You are on page 1of 2

Các đặc trưng cường độ của bê tông http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/P12102901-cac-dac-trung-c...

Trang chủ Diễn đàn Thư viện Giới thiệu - Liên hệ Hình thức thanh toán

Thông tin cập nhật Số lượt truy cập

Những mâu thuẫn khi phân tích kết cấu làm việc đồng thời với nền đất sử dụng phương pháp mô hình cọc bằng liên kết đàn hồi
Chiều dài trung bình của thanh thép trong cấu kiện có mặt bằng hình tròn
Khai giảng khóa 1 - Lớp triển khai bản vẽ thiết kế Kết cấu (25.12.2012)
RCBc - Phiên bản 1.1, cập nhật này 15.12.2012
Tại sao diện tích cốt thép Cột tầng mái lại lớn hơn ở các tầng khác ? Chia sẻ trang này
KCS SFD - Phần mềm vẽ và thống kê cốt thép Móng Băng (miễn phí)
Móng mềm Thích 0
Công nghệ sản xuất Panel bê tông ứng suất trước
RCB - Phiên bản cập nhật ngày 17.11.2012
0

Xem tiếp ...

Gửi bài mới Góp ý cho bài viết Đăng nhập Đăng ký

CÁC ĐẶC TRƯNG CƯỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG


Tác giả: Hồ Việt Hùng

Bài viết này đề cập đến các đặc trưng cường độ của bê tông được sử dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam và các hệ thống tiêu chuẩn khác.

I. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM


I.1. CẤP ĐỘ BỀN

Cấp độ bền chịu nén của bê tông: Ký hiệu bằng chữ B, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo
không dưới 95% xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150mm x 150mm x 150mm) được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm
nén ở tuổi 28 ngày.

Cấp độ bền là khái niệm chủ yếu dùng để phân loại bê tông được sử dụng trong tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005, thay thế cho tên gọi Mác. Bê tông theo TCXDVN
356:2005 có các cấp độ bền sau: B5; B7.5; B10; B12.5; B15; B20; B25; B30; B35; B40; B45; B50; B55; B60.

I.2. MÁC BÊ TÔNG

Mác bê tông theo cường độ chịu nén: Ký hiệu bằng chữ M, là cường độ của bê tông, lấy bằng giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng
2
đơn vị kG/cm xác định trên mãu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150mm x 150mm x 150mm) được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở
tuổi 28 ngày.

Mác là khái niệm chủ yếu dùng để phân loại bê tông được sử dụng trong tiêu chuẩn TCVN 5574:1991. Bê tông theo TCVN 5574:1991 có các mác sau: M100; M150;
M200; M250; M300; M350; M400; M450; M500; M600.

I.3. TƯƠNG QUAN GIỮA CẤP ĐỘ BỀN VÀ MÁC BÊ TÔNG

Tương quan giữa cấp độ bền B và mác M là:

B = α .β .M
b b

Trong đó:

2
α - hệ số đổi đơn vị từ kG/cm sang MPa; α = 1/9,81 ≈ 0,1
b b
β - hệ số tương quan giữa cường độ đặc trưng và cường độ trung bình mẫu. Với σ = 0,135 thì β = 0,778
b b

I.4. CƯỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG

I.4.1. Giá trị trung bình của cường độ chịu nén: R


tb

Gọi tắt là cường độ trung bình. Đó là giá trị trung bình số học của cường độ một số mẫu thử:

R = ∑R /n
tb i

Trong đó:

R - cường độ mẫu thử thứ i


i
n - Số mẫu thử

I.4.2. Giá trị đặc trưng của cường độ: R


c

Gọi tắt là cường độ đặc trưng. Đó là giá trị cường độ được lấy với xác suất đảm bảo 95%

R = R .(1 - S.σ) = β .R
c tb b tb

Trong đó:

β - hệ số đồng chất của bê tông (hệ số tương quan giữa R và R )


b c tb
2
σ - hệ số biến động cường độ các mẫu thử, xác định theo tính toán thống kê, σ = [√{∑(R - R ) }/{n - 1}]/R
i tb tb
S - hệ số, phụ thuộc và xác suất đảm bảo. Với xác suất 95% có S = 1,64

TCXDVN 356:2005 sử dụng σ = 0,135

I.4.3. Giá trị tiêu chuẩn của cường độ chịu nén: R


bn

Gọi tắt là cường độ tiêu chuẩn về chịu nén.

Khi thí nghiệm mẫu thử khối vuông thường đạt được cường độ cao hơn so với bê tông ở trong kết cấu thực. Đó là vì ảnh hưởng của một số yêu tố như ma sát giữa bàn
máy nén và mẫu, kích thước mẫu, tốc độ gia tải ... Để kể đến điều này người ta xác định cường độ tiêu chuẩn như sau:

1 of 2 09-Jan-13 9:22 AM
Các đặc trưng cường độ của bê tông http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/P12102901-cac-dac-trung-c...

R = θ .R
bn kc c

Trong đó θ là hệ số kết cấu, chuyển đổi cường độ của mẫu thử sang cường độ bê tông của kết cấu. Thông thường θ = 0,7 → 0,75
kc kc

Khi thí nghiệm nếu dùng mẫu lăng trụ có chiều cao bằng 4 cạnh đáy thì thu được cường độ gần giống như cường độ của bê tông trong kết cấu thực. Vì vậy, cường độ
của bê tông (trung bình hoặc đặc trưng) được nhân với θ cũng thường được gọi là cường độ lăng trụ.
kc

I.4.4. Giá trị tính toán của cường độ chịu nén: R


b

Đó là giá trị được dùng để tính toán theo trạng thái giới hạn, được gọi tắt là cường độ tính toán. Nó được xác định với một mức độ an toán và kể đến các điều kiện làm
việc.

Cường độ tính toán gốc Rb được xác định theo công thức:

R = R /k
b bn b

Trong đó k là hệ số độ tin cậy (hệ số an toàn), k = 1,3.


b b

Trong những trường hợp cần xét đến điều kiện làm việc của bê tông thì cần nhân R với hệ số điều kiện làm việc γ
b b

Bảng cường độ tính toán của bê tông theo TCXDVN 356:2005

Cấp độ bền B15 B20 B25 B30 B35 B40

R (MPa) 8,5 11,5 14,5 17 19,5 22


b

R (MPa) 0,75 0,9 1,05 1,2 1,3 1,4


bt

E (MPa) 23000 27000 30000 32500 34500 36000


b

II. TIÊU CHUẨN BS 8110


Bê tông theo tiêu chuấn BS8110 được ký hiệu theo cấp độ bền, ví dụ cấp độ bền C30, trong đó 30 là cường độ đặc trưng tính theo đơn vị MPa. Khái niệm cấp độ bền của
BS8110 tương đồng với khái niệm cấp độ bền của TCXDVN 356:2005 ngoại trừ việc sử dụng ký hiệu C thay cho ký hiệu B

Cường độ đặc trưng f : là cường độ của mẫu thử lập phương (kích thước 150mm x 150mm x 150mm) ở tuổi 28 ngày với xác suất đảm bảo 95%.
cu

Trong các quy trình tính toán của BS8110, cường độ bê tông sử dụng trong tính toán được nhân với hệ số quy đổi (sang cường độ cho cấu kiện chịu uốn = 0,67) và chia
cho hệ số điều kiện làm việc γ = 1,5; cường độ sử dụng trong tính toán thường được lấy bằng: 0,45.f
m cu

III. TIÊU CHUẨN EUROCODE 2


Bê tông theo tiêu chuẩn Eurocode 2 được ký hiệu theo cấp độ bền của mẫu trụ và mẫu lập phương tương ứng, ví dụ C20/25, trong đó 20 là cường độ đặc trưng của mẫu
trụ f và 25 là cường độ đặc trưng của mẫu lập phương f , f và f tính theo đơn vị MPa
ck ck,cube ck ck,cube

Giá trị cường độ đặc trưng của mẫu thử lập phương f tương ứng bằng giá trị cường độ đặc trưng f theo tiêu chuẩn BS 8110 và cường độ đặc trưng R (tương ứng
ck,cube cu c
là cấp độ bền) theo TCXDVN 356:2005

Tài liệu tham khảo


[1]. TCXDVN 356:2005. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
[2]. Nguyễn Đình Cống. Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép (Tập 1). Nhà xuất bản xây dựng.
[3]. BS 8110-1997. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (Bản dịch tiếng Việt). Nhà xuất bản xây dựng.

TAG: tcvn, tcxdvn, bê tông, cường độ, cấp độ bền

Các bài viết liên quan:

Công nghệ sản xuất Panel bê tông ứng suất trước


Các tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu
Tính toán tải trọng Động đất theo TCXDVN 375:2006

© Bản quyền thuộc về KetcauSoft Group, http://www.ketcausoft.com

2 of 2 09-Jan-13 9:22 AM

You might also like