You are on page 1of 30

ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

I. Lý thuyết -So sánh


1. So sánh
-Nhân hóa
a. Khái niệm:
-Ẩn dụ
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự
-Hoán dụ
vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt -Điệp ngữ

Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn - Chơi chữ

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Liêt kê


- Nói quá
- Nói giảm nói tránh
b. Các kiểu so sánh: 2 kiểu
+ So sánh ngang bằng: Giữa hai vế thường dùng các từ: là, như, y như, tựa
như, như là, như thể, bao nhiêu…bấy nhiêu,…
Ví dụ: “Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng: Giữa hai vế thường dùng các từ:
hơn,thua,kém,không bằng,chưa bằng,chẳng bằng…
Ví dụ: “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

2. Nhân hóa
a. Khái niệm:

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ
ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài
vật, cây cối, đồ vật.. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được
những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ: Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
(Nguyễn Trọng Tạo)
ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
b.Các kiểu nhân hóa: 3 kiểu
.
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt
trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt
động, tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
“Dòng nước buồn thiu,hoa bắp lay”
[Đây thôn Vĩ Dạ– Hàn Mặc Tử]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[Ca dao]
ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

3. Ẩn dụ:
a. Khái niệm:- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, Ví dụ:
hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện
tượng khác có nét tương đồng nhằm làm Anh đội viên nhìn Bác
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn Càng nhìn lại càng thương
đạt.
Người cha mái tóc bạc
b. Các kiểu ẩn dụ:
Đốt lửa cho anh nằm
4 kiểu:
(Minh Huệ)
- Ẩn dụ hình thức : - tương đồng về hình thức
Ví dụ: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
- Ẩn dụ cách thức: tương đồng về cách thức
Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
[Nguyễn Đức Mậu]
- Ẩn dụ phẩm chất : tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
[ca dao]
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác,
cảm nhận bằng giác quan khác.
Ví dụ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]
ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
4. Hoán dụ
a. Khái niệm:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
b. Các kiểu hoán dụ: 4 kiểu
- Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể.
Ví dụ: Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày (Tố Hữu)
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Ví dụ: Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu. (Tố Hữu)
- Lấy dấu hiệu để chỉ vật có dấu hiệu
Ví dụ: Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai. (Nguyễn Du)
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Ví dụ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim (Phạm Tiến Duật)
5. Điệp ngữ
a. Khái niệm:
Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hay câu
nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép
điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
b. Các dạng điệp ngữ: 3 dạng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)
c. Ví dụ:
- Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim,Thạch Nhọn
- Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ: Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
- Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)
Ví dụ:
Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.
6. Chơi chữ

a. Khái niệm: Chơi chữ là việc lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa, tạo
sắc thái dí dỏm, hài hước,. làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Ví dụ : " Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không"
b. Các lối chơi chữ thường gặp:
- Dùng từ ngữ đồng âm
Ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
- Dùng lối nói trại âm
Ví dụ: Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
- Dùng cách điệp âm
Ví dụ: Bà Ba bán bánh bên bờ biển, bà bị bom bi bắn….
- Dùng lối nói lái: Ví dụ: Trong da,ngoài thịt nghĩ mà ghê.
- Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
+ Dùng từ trái nghĩa:Ví dụ: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
+ Dùng từ gần nghĩa: Ví dụ: Bà đồ Giang đi võng đòn tre,đến khóm trúc thở dài hi hóp.
7. Liệt kê
a. Khái niệm:
Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy
đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư
tưởng, tình cảm.
Ví dụ: Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có
tiếc thương, ai oán...”
b. Các kiểu liệt kê Liệt kê theo cặp

Cấu tạo
Liệt kê không
theo theo cặp

LIỆT KÊ
Liệt kê tăng tiến

Ý nghĩa

Liệt kê không tăng


tiến
c. Ví dụ:
VD1:
a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy.
->Liêt kê không theo cặp.
b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)
->Liêt kê theo cặp.
VD2:
a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng.
(Thép Mới)
-> Liệt kê không tăng tiến.
b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của
dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc,
quốc gia.
(Phạm Văn Đồng)
-> Liệt kê tăng tiến.
8. Nói quá:
a. Khái niệm:
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật,
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng (râu rồng) trời cho.
(Ca dao)
Bài tập nhanh
Đọc câu chuyện sau và cho biết có phải hai nhân vật trong truyện đã
dùng phép nói quá?
THẾ CÓ GHÊ KHÔNG?
Hai anh bạn lâu ngày gặp nhau. Một anh nói:
– Ðời tớ gặp rất nhiều chuyện nguy hiểm. Một lần tớ vào rừng gặp một
con hổ dữ, tay không đánh nhau với nó hàng nửa ngày. Nhưng rồi cuối
cùng tớ bị con hổ xé ra từng mảnh nhỏ. Thế có ghê không?
Anh kia nói:
– Vẫn chưa ghê bằng tớ. Một lần tớ gặp con trăn. Nó đớp được hai chân
tớ nuốt gần hết, tớ giang thẳng hai cánh tay ra ngáng lại. Nhưng đến
phút cuối cùng, vừa đau vừa mỏi, tớ đành buông xuôi hai tay cho nó
nuốt tuột vào bụng, rồi mới gọi người làng ra cứu.
b. Phân biệt nói quá với nói khoác
*Giống nhau:
- Cả hai đều nói quá sự thật và phóng đại quy mô ,tính chất của sự việc
được nói đến.
* Khác nhau:
- Nói quá là biện pháp tu từ có tính nghệ thuật, nhằm gây ấn tượng mạnh,
tăng sức biểu cảm trong diễn đạt.
- Nói khoác chỉ là lời nói thường, có tính tiêu cực nhằm làm cho người khác
tin vào điều không có thật.
9. Nói giảm nói tránh:

a. Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách
nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất… của đối tượng, hoặc tránh trình
bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ,
hay để giữ phép lịch sự.
b. Ví dụ:
- Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.
-Ông ấy chuẩn bị phẫu thuật.
-Anh ấy đang đi vệ sinh.
II. Bài tập
1. Xác định các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
a. Ao làng trăng tắm,mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu
b. Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
c. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
d. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
e. Nửa đêm, giờ tý, canh ba
Vợ tôi,con gái, đàn bà, nữ nhi.
g. Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
h. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
i. Kẻ ăn ốc,người đổ vỏ.
k. Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa
l. Kị qua còn cỗ cúng,kì kèo cố kéo cánh cò quay.
m. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
n. Ô! Quạ bắt gà.
Xà! Rắn ăn ngóe.
II. Bài tập
2. Xác định phép nói giảm nói tránh trong các ví dụ sau và chỉ rõ tác dụng:
a. Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
b. Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng)
c. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
(Nam Cao)
d. Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được, nhưng tình cảm còn chưa đủ sâu.
e. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị
cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi
đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
II. Bài tập
2. Xác định phép nói giảm nói tránh trong các ví dụ sau và chỉ rõ tác dụng:

g. Đây là trường học đặc biệt cho các em khiếm thính.


h. Mẹ đi bước nữa, em ở với bà nội từ bé.
i. Anh ấy mãi mãi nằm lại ở chiến trường B.
k. Đứa bé sơ sinh áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, cảm nhận những
hơi ấm đầu tiên của tình mẫu tử.
l. Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.
II. Bài tập
3. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví
dụ sau:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể
đi lên đến tận trời dược.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
c. [...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn với hắn, mời hắn vào nhà xơi
nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
II. Bài tập

4. Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ
nói quá: Bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột
để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a. Ở nơi /.../ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /.../
c. Cô Nam tính tình xởi lởi, /.../
d. Lời khen của cô giáo làm cho nó /.../
e. Bọn giặc hoảng hốt /.../ mà chạy.
II. Bài tập
5. Tìm các thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Ví dụ: tức lộn ruột, nhớ cháy lòng, nghĩ nát óc, hôi như chuột chù, đen
như cột nhà cháy…
II. Bài tập 6. Xác định các biện pháp tu từ có trong bài thơ sau:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao


Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa


Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...

Đứng canh trời đất bao la


Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
II. Bài tập
7. Xác định các biện pháp tu từ có trong các ví dụ sau:
a. Mai về miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
b. Sáng nay chúng em đi đánh dậm
Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
II. Bài tập
7. Xác định các biện pháp tu từ có trong các ví dụ sau:
c. Bây giờ anh lấy người ta
Như dao cắt ruột em ra làm mười.
d. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
e. Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
g. Lượng con ông Độ ấy mà. Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng
còn.
h. Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân
i. Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
II. Bài tập
8. Xác định biện pháp tu từ hoán dụ và các kiểu hoán dụ trong các
ví dụ sau:
a. Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
b. Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
c. Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh
d. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
e. Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

You might also like