You are on page 1of 77

NỘI DUNG

Chương 1: Khái niệm về khoa học và nghiên


cứu khoa học
Chương 2: Phương pháp, định hướng và thiết
kế quá trình nghiên cứu.
Chương 3: Viết đề cương nghiên cứu khoa học
Chương 4: Các phương pháp thu thập dữ liệu
Chương 5: Xử lý và phân tích dữ liệu.
Chương 6: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
khoa học
Chương 1: Khái niệm về khoa học
và nghiên cứu khoa học
(xem tài liệu, chương 1)
I. Khái niệm chung về khoa học
II. Các loại hình nghiên cứu khoa học
III. Phương pháp nghiên cứu khoa học
IV. Các loại kết quả nghiên cứu khoa
học
I. Khái niệm chung về khoa học

I.1. Khoa học là gì?


I.2. Phân biệt giữa khoa học (science)
và giả khoa học (pseudoscience)
I.3. Nghiên cứu khoa học là gì?
I.4. Chức năng và đặc điểm của nghiên
cứu khoa học
I.1. Khoa học là gì?
Là hệ thống các tri thức (về tự
nhiên, xả hội) và tư duy.
Tri thức khoa học nhờ vào hoạt
động nghiên cứu khoa học
I.2. Phân biệt giữa khoa học (science)
và giả khoa học (pseudoscience)
Khoa học (science)
Mục đích chung (cộng đồng)
Độ tin cậy cao
Phi lợi nhuận
Số liệu chính xác/tin cậy
Giả khoa học (pseudoscience)
Mục đích cá nhân/nhóm người.
Độ tin cây không cao (ít /không lập lại)
Lợi ích cá nhân/nhóm người.
Số liệu không chính xác (wrong data)
I.3. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là tìm kiếm,


xem xét (bằng điều tra, thí nghiệm)
từ dữ liệu để tìm ra, giải thích, xác
lập quy luật nhằm đạt đến 1 kết quả
cao hơn , có giá trị hơn.
I.4. Chúc năng và đặc điểm của
nghiên cứu khoa học
Các loại hình hoạt động KHKT
Điều tra (survey, sẽ học ở pptn1)
Thí nghiệm (experiment, sẽ học ở pptn2)
Cải tiến kỹ thuật
Sử dụng và quản lý thành tựu KHKT.
Chức năng
Mô tả - Giải thích - Dự báo - Sáng tạo
Đặc điểm
Mới - khách quan – Tin cậy – Rủi ro – Kế thừa
– Cá nhân – Phi kinh tế - Thông tin
II. Các loại hình nghiên cứu khoa học

II.1. Nghiên cứu cơ bản


II.2. Nghiên cứu ứng dụng
II.3. Nghiên cứu phát triển
II.1. Nghiên cứu cơ bản
(fundamental research)
Nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và
quy luật của các hiện tượng trong tự
nhiên.
Kết quả của nghiên cứu cơ bản thường là
các định luật, định lý v.v..
Làm cơ sở cho các sáng kiến, phát minh
ứng dụng trong cuộc sống
Hai loại nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu
cơ bản thuần túy (tự do) và nghiên cứu cơ
bản định hướng (có dự kiến mục đích ứng
dụng trước).
II.2. Nghiên cứu ứng dụng
(applied research)
Vận dụng từ nghiên cứu cơ bản (định
hướng) để giải quyết 1 vấn đề mới
nào đó trong thực tiễn.
Sản phẩm là các nguyên lý, giải pháp
(công nghệ, sản phẩm mới…)
Chưa được ứng dụng ngay mà phải
qua bước nghiên cứu phát triển.
II.3. Nghiên cứu phát triển
(development research)
Mang tính khả thi về kỹ thuật
Tông thường gồm 3 giai đoạn:
Tạo mẫu vật (trong phòng thí nghiệm)
Tạo công nghệ
Sản phẩm thử (áp dụng ngoài đồng ruộng)
Ví dụ: Nuôi cấy mô => công nghệ nuôi cấy
mô => trồng ngoài đồng ruộng
III. Phương pháp nghiên cứu khoa
học (methods of scientific research)
III.1. Phương pháp NCKH khoa học là gì?
III.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
III.3. Phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm
Bằng thí nghiệm
Bằng điều tra
III.1. Phương pháp nghiên cứu
khoa học là gì?
Phương pháp nghiên cứu khoa
học là cách nghiên cứu 1 cách hợp
lý nhất nhằm đạt được kết quả cao
nhất với chi phí ít nhất.
III.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Là nghiên cứu không có bất kỳ sự


quan sát hay thực nghiệm nào được
tiến hành.
Cơ sở của nghiên cứu lý thuyết là các
lý thuyết (tiên đề, định lý, định luật),
và tư liệu sẳn có.
III.3. Nghiên cứu thực nghiệm
Thông qua quan sát, điều tra thăm dò
và thí nghiệm để tìm hiểu bản chất
của sự vật/sự việc (mới)
Phương pháp điều tra (sẽ học kỹ ở
môn học PPTN 1, điều tra)
Phương pháp thí nghiệm (sẽ học kỹ ở
môn học PPTN 2, thí nghiệm)
IV. Các loại kết quả nghiên cứu
khoa học
Bài viết khoa học
Tổng luận khoa học
Công trình khoa học
Hết chương 1
Chương 2: Phương pháp, định hướng
và thiết kế quá trình nghiên cứu
I. Các cách tiếp cận
II. Định hướng quá trình/thiết kế nghiên
cứu
III. Các vấn đề liên quan đến thực hiện
nghiên cứu
IV. Trình tự thực hiện nghiên cứu khoa
học
I. Các cách tiếp cận
I.1. Nghiên cứu theo lối quy ước, truyền
thống (conventional research)
I.2. Nghiên cứu có sự tham gia
(participatory research)
I.3. Sự khác biệt giữa 2 cách tiếp cận
I.1. Nghiên cứu theo truyền thống
Nghiên cứu một chiều từ các chuyên
gia đến đối tượng nghiên cứu (không
quan tâm đến những người liên quan
I.2. Nghiên cứu có sự tham gia

Hai chiều: từ nhà nghiên cứu đến đối


tượng và từ những người liên quan
với đối tượng đến nhà nghiên cứu.
I.3. Sự khác biệt giữa 2 cách tiếp cận
(xem tài liệu trang 16)
Về mục đích
Về mục tiêu
Cách tiếp cận
Cách thực hiện
Phương pháp/kỹ thuật
Vai trò nhà nghiên cứu
Sở hữu kết quả nghiên cứu
Sản phẩm nghiên cứu
II. Định hướng quá trình nghiên cứu
II.1. Định hướng chủ đề (topic)
II.2. Định hướng thành phần
II.1. Định hướng chủ đề
(xem tài liệu trang 20-21)
Bước đầu tiên trong nghiên cứu
Lãnh vực quá rộng không giới hạn =>
gợi ý như sau:
Từ kinh nghiệm cá nhân
Từ ý tưởng phát sinh trên các tạp chí,
bài báo khoa học, TV, internet, ….
Từ vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn
đời sống hàng ngày.
Từ giá trị cá nhân/xã hội
II.2. Định hướng thành phần
(xem tài liệu trang 23)
Lựa chọn biến
Lựa chọn loại nghiên cứu
Lựa chọn kỹ thuật thu thập dữ liệu
Lựa chọn mẫu (số lượng, cách lấy mẫu
Lập kế hoạch (thu thập, xử lý, phân tích
Xem xét khía cạnh đạo đức
Kiểm tra phương pháp nghiên cứu (để
bảo đảm tính chính xác).
III. Các vấn đề liên quan đến thực hiện
nghiên cứu (xem tài liệu, chương 3)

III.1. Xác định vấn đề nghiên cứu


III.2. Xác định mục đích, mục tiêu
nghiên cứu
III.3. Phương pháp đo lường trong
nghiên cứu
III.4. Sự tin cậy và tính hiệu quả
III.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
III.1.1. Phát hiện vấn đề
III.1.2. Xác định ý tưởng
III.1.3. Xếp hạng vấn đề ưu tiên
III.1.1. Phát hiện vấn đề
Tổng kết tài liệu (tạp chí, luận văn,..)
Từ những nghiên cứu trước đó
Từ những bất đồng trong tranh luận
khoa học
Từ những vướng mắc, khó khăn
trong thực tế.
Lật ngược lại quan điểm thông
thường v.v…
III.1.2. Xác định ý tưởng nghiên cứu

Cụ thể hóa vấn đề (sau khi phát hiện


vấn đề cần nghiên cứu)
Có 3 loại ý tưởng
Ý tưởng về quy luật
Ý tưởng về giải pháp
Ý tưởng về hình mẫu
III.1.3. Xếp hạng ưu tiên trong
nghiên cứu
Tính cấp thiết
Tính mới lạ
Đóng góp cho sự phát triển địa phương
Tính khả thi
Phù hợp với chuyên môn của nhà nghiên
cứu
Tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu
Tính đạo đức
Chi phí và lợi ích
III.2. Xác định mục đích, mục tiêu
nghiên cứu
III.2.1. Mục đích là gì?
III.2.2. Mục tiêu là gì?
III.2.3. Đặc điểm của mục tiêu nghiên cứu
III.2.1. Mục đích là gì?

Là ý muốn sau cùng của nhà nghiên cứu


Nhằm vào việc gì?
Phục vụ cho cái gì?
III.2.2. Mục tiêu là gì?
Là những cái đích đến được các nhà
nghiên cứu vạch ra một cách cụ thể cần
đạt được để hoàn thành mục đích nghiên
cứu.
Việc xây dựng mục tiêu nhằm:
Tập trung nghiên cứu (tránh nghiên cứu tản
mạn, mông lung)
Xác định các dữ liệu cần thiết (tránh thu thập
dữ liệu dư thừa không cần thiết).
Tổ chức nghiên cứu hợp lý (việc gì, khi
nào,v.v….
III.2.3. Đặc điểm của mục tiêu
nghiên cứu
Diễn đạt phải rõ ràng, cụ thể, chính xác
(cái gì sẽ làm, khi nào, ở đâu, nhằm vào
mục đích gì?)
Phù hợp với khả năng người nghiên cứu
và thực tế từng địa phương
Dùng động từ hành động cụ thể để có thể
đánh giá được
ví dụ: so sánh, xác định, tính toán…
Không dùng động từ mập mờ: Ví dụ: Tìm
hiểu, Bước đầu, Nghiên cứu, ….
(xem tài liệu trang 36-37).
III.3. Phương pháp đo lường trong
nghiên cứu (xem tài liệu trang 38-44)
Phương pháp đo lường (measurement ways):
tùy thuộc và theo quy cách của từng
lãnh vực chuyên môn (sẽ học ở các môn
chuyên ngành)
Phương pháp lấy mẫu (sampling methods)
sẽ học ở PPTN1.
Nhằm mục đích đạt mức độ chính xác
cao của dữ liệu
III.4. Sự tin cậy và tính hiệu quả
Sự tin cậy (reliability): mức độ tin tưởng về
kết quả như nhau cho lần lập lại sau đó
(trong cùng điều kiện), được thể hiện bằng
đơn vị phần trăm (%)
Tính hiệu quả (validity): xét đến yếu tố tiết
kiệm chi phí, thời gian, tổ chức công việc
hợp lý và mang lại kết quả cao hơn.
Sự tin cậy và tính hiệu quả là trọng tâm
của đo lường trong nghiên cứu.
V. Trình tự nghiên cứu

V.1. Viết đề cương nghiên cứu (Chương 3)


V.2. Thu thập dữ liệu (chương 4)
V.3. Xử lý và phân tích dữ liệu (chương 5)
V.4. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
(chương 6).
Hết chương 2
Chương 3: Viết đề cương nghiên cứu
khoa học (xem tài liệu chương 7)

I. Cấu trúc đề cương nghiên cứu khoa học


II. Các bước xây dựng đề cương
III. Các lỗi nên tránh
IV. Rèn kỹ năng viết
I. Cấu trúc đề cương nghiên cứu
(xem tài liệu ở chương 7)
I.1. Đề tựa (topic)
I.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
I.3. Phương pháp nghiên cứu.
I.4. Kết quả (dành cho báo cáo)
I.5. Kết luận và đề nghị (báo cáo)
I.1. Đề tựa/tên đề tài (topic)
Có chiều sâu và hấp dẫn (nhưng không
mang tính quảng cáo)
Từ ngữ chính xác, rõ ràng (không bí hiểm,
khó hiểu) và gọn gàng đầy đủ ý nghĩa (không
dài dòng)
Thể hiện được nội dung trọng tâm và ý đồ
nghiên cứu.
Nêu rõ địa điểm (nơi chốn) và thời điểm
nghiên cứu
Ví dụ: Xác định mức độ ảnh hưởng của 5
mức phân đạm lên sinh trưởng phát triển và
năng suất Lúa vụ Đông xuân năm 2012 tại xã
A huyện B tỉnh C.
I.2. Mục đích & mục tiêu nghiên cứu
Mục đích: để trả lời câu hỏi tại sao
phải thực hiện đề tài này?
Mục tiêu: nhằm đạt được cái gì?
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cụ thể
Giả thiết nghiên cứu.
I.3. Phương pháp nghiên cứu
Những dữ liệu (data) nào cần có để trả lời
những mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu đó.
Phương pháp xử lý và phân tích những dữ
liệu này
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Lập kế hoạch hành động (ai, bao nhiêu
người, làm việc gì, ở đâu, khi nào…)
Ngân sách/ chi phí thực hiện
Quản lý đề tài
I.4. Kết quả (dành cho báo cáo)
Hình thức trình bày: hình ảnh minh
họa, bảng biểu, đồ thị.
Nội dung: trả lời các mục tiêu đưa ra
trong nội dung nghiên cứu.
Theo thống kê
Theo kinh tế
Theo sinh thái, môi trường, xã hội….
I.5. Kết luận & Đề nghị
(dành cho báo cáo)
Kết luận: lựa chọn cuối cùng của nhà
nghiên cứu (có lập luận dựa trên 1 cớ
sở lý luận khoa học)
Đề nghị/khuyến cáo:
Cần phải bổ sung thêm những việc gì để
hoàn thành/hoàn thiện kết quả
Dành cho đối tượng trực tiếp (nông dân)
Dành cho nhà khoa học (cán bộ kỹ thuật)
Dành cho cán bộ lãnh đạo
Dành cho những nhà nghiên cứu tiếp theo
sau.
Hết chương 3
Chương 4: Các phương pháp thu
thập dữ liệu (xem chương 4 & 5)
I. Phương pháp thu thập dữ liệu trong
nghiên cứu định tính
II. Phương pháp thu thập dữ liệu trong
nghiên cứu định lượng
I. Phương pháp thu thập dữ liệu
định tính (xem chương 4)
I.1. Các biến số trong nghiên cứu định tính
I.2. Các phương pháp nghiên cứu
I.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
I.4. Những vấn đề liên quan đến chất
lượng dữ liệu
I.1. Các biến số trong nghiên cứu
định tính
Biến số (variable) là gì? Là một đặc điểm của 1
người, 1 vật thể hoặc một hiện tượng mà chúng có
thể có những giá trị khác nhau.
Ví dụ: chiều cao, trọng lượng, độ ngọt của trái…
Các loại biến số: Có 2 loại:
Biến định tính (attribute variable): biến thể hiện qua phân
hạng. Ví dụ: Nam/nữ, giàu nghèo, màu sắc của trái.
Biến định lượng (measurable variable): thể hiện qua từng
giá trị con số cụ thể. Ví dụ: tuổi, chiều cao, trọng lượng
Cụ thể hóa các biến. Biến phải được chuyển hóa
thành các yếu tố cụ thể để đo lường, theo dõi.
Ví dụ: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi => cân
nặng, chiều cao, chu vi vòng ngực, vòng bụng …
I.2. Các phương pháp nghiên cứu

I.2.1. Nghiên cứu tại hiện trường (field


research), còn gọi là nghiên cứu có sự
tham gia (participatory research)
I.2.2. Nghiên cứu không can thiệp/ tác
động.
I.2.3.Nghiên cứu có can thiệp/tác động
I.2.1. Nghiên cứu tại hiện trường

Nhà nghiên cứu thực hiện công việc


của mình trực tiếp tại hiện trường (thí
nghiệm ngoài đồng, trong phòng) và
có thể có sự tham gia của những
người khác liên quan cho từng vấn đề
ở thời điểm hiện tại (phỏng vấn trực
tiếp)
I.2.2. Nghiên cứu không can thiệp

Nghiên cứu thăm dò (exploratory study)


Nghiên cứu mô tả (descriptive study)
Nghiên cứu so sánh (comparative study)
Nghiên cứu thăm dò

Thực hiện khi biết rất ít về thực trạng


hoạc 1 vấn đề
Nghiên cứu nhỏ, thời gian ngắn
Dùng để mô tả nhu cầu các đối tượng
khác nhau, giải thích sự khác biệt,
hoạc xác định nguyên nhân gây ra
vấn đề.
Nghiên cứu mô tả
Đưa ra 1 bức tranh toàn cảnh của 1
thực trạng nào đó.
Có thể thực hiện trên diện rộng hay
hẹp
Có thể kết hợp với nghiên cứu so
sánh để nghiên cứu sâu hơn, chi tiết
hơn. Do đó, có khi không thể phân
biệt giữa nghiên cứu mô tả và nghiên
cứu so sánh
Nghiên cứu so sánh

Thiết lập các nguyên nhân hoặc các


yếu tố nguy cơ cho 1 vấn đề nào đó
(bằng cách so sánh 2 hay nhiều
nhóm trong đó 1 nhóm có vấn đề, còn
những nhóm khác không có vấn đề).
I.2.3. Nghiên cứu can thiệp

Là nghiên cứu mà nhà nghiên cứu có


tác động đến đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: nghiên cứu ảnh hưởng của
việc tiêm chủng đến sức khỏe trẻ em.
Có 2 loại: nghiên cứu thực nghiệm
(sơ đồ 4.1 trang 51) và nghiên cứu
tương tự thực nghiệm (sơ đồ 4.2
trang 51).
I.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
(xem tài liệu từ trang 52 – 60)
Rất quan trọng trong nghiên cứu => không
chủ quan, đầy đủ, chính xác, trung thực.
Có 2 tình huống: trực tiếp và gián tiếp
Trực tiếp
Sử dụng thông tin có sẳn (tài liệu)
Phỏng vấn trực tiếp và quan sát
Thực nghiệm trên đối tượng
Trắc nghiệm trên đối tượng
Gián tiếp
Sử dụng bảng câu hỏi (phiếu điều tra)
Thảo luận/hội thảo
I.4. Những vấn đề liên quan đến
chất lượng dữ liệu
Ghi chép dữ liệu
Thiếu thông tin, không rõ ràng, chính xác,
phai mờ, thất lạc
Sai số trong thu thập thông tin
Phương pháp đo lường không chuẩn xác
Dụng cụ/đơn vị đo lường không chuẩn
xác, không đồng bộ (giạ, kg, chục….)
Câu hỏi mập mờ không rõ ràng
Phương pháp phỏng vấn không hiệu quả.
II. Phương pháp thu thập dữ liệu
định lượng
II.1. Biến (variable)
II.2. Các thang đo
II.3. Phương pháp nghiên cứu
II.4. Phương pháp thu thập số liệu
II.1. Biến (variable)
Là thông tin hay đặc điểm của từng trường
hợp, từng chủ thể. Ví dụ: chiều cao cây, số
rễ….
Biến định tính và biến định lượng
Biến định tính: không thể đo đếm mà biểu thị
dấu hiệu vế chất. Ví dụ: màu sắc của lá, bệnh
cây (có hoặc không)
Biến định lượng: có thể cân đo đong đếm. Ví
dụ: năng suất, trọng lượng trái
Biến rời rạc và biến liên tục
Biến rời rạc: đứt quãng, gấp khúc, có xác suất
Biến liên tục: đường cong liền nét, tiếp nhận tất
cả các giá trị
II.2. Các thang đo (scale)
II.2.1. Theo định danh (nominal): chỉ thể hiện
các nhóm phân loại chứ không có thứ bậc.
Ví dụ: cây có bệnh hay không có bệnh.
II.2.2. Theo thứ bậc (ordinal): hơn kém nhau
(có tính cách quy ước). Ví dụ: tốt, trung bình,
xấu.
II.2.3. Theo khoảng (interval): là thang thứ bậc
nhưng có khoảng cách đều nhau. Ví dụ: các
chiều cao cây ở các giá trị 2,4,6,8,…,k (m)
II.2.4. Theo tỉ lệ (ratio): cũng là thang đo nhưng
có giá trị 0 làm gốc. Ví dụ: tỉ lệ bệnh: 0,10,
25, 50,75%....
Mục đích của thang đo là để lượng hóa biến
II.3. Các phương pháp nghiên cứu

II.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm bằng thí


nghiệm (sẽ học chi tiết ở PPTN2)
II.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm bằng
điều tra (sẽ học ở PPTN1)
II.4. Phương pháp thu thập dữ liệu

Sử dụng tài liệu có sẳn


Điều tra (PPTN1)
Làm thí nghiệm (PPTN2)
Hết chương 4
Chương 5: Xử lý và phân tích dữ
liệu (xem chương 6)
I. Xử lý dữ liệu
II. Xây dựng cơ sở dữ liệu
III. Phân tích dữ liệu định tính
IV. Phân tích dữ liệu định lượng.
I. Xử lý dữ liệu (data cleaning)
(chung cho định tính và định lượng)
Hiệu chỉnh đầy đủ và đúng chính xác
các số liệu thu thập
Tính toán lại các đơn vị đo lường
thông dụng/phổ biến.
Sắp xếp phù hợp với định dạng phần
mềm và câu trả lời cho mục tiêu đề ra.
Mã hóa để thuận tiện trong phân tích.
II. Lập cơ sở dữ liệu (database)
Chọn chương trình máy tính phù hợp
Ví dụ: Excel, MSTATC, SPSS…..
Nhập dữ liệu: Nhập theo cấu trúc của
phần mềm máy tính yêu cầu và sau
khi đã mã hóa.
Kiểm tra dữ liệu: Khi nhập dữ liệu có
thể có lỗi=> kiểm tra để đảm bảo dữ
liệu đã được nhập chính xác, đầy đủ.
III. Phân tích dữ liệu định tính

Có nhiều công cụ phân tích dữ liệu


định tính (xem tài liệu trang 100). Tuy
nhiên, chủ yếu thường là:
Sơ đồ 2 mảng: 2 cột trái ngược nhau
SWOT : ma trận 2 hàng 2 cột
(Strength, điểm mạnh, Weakness ,
điểm yếu, Opportunity, cơ hội, Threat,
thách thức):
IV. Phân tích dữ liệu định lượng
Tính các giá trị đặc trưng của mẫu
Lập bảng biểu thể hiện sự biến động của
các giá trị.
Lập đồ thị: thể hiện mức thay đổi các giá
trị
Phân tích thống kê:
ANOVA và trắc nghiệm phân hạng.
Tương quan/hồi quy
Kiểm tra giả thuyết thống kê
So sánh giữa các mẫu (T-test/F-test)
Đánh giá tính độc lập (Chi square)
Hết chương 5
Chương 6: Viết báo cáo kết quả
nghiên cứu khoa học
I. Viết tóm tắt kết quả
II. Viết chuyên khảo
III. Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
IV. Viết khóa luận tốt nghiệp
I. Viết tóm tắt kết quả (summary)

Là phiên bản ngắn gọn (< 1 trang) của


nghiên cứu, giúp độc giả nắm bắt
những điểm chủ yếu/quan trọng của 1
báo cáo kết quả nghiên cứu.
Thông thường tóm tắt kết quả được
đặt ở đầu tài liệu viết.
Nội dung gồm: tựa đề - mục tiêu chính
của đề tài – phương pháp nghiên cứu
– kết quả - kết luận chung.
II. Viết chuyên khảo
(xem tài liệu trang 121-123)
III. Viết báo cáo kết quả thí nghiệm

(xem tài liệu trang 123-125)


IV. Viết khóa luận tốt nghiệp
(xem tài liệu trang 125-128)
(xem các khóa luận mẫu). Thường bao gồm
Cấu trúc:
Phần mở đầu (trang tựa đề, trang ghi ơn, lời nói đầu,
mục lục, danh sách các chữ viết tắt, danh sách các
bảng, danh sách các hình)
Phần bài chính: Đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, phương
pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận, kết luận và đề
nghị
Phần phụ đính: Tài liệu tham khảo, phụ lục.
Nội dung: Phải được trình bày 1 cách rõ ràng,
mạch lạc, đầy đủ. Phải theo tiêu chuẩn chung.
Thuật ngữ sử dụng thống nhất. Dẫn chứng cụ thể
Hình thức: theo đúng định dạng yêu cầu của từng
khoa/trường. Trình bày sạch sẽ, không có nhiều
lỡi chính tả.
Hết chương 6
The end

You might also like