You are on page 1of 13

CASE LÂM

SÀNG :
XƠ GAN
CHẶNG 1 - NHÓM 1
NỘI DUNG
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Câu hỏi: Trong cơ thể, các thuốc được chuyển
hóa theo cơ chế nào? Tại sao bệnh nhân trước
khi sử dụng thuốc cần xét nghiệm xác định
hoạt độ AST, ALT?
01
·
Trong cơ thể thuốc được chuyển hóa theo cơ chế nào?
Chuyển hóa là gì?
Là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể nhờ tác dụng
của các enzym. Qua chuyển hóa, phần lớn các thuốc
thường bị giảm hoặc mất tác dụng và giảm hoặc hết độc
tính. Vì vậy chuyển hóa là quá trình khử độc của cơ thể
đối với thuốc.
- Một số thuốc có chất chuyển hoá vẫn có tác dụng
chuyển hoá như ban đầu, 1 số thuốc chuyển hoá xong
mới có tác dụng.
- Gan là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá
trình chuyển hóa thuốc. Ngoài ra sự chuyển hóa thuốc
cũng có thể xảy ra ở các tổ chức khác như thận, phổi,
máu….

Thuốc có thể được chuyển hóa bằng cách oxy hóa, giảm kích thước phân tử, thủy phân, hydrat hóa, liên hợp,
cô đặc, hoặc đồng trùng hợp =>> Mục tiêu là làm cho thuốc trở thành dạng dễ được bài xuất ra ngoài. Các
enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa có mặt trong nhiều mô nhưng thường tập trung nhiều hơn ở gan.
· Sự chuyển hóa thuốc diễn ra trong 2
pha:
(1) Pha 1 (Pha giáng hóa) : Liên quan đến sự hình thành
của một nhóm chức mới hoặc thay đổi hoặc phân cắt
- Các phản ứng ở pha I gồm:
+ Phản ứng oxy hoá là phản ứng quan trọng nhất
+ Phản ứng thuỷ phân
+ Phản ứng khử
- Hệ thống enzym quan trọng nhất trong quá trình chuyển hóa pha 1: cytochrom P-450 (CYP450)

+ Cyt P450 là một hemoprotein nhóm b tham gia quá trình OXH nhiều các xenobiotic, thuốc và một số chất nội sinh. Cyt
P450 là một loại protein gắn màng, nằm chủ yếu ở microsom trên lưới nội bào nhẵn và màng trong ty thể.

+ CYP 1,2,3 chịu trách nhiệm biến đổi 70-80% các loại thuốc được sử dụng trong lâm sàng. Các loại CYP 3A4, 2C9,
2C8, 2E1 và 1A2 thể hiện cao nhất trong gan, trong khi CYP 2A6, AD6, 2B6, 2C19, 3A5 thể hiện ít hơn, còn CYP 2J2,
1A1, 1B1 chủ yếu thể hiện ngoài gan
+ Cơ chế hoạt động của cytochrom P450 được đặc trưng bởi một dãy các phản ứng trong đó phân tử oxy được hoạt hóa
và đưa vào cơ chất cần được chuyển hóa.
+ Phản ứng oxy hoá loại này đòi hỏi NADPH như một đồng cơ chất để cung cấp 2H+ cho phản ứng

Phương trình tổng quát : SH + NADPH + H* + O2 à S-OH + NADP* + H2O


(1) Pha 2 (Pha liên hợp): Liên quan đến phản ứng
liên hợp ( acid glucuronic, glycin, sulfat,
glutathion...)

- Các phản ứng pha II gồm:

+ Phản ứng liên hợp

+ Phản ứng acetyl hoá

+ Phản ứng metyl hoá

- Chất chuyển hoá vừa tạo thành do bị chuyển hóa ở


pha I có thể liên hợp với acid acetic, acid sulfuric, acid
mecapturic, acid glucuronic trong cơ thể. Trong đó quan
trọng nhất là phản ứng liên hợp với acid glucuronic.
· Thuốc có thể tương tác với hệ thống enzym
CYP P450 theo 1 vài cách khác nhau

+ Có những thuốc chỉ được chuyển hóa bởi 1 enzym


CYP P450 ( như metoprolol được chuyển hóa bởi
CYP2D6) hay được chuyển hóa bởi nhiều enzym CYP
P450 ( warfarin được chuyển hóa bởi CYP1A2,
CYP2D6 và CYP3A4)

+ Sự tương tác giữa thuốc và enzym CYP P540


chuyển hóa thuốc được gọi là chất ức chế hoặc chất
gây cảm ứng thuốc
Tại sao bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc cần xét nghiệm xác định
02 hoạt độ AST, ALT?

- Xét nghiệm AST và ALT máu là xét nghiệm


đánh giá tổn thương hủy hoại tế bào gan.

- Giới hạn bình thường : 5- 40 U/L

- AST là một enzyme tham gia vào quá trình


chuyển hóa Aspartate trong cơ thể. Bình thường
nồng độ AST trong máu rất thấp và được duy trì ở
mức ổn định. Trong nhiều trường hợp bệnh lý ở
gan, tim, cơ xương, thận sẽ giải phóng AST vào
máu, làm cho nồng độ AST trong máu tăng cao.
Tại sao bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc cần xét nghiệm xác định
02 hoạt độ AST, ALT?

- ALT có chủ yếu ở gan và một số ít


trong tế bào cơ vân, tim do đó so với AST
thì chỉ số ALT đặc hiệu hơn, giúp phản ánh
rõ hơn tình trạng tổn thương gan.
=>>> Xét nghiệm AST và ALT để xem tế
bào gan có bị tổn thương ảnh hưởng đến
chức năng chuyển hóa thuốc hay không
=> Tìm ra được loại thuốc phù hợp để ít độc
tính lên gan nhất, hạn chế tối đa các tác
dụng phụ cho bệnh nhân
THANKS!
Do you have questions?

CREDITS: This presentation template was created


by Slidesgo, including icons from Flaticon, and
infographics & images by Freepik.

Please keep this slide as attribution.

You might also like