 5 năm lần thứ nhất là tiếp tục
hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa; xây dựng một bước cơ sở
vật chất của chủ nghĩa xã hội; cải
thiện đời sống nhân dân; bảo đảm an
ninh quốc phòng, làm hậu thuẫn cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch năm
năm lần thứ nhất (1961-1965), nhiều cuộc
vận động và phong trào thi đua được triển
khai sôi nổi ở các ngành, các giới và các
địa phương: Trong nông nghiệp có phong
trào thi đua theo gương của Hợp tác xã Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo và xây
Đại Phong (Quảng Bình), trong công dựng chế độ mới, “miền Bắc nước ta đã
nghiệp có phong trào thi đua với Nhà máy tiến những bước dài chưa từng có trong
Trong những năm thực hiện kế hoạch 5
cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), trong tiểu lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con
năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc
thủ công nghiệp có phong trào thi đua với người đều đổi mới”. Miền Bắc đã trở
xã hội chủ nghĩa đã không ngừng tăng
Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công thành căn cứ địa vững chắc cho cách
cường chi viện cách mạng miền Nam.
(Thanh Hóa), trong ngành giáo dục có mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt,
phong trào thi đua học tập Trường cấp II với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn
Bắc Lý (Hà Nam), trong quân đội có mạnh.
phong trào thi đua “Ba nhất”. Đặc biệt,
phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai
để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam
ruột thịt”.
Để tăng cường sự chỉ đạo của Trung
ương Đảng đối với cách mạng miền
Nam, tháng 10-1961, Trung ương
Cục miền Nam được thành lập, do
Nguyễn Văn Linh làm Bí thư. Đảng
bộ miền Nam được kiện toàn với hệ
thống tổ chức thống nhất, tập trung
Tháng 12-1963, Trung ương Đảng từ Trung ương Cục đến các chi bộ.
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
họp Hội nghị lần thứ 9, xác định
Nam Việt Nam còn làm chức năng
những vấn đề quan trọng về
của chính quyền cách mạng. Ngày
đường lối cách mạng miền Nam
15-2-1961, các lực lượng vũ trang
và đường lối đoàn kết quốc tế của
ở miền Nam được thống nhất với
Đảng. Nghị quyết Trung ương lần
tên gọi Quân giải phóng miền
thứ 9 đã xác định “đấu tranh vũ
Nam Việt Nam.
trang đóng vai trò quyết định trực
tiếp” thắng lợi trên chiến trường.

Phong trào đấu tranh quân sự và Vượt qua khó khăn, cách mạng
phong trào phá “ấp chiến lược” miền Nam tiếp tục có bước phát
phát triển đã thúc đẩy phong trào triển mới, tiêu biểu là chiến thắng
đấu tranh chính trị ở các đô thị lên vang dội ở Ấp Bắc (Mỹ Tho).
cao, lôi cuốn đông đảo các tầng Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963) đã
lớp nhân dân lao động, trí thức, thể hiện sức mạnh và hiệu quả của
học sinh, sinh viên và các giáo đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu
phái tham gia, đặc biệt là phong tranh chính trị và binh vận, chống
trào đấu tranh của đồng bào Phật địch càn quét và nổi dậy giành
giáo năm 1963. quyền làm chủ.
Từ đầu năm 1963, sau chiến thắng
Ấp Bắc, phong trào đấu tranh phá
“ấp chiến lược” phát triển mạnh mẽ,
với phương châm “bám đất, bám
làng”, “một tấc không đi, một ly
không rời”.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo,
sau hơn 4 năm (từ đầu năm 1961
đến giữa năm 1965), lực lượng
cách mạng ở miền Nam đã làm
phá sản chiến lược “Chiến tranh Chính quyền Ngô Đình Diệm bị
đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền lật đổ (1-11-1963) đã gây nên tình
Nam. Ba trụ cột của chiến lược hình rối loạn kéo dài trên chính
này là xây dựng chính quyền Sài trường miền Nam thời gian sau đó.
Gòn từ trung ương đến cơ sở
mạnh, xây dựng quân đội mạnh và
bình định nông thôn miền Nam
đều không thực hiện được.

Đến đầu năm 1965, các công cụ,


chỗ dựa của “chiến tranh đặc biệt”
là ngụy quân ngụy quyền, ấp chiến
lược, đô thị đều bị lung lay tận
gốc. Chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của đế quốc Mỹ được triển
Phong trào học sinh, sinh viên, trí
khai đến mức cao nhất đã hoàn
thức ở đô thị, bãi công của công
toàn bị phá sản. Đánh bại chiến
nhân, lực lượng biệt động đã đóng
lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế
góp xứng đáng cho kháng chiến.
quốc Mỹ là một thắng lợi to lớn
nữa có ý nghĩa chiến lược của
quân và dân ta ở miền Nam. Thắng
lợi này tạo cơ sở vững chắc để đưa
cách mạng miền Nam tiếp tục tiến
lên.
Nguồn: https://tuyengiao.vn Nguồn: https://tuyengiao.vn

2. Lãnh đạo cách mạng cả nước (1965-1975)


a) Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng
Hoàn cảnh lịch sử

MỸ VÀ QUÂN
ĐỒNG MINH
Ồ ẠT VÀO MIỀN
NAM

Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển
Lính Đại Hàn vào Nam Việt Nam
Xuân Thiều, Đà Nẵng (8-3-1965). Ảnh : Tạp chí Life Nguồn ảnh: Frame.
Thuận lợi

Miền Bắc: Kế hoạch nhà nước 5 năm lần nhất đã đạt và vượt các
mục tiêu đề ra, sự chi viện về sức người, sức của cho miền Nam
không ngừng tăng.

Miền Nam: chiến lược chiến tranh đặc biệt dù được Mỹ triển khai ở
mức cao nhất nhưng đã cơ bản bị phá sản.
Khó khăn

Mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc

Tương quan lực lượng bất lợi cho ta

Nguồn: https://vov.vn
Nguồn: https://tienphong.vn
Lính biên phòng Trung Quốc (áo đen) cãi cọ, xô xát với lính biên phòng Máy bay B-52 thực sự là kho bom đạn bay trên
Liên Xô vào năm 1969. Ảnh: HistoryAnswers. không.
Hội nghị lần thứ 11 (3-
1965) và Hội nghị lần thứ
12 (12-1965) của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã
Trước nguy cơ thất bại Ngày 8-3-1965 quân Mỹ đổ
phát động cuộc kháng
hoàn toàn của chiến lược bộ vào Đà Nẵng trực tiếp
chiến chống Mỹ, cứu nước
“Chiến tranh đặc biệt”, để tham chiến ở miền Nam,
trên phạm vi toàn quốc và
cứu vãn cơ đồ chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, đế
hạ quyết tâm chiến lược:
thực dân mới, ngăn chặn sự quốc Mỹ mở cuộc chiến
“Động viên lực lượng của
sụp đổ của chính quyền và tranh phá hoại bằng không
cả nước, kiên quyết đánh
quân đội Sài Gòn, chính quân và hải quân đánh phá
bại cuộc chiến tranh xâm
quyền của Tổng thống Mỹ miền Bắc Việt Nam nhằm
lược của đế quốc Mỹ trong
Lyndon B. Johnson quyết làm suy yếu miền Bắc và
bất cứ tình huống nào, để
định tiến hành chiến lược ngăn chặn sự chi viện của
bảo vệ miền Bắc, giải
“Chiến tranh cục bộ” ở miền Bắc cho cách mạng
phóng miền Nam, hoàn
miền Nam. miền Nam.
thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân trong cả
nước, tiến tới thực hiện hoà
bình thống nhất nước nhà”.
Về nhận định tình hình và chủ
Hội nghị Trung ương 11 (3/1965) trương chiến lược: Chiến tranh cục
bộ mà Mỹ đang tiến hành ở miền
và 12 (12/1965) Nam vẫn là một cuộc chiến tranh
xâm lược thực dân kiểu mới.

Tiểu đoàn Quyết Thắng quân Giải Phóng và chiến lợi phẩm Một đơn vị súng ĐK 75 quân Giải phóng đã lập thành tích xuất sắc bắn tan
thu được trong trận chiến thắng Nhuận Đức, Củ Chi, ngày 9- xác 13 xe bọc thép của Mỹ, mùa khô 1965-1966. 
5-1965. (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Nguyễn
Thị Kim
Lai  -
người con
gái 17 tuổi
với vóc

Quyết tâm và mục người nhỏ


bé cao

tiêu chiến lược: 1,48m,


nặng

nêu cao khẩu hiệu


37kg, tay
giương
cao khẩu
“Quyết tâm đánh súng AK,
áp giải phi

thắng giặc Mỹ công Mỹ


William

xâm lược” Andrew


Robinson
(22 tuổi)

Nguồn: http://daidoanket.vn
cao 2,2m,
nặng
125kg
ngày
21/9/1965
Bức ảnh “O du kích nhỏ” của nhà báo Phan
Thoan, năm 1965.
Phương châm chiến
lược: Tiếp tục và đẩy
mạnh cuộc chiến tranh
nhân dân.

Nguồn: http://baotanglichsu.vn

Thành cổ Quảng Trị năm 1972.


Tư tưởng chỉ đạo và
Phương châm đấu tranh ở
miền Nam: Giữ vững và
phát triển thế tiến công,
liên tục tiến công.

Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn

Bộ đội hành quân diệt địch trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972.
Tư tưởng chỉ
đạo đối với
miền Bắc:
Chuyển hướng
xây dựng kinh
tế, bảo đảm

Nguồn: http://baotanglichsu.vn
tiếp tục xây Một đơn vị pháo phòng không đánh trả máy bay Mỹ, năm 1972.

miền Bắc vững


mạnh về kinh
tế và quốc
phòng.

Xác máy bay Mỹ bị lực lượng phòng không của ta bắn rơi tại miền Bắc, năm 1972.
Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở 2 miền:
miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn
Nguồn nhân lực, vật lực từ miền Bắc bất chấp bom đạn của kẻ thù kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là:
“Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

Nguồn: https://giaoduc.net.vn
Vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam
Nghị quyết Trung ương lần
thứ 11 và lần thứ 12 năm 1965
với nội dung như trên thể hiện
tư tưởng nắm vững, giương Đó là đường lối chiến tranh
cao hai ngọn cờ độc lập dân nhân dân, toàn dân, toàn diện,
tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp lâu dài, dựa vào sức mình là
tục tiến hành đồng thời hai chính trong hoàn cảnh mới, cơ
chiến lược cách mạng của sở để Đảng lãnh đạo đưa cuộc
Đảng và quyết tâm đánh thắng kháng chiến chống Mỹ, cứu
giặc Mỹ xâm lược, giải phóng nước đi tới thắng lợi vẻ vang.
miền Nam, thống nhất Tổ
quốc của dân tộc ta.
b) Xây dựng hậu phương, chống chiến Lữ đoàn Cơ động đường không số 2 của Sư đoàn Kỵ binh bay
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền số 1 của Mỹ đổ bộ tại Quy Nhơn 13-9-1965. Ảnh: Newsweek
Bắc; giữ vững thế chiến lược tiến công,
đánh bại chiến lược Chiến tranh cục
bộ của đế quốc Mỹ (1965-1968)

Nguồn: https://soha.vn

Sư đoàn 320 hành quân vào mặt trận Đường 9 – Khe Sanh năm 1968
Trước tình hình đó, theo tinh thần của Nghị quyết
Ở miền Bắc: Từ ngày 5-8-1964, Mỹ dựng lên “sự Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12, Ban Chấp hành
kiện vịnh Bắc Bộ” nhằm lấy cớ dùng không quân Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương
và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam, mở chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc
đầu cuộc chiến tranh phá hoại (The War cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong
Destruction) của đế quốc Mỹ. Với ý đồ của Tổng hoàn cảnh cả nước có chiến tranh: Một là, kịp
thống Mỹ Johnson đưa miền Bắc trở về thời kỳ thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp
đồ đá; phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã với tình hình có chiến tranh phá hoại; Hai là, tăng
hội ở miền Bắc; ngăn chặn sự chi viện của miền cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát
Bắc đối với miền Nam; đè bẹp ý chí quyết tâm triển tình hình cả nước có chiến tranh; Ba là, ra
chống Mỹ, cứu nước của cả dân tộc Việt Nam, sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để
buộc chúng ta phải kết thúc chiến tranh theo điều đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam;
kiện do Mỹ đặt ra. Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ
chức cho phù hợp với tình hình mới.
Bản thảo “Lời kêu gọi
đồng bào và chiến sĩ
cả nước”do Chủ tịch
Hồ Chí Minh soạn
thảo, năm 1966.
Ảnh:baotanglichsu.vn

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
(Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17-7-1966)
Thực hiện những nghị quyết của Đảng
và theo Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh,
quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao
trào chống Mỹ, cứu nước, vừa sản xuất,
vừa chiến đấu, với niềm tin tư­ởng và
quyết tâm cao độ. Thanh niên có phong
trào “Ba sẵn sàng”, phụ nữ có phong Sau bốn năm thực hiện chuyển hướng
Đời sống nhân dân căn bản được ổn
trào “Ba đảm đang”, nông dân có phong xây dựng và phát triển kinh tế, hậu
định. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, ý tế,
trào “Tay cày tay súng”, công nhân có phương lớn miền Bắc đã đạt được những
đào tạo cán bộ chẳng những không
phong trào “Tay búa, tay súng”, trong thành tích đáng tự hào trên các mặt
ngừng trệ mà còn phát triển mạnh mẽ
chiến đấu có “Nhằm thẳng quân thù mà chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chi
trong thời chiến và đạt nhiều kết quả tốt.
bắn”, trong chi viện tiền tuyến có “Thóc viện tiền tuyến lớn miền Nam.
không thiếu một cân, quân không thiếu
một người”, trong bảo đảm giao thông
vận tải có “Xe chưa qua, nhà không
tiếc”,... với tinh thần “Quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Tất cả vì
miền Nam ruột thịt”.

Trong chiến đấu, quân dân miền Bắc đã


Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền
bắn rơi hơn 3.200 máy bay, bắn cháy
Nam-Bắc, tháng 3-1968, đế quốc Mỹ
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 140 tàu chiến của địch. Nhiệm vụ chi
tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc, và
vẫn tiếp tục, làm cho miền Bắc ngày viện tiền tuyến được hoàn thành xuất
ngày 1-11-1968, Mỹ buộc phải chấm dứt
càng thêm vững mạnh. sắc, góp phần cùng quân dân miền Nam
không điều kiện đánh phá miền Bắc
đánh bại cuộc “Chiến tranh cục bộ” của
bằng không quân và hải quân.
đế quốc Mỹ.
Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ

MIỀN BẮC
Hạ uy thế BẮN RƠI
không lực HÀNG NGÀN
Hoa Kỳ MÁY BAY MỸ
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
(Tố Hữu)
Bức ảnh nổi tiếng “Sự trừng phạt đích đáng” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn Bức ảnh “O du kích nhỏ” của nhà báo Phan Thoan, năm 1965

Nguồn: https://dantri.com.vn

Nguồn: https://giaoduc.net.vn
Xác máy bay B52 bị bắn rơi ở đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) Bộ đội và dân quân tự vệ đứng trên xác máy bay B52 bị bắn rơi Nữ dân quân làng Đỏ Nguyễn
ngày 27/12/1972 ở Hà Tây Thị Dần bắn rơi máy bay Mỹ
Hoàn thành vai trò là căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương lớn của
miền Nam
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Ảnh: Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh


Các chiến sĩ của trung đoàn 70 - đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn - đang thồ hàng
trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961.

Đoàn xe vận tải hùng hậu của Quân đội Nhân dân Việt Nam Đại đội 128 dân công tỉnh Thái Bình xẻ rừng, mở đường Cầu treo bắc qua sông Talê - đường 20, do tiểu đoàn công binh 33 xây dựng. Khi bị không
trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 trên đường Trường Sơn, cơ giới. quân Mỹ oanh tạc, cầu được cất giấu tại bờ sông, đến khi yên ắng lại cho dựng lại. Cây
chiến dịch cuối cùng thống nhất hai miền Nam - Bắc. Nguồn: https://vnexpress.net cầu tồn tại trong 6 năm, giúp hàng nghìn chuyến xe vượt sông an toàn ra mặt trận.
MIỀN NAM

Mỹ - Diệm
khủng bố, đàn áp
cả dân thường và
cộng sản, đặt ra
Luật 10/59, lê
máy chém khắp
miền Nam

Nguồn: http://www.baotangchungtichchientranh.vn
Cảnh sát chính quyền Ngô Đình Diệm bắt các tu sĩ Phật giáo
đưa lên xe, trong khi họ biểu tình đấu tranh đòi bình đẳng tôn
giáo ngày 17/7/1963
Nguồn: https://dantri.com.vn
CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT (1961 - 1965)

Nguồn: https://soha.vn

Ảnh chụp một Ấp Chiến Lược ở miền Nam do Mỹ Mỹ và quân đội Sài Gòn đổ quân bằng chiến thuật trực thăng vận
tạo ra để tách dân khỏi cách mạng
Chính quyền Mỹ - Diệm dự định dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược (trong
tổng số 17.000 ấp toàn miền Nam) bằng những thủ đoạn cưỡng bức trắng trợn. 
Giữ vững và phát triển thế tiến công đánh bại chiến lược
“chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa
Chiến thắng Ấp Bắc

Nguồn: http://baoapbac.vn

Đánh bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” của Mỹ -
Diệm, mở đầu cho sự thất bại của Mỹ - Diệm trong Chiến tranh
đặc biệt, dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”

Trực thăng Mỹ đổ quân.


Đấu tranh chính trị 1961 - 1965

Nguồn: https://en.wikipedia.org
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối Làn sóng đấu tranh chính trị ở miền Nam
Mỹ – Diệm
CHÍNH SÁCH “THAY NGỰA GIỮA DÒNG” CỦA MỸ

1963

Ngô Đình Diệm bị đảo chính 1963 Nguyễn Văn Thiệu

196
5
Nguyễn Khánh Nguyễn Cao Kỳ Trần Văn Hương
Nguồn: https://vi.wikipedia.org
Vào đầu mùa khô 1965-1966,
Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ huy Năm 1965, quân dân ta tập
Đến mùa khô 1966-1967, với
động 70 vạn quân, trong đó có trung tìm hiểu đối phương, tìm
lực lượng hùng hậu, gồm 39 vạn
gần 20 vạn quân Mỹ, mở cuộc cách đánh Mỹ. Quân và dân
quân Mỹ, hơn 5 vạn chư­ hầu và
Ở miền Nam: Cuộc “Chiến phản công chiến lược lần thứ miền Nam đã đánh thắng quân
54 vạn quân ngụy cùng với
tranh cục bộ” mà Mỹ tiến hành nhất vào ba hướng chính: Tây chiến đấu Mỹ ở Núi Thành (5-
4.000 máy bay, 2.500 xe tăng và
là cuộc chiến tranh có quy mô Nguyên, đồng bằng Khu V và 1965), Vạn Tường (8-1965),
xe bọc thép, Mỹ đã mở cuộc
lớn nhất, mạnh nhất, kể từ sau miền Đông Nam Bộ bao gồm cả Plâyme (11-1965)..., bẻ gẫy
phản công chiến lược lần thứ
chiến tranh thế giới lần thứ hai vùng ngoại thành Sài Gòn. Mục cuộc phản công chiến lược mùa
hai nhằm vào hướng từ Tây
với sự tham gia của quân đội tiêu của cuộc phản công này là khô 1965-1966, làm thất bại kế
Nguyên đến Sài Gòn. Thế
Mỹ và nhiều nước chư hầu. “tìm diệt” quân giải phóng, hoạch tìm và diệt, bình định
nhưng, tất cả các cuộc hành
giành lại quyền chủ động chiến nhằm giành quyền chủ động
quân quy mô lớn của địch đều
trường, “bình định” các vùng trên chiến trường của quân Mỹ
bị bẻ gãy và bị tổn thất nặng nề.
nông thôn đồng bằng quan và quân đội Sài Gòn.
trọng.
Tháng 12-1967, Bộ Chính trị
đã ra một nghị quyết lịch sử,
Đến cuối năm 1967, cuộc Kết hợp với những thắng lợi chuyển cuộc chiến tranh cách
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ về quân sự và chính trị, ngày mạng miền Nam sang thời kỳ
đã được đẩy đến đỉnh cao, số 28-1-1967, Hội nghị lần thứ mới, thời kỳ tiến lên giành
13 Ban Chấp hành Trung thắng lợi quyết định bằng Thực hiện quyết tâm chiến
quân viễn chinh đổ vào miền
ương Đảng (khóa III) đã phương pháp tổng công kích- lược của Đảng, Quân giải
Nam đã lên 48 vạn, mọi thủ
quyết định mở mặt trận ngoại tổng khởi nghĩa vào tất cả phóng mở chiến dịch đường
đoạn và biện pháp chiến
giao nhằm tranh thủ sự ủng các đô thị, dinh lũy của Mỹ- 9 Khe Sanh từ 24-1 đến 15-7-
tranh đã được sử dụng, thế
hộ của quốc tế, bè bạn, mở ra ngụy trên toàn miền Nam. 1968 như là cuộc nghi binh
nhưng, đế quốc Mỹ vẫn
cục diện vừa đánh, vừa đàm, Nghị quyết này của Bộ Chính chiến lược.
không sao thực hiện được các
mục tiêu chính trị và quân sự phát huy sức mạnh tổng hợp trị đã được Hội nghị lần thứ
đã đề ra. để đánh Mỹ. 14 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa III) họp
tháng 1-1968 thông qua.
Đêm 30 rạng ngày 31-1-1968,
đúng vào dịp giao thừa Tết Mậu Trong các đợt tiến công tiếp theo
Thân, thừa lúc địch sơ hở, cuộc vào tháng 5 và tháng 8-1968,
“Tết Mậu Thân thắng rất lớn, mà
tổng tiến công và nổi dậy đợt I đã quân và dân ta đã tiêu diệt và loại
nhất là đánh bại được ý chí xâm
được phát động trên toàn miền khỏi vòng chiến đấu hàng chục
lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt
Nam. Quân và dân ta đồng loạt vạn tên địch, phá hủy nhiều
quyết định của chiến tranh.
tiến công địch ở 4/6 thành phố, phương tiện chiến tranh, giải
Nhưng sau đó ta chuyển chậm,
37/42 thị xã và hàng trăm thị trấn, phóng thêm hàng triệu đồng bào.
chủ trương tiếp tục các đợt tiến
quận lỵ, chi khu quân sự, kho Hàng triệu quần chúng đã nổi dậy
công vào đô thị khi không còn
tàng, hầu hết các cơ quan đầu não diệt ác, phá kìm, giành quyền làm
điều kiện là sai lầm về chỉ đạo
địch ở trung ương và địa phương, chủ ở những mức độ khác nhau.
chiến lược, để địch gây cho ta
căn cứ quân sự của Mỹ, từ Đường Hầu hết các cơ quan đầu não của
nhiều khó khăn, tổn thất”.
9-Khe Sanh đến đồng bằng sông địch từ Trung ương đến địa
Cửu Long, đặc biệt mạnh mẽ là ở phương đều bị quân ta tiến công.
Sài Gòn-Gia Định, Huế.
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 - 1968)
MỸ DỰNG
LÊN
SỰ KIỆN
VỊNH BẮC BỘ
VÀ PHÁT
ĐỘNG
CHIẾN
TRANH
RA MIỀN BẮC

Nguồn: https://en.wikipedia.org
Tàu Maddox (Mỹ) đánh Báo chí Sài Gòn đưa tin Mỹ
phá Vịnh Bắc bộ 5/8/1964 tiến hành đánh miền Bắc 1965

Lyndon Johnson Tổng


thống thứ 36 của Hoa Kỳ
Mùa khô 196
Lần II 8
Mùa khô 1966 - 1967
Lần I
Vạn 1965 - 1966
Tường
Núi 8/196
Thành 5

5/196
5
Buộc Mỹ phải ngồi đàm phán với đại biểu Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
TẾT MẬU THÂN
(Đêm 30 rạng 31/1/1968)

Nguồn: https://vnexpress.net
Binh lính đoàn không vận Mỹ giơ tay ra Cảnh sát vũ trang Việt Nam Cộng
hiệu cho trực thăng cứu hộ hạ cánh để cứu hòa trên đống đổ nát ở cuộc Tổng
đồng đội bị thương ở Huế. tiến công và nổi dậy Mậu Thân
Ảnh: AP. 1968. Ảnh: AP

Hội nghị Bộ Chính trị, 12/1967 quyết định


chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ
mới, tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng phương pháp
tổng công kích, tổng khởi nghĩa

Ngày 7/2/1968 -một tuần sau khi chiến dịch Mậu Thân nổ ra - ống kính bắt
được vẻ thất thần của Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và Bộ trưởng Quốc
phòng Robert McNamara trong một cuộc họp nội các.
c) Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975)

Ảnh: TTXVN
Nhân dân miền Bắc đã khẩn
Tranh thủ những thuận lợi mới trương bắt tay khôi phục kinh
do Mỹ chấm dứt chiến tranh tế, hàn gắn vết thương chiến
phá hoại miền Bắc, từ tháng 11- tranh và đẩy mạnh sự nghiệp
1968, Đảng đã lãnh đạo nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội.
dân miền Bắc thực hiện các kế Chấp hành các nghị quyết của
hoạch ngắn hạn nhằm khắc Đảng, sau ba năm phấn đấu
phục hậu quả chiến tranh, tiếp gian khổ, từ năm 1969 đến năm
tục cuộc xây dựng miền Bắc và 1972, tình hình khôi phục kinh
tăng cường lực lượng cho miền tế và tiếp tục xây dựng chủ
Nam. nghĩa xã hội có nhiều chuyển
biến tốt đẹp trên nhiều mặt.

Riêng trong 12 ngày đêm (từ 18


đến 30-12-1972) đánh trả cuộc
Trong 9 tháng chống chiến
tập kích chiến lược bằng máy
tranh phá hoại lần thứ hai của
bay B52 của Mỹ vào Hà Nội và
đế quốc Mỹ, quân dân miền
Hải Phòng, quân và dân miền
Bắc đã bình tĩnh, sáng tạo vừa
Bắc đã bắn rơi 84 máy bay,
sản xuất vừa chiến đấu, nhất là
trong đó có 34 máy bay B52 và
trong 12 ngày đêm cuối năm
5 máy bay F.111A (cánh cụp,
1972, lập nên trận “Điện Biên
cánh xòe), bắt sống 43 giặc lái.
Phủ trên không”, đánh bại hoàn
Ngày 15-1-1973, Chính phủ
toàn cuộc chiến tranh phá hoại
Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi
của Mỹ.
hoạt động phá hoại miền Bắc
và trở lại bàn đàm phán ở Paris.
Đến năm 1975, hầu hết các cơ sở kinh
Sau ngày Hiệp định Paris được ký kết, tế đã trở lại hoạt động bình thường.
miền Bắc có hòa bình, Trung ương Năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế
Đảng đã đề ra kế hoạch hai năm khôi như công nghiệp, nông nghiệp, xây
phục và phát triển kinh tế 1974-1975. dựng cơ bản, giao thông vận tải được
tăng cường thêm một bước.

Miền Bắc hoàn thành nhiệm vụ hậu


Với tiềm lực kinh tế và quốc phòng
phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền
được xây dựng, cùng với việc tiếp thu
Nam và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế
và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của
đối với cách mạng Lào và Campuchia.
quốc tế, miền Bắc chẳng những đứng
Tính tổng thể, hậu phương miền Bắc xã
vững trong chiến tranh, mà còn đánh
hội chủ nghĩa đã bảo đảm 80% bộ đội
thắng oanh liệt hai cuộc chiến tranh phá
chủ lực, 70% vũ khí và lương thực,
hoại bằng kỹ thuật và phương tiện hiện
65% thực phẩm cho chiến trường miền
đại nhất của đế quốc Mỹ.
Nam, nhất là ở giai đoạn cuối.
Ở miền Nam, sau thất bại của chiến
Năm 1971, quân và dân Việt Nam
lược “Chiến tranh cục bộ”, từ đầu
phối hợp với quân và dân Lào chủ
năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard
động đánh bại cuộc hành quân quy
Nixon đã đề ra chiến lược toàn cầu
mô lớn “Lam Sơn 719” của Mỹ - Những thắng lợi quân sự nói trên,
mới mang tên “Học thuyết Nixon”
Trong những năm 1970-1971, cách Việt Nam Cộng hòa đánh vào Đường cùng với những thắng lợi của nhân
với ba nguyên tắc trụ cột là: “cùng
mạng miền Nam từng bước vượt qua 9 - Nam Lào nhằm cắt đứt đường dân miền Nam trong việc đánh phá
chia sẻ”; “sức mạnh của Mỹ” và “sẵn
khó khăn gian khổ, kiên trì xây dựng mòn Hồ Chí Minh, cắt đứt con kế hoạch “bình định” của địch đã mở
sàng thương lượng”. R. Nixon chủ
và phát triển lực lượng, tiến công đường tiếp tế quan trọng của miền ra khả năng thực tế đánh bại chiến
trương thay chiến lược “chiến tranh
địch trên cả ba vùng chiến lược, gây Bắc đối với miền Nam và phong trào lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của
cục bộ” bằng chiến lược “Việt Nam
tổn thất to lớn cho địch trong “Việt kháng chiến Campuchia. Cũng vào đế quốc Mỹ. Quân đội Sài Gòn, cái
hóa chiến tranh” (The Strategy
Nam hóa chiến tranh” và “Đông thời gian này, quân và dân ta cùng “xương sống” của chiến lược “Việt
Vietnamsation of the War), một
Dương hóa chiến tranh”. với quân dân Campuchia đập tan Nam hóa chiến tranh” đã bị suy yếu
chính sách rất thâm độc nhằm “dùng
cuộc hành quân “Toàn thắng 1-1971” nghiêm trọng.
người Việt Nam đánh người Việt
của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa đánh
Nam” để tiếp tục cuộc chiến tranh
vào các hậu cứ kháng chiến tại Đông
xâm lược thực dân mới của Mỹ ở
- Bắc Campuchia.
miền Nam.
CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH CỦA MỸ
(1969 - 1975)

Nguồn: https://en.wikipedia.org

CỐ GẮNG
DÙNG NGƯỜI
GIÀNH THẮNG
VIỆT ĐÁNH
LỢI LỚN VỀ
NGƯỜI VIỆT
QUÂN SỰ

Nixon - Tổng
thống 37 của Mỹ
HIỆP ĐỊNH PARIS ĐƯỢC KÝ KẾT (27/1/1973) SAU 4 NĂM 8 THÁNG 14
NGÀY VỚI 200 PHIÊN HỌP CÔNG KHAI, 45 CUỘC HỌP RIÊNG, 500
CUỘC HỌP BÁO, 1000 CUỘC PHỎNG VẤN

Quang cảnh ngày khai mạc Hội


nghị Quốc tế về Việt Nam tại thủ
đô Paris, Pháp.

Nguồn: http://baotanglichsu.vn

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh - Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Bà Nguyễn Thị Bình - Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng
Cộng hòa ký Hiệp định Paris, 27/1/1973 hòa miền Nam Việt Nam ký Hiệp định Paris, 27/1/1973
(Ảnh tư liệu. Bảo tàng Lịch sử quốc gia) (Ảnh tư liệu. Bảo tàng Lịch sử quốc gia)
Miền Nam đánh thắng Miền Bắc đánh thắng chiến
quân đội Sài Gòn tranh phá hoại lần II

Hiệp định
Paris

Mỹ và các
Mỹ và Đồng
nước khác Mỹ cam kết Mỹ có nghĩa
minh cam
tôn trọng chấm dứt vụ đóng góp
kết rút hết
độc lập mọi hoạt hàn gắn vết
quân đội,
chủ quyền động quân thương chiến
cố vấn ra
thống nhất sự trên tranh ở Việt
khỏi miền
toàn vẹn lãnh thổ Nam và toàn
Nam Việt
lãnh thổ Việt Nam Đông Dương
Nam
Việt Nam
Nguồn: http://baotanglichsu.vn Nguồn: http://hanoimoi.com.vn

NHỮNG LÍNH MỸ CUỐI CÙNG RÚT KHỎI MIỀN NAM VIỆT NAM 1973
Thời cơ thuận lợi cho cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy
giải phóng miền Nam đã bắt
Cuối năm 1974 đầu năm đầu.
1975, quân ta đánh chiếm
thị xã Phước Long (ngày 6-
Hội nghị Bộ Chính trị họp 1-1975), giải phóng hoàn
đợt 1 (từ ngày 30-9 đến toàn tỉnh Phước Long, địch
ngày 8-10-1974) và đợt 2 không có khả năng đánh
(từ ngày 8-12-1974 đến chiếm trở lại.
Từ cuối năm 1973 và cả
năm 1974, quân và dân ta ở ngày 7-1-1975) đã bàn về
miền Nam đã liên tiếp giành chủ trương giải phóng hoàn
được thắng lợi to lớn trên toàn miền Nam.
khắp các chiến trường, từ
Trị Thiên đến Tây Nam Bộ
và vùng ven Sài Gòn, phá
vỡ từng mảng lớn kế hoạch
“bình định” của địch, mở
rộng thêm nhiều vùng giải
phóng, tiêu diệt nhiều cụm
cứ điểm, chi khu, quận lỵ,
bức rút nhiều đồn bốt, dồn
địch vào thế đối phó lúng
Nguồn: http://baotanglichsu.vn
g uyên
T ây N 75)
d ịch /3/19
ến 24
Chi (4/3 –

Nguồn: http://baotanglichsu.vn
Chiế
n dịc
(21/3 h Huế -
– 29 Đ
/3/19 à Nẵng
75 )

Nguồn: https://dantri.com.vn
Chiến dịch H
ồ Chí Minh
(26/4 – 30/4/1
975)

Nguồn: https://nhandan.vn
3. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng thời kỳ (1954 - 1975)

Nguồn: https://tuyengiao.vn
A) Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Thắng lợi vĩ đại Đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả
của cuộc kháng nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất,
chiến chống Mỹ, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội.
giải phóng miền
Nam đã kết thúc
21 năm chiến đấu
chống đế quốc Làm tăng thêm sức mạnh vật chất tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc
Mỹ xâm lược, 30 Việt Nam, nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc trên trường quốc tế; nâng cao khí
năm chiến tranh phách, niềm tự hào và để những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ
cách mạng, 117 nước.
năm chống đế
quốc xâm lược,
quét sạch quân Làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc tiến công vào chủ nghĩa
xâm lược, giành xã hội và cách mạng thế giới; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn
lại nền độc lập, nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
thống nhất, toàn làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
vẹn lãnh thổ cho dân mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới.
đất nước.
(Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976)
Nguồn: https://laodong.vn

Ảnh: AFP.
Nguồn: http://daidoanket.vn

Kết thúc chiến tranh Thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
B) NGUYÊN NHÂN
THẮNG LỢI

Có sự lãnh đạo đúng


đắn của Đảng Cộng
sản Việt Nam, với
đường lối chính trị,
quân sự, ngoại giao
độc lập, tự chủ, đúng
đắn, sáng tạo.

Ảnh: baotanglichsu.vn
Sự đoàn kết, phấn đấu hy sinh của
đồng bào và chiến sĩ cả nước, nhất là
những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu hy
sinh trên chiến trường miền Nam,
trong đó có vai trò đóng góp của lực
lượng hoạt động bí mật trong lòng
địch, “lực lượng thứ ba” và các chiến
sĩ đấu tranh kiên cường trong các nhà
tù Mỹ - Việt Nam Cộng hòa.
Nguồn: http://daidoanket.vn
Nguồn: https://haiquanonline.com.vn

Nhờ sức mạnh của


chế độ xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc
cả về chính trị,
tinh thần và vật
chất với tư cách là
hậu phương lớn.
Nguồn: http://baotanglichsu.vn

Kết quả của tình đoàn kết chiến đấu của quân và dân Việt Nam, Lào,
Campuchia và kết quả của sự ủng hộ và sự giúp đỡ to lớn của các
nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự ủng hộ nhiệt tình của phong trào
công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân
dân tiến bộ Mỹ.
C) KINH NGHIỆM
Ba là, phải có công tác
tổ chức chiến đấu tốt
Một là, giương cao của các cấp bộ Đảng và
ngọn cờ độc lập dân các cấp chi ủy quân
tộc và chủ nghĩa xã hội đội, thực hiện giành
nhằm huy động sức thắng lợi từng bước
mạnh toàn dân đánh đến thắng lợi hoàn
Mỹ, cả nước đánh Mỹ. toàn.

Hai là, tìm ra phương Bốn là, hết sức coi


pháp đấu tranh đúng trọng công tác xây
đắn, sáng tạo, thực hiện dựng Đảng, xây dựng
khởi nghĩa toàn dân và lực lượng cách mạng ở
chiến tranh nhân dân, miền Nam và tổ chức
sử dụng phương pháp xây dựng lực lượng
cách mạng tổng hợp. chiến đấu trong cả
nước, tranh thủ tối đa
sự đồng tình, ủng hộ
của quốc tế.
Cảm ơn các bạn đã
chú ý lắng nghe!

You might also like