You are on page 1of 96

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

3B

4B TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


======    ======

ĐINH NGỌC TUẤN

RỦI RO VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHẾ RỦI RO TRONG THOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ


0B

2B Hà nội – 2003
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
5B

6B TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


======    ======

ĐINH NGỌC TUẤN

RỦI RO VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHẾ RỦI RO TRONG THOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế


Mã số : 5.02.12

B1 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NHƯ TIẾN

Hà nội - 2004
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn
rõ ràng
Tác giả

Đinh Ngọc Tuấn


CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
ICC: Phòng thương mại quốc tế
L/C: Tín dụng thư
TTQT: Thanh toán quốc tế
UCP 500: Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng
từ XK: Xuất Khẩu
NK: Nhập Khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Số TT Tên bảng Trang


1 Bảng 1.1 Các tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị của 12
Editch và H.G koeglmayr
2 Bảng 2.1 Kim ngạch XNK thời kỳ 1998-2003 25
3 Bảng 2.2 Tình hình nhập siêu của Việt Nam từ 25
1992 đến 2003
4 Bảng 2.3 Số vụ DN Việt Nam bị kiện bán phá giá 39
5 Bảng 2.4 Giá trị một số nhãn hiệu nổi tiếng 44
6 Sơ đồ 3.1: Định dạng và phân tích rủi ro 70
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam hoà với xu thế phát triển chung
là mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Là một lĩnh vực quan trọng
đƣợc các nƣớc ƣu tiên trong quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh
XNK nhƣ một thƣớc đo, cầu nối quan trọng. Hoạt động này đặc biệt có tiền
đề phát triển mạnh mẽ khi xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá và tự do thƣơng
mại trở thành một nhu cầu tất yếu của đời sống thƣơng mại toàn cầu với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Sau đại hội VI của Đảng, nhờ
sự đổi mới mạnh mẽ trong tƣ duy kinh tế, giải phóng sức lao động, phƣơng
thức quản lý kinh tế...tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK phát triển và
tăng trƣởng hơn bao giờ hết. Sự tăng trƣởng kinh tế và thƣơng mại với tốc
độ cao, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện là một minh chứng
cho chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Tuy nhiên, hoạt động XNK không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế mà
còn làm phát sinh nguy cơ gây rủi ro, gây tổn thất, làm ảnh hƣởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới kết quả kinh doanh của DN, của ngành nghề, ảnh hƣởng
đến bộ phận lao động hoặc nền kinh tế. Với sự hình thành của mạng thông tin
toàn cầu và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật, hoạt động kinh
doanh XNK trở lên đa dạng hơn, hiệu quả hơn và phát sinh rủi ro cũng nhiều
hơn, phức tạp hơn nhất là khi nảy sinh mâu thuẫn lợi ích chính trị và kinh tế
giữa các quốc gia, các khu vực, các khối liên kết kinh tế.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này cần phải có biện pháp
hạn chế những rủi ro mà VN đã gặp phải trong thời gian qua, chúng ta cần
nghiên cứu rủi ro XNK một cách tổng quát nhất cả về mặt vi mô và vĩ mô
nhằm đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế, giảm bớt nguy cơ, giảm nhẹ rủi ro,
tổn thất góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lập môi
trƣờng kinh doanh an toàn là một điều cần thiết. Với cách nhìn nhƣ vậy, tác
giả lựa chọn đề tài: “Rủi ro - giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu Việt Nam” làm đề tài luận văn nhằm hoàn thiện và
nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh XNK.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:

Trong thời gian qua, có nhiều đã có nhiều sách, báo, bài viết về rủi ro
trong kinh doanh, mỗi bài viết nghiên cứu rủi ro ở một góc độ khác nhau. Đối
với rủi ro trong hoạt động XNK chỉ có những bài nghiên cứu riêng về một
khía cạnh vấn đề, hay một phƣơng thức, một loại rủi ro nào đó mà chƣa có
một nghiên cứu đánh giá về các nhân tố tác động vĩ mô gây rủi ro trong hoạt
động XNK.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK
của Việt Nam, đề xuất các giải pháp để hạn chế những rủi ro từ đó cải thiện,
đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động XNK.

4. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận liên quan tới XNK và rủi ro trong kinh doanh XNK.

Nghiên cứu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của Việt
Nam trong những năm đổi mới, từ đó làm cơ sở giải quyết từng vấn đề trong
luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các biện pháp nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin để luận giải các
vấn đề liên quan, bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thống kê,
phân tích, so sánh...

6. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng

Chƣơng 1: Lý luận chung về rủi ro - rủi ro trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu.

Chƣơng 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK Việt
Nam.

Chƣơng 3: Giải pháp ngăn ngừa - hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo hƣớng dẫn PGS. TS
Nguyễn Nhƣ Tiến, các thầy cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO - RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK

1.1. KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO

1.1.1. KHÁI NIỆM RỦI RO

Trong kinh doanh, bản thân mỗi doanh nghiệp phải đƣa ra các quyết
định quản lý, trong mỗi quyết định đó đã bao hàm sự rủi ro. Những rủi ro này
có thể xuất phát ngay từ chính bản thân của mỗi doanh nghiệp, bản thân chính
sách của một nƣớc, nƣớc đối tác và cũng có thể xuất phát từ những yếu tố
khách quan, tồn tại độc lập, khách quan ngoài ý muốn của doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế,
cùng với sự bùng nổ và hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng tin học, các
phƣơng tiện thông tin hiện đại, vô số các cơ hội kinh doanh đang mở ra đối
với các doanh nghiệp kinh doanh XNK của Việt Nam, tuy nhiên cần phải
nhận thức rằng cơ hội mở ra càng nhiều thì rủi ro càng lớn, cùng với sự phát
triển mạnh mẽ các loại hình kinh doanh quốc tế, tính chất của các loại rủi ro
càng đa dạng và phức tạp. Vậy rủi ro là gì?

Có rất nhiều khái niệm về rủi ro, theo Frank Knight, một nhà kinh tế học
ngƣời Mỹ: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc”. Theo nhà kinh tế
học Allan Wilett: “ Rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi”. Đối với Marilee Hurt Me Carty, một nhà nghiên
cứu thuộc Viện khoa học kỹ thuật Georgea: “Rủi ro là một tình trạng trong đó
các biến cố xảy ra trong tƣơng lai có thể xác định đƣợc”. Khái niệm trên đề
cập đặc điểm cơ bản của rủi ro đó là tính ngẫu nhiên của rủi ro song chƣa nêu
đƣợc tác động, hậu quả của rủi ro.

Theo nhà kinh tế học Irving Pfeffer “ Rủi ro là một tổng hợp sự ngẫu
nhiên có thể đo lƣờng đƣợc bằng xác suất” hay “ rủi ro là những biến động
tiềm ẩn ở kết quả, là giá trị hay kết quả hiện thời chƣa biết đến”. “Rủi ro là
những tai nạn sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, gây thiệt hại về
ngƣời và tài sản “.

Theo khái niệm rủi ro trong bảo hiểm thì “ Rủi ro là những tai nạn, tai
hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, hoặc những mối de doạ nguy
hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tƣợng bảo hiểm”.

Hai khái niệm về rủi ro này đề cập cụ thể hơn về rủi ro và hậu quả của
nó đồng thời đề cập đến thiệt hại vật chất có thể đo lƣờng đƣợc, có thể làm
phƣơng hại tới mọi hoạt động của con ngƣời.

Trong hoạt động cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ trong hoạt động kinh tế
luôn hàm chứa rủi ro. Từ những quan niệm nêu trên, ta có thể nêu khái niệm
rủi ro nhƣ sau [1]:

Rủi ro là những tai hoạ, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra,
gây thiệt hại về người và tài sản trong cuộc sống hàng ngày và trong hoạt
động kinh tế của con người.

Khi đề cập đến rủi ro, chúng ta thƣờng đề cập tới những yếu tố tiêu cực,
phiến diện gây ảnh hƣởng, hậu quả đối với con ngƣời. Do đó, nghiên cứu rủi
ro và đề ra các biện pháp hạn chế là hoạt động cần thiết.

1.1.2. KHÁI NIỆM RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK

Kinh doanh XNK là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro và mạo hiểm do
đặc thù của hoạt động này bởi sự xa cách về mặt địa lý, sự khác biệt về môi
trƣờng kinh doanh, chính trị và văn hoá...

Qua xem xét một số quan niệm về rủi ro cũng nhƣ xuất phát từ thực tế
khách quan trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro XNK có thể đƣợc hiểu
nhƣ sau:
Rủi ro xuất nhập khẩu là những biến cố không mong đợi, có thể
xảy ra trong quá trình xuất nhập khẩu, làm giảm hiệu quả kinh doanh
xuất nhập khẩu.
1.1.3. ĐẶC ĐIỂM

Từ những khái niệm nêu trên, ta thấy rủi ro nói chung và rủi ro xuất nhập
khẩu nói riêng đều có những đặc điểm sau:

- Rủi ro tồn tại khách quan.

Rủi ro tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
ngƣời, nó tồn tại độc lập với ý chí của doanh nghiệp và có thể xảy ra bất cứ
lúc nào. Con ngƣời chỉ có thể nhận biết loại rủi rỏ này bằng tƣ duy, kinh
nghiệm.

- Rủi ro có tính bất định.

Rủi ro xuất nhập khẩu mang tính bất định, ngƣời ta chỉ có thể lƣờng
trƣớc đƣợc rủi ro nhƣng không thể đánh giá một cách chính xác về mức độ
của rủi ro và khi nào rủi ro xảy ra. Do vậy, rủi ro là một sự không chắc chắn
về những tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai.

- Rủi ro có tính khả năng.

Khi nói đến rủi ro, ngƣời ta phải đề cập đến tính khả năng của rủi ro
nghĩa là nó có thể trở thành hiện thực hoặc không, khả năng rủi ro có thể biến
thành thế này hay thế khác, chỉ có thể dự đoán nó xảy ra hay không trong giới
hạn thời gian và không gian, nó có khả năng xảy ra nhƣng cũng có thể không
xảy ra. Nếu rủi ro không có tính khả năng thì bảo hiểm không ra đời và không
ai phải lo sợ trƣớc rủi ro.

- Rủi ro có tính tƣơng lai.


Rủi ro có tính tƣơng lai vì khi bàn đến rủi ro nghĩa là nó chƣa xảy ra,
con ngƣời chỉ dự đoán, đo lƣờng trƣớc trong tƣơng lai, ở thời điểm ta dự báo
rủi ro chƣa xảy ra. Căn cứ vào tính khả năng và tính tƣơng lai của rủi ro,
ngƣời ta có thể “kinh doanh rủi ro”- bảo hiểm.

- Rủi ro có tính lịch sử.

Rủi ro mang tính lịch sử, ứng với mỗi giai đoạn nhất định, mỗi chủ thể
doanh nghiệp cụ thể, rủi ro mang tính riêng biệt. Hoạt động xuất nhập khẩu
phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, với sự tham gia của
nhiều nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Do đó, rủi ro xuất nhập khẩu mang
tính lịch sử. Đặc trƣng của những rủi ro này luôn thay đổi, phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế, ví dụ nhƣ khi nền khoa học kỹ thuật,
công nghệ càng phát triển, kỹ thuật đóng tầu hiện đại hơn với những con tàu
an toàn hơn, khắc phục nhiều hơn yếu tố rủi ro thiên tai đối với vận tải biển,
song đồng thời cũng mở ra nhiều hình thức thƣơng mại mới, thanh toán mới
và nảy sinh những loại rủi ro mới.

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, rủi ro trong hoạt động XNK so
với rủi ro kinh doanh nói chung có một số điểm chú ý sau:

Một là vì hoạt động XNK vƣợt ra ngoài biên giới quốc gia nên các
doanh nghiệp chịu nhiều nguy cơ rủi ro cả trong và ngoài nƣớc, gồm nhiều
nhân tố khách quan và chủ quan vì vậy rủi ro XNK có tần xuất lớn hơn.

Hai là rủi ro trong hoạt động XNK gắn liền, trực tiếp với sự biến động
của các nhân tố toàn cầu nhƣ khủng hoảng, suy thoái kinh tế khu vực và thế
giới, phạm vi mức độ cạnh tranh quốc tế.

Ba là kinh doanh XNK là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố
nhƣ chủ thể kinh doanh, ngôn ngữ, luật áp dụng, tập quán thƣơng mại, sự
dịch
chuyển hàng hoá, chứng từ, tiền tệ thanh toán quốc tế...Do vậy, các loại rủi ro
xảy ra trong hoạt động này rất đa dạng và phức tạp.

1.2. PHÂN LOẠI

Rủi ro trên thực tế tồn tại rất đa dạng. ở mỗi lĩnh vực khác nhau, ngoài
những rủi ro do tác động chung còn gặp phải những rủi ro riêng. Trong hoạt
động kinh doanh cũng nhƣ trong đời sống kinh tế xã hội, việc phân loại rủi ro
là hết sức cần thiết để hiểu và nắm bắt đƣợc nó, từ đó tìm kiếm giải pháp
nhằm tránh, ngăn ngừa và hạn chế tác hại của rủi ro. Rủi ro đƣợc phân biệt
theo nhiều loại tuỳ theo các tiêu thức khác nhau:

1.2.1. CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT CỦA RỦI RO

Theo căn cứ này rủi ro nói chung đƣợc chia làm 2 loại. Đó là rủi ro thuần
tuý và rủi ro suy đoán.

Rủi ro thuần tuý là những rủi ro mang lại những thiệt hại, mất mát mà
không ai có khả năng đƣợc lợi.

Rủi ro suy đoán là rủi ro mang tính may rủi, nghĩa là nó vừa có khả năng
dẫn đến tổn thất vừa có khả năng sinh lời.

Có thể nói, rủi ro thuần tuý chỉ có viễn cảnh là tổn thất hoặc không còn
rủi ro suy đoán viễn cảnh hứa hẹn việc kinh doanh sẽ sinh lời hoặc thua lỗ.
1.2.2. CĂN CỨ VÀO PHẠM VI ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO

Theo căn cứ này ta có thể chia rủi ro làm hai nhóm là rủi ro cơ bản và rủi
ro riêng biệt:

- Rủi ro cơ bản là rủi ro có ảnh hƣởng đến toàn bộ nhóm ngƣời nào đó
trong xã hội. Phần lớn rủi ro này xuất phát từ sự tác động tƣơng hỗ về kinh tế,
chính trị, xã hội mặc dù có thể xuất phát từ những nguyên nhân thuần tuý có
tính vật chất nhƣ thất nghiệp, lạm phát.
- Rủi ro riêng biệt là rủi ro mà hậu quả của nó chỉ ảnh hƣởng đến một số
cá nhân, tổ chức mà không ảnh hƣởng đến toàn bộ xã hội. Ví dụ nhƣ đắm
tàu, cƣớp ngân hàng, hay cháy một nhà máy...

Tuy nhiên, cách phân loại trên chỉ mang tính tƣơng đối, tuỳ thuộc vào
quan niệm của cộng đồng, xã hội ở mỗi hoàn cảnh lịch sử khác nhau, rủi ro
riêng biệt có thể chuyển thành rủi ro cơ bản và ngƣợc lại.
1.2.3. CĂN CỨ VÀO KHẢ NĂNG BẢO HIỂM

Theo căn cứ này, rủi ro đƣợc chia làm hai loại. Đó là rủi ro có thể bảo
hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm.

- Rủi ro có thể bảo hiểm:

Cách phân loại rủi ro có thể bảo hiểm đứng trên góc độ ngƣời kinh
doanh dựa vào đặc điểm “tính khả năng và tính tƣơng lai của rủi ro”. Khi xem
xét rủi ro có thể bảo hiểm hay không ngƣời bảo hiểm phải xác định rủi ro dựa
trên hai cơ sở sau:

Một là chỉ bảo hiểm cho rủi ro hoàn toàn ngẫu nhiên, rủi ro cố ý gây ra
phải bị loại trừ.

Hai là rủi ro có thể lƣợng hoá, tức là hậu quả của rủi ro đó quy thành tổn
thất vật chất.

- Rủi ro không thể bảo hiểm: là những rủi ro không đáp ứng hai tiêu chí
trên.
1.2.4. CĂN CỨ VÀO NGUYÊN NHÂN SINH RA RỦI RO

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, ta có thể chia rủi ro làm các
loại sau:
- Rủi ro do thiên tai, thiên tai là những hiện tƣợng tự nhiên mà con
ngƣời không chi phối đƣợc nhƣ: biển động, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu,
sóng thần, núi lửa, tai hoạ biển...

- Rủi ro do các tai nạn bất ngờ là những thiệt hại không phải do thiên tai
gây ra mà do tác động ngẫu nhiên bên ngoài gây ra trên biển, trên không, trên
bộ, trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, lƣu kho, bảo hiểm, ký kết
thực hiện hợp đồng...

- Rủi ro do sự biến động của chu kỳ kinh tế, do các hiện tƣợng chính trị
xã hội gây nên... nhƣ rủi ro chiến tranh, đình công, nổi loạn và các hành động
khủng bố.

- Rủi ro do hành động riêng lẻ của con ngƣời gây nên nhƣ đào bới lòng
đất gây biến động địa chấn, chặt phá rừng, gây ô nhiễm môi trƣờng sống,
trộm cắp, cƣớp phá, sơ xuất trong nghiệp vụ tác nghiệp...

1.2.5. CĂN CỨ VÀO MÔI TRƢỜNG

Nhóm rủi ro này do các yếu tố thuộc môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng
kinh doanh quốc tế, môi trƣờng kinh tế vĩ mô, môi trƣờng tác nghiệp gây ra.
Sự thiếu ổn định các yếu tố này có thể dẫn đến rủi ro cho các doanh nghiệp.
Bởi không giống nhƣ các doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong nƣớc, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động trên phạm vi rộng, đa quốc gia, các
nƣớc có điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, luật pháp, chính trị khác
nhau...Do vậy, những rủi ro phát sinh từ môi trƣờng bên ngoài ngày càng lớn.

Rủi ro điều kiện tự nhiên

Là rủi ro do thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh...tác động xấu đến quá
trình sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Những hậu quả này thƣờng rất
nghiêm trọng và có ảnh hƣởng lớn tới doanh nghiệp, nhất là đối với một
nƣớc
đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa và
hạn chế đƣợc những rủi ro này.

Rủi ro về chính trị, pháp luật

Là rủi ro do chính sách mà chính phủ áp dụng nhằm điều tiết hoạt động
kinh doanh XNK làm hạn chế, ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp, các nhà đầu tƣ. Cụ thể hơn đó có thể là khả năng mà các cơ quan
chức năng của chính phủ có thể tạo nên sự thay đổi, xáo trộn môi trƣờng kinh
doanh của quốc gia tác động đến lợi nhuận và những mục tiêu khác của doanh
nghiệp. Đây là rủi ro mà các nhà xuất khẩu cần phải chú ý vì trƣớc khi xây
dựng chiến lƣợc xuất khẩu hay quyết định ký kết một hợp đồng kinh tế, các
doanh nghiệp xuất khẩu phải dựa vào tình hình kinh tế xã hội, dựa trên văn
bản quy phạm pháp luật của đối tác. Biến động về chính trị, pháp luật xảy ra
sẽ làm đảo lộn mọi dự đoán của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh
XNK, rủi ro chính trị, pháp lý là loại rủi ro khó lƣờng. Một số loại rủi ro
chính trị nhƣ:

- Chính sách quản lý ngoại hối, thuế, hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới
hạn thƣơng mại khác thay đổi làm thay đổi khoản thu nhập cũng nhƣ khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Chính sách tuyển dụng lao động: sự thay đổi những quy định về quản
lý và tuyển dụng lao động, ví dụ nhƣ thay đổi tiền lƣơng tối thiểu, lao động
nữ hoặc hạn chế lao động nƣớc ngoài.

- Lãi suất: Chính phủ có thể đƣa ra nhiều biện pháp sử dụng lãi suất để
quản lý và kiểm soát lạm phát. Vấn đề có thể nảy sinh theo thời gian tác động
đến tiền tệ của quốc gia...

- Giấy phép độc quyền, chính sách tài trợ hoặc bảo trợ một ngành nào
đó, quyền phát triển hoặc khai thác nguồn tài nguyên hay cơ hội kinh doanh.
- Môi trƣờng, sức khoẻ và an toàn, những quy định liên quan đến kiểm
soát chất thải, quy định về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Bảng 1.1 Các tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị của Editch và H.G
Koeglmayr [17]

Yếu tố Tiêu thức Điểm


chính Thấp Cao
nhất nhất
Môi trƣờng 1. Sự ổn định của hệ thống kinh tế chính trị
kinh tế 2. Sự xung đột nội bộ sắp xảy ra
chính trị 3. Đe doạ từ bên ngoài
4. Mức độ kiểm soát hệ thống kinh tế
5. Sự tin cậy của một quốc gia nhƣ một đối tác kinh doanh
6. Sự đảm bảo hiến pháp
7. Hiệu quả của quản lý hành chính
8. Những mối quan hệ về lao động
Hoàn cảnh 9. Mức dân số
kinh tế 10. Phần trăm thu nhập
trong nƣớc 11. Tốc độ phát triển kinh tế 5 năm gần nhất
12. Tốc độ phát triển 2 năm tiếp theo
13. Lạm phát qua hai năm
14. Khả năng của thị trƣờng vốn nội địa
15. Lực lƣợng lao động chất lƣợng cao
16. Khả năng thuê nhân công nƣớc ngoài
17. Nguồn năng lƣợng sẵn có
18. Những tiêu chuẩn về ô nhiễm môi trƣờng
19. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống vận tải và thông tin
truyền thông
Những mối 20. Những hàng rào nhập khẩu
quan hệ 21. Những hàng rào xuất khẩu
kinh tế với 22. Những rào cản về đầu tƣ nƣớc ngoài
nƣớc ngoài 23. Sự tự do trong thiết lập hay cam kết về hình thức công ty
24. Sự bảo vệ của luật pháp đối với nhãn hiệu và sản phẩm
25. Sự hạn chế trong chuyển tiền
26. Sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái
27. Tình hình cán cân thanh toán
28. Dòng chảy vốn nƣớc ngoài qua việc nhập khẩu dầu và
năng lƣợng
29. Vị trí tài chính quốc tế
30. Những hạn chế trong chuyển đổi từ đồng nội tệ sang
ngoại tệ
(Nguån: Editch vµ H.G Koeglmayr, “Country Risk Ratings”
Management Internations Review- Sè ®iÓm cµng cao th× rñi ro chÝnh trÞ cµng
lín).

Rñi ro do l¹m phát

Các nhµ xuÊt nhËp khȁu lu«n gÆp ph¶i nh÷ng rñi ro biÕn ®éng vÒ mÆt
kinh tÕ. Khi l¹m phát x¶y ra ë møc cao th× mét hîp ®ång sinh lîi sÏ kh«ng
cßn ý nghÜa. H¬n n÷a, do ®Æc ®iÓm cña quá tr×nh kinh doanh xuÊt nhËp
khȁu, thêi gian thùc hiÖn mét hîp ®ång t•¬ng ®èi dµi, trung b×nh tõ 30 ®Õn
45 ngµy. Do
®ó, xác suÊt x¶y ra rñi ro l¹m phát kh«ng ph¶i lµ rñi ro th•êng trùc, tÊt yÕu.

Rñi ro hèi ®oái

Rñi ro hèi ®oái lµ sù kh«ng ch¾c ch¾n vÒ giá trÞ cña mét kho¶n thu
nhËp hay chi tr¶ cho sù biÕn ®éng tý giá g©y ra, có thÓ lµm tæn thÊt ®Õn giá trÞ
dù kiÕn cña hîp ®ång. Trong ho¹t ®éng xuÊt nhËp khȁu, rñi ro hèi ®oái
th•êng x¶y ra khi ngo¹i tÖ mµ nhµ xuÊt nhËp khȁu sÏ nhËn trong t•¬ng lai
gi¶m giá hay t¨ng giá so víi ®ång b¶n tÖ. Rñi ro hèi ®oái x¶y ra khi tý giá hèi
®oái vµo kú ®áo h¹n t¨ng hoÆc gi¶m so víi tý giá lóc ký kÕt hîp ®ång th•¬ng
m¹i. Nói cách khác, sù thay ®æi tý giá lµm thay ®æi giá trÞ kú väng cña các
kho¶n thu hoÆc chi ngo¹i tÖ trong t•¬ng lai lµm kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh
xuÊt nhËp khȁu bÞ ¶nh h•ëng ®áng kÓ vµ nghiêm träng h¬n có thÓ lµm ®¶o lén
kÕt qu¶ kinh doanh.

Rñi ro do sù khác biÖt vÒ v¨n hoá

Sù khác biÖt vÒ v¨n hoá có thÓ g©y nh÷ng hiÓu nhÇm ®áng tiÕc, có
thÓ dȁn ®Õn viÖc c«ng ty mÊt thÞ phÇn hay kh¶ n¨ng th©m nhËp vµo thÞ tr•êng
môc tiêu. Rñi ro vÒ v¨n hoá th•êng lµ do:

Kh«ng am hiÓu vÒ phong tôc tËp quán ®Þa ph•¬ng.


Kh«ng am hiÓu vÒ lèi sèng, ng«n ng÷ cña quèc gia ®ó.

Khai thác h×nh ¶nh qu¶ng cáo ®Ó kÝch thÝch sù quan t©m cña ng•êi tiêu
dùng nh•ng l¹i thÓ hiÖn mét cách quá møc g©y tác ®éng ng•îc.
1.2.5. CĂN CỨ VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK

Rủi ro trong quá trình chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu, chuẩn bị hàng
xuất khẩu qua nhiều công đoạn, các sản phẩm hàng hoá thƣờng qua giai đoạn
sản xuất, chế biến hoặc gom hàng từ nhiều nguồn. Do đó, quá trình này
thƣờng ảnh hƣởng bởi điều kiện môi trƣờng tự nhiên, hoặc các yếu tố đầu
vào không ổn định và biến động tuỳ thuộc vào mỗi loại hình và quy mô hoạt
động của doanh nghiệp.

Rủi ro trong đàm phán

Các phƣơng tiện đàm phán chủ yếu trong thƣơng mại quốc tế thƣờng là:
đàm phán bằng thƣ tín, đàm phán qua điện thoại hoặc đàm phán giao dịch
trực tiếp. Tuỳ thuộc vào hình thức đàm phán các doanh nghiệp có thể gặp
những rủi ro khác nhau:

Hình thức giao dịch gián tiếp (đàm phán qua thƣ từ): Rủi ro có thể xảy
ra khi ta chuẩn bị kém về hình thức và nội dung hoặc sự nhầm lẫn về ngôn từ
làm đối tác hiểu nhầm, hiểu sai nội dung mà ta hoặc đối tác muốn chuyển tải.

Giao dịch qua điện thoại: Rủi ro có thể xảy ra nếu không thông thạo
ngôn ngữ quy ƣớc hai bên dùng để giao dịch, thƣờng không dùng tiếng Việt.
Do vậy, nếu sử dụng không thông thạo, tinh tế và linh hoạt sẽ dễ bị đối tác
hiểu nhầm, từ chối hợp tác...doanh nghiệp có thể mất đi những hợp đồng có
giá trị.
Hình thức giao dịch trực tiếp: Rủi ro có thể xảy ra nếu trƣớc khi gặp gỡ
đối tác, doanh nghiệp không có sự chuẩn bị những tài liệu liên quan hoặc
không hiểu biết cặn kẽ về đối tác, không đủ kỹ năng và nghệ thuật đàm phán.

Rủi ro khi soạn thảo hợp đồng

Quá trình soạn thảo hợp đồng là khâu quan trọng, thực hiện tốt khâu này
sẽ giúp doanh nghiệp có thể phòng ngừa và hạn chế nhiều rủi ro trong quá
trình thực hiện hợp đồng. Rủi ro trong soạn thảo hợp đồng là thiếu dẫn chiếu
các văn bản pháp luật, tập quán quốc tế liên quan hoặc thiếu những điều
khoản cần thiết về một hợp đồng, nhất là các điều khoản bảo vệ doanh nghiệp
mình khi xảy ra tranh chấp thƣơng mại. Đồng thời khi soạn thảo hợp đồng,
DN cần chú ý tới thời gian thực hiện hợp đồng tƣơng quan với giá cả của
hàng hoá, điều khoản giao – nhận hàng, thanh toán, trọng tài...

Rủi ro khi ký kết hợp đồng

Nếu các doanh nghiệp trƣớc khi ký kết không kiểm tra lại các điều
khoản của hợp đồng, không đối chiếu các điều khoản ghi trong hợp đồng với
sự thoả thuận qua hình thức khác trƣớc đó đã đạt đƣợc có thể gây ra những
rủi ro và tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp.

Rủi ro trong quá trình vận chuyển

Do hành trình hàng hoá từ tay ngƣời bán đến tay ngƣời mua thƣờng xa
nhau, thời gian vận chuyển lâu, đa phần hàng hoá hữu hình thƣờng vận
chuyển bằng đƣờng biển, nhƣng dù đƣợc vận chuyển bằng phƣơng tiện khác
thì cũng khó tránh khỏi các trƣờng hợp tự nhiên bất khả kháng. Tuy nhiên,
theo từng loại hợp đồng với mỗi điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau thì mức
độ rủi ro và thiệt hại cũng khác nhau. ICC đã ban hành “Các điều kiện thƣơng
mại quốc tế” để các bên lựa chọn. Ngƣời nhập khẩu thƣờng chọn những điều
kiện với chi phí nhập hàng càng thấp càng tốt, đối với ngƣời xuất khẩu thì
ngƣợc lại vì vậy họ ít khi coi trọng đến hậu quả rủi ro có thể xảy ra.

Rủi ro trong quá trình giao nhận

Rủi ro trong quá trình này thƣờng xảy ra đối với doanh nghiệp do một số
nguyên nhân chính sau:

Thiếu thông tin về hãng tầu, lịch trình, địa điểm, chi nhánh, chuyển tải,
không chủ động trong việc chuẩn bị giao hoặc nhận hàng.

Không nắm vững các khái niệm về thời gian xếp dỡ, thời gian tàu đến
cảng xếp, dỡ hàng, do đó không chủ động giao nhận...

Không nắm vững các kỹ thuật bố trí giao nhận hàng trên phƣơng tiện
vận tải để đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng đƣợc giao, không sử dụng điều
kiện dung sai.

Chƣa thông thạo các thủ tục hải quan, không chuẩn bị đầy đủ chứng từ
cần thiết để tiến hành kiểm hoá, thông quan.

Không thông báo đã giao hàng cho bạn hàng biết theo quy định của hợp
đồng.

Không chủ động trong việc thuê tàu, nên các doanh nghiệp Việt Nam
thƣờng gặp rủi ro trong quá trình giao nhận vì các doanh nghiệp Việt Nam
thƣờng mua CIF, bán FOB.

Rủi ro trong quá trình giao nhận ảnh hƣởng lớn tới việc thực hiện hoàn
chỉnh một hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Bởi giao nhận là một
trong những điều kiện để giúp doanh nghiệp có những chứng từ cần thiết để
thanh toán tiền hàng, trong đó vận tải đơn là một chứng từ chứng minh việc
giao hàng của doanh nghiệp.
Rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm

Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều xuất khẩu hàng hoá
với giá FOB, thực tế rất ít doanh nghiệp gặp rủi ro trong quá trình này. Rủi ro
trong quá trình mua bảo hiểm thƣờng xảy ra khi:

Chứng từ tín dụng đƣợc xuất trình không đúng nhƣ yêu cầu của tín dụng
thƣ, ví dụ nhƣ trong L/C yêu cầu xuất trình đơn bảo hiểm nhƣng lại xuất
trình giấy chứng nhận bảo hiểm.

Các rủi ro bảo hiểm không phải là loại quy ƣớc trong tín dụng thƣ.

Đồng tiền bảo hiểm không đúng với quy định trong tín dụng thƣ (trừ
trƣờng hợp có điều khoản liên quan quy định trong tín dụng thƣ).

Số tiền bảo hiểm thấp hơn yêu cầu trong tín dụng thƣ.

Hiệu lực hợp đồng bảo hiểm không bắt đầu vào đúng ngày trên chứng từ
vận tải hoặc trƣớc ngày ghi trên chứng từ vận tải.

Không đánh giá đúng mức độ của rủi ro đối với hàng hoá dẫn đến việc
mua bán không đúng loại bảo hiểm cần thiết.

Rủi ro trong thanh toán

Rủi ro trong thanh toán là những mất mát thiệt hại xảy ra do không thu
hồi đƣợc vốn một cách đầy đủ và đúng hạn hoặc phải chịu các chi phí phát
sinh không đáng có.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thƣơng mại quốc tế, sự phát triển
của hệ thống ngân hàng với sự hỗ trợ tích cực của các thành tựu khoa học kỹ
thuật và cách mạng tin học, các phƣơng tiện thanh toán quốc tế ngày càng đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên, với mỗi phƣơng thức thanh toán lựa chọn, các
doanh nghiệp vẫn có thể gặp những rủi ro.
- Rủi ro thường gặp trong phương thức nhờ thu

Phƣơng thức nhờ thu là phƣơng thức thanh toán trong đó ngƣời bán sau
khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, uỷ
thác ngân hàng phục vụ thu hộ mình số tiền thanh toán từ ngƣời mua trên cơ
sở hối phiếu lập ra.

Có hai loại nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ [9 ]:

Nhờ thu trơn là phƣơng thức trong đó ngƣời bán uỷ thác cho ngân hàng
thu hộ tiền ở ngƣời mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ
gửi hàng thì gửi thẳng cho ngƣời mua không thông qua ngân hàng.

Phƣơng thức nhờ thu trơn rất ít đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế,
nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, vì nó không đảm bảo
quyền lợi cho ngƣời bán, việc nhận hàng của ngƣời mua tách rời khâu thanh
toán do đó tiềm ẩn rủi ro rất cao đối với ngƣời bán. Đó là việc ngƣời mua có
thể đã nhận hàng nhƣng không thanh toán hoặc chậm thanh toán. Đối với
ngƣời mua, nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, ngƣời mua phải trả tiền
ngay trong khi không biết việc giao hàng của ngƣời bán có đúng hợp đồng
hay không.

Phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ là phƣơng thức trong đó ngƣời bán
uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở ngƣời mua không những căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo điều kiện là nếu
ngƣời mua chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ
cho ngƣời mua để nhận hàng. Nhờ thu kèm chứng từ có hai loại, một là D/P
(Documents Against Payment - thanh toán đổi chứng từ - nhờ thu trả ngay),
ngƣời mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho họ.
Hai là phƣơng thức D/A ( Documents Against Acceptance - thanh toán đổi
chứng từ - nhờ thu trả chậm), thay vì hành động trả tiền bằng hành động chấp
nhận trả tiền của ngƣời mua. Trƣờng hợp này dùng cho việc bán chịu ngắn
ngày của ngƣời bán cho ngƣời mua.

Các rủi ro thƣờng gặp trong phƣơng thức nhờ thu:

Ngƣời mua từ chối không nhận hàng, không nhận chứng từ, không thanh
toán.

Khi tranh chấp hoặc có rủi ro xảy ra, ngƣời bán không có cơ sở pháp lý
để khiếu nại ngƣời mua khi ngƣời mua từ chối nhận hàng và thanh toán vì
ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian khống chế chứng từ.

Ngƣời bán gánh chịu chi phí khi hàng chuyển về nƣớc.

- Rủi ro đối với phương tiện chuyển tiền T/T

Có hai loại điện chuyển tiền là điện tiền trả trƣớc và điện tiền trả ngay
hoặc trả sau.

Điện tiền trả trƣớc là hình thức ngƣời nhập khẩu trả tiền trƣớc cho
ngƣời xuất khẩu rồi sau đó ngƣời xuất khẩu mới tiến hành giao hàng. Do vậy,
rủi ro gần nhƣ không có đối với ngƣời xuất khẩu nhƣng lại rất mạo hiểm đối
với ngƣời nhập khẩu. Ngƣời nhập khẩu có thể không nhận đƣợc hàng, nhận
thiếu số lƣợng hàng, hàng có chất lƣợng kém )

Điện chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau: phƣơng thức này đòi hỏi ngƣời
xuất khẩu phải giao hàng cho ngƣời nhập khẩu trƣớc, sau đó ngƣời nhập
khẩu mới chuyển tiền để thanh toán. Do vậy, rủi ro đối với các nhà xuất khẩu
là rất lớn, thƣờng là các rủi ro nhƣ hàng đã đƣợc giao nhƣng không nhận
đƣợc tiền thanh toán khi nhà nhập khẩu mất khả năng chi trả hoặc cố tình
không thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn quy định trong hợp
đồng do ngƣời nhập khẩu trì hoãn hoặc gặp khó khăn về tài chính. Ngƣời
nhập khẩu từ chối
nhận hàng khi giá cả thị trƣờng đang giảm và vì thế sẽ không thực hiện việc
thanh toán.

- Rủi ro đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C).

Phƣơng thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng
mở thƣ tín dụng theo yêu cầu của ngƣời mua (ngƣời xin mở thƣ tín dụng)
cam kết trả một số tiền nhất định cho ngƣời thứ ba (ngƣời hƣởng lợi số tiền
của thƣ tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời thứ ba ký phát trong
phạm vi số tiền đó khi ngƣời này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những quy định trong thƣ tín dụng [9].

Chứng từ là vấn đề cơ bản trong phƣơng thức thanh toán bằng tín dụng.
Ngân hàng chỉ liên quan đến chứng từ và không liên quan đến xác nhận hàng
hoá đƣợc giao, ngân hàng không chịu trách nhiệm xác minh tính chân thực
của chứng từ và không chịu trách nhiệm về số lƣợng và chất lƣợng hàng
đƣợc giao.

Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán
đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu cao nhất so với các phƣơng thức thanh
toán khác đã đề cập. Tuy nhiên, L/C không phải là phƣơng thức tuyệt đối an
toàn cho cả ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu:

Rủi ro đối với người nhập khẩu

Ngân hàng tiến hành trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi dựa trên các chứng từ
xuất trình mà không dựa vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân hàng không chịu
trách nhiệm về tính xác thực của các chứng từ, không chịu trách nhiệm về số
lƣợng và chất lƣợng hàng đƣợc giao. Do vậy, nếu có sự giả mạo trong việc
xuất trình chứng từ giả để nhận đƣợc thanh toán thì ngƣời mua phải bồi hoàn
lại số tiền cho ngân hàng phát hành thƣ tín dụng đã trả cho ngƣời hƣởng lợi.
Rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp ngƣời bán xuất trình các chứng từ phù
hợp với quy định của L/C và nhận đƣợc thanh toán từ ngân hàng nhƣng hàng
hoá không đƣợc giao đúng hợp đồng, vì ngân hàng không liên quan đến việc
kiểm tra hàng hoá.

Khi cần thiết có sự thay đổi về các điều khoản trong hợp đồng, ngƣời
mua phải sửa đổi các điều khoản trong L/C. Nhƣ vậy, thời gian giao hàng có
thể bị chậm trễ hơn, không đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngƣời mua kịp
thời và phải chịu chi phí do sửa đổi L/C.

Trong một số trƣờng hợp, hàng đã giao đến nơi đến nhƣng ngƣời mua
vẫn chƣa nhận đƣợc chứng từ thanh toán, nhƣ vậy họ cũng không nhận hàng
đƣợc.

Rủi ro đối với người xuất khẩu

Rủi ro do tín dụng giả, không kiểm tra thƣ tín dụng cẩn thận.

Ngƣời mua cố tình mở thƣ tín dụng khác với nội dung thoả thuận hoặc
đƣa thêm vào các điều khoản mà chƣa thoả thuận trƣớc nhƣ quy định thời
gian giao hàng quá gấp không thể đáp ứng đƣợc.

Các chứng từ quy định phải xuất trình quá khó khăn hoặc không thể thực
hiện đƣợc.

Quy định số cƣớc vận tải ngƣời xuất khẩu không thể chấp nhận đƣợc.

Thời hạn hiệu lực L/C quá ngắn không đủ cho ngƣời xuất khẩu tập hợp
đủ chứng từ để xuất trình.

Loại thƣ tín dụng không đúng nhƣ thoả thuận.

Chứng từ không phù hợp với hợp đồng hoặc tín dụng thƣ yêu cầu.
Ngân hàng phát hành L/C không thực hiện đúng cam kết của mình trong
thanh toán đối với ngƣời bán.
1.2.6. RỦI RO KHÁC

Rủi ro do thiếu vốn

Đây là rủi ro thƣờng gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam. Để tham gia
một cách tích cực và có hiệu quả vào thƣơng mại quốc tế, các doanh nghiệp
phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhƣng do thiếu
vốn, doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng
quy mô sản xuất tối ƣu, không đủ sức cạnh tranh, chiếm giữ thị trƣờng dẫn
tới thị phần của doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc thiếu vốn còn làm
cho quá trình thực hiện các hợp đồng xuất khập khẩu không đảm bảo.

Rủi ro do thiếu thông tin

Trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ, sự lên ngôi của công
nghệ tin học, cách mạng thông tin và mở ra thƣơng mại điện tử đã góp phần
không nhỏ vào sự thành công của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh
nghiệp không chủ động thu thập và xử lý cũng nhƣ đánh giá và tận dụng
thông tin thì sẽ gây khó khăn trong việc ra quyết định kinh doanh và có thể
gây ra những tổn thất rất lớn. Rủi ro do thiếu thông tin thƣờng xảy ra dƣới
các hình thức nhƣ sau:

- Thiếu thông tin về đối tác, dẫn đến bị lừa trong quan hệ kinh doanh.

- Thiếu thông tin về thị trƣờng, các biến động của thị trƣờng.

- Thiếu thông tin về công nghệ sản xuất các sản phẩm trên thị trƣờng thế
giới.

- Thiếu kiến thức về thị trƣờng mà doanh nghiệp tác nghiệp.


Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ là rủi ro hình thành do


những sai sót mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ trong các khâu của hoạt động
xuất nhập khẩu.

Phân loại và định dạng rủi ro là bƣớc rất quan trọng để giúp doanh
nghiệp lựa chọn đúng các biện pháp phòng tránh, hạn chế rủi ro nhằm nâng
cao hiệu quả hơn trong kinh doanh.

1.3. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH XNK

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động XNK nói riêng, rủi
ro là nguy cơ thƣờng trực và khách quan, thƣờng xuyên đe doạ làm tổn hại
đến hiệu quả kinh doanh.

Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận song an toàn
trong kinh doanh là tiêu thức để họ hƣớng tới trong mỗi thƣơng vụ. Muốn
vậy, doanh nghiệp chỉ có cách là phải tìm hiểu về rủi ro mà mình phải đối mặt
và đƣa ra hƣớng giải quyết một cách chủ động nhất.

Để tối đa hoá lợi nhuận, DN phải xem xét tất cả mọi yếu tố từ khâu sản
xuất đến khâu lƣu thông phân phối hàng hoá. Trong thƣơng mại quốc tế quá
trình đó vƣợt ra ngoài ranh giới một quốc gia. Do vậy, tất cả các yếu tố ảnh
hƣởng tới chi phí trong quá trình đó trở nên phức tạp hơn, nguy cơ dự đoán
sai nhiều hơn. Mặt khác, hiệu quả của hoạt động kinh doanh không chỉ đơn
thuần là so sánh kết quả và chi phí mà còn phải cân nhắc tới mọi vấn đề khác.
Nhƣ vậy, họ cần phải giảm thiểu đƣợc rủi ro cũng nhƣ những tác động tiêu
cực của nó tới cá nhân, công ty, vì vậy phải định dạng rủi ro đồng thời đƣa ra
các biện pháp hạn chế, phòng trừ.
Khi rủi ro xảy ra, giải quyết hậu quả của nó đối với các bên ảnh hƣởng
trong quá trình thƣơng lƣợng, mua bán không chỉ dừng ở khía cạnh kinh tế
mà còn phải tính đến cả khía cạnh pháp lý, trách nhiệm pháp lý gắn liền với
sự tồn tại, uy tín của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các biện pháp hạn chế rủi ro
là cần thiết để chứng minh chủ thể tránh đƣợc trách nhiệm dân sự.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập, các doanh nghiệp đều có xu hƣớng
phát triển là vƣơn ra thị trƣờng khu vực và quốc tế. Nếu quá trình này không
gắn liền với nghiên cứu rủi ro trong quá trình đó mà chỉ tiến hành một cách tự
phát thì đồng nghĩa với thất bại.

Tóm lại, rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK là một yếu tố tất yếu
trong kinh doanh, DN nào cũng phải đối diện với những rủi ro đó. Tuy nhiên,
mỗi ngành hàng khác nhau thì rủi ro tập trung ở các khâu sẽ khác nhau. Nắm
vững mọi thành tố và những khâu mà khả năng có thể là nguyên nhân gây tổn
thất trong hoạt động XNK là cần thiết. Điều này không chỉ góp phần để cá
nhân, DN đó hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, mà còn góp phần đẩy mức
nhận thức và lý luận của tổng thể các doanh nghiệp, các hiệp hội trong xu thế
phát triển kinh tế, mở cửa và hội nhập.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH XNK VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Từ đại hội Đảng VI năm 1986, nhà nƣớc ta đã thực hiện chủ chƣơng
phát triển kinh tế đối ngoại theo xu thế mở cửa nền kinh tế, chiến lƣợc phát
triển kinh tế hƣớng về xuất khẩu là phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh
tế thế giới, phù hợp với xu hƣớng hội nhập khu vực và quốc tế.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại, Đảng chủ trƣơng hƣớng
về xuất khẩu, mở cửa thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện và khuyến
khích đầu tƣ trong nƣớc dƣới mọi hình thức. Đặc biệt trong thời gian qua,
các chính sách ƣu tiên xuất nhập khẩu của chính phủ đƣợc thực thi bằng
nhiều biện pháp nhƣ giảm thuế quan, hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, ban hành Quy
chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, hƣớng dẫn thực hiện luật thuế quan mới, thực
hiện giảm thuế theo lộ trình các hiệp ƣớc tự do thƣơng mại cam kết trong khu
vực, ban hành danh mục hàng hoá ƣu tiên xuất nhập khẩu...

Với chủ trƣơng và đƣờng lối đúng đắn trong khôi phục và mở rộng quan
hệ theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi và không can thiệp nội bộ, nƣớc ta đã
khôi phục và mở rộng quan hệ với các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Liên
Bang Nga, các nƣớc thuộc Liên minh Châu Âu, phát triển quan hệ với các
nƣớc trong cùng tổ chức ASEAN... Đến nay, nƣớc ta đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với hơn 160 nƣớc, có quan hệ buôn bán với hơn 100 nƣớc.

Nhờ định hƣớng phát triển đúng đắn đó, hoạt động XNK đã đạt đƣợc
nhiều thành tựu to lớn, chính sách độc quyền về ngoại thƣơng đƣợc bãi bỏ,
nhà nƣớc ta chủ trƣơng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản
xuất và kinh doanh hàng hoá, cải cách hành chính để hạn chế các thủ tục
phiền hà liên quan tới hoạt động XNK, giảm quản lý theo hạn ngạch, khuyến
khích đầu tƣ sản xuất xuất khẩu, khuyến khích các công ty đổi mới công
nghệ, ban hành nhiều văn bản pháp luật hoặc sửa đổi nhiều luật liên quan đến
XNK theo hƣớng tiến bộ...

Kết quả là chúng ta đã thu đƣợc những thành tựu vƣợt bậc trong hoạt
động XNK, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng đều và mạnh qua
từng năm [14] (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1 Kim ngạch XNK thời kỳ 1998-2003 (Đơn vị: Triệu USD).

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003


T.kim ngạch XNK 20888 23162 30090 31189 36439 44845
Xuất khẩu 9361 11540 14455 15027 16706 19870
Nhập khẩu 11527 11622 15635 16162 19733 24945

(Tæng hîp báo cáo kim ng¹ch XNK theo khu vùc vµ thÞ tr•êng, Bé
Th•¬ng M¹i - 2003).

Tæng kim ng¹ch XNK ®¹t trên 30 tý USD t¨ng gÊp 5 lÇn trong vßng 10
n¨m qua. N¨m 2001 ®¹t h¬n 31,1 tý. N¨m 2002 t¨ng 36,4 tý. §Õn n¨m
2003, kim ng¹ch XNK ®· ®¹t 44,85 tý, t¨ng h¬n 8,5 lÇn so víi n¨m 1990.

B¶ng 2.2 T×nh h×nh nhËp siêu cña ViÖt Nam tõ 1999 ®Õn 2003

Năm Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập siêu Tỷ lệ NS (%)


1999 11622,0 11540,0 -82,0 -0,7
2000 15635,0 14455,0 -1180,0 -8,2
2001 16162,0 15027,0 -1135,0 -7,6
2002 19733,0 16706,0 -3027,0 -18,1
2003 24945,0 19870,0 -5075,0 -25,5

(Báo cáo kim ngạch XNK theo khu vực và thị trƣờng, Bộ Thƣơng Mại -
2003)
Bên cạnh những thành công trên, hoạt động XNK Việt Nam cũng gặp
nhiều rủi ro. Tuy nhiên, để đánh giá một cách toàn diện về hậu quả của những
rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK hiện nay là rất khó. Bởi hệ thống
thống kê kinh tế Việt Nam còn yếu kém, đặc biệt là đối với những vấn đề
nhạy cảm này, không một doanh nghiệp nào muốn tiết lộ thông tin về những
rủi ro mình phải gánh chịu trong kinh doanh quốc tế, vì họ cho rằng điều này
sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Do đó, trong phạm vi đề
tài nghiên cứu này chỉ đề cập tới những rủi ro đã, đang và có khả năng xảy ra
trong tƣơng lai làm hạn chế hiệu quả của hoạt động kinh doanh XNK. Trong
hoạt động kinh doanh XNK có nhiều rủi ro, nhƣng trong phạm vi luận văn
chỉ nghiên cứu những nhóm rủi ro chính thƣờng gặp trong hoạt động kinh
doanh XNK trong những năm gần đây.

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


XNK

2.2.1. RỦI RO KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thƣơng lƣợng, ký kết và thực hiện hợp đồng, các doanh
nghiệp XNK Việt Nam thƣờng gặp một số rủi ro sau: đối tác không có tƣ
cách pháp nhân để thực hiện hợp đồng, hoặc không thực hiện hợp đồng do bất
khả kháng, hoặc không có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hợp
đồng (liên quan đến từng điều khoản trong hợp đồng mua bán).

Rủi ro do không xác định tên hàng cụ thể, tên hàng đƣợc ghi sai một
cách cố tình hoặc vô tình dẫn đến rủi ro gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Công ty dệt may xuất khẩu X ở thành phố Hồ Chí Minh tiến hành giao
dịch mua chỉ thêu của một công ty Đài Loan. Trong lần giao dịch đầu tiên, hai
bên đã thống nhất quy định về chất lƣợng hàng căn cứ theo tiêu chuẩn của
ngƣời bán là nhà sản xuất quy định và đƣợc ngƣời mua - phía Việt Nam
chấp
nhận, nên trong hợp đồng không đề cập chi tiết về chất lƣợng mà chỉ ghi theo
lần giao dịch trƣớc. Do sự đồng ý và tin cậy giữa các bên nên khi mẫu hàng
giao cho bên Việt Nam kiểm tra thì đạt chất lƣợng, ngƣời bán phía Đài Loan
tiến hành giao hàng nhƣng không lƣu lại mẫu và không giữ lại chứng từ quy
định tiêu chuẩn chất lƣợng đã đƣợc hai bên đồng ý. Hai bên thực hiện nhiều
thƣơng vụ mua bán với nhau, ngƣời mua phía Việt Nam tin tƣởng vào chất
lƣợng hàng hoá các giao dịch lần trƣớc và mọi giao dịch tiến hành bình
thƣờng. Nhƣng khi ngƣời bán thay đổi trƣởng bộ phận sản xuất, vì không
lƣu lại chứng từ quy định tiêu chuẩn chất lƣợng đã ký kết, do vậy sản phẩm
sản xuất ra khác chất lƣợng đã đặt hàng, công ty bên Việt Nam vẫn nhập chỉ
thêu này và đƣa vào sản xuất bình thƣờng, sản phẩm của công ty bị đổi màu
sau khi giặt do màu của chỉ thêu bị lem sang. Khách hàng của công ty Việt
Nam bị khiếu nại về chất lƣợng sản phẩm, dẫn đến công ty mất uy tín với
khách hàng[4].

Trong trƣờng hợp trên, rõ ràng đối tác vô tình chứ không cố ý giao hàng
sai chất lƣợng, nhƣng vì công ty tin tƣởng đối tác, giao dịch nhiều lần tạo
thói quen bỏ qua khâu kiểm tra chất lƣợng lô hàng theo tiêu chuẩn hai bên đã
quy ƣớc nên đã gặp rủi ro. Bên cạnh đó, công ty lại không có những tiêu
chuẩn chất lƣợng cụ thể để giải thích với khách hàng, và trong hợp đồng ký
kết mua chỉ thêu lại không có điều khoản phạt.

Rủi ro do lựa chọn đơn vị đo lƣờng có dung sai, nhƣng doanh nghiệp
không lựa chọn mức dung sai hợp lý.

Trong trƣờng hợp mặt hàng có đơn vị đo lƣờng đƣợc phép dung sai nếu
doanh nghiệp không lựa chọn mức dung sai hợp lý thì khi giá thị trƣờng biến
động, tăng hoặc giảm, ngƣời bán sẽ chọn dung sai trừ (-) khi giá thị trƣờng
vào lúc giao hàng cao hơn so với giá hợp đồng và chọn dung sai (+) khi giá
thị trƣờng thấp hơn giá hợp đồng. Rủi ro này đã xảy ra đối với một doanh
nghiệp sản xuất dƣợc phẩm của Việt Nam

Doanh nghiệp sản xuất dƣợc của Việt Nam ký kết hợp đồng mua nguyên
liệu của một công ty Pháp. Trong điều khoản số lƣợng quy định 10.000 tấn,
dung sai +/- 5% do ngƣời bán chọn. Giá USD 50/MT CIF Saigon Port,
Incoterm 2000. Thời hạn giao hàng 01 tháng sau khi hợp đồng đƣợc ký. Khi
đến thời điểm giao hàng, giá nguyên liệu sản xuất dƣợc trên thị trƣờng tăng
USD 65/MT CIF Saigon port. Ngƣời bán Pháp giao hàng với khối lƣợng
9500 tấn, do vậy phía ngƣời nhập khẩu Việt Nam bị thiệt 25000 USD[4].

Rủi ro đối với ngƣời bán trong thƣơng lƣợng và ký kết hợp đồng, ngƣời
mua từ chối nhận hàng khi giá thị trƣờng giảm vào thời điểm giao hàng và lấy
lý do hàng kém chất lƣợng.

Một công ty chuyên sản xuất hàng nông sản Việt Nam ký hợp đồng xuất
khẩu lạc nhân với số lƣợng 20000 tấn cho một công ty của Đài Loan. Điều
khoản thanh toán trong hợp đồng theo phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ,
D/A (Documents against Acceptance), trả chậm sau 60 ngày tính từ ngày giao
hàng. Hàng đƣợc xuất khẩu theo điều kiện CIF giao tại cảng đến Kaohsung,
Taiwan. Khi hàng đƣợc đƣa tới cảng đến giá thị trƣờng giảm 30% với giá
quy định trong hợp đồng, vì vậy ngƣời mua đƣa lý do hàng không đúng chất
lƣợng và từ chối nhận hàng. Nhƣng ngƣời bán lại không thể kiện ngƣời mua
vì trong hợp đồng đã ký thì điều kiện chất lƣợng chỉ ghi là: “Đậu phộng nhân
loại một đƣợc sự đồng ý của 2 bên”. Rõ ràng trong câu này không quy định
rõ chi tiết về hàng hoá, do vậy thiệt hại thuộc về phía Việt Nam [4].

Rủi ro do quy cách phẩm chất, chất lƣợng hàng hoá không rõ ràng,
chung chung, không nắm vững đặc tính của hàng hoá nên gây ra khiếu kiện,
thiệt hại cho ngƣời xuất khẩu.
Ngày 20/01/1992 công ty Vietintim ký hợp đồng xuất ớt bột với công ty
Czimex Tiệp Khắc. Vì không quy định gì về hàm lƣợng độc tố aflatoxin của
ớt bột và quy định của nƣớc đối tác, do vậy đối tác căn cứ vào lƣợng độc tố
của ớt bột mà công ty xuất có hàm lƣợng aflatoxin cao để kiện Vietintim dẫn
đến thiệt hại cho công ty này.

Trong điều khoản chất lƣợng, nếu DN Việt Nam không quy định kết quả
giám định ở cảng đi hay cảng đến có giá trị cuối cùng thì khi xảy ra tranh
chấp, phía Việt Nam sẽ gặp rủi ro bởi các bên khi giải quyết tranh chấp phát
sinh liên quan đến điều khoản chất lƣợng, quy định này đƣợc xem nhƣ là
một cơ sở để xét lỗi.

Công ty A&J Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu lạc nhân với Liên đoàn
xuất nhập khẩu Selsko Nga với số lƣợng là 1200 MT lạc nhân (FOB Hải
Phòng, thanh toán bằng phƣơng thức nhờ thu). Trong điều khoản chất lƣợng
không ghi rõ kết quả giám định phẩm chất ở cảng đi có giá trị cuối cùng vì
vậy khi hàng cập cảng Vladivostok, Selsko giám định thấy lạc thiếu trọng
lƣợng và bị mốc 40%. Căn cứ vào giám định này Selsko bắt lỗi ngƣời xuất
khẩu Việt Nam và phía Việt Nam bị thiệt.

2.2.2. RỦI RO TRONG LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN

Phƣơng thức thanh toán L/C là phƣơng thức thanh toán phức tạp nhƣng
có độ an toàn nhất trong 3 phƣơng thức thanh toán quốc tế, vì vậy đa số các
doanh nghiệp kinh doanh XNK lựa chọn phƣơng thức này trong thanh toán
XNK. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê, phƣơng thức này chiếm 85% tổng
giá trị thanh toán hàng hoá XNK ở NHNT. Tuy nhiên, phƣơng thức thanh
toán này cũng tồn tại nhiều rủi ro, nảy sinh từ những khâu mang tính “kỹ
thuật” của phƣơng thức này.
- Căn cứ trả tiền duy nhất trong thanh toán L/C là bộ chứng từ gửi hàng
(chứng từ hoàn hảo), nhƣng thế nào là một bộ chứng từ hoàn hảo để các ngân
hàng chấp nhận thanh toán thì không thống nhất giữa họ [6] . Có thể cùng một
bộ chứng từ nhƣng ngân hàng này cho là hợp lệ còn ngân hàng khác thì lại
không. Sự yếu kém của nghiệp vụ của cán bộ, các yếu tố thuộc pháp quy đôi
khi dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp XNK Việt Nam bị khiếu kiện và
phải bồi hoàn các chi phí phát sinh hoặc gây thiệt hại về vật chất và uy tín
không những của doanh nghiệp mà còn của cả ngân hàng Việt Nam.

Có thể kể đến một thƣơng vụ điển hình bắt đầu ngày 17/02/2000, hợp
đồng ngoại thƣơng (số 611/171/20) đƣợc ký kết giữa bên bán là công ty
Helm Dungenmittel Gmbh, Hamburg - Đức (gọi tắt là công ty Helm) và bên
mua là công ty XNK tổng hợp III - chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Công ty
Centrimex- Hà nội). Theo hợp đồng, công ty Helm bán cho công ty
Centrimex - Hà nội
10.000 tấn phân urê Trung Quốc, trị giá hợp đồng là 1.451.937,75 USD, thanh
toán theo phƣơng thức L/C. BHF là ngân hàng bên bán, Sở giao dịch I - Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn là ngân hàng phát hành L/C. Sau
khi nhận đƣợc bộ chứng từ do BHF gửi tới, sở giao dịch I phát hiện thấy sai
sót [2]:

+ Vận đơn đƣờng biển (B/L) không ghi chú ngày bốc hàng lên tầu.

+ Số tiền bằng chữ ghi sai trên hối phiếu. Số tiền bằng số:
1.451.937,75USD đƣợc ghi bằng chữ trên hối phiếu là “ Một-bốn-năm-một-
chín-ba-năm-75/100 USD”.

+Trên hối phiếu không ghi Ngân hàng trả tiền.

Vì ba lý do trên, Công ty Centrimex yêu cầu SGD I từ chối thanh toán


trả tiền. Về phía BHF, do không chấp nhận những lỗi của bộ chứng từ do phía
Việt Nam đƣa ra, sau khi thƣơng thảo nhiều lần đã ghi nợ 1,45 triệu USD...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng hải quốc tế và một số công ty Luật
nƣớc ngoài thì:

+ Ngày gửi hàng đã nêu trong “ Vận đơn hợp đồng thuê tàu” theo quy
định quốc tế “ ngày cấp vận đơn đƣợc xem nhƣ ngày bốc hàng lên tàu và
ngày gửi hàng”.

+ Theo điều 13 a - UCP 500, các chứng từ không đƣợc quy định trong
thƣ tín dụng sẽ không đƣợc các Ngân hàng kiểm tra [10][18]. Trong trƣờng
hợp trên, do trong L/C không quy định BHF phải có hối phiếu đi kèm để đòi
tiền Centrimex - Hà Nội vì thế, hối phiếu đó không đƣợc coi là một chứng từ
thanh toán.

+ Cũng theo lập luận trên thì việc số tiền ghi trên hối phiếu không phải là
lý do sai để từ chối thanh toán.

Trƣờng hợp trên cho thấy lựa chọn và thực hiện hình thức thanh toán
L/C đòi hỏi nghiệp vụ cao, gồm cả nghiệp vụ về thanh toán, vận tải, bảo
hiểm... đòi hỏi quy trình thực hiện chính xác tuyệt đối mà không phải lúc nào
các bên tham gia cũng có khả năng thực hiện. Mặt khác, do nghiệp vụ thanh
toán L/C chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không căn cứ vào thực trạng hàng hoá
nên đã tạo khe hở để các tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo.

- Trong các hoạt động giao dịch L/C ở hầu hết các quốc gia đều đƣợc
điều chỉnh bởi UCP 500. Tuy nhiên, môi trƣờng pháp luật ở các quốc gia
khác nhau, tức là hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong L/C dẫn đến rủi ro[9],[18].

Trƣờng hợp công ty Lƣơng thực Cần Thơ xuất khẩu gạo cho một khách
hàng Đức, thanh toán bằng L/C do một Ngân hàng Đức phát hành. Khi nhận
đƣợc bộ chứng từ hoàn hảo thì Ngân Hàng Đức đã đƣợc lệnh của Toà án là
giữ toàn bộ số tiền của L/C (725.500USD) để giải quyết nợ cũ của công ty
lƣơng thực. Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của mình theo đúng L/C (L/C này cho phép ngƣời bán chiết khấu
chứng từ theo uỷ quyền của Ngân hàng phát hành). Chi nhánh NHCT Cần
Thơ đã chiết khấu chứng từ theo uỷ quyền của Ngân hàng Đức đó, nhƣng số
tiền 725500 USD không đòi đƣợc do phía Ngân hàng Đức trả lời là bị toà án
phong toả, công ty Lƣơng thực Cần Thơ vừa không thu đƣợc tiền lại vừa
phải trả tiền cho NHCT chi nhánh Cần Thơ theo cam kết chiết khấu truy đòi.

- Trình độ nghiệp vụ TTQT của nhiều doanh nghiệp còn kém, kiểm tra
L/C chƣa kỹ, nội dung L/C mập mờ, có những điều khoản mà mình không
thực hiện đƣợc, hoặc sẽ gây ảnh hƣởng rủi ro trong quá trình thanh toán[11].

Trong trƣờng hợp Artexport Hà nội ký hợp đồng bán hàng cho Pierluigi
E.C.SNG, Italy. Hai L/C liên quan số 575CIM6646 quy định: “B/L issued by
SM Logistics Gruppo Serra Mrzario S.P.A”- “ Vận đơn do công ty SM... ký
phát” nhƣng thực tế ở Việt Nam không có hãng tàu này, nên việc giao hàng
đƣợc thực hiện qua hãng M&S Shipping Lines (công ty con của SM), dẫn đến
Ngân hàng nƣớc ngoài bắt lỗi chứng từ vì B/L phát hành không đúng quy
định của L/C.

- Trong quá trình thực hiện L/C, nội dung L/C có thể quá dài, nhiều sửa
đổi, nhiều điều kiện nên lúc thực hiện khả năng rủi ro cao do doanh nghiệp bỏ
sót một số yêu cầu nên bị từ chối hoặc khó khăn trong thanh toán.

Trong trƣờng hợp thƣ tín dụng L/C của Kookmin Bank mở cho
Viglaceglass quy định:

+ Giấy xác nhận của ngƣời hƣởng lợi chứng tỏ bộ chứng từ hàng hoá
không có giá trị thanh toán gửi đến ngƣời nhập khẩu trong vòng 05 ngày sau
ngày giao hàng.
+ Giấy xác nhận của ngƣời hƣởng lợi chứng tỏ họ đã Fax nội dung chi
tiết việc gửi hàng cho ngƣời nhập khẩu.

+ Giấy xác nhận của ngƣời hƣởng lợi chứng tỏ Giấy chứng nhận xuất sứ
C/O và giấy chứng nhận kiểm nghiệm đã đƣợc gửi cùng hàng hoá.

Nhƣ vậy, L/C này yêu cầu 3 chứng từ khác kèm theo. Sau khi gửi hàng
đị NHNT nhận đƣợc điện từ chối thanh toán của Kookmin Bank vì lý do chỉ
nhận đƣợc một giấy chứng nhận của ngƣời bán.

Qua những trƣờng hợp trên, ta thấy những rủi ro đã nêu xuất phát từ lựa
chọn phƣơng thức thanh toán, dù là phƣơng thức có độ an toàn rất cao nhƣ
L/C. Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự yếu kém về nghiệp vụ cũng
nhƣ sự thiếu thông tin về đối tác của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu Việt Nam, dẫn đến các doanh nghiệp này chấp nhận những L/C có các
điều khoản bất lợi cho mình trong quá trình thực hiện những quy định đó.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp không lập đƣợc một bộ chứng từ hoàn hảo để
đòi tiền. Ngân hàng buộc phải thanh toán cho ngƣời xuất khẩu, còn những
phát sinh trong quá trình thực hiện các điều khoản khác của hợp đồng nhƣ
hàng giao không đúng số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng thì hai bên phải giải
quyết theo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Phía nhập khẩu
chỉ có thể kiện phía xuất khẩu trên cơ sở hợp đồng thƣơng mại chứ không thể
từ chối thanh toán. Những tranh chấp giữa ngƣời mua và ngƣời bán dẫn đến
những tranh chấp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng chiết khấu...
2.2.3. RỦI RO TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Rủi ro trong phƣơng thức vận chuyển hàng hoá thƣờng xảy ra do hàng
hoá phải chuyển từ nƣớc này sang nƣớc khác, các yếu tố tự nhiên nhƣ thiên
tai lũ lụt là một ẩn số đối với sự an toàn của các phƣơng thức vận chuyển, dù
là bằng đƣờng thuỷ, đƣờng không hay đƣờng bộ. Thông thƣờng đối với
những loại rủi ro này, chủ hàng thƣờng sử dụng biện pháp là mua bảo hiểm
cho hàng hoá để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trong giới hạn, luận văn
trình bày rủi ro trong phƣơng thức vận tải đƣờng biển, vì trong giai đoạn hiện
nay, hàng hoá hữu hình vận tải bằng đƣờng biển là chủ yếu (vận tải đƣờng
biển đảm nhận trên 80% khối lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng thế giới).

Trong vận tải đƣờng biển, ngoài những rủi ro do các yếu tố thiên tai, tai
nạn bất ngờ còn do yếu tố chủ quan, nhất là trong sử dụng vận đơn đƣờng
biển B/L và quy ƣớc các điều kiện trong vận đơn đƣờng biển. Vận đơn
đƣờng biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với buôn bán quốc tế. B/L chính là
bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đã ký kết, là biên lai xác nhận quyền sở
hữu hàng hoá đồng thời liên quan tới nhiều lĩnh vực nhƣ vận tải, giao nhận,
thanh toán, bảo hiểm, khiếu nại...Những lỗi thƣờng gặp khi sử dụng B/L là
[8]:

- Tiêu đề của vận đơn và cảng xếp hàng không xác định cụ thể trên vận
đơn
.
- Tranh chấp về cách thể hiện vận đơn đƣờng biển gốc và copy.

- Tranh chấp về chuyển quyền sở hữu và rủi ro hàng hoá.

- Tranh chấp về thanh toán và giao hàng không xuất trình vận đơn đƣờng
biển gốc.

- Tranh chấp về điều khoản cƣớc đã trả.

- Tranh chấp về cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn.

- Tranh chấp liên quan đến ngày ký vận đơn.

- Tranh chấp về ngƣời ký vận đơn và ngƣời chịu trách nhiệm về hàng
hoá.

Ngoài ra rủi ro trong vận tải đƣờng biển xảy ra do một số nguyên nhân
nhƣ:
- Chủ tàu vô trách nhiệm, ngƣời điều khiển tàu chủ quan, thiếu mẫn cán,
không chấp hành các quy định an toàn hàng hải...gây tai nạn làm hƣ hỏng,
mất mát hàng hoá.

- Tàu cũ, tàu già, trang thiết bị lạc hậu không đảm bảo yêu cầu chở hàng.

- Các phƣơng tiện hỗ trợ tại các cảng đi, cảng đến, cảng trung chuyển
không đảm bảo điều kiện an toàn về kỹ thuật.

Tóm lại rủi ro trong quá trình vận tải, một mặt do những nhân tố bất khả
kháng nhƣ các yếu tố thời tiết, thiên tai...mặt khác cũng giống rủi ro trong lựa
chọn phƣơng thức thanh toán đó là rủi ro liên quan đến vấn đề nghiệp vụ. Các
doanh nghiệp Việt Nam thƣờng xuất FOB và nhập CIF nên thuê tàu và mua
bảo hiểm ít xảy ra. Tuy nhiên, vẫn xảy ra nhiều trƣờng hợp đáng tiếc.

Ví dụ ngày 24/08/2000 công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội


(TOCONTAP) mua 10.000 tấn bột mì trị giá 1.755.840 USD (FOB Bombay-
Ấn Độ), TOCONTAP thuê tàu Romashka của Katsan Shipping Company
(Hồng Công) để chở hàng về với giá chở 25USD/tấn.

Tàu Romaska thực chất đóng tại Balan, hạ thuỷ năm 1970. Khi ký hợp
đồng thuê tàu, ngƣời nhân danh chủ tàu cam kết “Tàu Romashka đƣợc xếp
hạng cao nhất của LLoyds (đăng ký tại Anh Quốc) hoặc tƣơng đƣơng”. Tàu
còn đƣợc Hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tầu UK London trả lời bằng
văn bản xác nhận tàu đã đƣợc Hội nhập bảo hiểm trách nhiệm.

Trong khi tàu bốc xong hàng và neo ở cảng Bombay chuẩn bị hành trình
về Hải Phòng thì gặp trận gió mùa cực mạnh, tàu bị đứt dây neo và trôi dạt
vào bờ cảng Worki, bị mắc cạn, nƣớc biển ngập hầm hàng và làm ƣớt toàn
bộ
9.125 tấn bột mỳ đóng bao cùng 224 tấn dầu FO, gây ô nhiễm vùng biển.
Thuỷ thủ tàu đƣợc Hải quân Ấn Độ cứu vào bờ, chủ tàu bị truy cứu trách
nhiệm trƣớc toà án Ấn Độ và tàu bị phong toả, TOCONTAP mất cơ hội kinh
doanh và phƣơng án nhập bột mỳ không thực hiện đƣợc.

Trong một số trƣờng hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất FOB nhƣng
sau khi giao hàng vẫn tiếp tục tham gia giúp đỡ chuyển tải hàng hóa nên cũng
gặp rủi ro. Ngày 28/07/1995, công ty A của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu
10.000MT +/-5% gạo, 10% tấm với giá 310USD/ tấn FOB Hải Phòng với đối
tác nƣớc ngoài và họ uỷ nhiệm cho công ty giao nhận B đứng ra thuê tàu chở
hàng hoá. Theo chỉ định của công ty A, ngƣời bán B giao hàng lên tàu
FUGODEN và vận đơn hoàn hảo do thuyền trƣởng tàu này ký, nhƣng sau đó
tàu FUGODEN bị tạm giữ theo lệnh của Toà án thành phố Hồ Chí Minh.
Ngƣời mua yêu cầu chuyển tải sang tàu TAIYAN và đề nghị đổi lại 50% lô
gạo có thể bị hƣ hỏng (4.871 MT). Công ty B đã chuyển gạo với tổng chi phí
là 6585,450USD và 414.266.000VND, nhƣng khi đòi ngƣời mua chi phí này
thì ngƣời mua không thanh toán vì lỗi thuê tàu thuộc công ty A (đối tác chỉ
yêu cầu công ty B hợp tác đắc lực trong việc chuyển tải). Hơn nữa khi công ty
B nhận thấy 4.871 MT gạo không đạt phẩm chất quy định nên đã tự động
giảm 33.000 USD để bán hàng nhằm tránh gạo tiếp tục mất chất lƣợng hơn,
hành động này không đƣợc ngƣời mua yêu cầu nên ngƣời bán Việt Nam phải
chịu toàn bộ khoản giảm giá này. Rõ ràng trong trƣờng hợp này nếu ngƣời
bán Việt Nam chỉ giao hàng đúng theo điều kiện bán là FOB thì sẽ không gặp
những rủi ro nói trên.
2.2.4. RỦI RO BẢO HIỂM

Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá cũng thƣờng xuyên xảy ra, làm phƣơng
hại tới quyền lợi của chủ hàng XNK. Giống nhƣ rủi ro đối với phƣơng thức
thanh toán hay vận tải, rủi ro trong bảo hiểm thƣờng phát sinh do lỗi mang
tính nghiệp vụ khi thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với các doanh
nghiệp XNK Việt Nam thƣờng mua CIF bán FOB nên ít quan tâm tới việc
mua bảo hiểm và thuê tàu. Việc thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa trong vận
chuyển thƣờng do phía nƣớc ngoài đảm nhận, do vậy khả năng xảy ra rủi ro
là rất lớn.

Nếu hai bên không quy định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm thì có thể xảy
ra rủi ro, đặc biệt là việc xác định không gian, thời gian, trách nhiệm cũng
nhƣ các điều kiện bảo hiểm. Theo tập quán bảo hiểm quốc tế, không gian
trách nhiệm đƣợc hiểu là “ từ kho đến kho”. Tuy nhiên, tập quán hàng hải
quốc tế lại thƣờng quy định không gian bảo hiểm là “từ cảng đến cảng” hay “
từ lan can đến lan can”.

Trong trƣờng hợp giành đƣợc quyền vận tải và đảm nhận mua bảo hiểm
hàng hoá, các công ty Việt Nam thƣờng gặp rủi ro nhƣ: thuê phải tàu già, bảo
hiểm không đúng điều kiện.

Trƣờng hợp công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội (TOCONTAP)
mua 10.000 tấn bột mì trị giá 1.755.840 USD (FOB Bombay- Ấn Độ),
TOCONTAP thuê tàu Romashka đã già của Katsan Shipping Company (Hồng
Công) để chở hàng về với giá chở 25USD/tấn, mua bảo hiểm của Bảo Minh.
Khi tàu gặp sự cố do gió mạnh đứt neo, bị mắc cạn và làm ƣớt toàn bộ bột
mỳ, TOCONTAP đã lập hồ sơ gửi đến công ty bảo hiểm Bảo Minh để đƣợc
bồi thƣờng khi tổn thất xảy ra. Bảo Minh giám định và điều tra là tàu
Romashka đã quá già và không đủ điều kiện đi biển nữa do đó từ chối bồi
thƣờng.
2.2.5. RỦI RO DO CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

Rủi ro về chính trị đƣợc hiểu nhƣ là những chính sách của chính phủ áp
dụng làm giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tƣ, cụ thể là khả năng
các cơ quan của chính phủ tạo nên sự thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh
của quốc gia tác động đến lợi nhuận và những mục tiêu khác của công ty kinh
doanh. Sự biến động chính trị trên trƣờng thế giới cũng có ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh, nếu nhƣ chúng ta không nhìn nhận yếu tố này
một cách tổng thể thì sẽ không trách đƣợc các rủi ro. Đối với môi trƣờng
kinh doanh trong nƣớc, nhờ có cải cách về hành chính và chính sách mới đáp
ứng yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã đƣợc tổ chức tƣ vấn về các rủi ro chính
trị và quốc tế đánh giá cao, là nơi an toàn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng,

Rủi ro pháp lý là rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý, thƣờng đƣa đến
tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Do sự thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh nhƣ quy định về
nhãn hiệu hàng hoá, môi trƣờng lao động...

- Doanh nghiệp thiếu các kiến thức về pháp lý.

- Thiếu chặt chẽ trong hợp đồng kinh tế hoặc đầu tƣ.

- Vi phạm luật quốc gia nhƣ luật chống độc quyền, chống bán phá giá,
chống phân biệt chủng tộc...

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện đƣờng lối chủ động
hội nhập, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá. Bên cạnh một số mặt hàng của Việt Nam ngày càng có
uy tín trên thị trƣờng thế giới, đã xuất hiện một số trƣờng hợp hàng Việt Nam
gặp rủi ro chính trị, pháp lý điển hình do các nƣớc áp dụng chính sách bảo hộ
trong nƣớc và vấn đề doanh nghiệp chƣa hiểu, chú ý về pháp luật, cũng nhƣ
quy định về thƣơng hiệu trong kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trƣờng khu
vực và quốc tế.

Hàng hoá xuất khẩu bị nƣớc nhập khẩu điều tra áp dụng thuế bán phá
giá với mức độ ảnh hƣởng và hậu quả kinh tế ngày càng lớn, từ những hàng
hoá
nhƣ gạo, giầy dép đến bật lửa, tỏi...đều bị kiện bán phá giá, điển hình là cá da
trơn và tôm bị kiện bán phá giá ở Mỹ không những làm cho kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam bị giảm sút, gây ảnh hƣởng tới hàng vạn ngƣời
dân Việt Nam đồng thời tạo tiền lệ xấu cho các nƣớc nhập khẩu điều tra
chống bán phá giá với các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản khác của nƣớc
ta. Trong tƣơng lai khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh cao
hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, tăng đột biến vào Mỹ thì khả năng bị
đánh thuế bán phá giá sẽ càng cao.

Bảng 2.3. Số vụ DN Việt Nam bị kiện bán phá giá

Năm Nƣớc Mặt hàng Tình hình


1994 Colombia Gạo Không đánh thuế vì dù kết luận bán phá giá
9.07 % nhƣng không gây tổn hại cho
ngành trồng lúa của Colombia.
1998 Liên minh Châu Mỳ chính Đánh thuế mức bán phá giá 16.8%.
Âu – EU
1998 EU Giầy dép Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so
với Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.
2000 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế chống bán phá giá mức 0.09 Euro/
chiếc.
2001 Canada Tỏi Đánh thuế chống bán phá giá mức 1.48 Đô la
Canada/1kg.
2002 Canada Giày không Không đánh thuế vì không bán phá giá.
thấm nƣớc
2002 EU Bật lửa Không đánh thuế vì không bán phá giá.
2002 Mỹ Cá da trơn Bị đánh thuế bán phá giá.
2003 Mỹ Tôm Đang trong quá trình tham kiện.

(Nguån: Tæng hîp báo cáo cña Bé Th•¬ng M¹i - 2003).


Các n•íc ®iÒu tra áp dông thuÕ chèng bán phá giá víi ViÖt Nam ®· áp
dông cách so sánh giá xuÊt khȁu cña hµng hoá ViÖt Nam víi giá cña s¶n
phȁm xuÊt khȁu cùng lo¹i cña mét n•íc thø 3. Colombia khi ®iÒu tra ®· lÊy
giá g¹o cña Thái Lan so sánh víi giá cña g¹o cña ViÖt Nam xuÊt sang
Colombia. Canada lÊy giá tái cña Mexico so sánh víi giá tái cña ViÖt
Nam...Rõ rµng sù so sánh t•¬ng ®èi nµy lµ mét bÊt lîi ®èi víi nhiÒu hµng
hoá ViÖt Nam, dȁn
®Õn hËu qu¶ lµ ViÖt Nam thua kiÖn vµ bÞ áp thuÕ chèng bán phá giá [14],[16].

Së dÜ có hiÖn t•îng trên lµ do ViÖt Nam ®•îc coi lµ n•íc có nÒn kinh tÕ
ch•a ph¶i lµ nÒn kinh tÕ thÞ tr•êng. §Ó ®ánh giá vµ chøng minh nÒn kinh tÕ thÞ
tr•êng cña mét n•íc cÇn dùa trên các tiêu chÝ sau:

- Møc ®é chuyÓn ®æi cña ®ång tiÒn n•íc ®ó sang ngo¹i tÖ n•íc khác.

- Møc ®é tù do khi ®µm phán vÒ møc l•¬ng gi÷a ng•êi lao ®éng vµ ban
giám ®èc.

- Møc ®é mµ các liên doanh hoÆc các h×nh thøc ®Çu t• khác cña c«ng
ty n•íc ngoµi ®•îc n•íc ®ó cho phÐp.

- Møc ®é kiÓm soát hoÆc së h÷u cña chÝnh phñ ®èi víi các ph•¬ng tiÖn
s¶n xuÊt.

- Møc ®é kiÓm soát cña chÝnh phñ ®èi víi sù ph©n bæ các nguån lùc,
kiÓm soát giá vµ quyÕt ®Þnh vÒ s¶n l•îng cña doanh nghiÖp.

- Nh÷ng yÕu tè thÝch hîp khác.

Nh÷ng tiêu chÝ trên khá m¬ hå vµ kh«ng rõ rµng do ®ó ViÖt Nam sÏ


gÆp khó kh¨n vµ kh¶ n¨ng thua kiÖn cao trong viÖc chøng minh nÒn kinh tÕ
cña m×nh lµ nÒn kinh tÕ thÞ tr•êng vµ rñi ro thua kiÖn ®èi víi các c«ng ty
ViÖt Nam khi xuÊt khȁu hµng hoá, nhÊt lµ xuÊt khȁu sang thÞ tr•êng Mü.

Hµng ViÖt Nam bÞ ®iÒu tra chèng bán phá giá th•êng g¾n víi mét sè
n•íc khác có kim ng¹ch lín h¬n. Trong các tr•êng hîp, hµng xuÊt khȁu ViÖt
Nam chÞu thuÕ chèng bán phá giá có kim ng¹ch kh«ng cao vµ kh«ng g©y
thiÖt h¹i ®èi víi các nhµ s¶n xuÊt ë n•íc nhËp khȁu. Nh• trong vô tái, khèi
l•îng xuÊt khȁu tái cña ViÖt Nam sang Canada kh«ng b»ng 1/10 l•îng tái
Trung Quèc xuÊt sang n•íc nµy, nh•ng khi Canada ®ánh thuÕ chèng bán phá
giá ®èi víi tái cña Trung Quèc th× më réng ®ánh thuÕ thêm ®èi víi tái ViÖt
Nam. T•¬ng tù Ba Lan ®ánh thuÕ bán phá giá víi bËt löa cña Trung Quèc
vµ §µi Loan, sau ®ó më réng ®ánh thuÕ nµy vµo c¶ hµng ViÖt Nam.

Trong hÇu hÕt các vô bán phá giá, kh¶ n¨ng thua kiÖn cña các doanh
nghiÖp ViÖt Nam rÊt cao vµ th•êng chÞu tæn thÊt vÒ mÆt kinh tÕ. Nh÷ng khó
kh¨n cña các doanh nghiÖp ViÖt Nam lµ:

- Sù hiÓu biÕt vÒ luËt pháp quèc tÕ liên quan cßn h¹n chÕ.

- Sù phèi hîp gi÷a các c¬ quan chøc n¨ng, doanh nghiÖp, hiÖp héi rêi r¹c
kh«ng ®ång bé, kh«ng có sù chuȁn bÞ vµ øng phó tr•íc, kh«ng có sù dù ®oán
vµ ®ánh giá tèt. Liên kÕt gi÷a các doanh nghiÖp víi nhau trong cùng ngµnh
s¶n xuÊt xuÊt khȁu các s¶n phȁm cùng lo¹i láng lÎo vµ yÕu kÐm.

- HÖ thèng luËt pháp vÒ kinh tÕ vµ th•¬ng m¹i ®ang trong quá tr×nh hoµn
thiÖn.

- Khó kh¨n lín nhÊt cña chóng ta lµ sù hiÓu biÕt vÒ luËt lÖ th•¬ng m¹i
quèc tÕ, bán phá giá ngoµi khÝa c¹nh kinh tÕ lµ b¶o vÖ m«i tr•êng c¹nh
tranh lµnh m¹nh ®èi víi các doanh nghiÖp trong n•íc, nó cßn ®•îc coi lµ mét
vò khÝ cña các n•íc phát triÓn tr¶ ®òa lȁn nhau, hoÆc b¶o hé nh÷ng ngµnh
s¶n xuÊt trong níc. Bên c¹nh chiêu bµi kêu gäi “ tù do hoá th¬ng m¹i”, bán
phá giá lµ vũ khÝ kinh tÕ cña Mü “ ®ánh phñ ®Çu” ®èi víi hµng hoá xuÊt khȁu
tõ các n•íc ®ang phát triÓn. Cho ®Õn nay, nhiÒu doanh nghiÖp ViÖt Nam ®·
bÞ kiÖn bán phá giá, kinh nghiÖm ®èi phó víi hµng hoá xuÊt khȁu bÞ kiÖn
bán phá giá cßn Ýt, phÇn lín ®Òu ph¶i thuê các c«ng ty luËt cña n•íc ngoµi
tham kiÖn. Nh•ng ®èi víi các s¶n phȁm nhËp khȁu l¹i ch•a lÇn nµo ®iÒu tra
bán phá giá,
các doanh nghiÖp trong níc th¶ næi “ thÞ trêng” nµy. Do ®ã, chóng ta kh«ng
có ®Çy ®ñ kiÕn thøc vµ kinh nghiÖm.

Bên c¹nh bán phá giá, th•¬ng hiÖu cũng lµ mét vÊn ®Ò ®áng quan t©m ®èi
víi nhiÒu doanh nghiÖp xuÊt nhËp khȁu. Các yÕu tè cÊu thµnh th•¬ng hiÖu
gåm tên th•¬ng hiÖu, nh·n hiÖu (Trademark), tên th•¬ng m¹i (Tradename),
biÓu t•îng (Logo), kiÓu dáng c«ng nghiÖp, gi¶i pháp h÷u Ých, sáng chÕ, b¶n
quyÒn tác gi¶, khȁu hiÖu ®o¹n nh¹c... tóm l¹i lµ tÊt c¶ nh÷ng g× t¹o ra sù khác
biÖt gi÷a th•¬ng hiÖu cña doanh nghiÖp nµy víi các th•¬ng hiÖu cña doanh
nghiÖp khác trên thÞ tr•êng.

Th•¬ng hiÖu có vai trß quan träng trong th•¬ng m¹i quèc tÕ, lµ mét vũ
khÝ c¹nh tranh s¾c bÐn. Doanh nghiÖp gÆp rñi ro nÕu bÞ ®ánh c¾p th•¬ng
hiÖu, hËu qu¶ vµ tæn thÊt khó •íc tÝnh vÒ kinh tÕ, ¶nh h•ëng nghiêm träng
®Õn h×nh
¶nh, h¹n chÕ sù phát triÓn, qu¶ng bá vµ x©m nhËp thÞ tr•êng cña các
doanh nghiÖp ë nh÷ng thÞ tr•êng xuÊt khȁu. Mét sè doanh nghiÖp thµnh
danh cña ViÖt Nam ®· gÆp ph¶i rñi ro nµy, ®iÓn h×nh lµ các tr•êng hîp cña
h·ng cµ phê Trung Nguyên, PetroVietNam, thuèc lá Vinataba [7][15]....

Tæng c«ng ty thuèc lá ViÖt Nam n¨m 2002 ®· phát hiÖn th•¬ng hiÖu
thuèc lá Vinataba bÞ c«ng ty Sumatra (trô së chÝnh t¹i Indonesia) ®ánh c¾p
t¹i thÞ tr•êng Lµo, Campuchia vµ Trung Quèc. N¨m 2002, ®Ó b¶o vÖ th•¬ng
hiÖu vµ ®•îc c«ng nhËn t¹i Lµo, Camphuchia, Tæng c«ng ty ®· ph¶i chi ®Õn
mét tý
®ång.

Cµ phê Trung Nguyên khi nép ®¬n ®¨ng ký th•¬ng hiÖu t¹i Mü th× phát
hiÖn mét c«ng ty Mü nép ®¬n ®¨ng ký nh·n hiÖu Trung Nguyên vµ ®ang
trong giai ®o¹n chê cÊp phÐp, sau khi t×m hiÓu th× ®ó lµ mét c«ng ty ph©n phèi
hµng thùc phȁm n«ng nghiÖp t¹i Mü, môc ®Ých cña c«ng ty ®ó lµ ®¨ng ký tên
Trung Nguyên ®Ó giµnh ®éc quyÒn ph©n phèi hµng Trung Nguyên t¹i Mü.
Qua nhiÒu lÇn ®µm phán trao ®æi, c«ng ty nµy ®ång ý rót hå s¬ víi ®iÒu
kiÖn Trung
nguyên ®ång ý cho hä lµ nhµ ph©n phèi ®éc quyÒn cña h·ng t¹i Mü trong
thêi gian 2 n¨m. Bên c¹nh ®ó, tên miÒn trungnguyen.com cũng bÞ mét ViÖt
kiÒu ë TiÖp Kh¾c ®¨ng ký tr•íc víi môc ®Ých ®Çu c¬ vµ giao bán rÊt ®¾t.
Theo bµ Võ ThÞ Hµ Giang, phô trách Quan HÖ Céng §ång vµ Qu¶ng Cáo,
C«ng ty Cµ phê Trung Nguyên: “ Bµi häc mµ Trung nguyên muèn chia sÎ víi
các doanh nghiÖp lµ hä có thÓ ph¶i tr¶ giá rÊt ®¾t cho nhËn thøc thÊp vÒ
th•¬ng hiÖu”[12]. Thùc tÕ ®· chøng minh bµi häc nµy, nhÊt lµ ®èi víi lĩnh
vùc n«ng s¶n. Trong buæi héi th¶o “ X©y dùng th¬ng hiÖu n«ng s¶n ViÖt
Nam” do Thêi Báo kinh tÕ Sµi Gßn, C«ng ty cµ phê Trung Nguyên, §¹i häc
Kinh tÕ TP.HCM vµ c«ng ty VietNam Marcom phèi hîp tæ chøc ngµy
21/11/2003, hiÖn nay n•íc ta lµ quèc gia ®øng ®Çu thÕ giíi vÒ xuÊt khȁu
h¹t tiêu, thø hai thÕ giíi vÒ cµ phê vµ các s¶n phȁm khác nh• ®iÒu, chÌ vµ
xuÊt khȁu thuý s¶n ë møc cao trên thÕ giíi. Tuy nhiên theo thèng kê cña Bé
NN vµ PTNT, hÇu hÕt các mÆt hµng n«ng s¶n, thùc phȁm cña ViÖt Nam xuÊt
ra n•íc ngoµi ®Òu ®•îc bán d•íi d¹ng th« hoÆc s¬ chÕ nên ch•a có giá trÞ
cao ®Ó t¨ng thêm lîi nhuËn cho n«ng d©n. Thêm vµo ®ó, 90% n«ng s¶n ViÖt
Nam xuÊt ra thÞ tr•êng n•íc ngoµi lµ ch•a có th•¬ng hiÖu, ph¶i qua trung
gian d•íi nh÷ng th•¬ng hiÖu cña n•íc khác nên hËu qu¶ lµ ng•êi tiêu dùng
thÕ giíi vȁn ch•a biÕt nhiÒu vÒ nh÷ng nÐt ®Æc thù cña n«ng s¶n ViÖt Nam.
Theo TiÕn sĩ Võ Mai, Chñ tÞch HiÖp héi trái c©y ViÖt Nam th× ®iÒu nµy lµm
n•íc ta thÊt thu hµng tr¨m triÖu USD mői n¨m.

Th•¬ng hiÖu cña doanh nghiÖp lµ mét tµi s¶n cña doanh nghiÖp, ®èi
víi các th•¬ng hiÖu næi tiÕng cña các doanh nghiÖp n•íc ngoµi, hä h¹ch
toán giá trÞ th¬ng hiÖu díi môc “ tµi kho¶n v« h×nh” trong b¶ng tæng kÕt
tµi s¶n. Rñi ro th•¬ng hiÖu g¾n liÒn víi rñi ro c¹nh tranh kh«ng lµnh m¹nh
gi÷a các doanh nghiÖp. Giá trÞ cña mét sè nh·n hiÖu do Phó Côc Tr•ëng Côc
Së h÷u trÝ tuÖ TrÇn ViÖt Hùng cung cÊp trong buæi tËp huÊn vÒ th•¬ng
hiÖu tháng 4/2004 [15].
B¶ng 2.4. Giá trÞ mét sè nh·n hiÖu næi tiÕng
TT Nhãn Hiệu Triệu USD
1 Coca-Cola 7045
2 Micrsoft 6517
3 IBM 5177
4 Intel 3111
5 NOKIA 2944
6 Disney 2804
7 McDonald‟s 2470
8 MERCEDES 2137
9 SONY 1335
10 SAMSUNG 1085
11 P/S ( 1996) 5
12 Dạ Lan ( 1997) 2.5

(Báo cáo tËp huÊn th•¬ng hiÖu tháng 4/2004 - Côc së h÷u trÝ tuÖ).
2.2.6. RỦI RO TỶ GIÁ

Phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chủ yếu thanh toán bằng
USD (chiếm trên 70%), đồng EURO chiếm 15%. Trong bối cảnh tỷ giá giữa
VNĐ và USD đƣợc nhà nƣớc điều chỉnh và quản lý với chính sách khá ổn
định, tƣởng chừng nhƣ không bị ảnh hƣởng trƣớc sự mất giá của đồng USD
hay các đồng tiền khác. Thế nhƣng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập
khẩu là loại rủi ro thƣờng xuyên, thƣờng trực mà các doanh nghiệp gặp phải.
Sự thay đổi tỷ giá làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu, chi ngoại tệ
trong tƣơng lai, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hƣởng đáng kể.

Ví dụ ngày 18/11/2002, công ty Sagonimex đang thƣơng lƣợng ký hợp


đồng xuất khẩu trị giá 200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào
ngày 18/05/2003 (sau sáu tháng kể từ ngày ký hợp đồng). Tại thời điểm
thƣơng lƣợng, tỷ giá USD/VND=15.381 nhƣng sự không chắc chắn của tỷ
giá này trong tƣơng lai sáu tháng sau chứa đựng rủi ro của hợp đồng này. Nếu
trong thời điểm thanh toán đó tỷ giá USD/VND là 15.281 thì cứ mỗi USD
xuất khẩu, công ty lỗ 100VND, tính toàn bộ hợp đồng thì công ty sẽ lỗ là
200.000x100 =20.000.000VND. Nếu tính chung nhiều hợp đồng mà công ty
ký cùng thời điểm này thì tổn thất sẽ lớn hơn rất nhiều.

Tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ mạnh trong những năm gần đây biến động
liên tục theo diễn biến của tình hình kinh tế thế giới, ảnh hƣởng đến thanh
toán hợp đồng ngoại thƣơng của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều
doanh nghiệp vẫn tự tính toán để dự phòng rủi ro này hơn là sử dụng bất kỳ
một công cụ chuyên nghiệp nào của thị trƣờng tiền tệ. Cách làm của các
doanh nghiệp thƣờng căn cứ theo nhu cầu thanh toán để chuyển đổi và lựa
chọn đồng tiền...Bản thân hệ thống các ngân hàng thƣơng mại cũng chƣa
cung cấp đủ các dịch vụ trong lĩnh vực này hoặc mới triển khai và tiếp cận,
chính vì vậy các ngân hàng chƣa tƣ vấn và thuyết phục đƣợc các doanh
nghiệp sử dụng các công cụ nghiệp vụ.

2.2.7. RỦI RO DO THIẾU THÔNG TIN, LỪA ĐẢO, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI

Sự bùng nổ thông tin ngày nay với sự hỗ trợ đắc lực của cách mạng tin
học, công nghệ mã-số hoá, sự ra đời các mạng thông tin vệ tinh nhƣ Internet,
Intranet, Extranet, Bridge Tellerate...đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt
động giao dịch, thông tin kinh doanh trở nên trôi chảy hơn, nhanh chóng hơn
và hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình
hội nhập và tạo nên thành công của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong
hoạt động XNK, nếu các doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ các đối tác, nắm
vững thông lệ và tập quán quốc tế cũng nhƣ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ
để thẩm định năng lực tài chính để đảm bảo họ có khả năng thanh toán và
thực hiện đơn hàng cũng nhƣ không có yếu tố lừa đảo... thì DN sẽ gặp rất
nhiều rủi ro. Khai thác thông tin tốt còn giúp các doanh nghiệp đƣa ra dự báo
chính xác về xu hƣớng biến động của thị trƣờng thế giới nói chung và biến
động của ngành, hàng hoá nào đó nói riêng. Mọi thông tin dự báo đều có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay
khâu thống kê kinh tế và dự báo là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt
Nam. Năm 2002 các doanh nghiệp xuất khẩu, các nhà vƣờn cà phê ở Tây
Nguyên đã mất đi hàng chục tỷ đồng do tác động của nguồn thông tin dự báo
thiếu chính xác. Niên vụ 2001-2002 lƣợng dự trữ cà phê toàn thế giới thặng
dƣ trên 300 ngàn tấn, ngƣời trồng cà phê bán tống, bán tháo với giá thấp hơn
chi phí sản xuất xã hội, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không ai còn giám
đầu tƣ dự trữ. Cuối niên vụ 2002-2003 trƣớc cơn sốt giá không ai còn cà phê
để bán. Sang năm 2003, chiến sự Irắc do liên quân Anh- Mỹ sắp bùng nổ các
nhà phân tích nhận định “khi chiến tranh nổ ra, giá dầu thô thế giới có thể
tăng 80-100 USD/ thùng. Giá phân bón các loại có thể tăng 30-50% so với
mức bình thƣờng. Các nhà nhập khẩu, cục dự trữ quốc gia một số nƣớc thi
nhau nhập khẩu, đảm bảo mức an toàn nếu chiến sự kéo dài từ 6 tháng đến 1
năm, đẩy giá dầu thô và thế giới tăng vọt, trong đó có các doanh nghiệp Việt
Nam. Khi cuộc chiến nổ ra, giá dầu thô phân bón thế giới giảm đột ngột làm
cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đứng trƣớc nguy cơ thua lỗ trên 157,2 tỷ
đồng.

Đối với từng doanh nghiệp cụ thể, trong từng thƣơng vụ, do hạn chế ở
khâu thu thập và xử lý thông tin trong quyết định kinh doanh, nhất là quá tin
vào đối tác dẫn đến bị đối tác lừa. Ví dụ sau đây là minh hoạ rất chân thực
cho rủi ro này:

Một công ty XNK ở Bình Thuận ký hợp đồng nhập khẩu 1870 tấn bột
mỳ trị giá 492.420 USD với công ty Bay Pacific - Singapore, (công ty Bay
Pacific mua lại số bột mỳ này của một công ty Ấn Độ. Ngày 28/11/1995,
Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam mở L/C số 0001600A95LC0013 cho
ngƣời hƣởng lợi là công ty Bay Pacific - Singapore và đƣợc Ngân hàng Mess
Pierson - Singapore xác nhận. Khi nhận đƣợc bộ chứng từ thanh toán thì phía
ngƣời nhập khẩu Việt Nam nhận đƣợc thông báo con tàu ghi trên B/L đã bị
phết sơn lại và thay đổi tên khác, hơn nữa tầu này đang bị giữ ở Trung Quốc
và đang chuẩn bị ra toà xét xử. Trên tàu có hai mặt hàng chính là bột mỳ và
thép nhƣng lô hàng bột mỳ đã không còn, chỉ còn lô thép bị Trung Quốc giữ
lại và đƣa vào kho. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đã buộc phải bắt lỗi
bộ chứng từ này để từ chối thanh toán, song ngân hàng Mess Pierson-
Singapore (Ngân hàng này đã chiết khấu bộ chứng từ cho Bay Pacific) không
chấp nhận và kiện Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam. Nhà nhập khẩu Việt
Nam có nguy cơ phải trả 497420 USD mà không nhận đƣợc hàng, còn về
phía Ngân hàng Công thƣơng do bị kiện cáo nên mọi tài khoản NOSTRO của
ngân hàng tại Singapore đều bị phong toả. Tại phiên toà chung thẩm, cán bộ
Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam đƣợc biết công ty Bay Pacific đã mở L/C
qua ngân hàng Mess Perierson để nhập khẩu bột mỳ từ Ấn Độ, và yêu cầu họ
xuất trình bộ chứng từ hàng hoá cùng toàn thể hồ sơ giao dịch liên quan nói
trên và thấy bộ chứng từ này mắc nhiều sai sót. Chính ngân hàng Mess
Perierson đã thông báo những sai sót này cho Ngân hàng Ấn Độ và công ty
Bay Pacific nhƣng họ không sửa chữa và ngay ngày sau đó đã gửi cho Ngân
hàng Công thƣơng Việt Nam với cam kết bộ chứng từ là hoàn hảo. Ngân
hàng Mess Perierson đã không giải thích đƣợc những bất hợp lý này. Do đó,
bên Việt Nam thắng kiện và tránh đƣợc thiệt hại hàng tỷ đồng.

Một trong những vụ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị phía nƣớc
ngoài lừa do quá tin vào đối tác đó là trƣờng hợp Unimex Thái Bình bán hàng
cho đối tác Trung Quốc, hƣởng L/C trị giá 700.000 USD do ngân hàng Fortis
HongKong phát hành. Trong L/C quy định (Inspection certificate issued by
Applicant signed by Mr XXX - giấy chứng nhận kiểm tra do ông XXX ký
phát), dù Unimex Thái Bình đã nhận đƣợc thông báo của Ngân hàng về chú ý
này nhƣng do quá tin vào đối tác, thậm chí còn cử cán bộ sang cảng đến ký
bảo lãnh cho ngƣời mua nhận hàng. Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng, Unimex đã xuất trình chứng từ để đòi tiền nhƣng Ngân hàng Fortis
Hong Kong đã từ chối thanh toán vì thiếu giấy chứng nhận kiểm tra.

Gian lận thƣơng mại, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp làm giảm năng lực cạnh tranh, giảm uy tín và cơ hội phát triển, gián
tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh.

Ví dụ công ty Đông Nam Dƣợc Bảo Long ký hợp đồng liên doanh với
công ty Gree Wood của Nga và cho phép họ độc quyền tiêu thụ sản phẩm của
công ty ở Nga. Để hợp đồng đƣợc thực hiện Gree Wood đã yêu cầu công ty
Dƣợc Bảo Long cho phép mình nợ tiền hai tháng kể từ ngày nhận hàng. Do
khó khăn về tiền mặt nên công ty Bảo Long đã ký hợp đồng bán hàng qua
công ty trung gian là của Việt Nam là Daphana - chuyên sản xuất mặt hàng
tƣơng tự nhƣ sản phẩm của Bảo Long. Hợp đồng lập theo từng đợt hàng, mỗi
đợt hàng, Bảo Long trả cho Daphana 20% tiền hoa hồng và mỗi container
hàng phải bớt lại để công ty Gree Wood mua hàng của Daphana. Một năm sau
Gree Wood đã tự ý bỏ hợp đồng không mua hàng của Bảo Long nữa. Do bị
cắt hợp đồng đột ngột, hàng hoá bị ứ đọng nên doanh thu giảm từ 1,3 tỷ đến 3
tỷ đồng mỗi tháng. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì Daphana và Gree Wood
đã nhái tên thƣơng phẩm của Bảo Long trên thị trƣờng Nga đồng thời Gree
Wood đăng ký và thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng rằng sản
phẩm của Bảo Long hiện đang lƣu hành trên thị trƣờng Nga là sản phẩm giả
[4].
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ RỦI RO XNK CỦA VIỆT NAM

Những năm vừa qua, có rất nhiều nguyên nhân gây ra những rủi ro trong
hoạt động xuất nhập khẩu, một phần vì chính xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá
nền kinh tế thế giới, phần vì nhà nƣớc và các doanh nghiệp XNK Việt Nam
chƣa thực hiện một cách triệt để và hữu hiệu các biện pháp phòng ngừa, hạn
chế rủi ro.
2.3.1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

Nhân tố kìm hãm tiến trình toàn cầu hoá là nguyên nhân gây cản trở và
tăng khả năng rủi ro trong thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam nói riêng là:

- Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trƣờng và chức năng của nhà nƣớc. Kinh tế
thị trƣờng là cơ sở và cốt lõi của toàn cầu hoá, những đòi hỏi của nó vƣợt
khỏi một số chức năng quản lý kinh tế của nhà nƣớc nhƣng những chức năng
này lại liên quan đến vấn đề an ninh kinh tế và lợi ích quốc gia. Kìm hãm quá
trình toàn cầu hoá là kìm hãm hoạt động kinh tế thế giới nói chung và hoạt
động xuất nhập khẩu nói riêng.

- Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Toàn cầu hoá kinh tế là tự do hoá di
chuyển tƣ bản, buôn bán, quá trình sản xuất trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi
mậu dịch tự do trên toàn thế giới. Đối ngƣợc lại xu hƣớng này là chủ nghĩa
bảo hộ với các biện pháp phi thuế quan ngày một tinh vi nhƣ các biện pháp
hạn chế nhập khẩu, chống bán phá giá, chống trợ giá hàng hoá, hạn chế quảng
cáo, thủ tục khai báo rƣờm rà, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, tiêu chuẩn vệ sinh
dịch tễ phức tạp. Ví dụ tại Mỹ, trong hệ thống Luật thƣơng mại quan trọng
của Mỹ có Luật về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, Luật thuế đối kháng, Luật
chống bán phá giá, các Luật điều tiết thƣơng mại nông sản, dệt may, Luật
hạn chế nhập
khẩu vì lý do an ninh, Luật hạn chế nhập khẩu về cán cân thanh toán, Luật về
tiêu chuẩn kỹ thuật...

- Yếu tố chính trị.

Các nƣớc phƣơng Tây, nhất là Mỹ thƣờng lợi dụng chiêu bài tự do, dân
chủ, tôn giáo, sắc tộc để xen vào các hoạt động kinh tế, gây cản trở và làm
chậm tiến trình gia nhập các tổ chức tài chính, thƣơng mại cũng nhƣ các cam
kết quốc tế của các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, gây khó khăn
đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ nhiều chính sách khác.

- Thể chế kinh tế:

Do trình độ phát triển kinh tế các nƣớc khác nhau nên trong quá trình toàn
cầu hoá đòi hỏi mở cửa thị trƣờng các nƣớc nhƣ nhau là một mâu thuẫn lớn.
Nƣớc này không thể mở cửa theo mức độ và ý muốn của nƣớc khác và
ngƣợc lại. Đối với các nƣớc đang phát triển thì mở cửa thị trƣờng không có
nghĩa là thu đƣợc ngay những lợi ích của toàn cầu hoá, hệ thống luật pháp
chƣa hoàn thiện nên khó chống đỡ những rủi ro khủng hoảng kinh tế.

- Sự khác biệt về văn hoá.

Bản chất của toàn cầu hoá cũng là một nhân tố kìm hãm và gây ra rủi ro.
Toàn cầu hoá để làm các nƣớc xích lại gần nhau, nhập thành một nền kinh tế
chung cho toàn thế giới, đòi hỏi phá vỡ mọi trở ngại, phân cách do con ngƣời
dựng lên ở các nƣớc.

- Luật pháp và quy tắc quốc tế không bình đẳng.

Những quy định luật pháp, quy tắc quốc tế phần lớn do các nƣớc phát
triển định ra, các luật pháp và quy tắc này thƣờng đẩy các nƣớc đang phát
triển vào thế bất lợi, buộc các nƣớc này phải hi sinh một phần chủ quyền
quốc gia hoặc lợi ích kinh tế lớn để đổi lấy sự hoà nhập vào hệ thống này.
2.3.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN

Nguyên nhân từ phía nhà nƣớc

Khó khăn trong hội nhập các tổ chức quốc tế

Trong quá trình hội nhập, mục tiêu chính của Việt Nam là tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cải thiện hệ thống chính sách, kinh
tế, pháp luật. Tuy trải qua rất nhiều vòng đàm phán nhƣng vẫn còn nhiều khó
khăn để trở thành thành viên chính thức của tổ chức này - một thể chế tạo
điều kiện thuận lợi cho ngoại thƣơng Việt Nam phát triển và hạn chế nhiều
rủi ro. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại:

Tổ chức WTO hƣớng tới mục đích tốt đẹp là bảo đảm các nguyên tắc về
thƣơng mại công bằng. Tuy nhiên, thực chất WTO là “ trò chơi quyền lực
giữa các nền kinh tế mạnh và yếu trong quan hệ song phƣơng”. Các quy định
của WTO vẫn mang tính không cân đối và thiên về có lợi cho các nƣớc phát
triển.

+ Nếu các nƣớc nhỏ sử dụng cơ chế WTO để trừng phạt một nƣớc mạnh
hơn về kinh tế và chính trị, họ sẽ là ngƣời thiệt trƣớc tiên.

+ Tham gia vào WTO tức là phải lựa chọn giữa chấp nhận tổng thể tự do
hoá thƣơng mại hay bị loại ra khỏi chế độ thƣơng mại quốc tế.

+ WTO họp mỗi tuần trung bình 47 cuộc họp, các nƣớc kém phát triển
không đủ kinh phí để tham gia toàn bộ quá trình đó.

Trên thực tế nhiều cuộc họp chỉ một số nƣớc đƣợc mời tham gia, do vậy
các quyết định của WTO phần lớn do các nƣớc phát triển đƣa ra. Trong bản
cam kết hiệp định về dệt may, Hiệp định chống bán phá giá... chủ yếu bảo vệ
lợi ích cho các nƣớc phát triển.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ

Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, định hƣớng phát triển nền
kinh tế Việt Nam theo chính sách mở cửa và hội nhập, những rủi ro mà phía
Việt Nam phải gánh chịu nhƣ sự bất công trong chính sách bảo hộ thƣơng
mại, sự chƣa tƣơng thích của hệ thống luật pháp trƣớc những vấn đền mới
nảy sinh nhƣ Bán phá giá, Luật quyền sở hữu bản quyền, công nghệ, chƣa
thúc đẩy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong bảo vệ lợi ích các ngành
nghề và doanh nghiệp...

Về pháp luật, chính phủ ban hành, bổ sung nhiều điều Luật mới về chống
bán phá giá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hoàn thiện và đổi mới nhiều luật
nhƣ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... tạo cho doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu nói riêng nhiều thuận lợi hơn. Điều này thể hiện qua kết quả kim ngạch
xuất nhập khẩu Việt Nam tăng liên tục trong 15 năm gần đây với giá trị ngày
càng cao. Song lĩnh vực này vẫn thể hiện những yếu kém đó là:

Khung pháp luật chƣa hoàn chỉnh:

Về vấn đề bán phá giá, hiện tƣợng hàng hoá xuất khẩu Việt Nam bị kiện
bán phá giá manh nha từ năm 1999, Luật chống bán phá giá là một trong
những yêu cầu khi Việt Nam tham gia WTO, nhƣng cho đến nay, điều luật
này chƣa thực sự đi vào trong cuộc sống. Hàng Việt Nam bị kiện có xu
hƣớng tập trung dần vào các mặt hàng thuỷ sản chủ lực manh nha là mặt hàng
mới nổi nhƣ may mặc và đồ gỗ gia dụng, nhất là ở thị trƣờng Mỹ. Tuy ở một
khía cạnh nào đó, nƣớc Mỹ đang dùng chiêu bài “ chống bán phá giá” nhƣ
một vũ khí thƣơng mại. Vậy thì các doanh nghiệp, các hiệp hội phải xác định
và lƣờng trƣớc khả năng hàng xuất sẽ bị kiện bán phá giá nếu hàng hoá đó có
tốc
độ xuất khẩu tăng trƣởng mạnh vào EU, hoặc Mỹ, từ đó để tham vấn cho các
cơ quan hữu trách trong ứng xử thƣơng mại.

Đối với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, Bộ Luật Dân sự thông qua năm
1995 có phần VI quy định về quyền sở hữu trí tuệ, sau đó là hàng loạt các
nghị định thông tƣ ban hành. Ở các nƣớc, Luật SHTT là một luật riêng biệt
quy định rất chi tiết, cụ thể, rõ ràng và chia ra các nhánh gồm quyền sở hữu
tác giả và sở hữu công nghiệp, sáng chế giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng
hoá, kiểu dáng công nghiệp...)

- Cơ chế xử lý vi phạm còn yếu: Năng lực của các cơ quan quản lý còn
hạn chế. Hiện nay nhiều cơ quan cùng tham gia thực thi bảo hộ thƣơng hiệu
nhƣ Cục SHTT, Quản lý thị trƣờng, Thanh tra khoa học công nghệ, Công An
Kinh tế, Hải quan... Tuy nhiên, không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về
vấn đề này, khi xét xử phải phụ thuộc vào ý kiến của nhiều cơ quan khác, các
doanh nghiệp khi bị đánh cắp thƣơng hiệu thì buộc phải đàm phán trực tiếp
với đối tƣợng vi phạm.

Đối với vấn đề bán phá giá mặc dù Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế Xuất nhập khẩu số 04/98/QH ngày 20/5/1998 cho phép áp
dụng thuế bổ sung đối với hàng hoá nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam,
Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 04/04/2001
quy định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá năm 2001
nhƣng cho đến nay Việt Nam cũng chƣa áp dụng cho trƣờng hợp chống bán
phá giá nào vì chƣa có văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn cụ thể việc
điều tra phá giá và áp dụng thuế chống bán phá giá.
Vai trò của các hiệp hội

- Vai trò của các hiệp hội chƣa phát triển mạnh, chƣa đóng vai trò tham
vấn cho các cơ quan nhà nƣớc về chính sách cũng nhƣ chƣa phối hợp với các
cơ quan này trong giải quyết các vấn đề lên quan đến phát triển ngành.

Cùng với hệ thống luật pháp chƣa thực sự hoàn chỉnh làm nhiều doanh
nghiệp trong nƣớc gặp khó khăn. Luật về Hội đƣợc chủ tịch nƣớc Hồ Chí
Minh ký năm 1957 quy định về quyền lập hội của công dân. Năm 1992,
Chính phủ ra nghị định 35/CP quy định thêm về khung pháp lý cho hoạt động
của hội, tiếp theo là NĐ29/CP về dân chủ cơ sở. Mới đây nhất là nghị định
88/CP về các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ [3].

Tại thị trƣờng trong nƣớc, nhiều mặt hàng tiêu dùng nhập lậu tràn lan
đánh bật nhiều hàng hoá của doanh nghiệp nội địa cũng nhƣ gây khó khăn và
tổn thất cho các doanh nghiệp nhập khẩu làm ăn chân chính. Vì vậy, phải phát
huy vai trò của các hiệp hội. Đó là bản thân các hiệp hội là cầu nối chủ động,
đại diện cho lợi ích ngành cho các doanh nghiệp các tập thể công ty, phải giải
quyết hài hoà giữa các mối quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh
nghiệp với nhà nƣớc, doanh nghiệp với quan hệ kinh tế thế giới. Nếu xét theo
những góc độ trên thì các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam có bề dày lịch sử
và kinh nghiệm chƣa nhiều, chƣa phát huy vai trò, chức năng một cách hiệu
quả của các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nƣớc.

Hợp tác giữa các tổ chức, cơ quan đại diện với doanh nghiệp

Trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức, cơ quan đại diện phục
vụ phát triển kinh tế nói chung, trong đó có hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối
ngoại và đạt đƣợc kết quả nhƣ: mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, nhất là đối với
hàng nông sản, thuỷ sản, hỗ trợ bảo vệ thƣơng hiệu, cung cấp thông tin phát
triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, sự phối hợp này đạt kết quả chƣa cao.
Theo kết quả khảo sát của VCCI phối hợp với Bộ Ngoại Giao giữa năm 2003,
chỉ gần 50 % doanh nghiệp, đã có sự phối hợp này và nhận đƣợc hỗ trợ của
các tổ chức, cơ quan đại diện trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là
hạn chế rất lớn mà nếu các doanh nghiệp biết khắc phục thì sẽ tránh đƣợc
nhiều loại rủi ro. Nguyên nhân của thực trạng trên một phần do trong tổ chức
bộ máy của các cơ quan đại diện chƣa chú trọng về việc hỗ trợ các doanh
nghiệp, thiếu cán bộ có trình độ, kiến thức chuyên ngành về kinh tế, thiếu
động lực khuyến khích các cán bộ ngoại giao, hạn hẹp về kinh phí hoạt động.
Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp quy mô phát triển nhỏ bé so với các đối
thủ trên thế giới, e ngại rủi ro, chƣa ƣu tiên cho việc vƣơn ra thị trƣờng khu
vực và thế giới, do đó hoạt động kinh tế đối ngoại của các công ty chƣa chú
trọng đến việc khai thác và tận dụng các thông tin, các cơ hội do các cơ quan
đại diện, các tổ chức tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp. Thƣờng thì các
doanh nghiệp chỉ tìm đến các cơ quan này chỉ khi nhu cầu tác nghiệp trở nên
cấp thiết đồng thời các cơ quan này còn thiếu trách nhiệm phối hợp trong
khâu xử lý và trao đổi thông tin.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể gặp
những rủi ro mang tính đặc thù riêng. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam
thƣờng sử dụng là phƣơng thức truyền thống chuyển nhƣợng rủi ro ( bảo
hiểm đối với hàng hoá XNK ) đối với những loại rủi ro tĩnh. Đối với những
loại rủi ro động do các yếu tố nhƣ thông tin, pháp luật, hay sử dụng pháp luật,
các công cụ nghiệp vụ để chủ động bảo vệ mình thì chƣa chú trọng.

- Thụ động đối phó với những rủi ro mang tính vĩ mô.

Thụ động đối phó với những rủi ro mang tính vĩ mô, có nghĩa là phần
lớn các doanh nghiệp cập nhật, tìm hiểu văn bản pháp lý nhƣng vẫn chƣa
quan tâm đến tƣ vấn pháp lý. Hầu hết các công ty lớn liên doanh hoặc 100%
vốn nƣớc ngoài đều có bộ phận hoặc nhân viên đảm trách việc liên quan,
chính sách, pháp luật (Government Relation) với chức năng là cầu nối của
doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nƣớc giải quyết
những sự vụ cụ thể liên quan đến công ty (về mặt hành chính). Ngoài ra, bộ
phận này còn chịu trách nhiệm cập nhật mọi thông tin liên quan đến các văn
bản pháp luật và đƣa đến từng phòng ban khác trong công ty. Đối với các
công ty lớn của Việt Nam, sự đảm trách nhiệm vụ này chƣa phân quyền, trách
nhiệm cụ thể cho một bộ phận hoặc một cá nhân, các phòng ban thƣờng tự
thu thập và cập nhật thông tin về pháp luật theo năng lực và sự nhạy bén của
của mình, chƣa mang tính chuyên nghiệp cao. Đối với các công ty nhỏ thì
công việc này thƣờng trực tiếp cập nhật theo năng lực lãnh đạo công ty,và các
phòng ban chỉ tập chung vào chuyên môn mà thƣờng bỏ qua việc này.

- Thu thập xử lý thông tin thị trƣờng còn hạn chế.

Ngoài một số Tổng công ty lớn, nhiều công ty xuất nhập khẩu nhất là các
công ty Việt Nam chƣa chú trọng khâu thu thập và xử lý thông tin về thị
trƣờng mình quan tâm trƣớc khi tham gia vào thị trƣờng đó. Điều này thể
hiện ở nhận thức của doanh nghiệp về tính chủ động phối hợp với các cơ quan
tƣ vấn thị trƣờng các bộ ngành, thành lập phòng Marketing chuyên biệt của
công ty, nghĩa là phòng Marketing không chỉ đơn thuần là làm các nghiệp vụ
tiếp thị thông qua các công ty tƣ vấn, quảng cáo. Thu thập xử lý thông tin thị
trƣờng là một quá trình đúc rút kinh nghiệm, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao
của các nhân viên. Chính vì thế, ngoài nhiệm vụ tiếp thị, phải phân tích một
cách tổng thể các yếu tố về văn hoá, chính trị, kinh tế nói chung, các đối thủ
và đối tác về phạm vi ngành nói riêng, cũng nhƣ sự tƣơng tác giữa các yếu tố
đó đối với chiến lƣợc của công ty mình. Ví dụ: Hãng Sony có riêng bộ phận
nghiên cứu về văn hoá Phật giáo...Công ty này đã đƣa mẫu quảng cáo sản
phẩm radio của mình với nội dung “ Phật tổ đang nằm nghiêng, hai mắt nhắm
nghiền, bản nhạc tuyệt diệu phát ra từ băng casset của công ty, Phật tổ bắt đầu
cử động theo tiếng nhạc và sau đó mở mắt ra” ở Thái Lan vì đây là một đất
nƣớc mà Phật giáo là Quốc giáo. Nhƣng đối với ngƣời dân Thái, họ coi đây
là một sự phỉ báng đối với Phật Tổ và tẩy chay hàng của Sony.

- Một số dịch vụ “phòng ngừa hạn chế rủi ro” mà doanh nghiệp chƣa
quen sử dụng, hoặc khó tiếp cận.

Khó mua bảo hiểm đặc biệt (bảo hiểm rủi ro chiến tranh). Trong cuộc
chiến tranh Irắc và chiến tranh Vùng Vịnh nói chung, do tình hình chiến tranh
với những rủi ro cao nên mức chi phí tối thiểu bị bãi bỏ. Uỷ ban định giá
London thông báo không nhận bảo hiểm rủi ro chiến tranh. Theo các công ty
bảo hiểm của Việt Nam, các điều khoản bảo hiểm hàng vận chuyển, kể cả bảo
hiểm chiến tranh mà họ đang sử dụng đều phụ thuộc vào thị trƣờng thế giới,
ngay sau khi nhận bảo hiểm thì họ đều phải tái bảo hiểm ngay với các nhà bảo
hiểm trên thế giới. Nếu các nhà bảo hiểm Việt Nam có đề nghị bảo hiểm rủi
ro chiến tranh sẽ phải thông báo trƣớc với Uỷ ban trên, một doanh nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu lô hàng xà phòng trị giá 400.000 Euro vào
Irắc xin mua bảo hiểm đã bị từ chối.

- Dịch vụ của ngân hàng trong rủi ro tỷ giá còn hạn chế đồng thời doanh
nghiệp chƣa quan tâm đến các biện pháp chuyên nghiệp trong hạn chế rủi ro
tỷ giá.

Tập quán của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là khi đến hạn thanh
toán hợp đồng thì liên hệ trực tiếp với ngân hàng mua ngoại tệ theo tỷ giá
giao ngay (Nghiệp vụ Spot), phƣơng tiện thanh toán chủ yếu vẫn là bằng
đồng USD với tỷ giá đƣợc nhà nƣớc quản lý điều chỉnh khá ổn định. Tuy
nhiên, khi chọn đồng tiền thứ ba làm đồng tiền thanh toán bao giờ cũng tiềm
ẩn rủi ro về
tỷ giá bất kể là đồng USD hay một đồng ngoại tệ mạnh khác, nhƣng nhiều
doanh nghiệp vẫn tự phỏng đoán và dự tính hơn là sử dụng các công cụ
chuyên nghiệp của thị trƣờng tiền tệ. Theo ý kiến của ông Lê Văn Trí, phó
giám đốc công ty Casumina cho rằng: sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá có
vẻ ngiêng nhiều về kinh doanh tiền tệ hơn là bảo hiểm tỷ giá, phần lớn các
doanh nghiệp chƣa quen, chỉ một vài doanh nghiệp đƣợc tƣ vấn sử dụng
nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá (nghiệp vụ Swap). Thực tế ít ngân hàng triển khai
các nghiệp vụ này, đầu năm 2003, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam mới cho
phép áp dụng nghiệp vụ mới là nghiệp vụ quyền chọn (Option) và thí điểm ở
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Năng lực cán bộ.

Chủ động đối phó với các rủi ro mang tính vi mô, nhƣng phần lớn mới
chỉ tập trung ở khâu đàm phán, ký kết hợp đồng và bảo hiểm và do trình độ
yếu kém của đội ngũ cán bộ nên đã gây ra không ít rủi ro. Điều này thể hiện ở
nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp tác nghiệp về kiến thức
mang tính chuyên môn. Chƣa thấy đƣợc một cách đầy đủ và toàn diện về
những rủi ro và biện pháp hạn chế trong từng quá trình thƣơng lƣợng mua
bán một cách tổng thể vì rủi ro là một yếu tố tồn tại trong mỗi quyết sách, lĩnh
vực và phạm vi rộng và phức tạp, vì mỗi sự vụ cụ thể lại có những biến thái
với mầu sắc khác nhau của rủi ro có thể do nhiều yếu tố gây ra cùng lúc nhƣ
thiếu thông tin, dẫn đến bị đối tác lừa thì tất yếu đàm phán ký kết hợp đồng có
chỉn chu tới mức nào cũng đều thất bại. Thiếu năng lực quản lý dẫn đến sai
lầm trong quản lý và điều hành, thiếu năng lực chuyên môn dẫn đến sơ suất,
thiếu chặt chẽ trong quá trình tác nghiệp gây ra rủi ro không đáng có.
Tóm lại, thực trạng rủi ro chính trong XNK với nhiều bất cập và khó
khăn đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có các giải pháp để hạn chế, khắc phục
rủi ro trong hoạt động này. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro đƣợc
quan tâm, áp dụng từ lâu và có tác dụng tích cực trong đảm bảo an toàn, hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên nhiều biện pháp còn khá mới mẻ
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải nhìn
nhận rủi ro bao quát về cả vi mô và vĩ mô, xem xét đánh giá rủi ro một cách
tổng thể, phải tƣ vấn cho nhà nƣớc để cùng hạn chế rủi ro nói chung.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa
trong tƣơng lai. Tuy nhiên, đối mặt với những rủi ro đã xảy ra trong thời gian
vừa qua cho thấy xu hƣớng là bên cạnh những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất
ngờ, rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ tác nghiệp phức tạp và rất đa dạng, xảy
ra ở nhiều khâu. Rủi ro liên quan đến chính trị và pháp lý có xu hƣớng tăng
và hậu quả nghiêm trọng hơn... Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu cần phải có giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro một
cách đồng bộ, hoàn chỉnh, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức nhà
nƣớc với các doanh nghiệp.

3.1. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ

Rủi ro về chính trị, chính sách, pháp luật, môi trƣờng kinh doanh trong
XNK là điều khó tránh khỏi và có xu hƣớng xảy ra ngày càng cao, vì những
mâu thuẫn tất yếu trong hội nhập phát triển kinh tế, sự đối đầu giữa lợi ích của
các khối kinh tế, của nƣớc phát triển với nƣớc đang phát triển, của các công
ty đa quốc gia, xuyên quốc gia với các công ty bản địa truyền thống. Chính vì
vậy, hệ thống pháp luật, chính sách phát triển, hỗ trợ kinh tế của nhà nƣớc
phải đƣợc xem nhƣ là một khía cạnh hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh tế.
Nhà nƣớc thông qua các công cụ vĩ mô điều tiết kinh tế nói chung trong đó có
rủi ro trong XNK nói riêng. Đó là:

3.1.1. TẠO MÔI TRƢỜNG PHÁP LUẬT ĐỒNG BỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Để điều tiết hoạt động kinh doanh XNK, hệ thống Luật của nƣớc ta có
những luật sau:
Luật Thƣơng Mại Việt Nam đƣợc soạn thảo (căn cứ vào Hiến pháp
Nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - 1992) đƣợc Quốc hội khoá
IX thông qua 5/1997, đã quy định các hoạt động thƣơng mại xảy ra tại Nƣớc
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Với 6 chƣơng và 264 điều, Luật
Thƣơng mại điều chỉnh các hành vi thƣơng mại, xác định địa vị pháp lý của
thƣơng nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động
thƣơng mại tại nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1). Điều
chỉnh các hành vi thƣơng mại trong hoạt động mua bán hàng hoá ở thị trƣờng
trong nƣớc và mua bán hàng hoá với nƣớc ngoài, các dịch vụ thƣơng mại
gắn liền với các hoạt động thƣơng mại, lƣu thông hàng hoá nhƣ đại diện
thƣơng nhân, môi giới thƣơng mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý mua
bán, thuê mua, gia công, giao nhận, kho vận, quảng cáo, trƣng bày giới thiệu
hàng hoá, hội chợ, triển lãm... của các thƣơng nhân hoạt động tại Việt Nam.

- Nghị định số 33-CP ngày 19-04-1994 về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 quy định chi tiết thi
hành Luật Thƣơng mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý
mua bán hàng hoá với nƣớc ngoài:

- Thông tƣ số 26/1999/TT-BTM ngày 19/8/1999 bổ sung Thông tƣ


số18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn thực
hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP.

- Nghị định số 94/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật thuế xuất nhập khẩu số 04/1998/QH ngày
20/05/1998.
- Nghị định số 11/1999/NĐ-CP về hàng hoá cấm lƣu thông, dịch vụ
thƣơng mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thƣơng mại hạn chế kinh
doanh, kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định của Chính phủ số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về việc


ban hành Quy chế Đấu thầu.

- Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/04/1999 về kinh doanh dịch vụ


giám định hàng hoá.

- Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/05/1999 quy định về hoạt động


khuyến mại, quảng cáo và hội chợ, triển lãm thƣơng mại.

- Luật thuế xuất nhập khẩu đƣợc quốc hội Việt Nam thông qua ngày
12/1987, sửa đổi bổ sung nhiều lần. Lần mới nhất vào năm 1999 (quy định về
chống bán phá giá tại khoản 2 - điều 9, Luật thuế xuất nhập khẩu năm 1999,
nhƣng ở các nƣớc phát triển thì luật chống bán phá giá là một luật riêng, quy
định về sở hữu trí tuệ nằm trong Luật dân sự).

Để hoàn thiện hệ thống luật pháp nhà nƣớc cần tham khảo các biện
pháp sau:

Tham khảo hệ thống luật của các nước phát triển

Tham khảo hệ thống luật của các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, các nƣớc
thuộc Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, vì ở các nƣớc này có nền
kinh tế phát triển năng động, là các trung tâm thƣơng mại lớn trên thế giới, có
hệ thống pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ...Việt Nam cần dịch một số luật cụ
thể nhƣ Luật liên quan về kiểm định chất lƣợng, liên quan đến hạn chế nhập
khẩu vì lý do an ninh, Luật cạnh tranh.. để từ đó nghiên cứu xây dựng các luật
điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp hơn.
Ban hành Luật cạnh tranh

Luật cạnh tranh và chống độc quyền - sự cần thiết cho nhà quản lý và
doanh nghiệp để hạn chế rủi ro.

Cạnh tranh là quy luật hoạt động vốn có của nền kinh tế thị trƣờng. Các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tìm tòi, cải tiến áp dụng
phƣơng thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng
cạnh tranh. Mặt trái của kinh tế thị trƣờng cũng nảy sinh cạnh tranh bất hợp
khách hàng của thƣơng nhân ... gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia cũng nhƣ
của nhà kinh doanh. Vì vậy, đã đến lúc cần thiết tiến hành việc soạn thảo Luật
cạnh tranh của Việt Nam để lành mạnh hoá môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ
hạn chế rủi ro do cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Trong Hội thảo về Luật cạnh tranh do Hội Luật gia Việt Nam và Hội
Luật sƣ Canađa phối hợp tổ chức, các đồng nghiệp Canađa đã đƣa những
thông tin mới nhất về Luật cạnh tranh và những kinh nghiệm của các nƣớc
Bắc Mỹ và Châu Âu trong việc thực hiện Luật cạnh tranh. Trên thế giới,
khoảng 82 nƣớc đã có Luật cạnh tranh. Đối với Việt Nam, khái niệm cạnh
tranh cũng đƣợc nhắc đến nhiều trong giai đoạn hiện nay, khi mà nƣớc ta
đang từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Luật thƣơng
mại là đạo luật đầu tiên của nƣớc ta quy định trực tiếp về vấn đề cạnh tranh
và cạnh tranh bất hợp pháp. Điều 8 của Luật thƣơng mại quy định: “Thƣơng
nhân đƣợc cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thƣơng mại ...” và các hành
vi sau đây bị nghiêm cấm:

- Đầu cơ để lũng đoạn thị trƣờng.

- Bán phá giá giá để cạnh tranh.

- Dèm pha thƣơng nhân khác.


- Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe doạ nhân viên hoặc khách hàng của
thƣơng nhân khác.

- Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu
công nghiệp của thƣơng nhân khác.

- Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng.

- Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Bán hàng giả.

- Bán hàng kém chất lƣợng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký.

- Quảng cáo dối trá.

- Khuyến mại bất hợp pháp.

Nhanh chóng đưa các luật đã ban hành vào thực thi

Nhanh chóng đƣa các luật đã ban hành vào thực thi, áp dụng điều tiết
các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, ban
hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể các luật mới và có cơ chế giám sát đồng
thời khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng lợi thế mà luật mới đem lại, tức
là bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nƣớc cũng phải đảm
bảo đƣợc tính tối ƣu đồng thời để các doanh nghiệp thấy đƣợc lợi ích của
luật mới.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh, theo nguyên tắc “ một cửa, một chìa khoá”.
Nhất là trong lĩnh vực thuế quan và hải quan để phát huy tốt hiệu quả của
chính sách thuế xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, khắc
phục tình trạng phiền hà, sách nhiễu về thủ tục. Do vậy, việc cải cách bộ máy
hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi chính sách là vấn đề bức xúc
đảm bảo cho chủ trƣơng, chính sách đƣợc thể hiện một cách nghiêm túc.
3.1.2. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ, QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

Chính sách tỷ giá có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập
khẩu. Do vậy, chính sách tỷ giá cần đảm bảo các nội dung sau:

Duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết, quản lý của Nhà nƣớc . Vì
chế độ tỷ giá thả nổi cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc
lập, theo quy luật cung cầu thị trƣờng đồng thời phát huy vai trò quản lý, điều
tiết linh hoạt của Nhà nƣớc để đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế.

Cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng tự do hoá dần:

Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần phải có những bƣớc đi
thích hợp. Trƣớc mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trƣởng chƣa ổn định,
thị trƣờng hối đoái mới đang hƣớng tới hoàn thiện, thị trƣờng nội tệ chƣa
thực sự phát triển, thị trƣờng chứng khoán mới đang ở giai đoạn đầu. Do vậy,
chế độ tỷ giá chính thức, quy định biên độ giao dịch vẫn là một công cụ điều
tiết và kiểm soát tỷ giá rất hiệu quả và phù hợp với thực lực của Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam. Giải pháp có hiệu lực là Ngân hàng Nhà nƣớc mở rộng
biên độ giao dịch từ từ, đồng thời cần phải điều chỉnh tăng dần tỷ giá chính
thức. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc xáo trộn thị trƣờng và kiềm chế tỷ giá thị
trƣờng tự do.

Định hƣớng chung trong cả thời kỳ tới là điều chỉnh tỷ giá bám sát cung
cầu ngoại tệ (chủ yếu là USD, EURO) để sử dụng khoản dự trữ ngoại tệ nhƣ
một cách neo an toàn hay một vũ khí hiệu nghiệm một cách hiệu quả nhất.
Tiếp tục thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tự do, tiến
tới thống nhất tỷ giá, cần linh hoạt điều chỉnh tỷ giá với các đồng tiền quan
trọng khác nhƣ: Yên, NDT... Mục tiêu dài hạn là chuyển đổi hoàn toàn VND
có một tỷ giá thích hợp, có tác dụng kích thích tăng trƣởng kinh tế với nhịp độ
cao, khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Quản lý ngoại hối:

Thay vì việc thắt chặt chính sách quản lý ngoại hối, nhà nƣớc cần định
hƣớng, từng bƣớc nới lỏng quản lý ngoại hối. Trƣớc mắt vẫn cần tập trung
ngoại tệ vào ngân hàng, đặt ngoại tệ thành một loại hàng hoá đặc biệt đƣợc
trao đổi theo cơ chế thị trƣờng. Đẩy mạnh các giải pháp khuyến khích không
dùng tiền mặt trong thanh toán ngoại tệ, mở rộng tiến tới sử dụng tài khoản
nƣớc ngoài và tài khoản trong nƣớc. Giảm dần tiến tới xoá bỏ việc đảm bảo
cân đối ngoại tệ từ phía Chính phủ để kích thích xuất khẩu, phát triển mạnh
thị trƣờng ngoại tệ Liên ngân hàng, công nhận và tăng cƣờng kiểm soát thị
trƣờng tự do, tăng dự trữ ngoại tệ đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia để
chống đỡ trƣớc các biến động tài chính quốc tế. Nới lỏng dần các quy định
bán ngoại tệ và mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xuất khẩu vẫn là một trong những
nguồn cung ngoại tệ chủ chốt, song cung cầu ngoại tệ luôn căng thẳng và
VND không có khả năng chuyển đổi nên việc Nhà nƣớc thống nhất quản lý
ngoại hối, bắt buộc các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng là cần thiết
và bắt buộc. Để đảm bảo quyền lợi cho xuất khẩu, một mặt cần điều chỉnh giá
mua (tỷ giá) ngoại tệ linh hoạt, không để doanh nghiệp bị thua lỗ do biến
động tỷ giá, mặt khác nhà xuất khẩu cần đƣợc mở rộng, sử dụng, chuyển,
cũng nhƣ đóng tài khoản ngoại tệ của mình một cách dễ dàng và công khai,
tránh các thủ tục hành chính quan liêu phiền hà, phân biệt đối xử, ép giá, giao
dịch bất hợp pháp, gây trở ngại cho doanh nghiệp.

Để phù hợp với tiến trình hội nhập và mở cửa, trong ngắn hạn, chính
sách quản lý ngoại tệ, với sự hoàn thiện các cơ chế thị trƣờng và tự do hoá tài
chính, VND có khả năng chuyển đổi hoàn toàn thì các quy định về ngoại hối
sẽ dần đƣợc nới lỏng và các nhà xuất khẩu toàn quyền sở hữu và chủ động sử
dụng số ngoại tệ của mình theo cơ chế thị trƣờng.
3.1.3. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÀ HẠN CHẾ RỦI RO

Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã lần lƣợt gia nhập các tổ chức quốc tế
và khu vực, khôi phục quan hệ bình thƣờng với các tổ chức nhƣ: Ngân hàng
thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB), gia nhập ASEAN, APEC, thực hiện chƣơng trình CEPT, đồng sáng
lập ASEAM.

Trong quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng đến nay, Việt Nam đã
ký 81 hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ song phƣơng, gần 40 hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tƣ với các nƣớc và vùng lãnh thổ, ký kết và phê chuẩn
hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ...Đến nay, Việt Nam đã quan hệ kinh tế
thƣơng mại với hơn 176 nƣớc và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện nâng cao vị thế
chính trị của Việt Nam, mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu, tăng cƣờng thu
hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và ODA, tiếp thu nhiều công nghệ mới, tiên
tiến..góp phần đáng kể đảm bảo tăng trƣởng cao của nền kinh tế Việt Nam,
trung bình 7% trong giai đoạn 10 năm đổi mới 1990-2000, tạo thêm 350.00
công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, từng bƣớc tạo ra nền kinh tế
mở, năng động.

Các mốc trong tiến trình hội nhập của Việt Nam:

- Bình thƣờng hoá quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: WB,
IMF, ADB.

- 1/1995: Nộp đơn xin ra nhập WTO. Đến nay đã trải qua 7 vòng đàm
phán.
- 7/1995: Ký hiệp định khung về Hợp tác kinh tế với Liên Minh Châu Âu
(EU).

- 7/1995: Gia nhập tổ chức ASEAN.

- 1/1996: Thực hiện chƣơng trình CEPT nhằm tiến tới Khu vực thƣơng
mại tự do ASEAN (AFTA).

- Tham gia sáng lập Diễn đàn Á - ÂU (ASEAM) với 25 thành viên.

- 11/1998: Gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dƣơng (APEC) với 21 thành viên.

- 7/2000: Ký và phê chuẩn Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt -
Mỹ, có hiệu lực thực thi từ ngày 10/12/2001.

Tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực tuy nảy sinh những mâu thuẫn
là gây rủi ro cho nền kinh tế tổng thể của một nƣớc nói chung và rủi ro trong
xuất khẩu nói riêng nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2 nhƣng hội nhập là một yêu
cầu thực tế của phát triển kinh tế thế giới. Sự minh chứng trên về thành công
khi tham gia hội nhập không ai có thể phủ nhận đƣợc. Bản thân mỗi nƣớc khi
tham gia hội nhập đều gặp những khó khăn và thuận lợi song đều tựu trung
lại ở một điểm là nƣớc đó phải hoàn thiện môi trƣờng kinh tế, chính trị pháp
luật của mình phù hợp với xu hƣớng phát triển nói chung. Vì vậy, xu hƣớng
tất yếu là giảm thiểu đƣợc rủi ro xuất nhập khẩu.

Chủ động tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế
giới, tạo khả năng cho các doanh nghiệp phát triển. Khi tham gia các tổ chức
kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam tuy trƣớc mắt gặp
nhiều khó khăn, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh nhƣng xét về lâu dài
đây là một xu hƣớng tất yếu. Khi tham gia các tổ chức đó, Việt Nam sẽ đƣợc
điều kiện cạnh tranh công bằng hơn về mặt vĩ mô, các tranh chấp thƣơng mại
sẽ đƣợc điều chỉnh bởi Luật của các tổ chức này.
3.1.4. TĂNG CƢỜNG SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Một trong những biện pháp vừa để khuyến khích phát triển kinh tế theo
hƣớng mở cửa và hội nhập, đó là phải tạo sự gắn kết giữa các cơ quan của
chính phủ và các doanh nghiệp. Muốn vƣơn ra thị trƣờng khu vực và thế giới
mà thiếu sự hỗ trợ này thì gặp rất nhiều rủi ro, vì các tổ chức nhà nƣớc nhất là
các cơ quan đại diện có các điều kiện thuận lợi rất đặc thù. Đó là mạng lƣới
hoạt động của 70 cơ quan đại diện trên khắp thế giới, là đầu mối quan trong
trong hoạt động thông tin kinh tế, với đội ngũ cán bộ thông thạo bản ngữ, am
hiểu tình hình kinh tế chính trị, văn hoá - xã hội, pháp luật, thị trƣờng nƣớc
sở tại, các đại sứ, tổng lãnh sự có quan hệ chính trị thuận lợi với chính giới,
tài giới và ngoại giao đoàn sở tại, có điều kiện thuận lợi trong việc gắn kết
chính trị với kinh tế. Chính vì vậy, các cơ quan này cần chú trọng các hoạt
động sau:

Cung cấp các thông tin về đặc điểm thị trƣờng nhất là về hệ thống pháp
luật, chính sách kinh tế - thƣơng mại, các hiệp định đã ký kết của nƣớc sở tại
với Việt Nam. Cung cấp thông tin về cơ hội thâm nhập thị trƣờng, hội chợ
triển lãm, xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu sản phẩm, hợp đồng đấu thầu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động tác nghiệp tại địa bàn sở tại
nhƣ móc nối, tìm hiểu môi giới, giới thiệu sản phẩm, thẩm định đối tác kinh
doanh, tƣ vấn hỗ trợ vận động hành lang (lobby) trong khâu thƣơng lƣợng,
ký kết hợp đồng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến các
tranh chấp thƣơng mại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân, doanh
nghiệp Việt Nam.
Để thực hiện tốt các chức năng trên thì các tổ chức tƣ vấn, hỗ trợ thông
tin, các cơ quan đại diện phải thành lập nhóm chuyên môn về kinh tế, phối
hợp chặt chẽ với các tham tán thƣơng mại, có chế độ phối hợp chặt chẽ và
trách nhiệm, thƣờng xuyên giữa các nhóm với nhau và giữa các nhóm với tƣ
cách là đại diện các tổ chức với các doanh nghiệp, đồng thời phải coi nhiệm
vụ hỗ trợ các doanh nghiệp là nội dung quan trọng của nhiệm vụ phục vụ phát
triển kinh tế ngành và của các tổ chức, cơ quan đại diện nhà nƣớc.
3.1.5. THÀNH LẬP CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƢƠNG MẠI TẠI CÁC KHU
VỰC THỊ TRƢỜNG TRỌNG TÂM

Các thành phố, hiệp hội doanh nghiệp của từng ngành, từng vùng phải
thành lập các văn phòng đại diện thƣơng mại tại các nƣớc, các khu vực thị
trƣờng trọng tâm, trọng điểm. Văn phòng phải mang hình thức và nội dung
hoạt động mới đó là:

Văn phòng đại diện thƣơng mại có tƣ cách là một pháp nhân thƣơng
mại đƣợc sự đảm bảo của các cấp chính quyền sở tại và sự hỗ trợ của các
kiều bào về chi phí thuê kho, trụ sở cũng nhƣ sự hỗ trợ khác trong suốt quá
trình hoạt động.

Chức năng của các văn phòng đại diện thƣơng mại, ngoài việc trực tiếp
nghiên cứu thị trƣờng sở tại, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyếch
trƣơng thƣơng hiệu của hàng hoá Việt Nam còn đảm nhiệm chức năng là trực
tiếp nhập khẩu hàng hoá từ các doanh nghiệp Việt Nam, sau đó dựa vào thiết
lập kênh phân phối trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng.

Mục đích cuối cùng của văn phòng đại diện thƣơng mại này là góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của nhóm ngành hàng mình đảm
trách, có nghĩa là tạo điều kiện không chỉ cho các tổng công ty, các công ty
lớn, mà cả các công ty nhỏ đều có khả năng tiếp cận thị trƣờng khu vực và thị
trƣờng quốc tế, hạn chế các khâu trung gian mà nhiều doanh nghiệp dệt may
và nông sản đã sử dụng để thâm nhập, xuất khẩu hàng hoá trong thời gian
qua.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP

Đối với từng doanh nghiệp cụ thể, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là
thƣờng trực, là yếu tố luôn đƣợc cân nhắc khi doanh nghiệp ra các quyết
định. Một doanh nghiệp muốn thành công không thể lẩn tránh rủi ro mà vấn
đề là phải làm sao để kiểm soát đƣợc nó, hạn chế và khắc phục nó. Muốn
vậy, họ phải lập bảng liệt kê rủi ro và trả lời các câu hỏi:

Họ sẽ gặp rủi ro nào?

Điều đó có đáng để bận tâm không?

Có cách phòng tránh không?

Chi phí để thực hiện điều đó nhƣ thế nào?...

Một doanh nghiệp thành công chỉ khi biết đƣa các rủi ro vào những mắt
xích quyết định của mình [3], [17] “Sơ đồ định dạng và phân tích rủi ro”.
Sơ đồ 3.1: Định dạng và phân tích rủi ro

Rủi ro ?

Phân tích ?

Loại bỏ ? Phân tích rủi ro ?

Loại bỏ ?
Nghiêm trọng?

Bảo hộ

Giảm?
Kế hoạch
Giảm

Rủi ro còn lại đã phân tích chƣa?

Nghiêm trọng?

Chọn giải pháp?

Sau khi đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và hậu quả của rủi ro, các doanh
nghiệp cần có các biện pháp sau [1]:

Tránh rủi ro, tức là không làm việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc
chắn.
Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, các công ty, các cá nhân dùng những biện
pháp để trang bị đề phòng, ngăn ngừa hạn chế rủi ro và hậu quả của nó nhƣ:
hệ thống bảo vệ chống trộm cắp, hệ thống phòng cháy chữa cháy, các biện
pháp an toàn lao động; các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông...

Tự khắc phục rủi ro (biện pháp tự bảo hiểm), biện pháp này là thành lập
quỹ dự trữ tài chính nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó
để bù đắp, khắc phục hậu quả.

Chuyển nhƣợng rủi ro (bảo hiểm), một cá nhân hoặc một công ty khi tự
mình không thể chịu đựng đƣợc một hoặc nhiều rủi ro lớn, có tính chất thảm
hoạ nên phải san sẻ bớt cho những ngƣời hoặc các công ty chuyên nghiệp
bằng cách thuê các công ty đó chịu trách nhiệm về các rủi ro thay mình.
3.2.1. TÌM HIỂU KỸ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TẠI CÁC NƢỚC ĐỐI TÁC

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, một công ty
muốn tồn tại phải chú trọng nghiên cứu về môi trƣờng kinh doanh ở góc độ vĩ
mô, vì chỉ có làm nhƣ vậy mới tránh đƣợc những rủi ro khi đƣa ra các quyết
định kinh doanh. Công đoạn này là tiền đề cho tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng, phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến
kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Yếu tố kinh tế.

Yếu tố chính trị, xã hội và quân sự.

Yếu tố khoa học và công nghệ.

Môi trƣờng pháp luật.

Môi trƣờng văn hoá, con ngƣời.

Môi trƣờng cạnh tranh.


Phân tích tất cả các yếu tố trên một cách tổng thể, sự tác động của những
yếu tố đó tới hoạt động kinh doanh XNK để từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong từng hoàn cảnh cụ thể và không dẫn đến
những quyết định sai lầm. Đồng thời, khi xem xét môi trƣờng kinh tế của
quốc gia hay khu vực, doanh nghiệp cần đánh giá năng lực tài chính, sản
xuất... của đối tác. Công việc này không chỉ dừng lại ở mức thu thập các
thông tin về đối tác trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mà doanh
nghiệp cần có động tác kiểm tra độ chân thực và chính xác của nguồn thông
tin.
3.2.2. DOANH NGHIỆP PHỐI HỢP HÀI HOÀ VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC,
CÁC BỘ, NGÀNH TRONG TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa
tiếp cận với nguồn thông tin tƣ vấn của các cơ quan, tổ chức, cơ quan đại diện
trong việc thu thập và kiểm tra thông tin liên quan đến môi trƣờng kinh doanh
và liên quan đến đối tác nhƣ vừa đề cập ở phần trên. Do vậy, trong thời gian
tới, để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thì phải chú trọng hơn nữa vào sự
phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nhà nƣớc liên quan với các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hài hoà ở đây phải thể hiện trên ba phƣơng
diện:

Một là, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hỗ trợ và tƣ vấn của chính phủ
phải có bộ phận chuyên môn về thông tin kinh tế, đƣợc hỗ trợ về mặt tài
chính trong hoạt động, vì bản thân các thực thể này có nhiều điều kiện tốt để
có những thông tin hữu ích, cụ thể về thị trƣờng doanh nghiệp quan tâm, bộ
phận chuyên môn phải có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng phối hợp với các
doanh nghiệp, không xa rời doanh nghiệp, không gây khó khăn cho doanh
nghiệp, tạo môi trƣờng trao đổi cởi mở và thuận tiện. Xây dựng cơ chế cung
cấp và trao đổi thông tin, thƣởng phạt rõ ràng quy về từng bộ phận đảm trách
cụ thể.
Hai là, về phía doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu và tiếp cận các
nguồn thông tin này, thông qua các hiệp hội kinh tế (nếu có) để có thể dễ dàng
trong tiếp cận các cơ hội kinh doanh cũng nhƣ các thông tin thị trƣờng. Đóng
góp kinh phí hỗ trợ hoạt động của các cơ quan, tạo lợi ích cho cả bên nhận và
bên cung cấp thông tin, từ đó mới khuyến khích các cơ quan cung cấp tƣ vấn
thông tin đầu tƣ thời gian và phát triển các kênh thông tin có giá trị.

Ba là, phối hợp giữa doanh nghiệp và các cơ quan đại diện các tổ chức
tƣ vấn của chính phủ nghĩa là có sự trao đổi thông tin qua lại, tức là thông tin
không mang tính một chiều. Các cơ quan có điều kiện có đƣợc những thông
tin tổng thể về thị trƣờng còn doanh nghiệp thì cụ thể các thông tin đó trong
những thƣơng vụ, kế hoạch phát triển cụ thể. Vì vậy, sự trao đổi này giúp các
bên hoàn thiện và thu đƣợc kết quả cao hơn trong hoạt động tác nghiệp của
mình.

3.2.3. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TÁC NGHIỆP, MỞ RỘNG VÀ ĐA DẠNG HOÁ THỊ
TRƢỜNG

Các công ty, các tổng công ty phối hợp với hiệp hội kinh tế thành lập các
văn phòng đại diện thƣơng mại ở nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, chú trọng chức
năng nghiên cứu thị trƣờng, nhất là đối với các công ty vừa và nhỏ nên thông
qua các Hiệp hội để có đƣợc cơ hội kinh doanh cũng nhƣ thông tin thị
trƣờng.
3.2.4. NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO

Các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên có chính sách đào tạo và chú trọng
đào tạo nâng cao năng lực cán bộ đảm nhiệm xuất nhập khẩu trong tình hình
mới với sự bùng nổ về thông tin mạnh mẽ, xu hƣớng hội nhập và những khó
khăn của doanh nghiệp trong môi trƣờng hội nhập đó, sự thay đổi và biến
động của thị trƣờng khu vực thế giới đối với ngành mình liên quan, chủ nghĩa
bảo hộ của các nƣớc phát triển, sự thay đổi luật pháp quốc tế và luật pháp
quốc gia.

Chính sách nâng cao năng lực không chỉ là tạo điều kiện, hỗ trợ tài chính
để các nhân viên tham gia các khoá học mà phải có cơ chế khuyến khích họ
tham gia vào các diễn đàn, hội thảo về kinh tế, hỗ trợ họ trong cập nhật các
thông tin chuyên sâu. Tóm lại, doanh nghiệp phải phát triển theo hƣớng chiến
lƣợc phát triển con ngƣời.

Các cán bộ xuất nhập khẩu ngoài việc nắm vững các kiến thức về vĩ mô
còn phải nắm vững về nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu một
cách toàn diện. Dƣới góc độ rủi ro, họ phải nắm vững một số biện pháp hạn
chế rủi ro sau:

Biện pháp hạn chế rủi ro chính trị, pháp luật

Đối với loại rủi ro này thì biện pháp tối ƣu là nắm bắt thông tin và phân
tích thông tin chính trị, pháp lý để đề phòng nó xảy ra và hạn chế hoạt động
kinh doanh ở các khu vực nhạy cảm chính trị là hữu hiệu nhất. Ngoài ra bảo
hiểm tài sản của mình ở những khu vực có nguy cơ cao về rủi ro chính trị
cũng là một biện pháp cần thiết.

Biện pháp hạn chế rủi ro thông tin

Các doanh nghiệp cần phân tích rủi ro ngành và phân tích thị trƣờng,
phân tích rủi ro ngành là việc xác định các nhân tố rủi ro hiện tại hay một thời
điểm trong tƣơng lai có thể gây ra tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, cho
phép doanh nghiệp dự báo đƣợc khuynh hƣớng phát triển, áp lực cạnh tranh,
các đối thủ tiềm năng.
Biện pháp hạn chế rủi ro văn hoá

Biện pháp phòng ngừa đối với rủi ro văn hoá là nghiên cứu có tính hệ
thống về thị trƣờng quốc gia và quốc tế, tạo nên sự chia sẻ văn hoá với cộng
đồng địa phƣơng. Theo nghiên cứu của Child, Fraukner and Pitkethly - 1998
về phƣơng diện thực hành quản lý tại một số quốc gia là kinh nghiệm để các
doanh nghiệp Việt Nam tham khảo hạn chế rủi ro văn hoá.

Thực hành quản lý của ngƣời Nhật:

Định hƣớng chiến lƣợc dài hạn, nhấn mạnh đến sự phát triển. Cam kết
lao động dài hạn. Thƣởng dựa đầu tiên vào sự đánh giá của quản lý cấp cao
và thâm niên, huấn luyện nội bộ và hệ thống quản lý cấp cao, đầu tƣ mạnh
vào đào tạo, khuynh hƣớng tập thể. Tham dự tập thể, trách nhiệm tập thể, ra
quyết định và sáng tạo. Nhiệm vụ linh động, chuyên môn hoá thấp.

Thực hành quản lý ở Mỹ:

Khuynh hƣớng tài trợ ngắn hạn. Chính sách thƣởng dựa trên cơ sở các
dấu hiệu thực hiện đặc biệt. Tỷ lệ thay đổi việc làm cao và dịch chuyển giữa
các công ty. Phụ thuộc nghi thức văn hoá và hệ thống. Uỷ quyền giảm theo sự
mở rộng của thang bậc.

Thực hành quản lý ở Pháp:

Chiến lƣợc hơn là khuynh hƣớng tài trợ. Thang bậc tổ chức cao với tỷ lệ
cao của cá nhân quản lý. Mức độ chuyên môn hoá cao. Tính cách cá nhân
nhiều hơn là tập thể trong làm và ra quyết định.

Biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình đàm phán

Khâu mấu chốt trong biện pháp này vẫn là nắm tình hình cụ thể, năng
lực tài chính của đối tác khả năng cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Muốn vậy
doanh nghiệp cần phải phối hợp tốt với các cơ quan tƣ vấn, hỗ trợ thông tin
của chính phủ, cập nhật và thu thập thông tin về đối tác trên các phƣơng tiện
thông tin, nếu đƣợc cử cán bộ tới công ty đối tác thực địa tìm hiểu tình hình
trực tiếp.

Quy định cụ thể về mức phạt vi phạm, thời gian thanh toán tiền phạt
trong từng trƣờng hợp khi ký kết và thực hiện hợp đồng cũng nhƣ các biện
pháp xử lý khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng.

Ngoài việc mua bảo hiểm hàng hoá đối với những trƣờng hợp bất khả
kháng còn phải quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong
trƣờng hợp bất khả kháng đó.

Biện pháp hạn chế rủi ro trong lựa chọn phƣơng thức thanh toán

Khâu mấu chốt trong hạn chế rủi ro nói chung cũng nhƣ rủi ro trong
phƣơng thức thanh toán nói riêng vẫn là điều tra năng lực tài chính, năng lực
sản xuất của đối tác, uy tín của họ trên thị trƣờng nhƣ thế nào.

Lựa chọn phƣơng thức thanh toán an toàn nhất và mang lại hiệu quả cao
nhất, thông thƣờng hiện nay các doanh nghiệp lựa chọn phƣơng thức thanh
toán L/C. Tuy nhiên phải nắm rõ quy trình nghiệp vụ, những khâu dễ phát
sinh lỗi, thực hiện đúng yêu cầu nghiệp vụ trong tiến hành xem xét các văn
bản, chứng từ liên quan.

Biện pháp hạn chế rủi ro hối đoái

Để hạn chế rủi ro hối đoái trong hoạt động kinh doanh, nhất là đối với
hoạt động kinh doanh XNK thì doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần nắm
vững những kỹ thuật hạn chế, giảm thiểu rủi ro hối đoái. Đó là:

Áp dụng điều khoản tỷ giá linh hoạt trong hợp đồng thƣơng mại (áp
dụng giá tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá hối đoái, áp dụng điều khoản tỷ giá
linh hoạt tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá đƣợc miễn trừ, áp dụng điều khoản
chia sẻ rủi ro... Khi áp dụng các điều khoản này, các bên chấp nhận điều chỉnh
giá theo sự biến động của tỷ giá hoặc nhà xuất khẩu chấp nhận sự tăng và
giảm giá trong một giới hạn miễn trừ mà các bên thoả thuận, hoặc cam kết sẽ
cùng chịu một phần rủi ro khi có sự biến động tỷ giá. Ngoài ra còn rất nhiều
biện pháp khác nhƣ: biện pháp áp dụng điều khoản quyền chọn, nghiệp vụ
Netting, các kỹ thuật giảm rủi ro hối đoái trên thị trƣờng ngoại hối bằng cách
lựa chọn hợp đồng Spot, Forward Market, Futures Market, Option Market...

Biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển

Mỗi hình thức vận tải để có những đặc thù riêng, khó khăn riêng, song
cần chú trọng các vấn đề sau:

- Lựa chọn phƣơng thức vận tải phù hợp và điều kiện bảo hiểm.

- Các chứng từ vận tải, nghiệp vụ liên quan.

- Xem xét các chứng từ vận tải với hợp đồng thƣơng mại, L/C trong mối
quan hệ khăng khít không thể tách rời. Đối với ngƣời xuất khẩu (ngƣời giao
hàng) giao hàng cho ngƣời chuyên chở phải căn cứ vào hợp đồng mua bán và
yêu cầu của L/C giao hàng đúng số lƣợng, điền chính xác các thông tin trên
vận đơn. Đối với ngƣời nhận hàng (ngƣời nhập khẩu) phải căn cứ vào nội
dung của vận đơn để kiểm tra hàng hoá trƣớc khi nhận hàng. Trong trƣờng
hợp phát hiện hoặc nghi ngờ có tổn thất, phải lập ngay chứng từ, biên bản có
giá trị pháp lý ban đầu để lƣu quyền khiếu nại những ngƣời có liên quan. Lập
bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ, chính xác và gửi cho ngƣời có liên quan đúng thời
hạn khiếu nại theo quy định.

Biện pháp hạn chế rủi ro trong bảo hiểm

Trong giao dịch cần thoả thuận chi tiết, cụ thể về việc mua bảo hiểm và
phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của các bên có văn bản xác nhận.
Lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín.

Bảo hiểm đúng loại, đúng đối

tƣợng.
3.2.5 XÂY DỰNG BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO, TỔN THẤT
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Nguồn kinh phí hoạt động cho bộ phận chuyên trách này trích từ quỹ
phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp (nếu có) hoặc từ một phần lợi nhuận của
doanh nghiệp, bộ phận này đảm nhận chức năng chủ yếu sau:

- Nghiên cứu nhận dạng rủi ro.

- Xây dựng mô hình quản trị rủi ro, cân đối chi phí thực tế cho bộ máy
quản trị rủi ro với lợi ích kinh tế mà bộ máy này mang lại khi thực hiện quản
trị rủi ro. Nếu chi phí thực tế cao hơn lợi ích mang lại, cần giảm qui mô sao
cho phù hợp với nguyên tắc hiệu quả.

- Lựa chọn nhân sự quản trị rủi ro: Vì rủi ro trong hoạt động XNK đa
dạng phức tạp, xảy ra ở nhiều khâu. Do vậy, có thể kết hợp lựa chọn những
ngƣời chuyên trách ở các khâu, các lĩnh vực trong quá trình đó để phát huy
năng lực của họ.

- Lựa chọn phƣơng thức hoạt động

Phƣơng thức hoạt động quyết định sự thành công của một tổ chức. đảm
bảo cho tổ chức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công. Do đó,
bộ phận quản trị rủi ro cần phải có sự lựa chọn phƣơng thức hoạt động thích
hợp với mô hình, qui mô, tính chất kinh doanh, nguy cơ, tần xuất rủi ro...Có
thể nói sự ra đời của bộ phận quản trị rủi ro là do sự tồn tại của rủi ro trong
kinh doanh quyết định. Biết lựa chọn mô hình, nhân sự và phƣơng thức hoạt
động của bộ phận quản trị rủi ro là điều kiện quan trọng để bộ phận này hoạt
động có hiệu quả.
3.2.6. XỬ LÝ, KHẮC PHỤC HẠN CHẾ HẬU QUẢ KHI RỦI RO ĐÃ XẢY RA

Khi rủi ro, tổn thất xảy ra, DN thực hiện 2 giai đoạn xử lý rủi ro, tổn thất.

- Xử lý sơ bộ rủi ro, tổn thất là triển khai tổng hợp các biện pháp thích
hợp cần thiết cho việc ngăn chặn kịp thời rủi ro, tổn thất bao gồm các nội
dung:

Một là kế hoạch hành động: đó là sự tác nghiệp của các bộ phận liên
quan một khi có sự cố, rủi ro, tổn thất xảy ra.

Hai là, kế hoạch về tài chính: là dự kiến các khoản phải chi cho việc xử
lý sơ bộ rủi ro, tổn thất bao gồm các chi phí: khắc phục, sửa chữa, cứu giữ thị
trƣờng, bồi thƣờng thiệt hại liên đới...

Ba là, kế hoạch về nhân lực: chuẩn bị nguồn nhân lực cho các tình
huống bất ngờ có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của xử lý sơ bộ về rủi
ro, tổn thất.

Bốn là, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện: nhằm giúp cho những
ngƣời tham gia các phƣơng án xử lý sơ bộ có thể hành động nhanh chóng,
thống nhất và hiệu quả khi rủi ro, tổn thất xảy ra, hoặc giả định xảy ra.

Khi rủi ro, tổn thất xảy ra thì DN cần thực hiện các biện pháp sau:

Khoanh vùng lĩnh vực, khâu xảy ra rủi ro, tổn thất : Khoanh lại rủi ro tức
là hạn chế tác động của rủi ro, tổn thất không lan rộng về mặt phạm vi cũng
nhƣ mức độ trầm trọng, không biến nó trở thành những nguyên nhân để xảy
ra rủi ro, tổn thất khác.

Tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục giá trị sử dụng, giá trị
thƣơng mại của hàng hoá, tài sản, sức khoẻ của con ngƣời...

Tìm kiếm xem xét lại khả năng và biện pháp phòng ngừa rủi ro. Phòng
ngừa là phƣơng thức tốt nhất hạn chế rủi ro, tổn thất. Rõ ràng khi mà rủi ro,
tổn thất xảy ra thì cần xem xét lại các biện pháp phòng ngừa rủi ro trƣớc đây
hoặc có thể phải tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa rủi ro khác tốt hơn.

- Xử lý hành chính các rủi ro, tổn thất.

Xử lý hành chính các rủi ro, tổn thất chủ yếu là bƣớc giải quyết vấn đề
tìm nguồn kinh phí để trang trải, tài trợ nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả
của rủi ro, tổn thất. Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể của rủi ro mà DN áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhau, cụ thể là:

Di chuyển rủi ro, tổn thất: Đối với những rủi ro có trong hợp đồng bảo
hiểm, cần tiến hành đầy đủ nhanh chóng các thủ tục để khiếu nại, đòi bồi
thƣờng các công ty bảo hiểm.

Tìm nguồn tài trợ riêng để trang trải những rủi ro, tổn thất mà doanh
nghiệp phải gánh chịu. Những rủi ro bất ngờ không thuộc trong các danh mục
bảo hiểm mà doanh nghiệp buộc phải giữ lại một cách cố ý hay vô tình.
Doanh nghiệp phải tìm các nguồn tài trợ riêng để trang trải, bù đắp cho những
thiệt hại xảy ra. Thông thƣờng trong kinh doanh, nguồn tài trợ này chủ yếu là
nguồn tín dụng ƣu đãi của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ cho
doanh nghiệp, ngoài ra còn từ các quĩ hỗ trợ của nhiều tổ chức khác nhau.

Chuẩn bị các phƣơng án thay thế: Mỗi doanh nghiệp hoạt động thƣờng
theo một phƣơng án kinh doanh nào đó mà họ cho là hiệu quả nhất. Một khi
phƣơng án kinh doanh này gặp rủi ro tức là đối mặt với nguy cơ phá sản. Xử
lý hành chính đối với các rủi ro buộc doanh nghiệp phải thay thế và chuyển
sang kinh doanh theo phƣơng án ít rủi ro hơn.
KẾT LUẬN

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và XNK nói riêng là vấn đề
không mới song vấn đề này chƣa đƣợc các doanh nghiệp nhìn nhận nhƣ là
một yếu tố độc lập riêng biệt. Họ thƣờng xoá nhoà rủi ro với những bất chắc
trong từng nghiệp vụ ngoại thƣơng mà chƣa nhìn nhận một cách tổng thể.
Chính vì vậy, các biện pháp phòng tránh rủi ro còn manh mún, chƣa đƣợc
quan tâm một cách đúng mức, chƣa thành chủ trƣơng để mỗi cán bộ nhân
viên phụ trách từng khâu nghiệp vụ nhìn nhận chủ động mà thƣờng thụ động
đối phó với những rủi ro đã xảy ra.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, nhiều vấn đề mới nảy sinh
trong thƣơng mại quốc tế. Do đó, để hoàn thiện mình và kinh doanh có hiệu
quả thì các doanh nghiệp không đƣợc tách rời cơ hội với rủi ro. Phải phân
tích rủi ro cụ thể hơn, sâu sắc hơn không chỉ ở mức tổng thể, hay nghiệp vụ
mà phải phân tích theo từng nhóm ngành, từng lĩnh vực riêng để giảm thiểu
mức tổn thất, giảm thiểu các tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả XNK.
Mỗi doanh nghiệp khi nắm vững khó khăn của mình trong khắc phục và hạn
chế rủi ro sẽ có cách nhìn tổng thể về môi trƣờng kinh doanh, để từ đó tác
động trở lại mang tính chất tƣ vấn với các chính sách, pháp luật của chính
phủ đối với hoạt động liên quan.

Tuy thời gian và năng lực thống kê của tác giả, của cơ quan thống kê về
vấn đề rủi ro còn hạn chế nên không có những số liệu kinh tế minh chứng một
cách cụ thể, nhƣng luận văn đã tập trung và phân tích một số rủi ro chính
trong hoạt động kinh doanh XNK góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
các DN. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn: PGS -
TS Nguyễn Nhƣ Tiến, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Hoàng Văn Châu, Nguyễn Hồng Đàm (1997) Vận tải và bảo hiểm trong
ngoại thương. Nxb Giáo Dục, Hà nội.

2. Nguyễn Thị Hồng Hải (2002). Những giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh
toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn
Thạc sỹ kinh tế. Học viện ngân hàng, Hà nội.

3. Khuất Thu Hồng. Các tổ chức NGOs Việt Nam,tài liệu hội thảo Hợp tác
giữa khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân (PPP), ngày 5-6/01/2004, 14 Trần
Bình Trọng, Hà Nội.

4. Ngô Ngọc Huyền, Bùi Thị Hồng Thu, Lê Tấn Bửu, Bùi Thanh Hùng
(2001). Rủi ro trong kinh doanh. Nxb Thống Kê, Hà nội.

5. Nguyễn Phúc Khanh (2002). Cải cách chính sách thương mại của Việt
Nam. Nxb Thống Kê, Hà nội.

6. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc (1998). Rủi ro và một số giải pháp phòng
ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, Tạp chí Ngân hàng số 8.

7. Trần Chí Thành (1995). Kinh doanh thương mại quốc tế trong cơ chế
thị trường. Nxb Thống kê, Hà nội.

8. Nguyễn Nhƣ Tiến (2001). Hướng dẫn sử dụng vận đơn đường biển
trong thương mại và hàng hải quốc tế. Nxb Giao thông vận tải, Hà nội.

9. Nguyễn Văn Tiến (1999). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Nxb Thống kê, Hà nội.

10. Vũ Hữu Tửu (2002). Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
11. Nguyễn Thị Quy(1995): Giải pháp thúc đẩy nhằm hoàn thiện hoạt động
TTQT của Việt Nam, Luật án phó tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà nội.

12. Jan Ramburg ( 1994). Hướng dẫn sử dụng Incoterm 1990. Nxb Khoa học
và kỹ thuật, Hà nội.

13. Bản tin chuyên đề môi trƣờng kinh doanh tháng 2.3.4/2004, Trung tâm
thông tin kinh tế, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam.

14. Báo cáo kim ngạch XNK theo khu vực và thị trƣờng, Bộ Thƣơng Mại các
năm 2000, 2001, 2002, 2003.
15. Tài liệu tập huấn về Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (thƣơng hiệu)
phục vụ sản xuất và kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế tháng 4/2004,
Cục sở hữu trí tuệ, 386 - Nguyễn Trãi, Hà nội.
16. Melvins. Schwechter. „Kiện bán phá giá tôm và một số mặt hàng của Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ” tài liệu hội thảo “ Bán phá giá” do Trung
tâm nghiên cứu phát triển kinh tế(CEDS)- Đại Học Quốc Gia Hà Nội tổ
chức ngày 8 tháng 1 năm Tài liệu hội thảo chống bán phá giá.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
17. Editch& H.G Koeglmayr, “Country Risk Ratings”
Management Internations Review.
18. International chamber of commercial (1993). The uniform customs
&pratice for documentary credit, 1993 revision, ICC publication, No
500, Paris.
Địa chỉ các trang Web tham
khảo: www.baoviet.com.vn
www.dei.gov.vn
www.exim-pro.com
www.hvnclc.com.vn
www.mof.gov.vn
www.mot.gov.vn
www.mpi.gov.vn
www.sgtt.com.vn
www.thuonghieuviet.com.vn
www.vcci.com.vn
www.vneconomy.com.vn
www.vietnamtradefair.com
www.vninvest.com
www.vnexpress
www.vnn.vn
MỤC LỤC
Mở đầu...............................................................................................................1
Chƣơng 1: Lý luận chung về rủi ro - rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 4
1.1. Khái niệm về rủi ro
...........................................................................................................................
4
1.1.1. Khái niệm rủi ro......................................................................................4
1.1.2. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK...............................5
1.1.3. Đặc điểm.................................................................................................6
1.2. Phân loại.....................................................................................................8
1.2.1. Căn cứ vào tính chất của rủi ro................................................................8
1.2.2. Căn cứ vào phạm vi ảnh hƣởng của rủi ro..............................................8
1.2.3. Căn cứ vào khả năng bảo hiểm...............................................................9
1.2.4. Căn cứ vào nguyên nhân sinh ra rủi ro....................................................9
1.2.5. Căn cứ vào môi trƣờng.........................................................................10
1.2.5. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh XNK...............................................14
1.2.6. Rủi ro khác............................................................................................22
1.3. Sự cần thiết nghiên cứu rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK...........23
Chƣơng 2: Thực trạng Rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK Việt Nam. .25
2.1. Khái quát tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây........25
2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK.................................27
2.2.1. Rủi ro ký kết, thực hiện hợp đồng.........................................................27
2.1.2. Rủi ro trong lựa chọn phƣơng thức thanh toán.....................................30
2.2.3. Rủi ro trong vận chuyển hàng hoá........................................................34
2.2.4. Rủi ro bảo hiểm.....................................................................................37
2.2.5. Rủi ro do chính trị, pháp lý...................................................................38
2.2.6. Rủi ro tỷ giá...........................................................................................45
2.2.7. Rủi ro do thiếu thông tin, lừa đảo, gian lận thƣơng mại.......................46
2.3. Đánh giá về rủi ro XNK của Việt Nam....................................................50
2.3.1. Nguyên nhân khách quan......................................................................50
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan..........................................................................52
Chƣơng 3: Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh XNK......................................................................................................61
3.1. Các giải pháp vĩ mô..................................................................................61
3.1.1. Tạo môi trƣờng pháp luật đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển trong
thời kỳ hội nhập...............................................................................................61
3.1.2. Chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối.....................................................66
3.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế là hạn chế rủi ro............................................68
3.1.4. Tăng cƣờng sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan đại diện......................70
3.1.5. Thành lập các văn phòng đại diện thƣơng mại tại các khu vực thị
trƣờng trọng tâm.............................................................................................71
3.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp.........................................................72
3.2.1. Tìm hiểu kỹ môi trƣờng kinh doanh tại các nƣớc đối tác....................74
3.2.2. Doanh nghiệp phối hợp hài hoà với các cơ quan, tổ chức, các bộ, ngành
trong trao đổi thông tin....................................................................................75
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tác nghiệp, mở rộng và đa dạng hoá thị trƣờng....76
3.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ trong quản trị rủi ro.....................................76
3.2.5 Xây dựng bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro, tổn thất trong các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.......................................................81
3.2.6. Xử lý, khắc phục hạn chế hậu quả khi rủi ro đã xảy ra.........................82
Kết luận...........................................................................................................85
Tài liệu tham khảo...........................................................................................86

You might also like