You are on page 1of 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA XÂY DỰNG DD&CN


BỘ MÔN: KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 1
Mã học phần: 1100062-CLC Hình thức thi: Tự luận
Đề số: 01 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép/phát đề)
Được được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Câu 1 (2 điểm)

a. Vì sao phải kiểm tra hàm lượng cốt thép trong cấu kiện chịu uốn BTCT (1.0 đ).
b. Các trường hợp có thể xảy ra của hàm lượng cốt thép trong cấu kiện chịu uốn BTCT và hướng xử lý (1.0 đ)?

Câu 2 (2 điểm)

a. So sánh vai trò của bê tông trong cấu kiện BTCT chịu nén đúng tâm và chịu kéo đúng tâm ? (1đ)
b. Vẽ hình minh họa và giải thích cho phần a bên trên (1đ)

Câu 3 (2 điểm):

Kiểm tra khả năng chịu lực của cấu kiện chịu nén đúng tâm có mặt cắt ngang như hình vẽ. Cho biết bê tông cấp độ
bền chịu nén B20, hệ số điều kiện làm việc của bê tông mb=1, cốt thép sử dụng nhóm CII, chiều dài tính toán lo=4m,
lực dọc tính toán N=2000kN.

818
25
400
25

25 25
400

Câu 4 (4 điểm) Cho dầm BTCT có sơ đồ tính như hình vẽ với các giả thiết:

• Trọng lượng riêng của bê tông là 25kN/m3. Hệ số vượt tải của tĩnh tải bằng 1.1. Hệ số vượt tải của hoạt tải
bằng 1.2. Hoạt tải tiêu chuẩn tác dụng lên dầm là tải trọng phân bố đều: ptc =20kN/m. Kích thước tiết diện
dầm: bxh=250x400 (mmxmm). Bê tông cấp độ bền B20, hệ số điều kiện làm việc bằng 1. Cốt thép dọc chịu
lực dùng nhóm CII, giả thiết a=4cm. Cốt thép đai 2 nhánh 6, a150 bố trí trên toàn bộ chiều dài dầm (không
có cốt xiên). Cốt thép dọc cấu tạo dùng 212. Các kích thước đo bằng đơn vị mm

1 ptc
h

1
5000
b

1-1

a. Tính toán và bố trí cốt thép dọc cho dầm BTCT trên, yêu cầu chỉ bố trí 01 lớp cốt thép (2đ)
b. Vẽ hình thể hiện bố trí cốt thép đai và kiểm tra khả năng chịu cắt của dầm (2đ)
Tổng cộng có: 04 câu (10 điểm) Đà Nẵng, ngày 28 tháng 11 năm 2021

GIẢNG VIÊN RA ĐỀ THI TRƯỞNG BỘ MÔN

TS. Nguyễn Văn Chính TS. Nguyễn Văn Chính

You might also like