You are on page 1of 25

CHƯƠNG X – CON NGƯỜI

I CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

II QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN


III VÀ CÁ NHÂN TRONG LỊCH SỬ
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

1. Con người - một thực thể “sinh vật - xã hội - tinh thần”

- Tiền đề đầu tiên của sự tồn tại người là sự sống của thể
xác. Thể xác của con người trước hết là vật thể của giới tự
nhiên.
- Trong thể xác “khả tử” của con người luôn có những nhu
cầu tự nhiên (ăn, uống, ngủ, nghỉ, duy trì nòi giống, tự
vệ…), mà thiếu những cái này thì con người không thể tồn
tại được; và chịu sự tác động của những quy luật vật lý,
hóa học, sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường,
di truyền và biến dị, sự tiến hóa…) giống như những sinh
vật khác.
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1. Con người - một thực thể “sinh vật - xã hội - tinh thần”

- Là “vật thể tự nhiên”, thể xác con người khác về chất so


với tất cả các vật thể tự nhiên khác:
Cơ thể người là một cấu trúc sinh học ở trình độ cao với
bộ óc, hệ thần kinh hoàn thiện, với khối lượng cực lớn các
mối liên hệ và quan hệ…
Cơ thể người tồn tại cùng với sự tồn tại, phát triển của
XH; con người trở thành người do quá trình lao động,
trong đó XH sản sinh ra con người.
→ Trong cơ thể con người có những nhu cầu và các quy
luật sinh học, những nhu cầu và các quy luật XH,…
Những nhu cầu tự nhiên của con người không còn
“thuần túy tự nhiên” nữa, mà mang tính xã hội cao và
ngày càng được xã hội hóa sâu sắc.
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

1. Con người - một thực thể “sinh vật - xã hội - tinh thần”

- Cấu trúc “sinh vật - xã hội” cùng quá trình lao động và
ngôn ngữ mà con người phản ánh một cách tích cực, sáng
tạo hiện thực khách quan vào trong bộ óc của mình và trên
cơ sở đó hình thành nên ý thức.
Ý thức là hiện thực tinh thần, gắn liền với sự sống và cái
chết của thể xác con người, được “vật chất hóa” dưới dạng
ngôn ngữ, biểu tượng, khái niệm, phạm trù…
→ Trong cơ thể con người (ngoài những nhu cầu và những
quy luật sinh học, xã hội) còn những nhu cầu và những quy
luật tinh thần.
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

1. Con người - một thực thể “sinh vật - xã hội - tinh thần”

→ Con người là một thực thể “sinh vật - xã hội - tinh thần”,
sự tác động của ba hệ thống nhu cầu (nhu cầu sinh học, nhu
cầu xã hội, nhu cầu tinh thần) và ba hệ thống quy luật (quy
luật sinh học, quy luật xã hội, quy luật tinh thần); hệ thống
nhu cầu xã hội và quy luật xã hội giữ vị trí trung tâm và có
vai trò quyết định.
Mỗi hệ thống nhu cầu và quy luật có vị trí, vai trò và tác
dụng của mình trong sự tồn tại và phát triển của con người;
chúng tham gia vào việc quy định bản chất của con người.
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

2. Bản chất con người

- Tự nhiên không thỏa mãn con người, muốn tồn tại và


phát triển được, con người phải lao động sản xuất vật chất.

Trong quá trình lao động sản xuất, con người bộc lộ hai
loại quan hệ cơ bản mang tính khách quan: Quan hệ của
con người với giới tự nhiên được thể hiện ở lực lượng sản
xuất, quan hệ giữa con người với con người được thể hiện
ở quan hệ sản xuất.
- Khi ra đời, con người không thể tự chọn cho mình những
quan hệ, phải gia nhập ngay vào quan hệ đã có, phải trở
thành “cái mang những mối quan hệ xã hội ấy”.
→ Trong đời sống thực tiễn, con người không bộc lộ như là
thực thể sinh vật, mà là thực thể xã hội.
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

3. Vấn đề “tha hóa con người” và giải phóng con người

- “Tha hóa con người” là con người không còn là chính


mình, trở thành cái tồn tại khác, cái đối lập với mình.
- Nguyên nhân của sự “tha hóa con người” là do chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất và sự nô dịch nhiều mặt đối với con
người. Những người bị nô dịch, thì toàn bộ cuộc sống và
hoạt động của họ đều bị tha hóa, tức nó không còn của họ
nữa, mà trở thành cái xa lạ đối với họ.
- Trong CNTB, nền sản xuất hàng hóa làm xuất hiện “tha
hóa lao động”, đưa đến “tha hóa con người”.
- CNTB không xóa bỏ được sự “tha hóa con người”, làm
sâu đậm thêm sự tha hóa đó bằng cách tăng cường bóc lột
người lao động.
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

3. Vấn đề “tha hóa con người” và giải phóng con người

- Trong khi tuyệt đối hóa lợi nhuận, mãnh lực đồng tiền và
sùng bái hàng hóa, CNTB làm cho mọi quan hệ của con
người tan biến sau “lợi ích lạnh lùng”, mọi tình cảm nhấn
chìm “trong làn nước băng giá của sự tính toán ích kỷ”.
→ Sự tha hóa trở thành phổ biến; các nhà tư bản không
khống chế được bản thân mình và những sản phẩm của xã
hội.
→ Họ cũng trở thành nạn nhân và không thể tự giải phóng
được mình.
→ Sự “tha hóa con người” do hoạt động của chính con
người tạo ra; bằng chính hoạt động tích cực của mình, con
người có thể xóa bỏ được sự “tha hóa” của mình.
I. CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

3. Vấn đề “tha hóa con người” và giải phóng con người

 Xóa bỏ “tha hóa” và giải phóng con người:


- Xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản – Nguồn gốc sinh ra mọi nô
dịch trong CNTB.
- Sự nghiệp xóa bỏ “tha hóa”, giải phóng con người là sự
nghiệp của quần chúng lao động, GCVS là lực lượng nòng
cốt và quyết định.
- Sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là
một quá trình lâu dài; phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát
triển của LLSX, vào điều kiện vật chất bắt buộc của sự
nghiệp giải phóng con người.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Cá nhân

- Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong


một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành
viên của xã hội ấy; do những đặc điểm riêng biệt của mình
mà phân biệt với những thành viên khác của xã hội.
- XH bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá
nhân sống, hoạt động trong những nhóm, cộng đồng, tập
đoàn XH khác nhau, do điều kiện lịch sử cụ thể quy định
- Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có những “quan hệ xã
hội” riêng, không giống quan hệ xã hội của các cá nhân
khác, có kinh nghiệm riêng, có nhu cầu, lợi ích, nguyện
vọng riêng.
- Các các nhân dù khác biệt đến đâu, đều là thành viên
của XH, mang bản chất XH, không thể sống ngoài XH.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Cá nhân
- Trong XH có GC, mỗi giai cấp đều do các cá nhân –
thành viên của GC – hợp thành.
Mỗi cá nhân trong một giai cấp, mang bản chất chung
của con người, mang bản chất một giai cấp nhất định; có
những đặc điểm riêng làm cho cá nhân này không giống cá
nhân khác.
- Phân biệt cá nhân với cá thể người. Một con người mới
lọt lòng chưa có ý thức, chưa có những quan hệ xã hội thật
sự, chưa thể gọi là một cá nhân.
Con người có ý thức, có thế giới nội tâm riêng, có những
quan hệ xã hội riêng, mới trở thành một cá nhân đúng
nghĩa khái niệm này.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Xã hội

- Xã hội là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các cá nhân


trong mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cộng
đồng nhỏ nhất của một XH là cộng đồng tập thể gia đình,
cơ quan, đơn vị,… và lớn hơn là cộng đồng xã hội quốc
gia, dân tộc,… và rộng lớn nhất là cộng đồng nhân loại.
 Nguyên tắc cơ bản của việc xác lập mối quan hệ giữa cá
nhân và các cộng đồng xã hội chính là mối quan hệ giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội.
- Trong XHNT, quan hệ giữa cá nhân và xã hội không có
đối kháng. Lợi ích cá nhân phụ thuộc trực tiếp vào lợi ích
sống còn, hàng ngày của cộng đồng.
Con người chưa trở thành những cá nhân theo nghĩa
đầy đủ của nó; lợi ích cá nhân, vai trò của cá nhân tan
biến trong cộng đồng.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Xã hội
- XH phân chia thành các giai cấp đối kháng, giữa cá nhân
và xã hội vừa có thống nhất vừa có mâu thuẫn sâu sắc
Con người thuộc giai cấp bị bóc lột, như nô lệ, nông nô,
vô sản thiếu những điều kiện xã hội để trở thành những cá
nhân thật sự.
Con người không thể khẳng định cá nhân mình trên cơ sở
làm chủ hoạt động lao động, những thành quả lao động
của mình.
Các thành viên giai cấp thống trị, là những con người có
đặc quyền, đặc lợi được khẳng định với tư cách cá nhân và
trở thành kiểu cá nhân đặc trưng của thời đại (chẳng hạn
cá nhân phong kiến, cá nhân tư sản,…).
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Xã hội
- CNTB làm cho con người bị tha hóa.
Kết quả hoạt động của con người (người công nhân),
biến thành một lực lượng thoát ra khỏi con người, xa lạ
với con người, thống trị lại con người, đó là tư bản.
Các điều kiện lao động của người công nhân đối lập lại
người công nhân.
Trong những điều kiện đó, tự do của người lao động chỉ
mang tính hình thức, cá nhân con người không thể có sự
phát triển hài hòa và toàn diện.
Điều kiện sống, làm việc của công nhân càng tồi tệ hơn
khi họ mất việc làm; càng không thể khẳng định mình với
tư cách cá nhân.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Xã hội
Khi nào các đối kháng giai cấp toàn xã hội đã bị loại bỏ,
người lao động thực sự làm chủ các điều kiện vật chất, trở
thành người lao động tự do. Và cá nhân người lao động,
với tư cách con người mới được khẳng định.
- CNXH không “thủ tiêu cá nhân, tạo những điều kiện xã
hội cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân,
làm cho mỗi cá nhân phát huy cao độ năng lực của mình,
bản sắc của mình trong cuộc sống riêng tư cũng như trong
xây dựng một xã hội mới nhân bản, công bằng, văn minh,
một xã hội trong đó lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội không
đối lập nhau mà thống nhất với nhau, là tiền đề và điều
kiện của nhau.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
Xã hội
 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
cần tránh hai thái độ cực đoan:
- Chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối
lập với xã hội; đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu cá nhân không
phù hợp với lợi ích, điều kiện chung của XH; đòi hỏi xã
hội mà không thực hiện nghĩa vụ đối với XH.
- Chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân.
Quan niệm sai lầm về lợi ích xã hội, về chủ nghĩa tập thể,
là tư tưởng của chủ nghĩa bình quân dẫn đến thiếu sự
quan tâm thiết thực lợi ích cá nhân, coi nhẹ việc hình
thành và phát huy bản sắc cá nhân, tài năng cá nhân, xem
thường các nguyện vọng, tâm tư, ý kiến của cá nhân.
Không thấy sự phát triển của một XH là do kết quả đóng
góp tích cực sáng tạo của mọi cá nhân trong xã hội đó.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ

Khái niệm
- Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích
căn bản, gồm những thành phần, tầng lớp, giai cấp, liên
kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ
chức hay đảng phái; nhằm giải quyết những vấn đề kinh
tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản.
Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp
bức, bóc lộ, đối kháng với nhân dân.
Những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ
xã hội thông qua hoạt động của mình.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Khái niệm
- Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật,…
- Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ là
những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của
quần chúng nhân dân tạo nên.
- Lãnh tụ có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế, thời đại trên cơ sở
những QLKQ của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội.
Định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành
động cách mạng.
Tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng,
thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhằm
hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ

- Tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ.
Không có PTCM, các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội
của quần chúng nhân dân; thì không thể xuất hiện lãnh tụ.
Những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, là
nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào
quần chúng.
- Quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục
đích và lợi ích của mình.
Sự thống nhất về các mục tiêu, hành động của cách mạng
giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan hệ lợi
ích quy định.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ

- Quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục


đích và lợi ích của mình.
Lợi ích đó vận động, phát triển tùy thuộc vào thời đại,
vào địa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà lãnh tụ là đại
biểu; vào khả năng, nhận thức và vận dụng để giải quyết
mối quan hệ giữa các cá nhân, giai cấp và tầng lớp xã hội.
- Vai trò khác nhau của sự tác động đến lịch sử.
Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát
triển của lịch sử.
Lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc
đẩy sự phát triển của lịch sử.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Vai trò của quần chúng nhân dân

 Quần chúng nhân dân là LLSX cơ bản của xã hội


- Thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân là cơ sở,
động lực của sự phát triển khoa học kỹ thuật.
- KHKT làm cho NSLĐ được nâng lên không ngừng.
- Nhân dân lao động, trước hết là GCCN và đội ngũ trí
thức sản xuất là lực lượng cơ bản của nền sản xuất hiện
đại, trí tuệ cao.
- Nền sản xuất xã hội sẽ sa sút, kém hiệu quả nếu tài năng,
trí tuệ, NSLĐ không được nâng cao, KH khó phát triển.
→ Cơ sở khẳng định hoạt động sản xuất của quần chúng, là
điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển của XH.
→ Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra
lịch sử.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Vai trò của quần chúng nhân dân

 Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của CMXH:


- Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, biểu hiện thành mâu
thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Khi QHSX
trở thành xiềng xích của LLSX, cần có cuộc CMXH xóa bỏ
QHSX cũ, thiết lập QHSX xuất mới, giải phóng lực lượng
sản xuất, hình thành PTSX mới cao hơn.
- Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản, đóng vai trò
quyết định thắng lợi của các cuộc cách mạng.
Trong các cuộc cách mạng, quần chúng nhân dân tham
gia đông đảo, tự giác, tích cực thì cách mạng thắng lợi.
→ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải
là sự nghiệp riêng của của một số cá nhân.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Vai trò của quần chúng nhân dân

 Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn, không thể thay thế,
là cơ sở của sản xuất tinh thần:
- Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong sản
xuất vật chất, CMXH, đóng vai trò vô cùng to lớn trong sự
nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật, khoa học,…
- Những nền văn học nghệ thuật lớn đều bắt nguồn từ văn
học nghệ thuật dân gian.
- Trong xã hội có giai cấp, quần chúng lao động không có
điều kiện nghiên cứu khoa học; vẫn có các nhà khoa học
tài năng xuất thân từ quần chúng lao động.
Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là sự khái quát
thực tiễn lao động sản xuất chế ngự thiên nhiên và đấu
tranh xã hội của quần chúng nhân dân.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Vai trò của lãnh tụ

- Cá nhân ưu tú, lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời


đại, đại diện cho lợi ích và ý chí của nhân dân; là sản
phẩm, con đẻ của phong trào quần chúng nên sức mạnh
của họ, trí tuệ của họ bắt nguồn từ quần chúng nhân dân.
- Lãnh tụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với phong trào
quần chúng.
Lãnh tụ sáng suốt, đức độ, tài năng xuất hiện đúng lúc, có
tác dụng thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển
mạnh mẽ, chắc chắn, đúng hướng, ít sai lầm, giúp cho
phong trào quần chúng đạt những thành quả tốt đẹp nhất.
Những phong trào quần chúng to lớn không thể thiếu
người lãnh đạo có tầm nhìn xa, thấy rộng, có năng lực tổ
chức tập hợp, đoàn kết quần chúng.
III. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ
NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Vai trò của lãnh tụ

- Chống tệ sùng bái cá nhân:


Tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hóa cá nhân người lãnh
đạo, đi đến chỗ chỉ thấy vai trò quyết định của cá nhân
người lãnh đạo; mà không thấy, xem nhẹ vai trò của lãnh
đạo tập thể và quần chúng.
Tệ sùng bái cá nhân, dẫn đến hạn chế, tước bỏ quyền làm
chủ của quần chúng, làm cho quần chúng thiếu tin vào lực
lượng của bản thân họ, làm cho họ có thái độ phục tùng
tiêu cực, mù quáng, không phát huy được tính năng động
sáng tạo của họ trong sự nghiệp cách mạng.
Tệ sùng bái cá nhân tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực như
thái độ xu nịnh, quan liêu, gia trưởng, hành động tham
nhũng, cũng như mọi tệ hại khác.

You might also like