You are on page 1of 54

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG LÝ – HẢI
PHÒNG ...........................................................................................................................5
1.1.GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX .......................5
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty .........................................5
1.1.2.Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính .........................................................6
1.2.NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG LÝ – HẢI PHÒNG ....................................7
1.2.1.Khái quát chung về nhà máy dầu nhờn Thượng Lý – Hải Phòng ...................7
1.2.2.Sơ đồ tổ chức nhà máy ....................................................................................8
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY DẦU NHỜN
THƯỢNG LÝ ................................................................................................................11
2.1. NGUYÊN LIỆU ..................................................................................................11
2.1.1. Dầu gốc .........................................................................................................11
2.1.2. Phụ gia ..........................................................................................................13
2.2. SẢN PHẨM ........................................................................................................15
CHƯƠNG 3. HỆ THÔNG ĐƯỜNG ỐNG, BỒN BỂ VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
TRONG NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG LÝ.......................................................22
3.1. CẤU TẠO HỆ THỐNG BỒN BỂ CÔNG NGHỆ..............................................22
3.1.1. Bể chứa dầu gốc ............................................................................................22
3.1.2. Bể chứa phụ gia ............................................................................................23
3.1.3. Bể pha chế .....................................................................................................24
3.1.4. Bể thành phẩm ..............................................................................................25
3.2. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG ...............................................................................26
3.3. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ TRỢ .....................................................................28
3.3.1. Bơm bánh răng ..............................................................................................28
3.3.2. Bơm ly tâm ...................................................................................................29
3.3.3. Lò gia nhiệt ...................................................................................................29
3.3.4. Hệ thống cứu hỏa ..........................................................................................29

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 1


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ QUY TRÌNH TRONG NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG
LÝ ..................................................................................................................................30
4.1. QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP ..............................................................................30
4.1.1. Quy trình nhập dầu gốc bằng tàu ..................................................................30
4.1.2. Quy trình nhập dầu gốc, phụ gia bằng phuy, Flexitank, Isotank, Xitec .......31
4.1.3. Quy trình xuất ...............................................................................................32
4.2. QUY TRÌNH PHA CHẾ DẦU NHỜN...............................................................33
4.3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG .........................................................35
CHƯƠNG 5. HAO HỤT VÀ CÁC SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG NHÀ MÁY36
5.1. HAO HỤT TRONG QUÁ TRÌNH TỒN CHỨA VÀ VẬN CHUYỂN .............36
5.1.1. Nguyên nhân .................................................................................................36
5.1.2. Các biện pháp phòng chống hao hụt .............................................................37
5.2. CÁC SỰ CỐ CÓ THỂ GẶP ...............................................................................37
5.2.1. Sự cố về sản phẩm trong sản xuất ................................................................37
5.2.2. Sự cố về sản phẩm không đạt về chất lượng ................................................37
5.2.3. Sự cố cháy nổ ................................................................................................38
5.2.4. Sự cố tràn dầu ...............................................................................................38
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA PHÒNG VILAS 017 ............................................................................................38
6.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG THỬ NGHIỆM VILAS 017 ....................................38
6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 39
6.2.1. Phương pháp xác định độ nhớt động học của chất lỏng ở 40oC và 100oC
(ASTM D445) .........................................................................................................39
6.2.2. Phương pháp xác định khả năng tách nước của dầu nhờn (ASTM D1401) .40
6.2.3. Phương pháp xác định trị số kiềm tổng bằng chuẩn độ điện thế với axit
pecloric HClO4 (ASTM D2896) .............................................................................42
6.2.4. Phương pháp xác định đặc tính tạo bọt của dầu (ASTM D892) ..................43
6.2.5. Phương pháp xác định độ nhớt âm CCS (ASTM D5293) ............................45
6.2.6. Phương pháp xác định điểm chớp cháy và bốc cháy cốc hở Cleveland
(ASTM D92) ...........................................................................................................46
6.2.7. Phương pháp xác định hàm lượng nước vi lượng Karl Fischer (ASTM
D1292) ....................................................................................................................47
6.2.8. Phương pháp xác định độ ổn định oxy hóa ..................................................48
SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

6.2.9. Phương pháp xác định độ nhớt ở nhiệt độ cao, độ cắt trượt cao HTHS
(ASTM D5481) .......................................................................................................49
6.2.10. Phương pháp xác định khối lượng riêng, tỷ trọng, trọng lượng API của dầu
thô và các sản phẩm dầu mỏ lỏng (ASTM D4052) ................................................50
6.2.11. Phương pháp xác định điểm đông đặc của các sản phẩm dầu mỏ (ASTM
D97) ........................................................................................................................51
6.2.12. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng kim loại Ca, Zn, Mg, P…
trong dầu bôi trơn bằng quang phổ phát xạ plasma ICP (ASTM D4951) ..............52
KẾT LUẬN ...................................................................................................................54

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 3


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là cơ hội lớn để mỗi sinh viên Bách Khoa tự trang bị thêm cho
mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết để không còn phải bỡ khi rời ghế nhà
trường và đó cũng là lí do mà vì sao các thầy cô Bộ môn Công nghệ Hữu cơ Hóa
dầu luôn liên hệ để tạo điều kiện sinh viên được thực tập ở những nhà máy, xí
nghiệp hàng đầu về Dầu khí của Việt Nam như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà
máy chế biến khí Dinh Cố, Nhà máy khí Thái Bình, Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý.

Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý là thành viên của Tổng Công ty Hóa dầu
Petrolimex, đặt tại số 1 Hùng Vương, phường Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng;
tổng công suất của nhà máy là 50000 tấn/năm. Trong thời gian thực tập tại đây,
em đã được các anh trong nhà máy hướng dẫn tìm hiểu về hệ thống bồn bể chứa,
quy trình pha chế, đóng rót, xuất – nhập sản phẩm, hệ thống bồn bể chứa sản
phẩm,...Và từ đó giúp em hiểu được tầm quan trọng của ngành Hóa dầu nói chung
và sản xuất dầu nhờn nói riêng trong đời sống để từ đó cảm thấy trân trọng và tự
hào về ngành mình đang học, luôn nỗ lực phấn đấu để đóng góp công sức mình
vào khoa học kĩ thuật của nước nhà.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn Công
Nghệ Hữu Cơ – Hóa Dầu đã tạo điều kiện để chúng em được học tập và thực tập
tại Nhà Máy Dầu Nhờn Thượng Lý.

Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc nhà máy Dầu
Nhờn Thượng Lý, các cô chú, anh chị trong nhà máy đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình
chúng em trong quá trình thực tập.

Trong quá trình hoàn thành báo cáo này thì không tránh khỏi những sai sót.
Em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô để báo cáo được hoàn
thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Bùi Duy Hưng

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 4


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG LÝ – HẢI


PHÒNG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex, tiền thân là Công ty Dầu nhờn Petrolimex
được thành lập ngày 09/06/1994 theo Quyết định số 745/TM/TCCB của Bộ
Thương Mại. Năm 1998, Công ty Dầu nhờn được đổi tên thành Công ty Hóa dầu
trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theoQuyết định số 1191/1998/QĐ-
BTM, ngày 13/10/1998 của Bộ Thương Mại. Năm 2003,Công ty Hóa dầu được cổ
phần hóa theoQuyết định số 1801/2003/QĐ/BTM ngày 23/12/2003 của Bộ
Thương mại là công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngày
31/12/2003 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty CP Hóa
dầu Petrolimex và ngày 01/03/2004 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần, với số Vốn Điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, trong đó Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ 85%.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2005, ngày 25/04/2005 đã chính
thức thông qua đề án “Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex” hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con, theo đó Công ty CP Hóa dầu Petrolimex là Công
ty mẹ. Công ty mẹ có trụ sở Văn phòng tại Tầng 18, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà
Nội; có 04 Chi nhánh Hóa dầu tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và Cần Thơ; có 02
Nhà máy dầu nhờn: nhà máy dầu nhờn Thượng Lý tại TP Hải Phòng và nhà máy
dầu nhờn Nhà Bè tại TP Hồ Chí Minh; có 01 Kho chứa Dầu mỡ nhờn tại Đức Giang,
Long Biên, Hà Nội. Tháng 12/2005, HĐQT Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã
quyết định thành lập cácCông ty con bao gồm: Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex và Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex, trong đó:

 Công ty mẹ (Công ty PLC): Kinh doanh dầu nhờn.


 Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex: Kinh doanh nhựa đường.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 5


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex: Kinh doanh hóa chất.

Ngày 27/12/2006, cổ phiếu của Công ty đã chính thức niêm yết trên
TTGDCK Hà Nội, với mã chứng khoán PLC. Từ năm 2007 đến 2010, công ty đã góp
vốn thành lập Công ty TNHH Xây dựng công trình 810, Công ty CP vận tải Hóa dầu
VP và Công ty TNHH Đầu tư thương mại PLG. Ngày 31/05/2011, Thủ Tướng
Chính phủ đã có quyết định số 828/QĐ-TTg về việc phê duyệt Phương án cổ phẩn
hóa và cơ cấu lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thành Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam, trong đó có nội dung tái cấu trúc Công ty CP Hóa dầu Petrolimex thành Tổng
Công ty Hóa dầu Petrolimex. Ngày 03/04/2013, Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố
Hà Nội đã hoàn thiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay
đổi lần thứ 14 cho Công ty CP Hóa dầu Petrolimex, theo Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp mới, Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex đã chính thức được chấp
thuận đổi tên thành Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex với các nội dung chính sau:

Tên Tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX

Tên Tiếng Anh: PETROLIMEX PETROCHEMICAL CORPORATION

Tên viết tắt: PLC

Trụ sở Tổng công ty: Đạ t tạ i Tầng 18, 19 Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

1.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính:


 Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất (trừ Hóa
chất Nhà Nước cấm) và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ
và khí đốt.
 Kinh doanh, xuất nhập khẩu: vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu.
 Kinh doanh dịch vụ: vận tải, cho thuê kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm,
tư vấn và dịch vụ kỹ thuật Hóa dầu.
 Kinh doanh bất động sản.
 Kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển.

Phòng thử nghiệm Vilas 017 trực thuộc Phòng ĐBCL – TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU
PETROLIMEX – CTCP, với chức năng chính là kiểm tra chất lượng các sản phẩm

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 6


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

dầu mỏ và hóa chất trong quá trình nhập khẩu, pha chế, kinh doanh, để phục vụ
công tác quản lý chất lượng của Tổng công ty.

Chính sách chất lượng của PLC: “Sản phẩm tiêu chuẩn, Dịch vụ hoàn hảo, Thỏa
mãn tốt nhu cầu của khách hàng và Trách nhiệm với cộng đồng”.

1.2. NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG LÝ – HẢI PHÒNG


1.2.1. Khái quát chung về nhà máy dầu nhờn Thượng Lý – Hải Phòng

Hình 1.1. Mặt bằng nhà máy dầu nhờn Thượng Lý

 Tổng diện tích Nhà máy: 25.000 m2.


 Công suất pha chế: Tính đến trước năm 2014, công suất của nhà máy là
25.000 tấn/năm. Từ 07/2014, nhà máy đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ
thuật để đưa công suất đạt 50.000 tấn/năm.
 Cầu cảng: tiếp nhận tàu 1.500 - 3.000 tấn
 Bể chứa dầu gốc: 08 bể dung tích 1650m3, 02 bể 250m3.

Bể chứa phụ gia: 04 bể dung tích 50 m3, 02 bể 55m3.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 7


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 Bể chứa thành phẩm: 09 bể 50m3, 02 bể 250 m3và 3 bể 60 m3.


 Bể pha chế: 2 bể 2,5 m3 , 2 bể 5 m3 dùng để tiền pha chế mục đích pha loãng
phụ gia, 2 bể 10 m3 , 1 bể 20 m3, 3 bể 35m3và 2 bể pha chế ngoài trời 250
m3 dùng khí nén được phân phối bằng mâm khí ở đáy để khuấy trộn.
 Nhà kho phuy dầu nhờn: 36 m x 100 m = 3.600 m2.; Chứa được trên 400
chủng loạ i sản phẩm dầu mỡ nhờn của nhà máy
 Dây chuyền đóng rót dầu mỡ nhờn phuy 209 lít: 100 MT/ca sản xuất.
 Dây chuyền đóng rót dầu mỡ nhờn can nhựa 18 & 25 lít: 3.000 can/ca sản
xuất
 Dây chuyền đóng rót, bao gói dầu mỡ nhờn lon hộp 0,5 lít – 4 lít: 10.000
lon/ca
 Đội xe vận tải từ 0,5T đến 10T , vận chuyển , giao nhận hàng hóa đến khách
hàng.

Nhiệm vụ của nhà máy dầu nhờn Thượng Lý:

 Tiếp nhận, bảo quản tồn chứa nguyên vật liệu dầu gốc, phụ gia, bao bì phục
vụ sản xuất.
 Tổ chức pha chế, đóng rót các sản phẩm dầu nhờn thương hiệu Petrolimex
và thương hiệu Total Lubmarine.
 Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc,
Lào…theo chỉ đạo của Tổng công ty.
 Làm thủtục nhập khẩu dầu gốc, phụ gia, dầu mỡ nhờn thành phẩm phục vụ
sản xuất và kinh doanh theo chỉ đạo của Tổng công ty.
 Tổ chức giao hàng dầu mỡ nhờn cho khách hàng trên bộ/trên biển theo lệnh
giaohàng của các phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của Tổng công ty.
1.2.2. Sơ đồ tổ chức nhà máy

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 8


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức trong nhà máy dầu nhờn Thượng Lý

a.Phòng kế hoạch điều độ và vận tải:

 Điều độ hàng hóa, nguyên vật liệu: giao hàng; thực hiện thủ tục cấp phát và
quyết toán nhiên liệu, dầu mỡ nhờn (DMN) cho các phương tiện vận tải;
tổng hợp thống kê báo cáo theo tháng, quý, năm.
 Điều độ kế hoạch sản xuất và pha chế đóng rót: lập và theo dõi kế hoạch
theo tháng, kỳ, ngày; thực hiện các đơn hàng xuất khẩu; theo dõi cập nhật
mẫu thiết kế bao bì, tem nhãn.
 Công tác xuất nhập khẩu, thanh toán hoàn thuế, giao tàu mạng lưới: kiểm
soát hoạt động xuất – nhập khẩu; hoạt động thanh khoản hoàn thuế và giao
hàng cho tàu mạng lưới.
 Quản lý kho dầu gốc phụ gia: giám định hàng hóa tại tàu xà lan, bề chứa;
quản lý quy trình xuất – nhập phụ gia dầu gốc, phụ gia; quản lý hao hụt.
 Quản lý kho bao bì: quản lý xuất – nhập, bảo quản, tồn chứa bao bì.

b.Phòng kỹ thuật

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 9


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Quản lý công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; công tác sửa chữa, bảo
dưỡng máy móc thiết bị, công nghệ… phục vụ sản xuất; công tác PCCC, VSMT,
BVMT (quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại).

c. Đội pha chế đóng rót

 Vận hành quản lý quy trình pha chế dầu nhờn: vận hành hệ thống pha chế
(định lượng dầu gốc, phụ gia, khuấy trộn, gia nhiệt, bơm tuần hoàn), xúc
rửa đường ống bể chứa, bơm chuyển đuổi PIG.
 Vận hành quản lý quy trình đóng rót dầu nhờn: vận hành quy trình đóng rót
các dây chuyền lon, thùng, can, phuy, tuýp; kiểm soát chất lượng trong quá
trình đóng gói (cân kiểm tra, in ấn số batch, lỗi bao bì, treo thẻ xanh thẻ
vàng).

d.Đội giao nhận

Quản lý quy trình xuất – nhập, sắp xếp, tồn chứa và bảo quản về hàng hóa,
thành phẩm.

Ngoài ra, trong công tác sản xuất cò n có sự kết hợp của phò ng thử nghiệm
VILAS017 với chức năng chính là kiểm tra chất lượng nguyên liệu (dầu gốc, phụ
gia), các sản phẩm DMN trong quá trình nhập khẩu, pha chế đóng rót và kinh
doanh để phục vụ công tác quản lý chất lượng. Bên cạnh đó phòng VILAS017 cũng
cung cấp các hướng dẫn pha chế các sản phẩm trong nhà máy.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 10


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY DẦU NHỜN
THƯỢNG LÝ
2.1. NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu để sản xuất dầu nhờn bao gồm có dầu gốc và phụ gia. Đối với
nhà máy dầu nhờn Thượng Lý, cả dầu gốc và phụ gia đều được nhập từ nước
ngoài. Để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, Tổng công ty và nhà máy
có những quy định về việc nhập dầu gốc và phụ gia rất khắt khe.

2.1.1. Dầu gốc


Dầu gốc là thành phần mang tính quyết định cho chất lượng của sản phẩm vì
nó quyết định độ nhớt và chỉ số độ nhớt của dầu nhờn. Dầu gốc có 2 loại là dầu
gốc khoáng (có nguồn gốc từ dầu mỏ) và dầu gốc tổng hợp. Đối với dầu gốc
khoáng, đây là loại sản phẩm đặc biệt, khan hiếm và luôn thiếu hụt trên thị
trường. Theo ước tính cứ 42 tấn dầu thô đưa vào sản xuất thì ta chỉ thu được 0,5
tấn dầu gốc, tức chỉ có 1% dầu gốc được sản xuất ra từ lượng dầu thô ban đầu.
Dựa vào hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng các hợp chất hydrocacbon chưa bão
hòa và chỉ số độ nhớt, viện dầu khí Hoa Kì (API) chia dầu gốc ra làm 5 nhóm:

Bảng 2.1. Phân loại các nhóm dầu gốc

Hàm lượng hợp chất


Chỉ số độ nhớt,
Phân nhóm API Hàm lượng S, %
hydrocacbon no, % VI

Nhóm I >0,3 <90 80-120

Nhóm II <=0,3 >=90 80-120

Nhóm III <=0,3 >=90 >=120

Nhóm IV Tất cả các loại dầu gốc thuộc nhóm Polyalphaolefin (PAOs)
Nhóm V Là các loại dầu gốc không thuộc các nhóm trên

Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý hiện nay sử dụng chủ yếu là dầu gốc nhóm I
và nhóm II, ví dụ như SN150 (có độ nhớt thấp nhất), SN500 (có độ nhớt trung
bình), BS150 (có độ nhớt cao),… được nhập từ các nhà cung cấp dầu gốc hàng đầu
thế giới và khu vực (ExxonMobil; GS Caltex; SK; CPC Shell; JX Nippon Oil;… )

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 11


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 2.1. Một số loại dầu gốc sử dụng trong nhà máy

Mỗi loại dầu gốc lại có nguồn gốc, phương pháp sản xuất và đặc tính kỹ thuật
khác nhau (Bảng 2). Dựa vào đó người ta sẽ đưa ra các công thức pha chế cùng
với phụ gia thích hợp để đạt được sản phẩm dầu nhờn có chất lượng tốt chất. Xu
hướng trên thế giới hiện nay là tiến tới tăng cường sản xuất dầu gốc có chất lượng
cao là nhóm II và nhóm III, đồng thời giảm sản lượng sản xuất dầu gốc nhóm I.

Bảng 2.2. Tính chất của các nhóm dầu gốc

Loại dầu gốc Nguồn gốc/PP sản xuất Đặc tính kỹ thuật
Sản phẩm của quá trình chưng cất Pha trộn tốt với phụ gia, độ
Nhóm I và chế biến dầu mỏ bền oxi hóa ở mức độ vừa
phải
Sản phẩm của quá trình chế biến Có khả năng chống oxi hóa
Nhóm II dầu mỏ và quá trình xử lý bằng tốt, ổn định ở nhiệt độ cao
hydro

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 12


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Là dầu gốc nhóm II và có thêm Chỉ số độ nhớt rất cao, chống


Nhóm III quá trình xử lý tách sáp nến oxi hóa rất tốt, chịu nhiệt độ
cao
Sản phẩm của quá trình tổng hợp Điểm đông đặc thấp, VI cao,
Nhóm IV hóa học khả năng chịu oxi hóa tuyệt
vời
Không có nguồn gốc từ các quá trình chế biến trên. Đây là loại dầu
Nhóm V gốc đặc biệt chỉ sử dụng cho các mục đích đặc biệt.

2.1.2. Phụ gia


Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, cơ kim và vô cơ, thậm chí là các nguyên tố
được thêm vào các chất bôi trơn để nâng cao các tính chất riêng biệt vốn có hoạ c
bổ sung các tính chất chưa có của dầu gốc nhà m thu được dầu bôi trơn có phẩm
cấp tốt hơn thỏa mã n các yêu cầu tính năng đối với mục đích sử dụng nào đó. Tỉ lệ
phụ gia sử dụng để pha chế có dao động từ 5 – 30% tùy thuộc vào chủng loại sản
phẩm cần sản xuất.

Có loạ i phụ gia chỉ đảm nhiệm một chức năng nhưng cũng có nhiều loạ i phụ
gia đảm nhận nhiều chức năng cùng một lúc ví dụ ZnDDP (dialkyldithiophotphat
kẽm) có chức năng chống oxy hóa, giảm mài mò n, ức chế ăn mò n. Do vậy sẽ có
phụ gia đơn chức và phụ gia đa chức.Các loại phụ gia sử dụng trong nhà máy dầu
nhờn Thượng Lý bao gồm:

 Phụ gia tăng chỉ số độ nhớt: Cải thiện chỉ số độ nhớt của dầu nhờn khi làm
việc ở nhiệt độ cao.
 Phụ gia hạ điểm đông: Hạ điểm đông đặc của dầu nhờn, giúp dầu nhờn làm
việc được trong điều kiện nhiệt độ thấp.
 Phụ gia chống tạo bọt: Ngăn cản sự hình thành bọt khí trong quá trình làm
việc của dầu nhờn.
 Phụ gia chống oxy hóa: Ức chế quá trình oxy hóa của dầu khi làm việc ở nhiệt
độ cao, đặc biệt là đối với dầu động cơ, dầu truyền nhiệt. Ngoài ra phụ gia
chống oxy hóa còn hạn chế quá trình oxy hóa trong điều kiện bảo quản dầu.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 13


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 Phụ gia tẩy rửa (hay còn gọi là phụ gia kiềm): Có tác dụng tẩy rửa, xử lý các
cặn muội trên bề mặt xylanh – pittong của động cơ và trung hòa axit sinh ra
trong quá trình cháy của nhiên liệu.
 Phụ gia phân tán: Có tác dụng giữ cho cặn, muội sinh ra trong quá trình cháy
của nhiên liệu không lắng đọng, không bị dính lại với nhau mà lơ lửng trong
bầu dầu.
 Phụ gia khử nhũ: Ngăn cản sự hình thành nhũ với nước, đặc biệt với các loại
dầu thủy lực, tiếp xúc nhiều với môi trường nước.
 Phụ gia tạo nhũ: Tăng cường khả năng tạo nhũ với nước của các loại dầu
dùng trong lĩnh vực cắt gọt.
 Phụ gia cực áp: Giúp dầu nhờn làm việc được dưới điều kiện áp suất cao, ví
dụ như các loại dầu hộp số, dầu bánh răng
 Phụ gia chống mài mòn: Tăng cường khả năng chống mài mòn giữa các bề
mặt bôi trơn của dầu nhờn
 Phụ gia điều chỉnh hệ số ma sát: Giảm ma sát tăng khả năng bôi trơn của dầu
nhờn. Tuy nhiên phụ gia này cũng được sử dụng để tăng ma sát, giúp chống
trượt đối với các hệ thống ly hợp trong động cơ xe máy
 Phụ gia tạo mùi, tạo màu: Tạo cho sản phẩm có mùi, màu đặc trưng (đa phần
pha vào sản phẩm dầu động cơ cho xe máy)
 Phụ gia đóng gói: Bao gồm nhiều loại phụ gia, đã được tổng hợp và pha trộn
sẵn

Hiện tại, tổng công ty PLC và nhà máy dầu nhờn Thượng Lý đang nhập khẩu
2 dạng phụ gia: phụ gia xá và phụ gia phuy. Các phụ gia xá được bảo quản trong
các bồn bể với nhiệt độ luôn từ 40 – 50oC để đảm bảo độ nhớt khi bơm chuyển.
Phụ gia phuy được chứa trong các phuy để ở hệ thống kho bãi. Nhà máy hiện đang
quan hệ hợp tác mua bán với 4 Nhà sản xuất phụ gia hàng đầu thế giới, bao gồm:

 Chevron Oronite: Mạnh về phụ gia dầu động cơ.


 Lubrizol: Mạnh về phụ gia dầu công nghiệp.
 Afton: Mạnh về phụ gia dầu bánh răng, hộp số, thủy lực.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 14


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 Infineum: Mạnh về phụ gia tăng chỉ số độ nhớt.

2.2. SẢN PHẨM


Hiện nay, nhà máy dầu nhờn Thượng Lý đang thực hiện pha chế 8 nhóm sản
phẩm chính. Các nhóm sản phẩm được chia theo mục đích sử dụng cũng như
thành phần của chúng. Việc chia nhóm giúp phân loại dầu cũng như nhằm đảm
bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình pha chế, đóng rót các sản phẩm dầu mỡ
nhờn

a. Nhóm 1: Dầu động cơ có kẽm, không có Molipden

Bảng 2.3. Các loại sản phẩm dầu động cơ có kẽm, không có Molipden

STT Loại dầu Tính năng

Là dầu động cơ đa cấp chất lượng


PLC RACER hảo hạng, được pha chế riêng cho
1
SF/SG/SJ/PLUS/HP các loại động cơ xăng thế hệ mới
nhất.
Dùng cho động cơ xăng và diesel
của ôtô, máy móc, thiết bị sử dụng
2 Dầu PLC KOMAT SHD 40/50 nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh
nhờn thấp, hoạt động ở điều kiện tương
PLC đối cao.
Dùng cho động cơ xăng và diesel
của ôtô, máy móc, thiết bị sử dụng
PLC KOMAT SUPER 20W- nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh
3
40/20W-50 tương đối cao, hoạt động ở điều
kiện khắc nghiệt, dễ dàng khởi
động nhờ tính chất của dầu đa cấp

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 15


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Dùng để bôi trơn động cơ Diesel


PLC KOMAT CF hút khí tự nhiên hoặc động cơ
4
10W/30/40/50 Diesel có tua bin tăng áp yêu cầu
chất lượng API.
Là dầu có chất lượng hảo hạng,
PLC được pha chế riêng cho các loại
5
MULTIPERFORMANCE động cơ xăng và diesel thế hệ mới
nhất.
Là loại dầu đa cấp được dùng cho
động cơ Diesel turbo tăng áp tốc
độ hoạt động cao, vận hành dưới
6 PLC CATER CF-4/CI-4
điều kiện khắc nghiệt, đòi hỏi cặn
trên piston thấp và yêu cầu thời
gian thay dầu lâu.

TOTAL ATLANTA Dùng để bôi trơn trục khuỷu, làm


7 mát piston, bôi trơn các ổ đỡ trục
MARINE D3005/ 4005

Là loại dầu đa cấp dùng cho động


cơ tốc độ cao, được khuyến cáo
8 TOTAL DISOLA W đặc biệt dùng cho động cơ diesel
có tuabin tăng áp hoạt động trong
Dầu điều kiện rất khắc nghiệt
nhờn
Dùng bôi trơn cho các loại động cơ
Total
diesel tốc độ trung bình và cao.
Tùy theo nhiên liệu sử dụng trong
TOTAL AURELIA TI động cơ mà loại dầu được khuyến
9
3030/4030/4040 cáo sử dụng khác nhau, đối với các
loại nhiên liệu nặng chứa nhiều
lưu huỳnh thì đòi hỏi dầu phải có
TBN cao.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 16


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

b. Nhóm 2: Dầu xylanh


Bảng 2.4. Các sản phẩm dầu xylanh

STT Loại dầu Tính năng

Là loại dầu có giới hạn an toàn rất cao được


dùng để bôi trơn xilanh động cơ diesel 2 thì
1 TOTAL TALUSIA HR 70 tốc độ chậm, dùng cho các động cơ chạy bằng
nhiên liệu nặng hoặc trung bình có hàm
lượng lưu huỳnh cao.
Là sản phẩm được nâng cấp từ dòng sản
phẩm Talusia HR, đáp ứng được các chỉ tiêu
TOTAL TALUSIA
về khí thải, thân thiện với môi trường, do đó
2 UNIVERSAL/ UNIVERSAL
rất thích hợp cho các loại phương tiện vận tải
100
biển chạy qua các vùng có đòi hỏi nghiêm
ngặt về khí thải của động cơ

c. Nhóm 3: Dầu động cơ không kẽm, không Molipden

Bảng 2.5. Các sản phẩm dầu động cơ không kẽm, không Molipden

STT Loại dầu Tính năng

Là các loại dầu động cơ không kẽm được pha


chế từ dầu gốc có chỉ số độ nhớt cao cùng với
các phụ gia đặc biệt để có tính năng tẩy rửa,
phân tán, chống oxy hóa, chống ăn mòn,
1 PLC EMD, PLC EMD 10
chống mài mòn và chống tạo bọt rất cao,
được chủ yếu sử dụng bôi trơn các đầu máy
Diesel công suất cao, làm việc dưới điều kiện
nặng và hàm lượng lưu huỳnh trên 0,5%
Dùng cho các loại động cơ xe máy hai thì đòi
2 PLC RACER 2T hỏi dầu chất lượng cao. Dầu cháy sạch, tránh
kết muội làm tắc bugi, bảo vệ chống mài mòn

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 17


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

piston và xylanh, nâng cao công suất và tăng


tốc nhanh.

d. Nhóm 4: Dầu động cơ có chứa phụ gia Mo

Bảng 2.6. Sản phẩm dầu động cơ có chứa Molipden

STT Loại dầu Tính năng

Là dầu động cơ đa cấp cho xe máy tay ga cấp


chất lượng cao nhất theo tiêu chuẩn JASO
T904-2006, cấp JASO MB. Dầu đa cấp đem lại
1 Racer Scooter MB
tính năng khởi động dễ dàng ở mọi điều kiện
thời tiết và đảm bảo đặc tính bôi trơn tốt
nhất khi vận hành ở nhiệt độ cao.

e. Nhóm 5: Dầu thủy lực

Bảng 2.7. Các sản phẩm dầu thủy lực

STT Loại dầu Tính năng

Dùng trong các hệ thống


bơm thuỷ lực cánh gạt,
PLC AW HYDROIL
1 bánh răng và piston với áp
32/46/68/100/150/220/320/460
suất cao. Đáp ứng yêu cầu
Dầu phân loại ISO: HL
nhờn Dùng cho hệ thống bơm
PLC thủy lực cánh gạt, bánh
PLC AW HYDROIL HM răng và piston; dùng cho
2
32/46/68/100/150/220/320/460 các hệ thống thủy lực hiện
đại của các thiết bị lưu
động và trong các nhà máy

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 18


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

sản xuất thép, xi măng, chế


biến và gia công kim loại…
đặc biệt là các nhà máy sản
xuất giấy nhờ tính ổn nhiệt
và lọc rất tốt
Là loại dầu thủy lực có chỉ
số độ nhớt tương đối cao
được pha chế phù hợp với
TOTAL VISGA FP
3 thiết bị thủy lực trên các
32/46/68/100/150
tàu đánh cá, tàu chạy ven
biển tàu kéo và các tàu dịch
vụ.
Là loại dầu thủy lực có khả
Dầu năng chống mài mòn tốt có
nhờn chỉ số độ nhớt cao và điểm
Total đông đặc thấp, có dải nhiệt
độ làm việc rộng, thích hợp
với các hệ thống thủy lực
4 TOTAL VISGA 46/68/100/150
hiện đại; chủ yếu được sử
dụng trong các thiết bị làm
việc với điều kiện áp suất
lớn, tốc độ cao như: van,
piston và các bơm thủy lực
kiểu bánh răng.

f. Nhóm 6: Dầu truyền động/Bánh răng

Bảng 2.8. Các sản phẩm dầu truyền động bánh răng

STT Loại dầu Tính năng

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 19


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Được sử dụng bôi trơn các loại bánh


răng trụ, nón và trục vít và các loại
1 PLC GEAR OIL 90GL1/140 GL1 bánh răng hoạt động trong điều kiện
tải trọng, tốc độ trung bình và nhiệt
độ làm việc không cao.
Là sản phẩm đa năng với phụ gia EP
cung cấp khả năng bôi trơn hoàn hảo
PLC GEAR OIL MP 90EP/140EP
2 cho các phương tiện giao thông nông
(GL4)
nghiệp, các thiết bị xây dựng trong
điều kiện nặng nhọc.
Được pha sulphua-photpho, dùng để
bôi trơn các loại bánh răng, hộp số,
PLC GEAR OIL GX 90EP/140EP
3 cầu sau của ô tô, bánh răng truyền
(GL5)
động,các loại bánh răng công nghiệp
đòi hỏi dầu có tính chịu áp.
Dùng cho các hộp số, cầu sau của xe ô
tô hoạt động ở điều kiện tốc độ cao,
lực kéo nhỏ và tốc độ thấp; các loại
4 PLC GEAR OIL 80W-90
bánh răng công nghiệp đòi hỏi tính
chịu. Đặc biệtgiảm ồn, chống mài
mòn cho hộp số xe tay ga.
Là dầu chất lượng cao, có tính bền
nhiệt và khả năng chịu tải được sử
PLC ANGLA
dụng để bôi trơn tuần hoàn hay thủy
5 68/100/150/220/320/460/680
động các loại bánh răng trục thẳng,
/1000/1500
bánh răng trục nghiêng, bánh vít sử
dụng trong công nghiệp.

g. Nhóm 7 : Dầu công nghiệp, dầu tuần hoàn

Bảng 2.9. Các sản phẩm dầu công nghiệp, dầu tuần hoàn

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 20


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

STT Loại dầu Tính năng

Là loại dầu không phụ gia, dùng


trong các hệ thống tuần hoàn như
PLC ROLLING OIL
1 trong các nhà máy cán ép, bơm chân
32/46/68/100/150/220/320/460
không, các loại hộp giảm tốc không
đòi hỏi dầu chịu áp lực cao.
Là dầu không phụ gia chất lượng tốt,
có chỉ số độnhớt cao nên được
2 PLC PARA D
khuyến cáo sử dụng bôi trơn trong
công nghiệp.
Là loại dầu có tính truyền nhiệt cao,
độ ổn định oxy hóa và chống nhiệt
phân tốt được dùng cho hệ thống
3 PLC THERMO truyền nhiệt tuần hoàn dạng kín khi
nhiệt độ lên đến 300˚C và hệ thống
truyền nhiệt hở khi nhiệt độ dưới
190˚C.

h. Nhóm 8: Dầu cắt gọt

Bảng 2.10. Các sản phẩm dầu cắt gọt

STT Loại dầu Tính năng

Là chất lỏng cắt gọt chất lượng cao được pha chế bằng
dầu gốc khoáng và phụ gia tạo nhũ trắng có độ bền cao
1 PLC Cutting Oil dùng cho các máy gia công kim loại (tiện, dập khuôn,
khoan, xoắn, …) mà vật liệu là sắt hoặc không phải là
sắt.
Là chất lỏng thủy lực được pha chế chống cháy trong
2 PLC Hydroil FR cột chống lò và dàn chống thủy lực trong công nghiệp
khai thác quặng và than khi pha với nước ngọt theo tỉ lệ

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 21


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

từ 3 đến 20% tùy theo mục đích sử dụng.

CHƯƠNG 3. HỆ THÔNG ĐƯỜNG ỐNG, BỒN BỂ VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ


TRỢ TRONG NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG LÝ
3.1. CẤU TẠO HỆ THỐNG BỒN BỂ CÔNG NGHỆ

3.1.1. Bể chứa dầu gốc

Hình 3.1. Hình dáng bên ngoài bể chứa dầu gốc

Bể chứa dầu gốc là loại bể nổi, hình trụ đứng, có mái cố định, cao 15,5m tính
từ đáy đến mái, bao gồm các bộ phận:

 Móng bể: được cấu thành từ 40 cọc bê tông đóng sâu khoảng 40m, có đệm
cát, đầm, thảm bằng asphalt để chống lún sụt và hạn chế sai lệch barem bể
 Đáy bể: được đổ bê tông sau đó láng nhựa đường để tạo độ bằng phẳng
 Thân bể: được hàn từ các tấm thép có độ dày từ 6-10 mm và hàn theo
hướng từ trên xuống dưới, đảm bảo bể khi hoàn thành sẽ không bị nghiêng.
Trên thân bể gồm có:

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 22


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 2 đường cứu hỏa chạy dọc theo thân bể: 1 đường bọt (màu đỏ to trên
hình 5) và 1 một đường nước (màu đỏ bé).
 Cửa người để vào vệ sinh, kiểm tra bể.
 Hệ thống đường ống: 1 ống nhập dầu từ cảng, 1 ống nối với bơm bánh
răng để hút dầu đi pha chế (ống cách đáy bể khoảng 20cm), 1 ống nối từ
đầu ra của bơm bánh răng để hồi lưu lại khi áp suất vượt quá áp suất làm
việc, 1 ống hút nước đâm sâu xuống rốn bể, 1 ống hút đáy bể và 1 ống để
hút dầu khi chuyển bể hoặc nhập dầu từ flexitank. Trên mỗi đường ống
đều có các van tương ứng cho quá trình vận hành.

Hình 3.2. Đường ống hút nước và hút cặn đáy bể

 Mái bể: được hàn cứng và cố định. Trên mái bể có 2 van thở có lưới tránh
chim, 1 cửa người, 1 cửa lấy mẫu, các lỗ lấy sáng và có 1 lỗ để lắp đặt hệ
thống đo bồn tự động (hiện nay chưa lắp đặt).

Tổng cộng nhà máy có 8 bể dầu gốc dung tích 1650 m3 và 2 bể dầu gốc dung
tích 250 m3. Các bể chứa dầu gốc không chứa đầy mà luôn để 1 khoảng trống (cao
khoảng 2m).

3.1.2. Bể chứa phụ gia


Bể chứa phụ gia là bể nằm ngang, gồm có 2 loại:

 Không bảo ôn và không gia nhiệt: bên ngoài sơn chống gỉ màu xanh
 Có bảo ôn và gia nhiệt:có bảo ôn ngoài bằng bông thủy tinh, bên trong có hệ
thống ống xoắn ruột gà và được gia nhiệt bằng dầu tải nhiệt.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 23


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Nhà máy hiện tại có 4 bể phụ gia nằm ngang dung tích 50m3, trong đó có một bể
không chứa phụ gia mà chứa dầu FO. Ngoài ra còn có 2 bể phụ gia đứng dung tích
55m3 nhưng chưa sử dụng.

Hình 3.3. Bể phụ gia có bảo ôn và gia nhiệt

Hình 3.4. Bể phụ gia không có bảo ôn và gia nhiệt

3.1.3. Bể pha chế


Bể pha chế dầu nhờn là loại bể hình trụ đứng có đáy vát, bên trong có hệ
thống gia nhiệt nằm ngang ở đáy để đảm bảo nhiệt độ trong quá trình khuấy trộn
khoảng 600C. Cánh khuấy được sử dụng trong bể là loại mái chèo 2 tầng được nối
với mô tơ ở trên đỉnh. Nguyên liệu gồm dầu gốc và phụ gia sẽ đưa từ trên xuống
thực hiện quá trình khuấy trộn. Sản phẩm sẽ được lấy ra ở đáy thùng rồi bơm

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 24


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

tuần hoàn lại để đảm bảo khuấy trộn đồng đều. Quá trình sản xuất được thực hiện
theo từng mẻ.

Hiện nay nhà máy có 2 bể 2,5 m3 và 1 bể 5 m3 để pha loãng dầu gốc và phụ gia.
Sau đó hỗn hợp sẽ được đưa sang các bể 1 bể 5 m3, 2 bể 10 m3, 1 bể 20 m3, 3 bể 35 m3
để pha chế và bơm tuần hoàn đến khi đạt các yêu cầu về sản phẩm thì sẽ được đưa ra
đóng rót. Các bể trên đều nằm trong khu pha chế có mái che. Ngoài ra còn 2 bể pha
chế 250m3 ngoài trời, khuấy trộn không phải bằng cánh khuấy mà bằng phương
pháp sục khí nén từ dưới đáy bể. Tuy nhiên hiện tại hai bể này chưa đưa vào sử
dụng mà dùng để đựng thành phẩm.

Hình 3.5. Sơ đồ cấu tạo bể pha chế

3.1.4. Bể thành phẩm


Nhà máy có 9 bể chứa sản phẩm nằm ngang có chân đỡ bê tông, dung tích 50
m3, bao gồm 2 bể chia 4 ngăn, 2 bể chia 3 ngăn và 5 bể 1 ngăn.Bể thành phẩm làm
bằng kim loại bên trong có quét 1 lớp epoxy chống ăn mòn. Trên mỗi ngăn chứa
sản phẩm đều có cửa lấy mẫu sản phẩm, hệ thống đường ống, van và bơm ra vào
SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 25
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

mỗi ngăn chứa sản phẩm.Sau một thời gian hoạ t động hay khi cần chứa 1 loạ i sản
phẩm khác ta cần xúc rửa lạ i bể bà ng cách bơm dầu gốc vào và cho bơm tuần
hoàn liên tục.

Bên cạnh 9 bể ngang còn có 5 bể thẳng đứng: 2 bể dung tích 250 m3 và 3 bể


60m3 hiện chưa đưa vào sử dụng.

3.2. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG


Hệ thống đường ống trong nhà máy gồm có: ống nhập dầu gốc, ống xuất, hệ
thống ống dẫn dầu gốc đến bể pha trộn, ống dẫn tải nhiệt, ống dẫn nước phòng
cháy,…

 Ống nhập: 2 ống nhập 8 inch để nhập dầu từ cảng, dài khoảng 1 km, một
ống hoạt động, 1 ống dự phòng. Ngoài ra còn có 1 ống nhập nhỏ để nhập
dầu gốc từ flexitank.

 Ống dẫn dầu gốc: Hệ thống ống dẫn dầu gốc đến các bể pha chế gồm 5 ống
tương ứng với 5 loại dầu gốc mà nhà máy đang sử dụng. Trên mỗi ống
trước khi vào bể pha chế đều có lưu lượng kế để kiểm soát lượng dầu gốc
đem pha.

 Ống dẫn tải nhiệt: Ống dẫn hơi có nhiệt độ cao đưa vào gia nhiệt cho các bể
pha chế. Ống được bọc bảo ôn.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 26


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 3.6. Đường ống dẫn dầu gốc vào bể pha chế và lưu lượng kế đi kèm

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 27


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

3.3. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

3.3.1. Bơm bánh răng

Hình 3.7. Bơm bánh răng sử dụng trong nhà máy

Để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm nhà máy sử dụng hệ thống bơm
bánh răng có công suất 60 m3/h. Các chất lỏng được bơm từ bể chứa qua van xuất
đến bầu lọc chữ Y để loại bỏ các cặn rắn cơ học, sau đó đi qua hệ thống bơm được
gắn với van 1 chiều và van an toàn trước khi đi tới các bể pha chế hoặc bể thành
phẩm

Nguyên lí bơm bánh răng: bánh răng chủ động được nối với trục của bơm
quay và kéo bánh răng bị động quay theo. Chất lỏng ở trong các rãnh răng sẽ được
vận chuyển từ khoang hút đến khoang đẩy vòng theo vỏ bơm bánh răng. Khoang
hút và khoang đẩy được ngăn cách kín với nhau.Khi bánh răng vào khớp ở khoang
đẩy, chất lỏng ở khoang đẩy bị ép và dồn vào đường ống đẩy.Cùng lúc đó, tại
khoang hút có một cặp bánh răng ra khớp. Dung tích của khoang hút được dẫn ra,
áp suất ở khoang hút giảm, do đó chất lỏng sẽ bị hút vào buồng hút.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 28


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Theo lý thuyết, áp suất của bơm chỉ phụ thuộc vào tải nếu bơm kín tuyệt
đối.Một van an toàn sẽ được bố trí trên ống đẩy. Nếu ống đẩy bị tắc hoặc áp suất
vượt quá mức quy định, van sẽ tự mở cho chất lỏng trở về bề mặt hút.

3.3.2. Bơm ly tâm


Ngoài bơm bánh răng được sử dụng để chuyển dầu gốc sang khu pha chế sản
phẩm, trong nhà máy còn sử dụng bơm ly tâm cho quá trình rút nước đáy bể dầu
gốc. Thường lượng nước đọng lại dưới đáy bể dầu gốc có hàm lượng <1000 ppm
so với bể 1650m3, tương đương khoảnng 1m3 nước. Do đó, bơm ly tâm được sử
dụng để rút nước ra khỏi bể có thể dùng loại có công suất từ 0.8-1 Kw.

3.3.3. Lò gia nhiệt


 Lò gia nhiệt cũ: Công suất 800.000 cal/h
 Lò gia nhiệt mới: Công suất 1.500.000 cal/h

Lò gia nhiệt có vai trò đun nóng dầu tải nhiệt lên đến nhiệt độ trung bình khoảng
1900C (tối đa là 2500C). Cấu ta ̣o lò gia nhiệt có hệ ống xoắn ruột gà bên trong. Khi
hoa ̣t động, nhiệt sinh ra khi đốt cháy dầu FO sẽ cấp nhiệt cho dòng dầu tải nhiệt chạy
bên trong ống xoắn. Dầu tải nhiệt sau đó sẽ theo hệ thống đường ống riêng đến gia
nhiệt cho các bể pha chế rồi được tuần hoàn trở lại lò gia nhiệt.

3.3.4. Hệ thống cứu hỏa


Hệ thống cứu hỏa gồm hệ thống đường ống và bể chứa nước làm mát và thiết bị
tạo bọt.Hệ thống đường ống màu đỏ to chạy dọc chiều cao các bể chứa dầu gốc là
đường bọt, hệ thống đường ống màu đỏ nhỏ chạy vòng quanh gần nắp mái là đường
nước có tác dụng làm mát bể khi bể bên cạnh cháy.

Ngoài ra để tránh trường hợp tràn bể hay vỡ bể thì nhà máy đã cho xây dựng đê
chắn đảm bảo chứa được toàn bộ lượng dầu tràn ra, cùng với hệ thống kênh dẫn để thu
hồi dầu tràn về bể tập trung, bể lắng để thu gom lại lượng dầu thất thoát.

Ngoài các thiết bị kể trên, nhà máy dầu nhờn Thượng Lý còn có các thiết bị phụ
trợ khác như:

 Pig vệ sinh

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 29


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 Máy phát điện 500 KVA


 Máy nén khí 150HP
 Máy làm khô không khí.

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ QUY TRÌNH TRONG NHÀ MÁY DẦU NHỜN


THƯỢNG LÝ
4.1. QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP

4.1.1. Quy trình nhập dầu gốc bằng tàu


Khi có lệnh nhập dầu gốc từ cấp trên, cần chuẩn bị kiểm tra hệ thống đường ống,
đo đạc bồn chứa soi với barem để xác định lượng dầu gốc còn trong bồn, kiểm tra thiết
bị phụ trợ, pig.Giám định viên niêm phong các van xuất từ bồn nhập và các ngả van
sang bể chứa khác không phải bể bơm dầu gốc bằng cách kẹp chì

Khi tàu lớn vào cảng Đình Vũ, báo trước cho bên trọng tài và phòng hóa nghiệm
lấy mẫu kiểm tra theo đúng mẫu mà bên bán gửi kèm theo. Khi kiểm tra đạt kết quả thì
cho lệnh nhập vào xà lan. Tiếp tục kiểm tra mẫu dầu gốc ở xà lan. Khi xà lan vào cảng
sông Cấm bắt đầu cho nhập dầu. Mỗi xà lan nhập được khoảng 1000 tấn.

Các phép test dầu gốc bao gồm

 Màu của dầu


 Hàm lượng nước trong dầu
 Độ nhớt của dầu
 Chỉ số độ nhớt
 Chỉ số axit
 Nhiệt độ chớp cháy
 Tỉ trọng của dầu

Dầu gốc từ xà lan được bơm qua một ống mềm bằng cao su sau đó nối với đường
ống nhập dầu gốc của nhà máy có đường kính 8 inch để về các bể chứa. Áp suất trong
đường ống khoảng 5kg/cm2, chú ý không để áp suất trong đường ống vượt quá 6
kg/cm2. Vì chỉ có 1 đường ống nhập dầu gốc từ cảng sông Cấm vào nhà máy nên

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 30


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

muốn nhập nhiều loại dầu gốc thì sau mỗi lần nhập ta phải tiến hành làm sạc đường
ống bằng pig.

Tốc độ bơm của dầu sẽ phụ thuộc vào từng loại dầu gốc và độ nhớt của nó, ví dụ
như đối với dầu nhẹ SN 150 thì tốc độ bơm là 100m3/h

Sau mỗi lần nhập dầu gốc phải tiến hành làm sạch đường ống. Các bước làm sạch
đường ống bao gồm:

 Bước 1: làm sạch bằng cách thổi khí , khí từ máy nén khí trong nhà mày sẽ được
ttheo đường ống vàng ra cầu cảng, áp suất khí trong đường ống là 3kg/cm2
 Bước 2 : làm sạch đường ống bằng Pig

Khóa tất cả các van không liên quan đến quá trình, bỏ pig vào trong đường ống,
đưa khí từ máy nén khí ra cầu tàu. Áp suất đẩy trong đường ống là 5kg/cm2. Khi pig
chạy đến cuối đường ống, đi qua cờ hiệu, theo nguyên lý từ cờ hiệu sẽ vẫy. Lúc này
chờ pig đi vào bẫy sẽ khóa van lại. Xả áp ở trong bẫy và lấy pig ra. Chú ý không được
đứng thẳng đường ống để lấy pig tránh tai nạn. Tùy từng loại dầu nhớt mà thời gian
pig chạy trong đường ống khác nhau. Dầu có độ nhớt càng cao thì thời gian pig trong
đường ống càng lâu.

Trong quá trình nhập dầu liên tục đo mức dầu trong bể chứa dầu gốc. 30 phút 1
lần sau đó đối chiếu với barem để xác định lượng dầu trong bể. Bể chứa dầu gốc có thể
chứa 1650m3. Tuy nhiên, luôn để khoảng trống an toàn 2m. Mức chứa tối đa của bể
chứa dầu gốc là 1350 m3.

4.1.2. Quy trình nhập dầu gốc, phụ gia bằng phuy, Flexitank, Isotank, Xitec
Ngoài nhập dầu bằng tàu, trong quá trình sản xuất nhà máy dầu nhờn Thượng Lý
còn tiến hành nhập dầu gốc phụ gia bằng phuy, xitec,isotank, flexitank; nhập bao bì
sản phẩm.Các quy trình nhập sẽ thực hiện theo quy trình của nhà máy.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 31


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 4.1. Nhập dầu gốc bằng Flexitank

Mỗi flexitank có sức chứa 23 000 m3 dầu gốc, được bơm vào bể chứa nhờ bơm bánh
răng.

4.1.3. Quy trình xuất


Các quy trình xuất trong nhà máy bao gồm:

 Xuất nguyên vật liệu để sản xuất


 Xuất điều động hoặc xuất bán dầu gốc, phụ gia, bao bì.
 Xuất sử dụng nội bộ
 Xuất hủy (khi có nguyên vật liệu trong nhà máy bị hỏng hoặc không đạt chất
lượng yêu cầu)

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 32


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

4.2. QUY TRÌNH PHA CHẾ DẦU NHỜN

Hình 4.2. Quy trình pha chế dầu nhờn của nhà máy

Quá trình pha chế tiến hành theo biểu mẫu pha chế theo quy định QĐ – 09 – 1 –
ĐBcủa Tổng công ty, bao gồm các quá trình như sau:

(1) Chuyên viên KHSX gửi kế hoa ̣ch pha chế cho đội trưởng PC - ĐR thực hiện.

(2) Đội trưởng PC - ĐR cử chuyên viên xuống phòng Vilas 017 để lấy đơn Hướng
dẫn pha chế.

(3) Căn cứ hướng dẫn pha chế, tính toán khối lượng phụ gia cần dùng, lượng dầu gốc
cần dùng để chọn bể pha chế và xúc rửa. Kiểm tra số lượng dầu đầu ống và dầu xúc
rửa để đưa vào sử dụng.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 33


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

(4) Thực hiện xúc rửa bồn bể theo ma trận xúc rửa. Yêu cầu phòng Vilas lấy mẫu
xúc rửa bể, nếu không đa ̣t thì phải xúc rửa la ̣i.

(5) Nạp dầu gốc dùng để pha loãng và phụ gia da ̣ng xá/phuy vào bể dưới sự giám sát
của chuyên viên pha chế .

(6) Bật máy khuấy và gia nhiệt từ 50°C đến 60°C, sau khi đạt nhiệt độ và thời gian
cần thiết thì nối ống mềm ở chân bể cân phụ gia sang bể pha chế, rồi thực hiện quá
trình từ chân bể cân phụ gia bơm sang bể pha chế. Để đảm bảo phụ gia và dầu gốc
được trộn đều thì phải sử dụng công nghệ pha chế khuấy trộn, bơm tuần hoàn và có gia
nhiệt.

(7) Khi nhiệt độ và thời gian khuấy trộn đa ̣t yêu cầu, đội pha chế đóng rót thông báo
Phòng Vilas 017 lấy mẫu. Nếu không đạt thì tiến hành hiệu chỉnh theo hướng dẫn của
phòng Vilas 017, cho khuấy trộn, chạy tuần hoàn khoảng 30 phút sau đó thông báo cho
phòng vilas 017 lấy mẫu hiệu chỉnh.

(8, 9) Nếu đa ̣t, chuyên viên chọn bể thành phẩm để chứa sản phẩm pha chế. Căn cứ
vào sản phẩm mà bể thành phẩm chứa trước đó và sản phẩm hiện tại chuẩn bị chứa và
căn cứ vào ma trận xúc rửa để xác định có phải xúc rửa không.

(10) Thực hiện kiểm tra chéo khi đấu nối đường ống, công nghệ đóng mở các van từ
bể pha chế ra bể thành phẩm.

(11) Lúc công nhân pha chế thực hiện, chuyên viên phải kiểm tra và Đội trưởng giám
sát.

(12) Phải theo dõi thường xuyên trong quá trình bơm ra bể thành phẩm như đường
ống, đồng hồ áp lực của bơm, van xả khí, cửa buồng banh khu pha chế và khu bể thành
phẩm có bị rò rỉ không.

(13) Kết thúc quá trình bơm chuyển Chuyên viên/Công nhân pha chế tiến hành đuổi
khí đường ống công nghệ. Sau khi bơm chuyển sản phẩm xong tiến hành đuổi PIG
theo quy trình đuổi PIG. Đóng tất cả các van công nghệ khi kết thúc công việc.

(14) Đuổi PIG xong chuyên viên pha chế tiến hành đo bể thành phẩm và hoàn thiện
báo cáo pha chế.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 34


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

4.3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Hình 4.3. Quy trình quản lý chất lượng trong nhà máy

Nhà máy có một quy trình theo ISO về quản lý chất lượng. Việc kiểm tra chất
lượng, chỉ tiêu sản phẩm dầu mỡ nhờn tại phòng Vilas chỉ là một phần trong quy trình
quản lý của nhà máy.

Mỗi khi nhà máy có một đợt nhập dầu gốc hoặc nhập phụ gia hoặc sản phẩm sau
pha chế đã hoàn thành, các chuyên viên đều phải ra xe hàng hoặc tàu để lấy mẫu đem
về phân tích để kiểm tra chất lượng. Người nhận sẽ tiến hành đăng kí mẫu vào sổ trước
khi thực hiện việc phân tích. Sau khi mẫu được đăng ký vào sổ đăng ký mẫu, trưởng
phòng hóa nghiệm sẽ phân công người lập kế hoạch phân tích cho từng mẫu. Tùy vào
loại dầu sẽ có những chỉ tiêu chính cần phân tích khác nhau. Mẫu sau khi phân tích sẽ
được lưu lại để giải các khiếu nại có thể xảy ra như: khách hàng nghi ngờ về kết quả,
sự cố máy móc…Thời gian lưu là từ 1 – 2 năm, sau đó mẫu sẽ được thanh lý và xử lý
để giải quyết các vấn đề về môi trường.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 35


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 5. HAO HỤT VÀ CÁC SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG NHÀ MÁY


5.1. HAO HỤT TRONG QUÁ TRÌNH TỒN CHỨA VÀ VẬN CHUYỂN

5.1.1. Nguyên nhân


Do dầu nhờn là sản phẩm bay hơi rất ít nên tổn thất do quá trình bay hơi là không
đáng kể. Nguyên nhân gây tổn thất chủ yếu của nhà máy là hao hụt trên đường ống
trong các quá trình tồn chứa và vận chuyển, ví dụ như:

 Hao hụt khi chuyển dầu từ bể này sang bể khác (hao hụt chuyển bể): theo quy
định của Nhà Nước là 0,003%.
 Hao hụt khi bơm từ bể đến khu pha chế: hao hụt cho phép 0.05%.
SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 36
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 Hao hụt khi bơm từ bể pha chế sang bể thành phẩm: hao hụt cho phép 0.05%.
 Hao hụt trong quá trình đóng gói: đóng ra tank (isotank hoặc flexitank), đóng
gói ra can, lon, phuy, xô… hao hụt cho phép 0.2%.

5.1.2. Các biện pháp phòng chống hao hụt


 Thực hiện mọi công việc theo quy trình và hướng dẫn đã đặt ra.
 Kiểm soát hao hụt trên đường ống: bằng áp suất. Áp suất bơm từ cảng vào là
5kg/cm2. Đặt các áp kế dọc đường ống. Khi áp suất giảm đột ngột không phải
do ma sát thì chắc chắn bị rò rỉ.
 Vét dầu trên các đường ống: sau khi nhập dầu, hoặc chuyển từ bể pha chế sang
bể thành phẩm thì dùng khí đuổi dầu sau đó vét bằng PIG để thu toàn bộ lượng
dầu còn lại.
 Kiểm tra bồn bể định kỳ

5.2. CÁC SỰ CỐ CÓ THỂ GẶP

5.2.1. Sự cố về sản phẩm trong sản xuất


Khi pha trộn một mẻ sản phẩm, nếu các chỉ tiêu chất lượng chưa đạt thì ta có thể
chỉnh sửa bằng cách thêm các phụ gia với lượng được tính toán theo công thức pha chế
cho đến khi đạt yêu cầu. Quá trình tính toán bổ sung này được thực hiện bởi phòng
Vilas.

5.2.2. Sự cố về sản phẩm không đạt về chất lượng


Khi đong phuy, thùng, tank giao nhận với khách hàng nhưng các chỉ tiêu về chất
lượng không đạt như trong hợp đồng mua bán, ta xử lý như sau:

 TH1: Thương lượng khách hàng, nếu 1 – 2 chỉ tiêu mà không đạt nhưng khách
hàng chấp nhận thì sản phẩm đó sẽ tiếp tục được xuất bán
 TH2: Hạ cấp sản phẩm. Ví dụ: pha chế sản phẩm dầu nhờn động cơ xăng cấp
SN, nhưng chỉ tiêu chất lượng không đạt, ta có thể hạ cấp xuống chất lượng
xuống cấp SJ hoặc SF.
 TH3: Hủy nếu không thể xử lý hay bán cho khách hàng. Thành lập hội đồng
thanh lý bán đấu giá sản phẩmđể phục vụ quá trình tái sinh dầu thải hoặc có thể
xuất dầu không đạt như một chất thải cho các đơn vị xử lý môi trường
SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 37
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

5.2.3. Sự cố cháy nổ
Nhà máy có các quy định về cháy, nổ; có quy trình về xử lý cháy nổ.

Nếu có cháy thì quy trình xử lý như sau: Hô hoán →Thông báo cho tổng kho
xăng dầu, thông báo cho tổng công ty, báo cho lực lượng cứu hỏa thành phố→ Tập
trung lực lượng xử lý tình huống tạm thời cho tới khi lực lượng cứu hỏa tới xử lý
(hàng năm thường có đợt diễn tập phòng chống cháy nổ với các tình huống giả định:
cháy kho, cháy khu văn phòng, cháy phòng Vilas, cháy khu pha chế trong quy trình
phòng chống cháy nổ của công ty).

Nếu có sự cố cháy nổ, phải ưu tiêncứu người trước, sau đó cứu tài sản(cách ly
các thiết bị, nguyên vật liệu chống cháy lan, đóng van khu công nghệ, cách ly các hệ
thống đường ống chưa cháy,…)

5.2.4. Sự cố tràn dầu


Nếu sự cố tràn dầu nhỏ sử dụng cát, mùn cưa, xử lý tạm thời. Sự cố lớn thì mời
các bên có liên quan đến xử lý.

CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG


SẢN PHẨM CỦA PHÒNG VILAS 017

6.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG THỬ NGHIỆM VILAS 017


Phòng thử nghiệm Vilas 017 là 1 trong 2 phòng thử nghiệm của Tổng công ty
PLC đạt tiêu chuẩn quốc gia, thường xuyên được đánh giá, chứng nhận bởi văn phòng
công nhận chất lượng – Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng (Bộ Khoa Học và Công
Nghệ) theo hệ thống ISO IEC/17025.

Trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Tổng công ty đã tập trung đầu tƣ nâng cấp
CSVCKT của phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại (hơn 50 thiết bị các

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 38


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

loại với tổng giá trị trên 40 tỷ đồng) phục vụ công tác sản xuất, pha chế, tồn chứa, bảo
quản, dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng

Phòng thử nghiệm VILAS017 cung cấp các hướng dẫn pha chế các sản phẩm của
nhà máy. Đồng thời, phòng VILAS017 còn có nhiệm vụ đánh giá chất lượng sản phẩm
pha chế theo các chỉ tiêu sản phẩm. Từ đó, đảm bảo được chất lượng sản phẩm và
cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho thị trường.

6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

6.2.1.Phương pháp xác định độ nhớt động học của chất lỏng ở 40oC và 100oC
(ASTM D445)
 Ý nghĩa

Độ nhớt là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dầu nhờn. Việc sử dụng
đúng cấp độ nhớt của dầu nhờn cho các loại thiết bị là điều vô cùng quan trọng để đảm
bảo bảo máy móc luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt, tránh các sự cố đáng tiếc
xảy ra. Ngoài ra, độ nhớt còn được dùng trong việc lựa chọn, tính toán các thiết bị
bơm chuyển, gia nhiệt khi cần thiết. Để xác định cấp độ nhớt đối với dầu động cơ
(phân loại theo SAE) người ta thường đo độ nhớt động học ở 100ºC .Để xác định cấp
độ nhớt đối với dầu công nghiệp (phân loại theo ISO) người ta thường đo độ nhớt
động học ở 40ºC .

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 39


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 6.1. Thiết bị đo độ nhớt động học ở 40oC

 Nguyên lý

Đo thời gian dầu chảy qua mao quản. Có 2 loại nhớt kế là nhớt kế thuận và nhớt
kế nghịch. Với mẫu dầu sáng màu, ta chọn nhớt kế thuận, với mẫu dầu tối màu ta chọn
nhớt kế nghịch. Chọn nhớt kế sao cho thời gian chảy của dầu giữa 2 vạch trên nhớt kế
là từ 200 – 900s. Trước khi tiến hành đo thời gian chảy phải ngâm nhớt kế vào bình ổn
nhiệt từ 20 –30 phút.

 Phạm vi áp dụng

Tất cả các mẫu dầu nhớt sản phẩm và dầu gốc

6.2.2. Phương pháp xác định khả năng tách nước của dầu nhờn (ASTM D1401)
 Ý nghĩa

Dầu nhờn trong quá trình sử dụng nếu tiếp xúc với hơi nước có thể bị nhũ hóa, bị
thủy phân phụ gia và làm giảm tuổi thọ của dầu. Hơi nước lẫn trong dầu làm giảm độ
bền oxi hóa, các chi tiết kim loại tiếp xúc trực tiếp với nước mà không được màng dầu
bảo vệ sẽ bị oxi hóa dẫn đến hình thành gỉ.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 40


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 6.2. Thiết bị xác định khả năng tách nước của dầu ở 54oC

Hình 6.3. Thiết bị đo khả năng tách nước của dầu ở 82oC

 Nguyên lý

Cho 40 ml dầu và 40 ml nước vào ống đong rồi để ổn nhiệt; dùng cánh khuấy
với tốc độ 1500 vòng/phút khuấy trộn hỗn hợp mẫu và nước. Sau đó đo thời gian
nhũ tách hoàn toàn. Đối với mẫu có độ nhớt < 90cSt: đo khả năng tách nước ở 54oC,

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 41


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

trong thời gian 30 phút. Đối với mẫu có độ nhớt > 90cSt: đo khả năng tách nước ở
82oC, trong thời gian 60 phút

 Phạm vi ứng dụng

Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với dầu tuabin, dầu máy nén khí, dầu thủy
lực và dầu tuần hoàn.

6.2.3. Phương pháp xác định trị số kiềm tổng bằng chuẩn độ điện thế với axit
pecloric HClO4 (ASTM D2896)
 Ý nghĩa

Trong dầu nhờn động cơ có sử dụng phụ gia tẩy rửa, phân tán có tính kiềm
và được thể hiện bằng trị số kiềm tổng TBN (Total basenumber).Các chất tẩy
rửa mang tính kiềm sẽ trung hòa các axit sinh ra trong quá trình cháy của nhiên
liệu. Động cơ chạy bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh càng cao thì phải
dùngdầubôitrơncótrịsốkiềmtổngcàngcao.Bên cạnh đó việcphân tích trị số kiềm
tổng còn để đánh giá hàm lượng phụ gia có trong dầu nhờn mới trong quá trình
sản xuất và dầu nhờn đã qua sử dụng (tuổi thọdầu).

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 42


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 6.4. Thiết bị xác định trị số kiềm tổng

 Nguyên lý

Phép đo sử dụng phương pháp chuẩn độ điện thế với chất chuẩn là HClO4 0,1N,
dung môi là hỗn hợp clorua benzene và axit axetic theo tỉ lệ 2:1. Từ phép chuẩn độ ta
xác định được bước nhảy điện thế, từ đó xác định được hàm lượng kiềm tổng theo hàm
lượng HClO4 0,1N dùng để chuẩn độ.

 Phạm vi ứng dụng

Tất cả các sản phẩm dầu nhờn

6.2.4. Phương pháp xác định đặc tính tạo bọt của dầu (ASTM D892)
 Ý nghĩa

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 43


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Phương pháp giúp xác định khả năng tạo bọt của mẫu dầu cũng như độ bền của
mẫu dầu tạo thành. Bọt tạo thành trong quá trình bơm vận chuyển dầu trong các hệ
thống, sự tạo thành bọt sẽ làm giảm diện tích bôi trơn qua đó làm giảm hiệu quả bôi
trơn của dầu nhớt.

Hình 6.5. Thiết bị xác định độ tạo bọt của dầu


 Nguyên lý

Tiến hành đo khả năng tạo bọt của dầu nhờn ở 2 nhiệt độ 24oC và 93,5oC. Cho
200ml( ở 24oC) và 180ml (ở 93,5 oC) dầu vào trong ống đong 1000ml sau đó đưa vào
bể ổn nhiệt. Sau đó thổi khí vào với tốc độ 94±5ml/phút trong 5 phút .

 Ngắt khí , đọc giá trị của bọt : thể hiện xu hướng tạo bọt
 Để ổn định 10 phút, đọc giá trị của bọt: thể hiện độ bền của bọt tạo thành
 Phạm vi ứng dụng

Tất cả các loại sản phẩm dầu nhờn, đặc biệt là đối với dầu thủy lực.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 44


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

6.2.5. Phương pháp xác định độ nhớt âm CCS (ASTM D5293)


 Ý nghĩa

Phương pháp này xác định độ nhớt biểu kiến của dầu động cơ và dầu gốc bằng
thiết bị khởi động mô phỏng ở nhiệt độ thấp (CCS) từ -5oC đến -35oC. Độ nhớt biểu
kiến CCS của dầu động cơ liên quan đến khả năng khởi động ở nhiệt độ thấp của động
cơ, tuy nhiên nó không phù hợp để dự đoán khả năng cháy ở nhiệt độ thấp để bơm dầu
động cơ và hệ thống phân phối dầu có thể hoạt động được.

Hình 6.6. Thiết bị xác định độ nhớt âm CCS

 Nguyên lý

Cho mẫu dầu vào cốc đặt vào vị trí, máy sẽ hút dầu lên. Đầu tiên sẽ tráng rửa dầu
của mẫu trước còn lại trong máy, sau đó dầu sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ xác định
đã đặt trước phụ thuộc vào từng mẫu dầu. Có 1 mô tơ khuấy cánh nón. Dựa vào ma sát
giữa dầu và cánh nón máy sẽ tính ra được độ nhớt của dầu.

 Phạm vi ứng dụng

Sử dụng chủ yếu cho các loại dầu động cơ

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 45


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

6.2.6. Phương pháp xác định điểm chớp cháy và bốc cháy cốc hở Cleveland (ASTM
D92)
 Ý nghĩa

Điểm chớp cháy chỉ là một trong những tính chất được xem xét trong khi đánh
giá toàn bộ nguy cơ cháy của nguyên liệu.Điểm chớp cháy được sử dụng trong vận
chuyển và các quy tắc an toàn để xác định các chất dễ bốc cháy và các chất dễ
cháy.Điểm chớp cháy có thể chỉ rõ sự có mă ̣t của chất dễ bay hơi hoă ̣c có thể bắt cháy
trong một chất tương đối khó bay hơi hoă ̣c không bắt cháy. Phương pháp này áp dụng

với tấtcả các sản phẩm dầu mỏ có điểm chớp cháy cốc hở trên 79oC và dưới 400oC.

Hình 6.7. Thiết bị đo điểm chớp cháy cốc hở (bên trái)


 Nguyên lý

Mẫu được đưa vào cốc đo nhiệt độ chớp cháy đến vạch định mức, sau đó bật
thiết bị gia nhiệt và chờ đến gần nhiệt độ dự đoán khoảng 40 độ C thì giảm tốc độ gia
nhiệt. Thử độ bắt cháy bằng ngọn lửa gas bằng cách bấm nút.

 Phạm vi ứng dụng

Tất cả các sản phẩm dầu nhờn

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 46


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

6.2.7. Phương pháp xác định hàm lượng nước vi lượng Karl Fischer (ASTM
D1292)
 Ý nghĩa

Hàm lượng nước trong dầu bôi trơn là một đặc trưng quan trọng đối với: dầu
thủy lực, dầu động cơ, dầu bánh răng, dầu biến thế,..Nước có lẫn trong dầu có thể làm
tăng khả năng oxi hóa của dầu, giảm khả năng bôi trơn do nước tạo nhũ với dầu nhờn.
Đặc biệt đối với dầu biến thế, nước sẽ làm thay đổi mạnh điện áp đánh thủng cũng như
hằng số điện môi của dầu làm dầu mất tác dụng.

Xác định được hàm lượng nước trong các sản phẩm dầu mỏ có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình tinh luyện, mua bán và vận chuyển sản phẩm dầu. Người ta
có thể xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn (ASTM D95);
tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng để xác định các mẫu dầu có hàm lượng nước
lớn. Để xác định hàm lượng nước rất nhỏ (ppm); người ta dùng phương pháp chuẩn độ
Karl Fischer

 Nguyên lý
 Theo thể tích: Sử dụng dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích và đưa ra kết quả
nhập vào máy tính để tính toán.
 Theo điện tích: Đo sự thay đổi điện tích khi cho mẫu dầu cần kiểm tra vào dung
dịch ban đầu.
 Phạm vi ứng dụng

Các loại dầu tuabin, dầu biến thế, dầu thủy lực

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 47


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 6.8. Thiết bị xác định hàm lượng nước vi lượng Karl Fischer

6.2.8. Phương pháp xác định độ ổn định oxy hóa


 Ý nghĩa

Trong quá trình làm việc một số loại dầu nhớt làm việc ở điều kiện khắc nghiệt
như nhiệt độ cao áp suất cao. Ở điều kiện như thế quá trình oxy hóa sẽ được thúc đẩy
làm giảm chất lượng của dầu nhờn. Phương pháp này sẽ đánh giá được độ ổn định của
sản phẩm dầu mỏ khi mới sản xuất hay trong quá trình sử dụng.

 Nguyên lý

Ta xác định thời gian để áp suất trong bom giảm 1 lượng là ΔP khi cho mẫu dầu
vào cốc có Cu trong điều kiện có O2 làm tác nhân oxy hóa. Áp suất giảm càng ít chứng
tỏ lượng oxy bị mất càng ít, dầu càng ổn định(Đối với mẫu dầu tua bin mới thì độ

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 48


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

giảm áp suất cho phép là <3,7psi) Thời gian càng dài thì độ ổn định oxy hóa của mẫu
dầu càng cao.

Hình 6.9. Thiết bị đo độ ổn định oxy hóa

 Phạm vi ứng dụng

Thường sử dụng cho các loại dầu biến thế và dầu tuabin

6.2.9. Phương pháp xác định độ nhớt ở nhiệt độ cao, độ cắt trượt cao HTHS (ASTM
D5481)
 Ý nghĩa

Xác định độ nhớt ở nhiệt độ cao HTHS đối với dầu động cơ: mô phỏng động cơ
ở nhiệt độ cao, lực cắt trượt lớn để đánh giá phụ gia, độ nhớt có tốt hay không.
 Nguyên lý

Mẫu kiểm tra sẽ được đưa vào các ống xylanh có đánh số ứng với từng mao
quản khác nhau trong thiết bị đo độ nhớt HTHS. Sau đó, dùng khí N2 nén đẩy mẫu
xuống mao quản để tráng rửa. Sau khi đã tráng rửa, dùng một lượng mẫu mới
tiến hành đo trong điều kiện nhiệt độ 150oC. Nhập các giá trị dự đoán để tính toán

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 49


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

ra áp suất cần đạt được trong thí nghiệm. Sau đó ghi lại giá trị thời gian để mẫu
chảy qua mao quản và tính toán ra giá trị độ nhớt của mẫu.

 Phạm vi ứng dụng

Các loại dầu nhờn động cơ làm việc ở điều kiện khắc nghiệt

Hình 6.10. Thiết bị đo độ nhớt HTHS

6.2.10. Phương pháp xác định khối lượng riêng, tỷ trọng, trọng lượng API của dầu
thô và các sản phẩm dầu mỏ lỏng (ASTM D4052)
 Ý nghĩa

Tỷ trọng là tỷ lệ giữa khối lượng riêng của dầu và khối lượng riêng của nước
tại cùng một điều kiện nhiệt độ. Khi biết được tỷ trọng của dầu, ta sẽ suy ra được
thể tích của mẫu dầu đó ở các nhiệt độ khác nhau hoặc là quy đổi thể tích của mẫu

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 50


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

dầu đó sang khối lượng. Điều này khá quan trọng đối với việc đo tính, vận chuyển
và buôn bán.

 Nguyên lý

Mẫu dầu sẽ được tiêm vào trong một ống hình chữ U. Nhờ chế độ chảy hay dao
động của mẫu dầu đó trong ống, thiết bị sẽ đo được khối lượng của mẫu dầu đó. Ống
chữ U theo tiêu chuẩn đã có thể tích, khối lượng mẫu dầu vừa tính toán được sẽ suy ra
tỷ trọng của mẫu dầu đó.

 Phạm vi ứng dụng

Tất cả các loại dầu nhờn và dầu gốc

Hình 6.11. Máy đo tỉ trọng tự động

6.2.11. Phương pháp xác định điểm đông đặc của các sản phẩm dầu mỏ (ASTM
D97)
 Ý nghĩa

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 51


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Nhiệt độ đông đặc liên quan đến khả năng khởi động của động cơ ở nhiệt độ
thấp và các vấn đề về bảo quản, tồn chứa và vận chuyển. Nhiệt độ đông đặc là chỉ
số đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị làm việc ở nhiệt độ thấp (xứ lạnh), các
máy lạnh trong công nghiệp chế biến thực phẩm đông lạnh…

 Phạm vi ứng dụng

Tất cả các loại dầu

Hình 6.12. Thiết bị đo điểm đông đặc tự động

6.2.12. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng kim loại Ca, Zn, Mg, P…
trong dầu bôi trơn bằng quang phổ phát xạ plasma ICP (ASTM D4951)
 Ý nghĩa

Hàm lượng kim loại có mặt trong dầu nhờn mới là xuất phát từ phụ gia, một
số loại phụ gia dầu nhờn có cấu tạo là phức của kim loại như phụ gia phân tán, tẩy
SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 52
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

rửa hay phụ gia cải biến ma sát. Trong quá trình sử dụng trong máy móc thiết bị
có xảy ra hiện tượng mài mòn các chi tiết dẫn đến trong dầu xuất hiện hàm lượng
kim loại nhất định.

Do vậy, việc xác định hàm lượng kim có trong dầu nhờn là một thông số
quan trọng để kiểm soát chất lượng của dầu mới, cũng như dầu đã qua sử dụng để
từ đó đánh giá tình trạng hoạt động của thiết bị để có những khuyến cáo sử dụng
dầu, các chế độ bôi trơn phù hợp với điều kiện vận hành của thiết bị.

 Nguyên lý

Pha loãng mẫu bằng kerosen, dùng khí agon hút mẫu lên qua ống mao quản rất
bé (bằng sợi tóc). Mẫu sẽ hóa mù, đi qua đèn đốt bằng thạch anh, các phân tử mẫu bị
ion hóa dao động phát xạ năng lượng sẽ được máy tính ghi lại và so sánh với chất
chuẩn đa nguyên tố sẽ xác định được thành phần các nguyên tố kim loại có trong mẫu.

Hình 6.13. Thiết bị phố phát xa plasma

Bên cạnh các thiết bị vừa kể trên, trong phòng VILAS 017 còn có các thiết bị
khác như thiết bị xác định ăn mòn tấm đồng, hàm lượng nước trong dầu bằng

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 53


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

chưng cất, chỉ số axit; các thiết bị cho tiêu chuẩn của mỡ nhờn như thiết bị xác
định nhiệt độ nhỏ giọt, độ xuyên kim, …

KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập tại nhà máy dầu nhờn Thượng Lý – Hải Phòng, dưới sự
hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong nhà máy và bằng sự tìm hiểu và quan sát
của mình, sau quá trình thực tập em đã thu được một số kết quả sau:

 Nắm được tổng quan về nhà máy về cơ cấu quản lý, tổ chức nhân sự và chức
năng của các bộ phận trong nhà máy.
 Nắm vững được tổng quan về định nghĩa, phân loại, mục đích sử dụng của các
loại dầu gốc, phụ gia và chất làm đặc.
 Nắm được quy trình pha chế dầu của nhà máy; sơ đồ dây chuyền sản xuất của
nhà máy.
 Tìm hiểu được về quy trình kiểm tra chất lượng và các chỉ tiêu chất lượng của
nhà máy, các phép thử để xác định chất lượng của phòng VILAS 17
 Có cái nhìn trực quan về hoạt động của một nhà máy, rút ra được nhiều kinh
nghiệm cho công việc của mình sau này

Trong quá trình thực hiện báo cáo này, mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng không thể
tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô để báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.

SVTH: Bùi Duy Hưng– 20142132 54

You might also like