You are on page 1of 20

Vậnchuyển các chất qua

màng tế bào
Nội dung
1. Đặc điểm cấu trúc màng tế bào

2. Vận chuyển các chất qua màng tế bào


Đặc điểm cấu trúc màng tế bào
Luôn có sự khác nhau giữa thành phần của dịch
ngoại bào và dịch nội bào !
• Màng tế bào bao bọc và ngăn
cách 2 môi trường
• Có sự khác nhau này là do cơ
chế trao đổi chất qua màng tế
bào
Cấu trúc của màng tế bào
1. Lớp lipid kép
Phospholipid: 25%
Cholesteron: 13%
Lipid: 4%
2. Protein: 55%
3. Carbonhydrat: 3%
Hàng rào lipid
1. Đặc điểm
- Chủ yếu là lớp kép phospholipid và
cholesteron -> không cho chất hòa
tan trong nước đi qua
- Mỏng, mềm mại, dễ biến dạng ->
khả năng hòa màng
2. Vai trò
- Tạo thể tích và hình dáng tế bào
- Ngăn cách môi trường trong và
ngoài tế bào
- Cho những chất tan trong mỡ đi
qua (O2,CO2, alcohol
Protein màng tế bào
1. Protein trung tâm (Protein xuyên):
kích thước lớn
- Các kênh (có cổng)
- Protein mang
- Enzyme
- Receptor
- Kết dính
- Tạo kháng nguyên
2. Protein ngoại vi (protein rìa): kích
thước nhỏ, thường bám vào protein
trung tâm
- enzyme
Carbonhydrat của màng
• Hầu hết ở dạng glycoprotein,
glycolipid tạo lớp vỏ carbohydrat
lỏng lẻo, tích điện âm gọi là
glycocalyx
• Làm cho các tế bào dính nhau
• Có đặc tính receptor, kháng
nguyên
• Tham gia phản ứng miễn dịch
Vận chuyển các chất qua màng tế bào

1. Vận chuyển thụ động


2. Vận chuyển tích cực
3. Xuất bào và nhập bào
Một số khái niệm
• Khuếch tán: sự chuyển động liên tục của các
phân tử trong chất lỏng hoặc chất khí, nhờ năng
lượng của chuyển động nhiệt.
• Thẩm thấu: sự khuếch tán thực của nước.
• Áp suất thẩm thấu: áp suất cần để làm ngừng sự
thẩm thấu
• Bậc thang điện hóa (electrochemical gradient):
sự chênh lệch về nồng độ, áp suất, điện thế giữa
hai môi trường.
Vận chuyển thụ động (Khuếch tán thụ động)
-> Vận chuyển thuận chiều bậc thang điện hóa (làm giảm chênh lệch giữa 2 bên màng)
-> không tiêu tốn ATP

1. Khuếch tán đơn thuần (trực tiếp qua lớp lipid kép và qua kênh
protein)
2. Khuếch tán có gia tốc (protein mang)
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán
Khuếch tán đơn thuần
1. Qua lớp lipid kép
- Các chất có bản chất lipid, tan
trong lipid O2, N2, CO2, Vitamin
tan trong dầu (A,D,E,K), rượu,
cồn …
- Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với
độ hòa tan trong mỡ
- Nước qua màng nhanh do kích
thước phân tử nhỏ và động năng
lớn
- Các ion không qua được: do gắn
với nước làm kích thước lớn hơn,
tích điện (bị gắn lại hoặc bị đẩy ra)
Khuếch tán đơn thuần
2. Qua kênh protein
- Có tính thấm chọn lọc cao: phụ
thuộc vào đặc điểm hình dáng,
đường kính và điện tích ở mặt
trong của kênh.
- Có cổng điều khiển đóng mở
+ Đóng mở do điện thế: Khi có thay
đổi điện thế màng làm thay đổi hình
dạng và làm đóng hoặc mở cổng.
+ Đóng mở do chất kết nối: Khi có chất
kết nối gắn với protein kênh làm thay
đổi hình dạng và làm đóng hoặc mở
cổng.
Khuếch tán có gia tốc (khuếch tán được thuận hóa)
- Là hình thức vận chuyển của các
đường đơn như glucose,
fructose, mannose, galactose,
xylose, arabinose và phần lớn
các acid amin
- Tốc độ khuếch tán tăng dần đến
mức tối đa  (Vmax) thì dừng lại
dù nồng độ chất khuếch tán vẫn
tiếp tục tăng. -> Nguyên nhân:
số lượng các vị trí trên phân tử
protein mang có hạn, có thời
gian để protein mang gắn, thay
đổi hình dạng
Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán thực
-> hiệu tốc độ khuếch tán của hai dòng vận chuyển chất theo hai chiều khác nhau qua màng

1. Tính thấm của màng


- Độ dày của màng
- Độ hòa tan trong lipid của chất khuếch tán
- Số lượng kênh protein của màng
- Nhiệt độ
- Trọng lượng phân tử của chất khuếch tán
2. Chênh lệch nồng độ
- tỉ lệ thuận với chênh lệch nồng độ 2 bên màng
3. Chênh lệch áp suất
- tỉ lệ thuận với chênh áp 2 bên màng
4. Chênh lệch điện thế
- Có chênh lệch điện thế sẽ có khuếch tán giữa 2 màng mặc dù
không có chênh lệch nồng độ và áp suất
Vận chuyển tích cực
-> Vận chuyển ngược chiều bậc thang điện hóa (tăng chênh lệch giữa 2 bên màng)
-> Tiêu tốn năng lượng
-> Phải có sự tham gia của protein mang
1. Vận chuyển tích cực nguyên phát
–> năng lượng lấy trực tiếp từ ATP hoặc
hợp chất phosphate giàu năng lượng
2. Vận chuyển tích cực thứ phát
–> lấy năng lượng từ chênh lệch về bậc
thang nồng độ ion sinh ra do vận
chuyển tích cực nguyên phát

(Na+, K+, Ca2+, Fe2+, H+, Cl-, I-, urat, một


số đường đơn và phần lớn acid amin)
Vận chuyển tích cực nguyên phát
->(bơm Na + -K+, bơm Calci, bơm proton…)
- Cấu tạo: có 3 vị trí gắn Na+, 2 vị
trí gắn K+, enzyme ATPase
- Hoạt động: 3 Na+ ra ngoài, 2 K+
vào trong, tiêu tốn 1 ATP
- Vai trò:
• Kiểm soát thể tích tế bào
• Tạo điện thế nghỉ của màng
Vận chuyển tích cực thứ phát
- Đồng vận chuyển cùng chiều:
• Na+- glucose hoặc  Na+- acid amin
• Na+- K+- Cl-
• K+ và Cl-
• ion iodua, sắt, urat
- Đồng vận chuyển ngược chiều:
• Ca2+ và H+,  
• Na+- H+/ống lượn gần của thận
• Ca2+ /Na+ và ion Mg2+ /ion K+
• Cl- và HCO3- /sulfat.
Vận chuyển qua một lớp tế bào
- Vận chuyển tích cực chất qua màng tế bào vào trong tế bào
- Khuếch tán đơn thuần hoặc khuếch tán được thuận hóa qua
màng ở phía bên kia của tế bào để ra dịch kẽ.
Nhập bào và xuất bào
1. Nhập bào
a) Ẩm bào và thực bào
- Ẩm bào: “tế bào uống” các dịch lỏng và các
chất tan có kích thước nhỏ -> giữ nguyên được
hoạt tính
- Thực bào: “tế bào ăn” các chất có kích thước
lớn như vi khuẩn, mô chết. -> hòa màng với
lysosome để tiêu hóa.
b) Nhập bào trực tiếp và nhập bào gián tiếp
- nhập bào trực tiếp là các sản phẩm trực tiếp
tiếp xúc với màng tế bào
- Nhập bào gián tiếp là các sản phẩm sẽ gắn với
receptor trên màng tế bào, hình thức này sẽ xảy
ra nhanh hơn, ví dụ: lipoprotein tỷ trọng thấp,
một số độc tố và virus
2. Xuất bào
- Giải phóng các chất cặn bã trong quá trình tiêu
hóa ra khỏi tế bào
- Giải phóng các sản phẩm do tế bào tổng hợp

You might also like