You are on page 1of 47

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG


NÔNG SẢN THÉ GIỚI

1
Nội dung
1.1. Bản chất và đặc điểm thị trường nông sản thế
giới
1.2. Thương mại toàn cầu và Thỏa thuận về Nông
nghiệp (AoA) trong hội nhập
1.3. Tổng quan chung thị trường nông sản thế giới
1.4. Việt Nam trong thị trường nông sản thế giới
1.5. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên
cứu môn học

2
1.1. Bản chất và đặc điểm thị trường nông
sản thế giới (TTNSTG)

1.1.1. Bản chất


 Thị trường nông sản thế giới bao gồm cung thị trường - Supply (các QG
sản xuất), cầu thị trường - Demand (các QG nhập khẩu và tiêu dùng), sự
trao đổi/ thương mại - Trading và giá cả - Prices xuất, nhập khẩu hàng
nông sản giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới
 Thương mại quốc tế hàng nông sản là việc trao đổi nông sản hàng hóa
giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại
lợi ích cho các bên.
 Trước đây, TMQT thường được điều chỉnh bằng các hiệp định thương
mại song phương giữa hai quốc gia. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai
, các hiệp định thương mại đa phương như GATT và WTO đã cố gắng
xây dựng một cơ chế thương mại quốc tế có sự thống nhất điều chỉnh
trên phạm vi toàn cầu.
3
1.1. Bản chất và đặc điểm TTNSTG

1.1.2. Đặc điểm của thị trường nông sản thế giới
 Sự phát triển của TTNSTG gắn bó mật thiết với sự gia tăng dân
số toàn cầu và thu nhập bình quân đầu người.
 Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản ngày
càng đa dạng và nâng cao
 Giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới luôn
dao động ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên
 TTNSTG chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch
mang tầm quốc tế

4
1.2. Thương mại toàn cầu và các hiệp định
TM toàn cầu về hàng nông sản (AoA)

1.2.1. Khái quát lịch sử phát triển TMQT hàng nông sản
 NN được coi là phần không thể thiếu được trong hệ thống mậu

dịch đa phương được thiết lập sau CTTG thứ 2 nhưng thực tế lĩnh
vực NN chưa từng phải chịu sự điều chỉnh của các quy tắc hay
điều luật chặt chẽ
 Chỉ khi WTO được thành lập vào năm 1995, lĩnh vực NN mới

thực sự chịu sự điều chỉnh của các luật lệ thương mại chặt chẽ.
 Nhưng về cơ bản TTNSTG vẫn được bảo hộ cao bởi nhiều tầng

lớp hàng rào thuế quan và phi thuế quan dày đặc. Sự cạnh tranh
trên thị trường nông sản tuy ngày càng khắc nghiệt, nhưng lại bị
bóp méo mà tại đó những quy luật của kinh tế thị trường nhiều
khi không có hiệu lực.

5
Tím hiểu về WTO
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được
thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu
tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi
Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và
là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch
vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Các thành viên trong WTO: Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên. Thành viên
của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại
thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
Nhiệm vụ của WTO: WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
• Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả
những cam kết trong tương lai, nếu có);
• Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do
hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
• Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
• Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên. 6
1.2.2. Nội dụng cơ bản của Thỏa thuận về
Nông nghiệp trong hội nhập (AoA)
 Trước WTO (1995):
• Các cuộc đàm phán TMQT về NN diễn ra khá phức tạp và
ít có kết quả
 Trước VĐP Kenedy (1964-1967), Đức và các nước châu Âu khác
đã đóng cửa bất ngờ thị trường thịt gà, gây ra cuộc tranh chấp TM
giữa Mỹ và EEC. Do vậy kết quả VĐP này về NN là không đáng kể.
 VĐP Tô-ky-ô (1973-1979) là về NN, nhưng cuối cùng thất bại.
Những vấn đề cơ bản như sản xuất quá mức trong nước; trợ cấp
xuất khẩu; các hạn chế nhập khẩu; các hạn chế thương mại khá
đặc trưng cho nông nghiệp đều chưa được giải quyết.
 Tại cuộc họp bộ trưởng các nước thành viên GATT (1982) đã thoả
thuận chương trình làm việc nhằm xem xét tất cả các vấn đề ảnh
hưởng tới thương mại, mở cửa thị trường, cạnh tranh, trợ cấp
nông nghiệp.
7
1.2.2. Nội dụng cơ bản của Thỏa thuận
về Nông nghiệp trong hội nhập (AoA)
 Tại VĐP Urugoay (1986), đàm phán về NN vẫn là chủ đề khó khăn
phức tạp nhất, nhưng tại đây một Thỏa thuận/Hiệp định về Nông
nghiệp (AoA) đã được ký kết với nội dung chủ yếu là:
 Cắt giảm 36% chi tiêu cho trợ cấp xuất khẩu và chia đều cho 6 năm đối
với các nước phát triển, 24% đối với các nước đang phát triển và chia
đều cho 10 năm;
 Giảm 21% lượng hàng xuất khẩu được trợ cấp trong 6 năm đối với các
nước phát triển; 14% trong 10 năm đối với các nước đang phát triển;
 Các khoản trợ cấp trong nước tính bằng lượng hỗ trợ tổng cộng phải
giảm 20% trong 6 năm, tính từ năm 1986 đến 1988 gọi là thời kỳ cơ sở;
 Các biện pháp phi thuế quan hiện có phải chuyển thành thuế quan và có
giới hạn trần, sau đó giảm bình quân 36% đều trong 6 năm; đối với các
nước đang phát triển thì mức giảm là 24% trong 10 năm.

8
1.2.2. Nội dụng cơ bản của Thỏa thuận
về Nông nghiệp trong hội nhập (AoA)
 Sau WTO (1995): Thỏa thuận/ Hiệp định về nông nghiệp
(AoA) nhằm:

Tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho TM lĩnh vực NN: 3 bước:
 Thứ nhất, các nước phải dỡ bỏ tất cả các rào cản phi thuế đối với việc
nhập khẩu các mặt hàng và sản phẩm NN. Các nước sẽ có quyền áp dụng
thuế xuất nhập khẩu để bảo vệ nông dân và sản xuất nông nghiệp của
mình.
 Thứ hai, khi thuế xuất nhập khẩu đã thay thế các biện pháp kiểm soát
nhập khẩu khác, các nước sẽ không được nâng mức thuế xuất nhập khẩu
lên quá mức "đã được giới hạn".
 Thứ ba, các mức thuế đã được giới hạn này sẽ được giảm theo trình tự.
Đối với các nước đang phát triển, giảm 24% trong vòng 10 năm; còn đối
với các nước phát triển thì mức giảm là 36% trong vòng 6 năm.
 Cắt giảm hỗ trợ đến với người sản xuất nông nghiệp nội địa
 Giảm các hình thức hỗ trợ xuất khẩu 9
Thảo luận

Theo bạn, xuất nhập khẩu hàng hóa và


đầu tư sẽ diễn ra như thế nào dựa trên
các thông số ở trang sau?

10
(1) Co dãn giá của cầu đối với một số
mặt hàng ở Mỹ

11
(1) Co dãn thu nhập của cầu đối với một số loại
thực phẩm ở một số nước trên thế giới
(xếp theo thứ tự GNP/người thấp dần)

12
1.3.Tổng quan chung về thị trường
nông sản thế giới
1.3.1. Tổng quan chung thị trường nông sản thế giới
- Thương mại nông nghiệp tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng ở các
nước đang phát triển
+ Tăng trưởng thương mại nông nghiệp hầu hết đến từ những nền kinh
tế mới nổi
+ Các nước Mỹ Latinh, đặc biệt Brazil cùng với Tây Âu sẽ trở thành hai
khu vực cung cấp mặt hàng nông sản quan trọng
+ Trung Đông, Châu Phi và Châu Á có mức tăng trưởng về tiêu thụ
lương thực và nhập khẩu nông sản mạnh nhất
+ Trung quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới - là một trong những
nước tiêu thụ và sản xuất lương thực lớn nhất thế giới
+ Australia, Canada, EU, New Zealand và Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu nông
sản truyền thống với các mặt hàng NS chế biến có giá trị gia tăng cao

13
Bảng 1.1 Thị phần xuất nhập khẩu nông sản của các nước OECD (35 nước)
% thị phần xuất nhập khẩu nông sản thế giới, trong 2003-12 và 2013-22
Xuất khẩu Nhập khẩu
Hàng nông sản Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
trong giai đoạn trong giai đoạn trong giai đoạn trong giai đoạn
2003-2012 2013-2022 2003-2012 2013-2022
Lúa mì 66,07 58,59 23,61 21,73
Gạo 12,98 10,33 14,46 13,82
Ngũ cốc thô 62,01 48,78 47,79 38,15
Hạt có dầu 50,30 46,27 38,79 26,75
Thực phẩm giàu chất đạm 16,54 16,99 62,84 53,19
Thịt bò 49,75 47,44 53,21 46,81
Thịt lợn 78,65 83,89 55,08 45,32
Thịt gia cầm 9,86 6,92 24,35 19,59
Thịt cừu 77,49 80,58 41,71 32,92
Hải sản 35,89 32,85 59,30 52,56
Bột cá 38,14 35,91 41,84 39,72
Dầu cá 49,52 57,71 90,63 79,85
Bơ 83,35 81,00 19,20 15,15
Phô mai 69,60 64,15 41,51 31,51
Sữa bột gầy 82,03 89,32 20,20 17,37
Sữa bột nguyên kem 69,91 74,56 5,59 2,41
Dầu thực vật 7,74 8,08 29,10 25,26
Đường 18,72 12,84 26,10 22,29
Bông 48,63 50,23 23,91 23,23
14
Hình 1.1: Xuất khẩu một số nông sản giai đoạn 2010-12
và 2022, triệu tấn

15
1.3.2. Thương mại một số nông sản chính

Hình 1.2: Thị phần về sản lượng lúa mì, ngũ cốc và lúa gạo năm 2022

16
Hình 1.3: Tỷ trọng % thị phần xuất khẩu dầu
thực vật của các nước năm 2022

17
Nhiên liệu sinh học
 Đến năm 2022, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Brazil khoảng 14,6 tỷ lít ethanol
được sản xuất từ mía đường, loại ethanol phù hợp với chiến dịch tăng
cường sử dụng nhiên liệu sinh học của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dự kiến xuất
khẩu gần 7 tỷ lít ethanol được sản xuất từ ngô; trong đó một lượng lớn
được xuất sang Brazil nhằm đáp ứng nhu cầu khi lượng xe hơi lưu
hành tại Brazil gia tăng.
 Argentina là nhà xuất khẩu chính dầu diesel sinh học, tiếp sau là
Indonesia. EU tiếp tục là nhà nhập khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất thế
giới, trong đó xăng ethanol từ Brazil và dầu diesel sinh học từ
Argentina.
 Argentina và Brazil giữ vững vị trí nhà xuất khẩu nhiên liệu sinh học lớn
nhất với kim ngạch liên tục tăng
 Brazil tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu đường và dự báo đến
năm 2022 chiếm hơn 50% tổng kim ngạch XK đường của thế giới, Một
số nước xuất khẩu đường lớn khác là Thái Lan, Australia và Mexico.
18
Bông
 Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất thế
giới. Kế đến có Bangladesh. Thổ Nhĩ Kỳ,
Việt Nam và Pakistan.
 Hoa Kỳ dẫn đầu xuất khẩu bông + những
nước kém phát triển ở khu vực cận Sahara
Châu phi có kim ngạch xuất khẩu tăng
115%.

19
Các sản phẩm từ sữa
 Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tăng nhanh tại nhiều nước đang phát
triển do sự xâm nhập của thói quen của phương Tây
 Hoa Kỳ, EU, New Zealand, Australa và Argentina chiếm phần lớn
trong tăng trưởng của các sản phẩm trên. Đến năm 2022, xuất khẩu
các sản phẩm từ sữa của Hoa Kỳ bao gồm bơ, phô mai, sữa bột gầy
và bột nước sữa dự kiến tăng lần lượt trên 55% so với 2010-12
 Nga đứng đầu về nhập khẩu phô mai, mặc dù Trung Quốc và Hy Lạp
là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
 EU giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu phô mai,, nhưng Hoa Kỳ và
New Zealand đang dần có thêm được thị phần.
 New Zealand tiếp tục chiếm lĩnh thị trường sữa bột nguyên kem thế
giới, với hơn 56% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
 Trong 10 năm tới, nhập khẩu sữa bột gầy tiếp tục tăng, chủ yếu tại
các nước Châu Á, đứng đầu là Trung Quốc và Indonesia.
20
Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm
từ sữa theo vùng và theo nhóm sảnphẩm năm 2022 so
với 2010-12

21
Thịt
Hình 1.5: Xuất khẩu sản phẩm từ gia súc và hải sản
giai đoạn 2010-12 và 2022, đơn vị: triệu tấn

22
Hình 1.6. Tốc độ tiêu thụ thịt trên đầu người theo vùng
và theo loại, năm 2022 so với 2010-12 (đơn vị: %)

23
Thủy hải sản
 Năm 2022, KNXK hải sản làm thực phẩm của châu Á chiếm khoảng
53% tổng KNXK toàn thế giới, trong đó đứng đầu là Trung Quốc.
 Các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp tục là nhà nhập khẩu chính bột
cá, nguyên liệu rất quan trọng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản
(chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu thế giới năm 2022). Đến
năm 2022, tổng sản lượng thủy sản nuôi và tổng tiêu thụ bột cá của
riêng Trung Quốc sẽ chiếm lần lượt 63% và 48% toàn thế giới.
 Sản lượng thủy sản nuôi vượt xa sản lượng đánh bắt tự nhiên, từ đó
đóng góp một phần không nhỏ vào tiêu thụ thủy sản thế giới
 Tiêu thụ hải sản thế giới tăng mạnh trong thập niên tới trong đó tiêu
thụ trên đầu người năm 2022 đạt 20,6kg, tăng so với mức 19kg
trong giai đoạn 2010-12.
 Tiêu thụ hải sản trên đầu người dự kiến tăng ở tất cả các châu lục
ngoại trừ châu Phi, trong đó châu Đại dương và châu Á có tỷ lệ
tăng trưởng cao nhất và tập trung tại các nền kinh tế lớn

24
An ninh lương thực trong tương lai phụ thuộc vào
năng suất!

 Đến 2022 dân số thế giới tăng thêm 752 triệu người làm nhu cầu tiêu
thụ thực phẩm thế giới tăng lên. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học cũng là
một nguồn năng lượng quan trọng. Tuy nhiên mở rộng diện tích canh
tác trên phạm vi toàn thế giới là khá hạn chế và về mặt địa lý thì chỉ
được tập trung ở một số khu vực →nâng cao năng suất tiếp tục là vấn
đề ưu tiên hàng đầu trong ngành nông nghiệp.
 Đến 2050, sản lượng nông nghiệp ước tính cần phải tăng 60% để đáp
ứng nhu cầu thực phẩm trên thế giới, quy đổi ra thì cần đến 1 tỷ tấn
ngũ cốc và 200 triệu tấn thịt mỗi năm
 Vai trò của các nước đang phát triển trong sản xuất nông nghiệp, tiêu
dùng và thương mại được khuyến khích để đảm bảo an ninh lương
thực thế giới
 Giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên có sẵn như đất, nước, hệ sinh
thái, thủy hải sản, rừng và đa dạng sinh học. 25% đất NN có khả năng
cao bị thoái hóa + sự cạn kiệt nguồn nước là những thách thức 25
1.4. Việt Nam trong thị trường
nông sản thế giới
1.4.1. Các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong hội
nhập quốc tế thương mại hàng nông sản
a, Hiệp định mậu dịch tự do AFTA (1996)
….Từ 2006, nông sản đã qua chế biến của các nước thành
viên AFTA có thể tiếp cận thị trường VN một cách dễ dàng;
năm 2010 trở đi, nhiều nông sản chưa chế biến có thể vào
thị trường VNmà không bị một cản trở nào về thuế suất cao
và hàng rào phi thuế.

26
b, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ tháng 8 năm 2000
 Thuế suất thuế nhập khẩu đối với phần lớn NS là thấp hơn
mức hiện có, ở mức 20- 40%
 - VN có thể duy trì biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu
đối với nhiều loại NS nhập từ HK tới 2006 như thịt trâu, bò,
gia cầm, sữa, kem, quả có múi (họ chanh), ngô, nhiều loại
dầu thực vật, rau quả cb, cà phê cb, đồ uống có men và
rượu, chế phẩm làm TAGS. Đường tinh luyện có thể áp
dụng biện pháp hạn chế định lượng tới 2011
 - Từ 2004-2006, các DN Hoa Kỳ chưa được phép NK và
PP động vật sống, lúa gạo, thuốc lá các loại. VN chưa cam
kết thời hạn cho phép DN HK kd phân phối bột mỳ, đường,
rượu, bia.
27
c, Thoả thuận với IMF và WB

 VN chấp nhận yêu cầu tự do hoá thương mại của IMF và


WB theo hướng bỏ các hạn chế định lượng với AFTA từ
2003 đối với nhóm hàmg dầu thực vật, giầy các loại; bỏ
đầu mối xuất khẩu gạo từ năm 2001. Đổi lại VN có thể
nâng thuế XNK để có thể không làm giảm mức bảo hộ
trong nước đối với các nhóm mặt hàng trên.
 Có thể thấy rằng, ngay từ năm 2003, VN đã không còn khả
năng áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng, và bắt
đầu năm 2006 sẽ không còn khả năng áp dụng các biện
pháp thuế quan để bảo hộ các ngành hàng nông sản trong
nước.
28
VN gia nhập WTO

 Về thuế quan: VN phải cam kết ràng buộc về thuế quan đối với tất cả
các mặt hàng nông sản ở mức 20%. Sau một số năm gia nhập thuế
suất trung bình giản đơn còn thấp hơn.
 Về các hàng rào phi thuế: VN phải loại bỏ toàn bộ các biện pháp hạn
chế định lượng như hạn ngạch hay giấy phép nhập khẩu. Có thể có một
vài DN vẫn được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu một vài loại nông sản
hay sản phẩm nông sản chế biến, nhưng các DN này không thể tự ý tuỳ
tiện hạn chế nhập khẩu được và hàng năm VN phải thông báo với WTO
về hoạt động của những DN này.
 Điều đáng lưu ý là VN phải cam kết việc dần cho phép các công ty
nước ngoài tham gia phân phối các sản phẩm nông nghiệp (kể cả sản
phẩm đầu vào và đầu ra) trên thị trường trong nước. Một số biện pháp
như cấm nhập khẩu thuốc lá điếu vì lý do sức khoẻ con người hiện
đang thực hiện sẽ phải xem xét lại vì chưa phù với nguyên tắc không
phân biệt đối xử của WTO.
29
VN gia nhập WTO
 Về hỗ trợ SX trong nước: Theo quy định của WTO, thành
viên là nước đang phát triển chỉ được phép hỗ trợ tối đa cho
một ngành NN nào đó không quá 10% tổng giá trị của ngành
NN đó.
 Về trợ cấp xuất khẩu: VN có thể phải cam kết không trợ cấp
xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên theo quy định của WTO, là
nước đang phát triển nên VN vẫn có thể trợ cấp cho xuất
khẩu nông sản nhưng liên quan đến các khâu như vận tải,
đóng gói, tiếp thị.
 Về các biện pháp kiểm định động thực vật: VN phải cam kết
thực hiện các quy định của WTO. Nghĩa là khi đó VN rất khó
và không thể áp dụng các biện pháp này để hạn chế nhập
khẩu nông sản với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước. 30
9 FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang có
hiệu lực
 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA),
 FTA ASEAN-Trung Quốc,
 FTA ASEAN-Ấn Độ,
 FTA ASEAN-Úc/New Zealand,
 FTA ASEAN-Hàn Quốc,
 FTA ASEAN-Nhật Bản
 FTA Việt Nam-Nhật Bản
 FTA Việt Nam- EU (EVFTA)
TK chương 1 Xuất khẩu nông sản thực phẩm của VN
sang EU và các nước CPTPP.pptx
 Hiệp định CPTPP
TK chuong 1- CPTPP - Thách thức đối với ngành Chă
n nuôi VN.pptx 31
1.4.2. Vai trò của Việt Nam trong thị trường
nông sản thế giới
Hình 1.7: Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ các nước trong khối
ASEAN-5 giai đoạn 1996-2021 (Tỷ USD). Nguồn: WB

Sau 24 năm, Việt Nam từ vị trí thứ 5/5 đã vượt lên vị trí thứ 1 trong bảng
xếp hạng các quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong khối ASEAN-5

32
Hình 1.8: Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của
Việt Nam giai đoạn 1996-2021 (Tỷ USD), Nguồn WB

33
Giá trị xuất khẩu (GTXK) của Việt Nam đã tăng 35,79 lần sau 25 năm. VN là nước có mức
tăng lớn nhất về GTXK trong giai đoạn 1996-2021. Các quốc gia khác đều có sự cải thiện
nhưng chậm hơn như: Indonesia (gấp 4,35 lần), Thái Lan (gấp 4,12 lần), Malaysia (gấp 2,79
lần) và Philippines (gấp 2,62 lần).
Theo TCTK, năm 1997, VN có 7 mặt hàng đạt KNXK từ 500 triệu USD trở lên (gồm gạo,
giày dép, dệt may, dầu thô, cà-phê, hàng điện tử, hàng thủy sản); đến năm 2021, Việt Nam
có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu, trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%.
 Đồng thời, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của VN đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng
tích cực, từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu hàng chế biến sâu, hàng công nghệ.
Xét về thị trường xuất khẩu, năm 1991, VN có hơn 20 thị trường xuất khẩu nhưng vẫn tập
trung ở các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2021, VN đã phát triển
quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ.
VN đã mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với tất cả các nước công nghiệp phát triển
(G7), các khu vực kinh tế lớn và các định chế, thể chế kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ
toàn cầu.
Đặc biệt, VN rất tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tạo
thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2021, Việt Nam đã tham gia ký kết
15 hiệp định thương mại tự do.và đang đam phán 02 Hiệp định FTA khác
34
 Các hiệp định FTA đã ký kết (15):
• ASEAN - AEC
• ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)
• ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)
• ASEAN - Hồng Kông, TQ (AHKFTA)
• ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)
• ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
• ASEAN - Úc/New Zealand (AANZFTA)
• CPTPP
• RCEP
• Việt Nam - Chile (VCFTA)
• Việt Nam - EU (EVFTA)
• Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
• Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA)
• Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)
• Việt Nam - Anh & Bắc Ailen (UKVFTA)
 Các hiệp định FTA chưa ký kết (2):
• Việt Nam - EFTA (Khối EFTA gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein)
• Việt Nam - Israel
35
Hình 1.9: Kim ngạch XK, NK, cán cân thương mại và
tốc độ tăng XK, NK trong 11 tháng, giai đoạn 2011-
2017

36
Hình 1.10: Một số thị trường có mức thâm hụt hoặc
thặng dư thương mại lớn với Việt Nam

37
Hình 1.11: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất
trong 11 tháng năm 2016 và 2017

38
Hình 1.12: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn
nhất trong 11 tháng 2017 so với cùng kỳ 2016

39
Bảng 1.2: Kim ngạch, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu,
nhập khẩu của Việt Nam theo châu lục, thị trường/khối
thị trường trong 11 tháng năm 2017

Xuất khẩu Nhập khẩu

Thị trường So với Kim ngạch So cùng


Kim ngạch Tỷ trọng Tỷ trọng
cùng kỳ (Triệu kỳ 2016
(Triệu USD) (%) (%)
2016 (%) USD) (%)

Châu Á 100.962 51,9 30,9 156.434 81,8 22,6


- ASEAN 19.824 10,2 25,5 26.611 13,9 117,8
- Trung Quốc 30.944 15,9 57,8 52.538 27,5 16,5
- Nhật Bản 15.338 7,9 15,6 14.879 7,8 8,8
- Hàn Quốc 13.523 7,0 29,6 42.520 22,2 446,4
Châu Mỹ 47.884 24,6 11,3 14.274 7,5 9,3
- Hoa Kỳ 38.046 19,6 9,3 8.350 4,4 6,8
Châu Âu 39.459 20,3 15,1 13.435 7,0 10,1
- EU(28) 35.121 18,1 14,4 10.924 5,7 8,1
Châu Phi 2.499 1,3 -1,3 3.753 2,0 58,5
Châu Đại Dương 3.667 1,9 19,2 3.400 1,8 30,8
Tổng 194.470 100,0 21,5 191.296 100,0 21,240
​Vai trò của Việt Nam trong thương mại quốc tế hàng
nông lâm thủy sản

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ yếu của VN
(triệu $)
STT Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Cà phê 1851,4 2760,2 3674,4 2717,3 3557,4 2671,3 3340
2 Cao su thiên nhiên 2386,2 3234,4 2860,2 2486,9 1780,8 1531,5 1670
3 Gạo 3249,5 3659 3673,7 2922,7 2935,2 2798,9 2200
Thịt đông lạnh và
4 chế biến (chính 40,1 58,9 68,1 52,9 66,2 68 70
ngạch)
5 Chè 200,5 205,5 224,8 229,4 228,1 212,7 217,2
6 Thủy sản 5016,9 6112,4 6088,5 6692,6 7825,3 6568,8 7000
41
Bảng 1.4: 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam năm 2015
TT Mặt hàng Sản lượng sản xuất Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu

1 Gạo 45,2 triệu tấn 6.590.000 tấn 2,80 tỷ USD


2 Cà phê 1,612 triệu tấn 1.341.839 tấn 2,68 tỷ USD
(Thứ 2 TG)
3 Hồ tiêu 140.000 tấn 124.000 tấn 1,2 tỷ USD
3
4 Gỗ 8.309.000 m 6,9 tỷ USD
(NK 1,6 tỷ)
5 Thủy sản 6.549.700 tấn 6,57 tỷ USD
6 Sắn 10,7 triệu tấn 4,2 triệu tấn 1,5 tỷ USD
7 Chè 190.000 tấn chè khô 124.779 tấn 2,30 tỷ USD
8 Cao su 953.700 tấn (Thứ 3 3,88 tỷ USD
TG sản lượng) (Gỗ, Nguyên liệu
cao su, SP)
9 Rau quả 6,5 triệu tấn 1,85 tỷ USD
10 Điều 345.000 tấn 328.000 tấn hạt chế biến 2,7 tỷ USD
42
43
1.5. Đối tượng, nội dung học phần
 Bản chất, đặc điểm của thị trường nông sản thế giới,
 Các cam kết quốc tế trong thương mại hàng nông sản trong
điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu.
 Tình hình thị trường (cung, cầu, giá cả) và xu hướng phát
triển thị trường một số loại nông sản chính mà Việt Nam có
lợi thế trong thương mại quốc tế như gạo, thủy sản, lâm
sản và một số sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, chè,
hồ tiêu, cao su…
 Quản lý nhà nước về thương mại hàng nông sản

44
Tham khảo
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD)
 Mục đích: để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng
phúc lợi của người dân.
 Thành lập: 30 tháng 9, 1961
 Trụ sở: Paris, Pháp
 Ngân sách: 374 triệu EUR (2017)
 Nhà sáng lập: Hoa Kỳ, Pháp, Đức
 Công ty con: OECD Development Centre
 Loại hình doanh nghiệp: Tổ chức liên chính phủ

45
OECD Member countries (30)
 AUSTRALIA  LUXEMBOURG
 AUSTRIA  MEXICO
 NETHERLANDS
 BELGIUM
 NEW ZEALAND
 CANADA  NORWAY
 CZECH REPUBLIC  POLAND
 DENMARK  PORTUGAL
 FINLAND  SLOVAK REPUBLIC
 FRANCE  SPAIN
 GERMANY  SWEDEN
 SWITZERLAND
 GREECE
 TURKEY
 HUNGARY  UNITED KINGDOM
 ICELAND  UNITED STATES
 IRELAND
 ITALY
 JAPAN ALL OTHER COUNTRIES (some 160) ARE NON-
 KOREA OECD COUNTRIES.
46
OECD members (35)
 Australia
 Korea, Rep.
 Austria
 Latvia
 Belgium
 Luxembourg
 Canada
 Mexico
 Chile
 Netherlands
 Czech Republic
 New Zealand
 Denmark
 Norway
 Estonia
 Poland
 Finland
 Portugal
 France
 Slovak Republic
 Germany
 Slovenia
 Greece
 Spain
 Hungary
 Sweden
 Iceland
 Switzerland
 Ireland
 Turkey
 Israel
 United Kingdom
 Italy
 United States
 Japan
47

You might also like