You are on page 1of 22

Quản lý rủi ro trong kinh doanh

dịch vụ của các homestay trên địa


bàn phường Bãi Cháy, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
MỤC LỤC

01 MỞ ĐẦU

02 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

03 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phần 1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
 Kinh doanh homestay là một mô hình kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây,
đặc biệt là ở các thành phố du lịch. Thành phố Hạ Long được xem là nơi du lịch nhộp nhịp ở miền bắc
một trong những lý do ấy là dịch vụ homestay đã thu hút được đông đảo khách hàng.
 Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, kinh doanh homestay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây thiệt hại
lớn cho chủ đầu tư nếu không được quản lý tốt.
 Trong bối cảnh đó chúng em đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của các homestay
trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong kinh doanh homestay trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý rủi ro trong
kinh doanh homestay trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong kinh doanh homestay.
 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong kinh doanh homestay của các hộ kinh doanh homestay trên
địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh homestay của các hộ kinh doanh
trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
 Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh dịch vụ homestay của hộ kinh
doanh trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:


 Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong kinh doanh dịch vụ homestay của hộ kinh doanh.
Đối tượng khảo sát:
 Các quản lý kinh doanh homestay (chủ yếu)
 Cán bộ chính quyền địa phương.
 khách hàng.
 Các hàng xóm homestay có liên quan.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .
 Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp 2018-2022, số liệu điều tra 2023
 Phạm vi nội dung: nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng quản lý rủi ro về thị trường và các rủi ro khác
liên quan đến tài chính và pháp lý trong kinh doanh dịch vụ homestay của các hộ kinh doanh, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng, và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh
homestay của hộ trên địa bàn phường Bãi Cháy.
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
Phần 2 TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG KINH DOANH DỊCH
VỤ HOMESTAY
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY
2.1.1 Các khái niệm có liên quan đến đề tài
2.1.1.1 Khái niệm rủi ro
 Rủi ro là sự kiện đến từ tương lai, trong đó những sự kiện có lợi cho ta, doanh nghiệp và đơn vị là cơ hội.
Hoặc những sự kiện bất lợi cho ta, doanh nghiệp và đơn vị là khó khăn.
2.1.1.2 Khái niệm quản lý
 Quản lý là việc điều hành, quản trị công việc, nguồn nhân lực để tạo ra hiệu quả như mục tiêu mong muốn
đạt được.
2.1.1.3 Khái niệm quản lý rủi ro
 Quản lý rủi ro là việc xác định, phân tích, ngăn chặn các rủi ro không mong muốn nhằm giảm thiểu tác động
tiêu cực của chúng và tăng khả năng tận dụng cơ hội. Nói cách khác, quản trị rủi ro là một hệ thống xử lý
rủi ro trước khi chúng trở thành tác hại trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY
2.1.1 Các khái niệm có liên quan đến đề tài
2.1.1.4 Khái niệm dịch vụ
 Dịch vụ là một quá trình giao dịch, mà trong đó hàng hóa là sản phẩm vô hình, được chuyển từ người
bán sang người mua một cách đồng thời, để đáp ứng nhu cầu và sự kỳ vọng của người tiêu dùng.
2.1.1.5 Khái niệm homestay
 Homestay là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, đó cũng là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử
dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê du lịch, có trang bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có
thể có dịch vụ khác theo yêu cầu.
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY
2.1.2 Nội dung nghiên cứu
2.1.2.1 Lập kế hoạch quản lý rủi ro
Mục tiêu của kế hoạch quản lý rủi ro là giúp chủ homestay nhận diện, đánh giá, kiểm soát và
giảm thiểu những tác động tiêu cực của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh homestay.
2.1.2.2 Nhận diện các loại rủi ro
Xác định các rủi ro tiềm ẩn và rõ ràng trong hoạt động kinh doanh homestay, bao gồm rủi ro về
an ninh, rủi ro về tài chính, rủi ro về thiên tai dịch bệnh, rủi ro về sức khỏe và an toàn, rủi ro môi trường, rủi
ro về quản lý vận hành, và rủi ro về khách hàng.
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY
2.1.2 Nội dung nghiên cứu
2.1.2.3. Phân tích tác động kinh tế:
Phân tích độ quan trọng và xác định mức độ ảnh hưởng của các rủi ro khác nhau đối
với hoạt động kinh doanh homestay. Đánh giá xác suất xảy ra và mức độ tác động của mỗi rủi ro
để xác định các rủi ro cần ưu tiên quản lí.
2.1.2.4. Đề xuất hệ thống quản lý rủi ro:
Đề xuất các biện pháp quản lí rủi ro nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đối
với hoạt động kinh doanh homestay. Các biện pháp bao gồm việc cải thiện hệ thống an ninh, đảm
bảo về tài chính, xây dựng quy trình quản lý vận hành hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho
khách hàng, và đảm bảo tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng

2.1.3.1 Yếu tố bên trong


 Nguồn lực
 Trình độ quản lí và kinh nghiệm của chủ homestay
 Đội ngũ nhân viên, phục vụ, chăm sóc khách hàng
 Công nghệ
 Cơ sở vật chất
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng

2.1.3.2 Yếu tố bên ngoài


 Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội
 Yếu tố văn hóa, lịch sử
 Khách hàng
 Yếu tố tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu
2.1 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY

 Vấn đề khai báo khách lưu trú.


 Booking ảo huỷ phòng.
 Khách hàng có ý thức kém.
 Khách thuê có hành vi vi phạm pháp luật.
 Quản lý, chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Phần 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp thu thấp số liệu

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp


 Tìm các báo cáo nghiên cứu, thông tin từ các tổ chức chính phủ hoặc xem xét các nguồn tin tức.
 Thu thập từ các cơ quan, bộ phận quản lý khu vực.
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
 Khảo sát trực tiếp: các quản lý homestay, các khách hang.
 Khảo sát trực tuyến: tạo biểu mẫu khảo sát trực tuyến hoặc gửi các câu hỏi qua email.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

SPSS (Statistical Product and Services Solutions) về bản chất là một phần mềm thống kê, thông thường dùng trong
nghiên cứu xã hội đặc biệt là trong tâm lý học, tiếp thị và xã hội học. Ngoài ra SPSS còn được sử dụng trong nghiên
cứu thị trường. SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê với giao diện thân thiện
cho người dùng trong môi trường đồ hoạ, các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả


 Có thể sử dụng các biểu đồ, bảng số liệu và phân tích thống kê, mean, mode để đánh giá mức độ rủi ro của các
hoạt động kinh doanh dịch vụ homestay.
Phương pháp SWOT
 Giúp xác định các yếu tố nội và ngoại vi ảnh hưởng đến quản lí rủi ro trong kinh doanh dịch vụ homestay. Dựa
trên những nguyên tắc này có thể tận dụng điểm mạnh và cơ hội để đối phó với điểm yếu và rủi ro, từ đó nâng cao
hiệu quả quản lí rủi ro và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất
 Hạch toán chi phí: cần xác định và ghi nhận chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như chi phí thuê mặt bằng,
chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ, chi phí vận chuyển, và các công cụ, trang thiết bị phục vụ đặc thù homestay. Việc
hạch toán chi phí sẽ giúp quản lý nắm bắt và kiểm soát số liệu tài chính.
 Kết quả sản xuất: cần theo dõi và ghi nhận kết quả sản xuất như số lượng khách hàng, tỷ lệ phòng trống, doanh thu
hàng tháng, và các chỉ số khác liên quan đến hiệu suất hoạt động homestay.
Phương pháp so sánh
Phương pháp kinh tế lượng
Thanks for
watching!

CREDITS: This presentation template was created by


Slidesgo, and includes icons by Flaticon, and infographics
& images by Freepik

You might also like