You are on page 1of 12

THÍ NGHIỆM ẢO

Lớp: 10C10
Thành viên: Trần Ngọc Minh Châu - 01
Trần Ngọc Diễm - 04
Nguyễn Thuỵ Thuỳ Dương - 06
Dương Tường Vy - 42
1.Thí nghiệm Chlorine tác dụng với Potassium Iodide:
- Chuẩn bị hoá chất:
Chlorine Potassium Iodide

- Chuẩn bị dụng cụ: 1 cái ống nghiệm, khí chlorine, một ống dẫn khí và dung
dịch potassium iodide 1M với 10 cm3.
=> Cho chúng vào 1 cái khay chuẩn bị làm thí nghiệm.
*Cách thực hiện:

+ Đầu tiên, ta sẽ tiến hành lấy một cái ống nghiệm ra


+ Sau đó, ta tiếp tục lấy ra dung dịch potassium và bình khí chlorine
+ Tiếp đến, mình bắt đầu sử dụng một ống dẫn khí có nút cao su, dẫn
khí chlorine vào ống đựng dung dịch KI
*Quá trình:
- Đầu tiên, khí chlorine đi vào ống nghiệm và chlorine cùng với iod tạo
thành sẽ khiến cho dung dịch có màu nâu đỏ.
- Sau đó dung dịch chuyển sang màu xanh, do dung dịch có chứa hồ
tinh bột và iot.
- Một phần của Iod sẽ tan trong dung dịch, còn một phần thì nó không
tan tạo thành những kết tủa màu đen dưới đáy ống nghiệm.
=> Vì Chlorine là một chất oxi hóa mạnh nên nó sẽ đẩy iod ở trong KI
ra, tạo thành KCl cùng với I2
*Hiện tượng: Dung dịch có màu xanh đặc trưng

*PTHH: 2KI + Cl2 → 2KCl + I2


2. Thí nghiệm phản ứng Potassium Permanganate
phân hủy:
- Chuẩn bị hoá chất:
Potassium Permanganate (KMnO4)
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Đèn đốt Bunsen ( Bunsen burner )
+ Vòi nước ( Tap )
+ Tàn đốm đỏ ( Glowing splint )
+ Nút đậy cao su ( One tube )
+ Chậu ( Bath )
+ Ống nghiệm ( Test tube ), ống dẫn ( Delivery tube ), ống
thu khí ( Gas collector )
=> Cho chúng vào 1 cái khay chuẩn bị làm thí nghiệm
*Cách thực hiện:
+ Đầu tiên ta sử dụng vòi nước cho đầy nước vào chậu
+ Cho 3g hóa chất KMnO4 vào ống nghiệm
+ Nối ống dẫn khí với ống nghiệm bằng nút đậy cao su
+ Cho ống thu khí úp xuống vào chậu nước
+ Đưa ống dẫn khí xuống đáy chậu dưới ống thu khí
+ Bật lửa đun nóng hợp chất KMnO4
+ Sau đó ta thu được khí oxi bằng phương pháp đẩy nước
+ Chừa lại 1 ít nước trong ống thu khí và lật ống lên
+ Ta đưa tàn đốm đỏ vào trước ống
*Quá trình:
- Sau khi bật lửa, KMnO4 xảy ra phản ứng nhiệt phân (phân hủy).
- Oxygen bay hơi lên ống thu khí.
- Tàn đốm đỏ bùng cháy khi ta đưa trước ống chứng tỏ trong ống có
chưa khí Oxygen.
=> Vì KMnO4 là chất oxi hoá mạnh nên có thể phản ứng với kim loại
hoạt động mạnh, axit hay các hợp chất hữu cơ dễ dàng. Bốc cháy hoặc
phát nổ nếu kết hợp với chất hữu cơ khác.
*Hiện tượng: KMnO4 màu tím nhạt dần và xuất hiện
kết tủa đen MnO2

*PTHH:
2KMnO4    K2MnO4   +    MnO2   +  O2 (↑)
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã xem!

You might also like