You are on page 1of 77

KIỂM TRA MÁU

CHỨC NĂNG CỦA MÁU


1. Hô hấp: hemoglobin và chất kiềm của huyết
tương chuyên chở O2 và CO2
từ phế nang các tế bào
2. Dinh dưỡng: vận chuyển glucose, acid amin,
acid béo, vitamine… từ nhung mao ruột non
tới tổ chức tế bào.
3. Đào thải: chuyển cặn bã từ sự chuyển hóa ở
tế bào đến cơ quan bài tiết: thận, phổi, ruột,
tuyến mồ hôi…
4. Điều hòa hoạt động các cơ quan:
hormone các tuyến nội tiết.
5. Điều hòa thân nhiệt
Bốc hơi chống nóng
Truyền nhiệt chống lạnh
6. Bảo vệ
Bạch cầu thực bào
Kháng thể, kháng độc tố, tiêu độc tố
THÀNH PHẦN CỦA MÁU
Huyết thanh
Huyết tương
Fibrinogen

Máu

Hồng cầu
Huyết cầu Bạch cầu
Tiểu cầu
PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU
A. VỊ TRÍ
Trâu, bò, ngựa, dê, cừu: tĩnh mạch cổ
Heo: - Heo lớn: tĩnh mạch tai
- Heo nhỏ: xoang tĩnh mạch cổ
Loài ăn thịt: tĩnh mạch chân
Gia cầm: - Gia cầm non: tim
- Gia cầm lớn: tĩnh mạch cánh
• Chú ý: lấy máu lúc sang sớm khi thú chưa
ăn, chưa vận động
B. THAO TÁC
1. Dụng cụ
Ống tiêm bông gòn
Kim tiêm cồn
Dụng cụ đựng máu
Lấy máu có chất kháng đông
Kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…
2. Lấy máu có chất kháng đông
Kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…
Chất kháng đông
- EDTA: 1mg/ml máu
- Heparine: 0,75mg/ml máu
- Natri citrate: 2mg/ml
- Amon oxalate: 1,2g
- Kali oxalate: 0,8g 0,25ml/5ml
máu
- Nước cất: 100ml
Lấy trực tiếp làm phết kính
Lấy huyết thanh
Lưu ý:
• Tránh làm vỡ hồng cầu
• Để nghiêng ống nghiệm dễ lấy thanh
• Tỷ lệ huyết thanh/ máu là 1/3
NỘI DUNG KIỂM TRA MÁU
LÝ TÍNH
• Màu sắc
• Thời gian chảy máu và tốc độ máu đông
• Độ vón
• Độ nhớt
• Tỷ trọng
• Tốc độ huyết trầm
• Sức đề kháng của hồng cầu
HÓA TÍNH
 Huyết sắc tố
 Độ dự trữ kiềm
 Bilirubin trong huyết thanh
 Đường huyết
 Định lượng creatinine trong máu
 Định lượng đạm ngoài protid
 Định lượng urê trong máu
 Định lượng cholesterol trong máu
 Protein huyết thanh
 Định lượng tiền sợi huyết fibrinogen
 Định lượng calcium huyết thanh
 Định lượng phosphor vô cơ huyết thanh
KIỂM TRA HUYẾT CẦU
• Số lượng hồng cầu
• Hình thái hồng cầu
• Số lượng bạch cầu
• Công thức bạch cầu
• Hình thái bạch cầu
• Số lượng tiểu cầu
KIỂM TRA VI SINH
KIỂM TRA KÝ SINH TRÙNG MÁU
KIỂM TRA PHẢN ỨNG HUYẾT THANH
HỌC
KIỂM TRA LÝ TÍNH
MÀU SẮC
Cho máu vào ống nghiệm đưa ra ánh sang quan
sát
Bình thường: hồng tươi, không trong suốt
Màu máu phụ thuộc hàm lượng Hp, CO2, số
lượng hồng cầu, bạch cầu
- Thiếu máu: nhạt
- Máu trắng: màu sữa
- Rối loạn tuần hoàn, hô hấp: đen sẫm
Huyết thanh
- Thú khỏe: vàng nhạt
- Hoàng đản: vàng sẫm
- Dung huyết: hồng
THỜI GIAN MÁU CHẢY VÀ TỐC
ĐỘ MÁU ĐÔNG
Nhỏ một giọt máu lên phiến kính sạch,
khô. Cứ 30giây dùng đầu kim vạch lên giọt
máu nếu thấy những sợi huyết nhỏ đó là
thời gian đông máu
 Thời gian đông máu
Bình thường ngựa 8-10 phút
Chó, trâu bò 5-6 phút
Ví dụ: - Thiếu máu, viêm thận: tăng (lâu)
- Viêm phổi thùy: giảm (nhanh)
 Thời gian máu chảy
Lấy kim nhỏ chích ở tĩnh mạch tai, cứ
30giây dùng giấy thấm một lần đến khi
máu ngưng chảy
Ngựa: 2-3 phút
Tiểu cầu giảm thời gian máu chảy
kéo dài
ĐỘ VÓN CỦA NƯỚC
Cho 10ml máu vào ống nghiệm sạch có
đường kính 13 -17 mm ở nhiệt độ 15 – 18
oC khoảng một giờ rồi quan sát. Ghi nhận
lúc bắt đầu vón ch đến khi vón hoàn toàn.
Ví dụ: trâu bò chậm hơn ngựa
Tiểu cầu và thành phần hóa học của máu
quy định tốc độ vón của máu
Trong bệnh ký sinh trùng máu: khó đông
ĐỘ NHỐT CỦA MÁU
• Là chỉ số ma sát của bản thân nó lúc máu
chảy trong ống nhỏ ở nhiệt độ và áp lực
nhất định
• Tốc độ máu chảy tỷ lệ nghịch với độ nhớt
 Cách đo: cho máu và nước cùng chảy
trong hai ống nghiệm giống nhau và cùng
thời gian và so sánh tốc độ.
Độ nhớt của máu phụ thuộc vào số lượng
huyết cầu, hàm lượng protein và các muối
trong huyết tương
 Tăng: viêm phổi, viêm màng phổi, viêm
màng bụng, những bệnh gây mất nước
 Giảm: thiếu máu, suy dinh dưỡng
TỶ TRỌNG
Phụ thuộc lượng hồng cầu, Hb và các thành
phần trong huyết thanh
 Phương pháp đo:
Dùng dung dịch CuSO4 pha với tỷ trọng
biết trước khác nhau từ 1,016 – 1,076.
sau đó, cho một giọt máu có chất kháng
đông vào. Ống nào có giọt máu lơ lững thì
đó là tỷ trọng của máu
 Bình thường
- Trâu bò 1,050
- Heo 1,051
- Chó 1,050
 Tỷ trọng máu tăng gặp trong những bệnh làm
máu đặc lại: tiêu chảy, nôn mửa, đa niệu, viêm
tiết nhiều dịch thẩm xuất, thú uống ít nước…
 Tỷ trọng giảm: các bệnh thiếu máu, hoàng đản
do dung huyết
TỐC ĐỘ HUYẾT TRẦM
Là tốc độ lắng của hồng cầu trong huyết
tương
Hồng cầu ghép thành chuỗi

Hai giai đoạn

Giai đoạn lắng


• Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lắng
 Số lượng hồng cầu: ít lắng nhanh
 Quá ít: chậm vì khó kết
 Hình thái hồng cầu không đều
khó kết chuỗi
 Tỷ trọng hồng cầu: lớn nhanh
 Huyết tương
 Fibrinogen trong huyết tương càng nhiều
lắng nhanh
Bệnh gan giảm fibrinogen lắng
chậm
Tỷ lệ A-/G+:
Albumine tăng hồng cầu khó kết chuỗi
Globulin tăng dễ kết bệnh
kháng thể tăng (globulin tăng) tốc độ
lắng nhanh
 Nhiệt độ phòng thí nghiệm có ảnh hưởng
đến: lạnh tốc độ lắng chậm hơn
 Ý nghĩa chẩn đoán
 Tốc độ lắng nhanh: bệnh truyền nhiễm,
bệnh gây sốt
 Bệnh tốc độ lắng tăng, nếu thú hồi
phục thì tốc độ lắng giảm dần xuống
 Tốc độ lắng giảm: bệnh làm máu đặc,
hoàng đản, do tiêu huyết…
SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA HỒNG
CẦU
• Nồng độ muối NaCl
0,85% : hồng cầu không thay đổi
> 0,85% hồng cầu teo lại
< 0,85% hồng cầu trương to
Cho một giọt máu vào 200ml dung dịch nước
muối đã pha sẵn có nồng độ 0,3- 0,7, trộn đều,
để yên 15- 20 phút, ly tâm
Nếu ống nào hồng cầu bắt đầu vỡ: màu vàng và
có hồng cầu ở đáy: sức đề kháng của hồng cầu
tối thiểu.
Ống máu vỡ hoàn toàn, đầu tiên dung dịch có
màu đỏ, không có hồng cầu ở đáy: sức đề
kháng của hồng cầu tối đa.
 Ý nghĩa
• Để xem chức năngcơ quan tạo máu còn hoạt động tốt
không vì:
• Hồng cầu non dễ bị phá vỡ ở nồng độ muối thấp còn
hồng cầu già thì màng bơm thẩm thấu ổn định hơn
• Sức đề kháng hồng cầu thấp: chứng tỏ cơ quan tạo
máu tốt và ngược lại. tuy nhiên sức đề kháng còn phụ
thuộc nồng độ các loại muối trong máu, trạng thái
màng hồng cầu nhất là các loại mỡ.
- Sức đề kháng thấp: bệnh gây dung huyết, thiếu
máu.
- Sức đề kháng cao: suy tuỷ xương, phỏng, hoàng
đản do tắc ống dẫn mật
HÓA TÍNH MÁU
HUYẾT SẮC TỐ (HEMOGLOBIN)
• Phương pháp đo: dùng huyết sắc kế
Shali
• Nguyên tắc: cho HCl N/10 vào máu. HCl
+ Hb acid himatin có màu nâu
cho nước cất vào so với ống chuẩn
Hàm lượng Hb bình thường
Loài gia súc % Gram Hb/100ml máu
• Bò 65 11
• Trâu 49 8,3
• Dê 63 10,7
• Cừu 68 11,6
• Heo 67 10,2
• Chó 80 13,6
• Gà 75 12,7
 Ý nghĩa chẩn đoán
Hb phụ thuộc: tuổi, phái tính, giống, thức ăn,
điều kiện nuôi dưỡng
 Hb tăng: bệnh gây mất nước, máu đặc lại
Bệnh có quá trình thẩm xuất, thẩm lậu, xoắn
ruột, trúng độc cấp
 Hb giảm: thiếu máu
BILIRUBIN TRONG HUYẾT
THANH
Bình thường lượng sắc mật (bilirubin) trong
huyết thanh rất ít, nhất là bilirubin kết hợp
hầu như không có
Bilirubin nhiều trong 3 trường hợp bệnh sau
- Hoàng đản do tắc ống dẫn mật: bilirubin kết
hợp tăng => tổng số bilirubin tăng
- Hoàng đản do bệnh ở gan: bilirubin tự do và
bilirubin kết hợp đều tăng => bilirubin tổng số
tăng.
- Hoàng đản do những bệnh phá hồng cầu
hàng loạt bilirubin tự do trong huyết thanh tăng.
 Ý nghĩa chẩn đoán
Để phân biệt chẩn đoán bệnh hoàng đản
ĐƯỜNG HUYẾT
Glucid vào cơ thể và tồn tại chủ yếu ở dạng
đường glucose ở trong máu hoặc dự trữ
dưới dạng glycogen ởtrong gan.
Hàm lượng đường glucose trong máu (theo
somogyi)
Bò 40 – 70 mg%
Ngựa 55 – 95 mg%
Cừu 35 – 60 mg%
Heo 45- 75 mg%
Chó 60 – 80 mg%
Thỏ 75 – 95 mg%
Gà 80 - 140 mg%
 Đường huyết tăng (hyperglycemia)
- Trúng độc toan tính, bại liệt sau sanh, viêm
thận, gia súc mang thai.
- Cường năng tuyến giáp trạng, tuyến
thượng thận
- Thiếu insulin
 Đường huyết giảm (hyperglycemia)
- Do sinh lý: gia súc cho sữa, đói hay làm
việc quá nặng.
- Do bệnh: trúng độc, viêm gan, thiếu máu
nặng, viêm thận mãn. Nhược năng giáp
trạng.
ĐỊNH LƯỢNG CREATININ
TRONG MÁU
Creatinin thường được bài tiết qua thận.
trong trường hợp thận bị viêm hoặc
đường dẫn tiểu bị tắc thì creatinin tích lại
trong cơ thể => lượng creatinin trong máu
tăng
ĐỊNH LƯỢNG ĐẠM NGOÀI
PROTID – URÊ
Đạm ngoài protid gồm: urê, acid uric,
creatinin, ammoniac chiếm khoảng 1- 2%
lượng đạm trong máu động vật.
 Ý nghĩa chẩn đoán
Đạm ngoài protid là sản vật của quá trình
trao đổi chất đạm (protid) và thải ra chủ
yếu qua thận => sự phân giải protid tăng
hay chức năng bìa tiết thận bị trở ngại
=>đạm ngoài protid trong máu tăng. Chủ
yếu là urê (trên ½).
- Urê tạo thành ở gan
+ Đạm ngoài protid tăng: viêm thận cấp và
mãn tính, trúng độc urê, bí tiểu, trúng độc
kim loại, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng,
phỏng nặng, chức năng tuyến thượng
thận rối loạn.
+ Đạm ngoài protid giảm: hoàng đản do xơ
gan, viêm gan do trúng độc. gan bị tổn
thương nặng => urê trong máu giảm rõ.
ĐỊNH LƯỢNG CHOLESTEROL
TRONG MÁU
- Trong cơ thể: cholesterol có nhiều trong tổ chức
thần kinh và não
- Cholesterol trong máu có 2 dạng: Tự do và Ester
- Gan có vai trò quan trọng trong việc trao đổi và
điều hòa lượng cholesterol trong máu.
- Cholesterol được tổng hợp ở vỏ não, bắp thịt,
phổi và vỏ thượng thận
- Cholesterol còn có nguồn gốc từ thức ăn
- Cholesterol thải chủ yếu qua đường mật
 Ý nghĩa chẩn đoán
Phản ánh tình trạng trao đổi lipid:
 Tăng: tiểu đường, bệnh thận, tắc ống dẫn
mật, viêm xơ khớp xương.
 Giảm: thiếu máu do dung huyết, suy dinh
dưỡng, cường năng tuyến giáp. Bệnh gan
dẫn đến cholesterol ester giảm do nó
được tổng hợp từ cholesterol và acid béo
ở gan.
Tắc ống dẫn mật: cholesterol tổng số tăng
Cholesterol ester
Hệ số bình thường
Cholesterol tổng số
Bệnh ở gan: cholesterol tổng số thấp hay bình
thường
Cholesterol ester
Hệ số thấp hơn bình thường
Cholesterol tổng số
Thú bệnh mà lượng cholesterol ester giảm dần
=> tiên lượng xấu
PROTEIN HUYẾT THANH
• Phương pháp
• Dùng khúc xạ kế
• Điện di trên giấy
• Máy phân tích
 Ý nghĩa chẩn đoán
 Protein huyết thanh thấp: dinh dưỡng kém, đói
lâu ngày
- Bệnh mãn tính đường tiêu hóa
- Bệnh gan
- Trúng độc
- Quá trình viêm trong cơ thể
- Cơ thể mất nhiều albumin
- Xuất huyết nặng, phỏng nặng
- Tích nước xoang ngực, xoang bụng
 Protein huyết thanh tăng:
- Do huyết tương cô đặc: cơ thể mất hay
thiếu nước
- Bệnh globulin tăng A/G
thay đổi
- Viêm cấp thường albumin giảm, globulin
tăng
- Bệnh viêm mãn tính thường albumin giảm,
globulin tăng
ĐỊNH LƯỢNG CALCIUMHUYẾT
THANH
- Tình trạng ruột, độ pH ruột ảnh hưởng sự
hấp thu Ca.
- Vitamine D
- Hormone parathyrocaltonin
• Tăng:
- Cường năng phó giáp trạng
- Ung thư xương
- Cung nhiều vitamin D
- Chiếu tia tử ngoại
• Giảm:
- Bại liệt sau khi sanh
- Thiếu máu
- Máu trắng
- Viêm thận
- Nhược năng phó giáp
ĐỊNH LƯỢNG PHOSPHO VÔ CƠ
TRONG HUYẾT THANH
• Tăng:
- Bệnh thận
- Nhược năng phó giáp
- Máu trắng
- Cung nhiều vitamin D
• Giảm: còi xương, mềm xương
KIỂM TRA HUYẾT CẦU
SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU (triệu/mm3)
Bò 6 (4,5 – 7,5)
Trâu 6 (3,2- 8,7)
Heo 5,7 (3,4 – 7,9)
Chó 6,5 (5,6 – 6,4)
Gà 3,5 (2,5 – 5)
• Tăng: mất nước
• Giảm: thiếu máu, hồng cầu vỡ, ký sinh
trùng máu, trúng độc …
SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU (ngàn/mm3)
Bò 8 (6,6 – 9,3)
Trâu 8,8 (8,5 – 12,1)
Heo 14,8 (6,7 – 22,9)
Chó 9 (6 – 12)
Gà 30 (9 – 51)
• Tăng: ung thư máu, nhiễm do vi trùng,
trúng độc
• Giảm: do virus, trúng độc do hóa chất,
thiếu máu ác tính…
HÌNH THÁI HỒNG CẦU
- Nhuộm wright – Giemsa
- Nhuộm xanh methylene
- Loài hữu nhũ: hình đĩa, ở giữa bắt màu
nhạt
- Gia cầm: hồng cầu có nhân
BỆNH LÝ
Bắt màu khác thường
1. Hồng cầu đa sắc : màu xanh đỏ lẫn lộn (tính kiềm –
acid)
Hồng cầu non do tủy xương bị kích thích
2. Hồng cầu bắt màu quá nhạt:
Thấy vòng ngoài, vòng trong rất nhạt
Tế bào hồng cầu mỏng, Hb ít
Thiếu máu do suy dinh dưỡng, thiếu Fe, B6
3. Hồng cầu bắt màu quá đậm: hồng cầu to
Bệnh thiếu máu do nhiều hồng cầu bị phá, số còn
lại hấp thu Hb
HÌNH DẠNG KHÁC THƯỜNG
Hồng cầu to nhỏ không đều
- Bình thường d = 0,5 - 1µ
- Bệnh lý: Nhỏ d = 0,2 – 04 µ
Lớn d = 2- 8 µ hay lớn hơn
Do chức năng tạo máu của tủy xương bị rối
loạn: suy dinh dưỡng, suy tủy xương
2. Hồng cầu dị hình
- Hình bầu dục, hạt đậu, quả lê, sao, lá cây,
lưỡi liềm. Rìa không đều
- Do thiếu máu nặng
CẤU TẠO KHÁC THƯỜNG
1. Hồng cầu có hạt (bên trong)
Tủy xương bị kích thích, thiếu máu
2. Hồng cầu có thể Toly
Hạt nhỏ tròn hay hình trứng trong nguyên
sinh chất nhuộm màu đỏ:1 – nhiều cái
Thiếu máu, cắt lách
3. Vòng Cabot
- Hình số 8, trứng, vòng, 2 vòng móng ngựa,…trong
nguyên sinh chất bắt màu đỏ tím
- Do nhân hồng cầu bị vỡ
- Gặp khi thú thiếu máu
3. Hồng cầu có hạt ái kiềm
- Hạt bắt màu tím, xanh to nhỏ không đều bám trên
mặt hồng cầu
- Suy tủy nặng, trúng độc, bại huyết.
5. Hồng cầu có nhân
- Chó, thỏ, chuột: bình thường có một ít
- Đây là hồng cầu non
- Gặp khi gia súc thiếu máu nặng
HÌNH THÁI BẠCH CẦU
BẠCH CẦU CÓ HẠT
- Bạch cầu ưa acid (hạt ái toan)
- Bạch cầu ưa kiềm (hạt ái kiềm)
- Bạch cầu trung tính: bắt màu trung tính
+ Tủy cầu: 10- 13 µ, có ở mạch máu ngoại vi khi gia
súc thiếu máu nặng
+ Ấu cầu: 12 - 22 µ, máu ngoại vi có ít
+ Tăng khi thiếu máu, nhiễm trùng cấp
+ Bạch cầu ái trunh nhân gậy: 10 - 14 µ. Nhân gậy,
chữ S, hình móng ngựa.
+ Bạch cầu ái trung nhân đốt: 10 - 15 µ. Nhân
phân làm nhiều thùy.
BẠCH CẦU KHÔNG HẠT
Lâm ba cầu (lymphocyte)
- Nhỏ
- Trung bình
- To
Bạch cầu đơn nhân (monocyte)
- To nhất trong các loại bạch cầu: 12 - 20 µ
CÔNG THỨC BẠCH CẦU
Là tỷ lệ phần trăm giữa các loại bạch cầu
• Cách xác định
Phiết kính nhuộm đếm 100
bạch cầu => % mỗi loại
BC Ái Ái Lâm Đơn
kiềm toan Ái trung ba nhân
(%) (%) (%) (%)
TỦy Ấu Nhân Nhân Tổng
cầu cầu gậy đốt số

Loài

Bò 0,7 7 0 0 6 25 31 54,3 7

Heo 1,2 3 0 2,1 4 40 46,1 47,6 2,1

Chó 0,5 6 0 0 4 55 59 31 3,5


• Sự thay đổi công thức bạch cầu
Khi đánh giá phải kết hợp với số lượng bạch
cầu
- Đối với bệnh nhiễm khuẩn
1.Giai đoạn khởi phát
- Tổng số bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng.
Có hiện tượng nghiêng trái
- Bạch cầu ái toan, lâm ba cầu và bạch cầu đơn
nhân giảm.
2. Giai đoạn bệnh chuyền biến tốt
- Tổng số bạch cầu giảm về bình thường dần, %
bạch cầu trung tính giảm, bớt nghiêng trái.
- Bạch cầu ái toan xuất hiện, lâm ba cầu tăng và
bạch cầu đơn nhân tăng nhiều.
3. Giai đoạn hồi phục đến khỏi bệnh
- Tổng số bạch cầu giảm về bình thường dần, bạch
cầu trung tính giảm rõ, không còn nghiêng trái.
- Bạch cầu ái toan và đơn nhân tăng, lâm ba cầu
tăng rõ
NHỮNG THAY ĐỔI BẠCH CẦU
1. Bạch cầu trunh tính
 Tăng
Viêm bệnh truyền nhiễm cấp do vi khuẩn gây ra
Có hiện tượng nghieng trái
 Giảm
Bệnh do virus
Suy tủy
Giai đoạn bệnh hồi phục (% giảm)
2. Bạch cầu ưa acid thay đổi
 Tăng
Bệnh ký sinh trùng, nhất là bệnh ký sinh trùng
ngoài da
Leucosis (ung thư bạch cầu)
Dị ứng
Dùng nhiều kháng sinh
Trúng độc
Thời kỳ bệnh hồi phục
 Giảm
Bệnh truyền nhiễm cấp
Có khi giảm bằng 0%
3. Bạch cầu ái kiềm thay đổi
 Tăng
Leucosis
Ký sinh trùng
 Giảm
Không có ý nghĩa
Bình thường có thể bằng 0%
=> giá trị trong chẩn đoán không cao
4. Lâm ba cầu
 Tăng
Bệnh mãn tính nhất là bệnh truyền nhiễm
Thời kỳ bệnh hồi phục
 Giảm
Các bệnh làm bạch cầu trung tính tăng
Nếu bệnh mà tổng số bạch cầu giảm, lâm ba
giảm => tiên lượng xấu
Nếu bệnh mà số lượng bạch cầu tăng, bạch
cầu đơn nhân tăng, lâm ba cầu tăng còn bạch
cầu trung tính giảm => tiên lượng tốt.
Bạch cầu đơn nhân thay đổi
 Tăng
Bệnh truyền nhiễm mãn
Ký sing trùng đường máu
Thời kỳ bệnh chuyển biến tốt
 Giảm
Có khi bằng 0%
Bại huyết cấp
Bệnh truyền nhiễm => bạch cầu trung tính tăng.
Nếu bạchcầu đơn nhân mất thời gian dài => tiên
lượng xấu
 Khi đáng giá cần kết hợp với diễn biến
của bệnh trên lâm sàng và các chẩn đoán
cận lâm sàng khác nếu có.

You might also like