You are on page 1of 21

LIÊN QUAN GIỮA TAI MŨI HỌNG

VÀ CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC


BS NGUYỄN THANH HÀ
ĐẠI CƯƠNG

• Cơ thể là một khối thống nhất, là một cá thể có cẩu trúc giải phẫu và
sinh lý hoàn chỉnh gồm các hệ thống, cơ quan thực hiện các chức
năng riêng biệt nhưng lại thống nhất hữu cơ với nhau
• Y học ngày càng hình thành nhiều chuyên khoa khác nhau
• Sự phân chia cần hiểu theo ý nghĩa tương đối
• Người thầy thuốc không chỉ nắm vững chuyên khoa của mình và cần
hiểu các chuyên khoa gần gũi và liên quan
ĐẠI CƯƠNG

• TMH là những hốc tự nhiên nằm sâu trong cơ thể


• Các giác quan tinh tế: nghe, thăng bằng, ngửi, phát âm và chức năng
thở
• Bệnh lý ở TMH có thể ảnh hưởng đến cơ quan khác và ngược lại
• Nhiều bệnh lý của chuyên khoa khác mượn triệu chứng của TMH và
ngược lại
• Thầy thuốc đa khoa và thầy thuốc TMH cần hiểu mối liên hệ này
LIÊN QUAN VỚI NỘI KHOA

• Nội tiêu hóa


• Chất xuất tiết trong viêm mũi họng gây rối loạn tiêu hóa
• Sưng hạch lympho ở ruột khi viêm họng
• Nôn ra máu do vỡ tĩnh mạch trướng thực quản
• Trào ngược dịch dạ dày gây bệnh đường hô hấp
• Suy gan gây rối loạn đông máu, dễ chảy máu mũi
LIÊN QUAN VỚI NỘI KHOA

• Nội hô hấp
• Các bệnh TMH như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản đều gây ho
• Khạc ra máu có thể do TMH: Chảy máu mũi, viêm xoang, Rendu – Osler,…
• Dị vật đường thở bỏ quên có thể gây viêm phế quản mạn, abces phổi
• Lao thanh quản thường thứ phát sau lao phổi, BN lao đi khám TMH vì ho
• Dị ứng của đường hô hấp: Hen và viêm mũi dị ứng
LIÊN QUAN VỚI NỘI KHOA

• Nội tim mạch – thận – cơ xương khớp


• Amiđan viêm mạn tính trở thành lò viêm tiềm tàng, thường xuyên tái phát khi
gặp điều kiện thuận lợi thông qua cơ chế miễn dịch gây viêm thận, viêm khớp,
viêm tim
• Giải quyết lò viêm (cắt bỏ Amiđan) sẽ góp phần điều trị các bệnh lý trên
• Nội huyết học
• Bệnh nhân giai đoạn cuối của các bệnh về máu thường viêm loét họng dữ dội
• Bệnh nhân phẫu thuật TMH cần kiểm tra chức năng đông máu
LIÊN QUAN VỚI NỘI KHOA

• Nội thần kinh


• Hội chứng tiền đình của TMH thường gặp trong U dây VIII, Xơ cứng rải rác,
Suy động mạch đốt sống thân nền, rỗng hành tủy
• Đau đầu có thể do bệnh lý viêm xoang, viêm tai, ung thư vòm mũi họng
• Ung thư vòm mũi họng giai đoạn muộn gây liệt các dây TK sọ
• Suy nhược thần kinh có thể do viêm xoang sau
• TBMMN gây các triệu chứng TMH: nuốt khó, nuốt sặc, mất ngôn ngữ
• Đau dây thần kinh số V thứ phát do xoang: điều trị bởi thầy thuốc TMH
LIÊN QUAN VỚI NHI KHOA

• Nhiều bệnh lý liên quan chặt chẽ với TMH


• Viêm Amiđan và V.A dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp
• Viêm tai giữa ở trẻ em có 70% rối loạn tiêu hóa (Phản xạ Rey)
• Điếc: gây câm, thiểu năng trí tuệ
• Các hội chứng phối hợp: Mounier – Kuhn, Kartagener, Cogan, bệnh
tiết nhầy đặc
LIÊN QUAN VỚI Y HỌC NHIỆT ĐỚI

• Hầu hết bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu,… đều có
biểu hiện đầu tiên ở TMH
• HIV – AIDS gây ra loét họng, loét thực quản do nấm hoặc Herpes
• Một số bệnh viêm màng não mủ, viêm não, abces não,… có xuất phát
điểm từ viêm tai giữa hoặc viêm mũi xoang
• Bệnh nhân khó thở do uốn ván, bạch hầu, viêm não cần bs TMH mở
khí quản
LIÊN QUAN VỚI Y HỌC NHIỆT ĐỚI

• Chảy mũi là triệu chứng thường gặp trong bệnh sốt rét, bệnh do
Leptospira
• Chảy máu mũi trong bệnh sốt xuất huyết
• Covid-19 biểu hiện đầu tiên bằng các triệu chứng TMH: ho, đau họng,
ngứa rát họng, mất khứu giác,…
LIÊN QUAN VỚI HỒI SỨC CẤP CỨU

• Trong cấp cứu tắc nghẽn đường thở, đường ăn, bs TMH phối hợp
cùng với bs HSCC
• BN chảy máu mũi do rối loạn đông máu sau điều trị ECMO cần bs
TMH nhét meche mũi
• BN hôn mê, suy hô hấp nặng cần mở khí quản để hô hấp hỗ trợ và
hút đờm dãi
LIÊN QUAN VỚI DA LIỄU

• Dị ứng da thường liên quan với dị ứng niêm mạc hô hấp


• Giang mai thường tấn công vào tai trong gây điếc, gôm giang mai ở
mũi, họng, thanh quản
• Viêm mũi do lậu ở trẻ sơ sinh do vk lậu ở âm đạo mẹ
• Vành tai, tháp mũi của bệnh nhân phong thường sưng do trực khuẩn
Hansen tấn công
• Các bệnh như Pemphigus, Duhring – Brocq có nổi bọng nước ở họng
LIÊN QUAN VỚI KHOA PHẪU THUẬT THẨM
MỸ

• TMH phẫu thuật vùng cổ, mặt nên liên quan với thẩm mỹ cổ mặt
• Bs TMH và Bs Thẩm mỹ cần phải có những kiến thức chung về tính
hợp lý của các cấu trúc mũi về độ cao tháp mũi, độ lớn của cánh mũi,
sự hài hòa của tháp mũi với khuôn mặt, vành tai… tùy dân tộc trước
khi tư vấn và phẫu thuật
LIÊN QUAN VỚI KHOA TÂM THẦN

• Một số bệnh tâm thần có thể có triệu chứng TMH


• BN hoang tưởng cho rằng mình bị ung thư họng, nhất là khi thấy
người thân, bạn bè chết vì ung thu
• BN rối loạn cảm giác gây ra các triệu chứng: ảo thính, loạn cảm họng
• Trầm cảm có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ giống viêm xoang
• Những xúc động mạnh, đột ngột hoặc Histerie có thể làm BN nói thều
thào hoặc câm dù thanh quản bình thường
LIÊN QUAN VỚI KHOA RĂNG HÀM MẶT

• RHM là khoa cận kề với TMH và các bệnh lý có liên quan chặt chẽ
như: trong xử trí đa chấn thương, thẩm mỹ
• Sâu răng có thể gây viêm xoang hàm, viêm xoang hàm cũng có thể
gây đau răng
• U nang chân răng và u nang răng sinh ở xương hàm trên có thể xâm
nhập xoang hàm gây bệnh cảnh viêm xoang
• Đau dây thần kinh số V do viêm xoang có thể nhầm với đau răng
LIÊN QUAN VỚI KHOA RĂNG HÀM MẶT

• Bệnh khớp thái dương hàm gây ra triệu chứng nhức đầu, ù tai
• Răng mọc lạc chỗ trong mũi gây cản trở chọc xoang hàm, phẫu thuật
Caldwell - Luc
• TMH xử trí chảy máu mũi, chảy máu tai trong chấn thương hàm mặt
• TMH và RHM phối hợp xử trí trong các bệnh lý ung thư đầu cổ, dị tật
bẩm sinh ở trẻ em
LIÊN QUAN VỚI KHOA MẮT

• Mắt cận kề với các xoang nên dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh của xoang
• Viêm thần kinh thị hậu nhãn có thể do viêm xoang sàng sau
• U nhầy xoang trán, xoang sàng đẩy lồi nhãn cầu
• Viêm xoang sàng xuất ngoại ở góc trong mắt dễ nhầm với viêm túi lệ
• Viêm xoang có thể gây viêm tấy ổ mắt
• Viêm xương chũm thể thái dương ở trẻ em có thể gây phù mi trên
LIÊN QUAN VỚI KHOA NGOẠI THẦN KINH

• TMH cần phối hợp với khoa Ngoại TK trong phẫu thuật các khối u đầu
mặt như u dây VIII, u xoang bướm,…
• TMH xử trí các trường hợp chấn thương vỡ nền sọ:
• Vỡ nền sọ trước: chảy máu mũi
• Vỡ nên sọ giữa: chảy máu tai, liệt mặt, điếc
LIÊN QUAN VỚI KHOA SẢN

• Trẻ sơ sinh có thể có nhưng dị dạng về TMH


• Tắc của mũi trước hoặc cửa mũi sau: trẻ thở miệng, bú khó khan
• Sứt môi – hở hàm ếch
• Hội chứng Franceschetti: dị dạng tai ngoài, teo hàm dưới, mắt xếch,
lưỡi to, răng mọc lộn xộn, thiểu năng trí tuệ
• Dò khí – thực quản: là dị dạng nguy hiểm đến tính mạng
LIÊN QUAN VỚI KHOA Y HỌC LAO ĐỘNG

• TMH phối hợp để theo dõi các vấn đề:


• Chống tiếng ồn: tiếng ồn lớn (>100 dB) có thể gây điếc nghề nghiệp
• Chống bụi
• Chống hơi độc
• Bảo vệ tiếng hát của ca sĩ: chẩn đoán và điều trị các bệnh về thanh
quản
CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE!

You might also like