You are on page 1of 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Bộ Môn Nội Tổng Quát

Điều trị COPD


BS. CKI NGUYỄN TÙNG LÂM
Nội dung trình bày

Chẩn đoán và đánh giá COPD

Điều trị COPD

Điều trị đợt cấp COPD

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 2


Danh mục từ viết tắt

FEV1 Forced Expiratory Volume in One Second Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên
FVC Force vital capacity Dung tích sống gắng sức
CAT COPD Assessment Test Bộ câu hỏi đánh giá COPD
mMRC modified Medical Research Council Bộ câu hỏi của hội đồng nghiên cứu y khoa Anh sửa đổi
SABA Short-acting beta2-agonists Thuốc cường beta2 tác dụng ngắn
SAMA Short-acting muscarinic antagonist Thuốc kháng muscarinic tác dụng ngắn
LABA Long-acting beta2-agonists Thuốc cường beta2 tác dụng kéo dài
LAMA Long-acting muscarinic antagonist Thuốc kháng muscarinic tác dụng kéo dài
ICS Inhaled corticosteroid Corticosteroid dạng hít
OCS Oral corticosteroid Corticosteroid dạng uống
pMDI Pressurized metered dose inhaler Bình xịt định liều
DPI Dry powder inhaler Bình hút bột khô

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 3


Các bước chẩn đoán COPD
Biến chứng cấp
Cấp
Mức độ
Đợt cấp COPD

Yếu tố thúc đẩy


COPD
GOLD
Mạn
Nhóm
COPD

Biến chứng mạn


21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 4
Định nghĩa COPD

GOLD 2019
COPD là bệnh phổ biến, dự phòng và điều trị được,
đặc trưng bởi triệu chứng hô hấp và giới hạn
luồng khí dai dẳng do bất thường đường dẫn
khí và/hoặc phế nang thường do bởi tiếp xúc với
hạt và khí độc hại.

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 5


Khi nào nên nghĩ đến COPD?
1.Bạn có bị ho kéo dài không ?

2. Bạn có bị khạc đàm kéo dài không?

3. Bạn có khó thở nhiều hơn khi làm việc nặng so với trước đây?

4. Bạn có > 40 tuổi ?

5. Bạn có đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá?

Khi bạn trả lời có 3/5  COPD ???


21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 6
Những điểm chính trong chẩn đoán COPD
Nếu BN > 40 tuổi + 1 trong các dấu hiệu sau  Hô hấp ký
Khó thở • Tiến triển theo thời gian
• Nhiều hơn khi gắng sức
• Dai dẳng
Ho mạn tính • Có thể từng đợt và không có đàm
• Khò khè tái đi tái lại
Khạc đàm mạn tính • Bất kỳ dạng nào cũng có thể là COPD
Nhiễm trùng hô hấp dưới tái đi tái lại
Tiền căn có yếu tố nguy cơ • Bản thân (yếu tố gen, bẩm sinh/ phát triển bất thường
• Hút thuốc lá
• Khói bếp và chất đốt sinh khối
• Bụi nghề nghiệp, khói, hơi, khí và hóa chất
Tiền căn gia đình có COPD • Sanh nhẹ cân, nhiễm trùng hô hấp lúc nhỏ
hoặc yếu tố niên thiếu
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 7
X quang

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 8


Chẩn đoán COPD

LÂM SÀNG YẾU TỐ NGUY CƠ


Ho kéo dài tái đi tái lại Hút thuốc lá, thuốc lào
Khạc đàm kéo dài Tiếp xúc nghề nghiệp
Khó thở gắng sức Ô nhiễm môi trường

RLTKTN không hồi phục sau nghiệm pháp giãn phế quản
chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 0.7

© 2015 Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease


Hô hấp ký

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 10


Hô hấp ký
Volume Flow
Normal

FEV1
Asthma
(after BD)
Normal
Asthma
(before BD) Asthma
(after BD)
COPD Asthma
(before BD) (before BD)
COPD
(after BD)
1 2 3 4 5 COPD Volume
(before BD)
Time (seconds)
COPD
Note: Each FEV1 represents the highest of (after BD)
three reproducible measurements

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 11


GINA 2018 © Global Initiative for Asthma
Hô hấp ký

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 12


Các bước chẩn đoán COPD

GOLD FEV1

Triệu chứng
COPD
Nhóm

Đợt cấp

Biến chứng mạn

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 13


FEV1 sau test dãn phế quản
Phân mức độ tắc nghẽn luồng khí theo GOLD ở bệnh nhân có
FEV1/FVC < 0.7 sau test dãn phế quản

Giai đoạn FEV1 sau test giãn phế quản


GOLD 1: Nhẹ FEV1 ≥ 80% giá trị dự đoán
GOLD 2: Trung bình 50% ≤ FEV1 < 80% giá trị dự đoán
GOLD 3: Nặng 30% ≤ FEV1 < 50% giá trị dự đoán
GOLD 4: Rất nặng FEV1 < 30% giá trị dự đoán

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 14


Đánh giá triệu chứng

Bảng đánh giá mức độ khó thở theo mMRC Mức độ

Khó thở khi hoạt động gắng sức 0

Khó thở khi đi nhanh hay leo dốc 1

Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc đang đi phải dừng lại để thở. 2
Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút 3

Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo 4

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 15


Đánh giá
triệu chứng
theo CAT
http://www.catestonline.org/english/index_Vietnam.htm

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 16


Đánh giá đợt cấp
Một biến cố cấp đặc trưng bởi sự tiến triển xấu của các triệu chứng hô hấp,
khác với các biểu hiện hàng ngày và dẫn đến nhu cầu phải thay đổi thuốc
đang điều trị. (tăng khó thở, tăng đàm mủ và thể tích đàm + ho và khò khè)

ĐCBPTNMT

Trung bình Nặng (nhập


Nhẹ (ĐT=SABD+ viện/cấp
(ĐT=SABD) ATB+oral CS) cứu) (SHH)

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 17


Chẩn đoán
- ĐÁNHvà đánh
GIÁ PHÂN giá
LOẠI - ban đầu
Cụ thể hóa phương thức đánh giá theo ABCD

Chẩn đoán xác Đánh giá giới Đánh giá triệu


định bằng hô hạn luồng khí chứng/ nguy
hấp ký cơ đợt cấp
Tiền căn đợt cấp trung bình
hoặc nặng /12 tháng trước đó
FEV1
≥2
(% dự đoán)
hoặc (C) (D)
Sau test giãn phế quản ≥1 Phải
Ít triệu chứng Nhiều triệu chứng
FEV1/FVC < 0.7 nhập viện Nguy cơ cao Nguy cơ cao

0 hoặc 1
(A) (B)
Không
nhập viện Ít triệu chứng
Nguy cơ thấp
Nhiều triệu chứng
Nguy cơ thấp

mMRC 0-1 mMRC >2


CAT< 10 CAT >10

Triệu chứng
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 18
Đánh giá bệnh đồng mắc
Các bệnh nhân COPD có nguy cơ cao mắc:
 Các bệnh tim mạch
 Loãng xương
 Nhiễm trùng hô hấp
 Lo lắng, trầm cảm
 Đái tháo đường
 Ung thư phổi
Các bệnh đi kèm này có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong, nhập viện, và nên được xem xét
thường xuyên và điều trị phù hợp
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 19
Bệnh đồng mắc
• Bệnh đồng mắc ảnh hưởng lên diễn tiến bệnh
• Không làm thay đổi điều trị COPD và bệnh đồng mắc được điều trị theo
hướng dẫn
• K phổi thường gặp và là nguyên nhân chủ yếu
• Bệnh tim mạch phổ biến và quan trọng ở COPD
• Loãng xương/ trầm cảm thường gặp, thường bị bỏ sót và có dự hậu kém
khi đồng mắc
• Trào ngược DD-TQ làm tang nguy cơ đợt cấp và tình trạng sức khỏe kém
• Nếu kèm nhiều bệnh đồng mắc, cần lưu ý việc điều trị thật đơn giản và
dung thuốc tối thiểu

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 20


Các bước chẩn đoán COPD
VD: TKMP – Đợt cấp COPD – SHH đe dọa tử vong – Viêm phổi – COPD – GOLD 4 Nhóm A – Tâm phế mạn

Biến Đợt Biến


chứng
cấp cấp
Mức độ YTTĐ COPD GOLD Nhóm chứng
mạn

1,2,3,4 A,B,C,D
Không SHH Nhiễm trùng 70%
SHH cấp: giảm
Oxy, Tăng CO2 SHH không đe Virus 20% SHH mạn
dọa tử vong
TKMP Ô nhiễm môi trường Tâm phế mạn
SHH đe dọa tử
vong Không tuân thủ điều trị Đa hồng cầu

(nhẹ, tb, nặng) Không rõ nguyên nhân

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 21


Nội dung trình bày

Chẩn đoán và đánh giá COPD

Điều trị COPD

Điều trị đợt cấp COPD

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 22


Mục tiêu điều trị COPD

Mục tiêu

Giảm triệu chứng Giảm nguy cơ

Cải thiện Ngăn


Giảm Cải thiện Phòng và
tình ngừa Giảm tử
triệu khả năng điều trị
trạng bệnh vong
chứng gắng sức đợt cấp
sức khỏe tiến triển

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 23


Chế độ điều trị thuốc ban đầu

Tiền căn đợt cấp trung bình hoặc


nặng /12 tháng trước đó
≥2
hoặc
≥1 Phải nhập viện

0 - 1 đợt cấp
Không nhập viện

Definition of abbreviations: eos: blood eosinophil count in cells per microliter; mMRC: modified Medical Research Council dyspnea questionnaire; CAT™: COPD Assessment Test™.

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 24


3. Điều trị COPD giai đoạn ổn định

0 hoặc 1
Không
nhập viện
1 thuốc GPQ

A
mMRC 0-1 hay CAT< 10

Nhóm A
► Phải cho thuốc giãn PQ: có thể loại tác dụng ngắn (SABA, SAMA) hay dài (LABA, LAMA)
► Phải duy trì nếu cải thiện triệu chứng

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 25


3. Điều trị COPD giai đoạn ổn định

0 hoặc 1
Không 1 thuốc GPQ tác dụng dài
nhập viện LABA hay LAMA
B
mMRC >2 hay CAT >10

Nhóm B
► Thuốc GPQ tác dụng dài vượt trội hơn thuốc GPQ tác dụng ngắn
► Khởi đầu nên bằng 1 thuốc GPQ tác dụng dài (LABA hay LAMA)
► Không có khuyến cáo cho việc chọn LABD nào, phụ thuộc vào cảm nhận của BN về giảm triệu
chứng
► BN khó thở nặng có thể kết hợp hai thuốc GPQ tác dụng dài

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 26


3. Điều trị COPD giai đoạn ổn định

≥2
hoặc
≥1 Phải nhập LAMA
viện

C
mMRC 0-1 hay CAT< 10

Nhóm C
► Khởi đầu nên bằng 1 thuốc GPQ tác dụng dài (LABA hay LAMA)
► Trong 2 NC đối đầu LAMA >LABA trong dự phòng kịch phát  LAMA

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 27


3. Điều trị COPD giai đoạn ổn định

≥2 LAMA
hoặc
≥1 Phải nhập LAMA+LABA*
viện ICS+LABA**
D
mMRC >2 hay CAT >10

Nhóm D
► Có thể khởi đầu bằng LAMA vì có tác dụng cả khó thở và đợt cấp

► Đối với BN có triệu chứng nặng nhiều hơn (CAT > 20), đặc biệt do khó thở và/ hoặc giới hạn vận động
nhiều hơn, có thể khởi đầu điều trị bằng LAMA/LABA
► Lợi ích của LABA/LAMA so với LAMA trong phòng ngừa đợt cấp chưa được chứng minh nhất quán  nên dựa
trên mức độ triệu chứng khi điều trị khởi đầu LABA/LAMA

► Ở 1 số BN: LABA/ICS có thể lựa chọn khởi đầu, đặc biệt khi BC ái toan ≥ 300 tế bào/uL; tiền căn Hen
(lưu ý tác dụng phụ)
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 28
Theo dõi điều trị thuốc nối tiếp
Đáp ứng tốt điều trị Đáp ứng kém điều trị
khởi đầu khởi đầu
Xem xét đặc điểm điều trị được, hướng
tới mục tiêu (khó thở/ đợt cấp)

Duy trì chế độ điều trị Đánh giá đáp ứng, điều chỉnh, xem xét
khởi đầu

Không phụ thuộc nhóm ABCD ban đầu

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 29


Chế độ điều trị thuốc nối tiếp

Khó thở Đợt cấp

• Xem xét chuyển


dụng cụ hít hay
phân tử thuốc
• Kiểm tra và điều
trị nguyên nhân
gây khó thở khác

*Xem xét nếu eos ≥300/uL hay (eos ≥ 100/uL và ≥ 2 đợt cấp trung bình không nhập viện/ 1 đợt cấp nhập viện)
21/01/2019 **Xem xét xuống thang ICS hay chuyển đổi nếu
BS. viêm phổi, chỉ
CKI Nguyễn định
Tùng ban đầu không phù hợp/ thiếu đáp ứng ICS
Lâm 30
Điều chỉnh thuốc điều trị duy trì
Đáp ứng kém điều trị khởi đầu Đánh giá lại Điều chỉnh ngay

Kỹ thuật hít Đổi dụng cụ Tăng tuân thủ điều trị

Thêm, đổi
Phân tử thuốc dùng thuốc
Tăng hiệu quả điều trị

 Khó thở  tối ưu hóa thuốc giãn phế quản: GPQ ngắn  dài, GPQ đơn  kép

 Đợt cấp  tối ưu hóa thuốc GPQ, macrolides, roflumilast khi Eo không tăng; thêm ICS khi Eo tăng

 Giảm , ngưng, chuyển đổi phác đồ có ICS sang phác đồ không ICS khi không có hiệu quả,
có Viêm phổi, hoặc phác đồ ICS đã được chỉ định không phù hợp

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 31


Chế độ không dùng thuốc

Nhóm BN Thiết yếu Khuyến cáo Hướng dẫn địa phương

A Ngừng thuốc lá Vận động thể lực Tiêm ngừa cúm


Tiêm ngừa phế cầu
B-C-D Ngừng thuốc lá Vận động thể lực Tiêm ngừa cúm
PHCN hô hấp Tiêm ngừa phế cầu

PHCNHH: mMRC >1, sau đợt cấp

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 32


Chế độ không dùng thuốc
• Giáo dục và tự quản lý
• Hoạt động thể chất
• Tập thể dục và phục hồi chức năng phổi
• Hỗ trợ dinh dưỡng
• Chích ngừa
• Oxy liệu pháp
• Thông khí cơ học không xâm lấn
• Chăm sóc giảm nhẹ và cuối đời
• Can thiệp nội soi và phẫu thuật
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 33
Chu trình quản lý

Đánh giá
• Triệu chứng: khó thở
• Đợt cấp

Kiểm tra
Điều chỉnh • Kỹ thuật hít hay tuân thủ
• Tăng hoặc Giảm liều • Điều trị hỗ trợ: gồm phục hồi
• Đổi thuốc ± dụng cụ chức năng hô hấp và giáo dục
tự quản lý

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 34


Nội dung trình bày

Chẩn đoán và đánh giá COPD

Điều trị COPD

Điều trị đợt cấp COPD

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 35


Định nghĩa đợt cấp COPD ?
Một biến cố cấp đặc trưng bởi sự tiến triển xấu của các triệu chứng hô hấp,
khác với các biểu hiện hàng ngày và dẫn đến nhu cầu phải thay đổi thuốc
đang điều trị. (tăng khó thở, tăng đàm mủ và thể tích đàm + ho và khò khè)

ĐCBPTNMT UPDATED!

Trung bình Nặng (nhập


Nhẹ (ĐT=SABD+ viện/cấp
(ĐT=SABD) ATB+oral CS) cứu) (SHH)

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 36


Chẩn đoán đợt cấp COPD ?

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 37


Chẩn đoán phân biệt đợt cấp COPD ?

ĐCBPTNMT
#

Hội chứng Thuyên tắc


Suy tim cấp Viêm phổi
vành cấp phổi

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 38


Hậu quả của đợt cấp COPD ?

Triệu chứng và chức Tăng tỉ lệ nhâp viện


năng phổi kém hơn và tái nhập viện

Chất lượng sống


kém hơn ĐỢT CẤP Tử suất cao hơn

Suy giảm chức năng Tăng chi phí


phổi nhanh hơn

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 39


Mục tiêu điều trị đợt cấp COPD ?
Mục tiêu
 Hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của đợt cấp hiện tại
 Ngăn ngừa đợt cấp trong tương lai

≥ 80% ĐCBPTNMT có thể điều trị tại nhà với


thuốc dãn phế quản, corticoide và kháng sinh

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 40


Phân loại đợt cấp COPD

• Chỉ cần điều trị với dãn phế quản tác dụng ngắn
Nhẹ (SABDs)

• Dãn phế quản tác dụng ngắn


Trung bình • Phối hợp kháng sinh
• và hoặc Corticosteroids

• Nhập cấp cứu


Nặng • Nhập viện
• Suy hô hấp cấp

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 41


Chỉ định nhập viện đợt cấp COPD ?
Suy hô hấp cấp

Tăng quan trọng trịệu chứng khó thở ví dụ xuất hiện khó thở khi nghỉ, nhịp thở tang, giảm
oxy máu, lú lẫn, ngủ gà.

Xuất hiện triệu chứng mới như tím hoặc phù, giảm oxy máu, mất ăn mất ngủ, thay đổi tri
giác.

Có những bệnh phối hợp nguy cơ cao: viêm phổi, rối loạn nhịp tim, suy tim ứ huyết, đái
tháo đường, suy gan hay thận đang tiến triển.

Đáp ứng kém khi điều trị ngoại trú.

Không thể tự chăm sóc tại nhà.


21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 42
Phân độ nặng đợt cấp COPD nhập viện

Suy hô hấp Suy hô hấp


Mức độ nặng Không suy hô hấp
Không đe doạ tử vong Đe doạ tử vong
Nhịp thở 20-30 lần/ph >30 lần/ph >30 lần/ph
Sử dụng cơ hô hấp phụ - + +
Thay đổi tri giác - - + cấp tính
Không cải thiện với
Cải thiện với venturi Cải thiện với venturi mask
Giảm oxi máu venturi mask hay cần
mask 28-35% 35%-40%
FiO2 >40%
PaCO2 >60mmHg hay
Tăng PaCO2 - + PaCO2 50-60mmHg
pH <7,25

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 43


Điều trị đợt cấp COPD nặng
1. Đánh giá mức độ nặng của triệu chứng , khí máu, X quang
ngực
2. Chỉ định thở oxy, theo dõi khí máu, độ bão hòa oxy máu
3. Thuốc DPQ
4. Xem xét corticoide uống
5. Xem xét kháng sinh uống khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
6. Xem xét thở NIV
7. Điều trị chung
 Theo dõi cân bằng nước điện giải
 Xem xét heparin trọng lượng phân tử thấp chích dưới da phòng ngừa thuyên tắc
do huyết khối.
 Điều trị tình trạng đi kèm ( suy tim, rối loạn nhịp, thuyên tắc phổi…)
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 44
Phân độ nặng đợt cấp COPD nhập viện ?
Chỉ định nhập RICU

 Suy hô hấp nặng không đáp ứng điều trị ban đầu.

 Rối loạn tri giác (lú lẫn, lơ mơ, hôn mê)

 Giảm oxy máu nặng PaO2/ FiO2 < 200 và/hoặc toan hô hấp
nặng pH < 7,25 mặc dù đã thở oxy và NIV
 Cần thở máy xâm lấn
 Huyết động học không ổn định phải dùng vận mạch
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 45
Các Biện Pháp Điều Trị Đợt Cấp COPD

Tối ưu hóa thuốc giãn phế quản Liệu pháp


Oxy có
Corticosteroid kiểm soát

Kháng sinh
Thông khí
Can thiệp khác cơ học
Mức độ nặng

VÀ điều trị các bệnh đồng mắc


SAU ĐÓ Xem xét các chiến lược dự phòng đợt cấp
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 46
Thở Oxy
• Chỉ định thở oxy, theo dõi khí máu, độ bão hòa oxy máu
• Thở oxy duy trì SpO2 88-92%
• HCO3, pH máu tĩnh mạch # động mạch
• Mask Venturi >> cannula

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 47


Thuốc dãn phế quản

Tăng liều và/ hoặc số lần sử dụng SABD

SABA +/- SAMA

MDI +/- buồng đệm # PKD

Xem xét dùng LABD ± ICS sớm nhất khi có thể trước khi cho bệnh
nhân xuất viện.
Không khuyến cáo dùng nhóm methylxanthines vì tác dụng phụ
nhiều. -> chuyển sang dùng Terbutaline TTM 0.5- 2mg/giờ

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 48


Corticoide
Xem xét corticoide uống

Khuyến cáo dùng prednisone 40 mg trong 5 ngày

Prednison uống # tĩnh mạch

PKD budesonide đơn độc có thể thay thế corticoide uống trong một số trường hợp
nhưng mắc hơn.

Corticoide có thể kém hiệu quả ở những bệnh nhân có eosinopils trong máu
ngoại biên thấp (<2%)

Thời gian dùng corticoide là 5 – 7 ngày


21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 49
Kháng sinh

Xem xét kháng sinh uống khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Tăng đàm mủ Cần CRP tăng trong PCT đặc hiệu Thời gian
+ ( tăng khó thông khí cả nhiễm trùng hơn để phân
thở hoặc tăng và virus -> biệt và chỉ định
dùng kháng
thể tích đàm
cơ học không khuyến dùng kháng sinh là 5 – 7
(xâm lấn hoặc
hoặc cả hai) không xâm lấn) cáo sinh ngày

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 50


Xem xét thở máy
Thở NIV thành công 80-85%

Chỉ định thở NIV trong đợt cấp COPD

Khó thở nặng với dấu hiệu lâm sàng của


mệt cơ hô hấp, tăng công thở hoặc cả hai
Toan hô hấp như là Hạ oxy máu kéo
PaCO2 ≥ 45 mmHg Co kéo cơ hô hấp phụ, co kéo dài dù đã cung cấp
và pH ≤ 7.35 cơ liên sườn, thở ngục bụng oxy.
nghịch thường.

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 51


Xem xét thở máy
Chỉ định thở xâm lấn trong đợt cấp COPD

 Thở không xâm lấn thất bại.


 Giảm oxy máu nặng PaO2/ FiO2 < 200 hoặc toan hô hấp nặng
pH < 7,25 và PaCO2 >60mmHg
 Không khạc được đàm, hít sặc, nôn ói.
 Rối loạn tri giác, ngưng thở, tụt huyết áp, choáng, nhiễm
trùng huyết…
 Loạn nhịp thất hoặc nhịp nhanh trên thất nặng
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 52
Chứng cứ trong điều trị đợt cấp COPD ?
C SABA +/- SAMA là lựa chọn nền tảng

A Corticoide đường toàn thân (< 5-7 ngày) cải thiện chức năng phổi
(FEV1), độ bão hòa oxy và rút ngắn thời gian hồi phục và nằm viện

B Kháng sinh (<5-7 ngày) rút ngắn thời gian hồi phục, giảm nguy cơ
tái phát sớm, thất bại điều trị và thời gian nằm viện. (khi có chỉ định)

B Methylxanthines không được khuyến cáo vì tăng tác dụng phụ UPDATED!

NIV >>thở máy xâm lấn nếu bệnh nhân suy hô hấp mà không có
A chống chỉ định vì cải thiện trao đổi khí, giảm công thở , giảm tỉ lệ đặt
NKQ, giảm thời gian nằm viện và cải thiện tỉ lệ tử vong.
21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 53
Tiêu chuẩn xuất viện và khuyến cáo theo dõi

 Đánh giá khả năng đương đầu với môi trường sống thường ngày
 Kiểm tra điều trị duy trì và sự thấu hiểu của bệnh nhân về phác đồ điều trị.

 Đánh giá lại kỹ thuật hít

 Đảm bảo bệnh nhân hiểu việc cắt thuốc điều trị đợt cấp ( corticoide, kháng
sinh)

 Đánh giá lại chỉ định oxy dài hạn

 Cung cấp kế hoạch quản lý bệnh đồng mắc và theo dõi COPD

 CAT hay mMRC

 Tất cả các bất thường về lâm sàng và cận lâm sàng phải được kiểm tra lại
21/01/2019 THEO DÕIBS. 1 – 4Tùng
CKI Nguyễn TUẦN
Lâm  54
Tiêu chuẩn xuất viện và khuyến cáo theo dõi

 Đánh giá môi trường sống của bệnh nhân.


 Kiểm tra điều trị duy trì và sự thấu hiểu của bệnh nhân về phác đồ điều trị.

 Đánh giá lại kỹ thuật hít

 Đánh giá lại chỉ định oxy dài hạn

 Ghi nhận lại khả năng gắng sức và hoạt động hàng ngày.

 Đo chức năng hô hấp: FEV1


 Ghi nhận lại mức độ triệu chứng: CAT hoặc mMRC UPDATED!

 Quản lý bệnh đồng mắc và theo dõi COPD

21/01/2019 SauBS.12-16 tuần


CKI Nguyễn Tùng Lâm 55
Can thiệp làm giảm tần suất đợt cấp COPD
Can thiệp làm giảm tần suất đợt cấp COPD
UPDATED!

Nhóm can thiệp Can thiệp


Thuốc giãn phế quản LABAs
LAMAs
LABA + LAMA
Phác đồ có chứa corticoide LABA + ICS
LABA + LAMA + ICS
Kháng viêm (ức chế PDE4) Roflumilast
Kháng nhiễm trùng Vaccines
Macrolides kéo dài
Điều hòa bài tiết đàm N-acetylcystein
Carbocysteine
Khác Ngưng hút thuốc lá
Phục hồi chức năng hô hấp
21/01/2019 BS. CKI NguyễnGiảm
Tùng Lâm thể tích phổi 56
Kết luận

1. Cần phát hiện sớm và đánh giá COPD một cách toàn diện
để quản lý COPD ổn định và ngăn ngừa COPD đợt cấp có hiệu
quả
2. Mục tiêu điều trị COPD ổn định là giảm triệu chứng, cải thiện
khả năng gắng sức, tình trạng sức khỏe cũng như giảm tần
suất và độ nặng của đợt cấp
3. Mục tiêu điều trị COPD đợt cấp hạn chế tối thiểu ảnh hưởng
của đợt cấp hiện tại và ngăn ngừa đợt cấp trong tương lai.

21/01/2019 BS. CKI Nguyễn Tùng Lâm 57


WORLDCOPDDAY

Keep updated here:

© 2019 Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease


CHÂN THÀNH CÁM ƠN

SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE

CỦA QUÝ ANH CHỊ

You might also like