You are on page 1of 32

VỆ SINH RUNG, TIẾNG ỒN TRONG LAO ĐỘNG QUÂN SỰ

Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm về tiếng ồn và rung trong lao động quân sự.
- Phân tích được tác hại của tiếng ồn, rung tới cơ thể.
- Vận dụng được các biện pháp dự phòng tiếng ồn và rung.

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


2.1.1. Rung
Rung là những dao động cơ học phát sinh từ động cơ của máy móc, dụng cụ lao động.
Dao động có thể là dao động điều hoà hoặc không điều hoà.
Trong dao động điều hoà hoặc dao động hình sin các điểm của vật dao động từ vị trí
xuất phát (vị trí cân bằng) sau khi dao động về phía này hay phía khác trở lại vị trí xuất
phát trong một thời gian nhất định.
Rung thường là một loại dao động điều hoà có tần số lớn và biên độ nhỏ. Trong thực
tế những dụng cụ và máy móc thường sinh ra những dao động phức tạp, tổng hợp của nhiều
dao động đơn giản.
Đơn vị đo lường: rung thường được đo bằng các đơn vị:
- Tần số rung (Vibration frequency): đơn vị là Hz
- Biên độ rung (Vibration amplitude) – là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của
một dao động, đơn vị là mm; cm; m.
- Vận tốc rung (Vibration velocity) – là đại lượng véc tơ đặc trưng cho phương, chiều
và độ nhanh chậm của chất điểm chuyển động, đơn vị là mm/s; cm/s; m/s.
- Gia tốc rung (Vibration acceleration) - là đại lượng véc tơ đặc trưng cho phương,
chiều và giá trị vận tốc của điểm chuyển động đơn vị là mm/s2; cm/s2; m/s2.
- Về mức giới hạn cho phép: tham khảo QCVN 26/2016/BYT.
2.1.2. Tiếng ồn
Tiếng ồn (noise) xuất phát từ tiếng la tinh (nausea); vào thế kỷ 14 Grawain và Green
Kningt đã nói về tiếng ồn lớn khi nghiền đá (Satish và cs 1988).
Tiếng ồn được hiểu theo cách chung nhất là mọi tiếng động không mong muốn.
Danh từ tiếng ồn hiện nay được dùng rộng rãi để chỉ mọi loại tiếng động. Tuy nhiên
cần phân biệt:
- Âm thanh (sound) là các dao động cơ học của vật chất trong môi trường đàn hồi.
- Tiếng động (loud) là tiếng phát ra do các va chạm giữa các vật thể.
- Tiếng ồn (noise) là mọi loại tiếng động không mong muốn.
Ồn đều (steady noise) là mức áp suất âm thanh được đo trong từng dải ốc ta, nó dao
động tương đối đều trong thời gian làm việc. Các máy, thiết bị quay tròn qua lại thường
tạo ra ồn đều.
Ồn xung (impulse noise) là mức áp suất âm thanh, đo trong từng dải ốc ta. Dao động ở
mức vừa phải (cường độ lớn trong một thời gian ngắn), tán đinh, đóng đinh, nổ mìn... điển
hình cho dạng này.
Ồn nêm (impact noise) là tiếng ồn được tạo bởi môi trường áp suất trong từng dải ốc
ta, nó dao động ở một tỷ lệ cực nhanh với thời gian.
Phổ ốc ta (octave spectrum) là một bảng các mức áp âm đo trong các dải tần số, mỗi
một ốc ta trong độ rộng của tần số. Thực tế vấn đề ồn công nghiệp thường đo độ ồn
<1000Hz và trong dải này có từ 7 - 8 ốc-ta.
Ngưỡng âm thuần (pure tone threshold) hay còn gọi là ngưỡng nghe: là mức áp âm nhỏ
nhất mà ở đó có thể nghe khi không có một loại ồn khác nào tác động.
Ngưỡng bình thường (normal threshold): được định nghĩa như một ngưỡng trung bình
của một nhóm cá thể (18 - 30 tuổi), người không có trục trặc về tai và chưa bao giờ bị ảnh
hưởng do ồn quá mức.
Đơn vị đo lường: đơn vị đo tiếng ồn thường là Bell (B) hoặc Decibell (dB). Có 3 thang
đo lường là A, B, C; tuy nhiên trong thực tế đo lường hay dùng thang A và đơn vị hay dùng
là dBA (decibel A).
Giới hạn cho phép theo QCVN 24/2016/TT-BYT:
Bảng 2.1: Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc
Thời gian tiếp xúc với Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương
tiếng ồn (LAeq) - dBA
8 giờ 85
4 giờ 88
2 giờ 91
1 giờ 94
30 phút 97
15 phút 100
7 phút 103
3 phút 106
2 phút 109
Thời gian tiếp xúc với Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương
tiếng ồn (LAeq) - dBA
1 phút 112
30 giây 115

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA RUNG, TIẾNG ỒN TỚI CƠ THỂ
2.2.1. Ảnh hưởng của rung tới cơ thể
Con người có thể nhận các rung tại chỗ trong khi làm việc với các công cụ cầm tay
hoặc nhận các rung toàn thân khi phải lao động trên một nền rung động.
Tất cả các tế bào trong cơ thể đều thụ cảm được rung, nhưng các tín hiệu được truyền
lên thần kinh trung ương bằng đường thần kinh và đường xương. Rung kích thích một vài
cảm thụ thể và cơ quan cảm giác. Mỗi cơ quan cảm thụ chỉ nhận thức được một khoảng
tần số dao động riêng cơ quan tiền đình bị kích thích bởi rung ở tần số thấp rễ gây ra bệnh
say tàu xe.
Đặc biệt là xóc rễ gây ra những di động nội tạng và từ đó kích thích các nội cảm thụ
quan (intero recepteur) nguyên nhân của các rối loạn thần kinh thực vật và do đó rối loạn
tiết dịch dạ dày, nhu động ruột, biến đổi huyết áp.
Các ảnh hưởng của rung đối với cơ thể có thể được chia thành 2 loại:
a. Tác hại của rung cục bộ
Rung tác động lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý và cuối cùng bệnh rung ở
những công nhân lao động với các dụng cụ cầm tay.
- Rối loạn về mạch máu và vận mạch
Hay xảy ra khi làm việc với các dụng cụ cầm tay. Đối với những công nhân này Seyring
(1930) đã chứng minh rằng rối loạn vận mạch ở công nhân có 2 - 3 năm tuổi nghề đạt tỷ lệ là
60%, 3 - 10 năm tuổi nghề là 83% và trên 10 năm là 91%.
Các mạch máu thường bị co thắt ở ngón tay cầm dụng cụ ở bàn tay phải, ngón út, ngón
nhẫn và ngón giữa. Nhiệt độ da của tay đau thường thấp hơn nhiệt độ da của tay lành.
Bệnh khởi đầu bằng triệu chứng mất màu da tại chỗ kèm theo tê cóng và mất cảm giác
ở một hay nhiều ngón tay. Mất màu da rất rõ sau khi ngâm tay vào nước lạnh. Tay đau buốt
và tê cóng là do các mạch máu bị co thắt gây thiếu máu cục bộ. Sau cơn thiếu máu cục bộ
thường có phản ứng giãn mạch ở các ngón tay tạo ra cảm giác nóng rát trở ngại cho cử
động.
- Rối loạn về cảm giác và nhiệt độ da
Hầu hết các bệnh nhân đều có các rối loạn về cảm giác da. Lúc đầu thường tăng cảm
giác sau đó giảm dần theo kiểu “đeo găng tay”, cảm giác đau, cảm giác sờ và cảm giác với
nhiệt độ. Giảm cảm giác có thể lan tới cả cẳng tay và cánh tay.
Ở những công nhân lâu ngày bị mắc bệnh nặng có khi mất cảm giác hoàn toàn ở đầu
ngón tay. Đối với những công nhân bị rung toàn thân thì mất cảm giác ở chân như người
đi bít tất. Cảm giác với rung có thể nghiên cứu bằng âm thoa C128. Một trong những chỉ số
đánh giá trạng thái của tuần hoàn ngoại vi là nhiệt độ da. Ở những bệnh nhân bị co mạch
thông thường thấy giảm nhiệt độ da ở ngón tay.
- Rối loạn ở hệ cơ
Trong bệnh rung ít nhiều đều thấy các tổn thương về cơ. Những điều kiện gây tổn
thương cơ là: căng cơ do dụng cụ nặng và tư thế gò bó, hay bị giật mạnh về phía sau. Với
những máy chạy bằng hơi nén bệnh nhân thường cảm thấy đau tức ở vai và các cơ gần bàn
tay, nắm tay thấy các điểm đau.
Trong bệnh rung thường thấy co cơ ở mô cái và mô út. Các cơ liên cốt và các cơ cẳng
tay ít bị tổn thương hơn. Các cơ cánh tay và cơ vùng vai thường không bị teo.
- Tổn thương xương khớp
Thường gặp là viêm khớp khuỷu tay. Ít thấy viêm ở xương vai hoặc khớp xương cổ
tay. Khi bị viêm khớp bệnh nhân cũng thấy đau giống như trong bệnh thấp khớp thông
thường. Các tổn thương của xương khi chụp X-quang thể hiện sớm và khá rõ mặc dù tay
vẫn cử động được bình thường.
Các tổn thương phát hiện được khi chụp X-quang bao gồm: thoái hoá xương, các xương
nhỏ được tạo ra từ cá mảnh vụn và gây bị xương hoá. Thoái hoá xương biểu hiện bằng các
hốc nhỏ, ở trên phim có hình bằng đầu đinh ghim hay bằng hạt đậu thường thấy ở xương
cả hoặc xương bán nguyệt. Trên phim còn thấy các mảnh xương nhỏ tạo thành các dị vật
ở khớp. Hiện tượng xương hoá của gân biểu hiện bằng lồi xương và gai xương ở chỗ bám
tận của gân. Hiện tượng hoại tử xương bán nguyệt thường được gọi với danh từ là
Kienbeck, hình dạng của xương biến đổi, bẹt ra và kéo dài hoặc nhỏ đi, trên phim XQ thấy
những đốm nhỏ biểu hiện thoái hoá. Những tổn thương có thể lan sang các xương lân cận
vùng cổ tay.
Bệnh Kienbeck có thể xuất hiện sau một chấn thương hoặc âm ỉ trong một thời gian
dài.
- Rối loạn của hệ thần kinh và nội tiết
Bệnh rung thường có những rối loạn của hệ thần kinh trung ương biểu hiện bằng hội
chứng suy nhược thần kinh. Bệnh nhân thấy nhức đầu, khó ngủ, chóng mệt mỏi, dễ bị kích
động, chảy nước mắt. Những biểu hiện này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người
có thể địa thần kinh yếu sẵn.
Điện não đồ của bệnh nhân rung không thấy có thay đổi gì đặc biệt. Sóng an pha có thể
bị hạ thấp hoặc mất hẳn và thấy sóng bê ta phổ biến ở tất cả các đạo trình.
Các tác giả gần đây cho rằng rung có thể làm rối loạn mối liên hệ giữa hệ thống võng
mạc nội môi với các trung khu thần kinh, mặt khác cũng tác động gây “stress” kinh diễn
với cơ thể tác động vào hệ thống tuyến yên - tuyến thượng thận.
Hội chứng não trung gian đặc trưng bằng sự lan toả của các rối loạn về thần kinh vận
mạch ra toàn bộ cơ thể ở các chi, ở cơ tim và ở não.
Đặc biệt bằng Iốt phóng xạ nhận thấy bệnh rung làm tăng hoạt động của tuyến giáp.
Ở phụ nữ làm việc với rung toàn thân thấy có các rối loạn kinh nguyệt, kinh ít và đau
dạ con.
b. Tác hại của rung toàn thân
Rung toàn bộ cơ thể thường tác hại tới công nhân lái xe vận tải, công nhân các nhà máy
đúc cấu kiện bê tông dùng cho kiến trúc, công nhân nông nghiệp, lâm nghiệp, bộ đội thiết
giáp...
Trong khi lao động công nhân có thể bị rung thẳng, ngang, nghiêng hoặc phức hợp. Để
giữ cho cơ thể được cân bằng, phải duy trì một tư thế nhất định. Vì vậy dễ gây ra mệt mỏi
vì rung tác động đến nhiều chức phận của cơ thể. Rung mạnh làm di động các cơ quan
vùng ổ bụng và vùng chậu hông, kích thích các nội cảm thụ quan, gây ra đau ở vùng bụng,
dưới mạng sườn phải và ở vùng ngực.
Rung làm tăng chuyển hoá. Theo V.A.Ugơlốp (1935) tiêu hao năng lượng đi ô tô trên
đường xấu tăng tới trên 50%. Nhịp tim, tần số hô hấp cũng tăng theo, huyết áp cũng thay
đổi. Người ta cũng đã nhận thấy những sự thay đổi phản xạ tạm thời thí dụ phản xạ gân
xương tay, cảm giác ở da thay đổi. Rung còn làm ảnh hưởng đến giới hạn của thị trường,
tăng tính kích thích của bộ phận tiền đình. Tác động của rung lên toàn bộ cơ thể và trước
hết là hệ thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, run tay, có khi
nôn mửa.
Tác động của rung tích luỹ lại gây ra bệnh say tàu xe nhất là đối với người dễ mẫn cảm
với rung thì đi xe lửa cũng bị.
Tình trạng say tàu xe thường thể hiện bằng: người khó chịu mệt mỏi, chóng mặt, da tái,
ra mồ hôi và nước dãi nhiều, buồn nôn và nôn. Nếu không bị xóc nữa những rối loạn trên
mất đi rất nhanh.
Nếu công nhân bị tác động do làm việc trên một nền rung, các biểu hiện lâm sàng chủ
yếu là viêm đa đây thần kinh kèm theo rối loạn thần kinh thực vật.
Bệnh nhân cảm thấy đau chân, mệt mỏi chân, giảm cảm giác ở chân, nhiệt độ da ở bàn
chân giảm, mạch ở bàn chân đập yếu, co thắt mao mạch ở ngón chân, bên cạnh những triệu
chứng này người ta còn thấy có rối loạn ở hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, khó
ngủ, mệt mỏi toàn thân, thay đổi tính tình. Ở các thể nặng hơn còn xuất hiện rối loạn tiền
đình, chóng mặt và nhức đầu tăng hơn. Rối loạn các phản xạ gân, run các ngón tay. Trong
những trường hợp nặng còn thấy tổn thương ở hệ thần kinh trung ương kèm theo hội chứng
não trung gian, các tổn thương ở điện não đồ như giảm hoặc mất hẳn sóng an pha và rối
loạn thần kinh vận mạch lan rộng ra toàn cơ thể.
c. Chẩn đoán bệnh rung (xem thêm Giáo trình Nội khoa dã chiến)
Hiện nay, rung được đưa vào là một trong những bệnh nghề nghiệp (bệnh rung chuyển).
Trong bệnh rung một vấn đề khó khăn là bệnh nhân thường kêu nhiều về cảm giác chủ
quan nhưng các triệu chứng thực thể lại có rất ít. Vì vậy phải áp dụng một số xét nghiệm
giúp cho chẩn đoán.
- Điều tra kỹ về vệ sinh lao động.
Ghi rõ các đặc trưng và cường độ của rung như tần số biên độ, tốc độ gia tốc, và đối
chiếu chúng với mức độ cho phép. Cũng cần phải biết loại công cụ lao động và tư thế lao
động của công nhân, sức nặng của công cụ, công cụ chạy hơi hay chạy điện. Các yếu tố
của môi trường lao động cũng còn phải được nêu lên như nóng, lạnh, tiếng ồn, bụi và các
khí độc. Ngoài ra cũng cần phải biết rõ thời gian tiếp xúc trong ngày với rung và tuổi nghề
của công nhân.
- Cảm giác đối với rung
Có thể dùng máy đo cảm ứng đối với rung. Nếu không có máy có thể dùng âm thoa
đặc biệt là âm thoa C128 để tạo rung. Đầu ngón tay là nơi nhận cảm giác rung tinh tế nhất.
Chúng ta so sánh thời gian nhận thức rung giữa tay lành và tay đau, giữa ngón người lành
và ngón người đau với một cường độ rung nhất định. Nên kết hợp cảm giác nghiên cứu
nhận biết, nóng lạnh và đau.
- Soi mao mạch
Dùng kính hiển vi thực thể dùng soi mao mạch M 70A (Liên xô) soi ngón tay đeo nhẫn,
ở phía da sát móng, nhỏ một giọt dầu là trên chỗ soi. Tay để thoải mái tự nhiên. Nên soi ở
trong phòng có nhiệt độ mát mẻ. Khi soi chú ý đến số lượng mao mạch trong vi trường,
màu sắc và hình thể của động mạch và tĩnh mạch, độ cong của mao mạch và tốc độ máu
chảy. Ở người lành da có màu hồng nhạt, lòng mao mạch có màu hồng hoặc đỏ. Mao mạch
nằm song song đối mặt về phía tĩnh mạch có thể có 2 - 3 đường gấp khúc, máu chảy nhanh
và đều đặn.
Ở người bệnh, mao mạch quăn queo, động mạch bị gấp hẹp nhiều. Nền da đục khó
phân biệt với mạch máu.
- Đo nhiệt độ ở da bàn tay và bàn chân
So sánh nhiệt độ da tay lành với tay đau, có thể dùng biện pháp ngâm lạnh để theo dõi
nhiệt độ da. Cho bệnh nhân mỗi tay cầm một nhiệt kế chính xác ghi đều nhiệt độ trong 15
phút. Nhúng hai bàn tay vào nước (5 – 10oC) trong 3 phút. Sau đó lại theo dõi nhiệt độ da.
Nếu nhiệt độ da tăng nhanh khoảng 15 - 20 phút sau phục hồi hoàn toàn, có khi còn cao
hơn nhiệt độ ban đầu, thì chứng tỏ là khả năng bù trừ tốt. Ở các thể bệnh nặng và tiến triển
lâu ngày thì thời gian phục hồi lâu hơn (khoảng 40 phút), ở tay đau khi ngâm lạnh sẽ xuất
hiện các điểm trắng mất màu ở ngón tay và bàn tay.
- Chụp XQ để phát hiện tổn thương về xương khớp.
d. Điều trị bệnh rung nghề nghiệp (xem thêm sách Nội khoa dã chiến).
2.2.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn tới cơ thể
a. Ảnh hưởng toàn thân
Tiế ng ồ n ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng không chỉ đến đôi tai mà còn đến toàn thân. Tiế ng
ồ n có thể gây căng thẳ ng và làm tăng nguy cơ bị cơn đau tim.
Tiế ng ồ n có thể làm tăng huyế t áp ngay cả khi đang ngủ. Tiế ng ồ n máy bay, tiế ng ngáy
của bạn đời hay mô ̣t khu dân cư ồn ào là những nguyên nhân gây ra các bê ̣nh liên quan đế n
tăng huyế t áp. Bên ca ̣nh những tác đô ̣ng trực tiế p đế n sức khỏe, mô ̣t số nhà nghiên cứu cho
rằ ng tiế ng ồ n cũng ảnh hưởng đế n tinh thầ n và chức năng nhâ ̣n thức.
Tuy nhiên khi đề cập tới tác hại của tiếng ồn, người ta tập trung vào các tác hại tại chỗ.
b. Tác hại tại chỗ của tiếng ồn
- Giảm sức nghe
Khi tiếp xúc với tiếng ồn có thể dẫn đến giảm sức nghe (hearing loss).
Có hai loại giảm sức nghe:
+ Giảm sức nghe dẫn truyền (conductive hearing loss)
+ Giảm sức nghe thần kinh (neural hearing loss).
Giảm sức nghe dẫn truyền do sự phá vỡ, di lệch màng nhĩ, các xương ở tai giữa. Điều
này có thể do các sóng âm thanh tác động đột ngột lên tai như tiếng nổ hoặc thổi mạnh vào
tai ngoài. Kết quả là sự phá huỷ cơ học đối với tai giữa và làm lệch xương bàn đạp dẫn đến
sự giảm sức nghe có thể một phần hoặc toàn bộ; tạm thời hoặc vĩnh viễn (Kryter 1985).
Tiếp xúc với ồn lâu ngày là nguyên nhân giảm sức nghe do phá huỷ thần kinh thính
giác hay còn gọi là giảm sức nghe thần kinh (neural hearing loss). Trong trường hợp này
thì cường độ, tần số và thời gian tiếp xúc phải được xem xét. Ví dụ tiếp xúc với tiếng ồn ở
mức 130 dBA trong một thời gian ngắn có thể làm các tế bào lông ở cơ quan Corti bị sưng
tấy, nếu tiếp xúc lâu thì các tế bào này bị phá huỷ. Sự thay đổi này thường diễn ra ở một
phần của cơ quan Corti, nơi thu nhận tín hiệu ở những tần số nhất định (cao). Việc tổn
thương các tế bào lông của cơ quan Corti là một quá trình không hồi phục và sức nghe sẽ
bị giảm vĩnh viễn. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với ồn trong một thời gian ngắn thì có thể chỉ
xảy ra sưng tấy tạm thời các tế bào này, các tế bào có thể hồi phục được và chỉ gây giảm
sức nghe tạm thời, được gọi là thay đổi ngưỡng tạm thời (Ward 1976).
- Theo Kryter (1975), Ward (1973) thì có mối quan hệ rất mật thiết giữa điếc tạm thời
và điếc vĩnh viễn. Các tác giả rút ra một số kết luận như sau:
+ Ồn khoảng 80 – 90 dBA chỉ gây thay đổi nhẹ ngưỡng nghe (khoảng 8 -10 dBA), nếu
ồn trên 100 dBA, ngưỡng nghe tăng 50 - 60dBA,
+ Thay đổi ngưỡng nghe tạm thời tỷ lệ thuận với thời gian ồn. Ví dụ tiếp xúc với ồn
100dBA trong 10 phút làm thay đổi ngưỡng nghe 16dBA, sau 100 phút thì sự thay đổi này
là 32dBA,
+ Thời gian phục hồi trở về bình thường cũng tỷ lệ với cường độ và thời gian tiếp
xúc với ồn. Thời gian phục hồi kéo dài hơn thời gian tiếp xúc với ồn khoảng 10%,
+ Xen kẽ giữa ồn và một giai đoạn yên tĩnh sẽ làm giảm sự giảm ngưỡng nghe tạm
thời.
Một người bị tổn thương thần kinh thính giác thì đầu tiên là giảm sức nghe ở tần số cao
(4000Hz). Sau đó khó nghe giọng phụ nữ nhưng vẫn dễ nghe giọng nam giới. Một người
bị giảm sức nghe thì sớm bắt đầu nói to và có giọng đơn âm vì tác động điều chỉnh của sức
nghe bị thay đổi. Vì các âm thấp dễ nghe hơn các âm cao, nên điều đó gây khó khăn cho
người khác để hiểu được ngôn ngữ từ/câu mà người bị giảm sức nghe nói. Ngược lại, ở
người bị điếc dẫn truyền sẽ than phiền rằng lời người khác nói không đủ nghe. Khi hiểu rõ
cơ chế ngôn ngữ người bị giảm sức nghe do sóng âm cao, đột ngột tác động chúng ta có
thể giúp họ tăng sức nghe bằng các phương tiện trợ giúp (máy trợ thính).
Như trên đã nói sự phá huỷ đầu tiên và cần lưu ý nhất do ồn quá mức là giảm sức nghe
ở tần số 4000Hz. Tuy nhiên các đáp ứng của từng cá nhân đối với tiếng ồn rất khác nhau.
Tương tự, giảm sức nghe cũng có thể xảy ra do tuổi cao. Sự giảm ngưỡng nghe này lớn
nhất ở dải tần cao và ở nam lớn hơn nữ (Grandjean 1986). Ở tần số 3000Hz sự giảm sức
nghe theo tuổi như sau:
* Ở độ tuổi 50 tuổi sức nghe giảm 10dBA
* Ở độ tuổi 60 tuổi sức nghe giảm 25dBA
* Ở độ tuổi 70 tuổi sức nghe giảm 35dBA
Trên sơ đồ âm học điếc tuổi già hoàn toàn khác điếc nghề nghiệp, ở đó giảm sức nghe
tăng dần cùng với tần số và ở tần số cao nhất sẽ cho thấy sự giảm sức nghe lớn nhất. Đỉnh
chữ “V” ở tần số 4000Hz không phải là bằng chứng của điếc tuổi già.
Ở những công nhân cao tuổi có sự giảm sức nghe phối hợp giữa điếc nghề nghiệp và
điếc tuổi già do đó rất khó phân biệt.
Ngoài ra giảm sức nghe còn do các viêm nhiễm ở tai, một số bệnh (Sởi, các bệnh hệ
thống...), và có thể do cảm lạnh thông thường. Helander (1992) cho rằng điếc tuổi già có
thể do hiệu ứng tích luỹ của các lần cảm lạnh trong cuộc sống. Các lây nhiễm do các loại
vi rút có thể phá vỡ các tế bào thần kinh thính giác.
- Nguy cơ giảm sức nghe:
Từ những bằng chứng mối quan hệ giữa tiếp xúc với ồn và tần số mà sức nghe giảm
người ta có thể dự đoán nguy cơ gây điếc ở các nhà máy.
Bảng 2.2. Nguy cơ giảm sức nghe, tỷ lệ % sẽ tăng vài dBA theo tuổi
(theo Grandjean. E 1986)
Thời gian tiếp xúc (năm)
Leq (dBA) 5 10 20
% % %
80 0 0 0
90 4 10 16
100 12 29 42
110 26 55 78

- Tiếng ồn gây khó chịu và cản trở thông tin


Tiếng ồn gây nhiều tác động tâm lý khác nhau, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy
ồn làm con người trở nên dễ cáu giận, bực tức. Nhưng tức giận tới mức nào còn tuỳ vào
từng hoàn cảnh. Tư thế của người tiếp xúc với ồn cũng rất quan trọng.
Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ồn là yếu tố đầu tiên mà người lao động có
cảm giác khó chịu. Một điều hiển nhiên là nhiều than phiền về ồn dễ hơn là than phiền về
các yếu tố trìu tượng khác, ví dụ như nói về những thông tin trên màn hình, thậm chí yếu
tố sau quan trọng hơn nhiều.
c. Bệnh điếc nghề nghiệp (xem thêm sách A7)
2.3. BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
2.3.1. Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Trong thực tế, tiếng ồn và rung thường hay đi đôi với nhau. Vì vậy các biện pháp dự
phòng cũng có nét giống nhau.
- Biện pháp dự phòng cơ bản nhất là khắc phục các nguyên nhân gây ra tiếng ồn và
rung. Những biện pháp kỹ thuật đó là ngăn cách máy móc động cơ phát sinh ra tiếng ồn và
rung tới chỗ làm việc của công nhân, cố định cẩn thận máy móc, cấu trúc những bộ phận
làm tiếng ồn và rung.
Nếu có điều kiện nên thay thế những máy móc lạc hậu bằng máy mới, có tiếng ồn nhỏ,
rung ít.
2.3.2. Các biện pháp hành chính
Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, áp dụng QCVN
27/2016/TT-BYT về rung; QCVN 24/2016/TT-BYT về tiếng ồn.
Việc huấn luyện cho công nhân tinh thông việc sử dụng máy, khi lao động làm giảm
sức đẩy về phía sau các dụng cụ cầm tay. Đối với công nhân lái xe, tàu phải rèn luyện thể
dục thể thao, tập những động tác làm thay đổi tư thế người một cách nhanh chóng.
Về chế độ làm việc nên có một giời nghỉ ở giữa trong ngày lao động. Ghế ngồi nên
chống giảm xóc bằng lò so hay bằng cao su mút. Nếu cần thiết có thể đeo đai bụng, rộng
to bản, (nhưng nên nhớ rằng đeo đai bụng lâu ngày có thể làm cho cơ bụng kém phát triển).
2.3.3. Biện pháp y học bao gồm
Khám bệnh thường kỳ hàng năm và phát hiện sớm những bệnh về giảm thính lực, rung,
trên cơ sở đó có biện pháp can thiệp kịp thời như điều trị sớm, cách ly, thay đổi vị trí làm
việc...
Cách ly hoàn toàn với tiếng ồn kết hợp với điều trị sớm sẽ làm cho các tế bào corty có
thể hồi phục, giảm nguy cơ gây ra bệnh điếc nghề nghiệp. Liệu pháp điều trị phải dùng
kháng sinh, chống viêm mạnh.
2.3.4. Biện pháp cá nhân
Phòng hộ cá nhân là biện pháp cuối cùng sau khi vận dụng hết khả năng các biện pháp
kỹ thuật, đặc biệt có ý nghĩa với giảm tác hại của tiếng ồn.
Dùng nút tai hoặc chụp tai làm giảm ồn và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi lao động
trong môi trường có tiếng ồn cao. Tuy dùng các phương tiện chống ồn trên có lợi ích giảm
được tiếng ồn, nhưng cũng có bất lợi: vướng víu, gây khó chịu cho người lao động, nhiều
khi ảnh hưởng tới năng suất lao động.
- Đặc điểm của các thiết bị bảo vệ tai chống ồn:
Các thiết bị bảo vệ cá nhân là các phương tiện, dụng cụ bảo vệ tai chống ồn, về cơ bản
chia làm các loại sau: nút tai chống ồn và loa chụp tai.
+ Nút tai chống ồn:
Nút tai chống ồn nhét bịt ống tai ngoài, có hai loại: nút tai dành riêng cho từng người
và nút tai dùng chung cho mọi người.
Ngày nay, thường dùng loại nút tai dùng chung cho mọi người là chính, nút làm bằng
vật liệu mềm, xốp nên có thể nhét kín cho mọi loại ống tai, không gây khó chịu, có thể
dùng được nhiều lần, lau rửa vệ sinh được. Các nút tai chống ồn thường làm giảm cường
độ tiếng ồn tác động đến cơ quan nghe từ 15 đến 35 dBA, được sử dụng khi tiếp xúc với
tiếng ồn cao, không trên ngưỡng gây hại quá nhiều nhằm làm giảm tiếng ồn phải tiếp nhận
ở cường độ dưới mức gây hại.
+ Loa chụp tai: được đeo che chắn cả vành tai hoặc dạng mũ đội có loa che chắn vành
tai. Các loa hay mũ chụp tai phải thay đổi được độ khít để ôm chặt, kín vành tai. Các loại
loa chụp tai có khả năng giảm được tiếng từ 30 – 50 dBA, do đó được dùng khi phải tiếp
xúc với tiếng ồn có độ lớn hơn 110 dBA.
Mũ chống ồn: mức độ giảm ồn cao, mũ giảm ồn có khả năng cản tiếng ồn lớn đặc biệt
là ở vùng tần số cao hữu hiệu, tùy theo yêu cầu, thiết kế, cấu trúc, mũ giảm ồn có khả năng
làm giảm cường độ tiếng ồn khác nhau. Ngoài tác dụng ngăn tiếng ồn, mũ chống ồn còn
có tác dụng chống va đập do rung và còn có thể bảo đảm thông tin qua hệ thống hoa tai
trong mũ. Mũ chống ồn chỉ có tác dụng khi đội thật kín, nếu cỡ mũ không phù hợp với đầu
hay tự nới lỏng mũ thì khả năng ngăn giảm tiếng ồn ít hiệu quả. Do vậy, dùng mũ chống
ồn kéo dài thường gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Mũ chống ồn chỉ áp dụng có
hiệu quả với một số ngành nghề như bộ đội tăng thiết giáp và phi công quân sự.
Chụp tai chống ồn: cũng giống như mũ chống ồn, chụp tai chống ồn có mức độ giảm
ồn cao. Chụp tai chống ồn có khả năng cản tiếng ồn lớn, đặc biệt là ở vùng tần số 1000 -
4000Hz. Tùy theo thiết kế, cấu trúc, từng loại chụp tai có khả năng giảm cường độ tiếng
ồn ở các mức khác nhau. Không giống như mũ chống ồn, chụp tai chống ồn không có tác
dụng chống va đập. Chụp tai chống ồn là thiết bị phổ biến để giảm ồn trong hầu hết các
ngành công nghiệp có tiếp xúc với nguồn ồn lớn. Chụp tai chống ồn khắc phục được phần
nào hạn chế của mũ chống ồn là giảm được cảm giác khó chịu cho người sử dụng, kích
thước của chụp tai có thể thay đổi theo kích thước đầu của người sử dụng. Chụp tai chống
ồn cũng chỉ có tác dụng khi đội thật kín. Khi dùng chụp tai chống ồn kéo dài cũng gây cảm
giác khó chịu cho người sử dụng. Trong một số ngành nghề cần sự trao đổi thông tin, chụp
tai có thể làm giảm hoặc gián đoạn sự trao đổi thông tin.

Câu hỏi ôn tập


1. Nêu khái niệm cơ bản về tiếng ồn và rung?
2. Nêu tác hại của tiếng ồn, rung tới cơ thể?
3. Phân tích biện pháp dự phòng tiếng ồn và rung cho bộ đội?
VỆ SINH BỤI TRONG LAO ĐỘNG QUÂN SỰ

Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm về bụi, cách phân loại bụi.
- Phân tích được tác hại của bụi đối với cơ thể.
- Vận dụng các biện pháp dự phòng tác hại của bụi trong lao động quân sự.

Bụi là một yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí, có hại tới sức khỏe cộng đồng và
bệnh tật đối với người lao động. Ô nhiễm bụi có hàm lượng lớn và độc hại vẫn khá phổ
biến trong một số ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác đá và lao động
quân sự. Trong chiến tranh, đối phương có thể sử dụng làm vũ khí sát thương hàng loạt (vũ
khí hạt nhân - bụi phóng xạ, vũ khí vi sinh vật, hoá học hay vũ khí NBC...).
Vì vậy việc học tập nâng cao kiến thức về tác hại của bụi đối với cơ thể là rất cần thiết
đối với ngành Y tế dự phòng.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
2.1.1. Khái niệm
Bụi là những hạt rắn có kích thước rất nhỏ lơ lửng trong không khí, nói cách khác bụi
là một dạng khí dung (aerosol) có các hạt phân tán rắn.
Theo TCVN 5966: 2009 (ISO 4225-1994): bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường
là những hạt có kích thước nhỏ hơn 75 µm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng
vẫn có thể lơ lửng một thời gian.
2.1.2. Sự hình thành bụi
- Nghiền nát cơ học các vật rắn (xay, nghiền, khoan, nổ) là cơ chế phát sinh bụi rất phổ
biến, gọi là khí dung phân tán.
- Ngưng tụ các hạt rắn trong không khí (hàn điện, đúc đồng) tạo nên các hơi kim loại
bốc lên gặp oxy tạo thành các oxyt kim loại, gọi là khí dung ngưng kết.
- Thiêu cháy nguyên liệu không hoàn toàn: khói, bồ hóng... được tạo ra trong các ngành
công nghiệp nung luyện và giao thông vận tải.
2.1.3. Phân loại bụi
a. Theo tính chất nguồn gốc
- Bụi hữu cơ: bụi gạo, bột, gỗ, bông...
- Bụi vô cơ:
+ Bụi khoáng chất: than, đất đá, thạch anh..
+ Bụi kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm...
- Bụi có cấu tạo phức tạp: nhựa nhân tạo, chất dẻo...
b. Phân loại theo kích thước
- Bụi mắt thường nhận thấy được: có đường kính trên10 m, dễ lắng xuống, bụi này
không vào được phế nang.
- Bụi hiển vi có đường kính 0,25 - 10m vào sâu tận phế nang và giữ lại ở phổi.
- Bụi siêu hiển vi có đường kính dưới 0,25m (nhìn bằng hiển vi điện tử).
- Loại bụi có đường kính 10-100m không thể lơ lửng lâu được trong không khí, chúng
lắng xuống theo định luật NiuTơn, loại này chiếm 4,7% các hạt bụi.
- Loại bụi có đường kính 1 - 10, được giữ trong không khí và lắng xuống chậm hơn.
- Loại bụi có đường kính dưới 0,1, trong thực tế không bao giờ lắng xuống, chúng
luôn luôn chuyển động Brown và chỉ lắng xuống khi chúng kết hợp với nhau thành hạt có
kích thước lớn hơn.
Các loại bụi được sinh ra trong sản xuất thường có đường kính dưới 10, nhiều nhất là
5. Nếu có gió, loại bụi này càng tồn tại lâu trong không khí và càng tăng nguy cơ xâm
nhập vào phổi và gây hại tới cơ thể.
c. Phân loại theo tính chất xâm nhập vào đường hô hấp
- Đặc điểm về kích thước khí phế quản của cơ thể:
 Phế quản gốc: 50 mm.
 Phế quản trung gian: 20 – 5 mm.
 Phế quản thùy: 20 – 50 mm.
 Phế quản dưới phân thùy: 10 – 20 mm.
 Phế quản tận: 5 – 10 mm.
 Phế nang: < 0,3 mm.
- Vị trí xâm nhập vào đường hô hấp (theo Burstein) có 5 loại:
 Bụi: > 50 giữ lại ở mũi, khí quản, phế quản lớn.
 Bụi: 20 - 50 giữ lại ở phế quản thùy và phân thùy.
 Bụi: 10 - 20 giữ lại ở phế quản nhỏ.
 Bụi: 5 - 10 giữ lại ở các nhánh phế quản tận cùng.
 Bụi: 0,1 - 5 giữ lại ở phế nang.
Mũi: loại được bụi trên 10 µm

Miệng: loại được bụi trên 15 µm

6 nhánh phế quản đầu tiên

5-6 nhánh phế quản tận (tiểu PQ)

Sơ đồ 2.2: Kích thước các hạt bụi có thể xâm nhập vào đường hô hấp

2.2. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC HẠI CỦA BỤI ĐỐI VỚI CƠ THỂ
2.2.1. Độ phân tán
Phụ thuộc vào kích thước, bụi càng nhỏ càng khó lắng xuống và càng có độ phân tán
lớn. Bụi có tỉ trọng cao lắng nhanh hơn bụi có tỉ trọng thấp. Bụi hữu cơ có hình dạng dài
nên lắng chậm, lơ lửng lâu trong không khí.
2.2.2. Diện tích đặc hiệu
Là diện tích bề mặt của 1cm3 bụi. Khi nghiền nhỏ thành bụi, diện tích này tăng nhiều
lần. Diện tích đặc hiệu lớn thì khả năng xâm nhập vào cơ thể càng lớn, đặc biệt là bụi có
độc tính.
2.2.3. Độ hoà tan
- Bụi không độc thì tính hoà tan có lợi cho cơ thể và dễ thải ra ngoài.
- Bụi có chất độc thì chất độc ngấm nhanh vào máu.
2.2.4. Điện tích các hạt bụi
Những hạt bụi mang điện tích (ion âm hoặc dương) ảnh hưởng đến trao đổi ion ở màng
tế bào. Là nhân tố xúc tiến hiện tượng xơ hoá phổi thường gặp trong bệnh bụi phổi silic
nghề nghiệp
2.2.5. Tính phóng xạ
Thường gặp trong các vụ nổ nguyên tử, khai thác các loại quặng phóng xạ uran, thôri
và radi.
2.2.6. Hình dáng của bụi
Bụi dạng sợi thực vật (bông, đay, bụi asbest...) là những hạt bụi nhẵn, dài, kích thích tế
bào biểu mô của niêm mạc đường hô hấp gây viêm long, phì đại và viêm thoái hoá niêm
mạc, làm giảm chức năng lọc bụi của đường hô hấp trên. Bụi sợi dài khó thực bào. Bụi sợi
nhọn như sợi thủy tinh và sợi khoáng (amian) kích thích da gây ngứa.
2.3. TÁC HẠI CỦA BỤI ĐỐI VỚI CƠ THỂ
- Đường hô hấp: tổn thương, suy giảm chức năng đường hô hấp đến bệnh lý viêm phổi,
bụi phổi nghề nghiệp...
+ Gây viêm nhiễm đường hô hấp, thậm chí viêm phổi nói chung với tỷ lệ cao đối với
người tiếp xúc.
+ Tác dụng với đường hô hấp trên: các loại bụi sợi, bụi động vật và thực vật thường
kích thích, gây bệnh mũi họng…
+ Gây tăng số lượng đại thực bào từ máu đến phổi, nhưng không rõ rệt: bụi than, bụi
ôxit sắt.
+ Có tác dụng làm cho xơ hóa, tăng thực rõ rệt, gây bệnh phổi mạn. Bụi silic (SiO2) và
bụi amiăng… gây bệnh bụi phổi
+ Làm giảm tính chất miễn dịch của tổ chức phổi: bụi xỉ lò Thomas, bụi nhựa đường…
+ Gây ung thư phế quản và ung thư phổi: như crom và hợp chất hóa học của asen, các
carbuahydro…
- Mắt: viêm kết mạc, rách giác mạc do bụi đường, bụi xay xát lúa gạo, bụi nhựa đường...
- Da: viêm loét da do bụi vít các lỗ tuyến bài tiết của da.
- Toàn thân: sốc, dị ứng do bụi bông, bụi hoá chất, bụi kim loại và bụi phấn hoa.
- Bệnh phóng xạ: do bụi phóng xạ.
- Bệnh nhiễm trùng: do bụi vi sinh vật, vi khuẩn...
2.4. BỆNH BỤI PHỔI NGHỀ NGHIỆP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (xem
thêm tài liệu số 22)
2.4.1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp, là bệnh phổi ở người lao động do hít phải bụi trong quá
trình lao động, biểu hiện bằng tình trạng xơ hoá nhu mô phổi lan tỏa. Xơ hoá trong bệnh
bụi phổi là xơ hoá tiên phát do chính bụi gây ra. Cần phân biệt xơ hóa phổi do các bệnh
khác ở phổi.
2.4.2. Phân loại các bệnh phổi nghề nghiệp
Theo điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT có 5 loại bệnh bụi phổi và 2 bệnh phổi nghề
nghiệp:
+ Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh xơ hoá phổi tiến triển do hít phải bụi chứa
silic tự do (SiO2) trong quá trình lao động
+ Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp là bệnh xơ hoá phổi tiến triển do hít phải bụi chứa
amiăng trong quá trình lao động
+ Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp là bệnh phổi đặc trưng bởi co thắt phế quản do tiếp
xúc với bụi bông, đay, gai và lanh trong quá trình lao động.
+ Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi talc trong quá
trình lao động
+ Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi than trong quá
trình lao động
+ Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
+ Bệnh hen nghề nghiệp.
2.4.3. Bệnh bụi phổi silic (xem thêm tài liệu số 22)
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh xơ hoá phổi tiến triển do hít phải bụi chứa silic
tự do trong quá trình lao động.
a. Đặc điểm phát sinh bệnh
Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi silic tự do là bệnh xơ hoá tiến triển nhu mô phổi và những
hạt xơ kích thước khác nhau ở hai phổi do chính bụi silic gây ra.
Bệnh bụi phổi silic được biết từ lâu, vào năm 400 - 300 trước công nguyên, Hyppocrates
đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết sớm bởi những cơn khó thở, lúc đó ông
gọi là “cơn khó thở của những người thợ mỏ”.
Danh từ silicosis được dùng lần đầu tiên vào năm 1870 (Viscont). Bệnh này gặp ở công
nhân khai thác mỏ, tỷ lệ công nhân mắc bệnh này khá cao ở các nước công nghiệp phát
triển trên thế giới. Việt Nam cũng đã phát hiện thấy bệnh silicosis trong công nhân ở một
số nhà máy, xí nghiệp có bụi chứa SiO2, thường phát triển ở công nhân có tuổi nghề trên 5
năm có cường độ lao động thể lực nặng, đôi khi gặp ở tuổi nghề 3 năm.
b. Cơ chế bệnh sinh và đặc điểm bệnh lý
- Đặc điểm chung: từ viêm phế quản kiểu xuất tiết và co thắt phế quản làm cho sự thông
khí phổi kém, thiếu oxy huyết và gây xơ hoá phổi.
- Cơ chế sinh bệnh:
+ Thuyết theo tính chất cơ học: kích thích gây xơ hoá do những hạt bụi rắn cứng và
góc cạnh.
+ Thuyết theo tính chất hoá học: do SiO2 hoà tan trong dịch phân bào tạo thành axit
silic hợp thành phân tử polyme gây phản ứng xơ hoá
+ Thuyết do nhiễm khuẩn.
+ Thuyết theo tính chất dị ứng gây co thắt phế quản, khí quản.
+ Thuyết theo tính chất miễn dịch sinh học là được nhiều tác giả thừa nhận hơn cả.
Thuyết miễn dịch sinh học của tác giả người ý là Pernis và Vigliani (1950), được mô tả
như sau:
SiO2 + đại thực bào  tế bào chết  kháng nguyên (lipoprotein) kích thích cơ thể tạo
nên kháng thể và phản ứng giữa kháng nguyên – kháng thể sinh ra các nốt silicotic (chất
trong suốt hyalin), chính là xơ hoá phát triển, còn gọi là các u xơ phổi.
c. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
- Giai đoạn 1: các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và kín đáo, không có biểu hiện triệu
chứng rõ rệt:
+ Đau tức ngực, ho khan và khó thở nhẹ, khả năng lao động bình thường. Vì thế người
lao động và y tế dễ bỏ qua.
+ Tiếng tim phổi bình thường, chức năng hô hấp bình thường.
+ Chụp X quang phổi có những nốt silicotic nhỏ rải rác ở 2 trường phổi đường kính
1mm.
- Giai đoạn 2: các triệu chứng lâm sàng tăng lên và biểu hiện rõ rệt:
+ Đau ngực nhiều lên, ho nhiều có đờm, khó thở khi lao động và khả năng lao động bắt
đầu giảm.
+ Nghe phổi thấy có rì rào phế nang giảm, đôi chỗ có rên khô và rên ướt, gõ vùng liên
bả vai thấy đục.
+ Hình ảnh X quang: tâm thất phải có thể to hơn bình thường, phổi bị xơ hoá tràn lan,
rốn phổi to đậm, nhiều nốt silicotic rải rác quá nửa phổi; chức năng hô hấp giảm.
+ Trong máu: oxy (O2) giảm, CO2 tăng.
- Giai đoạn 3: sức khỏe suy sụp.
+ Đau ngực thường xuyên, ho có nhiều đờm, khó thở cả khi ngồi; chức năng hô hấp
giảm sút.
+ Khám phổi có tiếng cọ phế mạc; gõ phổi có chỗ đục, chỗ trong (phổi bàn cờ).
+ Điện tâm đồ thay đổi.
+ X quang: các nốt, các hạt silicose tràn lan khắp phổi.
+ Kèm theo có thể có các biến chứng và bệnh lý khác như: viêm phế mạc, áp xe phổi,
hội chứng tâm phế mạn, lao phổi và có khái huyết. Tỉ lệ lao phổi ở bệnh nhân silicose giai
đoạn 3 chiếm 80% trường hợp.
d. Những chỉ tiêu chẩn đoán sớm bệnh phổi silic
- Tiền sử nghề nghiệp và điều kiện vệ sinh lao động:
Xác định thành phần SiO2 tự do và hàm lượng bụi trong không khí ở nơi làm việc của
người bệnh, tuổi nghề và tính chất lao động.
- Kiểm tra chức năng hô hấp:
+ Thời gian nhịn thở bình thường 30 – 40 giây. Nếu từ 10 – 15 giây là bệnh lý.
+ Đo độ thay đổi vòng ngực khi hít vào hết sức và thở ra hết sức, bình thường chênh
nhau 4 - 10cm.
+ Đo dung tích sống: bình thường người lớn 3 lít (nam); 2,5 lít (nữ).
+ Đo lượng thông khí tối đa: bình thường 80 - 100 lần/phúthút.

𝑉𝐸𝑀𝑆
𝑇𝑖𝑓𝑓𝑒𝑛𝑒𝑎𝑢 = 𝑥100 (%)
𝑉𝑆

Bình thường sau 1 giây = 83%, 2 giây = 96% và 5 giây = 99%.


Trên thực tế giai đoạn đầu chức năng hô hấp thay đổi không rõ ràng nên trong chẩn
đoán silicose dùng để đánh giá tình trạng bệnh và tiên lượng bệnh. Nhưng trong những
trường hợp bệnh nặng, chức năng hô hấp có hội chứng hạn chế, dung tích sống bị giảm do
phế nang bị xơ hóa nên kém đàn hồi. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì bệnh nhân có hội
chứng tắc nghẽn, chỉ số Tiffeneau bị giảm nhiều và suy hô hấp nặng.
+ X quang phổi:
Là căn cứ quan trọng nhất để chẩn đoán sớm và chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi silic
nghề nghiệp. Trên phim X quang người ta thấy hình ảnh những vết mờ, đám mờ nhỏ. Đó
chính là những hạt silicose và những khối u nhỏ bị xơ hóa có kích thước, số lượng khác
nhau ở cả hai bên phế trường phổi. Những đám mờ lớn là những hạt nhỏ quy tụ chồng lên
nhau tạo thành những khối giả u có đường kính từ 1- 5 cm trở lên.
Để thống nhất các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh silicosis trên thế giới, hiện nay áp dụng
theo tiêu chuẩn của ILO 2000.
2.5. BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG Ô NHIỄM BỤI
2.5.1. Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Các giải pháp kỹ thuật luôn có giá trị trong dự phòng ô nhiễm bụi. Thay thế các máy
móc cũ tạo nhiều bụi bằng các máy hiện đại tạo ít bụi hơn.
- Tuân thủ các quy định về bụi trong môi trường lao động.
- Tại các cơ sở sản xuất sinh nhiều bụi, biện pháp làm ẩm ướt môi trường có tác dụng
hạn chế bụi ví dụ tại các vị trí phát sinh bụi do xay, nghiền, khoan, đúc.
- Đặt hệ thống hút lọc bụi trong phân xưởng, nhà xưởng.
- Áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến chế tạo máy có ít bụi, giảm bụi...
- Nồng độ bụi toàn phần: là chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm bụi nơi lao động sản xuất.
- Nồng độ bụi hô hấp: là chỉ tiêu đánh giá tác hại của bụi tới cơ quan hô hấp và các
bệnh bụi phổi.
- Căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN
05: 2013/BTNMT) thì mức giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung
quanh được quy định tại Bảng sau:
Bảng 2.3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)
Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
TT Thông số
1 giờ 8 giờ 24 giờ năm
1 SO2 350 - 125 50
2 CO 30.000 10.000 - -
3 NO2 200 - 100 40
4 O3 200 120 - -
5 Tổng bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 100
6 Bụi PM10 - - 150 50
7 Bụi PM2,5 - - 50 25
8 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: dấu (-) là không quy định

Với bụi trong môi trường lao động hiện nay vẫn áp dụng theo quyết định 3733/2002
của Bộ y tế, cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Nồng độ tối đa cho phép và số hạt bụi cho phép
Nhóm Hàm Nồng độ bụi toàn phần Nồng độ bụi hô hấp
bụi lượng (hạt/cm3) (hạt/cm3)
silic (%) Theo ca Theo thời Theo ca Theo thời
điểm điểm
1 > 50 - 100 200 600 100 300
2 > 20 - 50 500 1000 250 500
3 > 5 - 20 1000 2000 500 1000
4 5 1500 3000 800 1500

Bảng 2.5: Nồng độ bụi cho phép theo trọng lượng bụi
Phân Hàmlượng Nồng độ bụi toàn phần Nồng độ bụi hô hấp (mg
nhóm Silic (%) (mg/m3) /m3)
Bụi Theo ca Theo thời Theo ca Theo thời
điểm điểm
1 100 0,3 0,5 0,1 0,3
2 > 50 - 100 1,0 2,0 0,5 1,0
3 > 2- 50 2,0 4,0 1,0 2,0
4 > 5 - 20 4,0 8,0 2,0 4,0
5 1-5 6,0 12,0 3,0 6,0
6 <1 8,0 16,0 4,0 8,0

Bảng 2.6: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không chứa silic
Loại Tên chất Nồng độ bụi toàn Nồng độ bụi
phần (mg/m3) hô hấp
(mg/m3)
1 Than họat tính, nhôm, diatomit,
graphít, cao lanh, pyrit, talc 2 1
2 Bakelit, than, oxyt sắt, oxyt kẽm,
dioxyt titan, sillicat, apatit, barit,
photphatit, đá vôi, đá trân trâu, đá 4 2
cẩm thạch, xi măng Portland.
3 Bụi thảo mộc: chè, thuốc lá, bụi
gỗ, bụi ngũ cốc. 6 3
4 Bụi hữu cơ và vô cơ không thuộc
loại 1, 2, 3. 8 4

Bảng 2.7: Giá trị tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng và bụi bông
Loại Tên chất Trung bình 8 giờ Trung bình 1 giờ
(sợi/ml) (sợi/ml)
1 Serpentine (chrysotile) 0,1 0,5
2 Amphibole 0 0
3 Bụi bông (mg/m3) 1,0 -

Bảng 2.8: Mức độ ô nhiễm bụi trong môi trường lao động
Loại Mức độ ô nhiễm So sánh với nồng độ bụi tối đa cho
phép
0 Môi trường hợp vệ sinh lao động Dưới nồng độ tối đa cho phép.
1 Ô nhiễm bụi ít Trên nồng độ TĐCP 3 lần.
2 Ô nhiễm bụi vừa Trên 3 - 5 lần nồng độ TĐCP.
3 Ô nhiễm bụi nhiều Trên 5 - 10 lần nồng độ TĐCP.
4 Ô nhiễm bụi rất nhiều Trên 10 - 30 lần nồng độ TĐCP.
5 Ô nhiễm bụi nghiêm trọng Trên 30 lần nồng độ TĐCP.

2.5.2. Bảo vệ cá nhân


- Các biện pháp bảo vệ cá nhân có tác dụng giảm tác hại của bụi. Biện pháp bảo vệ cá
nhân thường là:
+ Khẩu trang: trên thị trường hiện có nhiều loại khẩu trang, từ những loại khẩu trang
giấy tới những loại khẩu trang chuyên dùng.
+ Kính mắt.
+ Quần áo bảo hộ lao động.
2.5.3. Chăm lo sức khỏe người lao động của y tế
- Khám tuyển người lao động, phòng tránh những người bị bệnh đường hô hấp, bệnh
lao và chức năng hô hấp bị suy giảm.
- Khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá mức ô nhiễm bụi và nồng độ bụi tối đa cho phép tại
các cơ sở nhà máy, công trường, xí nghiệp.

Câu hỏi ôn tập


1. Nêu khái niệm về bụi, cách phân loại bụi?
2. Trình bày tác hại của bụi đối với cơ thể?
3. Phân tích biện pháp dự phòng tác hại của bụi đối với cơ thể?
NGUY CƠ VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG,
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm điều kiện lao động và các yếu tố tác hại nghề nghiệp.
- Trình bày được nguyên tắc, nội dung và quy trình thực hiện đánh giá nguy cơ, rủi ro
về an toàn vệ sinh lao động.
- Phân tích được các biện pháp phòng ngừa các yếu tố tác hại nghề nghiệp.
- Thực hành được lập và quản lý hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.
2.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC HẠI SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm
a. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự
nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường
lao động, người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt
động của con người trong quá trình lao động, sản xuất.
Theo khái niệm trên, các yếu tố cấu thành nên điều kiện an toàn, vệ sinh lao động bao
gồm:
+ Tình trạng an toàn của quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị, công cụ lao động;
+ Tổ chức lao động: bố trí sử dụng người lao động theo ca kíp làm việc; cường độ, thời
gian, tư thế, vị trí lao động
+ Năng lực lao động: sự lành nghề đối với công việc; kỹ năng phòng tránh các yếu tố
tác hại trong quá trình lao động.
+ Tình trạng cơ sở vật chất, nhà xưởng bao hàm sự tuân thủ các qui định, tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn lao động, thiết kế xây dựng, phòng cháy chữa cháy...
+ Các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động.
b. Môi trường lao động
Theo Luật Bảo vệ Môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật
chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Xuất phát từ khái niệm trên, môi trường lao động là không gian nơi con người lao động
bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường phát sinh trong quá trình
lao động, có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển của người lao động và quá
trình lao động, sản xuất.
c. Yếu tố tác hại nghề nghiệp
Tất cả các yếu tố nguy hiểm, độc hại ở nơi làm việc, làm hạn chế khả năng lao động,
gây chấn thương hoặc ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe người lao động, thậm chí gây
tử vong gọi là yếu tố tác hại nghề nghiệp.
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, trong quá trình lao động, sản xuất,
người lao động có thể tiếp xúc với 2 loại nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp chính là yếu tố
nguy hiểm và yếu tố có hại. Khái niệm về yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại như sau:
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho
con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình
lao động.
d. Quan trắc môi trường lao động
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo
lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác
hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
e. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động
Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy
cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng,
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động (Điều 77 Luật An
toàn vệ sinh lao động).
2.1.2. Phân nhóm các yếu tố có hại trong môi trường lao động
Theo đặc điểm, tính chất và nguồn phát sinh, các yếu tố có hại trong môi trường lao
động được phân thành 5 nhóm, bao gồm:
1. Các yếu tố vật lý
2. Các yếu tố hóa-lý (Bụi, khói)
3. Các yếu tố hóa học
4. Các yếu tố vi sinh vật
5. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và các vấn đề xã hội
a. Các yếu tố vật lý
- Vi khí hậu:
Vi khí hậu là điều kiện khí tượng của môi trường nơi làm việc, gồm sự tác động tổng
hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, nhiệt độ của các bề
mặt vật dụng và thiết bị xung quanh tới người lao động (QCVN 26/2016/TT-BYT). Các
yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người.
- Tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh phát ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người, có thể
gây khó chịu hoặc gây tác hại xấu đến sức khỏe con người như giảm thính lực và có thể
gây điếc.
- Rung:
Rung hay rung chuyển là những dao động cơ học phát sinh từ động cơ của máy móc
và dụng cụ lao động. Dao động có thể điều hòa hoặc không điều hòa (QCVN 27/2016/TT-
BYT). Rung có thể gây bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân hoặc bệnh nghề nghiệp do
rung cục bộ tùy thuộc vào tần số của rung.
- Điện từ trường tần số công nghiệp
+ Điện từ trường tần số công nghiệp: Là sóng điện từ có tần số từ 50Hz đến 60Hz phát
sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện từ từ các nguồn điện, đường dây tải điện và các thiết bị
dùng điện.
+ Cường độ điện trường: Là độ lớn hiệu dụng của véctơ điện trường (E) tại một điểm,
xác định bằng lực (F) tác dụng lên một đơn vị điện tích (q) tại một điểm trong trường, tính
bằng vôn trên mét (V/m), nghĩa là:
F
E
q
+ Cường độ từ trường: Là độ lớn hiệu dụng của véctơ từ trường.
Cường độ từ trường được ký hiệu là H, đơn vị tính Ampe trên mét (A/m).
- Tác hại của điện từ trường tần số công nghiệp:
+ Tác hại cấp tính: Điện giật, phóng điện gây cháy, bỏng.
+ Tác hại mạn tính: Ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, thính giác, tăng
huyết áp, kích thích, nhức đầu, giảm phản xạ có điều kiện, rung ngón tay, lưỡi. Thay đổi
điện tâm đồ, điện não đồ và một số chỉ số sinh hoá. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào
cường độ điện trường, thời gian tác động và trạng thái của cơ thể con người.
- Điện từ trường tần số cao (radio)
+ Điện từ trường tần số cao hay tần số radio: Là điện từ trường có tần số từ 3KHz đến
300GHz.
+ Ảnh hưởng của điện từ trường tần số cao tới cơ thể:
. Hiệu ứng sinh nhiệt khi hấp thụ, năng lượng điện từ chuyển thành nhiệt năng làm
nóng cơ thể, bộ phận bị chiếu.
. Hiệu ứng không sinh nhiệt, gây tác hại sinh học cho cơ thể không do nguyên nhân
làm nóng cơ thể.
. Các biểu hiện tổn thương cấp tính bao gồm đục nhân mắt; nếu bị chiếu toàn thân: Sốt,
đau bụng cấp, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ…
. Tổn thương mạn tính: Tổn thương hệ thống thần kinh, rối loạn chức năng hệ thống
tạo huyết và một số cơ quan khác.
- Bức xạ và phóng xạ:
+ Bức xạ có thể được phát ra từ mặt trời hoặc từ các quy trình, kỹ thuật công nghệ sản
xuất. Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Trong môi trường lao động, bức xạ tử
ngoại phát sinh từ lò luyện thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép.
Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt,
giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Phóng xạ (bức xạ ion hóa) là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự
biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và có khả năng ion hoá vật
chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.
Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng gây nhiễm độc cấp
tính hoặc mạn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào
bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử
vong.
- Ánh sáng:
Ánh sáng được phát ra từ nguồn năng lượng mặt trời (ánh sáng tự nhiên) hoặc từ các
loại đèn, dụng cụ, máy móc, nguồn sáng do con người tạo ra (ánh sáng nhân tạo). Sử dụng
ánh sáng tự nhiên trong quá trình lao động (lao động ngoài trời, cửa sổ, tấm lợp xuyên
sáng…) gọi là chiếu sáng tự nhiên. Khi sử dụng các nguồn ánh sáng nhân tạo gọi là chiếu
sáng nhân tạo.
Chiếu sáng không đảm bảo có thể làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây
ra tai nạn lao động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
b. Các yếu tố hóa-lý (Bụi, khói)
Bụi là các hạt chất rắn nhỏ, theo quy ước các hạt này có đường kính nhỏ hơn 100m,
lắng đọng dưới trọng lượng riêng của chúng nhưng có thể còn lơ lửng trong không khí một
thời gian.
Khói hơi phát sinh từ các chất rắn nóng bị bay hơi rồi ngưng tụ lại. Khói hơi thường
xuất hiện trong các xưởng đúc, luyện kim, hàn,…Khói hơi có đường kính hạt từ 0,001-
0,5m.
Khói đục phát sinh do đốt cháy các vật liệu có chứa cacbon, được hình thành từng phần
từ các hạt rắn và lỏng rất nhỏ. Khói hơi có đường kính hạt từ 0,001-0,5m.
Bụi hô hấp có kích thước dưới 5 micrômét là nguy hiểm nhất, khi hít phải bụi đi vào
phế nang làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi,
khói phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của chúng. Bụi, khói có thể gây bệnh ở đường
hô hấp, đặc biệt là các bệnh bụi phổi; bệnh ngoài da, tổn thương mắt, gây ung thư...
c. Các yếu tố hóa học
Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ
nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. (Luật Hóa chất năm 2007).
Hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm
quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều 4 (Luật hóa chất năm 2007):
- Độc cấp tính;
- Độc mạn tính;
- Gây kích ứng với con người;
- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
- Gây biến đổi gen;
- Độc đối với sinh sản;
- Tích luỹ sinh học;
- Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
- Độc hại đến môi trường.
Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi... tùy theo điều kiện nhiệt độ
và áp suất.
Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Chất gây bỏng, kích thích da như axit đặc, kiềm...
+ Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như clo, amoniac, SO3,...
+ Nhóm 3: Chất gây ngạt như các oxit các bon (CO2, CO), mê tan (CH4)...
+ Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng thối), xăng...
+ Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ thể như hydrocacbon các loại (gây độc cho
nhiều cơ quan), benzen, phenol, chì, asen ....
Hóa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc cấp tính,
nhiễm độc mạn tính.
Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa,
đường hô hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới
95% trường hợp nhiễm độc.
d. Các yếu tố vi sinh vật
Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, virút, ký
sinh trùng, côn trùng, nấm mốc như các nghề: chăn nuôi, lò mổ gia súc, chế biến thực
phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục vụ tại các
bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang...Vi sinh vật có
hại có thể gây ra một số bệnh nghề nghiệp như Leptospira, lao, viêm gan vi rút,
HIV/AIDS,…
e. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và các vấn đề xã hội
- Căng thẳng thần kinh do lao động.
- Bạo lực.
- Quấy rối tình dục.
- Tiếp xúc với các yếu tố không lành mạnh nơi làm việc như thuốc lá, rượu, chất ma
túy…
* Yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi
- Tư thế lao động gò bó, không tự nhiên như đứng, ngồi quá lâu, đi lại nhiều, cúi khom,
vẹo người...
- Tính đơn điệu của công việc, thao tác công việc lặp đi lặp lại, chu kỳ ngắn.
- Áp lực công việc lớn, công việc nhàm chán, phải tập trung chú ý cao gây căng thẳng
về thần kinh tâm lý.
- Giờ giấc làm việc kéo dài, ca kíp không phù hợp.
- Quan hệ trong lao động.
2.1.3. Các yếu tố nguy hiểm trong môi trường lao động
Là những yếu tố gây tai nạn, chấn thương, thậm chí gây tử vong cho người lao động.
Các yếu tố nguy hiểm thường gặp trong lao động sản xuất bao gồm:
a. Các bộ phận truyền động, chuyển động
Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động
của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng có
nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương
hoặc tử vong.
b. Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng,
nguy cơ cháy nổ.
c. Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật,
điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện… làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.
d. Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không
ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác
đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ
hàng hoá trong sắp xếp kho tàng....
e. Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện,
đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn....
f. Yếu tố gây ngã: Lao động trên cao (xây dựng, công nhân đường dây điện), lao động
hầm lò, làm việc những nơi có địa hình hiểm trở.
g. Nổ:
- Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị
chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn bền cho
phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu. Khi
thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung
quanh.
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian
rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực
lớn phá hủy các công trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ. Các chất có thể
gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một
tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi
hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với
không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.
- Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong
không khí và gây chấn động trên mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định. Loại này hay
gặp trong quân đội khi sử dụng bom, mìn…
- Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ...
2.2. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
2.2.1. Nguyên tắc
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều
8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh
giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm
việc.
2.2.2. Thời gian
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm
sau đây:
- Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong
một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời điểm đánh giá
định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
- Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi
xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
2.2.3. Nội dung, quy trình
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau
đây:
- Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
- Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
a. Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh giá nguy
cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
- Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm,
yếu tố có hại.
- Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu có) và
cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về
an toàn, vệ sinh lao động.
- Dự kiến kinh phí thực hiện.
b. Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông tin từ các
hoạt động sau đây:
+ Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;
+ Kiểm tra thực tế nơi làm việc;
+ Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy
giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;
+ Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản điều tra tai nạn lao
động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; số liệu quan trắc môi trường lao
động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản
thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát
sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
c. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương
ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
- Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi
ro đến mức hợp lý.
- Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các
biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều
kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2.2.4. Hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh
lao động
Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng
lao động xác định nội dung, quyết định hình thức, tổ chức hướng dẫn cho người lao động
thực hiện các nội dung sau đây:
- Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
- Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm
việc;
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.3. BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
2.3.1. Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động
- Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu: Thông gió (tự nhiên hoặc nhân tạo) và điều hoà
không khí. Làm lán để chống lạnh, che nắng, che mưa khi phải thực hiện các công việc ở
ngoài trời; trồng cây. Cơ giới hóa, tự động hóa.
- Biện pháp xử lý bụi: Giảm phát sinh bụi ở ngay nguồn gây bụi; khống chế nguồn phát
sinh ô nhiễm như che chắn, sử dụng các thiết bị lọc bụi, hút bụi, phun nước làm giảm lượng
bụi trong không khí, trồng các hàng rào cây.
- Chống tiếng ồn: Ðảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi người lao động
làm việc; giảm ngay tiếng ồn từ nguồn gây ồn bằng cách lắp ráp các máy, thiết bị bảo đảm
chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn
hoặc các biện pháp giảm tiếng ồn lan truyền như làm các lớp cách âm, các buồng cách âm,
v.v....
- Chống rung: Có thể làm giảm rung hoặc khử rung, chống truyền rung bằng cách sử
dụng vật liệu chống rung như cao su đệm, bấc, lò xo, không khí hoặc dùng lò xo. Gắn chặt
vỏ, chân với các bộ phận gây rung của máy; Cách ly nguồn gây rung, thay đổi vị trí đứng
tránh đường truyền rung, cách ly, khử rung mặt bên....
- Chiếu sáng hợp lý: Ðảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc cho người lao động tuỳ theo
từng công việc. Ðể tiết kiệm năng lượng nên sử dụng ánh sáng mặt trời bằng hệ thống cửa
sổ, cửa trời, sơn tường bằng màu sáng.
2.3.2. Tổ chức lao động khoa học
- Huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn vệ sinh lao
động.
- Tổ chức thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tổ chức phân công lao động hợp lý.
- Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động; đảm bảo cho mọi người lao động
đều có thể phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện lao động.
- Máy móc, thiết bị phải phù hợp với sinh lý của người lao động, không để người lao
động phải làm việc trong tư thế gò bó hoặc quá căng thẳng; đối với các máy móc có kích
thước chiều cao không phù hợp với người.
- Sắp xếp mặt bằng nhà xưởng, đường đi lại và vận chuyển hợp lý, thông thoáng, bằng
phẳng. Bố trí diện tích nơi làm việc hợp lý, bảo đảm khoảng không gian cần thiết cho mỗi
người lao động; Vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ.
2.3.3. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Cung cấp và sử dụng thường xuyên các loại trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp.
Các phương tiện bảo vệ cá nhân được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu theo đúng tiêu
chuẩn chất lượng của Nhà nước quy định.
2.3.4. Biện pháp y tế
- Tổ chức khám tuyển.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
- Tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tổ chức sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
2.4. LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.4.1. Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động do cơ sở lao động lập, bổ sung và quản lý, là văn
bản pháp lý thể hiện việc quản lý vệ sinh lao động của đơn vị, là cơ sở để xây dựng kế
hoạch quan trắc môi trường lao động, cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống các yếu tố
có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động.
Quan trắc môi trường lao động:
- Tổ chức có đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động tiến hành quan trắc
môi trường lao động và cung cấp thông tin, dữ liệu, kết quả quan trắc môi trường lao động
cho cơ sở lao động để lập Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động của cơ sở lao động.
- Quan trắc môi trường lao động được tiến hành hàng năm tại cơ sở lao động và cập
nhật kết quả quan trắc vào Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động của cơ sở lao động.
- Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động lập báo cáo kết quả thực hiện quan
trắc môi trường lao động. Mẫu báo cáo theo mẫu số 04, Phụ lục III Ban hành kèm theo
Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016. Báo cáo được lập thành 02 bản, 01
bản gửi cơ sở lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- Kết quả quan trắc môi trường lao động làm cơ sở để lập Hồ sơ vệ sinh môi trường lao
động; Đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp trong khám phát hiện và chẩn đoán bệnh nghề nghiệp,
khám định kỳ bệnh nghề nghiệp; Giám định suy giảm khả năng lao động của người lao
động bị mắc bệnh nghề nghiệp; Triển khai các giải pháp cải thiện điều kiện lao động; Bảo
vệ và nâng cao sức khỏe người lao động.
2.4.2. Quản lý hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được lập, cập nhật bổ sung và lưu giữ như sau:
- Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động do cơ sở lao động lập, bổ sung và quản lý. Mẫu
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định số
39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
- Cơ sở lao động phải khai báo đầy đủ, chính xác các yếu tố có hại nơi làm việc vào hồ
sơ vệ sinh môi trường lao động; cập nhật kết quả quan trắc môi trường lao động hàng năm
vào hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; bổ sung các yếu tố có hại cần quan trắc vào hồ sơ
vệ sinh môi trường lao động trong các trường hợp sau:
+ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi cải tạo, nâng cấp cơ
sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố có hại mới đối với sức khỏe người lao động.
+ Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi
trường lao động.
+ Theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi ôn tập:


1. Trình bày nguyên tắc, nội dung và quy trình đánh giá nguy cơ về an toàn vệ sinh
lao động?
2. Phân tích biện pháp phòng ngừa các yếu tố tác hại nghề nghiệp?

You might also like