You are on page 1of 33

GOOD CLINICAL PRACTICE (GCP)

– THỰC HÀNH TỐT THỬ NGHIỆM


LÂM SÀNG

GS.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

1
KHÁI NIỆM VỀ GCP
Là 1 tiêu chuẩn chất lượng quốc tế được
International Conference on Harmonization (ICH)
đưa ra, có thể chuyển thành các luật lệ áp dụng
cho các thử nghiệm lâm sàng (TNLS) liên quan
đến đối tượng con người.
Các hướng dẫn về GCP gồm sự bảo vệ quyền con
người tham gia làm đối tượng cho các TNLS. Nó
cũng nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của
những thuốc mới phát minh.
GCP bao gồm các tiêu chuẩn:
- Tiến hành thử lâm sàng.
- Xác định vai trò và trách nhiệm của những
người/đơn vị tài trợ thử thuốc.
- Nhà nghiên cứu và các cộng sự NC
2
KHÁI NIỆM VỀ GCP (tt.)
Một thuốc mới được chấp thuận đưa vào sử dụng
phải trải qua các thử nghiệm kỹ lưỡng và sâu rộng về
tính an toàn và hiệu quả. Sau khi trải qua nhiều NC
trong PTN và thử nghiệm dược lý trên súc vật, thuốc
được TNLS qua 4 giải đoạn:

TNLS giai đoạn 1 (Phase 1): tiến hành trên 1 lượng


nhỏ người tình nguyện, thường được trả tiền, để
xác định liều đáp ứng trên cơ thể người, chuyển
hóa của thuốc trong cơ thể, độc tính và các tác
dụng gây hại.
TNKS giai đoạn 2 (Phase 2): tiến hành trên 1 nhóm
bệnh nhân có bệnh mà thuốc thử dự định điều trị
để xác định tác dụng điều trị và các TD phụ có hại.
3
KHÁI NIỆM VỀ GCP (tt.)
- TNLS giai đoạn 3 (Phase 3): tiến hành trên 1 lượng
lớn bệnh nhân và so sánh với 1 thuốc khác, nếu có
điều kiện nghi ngờ, và/hoặc với placebo. Nếu được,
các TNLS phải thực hiện theo nguyên tắc mù đôi
(double-blinded), nghĩa là cả đối tượng nghiên cứu và
BS điều trị đều không biết ai dùng thuốc và ai dùng
placebo.
- TNKS giai đoạn 4 (Phase 4): thực hiện sau khi thuốc
được cấp phép và bán ra thị trường. Trong vài năm
đầu một thuốc mới được theo dõi về các phản ứng
phụ không phát hiện trong các giai đoạn TNLS trước.
Thêm vào đó, công ty dược phẩm luôn quan tâm việc
bác sĩ kê toa và bệnh nhân dùng thuốc tiếp nhận
thuốc như thế nào.
4
KHÁI NIỆM VỀ GCP (tt.)
Các mâu thuẫn có thể xảy ra trong TNLS:
- Mối quan hệ BS-BN khác với mối quan hệ BS NC-đối
tượng NC, dầu cả BS và nhà NC cùng là một người vì
trách nhiệm chủ yếu của BS là sức khỏe và sự an lành
của BN, còn trách nhiệm chính của nhà NC là tạo ra
kiến thức, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe BN. Nếu
điều này xảy ra, vai trò của BS trị liệu phải đặt hàng
đầu.
- Việc kết hợp cả 2 vai trò dẫn đến mâu thuẫn quyền
lơi: các NCLS được tài trợ dồi dào bởi các công ty và
các BS được tưởng thưởng xứng đáng khi tham gia
(kinh phí, đầu tư trang thiết bị …). Lợi ích BS thu được
đôi khi mâu thuẫn với nghĩa vụ cung cấp BN điều kiện
chăm sóc tốt nhất, quyền được biết đầy đủ thông tin
của BN để quyết định tham gia NC hay không. 5
KHÁI NIỆM VỀ GCP (tt.)

Tuy nhiên, các mâu thuẫn này có thể giải quyết được
nếu:
- Các giá trị đạo đức của người BS- lòng thương
(compassion), năng lực (competence), và tính tự chủ
(autonomy) cũng được áp dụng cho nhà NC.
- Các BS hiểu và tuân theo các quy tắc của đạo đức
NC. Sẽ không khó khăn khi BS tham gia NC như một
thành phần tích hợp thực hành lâm sàng của chính
họ.

6
CÁC YÊU CẦU VỀ ĐẠO ĐỨC

Trong thế kỷ 19 và 20, nhiều nhà NC có tiếng đã tiến


hành các NCLS không cần sự đồng ý của BN và ít
quan tâm đến sự an lành (well-being) của BN. Dầu có
những tuyên bố ban đầu về đạo đức NC từ đầu thế
kỷ 20, nhưng cũng không ngăn được Đức Quốc xã
và nhiều nhà NC vi phạm  sau thế chiến thứ 2 tòa
án Nuremberg ở Đức kết án và cơ sở của bản án
được gọi là Muremberg Code, đóng vai trò tài liệu
căn bản cho đạo đức NC hiện đại.
Một trong 10 nguyên tắc của Quy tắc này là sự đồng
ý tự nguyện của đối tượng tham gia NC.

7
CÁC YÊU CẦU VỀ ĐẠO ĐỨC (tt.)
Hiệp hội Y khoa thế giới (WMA- World Medical
Association, ra đời 1947, cùng năm với Nuremberg
Code) đã phát triển “Nguyên tắc của những người
tham gia NC và thí nghiệm” (Principles for Those in
Research and Experimentation) vào năm 1954.
Tài liệu này được chấp thuận dưới tên “Tuyên bố
Helsinki” (DoH-Helsinki Decleration) năm 1964 và sửa
đổi vào các năm 1975, 1983, 1989, 1996 và 2000. DoH
là một tóm tắt xúc tích của đạo đức NC.
Sau đó, nhiều tài liệu chi tiết được soạn thảo:
International Ethical Guidelines for Biomedical
Research Involving Human Subjects (1993) của
CIOMS.
 The Ethics of Research Related to Healthcare in
Developing Countries, 2002) của Nuffield Council on
Bioethics. 8
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC
Các nguyên tắc về đạo đức NC có mức độ chi tiết, độ
dài … khác nhau, được vận dụng tại nhiều quốc gia,
nhưng nội dung cơ bản dựa và DoH có thể tóm lược
như sau:
- Sự chấp thuận của hội đồng thẩm định đạo đức:
Tất cả các NC y học trên đối tượng con người phải
được chấp thuận bởi một hội đồng đạo đức độc lập
trước khi tiến hành. Nhà NC phải cung cấp thông tin
đầy đủ về mục tiêu và PP NC, nêu rõ viêc tuyển dụng
đối tượng, cách tiến hành bản đồng ý tham gia NC,
bảo vệ tính riêng tư của đối tượng NC, cách thức tài
trợ, mâu thuẫn lợi ích của các nhà NC nếu có… Nhiều
hội đồng còn có vai trò kiểm soát các NC, và ngừng
NC nếu có các biến cố ngoại ý …
9
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Tinh thần khoa học (Scientific merit):
Tất cả các NC y học trên con người phải được xem xét
trên các cơ sở KH, nhằm loại trừ các NC khó thành
công, chẳng hạn vì PP NC không đầy đủ, hoặc nếu
thành công cũng tầm thường, không có gì mới.
Các NC phải mang lại các kiến thức KH quan trọng. Để
đảm bảo tính khoa học, các dự án NC phải dựa trên 1
nền tảng kiến thức đầy đủ về các tài liệu KH về đề tài
trong các NC trước và các NC trên súc vật. Tất cả các
NC trên súc vật phải tuân theo các hướng dẫn đạo
đức: dùng số lượng súc vật tối thiểu và tranh gây đau
đớn súc vật. Chỉ có những người có năng lực KH mới
được NC trên đối tượng con người. Các yêu cầu phải
được hội đồng xem xét chấp thuận trước khi tiến
hành NC ( ở VN: 2 hđ). 10
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Gía trị xã hội (Social value):
NC y học nói chung phải đóng góp vào sự an lành của
xã hội. Tiến bộ trong kiến thức khoa học được công
nhận có giá trị và không phải phán xét. Tuy nhiên, vì
tiềm lực cho NC y học ngày càng thiếu, giá trị xã hội
nổi lên như một tiêu chí quan trọng để xem xét việc tài
trợ cho một dự án TNLS. Giá trị xã hội được xem là
một yếu tố đánh giá sự thuận lợi cho dự án. Tầm quan
trọng của mục tiêu NC về cả mặt KH và XH phải vượt
các nguy cơ và gánh năng cho các đối tượng NC.
Dân số nơi tiến hành NC phải hưởng lợi kết quả NC,
để tránh đối xử không công bằng: nơi này thử LS
nhưng nơi khác hưởng kết quả… Giá trị XH tuy khó
đánh giá hơn giá trị KH nhưng không thể bỏ qua.
11
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Nguy cơ và lợi ích (Risks and benefits):
Nguy cơ là tiềm năng của một hậu quả (có hại) xảy ra, bao
gồm 2 thành phần: (i) khả năng xảy ra nguy hại (từ rất ít khả
năng đến khả năng rất cao); và (ii) tình nghiêm trọng của mối
nguy hại (từ không đáng kể đến nghiêm trọng hoặc tử vong).
Nguy cơ rất ít khả năng xảy ra của một nguy hại không đáng
kể không là vấn đề đối với một NCLS tốt. Ở mặt đối nghịch,
nguy cơ khả năng xảy ra rất cao của một nguy hại nghiêm
trọng sẽ không chấp nhận được trừ khi dự án NC cung cấp
hy vọng chữa trị duy nhất cho đối tương NC.
Nhà NC phải đánh giá đầy đủ các nguy cơ và bảo đảm quản
lý được chúng. Nếu đáng giá nguy cơ không đầy đủ, không
được tiến hành NC cho đến khi có đủ số liệu tin cậy từ các
NC trong PTN hoặc trên súc vật.

12
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Sự đồng ý được báo trước (Informed consent):
Quy tắc số 1 của Nuremberg Code: “Sự đồng ý tình
nguyện của đối tượng con người là yêu cầu tuyệt đối”.
Đối tượng NC “phải có đủ kiến thức và sự thông hiểu
các yếu tố của vấn đề đối tượng để giúp anh/cô ta ra
quyết định 1 cách hiểu biết và sáng suốt”, bao gồm:
- Cần phải biết rõ để quyết định.
- Tự nguyện, không được ép buộc tham gia NC.
- Các đối tượng không tự quyết định (trẻ em, người tàn
tật tinh thần nghiêm trọng, mất tri giác…) phải đáp ứng
yêu cầu theo pháp luật.
- Đồng ý bằng văn bản.
13
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Tính bảo mật (Confidentiality):
Cũng như các BN được chăm sóc điều trị, các đối
tượng NC có quyền giữ sự riêng tư về các thông tin
sức khỏe cá nhân.
Tuy nhiên, khác với BN điều trị, NC cần công bố thông
tin sức khỏe cho người khác, bao gồm cộng đồng KH
lớn hơn và đôi khi cho quần chúng. Để bảo vệ tính
riêng tư, nhà NC cần đảm bảo nhận được các bản
đồng ý có báo trước từ các đối tượng NC cho phép
dùng thông tin sức khỏe cá nhân cho các mục đích
NC. Nhà NC phải thông báo trước cho các đối tương
NC việc dùng thông tin của họ dưới hình thức vô
danh, và thông tin được lưu trữ & truyền tin một cách
cẩn mật.
14
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Mâu thuẫn các vai trò (Conflicts of roles):
Mối quan hệ BS-BN khác với mối quan hệ BS NC-đối
tượng NC, dầu cả BS và nhà NC cùng là một người vì
trách nhiệm chủ yếu của BS là sức khỏe và sự an lành
của BN, trong khi trách nhiệm chính của nhà NC là tạo
ra kiến thức, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe BN. Nếu
điều này xảy ra, vai trò của BS trị liệu phải đặt hàng
đầu.
Chẳng hạn, BS phải đề nghị BN đó không tham gia
vào NC nếu BN dường như tiến triển tốt với điều trị
hiện tại và đề tài NC yêu cầu BN phải được lựa chọn
ngẫu nhiên cho trị liệu khác hoặc placebo.
15
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Báo cáo trung thực kết quả (Honest reporting of
results):
Các kết quả NC phải được báo cáo trung thực.
Các vấn đề về đạo văn trong NC (plagiarism), giả mạo
số liệu, công bố sao lại (duplicate publication) và
quyền tác giả “quà tặng” (“gift” authorship) là một
thực tế khá phổ biến. Các hành động trên có thể mang
lại lợi ích cho nhà NC, cho đến khi họ bị phát hiện,
nhưng có thể gây hại lớn cho bệnh nhân khi nhận
được các trị liệu không đúng dựa vào các báo cáo NC
sai hay không chính xác, và đối với các nhà NC khác,
những người tốn nhiều thời gian và nguồn lực để theo
dõi các NC đó.
16
TÓM TẮT CÁC NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NC (tt. )
- Thổi còi (Whistle-blowing):
Để ngăn ngừa các NC phi đạo đức từ lúc xảy ra hoặc để
phơi bày khi có chứng cứ, bất cứ ai biết được hành động
như thế có trách nhiệm tiết lộ thông tin cho các cơ quan
chức năng thích hợp. Không may, việc thổi còi như thế
không phải lúc nào cũng được hoan ngênh và đôi khi
người thổi còi còn bị phạt.
Cả nhà khoa học và các nhà điều hành của chính phủ cần
đóng vai trò người thổi còi, phát hiện và trừng phạt các NC
phi đạo đức. Các thành viên cấp thấp của NC như các SV Y
Dược có thể khó khăn trong hành động đối với NC nghi
ngờ phi đạo đức của đàn anh. Tuy nhiên, tối thiểu họ từ
chối tham gia các thực hành họ cảm thấy phi đạo đức như
nói dối với đối tương NC hay giả mạo số liệu. Nếu sự việc
vẫn còn tiếp diễn họ có thể báo cho giới chức thẩm quyền
trực tiếp hay vô danh.
17
CÁC NGUYÊN TẮC WHO GCP
- Nguyên tắc 1:
NC liên quan đến con người phải có ý nghĩa khoa
học và được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc
đạo đức cơ bản bắt nguồn từ Tuyên bố Helsinki. Ba
nguyên tác cơ bản có tầm quan trọng như nhau, bao
gồm tôn trọng con người, lòng từ tâm và công bằng,
xuyên suốt tất cả các nguyên tắc GCP khác.

- Nguyên tắc 2:
NC liên quan đến con người phải được đánh giá một
cách khoa học và phải được mô tả trong một đề
cương rõ ràng, chi tiết.

18
CÁC NGUYÊN TẮC WHO GCP
- Nguyên tắc 3:
Trước khi một NC liên quan đến con người được bắt
đầu, phải xác định các nguy cơ, bất tiện và các lợi ích
dự đoán cho cá nhân đối tượng NC và xã hội. Các NC
về các sản phẩm hoặc quy trình khảo sát phải được
hỗ trợ bởi đầy đủ các thông tin không lâm sàng và, khi
khả thi, các thông tin lâm sàng.
- Nguyên tắc 4:
NC liên quan đến con người chỉ được bắt đầu khi
(các) lợi ích dự đoán đối với cá nhân đối tượng NC và
XH vượt trội so với các nguy cơ. Mặc dầu lợi ích các
kết quả của NC đối với KH và XH được xem xét, các
cân nhắc quan trọng nhất liên quan đến quyền lợi, sự
an toàn và khỏe mạnh của đối tượng tham gia NC.
19
CÁC NGUYÊN TẮC WHO GCP

- Nguyên tắc 5:
NC liên quan đến con người phải được Hội đồng đạo
đức độc lập (Independent Ethics Committee - IEC)
hoặc Ủy ban xem xét cơ quan (Institutional Review
Board-IRB) chấp thuận hoặc có ý kiến thuận lợi
trước khi tiến hành.

- Nguyên tắc 6:
NC liên quan đến con người phải được tiến hành
theo đề cương đã phê duyệt.

20
CÁC NGUYÊN TẮC WHO GCP
- Nguyên tắc 7:
Bản đồng ý tham gia NC có báo trước phát miễn phí
phải được thu nhận từ từng đối tượng trước khi
tham gia NC, phù hợp văn hóa và quy định quốc gia.
Khi một đối tượng không có khả năng cung cấp bản
đồng ý, phải có sự cho phép của đại diện pháp lý phù
hợp với luật lệ áp dụng.

- Nguyên tắc 8:
NC liên quan đến con người chỉ được tiếp tục nếu hồ
sơ lợi ích-nguy cơ thuận lợi.

21
CÁC NGUYÊN TẮC WHO GCP
- Nguyên tắc 9:
Cán bộ y khoa có giấy phép phù hợp và có năng lực
(nghĩa là BS hoặc, khi khả thi, BS RHM) phải chịu
trách nhiệm về chăm sóc y khoa các đối tượng NC
và về các quyết định y khoa đưa ra đại diện cho họ.

- Nguyên tắc 10
Mỗi cá nhân liên quan đến TNLS phải có năng lực
về học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm để tiến hành
các nhiệm vụ của ông ta/cô ta và đang có giấy phép
để thực hiện đều đó, khi có yêu cầu.

22
CÁC NGUYÊN TẮC WHO GCP
- Nguyên tắc 11:
Tất cả thông tin TNLS phải được ghi chép, quản lý,
lưu trữ theo cách cho phép báo cáo, giải thích và xác
nhận chúng một cách chính xác.
- Nguyên tắc 12:
Các ghi chép có thể giúp nhận ra các đối tượng NC
phải được bảo mật do tính riêng tư và tính bảo mật
phù hợp các yêu cầu luật lệ áp dụng.
- Nguyên tắc 13:
Các sản phẩm NC phải được sản xuất, quản lý, và tồn
trữ phù hợp GMP và phải được sử dụng phù hợp với
đề cương.
- Nguyên tắc 14:
Các quy trình của các hệ thống bảo đảm chất lượng
từng khía cạnh của NC phải được áp dụng.
23
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Thông tư số 03/2012/TT-BYT ngày 02/02/2012 của Bộ
trường Bộ Y tế Việt Nam.
Nội dung gồm 11 chương:
Chương I: Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Điều 3. Nguyên tắc thử thuốc trên LS
Đúng quy định của TT.
Tuyển chọn người tham gia đúng NT đạo đức trong
NC y sinh học.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm.
24
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương II: Các thuốc phải thử lâm sàng, miễn thử LS
và miễn một số giai đoạn thử LS
Điều 5. Thuốc phải thử LS đầy đủ các giai đoạn
Thuốc hóa dược sinh phẩm y tế, vắc xin, thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu
Điều 6. Thuốc miễn thử lâm sàng
Điều 7. Thuốc miễn 1 số giai đoạn thử LS
Điều 8. Thử thuốc trên LS trong 1 số trường hợp đ8ạc
biệt, khẩn cấp liên quan đến an ninh sức khỏe.
Chương III: Điều kiện kiện về thử thuốc trên LS
Điều 9. Điều kiện về thuốc thử LS
Điều 10. Điều kiện về hồ sơ thử thuốc trên LS
25
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Điều 11. Điều kiện của tổ chức nhận thử, nghiên cứu
viên chính và nghiên cứu viên tham gia thử thuốc trên
LS.
Điều 12. Điều kiện của người tham gia thử thuốc trên
LS.
Điều 13. Điều kiện về kinh phí thử thuốc trên LD
Chương IV: Đăng ký, thẩm định, phê duyệt NC thử
thuốc trên LS
Điều 14. Đăng ký NC thử thuốc trên LS
Điều 15. Xây dựng hồ sơ nghiên cứu.
Điều 16. Nộp hồ sơ NC thử thuốc trên LS
Điều 17. Thẩm định, phê duyệt các nghiên cứu thử
thuốc trên LS
26
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương V: Các giai đoạn thử thuốc trên LS và tiến
hành thử nghiệm
Điều 18. Các giai đoạn thử thuốc hóa dược, sinh phẩm
y tế trên LS
Giai đoạn 1: Cỡ mẫu quy định 10-30 đối tượng
Giai đoạn 2: Tối thiểu 50 bệnh nhân
Giai đoạn 3: Tối thiểu 200 bệnh nhân
Giai đoạn 4: Tối thiểu 1000 bệnh nhân
Điều 19. Các giai đoạn thử vắc xin trên LS
Giai đoạn 1: Cỡ mẫu quy định 30-50 đối tượng
Giai đoạn 2: Tối thiểu 200 bệnh nhân
Giai đoạn 3: Tối thiểu 500 bệnh nhân
Giai đoạn 4: Tối thiểu 10.000 bệnh nhân

27
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương V: Các giai đoạn thử thuốc trên LS và tiến
hành thử nghiệm (tt)
Điều 20. Các giai đoạn thử thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu trên LS
Giai đoạn 1: Cỡ mẫu quy định 10-30 đối tượng
Giai đoạn 2: Tối thiểu 50 bệnh nhân
Giai đoạn 3: Tối thiểu 100 bệnh nhân
Giai đoạn 4: Tối thiểu 200 bệnh nhân
Điều 21. Thử thuốc trên LS tại nhiều cơ sở khác nhau
Điều 22. Mục tiêu, nội dung và cỡ mẫu NC
Điều 23. Xử lý các trường hợp tai biến trong thời gian
thử thuốc trên LS
Điều 24. Thu thập thông tin, số liệu
28
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương V: Các giai đoạn thử thuốc trên LS và tiến
hành thử nghiệm (tt)
Điều 25. Các giai đoạn thử thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu trên LS
Giai đoạn 1: Cỡ mẫu quy định 10-30 đối tượng
Giai đoạn 2: Tối thiểu 50 bệnh nhân
Giai đoạn 3: Tối thiểu 100 bệnh nhân
Giai đoạn 4: Tối thiểu 200 bệnh nhân
Điều 21. Thử thuốc trên LS tại nhiều cơ sở khác nhau
Điều 22. Mục tiêu, nội dung và cỡ mẫu NC
Điều 23. Xử lý các trường hợp tai biến trong thời gian
thử thuốc trên LS
Điều 24. Thu thập thông tin, số liệu
29
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương V: Các giai đoạn thử thuốc trên LS và tiến
hành thử nghiệm (tt)
Điều 20. Các giai đoạn thử thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu trên LS
Giai đoạn 1: Cỡ mẫu quy định 10-30 đối tượng
Giai đoạn 2: Tối thiểu 50 bệnh nhân
Giai đoạn 3: Tối thiểu 100 bệnh nhân
Giai đoạn 4: Tối thiểu 200 bệnh nhân
Điều 21. Thử thuốc trên LS tại nhiều cơ sở khác nhau
Điều 22. Mục tiêu, nội dung và cỡ mẫu NC
Điều 23. Xử lý các trường hợp tai biến trong thời gian
thử thuốc trên LS
Điều 24. Thu thập thông tin, số liệu
30
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương V: Các giai đoạn thử thuốc trên LS và tiến
hành thử nghiệm (tt)
Điều 25. Xử lý số liệu
Điều 26. Lưu trữ tài liệu về thử thuốc trên LS
Điều 27. Báo cáo kết quả nghiên cứu thử thuốc trên
LS
Điều 28. Quản lý thuốc thử lâm sàng
Chương VI: Quyền và nghĩa vụ của người tham gia,
người có thuốc và tổ chức nhận thử thuốc trên LS
Điều 29. Quyền của người tham gia thử thuốc trên LS
Điều 30. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thuốc thử LS
Điều 31. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
31
thuốc thử LS
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương VI: Quyền và nghĩa vụ của người tham gia,
người có thuốc và tổ chức nhận thử thuốc trên LS (tt)
Điều 32. Quyền của tổ chức nhận thử thuốc trên LS
Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức nhận thử thuốc trên LS
Chương VII: Giám sát, kiểm tra đảm bảo chất lượng
NC
Điều 34. Giám sát, kiểm tra quá trình thử thuốc trên LS
Điều 35. Đảm bảo độ tin cậy kết quả NC thử thuốc trên
LS
Chương VIII: Nghiệm thu, đánh giá kết quả thử thuốc
trên LS
Điều 34. Giám sát, kiểm tra quá trình thử thuốc trên LS
Điều 35. Đảm bảo độ tin cậy kết quả NC thử thuốc trên
32
LS
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TỐT THỬ
THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Chương VIII: Nghiệm thu, đánh giá kết quả thử thuốc
trên LS
Điều 36. Thủ tục nghiệm thu kết quả thử thuốc trên LS
Điều 37. Hồ sơ nghiệm thu cấp Bộ Y tế
Điều 38. Kết thúc NC thử thuốc trên LS
Chương IX: Tổ chức thực hiện
Điều 39. Trách nhiệm thực hiện
Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 41. Hiệu lực thi hành
(Hiệu lực từ ngày 20/3/2012).

33

You might also like