You are on page 1of 87

HỌC PHẦN

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

CHƯƠNG 2
THỜI GIÁ TIỀN TỆ
CHƯƠNG 2: THỜI GIÁ TIỀN TỆ
Mục tiêu
• Kiến thức:
- Trình bày những vấn đề lý luận chung về lãi, lãi đơn, lãi kép, chuỗi
tiền tệ
- Giải thích công thức tính giá trị thời gian của một khoản tiền và của
một chuỗi tiền tệ.
- Giải thích một số hệ quả từ giá trị thời gian của tiền.
• Kỹ năng:
- Tính giá trị thời gian của tiền theo lãi đơn và lãi kép.
- Ứng dụng giá trị thời gian của tiền vào một số nghiệp vụ thực tế.
• Thái độ: Hình thành ý thức tuân thủ các quy định chung về việc tính
các giá trị của tiền theo thời gian.
NỘI DUNG
2.1 Khái niệm
2.2 Giá trị tương lai
2.3 Giá trị hiện tại
2.4 Ứng dụng
CHƯƠNG 2: THỜI GIÁ TIỀN TỆ
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.3. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi
Tiền có giá trị theo thời gian, nghĩa là:
- Một đồng tiền có giá trị khác nhau vào hai thời điểm
khác nhau; và
- Khoảng cách thời gian càng dài và cơ hội sinh lời
càng cao thì sự khác biệt trong giá trị giữa hai thời
điểm của nó càng lớn.
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi
Xem 2 tình huống sau:
Tình huống 1: Cho bạn mượn 100 ngàn đồng vào
buổi sáng, đến buổi trưa thì nhận lại 100 ngàn
=> 100 ngàn ở 2 thời điểm như nhau hay khác nhau?
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi
Tình huống 2: Mua cổ phiếu VNM cách đây hai năm
với giá 100.000đ/CP. Trong 2 năm, giá cổ phiếu đã
thay đổi lên xuống nhiều lần. Hôm nay cần tiền nên
bán và bán giá đúng bằng 100.000đ/CP. Từng bỏ ra
100.000đ cách đây 2 năm mua 1 CP, bây giờ bán thu
lại đúng 100.000đ
=> Bạn có cho rằng bạn hòa vốn không?
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi
Vậy, vì sao tiền tệ có giá trị theo thời gian thời
gian?
• Lý do 1, Chi phí cơ hội của tiền
• Lý do 2, Tính lạm phát
• Lý do 3, Tính rủi ro
• ...
=> Khi bỏ ra một số tiền thì đòi hỏi tương lai phải
thu về số tiền lớn hơn => Phần chênh lệch được
gọi là lãi
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi
Ví dụ 2.1: Ngày 01/6/2020, bạn vay của ngân hàng
100 triệu đồng, thời hạn 1 năm, hai bên thỏa thuận
trả nợ 1 lần khi đáo hạn. Ngày đáo hạn, tổng số tiền
bạn phải trả cho ngân hàng là 110 triệu đồng. Lãi là
bao nhiêu?
=> Lãi là: 10 triệu đồng
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lãi

Ví dụ 2.2: Ngày 01/6/2020, bạn vay của ngân hàng 100


triệu đồng, thời hạn 1 năm, hai bên thỏa thuận trả nợ 1 lần
khi đáo hạn. Ngày đáo hạn, tổng số tiền bạn phải trả cho
ngân hàng là 110 triệu đồng
• => Lãi suất = = = 10%/năm

=> Lãi là: 10 triệu đồng


2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
Ví dụ 2.3: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng, thời hạn
3 năm, lãi suất 6%/năm, lãi nhận một lần khi đáo
hạn.
2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.1. Lãi đơn
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số vốn gốc mà không
tính trên số tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ trước.
Gọi:
• PV: Khoản tiền gửi ban đầu
• It: Tiền lãi của kỳ thứ t, t = (1,n)
• I: Tiền lãi của n kỳ
• rt: Lãi suất ở kỳ thứ t, t = (1,n)
• n: Số thời kỳ.
2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.1. Lãi đơn
• I1= PV * r1
• I2= PV * r2
• ....
• In= PV * rn
• => I = = PV (r1 + r2 +....+ rn)

Nếu: Lãi suất cố định, tức r1 = r2 = .....= rn = r

=> I = = PV * n * r
2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.1. Lãi đơn
Ví dụ 2.4: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng,
thời hạn 3 năm, lãi suất 6%/năm, lãi nhận một
lần khi đáo hạn. Hãy tính số tiền lãi thu được
sau 3 năm theo phương pháp lãi đơn?
2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.2. Lãi kép
Là phương pháp tính lãi mà lãi định kỳ được cộng vào vốn
gốc để làm số dư tính lãi cho kỳ tiếp theo => Vốn sinh ra lãi
và lãi sinh ra lãi
Gọi:
•PV: Khoản tiền gửi ban đầu
• It: Tiền lãi của kỳ thứ t, t = (1,n)
• I: Tiền lãi của n kỳ
• r: Lãi suất/ kỳ
• n: Số thời kỳ.
2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.2. Lãi kép
Ta có: I1 = PV * r
I2 = (PV + I1) * r
.....
In = (PV + I1 + I2 + ... + In-1) * r

I=
2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.2. Lãi kép
Cách khác:
FVt: Giá trị tương lai có được ở cuối kỳ t, t = 1,n
Ta có: FV1 = PV + PV * r = PV (1+ r)
FV2 = FV1 + FV1*r = PV (1+ r)2
.....
FVn = FVn-1 + FVn-1*r = PV (1+ r)n

I = FVn PV = PV (1+ r)n PV


2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.2. Lãi kép
Ví dụ 2.5: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng,
thời hạn 3 năm, lãi suất 6%/năm, lãi nhận một
lần khi đáo hạn. Hãy tính số tiền lãi thu được
sau 3 năm nếu tính lãi kép hàng năm (ghép lãi
hàng năm)?
2.1. Khái niệm
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
2.1.2.2. Lãi kép
Ví dụ 2.6: Một người gửi tiết kiệm 100 triệu đồng với lãi
suất cố định 6%/ năm. Sau 5 năm người đó mới rút tiền
gốc và lãi. Số tiền mà người đó nhận được là bao nhiêu
nếu:
1. Tính theo phương pháp lãi đơn?
2. Tính theo phương pháp lãi kép?
a. Ghép lãi hàng năm
b. Ghép lãi hàng quý
c. Ghép lãi hàng tháng
2.1. Khái niệm
2.1.3. Lãi danh nghĩa và lãi suất thực
2.1. Khái niệm
2.1.3. Lãi danh nghĩa và lãi suất thực
Ví dụ 2.7: Một trái phiếu có thời hạn 1 năm,
giá bán bằng mệnh giá, lãi suất 12%. Nếu bạn
mua trái phiếu có tổng mệnh giá là 100 triệu
đồng, hãy cho biết lãi suất danh nghĩa và lãi
suất thực mà bạn hưởng là bao nhiêu trong 2
trường hợp:
1. Nếu trái phiếu trả lãi sau.
2. Nếu trái phiếu trả lãi ngay khi phát hành.
2.1. Khái niệm
2.1.3. Lãi danh nghĩa và lãi suất thực
Giải ví dụ 2.7
1. Nếu trái phiếu trả lãi sau
- LSDN = 12%
- LS thực = = 12%
• 2. Nếu trái phiếu trả lãi ngay khi phát hành.
- LSDN = 12%
- LS thực = = 13,64%
2.1. Khái niệm
2.1.3. Lãi danh nghĩa và lãi suất thực
Ví dụ 2.8: Một khách hàng gửi tiết kiệm 100
triệu đồng tại một ngân hàng, kỳ hạn gửi là 1
năm, lãi suất 1%/tháng. Lãi trả cùng gốc khi
đáo hạn. Hãy cho biết lãi suất danh nghĩa và
lãi suất thực mà khách hàng được hưởng là
bao nhiêu, trong 2 trường hợp:
1. Nếu tính theo phương pháp lãi đơn.
2. Nếu tính theo phương pháp lãi kép hàng
quý.
2.1. Khái niệm
2.1.3. Lãi danh nghĩa và lãi suất thực
Giải ví dụ 2.8
1/ Nếu tính theo phương pháp lãi đơn:
- LSDN = 1%/ tháng = 12%/năm
- LS thực = = = 12%/năm
2/ Nếu tính lãi kép hàng quý:
- LSDN = 1%/ tháng = 12%/năm
- LS thực = =
= 12,55%/năm
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1.4.1. Khái niệm
Chuỗi tiền tệ hay còn gọi là dòng tiền (ngân
lưu) là một chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi
trả (CFt) phát sinh liên tục qua một số thời kỳ
nhất định.
Ví dụ 2.9: Ngày 1/5/2020, một khách hàng mua
hàng trả góp trong 6 tháng, mỗi tháng trả 1
triệu đồng, lần trả đầu tiên là ngay khi mua
hàng. Nghiệp vụ này đã tạo ra dòng tiền
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
Nghiệp vụ ở ví dụ 2.9 đã tạo ra một dòng tiền như sau:
- Ở gốc độ người mua: Đây là dòng chi trả
- Ở gốc độ người bán: Đây là dòng thu nhập
- Thời hạn trả góp: 6 tháng
- Kỳ hạn góp: 1 tháng (khoảng cách giữa 2 lần trả góp
là 1 tháng)
- Dòng tiền có 6 kỳ
- Số tiền góp định kỳ: 1 triệu đồng
- Thời điểm góp: Đầu kỳ, cụ thể, ngày 1 hàng tháng.
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1.4.1. Khái niệm
Ví dụ 2.9 (tiếp theo): Dòng tiền trả góp có
dạng như sau:
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1.4.2. Phân loại: CFt là khoản tiền phát sinh ở kỳ t,
t=1,n; n tiến tới ∞
1. Theo thời điểm phát sinh của các khoản tiền:
Dòng tiền đầu kỳ: Số tiền phát sinh ở đầu mỗi kỳ

Dòng tiền cuối kỳ: Số tiền phát sinh ở cuối mỗi kỳ


2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1.4.2. Phân loại:
2. Theo thời gian phát sinh của các khoản tiền:
Dòng tiền hữu hạn: Số tiền chỉ phát sinh một số kỳ nhất định.

Dòng tiền vô hạn: Số tiền phát sinh kéo dài mãi mãi
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1.4.2. Phân loại:
2. Theo tính chất của các khoản tiền:
Dòng tiền đều: Số tiền phát sinh ở mỗi kỳ bằng nhau là A.

Dòng tiền không đều: Số tiền phát sinh ở mỗi kỳ khác nhau.
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ

Dòng tiền a:

Dòng tiền b:
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ

Dòng tiền c:

Dòng tiền d:
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ

Dòng tiền e:

Dòng tiền f:
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
Ví dụ 2.10: Hãy vẽ dòng tiền cho các
nghiệp vụ sau (Đvt: Triệu đồng)
1. Một doanh nghiệp mua TSCĐ thanh
toán trả chậm như sau: Trả trong 5 năm,
mỗi năm trả 1 lần với số tiền lần lượt từ
năm 1 đến năm 5 là 500; 400; 300; 200;
100. Lần trả đầu tiên là ngay khi nhận
hàng.
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
Ví dụ 2.10 (tiếp theo): Hãy vẽ dòng tiền
cho các nghiệp vụ sau (Đvt: Triệu đồng)
2. Một doanh nghiệp mua TSCĐ thanh
toán trả chậm như sau: Trả trong 5 năm,
mỗi năm trả 1 lần với số tiền lần lượt từ
năm 1 đến năm 5 là 500; 400; 300; 200;
100. Lần trả đầu tiên là sau 1 năm kể từ
ngày nhận hàng.
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
Ví dụ 2.10 (tiếp theo): Hãy vẽ dòng tiền cho các
nghiệp vụ sau (Đvt: Triệu đồng)
3. Một doanh nghiệp thuê 1 căn nhà trong 5 năm,
tiền thuê trả hàng năm là 100. Lần trả đầu tiên là
ngay khi nhận nhà.
4. Một doanh nghiệp vay của Ngân hàng thương
mại một số tiền, thời gian vay là 5 năm, trả nợ định
kỳ hàng năm theo phương thức cố định với số tiền
là 100/năm. Lần trả đầu tiên là sau 1 năm kể từ
ngày vay.
2.1. Khái niệm
2.1.4. Chuỗi tiền tệ
Ví dụ 2.10 (tiếp theo): Hãy vẽ dòng tiền
cho các nghiệp vụ sau (Đvt: Triệu đồng)
5. Một khách hàng tiết kiệm tiền bằng
cách đầu mỗi năm gửi vào ngân hàng số
tiền 100 và gửi liên tục trong 5 năm
2.2. Giá trị tương lai
2.1. Khái niệm
2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
Đặt vấn đề
2.2. Giá trị tương lai
2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản
tiền
Giá trị tương lai của một số tiền ở
hiện tại là giá trị có thể nhận được tại
một thời điểm trong tương lai bao gồm
số tiền đó cộng với toàn bộ tiền lãi
phát sinh trong khoảng thời gian từ hiện
tại đến thời điểm mà ta cần xác định giá
trị trương lai.
2.2. Giá trị tương lai
2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
Gọi: PV: Giá trị hiện tại (khoản tiền ban đầu)
FVn: GTTL của một khoản tiền tại thời điểm cuối kỳ n.
I: Tiền lãi của n kỳ
r: Lãi suất/kỳ
n: Số thời kỳ.
2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
2.2. Giá trị tương lai
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
Đặt vấn đề
2.2. Giá trị tương lai
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ được


xác định bằng tổng giá trị tương lai của tất
cả các khoản tiền có trong chuỗi tiền tệ đó

Với GTTL của từng khoản tiền bằng khoản


tiền đó cộng với toàn bộ tiền lãi do khoản tiền
đó tạo ra và tính theo phương pháp lãi kép.
2.2. Giá trị tương lai
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
Gọi: CFt: Là số tiền phát sinh của kỳ thứ t, t=1,n
FVn: GTTL của một chuỗi tiền tệ tại thời điểm cuối kỳ n.
n: Số thời kỳ của chuỗi tiền tệ.
r: Lãi suất/kỳ
Xét một chuỗi tiền tệ bất kỳ, ví dụ:
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.1. GTTL của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều

FVn = FVn(CF1) + FVn(CF2) + ... + FVn(CFn)


FVn = CF1 + CF2+ ... + CFn
𝐧
𝐅 𝐕 𝐧= ∑ 𝐂𝐅 𝐭 (𝟏+𝐫)
𝒏− 𝐭

𝐭=𝟏
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.1. GTTL của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều
Ví dụ 2.13 (ĐVT: Triệu đồng):
4 năm nữa con trai của ông A vô đại học, ông A phải
để dành tiền để mua xe và laptop cho con, mà cuối mỗi
năm ông A chỉ có thể gửi vào ngân hàng số tiền 5, 10,
12 và 15 trđ. Lãi suất ngân hàng 6%/năm. Vậy cuối
năm 4, ông A có bao nhiêu tiền?
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.1. GTTL của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều (cố định): CF1 = CF2=…= CFn =A

FVn = A + A+ ... + A

𝐧 n
(1+r ) −1
𝐅 𝐕 𝐧= ∑ 𝑨(𝟏+𝐫) 𝒏−𝐭
𝐅 𝐕 𝐧= A ∗
𝐭=𝟏
r
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.1. GTTL của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều (cố định): CF1 = CF2=…= CFn =A
Ví dụ 2.14 (ĐVT: Triệu đồng):
4 năm nữa con trai của ông A vô đại học, ông A phải để
dành tiền để mua xe và laptop cho con trai, mà cuối
mỗi năm ông A chỉ có thể dành dụm gửi vào ngân
hàng số tiền 10 trđ/năm. Lãi suất ngân hàng 6%/năm.
Vậy cuối năm 4, ông A có bao nhiêu tiền?
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.2. GTTL của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều:

FVn = FVn(CF1) + FVn(CF2) + ... + FVn(CFn)


FVn = CF1 + CF2+ ... + CFn
𝐧 𝐧

𝐅 𝐕 𝐧= ∑ 𝐂𝐅 𝐭 (𝟏+𝐫) 𝒏− 𝐭+𝟏
𝐅 𝐕 𝐧=(𝟏+𝐫) ∑ 𝐂𝐅 𝐭 (𝟏+𝐫)𝒏− 𝐭
𝐭=𝟏
𝐭=𝟏
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.2. GTTL của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều:
Ví dụ 2.15 (ĐVT: Triệu đồng):
4 năm nữa con trai của ông A vô đại học, ông A phải để
dành tiền để mua xe và laptop cho con, mà đầu mỗi
năm ông A chỉ có thể gửi vào ngân hàng số tiền 5, 10,
12 và 15 trđ. Lãi suất ngân hàng 6%/năm. Vậy cuối
năm 4, ông A có bao nhiêu tiền?
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.2. GTTL của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều (cố định): CF1 = CF2=…= CFn =A

FVn = A + A+ ... + A
𝐧
𝐅 𝐕 𝐧=(𝟏+𝐫) ∑ 𝑨(𝟏+𝐫)
𝒏−𝐭 . (1+r)

𝐭=𝟏
2.2.1. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
2.2.1.2. GTTL của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều (cố định):
Ví dụ 2.16 (ĐVT: Triệu đồng):
4 năm nữa con trai của ông A vô đại học, ông A phải để
dành tiền để mua xe và laptop cho nó, mà đầu mỗi
năm ông A chỉ có thể dành dụm gửi vào ngân hàng số
tiền 10 trđ/năm. Lãi suất ngân hàng 6%/năm. Vậy
cuối năm 4, ông A có bao nhiêu tiền?
2.3. Giá trị hiện tại
2.3. Giá trị hiện tại
2.3.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Đặt vấn đề
2.3. Giá trị hiện tại
2.3.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Giá trị hiện tại của một khoản tiền (còn
gọi là hiện giá) là giá trị của một khoản
tiền phát sinh trong tương lai được quy về
thời điểm hiện tại (thời điểm gốc) theo
một tỷ lệ chiết khấu nhất định
2.3. Giá trị hiện tại
2.3.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Gọi: PV: Giá trị hiện tại
FVn: GTTL tại thời điểm cuối kỳ n.
I: Tiền lãi của n kỳ
r: Lãi suất/kỳ
n: Số thời kỳ.

Ta có: FVn = PV + I PV = FVn - I


2.3.1 Giá trị hiện tại của một khoản tiền
2.3.1 Giá trị hiện tại của một khoản tiền
2.3. Giá trị hiện tại
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
Đặt vấn đề
2.3. Giá trị hiện tại
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ được


xác định bằng tổng giá trị hiện tại của tất cả
các khoản tiền trong chuỗi tiền tệ đó.
2.3. Giá trị hiện tại
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
Gọi: CFt: Là số tiền phát sinh của kỳ thứ t, t=1,n và n ->
PV: Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
n: Số thời kỳ của chuỗi tiền tệ.
r: Lãi suất/kỳ
Xét một chuỗi tiền tệ bất kỳ, ví dụ:

Thì:
PV = PV(CF1) + PV(CF2) + ... + PV(CFn)
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.1. GTHT của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều

PV = PV(CF1) + PV(CF2) + ... + PV(CFn)


+ +…+

PV =
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.1. GTHT của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều
Ví dụ 2.19: Con trai ông A sắp vô đại học.
Ông A ước tính vào 1/9/2022; 1/9/2023;
1/9/2024 và 1/9/2025 phải đóng tiền học số
tiền lần lượt là 30; 40; 60 và 70 trđ. Nếu
hôm nay là 1/9/2021 và LS 6%/năm, ông A
phải gửi ngân hàng số tiền bao nhiêu để sắp
tới có đủ tiền đóng tiền học cho con trai?
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.1. GTHT của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều: CF1 = CF2=…= CFn =A

PV = PV(A) + PV(A) + ... + PV(A)


+ +…+
−𝒏
PV = 𝟏−(𝟏+𝐫 )
𝐏𝐕 =𝐀 [ ]
𝒓
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.1. GTHT của một chuỗi tiền tệ cuối kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều: CF1 = CF2=…= CFn =A
Ví dụ 2.20: Con trai ông A sắp vô đại học.
Tui ông A ước tính vào các thời điểm
1/9/2022; 1/9/2023; 1/9/2024 và 1/9/2025
phải đóng tiền học số tiền 40 trđ. Nếu hôm
nay là 1/9/2021 và LS 6%/năm, ông A phải
gửi ngân hàng số tiền bao nhiêu để sắp tới
có đủ tiền đóng tiền học cho con trai?
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.2. GTHT của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều

PV = PV(CF1) + PV(CF2) + ... + PV(CFn)


+ +…+

PV =
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.2. GTHT của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
1. Chuỗi tiền tệ không đều
Ví dụ 2.21: Một doanh nghiệp mua TSCĐ
thanh toán trả chậm như sau: Trả trong 5
năm, mỗi năm trả 1 lần với số tiền lần lượt
từ năm 1 đến năm 5 là 500; 400; 300; 200;
100. Lần trả đầu tiên là ngay khi nhận
hàng. Biết lãi suất trả chậm là 10%/năm.
Hỏi hôm nay TSCĐ có giá bao nhiêu?
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.2. GTHT của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều: CF1 = CF2=…= CFn =A

PV = PV(A) + PV(A) + ... + PV(A)


+ +…+

PV = (1+r)
2.3.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
2.3.2.2. GTHT của một chuỗi tiền tệ đầu kỳ
2. Chuỗi tiền tệ đều: CF1 = CF2=…= CFn =A
Ví dụ 2.22: Một doanh nghiệp mua TSCĐ
thanh toán trả chậm như sau: Trả trong 5
năm, mỗi năm trả 1 lần với số tiền
300trđ/năm. Lần trả đầu tiên là ngay khi
nhận hàng. Biết lãi suất trả chậm là
10%/năm. Hỏi hôm nay TSCĐ có giá bao
nhiêu?
2.4. Ứng dụng

2.4.1. Lựa chọn phương thức thanh toán trả


ngay hay trả góp
2.4.2. Xác định yếu tố lãi suất (r) hoặc số thời kỳ
(n) của hiện giá một số tiền hay một dòng tiền
2.4.3. Định giá chứng khoán hoặc định giá
doanh nghiệp (học ở Chương 4)
2.4.4. Ước tính chi phí sử dụng vốn của doanh
nghiệp (học ở Chương 5)
2.4.5. Ứng dụng khác
2.4. Ứng dụng
2.4.1. Lựa chọn phương thức thanh toán trả ngay hay
trả góp
Dù thanh toán bằng phương thức nào thì giá trị hiện tại
của dòng tiền ở các phương thức thanh toán đều bằng
nhau và bằng giá bán trả ngay.
Ví dụ 2.23: Một thiết bị sản xuất được nhà cung cấp bán
theo hai phương thức thanh toán như sau:
- Phương thức thứ 1: Trả ngay một lần 1.000 triệu đồng.
- Phương thức thứ 2: Trả góp trong thời hạn 4 năm, số
tiền trả góp mỗi năm 300 triệu đồng/năm. Biết lãi suất
bán hàng trả góp cố định 10%/năm.
2.4. Ứng dụng

2.4.1. Lựa chọn phương thức thanh toán trả ngay


hay trả góp
Ví dụ 2.23 (tiếp theo):
Yêu cầu:
a) Phương thức thanh toán nào có lợi cho người
mua nếu số tiền trả góp đầu tiên được thực hiện sau
1 năm kể từ ngày thiết bị sản xuất được giao nhận?
b) Phương thức thanh toán nào có lợi cho người
mua nếu số tiền trả góp đầu tiên được thực hiện
ngay khi thiết bị sản xuất được giao nhận?
2.4.1. Lựa chọn phương thức thanh
toán trả ngay hay trả góp
Ví dụ 2.24: Công ty ABC có một căn nhà mặt tiền cho thuê
trong thời hạn 5 năm, phương thức cho thuê được thực hiện
theo một trong 2 phương án sau:
Phương án 1: Trả một lần duy nhất ngay khi thuê là 640
triệu đồng (không phải đặt cọc).
Phương án 2: Tiền thuê trả đầu mỗi năm là 138 triệu
đồng/ năm, đồng thời người thuê phải đặt cọc 200 triệu
đồng. Số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả ngay khi hết hạn
hợp đồng.
Công ty X đang muốn thuê căn nhà trên. Hỏi công ty X nên
chọn phương án nào? Biết lãi suất 12%/năm và công ty X
có đủ khả năng thanh toán tiền thuê 1 lần.
2.4. Ứng dụng
2.4.2. Xác định yếu tố lãi suất (r) hoặc số thời kỳ (n)
của hiện giá một số tiền hay một dòng tiền.
Ví dụ 2.25: Công ty Y cần mua một xe ô tô tải, nhà
cung cấp có 2 phương thức thanh toán như sau:
• -PT 1: Trả số tiền là 500 triệu đồng nếu trả toàn bộ tiền
hàng một lần vào thời điểm nhận xe.
• -PT 2: Phải trả trong 4 năm, số tiền trả mỗi năm là 150
triệu đồng và lần trả đầu tiên là ngay khi nhận hàng.
Nếu công ty Y lựa chọn phương thức thanh toán 2 thì
phải gánh chịu mức lãi suất trả chậm là bao nhiêu?
2.4. Ứng dụng
2.4.2. Xác định yếu tố lãi suất (r) hoặc số thời kỳ
(n) của hiện giá một số tiền hay một dòng tiền.
Ví dụ 2.26: Công ty Y cần mua một xe ô tô tải, nhà
cung cấp đưa ra phương thức thanh toán như sau: phải
trả trong 4 năm, số tiền trả mỗi năm lần lượt là 250;
200; 150 và 100 triệu đồng và lần trả đầu tiên là ngay
khi nhận hàng.
Nhưng công ty Y đề nghị trả 1 lần duy nhất với số tiền
là 700 triệu đồng. Biết lãi suất trả chậm là 10%/năm.
Nhà cung cấp đồng ý, hãy xác định thời điểm hợp lý
để công ty Y thanh toán 700 triệu đồng.
2.4. Ứng dụng

2.4.3. Định giá chứng khoán hoặc định


giá doanh nghiệp (học ở Chương 4)
2.4.4. Ước tính chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp (học ở Chương 5)
2.4. Ứng dụng
2.4.5. Ứng dụng khác
Ví dụ 2.27 :
Một khách hàng gửi 100 triệu tại một ngân hàng XYZ với
mức lãi suất 10%/ năm và tính lãi 6 tháng 1 lần theo
phương thức lãi nhập vốn. Hãy cho biết lãi suất thực hưởng
là bao nhiêu %/năm?
Giải:
=>
Vậy, Đây là ứng dụng phương thức lãi kép để tìm lãi
suất thực tế sau khi đã điều chỉnh lãi suất danh
nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm.
2.4. Ứng dụng
2.4.5. Ứng dụng khác
• Lãi suất danh nghĩa: (nominal interest rate) là lãi suất
được công bố hoặc niêm yết. Thông thường, lãi suất này
tính theo phần trăm / năm.
• Lãi suất thực (effective interest rate) là lãi suất thực tế sau
khi đã điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi
trong năm

 Trong đó:
• r: Lãi suất danh nghĩa tính theo năm
• m: Số lần (số kỳ) tính lãi trong năm
THỰC HÀNH
Công ty mua vải theo phương thức trả chậm của nhà máy dệt:
- 10.000 m vải bông
- 8.000 m vải jeans
• Công ty đề xuất: Tổng số tiền sẽ trả 245 triệu, trả ngay 30%,
số còn lại trả đều trong 4 quý trong vòng 1 năm.
• Nhà máy đang bán với giá 8.500đ/m vải bông và 18.000đ/m
vải jeans.
• Lãi suất là 4,5%/quý
Yêu cầu:
1. Ra quyết định giúp nhà máy bán/không bán?
2. Nếu đồng ý bán, tính tổng số tiền đề nghị thanh toán?
THỰC HÀNH
DN X hợp đồng vay của công ty tài chính Y với phương
thức trả dần định kỳ (gồm cả vốn lẫn lãi), lần trả đầu tiên là
100 triệu đồng, thực hiện 1 năm sau ngày vay. Lần trả sau
tăng hơn lần trước là 10%. Trả trong 10 năm là hết nợ. Lãi
suất thỏa thuận là 12%.
Yêu cầu:
1. Tính số tiền vay ban đầu
2. DN X đồng ý với thỏa thuận trên, chỉ đề nghị thay đổi
điều khoản: thay vì trả vốn và lãi theo qui luật cấp số
nhân, doanh nghiệp sẽ trả dần đều để ổn định tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Hỏi số tiền trả hàng năm của
DN là bao nhiêu?
Cảm ơn!

You might also like