You are on page 1of 85

LỜI CẢM ƠN

Đồ án tốt nghiệp là những gì đúc kết lại sau một quá trình học tập, nghiên cứu,
tự tìm hiểu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Kết thúc năm
năm học đại học, những gì mà thầy cô đã truyền đạt, dạy bảo chúng ta không chỉ là
những kiến thức chuyên ngành mà còn là những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm
ứng xử trong cuộc sống. Để đạt được những thành quả này, ngoài sự nỗ lực không
ngừng của bản thân, trước hết tôi xin chân thành biết ơn công lao của gia đình đã
tạo mọi điều kiện cho tôi chuyên tâm học hành trong suốt thời gian đi học, tôi xin
cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Công Nghệ Hóa Học - Dầu và Khí- Khoa
Hóa Kỹ Thuật - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng đã dạy dỗ chân tình và đã tạo
điều kiện cho tôi được làm Đồ án tốt nghiệp tại Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất. Cảm
ơn ban lãnh đạo nhà máy, các anh chị trong Phòng Đào tạo, Phòng Sản xuất, các
anh trong Area 2 của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất, đặc biệt là anh Trần Nguyên
Hoài Thu đã giao đề tài và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện Đồ
án tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện


Trương Đức Thọ
1
Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................6
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT .....................7
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƢỞNG THU HỒI PROPYLENE ....12
2.1 Giới thiệu về sản phẩm Propylene [4] .........................................................12
2.2 Giới thiệu về phân xƣởng thu hồi Propylene của NMLD Dung Quất ......14
2.2.1 Cơ sở thiết kế ...........................................................................................16
2.2.1.2 Đặc điểm của dòng nhập liệu ..........................................................17
2.2.1.3 Tiêu chuẩn sản phẩm .......................................................................19
2.2.1.4 Cân bằng vật chất ............................................................................20
2.2.1.5 Các điều kiện tại Battery limit ........................................................21
2.2.2 Thuyết minh quy trình [3] .....................................................................22
2.2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu .......................................................................22
2.2.2.2 Tháp C3/C4 Splitter (T-2101) ..........................................................23
2.2.2.3 De-ethanizer (T-2102) ......................................................................25
2.2.2.4 Tháp Propane/Propylene Splitter (T-2103) ...................................27
2.2.2.5 Hệ thống khử nƣớc (De-watering ) .................................................28
2.2.3 Giới thiệu về công nghệ tách Propane/Propylen của Nhà máy Lọc
Dầu Dung Quất .......................................................................................29
2.2.3.1 Sơ lƣợc về quá trình chƣng cất [1] .................................................29
2.2.3.2 Một số công nghệ thƣờng đƣợc sử dụng trong các tháp tách
Ethane/Ethylene và Propane/Propylene trên thế giới. ................30
2.2.3.3 Công nghệ tách Propane/Propylene của NMLD Dung Quất [3] .34
CHƢƠNG 3 TIẾN HÀNH MÔ PHỎNG PHÂN XƢỞNG THU HỒI
PROPYLENE BẰNG PHẦN MỀM HYSYS........................................................35

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


2
Đồ án tốt nghiệp

3.1 Giới thiệu về phần mềm Hysys .....................................................................35


3.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Hysys ....................................................................35
3.1.2 Những ƣu điểm của phần mềm Hysys ..................................................36
3.2 Các dữ liệu ban đầu .......................................................................................36
3.3 Tiến hành mô phỏng......................................................................................38
3.4 Kiểm tra và phân tích kết quả ......................................................................60
3.5 Kiểm tra sự vận hành của các tháp phân tách trong phân xƣởng khi
thêm các thông số thiết kế .............................................................................65
3.5.1 Thêm các thông số thiết kế .....................................................................65
3.5.2 Kiểm tra các thông số làm việc của đĩa ................................................70
3.6 Đánh giá khả năng đáp ứng của phân xƣởng thu hồi Propylene khi tăng
năng suất của phân xƣởng lên 120% năng suất thiết kế (với thành phần
nguyên liệu vào phân xƣởng không thay đổi). ............................................72
3.6.1 Đánh giá khả năng đáp ứng của bơm P-2101 ......................................72
3.6.2 Kiểm tra các thông số làm việc của đĩa trong các tháp để xác định
trạng thái làm việc của các tháp. ...........................................................74
3.6.2.1 Tháp C3/C4 Splitter (T-2101) .........................................................74
3.6.2.2 Tháp De-ethanizer (T-2102) ............................................................76
3.6.2.3 Tháp Propane/Propylene Splitter (T-2103) ...................................76
3.6.3 Đánh giá thiết bị trao đổi nhiệt E-2111.................................................79
3.6.4 Kết quả thu đƣợc khi tăng năng suất phân xƣởng lên 120% so với
năng suất thiết kế ....................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


3
Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ARU Amine Recovery Unit
CCR Continuous Catalytic Reformer
CDU Crude Distillation Unit
CNU Cautics Neutralization Unit
ECMD Enhanced Capacity Multiple Downcomer
EPC Engineering Procurement Construction
FO Fuel Oil
ISOM Isomerization
KTU Kerosene Treater Unit
LPG Liquefied Petroleum Gas
LTU LPG Treater Unit
NHT Naptha Hydrotreater
NMLD Nhà máy Lọc dầu
NTU RFCC Naphtha Treating Unit
PFD Process Flow Diagram
PRU Propylene Recovery Unit
RFCC Residue Fluid Catalytic Cracking Unit
SPM Single Point Mooring
SRU Sulfur Recovery Unit
SWS Sour Water Stripping
UOP Universal Oil Products

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


4
Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1 Sơ đồ tổng thể vị trí nhà máy lọc dầu Dung Quất. .......................................7
Hình 1.2 Lễ khởi công xây dựng các gói thầu EPC 1+2+3+4 ....................................8
Hình 1.3 Tiếp nhận chuyến tàu chở dầu thô đầu tiên của nhà máy ............................9
Hình 1.4 Lễ đón mừng dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất. ...9
Hình 1.5 Sơ đồ các phân xưởng chính trong nhà máy lọc dầu Dung Quất ..............11
Hình 2.1 Công thức cấu tạo Propylene .....................................................................12
Hình 2.2 Các nguồn thu nhận Propylene ..................................................................13
Hình 2.3 Phân xưởng PRU của nhà máy lọc dầu Dung Quất hướng Tây Bắc .........14
Hình 2.4 Phân xưởng PRU của nhà máy lọc dầu Dung Quất hướng Đông Bắc ......15
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ phân xưởng PRU của nhà máy .......................................16
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ cụm tháp tách T-2101 phân xưởng PRU của nhà máy ..23
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ cụm tháp tách T-2102 phân xưởng PRU của nhà máy ..25
Hình 2.8 Sơ đồ công nghệ cụm tháp tách T-2103 phân xưởng PRU của nhà máy ..27
Hình 2.9 Phương pháp chưng cất cổ điển .................................................................29
Hình 2.10 Chevron C2 Splitter Column ....................................................................30
Hình 2.11 Enhanced Capacity Multiple Downcomer Tray của UOP .......................31
Hình 2.12 Ống trao đổi nhiệt UOP's High Flux ........................................................31
Hình 2.13 ULTRA- FRAC tray ................................................................................32
Hình 2.14 Efficiency of ULTRA- FRAC trays in De-Propanizer service ................32
Hình 2.15 Overview of 6-Pass SUPPERFRAC tray .................................................33
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ phân xưởng PRU qua quá trình mô phỏng .....................59
Hình 3.2 Đường đặc tính của bơm P-2101 ...............................................................73

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


5
Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 Thành phần nhập liệu thiết kế cho phân xưởng PRU ................................18
Bảng 2.2 Thành phần tạp chất trong dòng nhập liệu thiết kế cho phân xưởng PRU 19
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn sản phẩm Propylene từ phân xưởng PRU ...............................20
Bảng 2.4 Cân bằng vật chất PRU ..............................................................................20
Bảng 2.5 Các điều kiện tại Battery limit đối với nhập liệu và các sản phẩm chính .21
Bảng 2.6 Độ tinh khiết mà sản phẩm có thể đạt được công nghệ SUPPERFRAC®
tích hợp Omni-Fit Technology của Koch- Glitsch.....................................34
Bảng 3.1 Thành phần dòng nguyên liệu tại nhà máy ................................................37
Bảng 3.2 Các thông số sử dụng trong mô phỏng của tháp T-2101 ...........................42
Bảng 3.3 Các thông số sử dụng trong mô phỏng của tháp T-2102 ...........................46
Bảng 3.4 Thông số các dòng ảo trong bài mô phỏng ................................................52
Bảng 3.5 Các thông số sử dụng trong mô phỏng của tháp T-2103 ...........................52
Bảng 3.6 Các công cụ Recycle có trong bài mô phỏng ............................................57
Bảng 3.7 Các thiết bị trộn có trong bài mô phỏng ....................................................57
Bảng 3.8 Các thiết bị chia dòng có trong bài mô phỏng ...........................................58
Bảng 3.9 Thành phần dòng sản phẩm thu được từ đỉnh tháp T-2101 .......................60
Bảng 3.10 Thành phần dòng sản phẩm thu được từ đáy tháp T-2101 (Mixed C4's) 61
Bảng 3.11 Thành phần dòng Propylene thu được từ tháp T-2103 ............................62
Bảng 3.12 Thành phần dòng sản phẩm LPG thu được ở phân xưởng PRU .............63
Bảng 3.13 Các thông số của dòng hồi lưu ở đỉnh tháp T-2103 ................................64
Bảng 3.14 Các thông số của dòng gia nhiệt ở đáy tháp T-2103 ...............................64
Bảng 3.15 Các thông số của dòng Propylene hồi lưu sau khi đi làm lạnh ở thiết bị 64
Bảng 3.16 Các thông số thiết kế đĩa của tháp T-2101 ..............................................65
Bảng 3.17 Các thông số thiết kế đĩa của tháp T-2102 ..............................................69
Bảng 3.18 Các thông số thiết kế đĩa của tháp T-2103 ..............................................70
Bảng 3.19 Thành phần (mô phỏng) của các dòng sản phẩm của phân xưởng PRU .80
Bảng 3.20 Lưu lượng (mô phỏng) của các dòng sản phẩm của phân xưởng PRU khi
tăng năng suất phân xưởng lên 120% năng suất thiết kế .........................80
Bảng 3.21 Thành phần của Propane mô phỏng được (dòng 21) ...............................81

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


6
Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển ngành công nghiệp Lọc- Hóa dầu là ngành công nghiệp mũi nhọn
được ưu tiên hàng đầu đối với đất nước ta hiện nay. Nhà máy lọc Dầu Dung Quất-
Nhà máy Lọc Dầu đầu tiên của nước ta đã được đưa vào sử dụng và vận hành ổn
định trong thời gian hơn hai năm. Trong những sản phẩm của nhà máy thì sản phẩm
Propylene hiện nay đang rất được quan tâm. Propylene có giá trị kinh tế cao hơn
xăng và Diesel, nó là nguyên liệu để sản xuất Polypropylene, đây là một trong số
những polymer được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới vì tính phổ dụng, giá thành
monomer thấp, giá thành sản xuất thấp, và các tính chất được ưa chuộng của nó.
Cho nên việc tạo ra và thu hồi tối đa lượng Propylene trong quá trình sản xuất sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhà máy. Chính vì vậy em quyết định chọn đề
tài “Đánh giá khả năng đáp ứng của phân xƣởng thu hồi Propylene khi tăng
năng suất lên 120% so với thiết kế bằng phần mềm Hysys”

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


7
Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NHÀ MÁY LỌC DẦU


DUNG QUẤT
Phát triển ngành công nghiệp Lọc - hóa dầu là một trong những chỉ số đánh giá
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa của mỗi quốc gia, bởi đây là ngành công
nghiệp mũi nhọn có vai trò nền tảng với những ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện
một nền kinh tế. Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu (NMLD) ở nước ta được Đảng và
Chính phủ chủ trương từ rất sớm, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng
và nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây
dựng NMLD Dung Quất còn là động lực to lớn để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi và các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và là điều kiện quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần đảm bảo hai nhiệm vụ
chiến lược hiện nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 08/01/1998 lễ động thổ khởi công xây dựng NMLD Dung Quất đã được
tiến hành tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Hình 1.1 Sơ đồ tổng thể vị trí nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Ngày 28/11/2005, lễ khởi công các gói thầu EPC 1+2+3+4 được tổ hợp các nhà
thầu Technip (gồm các nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


8
Đồ án tốt nghiệp

Bản) và Technicas Reunidas (Tây Ban Nha)) phối hợp với Petro Việt Nam tổ chức
tại hiện trường nhà máy.

Hình 1.2 Lễ khởi công xây dựng các gói thầu EPC 1+2+3+4
Ngày 30/11/2008, Tổng Công ty Dầu Việt Nam và Ban Quản lý dự án NMLD
Dung Quất tổ chức lễ đón nhận chuyến dầu thô đầu tiên vận hành chạy thử NMLD
Dung Quất. Đây là chuyến tàu dầu thô đầu tiên với khối lượng 80.000 tấn do
NMLD Dung Quất tiếp nhận tại phao rót dầu không bến một điểm neo (SPM) của
nhà máy.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


9
Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.3 Tiếp nhận chuyến tàu chở dầu thô đầu tiên của nhà máy
Trải qua rất nhiều khó khăn đến ngày 22/02/2009, lễ đón mừng dòng sản phẩm
thương mại đầu tiên của NMLD Dung Quất- NMLD đầu tiên của Việt Nam đã
được diễn ra.

Hình 1.4 Lễ đón mừng dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


10
Đồ án tốt nghiệp

Nhà máy được xây dựng với năng suất thiết kế là 6,5 triệu tấn/năm, tương
đương với 148000 thùng/ngày. Nguyên liệu của nhà máy có thể là 100% dầu thô
Bạch Hổ (Việt Nam) hoặc là hỗn hợp 85% dầu thô Bạch Hổ + 15% dầu chua Dubai.
Các phân xưởng công nghệ trong nhà máy gồm có:
Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU)
Phân xưởng xử lý Naphta bằng Hydro (NHT)
Phân xưởng đồng phân hóa Naphta nhẹ (ISOM)
Phân xưởng Reforming xúc tác liên tục (CCR)
Phân xưởng xử lý Kerosen (KTU)
Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi cặn chưng cất khí quyển (RFCC)
Phân xưởng xử lý Naphta của phân xưởng RFCC (NTU)
Phân xưởng xử lý LCO bằng hydro (LCO-HDT)
Phân xưởng xử lý LPG (LTU)
Phân xưởng thu hồi Propylen (PRU)
Phân xưởng tái sinh Amin (ARU)
Phân xưởng xử lý nước chua (SWS)
Phân xưởng trung hòa xút thải (CNU)
Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU)

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


11
Đồ án tốt nghiệp

ISOM

LCO
HDT

Hình 1.5 Sơ đồ các phân xưởng chính trong nhà máy lọc dầu Dung Quất
Các sản phẩm thương mại của nhà máy gồm có:
 Propylen
 Khí hóa lỏng LPG (cho thị trường nội địa)
 Xăng Mogas 92/95
 Dầu hỏa
 Nhiên liệu phản lực Jet A1
 Diezel ôtô
 Dầu đốt (FO)
 Lưu huỳnh

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


12
Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƢỞNG


THU HỒI PROPYLENE
2.1 Giới thiệu về sản phẩm Propylene [4]
Propylene (tên thông thường), có tên quốc tế là Propene là một hydrocacbon
không no, thuộc họ alken.
- Công thước phân tử: C3H6

Hình 2.1 Công thức cấu tạo Propylene


Propylene là một chất khí, không màu, không mùi, không tan trong nước, trong
dầu mỡ, dung dịch Amoni Đồng cũng như các chất lỏng phân cực như: Ether,
Etanol, Axeton, Fufurol...Do trong phân tử có liên kết , nhưng tan tốt trong nhiều
sản phẩm hóa dầu quan trọng, và là chất khí dễ cháy nổ.
Các thông số cơ bản của Propylene:
- Khối lượng phân tử: 42,08 đvC.
- Áp suất tới hạn: Pc = 4.7MPa.
- Nhiệt độ tới hạn: Tc = 92.30C.
- Độ nhớt(20oC, 1at): 0.3cSt
- Nhiệt độ sôi: -47.6oC
- Điểm bốc cháy: -108oC.
Các nguồn thu nhận Propylene chính [2]
Về cơ bản, toàn bộ lượng Propylene sử dụng cho công nghiệp hóa chất đều được
sản xuất từ các NMLD (cracking xúc tác) hoặc là đồng sản phẩm của Ethylene
trong các nhà máy cracking bằng hơi nước. Ngoài ra, còn những lượng Propylene
tương đối nhỏ được sản xuất bằng các phương pháp khác như: Tách Hyđrogen khỏi
Propane, phản ứng trao đổi Etylene – Butene, chuyển hoá từ Methanol.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


13
Đồ án tốt nghiệp

Trong một báo cáo thị trường của tập chí Nghiên cứu thị trường công nghiệp
hoá chất thế giới tháng 11-2003, thì sản lượng Propylene của thế giới khoảng 72
triệu tấn trong đó: 61% từ cracking bằng hơi nước (tỉ lệ Propylene:Ethylene là
3,5:10 đến 6,5:10); 36% từ NMLD; 3% các quá trình còn lại.

Hình 2.2 Các nguồn thu nhận Propylene


Propylene là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất Polypropylene. Đây là sản
phẩm có giá trị kinh tế rất cao (cao hơn so với xăng và Diesel). Vì vậy nên các nhà
máy lọc dầu trên thế giới đều rất chú trọng tới sản phẩm này. Phân xưởng RFCC
của nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng được tối ưu hóa vận hành nhằm mục đích thu
được tối đa lượng Propylene đế sản xuất Polypropylene.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


14
Đồ án tốt nghiệp

2.2 Giới thiệu về phân xƣởng thu hồi Propylene của NMLD Dung Quất

Hình 2.3 Phân xưởng PRU của nhà máy lọc dầu Dung Quất hướng Tây Bắc [3]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


15
Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.4 Phân xưởng PRU của nhà máy lọc dầu Dung Quất hướng Đông Bắc [3]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


16
Đồ án tốt nghiệp

2.2.1 Cơ sở thiết kế

Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ phân xưởng PRU của nhà máy [3]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


17
Đồ án tốt nghiệp

2.2.1.1 Năng suất phân xƣởng


Phân xưởng thu hồi Propylen (PRU) được thiết kế đế tách hỗn hợp C3/C4 (LPG)
đã xử lý tạp chất thành phân đoạn C4 ( Mixed C4's), Propane và Propylene, và làm
tinh khiết Propylene đạt đến yêu cầu tổng hợp polymer (tối thiểu 99,6% khối
lượng).
Phân xưởng PRU với năng suất thiết kế là 77240 kg/h, sản suất được 19535 kg/h
Propylene đạt tiêu chuẩn sản xuất polymer (Polymer Grade Propylene) (dầu Bạch
Hổ - chế độ thu hồi xăng tối đa).
Khi phân xưởng PRU vận hành ở thành phần nhập liệu thiết kế, sẽ được mô tả ở
phần sau, và ở năng suất thiết kế thì thu hồi được tối thiểu 96% khối lượng
Propylene.
Phân xưởng PRU có thể vận hành ở năng suất tối thiểu (turndown) là 50% năng
suất nhập liệu thiết kế.
2.2.1.2 Đặc điểm của dòng nhập liệu
Dòng nhập liệu cho phân xưởng PRU là dòng C3/C4 LPG đã qua xử lý đến từ
phân xưởng LTU.
2.2.1.2.1 Thành phần nhập liệu thiết kế
Thành phần nhập liệu thiết kế cho phân xưởng PRU, tương ứng với trường hợp
sử dụng dầu thô Bạch Hổ và chạy ở chế độ thu hồi xăng tối đa, như sau:

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


18
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 2.1 Thành phần nhập liệu thiết kế cho phân xưởng PRU
Thành phần Đơn vị Hàm lượng
Metane %wt 0
Ethane %wt 0,58
Etylen %wt 0,01
Acetylen ppm (wt) 1
Propane %wt 7,94
Propylen %wt 26,24
Metyl Acetylen ppm (wt) 30
Propadien ppm (wt) 10
Iso-Butane %wt 19,01
n-Butane %wt 7,51
iso-Buten %wt 8,52
1-Buten %wt 8,18
Cis-2-Buten %wt 8,39
Trans-2-Buten %wt 12,77
1,2 Butadien %wt 0,14
Penten %wt 0,59
Pentane %wt 0,11
C6+ %wt 0

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


19
Đồ án tốt nghiệp

Thành phần tạp chất như sau:


Bảng 2.2 Thành phần tạp chất trong dòng nhập liệu thiết kế cho phân xưởng PRU
Thành phần Hàm lượng Dạng tạp chất
H2 S 0,5 ppm (wt) (dạng Lưu huỳnh)
Mercaptan 15 ppm (wt) (dạng Lưu huỳnh)
Cacbony sunfit 0,5 ppm (wt) (dạng Lưu huỳnh)
Lưu huỳnh tổng 16 ppm (wt) (dạng Lưu huỳnh)
Nước tự do 30 ppm (wt)
Asin (Arsine) 35 ppb (wt)
Posphine 35 ppb (wt)
Antimon 0
Oxy 0
Nitơ 0
Hydro 0
CO 0
CO2 1 ppm (wt)
Oxygenates 2 ppm (wt)
Clo 2 ppm (wt)
Amoniac 2 ppm (wt)
Kiềm, như Na+ 1 ppm (wt)
Hóa chất thêm vào 0
Độ ăn mòn tấm đồng mẫu 1 max

Ghi chú: %wt: phần trăm khối lượng, ppm (wt): phần triệu khối lượng, ppb (wt):
phần tỷ khối lượng.
2.2.1.2.2 Năng suất nhập liệu thiết kế
Năng suất nhập liệu thiết kế cho phân xưởng PRU là 77240 kg/h khi vận hành
với nhập liệu có thành phần nêu ở trên.
2.2.1.3 Tiêu chuẩn sản phẩm
Phân xưởng PRU được thiết kế để sản xuất Propylen đủ tiêu chuẩn sản xuất
polyme (Polymer Grade Propylene) và hỗn hợp C4 (Mixed C4's) để phối trộn cho
xăng. Để sản phẩm đạt tiêu chuẩn sau đây thì nhập liệu thiết kế được xác định ở
trên. Năng suất thiết kế của phân xưởng PRU là 19535 kg/h của Propylene.
Tiêu chuẩn sản phẩm Propylene từ phân xưởng PRU như sau:

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


20
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn sản phẩm Propylene từ phân xưởng PRU
Thành phần Đơn vị Tiêu chuẩn
Propylene %wt 99,6 min
Tổng lượng parafine %wt 0,4 max
Metane ppm (wt) 20 max
Etylene ppm (wt) 25 max
Ethane ppm (wt) 300 max
Acetylen, metyl acetylen ppm (wt) 5 max
C4+ ppm (wt) 50max
Hydro ppm (wt) 20 max
Nitơ ppm (wt) 100 max
CO ppm (wt) 0,33 max
CO2 ppm (wt) 1 max
Oxy ppm (wt) 1 max
Nước ppm (wt) bão hòa
Oxygenates ppm (wt) 15 max
Clo ppm (wt) 1 max
Lưu huỳnh tổng ppm (wt) 1 max
COS ppm (wt) 2 max
Asin (Arsine) ppm (wt) 0,03 max
Phosphine ppm (wt) 0,03 max

Tiêu chuẩn Mixed C4's: Hỗn hợp của C4 từ PRU chứa không quá 1% khối lượng
của C3 và các cấu tử nhẹ hơn.
2.2.1.4 Cân bằng vật chất
Bảng 2.4 Cân bằng vật chất PRU
Vào PRU
Treated LPG vào PRU 77240 kg/h
Ra PRU
Propylen 19580 kg/h
Mixed C4's 16827 kg/h
LPG sản phẩm 39972 kg/h
Off-gas 828 kg/h
Nước vào OWS 33 kg/h

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


21
Đồ án tốt nghiệp

2.2.1.5 Các điều kiện tại Battery limit


Bảng 2.5 Các điều kiện tại Battery limit đối với nhập liệu và các sản phẩm chính
Điều kiện vận hành
Tên dòng
Áp suất (kg/cm2g) Nhiệt độ, oC
Treated LPG vào PRU 14,5 (tối thiểu) 40
Propylen 28 40
Mixed C4's 6,1 40
LPG sản phẩm 15,5 39

2.2.1.6 Đặc điểm thiết kế


Phân xưởng PRU có những đặc điểm thiết kế sau:
 Sự tích hợp nhiệt: Nhiệt cho De-ethanizer Reboiler (E-2108) và De-ethanizer
Blowoff Preheat (E-2107) được cung cấp bởi dòng naphtha nặng từ bơm hồi
lưu của tháp tách chính phân xưởng cracking xúc tác (RFCC).
 Bơm nhiệt: Thiết kế phân xưởng PRU được dựa trên khái niệm bơm nhiệt
cho tháp tách Propane/Propylene, là việc cung cấp hoạt động cho nồi sôi lại
bằng cách chuyển nén cơ học (cơ năng) của sản phẩm đỉnh sang năng lượng
nhiệt (tiết kiệm năng lượng), và sử dụng một tuabin hơi nước không ngưng
cho máy nén chính của bơm nhiệt (the main heat pump compressor). Hơi ở
đỉnh của tháp tách Propane/Propylene được đưa vào máy nén hơi thông qua
bình nhập liệu của máy nén. Hơi ra khỏi máy nén được khử quá nhiệt và
ngưng tụ trong bình đun sôi lại của tháp tách C3 và trong thiết bị ngưng tụ của
Propylen làm lạnh bằng nước. Propylene sau khi ngưng tụ đi vào bình hoàn
lưu của tháp tách Propane/Propylene. Một phần lỏng được lấy ra từ bình hoàn
lưu và được bơm đến Battery limit làm sản phẩm Propylene sau khi được làm
sạch trong hệ thống tinh chế Propylene (là một vessel chứa chất hấp phụ).
 Tháp tách Propane/Propylene: Đĩa của tháp tách Propane/Propylene (T-
2103) là loại đĩa Enhanced Capacity Multiple Downcomer (ECMD) của UOP,
còn thiết bị đun sôi lại kiểu High Heat Flux Tubes của UOP.
 Phương án vận hành khác: Phương án vận hành cho phân xưởng PRU, một
đường bypass qua tháp De-ethanizer (T-2102) sẽ cho phép tiếp tục vận hành
tháp C3/C4 (T-2101) trong tình huống tháp tách Propane/Propylene (T-2103)
bị dừng. Trong trường hợp này, một phần lỏng của bình hoàn lưu từ tháp tách
C3/C4 được bơm bởi bơm hoàn lưu P-2102A/B vào tháp T-2101 làm dòng
hoàn lưu, một phần khác được đưa trực tiếp vào thiết bị làm lạnh
Propane/Propylene bằng nước (E-2109) bằng cách chuyển đổi (switching) các
van tay trên đường bypass qua T-2102. Hỗn hợp C3 đi ra từ E-2109, sau khi

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


22
Đồ án tốt nghiệp

được trộn với hỗn hợp C4 từ thiết bị làm lạnh E-2104 ở dòng sản phẩm đáy
tháp T-2101, được đưa tới LPG Sphere bằng cách chuyển đổi các van tay trên
đường bypass qua T-2103.
2.2.2 Thuyết minh quy trình [3]
2.2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Dòng C3/C4 LPG đã qua xử lý đến từ phân xưởng xử lý LPG (LTU) được nhập
vào bình nhận LPG (D-2101).
D-2101 làm việc thông thường ở 14 kg/cm2g. Áp suất thấp hơn điểm cài đặt thì
dòng khí giàu C2 từ tháp De-ethanizer (dòng ra của E-2107) được thêm vào. Áp suất
cao hơn điểm cài đặt, khí thải được xả vào hệ thống khí nhiên liệu.
Trong trường hợp vận hành khác (tháp De-ethanizer và tháp tách
Propane/Propylene không hoạt động), khí ở đỉnh (hỗn hợp C3 và phần nhẹ hơn) từ
tháp tách C3/C4 (T-2101) được dùng làm nguồn tạo áp cho việc điều khiển áp suất
của D-2101 thay cho dòng khí giàu C2.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


23
Đồ án tốt nghiệp

2.2.2.2 Tháp C3/C4 Splitter (T-2101)

Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ cụm tháp tách T-2101 phân xưởng PRU của nhà máy [3]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


24
Đồ án tốt nghiệp

Dòng C3/C4 LPG từ D-2101 được chuyển đến T-2101 bằng bơm nhập liệu P-
2101A/B. Nguyên liệu của tháp được tiền gia nhiệt trong thiết bị trao đổi nhiệt giữa
dòng nhập liệu và dòng sản phẩm đáy của tháp tách C3/C4 (E-2101) và sau đó đi vào
tháp T-2101 tại đĩa 12. Trong T-2101, hỗn hợp C3/C4 được tách thành C3 với phần
nhẹ hơn ở đỉnh và C4 với phần nặng hơn ở đáy.
Tháp T-2101 có 33 đĩa và được vận hành (thiết kế) ở áp suất 23,5 kg/cm2_g ở
đỉnh tháp, điều kiện cho phép ngưng tụ hoàn toàn hơi ở đỉnh bằng nước lạnh.
Hơi đi ra từ đỉnh tháp T-2101 được ngưng tụ hoàn toàn trong thiết bị ngưng tụ
sản phẩm đỉnh của tháp tách C3/C4 (E-2102A-D), thiết bị ngưng tụ bằng nước lạnh,
và đi vào bình hoàn lưu của tháp tách (D-2102) là nơi lỏng hydrocacbon và pha
nước được tách ra.
Một phần của dòng lỏng từ D-2102 được bơm bằng bơm hoàn lưu của tháp tách
C3/C4 (P-2101A/B) làm dòng hoàn lưu cho tháp T-2101 và phần còn lại, hỗn hợp C3
và các thành phần nhẹ hơn được bơm đến De-ethanizer.
Nhiệt độ sôi lại (reboiler heat) được cung cấp bởi hai thiết bị đun sôi lại hoạt
động song song. Thiết bị đun sôi lại của tháp tách C3/C4 (E-2103A/B) được gia
nhiệt bằng dòng steam thấp áp.
Sản phẩm đáy của T-2101 là Mixed C4's, sau khi trao đổi nhiệt với dòng nhập
liệu của T-2101, được làm lạnh trong thiết bị làm lạnh sản phẩm đáy (E-2104) trước
khi được đưa đến bồn chứa. Dòng Mixed C4's từ T-2101 được chia thành 2 dòng sau
khi được làm lạnh trong E-2104, một phần Mixed C4's được đưa trực tiếp đến
Mixed C4's Sphere và phần còn lại được đưa đến LPG Sphere với dòng Propane từ
đáy tháp tách Propane/Propylene.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


25
Đồ án tốt nghiệp

2.2.2.3 De-ethanizer (T-2102)

Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ cụm tháp tách T-2102 phân xưởng PRU của nhà máy [3]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


26
Đồ án tốt nghiệp

Một phần của lỏng ngưng tụ, gồm hỗn hợp C3 và các phần nhẹ hơn, từ D-2102
được bơm bằng bơm nhập liệu của tháp De-ethanizer (P-2103A/B) vào đĩa số 21
của tháp De-ethanizer (T-2102). Hơi C2 và các phần nhẹ hơn được lấy ra ở đỉnh
tháp.
Tháp T-2102 có 66 đĩa và làm việc ở áp suất 27 kg/cm2_g tại đỉnh tháp. Hơi đi
ra từ đỉnh tháp T-2102 được ngưng tụ một phần trong thiết bị ngưng tụ sản phẩm
đỉnh của tháp De-ethanizer (E-2106) (làm lạnh bằng Propylene từ bình hoàn lưu của
tháp tách Propane/Propylene), và đi vào bình hoàn lưu của tháp De-ethanizer (D-
2103) là nơi lỏng hydrocacbon, nước và pha hơi được tách riêng. Thiết bị trao đổi
nhiệt (E-2107) được cung cấp nhiệt từ dòng naphtha nặng từ phân xưởng cracking
xúc tác (RFCC).
Lỏng hydrocacbon từ D-2103 được bơm bằng bơm hoàn lưu của tháp De-
ethanizer (P-2104A/B) làm dòng hoàn lưu cho T-2101.
Nhiệt độ sôi lại được cung cấp bởi bình đun sôi lại tháp De-ethanizer (E-2108),
được gia nhiệt từ dòng naphtha nặng từ RFCC. Nhiệt đưa vào E-2108 được điều
khiển bởi bộ điều khiển trên đĩa nhạy cảm (đĩa 63) của T-2102, nhằm loại bỏ được
thành phần Ethane trong sản phẩm đáy.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


27
Đồ án tốt nghiệp

2.2.2.4 Tháp Propane/Propylene Splitter (T-2103)

Hình 2.8 Sơ đồ công nghệ cụm tháp tách T-2103 phân xưởng PRU của nhà máy [3]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


28
Đồ án tốt nghiệp

Sản phẩm đáy của T-2102 là hỗn hợp C3, sau khi làm nguội trong thiết bị làm
nguội Propane/Propylene bằng nước (E-2109), trao đổi nhiệt với dòng Propylene
hoàn lưu (E-2110) trước khi được đưa trực tiếp vào đĩa 142 của tháp tách T-2103 là
nơi quá trình tách giữa Propane và Propylene diễn ra.
Tháp T-2103 có 190 đĩa theo kiểu Enhanced Capacity Multiple Downcomer
(ECMD) của UOP và làm việc ở 9 kg/cm2G tại đỉnh tháp. Tháp cũng được lắp đặt
một hệ thống bơm nhiệt.
Hơi Propylene rời khỏi đỉnh tháp T-2103 được trộn với hơi từ E-2106 và từ bình
hoàn lưu của tháp tách T-2103 (D-2105) sau đó đưa đến bình nhập liệu của máy nén
C-2101 chạy bằng tuabin hơi nước không ngưng tụ (non-condensing back pressure
steam turbine).
Khí sau khi nén được chia thành 2 dòng. Một dòng được đưa đi dưới điều khiển
lưu lượng như tác nhân nóng đến bình sôi lại của tháp tách C3 (E-2111), bộ trao đổi
nhiệt kiểu ống UOP's High Flux, và sau đó đến bình hoàn lưu D-2105. Phần còn lại
được đưa đến thiết bị ngưng tụ Propylene (E-2112A-F), được làm lạnh bằng nước
và đi đến D-2105. Áp suất trong tháp T-2103 được duy trì bởi một van điều khiển
áp suất tại đầu ra của E-2112A-F điều chỉnh dòng Propylene ngưng tụ quay lại D-
2105.
Lỏng Propylene từ D-2105 được chia thành hai số dòng. Một dòng dưới áp suất
của D-2105 được làm lạnh trong E-2110 và sau đó được tách ra làm hai dòng. Phần
đầu được đưa đến T-2103 làm hoàn lưu dưới điều khiển dòng, phần thứ hai được
đưa đến E-2106 như tác nhân lạnh. Một dòng khác rời D-2105 được bơm bằng bơm
Propylene (P-2106A/B), một thiết bị hấp thụ với lớp xúc tác đơn, là nơi những tạp
chất (như COS, arsenic, các hợp chất phốt pho) được loại bỏ. Propylene tinh khiết
được đưa đến các bình cầu chứa Propylen.
Propane từ đáy T-2103 được bơm bằng bơm P-2105A/B được đưa đến LPG
Sphere cùng với Mixed C4's từ đáy T-2101.
2.2.2.5 Hệ thống khử nƣớc (De-watering )
Mục đích của hệ thống De-watering là cho phép việc xả nước không thường
xuyên từ D-2101, D-2102 và D-2103 trong khi đó cung cấp khả năng bảo vệ nhằm
chống lại khả năng lẫn vào của các hydrocacbon dễ bay hơi trong nước. Những
vessel này có 1 ngăn (boots) gom nước tách ra từ lỏng hydrocacbon phụ thuộc vào
nước trong mỗi dòng nhập liệu.
Tại PRU được cung cấp hai De-watering vessel. D-2106 được cung cấp cho
dòng nước thường xuyên từ D-2101. D-2107 được cung cấp cho dòng nước không

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


29
Đồ án tốt nghiệp

thường xuyên từ D-2102 và D-2103. Nước chứa trong D-2106 và D-2107 sẽ được
xả vào cống nước nhiễm dầu (OWS).
Việc xả nước từ D-2101, D-2102 và D-2103 được thực hiện bằng tay sử dụng
thiết bị đo mức và van cầu đến bình khử nước tương ứng. Bình khử nước được lắp
đặt thêm ống ruột gà dẫn hơi nước để hóa hơi tất cả các hydrocacbon đến đuốc và
nước thu hồi được đưa đến OWS bằng tay sử dụng thiết bị đo mức.
2.2.3 Giới thiệu về công nghệ tách Propane/Propylen của Nhà máy Lọc Dầu
Dung Quất
2.2.3.1 Sơ lƣợc về quá trình chƣng cất [1]
Chưng cất là phương pháp dùng để tách hỗn hợp các chất lỏng cũng như các hỗn
hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu
tử trong hỗn hợp.
Khi ta chưng cất ta có thể thu được hai hay nhiều sản phẩm tùy thuộc vào số
lượng cấu tử có trong hệ và mục đích của người tiến hành. Đối với trường hợp
chưng hai cấu tử thì sản phẩm đỉnh gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một phần rất ít
cấu tử có độ bay hơi bé, còn sản phẩm đáy thì gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một
phần rất ít cấu tử có độ bay hơi lớn.

Hình 2.9 Phương pháp chưng cất cổ điển [5]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


30
Đồ án tốt nghiệp

Để tách hai cấu tử có độ bay hơi khác nhau ít thì chúng ta phải sử dụng
những tháp tách có nhiều bậc thay đổi nồng độ (nhiều đĩa). Ví dụ như tháp tách C2
Splitter dùng để tách hỗn hợp cấu tử Ethane/Ethylene của công ty Chevron ở New
York của Mỹ có tới 164 đĩa. [6]

Hình 2.10 Chevron C2 Splitter Column [6]


2.2.3.2 Một số công nghệ thƣờng đƣợc sử dụng trong các tháp tách
Ethane/Ethylene và Propane/Propylene trên thế giới.
 Công nghệ Enhanced Capacity Multiple Downcomer (ECMD) trays and
High Flux Tubing của UOP. Công nghệ này có nhiều ưu điểm là có hiệu suất rất
cao, hệ số truyền nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng loại ống High Flux Tubing
của UOP sẽ cao hơn từ ba đến năm lần so với thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng các loại
ống thông thường, sử dụng công nghệ này còn giảm được khoảng cách giữa hai đĩa
so với các loại tháp thông thường từ đó sẽ giảm được chiều cao của tháp tách. [6]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


31
Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.11 Enhanced Capacity Multiple Downcomer Tray của UOP [6]

Hình 2.12 Ống trao đổi nhiệt UOP's High Flux [6]
 Công nghệ ULTRA- FRAC® của Koch- Glitsch. Công nghệ này có ưu điểm
là hiệu suất tối đa mà đĩa có thể đạt được ở trong vùng hỗn hợp tốt lên tới 100%. [7]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


32
Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.13 ULTRA- FRAC tray [7]


Hiệu suất tương ứng với độ ngập lụt mà loại đĩa này có thể đạt được

Hình 2.14 Efficiency of ULTRA- FRAC trays in De-Propanizer service [7]


 Công nghệ SUPPERFRAC® tích hợp Omni-Fit Technology của Koch-
Glitsch với ưu điểm là Tray Spacing thấp, độ tinh khiết của sản phẩm cao. [8]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


33
Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.15 Overview of 6-Pass SUPPERFRAC tray [8]


Với sơ đồ công nghệ

Hình 2.16 Sơ đồ công nghệ đơn giản của C3 splitter [8]

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


34
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 2.6 Độ tinh khiết mà sản phẩm có thể đạt được công nghệ SUPPERFRAC®
tích hợp Omni-Fit Technology của Koch- Glitsch [8]

2.2.3.3 Công nghệ tách Propane/Propylene của NMLD Dung Quất [3]
Tháp tách Propane/Propylene (T-2103) của NMLD Dung Quất được thiết kế với
190 đĩa theo kiểu Enhanced Capacity Multiple Downcomer (ECMD) trays của UOP
và làm việc ở 9 kg/cm2_g tại đỉnh tháp. Tháp cũng được tích hợp bộ trao đổi nhiệt
kiểu ống UOP's High Flux cho thiết bị gia nhiệt ở đáy tháp T-2103. Đây là một
trong những công nghệ hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực phân tách những cấu
tử có độ chênh lệch nhỏ về độ bay hơi tương đối.
Tháp tách Propane/Propylen của nhà máy có 190 đĩa nhưng chiều cao của tháp
chỉ có 81,3m là do Tray Spacing của loại đĩa ECMD này chỉ có 330mm so với
610mm của các loại đĩa thông thường. Chỉ với một tháp tách 190 đĩa nhưng độ tinh
khiết của sản phẩm Propylene tối thiểu đã đạt tới 99,6% (đảm bảo tiêu chuẩn sản
xuất Polylmer Grade Propylene) và hiệu suất thu hồi Propylen tối thiểu của phân
xưởng là 96%. Qua những thông số trên ta thấy rằng ECMD là loại đĩa có hiệu suất
cao, có Tray Spacing nhỏ nên sẽ giảm được số đĩa trong tháp cũng như chiều cao
của tháp, từ đó giảm được chi phí xây dựng, lắp đặt cũng như chi phí vận hành của
phân xưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà máy. Chính vì vậy mà việc lựa chọn
công nghệ Enhanced Capacity Multiple Downcomer (ECMD) trays của UOP cho
phân xưởng PRU của nhà máy là hoàn toàn chính xác.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


35
Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 3 TIẾN HÀNH MÔ PHỎNG PHÂN


XƢỞNG THU HỒI PROPYLENE BẰNG PHẦN
MỀM HYSYS
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn các sản phẩm dầu mỏ cả về số lượng và chất
lượng, chúng ta phải không ngừng cải tiến về công nghệ và phương pháp sản xuất.
Vì vậy, các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án thiết kế được tiến hành, và
cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, với những máy tính
tốc độ cao, các hệ điều hành siêu việt, các lập trình viên đã góp phần to lớn cho sự
ra đời của các phần mềm mô phỏng.
Trước đây để lên kế hoạch cho một dự án đòi hỏi rất nhiều thời gian, và khả
năng thực hiện dự án đó là khó có thể thể biết trước được. Nhưng khi các phần mềm
mô phỏng ra đời, thì công việc trở nên nhẹ nhàng đi rất nhiều, chúng ta có thể mô
phỏng hoạt động của các nhà máy trong các chế độ vận hành khác nhau, thay đổi
các thông số làm việc của bất kỳ đơn vị hoạt động nào mà không ảnh hưởng đến
quá trình hoạt động chung của nhà máy. Ngoài ra, với những tính năng của các phần
mềm mô phỏng ta có thể thiết kế được các dự án khác nhau, tìm được phương án tối
ưu, nhanh, cho kết quả khả quan và đạt hiệu quả kinh tế, quan trọng hơn nữa là áp
dụng được cho hầu hết các lĩnh vực của ngành dầu khí và các ngành công nghệ hoá
học, đảm bảo được tính khả thi cho những kế hoạch lớn sẽ được thực hiện trong
tương lai.
3.1 Giới thiệu về phần mềm Hysys
3.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Hysys
Hysys là phầm mềm chuyên dụng dùng để tính toán và mô phỏng công nghệ
được dùng cho chế biến dầu và khí, trong đó các quá trình xử lý và chế biến khí
được sử dụng nhiều nhất.
Hysys chạy trên Windows là phiên bản mới của Hysim, phần mềm này trước
đây dùng trên hệ điều hành Dos.
Hysys là sản phẩm của công ty Hyprotech-Canada thuộc công ty AEA
Technologie Engineering Software - Hyprotech Ltd. Bây giờ, nó đã được mua lại
bởi hãng Aspentech của Mỹ nằm trong gói phần mềm Aspen one. Là một phần
mềm có khả năng tính toán đa dạng, cho kết quả có độ chính xác cao, đồng thời
cung cấp nhiều thuật toán sử dụng, trợ giúp trong quá trình tính toán công nghệ,
khảo sát các thông số trong quá trình thiết kế nhà máy chế biến khí. Ngoài thư viện
có sẵn, Hysys cho phép người sử dụng tạo các thư viện riêng rất thuận tiện cho việc

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


36
Đồ án tốt nghiệp

sử dụng. Ngoài ra Hysys còn có khả năng tự động tính toán các thông số còn lại nếu
thiết lập đủ thông tin. Đây chính là điểm mạnh của Hysys giúp người sử dụng tránh
những sai sót và đồng thời có thể sử dụng những dữ liệu ban đầu khác nhau.
3.1.2 Những ƣu điểm của phần mềm Hysys
Hysys cho độ chính xác rất cao. Trong Hysys việc mô phỏng được hướng dẫn
một cách cặn kẽ trong quá trình làm nền tương đối đơn giãn, Hysys có khả năng báo
lỗi bằng màu đỏ tại các thiết bị mô phỏng khi ta nhập dữ liệu không hợp lệ hoặc
nhập thiếu dữ liệu. Việc điều hành và tính toán các thông số công nghệ của dòng và
các thiết bị trong nhà máy mang tính logic cao, việc thêm bớt các thiết bị cũng đơn
giản và không cần đòi hỏi nhập lại các số liệu ban đầu cũng như thiết lập một quy
trình. Khi mô phỏng thì Hysys có các khả năng sau:
 Khả năng tính toán các thông số còn lại khi đã biết đủ các thông số liên quan:
trong Hysys, người ta đã lập ra nhiều mô hình nhiệt động và phương trình tính
toán các đặc trưng lý hoá của tất cả các cấu tử và hợp chất.
 Khả năng tính toán hai chiều và khả năng sử dụng thông tin một phần:
chương trình chia làm nhiều phần nhỏ (các đơn vị unit khác nhau). Mỗi unit là
một thiết bị như: tháp chưng cất, máy nén, bình tách,... có khả năng xác định
xem các thông số nào đã biết hoặc các thông số nào có thể tính toán từ các
dòng nối với các unit đó.
 Khả năng truyền dữ liệu: khi Hysys được cung cấp thêm một thông tin mới,
chương trình lập tức sẽ thực hiện các tính toán có thể rồi chuyển kết quả mới
này tới các thiết bị sử dụng chúng. Trong quá trình chạy, Hysys sẽ thực hiện
việc truyền dữ liệu và các phép tính lặp để đưa ra kết quả tối ưu từ những
thông số mà người mô phỏng nhập vào.
 Khả năng tự động tính toán lại: Khi người mô phỏng loại bỏ một thông số
hoặc một thiết bị nào đó, Hysys sẽ tự động loại bỏ tất cả các thông số tính toán
được từ các thông số cũ và giả định chúng là chưa biết. Các thông số không
liên quan đến thông số bị loại bỏ sẽ vẫn được giữ lại.
Hysys được thiết kế sử dụng cho hai trạng thái mô phỏng
 Steady Mode: Trạng thái tỉnh, sử dụng thiết kế công nghệ cho một quá trình.
 Dynamic Mode: Trạng thái động, mô phỏng thiết bị hay quy trình ở trạng
thái vận hành liên tục, khảo sát sự thay đổi các đáp ứng của hệ thống theo sự
thay đổi của một vài thông số.
3.2 Các dữ liệu ban đầu
Dòng nguyên liệu vào phân xưởng có lưu lượng là 86587,1 kg/h tại nhiệt độ
30,129 oC và áp suất là 13,998 kg/cm2_g.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


37
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.1 Thành phần dòng nguyên liệu tại nhà máy
Analyte Result Unit
Methane 0.000 mol%
C6+ 0.000 mol%
Ethane 0.000 mol%
Ethylene 0.000 mol%
Propane 10.671 mol%
Propylene 30.486 mol%
i-Butane 19.111 mol%
n-Butane 9.754 mol%
propadiene 0.000 mol%
Acetylene 0.000 mol%
Trans-2-Butene 8.468 mol%
1-Butene 6.491 mol%
i-Butene 7.288 mol%
Cis-2-Butene 6.300 mol%
i-Pentane 0.973 mol%
n-Pentane 0.020 mol%
1,2-Butadiene 0.000 mol%
1,3-Butadiene 0.100 mol%
Methyl Acetylene 0.000 mol%
1-Pentene 0.030 mol%
Cis-2-Pentene 0.109 mol%
Ethyl Acetylene 0.000 mol%
Trans-2-Pentene 0.198 mol%

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


38
Đồ án tốt nghiệp

3.3 Tiến hành mô phỏng


Chọn mô hình nhiệt động SRK

Nhập các cấu tử có trong bài toán

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


39
Đồ án tốt nghiệp

Vào môi trườg mô phỏng

Nhập thành phần dòng nguyên liệu

Ta tiến hành cài đặt các thiết bị có trong phân xưởng kèm theo các thông số hoạt
động của chúng:

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


40
Đồ án tốt nghiệp

Bình thu gom D-2101

Bơm P-2101

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


41
Đồ án tốt nghiệp

Nhập deltaP =10,1 kg/cm2

Thiết bị trao đổi nhiệt dạng Heat Exchange E-2101

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


42
Đồ án tốt nghiệp

Chọn tổn thất áp suất cho dòng trong và ngoài ống là 0,7 kg/cm2

Cài đặt tháp C3/C4 spliter (T-2101) với 27 đĩa lý thuyết (việc tính toán số đĩa lý
thuyết được trình bày trong file tính toán)
Bảng 3.2 Các thông số sử dụng trong mô phỏng của tháp T-2101
Tên tháp T-2101
Số đĩa lý thuyết 27
Nạp liệu đĩa số 9
Áp suất đỉnh 19,788 kg/cm2_g
Áp suất đáy 20,049 kg/cm2_g
Áp suất Condenser (D-2102) 19,488 kg/cm2_g
Dòng nạp liệu 2
Dòng sản phẩm đỉnh 7
Dòng sản phẩm đáy 3
Thiết bị làm lạnh ở đỉnh E-2102
Thiết bị gia nhiệt ở đáy E-2103
Bơm dòng hồi lưu ở đỉnh P-2102

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


43
Đồ án tốt nghiệp

Cài đặt tháp

Môi trường bên trong của tháp

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


44
Đồ án tốt nghiệp

Thêm các điều kiện cho tháp hoạt động


Vào Tab Design chọn Specs → Reflux Ratio → View xuất hiện như sau

Sau đó ta chọn Stage là D-2102, Flow Basis chọn Molar, Spec Value là 3,24

Tương tự như vậy ta nhập tiêu chuẩn lưu lượng dòng sản phẩm đỉnh như sau

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


45
Đồ án tốt nghiệp

Tiến hành chạy rồi kiểm tra kết quả như sau

Dòng chữ Converged màu xanh hiện lên cho thấy tháp đã chạy ra kết quả đúng
với điều kiện đặt ra.
Tiếp tục cài đặt bơm P-2103

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


46
Đồ án tốt nghiệp

Nhập deltaP =10 kg/cm2

Cài đặt tháp De-Ethanizer (T-2102) với 55 đĩa lý thuyết (số đĩa lý thuyết được
tính trong file tính toán)
Bảng 3.3 Các thông số sử dụng trong mô phỏng của tháp T-2102
Tên tháp T-2102
Số đĩa lý thuyết 55
Nạp liệu đĩa số 17
Áp suất đỉnh 21,549 kg/cm2_g
Áp suất đáy 21,875 kg/cm2_g
Áp suất Condenser (D-2102) 21,249 kg/cm2_g
Dòng nạp liệu Inlet T-2102
Dòng sản phẩm đỉnh 10
Dòng sản phẩm đáy 8
Thiết bị làm lạnh ở đỉnh E-2106
Thiết bị gia nhiệt ở đáy E-2108
Bơm dòng hồi lưu ở đỉnh P-2104

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


47
Đồ án tốt nghiệp

Cài đặt tháp như sau

Môi trường bên trong tháp

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


48
Đồ án tốt nghiệp

Thêm các điều kiện cho tháp hoạt động

Khi dòng chữ Converged màu xanh xuất hiện thì chứng tỏ tháp đã chạy đúng
như điều kiện mà chúng ta đã đặt ra.
Dòng sản phẩm đáy tháp T-2102 được làm lạnh bằng nước tại thiết bị trao đổit
nhiệt E-2108.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


49
Đồ án tốt nghiệp

Tổn thất áp suất qua thiết bị này là 0,7 kg/cm2

Nhiệt độ của dòng C3 sau khi ra khỏi E-2109 là 28 oC

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


50
Đồ án tốt nghiệp

Van giảm áp VLV-101

Nhiệt độ dòng C3 sau khi ra khỏi valve là 24,518 oC

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


51
Đồ án tốt nghiệp

Dòng C3 được gia nhiệt tại thiết bị trao đổi nhiệt E-2110 trước khi đưa vào tháp
tách T-2103.

Chọn tổn thất áp suất đối với dòng đi trong ống là 0,3 kg/cm2, còn đối với dòng
ngoài ống là 0,7 kg/cm2

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


52
Đồ án tốt nghiệp

Trước khi cài đặt tháp tách Propane/Propylene splitter (T-2103) ta tiến hành tạo
các dòng ảo 16’, 20’, 14’
Bảng 3.4 Thông số các dòng ảo trong bài mô phỏng

Thành phần Nhiệt độ Áp suất Lưu lượng


Dòng
Cấu tử (%mol) (oC) (kg/cm2_g) (kg/h)
Propylene 99,65 18,8
14’ 8,144 31565,5
Propane 0,35
Propylene 99,65
16’ 60,86 16,594 270453,2
Propane 0,35
Propylene 99,65
20’ 29,13 14,994 307784,3
Propane 0,35

Cài đặt cho tháp tách Propane/Propylene splitter (T-2103)


Bảng 3.5 Các thông số sử dụng trong mô phỏng của tháp T-2103
Tên tháp T-2103
Số đĩa lý thuyết 165
Nạp liệu đĩa số 123
Áp suất đỉnh 9,000 kg/cm2_g
Áp suất đáy 9,632 kg/cm2_g
Dòng nạp liệu Inlet T-2103
Dòng sản phẩm đỉnh 13
Dòng hồi lưu đỉnh 20
Dòng sản phẩm đáy 21
Dòng gia nhiệt ở đáy 16
Thiết bị gia nhiệt ở đáy E-2111

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


53
Đồ án tốt nghiệp

Cài đặt tháp như sau

Môi trường bên trong tháp

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


54
Đồ án tốt nghiệp

Ta đặt các điều kiện cho tháp hoạt động

Dòng chữ Converged màu xanh hiện lên thể hiện rằng tháp đã chạy đúng với
điều kiện cài đặt
Dòng khí đi ra ở đỉnh tháp được trộn với dòng Propylene đi làm tác nhân lạnh ở
thiết bị trao đổi nhiệt E-2106 trở về. Dòng hỗn hợp này được qua bình tách lỏng
D-2104 trước khi đi vào máy nén C-2101.
Cài đặt cho thiết bị tách lỏng D-2104

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


55
Đồ án tốt nghiệp

Cài đặt máy nén C-2104

Áp suất của dòng khí sau khi ra khỏi máy nén là 16,594 kg/cm2_g

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


56
Đồ án tốt nghiệp

Dòng khí sau khi ra khỏi máy nén C-2101 có nhiệt độ cao được chia ra làm 2
dòng, dòng 16 được đưa đi làm dòng cấp nhiệt cho đáy tháp T-2103 ở thiết bị gia
nhiệt E-2111, dòng 17 thì được đưa đến thiết bị ngưng tụ Propylene E-2112, tại đây
Propylene được làm lạnh bằng nước. Sau đó Propylene lỏng đi tới D-2105.
Thiết bị ngưng tụ Propylene bằng nước E-2112

Thiết bị hoàn lưu D-2105

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


57
Đồ án tốt nghiệp

Dòng Mixed C4's trước khi đem đi trộn với Propane ra khỏi tháp T-2103 được
làm lạnh bằng nước ở thiết bị trao đổi nhiệt E-2104

Nhiệt độ dòng Mixed C4's sau khi qua thiết bị trao đổi nhiệt E-2104 là 29,29 oC.
Đây cũng chính là nhiệt độ dòng Mixed C4's đi vào bể chứa.
Các công cụ Recycle được sử dụng
Bảng 3.6 Các công cụ Recycle có trong bài mô phỏng
Tên Dòng vào Dòng ra
RCY-1 16 16’
RCY-2 20 20’
RCY-3 14 14’

Các thiết bị trộn và chia dòng dùng trong phân xưởng


Bảng 3.7 Các thiết bị trộn có trong bài mô phỏng
Tên Dòng vào Dòng ra
13
Mix 100 Inlet D2104
14
21
Mix 101 C4'S to Blending LPG
with Propane

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


58
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.8 Các thiết bị chia dòng có trong bài mô phỏng


Tên Dòng vào Dòng ra Tỷ lệ
16 0,7496
TEE-100 Exit C-2101
6 0,2504
PROPYLENE 0,0594
TEE-101 5
20+14 0,9406
20 0,9070
TEE-102 20+14'
14' 0,0930
17 0,9000
TEE-103 6
9 0,1000
C4'S to Blending
0,7981
TEE-104 18 with Propane
C4'S to Storage 0,2019

Tỷ lệ chia dòng được tính toán theo số liệu lưu lượng dòng trong nhà máy.
Sơ đồ sau khi mô phỏng xong:

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


59
Đồ án tốt nghiệp

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ phân xưởng PRU qua quá trình mô phỏng

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


60
Đồ án tốt nghiệp

Quá trình mô phỏng đã hoàn tất. Ta tiến hành kiểm tra và phân tích kết quả thu
được so sánh với số liệu thực tế trong nhà máy.
3.4 Kiểm tra và phân tích kết quả
Theo năng suất nạp liệu thiết kế thì năng suất phân xưởng là 77240 kg/h. Hiện
tại phân xưởng PRU của nhà máy đang chạy với năng suất là:

Kết quả mô phỏng sau khi ra khỏi tháp T-2101


Bảng 3.9 Thành phần dòng sản phẩm thu được từ đỉnh tháp T-2101
Kết quả thu Kết quả mô
Cấu tử được từ PTN phỏng được
Thành phần Thành phần
Ethane 0,000 mol% 0,000 mol%
Ethylene 0,000 mol% 0,000 mol%
Propane 24.483 mol% 25,150 mol%
Propylene 72.835 mol% 72,887 mol%
I-Butane 1.887 mol% 0,917 mol%
n-Butane 0.109 mol% 0,156 mol%
propadiene 0,000 mol% 0,000 mol%
Acetylene 0,000 mol% 0,000 mol%
Trans-2-Butene 0.076 mol% 0,136 mol%
1-Butene 0.245 mol% 0,287 mol%
i-Butene 0.332 mol% 0,402 mol%
Cis-2-Butene 0.033 mol% 0,062 mol%
I-Pentane 0,000 mol% 0,000 mol%
n-Pentane 0,000 mol% 0,000 mol%
1,2-Butadiene 0,000 mol% 0,000 mol%
1,3-Butadiene 0,000 mol% 0,004 mol%
Methyl Acetylene 0,000 mol% 0,000 mol%
1-Pentene 0,000 mol% 0,000 mol%
Cis-2-Pentene 0,000 mol% 0,000 mol%
Trans-2-Pentene 0,000 mol% 0,000 mol%

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


61
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.10 Thành phần dòng sản phẩm thu được từ đáy tháp T-2101 (Mixed C4's)
Kết quả thu
Kết quả mô phỏng được
Cấu tử được từ PTN
Thành phần Thành phần
Ethane 0,000 mol% 0,000 mol% 0,000 wt%
Ethylene 0,000 mol% 0,000 mol% 0,000 wt%
Propane 0,408 mol% 0,421 mol% 0,324 wt%
Propylene 0,420 mol% 0,470 mol% 0,345 wt%
I-Butane 31,181 mol% 31,991 mol% 32,440 wt%
n-Butane 16,906 mol% 16,549 mol% 16,781 wt%
Propadiene 0,000 mol% 0,000 mol% 0,000 wt%
Acetylene 0,000 mol% 0,000 mol% 0,000 wt%
Trans-2-Butene 14,614 mol% 14,367 mol% 14,063 wt%
1-Butene 10,941 mol% 10,883 mol% 10,653 wt%
i-Butene 12,227 mol% 12,163 mol% 11,906 wt%
Cis-2-Butene 10,943 mol% 10,716 mol% 10,490 wt%
I-Pentane 1,595 mol% 1,662 mol% 2,092 wt%
n-Pentane 0,032 mol% 0,034 mol% 0,043 wt%
1,2-Butadiene 0,000 mol% 0,000 mol% 0,000 wt%
1,3-Butadiene 0,167 mol% 0,168 mol% 0,158 wt%
Methyl Acetylene 0,000 mol% 0,000 mol% 0,000 wt%
1-Pentene 0,049 mol% 0,051 mol% 0,063 wt%
Cis-2-Pentene 0,177 mol% 0,186 mol% 0,228 wt%
Trans-2-Pentene 0,340 mol% 0,338 mol% 0,414 wt%

Ta thấy kết quả mô phỏng được tương đối chính xác so với kết quả thu được từ
phòng thí nghiệm của nhà máy. Dòng sản phẩm Mixed C4’s thu được ở đáy tháp
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của nhà máy là ∑C3 ≤ 1% khối lượng.
Vì dòng nguyên liệu vào phân xưởng không có chứa Ethane nên ta không xét
đến chất lượng dòng sản phẩm mô phỏng được sau khi ra khỏi tháp De-Ethanizer
(T-2102)
Kiểm tra kết quả mô phỏng các dòng sản phẩm của tháp T-2103

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


62
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.11 Thành phần dòng Propylene thu được từ tháp T-2103
Kết quả thu Kết quả mô
Cấu tử được từ PTN phỏng được
Thành phần Thành phần
Ethane 0,000 %wt 0,000 %wt
Ethylene 0,000 %wt 0,000 %wt
Propane 0, 350 %wt 0, 350 %wt
Propylene 99,65 %wt 99,65 %wt
I-Butane 0,000 %wt 0,000 %wt
n-Butane 0,000 %wt 0,000 %wt
Propadiene 0,000 %wt 0,000 %wt
Acetylene 0,000 %wt 0,000 %wt
Trans-2-Butene 0,000 %wt 0,000 %wt
1-Butene 0,000 %wt 0,000 %wt
i-Butene 0,000 %wt 0,000 %wt
Cis-2-Butene 0,000 %wt 0,000 %wt
I-Pentane 0,000 %wt 0,000 %wt
n-Pentane 0,000 %wt 0,000 %wt
1,2-Butadiene 0,000 %wt 0,000 %wt
1,3-Butadiene 0,000 %wt 0,000 %wt
Methyl Acetylene 0,000 %wt 0,000 %wt
1-Pentene 0,000 %wt 0,000 %wt
Cis-2-Pentene 0,000 %wt 0,000 %wt
Trans-2-Pentene 0,000 %wt 0,000 %wt

Ta thấy kết quả mô phỏng được đúng với kết quả phân tích tại phòng thí
nghiệm của nhà máy. Sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn để sản xuất
Polymer Grade Propylene.
Dòng LPG mô phỏng được

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


63
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.12 Thành phần dòng sản phẩm LPG thu được ở phân xưởng PRU
Kết quả thu Kết quả mô
Cấu tử được từ PTN phỏng được
Thành phần Thành phần
Ethane 0,000 mol% 0,000 mol%
Ethylene 0,000 mol% 0,000 mol%
Propane 16,662 mol% 18,100 mol%
Propylene 1,228 mol% 0,815 mol%
I-Butane 26,841 mol% 26,376 mol%
n-Butane 13,678 mol% 13,417 mol%
Propadiene 0,000 mol% 0,000 mol%
Acetylene 0,000 mol% 0,000 mol%
Trans-2-Butene 11,787 mol% 11,648 mol%
1-Butene 9,05 mol% 8,955 mol%
i-Butene 10,166 mol% 10,066 mol%
Cis-2-Butene 8,777 mol% 8,660 mol%
I-Pentane 1,213 mol% 1,336 mol%
n-Pentane 0,024 mol% 0,027 mol%
1,2-Butadiene 0,000 mol% 0,000 mol%
1,3-Butadiene 0,14 mol% 0,138 mol%
Methyl Acetylene 0,000 mol% 0,000 mol%
1-Pentene 0,037 mol% 0,041 mol%
Cis-2-Pentene 0,134 mol% 0,150 mol%
Trans-2-Pentene 0,264 mol% 0,272 mol%

Ta thấy dòng LPG thu được có thành phần cũng tương đối chính xác so với kết
quả phân tích tại phòng thí nghiệm tại nhà máy.
So sánh các dòng ảo và các dòng thực sau khi mô phỏng

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


64
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.13 Các thông số của dòng hồi lưu ở đỉnh tháp T-2103
Dòng ảo Dòng mô phỏng
Thông số
20’ 20
Nhiệt độ 29,13 29,13
Áp suất 14,994 14,994
Lưu lượng 296915,1 296926,1
Thành phần (%wt)
Propane 0,35 0,35
Propylene 99,65 99,65

Bảng 3.14 Các thông số của dòng gia nhiệt ở đáy tháp T-2103
Dòng ảo Dòng mô phỏng
Thông số
16’ 16
Nhiệt độ 55,99 55,99
Áp suất 16,594 16,594
Lưu lượng 275672,1 275672,1
Thành phần (mol%)
Propane 0,35 0,35
Propylene 99,65 99,65

Bảng 3.15 Các thông số của dòng Propylene hồi lưu sau khi đi làm lạnh ở thiết bị
trao đổi nhiệt E-2106
Dòng ảo Dòng mô phỏng
Thông số
14’ 14
Nhiệt độ 18,8 18,8
Áp suất 9,00 9,00
Lưu lượng 31565,5 31565,5
Thành phần (%wt)
Propane 0,35 0,35
Propylene 99,65 99,65

Các dòng ảo và dòng mô phỏng được có sự sai khác rất nhỏ nên ta hoàn toàn có
thể sử công cụ Recycle.
Hiệu suất thu hồi Propylene đạt được qua quá trình mô phỏng là

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


65
Đồ án tốt nghiệp

Sở dĩ hiệu suất thu hồi Propylene cao tới 98,13% là do dòng nguyên liệu vào
phân xưởng thu hồi Propylene không có lẫn Ethane, do đó sẽ chỉ có rất ít Propylene
bị mất đi khi cho qua tháp tách De-Ethanizer.
Kết luận: Chúng ta đã mô phỏng thành công sự vận hành của phân xưởng thu hồi
Propylene ở chế độ hiện hành của nhà máy. Năng suất phân xưởng hiện tại là
112,1% so với năng suất thiết kế, hiệu suất thu hồi Propylene đạt được là 98,13%.
3.5 Kiểm tra sự vận hành của các tháp phân tách trong phân xƣởng khi thêm
các thông số thiết kế
3.5.1 Thêm các thông số thiết kế
Tháp T-2101
Bảng 3.16 Các thông số thiết kế đĩa của tháp T-2101
Section 1 Section 2
Đĩa bắt đầu 1 9
Đĩa kết thúc 8 27
Đường kính (m) 2,4 3
Khoảng cách giữa 2
600 600
đĩa (mm)
Loại đĩa Valve Valve
Số path 2 3
Độ ngập lụt tối đa (%) 85 85

Bấm tổ hợp phím Ctrl+u, rồi sau đó chọn Tray sizing để tiến hành sizing tháp

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


66
Đồ án tốt nghiệp

Bấm Add Utility sẽ xuất hiện cửa sổ

Đổi tên Tray sizing-1 thành T-2101 sau đó bấm Select TS

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


67
Đồ án tốt nghiệp

Chọn như trên rồi bấm OK sẽ xuất hiện như sau

Bấm Add Section sau đó chọn loại đĩa valve rồi chia vùng như sau

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


68
Đồ án tốt nghiệp

Trong Tab Design ta chọn mục Specs

Tại Mode ta chọn Rating cho cả 2 section rồi tiến hành nhập các thông số thiết
kế như sau

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


69
Đồ án tốt nghiệp

Chọn Tab Perfomance rồi chọn mục Results ta sẽ thấy được các thông số vận
hành tháp ứng với các thông số thiết kế.

Tương tự như trên ta sẽ tiến hành thêm các thông số thiết kế cho 2 tháp còn lại
để kiểm tra sự vận hành của tháp.
Tháp T-2102
Bảng 3.17 Các thông số thiết kế đĩa của tháp T-2102
Section 1 Section 2
Đĩa bắt đầu 1 17
Đĩa kết thúc 16 55
Đường kính (m) 1,6 2
Khoảng cách giữa 2
600 600
đĩa (mm)
Loại đĩa Valve Valve
Số path 1 2
Độ ngập lụt tối đa (%) 85 85

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


70
Đồ án tốt nghiệp

Tháp T-2103
Tháp T-2103 có thiết kế đặc biệt với loại đĩa ECMD, loại đĩa này hiện tại
trong Hysys chưa có nên ta có thể sử dụng phương án thay thế như sau.
Bảng 3.18 Các thông số thiết kế đĩa của tháp T-2103
Section 1
Đĩa bắt đầu 1
Đĩa kết thúc 165
Đường kính (m) 3,6
Khoảng cách giữa 2
600
đĩa (mm)
Loại đĩa Valve
Số path 4
Độ ngập lụt tối đa (%) 85

3.5.2 Kiểm tra các thông số làm việc của đĩa


Tháp T-2101

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


71
Đồ án tốt nghiệp

Tháp T-2102

Tháp T-2103

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


72
Đồ án tốt nghiệp

Nhìn vào các thông số làm việc của đĩa ta thấy phân xưởng hoạt động hoàn toàn
bình thường, độ ngập lụt tối đa trên các đĩa trong cả 3 tháp đều nhỏ hơn 85%. Vậy ở
112,1% năng suất thiết kế (chế độ hiện hành của nhà máy) phân xưởng hoạt động
bình thường và vẫn đảm bảo hiệu suất thu hồi Propylene đạt 98,13%.
3.6 Đánh giá khả năng đáp ứng của phân xƣởng thu hồi Propylene khi tăng
năng suất của phân xƣởng lên 120% năng suất thiết kế (với thành phần
nguyên liệu vào phân xƣởng không thay đổi).
Khi tăng năng suất phân xưởng lên 120% thì lưu lượng khối lượng dòng LPG từ
phân xưởng LTU sẽ là:
77240×1,2 = 92688 (kg/h)
Ta tiến hành nạp liệu cho dòng LPG vào phân xưởng

3.6.1 Đánh giá khả năng đáp ứng của bơm P-2101
Lưu lượng dòng vào bơm là 165,2 m3/h
Đường đặc tính của bơm P-2101

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


73
Đồ án tốt nghiệp

Hình 3.2 Đường đặc tính của bơm P-2101


Dựa vào đường đặc tính của bơm ta tra ra được độ chênh áp giữa hai đầu ống
hút và ống đẩy là 178 m LPG.
Áp suất đầu ra của bơm là:

Sau khi qua thiết bị trao đổi nhiệt thì áp suất dòng vào tháp (dòng 2) là:

Ta thấy tháp T-2101 làm việc với áp suất 19,788 kg/cm2 ở đỉnh và 20,05 kg/cm2
ở đáy nên với áp suất này thì dòng Feed có thể vào tháp T-2101 hoàn toàn bình
thường.
Ta kết luận rằng bơm P-2101 có thể đáp ứng khi ta tăng năng suất phân xưởng
lên 120% so với năng suất thiết kế.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


74
Đồ án tốt nghiệp

3.6.2 Kiểm tra các thông số làm việc của đĩa trong các tháp để xác định trạng
thái làm việc của các tháp.
3.6.2.1 Tháp C3/C4 Splitter (T-2101)
Đĩa của tháp T-2101

Nhìn vào kết quả trên ta thấy độ ngập lụt lớn hơn giới hạn cho phép trong quá
trình phân tách ngay tại tháp đầu tiên của phân xưởng (T-2101).
Độ ngập lụt tối đa ở section_2 của tháp T-2101 là 85,06% >85%. Do đó sẽ xảy
ra hiện tượng sặc trên đĩa của section_2.
Ở section_1 độ ngập lụt tối đa trên các đĩa chỉ có 80,53%, vậy nên ta có thể
giảm lưu lượng lỏng ở section_2 để tránh độ ngập lụt quá cao bằng cách tăng nhiệt
độ của dòng nguyên liệu vào tháp. Việc tăng nhiệt độ này có thể thực hiện bằng
cách tăng nhiệt độ dòng LPG từ cụm thu hồi khí của phân xưởng RFCC trước khi
tới phân xưởng LTU để xử lý tạp chất.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


75
Đồ án tốt nghiệp

Khi tăng nhiệt độ của dòng nguyên liệu vào tháp từ 66,164 oC lên 67,5 oC (Theo
thiết kế thì dòng Feed vào T-2102 có thể đạt tới nhiệt độ 70oC nên việc tăng nhiệt
độ dòng Feed này từ 66,164oC lên 67,5 oC là việc hoàn toàn có thể thực hiện được).

Kết quả thu được

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


76
Đồ án tốt nghiệp

Ta thấy rằng độ ngập lụt tối đa trên cả hai section_1 và section_2 của tháp
T-2101 đều đảm bảo ở mức cho phép. Vậy tháp T-2101 hoàn toàn có thể đáp ứng
được với việc tăng năng suất phân xưởng lên 120% so với năng suất thiết kế.
3.6.2.2 Tháp De-ethanizer (T-2102)
Đĩa của tháp T-2102

Do trong dòng nguyên liệu không có chứa Ethane nên tháp De-Ethanizer (T-
2102) chỉ vận hành ở chế độ dự phòng để tránh cho sản phẩm Propylene sẽ không
bị off-specs khi trong dòng nguyên liệu có Ethane hay CO. CO có thể xuất hiện
trong dòng nguyên liệu do quá trình xử lý không triệt để LPG ở phân xưởng LTU.
Tháp T-2102 vận hành bình thường ở 120% năng suất thiết kế của phân xưởng.
3.6.2.3 Tháp Propane/Propylene Splitter (T-2103)
Do lưu lượng dòng nguyên liệu hỗn hợp C3 vào tháp T-2103 tăng, nên để đảm
bảo được độ tinh khiết của sản phẩm cũng như khả năng đáp ứng của thiết bị gia
nhiệt ở đáy tháp ta phải tăng nhiệt độ dòng Feed vào tháp, lưu lượng dòng hồi lưu
và lưu lượng dòng gia nhiệt ở đáy.
Các thông số của dòng Feed, dòng hồi lưu và dòng gia nhiệt sau khi thay đổi để
ta có thể thu được dòng Propylene sản phẩm đảm bảo yêu cầu là:

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


77
Đồ án tốt nghiệp

Dòng gia nhiệt ở đáy (dòng 16')

Dòng hồi lưu ở đỉnh (dòng 20')

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


78
Đồ án tốt nghiệp

Dòng Feed vào tháp (dòng Inlet T-2103)

Việc tăng nhiệt độ này hoàn toàn có thể điều chỉnh được bằng cách giảm quá
trình làm lạnh ở thiết bị làm lạnh bằng nước E-2109.
Nhập lại điều kiện làm việc của tháp

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


79
Đồ án tốt nghiệp

Kiểm tra thông số làm việc của đĩa

Nhìn vào kết quả trên ta thấy rằng độ ngập lụt tối đa trên các đĩa của tháp T-
2103 đều nhỏ hơn 85%.
Vậy ta có thể kết luận rằng các tháp T-2101, T2102 và T2103 đều có thể hoạt
động bình thường khi ta tăng năng suất của phân xưởng lên 120% so với năng suất
thiết kế.
3.6.3 Đánh giá thiết bị trao đổi nhiệt E-2111
Ta đánh giá khả năng đáp ứng của thiết bị trao đổi nhiệt này thông qua công
suất của thiết bị
Tên Mô phỏng Công suất thiết kế
22676×1,2
Công suất (kW) 26928,7
= 27211,2

Ta thấy công suất của thiết bị trao đổi nhiệt mô phỏng được nhỏ hơn so với
120% công suất thiết kế của thiết bị (118%). Việc tăng công suất của thiết bị này
lên trên 115% có thể dẫn đến thiết bị làm việc kém hiệu quả nhưng đây là việc hoàn
toàn có thể thực hiện được.
Do vậy thiết bị trao đổi nhiệt E-2111 có thể đáp ứng khi tăng năng suất phân
xưởng lên 120%

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


80
Đồ án tốt nghiệp

3.6.4 Kết quả thu đƣợc khi tăng năng suất phân xƣởng lên 120% so với năng
suất thiết kế
Bảng 3.19 Thành phần (mô phỏng) của các dòng sản phẩm của phân xưởng PRU
khi tăng năng suất phân xưởng lên 120% năng suất thiết kế
Mixed C4's LPG Propylene
Sản phẩm
(%wt) (%mol) (%wt)
Ethane 0,000 0,000 0,000
Ethylene 0,000 0,000 0,000
Propane 0,298 18,751 0,38
Propylene 0,324 1,992 99,62
I-Butane 32,362 25,817 0,000
n-Butane 16,836 13,095 0,000
Propadiene 0,000 0,000 0,000
Acetylene 0,000 0,000 0,000
Trans-2-Butene 14,108 11,369 0,000
1-Butene 10,645 8,759 0,000
Thành phần
i-Butene 11,881 9,854 0,000
Cis-2-Butene 10,534 8,448 0,000
I-Pentane 2,104 1,302 0,000
n-Pentane 0,043 0,027 0,000
1,2-Butadiene 0,000 0,000 0,000
1,3-Butadiene 0,158 0,135 0,000
Methyl Acetylene 0,000 0,000 0,000
1-Pentene 0,063 0,040 0,000
Cis-2-Pentene 0,229 0,146 0,000
Trans-2-Pentene 0,416 0,265 0,000

Các sản phẩm Mixed C4’s và Propylene đều đảm bảo được chất lượng yêu cầu.
Bảng 3.20 Lưu lượng (mô phỏng) của các dòng sản phẩm của phân xưởng PRU khi
tăng năng suất phân xưởng lên 120% năng suất thiết kế
Sản phẩm Mixed C4's LPG Propylene
Lưu lượng (kg/h) 15063,16 55273,4 22324,25

Hiệu suất thu hồi Propylene ở 120% năng suất thiết kế là

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


81
Đồ án tốt nghiệp

Hiệu suất thu hồi Propylene giảm là do Propylene còn bị lẫn nhiều trong dòng
Propane ở đáy tháp T-2103
Bảng 3.21 Thành phần của Propane mô phỏng được (dòng 21)
112,1% 120%
năng suất năng suất
Ethane 0,000 0,000
Ethylene 0,000 0,000
Propane 88,953 81,567
Propylene 2,093 6,956
I-Butane 4,248 5,541
n-Butane 0,722 0,927
Propadiene 0,000 0,000
Acetylene 0,000 0,000
Trans-2-Butene 0,608 0,783
Thành phần 1-Butene 1,283 1,612
(%wt) i-Butene 1,800 2,234
Cis-2-Butene 0,275 0,357
I-Pentane 0,000 0,001
n-Pentane 0,000 0,000
1,2-Butadiene 0,000 0,000
1,3-Butadiene 0,018 0,022
Methyl Acetylene 0,000 0,000
1-Pentene 0,000 0,000
Cis-2-Pentene 0,000 0,000
Trans-2-Pentene 0,000 0,000

Propylene bị lẫn nhiều trong dòng Propane là do công suất của thiết bị trao đổi
nhiệt E-2111 chưa đủ để có thể bốc được phần Propylene này lên đỉnh. Tuy nhiên
hiệu suất thu hồi Propylene vẫn đảm bảo được hiệu suất thu hồi tối thiểu là 96%.
Vậy phân xưởng hoàn toàn có thể hoạt động bình thường khi chúng ta tăng
năng suất phân xưởng lên 120% so với năng suất thiết kế. Hiệu suất thu hồi
Propylene đạt được ở 120% năng suất là 96,02%.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


82
Đồ án tốt nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua ba tháng tìm hiểu, phân tích và tiến hành mô phỏng phân xưởng thu hồi
Propylene tại Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất đến nay tôi đã hoàn thành đề tài được
giao là “Đánh giá khả năng đáp ứng của phân xƣởng thu hồi Propylene khi
tăng năng suất lên 120% so với thiết kế bằng phần mềm Hysys”
Qua việc hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện được những công việc sau:
 Hiểu được về quy trình thu hồi Propylene của nhà máy.
 Mô phỏng thành công phân xưởng thu hồi Propylene của nhà máy.
 Đánh giá được là phân xưởng thu hồi Propylene có thể đáp ứng được khi
tăng năng suất lên 120% so với năng suất thiết kế.
 Ôn lại được nhiều kiến thức cơ bản đã bị quên.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đồ án
 Trong quá trình làm đồ án, được làm việc tại nhà máy, được sự hướng
dẫn tận tình của các anh chị trong Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất, của các
thầy cô giáo trong ngành Công Nghệ Chế Biến Dầu và Khí- Khoa Hóa Kỹ
Thuật- Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng đó là điều thuận lợi rất lớn đối
với tôi.
 Ngoài những thuận lợi kể trên tôi cũng gặp phải những khó khăn như tháp
tách Propane/Propylene (T-2103) của phân xưởng thu hồi Propylene là
công nghệ bản quyền của UOP, nên trong quá trình làm đồ án chưa có được
đầy đủ dữ liệu về đĩa của tháp tách này. Hơn nữa loại đĩa của tháp tách là
đĩa ECMD (Enhanced Capacity Multi Dowcomer), trong phần mềm Hysys
hiện nay chưa có loại đĩa này nên quá trình mô phỏng còn gặp nhiều khó
khăn.
Hướng phát triển của đề tài
 Mô phỏng phân xưởng khi trong dòng nguyên liệu vào có Ethane.
 Mô phỏng động phân xưởng với sự có mặt của các thiết bị điều khiển.
 Tối ưu hóa thu hồi Propylene cho phân xưởng.
Đề xuất và kiến nghị
 Khi tăng năng suất lên 120% năng suất thiết kế của phân xưởng thì các
thiết bị trao đổi nhiệt sẽ làm việc vượt quá công suất. Vậy nên để vận hành
phân xưởng được an toàn thì tôi xin được đề xuất cần thiết phải có biện

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


83
Đồ án tốt nghiệp

pháp kiểm tra và đưa ra phương án xử lý khi các thiết bị này vượt quá công
suất cho phép.
 Đối với thiết bị gia nhiệt ở đáy tháp tách Propane/Propylene (E-2111),
nếu chúng ta tiến hành tăng năng suất phân xưởng lên 120% so với thiết kế
một cách lâu dài thì để đạt được hiệu quả thu hồi Propylene cao hơn tôi xin
được đề xuất cần thiết phải có biện pháp nâng cao công suất của thiết bị trao
đổi nhiệt này.
 Cần phải chú ý đến hoạt động của tháp T-2102 để đề phòng trường hợp
trong thành phần nạp liệu có Ethane, CO có thể làm off-specs dòng sản
phẩm Propylene.
Do còn hạn chế về kiến thức nên trong quá trình thực hiện đồ án tôi không thể
tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, các anh chị
trong nhà máy và các bạn để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu


84
Đồ án tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Ngọc Tươi,
Trần Xoa, Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, tập 2, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp.
2. Huỳnh Thị A Tuyền (2009), “Tổng quan công nghệ và mô phỏng thiết kế
nhà máy sản xuất Polypropylene – Năng suất: 150000 Tấn/năm” bằng phần mềm
Hysys, Đồ án tốt nghiệp, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.
3. Tài liệu nhà máy
Tiếng Anh
4. http://en.wikipedia.org/wiki/Propylene
5. John French (1651), Art of Distillation.
6. Increase C2 Splitter Capacity with ECMD Trays and HIGH FLUX Tubing,
UOP LLC, Tonawanda, New York, U.S.A. and Chevron Chemical Company, Port
Arthur, Texas, U.S.A.
7. Hight-Perfomace Trays: Getting the best Capacity and Efficiency, Koch-
Glitsch, 4111 E 37th Street N, Wichita, KS, USA.
8. OMNI-FIT™ Revamp of a Texas C3 Splitter, Koch-Glitsch, 4111 E 37th
Street N, Wichita, KS, USA.
9. Aspen_HYSYS_Tutorials_and_Applications.

SVTH: Trương Đức Thọ CBHD: Trần Nguyễn Hoài Thu

You might also like