You are on page 1of 98

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY


BIA CÓ CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY.ĐÊM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Nhật Huy


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Quốc Huy 15150076
Võ Lê Thị Xuân Phước 15150117

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2018


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC

(ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI)


Tên đồ án: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA CÓ CÔNG
SUẤT 1000 M3/NGÀY.ĐÊM
Sinh viên: Nguyễn Quốc Huy MSSV: 15150076
Sinh viên: Võ Lê Thị Xuân Phước MSSV: 15150117
Thời gian thực hiện từ 1/10 đến 20/12/2018
Ngày Nội dung thực hiện Nội dung cần sửa Đã chỉnh sửa
Trình bày Chương 1,2 và gửi
3/10
mail
11/10 Trình bày Chương 3,4
17/10 Tính toán các bể
Tính tiếp các bể còn lại, In ra
25/10
giấy để sửa
Vẽ sơ bộ sơ đồ công nghệ, mặt
8/11
bằng
22/11 Vẽ tiếp 2 bể chính
12/12 Hoàn thiện các bản vẽ
18/12 Kiểm tra chỉnh sửa
20/12 Ký duyệt
Tp.HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải)

Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên): TS. Nguyễn Nhật Huy

Cơ quan công tác: Trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh

Sinh viên được nhận xét: Nguyễn Quốc Huy MSSV: 15150076

Võ Lê Thị Xuân Phước MSSV: 15150117

Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA CÓ CÔNG
SUẤT 1000 M3/NGÀY.ĐÊM

Thang Điểm
STT Nội dung (lưu ý thang điểm nhỏ nhất là 0.5 điểm)
điểm số
Ý thức học tập Max 2
Vắng mặt > 50% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn và trễ tiến độ
0.5
công việc so với yêu cầu > 4 lần
Vắng mặt 50% - 30% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn và trễ tiến
1
1 độ công việc so với yêu cầu 1 - 4 lần
Vắng mặt trên 10 - 30% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn. Tích cực
1.5
trong làm việc, đúng tiến độ yêu cầu
Có mặt đầy đủ các buổi gặp giáo viên hướng dẫn. Tích cực trong làm
2
việc, đúng tiến độ yêu cầu, có sáng kiến đề xuất mới
Hình thức Max 2
Trình bày thuyết minh không theo format chuẩn, không thống nhất
0.5
giữa các phần
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, nhưng còn nhiều lỗi : đề
2 mục không rõ ràng, bảng biểu, hình vẽ không được đánh số, nhiều lỗi 1
chính tả, đánh máy
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn nhưng còn một vài lỗi nhỏ 1.5
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, rõ ràng, logic. 2
3 Cơ sở và đề xuất quy trình công nghệ xử lý Max 2
Trình bày không đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ (tổng quan PP xử 0.5
lý, thành phần tính chất chất thải, vấn đề môi trường cần được giải

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

quyết) và đề xuất công nghệ xử lý chưa phù hợp (thuyết minh, sơ đồ,
ưu nhược điểm)
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ nhưng đề xuất công nghệ
1
xử lý chưa phù hợp (thuyết minh, sơ đồ, ưu nhược điểm)
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ và đề xuất công nghệ xử
1.5
lý phù hợp nhưng thuyết minh chưa rõ ràng, chính xác
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ và đề xuất công nghệ xử
2
lý phù hợp (thuyết minh, sơ đồ, ưu nhược điểm)
Tính toán, thiết kế công trình Max 2
Kết quả sai trên 50% nội dung tính toán 0.5
4 Kết quả sai từ 50% - 30% nội dung tính toán, công thức tính toán 1
Kết quả sai từ 30% - 10% các bảng tính, công thức tính toán 1.5
Hiểu rõ tất cả các bảng tính và các công thức tính toán (sai <10%) 2
Bản vẽ kỹ thuật Max 2
Bản vẽ không thống nhất giữa bản vẽ và thuyết minh, bản vẽ sơ sài 0.5
Bản vẽ chính xác ở mức đường nét cơ bản, kích thước và hình vẽ mô
tả đúng so với tính toán 1
5
Bản thuật thể hiện đầy đủ các chi tiết thiết kế, đường nét rõ ràng, đúng
kỹ thuật (70 – 90%) 1.5

Các bản vẽ kỹ thuật thể hiện đầy đủ các chi tiết thiết kế, đường nét rõ
ràng, đúng kỹ thuật. (>90%) 2

Tổng số 10
Điểm chữ Mười
1) Nhận xét và đề nghị chỉnh sửa:

a) Ưu điểm của đồ án:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

......................................................................................................................................

b) Nhược điểm của đồ án:

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2) Thái độ, tác phong làm việc:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3) Ý kiến kết luận

Đề nghị cho bảo vệ  hay Không cho bảo vệ 


T.p HCM, ngày …… tháng ….. năm 2018
Người nhận xét
(Ký & ghi rõ họ tên)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

(Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải)

Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên): TS. Trần Thị Kim Anh

TS. Nguyễn Thái Anh

Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật T.p Hồ Chí Minh

Sinh viên được nhận xét: Nguyễn Quốc Huy MSSV: 15150076

Võ Lê Thị Xuân Phước MSSV: 15150117

Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA CÓ CÔNG
SUẤT 1000 M3/NGÀY.ĐÊM

Thang Điểm
STT Nội dung (lưu ý thang điểm nhỏ nhất là 0.25 điểm)
điểm số
Hình thức Max 1
Trình bày thuyết minh không theo format chuẩn, không thống nhất
0
giữa các phần
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, nhưng còn nhiều lỗi : đề
1 mục không rõ ràng, bảng biểu, hình vẽ không được đánh số, nhiều lỗi 0.5
chính tả, đánh máy
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn nhưng còn một vài lỗi nhỏ 0.75
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, rõ ràng, logic. 1
Cơ sở và đề xuất quy trình công nghệ xử lý Max 2
Trình bày không đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ (tổng quan PP xử
lý, thành phần tính chất chất thải, vấn đề môi trường cần được giải
0 – 0.5
quyết) và đề xuất công nghệ xử lý chưa phù hợp (thuyết minh, sơ đồ,
2
ưu nhược điểm)
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ nhưng đề xuất công nghệ
0.75 - 1
xử lý chưa phù hợp (thuyết minh, sơ đồ, ưu nhược điểm)
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ và đề xuất công nghệ xử 1.25 -
lý phù hợp nhưng thuyết minh chưa rõ ràng, chính xác 1.5

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ và đề xuất công nghệ xử
1.75 - 2
lý phù hợp (thuyết minh, sơ đồ, ưu nhược điểm)
Tính toán, thiết kế công trình Max 2
Kết quả sai trên 50% nội dung tính toán hoặc có sự sao chép từ đồ án
cũ. 0 – 0.5

3 Kết quả sai từ 50% - 30% nội dung tính toán, công thức tính toán 0.75 - 1

Kết quả sai từ 30% - 10% các bảng tính, công thức tính toán 1.25 -
1.5
Hiểu rõ tất cả các bảng tính và các công thức tính toán (sai sót < 10%) 1.75 - 2
Bản vẽ kỹ thuật Max 2
Bản vẽ không thống nhất giữa bản vẽ và thuyết minh, bản vẽ sơ sài 0 – 0.5
Bản vẽ chính xác ở mức đường nét cơ bản, kích thước và hình vẽ mô
tả đúng so với tính toán 0.75 - 1
4
Bản thuật thể hiện đầy đủ các chi tiết thiết kế, đường nét rõ ràng, đúng 1.25 -
kỹ thuật (70 – 90%) 1.5
Các bản vẽ kỹ thuật thể hiện đầy đủ các chi tiết thiết kế, đường nét rõ
ràng, đúng kỹ thuật. (>90%) 1.75 - 2

Khả năng phản biện Max 3


Ít nắm bắt được thông tin câu hỏi và trả lời được những câu hỏi nhỏ 0 - 0.5

5 Trả lời được khoảng 50 – 70% câu hỏi 1 – 1.5


Trả lời đầy đủ các câu hỏi với mức độ chính xác nhất định. 2 – 2.5
Trả lời đúng và đầy đủ câu hỏi có phát triển mở rộng vấn đề câu hỏi. 3
Tổng số 10
Điểm chữ Mười
1. Nhận xét và đề nghị chỉnh sửa:

a) Ưu điểm của đồ án (thuyết minh, bản vẽ, …):

...........................................................................................................................................

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

b) Nhược điểm của đồ án (thuyết minh, bản vẽ, …):

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2) Câu hỏi phản biện (ít nhất 2 câu hỏi/sinh viên):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3) Ý kiến kết luận

Đề nghị cho bảo vệ  hay Không cho bảo vệ 


T.p HCM, ngày …… tháng ….. năm 2018
Người nhận xét

(Ký & ghi rõ họ tên)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

LỜI CẢM ƠN

Đồ án thiết kế này tập cho sinh viên cách làm quen với việc thực hiện luận án tốt
nghiệp và xa hơn là thực hiện các dự án thực tế trong tương lai. Do đó, đồ án giúp cho
sinh viên tư duy thực tế, tìm hiểu những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những biện pháp
có lợi nhất khi áp dụng.
Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đồ án này, chúng em đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của Thầy TS. Nguyễn Nhật Huy và các Thầy Cô trong
Khoa. Để đáp lại sự nhiệt tình ấy chúng em đã rất cố gắng hoàn thành đồ án một cách tốt
nhất. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô.
Trong quá trình làm đồ án chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, chúng em xin nhận
khuyết điểm và mong quý Thầy Cô góp ý, bổ sung để chúng em rút kinh nghiệm và làm
tốt hơn trong tương lai.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHIẾU NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PHIẾU NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 1
1.3. Nội dung đề tài ....................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp thực hiện đề tài .................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất bia ........................................................ 3
2.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia trên thế giới..................... 3
2.1.2. Tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam ................... 3
2.2. Công nghệ sản xuất bia ........................................................................................... 4
2.2.1. Nguyên liệu sản xuất bia................................................................................... 4
2.2.2. Quy trình sản xuất bia....................................................................................... 6
2.3. Các vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất bia ................................................ 9
2.3.1. Khí thải .......................................................................................................... 10
2.3.2. Chất thải rắn ................................................................................................... 10
2.3.3. Nước thải........................................................................................................ 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ .............................. 14
3.1. Các phương pháp xử lý nước thải sản xuất bia ...................................................... 14
3.1.1. Xử lý sơ bộ ..................................................................................................... 14
3.1.2. Phương pháp bùn hoạt tính ............................................................................. 14
3.1.3. Phương pháp màng sinh học hiếu khí ............................................................. 14
3.1.4. Phương pháp hồ sinh học hiếu khí .................................................................. 15
3.1.5. Phương pháp xử lý kị khí................................................................................ 15
3.1.6. Phương pháp kết hợp kị khí và hiếu khí .......................................................... 15

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

3.2. Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy bia trên thế giới và ở
Việt Nam ..................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ......................................................... 21
4.1. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý ................................................................... 21
4.2. Thành phần tính chất nước thải đầu vào và tiêu chuẩn thải đầu ra ......................... 21
4.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải........................................................................ 22
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ........................................ 28
5.1. Xác định lưu lượng ............................................................................................... 30
5.2. Song chắn rác ....................................................................................................... 31
5.3. Hố thu gom ........................................................................................................... 35
5.4. Lưới chắn rác tinh................................................................................................. 36
5.5. Bể điều hòa ........................................................................................................... 37
5.6. Bể lắng I ............................................................................................................... 41
5.7. Bể UASB .............................................................................................................. 46
5.8. Bể Aerotank.......................................................................................................... 60
5.9. Bể lắng II .............................................................................................................. 70
5.10. Bể nén bùn.......................................................................................................... 74
5.11. Máy ép bùn ......................................................................................................... 78
5.12. Bể khử trùng ....................................................................................................... 79
CHƯƠNG 6: TÍNH KINH TẾ ..................................................................................... 82
6.1. Chi phí đầu tư ....................................................................................................... 82
6.2. Chi phí xử lý ......................................................................................................... 83
6.2.1. Chi phí xây dựng ............................................................................................ 83
6.2.2. Chi phí vận hành ............................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 85

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Các nguồn chất thải chính trong sản xuất bia .................................................... 9
Bảng 2.2: Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất 1 hectolit bia ................................. 11
Bảng 2.3: Thành phần và tiêu chuẩn xả nước thải sản xuất bia ra nguồn nước mặt.......... 12
Bảng 4.1: Thông số đầu vào và tiêu chuẩn xả nước thải sản xuất bia ra nguồn nước mặt 21
Bảng 4.2: So sánh giữa các phương pháp xử lý kỵ khí .................................................... 25
Bảng 5.1: Thông số thiết kế của song chắn rác ................................................................ 34
Bảng 5.2: Thông số thiết kế hố thu gom .......................................................................... 36
Bảng 5.3: Các thông số thiết kế lưới chắn rác tinh .......................................................... 36
Bảng 5.4: Bảng Catalogue về lưới chắn rác tinh của hãng ShinMaywa ........................... 37
Bảng 5.5: Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa ................................................................. 38
Bảng 5.6: Các thông số thiết kế bể điều hòa .................................................................... 41
Bảng 5.7: Các thông số thiết kế của bể lắng I .................................................................. 45
Bảng 5.8: Tải trọng thể tích hữu cơ của bể UASB bùn hạt và bùn bông ở các hàm lượng
COD và tỉ lệ chất không tan khác nhau ........................................................................... 47
Bảng 5.9: Các thông số thiết kế của bể UASB ................................................................ 59
Bảng 5.10: Các thông số thiết kế bể Aerotank ................................................................. 69
Bảng 5.11: Chỉ tiêu thiết kế bể lắng đợt II ....................................................................... 70
Bảng 5.12: Các thông số thiết kế bể lắng đứng II ............................................................ 74
Bảng 5.13: Các thông số của bể nén bùn ......................................................................... 78
Bảng 5.14: Các thông số bể khử trùng ............................................................................ 81
Bảng 6.1: Dự toán chi phí ............................................................................................... 82

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất bia ............................................................................ 6
Hình 3.1: Sơ đồ xử lý nước thải của nhà máy bia Will Brau GamH (CHLB Đức) ........... 16
Hình 3.2: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Bavane Lieshout (Hà Lan) ........................ 16
Hình 3.3: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Đông Nam Á (SEAB) ................................ 17
Hình 3.4: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Habeco ..................................................... 17
Hình 3.5: Sơ đồ xử lý nước thải công ty bia Nghệ An ...................................................... 18
Hình 3.6: Sơ đồ xử lý nước thải công ty liên hiệp thực phẩm Hà Tây .............................. 18
Hình 3.7: Sơ đồ xử lý nước thải Công ty TNHH sản xuất thương mại bia Bạch Đằng ..... 19
Hình 3.8: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Hoàng Quỳnh ........................................... 19
Hình 3.9: Sơ đồ xử lý nước thải công ty bia Phú Minh .................................................... 20
Hình 3.10: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia NaDa Nam Định ..................................... 20
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia theo phương án 1 ..................... 22
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia theo phương án 2 ..................... 24
Hình 5.1: Tấm chắn khí và tấm hướng dòng trong UASB................................................ 50
Hình 5.2: Tấm hướng dòng trong UASB ......................................................................... 51

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là vấn đề nước
thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Phần lớn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp
chế biến, cơ sở sản xuất công nghiệp… khi xả vào môi trường đều chưa đạt tiêu chuẩn cho
phép (TCCP), đã dẫn đến chất lượng môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, đặc
biệt là chất lượng môi trường nước.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của công nghiệp nói chung
và sự bùng nổ của ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng đã có đóng góp rất lớn cho
ngân sách nhà nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cũng
như các ngành công nghiệp thực phẩm khác, nước thải của các nhà máy bia chứa nhiều hợp
chất hữu cơ dễ phân hủy, tuy không độc hại nhưng đã góp phần làm ô nhiễm môi trường
nước.
Đứng trước thực trạng này, để bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước
nói riêng, cần phải xử lý nước thải (XLNT) tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất… và
tại các nhà máy bia đạt TCCP trước khi xả vào môi trường là một điều cần thiết.
Nhận thức được sâu sắc vấn đề này tôi thực hiện đề tài: “Tính toán – Thiết kế hệ
thống XLNT nhà máy bia công suất 1000 m3/ngđ nằm trong khu công nghiệp Phú Lâm”

1.2. Mục tiêu đề tài

- Mục tiêu: Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia trong và ngoài nước.
Từ đó, đề xuất tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia có công
suất 1000 m3/ngđ đạt QCVN 40:2011/BTNMT
- Ý nghĩa thực tiễn: với thực trạng hiện nay như nguồn tài nguyên nước đang trong
tình trạng khan hiếm, ô nhiễm nguồn nước mặt, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh… thì
vấn đề xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là rất cần thiết. Khi đề tài

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 1


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

này được áp dụng thành công thì nó sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước và quần xã
thủy sinh, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân địa phương.

1.3. Nội dung đề tài

- Giới thiệu sơ lược về tình hình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất bia
- Giới thiệu quy trình sản xuất bia và chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động của
nhà máy
- Đề xuất công nghệ, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia
có công suất 1000 m3/ngđ
- Dự trù kinh phí thực hiện cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy

1.4. Phương pháp thực hiện đề tài

- Thu thập số liệu nước thải đầu vào làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp xử lý
hiệu quả và hợp lý
- Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải bia
- Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải mà một số nhà máy bia đang áp dụng
- Đề xuất phương án xử lý cho nhà máy bia
- Tính toán kỹ thuật và kinh tế cho phương án đề xuất
- Sử dụng cá phần mềm Microsoft Word, Excel, Autocad để viết văn bản, tính toán
cụ thể và lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý cho nhà máy

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 2


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất bia

Bia là loại thức uống được con người tạo ra khá lâu đời, được sản xuất từ các nguyên
liệu chính là malt, gạo, hoa houblon, nước; sau quá trình lên men tạo loại nước uống mát,
bổ, có độ mịn xốp, có độ cồn thấp. Ngoài ra, CO2 bão hoà trong bia có tác dụng làm giảm
nhanh cơn khát và có hệ men khá phong phú như nhóm enzym kích thích tiêu hoá amylaza.
Vì những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Với mỗi loại men
khác nhau, thành phần sử dụng để sản xuất bia khác, nên các đặc trưng của bia như hương
vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau.

2.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia trên thế giới

Ngành công nghiệp sản xuất bia có nguồn gốc từ châu Âu, khởi điểm ở một số nước
như Đức, Pháp, Anh… Với nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú không
những về số lượng mà cả chất lượng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây để đáp ứng
thị hiếu người tiêu dùng, ngành công nghiệp sản xuất bia đã không ngừng cải tiến để đưa
ra thị trường những sản phẩm bia tươi, bia chai, bia lon… đạt chất lượng quốc tế. Bên cạnh
đó, ngành cũng có nhiều đầu tư cho công tác xử lý chất thải do hoạt động sản xuất bia tạo
ra đạt tiêu chuẩn cho phép.

2.1.2. Tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam

Theo những thông tin công bố trước đó, lượng rượu bia trung bình sử dụng trên thế
giới không tăng trong 10 năm qua, trong khi đó ở Việt Nam lại tăng trưởng theo đường
thẳng đứng. Bộ Y tế từng phát đi thông báo, mức độ tiêu thụ bia rượu của người Việt Nam
trong 10 năm trở lại đây đã tăng gấp 2 lần. Dự báo đến năm 2025, sẽ tăng lên đến 7
lít/người/năm.
Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025,
tầm nhìn đến 2035 được Bộ Công Thương phê duyệt hồi tháng 9/2016, mục tiêu đặt ra của

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 3


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

ngành là sản xuất được 4,1 tỷ lít bia trong vòng 4 năm tới và sẽ tăng lên 4,6 tỷ lít bia vào
2025, 5,6 tỷ lít vào 2035.

2.2. Công nghệ sản xuất bia

2.2.1. Nguyên liệu sản xuất bia

2.2.1.1. Nước
Do thành phần chính của bia là nước nên nguồn nước và các đặc trưng của nó có
ảnh hưởng rất quan trọng tới các chất lượng của bia. Nhiều loại bia chịu ảnh hưởng hoặc
thậm chí được xác định theo đặc trưng của nước trong khu vực sản xuất bia. Mặc dù ảnh
hưởng của nó cũng như là tác động tương hỗ của các loại khoáng chất hòa tan trong nước
được sử dụng trong sản xuất bia là khá phức tạp, nhưng theo quy tắc chung thì nước mềm
là phù hợp cho sản xuất các loại bia sáng màu. Do đó, để đảm bảo sự ổn định về chất lượng
và mùi vị của sản phẩm, nước cần được xử lý trước khi tham gia vào quá trình sản xuất bia
nhằm đạt được các chỉ tiêu chất lượng nhất định.
2.2.1.2. Malt
Ngâm hạt lúa mạch vào trong nước, cho phép chúng nảy mầm đến một giai đoạn
nhất định và sau đó làm khô hạt đã nảy mầm trong các lò sấy để thu được hạt ngũ cốc đã
mạch nha hóa (malt). Mục tiêu chủ yếu của quy trình này giúp hoạt hoá, tích luỹ về khối
lượng và hoạt lực của hệ enzin trong đại mạch. Hệ enzym này giúp chuyển hóa tinh bột
trong hạt thành đường hoà tan bền vững vào nước tham gia vào quá trình lên men. Thời
gian và nhiệt độ sấy khác nhau được áp dụng để tạo ra các màu malt khác nhau từ cùng một
loại ngũ cốc. Các loại mạch nha sẫm màu hơn sẽ sản xuất ra bia sẫm màu hơn.
2.2.1.3. Hoa houblon
Hoa houblon được con người biết đến và đưa vào sử dụng khoảng 3000 năm TCN.
Đây là thành phần rất quan trọng và không thể thay thế được trong quy trình sản xuất bia,
giúp mang lại hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền
keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Cây hoa bia được trồng bởi nông dân
trên khắp thế giới với nhiều giống khác nhau, nhưng nó chỉ được sử dụng trong sản xuất

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 4


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

bia là chủ yếu. Hoa houblon có thể đem dùng ở dạng tươi, nhưng để bảo quản được lâu và
dễ vận chuyển, houblon phải sấy khô và chế biến để gia tăng thời gian bảo quản và sử dụng.
2.2.1.4. Gạo
Đây là loại hạt có hàm lượng tinh bột khá cao có thể được sử dụng sản xuất được
các loại bia có chất lượng hảo hạng. Gạo được đưa vào chế biến dưới dạng bột nghiền mịn
để dễ tan trong quá trình hồ hoá, sau đó được phối trộn cùng với bột malt sau khi đã đường
hoá. Cần chú ý, hạt trắng trong khác hạt trắng đục bởi hàm lượng protein. Do đó, trong sản
xuất bia, các nhà sản xuất thường chọn loại hạt gạo có độ trắng đục cao hơn.
2.2.1.5. Men
Men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường. Các giống men bia cụ thể được
lựa chọn để sản xuất các loại bia khác nhau, men bia sẽ chuyển hoá đường thu được từ hạt
ngũ cốc tạo ra cồn và carbon đioxit (CO2).

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 5


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

2.2.2. Quy trình sản xuất bia

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất bia

Bia là sản phẩm thực phẩm thuộc loại đồ uống có độ cồn thấp, thu được bằng cách lên
men bia ở nhiệt độ thấp dịch đường (chế biến từ malt đại mạch và các hạt giàu tinh bột như
gạo, bắp…) cùng với nước và hoa houblon. Tất cả các loại bia đều chứa một lượng cồn từ
1.8 – 7% so với thể tích và khoảng 0.3 – 0.5% khí CO2 tính theo trọng lượng. Đây là hai
sản phẩm chính của quá trình lên men bia từ các loại dịch đượng đã được houblon hóa,
được tiến hành do một số chủng đặc hiệu của nấm men saccharomyces. Ngoài ra trong bia
còn chứa các hợp chất khác, một số là sản phẩm phụ của quá trình lên men, một số là sản

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 6


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

phẩm của quá trình tương tác hóa học, phầm còn lại là những cấu tử hợp phần của dịch
đường không bị biến đổi trong suốt quá trình công nghệ. Tất cả những cấu tử này tùy vào
mức độ và vai trò đều trực tiếp tham gia vào việc định hình hương vị và nhiều chỉ tiêu chất
lượng của bia thành phẩm. Với hương thơm đặc trưng và vị đắng dịu của hoa houblon, các
chất khoáng, chất tạo hương… ở tỉ lệ cân đối đã tạo cho bia có một số hương vị đậm đà mà
không hề thấy ở các sản phẩm khác. Nhân tố tạo ra tính độc đáo của bia trước hết là do đặc
tính của nguyên liệu sau đó là do tính chất của quá trình công nghệ.
Công nghệ sản xuất bia là quá trình phức tạp dù được thực hiện thủ công hay tự động
hóa thì đều phải trải qua các giai đoạn:
 Chế biến dịch đường, houblon hóa
 Lên men chính để chuyển hóa dịch đường thành bia non, lên men phụ và tàng trữ
bia non thành bia tiêu chuẩn
 Lọc trong bia, đóng bao bì, hoàn thiện sản phẩm…
 Sản xuất dịch đường houblon hóa
Sơ đồ công nghệ sản xuất dịch đường houblon hóa bao gồm:
- Làm sạch và đánh bóng malt.
- Nghiền malt:
+ Đập nhỏ hạt ra thành nhiều mảnh để tăng bề mặt tiếp xúc với nước, thúc đẩy
quá trình đường hóa và các quá trình phân nhanh và triệt để hơn
+ Có 3 cách tiến hành nghiền malt: nghiền khô, nghiền ẩm, nghiền nước
- Đường hóa nguyên liệu:
+ Nguyên liệu sau khi đã nghiền nhỏ sẽ được hòa trộn với nước ở trong thiết bị
đường hóa. Lượng nước phối trộn với bột nghiền phụ thuộc vào chủng loại bia
và đặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị.
+ Trong môi trường giàu nước các hợp chất thấp phân tử sẽ hòa tan vào nước trở
thành chất chiết của dịch đường sau này, các hợp chất cao phân tử như tinh bột,
protein sẽ bị tác động bới các nhóm enzim tương ứng khi t0 khối dịch được nâng

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 7


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

đến điểm thích hợp dưới sự xúc tác của hệ enzim thủy phân các hợp chất cao
phân tử sẽ bị cắt thành sản phẩm thấp phân tử và hòa tan vào nước trở thành chất
chiết của dịch đường
+ Ở phân đoạn sản xuất dịch đường thường được bố trí các loại thiết bị chính
sau: thiết bị trộn, thiết bị đường hóa, thiết bị lọc, thiết bị đun dịch đường với hoa
houblon, thiết bị tách bã hoa…
- Lọc bã malt: sau khi đường hóa kết thúc bao gồm 2 hợp phần: pha rắn và pha
lỏng
+ Thành phần pha rắn bao gồm các cấu tử không hòa tan của bột nghiền, còn pha
lỏng bao gồm nước và các hợp chất thấp phân tử được trích ly từ malt hòa tan
trong đó. Pha rắn gọi là bã malt, còn pha lỏng gọi là dịch đường
+ Mục đích của quá trình này là tách pha lỏng ra khỏi hỗn hợp để tiếp tục các
bước tiếp theo của quá trình, còn pha rắn loại bỏ ra ngoài
+ Thiết bị lọc bã malt: thùng lọc đáy bằng, máy ép khung bản…
- Nấu dịch đường với hoa houblon:
+ Trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol và các thành phần khác của hoa
houblon vào dịch đường để làm nó có vị đắng và hương thơm dịu của hoa – đặc
trưng của bia
+ Polyphenol khi hòa tan vào dịch đường ở t0 cao sẽ tác dụng với các hợp chất
protein tạo thành các phức chất màng nhầy dễ kết lắng sẽ kéo theo các phần tử
cặn lắng theo
+ Trường độ đun đun sôi với hoa phụ thuộc chất lượng nguyên liệu, cường độ
đun, nồng độ chất hòa tan… và nằm trong khoảng từ 1.5 – 2.5 h
- Làm lạnh tách cặn dịch đường (dịch đường: bao gồm nước và các cấu tử hòa tan,
chất chiết: cấu tử hòa tan chứa 93% chất hữu cơ và 7% chất vô cơ)
 Lên men chính, lên men phụ và tàng trữ bia
Lên men là giai đoạn quyết định để chuyển hóa dịch đường houblon hóa thành bia
dưới tác động của nấm men thông qua hoạt động của chúng

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 8


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

- Lên men chính: một lượng lớn cơ chất trong dịch đường bị nấm men hấp thụ tạo
thành rượu etylic, khí CO2, các hợp chất dễ bay hơi… một phần nhỏ bị kết lắng
và phải loại ỏ ra ngoài.
- Lên men phụ và tàng trữ bia: ở giai đoạn này các quá trình sinh hóa lý xảy ra
hoàn toàn giống quá trình lên men chính nhưng với tốc độ chậm hơn vì nhiệt độ
thấp hơn và lượng nấm men cũng ít hơn, đây là quá trình nhằm chuyển hóa hết
phần đường có khả năng lên men còn tồn tại trong bia non
- Làm trong bia: sự hiện diện của các hạt dạng keo, nấm men, nhựa đắng… góp
phần làm giảm độ bền của bia, do đó làm trong giúp tăng thời gian bảo quản khi
lưu hành trên thị trường
- Chiết bia vào chai: chai đựng bia phải làm từ thủy tinh chất lượng cao có màu
caphe hoặc xanh nhạt

2.3. Các vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất bia

Bảng 2.1: Các nguồn chất thải chính trong sản xuất bia
STT Nguồn thải Tác nhân ô nhiễm
1 Nghiền nguyên liệu -Bụi
-Tiếng ồn
2 Nấu -Xút và axit cho hệ thống vệ sinh (CIP)
-Thải lượng chất hữu cơ cao
-Bụi
-Gây ra các mùi khó chịu cho các khu vực
xung quanh
3 Lên men -Xút và axit cho hệ thống vệ sinh (CIP)
-Phát thải CO2
-Thải lượng chất hữu cơ cao (do nấm men và
việc vệ sinh thiết bị gây nên, nước thải có nồng
độ chất hữu cơ, nitrat và photpho cao)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 9


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

4 Lọc bia -CO2


-Thải lượng chất hữu cơ cao (nấm men, bột trợ
lọc)
5 Đóng gói, thanh trùng -Nước thải có pH cao và chất lơ lửng nhiều
-Tiêu hao nhiều nước nóng và nước lạnh
6 Các hoạt động phụ trợ: -Phát thải CO2, NOx và PAH (polyaromactic
nồi hơi đốt than hoặc hydrocacbon)
đốt dầu, máy lạnh… - Nguy cơ rò rỉ dầu
- Nguy cơ rò rỉ và phát thải NH3
- Nguy cơ rò rỉ và phát thải CFC

2.3.1. Khí thải

Hơi phát sinh từ quá trình nấu, hơi khí nén bị rò rỉ, bụi từ quá trình chuẩn bị nguyên
liệu.
Nguồn bụi phát sinh chủ yếu trong nhà máy bao gồm trong quá trình chuẩn bị nguyên
liệu, quá trình tiếp liệu, quá trình xay malt, quá trình nghiền gạo… Tuy nhiên tải lượng bụi
ở đây rất khó ước tính phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như loại nguyên liệu, độ ẩm của
nguyên liệu, tình trạng/tính năng của thiết bị máy móc…
Nhiệt tỏa từ quá trình nấu, nồi hơi (nguồn nhiệt rất lớn) và từ hệ thống làm lạnh (nguồn
nhiệt lạnh) và tiếng ồn do thiết bị sản xuất (máy bơm, máy lạnh, băng chuyền…) ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của công nhân và môi trường xung quanh.

2.3.2. Chất thải rắn

Các chất thải rắn chính của quá trình sản xuất bia bao gồm bã hèm, bã men, các mảnh
thủy tinh từ khu vực đóng gói, bột trợ lọc từ khu vực lọc, bột giấy từ quá trình rửa chai,
giấy, nhựa, kim loại từ các bộ phận phụ trợ, xỉ than, dầu thải, dầu phanh. Bã hèm và bã men
là chất hữu cơ, sẽ gây mùi cho khu vực sản xuất nếu không thu gom và xử lý kịp thời.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 10


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Bảng 2.2: Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất 1 hectolit bia
Chất ô nhiễm Đơn vị Lượng Tác động
Bã hèm kg 21 – 27 Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu
Nấm men kg 3–4 Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu
Vỏ chai vỡ chai 0.9 Gây tai nạn cho người vận hành
Bùn hoạt tính kg 0.3 – 0.4 Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu
Nhãn, giấy kg 1.5 Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu
Bột trợ lọc kg 0.2 – 0.6 Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu
Plastic kg - Tải lượng chất thải rắn cao, bãi chứa lớn
Kim loại kg - Tải lượng chất thải rắn cao, bãi chứa lớn

2.3.3. Nước thải

2.3.3.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải trong quy trình sản xuất bia
Gồm 2 nguồn thải:
 Nước thải sinh hoạt: Có lưu lượng không lớn
 Nước thải sản xuất: bao gồm
 Nước thải lọc bã hèm: Nước thải phát sinh từ giai đoạn lọc hèm nên chúng bị
nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ, cặn bã hèm, các vi sinh vật.
 Nước thải lọc dịch đường: Nước thải này thường bị nhiễm bẩn chất hữu cơ,
lượng Gluco trong nước này cũng ở mức cao, là môi trường thuận lợi cho sự
phát triển của các loại vi sinh vật. Có độ đục và độ màu khá cao.
 Nước thải từ các thiết bị trao đổi nhiệt: Là dòng thải có lưu lượng lớn nhất,
nhưng được xem như là sạch. Mặc dù có nhiệt độ cao từ 45 – 500C và có thể
lẫn một ít lượng dầu mỡ không đáng kể.
 Nước thải từ quá trình rửa chai: Đây là một trong những dòng thải có độ ô
nhiễm cao nhất trong dây chuyền sản xuất bia. Về nguyên lý để đóng chai thì
chai phải được rửa qua các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch kiềm
loãng nóng (1-3% NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai và

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 11


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa sạch
bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó, nước thải phát sinh từ quá trình rửa
chai có độ pH cao khi được tập trung vào dòng thải của cả quy trình khiến
cho dòng thải của cả quy trình có pH kiềm tính.
 Nước thải phát sinh từ các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ than: có lưu lượng
và hàm lượng cặn lơ lửng (bụi than) rất lớn. Dòng thải này xuất hiện khi nồi
hơi được cung cấp nhiệt nhờ than.
 Nước thải từ quá trình rửa thiết bị: thường có hàm lượng chất hữu cơ cao
đồng thời chứa dầu mỡ, cặn và trong trường hợp rửa nồi hơi có thể chứa cả
acid và kiềm. Lưu lượng dòng thải và đặc tính dòng thải trong công nghệ sản
xuất bia, còn biến đổi theo chu kỳ và mùa sản xuất.
2.3.3.2. Đặc tính và tải lượng của nước thải phát sinh trong quy trình sản xuất bia
Tuy các nhà máy bia khác nhau về phương pháp lên men, về sự quản lí nội vi, tải lượng
nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm, nhưng nước thải của các nhà máy bia vẫn có các
đặc tính chung:
 Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao
 Hàm lượng chất rắn (dạng tổng số, dạng lơ lửng) trong nước cao, do còn lẫn nhiều
xác men, bã.
 Nhiệt độ cao.
 pH dao động mạnh và thay đổi khá lớn từ mức acid mạnh đến kiềm mạnh.
 Thường có màu xám đen.
 Có các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất như xút, soda…
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của ngành bia khá cao. Hàm
lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Bảng 2.3: Thành phần và tiêu chuẩn xả nước thải sản xuất bia ra nguồn nước mặt
STT Chỉ tiêu Nước thải trước xử lý * Tiêu chuẩn thải **
1 pH 6 – 9.5 5.5 – 9

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 12


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

2 Hàm lượng cặn lơ lửng


150 – 300 100
SS, mg/l
3 BOD5, mg/l 700 – 1500 50
4 COD, mg/l 850 – 1950 100
5 Nitơ tổng, mg/l 15 – 45 40
6 Photpho tổng, mg/l 4.9 – 9.0 6
7 Coliform, MPN/100ml <10000 5000
Ghi chú: * Theo các số liệu nghiên cứu tại Công ty bia ong Thái Bình, Công ty bia Nghệ
An, Nhà máy bia NADA, Nhà máy bia Hạ Long…
** Cột B theo QCVN 40 : 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 13


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

3.1. Các phương pháp xử lý nước thải sản xuất bia

Nước thải nhà máy bia thường chứa các chất hữu cơ rất dễ phân hủy như protein,
gluxit, lipit và tỷ lệ BOD5/COD là 0.5 – 0.7, rất thích hợp cho các quá trình phân hủy sinh
học. Do đó các nhà máy bia, người ta thường áp dụng công nghệ sinh học cho xử lý nước
thải. Quá trình xử lý sinh học được thực hiện qua những giai đoạn sau:

3.1.1. Xử lý sơ bộ

Giai đoạn xử lý sơ bộ là giai đoạn bỏ qua những thành phần có kích thước lớn ra khỏi
nước thải như giấy làm nhãn dán chai, nút chai, mảnh thủy tinh do chai bị vỡ… Đối với
những chất có kích thước này, người ta thường dùng hệ thống chắn rác hay hệ thống sàn
lọc để giữ chúng lại.
Nếu nước thải có pH cao (nước thải đi từ khâu rửa chai) thì phải trung hòa trước khi
đưa chúng vào các giai đoạn xử lý sau.

3.1.2. Phương pháp bùn hoạt tính

Phương pháp này thường được thực hiện trong các bể Aerotank. Khi áp dụng phương pháp
này cần lưu ý rằng, các bể Aerotank rất khó vận hành để đạt được hiệu suất xử lý cao khi
các chất hữu cơ có hàm lượng cao trong nước thải. Nếu hàm lượng các chất hữu cơ cao sẽ
gây ra hiện tượng khó lắng bùn. Nước thải của nhà máy bia có thể chứa rất nhiều nấm men
do công đoạn rửa nấm men, lọc và tách bã men. Phương pháp này áp dụng với tải trọng
0.05 – 0.1 kg BOD5/kg bùn/ngày.

3.1.3. Phương pháp màng sinh học hiếu khí

Thiết bị của phương pháp này bao gồm một bể hình tháp, trong đó người ta nạp các chất
mang làm bằng nhựa hay chỉ đơn giản là lõi ngô, vỏ bào, vỏ đậu phộng. Những loại chất
mang làm từ nhựa thường sử dụng được lâu, còn những loại làm từ gỗ thường chỉ sử dụng
được trong một thời gian ngắn. Định kì sử dụng người ta lại thay mới các chất mang bằng

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 14


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

gỗ này, phương pháp này thích hợp cho nước thải nhà máy bia có tải trọng thể tích 1.0 –
1.6 kg BOD5/m3/ngày và tải trọng bùn 0.4 – 0.64 kg/m3/ngày.

3.1.4. Phương pháp hồ sinh học hiếu khí

Người ta thường thiết kế hồ sinh học với diện tích được quy định là 100 m2/1000 lít bia.
Như vậy, diện tích cần cho xử lý nước thải là rất lớn. Điều này chỉ có thể thực hiện được
đối với các nhà máy bia nằm ngoài khu dân cư và có diện tích đủ lớn để xử lý nước thải
cho nhà máy. Khi thiết kế nên có nhiều hồ, ít nhất là hai hồ để dễ điều hành và quản lý. Khi
vận hành, không khí được cung cấp liên tục, tải trọng của hồ hiếu khí thường là 0.025 –
0.003 kg BOD5/m3/ngày. Nước sau khi được xử lý từ hồ hiếu khí sẽ qua bể lắng ra khỏi
nước, bùn lắng sẽ được xử lý riêng. Nước sẽ được hoàn lưu cho các quá trình làm nguội
hay rửa sàn.

3.1.5. Phương pháp xử lý kị khí

Ở nhiều nước trên thế giới, người ta áp dụng phương pháp xử lý yếm khí (phương pháp
UASB) rất có hiệu quả. Phương pháp này sử dụng ở nhà máy bia có những ưu điểm cơ sản
sau:
- Lượng bùn tạo ra không nhiều
- Có khả năng xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
- Không tốn nhiều diện tích
- Thu được khí CH4 phục vụ cho nhu cầu về năng lượng
- Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành
- Hiệu quả xử lý cao
- Thời gian lưu nước trong bể ngắn
- Ít có nhu cầu năng lượng khi vận hành

3.1.6. Phương pháp kết hợp kị khí và hiếu khí

Nhiều nhà máy bia đã rất thành công khi áp dụng kết hợp phương pháp yếm khí và hiếu khí
để xử lý nước thải sản xuất bia.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 15


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

3.2. Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy bia trên thế giới
và ở Việt Nam

1. Nhà máy bia Will Brau GamH (CHLB Đức)

Hình 3.1: Sơ đồ xử lý nước thải của nhà máy bia Will Brau GamH (CHLB Đức)
2. Nhà máy bia Bavane Lieshout (Hà Lan)

Hình 3.2: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Bavane Lieshout (Hà Lan)
3. Nhà máy bia Đông Nam Á (SEAB)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 16


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Hình 3.3: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Đông Nam Á (SEAB)
4. Nhà máy bia Habeco

Hình 3.4: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Habeco


5. Công ty bia Nghệ An

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 17


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Hình 3.5: Sơ đồ xử lý nước thải công ty bia Nghệ An


6. Công ty liên hiệp thực phẩm Hà Tây

Hình 3.6: Sơ đồ xử lý nước thải công ty liên hiệp thực phẩm Hà Tây
7. Công ty TNHH sản xuất thương mại bia Bạch Đằng

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 18


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Hình 3.7: Sơ đồ xử lý nước thải Công ty TNHH sản xuất thương mại bia Bạch Đằng
8. Nhà máy bia Hoàng Quỳnh

Hình 3.8: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia Hoàng Quỳnh

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 19


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

9. Công ty bia Phú Minh

Hình 3.9: Sơ đồ xử lý nước thải công ty bia Phú Minh


10. Nhà máy bia NaDa Nam Định

Hình 3.10: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia NaDa Nam Định

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 20


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

4.1. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý

- Công nghệ phải đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vào
nguồn thải
- Công nghệ đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về
lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm
- Công nghệ xử lý phải đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư
kinh phí tối ưu.
- Công nghệ xử lý phải mang tính hiện đại và có khả năng sử dụng trong một
thời gian
- Ngoài ra còn chú ý:
+ Lưu lượng, thành phần nước cần xử lý
+ Tính chất nước thải sau xử lý
+ Điều kiện thực tế vận hành, xây dựng
+ Khả năng đầu tư

4.2. Thành phần tính chất nước thải đầu vào và tiêu chuẩn thải đầu ra

Bảng 4.1: Thông số đầu vào và tiêu chuẩn xả nước thải sản xuất bia ra nguồn nước
mặt
STT Thông số Đầu vào QCVN 40:2011
1 pH 6.67 5.5 – 9
2 t0 42 40
3 BOD5 (mg/l) 1500 50
4 COD (mg/l) 2500 150
5 SS (mg/l) 700 100
6 Nt (mg/l) 85 40
7 Pt (mg/l) 15 6

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 21


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

8 Coliform (MPN/100 ml) 10000 5000


(Nguồn: Công ty bia Phú Minh – Phú Yên)
Qua bảng phân tích mẫu nước thải sản xuất bia, ta thấy các chỉ số đều vượt tiêu
chuẩn xả thải nhiều lần. Vì vậy, nhà máy sản xuất bia cần phải xây dựng hệ thống XLNT
đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường (loại B theo QCVN 40:2011).

4.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải

Phương án 1:

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia theo phương án 1

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 22


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

 Thuyết minh sơ đồ công nghệ PA1:


Nước thải sản xuất sẽ đi qua song chắc rác, nhằm loại bỏ các cặn bẩn có kích thước
lớn hay dạng sợi: giấy, rau cỏ, rác vv.... Sau đó sẽ tiếp tục đến hố thu gom. Trong hồ
thu gom các loại nước thải được trộn đều và đi qua song chắn rác tinh. Song chắc rác
tinh với các mắt nhỏ hơn nên có thể giữ đc các loại rác có kích thước nhỏ. Nước thải
tiếp tục đi qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Sau đó
nước thải được đưa qua bể UASB, tại bể UASB các vi sinh vật kỵ khí ở dạng lơ lửng sẽ
phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản và khí CO2,
CH4, H2S.... Trong bể UASB có bộ phận tách khí, nước và bùn. Nước thải sẽ được
chuyển qua bể SBR tại bể này có bổ sung các vi sinh. Sau đó nước sẽ được chuyển qua
bể khử trùng và xả thải ra hồ tiếp nhận.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 23


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Phương án 2:

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia theo phương án 2

 Thuyết minh sơ đồ công nghệ:


Nước thải sản xuất sẽ đi qua song chắn rác, tại đây cái loại rác to đã bị giữ lại. Sau
đó nước thải qua hố thu gom. Từ hầm bơm tiếp nhận nước thải tiếp tục đi qua song chắn

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 24


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

rác tinh. Nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa và cũng cấp thêm khí vào trong bể.
Nước trong bể điều hòa sẽ ổn định về lưu lượng và nồng độ. Nước được chuyển qua bể
UASB trong bể UASB các vi sinh vật kỵ khí ở dạng lơ lửng sẽ phân hủy các chất hữu
cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản và khí CO2, CH4, H2S.... Trong bể
UASB có bộ phận tách khí, nước và bùn. Nước từ bể UASB lại sang bể Aerotank, trong
bể cũng cấp khí để các chất biến đổi hoàn toàn. Chuyển nước qua bể lắng II để lấy lại
lượng bùn. Sau đó chuyển nước qua bể khử trùng rồi ra nguồn tiếp nhận. Bùn dư từ bể
lắng II một phần sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aerotank để bổ sung lượng sinh khối và
một phần dư sẽ được dẫn đến bể nén bùn. Bùn được sinh ra từ bể lắng I và bùn dư từ bể
UASB cũng được dẫn đến bể nén bùn để làm khô và giảm thể tích bùn trước khi đem
đến sân phơi bùn. Nước sinh ra từ bể nén bùn sẽ được dẫn về bể điều hòa để tiếp tục
làm sạch.
 Cơ sở lựa chọn UASB:
Bảng 4.2: So sánh giữa các phương pháp xử lý kỵ khí
Quá trình Thuận lợi Bất lợi
Hồ kỵ khí -Rẻ -Cần có một diện tích lớn
-Hầu như không đòi hỏi quản lý -Gây mùi thối rất khó chịu
thường xuyên, bảo trì vận hành -Không thu hồi được khí sinh
đơn giản học sinh ra
Phân hủy kỵ khí -Thích hợp nước thải có hàm -Tải trọng thấp
xáo trộn hoàn lượng SS cao -Thể tích thiết bị lớn để đạt
toàn -Đảm bảo tính chất nước thải SRT cần thiết
đồng đều trong thiết bị -Sự xáo trộn trở nên khó khi
hàm lượng SS quá lớn
Tiếp xúc kỵ khí Thích hợp với nước thải có hàm -Tải trọng trung bình
lượng SS trung bình đến cao -Vận hành tương đối phức tạp

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 25


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Lọc kỵ khí -Vận hành tương đối đơn giản -Không phù hợp với loại nước
-Phù hợp với các loại nước thải có thải có hàm lượng SS cao
hàm lượng COD từ thấp đến cao -Dễ bị bít kín
UASB -Vốn đầu tư và chi phí vận hành Không phù hợp với loại nước
thấp thải có hàm lượng SS cao
-Thiết bị đơn giản, chiếm ít diện
tích
 Cơ sở lựa chọn phương án:
Phương án 1 (Bể lọc sinh học) Phương án 2 (Bể Aerotank)
-Sử dụng phương pháp xử lý bằng vi sinh -Sử dụng phương pháp xử lý bằng vi sinh
-Quản lý đơn giản -Quản lý đơn giản
-Khó khống chế các thông số vận hành -Dễ khống chế các thông số vận hành
-Cần có thời gian nuôi cấy vi sinh vật, -Cần có thời gian nuôi cấy vi sinh vật
hình thành màng vi sinh vật -Cấu tạo đơn giản hơn bể lọc sinh học
-Cấu tạo bể phức tạp hơn bể Aerotank -Không tốn vật liệu lọc
-Tốn vật liệu lọc -Cần cung cấp không khí thường xuyên
-Áp dụng phương pháp thoáng gió tự cho vi sinh vật hoạt động
nhiên, không cần có hệ thống cấp khí -Phải có chế độ hoàn lưu bùn về bể
-Không cần chế độ hoàn lưu bùn Aerotank
-Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, về mùa hè -Không gây ảnh hưởng đến môi trường
nhiều loại ấu trùng nhỏ có thể xâm nhập
vào phá hoại bể. Ruồi muỗi sinh sôi gây
ảnh hưởng đến công trình và môi trường
sống xung quanh
-Hiệu quả xử lý COD, BOD, SS khi ra
khỏi bể lọc sinh học không bằng bể
Aerotank

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 26


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Từ bảng so sánh ưu, nhược điểm của 2 phương án xử lý, cho thấy:
Hiệu quả xử lý nước thải chủ yếu là ở các công trình phản ứng sinh học. Trước các
công trình sinh học hiếu khí của hai phương án đều đưa ra công trình sinh học yếm khí.
Phương pháp sinh học yếm khí là một phương pháp phát triển tương đối gần đây trong lĩnh
vực công nghệ môi trường. Việc áp dụng các công nghệ xử lý kị khí để xử lý nước thải ở
một số công ty bị ô nhiễm hữu cơ cao ngày càng được ưa chuộng và tăng nhanh vì những
ưu điểm nổi bật của chúng:
- Ít tiêu hao năng lượng trong quá trình hoạt động.
- Chi phí vận hành thấp hơn các công trình khác.
- Tự sản sinh ra năng lượng có thể thu hồi sử dụng dưới dạng Biogas.
Thêm vào đó, các hệ thống xử lý kị khí sản sinh ra ít bùn thải hơn các công trình
hiếu khí, trung bình khoảng từ 0.03 ÷ 0.15g bùn VSS trên 1g BOD được khử. Điều này
làm cho chúng ngày càng trở nên ưa chuộng vì rằng việc thải hồi bùn thừa đang là một
vấn đề hết sức nan giải đối với các hệ thống xử lý hiếu khí. Sự duy trì sinh khối trong các
hệ thống xử lý kị khí với tỉ lệ cao cho phép vận hành hệ thống xử lý ở các tải trọng hữu cơ
cao và do đó làm giảm đáng kể khối tích của các công trình.
Vậy ta lựa chọn phương án 2 làm phương án tính toán thiết kế cho nhà máy bia.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 27


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

Bảng dự toán hiệu suất các công trình [5]


Hiệu suất
Chỉ tiêu Đầu vào Công trình Đầu ra
(%)
BOD (mg/l) 1500 2 1470
COD (mg/l) 2500 2 2450
SS (mg/l) 700 Song chắn rác thô 5 665
N tổng (mg/l) 60 0 60
P tổng (mg/l) 15 0 15

Hố thu gom

Hiệu suất
Chỉ tiêu Đầu vào Công trình Đầu ra
(%)
BOD (mg/l) 1470 10 1323
COD (mg/l) 2450 10 2250
Thiết bị lược rác
SS (mg/l) 665 30 465.5
tinh
N tổng (mg/l) 60 0 60
P tổng (mg/l) 15 0 15

Hiệu suất
Chỉ tiêu Đầu vào Công trình Đầu ra
(%)
BOD (mg/l) 1323 10 1190.7
COD (mg/l) 2250 Bể điều hòa 10 2025
SS (mg/l) 465.5 0 465.5

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 28


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

N tổng (mg/l) 60 0 60
P tổng (mg/l) 15 0 15

Hiệu suất
Chỉ tiêu Đầu vào Công trình Đầu ra
(%)
BOD (mg/l) 1190.7 5 1131.2
COD (mg/l) 2025 5 1923.8
SS (mg/l) 465.5 Bể lắng I 40 279.3
N tổng (mg/l) 60 2 58.8
P tổng (mg/l) 15 5 14.3

Hiệu suất
Chỉ tiêu Đầu vào Công trình Đầu ra
(%)
BOD (mg/l) 1131.2 75 282.8
COD (mg/l) 1923.8 75 480.9
SS (mg/l) 279.3 Bể UASB 40 167.6
N tổng (mg/l) 58.8 5 55.9
P tổng (mg/l) 14.3 40 8.6

Hiệu suất
Chỉ tiêu Đầu vào Công trình Đầu ra
(%)
BOD (mg/l) 282.8 90 28.3
Bể Aerotank + Bể
COD (mg/l) 480.9 85 72.1
lắng II
SS (mg/l) 167.6 75 41.9

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 29


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

N tổng (mg/l) 55.9 70 16.8


P tổng (mg/l) 8.6 60 3.4

Hiệu suất
Chỉ tiêu Đầu vào Công trình Đầu ra
(%)
BOD (mg/l) 28.3 0 28.3
COD (mg/l) 72.1 0 72.1
SS (mg/l) 41.9 0 41.9
N tổng (mg/l) 16.8 Bể khử trùng 0 16.8
P tổng (mg/l) 3.4 0 3.4
Coliform
10000 90 1000
(MPN/100 ml)

Cột B, QCVN Hiệu suất


Chỉ tiêu Đầu vào Đầu ra
40:2011 (%)
BOD (mg/l) 1500 50 28.3 98.2
COD (mg/l) 2500 150 72.1 97.1
SS (mg/l) 700 100 41.9 94
N tổng (mg/l) 60 40 16.8 72.1
P tổng (mg/l) 15 6 3.4 77.3
Coliform
10000 5000 1000 90
(MPN/100 ml)

5.1. Xác định lưu lượng

Lưu lượng nước thải trung bình trong một ngày đêm:
Qng,đ = 1000 m3/ng.đ
Lưu lượng nước thải trung bình trong giờ:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 30


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

1000
Qtbh = = 41.67 (m3/h)
24
Lưu lượng nước thải lớn nhất trong giờ:
h
Qmax  Qtbh  K h = 41.67 1.725 = 71.875 (m3/h)

Trong đó:
Kh: hệ số không đều hòa giờ được tính theo công thức
Kc 2.07
Kh  = = 1.725
K ng 1.2

Kc: hệ số không đều hòa chung, chọn Kc = 2.07 (theo bảng 3.2, Xử lý nước thải đô
thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết)
Kng: hệ số không đều hòa ngày, chọn Kng = 1.2
Lưu lượng nước thải trung bình giây trong ngày:
Qtbh
Qtbs  = 0.012 (m3/s)
3600
Lưu lượng nước thải giây lớn nhất trong ngày:
s
Qmax  K c  Qtbs = 2.07  0.012 = 0.024 (m3/s)

5.2. Song chắn rác

Nhiệm vụ
Giữ lại các tạp chất có kích thước lớn có khả năng gây tắc nghẽn bơm và đường ống.
Đây là công trình đầu tiên trong thành phần của trạm xử lý nước thải.
Hoạt động
Nước thải sản xuất được dẫn nước theo mương dẫn nước thải qua song chắn rác,
Đây là bước xử lý sơ bộ đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc
thuận lợi cho cả hệ thống.
Tính toán mương dẫn nước

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 31


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Nước thải sản xuất được dẫn nước theo mương dẫn nước thải qua song chắn rác,
Đây là bước xử lý sơ bộ đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc
thuận lợi cho cả hệ thống
s
Qmax  0.024 (m3/s)

Diện tích tiết diện ướt:


Q 0.024
w   0.034 (m2)
V 0.8
Trong đó:
Q: lưu lượng tính toán (m3/s)
V: vận tốc chuyển động của nước thải trước song chắn rác (m/s), Quy phạm là 0.6 –
1 m/s, chọn vận tốc tối ưu là V = 0.7 (m/s)
Thiết kế mương dẫn có chiều rộng Bm = 0.4 (m) = 400 (mm)
Chiều sâu mực nước trong mương dẫn:
w 0.034
hl    0.085 (m) = 85 (mm)
Bm 0.4

Chiều sâu xây dựng trước song chắn rác:


hx  hl  hbv  0.085  0.5  0.585 (m) = 585 (mm)

Bán kính thủy lực:


w
R (m)
P
Trong đó:
P: chu vi ướt (m)
P  ( Bm  hl )  2  (0.4  0.085)  2  0.97 (m) = 970 (mm)
0.034
Suy ra: R   0.035 (m)
0.97
Hệ số sezi (C):
n: hệ số nhám, n = 0.013
y: hệ số phụ thuộc vào hệ số nhám, do R = 0.035 < 1 nên ta áp dụng công thức:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 32


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

y  1.5  n1/2  1.5  (0.013)1/2  0.17


1 1
Suy ra: C   R y   0.0350.17  43.5
n 0.013
Độ dốc thủy lực (i):
V2 0.72
i   0.0074
C 2  R 43.52  0.035
Tính toán song chắn rác
Song chắn rác được bố trí nghiêng 1 góc 600 so với phương nằm ngang để tiện khi
cọ rửa. Song chắn rác làm bằng thép không rỉ, các thanh trong song chắn rác có tiết diện
hình chữ nhật với bề dày 8 mm, khoảng cách giữa các khe hở là l = 20 mm = 0.02 m
Số khe hở của song chắn rác:
s
Qmax 0.024
n K  1.05   21 (khe)
v  l  hl 0.7  0.02  0.085

Trong đó:
n: số khe hở
s
Qmax
: lưu lượng lớn nhất của nước thải (m3/s)
v: vận tốc trung bình qua khe hở song chắn rác (m/s), từ 0.7 – 1 m/s. Chọn v = 0.7
m/s
l: khoảng cách giữa các khe hở (m), từ 5 – 25 mm. Chọn l = 20 mm
K: hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K = 1.05
Chiều rộng của song chắn rác được tính theo công thức:
Bs  s  (n  1)  l  n  0.008  (21  1)  0.02  21  0.58 (m)

Trong đó:
s: bề dày thanh song chắn rác (m), từ 5 – 15 mm. Chọn s = 8 mm
Tổn thất áp lực ở song chắn rác:
2
vmax 0.72
hs     K1  0.618   2.6  0.04 (m)
2g 2  9.81
Trong đó:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 33


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

K1: hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướn mắc rác ở song chắn, từ 2 – 3. Chọn K1
= 2.6
 : hệ số sức cản cục bộ của song chắn rác xác định theo công thức:

s 0.008 43 3
    ( )  sin 600  2.42  (
4
3
)   0.618
l 0.02 2
(β: hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn, do thanh hình chữ nhật nên β
= 2.42)
Chiều dài phần mở rộng trước thanh chắn:
Bs  Bm 0.58  0.4
L1    0.25 (m)
2 tan  2  tan 200
Trong đó:
Bs: chiều rộng của song chắn rác (m)
Bm: chiều rộng của mương dẫn (m)
 : góc nghiêng chỗ mở rộng, chọn là 200

Chiều dài phần mở rộng sau song chắn:


L1
L2   0.125 (m)
2
 Chiều dài của phần mương lắp đặt song chắn rác:
L = L1 + L2 + Ls = 0.25 + 0.125 + 1 = 1.375 (m)
Trong đó:
Ls: chiều dài phần mương đặt song chắn rác, Ls ≥ 1 (m), chọn Ls = 1 (m)
Chiều sâu xây dựng mương đặt song chắn rác:
H = hl + hs + 0.5 = 0.085 + 0.04 + 0.5 = 0.625 (m)
Trong đó:
hs: tổn thất áp lực ở song chắn rác, hs= 0.03 (m).
0.5: khoảng cách giữa cốt sàn nhà đặt song chắn rác và mực nước cao nhất.
Bảng 5.1: Thông số thiết kế của song chắn rác

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 34


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

STT Thông số thiết kế Ký hiệu Kích thước Đơn vị


1 Số khe hở của SCR n 21 khe hở
2 Chiều rộng thiết kế Bs 0.58 m
3 Chiều dài của mương L 1.375 m
4 Chiều sâu của mương H 0.625 m

5.3. Hố thu gom

Nhiệm vụ
Tập trung toàn bộ nước thải sản xuất của nhà máy qua hệ thống ống dẫn trước khi
đến các công trình xử lý tiếp theo. Chức năng của hố thu gom nước thải là điều chỉnh giữa
lưu lượng thải lớn nhất và bơm công tác.
Hoạt động
Nước thải trong quá trình sản xuất của nhà máy sẽ được dẫn theo mương dẫn nước
thải tới hố thu gom nước thải. Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại cũng được dẫn tới
hố thu gom nước thải.
Tính toán
Thể tích chứa nước của hố thu gom:
20
W  Qmax
h
 t  71.875   24 (m3)
60
Trong đó:
h
Qmax
: lưu lượng nước thải theo giờ lớn nhất (m3/h)
t: thời gian lưu nước ở bể bơm, từ 15 – 30 phút. Chọn t = 20 phút
Chiều cao tổng cộng của hầm bơm:
H = h1 + h2 + h3 = 2 + 0.3 + 0.2 = 2.5 (m)
Trong đó:
h1: chiều cao hữu ích,chọn h1 = 2 m
h2: chiều cao vùng an toàn đảm bảo bơm hút được nước, chọn h2 = 0.3 m
h3: khoảng cách từ mực nước cao nhất đến sàn hố thu, h3 = 0.2 m

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 35


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Diện tích mặt đáy hố thu:


W 24
F   12 (m2)
h1 2

Kích thước mặt đáy hố thu: L  B  4  3 (m)


Kích thước hố thu gom: L  B  H  4  3  2.5 (m)
Thành hầm dày 300 mm, đáy bể dày 300 mm, có quét sơn và chất chống thấm. Đáy hầm
được gia cố nền chắc chắn.
Bảng 5.2: Thông số thiết kế hố thu gom
STT Thông số thiết kế Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Chiều dài L 4 m
2 Chiều rộng B 3 m
3 Chiều cao H 2.5 m
Công suất bơm:
h
Qmax gH 71.875 1000  9.81 5
N k  1.12  1.37 (kW)
1000  1000  0.8
Trong đó:
 : khối lượng riêng của nước (kg/m3)

K: hệ số an toàn của bơm


h
Qmax
: lưu lượng giờ lớn nhất (m3/h), Qmax
h
= 71.875 m3/h
 : hiệu suất của bơm, từ 0.7 – 0.9, chọn  = 0.8

Chọn 2 bơm chìm EBARA Model 65 DL 51.5 2HP trong đó 2 bơm hoạt động luân phiên
nhau.

5.4. Lưới chắn rác tinh

Bảng 5.3: Các thông số thiết kế lưới chắn rác tinh
Thông số Lưới cố định Lưới quay
Hiệu quả khử cặn lơ lửng, % 5  25 5  25

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 36


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Tải trọng, l/m2.phút 400  1200 600  4600


Kích thước mắt lưới, mm 0.2  1.2 0.25  1.5
Tổn thất áp lực, m 1.2  2.1 0.8  1.4
Công suất motor, HP - 0.5  3.0
Chiều dài trống quay, m - 1.2  3.7
Đường kính trống, m - 0.9  1.5
(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết)
Bảng 5.4: Bảng Catalogue về lưới chắn rác tinh của hãng ShinMaywa [6]
Model
Slit (mm)
30S 60S 90S 130S 170S
Q (m3/h) 0.5 16 32 48 86 106
Chọn lưới chắn rác tinh S Series Model 130S
Ta chọn 2 lưới cố định có kích thước như sau:
L = 1200 mm, B = 1220 mm, H = 1800 mm

5.5. Bể điều hòa

Nhiệm vụ
Điều hòa lưu lượng và nồng độ của dòng thải để duy trì dòng thải vào gần như không
thay đổi cho các công đoạn sau, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động liều
lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của quá trình ở cuối dây chuyền xử lý.
Hoạt động
Từ hố thu nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa. Bể làm việc theo nguyên tắc xáo
trộn với hệ thống ống đục lỗ phân phối khí, nó có thể giúp cho quá trình phân hủy một số
chất hữu cơ đơn giản một cách tốt hơn (giảm BOD). Tại bể điều hòa đặt hai bơm thổi khí
hoạt động luân phiên nhau.
Tính toán
Thông số thiết kế:
h
Qmax = 71.875 m3/h

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 37


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

s
Qmax = 0.024 m3/s
SS = 465.5 mg/l
COD = 2250 mg/l
BOD5 = 1323 mg/l
Nt = 85 mg/l
Pt = 15 mg/l
Thể tích của bể điều hòa:
h
Vđh = Qmax  t = 71.875  2 = 143.75 (m3)

Trong đó:
h
Qmax : lưu lượng giờ lớn nhất trong ngày (m3/h)
t: thời gian lưu nước trong bể, chọn t = 2 h
Bể hình chữ nhật có chiều cao hữu ích h = 4.5 m, chiều cao bảo vệ hbv = 0.5 m
 Chiều cao tổng cộng H = 5 m
Kích thước xây dựng bể: L  B  H = 6  5  5 (m)
Vậy thể tích thực tế xây dựng V = 150 m3
Tính toán hệ thống khuấy trộn ở bể điều hòa:
Bảng 5.5: Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa
Dạng khuấy trộn Giá trị Đơn vị
Khuấy trộn cơ khí 4–8 W/m3 thể tích bể
Tốc độ khí nén 0.01 – 0.015 m3/m3 thể tích bể.phút
(Nguồn: Bộ xây dựng(2008), Tiêu Chuẩn Xây Dựng TCXD 7957-2008: Thoát Nước
Mạng Lưới Và Công Trình Bên Ngoài – Tiêu Chuẩn Thiết Kế)
Chọn khuấy trộn bể điều hòa bằng hệ thống thổi khí
Lượng không khí nén cần thiết cho khuấy trộn:
qkk.chinh = Vđh  R = 150  0.015 = 2.25 (m3/phút) = 2250 (l/phút)
Trong đó:
R: tốc độ khí nén, chọn R = 0.015 m3/m3.phút

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 38


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Chọn đĩa phân phối khí: EDI – USA, Model: FlexAir Threaded (9” Micro)
Thông số kĩ thuật:
Kiểu: đĩa, bọt min
Lưu lượng thiết kế: 0 – 9.5 m3/h
Diện tích bề mặt hoạt động: 0.038 m2
Đường kính: 277 mm
Đầu nối: ren 27 mm
Vật liệu: màng EPDM, Khung: PVC/ABS
Chọn lưu lượng khí ra r = 6 m3/h = 100 l/ph
Số đĩa sục:
qkk .chinh 2250
n= = = 22.5 (cái). Chọn n = 24 cái
r 100
Chọn hệ thống phân phối khí gồm 6 ống nhánh phân phối khí được bố trí theo chiều dài bể
Khoảng cách giữa các ống nhánh rnhánh = 1 m, khoảng cách từ ống nhánh đến thành bể là
0.5 m
Lưu lượng khí trong mỗi nhánh:
qkk .nhanh 2250
qkk.nhanh = = = 375 (l/phút)
6 6
Số đĩa sục khí trên ống nhánh:
n 24
nnhánh =  = 4 (cái). Vậy số đĩa trên một ống nhánh là 4 cái.
6 6
Chọn khoảng cách giữa các đĩa là rđĩa = 1 m và khoảng cách giữa 2 đầu nhánh đến thành bể
là 0.5 m
Lắp đặt ống phân phối khí nhánh trên các gối tựa với khoảng cách từ đáy bể đến ống là 0.2
m
Tính toán ống dẫn khí
Tốc độ khí trong ống là vkhí = 10 – 15 m/s, chọn v = 12 m/s
Đường kính ống dẫn khí chính:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 39


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

4  qkk .chinh 4  2.25


Dc = =  0.063 (m)
v  12  3.14  60
Chọn ống dẫn khí chính bằng nhựa HDPE có Dc = 63 mm
Kiểm tra lại vận tốc trong ống:
4  qkk .chinh 4  2.25
v= =  12 (m/s) (thỏa đk)
Dc  
2
0.0632  3.14  60

Đường kính mỗi ống nhánh:


4  qkk .nhanh 4  0.375
dn = =  0.028 (m)
v  10  3.14  60
Chọn ống HPDE có đường kính dn = 25 mm
Kiểm tra lại vận tốc trong ống:
4  qkk .nhanh 4  0.375
v= =  12.7 (m/s) (thỏa đk)
dn  
2
0.0252  3.14  60

Tính máy thổi khí


Áp lực máy thổi khí:
Hd = hd + hc + hf +H
Trong đó:
hd, hc: tổn thất dọc đường và tổn thất cục bộ của đường ống, không vượt quá 0.4 m,
chọn 0.4 m
hf: tổn thất áp lực qua thiết bị phân phối, không vượt quá 0.5 m, chọn hf = 0.5 m.
h: độ sâu lớp nước trong bể, H = 4.5 m
Suy ra: Hd = 0.4 + 0.5 + 4.5 = 5.4 (m)
Áp lực máy thổi khí:
10.33  H d 10.33  5.4
Pm = =  1.52 (at)
10.33 10.33
Công suất của máy thổi khí:
34400 34400
N=  [( Pm )0.29  1]  qkk .chinh = [(1.52)0.29  1]  0.0375  2.04 (kW)
102 102  0.8
Trong đó:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 40


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

 : hiệu suất của bơm,  = 0.7 – 0.9, chọn  = 0.8


qkk.chinh = 2.25 m3/phút = 0.0375 m3/s
Sử dụng 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên
Chọn máy thổi khí Longtech LT 065 có lưu lượng: 2.07 – 4.19 m3/phút, cột áp: 1 – 8 m
Chọn 2 bơm chìm hoạt động luân phiên, đặt tại hố thu có lưu lượng Qhmax = 71.875 m3/h,
chọn bơm chìm Grundfos DW
Bảng 5.6: Các thông số thiết kế bể điều hòa
STT Thông số thiết kế Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Thể tích của bể V 150 m3
2 Chiều dài của bể L 6 m
3 Chiều rộng của bể B 5 m
4 Chiều cao của bể H 5 m
5 Đường kính ống chính dẫn khí vào bể Dc 63 mm
6 Đường kính ống nhánh dn 25 mm
7 Số ống nhánh cần đặt n 6 nhánh
8 Số đĩa thổi khí trên mỗi nhánh - 4 cái

5.6. Bể lắng I

Nhiệm vụ
Loại bỏ các tạp chất lơ lửng trong nước để giảm hàm lượng chất ô nhiễm nhằm tạo
điều kiện thuận lợi để xử lý cho các công trình ở phía sau và giảm chi phí xử lý. Tại đây
các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn sẽ được lắng xuống đáy, các chất có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ
được nổi trên mặt nước và được thiết bị gạt cặn tập trung tại hố ga đặt ở bên ngoài bể.
Tính toán
Chọn bể lắng đứng
Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm:
Qtbs
f  (m2)
vt

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 41


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Trong đó:
Qtbs : lưu lượng nước thải (m3/s)

vt: vận tốc nước trong ống trung tâm, vt = 30 mm/s = 0.03 m/s (trang 53 Hoàng Huệ,
Xử lý nước thải)
Qtbs 0.012
Suy ra: f    0.4 (m2)
vt 0.03

Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng:


Qtbs 0.012
F   20 (m2)
v 0.0006
Trong đó:
Qtbs : lưu lượng nước thải (m3/s)

v: vận tốc chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng, v = 0.5 – 0.8 mm/s. Chọn
v = 0.6 mm/s = 0.0006 m/s
Diện tích của bể: Ft = F + f = 20 + 0.4 = 20.4 (m2)
Đường kính của bể lắng đứng:
4  Ft 4  20.4
D   5.1 (m)
 3.14
Đường kính ống trung tâm:
4 f 4  0.4
dT    0.71 (m)
 3.14
Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng đứng:
htt  v  t  0.0006 1.5  3600  3.24 (m) (thỏa 2.7 – 3.8 m, điều 8.5.11 TCXDVN

7957 – 2008)
Trong đó:
t: thời gian lắng, t = 1.5 h
Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng:
(D d n ) (5.1  0.6)
hn  h2  h3   tan    tan 60  3.9 (m)
2 2

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 42


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Trong đó:
h2: chiều cao lớp trung hòa (m)
h3: chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể (m)
D: đường kính trong của bể lắng, D = 5.1 (m)
dn: đường kính đáy nhỏ hình nón cụt, dn = 0.6 (m)
 : góc nghiêng của đáy bể lắng so với phương ngang, lấy không nhỏ hơn 500. Chọn
 = 600
Chiều cao của ống trung tâm lấy bằng chiều cao tính toán của vùng lắng htt = hôtt = 3.24 (m)
Đường kính hình loe của ống phân phối trung tâm bằng chiều cao hình loe ống trung tâm:
dl = hl = 1.35  dT = 1.35  0.71 = 0.96 (m)
Đường kính tấm chắn của ống trung tâm:
dtc = 1.3  dl = 1.3  0.96 = 1.25 (m)
Góc nghiêng giữa bề mặt tấm chắn so với mặt phẳng ngang 170
Khoảng cách từ đáy miệng loe ống trung tâm đến đáy tấm chắn, chọn 0.4 m (qui phạm từ
0.25 – 0.5 m) (PGS – TS Hoàng Huệ, Xử Lý Nước Thải, NXB Xây Dựng)
Chiều cao tấm chắn:
dtc 1.25
htc   tan17   tan17  0.19 (m)
2 2
Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng:
H = htt + hn + hbv = 3.24 + 3.9 + 0.4 = 7.54 (m)
hbv : chiều cao bảo vệ, chọn hbv = 0.4 (m)
Thể tích phần lắng:
 3.14
VL   D2  H L   5.12  3.24  66.15 (m3)
4 4
Trong đó:
D: đường kính bể
HL: chiều cao phần lắng

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 43


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Tính máng thu nước: máng thu nước được đặt xung quanh thành bể có đường kính bằng
0.8 đường kính bể
Đường kính máng thu nước:
dm = 0.8  D = 0.8  5.1 = 4.08 (m)
Chiều rộng máng thu nước:
D  d m 5.1  4.08
rm    0.51 (m)
2 2
Chọn chiều cao máng thu nước: hm = 0.4 (m)
Diện tích mặt cắt ngang của máng thu nước:
Wm = rm  hm = 0.51  0.4 = 0.204 (m2)
Chiều dài máng thu nước:
Lm =   dm = 3.14  4.08 = 12.8 (m)
Chọn máng răng cưa có:
+ Khe tạo góc: 900
+ Bề rộng khe: 100 mm
+ Bề rộng răng: 100 mm
+ Chiều cao khe: 50 mm
+ Thiết kế máng vòng có tiết diện: (38  19) cm
Tải trọng thu nước trên một mét dài của máng
Qtbs 0.012
q   0.00094 (m3/m.s)
Lm 12.8

Lượng bùn tươi sinh ra mỗi ngày:


M bun  SS  Qtbngd  H  465.5 103 1000  0.4  186.2 (kg/ngày)

Trong đó:
H: hiệu suất xử lý cặn lơ lửng
Lượng bùn tươi cần xử lý:
M bun 186.2
Qbun    3.54 (m3/ngày)
a   0.05 1053

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 44


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Trong đó:
a: hàm lượng cặn trong bùn tươi, a = 5%
 : khối lượng riêng của bùn tươi,  = 1053 kg/m3

Lượng bùn tươi có khả năng phân hủy sinh học:


Mbùn VSS = Mbùn  0.8 = 186.2  0.8 = 148.96 (kg/ngày)
Với tỉ số VSS : SS = 0.8
Tính máy bơm bùn
Tại bể lắng 1 đặt một bơm để bơm bùn từ bể lắng 1 về bể nén bùn
Công suất của máy bơm:
  g  H b  Qbun
N
1000 
Trong đó:
Qbùn: lưu lượng bùn, m3/s
 : khối lượng riêng của chất lỏng

Nước:  = 1000 kg/m3


Bùn:  = 1053 kg/m3
g: gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2
 : hiệu suất của bơm,  = 0.7 – 0.9, chọn  = 0.8

Hb: cột áp bơm, mH2O, H = 8 (m)


1053  9.81 8  3.54
Suy ra: N   0.004 (kW)
1000  0.8  24  3600
Công suất thực tế của máy bơm
NTT = 1.5  N = 1.5  0.004 = 0.006 (kW)
Chọn bơm trục vít Nova Rotors – R – RF Series
Bảng 5.7: Các thông số thiết kế của bể lắng I
STT Thông số thiết kế Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Đường kính bể D 5100 mm

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 45


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

2 Chiều cao bể H 7540 mm


3 Đường kính ống trung tâm dT 710 mm
4 Đường kính phần loe ống trung tâm dl 960 mm
5 Đường kính tấm chắn dtc 1250 mm
6 Chiều cao phần hình nón hn 3900 mm
7 Khoảng cách từ miệng loe đến tấm chắn - 400 mm
8 Chiều dài máng thu nước Lm 12800 mm
9 Chiều cao máng hm 400 mm
10 Chiều rộng máng rm 510 mm
11 Thời gian lắng t 1.5 h

5.7. Bể UASB

Nhiệm vụ
Phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, các chất sunfit,
ammoniac, nitơ… nhờ các vi sinh vật kị khí tồn tại trong lớp bùn hoạt tính.
Hoạt động
Nước thải theo ống dẫn vào hệ thống phân phối đảm bảo phân phối đều trên diện
tích đáy bể. Nước thải đi từ dưới lên. Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp phụ chất hữu cơ
hòa tan trong nước thải phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí. Bọt khí sinh ra bám vào
hạt bùn cặn nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng
khi cặn nổi lên trên va vào tấm chắn hạt cặn bị vỡ khí thoát lên trên cặn rơi xuống dưới .
Hỗn hợp bùn nước được tách hết khí khí được thu hồi bằng phễu. Hỗn hợp bùn và nước
tiếp tục được dẫn tới ngăn lắng bùn lắng xuống dưới đáy một phần được tuần hoàn lại ngăn
phản ứng yếm khí một phần bùn dư được dẫn đến nén bùn. Nước trong dâng lên trên được
thu vào máng theo ống dẫn sang bể lắng II.
Tính toán
Đầu vào của bể UASB gồm:
Lưu lượng nước thải: Qtb = 41.67 m3/h

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 46


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

CODvào = 1923.8 mg/l


BOD5 vào = 1131.2 mg/l
SSvào = 279.3 mg/l
Hiệu quả xử lý COD theo một số nghiên cứu và một sỗ bài tính toán mẫu trong “Waste-
water Engineering – Metcalf & Eddy, Inc” của UASB nằm trong khoảng 70 đến 75%. Yêu
cầu sau bể UASB chỉ số COD còn lại ≤ 500 mg/l. Hiệu suất của UASB trong xử lý COD
đạt trong khoảng 70 – 75 %. Chọn hiệu suất xử lý COD của UASB là 75%.
Kiểm tra hiệu suất xử lý COD của UASB:
CODra = CODvào – E.CODvào = 1923.8 – 0.75  1923.8 = 480.9 (mg/l)
CODra < 500 mg/l thỏa mãn.
Lượng COD cần xử lý trong một ngày:
G  Qtbngd  (CODvao  CODra ) 103  1000  (1923.8  480.9) 103  1442.9

(kgCOD/ngđ)
Bảng 5.8: Tải trọng thể tích hữu cơ của bể UASB bùn hạt và bùn bông ở các hàm
lượng COD và tỉ lệ chất không tan khác nhau
Tải trọng thể tích ở 300C
(kgCOD/m3.ngày)
Nồng độ nước Tỉ lệ COD không
Bùn hạt
thải (mg COD/l) tan (%) Bùn hạt
Bùn bông (không khử
(khử SS)
SS)
≤ 2000 10 – 30 2–4 8 – 12 2–4
30 – 60 2–4 8 – 12 2–4
2000 – 6000 10 – 30 3–5 12 – 18 3–5
30 – 60 4–8 12 – 18 2–6
60 – 100 4–8 - 2–6
6000 – 9000 10 – 30 4–6 15 – 20 4–6
30 – 60 5–7 15 – 24 3–7

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 47


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

(Nguồn: “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải đô thị và công nghiệp” – Lâm
Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân – 2015).
Chọn tải trọng khử COD của bể UASB: Lorg = 3 kg COD/m3.ngày
Thể tích phần xử lý yếm khí cần thiết:
G 1442.9
Vyk    481 (m3)
Lorg 3

Để giữ cho lớp bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, tốc độ nước dâng trong bể phải giữ trong
khoảng 0.6 – 0.9 m/h. Chọn vận tốc v = 0.6 m/h
Diện tích bể cần thiết:
Qtbngay 1000
A   70 (m2)
v 24  0.6
Chọn kích thước bể L  B  10  7 (m)
Chiều cao phần xử lý yếm khí (phần phản ứng):
Vyk 481
H1    6.9 (m)
A 70
Tổng chiều cao của bể: Hbể = H1 + H2 + H3.
Trong đó:
H1: chiều cao phần xử lý yếm khí, H1 = 6.9 m
H2: chiều cao vùng lắng. Để đảm bảo khoảng không gian an toàn cho bùn lắng xuống
phía dưới thì chiều cao vùng lắng ≥ 1 (m). Chọn chiều cao vùng lắng H2 = 1.2 m.
H3: Chiều cao bảo vệ. Chọn H3 = 0.3 m.
Vậy tổng chiều cao của bể là: Hbể = 6.9 + 1.2 + 0.3 = 8.4 (m)
Kiểm tra thời gian lưu nước:
Thời gian lưu nước trong mỗi đơn nguyên của bể UASB:
Vbe L  B  ( H1  H 2 ) 10  7  (6.9  1.2)
T ngd
 24  ngd
 24   24  13.6 (h)
Qtb Qtb 1000

Thỏa mãn T > 4 h


Tính toán ngăn lắng:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 48


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Trong bể thiết kế 2 ngăn lắng. Nước đi vào bể ngăn lắng sẽ được tách bằng các tấm chắn
khí đặt song song nhau. Tấm chắn khí đặt nghiêng so với phương ngang từ 450 đến 600.Ta
chọn góc nghiêng giữa tấm chắn với phương ngang là 600.
2( H lang  H 3 )
tan 600 
L
2
tan 60  L tan 60 10
 H lang  H 3    4.33 (m)
4 4
 Hlang = 4.33 – 0.3 = 4.03 (m)
Tổng chiều cao của toàn bộ ngăn lắng, Hlắng, kể cả chiều cao vùng lắng và chiều cao bảo vệ
chiếm khoảng 30% tổng chiều cao bể.
Kiểm tra lại:
( H lang  H 3 ) 4.33
100%  100  51.55%  30%
H be 8.4

Vậy chiều cao được xác định là thích hợp.


Thời gian lưu nước trong ngăn lắng.

Vlang H lang  L  B 4.03 10  7


tlang   24  2  24  2  24  3.39 (h)
Qtbngd ngd
Qtb 1000

Thỏa mãn đk tlang ≥ 1 h.


Tính toán các tấm chắn khí và các tấm hướng dòng trong bể UASB
Bể UASB với 2 ngăn lắng gồm 8 tấm chắn khí và 2 tấm hướng dòng. Chọn khe hở giữa
tấm chắn khí dưới và tấm chắn khí trên, giữa tấm chắn khí dưới và tấm hướng dòng là như
nhau, cùng nghiêng một góc 600. Khe hở giữa các tấm này được chọn bằng nhau. Tổng diện
tích các khe hở này phải < 20% tổng diện tích bể.
Chọn Stổngkhe = 0.1  Sbể.
Trong ngăn lắng có n = 4 khe hở, như vậy diện tích của một khe hở là:
Stongkhe 0.1 Sbe 0.110  7
Skhe     1.75 (m2)
n n 4
Bề rộng của một khe hở là:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 49


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Skhe 1.75
bk    0.25 (m) = 250 mm
B 7

Hình 5.1: Tấm chắn khí và tấm hướng dòng trong UASB
Đối với tấm chắn khí trên:
Chiều dài l1 = B = 7 m
H lang  H 2 4.03  1.2
Chiều rộng b1    3.27 (m)
sin 60 sin 60
Chiều cao tấm chắn khí trên là: h1 = b1  sin60 = 2.83 m
Đối với tấm chắn khí dưới:
Chiều dài L2 = B = 7 m
Chiều rộng b2 = x1 + x2
Đoạn xếp mí giữa hai tấm chắn khí là x1, chọn x1 = 0.3 m
h = bk  sin(90 – 60) = 0.25  sin30 = 0.125 (m)
H 2  H3  h 1.2  0.3  0.125
b2  x1   0.3   1.89 (m)
sin 60 sin 60
 x2 = 1.59 m
Chiều cao tấm chắn khí dưới là: h2 = b2  sin60 = 1.64 m
Tính toán kích thước các tấm hướng dòng:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 50


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Tấm hướng dòng có chức năng ngăn chặn bùn đi lên từ phần xử lý yếm khí lên phần lắng
để thu nước, được đặt nghiêng so với phương ngang một góc φ = 600 và cách tấm chắn khí
dưới b = 250 mm
Góc đỉnh tấm hướng dòng: θ = 180 – 2φ = 600

Hình 5.2: Tấm hướng dòng trong UASB


Khoảng cách từ đỉnh tam giác của tấm hướng dòng đến tấm chắn khí dưới:
Bk 0.25
l   0.29 (m)
cos(90  60 ) cos300
0 0

a1 = Bk  cos 600 = 0.25  cos600 = 0.125 (m)


a2 = l – a1 = 0.29 – 0.125 = 0.165 (m)
h = Bk  sin600 = 0.25  sin600 = 0.22 (m)
tanθ = h/a2 = 0.22/0.165  θ = 530
φ = 1800 – 2θ = 740
Tấm hướng dòng có chức năng chặn bùn đi lên từ phần xử lý yếm khí lên phần lắng nên độ
rộng đáy D giữa hai tấm hướng dòng phải lớn hơn l.
Đoạn nhô ra của tấm hướng dòng nằm bên dưới khe hở từ 10 – 20 cm, chọn phần nhô ra
130 mm. (Bảng 10 – 9/456 – Lâm Minh Triết – Nguyễn Thanh Hùng – Nguyễn Phước

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 51


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Dân, 2010, Xử lý nước thải đô thị & công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình,
NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh).
 D = 2  l + 2  0.13 = 2  0.29 + 2  0.13 = 0.84 (m)
Chiều dài tấm hướng dòng: b = B = 7 m
Tính máng thu nước
Máng bê tông
- Bố trí 2 máng thu nước (kết hợp với máng răng cưa) đặt ở giữa 2 ngăn lắng và
dọc theo chiều rộng của bể. Máng bê tông cốt thép dày 65 mm, có lắp thêm máng
răng cưa thép tấm không gỉ, được đặt dọc bể, giữa các tấm chắn khí. Máng có độ
dốc 5% để nước chảy về phần cuối máng. Tại đây có đặt ống thu nước ɸ 90 bằng
thép để dẫn nước sang bể Aerotank.
- Máng thu nước tiết diện hình chữ nhật b  h với b = 2h
- Chiều dài máng thu bằng chiều rộng của bể B = 7 m
- Chọn vận tốc nước qua máng thu v = 0.3 m/s
Lưu lượng vào một máng:
Q 1000
Qmang    0.0058 (m/s)
2 2  24  3600
Diện tích máng thu nước:
Q 1000
A   0.039 (m2)
v 0.3  24  3600
Ước tính nước qua máng thu chỉ cao đến mức Hn = 0.7h
Diện tích mặt cắt ướt của máng thu nước:
Amc = 2h  0.7h = 1.4h2
Chiều cao máng thu nước:
A 0.039
h   0.17 (m)
1.4 1.4
Chiều rộng máng thu nước: b = 2h = 0.34 (m)
Máng răng cưa: Máng tràn gồm nhiều răng cưa hình chữ V, góc đáy 900

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 52


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

- Dài đoạn vát đỉnh răng cưa: 40 mm


- Chiều cao cả thanh: 260 mm
- Khe dịch chỉnh: 2 khe dịch chỉnh cách nhau 450 mm
Bề rộng khe: 12 mm
Chiều cao: 150 mm
Tính hệ thống phân phối nước cho bể UASB
Đối với bể UASB sử dụng bùn hoạt tính khi tải trọng xử lý L > 4 kgCOD.m3/ngày thì từ 2
m2 diện tích bể trở lên ta sẽ bố trí một vị trí phân phối nước (“Design Of Anerobic Process
For The Treatment Of Industrial And Munucipal Wastes” – Joseph F.Malina).
F 10  7
Số đầu phân phối nước là n  2
  35 (đầu)
2m 2
Nước từ bể lắng I được bơm vào bể UASB theo đường ống chính phân phối đều ra hệ thống
5 ống nhánh nhờ hệ thống van và đồng hồ đo lưu lượng đặt trên đường ống. Mỗi nhánh có
7 đầu phân phối, ống phân phối đặt cách đáy bể 300 mm.
Vận tốc nước chảy trong đường ống chính dao động từ 1.4 – 2.5 m/s. Chọn Vống = 1.5 m/s.
Đường kính ống chính sẽ là:

4  Qtbngd 4 1000
Dong    0.1 (m)
  Vong 24  3600  3.14 1.5

Chọn ống chính là ống nhựa PVC có đường kính  90 mm.


Kiểm tra lại vận tốc nước trong ống chính:
4Q 4 1000
Vong    1.8 (m/s) (thỏa mãn v = 1.4 – 2.5 m/s)
  Dong 2
24  3600  3.14  0.092

Vận tốc nước trong ống nhánh từ 2 – 4 m/s. Chọn Vnhánh = 3 m/s.
Lưu lượng trên mỗi ống nhánh:
Q 1000
q   200 (m3/ngày)
5 5
Đường kính ống nhánh:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 53


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

4 q 4  200
d nhanh    0.03 (m) = 30 mm
 Vnhanh 24  3600  3.14  3

Chọn ống nhánh là ống PVC có đường kính là  = 32 mm


Kiểm tra lại vận tốc nước trong ống nhánh:
4 q 4  200
Vnhanh    2.88 (m/s) (thỏa mãn v = 2 – 4 m/s)
 d 2
24  3600  3.14  0.0322
Lỗ phân phối nước:
Ta có: 1 ống nhánh có 7 đầu phân phối
Tại 1 đầu phân phối nước ta bố trí 2 lỗ theo 2 phía của đường ống
q 200
Lưu lượng qua lỗ phân phối: qlo    20 (m3/ngày)
10 10
Vận tốc nước qua lỗ phân phối vlỗ = 1.5 m/s
Đường kính lỗ phân phối:
4  qlo 4  200
dlo    0.014 (m) = 14 mm
  vlo 3.14 1.5  24  3600

Chọn đường kính lỗ dlỗ = 14 mm, lỗ quay xuống dưới


Kiểm tra lại vận tốc nước qua lỗ:
4  qlo 4  20
vlo    1.5 (m/s) (thõa)
  dlo 3.14  0.0142  24  3600
2

Tính toán lượng khí và ống thu khí


Thể tích khí sinh ra đối với 1 kgCOD được loại bỏ là 0.5 m3 (“Design Of Anerobic Process
For The Treatment Of Industrial And Munucipal Wastes” – Joseph F.Malina). Vậy tổng thể
tích khí sinh ra trong bể là:
Qkhi  0.5  Qtbngd  (CODvao  CODra ) 103  0.5 1000  (1923.8  480.9) 10 3  721.45

(m3/ngày)
Lượng khí CH4 sinh ra chiếm từ 70 - 80%. Chọn 70%
Thể tích khí CH4 sinh ra là: VCH4 = 0.7  721.45 = 505 (m3/ngày)
Vận tốc khí trong ống từ 10 – 15 m/s. Chọn Vkhí = 10 m/s

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 54


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Lắp 3 ống dẫn khí: 2 bên thành bể và một ống ở giữa bể dọc theo chiều dài bể
Đường kính của ống dẫn khí:
4  Qkhi 4  721.45
d khi    0.019 (m) = 19 mm
  Vkhi  n 3.14 10  3  24  3600

Trong đó:
n: số ống nhánh dẫn khí, n = 3 ống

Chọn đường kính ống dẫn khí  = 21 mm làm bằng ống thép mạ kẽm Hòa Phát
Tính lượng bùn sinh ra và ống thu bùn
Chọn loại bùn nuôi cấy ban đầu cho vào bể UASB là bùn phân chuồng, hàm lượng bùn
trong bể CSS = 20 – 80 (kgVSS/m3). (Theo bảng 2 – 12.Các loại bùn nuôi cấy ban đầu cho
bể xử lý kị khí – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân – Xử lý nước
thải đô thị & công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM)
Lượng bùn nuôi cấy ban đầu cho vào bể:
CSS Vyk 30 180.36
M bun    108.2 (tấn)
a 5% 1000
Trong đó:
CSS: hàm lượng bùn trong bể. Chọn CSS = 30 kgSS/m3
a: hàm lượng chất rắn trong bùn nuôi cấy ban đầu. Chọn a = 5%
Lượng sinh khối sinh ra mỗi ngày:
Y [(CODvao  CODra )  Q] Y G
Px  
1  K d c 1  K d c

(Theo trang 548 – Lâm Minh Triết – Nguyễn Thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, 2010, Xử
lý nước thải đô thị & công nghiệp - Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.)
Trong đó:
Y: hệ số sản lượng sinh tế bào. Y = 0.04 gVSS/gCOD
Kd: hệ số phân hủy (1/ngày), Kd = 0.025 ngày-1

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 55


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

θc: thời gian lưu bùn (θc = 2 – 3 tháng), chọn θc = 60 ngày (Theo trang 197-TS. Trịnh
Xuân Lai, 2000, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB xây dựng).
G: lượng COD cần khử trong 1 ngày
0.04 1442.9
Px   23.1 (kgVSS/ngày)
1  0.025  60
Thể tích bùn sinh ra mỗi ngày:
Px 23.1
Qw    0.96 (m3/ngày)
0.8  CSS 0.8  30

Với MLVSS : MLSS = 0.8 (kgVSS/kgSS)


Lượng bùn sinh ra trong 1 tháng:
Vbun  Qw  30  0.96  30  28.8 (m3)

Lượng chất rắn từ bùn dư:


M SS  Qw  CSS  0.96  30  28.8 (kgSS/ngày)

Chiều cao bùn trong 1 tháng của một bể:


28.8
Vbun 2  0.48 (m)
hbun  
F 30
Ống thu bùn
Chọn thời gian xả bùn là 60 phút
Lưu lượng bùn xả
Vbun 28.8
Qxa    0.48 (m3/phút)
60 60
Chọn 3 ống lấy bùn dọc theo chiều rộng của bể.
Qxa 0.48
Qongxa    0.16 (m3/phút) = 0.0026 m3/s
3 3
Bùn được bơm qua bể chứa bùn và qua hệ thống xử lý bùn
Chọn ống xả bùn bằng inox, bùn được bơm ra với vận tốc khoảng v = 0.5 – 2 (m/s). Chọn
v = 1 m/s
Đường kính ống xả bùn:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 56


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

4  Qongxa 4  0.0026
Dongxa    0.058 (m)
 v 3.14 1

Chọn đường kính ống xả bùn  = 60 mm (ống inox Sơn Hà)


Kiểm tra lại vận tốc trong ống xả bùn:
4  Qongxa 4  0.0026
v   0.92 (m/s) (thõa)
  ( Dongxa ) 2
3.14  0.062

Số lỗ đục trên ống thu bùn:


Chọn vận tốc đục qua lỗ thu bùn v = 0.6 m/s
Chọn đường kính lỗ dlỗ = 30 mm
  dlo2 3.14  0.032
Diện tích lỗ: flo    0.00071 (m2)
4 4
Tổng diện tích lỗ trên một ống xả bùn:
Qongxa 0.0026
Flo    0.0043 (m2)
v 0.6
Số lỗ trên 1 ống xả bùn:
Flo 0.0043
n   6.1 (lỗ). Chọn số lỗ đục là 6 lỗ
flo 0.00071

Đường kính ống chính:


4  Qxa 4  0.48
Dongchinh    0.1 (m)
 v 3.14 1 60

Chọn đường kính ống chính là  = 100 mm (ống inox Sơn Hà)
Lấy mẫu
Lấy mẫu là để kiểm tra tính chất, chất lượng bùn, hệ vi sinh theo chiều cao của bể,
kiểm tra nồng độ kiềm, độ dinh dưỡng trong bể.... Việc lấy mẫu bùn theo chiều cao và kiểm
tr định kỳ là công việc rất cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý của bể như trong thiết kế.
Dọc chiều cao của bể đặt các van lấy mẫu. Với các mẫu thu được ở cùng một van,
có thể ước đoán lượng bùn ở độ cao đặt van tương ứng. Dựa vào kết quả đo đạc và quan

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 57


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

sát chất lượng bùn, từ đó có những điều chỉnh thích hợp giúp hệ thống vận hành ở chế độ
tốt nhất.
Trong điều kiện ổn định, tải trọng của bùn gần như không đổi, do đó mật độ bùn
tăng lên đều đặn. Việc lấy mẫu nên thực hiện hàng ngày. Khi mở van, cần điều chỉnh sao
cho bùn ra từ từ để đảm bảo thu được lượng bùn đặc trưng giống trong bể, vì nếu mở lớn
quá thì nước sẽ thoát nhiều hơn. Thể tích lấy mẫu thường là: 500 – 1000 (ml)
Bể cao 8.4 m, có thể đặt dọc theo chiều cao của bể 6 van lấy mẫu, các van cách nhau
1 m. Van dưới cùng cách đáy 1.2 m.

Chọn ống và van lấy mẫu bằng nhựa PVC cứng  38 mm. Để tránh tắc cặn, sau mỗi
lần lấy mẫu phải vệ sinh đầu ống để phòng ngừa bùn khô gây tắc ống.
Tính bơm
Công suất của máy bơm:
  g  Hb  Qtb
N
1000 
Trong đó:
Qtb: lưu lượng cần bơm, m3/s
 : khối lượng riêng của chất lỏng

Nước:  = 1000 kg/m3


Bùn:  = 1053 kg/m3
g: gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2
 : hiệu suất của bơm,  = 0.7 – 0.9, chọn  = 0.8

Hb: cột áp bơm, mH2O, H = 10 (m)


1000  9.8110  0.012
Suy ra: N   1.47 (kW)
1000  0.8
Công suất thực tế của máy bơm
NTT = 1.5  N = 1.5  1.47 = 2.2 (kW)
Chọn bơm EBARA Model MD công suất 2 kW

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 58


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Bảng 5.9: Các thông số thiết kế của bể UASB


STT Thông số thiết kế Ký hiệu Giá trị Đơn vị
Kích thước xây dựng từng đơn nguyên của bể UASB
1 Chiều dài của bể L 10 m
2 Chiều rộng của bể B 7 m
3 Chiều cao của bể H 8.4 m
Tấm chắn khí dưới, tấm chắn khí trên và tấm hướng dòng có chiều dài l = B = 7 m và
làm bằng thép không rỉ có bề dày là 6 mm
4 Bể rộng 1 khe hở Bk 0.25 m
5 Kích thước tấm chắn khí dưới b1  B 3.27  7 m
6 Kích thước tấm chắn khí trên b2  B 1.89  7 m
7 Độ rộng đáy giữa 2 tấm hướng dòng D 0.84 m
Ống phân phối nước được chia thành 5 ống nhánh, đặt cách bể 0.3 m
8 Đường kính ống chính Dống 90 mm
9 Đường kính ống nhánh dnhánh 32 mm
10 Số lỗ trên mỗi ống nhánh - 7 lỗ
11 Đường kính lỗ dlỗ 14 mm
Máng thu nước đặt dọc chiều ngang bể, có hệ thống răng cưa gắn vào thành máng
12 Chiều dài máng l 7 m
13 Chiều rộng máng R 0.34 m
14 Chiều cao máng - 0.17 m
15 Đường kính ống thoát - 90 mm
Ống thu khí phân thành 3 điểm thu khí giữa bể và 2 bên thành
16 Đường kính ống dkhí 21 mm
Ống thu bùn được chia thành 2 ống nhánh đặt cách đáy 0.7 m
17 Đường kính ống nhánh thu bùn Dongxa 60 mm
18 Đường kính ống chính - 100 mm

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 59


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

19 Số lỗ trên ống thu n 6 lỗ


20 Đường kính lỗ dlỗ 30 mm

5.8. Bể Aerotank

Nhiệm vụ
Phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, các chất sunfit,
ammoniac, nitơ… nhờ vi khuẩn hiểu khí tồn tại trong lớp bùn hoạt tính lơ lửng trong bể
Hoạt động
Bể hoạt động nhờ hệ thống sục khí bao gồm máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối
khí làm nhiệm vụ cung cấp đẻ lượng oxy cần thiết cho vị khuần trong quá trình phân giải
chất hữu cơ. Đồng thời xáo trộn làm tăng khả năng hấp thụ các chất hữu cơ của vi sinh vật
đảm bảo sự phân giải tốt nhất
Tính toán
Các thông số thiết kế
SS = 167.6 mg/l
COD = 480.9 mg/l
BOD5 = 282.8 mg/l
Pt = 8.6 mg/l
Nt = 79.1 mg/l
T = 250C
Các thông số vận hành
- Nồng độ bùn trong bể, X = 3000 mg/l (theo bảng 6-1, Tính toán thiết kế hệ thống
XLNT, TS Trịnh Xuân Lai,2003)
- Nồng độ bùn tuần hoàn là 10000 mg/l, Xr = 7000 mg/l
- Lượng bùn hoạt tính trong nước thải đầu vào X0 = 0 mg/l
- Thời gian lưu nước của bùn hoạt tính trong công trình c = 5 – 15 ngày, chọnc = 10
ngày

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 60


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

- Tải trọng các chất hữu cơ L = 0.8 – 1.9 kg BOD5/m3.ngày với bể Aerotank khuấy
trộn hoàn toàn
- Hệ số sinh trưởng cực đại Y = 0.4 – 0.8 mg bùn hoạt tính/mg BOD, chọn Y = 0.6
- Hệ số phân hủy nội bào Kd = 0.02 – 0.1, chọn Kd = 0.06 ngày-1
- MLVSS : MLSS = 0.7
- Tỷ lệ F/M = 0.2 – 0.6 kg/kg.ngày
- BOD5 : BOD20 = 0.68
- Bể Aerotank khuấy trộn hòa toàn
- Xác định nồng độ BOD5 hòa tan sau lắng II trong nước thải đầu ra:
BOD5ra = BOD5 hòa tan đi ra từ bể lắng + BOD5 chứa trong cặn lơ lửng đầu ra
Trong đó:
BOD5 ở đầu ra sau lắng II là 50 mg/l
BOD5 hòa tan đi ra sau lắng II là S mg/l
BOD5 chứa trong cặn lơ lửng ở đầu ra được xác định:
+ Lượng cặn có thể phân hủy sinh học: a = 0.7  50 = 35 (mg/l)
+ Lượng oxy cần cung cấp để oxy hóa hết lượng cặn có thể phân hủy sinh học: 35
 1.42 (mg O2/mg tế bào) = 49.7 (mg/l). Lượng oxy cần cung cấp chính là giá trị
BOD20 phản ứng
+ Chuyển đổi giá trị BOD5 sang BOD20: BOD5 = BOD20  0.68 = 49.7  0.68 =
33.796 (mg/l)
- Lượng BOD5 hòa tan còn lại trong nước ở đầu ra: S = 50 – 33.796 = 16.204 (mg/l)
Kích thước bể Aerotank:
Thể tích bể Aerotank:
c  Q  Y  ( S0  S ) 10 1000  0.6  (282.8  16.204)
V= =  332.87 (m3)
X  (1  K d  c ) 3000  (1  0.06 10)

Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0.5 m


Chiều cao xây dựng bể: Hxd = 5.5
Diện tích Aerotank trên mặt bằng

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 61


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

V 333
F= =  60.5 (m2)
H 5.5
Kích thước xây dựng bể Aerotank: L  B  H = 8  7  6 (m)
Thời gian lưu nước trong bể:
Vt 336
 =  24  8.06 (h)
Q 1000

Tính lượng bùn dư thải ra mỗi ngày


Hệ số sản lượng quan sát Yobs:
Y 0.6
Yobs = =  0.375 (mg/mg)
1  K d c 1  0.06 10

Lượng bùn sinh ra mỗi ngày theo VSS:


PX (VSS )  Yobs  Q(S0  S ) 103  0.375 1000  (282.8  16.204) 10 3  100 =

(kgVSS/ngày)
Tổng lượng cặn lơ lửng sinh ra trong một ngày:
PX (VSS ) 100
PX(SS) =   142.9 (kgSS/ngày)
0.7 0.7
Lượng bùn dư xả đi mỗi ngày:
Mxả = Tổng lượng bùn sinh ra mỗi ngày – Lượng SS trôi ra khỏi bể lắng II
Mxả = PX(SS) – SSr  Q
Trong đó:
PX(SS): tổng lượng cặn lơ lửng sinh ra
SSr: hàm lượng chất lơ lửng đầu ra
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngđ)
Mxả = 142.9 – 50  1000  10-3 = 92.9 (kgSS/ngày)
Lượng bùn phải xả ra một ngày (Qw) từ bể lắng theo đường tuần hoàn:
VX r VX  Qe X e c
c   Qw 
Qw X  Qe X e X r c

Trong đó:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 62


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

V: thể tích bể, m3


X: nồng độ chất rắn bay hơi trong bể Aerotank, mg/l
Qe: lưu lượng nước thải, m3/ng.đ
Xe: nồng độ chất bay hơi ở hệ thống đầu ra, Xe = 0.7  SSr = 0.7  50 = 35 (mg/l)
c : thời gian lưu bùn
336  3000  (1000  35 10)
Qw =  9.4 (m3/ngày)
7000 10
Tính hệ số tuần hoàn
Phương trình cân bằng vật chất cho bể Aerotank
Qw  Xr + Qr  Xr = X(Q + Qr)
Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải, m3/ngđ
Qw: lưu lượng bùn thải
Qr: lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn
X0: nồng độ VSS trong nước thải dẫn vào bể Aerotank, X0 = 0 mg/l
X: nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank
Xr: nồng độ VSS trong bùn hoạt tính tuần hoàn
3000 1000  7000  9.4
Qr   733.55 (m3/ngày)
7000  3000
Qr 733.55
    0.73
Q 1000
Giá trị nằm trong khoảng cho phép từ 0.25 – 1
Kiểm tra tỷ số F/M và tỉa trọng thể tích của bể
Tỷ số F/M:
F S 282.8
 0 =  0.28 (ngày-1)
M X 8.06
 3000
24

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 63


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Trị số nằm trong khoảng cho phép F/M = 0.2 – 0.6 ngày -1. (Lâm Minh Triết – Nguyễn
Thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, XLNT đô thị và công nghiệp – Tính toán và thiết kế
công trình, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2008)
Tốc độ oxy hóa của 1 g bùn hoạt tính:
S0  S 282.8  16.204
   0.011 (mg BOD5/g.ngày)
X 8.06  3000
Tải trọng thể tích của bể Aerotank:
S 0  Q 282.8 103 1000
L= =  0.84 (kgBOD5/m3.ngày)
V 336
Trị số nằm trong khoảng cho phép L = 0.8 – 1.9 (kgBOD5/m3.ngày). (Lâm Minh Triết –
Nguyễn Thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, XLNT đô thị và công nghiệp – Tính toán và
thiết kế công trình, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2008)
Tính lượng không khí cần cung cấp cho quá trình
Lượng oxy lý thuyết:
Q  ( S0  S )
OC0 =  1.42  Px
0.68
Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải, m3/ng.đ
S0: hàm lượng BOD5 dẫn vào bể
S: hàm lượng BOD5 hòa tan của nước thải sau lắng
Px: lượng bùn sinh ra mỗi ngày
1000  (282.8  16.204)
OC0 =  1.42 142.9  189.1 (kgO2/ngày)
0.68 1000
Lượng oxy thực tế cần dùng:
CS 20 1
OCt = OC0  
 .CSH  CL 1.024(T 20).
Trong đó:
CS20: nồng độ bão hòa của oxy trong nước ở 200C CS = 9.17 mg/l
CSH: nồng độ bão hòa của oxy trong nước ở 250C CSH = 8.1 mg/l

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 64


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

(Nguồn: Unit operation processes in environment engineering)


CL: lượng oxy hòa tan cần duy trì trong bể, CL = 2 mg/l. (Lâm Minh Triết – Nguyễn
Thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, XLNT đô thị và công nghiệp – Tính toán và thiết kế
công trình, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2008)
Hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối đối với nước thải   1
9.17 1
Suy ra: OCt = 189.1  (25 20)
 315.6 (kg O2/ngày)
1 8.1  2 1.024  0.8
Tính lượng không khí cần thiết để cung cấp vào bể:
OCt
Qkk  f
OU
Trong đó:
OCt: lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể
OU: công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối
Cường độ thổi khí 200 l/phút đĩa = 12 m3/h
Độ sâu ngập nước ngập nước của thiết bị phân phối h = 5 m (lấy gần đúng bằng chiều sâu
bể)
Trong không khí, oxy chiếm 21% thể tích, giả sử rằng trọng lượng riêng của không khí là
1.2 kg/m3, vậy lượng không khí lý thuyết cho quá trình:
OCt 240.3
Mkk = =  953.6 (m3/ngày)
0.21 1.2 0.211.2
Kiểm tra lượng không khí cần thiết cho xáo trộn hoàn toàn:
M kk 953.6 1
q= =  1000  24.6 (l/m3.phút)
E  V 0.08  336 24  60
Trị số nằm trong khoảng cho phép q = 20 – 40 l/m3.phút. (Lâm Minh Triết – Nguyễn Thanh
Hùng – Nguyễn Phước Dân, XLNT đô thị và công nghiệp – Tính toán và thiết kế công trình,
NXB ĐHQG Tp.HCM, 2008)
Với E = 8%: hiệu suất chuyển hóa oxy của thiết bị khuếch tán khí
Lượng không khí cần thiết cho máy thổi khí

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 65


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

M kk 953.6
Qkk = f  = 1.5   12.4 (m3/phút) = 745 (m3/h) = 0.21 (m3/s)
E 0.08  24  60
f: hệ số an toàn, chọn f = 1.5
Số đĩa cần phân phối trong bể:
Qkk (m3 / h) 745
N   62 (đĩa). Chọn 63 đĩa
200(l / phut ) 12(m3 / h)
Cách bố trí đầu phân phối khí:
- Từ ống chính chia thành 7 ống nhánh có 9 đầu phân phối
- Theo chiều dài của bể là 8 m ta bố trí như sau: khoảng cách giữa 2 ống nhánh ngoài
cùng với thành bể là 1 m, khoảng cách giữa 2 ống nhánh là 1 m
- Trên mỗi ống nhánh bố trí đầu phân phối: khoảng cách giữa 2 đầu phân phối ngoài
cùng đến thành bể là 0.5 m và khoảng cách giữa 2 đầu phân phối khí là 0.75 m
- Trụ đỡ: đặt ở giữa 2 đĩa kế nhau từng trụ một
- Kích thước trụ đỡ L  B  H = (0.2  0.1  0.2) m
Tính toán hệ thống sục khí:
– Hệ thống phân phối khí được bố trí trên thành bể rồi chạy dọc theo thành bể xuống đáy
bể với các ống nhánh song song với chiều ngang bể.
– Ống chính được đặt trên thành bể với lưu lượng khí thổi vào Qc =0.21 m3/s
Chọn 7 ống nhánh. Lưu lượng trên mỗi ống nhánh liên tiếp là Qnh = 0.03 m3/s
Chọn đĩa phân phối khí cho bể cùng loại với đĩa thổi khí ở bể điều hòa, đường kính đĩa là
277 mm. Vậy số đĩa thổi khí trên mỗi nhánh là 9 đĩa.
Đường kính ống phân phối khí:
– Tốc độ khí trong ống dẫn vkk = 10 – 15 m/s. (Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công
trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng)
Chọn vkk = 12 m/s, đường kính ống dẫn khí chính cung cấp cho bể:
4  Qc 4  0.21
Dc =   0.15 (m)
vkk   12  3.14

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 66


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Chọn ống thép mạ kẽm sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM/API có D = 150 mm
Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống chính:
qkk 0.21
vc    11.9 (m/s)
 3.14
D2  0.15 
2

4 4
Thoả mãn vkk = 10 – 15 m/s . (Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công
trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng)
Đường kính ống nhánh trong bể:
4  Qnh 4  0.03
Dn =   0.056 (m)
vkk   12  3.14

Chọn ống thép mạ kẽm Hòa Phát có Dn = 60 mm


Kiểm tra lại vận tốc trong ống nhánh:
Qnh 0.03
vn = =  10.6 (m/s)
 3.14
Dn 2  0.062 
4 4
Thoả mãn vkk = 10 – 15 m/s
Chọn v = 2 m/s, đường kính ống dẫn nước thải vào bể:
4Q 4 1000
Dt =   0.09 (m)
v  2  3.14  24  3600
Chọn ống PVC có d = 90 mm
Tính toán máy nén khí cho bể bùn hoạt tính xáo trộn hoàn toàn
Áp lực cần thiết cho hệ thống nén khí
Hct = hd + hc + hf +H
Trong đó:
hd,hc: tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài ống dẫn, tổn thất cục bộ, (hd + hc)
không vượt quá 0.5
hf: tổn thất qua thiết bị phân phối, không vượt quá 0.4
H: chiều sâu hữu ích của bể
Suy ra: Hct = 0.5 + 0.4 + 5.5 = 6.4 (m)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 67


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Áp lực không khí:


10.33  H ct 10.33  6.4
P=   1.62 (atm)
10.33 10.33
Công suất máy nén khí:
34400 34400
N=  ( P0.29  1)  qkk   (1.620.29  1)  0.21  13.3 (kW)
102 102  0.8
Trong đó:
qkk: lưu lượng không khí
 : hiệu suất máy thổi khí,  = 0.7 – 0.9, chọn  = 0.8
Chọn 2 máy thổi khí (1 dự phòng) có thông số:
Lưu lượng bơm: 1000 – 8000 mmAq
Model: LT – 125
Công suất máy: 15 kW
Hãng sản xuất: Longtech – Đài Loan
Tính toán đường ống dẫn nước sang bể lắng II:
Chọn vận tốc nước thải trong ống v = 0.5 m/s (tính chất tự chảy)
4Q 4 1000
Dong    0.17 (m)
v  0.5  3.14  24  3600
Ta bố trí bể Aerotank hợp khối với bể lắng nên khi xây dựng trên vách chung giữa hai bể
ta bố trí ống trên thành bể với kích thước đường kính D = 180 mm là ống PVC
Tính toán đường ống dẫn bùn tuần hoàn
Lưu lượng bùn tuần hoàn: Qr = 733.55 m3/ngày = 0.0085 m3/s
Vận tốc bùn chảy trong ống điều kiện có bơm là 1 – 2 m/s. Chọn v = 1 m/s
4  Qr 4  0.0085
Dr    0.1 (m)
v  1 3.14
Chọn ống PVC đường kính 100 mm.
Tính toán đường ống dẫn bùn dư
Lưu lượng bùn tuần hoàn: Qw = 9.4 m3/ngày

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 68


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Vận tốc bùn chảy trong ống điều kiện có bơm là 0.3 – 0.7 m/s. Chọn v = 0.7 m/s
4  Qr 4  9.4
Dr    0.014 (m)
v  0.7  3.14  24  3600
Chọn ống PVC đường kính 20 mm.
Bơm bùn tuần hoàn
Lưu lượng bùn tuần hoàn: Qr = 733.55 m3/ngày = 0.0085 m3/s
Cột áp bơm: H = 8 mH2O
Công suất bơm:
Qw ..g.H 0.0085 1053  9.81 8
Nf  1.5   1.3 (kW)
1000. 1000  0.8
Bơm bùn dư:
Lưu lượng bùn dư: Qw = 9.4 m3/ngày
Cột áp bơm: H = 8 mH2O
Công suất bơm
Qw ..g.H 9.4 1053  9.81 8
N f  1.5   0.017 (kW)
1000. 1000  0.8  24  3600
Bảng 5.10: Các thông số thiết kế bể Aerotank
STT Thông số thiết kế Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Thể tích xây dựng bể V 336 m3
2 Số đơn nguyên N 1 -
3 Kích thước mỗi đơn nguyên L B H 8 7 6 m
4 Thời gian lưu nước trong bể  8.06 giờ
Lượng không khí lý thuyết cần
5 Mkk 953.6 m3/ngày
cung cấp
6 Số đĩa thổi khí - 63 đĩa
Dc 150 mm
7 Đường ống phân phối khí
Dn 60 mm
8 Lượng bùn xả ra một ngày Qw 9.4 m3/ngày

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 69


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

9 Tỷ số F/M F/M 0.28 ngày-1


10 Tải trọng thể tích L 0.84 kgBOD5/m3.ngày
11 Đường ống dẫn sang bể lắng II Dống 180 mm

5.9. Bể lắng II

Nhiệm vụ
Tách bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể Aerotank hay màng vi sinh đã chết từ bể
Aerotank và các phần nhỏ không hòa tan, không lắng được ở bể lắng I, đồng thời cô đặc
bùn ở đáy bể đến nồng độ mong muốn để tuần hoàn một phần lại bể Aerotank. Bùn dư hàng
ngày được dẫn đến bể nén bùn.
Tính toán
Bảng 5.11: Chỉ tiêu thiết kế bể lắng đợt II
Tải trọng bề mặt, Tải trọng bùn,
Quy trình m3/m2.ngày kg/m2.ngày Chiều cao
xử lý Ngày trung Ngày cao Ngày trung Ngày cao bể, m
bình điểm bình điểm
Sau bể
16.4 – 32.4 41 – 49.2 3.9 – 5.85 9.75 3.7 – 6.1
Aerotank
Sau làm
thoáng kéo 3.2 – 16.4 24.6 – 32.8 0.98 – 4.85 6.8 3.7 – 6.1
dài
Sau bể lọc
16.4 – 24.6 41 – 49.2 2.95 – 4.85 7.8 3.0 – 4.5
sinh học
Sau bể khử
16.4 – 24.6 32.8 – 41 2.95 – 4.85 7.8 3.0 – 4.5
Nitơ
(Nguồn: Trịnh Xuân Lai – Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải)
Vì có dòng tuần hoàn từ bể lắng II sang bể Aerotank nên ta có thêm lưu lượng dòng tuần
hoàn ở đầu vào bể lắng II.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 70


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Lưu lượng dòng vào bể lắng II:


Qtt  Qtbngd  Qr  Q(1   )  1000  (1  0.73)  1730 (m3/ngày) = 0.02 (m3/s)

Diện tích tiết diện ướt của phần lắng:


Qtt 0.021
F0    40 (m2)
v0 0.0005

Với v0 ≤ 0.5 mm/s tốc độ chảy trong bể lắng đứng (điều 8.58 – TCXDVN 7957 – 2008),
chọn vbl = 0,0005m/s
Tính ống trung tâm
Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm được tính theo công thức sau:
Qtt 0.02
f    0.67 (m2)
vtt 0.03

Trong đó:
vtt : tốc độ chuyển động của nước trong ống trung tâm, không lớn hơn 30 mm/s,
(Điều 8.5.11 TCXDVN 7957 – 2008). Chọn vtt = 30 mm/s = 0.03 (m/s)
Diện tích tổng cộng của bể lắng đứng đợt II:
F = F0 + f = 40 + 0.67 = 40.67 (m2)
Đường kính bể:
4 F 4  40.67
D   7.2 (m)
 3.14
Đường kính ống trung tâm:
4 f 4  0.67
d   0.92 (m). Chọn d = 1 m
 3.14
Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng được tính theo công thức:
htt  v  t  0.0005  2  3600  3.6 (m) (nằm trong khoảng 2.7 – 3.8 m theo điều 8.5.11

TCXDVN 7957 - 2008)


Với t: thời gian lắng (h). Chọn t = 2 h. (Theo điều 8.5.8 TCXDVN 7957 – 2008)
Chọn chiều cao lớp bùn lắng hb = 1.2 m
Chọn chiều cao bảo vệ hbv = 0.5 m

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 71


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng II:


H = Htt + hbv + hb = 3.6 + 0.5 + 1.2 = 5.3 (m)
Chiều dài của ống trung tâm lấy bằng chiều cao tính toán của vùng lắng:
htt = HL = 3.6 m
Chọn đường kính và chiều cao của ống loe lấy bằng 1.5 lần đường kính ống trung tâm.
Đường kính tấm chắn lấy bằng 1.3 lần đường kính miệng ống loe, góc nghiêng giữa tấm
chắn với mặt phẳng ngang là 170, chiều cao từ mặt dưới tấm chắn đến bề mặt lớp bùn cặn
bằng 0.3 m.
Đường kính ống loe bằng chiều cao của ống loe:
dống loe = hống loe = 1.5  1.5 = 2.25 (m)
Đường kính tấm chắn:
dchắn = 1.3  2.25 = 2.925 (m). Chọn dchắn = 3 m
Tính chiều cao toàn bể lắng II:
Tính toán máng thu nước:
Để thu nước đã lắng, dùng hệ thống máng vòng chảy tràn xung quanh thành bể. Thiết kế
máng thu nước đặt theo chu vi vành trong của bể, đường kính ngoài của máng chính là
đường kính trong của bể.
Đường kính máng thu nước bằng 0.8 lần đường kính bể:
Dm  0.8  D  0.8  7.2  5.76 (m)

Chiều dài máng thu nước:


Lm    Dm  3.14  5.76  18 (m)

Chiều cao máng thu nước chọn Hm = 0.25 m


Tải trọng máng tràn trên 1 m chiều dài máng:
Q 1730
Ld    96.1 (m3/m.ngày)
Lm 18

Chọn máng răng cưa hình chữ V với các kích thước như sau:
Chiều cao của răng cưa: 80 mm

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 72


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Đáy của răng cưa: 160 mm


Chiều rộng vát ở đỉnh: 40 mm
Khoảng cách giữa 2 đỉnh răng cưa: 200 mm
Số răng cưa trên máng thu nước:
Lm 18
Z   90
0.2 0.2
Tính ống dẫn nước sang bể lắng II:
Chọn vận tốc nước chảy trong ống v = 0.7 m/s (từ v = 0.3 – 0.9 m/s)
Lưu lượng nước thải Q = 1730 m3/ngđ
Đường kính ống:
4Q 4 1730
D   0.19 (m) = 19 mm
 v 3.14  0.7  24  3600

Chọn ống PVC Bình Minh có đường kính  = 20 mm


Tính toán phần thu xả cặn:
Lượng bùn tươi sinh ra mỗi ngày:
M bun  SS  Qtbngd  H  167.6 103 1730  0.85  246.46 (kg/ngày)

Trong đó:
H: hiệu suất xử lý cặn lơ lửng
Lượng bùn tươi cần xử lý:
M bun 246.46
Qbun    4.68 (m3/ngày)
a   0.05 1053
Trong đó:
a: hàm lượng cặn trong bùn tươi, a = 5%
 : khối lượng riêng của bùn tươi,  = 1053 kg/m3

Lượng bùn tươi có khả năng phân hủy sinh học:


Mbùn VSS = Mbùn  0.8 = 246.46  0.8 = 197.2 (kg/ngày)
Với tỉ số VSS : SS = 0.8
Ống dẫn bùn thải

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 73


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Chọn đường kính ống dẫn bùn thải  = 150 mm (  = 150 – 200 mm theo điều 6.69
TCXDVN 33:2006)
Đường kính ống dẫn nước ra khỏi bể lắng:
Chọn vận tốc nước ra khỏi bể lắng II là v = 0.6 m/s
Lưu lượng nước Qtt = 1730 m3/ngđ
Đường kính ống:
4Q 4 1730
D   0.2 (m)
 v 3.14  0.6  24  3600

Chọn ống PVC Bình Minh có đường kính  = 200 mm


Bảng 5.12: Các thông số thiết kế bể lắng đứng II
STT Thông số thiết kế Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Thời gian lưu nước t 2 h
2 Đường kính bể D 7.2 m
3 Chiều cao bể H 5.3 m
4 Đường kính ống trung tâm d 1 m
5 Chiều dài ống trung tâm htt 3.6 m
6 Đường kính máng thu Dm 5.76 m
7 Đường kính ống nước ra - 200 mm
8 Đường kính ống dẫn bùn - 150 mm

5.10. Bể nén bùn

Bùn dẫn về bể lắng thường có độ ẩm rất cao từ 99 – 99.2%. Một phần lớn bùn này
được dẫn trở lại aerotank, phần còn lại gọi là bùn hoạt tính dư được dẫn vào bể nén bùn.
Bùn ở bể lắng I được tái sử dụng nên không cần xử lýDo đó bể nén bùn có nhiệm vụ để
tách bớt nước theo nguyên tắc nén trọng lực, làm giảm sơ bộ độ ẩm của bùn, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình xử lý bùn tiếp theo để độ ẩm còn 95 – 97%. Bể nén bùn trọng lực
làm việc như bể lắng đứng. Ngăn phân phối trung tâm có đường kính bằng 20% đường kính
bể và có chiều cao từ 1 – 1.2 m.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 74


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Tính toán
Tổng lượng bùn dư được chuyển đến bể nén bùn:
Qbùn = QwUASB + QwAerotank= 0.96 + 9.4 = 10.36 (m3/ngày)
Diện tích hữu ích bể nén bùn:
Qbun 10.36
F1   3
 1.2 (m2)
v1 0.110  24  3600

Trong đó:
v1: tốc độ chảy của chất lỏng ở vùng lắng trong bể nén bùn kiểu lắng đứng với v1 =
0.1 mm/s. (Điều 8.5.11 TCXDVN 7957 – 2008).
Diện tích bề mặt bể nén bùn kể cả ống trung tâm:
At  1.2  F1  1.2 1.2  1.44 (m2)

Đường kính bể nén bùn:


4  At 4 1.44
D   1.4 (m)
 3.14
Đường kính ống trung tâm:
d  0.15  D  0.15 1.4  0.21 (m)

Chiều cao phần lắng cặn:


H lang  V  t  0.04 103 10  3600  1.44 (m)

Trong đó:
Hlang: chiều cao phần lắng bùn
V: vận tốc bùn dâng, V ≤ 0.1 mm/s. chọn V = 0.04 (mm/s)
t: thời gian nén bùn, t = 9 – 11 h chọn t = 10 h.
Chiều cao ống trung tâm:
h  0.6  H lang  0.6 1.44  0.86 (m)

Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng:


Góc nghiêng hình nón là 600
D  dn 1.4  0.4
Hn   tan 600   tan 60  0.87 (m)
2 2

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 75


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Trong đó:
D: đường kính của bể
dn: đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt (chọn dn = 0.4 m).
Đường kính miệng loe của ống trung tâm:
dl  1.35  d  1.35  0.21  0.28 (m)

Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn:


H = Hlắng + hbv + Hn + hth = 1.44 + 0.3 + 0.87 + 0.4 = 3 (m)
Trong đó:
Hlắng: chiều cao phần lắng bùn, Hlắng = 1.44 m
hbv: chiều cao bảo vệ, hbv= 0.3 m
Hn: chiều cao phần hình nón
Hth: chiều cao lớp trung hòa.
Bể nén bùn được xây dựng bằng bê tông cốt thép dày 300 mm.
Thể tích tổng của bể nén bùn:
V = F1  H = 1.2  3 = 3.6 (m3)
Lượng bùn thải ra từ bể nén:
Qbun (100  p1 ) 10.36  (100  99.2)
'
Qbun    2.76 (m3/ngđ)
100  p2 100  97

Trong đó:
Qbùn: lưu lượng bùn truoqcs khi nén
p1: độ ẩm của bùn trước khi nén, p1 = 99.2%
p2: độ ẩm của bùn sau khi nén, p2 = 97%
Khối lượng bùn hoạt tính từ bể nén bùn:
Mbùn = Q’bùn  S  P  ρ = 2.76  1.005  0.015  1053 = 43.8 (kg/ngày)
Trong đó:
Q’bùn: lượng bùn dư trong ngày
S: tỉ trọng của bùn hoạt tính, S = 1.005 (Giáo trình “Tính toán thiết kế các công trình
xử lý nước thải” – Trịnh Xuân Lai)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 76


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

P: nồng độ phần trăm của cặn khô, P = 15% (Giáo trình “Tính toán thiết kế các công
trình xử lý nước thải” – Trịnh Xuân Lai)
 : khối lượng riêng của bùn 1053 kg/m3
Lượng nước dư từ bể nén bùn:
Qnước dư = 10.36 – 2.76 = 7.6 (m3.ngđ)
Tính toán máng thu nước
Để thu nước sau nén bùn, dùng hệ thống máng thu nước đặt vòng xung quanh thành
bể có kết cấu bê tông
Đường kính máng thu lấy bằng 0.9 đường kính bể.
dm = 0.9  Dbể = 0.9  1.6 = 1.44 m
Chiều cao máng thu nước: Chọn hm = 500 mm = 0.5 m
Chiều dài máng thu nước: Bm = 0.1 m
Độ dốc máng về phía ống thu nước: i = 0.02
Tính toán máng răng cưa:
Chọn máng thu nước có gắn thêm máng răng cưa để phân bố đều lượng nước vào máng
thu. Vì máng thu nước đặt sát thành bể nên máng răng cưa chỉ gắn ở mặt trong của máng
thu.
Chọn máng răng cưa bằng thép không rỉ, khe hình chữ V góc θ = 500 đặt xung quanh máng
thu nước. Chiều cao hình chữ V là 60 mm, bề rộng chữ V là 60 mm.
Bơm bùn
Chọn thời gian bơm: 2 h/ngày
Qb = 10.36 m3/h
Chọn cột áp H = 8 mH2O
Công suất bơm
Qb ..g.H 10.36 1053  9.81 8
N f  1.5   0.019 (kW)
1000. 1000  0.8  24  3600
Chọn 2 bơm hoạt động luân phiên cho bể nén bùn
Chọn bơm:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 77


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Máy bơm chìm hút bùn EVERGUSH


Model: EFD – 05
Cột áp max: 8.5 m
Công suất 0.5 HP
Lưu lượng max: 18 m3/h
Cỡ nòng: 60 mm.
Xuất xứ: Taiwan
Bảng 5.13: Các thông số của bể nén bùn
STT Thông số thiết kế Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Đường kính bể D 1.4 m
2 Đường kính ống trung tâm d 0.21 m
3 Chiều cao ống trung tâm h 0.86 m
4 Chiều cao phần hình nón Hn 0.87 m
5 Tổng chiều cao xây dựng bể Hxd 3 m
Máng thu nước
6 + Chiều rộng máng thu Bm 0.1 m
+ Chiều cao máng thu Hm 0.5 m

5.11. Máy ép bùn

Nhiệm vụ: Cặn sau khi qua bể nén bùn có nồng độ từ 3 – 8% cần đưa qua thiết bị làm khô
cặn để giảm độ ẩm xuống 70 – 80%
- Giảm khối lượng vận chuyển ra bãi thải
- Cặn khô dễ đưa đi chôn lấp hay cải tạo đất có hiệu quả cao hơn cặn ướt
- Giảm thể tích nước có thể ngấm vào nước ngầm ở bãi chôn lấp
Tính toán
Khối lượng bùn đưa đến máy ép mỗi ngày là 43.8 kg/ngày
Lượng cặn đưa vào máy trong 1 tuần:
Gt = 7  43.8 = 306.6 (kg/tuần)

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 78


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Lượng cặn đưa vào máy trong 1 giờ:


306.6
Gh =  6.4 (kg/h)
68
Chọn máy ép bùn băng tải
- Mã sản phẩm: TA500 yuanchang
- Xuất xứ: Yuanchang - Đài Loan
- Cấu trúc của máy được làm bằng nguyên liệu thép không rỉ SUS304, được
phủ bằng sơn bạc.
- Tấm băng tải được làm bằng P.E.S (sợi Polymer) có khả năng chịu đựng
được với Acid/Alkaline. Bề rộng của tấm băng tải: 500 mm.
- Bể chứa bùn được làm bằng thép không rỉ SUS304, với công suất motor
khuấy trộn bùn: 1/4HP.
- Motor kéo băng tải chạy (Fixed Speed): 1/4HP
- Khối lượng bùn khô sau khi ép: 30 – 54 kg/h
- Tỉ lệ lượng độ ẩm của bánh bùn sau khi ép: 66 – 85%
- Thời gian vận hành máy tối đa: 20 h/ngày.
- Khả năng xử lý: 2 – 3.6 m3/h
- Kích thước tham khảo : 2150( L) x 1050(W) x 2400(H)
- Nguồn điện sử dụng: 380V/50Hz/3 pha.

5.12. Bể khử trùng

Khử trùng nước thải bằng Clo:


Với trạm xử lý có công suất không lớn hơn (Q < 1500 m3/ngđ) có thể dùng Clorua vôi để
khử trùng
Nước thải sau khi xử lý cần phải được khử trùng trước khi xả vào nguồn. Chọn hệ thống
khử trùng sử dụng clo.
Phương pháp khử trùng bằng clo vì phương pháp này tương đối đơn giản, rẻ tiền và hiệu
quả chấp nhận được.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 79


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Lượng Clo hoạt tính cần thiết để khử trùng nước thải được tính theo công thức:
a  Qtbh 3  41.67
Ya    0.125 (kg/h)
1000 1000
Trong đó:
Ya: lượng Clo hoạt tính cần để khử trùng nước thải, (kg/h)
a: liều lượng hoạt tính (lấy theo điều 8.28.3 – TCXDVN 7957:2008). Chọn a = 3
g/m3
Ngăn tiếp xúc khử trùng được thiết kế kết hợp để thỏa mãn 2 yêu cầu:
- Hóa chất và nước thải tiếp xúc đồng đều
- Clo hoạt tính phản ứng khử trùng nước thải
Chọn thời gian tiếp xúc là 30 phút (Theo điều 8.28.5 – TCXDVN 7957 – 2008, thời gian
tiếp xúc khử trùng không nhỏ hơn 30 phút)
Thể tích bể tiếp xúc:
41.67
V  Qt   30  20.8 (m3)
60
Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải trung bình giờ (m3/h)
t: thời gian tiếp xúc, t = 30 phút
Diện tích bể tiếp xúc:
V 20.8
F   17.3 (m2)
h 1.2
Chọn chiều sâu hữu ích của bể, chọn h = 1.2 m.
Bể xây hình chữ nhật có 3 ngăn
Diện tích mỗi ngăn:
F 17.3
f    5.77 (m2)
n 3
Trong đó:
n là số ngăn, n = 3
Kích thước mỗi ngăn: chiều dài: l = 3 m, chiều rộng: b = 2 m

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 80


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

Chiều dài bể của bể tiếp xúc:


L = n × b + (n – 1) × b’ = 3 × 2 + (3 – 1) × 0.2 = 6.4 m
Với b’: Bề dày vách ngăn, b’= 0.2 m.
Chọn chiều rộng của bể tiếp xúc:
B = l + 0.9 = 3 + 0.9 = 3.9 m.
Chọn chiều cao bảo vệ bể: hbv = 0.5 m
Chiều cao tổng cộng: H = h + hbv = 1.2 + 0.5 = 1.7 (m)
Bảng 5.14: Các thông số bể khử trùng
STT Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Chiều dài bể L 6.4 m
2 Chiều rộng bể B 3.9 m
3 Chiều cao bể H 1.7 m
4 Số ngăn trong bể n 3 ngăn

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 81


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

CHƯƠNG 6: TÍNH KINH TẾ

6.1. Chi phí đầu tư

Bảng 6.1: Dự toán chi phí


Khối
lượng Đơn vị Đơn giá Thành tiền
STT Công trình – Thiết bị
hạng tính (VNĐ) (VNĐ)
mục
A Phần xây dựng
1 Hố thu gom 30 m3 1.300.000 39.000.000
2 Bể điều hòa 150 m3 1.300.000 195.000.000
3 Bể lắng I 154 m3 1.300.000 200.200.000
4 Bể UASB 588 m3 1.300.000 764.400.000
5 Bể Aerotank 336 m3 1.300.000 436.800.000
6 Bể lắng II 216 m3 1.300.000 280.800.000
7 Bể khử trùng 43 m3 1.300.000 55.900.000
8 Bể nén bùn 5 m3 1.300.000 6.500.000
9 Nhà chứa hóa chất 16 m3 - 20.000.000
10 Nhà kho 16 m3 - 20.000.000
11 Phòng bảo vệ 6 m3 - 2.000.000
12 Nhà điều hành 28 m3 - 15.000.000
Tổng cộng 2.035.600.000
B Phần thiết bị, máy móc
1 Song chắn rác 1 Cái 2.000.000 2.000.000
2 Lưới chắn rác tinh 1 Cái 5.000.000 5.000.000
3 Bơm nước thải 5 Cái 17.000.000 85.000.000
4 Bơm bùn 4 Cái 3.000.000 12.000.000

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 82


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

5 Máy thổi khí 3 Cái 35.000.000 105.000.000


6 Đĩa phân phối khí 87 Cái 150.000 13.050.000
7 Bộ tấm hướng dòng 1 Bộ 5.500.000 5.500.000
8 Máng thu nước răng cưa 4 Cái 1.500.000 6.000.000
9 Bơm định lượng 2 Cái 3.000.000 6.000.000
10 Máy ép bùn băng tải 1 Cái 200.000.000 200.000.000
11 Tủ điều khiển 1 Cái 50.000.000 50.000.000
12 Hệ thống đường điện 1 HT 15.000.000 15.000.000
13 Hệ thống đường ống 1 HT 15.000.000 15.000.000
14 Các chi phí phát sinh - - - 50.000.000
Tổng cộng 569.550.000
Tổng kinh phí xây dựng:
T = chi phí xây dựng + chi phí thiết bị máy móc = 2.035.600.000 + 596.550.000 =
2.605.150.000 (VNĐ)

6.2. Chi phí xử lý

6.2.1. Chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng cơ bản được khấu hao trong 20 năm, chi phí máy móc thiết bị khấu hao
trong 10 năm
Tổng chi phí khấu hao:
2.605.150.000 596.550.000
Tkh =   189.912.500 (VNĐ/năm) = 520.308 (VNĐ/ngày)
20 10
Chi phí khấu hao cho 1 m3 nước thải trong 1 ngày:
520.308
T’ =  520 (VNĐ/m3)
1000

6.2.2. Chi phí vận hành

6.2.2.1. Chi phí điện năng


- Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày: 1000 kWh

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 83


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

- Chi phí điện năng cho 1 ngày vận hành: 1000  2.254 = 2.254.000 (VNĐ/ngày)
- Chi phí điện năng cho 1 ngày vận hành cho 1 m3 nước thải: 2.254.000/1000 = 2.254
(VNĐ/ngày)
6.2.2.2. Chi phí hóa chất:
Chi phí hóa chất trong 1 ngày:
H = 3 (kg/ngày)  10.000 (VNĐ/kg) = 30.000 (VNĐ/ngày)
6.2.2.3. Chi phí nhân công:
- Số lượng công nhân: 6 người
- Chi phí nhân công cho 1 ngày: N = 200.000 đồng/ngày
- Chi phí nhân công cho 1 m3 nước thải:
6  200.000
N’ =  1.200 (VNĐ/m3)
1000

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 84


Đồ án kỹ thuật xử lý nước thải

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà xuất bản xây
dựng Hà Nội, 2000
2. PGS.TS Hoàng Huệ, Xử lý nước thải, Nhà sản xuất xây dựng Hà Nội, 1996
3. Lâm Minh Triết, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải đô thị và
công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM, 2004
4. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 7957 – 2008
5. Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering – Treatment and Reuse. McGraw – Hill,
New York, 2003
6. http://saas2.startialab.com/acti_books/1045178379/11843/print.pdf
7. Hoàng Thị Vân Anh, Luận văn tốt nghiệp, 2009
8. Ngô Thị Nguyệt Anh, Luận văn tốt nghiệp, 2012

SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Võ Lê Thị Xuân Phước 85

You might also like