You are on page 1of 63

LỜI NÓI ĐẦU

Bộ Y tế đã ban hành Thuật ngữ dùng trong công tác tiêu chuẩn hoá của
ngành để việc viết và đọc tên thuốc bằng tiếng Việt hoà nhập với cộng đồng thế
giới theo Thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin (Dénomination Commune
Internationale Latine, viết tắt là DCI Latin).
Giáo trình Viết và đọc tên thuốc được vận dụng các quy định của DCI
Latin vào chương trình đào tạo dược sỹ trung học (DSTH) dùng làm tài liệu
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh dược sỹ trung học .
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
- Viết và đọc tên thuốc bằng tiếng Latin.
- Viết và đọc tên thuốc bằng tiếng Việt theo DCI Latin.
Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng
nghiệp để tiếp tục nâng cao chất lượng của giáo trình.
Bộ môn Dược

1
NỘI DUNG
Trang
Bài 1. Cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Latin…………3
1. Bảng chữ cái Latin......................................................................................
2. Cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm..................................................
3. Bài tập đọc..................................................................................................
Bài 2. Cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm đặc biệt trong tiếng Latin…….11
1. Cách viết và đọc các nguyên âm kép, nguyên âm kép...............................
2. Cách viết và đọc các phụ âm kép, phụ âm ghép, phụ âm đôi.....................
3. Bài tập đọc..................................................................................................
Bài 3. Sơ lược về ngữ pháp tiếng Latin và các từ viết tắt thường dùng trong
ngành Dược……………………………………………………………………16
1. Các loại từ trong tiếng Latin.......................................................................
2. Cách sử dụng danh từ, tính từ Latin trong ngành Dược.............................
3. Các từ viết tắt thường dùng trên nhãn thuốc, đơn thuốc............................
4. Một số đơn thuốc kê bằng tiếng Latin........................................................
Bài 4. Cách viết tên thuốc bằng tiếng Việt theo Thuật ngữ Quốc tế tiếng
Latin…………………………………………………………………………26
1. Quy tắc chung.............................................................................................
2. Cách viết.....................................................................................................
3. Bài tập viết..................................................................................................
Bài 5. Cách đọc tên thuốc bằng tiếng Việt theo Thuật ngữ Quốc tế tiếng
Latin………………………………………………………………………….39
1. Quy tắc chung.............................................................................................
2. Cách đọc các nguyên âm, nguyên âm ghép................................................
3. Cách đọc các phụ âm đơn, phụ âm kép, nguyên âm ghép trước phụ âm...
4. Cách đọc các vần có phụ âm đứng sau nguyên âm khác với cách viết
thông thường trong tiếng Việt..................................................................................
Bảng tra nghĩa một số từ và cách viết theo DCI Latin..............................

2
Bài 1
CÁCH VIẾT VÀ ĐỌC CÁC NGUYÊN ÂM
PHỤ ÂM TRONG TIẾNG LATIN

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng
Latin.
2. Viết và đọc đúng tên các nguyên tố, hoá chất, tên thuốc thông dụng bằng
tiếng Latin.
3. Thuộc được nghãi tiếng Việt các từ Latin đã học.
NỘI DUNG CHÍNH:
Hiện nay tiếng Latin vẫn được coi là Quốc tế ngữ trong ngành Y học, Dược
học, Thực vật học. Trong chương trình dược sỹ trung học (DSTH) cần phải học
tiếng Latin để viết, đọc tên thuốc theo thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin về kiểm tra
đơn thuốc, nhãn thuốc, tên cây, họ thực vật bằng tiếng Latin.
1. BẢNG CHỮ CÁI LATIN.
Tiếng Latin có 24 chữ cái, xếp theo thứ tự như sau:
Chữ in Chữ viết
Số TT Tên chữ cái
Hoa Thường Hoa Thường
1 A a A a a
2 B b B b bê
3 C c C c xê
4 D d D d đê
5 E e E e ê
6 F f F f ép - phờ
7 G g G g ghê
8 H h H h hát
9 I i I i i
10 K k K k ca
11 L l L l e-lờ
12 M m M m em - mờ
13 N n N n en-lờ
14 O o O o ô
15 P p P p pê
16 Q q Q q cu
17 R r R r e-rờ
18 S s S s ét-sờ
19 T t T t tê
20 U u U u u
21 V v V v vê
22 X x X x ích-xờ

3
Chữ in Chữ viết
Số TT Tên chữ cái
Hoa Thường Hoa Thường
23 Y y Y y íp - xi-lon
24 Z z Z z dê-ta

24 chữ cái Latin được chia thành 2 loại:


6 nguyên âm là a, e, i, o, u, y
18 phụ âm là b, c, d, f, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, z.
Ngoài ra còn có 2 chữ:
Bán nguyên âm j (J) đọc như i.
Phụ âm đôi w (W) đọc như u hoặc v.
2. CÁCH VIẾT VÀ ĐỌC CÁC NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM
2.1. Cách viết và đọc các nguyên âm và bán nguyên âm:
- Chữ cái a, i, u đọc như trong tiếng Việt.
Ví dụ:
Kalium (ka-li-um) kali
Acidum (a-xi-dum) acid
- Chữ e đọc như chữ ê trong tiếng Việt
Ví dụ:
Dividere (đi-vi-đê-rê) chia
Bene (bê-nê) tốt
- Chữ o đọc như chữ ô trong tiếng Việt
Ví dụ:
Cito (xi-tô) nhanh
Bibo (bi-bô) tôi uống
- Chữ y đọc như uy trong tiếng Việt
Ví dụ:
Amylum (a-muy-lum) tinh bột
Pyramidonum (puy-ra-mi-đô-num) pyramidon
- Chữ j đọc như i trong tiếng Việt
Ví dụ:
Injectio (in-i-ếch-xi-ô) thuốc tiêm
Jucundus (i-u-cun-đu-xờ) dễ chịu
2.2. Cách viết và đọc các phụ âm:
Cách phụ âm viết và đọc giống như trong tiếng Việt là:
b, h, k, l, m, n, p, v
Ví dụ:
Bibo (bi-bô) tôi uống
Bonus (bô-nu-xơ) tốt
Hora (hô-ra) giờ
Heri (hê-ri) hôm qua
Kalium (ka-li-um) kali
Kola (cô-la) cô la
Lanolinum (la-nô-li-num) lanolin
4
Liquor (li-cu-ô-rờ) dung dịch
Misce (mi-xờ-rê) trộn
Mel (mê-lờ) mật ong
Nasus (na-du-xờ) mũi
Neriolinum (nê-ri-ô-li-num) neriolin
Pilula (pilula) viên tròn
Purus (pu-ru-xờ) tinh khiết
Vitaminum (vi-ta-mi-num) vitamin
Vaccinum (vac-xi-num) vaccin
- Chữ c trước a, o, u đọc như chữ k và trước e, i, y, ae, oe thì đọc như chữ x
trong tiếng Việt.
Ví dụ:
Calor (ca-lô-rờ) calo, nhiệt lượng
Color (cô-lô-rờ) màu
Cutis (cu-ti-xờ) da
Cera (xê-ra) sáp
Cito (ci-tô) nhanh
Cyanus (xuy-a-nê-u-xờ màu lam
Caecus (xe-cu-xơ) mù
Coelia (xơ-li-a) phần bụng
- Chữ d đọc như đ trong tiếng Việt
Ví dụ:
Da (đa) cho, cấp
Dêcm (đê-xêm) mười
- Chữ f đọc như ph trong tiếng Việt
Ví dụ:
Folium (phô-li-um) lá
Flos (phờ-lô-xờ) hoa
- Chữ g đọc như gh trong tiếng Việt
Ví dụ:
Gutta (ghut-ta) giọt
Gelatinum (ghê-la-ti-num) gelatin
- Chữ q bao giờ cũng đi kèm với chữ u và đọc như qu trong tiếng Việt.
Ví dụ:
Aqua (a-qua) nước
Quantum satis (quan-tum xa-ti-xờ) lượng vừa đủ
- Chữ r đọc như r trong tiếng Việt (rung lưỡi)
Ví dụ:
Rutinum (ru-ti-num) rutin
Recipe (rê-xi-pê) hãy lấy
- Chữ s đọc như chữ x, trừ khi nó đứng giữa 2 nguyên âm hoặc đứng giữa
một nguyên âm và chữ m hay n thì đọc như chữ d trong tiếng Việt.
Ví dụ:
Serum (xê-rum) huyết thanh
5
Rosa (rô-da) hoa hồng
Dosis (đô-di-xờ) liều
Gargarisma (ga-rờ-ga-ri-đờ-ma) thuốc súc miệng
Mensura (mên-du-ra) sự đo
- Chữ t đọc như trong tiếng Việt, trừ khi chữ t đứng trước chữ i và kèm
theo một nguyên âm nữa thì đọc như chữ x. Nhưng nếu trước chữ t, i và nguyên
âm lại có một trong ba chữ s, t, x thì vẫn đọc là t.
Ví dụ:
Stibium (xờ-ti-bi-um) stibi
Potio (pô-xi-ô) thuốc nước ngọt
Mixtio (mic-xờ-ti-ô) hỗn hợp, sự trộn lẫn
Ustio (u-xờ-ti-ô) sự đốt cháy
- Chữ x ở đầu từ đọc như chữ x trong tiếng Việt, nếu x đứng sau nguyên âm
đọc như kx, x đứng giữa 2 nguyên âm đọc như kd.
Ví dụ:
Xylenum (xuy-lê-num) xylen
Radix (ra-đich-xờ) rễ
Excipiens (ếch-xờ-xi-ên-xờ) tá dược
Exemplum (ếch-dêm-pờ-lum) ví dụ
Oxydum(ôc-duy-đum) oxyd
- Chữ z đọc như chữ d trong tiếng Việt
Ví dụ :
Zingiberaceae (din-ghi-bê-ra-xê-e) họ Gừng
Ozone (o-dô-nê) Ozon

3. BÀI TẬP ĐỌC (THEO NHÓM NHỎ)


3.1. Tập đọc một số vần Latin.
Ba be bi bo bu by
Pa pe pi po pu py
Da de di do du dy
Ta te ti to tu ty
Ca ce ci co cu cy
Ka ke ki co ku ky
Ga ge gi go gu gy
Fa fe fi fo fu fy
Va ve vi vo vu vy
Sa se si so su sy
Za ze zi zo zu zy
La le li lo lu ly
Ra re ri ro ru ry
Ma me mi mo mu my
Na ne ni no nu ny
Ha he hi ho hu hy
Xa xe xi xo xu xy

6
Ab ac ad af ag al
Am an ap ar á at ax az
Eb ec ed ef eg el
Em en ep er es et ex ez
Ib ic id if ig il
Im in ip ir is it ix iz
Ob oc od of og ol
Om on op or os ot ox oz
Ub uc ud uf ug ul
Um un up ur us ut ux uz

3.2. Tập đọc một số nguyên tố hoá học:


Aluminium Nhôm
Argentum Bạc
Aurum Vàng
Barium Bari
Bismuthum Bismuth
Bromum Brom
Calcium Calci
Carboneum Carbon
Chlorum Clor
Cuprum Đồng
Ferrum Sắt
Hydrargyrum Thuỷ ngân
Hydrogenium Hydro
Iodum Iod
Kalium Kali
Magnesium Magnesi
Manganum (man – ga-num) Mangan
Natrium Natri
Nitrogenium Nitơ
Oxygenium Oxy
Phosphorus Phosphor
Plumbum Chì
Radium Radi
Stannum Thiếc
Titanium Titan
Uranium Urani
Zincum Kẽm

3.3. Tập đọc tên một số hoá chất:


Acidum aceticum acid acetic
Acidum ascorbicum acid ascorbic
Acidum benzoicum acid benzoic
7
Acidum boricum acid boric
Acidum citricum acid citric
Acidum arsenicum acid arsenic
Acidum glutamicum acid glutamic
Acidum hydrochloricum acid hydrochloric
Acidum hydrobromicum acid hydrobromic
Acidum lacticum acid lactic
Acidum nitricum acid nitric
Acidum nicotinicum acid nicotinic
Acidum oxalicum acid oxalic
Acidum phosphoricum acid phosphoric
Acidum picricum acid picric
Acidum salicylicum acid salicylic
Acidum sulfuricum acid sulfuric
Acidum tartricum acid tartric
Acidum hypochlorosum acid hypocloro
Nitrogenium peroxydatum nitrogen dioxyd
Nitrogenium pentoxydum nitrogen pentoxyd
Arsenicum pentorydum arsenic pentoxyd
Chromium oxydatum crom oxyd
Manganum peroxydatum mangan dioxyd
Natrii bromidum natri bromid
Natrii chloridum natri clorid
Hydrargyrum chloratum thuỷ ngân I clorid
Aethylis chloridum ethyl clorid
Natrii sulfis natri sulfit
Argentum nitrosum bạc nitrit
Natrium sulfuricum natri sulfat
Kalii et aluminii sulfas kali nhôm sulfat

3.4. Tập đọc tên một số tên thuốc:


Adrenalinum Adrenalin
Aluminii sulfas Nhôm sulfat
Aminazinum Aminazin
Amonii bromidum Amoni bromid
Amonii chloridum Amoni clorid
Antipyrinum Antipyrin
Argenti nitras bạc nitrat
Arsenici trioxy dum Arsenic trioxyd
Aspirinum Aspirin
Atropini sulfas Atropin sulfat
Barii sulfas Bari sulfat
Berberinum Berberin
Bismuthi subcarbonas Bismuth carbonat base
8
Bismuthi subnitras Bismuth nitrat base
Calcii bromidum Calci bromid
Calcii carbonas Calci carbonat
Calcii chloridum Calci clorid
Calcii gluconas Calci gluconat
Calcii glycerophosphas Calci glycerophosphat
Camphora Camphor, long não
Carbo ligni Than thảo mộc
Chlora mphenicolum Cloramphenicol
Cloroformium Cloroform
Codeinum Codein
Codeinum Cafein
Cupri sulfas Đồng sulfat
Deltacortisonum Deltacortison
Dicainum Dicain
Diethyl stilboestrolum Diethyl stilbestrol
Digitalinum Digitalin
Ephedrini hydrochloridum Ephedrin hydroclorid
Emetini hydrochloridum Emetin hydroclorid
Euquininum Euquinin
Hydrocortisonum Hydrocortison
Iodoformium Iodoform
Isoniazidum Isoniazid, rimifon
Kalii bromidum Kali bromid
Kalii iodidum Kali iodid
Mentholum Menthol
Morphini hydrochloridum Morphin hydroclorid
Natrii benzoas Natri benzoat
Natrii glycerophosphas Natri glycerophosphat
Neriolinum Neriolin
Palmatini chloridum Palmatin clorid
Phenacetinum Phenacetin
Pyramidonum Pyramidon
Quinini hydrochloridum Quinin hydroclorid
Reserpinum Reserpin
Saccharum album Đường trắng
Salicylamidum Salicylamid
Santoninum Santonin
Streptomycini sulfas Streptomycin sulfat
Sulfaguanidinum Sulfaguanidin
Sulfametoxypyridazinum Sulfa metozypyridazin
Theophyllinnum Theophylin
Vanillinum Vanilin
Vitaminum Vitamin
9
Zinci sulfas Kẽm sulfat
Zinci oxydum Kẽm oxyd
ĐÁNH GIÁ
1. Trình bày cách viết & đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Latin?
2. Điền vào chỗ trống cách đọc các chữ cái Latin sau:
2.1. Chữ c trước ae, oe đọc như……………trong tiếng Việt.
2.2. Chữ s đọc như………..trong tiếng Việt khi đứng giữa 2 nguyên âm.
2.3. Chữ t đọc như…………trong tiếng Việt, nhưng nếu trước t lại có chữ s
hay x thì đọc là……………
2.4. Chữ x sau nguyên âm đọc như………..trong tiếng Việt, đúng giữa 2
nguyên âm đọc như………………
3. Cách đọc các chữ cái như sau đúng hay sai?
3.1. Viết là e đọc là ơ của tiếng Việt Đ S
3.2. Viết là o đọc là o của tiếng Việt Đ S
3.3. Viết là q đọc là q của tiếng Việt Đ S
3.4. Viết là d đọc là d của tiếng Việt Đ S
3.5. Viết là r đọc là d của tiếng Việt Đ S
3.6. Viết là g đọc là gh của tiếng Việt Đ S
3.7. Viết là f đọc là p của tiếng Việt Đ S
4. Điền tên tiếng Việt của các nguyên tố viết bằng tiếng Latin sau:
Argentum Bạc
Aluminium ………
Aurum ………
Plumbum ………
Zincum ………
Cuprum ………
Ferrum ………
5. Viết các từ đã phiên âm sau ra tiếng Latin:
Kẽm iodid Adrenalin
Bạc nitrat Acid acetic
Calci clorid Acid citric
Cloramphenicol Acid picric
Magnesi Ethanol
6. Viết, đọc đúng và thuộc nghĩa các từ Latin đã học.

10
Bài 2
CÁCH VIẾT VÀ ĐỌC CÁC NGUYÊN ÂM,
PHỤ ÂM ĐẶC BIỆT TRONG TIẾNG LATIN

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng
Latin.
2. Viết và đọc đúng tên các từ thực vật, tên cây thuốc thông dùng bằng
tiếng Latin.
3. Đọc và thuộc nghĩa tiếng Việt các từ Latin đã học.

NỘI DUNG CHÍNH:


1. CÁCH VIẾT VÀ ĐỌC CÁC NGUYÊN ÂM KÉP NGUYÊN ÂM GHÉP
1.1. Nguyên âm kép là hai nguyên âm đứng liền nhau và đọc thành một
âm.
Ví dụ:
 Ae đọc như e tiếng Việt.
Aequalis (e-qu-a-li-xờ) bằng nhau
Aether (e-thê-rờ) ether
 Oe đọc như ơ tiếng Việt
Foetidus (phơ-ti-đu-xờ) có mùi hôi thối
Oedema (ơ-đê-ma) bệnh phù
 Au đọc như au tiếng Việt
Aurum (au-rum) vàng
Lauraceae (lau-ra-xê-e) họ Long não
 Eu đọc như êu tiếng Việt.
Neuter (nê-u-tê-rờ) trung tính
Seu (sê-u) hoặc
1.2. Những nguyên âm kép ae, oe, có hai dấu chấm trên chữ e (ê) phải đọc
tách riêng từng nguyên âm.
Ví dụ:
Aer (a-ê-rờ) không khí
Aloe (a-lô-ê) Lô hội
1.3. Nguyên âm ghép là hai nguyên âm đứng liền nhau, đọc thành hai âm,
nguyên âm đầu đọc ngắn, nguyên âm sau đọc dài.
Ví dụ:
Opium (ô-pi-um) thuốc phiện
Unguentum (un-gu-ên-tum) thuốc mỡ
2. CÁCH VIẾT VÀ ĐỌC CÁC PHỤ ÂM KÉP, PHỤ ÂM GHÉP, PHỤ ÂM ĐÔI:
2.1. Phụ âm kép là hai phụ âm đi liền nhau, phụ âm sau là h, đọc như một
phụ âm tương đương.
Ví dụ:
11
 Ch đọc như kh tiếng Việt.
Ochrea (ô-khờ-rê-a) bẹ chìa
Cholera (khô-lê-ra) bệnh tả
 Ph đọc như ph tiếng Việt
Camphora (cam-phô-ra) camphor, long não
Phiala (phi-a-la) chai
 Rh đọc như r tiếng Việt (lưỡi rung)
Rheum (rê-um) đại bàng
Rhizoma (ri-dô-ma) thân dễ
 Th đọc như th tiếng Việt.
Anthera (an-thê-ra) bao phấn
Aetheroleum (e-thê-rô-lê-um) có tinh dầu
2.2. Phu âm ghép là hai phụ âm đi liền nhau đọc thành hai âm phụ âm đầu
đọc nhẹ và lướt nhanh sang phụ âm sau.
Ví dụ:
Bromum (bờ-rô-mum) brom
Natrium (na-tờ-ri-um) natri
Drupa (đờ-ru-pa) quả hạch
Chlorophyllum (khờ-lô-rô-phuy-lờ-lum) chất diệp lục
Riboflavinum (ri-bô-phờ-la-vi-num riboflavin (vitamin B12)
2.3. Phụ âm đôi là hai phụ âm giống nhau đi liên nhau, đọc một phụ âm cho
âm tiết trước, một phụ âm cho âm tiết sau:
Ví dụ:
Gramma (gờ-ram-ma) gam
Gutta (ghut-ta) giọt
Ferrum (phêr-rum) sắt
Chú ý:
Chữ W (vê đôi) không có trong bảng chữ cái Latin, thường đọc là v khi chữ
w đứng trước nguyên âm, đọc là u khi đứn trước phụ âm. Nếu từ đó có nguồn
gốc từ tiếng Đức thì chữ W đọc là v; nếu có nguồn gốc từ tiếng Anh thì đọc là u.
Ví dụ:
Fowler (phô-u-lê-rờ) Fowler
Rawolfia (rau-vô-lơ-phi-a) cây Ba gạc
3. BÀI TẬP ĐỌC (THEO NHÓM NHỎ)
3.1. Tập đọc một số vần Latin:
Bae boe bau beu bra bre bri bro bru
Pae poe pau peu pra pre pri pro pru
Tae toe tau teu tra tre tri tro tru
Cae coe cau ceu cra cre cri cro cru
Gae goe gau geu gra gre gri gro gru
Gae goe dae doe coe foe toe voe
Psa pse psi pso psu
Spa spe spi spo spu
Sta ste sti sto stu
12
Stra stre stri stro stru
Scra scre scri scro scru
3.2. Tậpđọc một số từ thực vật:
Apex ngọn cây, búp
nội nhũ
ngọn cây, búp bao phấn
Albumen áo hạt
tinh bột
nội nhũ vỏ cây
Anthera đài hoa
tràng hoa
bao phấn tiểu đài
Arillus lá cây
hoa
áo hạt quả
Amylum toàn cây
bẹ chìa
tinh bột vỏ quả
Cortex ngoại nhũ
cánh hoa
vỏ cây vòi
Calyx nhị
Corolla loài
Calyculus rễ
Folium thân rễ
Flos củ
Fructus hạt
Herba họ Hoa tán
Ochrea họ Ngũ gia bì
Pericarpium họ Trúc đào
Perispermium họ Trạch tả
Petalum họ Ráy
Stylus họ Cúc
Stamen họ Cau
Species họ Cải
Radix họ Vang
Rhizoma họ Bàng
Tuber họ Rau muối
Semen họ Bìm bìm
Apiaceae họ Hoa chuông
Araliaceae họ Thầu dầu
Apocynaceae họ Đậu
Alismataceae họ Hoa môi
Araceae họ Long não
13
Asteraceae họ Hành
Arecaceae họ Mã tiền
Brassicaceae họ Phòng kỷ
Caesalpiniaceae Họ Trinh nữ
Combretaceae họ Dâu tằm
Chenopodiaceae họ Viễn Chí
Convolvulaceae họ Rau răm
Campanulaceae họ Lựu
Euphorbiaceae họ A phiến
Fabaceae họ Lạc tiên
Lamiaceae họ Mao lương
Lauraceae họ Hoa hồng
Liliaceae họ Táo ta
Loganiaceae họ Cà phê
Menispermaceae họ Hoa mõm chó
Mimosaceae họ Bách lộ
Moraceae họ Gừng
Polygalaceae
Polygonaceae
Punicaceae
Papaveraceae
Passifloraceae
Ranunculaceae
Rosaceae
Rhamnaceae
Rubiaceae
Scrophulariaceae
Stemonaceae
Zingiberaceae

3.3. Tập đọc một số tên cây thuốc (chỉ đọc tên khoa học, còn chữ viết tắt
sau tên khoa học là tên tác giả đặt tên đó cho cây không phải đọc):
Aconitum fortunei H. cây Ô đầu – Phụ tử Việt Nam
Achyranthes aspera L. cây Cỏ xước
Achyranthes bidentata Blum. cây Ngưu tất
Aetheroleum Eucalypti. tinh dầu khuynh diệp
Aetheroleum Menthae. tinh dầu bạc hà
Alisma plantago L. cây Trạch tả
Allium sativum L. cây Tỏi
Amomum xanthioides Wall. cây Sa nhân
Areca catechu L. cây Cau
Armeniaca vulgaris Lamk. cây Mơ
Artemisia annua L. cây Thanh hao hoa vàng
Artemisia vulgaris L. cây Ngải cứu
14
Brunella vulgaris L. cây Hạ khô thảo
Caesalpinia sappan L. cây Tô mộc
Carthamus tinctorius L. cây Hồng hoa
Chenopodium ambrosioides L. cây Dầu giun
Chrysanthemum indicum L. cây Cúc hoa vàng
Cinnamomum obtusifolium Nees. cây Quế
Coptisteeta Wall. cây Hoàng liên
Curcuma longa L. cây Nghệ
Datura metel Lour. cây Cà độc dược
Dioscorea persimilis P. và B. cây Hoài sơn
Erythrina indica Lamk. cây Vông nem
Fibraurea tinctoria Lour. cây Hoàng đằng
Gardenia florida L. cây Dành dành
Glycyrrhiza uralensis F. cây Cam thảo bắc
Holarrhena antidysenterica Wall. cây Mộc hoa trắng
Illicium verum Hook. cây Hồi
Kaempferia galanga L. cây Địa liền
Leucaena glauca Benth. cây Keo dậu
Lonicera japonica Thunb. cây Kim ngân
Mentha arvensis L. cây Bạc hà nam
Momordica cochinchinensis Spreng. cây Gấc
Morinda officinalis How. cây Ba kích
Morus alba L. cây Dâu tằm
Ophiopogon japonicus Wall. cây Mạch môn
Papaver somniferum L. cây Thuốc phiện
Passiflora foetida L. cây Lạc tiên
Polygonum multiflorum Thumb. cây Hà thủ ô đỏ
Punica granatum L. cây lựu
Rauwolfia verticillata Baill. cây Ba gạc
Rehmannia glutinosa Steud. cây Địa hoàng
Rosa laevigata Michx. cây Kim anh
Siegesbeckia orientalis L. cây Hy thiêm
Sophora japonica L. cây Hoè
Stephania rotunda Lour. cây Bình vôi
Stemona tuberosa Lour. cây Bách bộ
Thevetia neriifolia Juss. cây Thông thiên
Typhonium divaricatum Dene. cây Bán hạ
Uncaria tonkinensis Havil. cây Câu đằng
Verbena officinalis L. cỏ Roi ngựa
Vitex heterophylla Roxb. cây Chân chim
Wedelia calendulacea Less. cây Sài đất
Xanthium strumarium L. cây Ké đầu ngựa
Zingiber officinale Rosc. cây Gừng
Zizyphus jujuba Lamk. cây Táo ta
15
ĐÁNH GIÁ
1. Trình bày cách viết và đọc các nguyên âm và phụ âm đặc biệt trong tiếng
Latin?
2. Điền vào chỗ trống các chữ đúng với cách viết, đọc của tiếng Latin.
2.1. Chữ ch đọc như…………..tiếng Việt.
2.2. Chữ…………..đọc như e tiếng Việt.
2.3. Chữ…………..đọc như ơ tiếng Việt.
2.4. Chữ ae đọc là…………
2.5. Chữ oe đọc là………….
3. Bạn đánh dấu (x) vào các dòng tương ứng về cách viết, đọc một số
nguyên âm và phụ âm đặc biệt của tiếng Latin trong bảng kiểm “đúng – sai”
sau:
SỐ TT CÁCH VIẾT CÁCH ĐỌC ĐÚNG SAI
1 ae a- ê ………… …………
2 eu ê–u ………… …………
3 oe ơ ………… …………
4 oe ô-ê ………… …………
5 ae e ………… …………
6 ae a–ê ………… …………
7 ch ch ………… …………
8 rh h …………. ………….

4. Cách viết và đọc các từ Latin sau đúng hay sai?


Aether (ê-te) .................................Đ S
Oedema (êc – dê – ma)................................Đ S
Rizoma (ri- dô - ma) ................................Đ S
Gramma (gờ – ram-ma) ..............................Đ S
Amyllum (a-my-lum) .................................Đ S
Lauraceau (lô-ra-xê-e) ................................Đ S
Ferrum (fe-rum) ..................................Đ S
5. Từng nhóm tập đóng vai người này hỏi, người kia trả lời và ngược lại về
cách đọc và nghĩa của các từ Latin đã học?

16
Bài 3
SƠ LƯỢC VỀ NGỮ PHÁP TIẾNG LATIN
VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG NGÀNH DƯỢC

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được cách dùng các loại từ trong tiếng Latin và sử dụng danh
từ, tính từ trên nhãn thuốc, đơn thuốc.
2. Viết và đọc đúng các từ viết tắt thường dùng trong ngành bằng tiếng Latin.
3. Thuộc nghĩa tiếng Việt các từ viết tắt thông dụng trên đơn thuốc, nhãn
thuốc và phiếu giới thiệu thuốc.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. CÁC LOẠI TỪ TRONG TIẾNG LATIN.
1.1. Danh từ (Nomen substantivum, viết tắt là N).
Danh từ là loại từ dùng để chỉ tên người , vật hoặc sự vật.
Ví dụ:
Rosa hoa hồng
Aegrota nữ bệnh nhân
1.2. Tính từ (Nomen adiectivum, viết tắt là adj)
Tính từ là loại từ dùng để chỉ tính chất và đặc điểm của người và sự vật.
Ví dụ:
Albus trắng
Purus tinh khiết
1.3. Động từ (Verbum, viết tắt V).
Động từ là loại từ chỉ hoạt động trạng thái hay cảm xúc của người và sự vật.
Ví dụ:
Recipe hãy lấy
Misce hãy chia
1.4. Số từ (Numerale, viết tắt là Num).
Số từ là loại từ dùng để chỉ số lượng, số lần hoặc số thứ tự của các sự vật.
Ví dụ:
Primus thứ nhất
Duo hai (2)
Ter ba lần
1.5. Đại từ (Pronomen, viết tắt là Pron).
Đại từ là loại từ dùng để thay thế cho danh từ.
Ví dụ:
Nos chúng tôi
Ego tôi
1.6. Phó từ (Adverbum, viết tắt alf adv).
Phó từ là loại từ dùng để làm rõ nghĩa cho động từ, tính từ và phó từ khác.
Ví dụ:
Bene tốt
Guttatim từng giọt một
1.7. Liên từ (Conjunctio, viết tắt là conj).

17
Liên từ là loại từ dùng để nối liền hai từ, hai cụm từ hoặc hai câu với nhau.
Ví dụ:
Et và
Vel hoặc
1.8. Giới từ (Prepositio, viết tắt là prep).
Giới từ là loại từ chỉ mối quan hệ giữa hành vi và sự vật, hay nói một cách
khác là mối quan hệ giữa động từ với danh từ, đại từ, số từ…
Ví dụ:
In vào, trong
Ad để, tới
Post sau
1.9. Thán từ (Interjectio, viết tắt là inter).
Thán từ là loại từ dùng để biểu hiện tình cảm: vui, buồn, giận, ngạc nhiên
Ví dụ:
O! ô!
Danh từ, tính từ, động từ, số từ, đại từ có vần tận cùng thay đổi theo nhiệm
vụ của từ trong câu. Đó là những từ loại biến đổi. Còn phó từ, giới từ, liên từ,
phán từ là những từ loại không biến đổi.
2. CÁCH SỬ DỤNG DANH TỪ, TÍNH TỪ LATIN TRONG NGÀNH DƯỢC:
2.1. Danh từ:
2.1.1. Đặc điểm:
- Giống (genus). Có 3 giống.
+ Giống đực [genus máculinum (m.)]
Ví dụ:
Fructus, us (m.) quả
Liber, bri (m) sách
+ Giống cái [genus femininum (f.)]
Ví dụ:
Dies, ei (f.) ngày
Gutta, ae (f.) giọt
+ Giống trung [genus neutrum (n.) ]
Ví dụ:
Oxydum, i (n.) oxyd
Genu, us (n.) đầu gối
- Số (numerus).
+ Số ít [singularis (sing.)]
Ví dụ:
Folium lá
Rosa hoa hồng
+ Số nhiều [pluralis (pl.)]
Ví dụ:
Folia nhiều lá
Rosae nhiều hoa hồng
- Cách (casus). Có 6 cách
18
+ Cách 1 (chủ cách) là cách của chủ ngữ
+ Cách 2 (sinh cáhc) chỉ sở hữu
+ Cách 3 (dữ cách) là cách của bổ ngữ gián tiếp
+ Cách 4 (đối cách) là cách của bổ ngữ trực tiếp
+ Cách 5 (tạo cách) chỉ sự bị động.
+ Cách 6 (xưng cách) dùng để gọi; thường chỉ dùng trong văn học.
Tên thuốc, thường sử dụng danh từ ở cách 1 và cách 2
- Loại biến cách (declinatio) có 5 loại: Muốn biết một danh từ thuộc về loại
biến cách nào, người ta dựa vào đuôi từ của 2 cách số ít.
2.1.2. Từ nguyên dạng:
Trong từ điển Latin danh từ được ghi ở cách một số ít, kèm theo vần tận
cùng cách hai số ít và chú thích giống của danh từ.
Ví dụ:
Febris, is (f) sốt
Zincum, i (n) kẽm
Sirupus, i (m) siro
2.1.3. Áp dụng:
Trên một số nhãn thuốc thì tên dạng thuốc, bộ phận dùng làm thuốc của
cây, tên muối viết ở cách 1 (C1), còn tên chất thuốc, tên cây thuốc, tên kim loại
của muối phải viết ở cách 2 (C2).
Ví dụ:
Tinctura daturae cồn và độc dược
(C1) (C2)
Tabellae aspirini viên nén aspirin
(C1 số nhiều) (C2)
Natrii bromidum natri bromid
(C2) (C1)
Kalii iodidum kali iodid
(C2) (C1)
Belladonnae folia lá cây Belladon
(C2) (C1)
Radix Rawolfiae rễ cây Ba gạc
Trong một đơn thuốc người ta thường viết “Hãy lấy: một lượng nhất định
của một hoá chất hay vị thuốc nào đó”. Vì vậy, hoá chất hay vị thuốc đó phải
viết ở cách 2, còn số lượng thì viết ở cách 4.
Ví dụ:
Recipe : Kalii bromidi 2g
Sirupi condeini 4g
Aquae destillatae 30g
Hãy lấy:
Kali bromid 2g
Siro codein 4g
Nước cất 30g

19
2.3. Tính từ:
2.2.1. Đặc điểm:
Tính từ thường đi kèm với danh từ, làm rõ nghĩa cho danh từ và phù hợp
với danh từ về giống, số và cách.
- Tính từ phù hợp với danh từ về giống:
Ví dụ:
Albus, a, um trắng
Sirupus albus siro trắng
Cera alba sáp trắng
Vaselinum album vaselin trắng
- Tính từ phù hợp với danh từ về số:
Ví dụ:
Compositus, a, um kép
Pilulae Aloes compositae (nhiều) viên kép lô hội
Tinctura Opii composita cồn thuốc phiện kép
- Tính từ phù hợp với danh từ về cách:
Ví dụ:
Purus, a, um tinh khiết
Talcum purum bột talc tinh khiết
Talci puri của bột talc tinh khiết.
2.2.2. Từ nguyên dạng:
- Trong từ điển Latin, tính từ được ghi ở bậc nguyên, số ít, giống đực, cách
một kèm theo vần tận cùng của giống cái và giống trung ở cách 1 số ít và chú
thích từ loại bằng chữ viết tắt (adj).
Ví dụ:
Destillatus, a, um (adj) chưng cất
Siccus, a, um (adj) khô
- Những tính từ có vần tận cùng giống đực và giống cái giống nhau, trong
từ điển chỉ ghi vần tận cùng giống trung.
Ví dụ:
Aequalis, e (adj) bằng nhau
Subtilis, e (adj) mịn
- Những tính từ không biến đổi về giống, trong từ điển chỉ ghi vần tận cùng
cách 2 số ít sau tính từ nguyên dạng.
Ví dụ :
Simplex, icis (adj) đơn giản
Par, paris (adj) bằng
2.2.3. Áp dụng vào ngành dược:
- Tính từ phải phù hợp với danh từ về giống, số và cách. Vì vậy tên nhãn
thuốc và trong đơn thuốc phải xem tính từ đi kèm với danh từ nào để viết cho
phù hợp.
Ví dụ:
Mollis, is, e (adj) mềm
Capsula mollis viên nang mềm
20
Paraffinum molle parafin mềm
Chú ý:
• Khi một tính từ chỉ đặc điểm cảu một hoá chất, nó chỉ phù hợp về giống,
số, cách với anion, còn tên cation kim loại vẫn viết ở cách 2.
Ví dụ:
Natrii chloridum purum natri clorid nguyên chất
Natrii chloridi puri natri clorid nguyên chất
• Khi một tính từ chỉ đặc điểm của một dạng thuốc, nó phải phù hợp với
danh từ chỉ dạng thuốc đó, còn danh từ chỉ tên cây hay tên nguyên liệu để chế
dạng thuốc vẫn để ở cách 2.
Ví dụ :
Extractum stemona e fluidum cao lỏng bách bộ
Tinctura opii simplex cồn thuốc phiện đơn
3. CÁC TỪ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRÊN NHÃN THUỐC, ĐƠN THUỐC:
Viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
aa ana như nhau
ac acidum acid
ad us. Ext ad usum externum để dùng ngoài
aeq aequalis bằng nhau
amp ampulla ống tiêm
a.c. ante cibos trước bữa ăn
aq.dest aqua destillata nước cất
b.i.d bis in die ngày hai lần
caps. capsula viên nang
chart. Cer. charta cerata giấy sáp
cito disp cito dispensetur cấp phát khẩn trương
coch cochleare thìa
cochleat cochleatim từng thìa một
collut collutorium thuốc rà miệng
collyr collyrium thuốc nhỏ mắt
D. dentur, da đóng gói, cấp phát
dec. decoctum thuốc sắc
div. divide hãy chia
div.in p.aeq. divede in partes aequales hãy chia thành những phần
bằng nhau
D.t.d dentur tales doses cấp phát những liều như thế
emuls emulsio nhũ dịch
extr extractum cao thuốc
f. fiat, fiant điều chế thành, làm thành
F.S.A fiat secundum artem làm đúng kĩ thuật
garg gargarisma thuốc súc miệng
gtt gutta giọt
guttat guttatim từng giọt một
h.s. hora somni lúc đi ngủ
21
inf. infusum thuốc hãm
in d. in dies hàng ngày
Iinim. linimentum thuốc xoa
M misce hãy trộn, trộn
M.D.S Misce, Da, Signa hãy trộn, đóng gói, ghi nhãn
mixt mixtura hỗn dịch
0
N numero số
ol. oleum dầu
p.c post cibos sau khi ăn
pulv pulvis thuốc bột
pulver pulveratus, a, um tán thành bột
q. quaque, quisque mỗi
q.i.d quarter in die ngày 4 lần
q.s quantum satis lượng vừa đủ
Rp.,R/ Recipe hãy lấy
rep. repete, repetatur làm lại, pha lại
si op.sit si opus sit nếu cần
sicc. siccus, a, um khô
simpl. simplex, icis đơn giản
sir. sirupus siro
sol. solutio dung dịch
sp. species loài
spiri. spiritus cồn, rượu
steril. sterilisa ! sterilisetur ! hãy tiệt khuẩn, đã tiệt khuẩn
supp. suppositorium thuốc đạn
sta. statim ngay tức khắc
tab. tabulettae thuốc phiến
t.i.d ter in die ngày 3 lần
tinc, tct, t tinctura cồn thuốc
ra
tr. tritus, a, um đã giã
troch. trochiscus viên ngậm
ung. unguentum thuốc mỡ
us.int usus internus dùng trong
us.ext. usus externus dùng ngoài
ut dict. ut dictum như đã chỉ dẫn
v. verte quay, đảo ngược
vitr. vitrum chai, lọ
4. MỘT SỐ ĐƠN THUỐC KÊ BẰNG TIẾNG LATIN.
4.1. Rp.
Acidi borici pulverati 10g
Zinci oxydi pulverati 10g
Talci puri 100g
M. f. pulv. D. S. ad us. ext.
22
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy
Acid boric tán thành bột 10g
Kẽm oxyd tán thành bột 10g
Bột talc tinh khiết 100g
Trộn, chế thành thuốc bột
Đóng gói. Ghi nhãn để dùng ngoài.
4.2. Rp.
Codeini phosphat 0,015g
Natri bicarbonat 0,300g
0
M. f. pulv. D. t. d. N 12, S. 1, t. i. d
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy
Codein phosphat 0,015g
Natri bicarbonat 0,300g
Trộn, pha chế thành thuốc bột
Cấp phát những liều như thế thành gói, số 12.
Cách dùng: uống 1 gói, ngày 3 lần
4.3. Rp.
Iodi puri 0,06g
Kalii iodidi 0,60g
Phenobarbitali 1,20g
Natrii bromidi 3,00g
Massae pilularum quantum satis ut fiant pilulae N0 60 D. S. 1 pilula. t. i. d
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy:
Iod tinh khiết 0,06g
Kali iodid 0,60g
Phenobarbital 1,20g
Natri bromid 3,00g
Bánh viên vừa đủ để chế thành viên tròn, số 60. đóng gói
Cách dùng: uống một viên tròn, ngày 3 lần.
4.4. Rp.
Kalii iodidi 6g
Aquae destillatae 200ml
M. Da in vitro nigro. S. 18ml, t. i. d
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy:
Kali oidid 6g
Nước cất 200ml
Trộn đóng trong lọ màu sẫm. Cách dùng: uống 18ml, ngày 3 lần.
4.5. Rp.
Zinci sulfatis 0,05g
Aq. Dest 20,00ml
23
M.D.S Pro oculo
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy:
Kẽm sufát 0,05g
Nước cất 20,00ml
Trộn. Đóng gói. Cách dùng để nhỏ mắt
4.6. Rp
Kalli bromidi
Ammonii bromidi aa 4g
Natrii bromidi
Aq.dest.
M. D. S. 15ml. T. i. d.
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy:
Kali bromid
Amoni bromid như nhau 4g
Natri bromua
Nước cất
Trộn. Đóng gói. Ghi nhãn uống 15ml. Ngày uống 3 lần.

4.7. R.p.
Zinci oxydi 5g
Vaselini puri 100g
M. f. ung. D. S. ad us. ext.
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy:
Kẽm oxyd 5g
Vaselin tinh khiết 100g
Trộn, làm thành thuốc mỡ
Đóng gói, ghi nhãn để dùng ngoài.
4.8. Rp.
Iodi puri 0,05g
Kalii iodidi 0,10g
Aq. Dest. 100,00ml
M. f. sol. D. S. 10 gutt. T. i. d
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy:
Iod tinh khiết 0,05g
Kali iodua 0,10g
Nước cất 100,00ml
Trộn, làm thành dung dịch. Đóng gói
Ghi nhãn uống 10 giọt, ngày 3 lần.
4.9. Rp.
Aspirini 7,00g
24
Phenacetini 5,00g
Coffeini 1,00g
Codeini sulfatis 0,50g
M. fiant caps. 30. Signa: 1 vel 2 si op. sit
Nghĩa tiếng Việt:
Hãy lấy.
Aspirin 7,00g
Phenacetin 5,00g
Cafein 1,00g
Codein sulfat 0,50g
Trộn. Chế thành 30 viên nang.
Cách dùng: uống 1 hay 2 viên khi cần đến
4.10. Rp.
Essentiae Menthae 2ml
Essentiae Eucalypti 1ml
Essentiae Cinnamomi 1g
Camphorae 1g
Vaselini 2g
Paraffinum solidum q.s 10g
M. F. S. A. Da in scatula ferrea.
Signa: ad us. ext
Nghĩa Tiếng Việt:
Hãy lấy:
Tinh dầu bạc hà 2ml
Tinh dầu khuynh diệp 1ml
Tinh dầu quế 1g
Camphor 1g
Vaselin 2g
Parafin rắn vừa đủ 10g
Trộn. Làm đúng kĩ thuật. Đóng vào hộp bằng sắt.
Ghi nhãn để dùng ngoài.
ĐÁNH GIÁ
1. Trình bày cách dùng các loại từ trong tiếng Latin?
2. Cách sử dụng danh từ, tính từ trên nhãn thuốc, đơn thuốc như thế nào?
3. Đọc đúng và thuộc nghĩa các từ bằng tiếng Latin trong bài học?
4. Đọc đúng và thuộc nghĩa các đơn thuốc kê bằng tiếng Latin đã học?
5. Viết đầy đủ các từ sau và dịch ra tiếng Việt:
- ad us. ext t.i.d
- aq. Dest q.i.d
- cito disp q.s.
- D.t.d b.i.d
- F. S. A. div. in p.aeq
- h. s. pulver
- M. D. S. Rp
25
- si op. sit a.c.
6. Bạn đánh dấu (x) vào các ô tương ứng với các từ viết tắt và viết đầy đủ
tiếng Latin trong bảng kiểm “đúng – sai” sau:

Số TT Viết tắt Viết đầyđủ Đ S


1 ad us. ext ad usum extecnum
2 cas. capsula
3 collyr. colyrium
4 micxt. mixtura
5 sol. soluxio
6 simpl. simplex
7. Bạn sử dụng bảng kiểm “có - không” để tự kiểm tra cách viết, cách đọc
các từ viết tắt bằng tiếng Latin đã học?

26
Bài 4
CÁCH VIẾT TÊN THUỐC BẰNG TIẾNG VIỆT
THEO THUẬT NGỮ QUỐC TẾ TIẾNG LATIN

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được cách viết tên thuốc, hoá chất bằng tiếng Việt theo Thuật
ngữ Quốc tiếng Latin.
2. Kể được cách viết các thuật ngữ tiếng Việt quen dùng theo quy tắc phiên
âm thuật ngữ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nhà nước.
3. Viết đúng tên quy định của các nguyên tố hoá học, hoá chất, tên thuốc
thường dùng theo chương trình DSTH.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. QUY TẮC CHUNG:
1.1. “Việt hoấ” thuật ngữ các tên thuốc theo Thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin
(Dénomination Commune Internationale Latine, viết tắt DCI Latin) với mức độ
hợp lý, không làm biến dạng các mặt chữ quá nhiều.
1.2. “ Việt hoá” thuật ngữ các hoá chất hữu cơ viết theo quy ước của Hiệp
hội Quốc tế Hoá học thuần tuý ứng dụng (International Union Pure Applied
Chemitry, viết tắt là I.U.P.A.C).
1.3. Một số thuật ngữ tiếng Việt đã quen dùng như tên một số nguyên tố
hoá học, hoá chất, dược liệu, dạng bào chế thì viết theo quy tắc phiên âm thuật
ngữ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nhà nước.
2. CÁCH VIẾT
2.1. Viết tên thuốc.
Tên các thuốc (dược phẩm) viết theo mặt chữ của Thuật ngữ Quốc tế tiếng
Latin đã “Việt hoá”.
2.1.1. Bỏ các âm cuối của tiếng Latin như um, ium, ís, us.. .(as thay bằng
at)
Ví dụ:
Acidum aceticum viết là acid acetic
Aluminii sulfas viết là nhôm sulfat.
2.1.2. Khi phụ âm nhắc lại 2 lần như ll, mm, nn… thì có thể bỏ một phụ âm
nhưng không gây nhầm lần.
Ví dụ :
Penicillinum viết là penicilin.
Ammonia viết là amoniac
2.1.3. Chữ h trong từ vẫn đọc được theo phát âm tiếng Việt thì để nguyên
(trừ h trong từ chlorum)
Ví dụ :
Theophyllinum viết là theophylin
Chlorum viết là clor.
2.1.4. Các nguyên âm kép như ae, oe thì đổi thành e.
Ví dụ:

27
Aetherum viết là ether
Oestronum viết là estron
2.1.5. Viết các đường có âm cuối osum thì đổi thành ose.
Ví dụ:
Glucosum viết là glucose
Lactosum viết là lactose
2.1.6. Viết giữ nguyên các vần sau trong tiếng Latin như ci, cy, ce, y, ol, al,
ul, yl, ar, er, or, ur, id, ol, ig, ph, au, eu…
Ví dụ:
Aethylis chloridum viết là ethyl clorid
Alcohol amylicus viết là alcol amylic
2.1.7. Các đơn vị khối lượng viết kèm theo tên thuốc thường dùng là: g,
mg, g (không viết là gama), đơn vị quốc tế (UI) viết tắt là đv.
Ví dụ:
Vitamin B12 100 g
Penicilin 500 000 đv
2.2. Viết tên dược liệu
2.2.1. Viết tên chính của cây, con và họ cây, con bằng tiếng Việt có kèm
tiếng Latin.
Ví dụ:
- Cây thuốc phiện (Papaver somniferum L.) họ Thuốc phiện
(Papaveraceae).
- Con Tắc kè (Gekko gekko L.) họ Tắc kè (Gekkonidae).
2.2.2. Khi viết riêng bộ phận dùng của cây, con cũng có kèm theo tên Latin.
Ví dụ:
Sài đất (herba Wedeliae).
Sinh địa (radix Rehmanniae).
Thảo quyết sinh (semen Casiae torae).
Xuyên sơn giáp (squama Manitis).
2.3. Viết tên các dạng bào chế.
2.3.1. Được tiếp tục dùng tên các dạng bào chế đã quen dùng.
Ví dụ:
Sirop viết là siro.
Capsulae viết là nang.
2.3.2. Các tên khác khi dùng phải Việt hoá.
Ví dụ:
Collutorium viết alf collutori.
Emulsio viết là emulsio.
2.4. Viết tên riêng
Các tên riêng (người, địa danh…) kèm theo tên thuốc, cây thuốc…phải
viết nguyên chữ, không được phiên âm.
Ví dụ :
Dung dịch Lugol
Thuốc thử Dragendorff.
28
Thuốc bột Dover.
2.5. Viết tên hoá chất.
2.5.1. Tên các nguyên tố hoá học quen dùng thì vẫn giữ nguyên như
đồng, sắt, kẽm…. các nguyên tố khác thì bỏ đuôi um của tiếng Latin.
Ví dụ:
Zincum viết là kẽm.
Ferrum viết là sắt.
Kalium viết là kali.
Barium viết là bari.
2.5.2. Hợp chất vô cơ.
- Viết tên các nguyên tố đã Việt hoá quen dùng với gốc muối của chúng.
Ví dụ:
CuSO4 viết là đồng sulfat.
AgNO3 viết là bạc nitrat.
- Các nguyên tố oxy, hydro, nếu viết riêng lẻ thì vẫn dùng, nếu là hợp chất
thì viết oxygen, hdrogen, nitrogen.
2.3.2. Các tên khác khi dùng phải Việt hoá.
Ví dụ:
NO2 viết là nitrogen oxyd.
NO2 viết là nitrogen dioxyd.
- Các gốc halogenid, trước viết là clorua, bromua, iodua… nay viết là
clorid, bromid, iodid…
2.3.2. Các tên khác khi dùng phải Việt hoá.
Ví dụ:
Kalii bromidum viết là kali bromid.
Calcii chloridum viết là calci clorid.
- Các oxyd trong cùng một loại thì lấy số oxy để phân biệt.
Ví dụ:
CO viết là carbon oxyd.
CO2 viết là carbon dioxyd.
- Các acid có tên tận cùng là osum viết là o, icum viết là ic.
Ví dụ:
Acidum hypochlorosum viết là acid hypocloro
Acidum phosphoricum viết là acid phosphoric.
- Các muối của acid có tận cùng là osum viết là it, icum viết là at.
Ví dụ:
Natrium sulfurosum viết là natri sulfit.
Natrium sulfuricum viết là natri sulfat.
- Các acid không có oxy trước viết là acid clohydric, bromhydric,
iodhydric… nay viết là acid hydrocloric, hydrobromic, hydroiodic…
- Các muối acid co hydro, nếu có 1 hydro thì không viết số ion, nếu có 2
hydro trở lên thì viết số ion của chúng và trong cùng một loại thì dùng số hydro
để phân biệt.
Ví dụ:
29
NaHCO3 viết là natri hydrocarbonat.
NaH2 PO4 viết là natri dihydrophosphat.
Na2HP4 viết là dinatri hydrophosphat.
- Các anhydrid viết là oxyd và căn cứ vào số oxy để phân biệt.
Ví dụ:
SO2 viết là sulfur oxyd.
As2O3 viết là arsenic trioxyd.
2.5.3. Hợp chất hữu cơ viết theo quy ước chung của Hiệp hội Quốc tế HOá
học thuần tuý ứng dụng.
Ví dụ:
Barbital viết là acid 5.5 - diethyl barbituric.
Acid citric viết là acid 2 - oxypropan 1.2- tricarboxylic.
2.6. Viết các chỉ thị mầu.
Viết tên mầu đứng trước, tên hoá chất đứng sau.
Ví dụ:
Xanh thymol
Đỏ methyl
Đen eriocrom T.
3. BÀI TẬP:
3.1. Viết tên một số nguyên tố.
Tên Latin Tên đang dùng Tên quy định
(1) (2) (3)
arsenicum asen Asenic
argentum bạc bạc
barium bari bari
bismuthum bismut bismuth
borum bo bor
carboneum cacbon carbon
cadmium cadimi cadmi
calcium canxi calci
plumbum chì chì
chlorum clo clor
cobaltum coban cobalt
chromium crom crom
cuprum đồng đồng
fluorum flo fluor
helium heli heli
hydrogenium hydro hydro
iodum iot iod
kalium kali kali
zincum kẽm kẽm
lithium liti lithi
sulfur lưu huynh sulfur, lưu huynh
magnesium magie magnesi
30
manganum mangan mangan
molybdenum molipden molybden
natrium natri natri
aluminium nhôm nhôm
niccolum nicken nikel
nitrogenium nitơ nitơ
oxygenium oxy oxy
phosphorus photpho phosphor
platinum bạch kim platin
radium radi radi
ferrum sắt sắt
selenium selen selen
silicium silic silic
strontium strontri strontri
stannum thiếc thiếc
hydrargyrum thuỷ ngân thuỷ ngân
titanium titan titan
uranium uran urani
vanadium vanadi vanadi
aurum vàng vàng
wolframium vonfram vonfram
cerium ceri ceri

Tên Latin Tên đang dùng Tên quy định


(1) (2) (3)
Clor
HCl acidum hydrochloricum acid hydrocloric
HClO acidum hypochlorosum acid pypocloro
CaClO natrium hypochclorosum natri hypoclorit
CaClO3 natrium chloricum natri clorat
HClO3 acidum chloricum acid cloric
HClO4 acidum perchloricum acid percloric
Brom:
HBr acidum hydrobromicum acid hydrobromic
NaBr natrium bromidum natri bromid
Iod:
HI acidum hydroiodicum acid hydroiodic
ICl iodum monochloratum iod monoclorid
ICl3 iodum trichloratum iod triclorid
NaIO3 natrium iodicum natri ioat
NaIO1 natrium periodicum natri periodat
Oxy:
O2 oxygenium oxy
O3 ozome ozon
31
Sulfur:
N44HS ammonium amoni hydrosulfur
hydrosulfuratum
(NH4)2S ammonium sulfuratum amoni sulfur
Na2S natrium sulfuratum natri sulfur
Na2S5 natrium pentasulfuratum natri pentasulfur
Na2SO3 natrii sulfis natri sulfit
Na2S2O3 natrium thiosulfuricum natri thiosulfat
NaHSO3 natrium hydrosulfurosum natri hydrosulfit
Na2S2O4 natrium bisulfurosum natri bisulfit
Na2S2O5 natrium pyrosulfurosum natri pyrosulfit
Na2S2O7 natrium pyrosulfuricum natri pyrosulfat
K2S2O8 kalium persulfuricum kali persulfat
KCNS kalium sulfocyanatum kali sulfocyanat
Nitơ
NH3 ammonia amoniac
NO nitrogenium oxydatum nitrogen oxyd
NO2 nitrogenium peroxydatum nitrogen dioxyd
N2O dinitrogenii oxydum dinitrogen oxyd
N2O3 nitrogenium trioxydum nitrogen trioxyd
N2O5 nitrogenium pentoxydum acid hypophosphoro
Phosphor
H3PO2
H3PO3 acidum hypophosphorosum acid hypohosphoro
H3PO4 acidum phosphorosum acid phosphoro
NaH2PO2 acidum phosphoricum acid phosphoric
H4P2O6 natrium hypophosphorosum natri hypophosphit
H4P2O7 acidum hypophosphoricum acid hypophosphoric
NaH2PO4 acidum pyrophosphoricum acid pyrophosphoric
Na2HPO4 natrii dihydrophosphas natri dihydrophosphat
Arsenic: dinatrii hydrophosphas dinatri hydrophosphat
As2O3
As2O5 arseni trioxydum arsenic trioxyd
AsO4H3 arseni pentoxydum arsenic pentoxyd
AsO3H3 acidum arsenicum acid arsenic
Na3AsO3 acidum arsenicosum acid arsenio
Na3AsO4 natrii arsenitis natri arsenit
Stibi: natrium arsenicum natri arseniat
SbCl3
SBCl5 stibium trichloridum stibi triclorid
Bismuth: stibium pentachloridum stibi pentaclorid
Bi2O3
(BiO)2 CO3 bismuthi trioxydum bismuth trioxyd
6Bi2O3, 5B2O bismuthi subcarbonas bismuth carbonat base
32
Bor: bismuthi subnitrat bismuth nitrat bese
B2O3
HBO2 acidum boricum anhydricum bortrioxyd
Na2B1O7 acidum metaboricum acid metaboric
Carbon: natrii tetraborat natri tetraborat
CCl4
CS2 carbonei tetrachloridum carbon tetraclorid
Silic: carbonei sulfuratum carbon disulfur
H2SiO2
H2SiF6 acidum metasilicium acid metasilicic
Na2SiF5 acid hydrosiliciofluoricum acid hydofluorsilicic
Titan: natrium silicofluoricum natri fluorsilicat
TiO2
Thiếc titanum oxydatum titan dioxyd
SnCl2
SnCl4 stannum chloratum thiếc II clorid
Magnesi: stannum tetrachloratum thiếc IV clorid
MgO
MgO2 + MgO magnesii oxydum magnesi oxyd
MgSO4 magnesii peroxydum magnesi peroxyd
MgS2O3 magnesii sulfas magnesi sulfas
Kẽm: magnesii thiosulfas magnesi thiosulfat
ZnS
ZnO zincum sulfuratum kẽm sulfur
ZnSO4 zinci oxydum kẽm oxyd
Zn3 (PO4)2 zinci sulfas kẽm sulfat
Lithi: zincum phosphoricum kẽm phosphat
LiCl
Cadmi: lithium chloratum lithi clorid
CdO
Nhôm cadmium oxydatum cadmi oxyd
Al2O3
Al (OH)3 aluminium oxydatum nhôm oxyd
Al2 (SO4)3 K2SO4 aluminium hydroxydum nhôm hydroxyd
Crom: kalii et aluminii sulfas kali nhôm sulfat
Cr2O3
AgCrO4 chromium oxydatum crom oxyd
Ag2Cr2O7 argentum chromicum bạc cromat
Sắt: argentum dichromicum bạc dicromat
FeCl2
FeCl3 ferrosi II chloridum sắt II clorid
FeSO4 ferri chloridi sắt III clorid
Fe2 (SO4)3 ferrosi II sulfas sắt II sulfat
C2O4Fe ferrum sulfuricum oxydatum sắt III sulfat
33
Fe2 (SO4)3 NH4SO4 ferrosi oxalas. sắt II oxalat
Nikel: ferri ammonium sulfuricum sắt amoni sulfat
NiCl2
NiSO4 niccolum chloratum nikel clorid
Cobalt: niccolum sulfuricum nikel sulfat
CoCl2
Co(NO3)2 cobaltum chloratum cobalt clorid
Mangan: cobaltum nitricum cobalt nitrat
MnO
MnO2 manganum oxydulatum mangan oxyd
Đồng: manganum peroxydatum mangan dioxyd
CuBr
CuBr2 cuprum monobromatum đồng I bromid
CuSO4 cuprum dibromatum đồng II bromid
Bạc: cupri sulfas. đồng sulfat
Ag2O
AgNO2 argentum oxydatum bạc oxyd
AgNO3 argentum nitrosum bạc nitrit
AgCN argenti nitras bạc nitrat
Vàng : argentum cyanatum bạc cyanid
AuCl3
Thuỷ ngân: aurum chloridum vàng clorid
Hg2O
HgO hydrargyrum oxydulatum thuỷ ngân I oxyd
Hg2Cl2 hydrargyrum oxydatum thuỷ ngân II oxyd
HgCl2 hydrargyrum chloratum thuỷ ngân I clorid
HgS hydrargyrum bichloratum thuỷ ngân II clorid
Hg (CN)2 hydrargyrum sulfuratum thuỷ ngân sulfur
Chì : hydrargyrum cyanatum thuỷ ngân cyanid
PbO
PbO2 plumbum oxydatum chì oxyd
Molybden: plumbum peroxydatum chì dioxyd
MoO3
Na2MoO4 acidum molybdenicum molybden trioxyd
Urani anhydricum
UO3 natrium molybdenicum natri molybdat
UO2 (CH3COO)2
Ceri: uranium oxydatum urani trioxyd
CeO2 uranium acetium uranyl acetat
Ce2(SO4)3
Ce(SO4)2 cerium oxydatum ceri dioxyd
Alcol: cerium sulfuricum ceri III sulfat
CH3OH oxydulatum
C2H5OH cerium sulfuricum oxydatum ceri IV sulfat
34
Đường:
C6H12O6 alcohol maethylicus methanol
C12H22O11 alcohol aethylicus ethanol
Các chất khác:
C2H5Cl
C5H11O2N glucosum glucose
lactosum lactose
aethylis chloridum ethyl clorid
amylis nitris amyl nitrit

3.3. Viết tên một số nguyên liệu độc:


Tên Latin Tên đang dùng Tên quy định
(1) (2) (3)
NGUYÊN LIỆU ĐỘC A
Aconitinum Aconitin Aconitin
Adrenalinum Adrenalin Adrenalin
Apomorphinum Apomocfin Apomorphin
Arecolinum Arecolin Arecolin
Arsenias Aseniat Arseniat
Arseni trioxydum Asen trioxit Arsen trioxyd
Atropinum Atropin Atropin
Belladonnum Benladon Benlladon
Busulfanum Busunfan Busunlfan
Carbacholium Cacbacon Carbacol
Dicainum Dicain Dicain
Digitalis Digitan Digital
Digitalinum Digitalin Digitalin
Dioninum Dionin Dionin
Ergotaminum Ecgotamin Ergotamin
Galanthaminum Galantamin Galanthamin
Homa tropinum Homatropin Homatropin
Mercaptopurinum Mecaptopyrin Mercaptopyrin
Neriolinum Neriolin Neriolin
Nitroglycerinum Nitroglixerin Nitroglycerin
Nor-adrenalinum No-adrenalin No-adrenalin
Papaverinum Papaverin Papaverin
Pilocarpinum Pilocacpin Pilocarpin
Proserinum Proserin Proserin
Sarcolysinum Sacolisin Sarcolisin
Scopola minum Scopolamin Scopolamin
Strophantinum Strofantin Strophantin
Strychninum Stricnin Strychnin
Thevetinum Tevetin Thevetin
35
Hydrargyrum Thuỷ ngân Thuỷ ngân
Trapidinum Trapidin Trapidin
Vinblastinum Vinblatin Vinblatin
NGUYÊN LIỆU ĐỘC A NGHIỆN
Cocainum Cocain Cocain
Dihydroxycodeinonum Dihydroxycodeinon Dihydroxycodeinon
Dihydromocphinonum Dihydromocphinnon Dihydromorphinnon
Fentanylum Fentanil Fentanil
Heroinum Heroin Heroin
Methadonum Metadon Methadon
Morphinum Mocfin Morphin
Opium Opi Opi
Pentazocinum Pentazoxin Pentazocin
Pethidinum Petidin Pethidin
Trimeperidinum Trimeperidin Trimeperidin
NGUYÊN LIỆU ĐỘC B:
Acidum hydrocloricum Axit clohydric Axit hydrocloric
Acidum chrysophanicum Axit crysofanic Axit crysophanic
Acidum nicotinicum Axit nicotinic Axit nicotinic
Acidum nitricum Axit nitric Axit nitric
Acidum phosphoricum Axit fotforic Axit photphoric
Acidum trichloracetium Axit tricloraxetic Axit tricloracetic
Amphetaminum Amfetamin Amphetamin
Amonia officinalis Amoni hidroxit Amoni hydroxyd
Arrhenalum Arenan Arenal
Argenti nitras B¹c nitrat B¹c nitrat
Barbitalum Bacbitan Barbital
Butobarbitalum Bromofoc Bromoform
Bromoformium Butobacbitan Butobarbital
Carbasonum Cacbason Carbason
Butobarbitalum Cacbon tetraclorua Cacbon tetraclorid
Carbasonum Codein Codein
Carbonei tetrachloridum Clopromazin Clopromazin
Codeinum Cloran hydrat Cloral hydrat
Chlopromazinum Clorofoc Cloroform
Chlorothiazidum Clorotiazit Clorothiazid
Dibazolum Dibason Dibasol
Dicoumarinum Dicumarin Dicoumain
Emetinum Emetin Emetin
Ephedrinum Ephedin Ephedin
Formalium Focmon Formol
Gaiacolum Gaiacon Gaiacol
Heparinum Heparin Heparin
Indomethacinum Indometaxin Indomethacin
36
Iodum Iot Iod
Kalii chloras Kalii clorat Kali clorat
Lidocainum Lidocain Lidocain
Lobelinum Lobelin Lobelin
Lobelia Lobeli Lobeli
Mesocainum Mesocain Mesocain
Meprobamatum Meprobamat Meprobamat
Narcotina Narcotin Narcotin
Natrii cacodylas Natri cacodylat Natri cacodylat
Niketamidum Niketamit Niketamid
Phenobarbitalum Fenobacbitan Phenobarbital
Pelletierinum Peletierin Pelletierin
Phenolum Phenol Phenol
Plasmocinum Plasmokin Plasmoquin
Plasmocidum Plasmoxit Plasmocid
Procainum Procain Procain
Reserpinum Resecpin Resecpin
Santoninum Santonin Santonin
Sparteinum Spartein Spartein
Streptomycinum Streptomixin Streptomycin
Stovarsolum Stovacson Stovarson
Thiopentalum Tiopentan Thiopental.
3.4. Viết tên thuốc thiết yếu:
Viết theo danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ III, 1995 do Bộ Y tế
ban hành kèm theo quyết định số 1904/BYT-QĐ ngày 28/11/1995 (danh mục
này được xây dựng nhằm hướng dẫn, chỉ đạo việc sử dụng thuốc hợp lý cho các
tuyến điều trị và sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu CSSK trong
từng giai đoạn).
3.4.1. Thuốc tê, mê: Fentanyl
Ether mê Procain
Oxygen Kelen
Thiopental Lidocain hydroclorid
Diazepam Atropin sulfat
Nitrogen oxyd Morphin hydroclorid
Ketamin hydroclorid Promethazin hydroclorid.
3.4.2. Thuuốc giảm đau, hạ sốt, Niclosamid
chống viêm phi stersoid và thuốc Albendazol
chữa bệnh Goutte: Diethylcarbamazin
Acid acetyl salicylic (aspirin) Metrifonat
Ibuprofen Ampicilin
Indometacin Benzyl penicilin
Allopurinol Benzathin benzyl penicilin
Paracetamol Cloxacilin
Codein phosphat Procain benzyl penicilin
37
Morphin hydroclorid Amozicilin
Pethidin hydroclorid Clorampheniol
Sulfadimidin
3.4.3. Thuốc chống dị ứng và Erythromycin
dùng trong các hợp mẫn cảm Azỷthomycin
Chloramphenamin maleat Gentamycin
Epinephrin hydroclorid Metronidazol
Promethazin hydroclorid Trimethoprim
Hydrocortison (Hemisuccinate) Sulfamethoxazol + Trimethoprin.
Prednisolon Tetracyclin
Doxycyclin
3.4.4. Thuốc giải độc Ciprofloxacin hydroclorid
Than hoạt Acid nalidixic
Dimercaprol Nitrofurantoin
Atropin sulfat Cefalexin
Natri thiosulfat Cefotaxim
Methionin Dapson
Naloxon Ethambutol
Protamin sulfat Isoniazid
Penicillamin Pyrazinamid
Calcium edetat Rifampicin
Streptomycin
3.4.5. Thuốc chốngđộng kinh Griseofulvin
Phennobarbital Ketoconazol
Diazepam Tioconazol
Carbamazepin Nystatin
Phenytoin Clotrimazol
Diloxanid
3.4.6. Thuốc chống nhiễm trùng Metronidazol
Mebendazol Dehydroemetin
Mebendazol Dehydroemetin
Levamisol hydroclorid Cloroquin
Mefloquin Gelatin
Primquin Albumin
Quinin hydroclorid Huyết tương khô
Quinoserum
Sulfadoxin + pirimethamin 3.4.12. Thuốc tim mạch:
Glycerin trinitrat
Isosorbid dinitrat
3.4.7. Thuốc chống đau nửa đầu: Nitroglycerin
Acid acetyl salycilic Diltiazem
Ergotamin tartrat Lindocain.
Paracetamol Procainamid
Progranolol Propranolol
38
Quinidin sulfat
3.4.8. Thuốc chống ung thư và giảm Amiodaron hydroclorid
miễn dung dịch Spartein sulfat
Azathiopin Hydroclorothiazid
Cyclophosphamid Amlodipin
Doxorubicin hydroclorid Nifedipin
Etoposid Furosemid
Mercaptopurin Enalapril
Methotrexat Digoxin
Vinblastin sulfat Strophantin G.
Vincristin sulfat Dopamin hdroclorid
Tamoxifen citrat Epinephrin hydroclorid
Beleomycin sulfat
3.4.13. Thuốc ngoài da
3.4.9. Thuốc c hống Parkiqone Mỡ crysophanic
Levadopa A.S.A
Trihexyphenidyl hyđroclorid Cồn hắc lào (BSI)
Acid bezoic + acid salicylic
3.4.10. Thuốc tác dụng tới máu: Nystatin
Sắt sulfat Clotrimazol
Hydroxocobalamin Mỡ neomycin sulfat + bacitracin
Heparin Methybrosanilin clorid (DD tím gentian)
Phytomenadion Mercurocrom (thuốc đỏ)
Mỡ hydrocortison acetat
ĐÁNH GIÁ
1. Trình bày cách viết tên thuốc, hóa chất bằng tiếng Việt theo thuật ngữ
tiếng quốc tế, tiếng Latin?
2. Kể cách viết các thuật ngữ tiếng Việt quen dùng theo quy tắc phiên âm
thuật ngữ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nhà nước?
3. Viết đúng tên các nguyên tố, công thức hoá học sau theo Thuật ngữ
Quốc tế tiếng Latin?
As HCl NO2
Bi HClO N2O5
C H2SO4 H3PO4
Co As2O3 MgSO4
Mg C2H5OH FeCl3
Mo CaCl2 Co(NO3)2
P KI Mg2Cl2
H Na2SO3 FeSO4
Cl Na2HPO4 CH3OH
Hg CCl4 C2H5Cl
4. Viết lại cho đúng tên các thuốc sau theo Thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin:
Aseniat Choloramfenicon Pretnisolon
Bacbitan Dicumarin Stricnin
39
Benladon Ecgotamin tactrat Strofantin
Tiopentan Gacdenan Dihiroxycodein
Platmokin Mocfin Clorofoc
Stovacson Natri clorua Acit cryzofanic
Sunfamit Penixilin V Streptomixin
No-adrenalin Mecaptopirin Cloran hidrat
Glixerin Indometaxin Amoni hidroxit
Tevetin Plasmoxit Amfetamin
5. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng với tên thuốc quy định trong bảng
kiểm “đúng - sai” sau:
STT Viết tên thuốc quy định Đ S
0
1 Alcool 90
2 Ampixilin
3 Becberin
4 Cloramphenicon
5 Diethyl phtalic
6 Efedrin
7 Metrizamid
8 Oxytocin
9 Sintofylin

6. Bạn sử dụng bảng kiểm “có- không” để tự kiểm tra cách viết tên một số
nguyên tố hoá học, hoá chất, nguyên liệu độc và thuốc thiết yếu theo danh mục
của Bộ Y tế ban hành năm 1995 ?

40
Bài 5
CÁCH ĐỌC TÊN THUỐC BẰNG TIẾNG VIỆT
THEO THUẬT NGỮ QUỐC TẾ TIẾNG LATIN.

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được quy tắc chung và cách đọc khác biệt với cách đọc tiếng
Việt về tên các nguyên tố, hoá chất và tên thuốc theo Thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin.
2. Đọc đúng (rõ và chuẩn xác) tên các nguyên tố, hoá chất, tên thuốc thông
dụng theo chương trình đào tạo DSTH.
NỘI DUNG CHÍNH:
Trong các lĩnh vực công tác của ngành, người dược sỹ trung học không
những biết viết đúng mà còn phải đọc đúng tên các nguyên tố, hoá chất và tên
thuốc theo Thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin thường dùng trong pha chê,s bảo quản,
phân phối kiểm nghiệm, quản lý… phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh
và nghiên cứu khoa học.
Do cách viết tên các nguyên tố, hoá chất và tên thuốc theo tiếng Latin đã
được “Việt hoá” nên cách đọc chủ yếu phải theo quy tắc phát âm của tiếng
Latin, nhưng cần kết hợp với cách phát âm của tiếng Việt và một số thuật ngữ đã
quen dùng trong ngành Y tế.
1. QUY TẮC CHUNG:
1.1. Cách đọc các nguyên âm, phụ âm chủ yếu theo cách phát âm của tiếng
Latin, nhưng có vận dụng vào cách phát âm của tiếng Việt và một số tiếng nước
ngoài (chủ yếu là tiếng Pháp) đã quen dùng.
Ví dụ:
Clorocid đọc là c(ờ)lo - rô - xit
Tifomycin đọc là ti - phô - my - xin
Eugenol đọc là ơ-giê-nôl(ơ)
Tanin đọc là ta-nanh
Ghi chú: Các chữ trong dấu ngoặc đơn phiên âm cách đọc (nếu có), phải
đọc nhẹ và lướt nhanh sang âm sau.
1.2. Đọc theo âm tiếng Việt chuẩn, không đọc theo cách phát âm riêng biệt
thiếu chuẩn xác của một số địa phương như 1 với n, r với z, s với x, tr với ch, v
với z…
Ví dụ:
Luminal đọc là lu-mi-nal(ơ)
Natri clorid đọc là na-t(ờ)ri - c(ờ)lo - rit
Levomycetin đọc là lê-vô-my-xê-tin
1.3. Đọc theo từng vần (gồm 1 nguyên âm hoặc 1 nguyên âm đi với 1, 2…
phụ âm (thành một hợp âm duy nhất trong mỗi từ.
Ví dụ:
Aminazin chia vần và đọc là a - mi - na -zin.
Urotropin chia vần và đọc là u-rô-t(ờ) rô - pin.
Mangan chia vần và đọc là man-gan.

41
2. CÁCH ĐỌC CÁC NGUYÊN ÂM VÀ NGUYÊN ÂM GHÉP.
2.1. Các nguyên âm viết và đọc như cách đọc thông thường trong tiếng
Việt A, I – U, Y.
Ví dụ:
Atropin đọc là a-t(ờ)rô-pin.
Actiso đọc là ac-ti-sô
2.2. Các nguyên âm có phần đọc khác cách đọc trong tiếng Việt:
2.2.1. Viết là o:
+ Có thể đọc là o
Ví dụ:
Acid hydrocloric đọc là a - xit hy - đ(ờ) rô - c(ờ)lo - rich.
Cloramin đọc là c(ờ)lo - ra - min
+ Có thể đọc là ô:
Ví dụ:
Siro đọc là si - rô
Kẽm oxyd đọc là kẽm ô - xyt
Amoni carbonat đọc là a - mô - ni - cac - bô - nat.
2.2.2. Viết là e:
+ Có thể đọc là e:
Ví dụ:
Ergotamin đọc là ec - gô - ta - min
Vitamin E đọc là vi - ta - min E
+ Có thể đọc là ê
Ví dụ:
Emetin đọc là ê - mê-tin
Cafein đọc là ca - phê - in
+ Có thể đọc là ơ (nhẹ) khi ở cuối từ
Ví dụ:
Glucose đọc là g(ờ)lu - cô - z(ơ)
Dextrose đọc là đếch - xtrô - z(ơ)
2.2.3. Viết là eu đọc là ơ:
Ví dụ:
Eugenol đọc là ơ - giê - nôl(ơ)
Eucalyptol đọc là ơ - ca - lyp - tôl(ơ)
2.2.4. Viết là ou đọc là u
Ví dụ:
Ouabain đọc là u - a - ba - in
Dicoumarin đọc là đi - cu - ma - rin
3. CÁCH ĐỌC CÁC PHỤ ÂM ĐƠN, PHỤ ÂM KÉP, NGUYÊN ÂM GHÉP
TRƯỚC PHỤ ÂM.
3.1. Các phụ âm đơn chủ yếu đọc như cách đọc thông thường của tiếng Việt
b, h, k, l, m, n, p, q, r, s, v.
Ví dụ:
Bari sulfat đọc là ba - ri sul(ơ) - phat

42
Kali nitrat đọc là ka - li -ni - t(ờ)rat
Melamin đọc là mê - la - min
Papaverin đọc là pa - pa - vê - rin
Vitamin đọc là vi - ta - min
3.2. Các phụ âm có phần đọc khác với cách đọc tiếng Việt:
3.2.1. Viết b thường đọc là “bờ” nhưng khi b đứng sau nguyên âm y và
trước phụ âm hoặc cuối vần thường đọc là “pờ”
Ví dụ:
Molybden đọc là mô - lyp - đen
Acid phosphomolybdic đọc là a - xit - phô - s(ơ) pho - mô - lyp đích.
3.2.2. Viết là c:
- Đọc là “cờ” khi đứng trước các phụ âm và các nguyên âm a, o, u:
Ví dụ:
Bari sulfat đọc là ba - ri sul(ơ) - phat
Kali nitrat đọc là ka - li - ni - t(ờ)rat
- Đọc là “xờ” khi đứng trước các nguyên âm e, i, y:
Ví dụ:
Cephazolin đọc là xê - pha - zô - lin
Flucinar đọc là ph(ờ) - lu - xi - nar(ơ)
Tetracyclin đọc là tê-t(ờ)ra - xy c(ờ)lin
3.2.3. Viết là d:
- Thường đọc là “đờ”
Ví dụ:
Diazo đọc là đi - a - zo
Codein đọc là cô - đê - in
- Đọc là “tờ” khi đứng ở cuối từ:
Ví dụ:
Acid đọc là a - xit
Kali hydroxyd đọc là ka - li - hy - đ(ờ) rô - xyt
3.2.4. Viết là f đọc là “phờ”.
Ví dụ:
Formon đọc là phooc -môl(ơ)
Tifomycin đọc là ti - phô - my - in
3.2.5. Viết là g:
- Đọc là “gờ” khi dứng trước phụ âm và các nguyên âm a, o, u:
Ví dụ:
Glutylen đọc là g(ờ)lu - ty - len
Gardenal đọc là gac - đê - nal(ơ)
Ergotamin đọc là ec - gô - ta -min
- Đọc là “gi” khi đứng trước các nguyên âm e, i, y:
Ví dụ:
Gelatin đọc là giê - la - tin
Gypnoplex đọc là gip - nô - p(ờ) lếchx (ơ)
3.2.6. Viết là j đọc là i (ít dùng)
43
Ajmalin đọc là ai - ma - lin.

3.2.7. Viết là s:
- Thường đọc là “sờ” (uốn lưỡi)
Ví dụ:
Calci sulfat đọc là cal(ờ) - xi - sul(ơ) - phát
Fansidar đọc là phan - si - đar(ơ)
- Đọc là “z” khi đứng giữa 2 nguyên âm hoặc đi với e ở cuối từ:
Ví dụ:
Cresol đọc là c(ờ)rê-rô(ơ)
Levamisol đọc là lê - va - mi - zôl(ơ)
Lactose đọc là lac-tô-zơ
3.2.8. Viết là t:
- Thường đọc là “tờ”
Ví dụ:
Digitoxin đọc là đi-gi-tô-xin
Niketamid đọc là ni - kê - ta - mít
- Đọc là “xờ” khi đứng trước nguyên âm i và sau i là một nguyên âm khác:
Ví dụ:
Potio đọc là pô - xi - ô
Extractio đọc là êc-x(ơ) - t(ờ) răc -xi - ô
3.2.9. Viết là w.
- Đọc là “vờ” khi đứng trước nguyên âm:
Ví dụ:
Wolfram đọc là vôl - ph(ờ) ram
Wypicil đọc là vy - pi - ci (ơ)
- Đọc là “u” khi đứng trước phụ âm:
Fowler đọc là phu - ler(ơ)
3.2.10. Viết là z đọc là “dờ” (nhẹ, không uốn lưỡi).
Ví dụ:
Clopromazin đọc là c(ờ)lo -p(ờ)rô - ma - din
Alizarin đọc là a - li - da - rin
3.2.11. Các phụ âm ghép như bl, br, cl, cr, dr, fl, fr, gl, gr, pl, pr, sc, sp, st,
str, tr… thường đọc như âm tiếng Việt thành 2 âm nhưng phụ âm trước đọc nhẹ
và lướt nhanh sang phụ âm sau:
Ví dụ:
Crom đọc là c(ờ)rôm
Platin đọc là p(ờ) la-tin
Acid hydrobromic đọc là a - xit -hy - đ(ờ) rô - mich.
Amitriptylin đọc là a - mi - t(ờ)rip - ty - lin
Strophantin đọc là s(ơ) t(ờ) rô - phan - tin.
3.2.12. Phụ âm ghép th thường đọc là “tờ” (h không đọc):
Ví dụ:
Ethanol đọc là ê - ta - nôl(ơ)
44
Methicylin đọc là mê - ti - xi - lin
Promethazin đọc là p(ờ)rô - mê - ta - zin
Chú ý: “tre” đọc là “t(ờ)- rê” không đọc là “tre”

4. CÁCH ĐỌC VỀ VẦN CÓ PHỤ ÂM ĐỨNG SAU NGUYÊN ÂM KHÁC VỚI


CÁCH ĐỌC THÔNG THƯỜNG TRONG TIẾNG VIỆT
4.1. Viết là al đọc là al(ơ):
Ví dụ:
Luminal đọc là lu-mi-nal(ơ)
Veronal đọc là vê - rô - nal(ơ)
4.2. Viết là ar đọc là ac:
Ví dụ:
Barbital đọc là bac - bi -tal(ơ)
Gardenal đọc là gac - đê - nal(ơ)
4.3. Viết là ax đọc là ăc - x(ơ)
Ví dụ:
Coremax đọc là cô- rê - mắc - x (ơ)
Fenolax đọc là phê - nô - lac - x(ơ)
4.4. Viết là er đọc ec:
Ví dụ:
Ergotex đọc là ec - gô - têc - x(ơ)
Kali permanganat đọc là ka - li - pec -man - ga - nat
4.5. Viết là ex đọc là êc - x(ơ):
Ví dụ:
Dextrose đọc là đêc-x(ơ) - t(ờ) rô - zơ
Orabilex đọc là ô - ra - bi - lêc - x(ơ)
4.6. Viết là ic đọc là ich:
Ví vụ:
Acid hydrocloric đọc là a - xit hy - đ(ờ) rô - c(ờ)lo - rich.
Acid nitric đọc là a - xit ni - t(ờ) rich
4.7. Viết là id đọc là it
Ví dụ:
Clorocid đọc là c(ờ)lô - rô - xit
Plasmocid đọc là p(ờ)las(ơ) - mô - xit
4.8. Viết là ix đọc là ic-x (ơ):
Ví dụ:
Efudix đọc là ê - phu - đic - x(ơ)
Orabilix đọc là ô - ra - bi - lic - x(ơ)
4.9. Viết là od đọc là ôđ(ơ)
Iod đọc là i - ô - đ(ơ)
Siro iodotanic đọc là si - rô - i - ô - đô - ta - nic
4.10. Viết là ol đọc là ôl(ơ):
Ví dụ:
Gaiacol đọc là gai - a - côl(ơ)

45
Argyrol đọc là ac - gy - rôl(ơ)
4.11. Viết là or đọc là ooc:
Ví dụ:
Morphin đọc là mooc - phin
Acid ascorbic đọc là a-xit a - s(ơ) - cooc - bic.
4.12. Viết là yl đọc là yl(ơ):
Ví dụ:
Amyl nitrit đọc là a - my - l(ơ) ni -t(ờ)rit
Ethyl clorid đọc là ê-ty - l(ơ) c(ờ)lo - rit.

5. MỘT SỐ CÁCH ĐỌC NGOẠI TỆ:


5.1. Viết là am đọc như “ăm”
Ví dụ:
Ampicilin đọc là ăm - pi - xi - lin
Camphor đọc là căm - phor(ơ)
5.2. Viết là an, en đọc như “ăng”.
Ví dụ:
Antipyrin đọc là ăng - ti - pi - rin
Gentamycin đọc là giăng - ta - my - xin.
5.3. Viết là in đọc như “anh”
Ví dụ:
Insulin đọc là anh-su - lin
Sintomycin đọc là sanh - tô - my - xin
Quinquina đọc là canh - ky - na
Kaolin đọc là cao - lanh.
5.4. Viết là on đọc như “ông”.
Ví dụ:
Rimifo đọc là ri - mi - phông
Sodanton đọc là sô - đăng - tông.
5.5. Viết là qui đọc như “ki”
Ví dụ:
Quinacrin đọc là ki - na - c(ờ)rin
Quinoserum đọc là ki - nô - sê - rum.

6. BÀI TẬP ĐỌC (THEO NHÓM NHỎ)


6.1. Đọc tên các nguyên tố hoá học.
Ví dụ:
Arsenic Mangan
Bari Molybden
Bismut Natri
Bor Nickel
Carbon Nitơ
Cadimi Oxy
Calci Phosphor
Clor Platin
46
Cobalt Radi
Crom Selen
Fluor Silic
Heli Stronti
Hydro Titan
Iod Urani
Kali Vanadi
Lithi Wolfram
6.2. Đọc tên một số hoá chất thông dụng:
Acid hypocloro Acid hydroiodic
Natri hypoclorit Iod monoclorid
Natri clorat Iod triclorid
Acid hydrocloric Natri iodat
Acid percloric Natri periodat
Acid hydrobromic Oxy
Natri bromid Ozon
Amoni sulfur Bismuth trioxyd
Natri sulfur Bismuth carbonat base
Natri sulfit Bismuth nitrat base
Natri thiosulfat
Natri bisulfit Bor trioxyd
Natri hydrosulfit Acid metaboric
Kali persulfat Natri tetraborat
Kali sulfocyanat
Carbon tetraclorid
Amoniac Carbon disulfur
Nitrogen dioxyd
Dinitrogen oxyd Acid metasilicic
Nitrogen trioxyd Acid hydrofluorsilicic
Nitrogen pentoxyd Natri fluorsilicat
Acid phosphoro Titan dioxyd
Acid phosphoric
Natri hypophosphit Thiếc II clorid
Natri dihydrophosphat Thiếc IV clorid
Ninatri hydrophosphat Magnesi thiosulfat
Magnesi oxyd
Arsenic trioxyd Magnesi peoxyd
Arsenic pentoxyd Magnesi sulfat
Acid arsenic Kẽm sulfat
Acid arsenio Kẽm phosphat
Natri arsenit Lithi clorid
Natri arseniat Cadmi oxyd
Stibi triclorid Nhôm oxyd
Stibi pentaclorid Nhôm hydroxyd
47
Crom oxyd Kali nhôm sulfat
Bạc cromat Thuỷ ngân I oxyd
Sắt II clorid Thuỷ ngân II oxyd
Sắt III clorid Thuỷ ngân I clorid
Sắt II sulfat Thuỷ ngân II clorid
Sắt III sulfat Thuỷ ngân sulfur
Sắt II oxalat Thuỷ ngân cyanid
Nikel clorid Chì oxyd
Nikel sulfat Chì dioxyd
Cobalt clorid Molybden trioxyd
Cobalt nitrat Natri molybdat
Mangan oxyd Urani trioxyd
Mangan dioxyd Uranyl acetat
Đồng II bromid Ceri dioxyd
Đồng sulfat Ceri III sulfat
Bạc oxyd Methanol
Bạc nitrit Ethanol
Bạc nitrat Glucose
Bạc cyanid Lactose
Vàng clorid Ethyl clorid
Kẽm sulfur Amyl nitrit
Kẽm oxyd

7.3. Đọc tên một số nguyên liệu độc:


Aconitin Methadon
Apomorphin Morphin
Arecolin Opi
Arseniat Pentazocin
Arsen trioxyd Pethidin
Atropin Trimeperidin
Belladon Acid hydrocloric
Busulfan Acid crysophanic
Dicain Acid nicotinic
Digital Acid nitric
Digitalin Acid phosphoric
Dionin Acid tricloracetic
Ergotamin Amphetamin
Homatropin Amoni hydroxyd
Mercaptopyrin Arenal
Neriolin Bạc nitrat
Nitroglycerin Barbital
Nor-adrenalin Bromoform
Papaverin Butobarbital
Pilocarpin Carbason
48
Proserin Carbon tetraclorid
Sarcolisin Codein
Scopolamin Clopromazin
Strophantin Cloral hydrat
Strychnin Cloroform
Thevetin Clorothiazid
Trapidin Dicoumarin
Vinblastin Emetin
Cocain Ephedrin
Dihydroxycodeinon Formol
Dihydromorphinon Gaiacol
Fentanyl Heparin
Heroin Indomethacin
Kali clorat Iod
Lidocain Phenol
Lobelin Plasmoquin
Lobeli Plasmocid
Mesocain Procain
Meprobamat Reserpin
Narcotin Santonin
Natri cacodylat Spartein
Niketamid Streptomycin
Phenobarbital Stovarsol
Pelletierin Thiopental

6.4. Đọc tên một số thuốc thiết yếu:


Oxygen Dimercaprol
Thiopental Atropin sulfat
Diazepam Natri thiosulfat
Nitrogen oxyd Methionin
Ketamin hydroclorid Naloxon
Fentanyl Protamin sulfat
Procain Penicillamin
Kelen Calcium edetat
Lidocain hydroclorid Phenobarbital
Atropin sulfat Diazepam
Morphin hydroclorid Carbamazepin
Promethazin hydroclorid Phenytoin
Acid acetyl salicylic (aspirin) Mebendazol
Ibuprofen Levamisol hydroclorid
Indometacin Niclosamid
Allopurinol Albendazol
Paracetamol Diethylcarbamazin
Piroxicam Metrifonat
49
Codein phosphat Ampicilin
Morphin hydroclorid Benzyl penicilin
Pethidin hydroclorid Benzathin benzyl penicilin
Chloramphenamin maleat Cloxacilin
Epinephrin hydroclorid Phenoxymethyl penicilin
Promethazin hydroclorid Procain benzyl penicilin
Hydrocortison (Hemisuccinate) Amoxicilin
Prednisolon Cloramphenicol
Gentamycin Sulfadimidin
Metronidazol Erythromycin
Trimethoprim Azythromycin
Sulfamethoxazol + Trimethoprin Cyclophosphamid
Tetracyclin Azythromycin
Doxycyclin Doxorubicin hydroclorid
Ciiprofloxacin hydroclorid Etoposid
Nitrofurantoin Fluorouracil
Cefalexin Mercaptopurin
Cefotaxim Methotrexat
Dapson Vinblastin sulfat
Ethambutol Vincristin sulfat
Isoniazid Tamoxifen citrat
Pyrazinamid Cisplastin
Rifampicin Bleomycin sulfat
Ctreptomycin Levadopa
Griseofulvin Trihexyphenidyl hydroclorid
Ketoconazol Hydroxocobalamin
Fluconazol Heparin
Tioconazol Phytomenadion
Nystatin Dextran
Clotrimazol Gelatin
Dilozanid Albumin
Metronidazol Glyceryl trinitrat
Dehydroemetin Isosorbid dinitrat
Cloroquin Nitroglycerin
Mefloquin Diltiazem
Primaquin Lidocain
Quinin hydroclorid Procainamid
Quinoserum Propranolol
Sulfadoxin + pyrimethamin Quinidin sulfat
Artemisinin Amiodaron hydroclorid
Acid acetyl salycilic Spartein sulfat
Ergotamin tartrat Hydroclorothiazid
Paracetamol Mannitol
Progranolol Cimetidin
50
Amlodipin Magne hydroxid
Nifedipin Promethazin hydroclorid
Furosemid Atropin sulfat
Methyldopa Papaverin hydroclorid
Enalapril Magnesi sulfat
Digoxin Oresol (ORS)
Strophantin G Opizoic
Dopamin hydroclorid Berberin
Epinephrin hydroclorid Dexamethason
Acid acetyl salicylic Hydrocortison
Acid bezoic + acid salicylic Prednisolon
Nystatin Testosteron propionat
Clotrimazol Ehinyl estradiol
Methybrosanilin clorid Norethisteron
Mercurocrom Progesteron
Axid salicilic Insulin
Lindan Glibenclamid
Diethylphtalat Mythylthiouracil
Fluorescein Propylthiouracil
Bari sulfat Vaccin B.C.G
Clohexidin Aminophyllin
Iodin Ephedrin hydroclorid
Ethanol 700 Epinephrin hydroclorid
Furosemid Salbutamol
Hydroclorothiazid Theophylin
Gallamin triethiodid Beclomethason dipropionat
Neostigmin bromid Codein phosphat
Suzamethonium Natri bicarbonat
Argyrol Natri clorid
Cloramphenicol Retinol palmitat
Sulfaxylum Natri fluorid
Tetracyclin Ergo calciferol
Hydrocortison Nicotinamid
Tetracain Pyridoxin hydroclorid
Acetazollamid Ribofavin
Pilocarpin hydroclorid Thiamin hydroclorid
Homatropin hydrobromid Acid ascoribic
Atropin sulfat Clopromazin
Ergometrin Diazepam
Oxytocin Haloperidol
Amtripylin Dentoxit

51
Đánh giá:
1. Trình bày 3 quy tắc chung về cách đọc tên các nguyên tố hoá học, hoá
chất và tên thuốc?
2. Điền cách đọc các nguyên âm và phụ âm khác biệt với cách đọc thông
thường của tiếng Việt trong bảng sau:

Cách đọc thông thường


Nguyên âm, phụ âm Cách đọc khác biệt
của tiếng Việt
(1) (3)
(2)
o o
e e
c cờ
d zờ
g gờ
s sờ
ar a-rờ
eu ê-u
en e-n(ờ)
id i-zờ

3. Bạn đánh dấu (x) vào các ô tương tứng với cách đọc tên nguyên tố, hoá
chất và thuốc trong bảng kiểm “đúng – sai” sau:

Tên nguyên tố, hoá chất


Cách đọc Đ S
và thuốc
Iod i - o - zờ
Calci cal (ơ) - xi
Molybden mo - ly - b(ờ) - zen
Ethyl clorid ê - tyl(ơ) - c(ờ)lo - rit
Niketamid ni - kê - ta - mit
Dicaptol dic - ap - tol(ơ)
Gardenal gac - đê - nal(ơ)
Digoxin zi - go - xin
Ephedrin ê - phê - đ(ờ)rin
Oxacilin o - xa - ki - lin
4. Bạn sử dụng bảng kiểm “có - không” để tự kiểm tra cách đọc tên các
nguyên tố hoá học, hoá chất, nguyên liệu độc và tên dược phẩm đã học?

BẢNG TRA NGHĨA MỘT SỐ TỪ


VÀ CÁCH VIẾT THEO DCI LATIN

aa(ana) như nhau


abumen nội nhũ
52
Achyranthes aspera L. cây Cỏ xước
Achyranthes bidentata Blum cây Ngưu tất
ac. (acidum) acid
acidum aceticum acid acetic
acidum ascorbicum acid ascorbic
acidum arsenicum acid arsenio
acidum benzoicum acid arsenic
acidum boricum acid benzoic
acidum chrysophanicum acid crysophanic
acidum citricum acid citric
acidum chrysophanicum acid glutamic
acidum citricum acid hydrobromic
acidum glutamicum acid hydrocloric
acidum hydrobromicum acid hydroiodic
acidum hydrochloricum acid hypocloro
acidum hydroiodicum acid hypophosphoric
acidum hypochlorosum acid hypophosphoro
acidum hypophosphoricum acid lactic
acidum hypophosphorosum acid metaboric
acidum lactium acid metasilicic
acidum metaboricum acid nicotinic
acidum metasilicium acid nitric
acidum nicotinicum acid oxalic
acidum nitricum acid percloric
acidum oxalicum acid phosphoric
acidum perchloricum acid phosphoro
acidum phosphoricum acid picric
acidum phosphorosum acid pyrophosphoric
acidum picricum acid salicylic
acidum pyrophosphoricum acid pyrophosphoric
acidum salicylicum acid salicylic
acidum sulfuricum acid sulfuric
acidum tartricum acid tartric
acidum trichloraceticum acid tricloracetic
Aconitum fortunei H. cây Phụ tử
aconitinum aconitin
ad để, tới
ad us. Ext. (ad usum externum) để dùng ngoài
adj (nomen adjectivum) tính từ
adrenalinum adrenalin
adv (adverbum) phó từ
aeq. (aequalis) bằng nhau
aergota nữ bệnh nhân
aer không khí
53
aether ether
aetheroleum. có tinhdầu
aetheroleum Eucalypti tinh dầu khuynh diệp
aetheroleum Menthae tinh dầu bạc hà
aethylis chloridum ethyl clorid
albus, a, um trắng
alcohol aethylicus ethanol
alcohol amyliscus alcol amylic
alcohol methylicus methanol
Alisma plantago L. cây Trạch tả
Allium sativum L. cây Tỏi
Aloe Lô hội
aluminii sulfas nhôm sulfat
aluminium nhôm
aluminium hydroxydum nhôm hydroxyd
aluminium oxydum nhôm oxyd
aminazinum aminazin
ammonia amoniac
ammonii bromidum amoni bromid
ammonii chloridum amoni clorid
ammonium hydrosulfuratum amoni hydrosulfur
ammonium sulfumatum ammoni sulfur
Amomum xanthioides Wall. cây Sa nhân
amp. (ampulla) ống tiêm
amphetaminum amphetamin
amylis nitris amyl nitrit
amylum tinh bột
ante cibos trước bữa ăn
anthera bao phấn
antipyrinum antipyrin
apex búp cây
Apiaceae họ Hoa tán
Apocynaceae họ Trúc đào
aq. Dest. (aqua destillata) nước cất
aqua nước
Araceae họ Ráy
Arecaceae họ Cau
Areca catechu L. cây Cau
arecolinum arecolin
argenti nitras bạc nitrat
argentum bạc
argentum chromicum bạc cromat
argentum cyanatum bạc cyanat
argentum dichromicum bạc dicromat
54
argentum nitrocum bạc nitrit
argentum oxydatum bạc oxyd
arillus áo hạt (tử y)
Armeniaca vulgaris Lamk. cây Mơ
arsenicum arsenic
arsenicum trioxydatum arsenic trioxyd
Artemisia annua L. cây Thanh hao hoa Vàng
Artemisia vulgaris L. cây Ngải cứu
aspirinum aspirin
Asteraceae họ Cúc
atropini sulfas atropin sulfat
atropinum atropin
aurum vàng
aurum chloridum cloroid
barbitalum barbital
barii sulfas bari sulfat
barium bari
belladonum belladon
bene toots
berberinum berberin
bibo tôi uống
b.i.d (bis in die) ngày hai lần
bismuthi subcarbonas bismuth carbonat base
bismuthi subnitras bismuth nitrat base
bismuthi trioxydum bismuth trioxyd
bismuthum bismuth
bonus tốt
borum bor
Brassicaceae họ Cải
bromoformium bromform
bromum brom
Brunella vulgaris L. cây Hạ khô thảo
butobarbitalum butobarbital
cadmium cadmi
cadmium oxydatum cadmi oxyd
caecus mù
Caesalpiniaceae họ Vang
Caesalpinia sappan L. cây Tô mộc
calcii bromidum calci bromid
calcii carbonas calci carbonat
calcii chloridum calci clorid
calcii gluconas calci gluconat
calcii glycerophosphas calci glycerophosphat
calcium calci
55
calor calor, nhiệt lượng
calyculus tiểu đài
calyx đài hoa
Campanulaceae họ Hoa chuông
camphora camphor, long não
carbasonum carbason
carbonei sulfuratum carbon disulfur
carbonei tetrachloridum carbon tetraclorid
carboneum carbon
carbo ligni than thảo mộc
Carthamus tinctorius L. cây Hồng hoa
caps. (capsula) nang
cera sáp
cerium ceri
cerium oxydum ceri dioxyd
chart. cer. (charta cerata) giấy sáp
Chenopodiaceae họ Rau muối
Chenopodium ambrosioides L. cây Dầu giun
chlopromazinum clopromazin
chloralum hydratum cloral hydrat
chloramphenicolum cloramphenicol
chloroformium cloroform
chlorophyllum chất diệp lục
chlorothiazidum clothiazid
chlorum clor
chromidum oxydatum crom oxyd
chromium crom
Chrysanthemum indicum L. cây Cúc hoa vàng
Cinnamomum obtusifolium Nees. cây Quế
cobaltum cobalt
cito disp. (cito dispensetur) cấp phát khẩn trương
cobaltum chloratum. cobalt clorid
cobaltum nitricum cobalt nitric
cocainum cocain
coch (cochleare) thìa
cochleat. (cochleatim) từng thìa một
codeinum codein
coffeinum cafein
collut (collutorium) thuốc rà miệngthuốc nhỏ mắt
collyr (collyrium) màu
color họ Bàng
Combretaceae liên từ
conj. (conjunctio) tràng hoa
corolla vỏ cây
56
cortex cây Hoàng liên
Coptis teeta Wall. đồng sulfat
cupri sulfas đồng
cuprum đồng II bromid
cuprum bidromatum đồng I bromid
cuprum monobromatum cây Nghệ
Curcuma longa L.
cutis da
cyaneus màu lam
D. (da, dentur) đóng gói, cấp phát
Datura metel Lour cây Cà độc dược
dec. (decoctum) thuốc sắc
decem mười
deltacortisonum deltacortison
destillatus chưng cất
D.t.d (dentus tales doses) cấp phát những liều như thế
dicainum dicain
dicoumarinum dicoumarin
digitalis digital
digitalium digitalin
diethyl stilboestrolum diethyl stilbestrol
dies ngày
digitalinum digitalin
dihydromorphinonum dihydromorphinon
dihydroxycodeinonum dihydroxycodeinon
dinatrii hydrophosphas dinatri hydrophosphat
dinitrogenii oxydum dinitrogen oxyd
Dioscorea persemilis P.et B. cây Hoài sơn
div. (divide) hãy chiahãy chia thành những phần
div. in p.aeq. (divide in partes aequales) bằng nhau
drupa quả hạch
dosis liều
duo hai (2)
ego tôi
emetini hydrochloridum emetin hydroclorid
emetinum emetin
emuls (emulsio) nhũ dịch
ephedrini hydrochloridum ephedrin hydroclorid
ephedrinum ephedrin
ergotaminum ergotamin
Erythrina indica Lamk. cây Vông nem
et và
Euphorbiaceae họ Thầu dầu
euquininum euquinin
57
extr. (extractum) cao thuốc
excipiens tá dược
f. (fiat, fiant) điều chế thành, làm thành
f. (genus femininum) giống cái
Fabaceae họ Đậu
febris sốt
fluorum fluor
formalium formol
ferri chloridi sắt III clorid
ferrosi II chloridum sắt II clorid
ferrosi II sulfas sắt II sulfat
ferrosi oxalas sắt II oxalat
ferrum sắt
ferum sulfuricum oxydatum sắt III sulfat
Fibraurea tinctoria Lour. cây Hoàng đằng
folium lá cây
flos hoa
F. S. A (fiat secundum artem) làm đúng kỹ thuật
fructus quả
gaiacolum gaiacol
galanthaminum galanthamin
Gardenia florida L cây Dành dành
garg. (gararisma) thuốc súc miệng
Gekko gekko L. con Tắc kè
Gekkonidae. họ Tắc kè
gelatinum gelatin
glucosum glucose
Glycyrhiza uralensis F. cây Cam thảo bắc
gramma gam
gtt (gutta) giọt
guttat (guttatim) từng giọt một
herba toàn cây
herba Wedeliae toàn cây Sài đất
helium heli
heparinum heparin
heri hôm qua
heroinum heroin
homatropinum homatropin
hora giờ
Holarrhena antidysenterica Wall cây Mức hoa trắng
h.s (hora somni) lúc đi ngủ
hydrargyrum thuỷ ngân
hydrargyrum bichloratum thuỷ ngân II clorid
hydrargyrum chloratum thuỷ ngân I clorid
58
hydrargyrum cyanatum thủy ngân cyanid
hydrargyrum oxydatum thuỷ ngân II oxyd
hydrargyrum oxydulatum thuỷ ngân I oxyd
hydrargyrum sulfuratum thuỷ ngân sulfur
hydrocortisonum hydrocortison
hydrogenium hydro
Illicium verum Hook. cây Hồi
in trong, vào
in d. (in dies)
indomethacinum hàng ngàyindomethacin
inf. (infusum) thuốc hãm
injection thuốc tiêm
inter (interriectio) thán từ
iodoformium iodoform
iodum iod
iodum monochloratum iod monoclorid
iodum trichloratum iod triclorid
isoniazidum isoniazid, rimifon
jucundus dễ dịu
Kaempferia galanga L. cây Địa liền
kalli bromidum kali bromid
kalli chloras kali clorat
kalli et aluminii sulfas kali nhôm sulfat
kalli iodidum kali iodid
kalium kali
kalium persulfuricum kali persulfat
kalium sulfocyanatum kali sulfocyanat
kola cô la
lactosum lactose
Lamiaceae họ Hoa môi
lanolinum lanolin
Lauraceae họ Long não
Leucaena glauca Benth. cây Keo dậu
lidocainum lidocain
Liliaceae họ Hành tỏi
linim (linimentum) thuốc xoa
liquor dung dịch
lithium lithi
lithium chloratum lithi clorid
lobelia lobeli
lobelium lobelin
Loganiaceae họ Mã điền
Lonicera japonica Thumb. cây Kim ngângiống đực
m. (genus masculinum)
59
M. (misce) hãy trộn
magnesii oxydum magnesi oxyd
magnesii peroxydum magnesi peroxyd
magnesii thiosulfas magnesi thiosulfat
magnesii sulfas magnesi sulfat
magnesium magnesi
manganum mangan
manganum oxydulatum mangan oxyd
manganum peroxydatum mangan dioxyd
mel mật ong
Menispermaceae họ Phòng kỷ
mensura sự đo
Mentha arvensis L. cây Bạc hà nam
mentholum menthol
meprobamatum meprobamat
mercaptopurilum mercaptopurin
methadonum methadon
Mimosaceae họ Trinh nữ
M. D. S (Misce, Da, Signa) hãy trộn, đóng gói, ghi nhãn
mixt. (mixtura) hỗn dịch
mixtio hỗn hợp
mollis mềm
Momordica cochinchinensis Spreng. cây Gấc
Moraceae họ Dâu tằm
Morinda offcinalis How. cây Ba kích
morphinum morphin
morphini hydrochloridum morphin hydroclorid
Morus alba L. cây Dâu tằm
n. (genus neutrum) giống trung
N. (nomen substantivum) danh từ
N0 (numero) số
narcotina narcotin
nasus mũi
natrii arsenitis natri arsenit
natrii arsennicum natri arseniat
natrii benzoas natri benzoat
natrii bromidum natri bromid
natrii cacodylas natri cacodynat
natrii chloridum natri clorid
natrii dihydrophosphas natri dihydrophosphat
natrii glycerophosphas natri glycerophosphat
natrium molybdenicum natri molybdat
natrium arcenium matri arceniat
natrii sulfis natri sulfit
60
natrii tetraboras natri tetraborat
natrium natri
natrium bisulfurosuum natri bisulfit
natrium chloricum natri clorat
natrium hydrosulfurosum natri hydrosulfit
natrium hypochlorosum natri hypoclorit
natrium hypophosphorosum natri hypophosphit
natrium iodicum natri iodat
natrium pentasulfuratum natri pentasulfur
natrium periodicum natri periodat
natrium pyrosulfuricum natri pyrosulfat
natrium pyrosulfurosum natri pyrosulfit
natrium sulfurratum natri sulfur
natrium sulfuricum natri sulfat
natrium sulfurosum natri sulfit
natrium thiosulfuricum natri thiosulfat
neriolinum neriolin
neuter trung tính
nicconum nikel
nicconum chloratum nikel clorid
nicconum sulfurium nikel sulfat
niketamidum niketamid
nitrogenium nitơ
nitrogenium pentoxydum nitrogen pentoxyd
nitrogenium peroxydadum nitrogen dioxyd
nitrogenium trioxydum nitrogen trioxyd
nitroglycerinum nitroglycerin
nor – adrenalinum nor- adrenalin
Num. (Nummerale) số từ
ochrea bẹ chìa
oedema bệnh phù
ol. (oleum) dầu
opium thuốc phiện
Oestronum estron
Ophiopogon japonicus Wall. cây Mạch môn
opium opi, thuốc phiện
oxydatum, oxydum oxyd
oxygenium oxy
ozone ozon
palmatini chloridum palmatin clorid
Papaveraceae họ A phiến
Papaveraceae somniferum L. cây Thuốc phiện
papaverinum papaverin
pars, partis phần
61
Passifloraceae họ Lạc tiên
Passiflora foetida L. cây Lạc tiên
pelletierinum pelletierin
penicillinum penicilin
pentazocinum pentazocin
pericarpium vỏ quả
penthidinum penthidin
perispermium ngoại nhũ
petalum cánh hoa
phenacetinum phenacetin
phenobarbitalum phenobarbital
phenolum phenol
phiala chai
phosphorus phosphor
pilocarpinum pilocarpin
pilula viên tròn
pl. (pluralis) số nhiều
plasmocidum plasmocid
plasmocinum plasmoquin
platinum platin
plumbum chì
plumbum oxydatum chì oxyd
plumbum peroxydatum chì dioxyd
Polygalaceae họ Viễn chí
Polygonaceae họ Rau răm
Polygonum multiflorum Thumb. cây, Hà thủ ô đỏ
p.c. (post cibos) sau bữa ăn
prep. (prepositio) giới từ
primus thứ nhất
procainm procain
pron (pronomen) đại từ
squama Manitis Xuyên sơn giáp
tab. (tabulettae) thuốc phiến
ter ba lần
Thevetia neriifolia Juss. cây Thông thiên
theretinum thevetin
theophyllinum theophyllin
theopentalum theopental
tinc. (tinctura) cồn thuốc
t . i. d (ter in die) ngày 3 lần
titanium titan
titanium oxydatum titan oxyd
tr. (tritus, a, um) đã giã
trapidinum trapidin
62
trimeperdinum. trimeperidin
troch. (trochiscus) viên ngậm
tuber củ
Typhonium divaricatum Dcne cây Bán hạ
Uncaria tonkinensis Havil. cây Câu đằng
unguentum thuốc mỡ
uranium urani
uranium aceticum uranyl acetat
uranium oxydatum urani trioxyd
us. ext. (usus texternus) dùng ngoài
us. int. (usus internus) dùng trong
ustio sự đốt cháy
ut dict. (ut dictum) như đã chỉ dẫn
V. (verbum) động từ
v. (verte) quay, đảo ngược
vaccinum vaccin
vanadium vanadi
vanillinum vanilin
vel hoặc
Verbena officinalis L. cỏ Roi ngựa
vitaminum vitamin
Vitex heterophylla Roxb. cây Chân chim
vitr. (vitrum) chai, lọ

Hết

63

You might also like