You are on page 1of 11

Bài tập nhóm

Môn: Luật Hôn nhân và gia đình


Khóa: 23LU
mỗi nhóm chọn một chủ đề, không được chọn trùng
Yêu cầu chung:
1) Hình thức: Trình bày đẹp, không lỗi chính tả, nêu câu hỏi trước mỗi
câu trả lời.
2) Ghi danh sách nhóm: Ghi họ và tên, MSSV các thành viên, bạn nào
không tham gia làm bài thì ghi chú không tham gia.
Chủ đề: ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
YÊU CẦU:
1. Điều kiện kết hôn là gì? Ý nghĩa của quy định về điều kiện kết hôn. (10 điểm)
2. Phân tích các điều kiện kết hôn (có lý giải cơ sở cho việc ban hành nội dung cụ thể của các điều kiện này,
quan điểm riêng của nhóm (nếu có)) (có So sánh quy định hiện hành với Luật HN&GĐ 2000). (25 điểm)
3. Trình bày những phong tục, tập quán lạc hậu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình pháp luật cấm áp dụng? Trình
bày những phong tục, tập quán lạc hậu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cần vận động xóa bỏ. Tìm một phong
tục lạc hậu cụ thể trong thực tiễn đang tồn tại ở Việt Nam. (15 điểm)
4. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến điều kiện kết hôn và hướng giải quyết. (10 đ)
5. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (40đ)
a) Người đang có vợ có chồng là người có đăng ký kết hôn với nhau tại cơ quan có thẩm quyền.
b) Tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn là hành vi trái pháp luật và có thể bị chế tài.
c) Người phát hiện việc kết hôn do không tự nguyện có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn đó.
d) Một người đã ký tên vào tờ khai đăng ký kết hôn và đã được cấp giáy chứng nhận kết hôn tức là người đó đã kết hôn tự
nguyện.
e) Việc kết hôn khi hai bên nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn gọi là tảo hôn.
f) Người chỉ biết năm sinh mà không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì không thể đăng ký kết hôn.
g) Người bị mất khả năng nhận thức nhưng chưa bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn có thể kết hôn.
2
h) Những người cùng giới tính tổ chức kết hôn và chung sống như vợ chồng là hành vi trái pháp luật.
Chủ đề: ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
YÊU CẦU:
1. Trình bày trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trong nước (tại UBND cấp xã)
(15d)
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn trong nước và hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có những điểm khác nhau nào?
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không có thông tin về tình trang hôn nhân của các bên đề nghị
kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn sẽ giải quyết như thế nào? (20 đ)
3. Nêu trường hợp ngoại lệ về đăng ký kết hôn. Cách xử lý khi đăng ký kết hôn không đúng cơ quan có thẩm quyền?
(10đ)
4. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến đăng ký kết hôn và hướng giải quyết. (15đ)
5. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (40đ)
a) Thời kỳ hôn nhân luôn được xác định kề từ thời điểm đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thầm quyền mà không có
ngoại lệ (5đ)
b) Cơ quan đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam luôn là Ủy ban nhân dân cấp huyện. (5đ)
c) Các bên nam, nữ đều phải nộp giấy xác nhận tình trạng độc thân cho cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký kết hôn. (5đ)
d) Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn kể từ khi các bên nộp hồ sơ đầy đủ là 3 ngày. (5đ)
e) Trong một số trường hợp, quan hệ hôn nhân được xác lập trên cơ sở phán quyết của Tòa án. (5đ)
f) Trong mọi trường hợp, nếu các bên không thể xác nhận được tình trạng hôn nhân thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không thực
hiện đăng ký kết hôn. (5đ)
g) Hồ sơ đăng ký kết hôn phải có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. (5đ) 3
Chủ đề: KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
YÊU CẦU:
1. Phân tích khái niệm kết hôn trái pháp luật. Trình bày thẩm quyền hủy kết hôn, căn cứ hủy kết hôn, chủ
thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn. (15đ)
2. Trình bày các hình thức xử lý kết hôn trái pháp luật (về dân sự, hành chính, hình sự) (15 điểm)
3. Pháp luật hướng dẫn cách xác định các bên đủ điều kiện kết hôn khi xử lý kết trái pháp luật như thế
nào? Cho các ví dụ minh họa đối với việc xác định từng điều kiện kết hôn. Hãy nêu rõ Tòa án sẽ xác
định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp khi xử lý yêu cầu hủy kết hôn, các bên đủ điều kiện kết hôn
và yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân? (15đ)
4. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến vấn đề kết hôn trái pháp luật và hướng giải quyết. (10đ)
5. So sánh hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn và ly hôn. (10 đ)
6. Hãy chọn một bản án, hoặc án lệ mà nhóm tâm đắc nhất liên quan đến kết hôn trái pháp luật
(tham khảo trên trang web của Tòa án nhân dân tối cao) và trình bày các nội dung sau: (15đ)
a) Tóm tắt nội dung vụ án
b) Tòa án đã giải quyết vụ việc như thế nào? Xác định cơ sở pháp lý Tòa án đã căn cứ để giải quyết vụ việc.
c) Nhận xét, đánh giá của nhóm về phán quyết của Tòa án
7. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (20đ)
a) Chung sống như vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn là kết hôn trái luật. (5 đ)
b) Bất kỳ ai phát hiện việc kết hôn trái pháp luật đều có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật. (5đ)
c) Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là 10 năm tù. (5 đ)
d) Người chung sống như vợ chồng với người khác nhưng không biết người đó đang có vợ (có chồng) thì không 4
Chủ đề: KHÔNG CÔNG NHẬN QUAN HỆ VỢ CHỒNG
YÊU CẦU:
1. Nêu các trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Phân
tích hậu quả pháp lý của không công nhận quan hệ vợ chồng. (20 điểm)
2. So sánh hậu quả pháp lý giữa ly hôn và không công nhận quan hệ vợ chồng. (15 điểm)
3. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến vấn đề không công nhận quan hệ vợ chồng. (10 đ)
4. Hãy chọn một bản án, hoặc án lệ mà nhóm tâm đắc nhất liên quan đến không công nhận quan hệ vợ
chồng (tham khảo trên trang web của Tòa án nhân dân tối cao) và trình bày các nội dung sau: (15đ)
a) Tóm tắt nội dung vụ án
b) Tòa án đã giải quyết vụ việc như thế nào? Xác định cơ sở pháp lý Tòa án đã căn cứ để giải quyết vụ việc.
c) Nhận xét, đánh giá của nhóm về phán quyết của Tòa án
5. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (40đ)
a) Trường hợp nam, nữ không đăng ký kết hôn và chung sống như vợ chồng sau ngày 3.1.1987 nếu có yêu cầu tòa án hủy kết hôn, tòa
án sẽ giải quyết theo thủ tục ly hôn. (5 điểm)
b) Tòa án có thể xử phạt hành chính đối với hành vi chung sống như vợ chồng và vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. (5 điểm)
c) Khi Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng của nam nữ, nếu người nam đang có vợ, có chồng thì con được giao cho người nữ
nuôi dưỡng. (5 điểm)
d) Cơ sở để Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng là do các bên nam nữ vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. (5 điểm)
e) Người thân thích của nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có quyền yêu cầu không công nhận quan hệ vợ
chồng của nam nữ. (5 điểm).
f) Nếu các bên không đăng ký kết hôn mà yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ không nhận đơn và không giải quyết vụ việc (5 điểm).
g) Nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là trái pháp luật. (5 điểm)
h) Tài sản do nam, nữ chung sống như vợ chồng tạo ra trong thời kỳ chung sống nếu có tranh chấp sẽ được chia đôi (5 điểm) 5
Chủ đề: XÁC ĐỊNH CHA, MẸ VÀ CON ĐẺ
YÊU CẦU:
1. Việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa như thế nào? Phân tích xác định cha, mẹ, con trong các trường hợp:
con chung của vợ chồng; khi giữa cha mẹ trẻ không tồn tại hôn nhân hợp pháp; trong trường hợp con sinh
ra theo phương pháp khoa học; trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. (20 đ)
2. Chủ thể nào có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ con? Trình bày thủ tục xác định cha, mẹ, con tại cơ quan
hộ tịch (trường hợp không có yếu tố nước ngoài) (10 đ)
3. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến xác định cha, mẹ, con và hướng giải quyết. (15 đ)
4. Hãy chọn một bản án, hoặc án lệ mà nhóm tâm đắc nhất liên quan đến xác định cha, mẹ, con (tham
khảo trên trang web của Tòa án nhân dân tối cao) và trình bày các nội dung sau: (15đ)
a) Tóm tắt nội dung vụ án
b) Tòa án đã giải quyết vụ việc như thế nào? Xác định cơ sở pháp lý Tòa án đã căn cứ để giải quyết vụ việc.
c) Nhận xét, đánh giá của nhóm về phán quyết của Tòa án
5. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (40đ)
a) Trường hợp xác định cha, mẹ, con không có tranh chấcosthif không cần cung cấp chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền giải
quyết. (5 điểm)
b) Không thể nhận cha, mẹ con khi một trong các bên được cho là cha, mẹ, con đã chết. (5 điểm)
c) Nếu người đang yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con chết thì Tòa án sẽ chấm dứt việc xác định cha, mẹ, con. (5 điểm)
d) Việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. (5 điểm)
e) Người đã có từ hai con trở lên không được phép mang thai hộ. (5 điểm)
f) Chỉ có con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mới được xác định là con chung của vợ chồng (5 điểm)
g) Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đều được hưởng chế độ thai sản. (5 điểm)
6
Chủ đề: NUÔI CON NUÔI
YÊU CẦU:
1. Mục đích của việc nuôi con nuôi là gì? Trình bày các nguyên tắc của việc nuôi con nuôi? Pháp luật nuôi
con nuôi cấm nuôi con nuôi trong những trường hợp nào? Vì sao cấm những trường hợp này? (15 điểm)
2. Phân tích các điều kiện nuôi con nuôi: điều kiện của người nhận nuôi và điều kiện của người được nhận
nuôi (giải thích rõ cơ sở, lý do ban hành các điều kiện đó). (20 điểm)
3. Trình bày trình tục, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước. (10 điểm)
4. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì? Trình bày các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
(10 điểm)
5. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến xác lập quan hệ cha, mẹ và con nuôi. (10 đ)
6. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (35đ)
a) Người nước ngoài không thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con
nuôi với Việt Nam thì không thể nhận trẻ em Việt Nam là con nuôi. (5 điểm)
b) Cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ gì đối với con đã cho làm con nuôi. (5 điểm)
c) Con đã làm con nuôi của người khác vẫn có quyền thừa kế tài sản của cha, mẹ đẻ. (5 điểm)
d) Cha mẹ nuôi không có quyền xác định dân tộc cho con nuôi. (5 điểm)
e) Người nhận nuôi con nuôi luôn lớn hơn con nuôi 20 tuổi trở lên. (5 điểm)
f) Người đã từng vi phạm pháp luật thì không thể nhận nuôi con nuôi. (5 điểm)
g) Đối với đứa trẻ là đối tượng được nhận nuôi, người có quan hệ huyết thống với đứa trẻ sẽ được ưu
7
tiên nhận nuôi so với những người khác, trừ trường hợp pháp luật cấm. (5 điểm)
Chủ đề: QUAN HỆ VỢ CHỒNG
YÊU CẦU:
1. Trình bày quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản theo thỏa thuận: thời điểm xác
lập, hình thức, nội dung, nguyên tắc áp dụng khi có tranh chấp. (15 điểm)
2. Phân tích quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo luật định. (20 điểm)
3. Hãy chỉ ra những điểm mới của Luật hôn nhân và gia đình 2014 so với Luật hôn nhân và gia đình 2000
liên quan đến việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng về chế độ tài sản vợ chồng theo luật
định. (15 điểm)
4. Hãy chọn một bản án, hoặc án lệ mà nhóm tâm đắc nhất liên quan đến quan hệ vợ chồng (tham
khảo trên trang web của Tòa án nhân dân tối cao) và trình bày các nội dung sau: (15đ)
a) Tóm tắt nội dung vụ án
b) Tòa án đã giải quyết vụ việc như thế nào? Xác định cơ sở pháp lý Tòa án đã căn cứ để giải quyết vụ việc.
c) Nhận xét, đánh giá của nhóm về phán quyết của Tòa án
5. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (35đ)
a) Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng luôn là vi phạm hình sự. (5 điểm)
b) Chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ có điều kiện luôn là người đại diện. (5 điểm)
c) Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận phải đảm bảo điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và phải được lập trước khi
kết hôn. (5 điểm)
d) Chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ có điều kiện luôn là người đại diện. (5 điểm)
e) Chồng hoặc vợ gây thiệt hại thì cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ bồi thường. (5 điểm)
f) Các khoản trợ cấp do vợ, chồng có được trong thời ký hôn nhân đều là tài sản riêng của vợ chồng. (5 điểm)
g) Theo quy định, vợ, chồng có quyền định đoạt đối với những tài sản chung có giá trị nhỏ. (5 điểm)
8
Chủ đề: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON
YÊU CẦU:
1. Trình bày nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con (10 điểm)
2. Phân tích nghĩa vụ và quyền tài sản giữa cha mẹ và con. (15 điểm)
3. Trình bày quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên (10 điểm)
4. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến quan hệ cha mẹ, con và hướng giải quyết. (10 đ)
5. Hãy chọn một bản án, hoặc án lệ mà nhóm tâm đắc nhất liên quan đến quan hệ cha, mẹ, con (tham
khảo trên trang web của Tòa án nhân dân tối cao) và trình bày các nội dung sau: (15đ)
a) Tóm tắt nội dung vụ án
b) Tòa án đã giải quyết vụ việc như thế nào? Xác định cơ sở pháp lý Tòa án đã căn cứ để giải quyết vụ việc.
c) Nhận xét, đánh giá của nhóm về phán quyết của Tòa án
6. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (40 đ)
a) Trong mọi trường hợp, con đã thành niên thì cha mẹ không còn nghĩa vụ nuôi dưỡng. (5 điểm)
b) Con chưa thành niên không có nghĩa vụ gì về kinh tế đối với gia đình. (5 điểm)
c) Con chưa thành niên nếu gây thiệt hại và có tài sản thì cha, mẹ luôn có quyền sử dụng tài sản đó để bồi thường thiệt
hại. (5 điểm)
d) Cha mẹ hết tuổi lao động thì con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ. (5 điểm)
e) Cha mẹ luôn là người đại diện cho con chưa thành niên. (5 điểm)
f) Khi ly hôn, cha mẹ phải chia một phần tài sản của mình cho con. (5 điểm)
g) Cha mẹ không có quyền quản lý tài sản của con chưa thành niên nếu con không đồng ý. (5 điểm)
h) Cha mẹ là người giám hộ cho con chưa thành niên, trừ một số trường hợp pháp luật có quy dịnh khác. (5 điểm)
9
Chủ đề: CHẤM DỨT HÔN NHÂN
YÊU CẦU:
1. Hôn nhân chấm dứt trong trường hợp nào? Cho biết hậu quả pháp lý khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên
bố chết : quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa các bên? Nêu rõ trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố
chết nhưng còn sống và sau đó quay về: quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa các bên? (15 điểm)
2. Ly hôn là gì? Trình bày các trường hợp ly hôn. Phân tích căn cứ ly hôn trong từng trường hợp. (15 điểm)
3. Trình bày hậu quả pháp lý của việc ly hôn. (15 điểm)
4. Nêu tình huống pháp lý liên quan đến chấm dứt hôn nhân và hướng giải quyết. (10 đ)
5. Hãy chọn một bản án, hoặc án lệ mà nhóm tâm đắc nhất liên quan đến ly hôn (tham khảo trên trang
web của Tòa án nhân dân tối cao) và trình bày các nội dung sau: (15đ)
a) Tóm tắt nội dung vụ án
b) Tòa án đã giải quyết vụ việc như thế nào? Xác định cơ sở pháp lý Tòa án đã căn cứ để giải quyết vụ việc.
c) Nhận xét, đánh giá của nhóm về phán quyết của Tòa án
6. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (30)
a) Chỉ có vợ, chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. (5 điểm)
b) Vợ đang mang thai không thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. (5 điểm).
c) Khi ly hôn, vợ, chồng khó khăn và người kia có điều kiện thì đương nhiên có nghĩa vụ cấp dưỡng. (5 điểm)
d) Con dưới 3 tuối luôn được giao cho mẹ nuôi dưỡng. (5 điểm)
e) Vợ, chồng trực tiếp tạo ra thu nhập sẽ được chia tài sản nhiều hơn chồng, vợ ở nhà làm công việc nội trợ. (5 điểm)
f) Khi có căn cứ vợ, chồng ngoại tình, Tòa án sẽ quyết định cho vợ chồng ly hôn. (5 điểm)

10
Chủ đề: QUAN HỆ CẤP DƯỠNG
YÊU CẦU:
1. Cấp dưỡng là gì? Hãy chứng minh quan hệ cấp dưỡng là quan hệ pháp luật nghĩa vụ đặc biệt. (10 điểm)
2. Phân tích quy định về mức cấp dưỡng, thay đổi, tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng. (10 điểm)
3. Phân tích điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con. (10 điểm)
4. Phân tích điều kiện phát sinh và chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau. (10 điểm)
5. Nêu sự khác biệt giữa nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi
ly hôn. (10 điểm)
6. Hãy chọn một bản án, hoặc án lệ mà nhóm tâm đắc nhất liên quan đến quan hệ cấp dưỡng (tham khảo
trên trang web của Tòa án nhân dân tối cao) và trình bày các nội dung sau: (15đ)
a) Tóm tắt nội dung vụ án (không quá ½ trang A4)
b) Tòa án đã giải quyết vụ việc như thế nào (chỉ đề cập đến luật nội dung, không trình bày phần tố tụng)? Xác định cơ sở
pháp lý Tòa án đã căn cứ để giải quyết vụ việc.
c) Nhận xét, đánh giá của nhóm về phán quyết của Tòa án.
7. Xác định các nhận định sau là đúng hay sai, giải thích. (35đ)
a) Về mặt pháp lý, cha mẹ và anh chị không thể đồng thời là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một chủ thể nhất định. (5 điểm)
b) Người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu tằng mức cấp dưỡng trong trường hợp người được cấp gặp khó khăn về kinh tế. (5 điểm)
c) Anh, chị không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em là con nuôi của cha, mẹ mình. (5 điểm)
d) Trong trường hợp nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người thì mức cấp dưỡng của mỗi người là như nhau. (5 điểm)
e) Anh, chị đã kết hôn không còn nghĩa vụ cấp dưỡng cho em. (5 điểm)
f) Theo quy định hiện hành, mức cấp dưỡng cho con không được thấp hơn 2 triệu đồng. (5 điểm)
g) Cháu đang cấp dưỡng cho dì ruột, nếu cháu trực tiếp nuôi dưỡng dì thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cháu sẽ chấm dứt. (5 điểm) 11

You might also like