You are on page 1of 20

TỔNG QUAN

GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

TS. Vũ Thy Cầm


KHÁI NIỆM VỀ GIÁM ĐỊNH

 Khicần có những quyết định về một con người: cho nghỉ hưu, tuyển
dụng công việc đặc biệt, xử án… các cấp có thẩm quyền yêu cầu một
chuyên viên khám nghiệm đương sự về mặt tâm lí hay y khoa, có kết
luận làm cơ sở ra quyết định.

 Chuyên viên là người làm chuyên môn, nắm vững kĩ thuật, có kinh
nghiệm và nghiệp vụ cao, có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề, báo cáo viết
rõ ràng, mạch lạc phải đứng về góc độ kĩ thuật chuyên môn mà cung
cấp tư liệu, tránh để chính kiến hay quan điểm của mình chen vào.
KHÁI NIỆM VỀ GIÁM ĐỊNH
 Giám định tâm lí cho tòa án cần giải đáp các câu hỏi:

Khám nghiệm có gì bất thường về tâm lí?

Hành vi phạm pháp của đương sự có liên quan gì với những biểu hiện
bất thường phát hiện được?

Đương sự có thể chịu một hình phạt nào không?

- Đương sự có thể được chăm chữa để trở lại bình thường đến mức nào?
(Nguyễn Khắc Viện)
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

 Giám định pháp y là một ngành khoa học, sử dụng những thành tựu
khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để
đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự
và dân sự.

 Người làm công tác giám định được gọi là giám định viên pháp y.
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y
 Giám định pháp y gồm 03 nội dung cơ bản:

- Giám định pháp y hình sự: Là các hoạt động giám định về y khoa
nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc xâm hại tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm con người, các vụ án mạng, đánh người bị thương,
xâm hại tình dục, loạn luân, giao cấu với trẻ em....các mẫu vật có nguồn
gốc từ cơ thể người có liên quan đến vụ án như máu, dấu vân tay, tóc,
da, gàu, các loại lông.... để lại tại hiện trường có liên quan đến vụ án hay
vụ việc.
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

 Giám định pháp y gồm 03 nội dung cơ bản:

- Giám định pháp y dân sự: Giải quyết các vấn đề có liên quan tới các vụ
kiện dân sự như giám định huyết thống, tranh chấp mồ mả, xác định
tình trạng sức khoẻ trong việc bồi thường thiệt hại về sức khoẻ của nạn
nhân trong các vụ tai nạn lao động, giả vờ bị thương, giả bệnh, giả ốm,
đau, đặc biệt là xem xét đối tượng có thực sự bị tâm thần hay mất năng
lực hành vi hay không (Giám định pháp y tâm thần)…
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

 Giám định pháp y gồm 03 nội dung cơ bản:

- Giám định pháp y nghề nghiệp: Giải quyết các vụ việc liên quan đến
bệnh nhân chết trong bệnh viện, các cơ sở y tế khác mà không phải do
bệnh nặng vượt quá khả năng y tế mà là lỗi của nhân viên y tế thiếu
tinh thần trách nhiệm, thiếu y đức, sai sót về chuyên môn (chẩn đoán
sai, mổ sai, sử dụng nhầm thuốc, để sót dụng cụ trong phẫu thuật, để
quên dụng cụ, đồ vật trong cơ thể người bệnh...).
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

Ý nghĩa của giám định pháp y

- Phục vụ cho công công tác điều tra, truy tố, xét xử, bào chữa, kết án...

- Các kết luận của giám định viên là chứng cứ pháp lý, nhiều khi là những
bằng chứng đanh thép để vạch mặt hung thủ, làm cho hung thủ phải cúi
đầu nhận tội.
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

Ý nghĩa của giám định pháp y:

- Kết luận của giám định viên là cơ sở để minh oan cho người không
phạm tội bị nghi oan.

- Giám định pháp y còn mang tính chất phòng ngừa tội phạm, qua việc
giám định thấy có vấn đề gì nổi cộm thông qua thông tin đại chúng tuyên
truyền phương thức, thủ đoạn gây án, những quan niệm, tập tục sai trái
dẫn đến nguy hại đến tính mạng, tài sản.
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

 Bệnh tâm thần làm biến đổi nhân cách dẫn đến rối loạn mối quan hệ
đúng đắn giữa người bệnh và tập thể, xã hội.

 Làm cho người bệnh mất khả năng lao động, khả năng phục vụ trong
quân đội, khả năng sử dụng quyền công dân và khả năng chịu trách
nhiệm về các hành vi của mình.
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
 Nhà tâm thần học được mời tham gia với tư cách giám định viên để giải
quyết vấn đề về khả năng lao động, khả năng sử dụng quyền công dân
hoặc năng lực chịu trách nhiệm về hình sự, khả năng phục vụ trong
quân đội, mỗi khi có nghi vấn về trạng thái tâm thần của đối tượng.
 Điều kiện cơ bản để giải quyết tốt nhiệm vụ giám định là nắm vững lâm
sàng học các bệnh tâm thần. Đồng thời phải hiểu biết những luật lệ, qui
tắc hướng dẫn cơ bản về phạm vi hoạt động giám định mà họ tham gia
với tư cách là giám định viên.
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

 Câu hỏi thường đặt ra là người được giám định có phải chịu trách
nhiệm về hành vi phạm pháp của họ hay không, tức là họ có thể bị
thừa nhận là có năng lực chịu trách nhiệm trong lúc phạm pháp hay
không.

 Trong trường hợp này thầy thuốc tâm thần trước hết phải giải quyết
vấn đề, người đó có bệnh tâm thần hay không (trong lúc phạm hình tội
cũng như vào thời gian điều tra).
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

 Không phải mọi người bệnh tâm thần đều được miễn trách nhiệm về
hành vi phạm pháp.

 Người bệnh tâm thần chỉ được thừa nhận là mất năng lực chịu trách
nhiệm và không phải chịu trách nhiệm vì sự vi phạm pháp luật của
mình, khi mà do hoạt động tâm thần bị rối loạn cấp tính hoặc trường
diễn, họ không hiểu và không điều khiển được các hành động của mình.
KHÁI NIỆM GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
 Bệnh tâm thần làm mất năng lực chịu trách nhiệm khi nó làm biến đổi
nhân cách người bệnh đến nỗi người bệnh không hiểu được hậu quả
hành động của mình.
 Người bệnh không nhận thức được tính chất nguy hại đối với xã hội và
tính chất phi pháp của hành động đó.
 Hoặc người bệnh không chống lại được các xung động bệnh lí, không
thể không thực hiện hành động gây những hậu quả nguy hại cho xã
hội.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
 Luậtđịnh
Bộ luật hình sự năm 1985, tại điều 12, 36, 38 đã qui định tình trạng
không năng lực trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ và điều trị bắt
buộc dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 , trong đó có 13 điều khoản của bộ
luật qui định về công tác giám định pháp y tâm thần.

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 tại điều 29 cũng đề cập đến
qui định phải tiến hành điều trị bắt buộc một số trường hợp bệnh tật
trong đó có người bị bệnh tâm thần nặng.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

 Phương tiện chẩn đoán

- Công cụ chẩn đoán theo ICD 10.


CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

 Biện pháp hỗ trợ chẩn đoán

Các xét nghiệm cần thiết

Các trắc nghiệm tâm lý

Các xét nghiệm khác


VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ TÂM LÍ TRONG
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
 Thực hiện trắc nghiệm tâm lí

 Việc thực hiện các trắc nghiệm tâm lí (test tâm lí) theo chỉ định của bác
sĩ chuyên khoa cần đảm bảo đúng các yêu cầu, điều kiện thực hiện.

 Có trách nhiệm theo dõi, diễn biến tâm lí của đối tượng trong quá trình
thực hiện trắc nghiệm tâm lí.
VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ TÂM LÍ TRONG
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

 Chẩn đoán tâm lí

 Đánh giá tâm lý chuyên gia và bằng chứng có thể được yêu cầu trong
rất nhiều vấn đề pháp lý.

 Trìnhđộ, kỹ năng của các cán bộ tâm lý có khả năng nhất định để
đánh giá và đưa ra bằng chứng để đánh giá các hoạt động tâm lí của
con người như nhận thức, ngôn ngữ hoạt động hoặc tiếp nhận và biểu
cảm.
VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ TÂM LÍ TRONG
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
 Phỏng vấn lâm sàng

 Trong một đánh giá lâm sàng thông thường, nhà tâm lý học sẽ chấp
nhận lịch sử và hành vi của bệnh nhân tự báo cáo hoặc báo cáo bởi gia
đình hoặc những người chăm sóc khác.

 Phỏng vấn pháp y cần phải cảnh giác với thực tế là người bị giám định
có thể có ý định tạo ra một ấn tượng về bản thân và hành vi của họ.

 Chỉ
sau khi đã loại trừ giả bệnh (malingering) lúc đó mới bắt đầu áp
dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán thông thường.

You might also like