You are on page 1of 4

Câu 1: Anh (chị) có bình luận gì về vấn đề sở hữu đất đai ở VN

hiện nay?
TL:
- Mô hình sở hữu đất đai ở Việt Nam là mô hình sở hữu kép: thể hiện
về mặt chính trị pháp lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng về mặt thực tế
thì quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của hộ gđ, cá nhân. Mô hình này vừa
đảm bảo duy trì sự ổn định về chính trị ko làm thay đổi chế độ vừa đáp ứng
các đòi hỏi của thực tiễn vận động các quan hệ DS, TM liên quan đến đất đai
trong nền kinh tế thị trường. PL Đất đai Việt Nam có sự phân định tương đối
giữa quyền H đất với quyền sử dụng đất.
* Tính độc lập thể hiện:
Theo pháp luật hiện hành, nội hàm của quyền sử dụng đất được mở
rộng, nó ko chỉ là quyền của chủ sở hữu đất đai hoặc là quyền của người
được chủ sh đất đai ủy quyền sủ dụng đất để khai thác các thuộc tính có ích
của đất mà còn được phép tham gia trao đổi trên thị trường, được trị giá
thành tiền, sử dụng làm vật bảo đảm trong các quan hệ thế chấp, vay vốn
hoặc góp vốn kinh doanh.
* Tính phụ thuộc của quyền sd đất vào quyền sở hữu đất:
+ Quyền sở hữu đất đai là quyền ban đầu, có trước; còn quyền sử
đung đất là quyền phái sinh, có sau.
+ Mặc dù mang tính độc lập tương đói song người sử dụng đất chỉ
được hưởng 1 số quyền năng nhất định còn về cở bản họ vẫn phải thực hiện
theo ý chí của chủ sở hữu. Nếu ko thực hiện hoặc thực hiện ngược lại thì sẽ
bị nhà nước, người đại diện chủ sở hữu thu hồi đất.
Ý nghĩa của việc tách rời hai quyền năng này:
- Nhà nước là người đại diện cho toàn dân nắm quyền sở hữu rộng
đất, cho dù Nhà nước ko thể trực tiếp tổ chức sử dụng đất đai, là để đảm bảo
về mặt pháp lý quyền quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên có hạn này của dân
tộc, chống suy giảm về mặt diện tích cũng như về mặt chất lượng đất đai.
- Nhà nước muốn giữ quyền sỏ hữu pháp lý đối với đất đai là để đảm
bảo sử dụng có hiệu quả ruộng đất theo quan điểm lợi ích toàn cục. Nhà
nước sẽ dùng quyền sở hữu pháp lý để buộc những người được giao quyền
sd đất phải tuân thủ quy hoạch sd đất mà nhà nước đã xd.
- Trong một chững mực nhất định, việc duy trì quyền sở hữu pháp lý
của nhà nước đối với đất đai là để đảm bảo quyền thu hồi đất tương đối dễ
dàng khi cần thiết để phục vụ cho lợi ích quốc gia.
- Nhà nước phải giao quyền sd đất cho các tổ chức, cá nhân để đảm
bảo cho ruộng đất có chủ quản lý cụ thể, khắc phục tình trạnh "cha chung ko
ai khóc" như thời kì trước khi diễn ra đổi mới.
Một số vấn đề vướng mắc trong vấn đề sở hữu đất đai ở Việt Nam
hiện nay:
- Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước,
mọi công dân, tổ chức, công ty v.v chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo
khái niệm địa tô (hay phí sử dụng đất) thì những người đang có quyền sử
dụng đất không có quyền gì trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư, mà
quyền này thuộc về Nhà nước. Điều này trên thực tế làm cho Nhà nước có
một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi đất đai, và khi
các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ gây ra phản ứng của người sử
dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu bất chính từ đất.
- Chế độ sở hữu nêu trên đã dẫn tới việc tồn tại hai cơ chế giá quyền
sử dụng đất. Một là khung giá đất của nhà nước được áp dụng để hình thành
nên giá đất ở các địa phương. Trên thực tế khung giá này chỉ được áp dụng
trong việc thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất,, tính thuế sử dụng đất
và làm căn cứ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Giá Nhà nước quy định
thì quá thấp, lạc hậu và cứng nhắc, có khi thấp hơn hàng chục lần so với giá
trị thực của đất, gây mất công bằng xã hội và thiệt thòi cho người dân khi bị
thu hồi đất. Giá đất thị trường thì quá cao, thậm chí tại một số đô thị lớn còn
cao hơn gấp vài lần so với thủ đô các nước phát triển trên thế giới.
- Sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay dẫn tới sự can thiệp không cần
thiết từ phía cơ quan công quyền vào các giao dịch dân sự, thương mại về
quyền sử dụng đất.
Vấn đề giá quyền sử dụng đất là một ví dụ. Trong cơ chế thị trường,
giá quyền sử dụng đất trong quá trình thực hiện các giao dịch là rất quan
trọng. Người sử dụng đất có quyền thoả thận vơí nhau về giá trị quyền sử
dụng đất trên tinh thần tự do, tự nguyện và không trái pháp luật. Nhà nước
không nên can thiệp quá sâu vào các giao dịch quyền sử dụng đất mà trái lại
cần có những tác động cần thiết để các giao dịch đó xảy ra phù hợp vơi nhu
cầu tất yếu của thị trường. Vì vậy, khoản 3 Điều 55 Luật đất đai năm 2003
quy định giá đất có thể hình thành: " do người sử dụng đất thoả thuận về giá
đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Câu 4. Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế về quản lý nhà
nước về đất đai ở nước ta hiện nay.
TL
* Những mặt tích cực:
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cơ bản đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Ở một số tỉnh tỷ lệ hộ được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tuy còn thấp nhưng công việc cũng đã bắt đầu trôi chảy,
có thể nói nội dung này của công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay
được thực hiện tương đối tốt.
- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong nông nghiệp, lâm
nghiệp đã được thực hiện với kết quả tốt: vừa tạo điều kiện tiền đề để sd đất
đạt hiệu quả cao, vừa tôn trọng các thành quả của các giai đoạn cách mạng
về ruộng đất trước đây, vừa đảm bảo ổn định chính trị- XH cho vùng nông
thôn.

* Hạn chế:
- Đất đai là tài sản quốc gia, mà nhà nước là người đại diện chủ sở
hữu và quản lý. Trong khi khẳng định những cố gắng to lớn của nhà nước
trong việc thực hiện quyền lực của mình đối với đất đai nói chung cũng cần
thấy rõ trong lĩnh vực này còn nhiều khiếm khuyết xét trên bình diện chung:
trong đó có những khiếm khuyết gây cản trở ko nhỏ đến phát triển kinh tế thị
trườn theo đúng quy luật của nó:
+ Không định hướng rõ ràng, cụ thể và có luận chứng khoa học trong
việc quản lý và sử dụng đất. Chuyển sang cơ chế thị trường, phát huy quyền
tự chủ của các hộ nông dân, nhưng nhà nước chưa có định hướng hoặc có
định hướng nhưng ko có chính sách kèm theo cho việc sd đất của các hộ.
Sản xuất kinh doanh của các hộ đều chịu sự điều tiết tự phát khá nặng nề của
thị trường. Các địa phương về cơ bản đều có quy hoạch sd đất, nhưng các
quy hoạch này ko được sd trong quản lý điều hành, thậm chí có tình trạng
làm ngược lại quy hoạch.
+ Nhà nước chưa tạo được môi trường pháp lý rõ ràng, cụ thể và ổn
định cho việc quản lý, sd đất. Luật Đất đai đã được ban hành và có hiệu lực
khá lâu nhưng việc thực hiện các quyền của người chủ sd đất còn chưa được
đầy đủ. Trong khi đó, "thị trường ngầm""về đất đai đã hình thành và hoạt
động mạn nằm ngoài vòng kiểm soát của Nhà nước. thực tế này chứng tỏ sự
quản lý điều hành của Nhà nước chưa theo kịp và chưa đáp ứng được đòi hỏi
khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
+ Nhà nước còn bất cập trong thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát
việc quản lý, sd đất đai. Việc kiểm tra, kiểm soát mang tính phòng ngừa.
Nhiều vụ việc nghiêm trọng về đất đai ko được xử lý nghiêm và kịp thời đã
gây nên tình trạng thất thoát tài sản của Nhà nước và suy giảm lòng tin của
nhân dân.
- Về quản lý biến động chủ sử dụng đất:
+ Trên quan điểm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, pháp luật
nước ta giới hạn việc chuyển đất trồng cây lương thực - chủ yếu là đất trồng
lúa sang nuôi trồng các sản phẩm khác. Song trên quan điểm đảm bảo tăng
hiệu quả kinh tế sd đất thì lại khuyến khích nuôi trồng các sản phẩm có giá
trị kinh tế cao đang được thị trường chấp nhận. Hiện nay vẫn chưa có cơ chế
thích hợp để giải quyết mâu thuẫn này.
+ Chúng ta muốn quy hoạch sd đất để đảm bảo lợi ích quốc gia cao
nhất, nhưng lại chưa có cơ chế để buộc các chủ sử dụng đất tuân theo quy
hoạch.
- Về quản lý biến động cùng một lúc cả chủ sử dụng và mục đích sử
dụng đất: Thực tế hiện nay hoạt động mua bán đất nông nghiệp để chuyển
thành đất ở, đất kinh doanh…diễn ra nhộn nhịp, sôi động ở hầu hết các vùng
ven đô, và hầu như năm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Tình hình đó
cho thấy sự quản lý lỏng lẻo đất đai, và nhà nước bị thất thu lớn từ hoạt động
chuyển đổi mục đích sd đất, chuyển quyền sd đất.
- Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rườm rà, thái độ của các cán bộ
công chức thực hiện nhiệm vụ này còn chưa tốt có nhiều biểu hiện nhũng
nhiều, phiền hà…
- Về công tác giải quyết tranh chấp: có thể nói tranh chấp trong lĩnh
vực đất đại hiện nay luôn là vđ nóng bỏng và diễn ra với số lượng nhiều hơn
các loại tranh chấp khác. Tuy nhiên, Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai ở các địa phương nhìn chung hiệu quả chưa cao, thiếu
kịp thời, chưa dứt điểm còn để tồn đọng nhiều đơn thư chưa giải quyết.Công
tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở một số nơi còn dựa vào cảm
tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng. Công tác
xét xử các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án còn bộc lộ
những hạn chế, lúng túng nhất định khi áp dụng pháp luật về đất đai, pháp
luật dân sự, đường lối chính sách của Nhà nước về đất đai trong từng giai
đoạn lịch sử dẫn đến một số bản án, quyết định của Tòa án còn chưa thật sự
chính xác thiếu khách quan. Chất lượng xét xử của Tòa án trong một số vụ
chưa cao, có vụ án phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần, kéo dài; có những vụ
án có sai lầm trong áp dụng pháp luật, cấp trên phải sửa đổi hoặc hủy bản án,
quyết định của Tòa án cấp dưới.

You might also like