You are on page 1of 37

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

VIẾT
KHỞI ĐỘNG

Yêu cầu: Trong 1 phút, em hãy trình bày


những ấn tượng của em về một nhân vật trong
một văn bản truyện mà em yêu thích trong bài
học 3.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Theo em, một bài văn phân tích đặc


điểm nhân vật trong một tác phẩm văn
học phải đáp ứng được yêu cầu gì?
I. Lý thuyết
1. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong
một tác phẩm văn học
Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.

Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.


I. Lý thuyết
2. Phân tích bài viết tham khảo SGK
Vấn đề
Vẻ đẹp của nhân vật mèo Gióc-ba trong tác phẩm
chính được
bàn luận “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” (Lu-i Xe-pun-ve-da)

Nằm ở đoạn (1). Câu văn giới thiệu nhân vật: “Con
Phần mèo ấy tên là Gióc-ba, một nhân vật trong tác phẩm
giới thiệu “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i
nhân vật Xe-pun-ve-da. … Nhưng với tôi, Gióc-ba luôn là nhân
vật đáng yêu và thú vị nhất.
2. Phân tích bài viết tham khảo SGK

Đoạn (2), (3): Các câu nêu đặc điểm của nhân vật Gióc-ba và dẫn chứng

Nhân vật Gióc-ba xuất hiện từ chương 2 và lập tức gây chú ý với dáng
vẻ bề ngoài rất khác biệt: “Con mèo mun to đùng, mập ú” , bộ lông
đen óng như than “đen từ đầu tới chân, trừ một túm lông trắng dưới
cằm”.
2. Phân tích bài viết tham khảo SGK
Đoạn (2), (3): Các câu nêu đặc điểm của nhân vật Gióc-ba và dẫn chứng

Cuộc gặp gỡ bất ngờ và những lời hứa với hải âu mẹ Ken-
ga, hành trình nuôi hải âu con Lắc-ki đã trở thành cơ hội
để Gióc-ba bộc lộ những nét tính cách đẹp đẽ, quý giá.

+ Đó là sự quả quyết, dũng mãnh khi Gióc-ba trừng trị hai tên mèo hoang
láo xược và lũ chuột gian xảo; khi Gióc-ba sẵn sàng tấn công cả con đười
ươi to xác, độc ác để bảo vệ Lắc-ki. […]

+ Đó là lòng tự trọng khi Gióc-ba vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thực
hiện tất cả những lời hứa của mình….
2. Phân tích bài viết tham khảo SGK
Đoạn (2), (3): Các câu nêu đặc điểm của nhân vật Gióc-ba và dẫn chứng

Cuộc gặp gỡ bất ngờ và những lời hứa với hải âu mẹ Ken-
ga, hành trình nuôi hải âu con Lắc-ki đã trở thành cơ hội
để Gióc-ba bộc lộ những nét tính cách đẹp đẽ, quý giá.

+ Đặc biệt, qua cách miêu tả của nhà văn, Gióc-ba hiện lên như một con người
có trái tim nhân hậu và tâm hồn sâu sắc. Gióc-ba hết lòng cứu giúp Ken-ga; kiên
nhẫn ấp trứng vì xót thương hải âu mẹ bất hạnh. […] Mèo Gióc-ba đã dành cho
hải âu Lắc-ki tình yêu thương vô hạn.
2. Phân tích bài viết tham khảo SGK
Đoạn (4), (5)

Các câu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà
văn
+ Nhân vật Gióc-ba được Lu-i Xe-pun-ve-da khắc hoạ qua các chi tiết miêu tả
ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với
nhân vật khác (cậu chủ nhỏ, các bác mèo thông thái, Lắc-ki, thi sĩ,…). Nghệ thuật
nhân hoá tài tình khiến Gióc-ba hiện lên rất sống động mang những tính cách
của con người mà vẫn không mất đi những đặc điểm của một chú mèo đáng yêu.
Tác giả sáng tạo ra nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện rất đặc sắc… Lối kể chuyện
vừa giàu cảm xúc, vừa hài hước, tươi vui cũng tạo nên sức hấp dẫn rất lớn.
2. Phân tích bài viết tham khảo SGK
Đoạn (4), (5)

Các câu nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật

+ Sáng tạo nhân vật Gióc-ba, nhà văn còn mượn “tiếng chim lời thú” để gửi
gắm nhiều bài học dành cho con người: sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì
diệu của tình yêu thương; tinh thần bảo vệ kẻ yếu, sống can đảm, giàu khát
vọng: “Chỉ những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay!”. Trong đó, bài học sâu
sắc và xúc động hơn cả là biết tôn trọng sự khác biệt và học cách yêu thương
những gì “không giống chúng ra”…
Sơ đồ hóa kiến thức bài viết
Bài viết: Con mèo tuyệt vời nhất thế giới!
Nhan đề bài viết đối tượng nghị luận của bài
viết và hướng phân tích của người viết.
Giới thiệu nhân vật: giới thiệu nhân vật mèo Gióc-ba trong tác phẩm
Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da.

Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật mèo Gióc-ba dựa trên các bằng chứng
trong tác phẩm: quả quyết, dũng mãnh; lòng tự trọng; trái tim nhân hậu,...
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: qua các chi tiết miêu tả
ngoại hình, hành động, cảm xúc, suy nghĩ,...; nghệ thuật nhân hoá, sáng
tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện sâu sắc; lối kể chuyện.
Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật: gửi gắm nhiều bài học dành cho con người.
I. Lý thuyết
3. Dàn ý chung của một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát
Mở bài
ấn tượng về nhân vật.
I. Lý thuyết
3. Dàn ý chung của một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học
Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật

Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng
trong tác phẩm.

Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn

Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.


I. Lý thuyết
3. Dàn ý chung của một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học

Kết bài Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.


LUYỆN TẬP

Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích đặc


điểm của nhân vật thầy Đuy-sen trong
văn bản Người thầy đầu tiên.
II. Thực hành
1. Bước 1: Chuẩn bị
a. Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài

Nghị luận phân tích đặc điểm một nhân vật trong
Dạng bài
tác phẩm truyện.

Đặc điểm của nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản
Về nội dung
Người thầy đầu tiên.
II. Thực hành
1. Bước 1: Chuẩn bị
a. Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài

Về thao tác Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận
lập luận để triển khai vấn đề nghị luận

Về phạm vi Sử dụng dẫn chứng về nhân vật trong


dẫn chứng văn bản truyện.
II. Thực hành
1. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
a. Tìm ý

HOÀN THÀNH PHIẾU TÌM Ý


Phiếu tìm ý
Tìm hiểu đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong “Người thầy đầu tiên”

Cách miêu tả nhân vật Chi tiết Suy luận của em


trong tác phẩm về nhân vật
Ngoại hình
Hành động
Ngôn ngữ
Mối quan hệ với các nhân vật khác
Lời người kể chuyện nhận xét trực
tiếp nhân vật
Phiếu tìm ý
Tìm hiểu đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong “Người thầy đầu tiên”
Cách Chi tiết Suy luận của em
miêu tả trong tác phẩm về nhân vật
nhân vật

Ngoại
hình Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư- Người thầy giáo hết
nai: đi chân không đứng giữa dòng suối đá, hai lòng vì học sinh.
tay để sau gáy và đôi mắt sáng long lanh đăm
đăm nhìn theo những đám mây trắng xa tít…
Cách miêu Chi tiết Suy luận của em
tả nhân vật trong tác phẩm về nhân vật
Hành động + Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp
học, tự tay thầy đắp lò sưởi, dự trữ củi đốt, đi
cắt rạ khô lót nền nhà,..
+ Thầy bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông
buốt giá;
+ Không để ý đến những lời lăng mạ, chế giễu
của bọn nhà giàu; kể những câu chuyện vui để
học trò quên đi mọi sự.
Cách miêu Chi tiết Suy luận của em
tả nhân vật trong tác phẩm về nhân vật
Hành động
+ Cuối buổi học, thầy ở lại lấy đá và đất đắp Những hành
những ụ nhỏ trên lòng suối để các em nhỏ động của thầy
bước qua không bị ướt chân. Đuy-sen vô cùng
+ Lo lắng, chăm sóc ân cần cho An-tư-nai khi ấm áp; thầy lo
cô bé bị chuột rút ở giữa suối. lắng, quan tâm
đến học trò như
+ Kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn người thân trong
cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, sự đơn độc; gia đình.
+ Thầy mơ ước về tương lai tươi sáng
cho học trò.
Cách Chi tiết Suy luận của
miêu tả trong tác phẩm em
nhân vật về nhân vật
Ngôn ngữ Thầy Đuy-sen trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học:
+ “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ Lời nói của
học tập ở đây là gì? .Thế nào, các em thích học không, thầy Đuy-sen
các em sẽ đi học chứ?” gần gũi, ân
+ “Các em cứ gọi thầy là thầy. Các em có muốn cần, đầy yêu
xem trường không? Vào đây, đừng ngại gì cả.” thương.
Động viên, khích lệ An-tư-nai:
“Dòng suối trong trẻo của thầy, em thông minh lắm…
Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em sẽ còn
khá hơn biết chừng nào”.
Cách miêu Chi tiết Suy luận của em
tả nhân vật trong tác phẩm về nhân vật
Mối quan
hệ với các + Với bọn nhà giàu: thầy phớt lờ lời nói, hành động Thầy Đuy-sen
nhân vật và thái độ coi thường, chế giễu của bọn chúng. đặt mục tiêu
giáo dục học trò
khác
+ Với học trò: Thầy coi học trò như người thân lên trên hết.
trong gia đình.

+ An-tư-nai vô cùng yêu quý và kính trọng thầy


Đuy-sen, mong muốn thầy là anh trai của mình.
+ Thầy Đuy-sen hiểu và để tâm cả những hành
động nhỏ bé của An-tư-nai (trút lại ki-giắc ở
trường)
Cách miêu Chi tiết Suy luận của em
tả nhân vật trong tác phẩm về nhân vật
Lời người
- “Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa Thầy Đuy-sen
kể chuyện
nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì được người kể
nhận xét
chuyện giới
trực tiếp những ý nghĩa tốt lành, vì những ước mơ của
thiệu là một
nhân vật thầy về tương lai chúng tôi.” người có tấm
- “Lúc bấy giờ cuộn tròn trong chiếc áo choàng lòng nhân từ và
ý nghĩ tốt lành.
của thầy Đuy-sen, tôi thầm nghĩ: “Ước gì thầy là
anh ruột của tôi. Ước gì tôi được bá cổ thầy,
nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những
lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là
anh ruột tôi!”.
II. Thực hành
1. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
b. Lập dàn ý
Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo
một trình tự nhất định theo ba phần lớn của bài văn, gồm:
Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật;
Mở bài
nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
Tình cảm thầy trò luôn là một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, được bao áng
thơ văn ngợi ca. Có những người thầy đã hết lòng vì học sinh thân yêu,
đem lại ánh sáng, thay đổi cuộc đời cho bao học trò. Đến với những trang
văn của nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan, Ai-tơ-ma-tốp qua truyện vừa
“Người thầy đầu tiên”, người đọc đặc biệt ấn tượng với hình tượng thầy
Đuy-sen – một người thầy giáo đáng kính, hết lòng vì học sinh thân yêu.
II. Thực hành
1. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
b. Lập dàn ý
Thân bài Phân tích đặc điểm của nhân vật
*Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật thầy Đuy-sen dựa trên các bằng
chứng trong tác phẩm:

Ngoại hình Ngôn ngữ Hành động

Lời người kể chuyện Mối quan hệ với


nhận xét về nhân vật nhân vật khác
II. Thực hành
1. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
b. Lập dàn ý
Thân bài Phân tích đặc điểm của nhân vật
*Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn:

Nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên qua hành động, cử chỉ, lời nói (đối
thoại); được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác (An-tư-nai).

Kết cấu truyện truyện lồng truyện; ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh,
đậm chất thơ.
1. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
b. Lập dàn ý
*Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật:

Thầy Đuy-sen là người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn,
trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

Hình tượng thầy Đuy-sen là hình mẫu về người thầy mẫu mực, hết lòng
yêu thương học trò, lấy tình yêu thương để cảm hoá học trò. Ngợi ca vẻ
đẹp của hình tượng thầy Đuy-sen cùng tình cảm thầy trò cao đẹp giữa
thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, nhà văn đã làm nảy nở trong lòng người
đọc niềm trân trọng những người thầy và bồi đắp trong mỗi chúng ta
vươn tới lối sống nhân hậu, vị tha, yêu thương mọi người.
II. Thực hành
1. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
b. Lập dàn ý

Kết bài Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân


vật.
II. Thực hành
3. Bước 3: Viết

Dựa vào dàn ý đã xây dựng để luyện tập kĩ năng viết.


3. Bước 3: Viết
Bài viết đủ 3 phần
Các luận điểm trong phần thân bài phải làm rõ cho
vấn đề nêu ở đề bài.
Chú ý
Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ,
trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét,
đánh giá toàn diện, thuyết phục.
Các dẫn chứng phải đúng, tiêu biểu và phong phú.

Lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, thể hiện được
thái độ, tình cảm của người viết với vấn đề nghị luận.
II. Thực hành
4. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc kĩ bài viết của mình và đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở
các bước để kiểm tra và chỉnh sửa theo Phiếu chỉnh sửa bài viết

Có thể tráo đổi bài để trong bàn chấm và chữa cho nhau.
Phiếu chỉnh sửa bài viết

Yêu cầu Gợi ý chỉnh sửa Phần


chỉnh sửa
Giới thiệu nhân vật Nếu chưa giới thiệu được nhân vật, hãy viết một
trong TPVH vài câu giới thiệu nhân vật sẽ phân tích.
Chỉ ra được đặc - Gạch dưới những nhận xét, đánh giá của em về
điểm của nhân vật nhân vật. Nếu chưa đầy đủ thì bổ sung.
dựa trên các bằng - Vẽ đường lượn dưới các bằng chứng được trích
chứng trong tác dẫn trong bài viết. Nếu chưa hãy bổ sung.
phẩm
Phiếu chỉnh sửa bài viết
Yêu cầu Gợi ý chỉnh sửa Phần
chỉnh sửa
Nhận xét nghệ thuật Đánh dấu những câu văn nhận xét, đánh giá
xây dựng nhân vật về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nếu chưa
của nhà văn có hoặc chưa đủ thì viết thêm.
Nêu được ý nghĩa của Đánh dấu các câu văn nêu ý nghĩa của hình
hình tượng nhân vật tượng nhân vật. Nếu chưa có, hãy viết thêm
một vài câu nêu ý nghĩa của hình tượng
nhân vật.
Bảo đảm yêu cầu về Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ,
chính tả và diễn đạt. đặt câu, liên kết câu, liên kết đoạn,…).
Chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.
Hướng dẫn tự học
- Hoàn thiện bài viết theo yêu cầu.
- Chuẩn bị nội dung nói và nghe: Trình bày ý kiến về một
vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học).
*Chọn một trong các đề tài sau để chuẩn bị bài nói trình bày về
một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học):
- Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo
dạy hải âu bay): sự trân trọng lời hứa; sức mạnh kì diệu của tình yêu
thương; niềm tin vào cuộc sống; vẻ đẹp của lòng dũng cảm; tôn trọng
sự khác biệt,…
- Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi);
An, Cò (Đi lấy mật); nhân vật “tôi” và người cha (Vừa nhắm mắt vừa
mở cửa sổ),…: Tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống, tình yêu
thương loài vật,…

You might also like