You are on page 1of 52

CHƯƠNG 3

TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG


CÂN BẰNG TRONG NỀN
KINH TẾ MỞ

1
NỘI DUNG CHƯƠNG
I. TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH
KINH TẾ ĐƠN GIẢN

II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN


BẰNG QUỐC GIA

III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES

2
I. TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH KINH
TẾ ĐƠN GIẢN

1. Cơ cấu của tổng cầu (AD)


- Tiêu dùng của hộ gia đình (C).
- Đầu tư tư nhân (I).
- Chi tiêu Chính phủ (G).
- Xuất khẩu ròng (NX).

→ AD = C + I + G + X – M
= C + I + G + NX
3
I. TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH KINH
TẾ ĐƠN GIẢN
2. Xác định hàm AD = f(Y)
AD = C + I + G + NX
(1) Yd = Y – T (2) C = C0 + CmYd (3) I = I0 + ImY
(4) G = G0 (5) T = T0 + TmY (6) X = X0
(7) M = M0 + MmY

AD = C0 + Cm(Y – T0 – TmY) + I0 + ImY + G0 + X0 – M0 – MmY

= C0 – CmT0 + Cm(1 – Tm)Y+ I0 + ImY + G0 + X0 – M0 – MmY

= (C0 – CmT0 + I0 + G0 + X0 – M0) + (Cm – CmTm + Im – Mm)Y


4
I. TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH KINH
TẾ ĐƠN GIẢN
2. Xác định hàm AD = f(Y)
Đặt AD0 = C0 – CmT0 + I0 + G0 + X0 – M0;
ADm = Cm – CmTm + Im – Mm
→ AD = AD0 + ADmY
+ AD0: Tổng cầu tự định.
+ ADm: Khuynh hướng tổng cầu biên (0 < ADm < 1).
AD AD = C + I + G + X – M

AD0

0 Y 5
 Nếu trong nền kinh tế đóng, có Chính phủ can
thiệp (NX = 0):

AD = C + I + G
AD = (C0 – CmT0 + I0 + G0) + (Cm – CmTm +
Im)Y

 Nếu trong nền kinh tế đóng, Chính phủ không


can thiệp (G = 0; NX = 0):

AD = C + I
AD = (C0 – CmT0 + I0) + (Cm – CmTm + Im)Y
6
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
1. Các lý thuyết nền tảng
1.1 Quan điểm cổ điển
a) Các tiền đề:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

- Các thị trường đều cân bằng, giá cả và tiền


lương linh hoạt.

- Đường tổng cung thẳng đứng tại mức sản lượng


tiềm năng.

7
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
1. Các lý thuyết nền tảng
1.1 Quan điểm cổ điển
a) Các tiền đề:

P AS

→ Sự thay đổi của tổng cầu không làm


thay đổi sản lượng cân bằng, chỉ làm
E2 thay đổi tiền lương danh nghĩa và mức
P2 giá.

E1
P1 AD2
AD1

O
Yp Y 8
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
1. Các lý thuyết nền tảng
1.1 Quan điểm cổ điển
b) Ý nghĩa:
- Nền kinh tế tất yếu cân bằng tại mức sản lượng
tiềm năng Y = Yp và toàn dụng nhân công U = Un.

- Chính phủ hầu như không có vai trò gì trong


quản lý kinh tế vĩ mô.

c) Hạn chế
9
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
1. Các lý thuyết nền tảng
1.2 Quan điểm của Keynes
a) Các tiền đề:
- Thị trường không hoạt động trong điều kiện
cạnh tranh hoàn hảo.

- Tiền công và giá cả có tính cứng nhắc.

- Khi nguồn lực sản xuất của nền kinh tế còn thừa,
tổng cầu sẽ quyết định sản lượng quốc gia.
10
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
1. Các lý thuyết nền tảng
1.2 Quan điểm của Keynes
b) Ý nghĩa:
- Nền kinh tế có thể cân bằng ở những mức sản
lượng rất thấp, dẫn dến tỷ lệ thất nghiệp cao.

- Đường tổng cung hầu như nằm ngang ở những


mức sản lượng thấp.

- Nguồn lực của nền kinh tế là có giới hạn nên


luôn tồn tại một mức sản lượng tối đa.
11
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
1. Các lý thuyết nền tảng
1.2 Quan điểm của Keynes
b) Ý nghĩa:

P
AS → Chủ nghĩa Keynes đề cao vai
trò nhà nước, coi chính sách
quản lý tổng cầu là phương
P2 E2 pháp hữu hiệu để ổn định vĩ
mô và đạt được tăng trưởng
E0 kinh tế.
P0 E1

AD2
AD0 AD1
O
Y0 Ymax Y 12
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
1. Các lý thuyết nền tảng
1.2 Quan điểm của Keynes
c) Hạn chế: Không giải thích tình trạng nền kinh tế vừa suy
thoái vừa có lạm phát cao (Đình lạm - Stagflation).

Cơ sở phân tích vĩ mô của môn học:


+ Bắt đầu từ mô hình đơn giản nhất của Keynes cho đến khi
chuyển sang phân tích dài hạn (giá cả và tiền lương thay đổi).
+ Tổng cung AS là một đường dốc lên từ O, hợp với phương ngang
một góc 45° nên đường AS còn gọi là đường 45°.
+ Tổng cầu AD là tổng hợp nhu cầu dự kiến về hàng hóa, dịch vụ
của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế (như đã phân tích). 13
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
2. Các điều kiện cân bằng
2.1 Trong nền kinh tế mở, có Chính phủ can thiệp
Tổng cầu: AD = C + I + G + X – M
Tổng cung: AS = Y
Điều kiện cân bằng là:
AD = AS → Y = C + I + G + X – M.

14
Thay Y = Yd + T vào phương trình trên:

Yd + T = C + I + G + X – M
=> Yd – C + T + M = I + G + X, mà S = Yd – C
=> S + T + M = I + G + X
=> Lượng rò rỉ (S, T, M) = Lượng bơm vào (I, G, X)

2.2 Trong nền kinh tế đóng, có Chính phủ can thiệp

Y=C+I+G→S+T=I+G

2.3 Trong nền kinh tế đóng, Chính phủ không can thiệp

Y=C+I→S=I 15
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
3. Phương pháp xác định sản lượng cân bằng
3.1 Phương pháp đại số (Mô hình số nhân)
Y=C+I+G+X–M
Y = C0+ CmYd + I0 + ImY + G0 + X0 – M0 – MmY (*)

Mà Yd = Y – T = Y – T0 – TmY = -T0 + (1 – Tm)Y

Thay Yd vào (*) ta có:


Y = C0 – CmT0 + Cm(1 – Tm)Y + I0 + ImY + G0 + X0 – M0 – MmY

Y = C0 – CmT0 + CmY – CmTmY + I0 + ImY + G0 + X0 – M0 – MmY

Y – CmY + CmTmY – ImY + MmY = C0 – CmT0 + I0 + G0 + X0 – 16


M0
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
3. Phương pháp xác định sản lượng cân bằng
3.1 Phương pháp đại số (Mô hình số nhân)
Y – CmY + CmTmY – ImY + MmY = C0 – CmT0 + I0 + G0 + X0 – M0

Y(1 – Cm + CmTm – Im + Mm) = C0 – CmT0 + I0 + G0 + X0 – M0

Y=
Đặt k = Số nhân tổng cầu/tổng quát;
AD0 = C0 – CmT0 + I0 + G0 + X0 – M0: Tổng cầu tự định.

→ Y = k.AD0
17
BÀI TẬP XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG

Kết quả khảo sát cho các hàm:


C = 400 + 0,7Yd; I = 200 + 0,2Y
G = 350; T = 150 + 0,1Y
X = 250; M = 100 + 0,1Y
Xác định sản lượng cân bằng quốc gia bằng 3
cách:
+ Y = C + I + G + X – M (AS = AD)
+ Y = k.AD0 (Số nhân)
+ S + T + M = I + G + X (Rỏ rỉ = Bơm vào)
18
Cách 1: AS = AD
<=> Y = C + I + G + X – M
C = 200 + 0,8Yd
= 200 + 0,8(Y – T)
= 200 + 0,8(Y – 30 – 0,2Y)
= 176 + 0,64Y
Y = (176 + 0,64Y) + (100 + 0,1Y) + 294 +
300 – (50 + 0,15Y)
Y = 820 + 0,59Y
Suy ra: Y = 820/0,41 = 2000.

19
Cách 2:
k = 1/(1 – 0,8 + 0,8 × 0,2 – 0,1 + 0,15)
= 1/0,41.
AD0 = 200 +100 + 294 + 300 – 50 – 0,8 × 30
= 820.
Y = 1/0,41 × 820 = 2000.

20
Cách 3: S + T + M = I + G + X
S = Yd – C
=Y–T–C
= Y – (30 + 0,2Y) – (176 + 0,64Y)
= -206 + 0,16Y
→ (-206 + 0,16Y) + (30 + 0,2Y) + (50 + 0,15Y)
= (100 + 0,1Y) + 294 + 300
Suy ra: 0,41Y = 820
→ Y = 820/0,41 = 2000.

2121
II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
3. Phương pháp xác định sản lượng cân bằng
3.2 Phương pháp đồ thị
- Trục tung biểu diễn tổng cầu.
- Trục hoành biểu diễn sản lượng.

22
AD Đường 45°

AD
Sản lượng cân
E bằng YE được
xác định tại giao
AD0 điểm đường 45°
và đường AD.
0 YE Y
Tại YE: AS = AD; I + G + X = S + T + M
→ Đầu tư dự kiến = Đầu tư thực tế

23
Đường 45°
AD
AD
Thừa
Trường hợp sản lượng
E
thực tế Y1 < YE
AD0 Thiếu
Trường hợp sản lượng
thực tế Y2 > YE
0
Y1 YE Y2 Y
Chỉ khi nào sản lượng thực tế bằng AD thì khi đó thị
trường đạt trạng thái cân bằng (DN không thay đổi kế
hoạch và quyết định về sản lượng).
Vì nền kinh tế thường biến động nên trạng thái cân bằng
không thường xuyên tồn tại.
24
Ý NGHĨA SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG

Sản lượng cân bằng: YE (QE) thỏa điều kiện:


AD = AS hay AD = YE.
AS
P

E
PE
AD

O
YE Y 25
Xu hướng trên thị trường tự điều
chỉnh về điểm cân bằng
- Nếu Yt (GDP thực) < YE:
AD > GDP thực hay AS < AD
Trên thị trường có sự khan hiếm hàng
hoá. Các DN sẽ phải xuất kho dự trữ để bổ
sung cho thị trường. Khi đó DN sẽ tăng sản
lượng để bù đắp thiếu hụt
=> GDP thực sẽ tăng.
2626
Trường hợp AS > AD

P AS

Dư thừa
P1
E
PE
AD

O AD1 YE Yt Y

29
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
Một số giả thuyết của mô hình số nhân Keynes

Thứ nhất, đường tổng cung là đường nằm ngang.

AS

AD
0 Y
30
Thứ 2, không có thị trường tiền tệ và
ngoại tệ.
Sản lượng cân bằng hoàn toàn không bị
ảnh hưởng bởi lãi suất và tỷ giá.
Thứ 3, không có thị trường các yếu tố
sản xuất.
Sản lượng cân bằng chỉ là cân bằng trên
thị trường hàng hóa.

31
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
1. Khi tổng cầu thay đổi
Giả sử, tổng cầu thay đổi một lượng tự định Δ
AD0
ΔY = k. ΔAD0

k = (Số nhân tổng cầu).

32
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
2. Khi đầu tư thay đổi
Giả sử, tổng cầu ban đầu: AD1 = C + I + G + X – M
→ Sản lượng cân bằng: Y1 = k.AD0
Nếu đầu tư tăng thêm ΔI: AD2 = C + I + ΔI + G + X – M
→ Sản lượng cân bằng: Y2 = k.(AD0 + ΔI)
Sản lượng cân bằng thay đổi một lượng:
ΔY = Y2 – Y1 = k.ΔI
Với kI = k = ΔY/ΔI là số nhân đầu tư
Số nhân đầu tư kI cho biết sản lượng cân bằng sẽ thay
đổi bao nhiêu khi đầu tư thay đổi một đơn vị.
33
Đường 45°
AD AD2
E2
AD1
ΔI

E1

ΔY = k.∆I

0
Y1 Y2 Y
34
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
3. Khi Chính phủ thay đổi chi tiêu
Giả sử, tổng cầu ban đầu: AD1 = C + I + G + X – M
→ Sản lượng cân bằng: Y1 = k.AD0
Nếu Chính phủ tăng chi ΔG: AD2 = C + I + G + ΔG + X – M
→ Sản lượng cân bằng: Y2 = k.(AD0 + ΔG)
Sản lượng cân bằng thay đổi một lượng:
ΔY = Y2 – Y1 = k.ΔG
Với kG = k = ΔY/ΔI là số nhân chi tiêu Chính phủ
Số nhân chi tiêu Chính phủ kG cho biết sản lượng cân bằng
sẽ thay đổi bao nhiêu khi chi tiêu Chính phủ thay đổi một
đơn vị. 35
Đường 45°
AD AD2
E2
AD1
ΔG

E1

ΔY = k.∆G

0
Y1 Y2 Y
36
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
4. Khi thuế thay đổi
Giả sử, tổng cầu ban đầu: AD1 = C + I + G + X – M
→ Sản lượng cân bằng: Y1 = k.AD0
Nếu Chính phủ tăng thuế ΔTx trong khi chi chuyển nhượng
không đổi, thuế ròng sẽ tăng thêm một lượng ΔT = ΔTx.
+ Thu nhập khả dụng sau khi Chính phủ đánh thuế sẽ giảm
đi một lượng là ΔYd = -ΔT.
+ Chi tiêu hộ gia đình sẽ giảm ΔC = -CmΔT, chi tiêu sẽ giảm
một lượng ít hơn phần tăng thêm của thuế ròng.
Tổng cầu mới: AD2 = C + ΔC + I + G + X – M
→ Sản lượng cân bằng: Y2 = k.(AD0 + ΔC) 37
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
4. Khi thuế thay đổi
Sản lượng cân bằng mới sẽ thay đổi một lượng:
ΔY = Y2 – Y1 = k.ΔC = -k.Cm.ΔT
Với kT = -k.Cm = ΔY/ΔT là số nhân thuế
Số nhân thuế kT cho biết sản lượng cân bằng sẽ
thay đổi bao nhiêu khi thuế thay đổi một đơn vị.

38
Đường 45°
AD AD1

E1 .m ∆T
C
=-
ΔC AD2

E2

ΔY = -k.Cm.∆T

0
Y2 Y1 Y
39
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
Số nhân các thành phần của tổng cầu
+ Số nhân tiêu dùng kC = k: ∆YC = kC.∆C

+ Số nhân đầu tư kI = k: ∆YI = kI.∆I

+ Số nhân chi tiêu Chính phủ kG = k: ∆YG = kG.∆I

+ Số nhân xuất khẩu kX = k: ∆YX = kX.∆X

+ Số nhân nhập khẩu kM = -k: ∆YM = kM.∆M

+ Số nhân thuế kT = -k.Cm: ∆YT = kT.∆T

40
+ Số nhân chi chuyển nhượng kTr = k.Cm: ∆YTr = kTr.∆Tr
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
Nghịch lý về tiết kiệm
* Cơ sở hình thành:
+ Người chi tiêu hết thu nhập của mình, bị phê phán: Tương
lai nghèo khổ.
+ Người tiết kiệm: Tương lai giàu có.

* Tuy nhiên, với một mức thu nhập không đổi, nếu người
tiêu dùng tiết kiệm nhiều hơn thì C giảm → AD giảm → Y
giảm → Yd giảm.
=> Tiết kiệm với mong muốn tăng thu nhập, nhưng kết
quả làm giảm thu nhập – Nghịch lý của tiết kiệm.

41
III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES
Nghịch lý về tiết kiệm
* Giải quyết nghịch lý:
- Lượng tiết kiệm đưa vào đầu tư với một lượng tương
đương (S = I).
- Lượng tiết kiệm dùng để mua trái phiếu Chính phủ.
=> Chính sách khuyến khích tiết kiệm có thể làm cho thu
nhập cao hơn trong trung và dài hạn, nhưng có thể dẫn đến
suy thoái trong ngắn hạn.

42
HÃY CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT

1. Độ dốc của hàm tiêu dùng được


quyết định bởi:
a. Tổng tiêu dùng tự định.
b. Khuynh hướng tiêu dùng biên.
c. Khuyng hướng tiêu dùng trung bình.
d. Các câu trên đều sai.

43
2. Số nhân tổng cầu phản ánh:
a. Mức thay đổi tổng cầu khi sản lượng
thay đổi một đơn vị.
b. Mức thay đổi sản lượng khi tổng cầu
thay đổi một đơn vị.
c. Mức thay đổi sản lượng cân bằng khi
tổng cầu tự định thay đổi một đơn vị.
d. Các câu trên đều sai.

44
3. Số nhân đầu tư cho biết:
a. Tổng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu khi
đầu tư thay đổi một đơn vị.
b. Sản lượng cân bằng sẽ thay đổi bao
nhiêu khi đầu tư thay đổi một đơn vị.
c. Đầu tư sẽ thay đổi bao nhiêu khi tổng
cầu thay dổi một đơn vị.
d. Sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi
đầu tư thay đổi một đơn vị.

45
4. Nếu đầu tư gia tăng thêm 100 và
MPC là 0,8, MPI là 0. Mức sản lượng
mới sẽ gia tăng:
a. 200.
b. 400.
c. 500.
d. 800.

46
5. Nếu có sự giảm sút đầu tư tư nhân là
100 tỷ, Cm = 0,8; Im = 0,1 thì mức sản
lượng sẽ giảm:
a. 800 tỷ.
b. 1.000 tỷ.
c. 2.000 tỷ.
d. 500 tỷ.

47
6. Nếu tiêu dùng tự định là 50 tỷ, đầu tư
tự định là 100 tỷ, MPC là 0,7; MPI là
0,2. Mức sản lượng cân bằng:
a. 1.000 tỷ.
b. 2.000 tỷ.
c. 2.500 tỷ.
d. 1.500 tỷ.

48
7. Tại giao điểm của đường AD và
đường 45° trong đồ thị cho biết:
a. Tổng cung hàng hóa dịch vụ bằng
tổng cầu hàng hóa dịch vụ.
b. Tổng thu nhập bằng tổng chi tiêu.
c. Tổng sản lượng bằng tổng thu nhập.
d. Các câu trên đều đúng.

49
8. Tiêu dùng tự định là:
a. Tiêu dùng tối thiểu.
b. Tiêu dùng không phụ thuộc thu
nhập.
c. Tiêu dùng tương ứng với tiết
kiệm tự định.
d. Các câu trên đều đúng.

50
9. Nếu sản lượng thực tế (Yt) < sản
lượng cân bằng (Ycb) thì:
a. Yt < AD.
b. AD > AS.
c. Tổng đầu tư thực tế nhỏ hơn tổng
đầu tư dự kiến.
d. Các câu trên đều đúng.

51
10. Chi tiêu đầu tư phụ thuộc:
a. Đồng biến với sản lượng quốc gia.
b. Nghịch biến với lãi suất.
c. Đồng biến với lãi suất.
d. Cả a và b đều đúng.

52
BÀI TẬP
Một nền kinh tế có các hàm số sau:
C = 200 + 0,75Yd X = 350
I = 100 + 0,2Y M = 200 + 0,05Y
G = 580 Yp = 4.400
T = 40 + 0,2Y Un = 5%

53
Yêu cầu:
a) Tính sản lượng cân bằng. Nhận xét về tình hình
ngân sách và cán cân thương mại.
b) Tính tỷ lệ thất nghiệp theo định luật OKUN.
c) Với kết quả câu a, nếu Chính phủ tăng chi ngân
sách là 75, tính sản lượng cân bằng.
d) Để đạt sản lượng tiềm năng, Chính phủ cần sử
dụng chính sách thuế như thế nào?
e) Với kết quả câu a, nếu Chính phủ tăng chi
chuyển nhượng là 75, tính sản lượng cân bằng.
f) Với kết quả câu a, nếu Chính phủ tăng thuế là
75, tính sản lượng cân bằng.

54

You might also like