You are on page 1of 22

CHƯƠNG 2: NGỮ ÂM

2.2. Phân loại âm tố


Nguyên âm Phụ âm
- KN: Một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi - KN: Một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi
qua các khoang phát âm mà không bị cản ở bất cứ vị qua các khoang phát âm mà bị cản ở một vị trí nào đó
trí nào thì âm đó gọi là nguyên âm thì âm đó gọi là phụ âm

Đặc trưng: Đặc trưng:


+ Về mặt âm học, nguyên âm bao giờ cũng là tiếng +Về mặt âm học, phụ âm bao giờ cũng là tiếng ồn.
thanh vì khi phát âm các luồng không khí chuyển Khi phát âm các luồng không khí luôn bị cản trở ở
động với chu kì đều đặn, nhịp nhàng. một vị trí nào đó, khiến tần số âm thanh không ổn
định tạo nên tiếng nổ, xát không êm ái như nguyên
âm.

Về mặt cấu âm: khi phát âm nguyên âm, bộ máy phát Về mặt cấu âm: khi phát âm, bộ máy phát âm khi
âm căng thẳng toàn bộ, làm luồng hơi thoát ra có căng khi chùng khiến luồng không khí thoát ra có
cường độ yếu, không bị cản ở bất cứ vị trí nào. cường độ mạnh.
II. Âm tố và việc phân loại các âm tố
• 2.1 Khái niệm âm tố
- Âm tố (sound)là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa.
- Không nhầm âm tố với các chữ cái kí hiệu âm thanh. Có khi một âm tố
nhưng được kí hiệu bằng nhiều con chữ hoặc một con chữ biểu thị nhiều
âm tố khác nhau
• Vd1: âm tố [u] trong tiếng Anh có thể viết bằng o trong move, có thể viết
bằng wo trong two hoặc viết bằng u trong July.
• Vd2: Chữ g vừa để biểu thị âm tố [g], vừa biểu thị âm [z] như trong gì
- Kí hiệu: Để thống nhất cách ghi âm cho mọi ngôn ngữ, hội Ngữ âm học
quốc tế đã đưa ra Bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế, được xây dựng chủ yếu trên
cơ sở các chữ cái La Tinh. Kí hiệu âm tố là chữ cái đặt trong ngoặc vuông
III. Âm vị và phương pháp xác định âm vị
3.1.Âm vị và biến thể của âm vị
Âm vị
• - Để tạo nên một từ, VD từ học trong tiếng Việt, ngoài thanh
điệu còn có ba đơn vị: h, o, c. Các đơn vị này ngoài chức năng cấu
tạo nên vỏ âm thanh của từ học còn có chức năng khu biệt từ học
với các từ khác như hạc, hộc, hôm, họng…những đơn vị như thế
được gọi là âm vị.
• → Như vậy, âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của
một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của các
đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Nói ngắn gọn: âm vị là đơn vị khu
biệt, đơn vị chức năng.
• Kí hiệu âm vị: hai vạch chéo song song. VD: /h/, /a/
3.1.2. Phân biệt âm vị và âm tố
- Âm vị là đơn vị trừu tượng, âm tố là đơn vị cụ thể. Trong thực tế giao
tiếp hàng ngày, do nhiều khác nhau, sự phát âm mỗi người ít nhiều
khác nhau. VD, cùng là âm vị /s/ nhưng lúc thì được phát âm mạnh, lúc
được phát âm yếu, lúc dài hơi, lúc tròn môi,.. mặc dù phát âm có hơi
khác nhau nhưng đó đều là âm vị /s/. Hình thức thể hiện khác nhau
của âm vị là các âm tố. Âm tố là sự thể hiện của âm vị.
- Khi phát âm các âm tiết tan và lan, chúng ta nhận thấy giữa chúng có sự
khác nhau. Sự khác nhau ở đây rõ ràng là do “t” và “l” gây ra. Như vậy có
thể phân tích âm tiết thành những yếu tố nhỏ hơn, “tan” do 3 âm “t”, “a”,
“n” phối hợp thành, và “lan” do 3 âm “l”, “a”, “n” phối hợp thành. Người ta
gọi các yếu tố vừa tách ra khỏi 2 âm tiết trên là âm tố. Âm tố được ghi vào
giữa hai kí hiệu [], ví dụ: âm tố [a], [b], [c], v.v…
- Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong lời nói. Một âm tố “a” ở ba người
nói sẽ có ba cách phát âm khác nhau. Thậm chí, một người khi phát âm “a”
ở ba thời điểm phát âm khác nhau, thì âm “a” khi phát ra cũng không hoàn
toàn giống nhau. Đứng về mặt phát âm, chúng ta có vô số âm tố khác
nhau. Có 3 loại âm tố là nguyên âm, phụ âm, bán âm (bán nguyên âm hay
bán phụ âm).
- Như đã nói ở phần âm tố, cách phát âm một âm “a” của mỗi người và
ngay ở một người, trong những thời điểm khác nhau, cũng không hoàn
toàn như nhau. Và do đó, ta có vô số âm cụ thể của “a”. Dựa vào những
nét chung nhất, người ta quy nó về một đơn vị khu biệt, có chức năng
phân biệt nghĩa, gọi là âm vị.
- Âm vị trong tiếng Việt là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt
nghĩa. Nếu số lượng âm tố là vô số, thì số lượng âm vị là có hạn, khoảng
vài chục đơn vị trong một ngôn ngữ. Để khu biệt với âm tố, người ta ghi
âm vị ở giữa hai kí hiệu //, ví dụ: âm vị /a/, /u/, /o/, v.v…
- Âm vị bao gồm những nét đặc trưng khu biệt còn âm tố gồm cả đặc trưng khu biệt lẫn đặc
trưng không khu biệt.
- Âm vị là cái chung, mang chức năng khu biệt, vì vậy, nói đến âm vị là nói đến mặt xã hội. Âm
tố là sự thể hiện của âm vị, là yếu tố âm thanh cụ thể, vì vậy, nói đến âm tố là nói đến mặt tự
nhiên của ngữ âm. Nếu đối lập giữa ngôn ngữ và lời nói thì âm vị thuộc ngôn ngữ còn âm tố
thuộc lời nói.

- Vì có tính chất xã hội nên âm vị chỉ tồn tại trong một ngôn ngữ nhất định. VD: /t/ và /d/ là hai
âm vị trong tiếng Việt vì có sự phân biệt ta và đa, to và đo, nhưng không thể nói đó là âm vị
của tiếng Trung; /t/ và /th/ trong tiếng Việt nhưng không có trong tiếng Anh.
- Trong một ngôn ngữ, số lượng âm vị là hữu hạn còn số lượng âm tố là vô hạn.
3.1.3. Biến thể của âm vị
- Mỗi âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố. Các âm tố khác nhau
cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị
Vd: âm vị /k/ sau mỗi ần phát âm ta có các âm tố khác nhau: lúc thì bật
hơi, lúc thì bị ngạc hoá, khi thì bị môi hoá, khi thì bị ngạc hoá… Đó đều
là các biến thể của âm vị /k/
Các loại biến thể:
+ Biến thể kết hợp: biến thể bị quy định bởi vị trí,
bối cảnh của ngữ âm. Biến thể kết hợp là biến thể bắt
buộc. VD, biến thể môi hoá là biến thể bắt buộc của âm
vị /t/ khi nó kết hợp với các nguyên âm tròn môi.
+ Biến thể tự do: cách thể hiện âm vị ở mỗi
người nói. Gọi là tự do nhưng không tự do hoàn toàn.
Lối phát âm quá xa lạ với xã hội sẽ không được chấp
nhận và bị coi đó là ngọng.
3.1.4. Phân loại âm vị: âm vi đoạn tính và âm vị siêu
đoạn tính
- Trong ngữ âm học, có các đơn vị có thể phân đoạn trong chuỗi lời nói
theo tuyến tính như âm tố, âm tiết, âm tự.
Các âm vị bao giờ cũng diễn ra theo một trật tự trước sau trên tuyến
thời gian chứ không thể đồng thời. Những âm vị như vậy gọi là âm vị
đoạn tính.
- Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ, còn có các đơn vị không phân đoạn
một cách độc lập, đi kèm với các đơn vị âm đoạn tính. Chúng có chức
năng giống như các âm vị - chức năng cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh
của các đơn vị có nghĩa.Những đơn vị này được thể hiện đồng thời với
các âm vị đoạn tính. Người ta gọi đó là các âm vị siêu đoạn tính. VD
thanh điệu trong tiếng Việt. Thuộc về âm vị siêu đoạn tính có thể kể đến
thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu.
- Những hiện tượng ngữ âm có giá trị khu biệt như trọng âm (gắn với
từ), thanh điệu (gắn với âm tiết) ngữ điệu (gắn với câu) là những đơn vị
siêu đoạn tính.
4.2. Ngôn điệu
Khái niệm ngôn điệu
- Ngôn điệu là khái niệm ngữ âm được dùng để chỉ các hiện tượng âm
thanh ngôn ngữ thường xảy ra đồng thời với âm tố và trên một đơn vị
lớn hơn âm tố.
- Những hiện tượng ngôn điệu được gọi là hiện tượng siêu đoạn tính.
Hiện tượng ngôn điệu bao gồm: ngữ điệu, trọng âm, thanh điệu.
4.2.1. Ngữ điệu
- Khái niệm: Ngữ điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp
giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn từ
(tổ hợp từ, phát ngôn hay câu)
- Chức năng của ngữ điệu:
+ Cùng với chỗ dừng, ngữ đoạn là phương tiện
phân đoạn lời nói
Vd: Tôi không ngờ/ nó lừa tôi
+ Chức năng liên kết: nhờ ngữ điệu các từ liên
kết được với nhau một cách chặt chẽ, làm cho lời nói
trở nên liền mạch chứ không rời rạc
+ Chức năng biểu cảm: biểu hiện tất cả sắc thái cảm xúc đa dạng của
lời nói. Qua ngữ điệu có thể biết được thái độ, tình cảm của người nói.
Trong nhiều trường hợp, ngữ điệu có thể làm thay đổi hoàn toàn ý
nghĩa ban đầu của lời nói.
+ Xét về phương diện ngữ pháp, ngữ điệu dùng để thể hiện tính chất
các loại câu: câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán
4.2.2. Trọng âm
- Khái niệm: Trọng âm là sự nêu bật một đơn vị lớn hơn âm tố (âm tiết,
từ, ngữ đoạn, câu) để phân biệt với các đơn vị khác cùng cấp độ.
Thông thường đơn vị ngôn ngữ được nêu bật là âm tiết.
- Các cách thể hiện trọng âm:
+ Nhấn mạnh: âm tiết mang trọng âm được phát
âm ra mạnh hơn các âm tiết khác.
+ Kéo dài: âm tiết mang trọng âm được phát âm
với trường độ dài hơn âm tiết khác
+ Tăng hoặc giảm độ cao: Tăng cường hoặc làm
suy giảm tần số dao động của dây thanh, làm cho âm
tiết mang trọng âm được phát ra cao hơn hoặc thấp
hơn âm tiết khác
Phân loại:
+ Trọng âm cố định: Trọng âm luôn ở một vị trí
nhất định trong từ
+ Trọng âm tự do: trọng âm luôn ở vị trí không
cố định trong từ
+ Loại trọng âm đặc biệt: trọng âm lôgic. Trong
phát ngôn, tuỳ vào mục đích nói năng người nói cố tình
nêu bật một từ nào đó bằng cách nhấn mạnh hay kéo
dài, lên giọng. Tiêu biểu cho loại này là tiếng Việt
- Chú ý: Trong TV và các loại hình ngôn ngữ cùng loại,
trọng âm bị hạn chế do sử dụng thanh điệu.
Chức năng :
+ Chức năng phân giới: chỉ những ngôn ngữ có
trọng âm cố định thì trọng âm mới có chức năng phân
giới. Dựa vào trọng âm cố định, người ta có thể biết khi
nào bắt đầu và kết thúc một từ
+ Chức năng khu biệt: Chức năng này thuộc về
những trọng âm tự do, di động như tiếng Anh, Nga.
Lưu ý:
- Trong các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,
trọng âm có vai trò đáng kể. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh
điệu khác, vai trò của trọng âm bị “mờ nhạt” đi trước sự tồn tại của
thanh điệu. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu có thái độ cực đoan cho
rằng tiếng Việt hoàn toàn không có trọng âm.
- Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng
cách tăng cường trường độ của nguyên âm(1). Nói cách
khác, trọng âm của tiếng Việt là trọng âm lượng. Tiếng
Việt có một số từ không bao giờ mang trọng âm, ví dụ từ
“cái” (loại từ). Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng
âm. Có những cặp từ đối lập, trong đó trọng âm là tiêu chí
khu biệt duy nhất. Ví dụ “cho”, “để” là động từ:
• Tôi cho anh quyển sách
Nó để khăn lên bàn
với “cho“, “để” là hư từ (“quét cho sạch”; “nói để anh
hiểu”). Có những từ đa tiết, nếu đặt sai trọng âm thì từ đó
bị phá vỡ, mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ: “bảo
với” (= “nói theo”) và “bảo” (động từ) + “với” (giới từ).
4.2.3. Thanh điệu
- Khái niệm: Là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết.
Tác dụng: cấu tạo hoặc khu biệt vỏ âm thanh của hình vị hoặc từ
Để cấu tạo nên một âm tiết, ngoài các âm vị còn có đơn vi siêu âm
đoạn, đó là thanh điệu
- Không phải ngôn ngữ nào cũng có thanh điệu

You might also like