You are on page 1of 57

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


YẾU TỐ LÀM HẠN CHẾ DỊCH VỤ THANH TOÁN VÍ
ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC NHÀ HÀNG KHÁCH
SẠN GIỮA ĐẠI DỊCH COVID-19
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Minh Tuấn
Nhóm thực hiện: KTC
Ca: 2 Thứ: 7
TP HCM, THÁNG 5 NĂM 2021

1
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
(RUBRIC)
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
MÃ MH: 701014
1. Cuối kỳ (50%)
Hình thức: Nộp Báo cáo
1.1. Điều kiện đủ
⁃ Có điểm quá trình và điểm giữa kỳ
⁃ Tham gia tất cả các buổi thực hành trên lớp.
⁃ Tìm hiểu và nghiên cứu viết và trình bày báo cáo/ nghiên cứu theo APA.
1.2. Nội dung
Thang Điểm Điểm
đánh 1 2 3 4 5 đánh quy
Nội dung giá giá đổi
tiêu chí
Điểm 0 điểm 1/3 tổng 1/2 tổng 3/4 tổng Trọn
07/10 điểm điểm điểm điểm
1. Hình thức 03/10 0.75
trình bày
1.1 Trình bày 1.0 0 0 0.5 0 1.0
đúng thứ tự
Sai sót Chỉ mắc Ít hơn
quy định nhiều phải một ≤10% số
hướng dẫn và kết lỗi hoặc trang
(font, số
hợp >10% số của báo
trang, mục
nhiều trang cáo
lục, bảng
lỗi của báo
biểu,…)*
>30% cáo
số
trang
của
báo
cáo
1.2 Không lỗi 1.0 0 0 0.5 0 1.0
chính tả, lỗi
Số lỗi Số lỗi Số lỗi
đánh máy, lỗi
chính chính tả chính tả
trích dẫn tài

2
liệu tham tả ≥ 15 ≥ 10 ≤5 trong
khảo. ** trong trong tổng số
tổng số tổng số các
các các trang
trang trang báo cáo
báo báo cáo
cáo
1.3 Trình bài 1.0 0 0 0.5 0 1.0
tài liệu tham
Không Chỉ đạt Đạt
khảo theo
đạt được được
chuẩn APA
mục một điểm tối
nào trong hai đa cả hai
trong mục trên mục trên
các (* hoặc (* và **)
mục ở **)=> =>
trên. trình bày Trình
tương bày phù
đối phù hợp theo
hợp theo APA
APA
2. Nội dung 7/10
2.1 Nội dung 1 0 0.33 0.5 0.75 1
03 chương
Không Bổ sung, Bổ sung, Bổ sung, Bổ sung,
đầu (Chỉnh
bổ chỉnh chỉnh chỉnh chỉnh
sửa bổ sung
sung, sửa, sửa, sửa, sửa,
thêm khác
chỉnh thay đổi thay đổi thay đổi thay đổi
biệt với bài
sửa, <10% <30% <50% khung lý
ban đầu,
thay nội dung nội dung nội dung thuyết
giảng viên
đổi nội khung lý khung lý khung lý ≥60%
phân chia
dung thuyết thuyết thuyết nội dung
trách nhiệm khung so với so với so với so với
cho các thành lý giữa kỳ giữa kỳ giữa kỳ giữa kỳ
viên trong
thuyết
nhóm theo
so với
các phần
giữa kỳ
trong bài).

3
Ví dụ:
Nguyễn Văn
A _ chịu trách
2.2. Bảng câu 1
0 0.33 0.5 0.75 1
hỏi
Tự Chỉ dịch Hiệu Hiệu Hoàn
thiết kế được chỉnh chỉnh thiện
bảng bảng hỏi bảng hỏi bảng hỏi được
hỏi từ bảng nháp nháp một
hỏi nháp thành thành bảng hỏi
một một tốt và
bảng hỏi bảng hỏi xứng
có nội có hình đáng
dung các thức thực sự.
câu hỏi hoàn Không
phù hợp chỉnh và mắc lỗi
theo bối đầy đủ 3 trong
cảnh loại câu các nội
hỏi: Câu dung
hỏi nhận từng câu
dạng, hỏi, có
Câu hỏi khái
mục tiêu niệm
nghiên hóa các
cứu, biến
Câu hỏi khó,
phân hoặc
loại, đi bảng hỏi
kèm các đã qua
phần thẩm
giới định của
thiệu về chuyên
nghiên gia.
cứu
2.3. Lấy dữ 1.0 0 0.33 0.5 0.75 1.0
liệu (chấm

4
theo đặc thù
bài key paper)
Bộ dữ
liệu đạt
số lượng
mà key
Bộ dữ
papers
Bộ dữ liệu đạt
Bộ dữ Bộ dữ nêu
liệu số lượng
liệu liệu đạt hoặc
dưới mà key
dưới >250.
50 trên papers
100-150 Có kế
quan 150. nêu
quan sát hoạch
sát hoặc
tiếp cận
>250.
đối
tượng
lấy mẫu
tốt.
1.0 0 0 0.5 0 1.0
Thống
Thống kê mô tả
kê tất cả một số
Không biến biến qua
2.4 Mô tả làm định trọng
thống kê các sạch tính cho thấy
biến định tính dữ liệu không mối
(chương 4) trước nêu bật quan hệ
khi được một số
phân biến biến
tích quan định
trọng tính
trong quan
trọng
2.5 Kiểm 1.0 0 0 0.5 0 1.0
định các giả Không Phát Phát
thuyết nghiên kiểm biểu các biểu các
cứu (chương định/ kết quả kết quả
4) + Robusted kiểm nghiên nghiên

5
định cứu, viết cứu, viết
không lại lại
đúng phương phương
Giả trình hồi trình hồi
thuyết quy, quy.
nhưng
không
biết phát
biểu các
kết quả
kiểm
định rõ
ràng.
1.0 0 0 0.5 0 1.0
Không Phát Phát
phát biểu các biểu
biểu ứng được
được dụng kết các hàm
các quả ý quản
hàm ý nghiên trị ứng
quản cứu ở dụng
trị ứng mức ≥50%
2.6 Phát biểu dụng chung kết quả
các hàm ý vào chung, nghiên
quản trị thực tế không cứu một
(Chương 5) thực tế. cách rõ
ràng. lấy
các cơ
sở đo
lường
vừa
chứng
minh
làm
minh
chứng.
1.0 0 0 0.5 0 1.0

6
Không Phát Phát
phát biểu biểu
biểu được được
được các hạn các hạn
các hạn chế của chế của
2.7 Nhận biết chế của nghiên nghiên
các hạn chế nghiên cứu cứu và
của nghiên cứu nhưng định
cứu và gợi ý không hướng
hướng nghiên đưa ra nghiên
cứu tiếp theo định cứu
(Chương 5) hướng trong
nghiên tương
cứu lai
trong
tương
lai
Tổng điểm 10 Kết quả

7
DANH SÁCH TÊN CỦA NHÓM
STT Họ và tên đệm Tên MSSV

1 Lê Trần Gia Huy 719H0984


2 Phan Ngọc Nguyên 719H0263
3 Đoàn Đức Duy 719H0964
4 Nguyễn Minh Anh 719H0941
6 Phan Vũ Cẩm Nhung 719H1019

8
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu và khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy Phùng Minh Tuấn – Trưởng bộ môn , trường Đại
Học Tôn Đức Thắng đã trực tiếp hướng dẫn và nhắc nhở em trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu để hoàn thành bài báo cáo cuối kỳ.
Nhóm chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến người thân và bạn bè đã luôn động viên
và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập, cũng như hoàn thành bài báo cáo.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, tiếp thu các ý kiến
đóng góp của Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, song
nội dung nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Nên, em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ quý Thầy, Cô và bạn bè để hoàn thiện hơn về bài báo cáo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Nhóm sinh viên thực hiện
KTC

9
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của ThS Phùng Minh Tuấn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong
các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập
từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu
phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận
văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác
quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2021
Tác giả
KTC

10
MỤC LỤC

Danh sách tên của nhóm ..................................................................................................8

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................9

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH ......................................................................10

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG ...........................................................10

Mục Lục .........................................................................................................................11

Danh Mục Hình Ảnh .....................................................................................................14

Danh Mục Bảng .............................................................................................................15

Tóm tắt ...........................................................................................................................16

1 chương 1: Đặt vấn đề .............................................................................................17

1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................17

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................18

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................18

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................19

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................19

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................19

1.5 Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................19

1.6 Kết cấu của đề tài .............................................................................................19

2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết ....................................................................................21

2.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................21

2.1.1 Thuyết chống đổi mới (Innovation Resistance Theory – IRT) .................21

2.2 Các rào cản khác ảnh hưởng đến sự chấp nhận ví điện tử ...............................22

2.2.1 Mối quan tâm về quyền riêng tư ...............................................................22

11
2.2.2 Khả năng hiển thị đối với động lực sử dụng ví điện tử .............................23

2.3 Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................23

2.3.1 Rào cản sử dụng ........................................................................................23

2.3.2 Rào cản giá trị ...........................................................................................23

2.3.3 Rào cản rủi ro ............................................................................................24

2.3.4 Rào cản truyền thống ................................................................................24

2.3.5 Rào cản hình ảnh .......................................................................................25

2.3.6 Mối quan tâm về quyền riêng tư ...............................................................25

2.3.7 Khả năng hiển thị ......................................................................................25

2.3.8 Vai trò điều tiết của mối quan tâm về bảo mật .........................................26

3 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu .....................................................................27

3.1 Phương pháp đo lường .....................................................................................27

3.1.1 Rào cản sử dụng (UB) ...............................................................................27

3.1.2 Rào cản giá trị (VB) ..................................................................................27

3.1.3 Rào cản rủi ro (RB) ...................................................................................28

3.1.4 Rào cản truyền thống (TB) ........................................................................28

3.1.5 Rào cản hình ảnh (IB) ...............................................................................29

3.1.6 Mối quan tâm về quyền riêng tư (PRV) ....................................................29

3.1.7 Khả năng hiển thị (VIS) ............................................................................30

3.1.8 Biến điều tiết mối quan tâm về bảo mật (SEC).........................................30

3.1.9 Sự chấp nhận sử dụng ví điện tử (INP) .....................................................31

3.2 Phát triển khảo sát ............................................................................................31

3.3 Phát triển bảng hỏi ...........................................................................................32

3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................32

3.4.1 Khảo sát thử nghiệm .................................................................................32

12
3.4.2 Thu thập dữ liệu ........................................................................................33

3.5 Kỹ thuật phân tích ............................................................................................33

3.6 Mô hình nghiên cứu được đề xuất ...................................................................33

4 Chương 4: Kết quả nghiên cứu..............................................................................35

4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................35

4.2 Mô hình đo lường.............................................................................................36

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của mô hình ...............................................................36

4.2.2 Đánh giá độ chuẩn xác của mô hình .........................................................38

4.3 Mô hình cấu trúc ..............................................................................................40

4.3.1 Hệ số tổng thể xác định R Square (R bình phương) .................................40

4.3.2 Hệ số đường dẫn (Path coefficient)...........................................................40

4.4 Xử lí biến điều tiết SEC ...................................................................................41

4.5 Mô hình nghiên cứu cuối cùng của nhóm nghiên cứu hiện tại (KTC) ............43

4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................................43

5 Chương 5: Kết luận chung và hàm ý quản trị .......................................................45

5.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu .........................................................................45

5.2 Hàm ý quản trị .................................................................................................45

5.2.1 Rào cản sử dụng ........................................................................................45

5.2.2 Rào cản truyền thống ................................................................................46

5.2.3 Rào cản hình ảnh .......................................................................................46

5.3 Nhà quản trị cần làm gì ....................................................................................47

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49

13
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Thanh toán ví điện tử dần trở nên phổ biến. (Nguồn: bên dưới mục Tài liệu tham
khảo) ..............................................................................................................................17

Hình 2. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên gợi ý và sự tham khảo từ nghiên
cứu của S. Khanra, A.Dhir, P. Kaur, R. P. Joseph (2021). ............................................34

Hình 3. Kết quả của mô hình cấu trúc. ..........................................................................43

14
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thang đo rào cản sử dụng. ...........................................................................27

Bảng 2. Thang đo rào cản giá trị. ..............................................................................27

Bảng 3. Thang đo rào cản rủi ro. ...............................................................................28

Bảng 4. Thang đo rào cản truyền thống. ...................................................................28

Bảng 5. Thang đo rào cản hình ảnh. .........................................................................29

Bảng 6. Thang đo mối quan tâm về quyền riêng tư. .................................................29

Bảng 7. Thang đo khả năng hiển thị. ........................................................................30

Bảng 8. Thang đo mối quan tâm về bảo mật. ...........................................................30

Bảng 9. Thang đo sự chấp nhận sử dụng ví điện tử. .................................................31

Bảng 10. Yếu tố nhân khẩu học. ...............................................................................31

Bảng 11. Đặc điểm của các yếu tố nhân khẩu học với mẫu N=285. ........................35

Bảng 12. Chỉ số loadings, VIF, AVE, cronbach alpha và Composite Reliability. ...37

Bảng 13. Giá trị phân biệt của các nhân tố theo tiêu chí Fornell & Larcker. ...........39

Bảng 14. Giá trị hệ số tổng thể R Square ..................................................................40

Bảng 15. Giá trị T statistics, hệ số đường dẫn và độ lệch chuẩn của các biến. ........41

Bảng 16. Xử lí biến điều tiết SEC. ............................................................................42

Bảng 17. Kết quả kiểm định của các giả thuyết nghiên cứu. ....................................43

15
TÓM TẮT
Trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ trở lại, khi trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng ngày tìm cách chống chọi sự tàn phá to lớn
ảnh hưởng đến mọi mặt từ nền kinh tế đến tính mạng con người. Trong đó, nền kinh tế
đang bị tê liệt nặng nề và ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn cũng là một trong những
“nạn nhân” của cơn đại dịch. Chính vì thế, việc tạo ra những phương thức để hạn chế
tiếp xúc cho trong việc đem đến dịch vụ cho người tiêu dùng luôn là vấn đề đang quan
tâm nhiều nhất. Việc cập nhật hình thức thanh toán di động hay còn gọi là ví điện tử
theo như chúng tôi nghiên cứu là một trong những cách thức đã và đang được sử dụng
để có thể giảm thiểu tiếp xúc trong tình hình đại dịch, là một cách mà nhà hàng – khách
sạn ưu tiên trong tình thế dịch bệnh căng thẳng. Tuy vậy, việc áp dụng hình thức mới
đồng nghĩa sẽ đem theo những yếu tố cản trở đối với khách hàng trong việc tiếp cận
phương thức thanh toán di động. Qua đó, bài nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào
việc tìm ra những hạn chế, yếu tố còn lại cản trở người tiêu dùng khi sử dụng các hình
thức thanh toán di động tại thị trường Việt Nam. Phân tích dữ liệu từ 289 bảng khảo sát
đã thu được, chúng tôi dựa vào những người tiêu dùng đã sử dụng hình thức thanh toán
cho các dịch vụ nhà hàng – khách sạn trong thời gian gần đây. Từ đó, nghiên cứu những
yếu tố quan trọng hình thành nên rào cản chính trong việc tiếp cận như khi thói quen
thường ngày bị thay đổi, sự quan tâm về yếu tố bảo mật của người tiêu dùng và việc sử
dụng hình thức thanh toán di động so với cách thức phổ thông bằng tiền mặt, thẻ ngân
hàng. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra những cách thức và phương pháp để đưa hình thức
thanh toán di động dễ dàng tiếp cận và dễ sử dụng trong tình hình bệnh dịch hiện tại.

16
1 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã phủ rộng khắp các
mọi nơi nhằm cải tiến, hỗ trợ và giúp cho quá trình được thúc đẩy nhanh hơn, đặc biệt
chính là ở lĩnh vực nhà hàng – khách sạn đang dần chuyển mình đến việc hỗ trợ thanh
toán qua điện thoại di động. Thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là xu hướng trên
toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để thay thế cho việc thanh toán thông
thường. Hình thức thanh toán qua điện thoại bằng ví điện tử đã giúp người dân lich hoạt
hơn trong giao dịch, an toàn trong chi trả. Để minh chứng cho việc ví điện tử đang dần
phổ biến thế nào, chúng tôi đã dẫn chứng bằng hình ảnh sau:

Hình 1. Thanh toán ví điện tử dần trở nên phổ biến. (Nguồn: bên dưới mục Tài liệu
tham khảo)
Mặc dù, đây là một trong những hình thức tiềm năng, phù hợp với bối cảnh hiện tại đặc
biệt là trong đại dịch COVID-19 hiện tại, việc tránh tiếp xúc để giảm nguy cơ lây nhiễm
dịch bệnh là một trong những việc luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi hình thức
thanh toán bằng ví điện tử tiếp cận đến với lĩnh vực nhà hàng khách sạn lại gặp phải
những rào cản đáng quan tâm. Chính là việc khách hàng luôn có xu hướng từ chối sự
đổi mới có yếu tố tác động lên thói quen hằng ngày của họ, từ đó là trĩ hoãn việc người
tiêu dùng tránh né sử dụng thanh toán di động trong nhà hàng – khách sạn. Nhưng vì
trong bối cảnh hiện tại, đại dịch COVID-19 đã buộc người tiêu dùng phải lựa chọn ưu
tiên chọn các hướng thanh toán không tiếp xúc.

17
Do đó, bài viết sẽ đi sâu phân tích thực trạng của người tiêu dùng đối với những phương
thức thanh toán bằng ví điện tử trong đại dịch COVID-19, qua đó nhằm đưa cách giải
pháp thúc đẩy và cải tiến hình thức thanh toán này trong ngành nhà hàng – khách sạn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh doanh nói
chung cũng như ngành nhà hàng khách sạn nói riêng. Đây cũng là thị trường đông dân,
giới trẻ đông đảo, thích công nghệ, tỷ lệ dùng smartphone cao, được coi là thị trường
tiềm năng để phát triển các dịch vụ thanh toán không tiền mặt. Do nhu cầu ăn uống ,mua
sắm , du lịch, đặt phòng,vv ngày càng cao nên các ví điện tử sinh ra là một trong những
ứng dụng hữu ích giúp mọi người có thể dễ dàng thanh toán khi muốn mua một món
hàng hoặc dịch vụ nào đó. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid đang lây lan mất kiểm
soát và gây nguy hiểm nghiêm trọng, các hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ,
nhà hàng và giao thông hầu hết bị hoãn lại do lệnh đóng cửa trên toàn quốc. Thì lúc này
những ví điện tử là một giải pháp hữu dụng và hợp lí để mọi người có thể thanh toán
trực tuyến một cách tiện lợi và nhanh chóng mà không cần đến trực tiếp gặp nhiều người
vừa đảm bảo sức khỏe an toàn của mỗi người dân. Bên cạnh đó, trái ngược với sự phổ
biến của nó, vẫn còn rất nhiều khách hàng không muốn sử dụng cũng như xem đây là
những ứng dụng không đem lại lợi ích gì cho họ. Những vấn đề này vẫn chưa được giải
đáp rõ ràng nên mục tiêu của bài nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố làm hạn chế việc
sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến qua điện thoại đặc biệt trong tình hình Covid 19
này, từ đó các nhà quản trị có thể hiểu sâu hơn về suy nghĩ của khách hàng và cải thiện
suy nghĩ của họ về ví điện tử một cách tích cực và phổ biến hơn bằng cách đưa ra các
chính sách phát triển mới, cải thiện dịch vụ và chất lượng. Và cũng đồng thời giúp đóng
góp thêm dữ liệu vào cơ sở lí thuyết, nền tảng cho đề tài.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ những mục tiêu nêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra xoay quanh vấn đề:
 Những yếu tố rào cản nào tác động đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ thanh toán di
động của khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng-khách sạn khi mà đại dịch COVID-
19 đang hoành hành bắt buộc người tiêu dùng phải lựa chọn sử dụng các hình
thức thanh toán tránh tiếp xúc trực tiếp?
 Đánh gí mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến việc trì hoãn sử dụng
dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng?
 Các nhà nghiên cứu nói chung và nhóm nghiên cứu chúng tôi nói riêng phải đưa
ra những giải pháp gì để giải quyết được vấn đề trì hoãn sử dụng dịch vụ thanh
toán di động của người tiêu dùng hay liệu rằng họ - những người đang sử dụng
ví điện tử cần chúng tôi cải thiện điểm nào chưa tốt và cải tiến những điểm đã tốt
để trở nên tuyệt vời hơn?

18
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố làm người tiêu dùng trì hoãn việc sử dụng ví điện tử
và liệu họ sẽ chấp nhận ví điện tử hay không.
Đối tượng khảo sát: Các cá nhân đã từng hoặc đang sử dụng ví điện tử thuộc địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ những cá nhân đang sinh sống tại
Việt Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu là 1 tháng tính từ ngày 11 tháng 4 năm 2021
đến ngày 11 tháng 5 năm 2021.
1.5 Ý nghĩa đề tài

Từ những kết quả và phát hiện có được thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cung
cấp những yếu tố và hạn chế làm ảnh hưởng đến hành vi khách hàng trong việc sử dụng
ví điện tử ở các nhà hàng khách sạn, đặc biệt là trong tình trạng đại dịch Covid-19 như
hiện nay. Từ đó, các nhà hàng khách sạn có thể nhìn thấy được những rào cản về tâm lí
và chức năng trong việc sử dụng ví điện tử. Bên cạnh đó, họ sẽ đề ra những biện pháp
và hướng khắc phục một cách hợp lí và khách quan nhất để có thể cải thiện cũng như
gỡ bỏ những rào cản xung quanh người tiêu dùng khi họ tiếp cận đến ví điện bằng một
số nghiên cứu được đề xuất trong tương lai.
1.6 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 5 chương chính, cụ thể như sau:


Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 1 khái quát về bối cảnh hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu mà nghiên cứu
hướng đến cùng với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tiếp đó là ý nghĩa và kết cấu của
đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 trình bày nghiên cứu của Ram, Sheth (1989); Kaur, Dhir, Ray, Bala, Khalil
(2020b); Sivathanu (2018); Davis và cộng sự (1989); Rogers (1962). Ngoài ra chúng ta
còn bàn luận sâu về các lý thuyết đã góp phần làm nên đề tài nghiên cứu, bao gồm: Rào
cản sử dụng, giá trị, rủi ro, truyền thống, hình ảnh; hai lý thuyết bổ sung khe hở nghiên
cứu là mối quan tâm quyền riêng tư và độ phổ biến cùng với vai trò điều tiết của mối
quan tâm về bảo mật.

19
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 được cho là chương quan trọng nhất với các hướng dẫn về bảng khảo sát, tổng
thể, kích thước mẫu và quá trình hình thành dữ liệu cũng như cách thức phân tích dữ
liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 4 cho biết đích đến của 4 chương trước, các kết quả hiển thị quá trình phân tích
dữ liệu ví dụ hệ số tin cậy, nhân tố xác định, phương sai trung bình được trích, xử lý
biến điều tiết thông qua PROCESS macro và nhiều kết quả khác phục vụ cho nghiên
cứu. Cuối cùng là kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình phương trình cấu
trúc (SEM).
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Từ kết quả nghiên cứu của chương 4 và 5, trình bày về các đề xuất kèm với đó các giải
pháp để khắc phục hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ ví điện tử ở Việt Nam. Nhờ đó, ta
hiểu được khách hàng và giúp họ giảm sự trì hoãn sử dụng ví điện tử.

20
2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Thuyết chống đổi mới (Innovation Resistance Theory – IRT)

Thuyết chống đổi mới bao gồm 2 loại rào cản: rào cản chức năng và rào cản tâm lý (Ram
& Sheth, 1989).
Rào cản chức năng (rào cản sử dụng, rào cản giá trị và rào cản rủi ro) bắt nguồn từ nhận
thức và hành động của người tiêu dùng về những thay đổi diễn ra xung quanh họ từ đó
họ được thúc đẩy phải áp dụng đổi mới. Ngược lại, rào cản tâm lý (rào cản truyền thống
và rào cản hình ảnh) phát sinh từ những mâu thuẫn, quan niệm hay niềm tin bên trong
mỗi cá nhân người tiêu dùng khi gặp phải tình huống cần sự thúc đẩy để áp dụng sự đổi
mới.
Các nghiên cứu gần đây đã củng cố tầm quan trọng của thuyết chống đổi mới được
khuôn khổ trong bối cảnh hiện tại là đại dịch COVID-19 buộc mọi người phải hạn chế
tiếp xúc gần, nêu rõ lực cản đổi mới tạo ra rào cản đối với việc sử dụng các cổng thanh
toán trực tuyến hay ví điện tử với nghiên cứu trước là ở Ấn Độ và trong nghiên cứu này
của chúng tôi tại Việt Nam.
2.1.1.1Các rào cản chức năng

Các rào cản chức năng thường bị chi phối mạnh mẽ bởi ba yếu tố chính: sử dụng. giá trị
và rủi ro. Với rào cản sử dụng sẽ được hình thành khi sự việc, sự kiện mới tác động làm
thay đổi những thói quen và công việc hằng ngày từ đó gây nên sự xáo trộn đối với đời
sống của khách hàng. Việc trải nghiệm hình thức mới sẽ tạo nên những cảm giác khó
hiểu, khó thể tiếp nhận với ngôn ngữ phần mềm của ứng dụng gây ra xung đột trong
việc sử dụng. Dẫn đến, việc thiết lập phần mềm cho dễ tiếp cận với người tiêu dùng
cũng là một phương pháp hạn chế rào cản tiếp xúc cho khách hàng.
Ngoài ra, rào cản giá trị cũng là một những trở ngại rất cao vì vậy việc thiết lập một giá
trị nhất định, tạo ra sự hiểu quả và lợi ích cho việc sử dụng các hình thức mới so với các
phương pháp truyền thống cũng chính là tạo ra sự tin tưởng, thu hút khách hàng chuyển
sang hình thức mới nhiều hơn.
Hơn thế nữa, yếu tố rủi ro lại là mối bận tâm lớn nhất với đa số người tiêu dùng. Các rủi
ro hình thành từ tâm trí của người tiêu dùng khi họ bắt đầu với một việc mới mẻ. Không
chỉ đơn thuần là việc bỉ đánh cắp các thông tin cá nhân, người tiêu dùng còn có thể đối
mặt với ảnh hưởng đến tiền bạc, tài sản, và tệ hơn là cả tính mạng của người tiêu dùng.

21
2.1.1.2Các rào cản tâm lý

Các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu hai loại rào cản tâm lý, với tên gọi là rào cản
truyền thống và rào cản hình tượng. Rào cản truyền thống phản ánh sự phản kháng với
bất kì sự thay đổi với thói quen hằng ngày mà xu hướng mới có thể tác động lên (Ram
và Sheth, 1989). Đối với trường hợp ví điện tử, rào cản truyền thống có thể tác động nếu
người tiêu dùng muốn trực tiếp tiếp xúc với ngân hàng để thực hiện các hoạt động tài
chính thay vì áp dụng công nghệ mới ( Kaur, Dhir, Singh, và cộng sự 2020).
Rào cản về hình tượng (hình ảnh) nảy sinh từ những định kiến về một sự đổi mới, điều
này có thể liên quan đến quốc gia xuất xứ của nó hoặc một thương hiệu liên quan (Ram
& Sheth, Năm 1989). Trong bối cảnh nghiên cứu của chúng tôi, cả rào cản về truyền
thống và hình tượng đều quan trọng bởi vì ví điện tử làm giảm sự phụ thuộc vào tiền
mặt, bằng cách đó thử thách phương thức thanh toán hiện tại, và chống lại những niềm
tin trước đây rằng việc sử dụng khoa học công nghệ là phức tạp hoặc lỗi và trục trặc kỹ
thuật có thể xảy ra.
2.2 Các rào cản khác ảnh hưởng đến sự chấp nhận ví điện tử

Theo những gì mà Rogers đã nghiên cứu (Roger, 1962), khả năng hiển thị của việc áp
dụng sự đổi mới trong xã hội có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng nó. Khái niệm này
được gọi là khả năng mà người đang hoặc chưa sử dụng những thứ đổi mới hay cụ thể
hơn là ví điện tử thấy người khác cũng sử dụng những thứ mới mẻ đó trong một số
nghiên cứu (Talwar và cộng sự, 2020a, b; Kaur, Dhir, Bodhi, và cộng sự, 2020). Ngoài
ra, các tài liệu hiện có về các cổng thanh toán trực tuyến thường thảo luận về các mối
quan tâm về quyền riêng tư của các dịch vụ tương tự vậy (Chen, 2013), bởi vì hiện tại
để dùng những dịch vụ này thì người sử dụng cần phải liên kết thẻ ngân hàng của mình
với chính dịch vụ đó và họ sẽ đặt ra câu hỏi: ”Liệu có an toàn không ghi gửi tiền của
mình vào dịch vụ ví điện tử?”. Các khảo sát gần đây về việc sử dụng ví điện tử trong
lĩnh vực khách sạn đã gợi ý về những yếu tố này (Huang và cộng sự, 2020; Talwar và
cộng sự, 2020a, b), vì vậy các yếu tố nói trên có thể ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến việc
người tiêu dùng trì hoãn áp dụng ví điện tử. Do đó, để xây dựng một mô hình toàn diện,
chúng tôi mở rộng khuôn khổ của thuyết chống đổi mới ban đầu bằng cách kết hợp rào
cản chức năng và rào cản tâm lí với cả các mối quan tâm về quyền riêng tư cũng như
khả năng được nhìn thấy trong nghiên cứu của chúng tôi.
2.2.1 Mối quan tâm về quyền riêng tư

Rủi ro bảo mật thông tin tức là việc lo ngại về các thông tin nhạy cảm của người tiêu
dùng, kể cả thông tin cá nhân về đời sống thường nhật và các vấn đề tài chính, cho đến
những truy cập không chính thống của họ bị rò rỉ dù có sử dụng ẩn danh hay không.
Trong xu hướng của ngân hàng trực tuyến, người tiêu dùng có thể quan tâm đến những

22
vấn đề về quyền riêng tư cũng như là những thông tin cá nhân chẳng hạn là danh tính
của người tiêu dùng được nhập vào qua những lần giao dịch tiền tệ. Hơn thế nữa, người
tiêu dùng có thể sẽ lo lắng về việc dữ liệu quá cá nhân hay nói cách khác là “bí mật”
được thu thập trong suốt quá trình giao dịch trực tuyến. Do đó, các khung lí thuyết được
thiết lập liên quan đến việc chấp nhận của người tiêu dùng thường sẽ được mở rộng để
hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến rủi rỏ quyền riêng tư trong nhận thức của người
tiêu dùng về việc sử dụng ví điện tử.
2.2.2 Khả năng hiển thị đối với động lực sử dụng ví điện tử

Sự phổ biến của lý thuyết đổi mới (Rogers, 1962) thừa nhận rằng những người áp dụng
tiềm năng của một sự đổi mới có xu hướng giảm bớt sự không chắc chắn liên kết với nó
bằng cách tích lũy thông tin từ xã hội. Tính minh bạch đề cập đến việc sử dụng một sự
đổi mới rõ ràng như thế nào đối với tiềm năng người dùng (Cruz và cộng sự, 2010). Do
đó, tính minh bạch cao có nghĩa là một sự đổi mới có thể dễ dàng và thường xuyên được
quan sát bởi những người khác trong xã hội.
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Rào cản sử dụng

Laukkanen & Cruz, 2010 tranh cãi rằng rào cản giá trị sử dụng thể hiện rõ nhất ở việc
thanh toán ngân hàng trên di động là một trong năm quy định khuôn khổ của IRT. Hơn
thế nữa, Kaur, Dhir, Bodhi, và cộng sự (2020a) báo cáo rằng rào cản sử dụng có sự
tương quan tiêu cực với ý định sử dụng và đề xuất về ví điện tử. Triển khai thành công
dự án công nghệ thông tin, ví dụ, rào cản sự dụng thường xảy ra ở sân bay (Han, Lee, &
Kim, 2018), các khách sạn (Okumus và cộng sự, 2017), và các nhà hàng (Lee và cộng
sự, 2019), giữa bối cảnh ngành dịch vụ. Liébana-Cabanillas and Lara-Rubio (2017) báo
cáo rằng các thương gia chống lại việc sử dụng ví điện tử bắt nguồn từ việc thiếu kiến
thức và hiểu biết về cách thức hoạt động của hệ thống thanh toán, điều này đặt ra một
rào cản sử dụng đáng kể đối với họ.
H1: Rào cản sử dụng liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng trì hoãn sử dụng ví điện
tử.
2.3.2 Rào cản giá trị

Người tiêu dùng co xu hướng phát triển rào cản thích nghi đối với sự đổi mới nếu việc
đó không đem lại một lợi ích tốt hơn với lựa chọn hiện tại (Ram & Sheth, 1989). Khả
năng áp dụng ví điện tử sẽ tương ứng với lợi thế tương đối mà nó mang đến (Kaur, Dhir,
Singh, và cộng sự, 2020). Trong bối cảnh ngân hàng điện thoại, rào cản giá trị đã luôn
được đề cập từ trước (Laukkanen & Kiviniemi, 2010). Hơn nữa, Sivathanu (2018) khẳng
dịnh rằng rào cản giá trị góp phần đáng kể vào việc chống lại sự đổi mới với ví điện tử.

23
Rào cản giá trị cũng cản trợ việc sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin trong bối cảnh
của ngành dịch vụ, chẳng hạn như chỗ ở (Tussyadiah & Pesonen, 2018), khách sạn
(Okumus và cộng sự, 2017), các nhà hàng (Lee và cộng sự, 2019).
H2: Rào cản giá trị liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng trì hoãn sử dụng ví điện
tử.
2.3.3 Rào cản rủi ro

Rủi ro nhận thức thường có trong những đổi mới từ bản chất của chúng (Lee và cộng
sự, 2016). Theo Huang và cộng sự (2020), các rào cản rủi ro liên quan đến các dịch vụ
khách sạn có thể khiến người tiêu dùng ngừng sử dụng các dịch vụ đã được cải tiến. Ví
dụ, trong bối cảnh sử dụng mobile banking hiện nay, người tiêu dùng thường nhận thấy
những rủi ro, hạn chế từ tuổi thọ pin của thiết bị và kết nối kém của mạng không dây
(Laukkanen, 2016; Laukkanen &kiviniemi, 2010). Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng
nhận thấy rủi ro trong việc có thể bị mắc lỗi trong khi đang thực hiện các giao dịch trực
tuyến vì có thể họ không quen thuộc với các quy trình thực hiện (Kaur, Dhir, Ray, và
cộng sự, 2020).Rào cản này ảnh hưởng lớn đến khả năng chống lại sự đổi mới đối với
ví điện tử được xác nhận bởi một nghiên cứu gần đây (Sivathanu, 2018). Ví du: giảm
những rủi ro này trong quá trình thanh toán,có thể đảm bảo sự bảo trợ lặp đi lặp lại của
người mua sắm tại một sân bay (Han, Lee, &Kim, 2018).
H3: Rào cản rủi ro liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng trì hoãn sử dụng ví điện
tử.
2.3.4 Rào cản truyền thống

Khi nói đến việc thực hiện các giao dịch ngân hàng, người tiêu dùng có thể thích tới các
ngân hàng truyền thống hơn là sử dụng các cổng thanh toán trực tuyến vì họ đã quen với
việc đến trực tiếp các ngân hàng để thực hiện giao dịch. Một nghiên cứu thăm dò đã
được thực hiện trên bốn quốc gia có sử dụng mạng không dây internet tiên tiến cho thấy
rằng rào cản truyền thống có thể hoạt động như một chất kìm hãm, trì hoãn sự phổ biến
của các dịch vụ mobile banking (Luo và cộng sự, 2012). Ví dụ, Laukkanen (2016) đã
xác định rào cản truyền thống là yếu tố chính đằng sau việc khách hàng từ chối việc sử
dụng mobile banking ở Phần Lan. Trong khi đó, Park và cộng sự (2017) báo cáo rằng
thói quen góp một vai trò quan trọng trong việc sử dụng các phương thức thanh toán
truyền thống thay vì ví điện tử ở Hàn Quốc.
Rào cản truyền thống thường thấy ở những người sử dụng dịch vụ nhà hàng khách sạn
chẳng hạn như khách quen tại một nhà hàng (Lee và cộng sự, 2019). Ngoài ra, các rào
cản truyền thống đối với sự đổi mới trong lĩnh vực này cũng có thể được thể hiện bởi
nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm cả nhân viên nhà hàng (Lee và cộng sự, 2016) và các
thương gia lớn nhỏ (Li´ebana-Cabanillas & Lara-Rubio, 2017).

24
H4: Rào cản truyền thống liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng trì hoãn sử dụng ví
điện tử.
2.3.5 Rào cản hình ảnh

Rào cản hình ảnh dói với hệ thống thanh toán dựa trên internet có thể xuất hiện từ những
thông tin không có sẵn đến công chúng (Kaur, Dhir,Bodhi, và cộng sự, 2020), các giao
dịch thường xuyên lỗi (Laukkanen & Kiviniemi, 2010) và thiếu nhu cầu từ các thương
gia (Li´ebana-Cabanillas & Lara-Rubio, 2017). Hơn nữa, Laukkanen (2016) đã báo cáo
rằng rào cản hình ảnh là trách nhiệm chính dẫn đến việc từ chối sử dụng ví điện tử.
Trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, rào cản hình ảnh ảnh hưởng đến việc đặt nơi lưu trú
của khách hàng (Tussyadiah & Pesonen, 2018), việc triển khai trước các dự án công
nghệ thông tin trong khách sạn ( Okumus và cộng sự ., 2017), và mua sắm tại các cửa
hàng miễn thuế trong sân bay (Han, Lee, & Kim ,2018). Những tìm hiểu trước đó đã
dẫn đến giả thuyết thứ năm:
H5: Rào cản hình ảnh liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng trì hoãn sử dụng ví điện
tử.
2.3.6 Mối quan tâm về quyền riêng tư

Rủi ro về quyền riêng tư sẽ tạo ra rào cản trong việc thích nghi và sử dụng ví điện tử
cho dù nó tồn tại ở hình thức nào. Ví dụ, dịch vụ thanh toán ví điện tử ngay tại các cửa
hàng ở Pháp (De Kerviler và cộng sự, 2016), dịch vụ ví tiền trong điện thoại ở Nam Phi
(Matemba & Li, 2017), sinh viên ở Mỹ có thể thanh toán qua “tap and go” – dịch vụ ví
điện tử thanh toán chỉ với một nút nhấn (Bailey và cộng sự, 2017), và ví điện tử ở Trung
Quốc (Su và cộng sự, 2018) phải đối mặt với hầu hết tất cả rào cản. Thậm chí ví điện tử
có sẵn trên toàn thế giới và được cung cấp bởi những công ty công nghệ nổi tiếng như
Apple, Google, PayPal cũng không tránh khỏi những rủi ro như như mọi người thường
nhắc đến (Johnson và cộng sự, 2018). Nhìn chung, khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng
khách sạn cho rằng bảo mật dữ liệu là điều họ quan tâm khi thanh toán (Han, Lee, &
Kim, 2018; Huang và cộng sự, 2020; Tussyadiah & Pesonen, 2018), đặc biệt là khi mà
họ phải sử dụng điện thoại của họ để thanh toán bằng dịch vụ ví điện tử này (Talwar và
cộng sự, 2020b). Do đó, chúng ta mở rộng việc tranh luận của nghiên cứu này thông qua
giả thuyết sau:
H6: Mối quan tâm về quyền riêng tư có liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng trì
hoãn việc sử dụng ví điện tử.
2.3.7 Khả năng hiển thị

Khả năng hiển thị càng rõ ràng với sự đổi mới trong ngành nhà hàng khách sạn, người
tiêu dùng càng có nhiều khả năng để sử dụng (Talwar và cộng sự, 2020a, b). Ví dụ: mức

25
độ tiếp xúc cao hơn có thể có nghĩa là ưu đãi giá tốt hơn, nhiều danh sách phòng hơn và
các chính sách thân thiện với khách hàng cho một trang tổng hợp khách sạn (Talwar và
cộng sự, 2020a, b). Điều này đặc biệt phù hợp vì khách hàng nhà hàng khách sạn có xu
hướng sử dụng dịch vụ từ các khách sạn (Talwar và cộng sự, 2020a, b) và nhà hàng (Lee
và cộng sự, 2016) có tầm nhìn cao. Hơn nữa, khả năng hiển thị được xác định là một
trong những cấu trúc quan trọng nhất được sử dụng trong các mô hình khái niệm trong
một đánh giá tài liệu về việc áp dụng ví điện tử (Shaikh & Karjaluoto, 2015). Khả năng
hiển thị cao hơn của ví điện tử cho thấy một dòng doanh thu nhất quán, điều này có thể
khuyến khích thương nhân dành các nguồn lực cần thiết để chấp nhận thanh toán thông
qua các hệ thống này (Carton và cộng sự, 2012). Do đó, chúng tôi xem xét giá trị của
khả năng hiển thị trong ngành khách sạn với giả thuyết thứ bảy của chúng tôi:
H7: Khả năng hiển thị của ví điện tử có liên kết kém đến việc người tiêu dùng trì hoãn
sử dụng ví điện tử.
2.3.8 Vai trò điều tiết của mối quan tâm về bảo mật

Dữ liệu cá nhân có thể bị đánh cắp (ví dụ: từ thiết bị bị xâm phạm) hoặc bị thu hồi (ví
dụ: từ thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp), có thể dẫn đến nhiều tổn thất tài chính và phi tài
chính cho khách hàng (Khanra, Dhir, Islam, & Mantym aki, 2020b; Liu, 2015). Ý định
của người tiêu dùng khi sử dụng các nền tảng trực tuyến để đặt chỗ ở nhà hàng (Huang
và cộng sự, 2020) và lời từ chối đến từ các thương nhân đối với việc sử dụng ví điện tử
(Liebana-Cabanillas & Lara-Rubio, 2017) cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề bảo mật
(Johnson và cộng sự, 2018; Oliveira và cộng sự, 2016). Ngoài ra, những lo ngại về bảo
mật có thể điều tiết mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch
vụ như ngân hàng trực tuyến (Mangin, 2014), ngân hàng di động (Yoon & Occena,
2014) và đặt phòng khách sạn (Talwar và cộng sự, 2020a, b). Do đó, nhóm nghiên cứu
chúng tôi xây dựng giả thuyết tiếp theo của mình để xem liệu các vấn đề bảo mật có
đóng vai trò điều tiết trong các yếu tố ảnh hưởng đến ví điện tử hay không.
H8: Các mối quan hệ được nêu lên trong các giả thuyết từ H1 đến H7 được điều tiết bởi
mối quan tâm về bảo mật.

26
3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp đo lường

3.1.1 Rào cản sử dụng (UB)

Bảng 1. Thang đo rào cản sử dụng.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Ví điện tử gây khó khăn
UB1 trong quá trình đặt chuyến Laukkanen. 2016
du lịch.
Thao tác thanh toán qua ví
UB2 Laukkanen. 2016
điện tử quá bất tiện.
Dịch vụ này thường chập
UB3 chờn hoặc chậm trong quá Laukkanen. 2016
trình đặt chuyến du lịch.
Các bước để sử dụng ví
UB4 Laukkanen. 2016
điện tử chưa rõ ràng.

3.1.2 Rào cản giá trị (VB)

Bảng 2. Thang đo rào cản giá trị.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Ví điện tử không mang lại
lợi ích gì hơn so với các
VB1 Laukkanen. 2016
phương thức thanh toán
khác.
Sử dụng dịch vụ này để đặt
chuyến du lịch khiến tôi
VB2 giảm khả năng kiểm soát Laukkanen. 2016
các vấn đề tài chính của
mình.
Điền thông tin cho dịch vụ
VB3 này là một quá trình phức Laukkanen. 2016
tạp.

27
3.1.3 Rào cản rủi ro (RB)

Bảng 3. Thang đo rào cản rủi ro.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Tôi cho rằng thẻ tín dụng
của mình sẽ bị ghi nợ nhiều
RB1 Laukkanen. 2016
hơn số lần tôi sử dụng dịch
vụ này.
Cuộc gọi đến có thể hủy
giao dịch đang diễn ra trên
RB2 Laukkanen. 2016
dịch vụ này cho dù số tiền
đã được ghi nợ.

3.1.4 Rào cản truyền thống (TB)

Bảng 4. Thang đo rào cản truyền thống.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Tôi hoàn toàn thoải mái
TB1 với việc sử dụng tiền mặt Laukkanen. 2016
để đặt chuyến du lịch.
Giao dịch đến từ dịch vụ
TB2 này có vẻ quá phức tạp với Laukkanen. 2016
tôi.
Tôi thích đi đến ngân hàng
TB3 Laukkanen. 2016
để thực hiện giao dịch.
Nói chuyện với nhân viên
TB4 ngân hàng giúp tôi tăng sự Laukkanen. 2016
an tâm khi chuyển tiền.
Tôi nghĩ rằng đại lý bán vé
TB5 Laukkanen. 2016
du lịch sẽ hữu ích hơn.

28
3.1.5 Rào cản hình ảnh (IB)

Bảng 5. Thang đo rào cản hình ảnh.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Dịch vụ này quá phức tạp
IB1 Laukkanen. 2016
để trở nên thông dụng.
Tôi thường nghĩ rằng đặt
chuyến du lịch qua dịch vụ
IB2 Laukkanen. 2016
này là một quá trình khó
khăn.
Tôi cảm thấy không an
IB3 toàn khi thực hiện giao Laukkanen. 2016
dịch với dịch vụ này.
Tôi thấy bất an khi cung
IB4 cấp thông tin cho dịch vụ Laukkanen. 2016
này.

3.1.6 Mối quan tâm về quyền riêng tư (PRV)

Bảng 6. Thang đo mối quan tâm về quyền riêng tư.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Tôi lo sợ rằng có người
hoặc quốc gia nào đó truy
PRV1 Johnson và cộng sự 2018
cập vào tài khoản của mình
nếu tôi sử dụng ví điện tử.
Dịch vụ này có thể tiết lộ
PRV2 thông tin tài chính của tôi Johnson và cộng sự 2018
cho tin tặc.
Tôi lo sợ rằng các cơ quan
Nhà nước sẽ theo dõi mình
PRV3 Johnson và cộng sự 2018
thông qua quá trình sử
dụng dịch vụ.

29
3.1.7 Khả năng hiển thị (VIS)

Bảng 7. Thang đo khả năng hiển thị.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Tôi từng thấy họ dùng để Talwar và cộng sự. 2020a,
đặt phòng khách sạn. b
VIS1
Kaur, Dhir, Bodhi, và
cộng sự 2020
Tôi từng thấy họ dùng để Talwar và cộng sự. 2020a,
mua vé máy bay. b
VIS2
Kaur, Dhir, Bodhi, và
cộng sự 2020
Tôi từng thấy họ dùng để Talwar và cộng sự. 2020a,
mua vé tàu hỏa. b
VIS3
Kaur, Dhir, Bodhi, và
cộng sự 2020
Tôi từng thấy họ dùng để Talwar và cộng sự. 2020a,
mua vé xe khách. b
VIS4
Kaur, Dhir, Bodhi, và
cộng sự 2020

Chú thích: Riêng biến khả năng hiển thị (VIS) sau khi có dữ liệu cuối cùng, nhóm nghiên
cứu chúng tôi sẽ mã hóa dữ liệu ngược lại kết quả mà người tham gia khảo sát đã lựa
chọn. Sự đặc biệt này xuất hiện vì theo như đề tài mà chúng tôi nghiên cứu là “Hạn chế
của ví điện tử” thì khi khả năng hiển thị của ví điện tử càng cao có nghĩa rằng chính chủ
quan ví điện tử sẽ có ít rào cản (Talwar và cộng sự, 2020a, b; Kaur, Dhir, Bodhi, và cộng
sự, 2020). Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu cũng như không
hề gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi.
3.1.8 Biến điều tiết mối quan tâm về bảo mật (SEC)

Bảng 8. Thang đo mối quan tâm về bảo mật.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Tôi sợ rằng mình sẽ bị trộm
SEC1 Johnson và cộng sự 2018
tiền từ ví điện tử.

30
Ví điện tử có hệ thống bảo
SEC2 Johnson và cộng sự 2018
mật giao dịch kém.

3.1.9 Sự chấp nhận sử dụng ví điện tử (INP)

Bảng 9. Thang đo sự chấp nhận sử dụng ví điện tử.


Kí hiệu Thang đo Nguồn
Tôi nghĩ ví điện tử khá hữu
INP1 ích nhưng sẽ không dùng Kleijinen và cộng sự 2020
để đặt chuyến du lịch.
Tôi nghĩ đặt chuyến du lịch
INP2 bằng ví điện tử rất dễ dàng Kleijinen và cộng sự 2020
nhưng tôi không dùng.

3.2 Phát triển khảo sát

Nhằm để khảo sát có tính minh bạch cũng như thực tế hơn, nhóm nghiên cứu chúng tôi
đã thu thập các yếu tố thuộc nhân khẩu học nhằm xác định rằng liệu những người thuộc
yếu tố khác nhau có tác động khác nhau lên trên các giả thuyết nghiên cứu và phương
pháp đo lường hay không.
Bảng 10. Yếu tố nhân khẩu học.
Yếu tố Đo lường

Giới tính Nam Nữ

Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi Từ 26 đến 35 Trên 35


tuổi

Trình độ học Trung học Cao đẳng – Đại Cao học Khác
vấn học

Ví điện tử nào Momo Airpay ViettelPay ZaloPay GrabPay


được sử dụng
hay được thấy
sử dụng nhiều
nhất

Nguồn: Kết quả khảo sát

31
3.3 Phát triển bảng hỏi

Chúng tôi đã thu thập được những dữ liệu chéo từ người dùng ví điện tử để kiểm tra mô
hình nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi được thiết kế để thành 29 câu hỏi
được cho là mục đo lường sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Bảng hỏi được soạn thảo với
sự trợ giúp của các tài liệu về ví điện tử và dựa vào những nghiên cứu từ các góp ý về
độ thông hiểu bởi khảo sát thử nghiệm. Dựa trên nghiên cứu “thuyết chống đổi mới” và
đối tượng đã từng sử dụng ví điện tử hay thanh toán trực tuyến trong lĩnh vực nhà hàng
khách sạn. Theo đề xuất, bảng hỏi đã được cập nhật để cải thiện trình tự, cơ cấu và đưa
ra những từ ngữ và ý niệm sáng suốt hơn. Bảng câu hỏi gồm 4 câu về nhân khẩu học
trước khi giới thiệu 29 câu hỏi đóng vai trò là mục đo lường liên quan đến các biến
nghiên cứu tương ứng: mức độ sử dụng, giá trị, rủi ro, truyền thống và các rào cảng hình
ảnh được đo lường bằng cách sử dụng 4, 3, 2, 5 và 4 câu hỏi (Laukkaneb, 2016). Những
mối quan tâm về quyền riêng tư được đo lường bằng 3 câu hỏi ( Johnson và cộng sự,
2018), khả năng hiển thị với 4 câu (Talwar và cộng sự, 2020a,b; Kaur, Dhir, Bodhi, và
cộng sự, 2020) và sự trì hoãn chấp nhận với 2 câu khác ( Kleijnen và cộng sự, 2009).
Biến kiểm soát ( i,e., mối quan tâm bảo mật) được đánh giá bằng cách sử dụng hai câu
hỏi được điều chỉnh từ Johson và cộng sự (2018). Các mục đo lường này bao gồm: (a)
Tôi sợ rằng mình sẽ bị trộm tiền từ ví điện tử, và (b) Ví điện tử có hệ thống bảo mật giao
dịch kém. Đề mục 3.1 trình bày các hạng mục đo lường, các biện pháp tương ứng hay
còn gọi là bảng hỏi hoàn chỉnh.
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.4.1 Khảo sát thử nghiệm

Nhằm để cho khảo sát chính đạt được hiệu quả tốt nhất, nhóm chúng tôi đầu tiên đã mời
20 người làm thử khảo sát và góp ý hoàn thiện bảng hỏi. Thành phần tham gia khảo sát
này gồm các sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
Mỗi người sẽ tham gia khảo sát với một bài luận không giới hạn bao gồm 5 câu hỏi, chủ
yếu tập trung vào các yếu tố khác nhau trong việc sử dụng ví điện tử của khách hàng
trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Các câu hỏi cụ thể là những mô hình và mục đích
của việc sử dụng ví điện tử, những mối quan tâm cũng như là những thách thức trong
việc sử dụng ví điện tử và đặc biệt là tại sao ví điện tử lại bị những chỉ trích và phê bình
bởi một số người ở độ tuổi nhất định. Những người tham gia được khuyến khích tạo nên
những câu trả lời dựa trên những kiến thức từ những ví dụ thực tiễn, từ bất cứ nơi nào
đảm bảo tính bảo mật và không tiếc lộ những thông tin cá nhân. Trước khi bắt đầu trả
lời, tất cả những người tham gia sẽ được cung cấp mục tiêu của bài nghiên cứu cũng
như là muốn thông báo rằng sự tham gia của hon là hoàn toàn tự nguyện và không được

32
khuyến khích bởi bất kì các yếu tố nào tác động như phần thưởng tài chính hoặc những
thứ liên quan khác. Và họ có thể rút lui khỏi cuộc khảo sát mà không có bất kì sự ảnh
hưởng nào.
Chúng tôi đã sử dụng sơ đồ ái lực để loại bỏ tất cả những yếu tố chủ quan trong khi xác
định các điểm tương đồng trong các câu trả lời (Beyer & Holtzblatt, 1998). Sau khi phân
tích các dữ liệu định tính này, những điểm tương đồng này có liên quan đến các rào cản
trong cấu trúc nghiên cứu của chúng tôi.
3.4.2 Thu thập dữ liệu

Sau khi thu thập tất cả thông tin từ các bảng hỏi đã được gửi qua các mạng xã hội để
đánh giá từ tháng 4 năm 2021. Toàn bộ bảng hỏi đã được viết bằng Tiếng Việt để có thể
dễ dàng tiếp cận và giúp người khảo sát có thể đánh giá một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Bài khảo sát tập chung chính vào các ứng dụng thanh toán nổi bật hiện tại như Momo,
AirPay, ZaloPay và một số app khác vì đây là những ứng dụng đang được sử dụng rộng
rãi ở thị trường Việt Nam. Qua đó, từ các bảng khảo sát chúng tôi xem xét hành vi của
người tiêu dùng sử dụng cho ngành nhà hàng – khách sạn trong thời điểm dịch bệnh
COVID-19 đang diễn ra. Trong xuyên suốt quá trình thực hiện bảng hỏi, chúng tôi đã
cam kết và tuân thủ theo các quy trình bảo mật thông tin cho tất cả người tham gia, việc
tham gia vào bài khảo sát nghiên cứu của chúng tôi đều tham gia một cách tự nguyện.
3.5 Kỹ thuật phân tích

Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng SPSS 23 đi kèm với Smart PLS để đo lường và
phân tích các biến độc lập và phụ thuộc. Với các phần mềm này, chúng tôi sẽ hiểu rõ
hơn về nghiên cứu của chúng tôi và từ đó làm cho nghiên cứu này trở nên hữu ích hơn
trong thực tế.
3.6 Mô hình nghiên cứu được đề xuất

Chúng tôi phỏng theo mô hình nghiên cứu trước đó của S. Khanra, A. Dhir, P. Kaur,
R.P. Joseph (2021) với bảy biến độc lập, 1 biến phụ thuộc, 1 biến kiểm soát và 3 biến
nhân khẩu học. Mô hình được tạo dựng từ các giả thuyết cũng như là các thành phần mà
nhóm chúng tôi sẽ đo lường trong quá trình thực hiện nghiên cứu khảo sát. Mô hình
nghiên cứu này cũng được dựng nên từ phương pháp SEM (Structural Equation
Modeling) để tiện cho việc áp dụng chính nó vào SMART PLS.

33
Hình 2. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên gợi ý và sự tham khảo từ nghiên
cứu của S. Khanra, A.Dhir, P. Kaur, R. P. Joseph (2021).

34
4 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau quá trình đánh giá kết thúc, chúng tôi thu được 290 bảng trả lời hoàn chỉnh, trong
đó chúng tôi đã phải loại bỏ 5 người tham gia khảo sát do trong quá trình tham gia đã
không tập trung dẫn đến bảng hỏi chỉ có đưa ra những đáp án giống nhau hoặc đánh
khảo sát sai yêu cầu. Cuối cùng, chúng tôi đã tổng hợp lại còn 285 mẫu để dùng cho
việc phân tích dữ liệu tiếp theo.
4.1 Thống kê mô tả

Bảng 11. Đặc điểm của các yếu tố nhân khẩu học với mẫu N=285.
Các đặc điểm Tần suất Tỷ lệ (%)

(N=285)

Giới Tính Nam 98 34.4

Nữ 187 65.6

Độ tuổi 18 đến 25 280 98.2

26 đến 35 4 1.4

Trên 35 1 0.4

Trình độ học vấn Cao đẳng – Đại 208 73


học

Trung học 62 21.8

Cao học 5 1.8

Khác 10 3.5

Loại ví sử dụng Momo 197 69.1


nhiều
Airpay 30 10.5

ViettelPay 21 7.4

ZaloPay 36 12.6

GrabPay 1 0.4

Nguồn: Kết quả khảo sát

35
Kết quả nghiên cứu dữ liệu gồm 285 mẫu bao gồm những đối tượng đang hoặc đã từng
sử dụng qua ví điện tử để thực hiện các giao dịch liên quan đến lĩnh vực nhà hàng khách
sạn tại Việt Nam. May mắn thay việc thu thập mẫu khảo sát được hoàn thành trước khi
dịch COVID-19 bùng trở lại và bởi lẽ đó 285 người tham gia khảo sát chắc chắn đã sử
dụng qua dịch vụ do được dò hỏi trước khi thực hiện bảng hỏi. Trong đó có đến 187
người tham gia khảo sát là nữ chiếm 65.6% trong tổng khảo sát và 98 người khác làm
khảo sát là nam với tỉ lệ 34.4%. Các đối tượng này đa số có độ tuổi từ 18 đến 25 với tỉ
lệ mẫu là 98.2%, 2 đối tượng còn lại có thể tham khảo bảng trên (bảng 11) để rõ hơn.
Về trình độ học vấn ta có thể thấy nổi bật nhất là nhóm “Cao đẳng – Đại học” do đa số
các đối tượng của khảo sát là sinh viên với số mẫu là 208 chiếm 73%, bên cạnh đó ta
cũng có nhóm “Trung học” có lượng mẫu là 62 đủ để đại diện cho nhóm trình độ này.
Cuối cùng là kiểm tra xem loại ví điện tử nào đang được dùng hoặc thấy dùng nhiều
nhất với “Momo” chiếm đa số là 197 mẫu kèm tỉ lệ 69.1%, chi tiết các loại ví khác tham
khảo bảng 11.
4.2 Mô hình đo lường

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của mô hình

4.2.1.1Đánh giá độ tin cậy tổng hợp

Để đánh giá mô hình nghiên cứu, mô hình đo lường được kiểm tra bằng cách kiểm tra
độ tin cậy và tính hợp lệ của các thang đo được sử dụng để đại diện cho từng yếu tố. Do
vậy, độ tin cậy được tính đồng nhất thông qua chỉ số Composite Reliability (CR). Từ
đó, ta sẽ có được chỉ số loading, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trung bình được trích
xuất (AVE) cho mỗi yếu tố đã được kiểm tra để cho thấy tính đồng nhất nội bộ và giá
trị phân biệt để thiết lập độ tin cậy của thang đo.
Dựa vào kết quả của bảng 12, chỉ số Composite Reliability của tất cả các biến quan sát
đều cao hơn 0.8 (chấp nhận được trên cơ sở lý thuyết chung về đo lường độ tin cậy).
Chẳng những vậy, bảng kết quả còn chỉ ra rằng biến VIS có chỉ số cao nhất là 0.921, ý
nghĩa của con số này là tính nhất quán và mức tương thích của các phần tử trong biến
VIS cao hơn so các biến còn lại.
Để mức độ phù hợp các yếu tố đạt chuẩn và được chấp nhận thì chỉ số loadings của từng
yếu tố phải lớn hơn 0.7. Vì vậy, từ bảng 12 ta có thể rút ra nhận xét rằng gần như tất cả
các biến tồn tại trong mô hình đo lường của nhóm nghiên cứu chúng tôi đều cao hơn chỉ
số loadings tối thiểu. Điều này có nghĩa rằng tất cả các biến của chúng tôi đều được xem
là hợp lệ ngoại trừ TB1 với chỉ số loadings chỉ đạt mức 0.445.
Bên cạnh các kiểm tra trên, ta còn xử lí thêm phương sai trung bình được trích xuất
(AVE). Với tất cả các giá trị trả ra trong bảng 12 ta có thể kết luận rằng các yếu tố trong

36
mô hình đo lường đều lớn hơn yêu cầu tối thiểu là 0.5 và điều này chứng minh được
trên 50% phương sai của các chỉ số được tính đáng tin cậy.
Bên cạnh đó để làm rõ thêm về độ tin cậy của các biến được dùng để nghiên cứu, chúng
tôi còn đi phân tích thêm chỉ sổ cronbach alpha. Như kết quả mà bảng 12 đã tính toán,
chúng tôi kết luận rằng cronbach alpha của tất cả các biến vượt ngoài mong đợi với chỉ
số của tất cả biến đều trên 0.7 – tiêu chuẩn để đánh giá độ tin cậy.
Bảng 12. Chỉ số loadings, VIF, AVE, cronbach alpha và Composite Reliability.
Tên biến Thang đo Chỉ số VIF AVE Chỉ số Cronbach
loadings Composite alpha
Reliability
UB UB1 0.821 1.888 0.708 0.907 0.863
UB2 0.858 2.412
UB3 0.829 1.830
UB4 0.858 2.258
VB VB1 0.877 1.923 0.726 0.888 0.812
VB2 0.820 1.616
VB3 0.859 1.896
RB RB1 0.914 1.814 0.835 0.910 0.802
RB2 0.913 1.814
TB TB1 0.445 1.169 0.594 0.875 0.821
TB2 0.830 1.936
TB3 0.830 2.055
TB4 0.820 2.034
TB5 0.849 2.044
IB IB1 0.841 2.289 0.709 0.907 0.863
IB2 0.840 2.215
IB3 0.859 2.723
IB4 0.827 2.475
PRV PRV1 0.870 2.307 0.770 0.909 0.851
PRV2 0.899 2.483

37
PRV3 0.862 1.792
VIS VIS1 0.840 2.547 0.744 0.921 0.887
VIS2 0.880 2.905
VIS3 0.905 2.810
VIS4 0.823 1.835
INP INP1 0.914 1.820 0.836 0.910 0.803
INP2 0.914 1.820
Ghi chú: Giá trị in đậm là giá trị không hợp lệ (không đạt yêu cầu tối thiểu).
Nguồn: Kết quả khảo sát
4.2.2 Đánh giá độ chuẩn xác của mô hình

Ở bước này chúng tôi tiến hành đánh giá giá trị hội tụ (Convergent validity) và phân biệt
(Discriminant validity) là hai yếu tố xác định độ chuẩn xác của mô hình nghiên cứu.
4.2.2.1Giá trị hội tụ (Convergent validity)

Mục đích của việc đánh giá và nhận xét giá trị hội tụ là để kiểm chứng mức độ mà một
thang đo tương quan tích cực với biện pháp thay thế trong cùng một biến. Chỉ số AVE
mà chúng tôi đã cung cấp ở bảng 12 sẽ phục vụ cho việc tính toán mức độ này. Để các
biến được xem là hội tụ thì giá trị của chúng phải lớn hơn 0.5. Do vậy, các biến dưới
mức tối thiểu sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu. Từ các kết quả được cung cấp, các
biến đều có giá trị hội tụ được chấp thuận. Trong đó, biến INP đóng vai trò là biến phụ
thuộc có giá trị hội tụ cao nhất với 0.836 chứng tỏ rằng các biến quan sát ở đây có giá
trị hội tụ tốt hơn so với phần còn lại của mô hình. Biến độc lập TB tuy có giá trị thấp
nhất là 0.596 nhưng vẫn nhỉnh hơn mức trung bình, vậy nên tất cả các biến có đủ điều
kiện để tiếp tục phân tích ở các phần tiếp theo.
4.2.2.2Giá trị phân biệt (Discriminant validity)

Để kiểm tra mức độ khác nhau của một biến so với các biến khác, xem xét mức độ tương
quan giữa các biến và liệu mỗi chỉ số có đại diện cho đặc tính của một biến riêng biện
hay không ta sẽ dùng phương pháp đánh giá giá trị phân biệt. Nghĩa là hệ số loadings ở
các biến quan sát nên cao hơn so với hệ số loadings ở những biến còn lại cùng hàng với
nó hay còn gọi đơn giản là hệ số loadings ở mỗi biến phải cao hơn cross-loading của
chính nó.
Để đảm bảo hướng đi của mình là đúng đắn và độ chính xác cho giá trị phân biệt của
từng biến cao, chúng tôi đã định hướng bản thân theo các tài liệu tham khảo rằng sẽ tiến
hành phân tích giá trị phân biệt thông qua chỉ số AVE và chỉ số tương quan giữa các

38
biến ẩn (LVC-Latent Variable Correlations). Giá trị phân biệt của một nhân tố xác định
được đánh giá bằng cách so sánh căn bậc hai của AVE và LVC, trong đó căn bậc hai
của AVE một nhân tố cần phải lớn hơn hệ số tương quan của nhân tố đó với các nhân
tố khác thì giá trị phân biệt mới được cho là phù hợp với mô hình nghiên cứu (Tiêu chí
Fornall & Larcker). Từ đó, kiểm tra giá trị phân biệt thông qua hệ số cross-loadings và
loadings, chúng tôi phân tích thêm thông qua chỉ số AVE và LVC ở bảng 13. Bảng 13
là tổng hợp kết quả của giá trị phân biệt của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu theo
tiêu chí Fornell và Larcker.
Bảng 13. Giá trị phân biệt của các nhân tố theo tiêu chí Fornell & Larcker.
IB INP PRV RB TB UB VB VIS
IB 0.842
INP 0.601 0.914
PRV 0.550 0.413 0.877
RB 0.659 0.492 0.638 0.914
TB 0.680 0.618 0.487 0.606 0.771
UB 0.708 0.534 0.374 0.502 0.562 0.842
VB 0.718 0.551 0.517 0.637 0.688 0.615 0.852
VIS -0.030 -0.156 -0.248 -0.097 -0.217 -0.097 -0.164 0.863
Ghi chú: Giá trị in đậm là giá trị hiệu lực biến thức, in thường là hệ số tương quan.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Theo các kết quả được cung cấp ở bảng 13, ta có thể khẳng định rằng căn bậc hai AVE
của từng nhân tố đều lớn hơn hệ số tương quan giữa các nhân tố với nhau. Bởi lẽ đó nên
theo tiêu chí Fornell & Larcker thì giá trị phân biệt của mô hình được xác nhận, mô hình
nghiên cứu đã được đáo ứng độ phân biệt bởi mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng được hướng dẫn kiểm tra chỉ VIF, theo đó chỉ số này phải nhỏ hơn 5 thì mới không
có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Các kết quả liên quan đến VIF được thể hiện ở bảng
12 cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 5 tức là không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
ở dữ liệu được thu thập. Ngoài ra, bảng 12 còn cho biết VIS2 có giá trị lớn nhất là 2.905
và VB2 có giá trị nhỏ nhất là 1.616. Sau khi đã hoàn thành các bước phân tích nhầm loại
các biến không hợp lệ để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, nhóm chúng tôi tiếp
tục đi đến phân tích mô hình cấu trúc.

39
4.3 Mô hình cấu trúc

Giai đoạn này là giai đoạn phân tích các yếu tố ở mô hình đo lường đã được nêu ở
chương 3 dựa vào các chỉ số tổng thể xác định R Square và hệ số đường dẫn. Từ đây có
thể nghiên cứu mức độ giải thích của các biến độc lập lên trên biến phụ thuộc và bên
cạnh đó là cùng lúc kiểm định mức độ tin cậy hay hợp lệ của giả thuyết nghiên cứu được
đặt ra.
4.3.1 Hệ số tổng thể xác định R Square (R bình phương)

R Square là một thước đo được sử dụng trong thống kê để thể hiện mô hình nghiên cứu
liệu có phù hợp với ý nghĩa là các nhân tố cụ thể ta có thể biết đến là các biến. Kèm với
khái niệm đó, hệ số này còn giải thích biến phụ thuốc đó đạt bao nhiêu phần trăm trong
quá trình thực hiện nghiên cứu. R bình phương đưa ra thông tin về độ thích hợp giữa mô
hình với dữ liệu là bao nhiêu phần trăm. Giá trị R Square được đo lường theo từng mức
độ gồm 0.75, 0.5 và 0.25 biểu thị tương ứng cho mức độ giải thích của các biết lần lượt
với hàm ý là cao, trung bình cho đến thấp. Đặc biệt, giá trị R bình phương càng cao thì
mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng chặt chẽ. Vì thế các nhà nghiên
cứu còn gọi R bình phương là hệ số tương quan R bình phương.
Bảng 14. Giá trị hệ số tổng thể R Square
R Square R Square Adjusted
INP 0.462 0.448
Nguồn: Kết quả khảo sát
Qua bảng kết quả giá trị hệ số tổng thể R square, chúng ta có thể quan sát được rằng
INP có chỉ số xấp xỉ trung bình là 0.462, nghĩa là mức độ giải thích của các biến chạy
từ UB đến VIS là tiệm cận trung bình. Điều này được lí giải là trong quá trình thực hiện
nghiên cứu, có một vài biến độc lập tồn tại với mức độ ảnh hưởng thấp hơn so với số
còn lại. Cụ thể như phân tích ở đề mục 4.2.1.1 với bảng 12, chúng tôi phải loại bỏ một
biến quan sát tên TB1 thuộc biến độc lập TB vì không thỏa các điều kiện yêu cầu. Do
vậy chúng tôi nghĩ rằng nó chính là nhân tố kéo hệ số R square của biến phụ thuộc INP
xuống mức trung bình.
4.3.2 Hệ số đường dẫn (Path coefficient)

Do SMART PLS không có giả định phân phối chuẩn cho dữ liệu nên việc đánh giá tầm
quan trọng của hệ số đường dẫn (path coefficient) nên nhóm nghiên cứu chúng tôi đã sử
dụng bootstrapping để kiểm tra. Bootstrapping được hiểu đơn giản với khái niệm là “lấy
mẫu lại”. Kỹ thuật thống kê này chính là một thủ tục lặp đi lặp lại nhiều lần dựa trên sự
tính toán của máy tính. Bootstrapping gợi ý cho chúng ta về một phương pháp khác với

40
khoảng tin cậy để ước tính một tham số của tổng thể. Quy trình này được thực hiện
nhằm mục đích tính toán sai số chuẩn của hệ số ước tính sau đó là kiểm tra ý nghĩa thống
kê. Ý nghĩa đường dẫn của mô hình nghiên cứu được xác định bởi T-statistics (một chỉ
số được tạo ra trong quá trình bootstrap). Bài nghiên cứu này áp dụng 285 điểm dữ liệu
trên 1000 mẫu từ dữ liệu ban đầu để tính giá trị T-value, từ đó có thể kiểm tra mức độ
quan trọng của cấu trúc đường dẫn. Đương nhiên mọi chỉ số kết quả được cung cấp bởi
bất kỳ phương pháp nào đều có mức giá trị tối thiểu để chấp nhận hoặc loại bỏ biến đó
và P-value không ngoại lệ. Để P-value hợp lệ khi đánh giá giá trị của mô hình nghiên
cứu thì chính bản thân chỉ số này phải bé hơn 0.05 và bắt đầu từ giá trị này ta mới xem
xét đến các giá trị T-statistics, các trị số thuộc T-statistics này càng lớn thì sự tác động
càng nhiều.
Bảng 15. Giá trị T statistics, hệ số đường dẫn và độ lệch chuẩn của các biến.
Original Sample Standard T Statistics P Values
Sample Mean Deviation (|O/STDEV|)
(O) (M) (STDEV)
IB -> INP 0.204 0.204 0.090 2.275 0.023
PRV -> INP 0.032 0.035 0.070 0.462 0.644
RB -> INP 0.036 0.032 0.089 0.406 0.685
TB -> INP 0.313 0.321 0.099 3.177 0.002
UB -> INP 0.147 0.143 0.068 2.152 0.032
VB -> INP 0.052 0.053 0.104 0.495 0.621
VIS -> INP -0.048 -0.055 0.054 0.898 0.369
Ghi chú: Giá trị được in đậm là biểu thị cho biến được chấp nhận.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Dựa vào bảng kết quả, trị số P-value của 4 giả thuyết H2, H3, H6 và H7 đã khiến chúng
buộc phải bị loại bỏ vì chúng đều lớn hơn 0.05, suy ra rằng độ tin cậy ở 4 giả thuyết này
là chưa chắc chắn. Mặt khác, T-statistics thể hiện các biến có sự tác động tương đối cao
ở các giả thuyết không bị loại bỏ vì P-value và về phần các giả thuyết đã bị loại bỏ được
cho rằng mối quan hệ mà chúng đó đặt ra chưa được chấp nhận và dường như có tác
động tương đối thấp dao động từ khoảng 0.4 đến cao nhất là 0.8 gần 0.9.
4.4 Xử lí biến điều tiết SEC

Để xử lý biến điều tiết, chúng tôi đã dùng PROCESS Macro của Andrew F. Hayes ngay
trong phần mềm SPSS.
Kết quả cho thấy SEC không có vai trò điều tiết bất kỳ biến nào do tất cả tích số của các
biến có chỉ số p-value không đạt yêu cầu hay còn gọi là không đủ điều kiện (> 0.05) để
kết luận sự điều tiết giữa biến điều tiết với biến độc lập khi chúng tác động lên biến phụ
thuộc INP.

41
Bảng 16. Xử lí biến điều tiết SEC.
Tích số p-value
biến
UB*SEC 0.7179
VB*SEC 0.9177
RB*SEC 0.5099
TB*SEC 0.5293
IB*SEC 0.6486
PRV*SEC 0.1419
VIS*SEC 0.4668
Nguồn: Kết quả khảo sát

42
4.5 Mô hình nghiên cứu cuối cùng của nhóm nghiên cứu hiện tại (KTC)

Hình 3. Kết quả của mô hình cấu trúc.


4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 17. Kết quả kiểm định của các giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết Nội dung Đánh giá
H1 Rào cản sử dụng liên kết mật thiết với việc người tiêu Chấp nhận
dùng trì hoãn sử dụng ví điện tử.
H2 Rào cản giá trị liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng Bác bỏ
trì hoãn sử dụng ví điện tử.

43
H3 Rào cản rủi ro liên kết mật thiết với việc người tiêu dùng Bác bỏ
trì hoãn sử dụng ví điện tử.
H4 Rào cản truyền thống liên kết mật thiết với việc người Chấp nhận
tiêu dùng trì hoãn sử dụng ví điện tử.
H5 Rào cản hình ảnh liên kết mật thiết với việc người tiêu Chấp nhận
dùng trì hoãn sử dụng ví điện tử.
H6 Mối quan tâm về quyền riêng tư có liên kết mật thiết với Bác bỏ
việc người tiêu dùng trì hoãn việc sử dụng ví điện tử.
H7 Khả năng hiển thị của ví điện tử có liên kết kém đến việc Bác bỏ
người tiêu dùng trì hoãn sử dụng ví điện tử.
H8 Các mối quan hệ được nêu lên trong các giả thuyết từ H1 Bác bỏ
đến H7 được điều tiết bởi mối quan tâm về bảo mật.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Dựa vào kết quả của bảng 17, chỉ có các giả thuyết H1, H4 và H5 là được chấp nhận do
kết quả phân tích dữ liệu được trình bày ở phần 4.2 và 4.3 phù hợp. Tuy nhiên một bài
nghiên cứu không thể hoàn hảo đến mức không một sai sót, với kết quả ở bảng 15, chúng
ta buộc phải bác bỏ các giả thuyết H2, H3, H6, H7 và H8 (chỉ số p-value > 0.05) do
không đủ sự tin tưởng. Riêng giả thuyết H8 được đo lường riêng bằng đề mục 4.4 và đi
kèm với kết quả ở bảng 16 cho thấy biến điều tiết hoàn toàn không điều tiết các giả
thuyết khác.

44
5 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN CHUNG VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là kiểm tra sự tác động của nhiều yếu tố
lên trên sự trì hoãn sử dụng ví điện tử của ngươi tiêu dùng và sau đó là đo lường cảm
nhận của người tiêu dùng về ví điện tử xem liệu họ sẽ sử dụng chúng hay không. Từ đó
có thể phần nào nhận định được những yếu tố nào làm cản trở họ đi đến quyết định sử
dụng ví điện tử trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn.
Kết quả từ nghiên cứu của Sayantan Khanra, Amandeep Dhir, Puneet Kaur, Rojers P
Josephf (2020) cho thấy gần như tất cả các yếu tố đều tác động lên trên việc trị hoãn sử
dụng ví điện tử (hay sát hơn với nghiên cứu của họ là “dịch vụ thanh toán qua điện
thoại”) tại Ấn Độ. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi ở Việt Nam lại có một số thay
đổi rằng chỉ có 3 trên 8 giả thuyết mang tính thuyết phục và hợp lý ở thị trường này.
Ngoài ra nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng cho thấy yếu tố điều tiết “mối quan tâm
về bảo mật” cũng không điều tiết bất kỳ yếu tố nào ngược với nghiên cứu của họ ở Ấn
Độ là hai yếu tố “rào cản hình ảnh” và “rào cản giá trị”. Các trị số để chứng minh cho
những khẳng định mà chúng tôi nêu ở đề mục này đều đã được phân tích kỹ lưỡng và
giải thích cặn kẽ ở các đề mục nên chúng tôi sẽ không nêu lại các trị số để tránh việc
người đọc bị xao nhãng và thiếu mạch lạc trong quá trình đưa ra kết luận.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của nhóm trước cho thấy yếu tố nhân khẩu học liên quan đến
độ tuổi có tác động chính đến việc trì hoãn sử dụng ví điện tử nhưng tại Việt Nam do
đối tượng khảo sát có trình độ học vấn và độ tuổi tương đối ngang nhau nên việc các
yếu tố này có tác động mạnh hay yếu lên sự trì hoãn kia chưa thể khẳng định chắc chắn
được. Tuy vậy ta cũng có thể khẳng định ví điện tử Momo được cho là loại ví được sử
dụng cũng như tần suất xuất hiện ở xung quanh người tiêu dùng nhiều nhất.
5.2 Hàm ý quản trị

Như kết quả nghiên cứu đã được nêu và kết luận, có vẻ như các loại ví điện tử cần làm
mới và đơn giản hóa thao tác sử dụng ví điện tử. Bên cạnh đó là nên liên kết chặt chẽ
hay cộng tác với các ngân hàng để đổi mới và hiện đại hóa trong giao dịch tài chính giữa
người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ. Và cuối cùng là cần có các hướng đi
nhằm tăng sự tin tưởng cho người tiêu dùng, cụ thể là bộ mặt của dịch vụ mà họ sẽ sử
dụng để giao dịch vì về cơ bản, người tiêu dùng thường chủ quan đánh giá vấn đề tổng
thể trước mắt họ và ít khi suy xét vào sâu bên trong.
5.2.1 Rào cản sử dụng

Có thể thấy giả thuyết này nhìn chung không hợp lý so với đối tượng mà nhóm chúng
tôi khảo sát nhưng thực ra nó thực sự là một trong những khó khăn chính khi người tiêu

45
dùng tiếp cận ví điện tử. Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn chỉ dùng duy nhất một chức
năng trong ứng dụng ví điện tử nhưng chức năng ấy lại phải qua rất nhiều bước để có
thể dùng được, vào khoảng khắc này người tiêu dùng như bạn sẽ nghĩ rằng:”Có thể mình
trựt tiếp đưa tiền mặt cho khách sạn hoặc ra ngân hàng nhờ nhân viên làm giúp sẽ dễ
dàng hơn”. Một khi ý nghĩ đó xuất hiện trong đầu thì dịch vụ ví điện tử đã mất đi một
khách hàng tiềm năng vì vậy để ngày càng nhiều người sử dụng thanh toán trựt tuyến
thì các nhà cung cấp dịch vụ nên làm thế nào để đơn giản hóa thao tác và quy trình sử
dụng ví điện tử và từ đó có thể thu hút được đông đảo người sử dụng hơn. Đặc biệt là
các đối tượng ở độ tuổi trên 35 thường có xu hướng không mấy rành về công nghệ, mà
công nghệ mà quá phức tạp thì họ sẽ chọn cách truyền thống. “Cách truyền thống” sẽ
được giải thích thêm ở đề mục tiếp theo.
5.2.2 Rào cản truyền thống

Đến với giả thuyết nghiên cứu này, việc vẫn còn tồn tại các phương thức thanh toán
thuộc về truyền thống như chi nhánh ngân hàng ở các địa bàn thì đây cũng trở thành một
lựa chọn khi người tiêu dùng cần chuyển tiền của mình sang một cơ sở lưu trú nào đó
hay chỉ đơn giản từ người sang người.
Vì vậy ta có thể khắc phục chuyện này với giải pháp đầu tiên là tăng ưu đãi cho khác
hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán thông qua ví điện tử, lúc này ta sẽ thúc đẩy họ, tạo
động lực cho họ sử dụng ví điện tử nhiều hơn. Bên cạnh đó, trong thời kỳ dịch đang diễn
biến phức tạp, người tiêu dùng buộc phải thực hiện các biện pháp phòng dịch, đôi lúc
việc ra ngân hàng hay các điểm nạp rút tiền tệ có thể gây một số bất tiện nhất định vì
vậy họ sẽ tự đổi mới phương thức giao dịch của chính họ.
5.2.3 Rào cản hình ảnh

Thông thường, mọi người sẽ nghĩ rằng khi cho tiền vào ví điện tử thì ứng dụng này chỉ
đóng vai trò là bên trung gian giao dịch nên có thể nó chưa thể hiện đủ độ tin cậy khi
mà họ phải cung cấp một số thông tin cá nhân để hoàn thành hồ sơ giao dịch.
Bên cạnh đó người tiêu dùng thường xuyên tạo ra các ý nghĩ tiêu cực về dịch vụ bởi
chính họ lo sợ tiền mình không được bảo quản an toàn hay họ thường tưởng tượng rằng
giao dịch trên ví điện tử sẽ rất khó khăn như cái tên của nó.
Để khắc phục vấn đề này, nhà cung cấp dịch vụ cần có các chiến lược cụ thể để khẳng
định mình với người tiêu dùng. Từ đó, tạo ấn tượng tốt với khách hàng và xóa bỏ các
hoài nghi về chất lượng dịch vụ cũng như đưa ra một số cam kết giúp tạo dựng niềm tin
giữa dịch vụ và tâm lí của khách hàng.

46
5.3 Nhà quản trị cần làm gì

Bên cạnh các giải pháp nhằm cải thiện ví điện tử ở nhà cung cấp như đã nêu trên thì nhà
quản trị của các khách sạn và dịch vụ ăn uống cần liên kết chặt chẽ hơn với ví điện tử.
Cụ thể là có các hợp đồng cộng tác về mức giá hay những ưu đãi trực tiếp lên dịch vụ
tại cơ sở kinh doanh của nhà quản trị đang làm việc. Việc này cũng góp phần đảm bảo
khoảng cách tiếp xúc trong mùa dịch COVID-19 hiện nay và giảm các hạn chế trong
việc thanh toán của khách hàng với cơ sở cung cấp dịch vụ.
Sau cùng nhà quản trị thực sự cần suy nghĩ đến các hướng đi liên quan đến cộng tác ví
điện tử nhiều hơn là cải thiện dịch vụ tại chính cơ sở làm việc của họ bởi vì chính bản
thân nhà hàng hay khách sạn sẽ chấp nhận mọi hình thức thanh toán mà khách hàng yêu
cầu.
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai

Tuy rằng bài nghiên cứu này đưa ra được các nhận định cũng như cho biết các vấn đề
đang diễn ra trong thực tế về ngành dịch vụ trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến
phức tạp nhưng vẫn còn một số các yếu tố chưa được giải quyết triệt để cùng với đó là
các hạn chế trong nghiên cứu.
Thứ nhất, nghiên cứu này lấy mẫu chỉ có các đối tượng hiện đang sinh sống tại thành
phố Hồ Chí Minh nên chỉ mới có tính đại diện cho tỉnh, thành chưa đủ lớn để đại diện
cho một quốc gia như Việt Nam.
Thứ hai là về loại ví điện tử, chúng tôi có hỏi về ví điện tử nào được sử dụng hay được
cho là sử dụng nhiều nhất. Yếu tố này khá hay để nghiên cứu nhưng trong bài nghiên
cứu chúng tôi chưa sử dụng triệt để nó và chưa đi sâu vào sự hài lòng cảu người tiêu
dùng đối với từng loại ví điện tử mà họ dùng.
Thứ ba là về các giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi cho rằng các giả thuyết nghiên cứu
này sát với thực tế nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện tại
do vậy dẫn đến rất nhiều giải thuyết bị bác bỏ do chưa đạt tiêu chuẩn.
Thứ tư là về số lượng mẫu mà chúng tôi dùng để làm dữ liệu nghiên cứu. Về mặt này
có vẻ hạn chế là ở thời gian thu thập dữ liệu chỉ có một tháng nên số lượng mẫu chưa
được cao và vì vậy nó cũng làm giảm đi độ chính xác của khảo sát cũng như có thể ảnh
hưởng xấu đến nghiên cứu chính.
Vì vậy trong nghiên cứu tương lai, nhà nghiên cứu có thể tập trung vào chỉnh sửa các
yếu tố khảo sát và thu thập thêm một số thông tin liên quan đến nhân khẩu học hay mở
rộng nghiên cứu ra ngoài địa bàn thành phố để từ đó có thể khảo sát được nhiều người
thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Cho cùng, với những hạn chế nêu trên, chúng tôi sẽ

47
cố gắng cải thiện và phát triển nghiên cứu này trong tương lai để các kết quả có thể áp
dụng trực tiếp vào thực tiễn và mang tính ứng dụng đại trà hơn so với hiện tại.

48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. https://saigonday.vn/viet-nam-lot-vao-top-tang-truong-nhanh-o-chau-a-ve-vi-
dien-tu/
Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. S. Khanra, A. Dhir, P. Kaur, R.P. Joseph (2021). Factors influencing the adoption
postponement of mobile payment services in the hospitality sector during a
pandemic. Journal of Hospitality and Tourism Management, 46, 26–39.
https://doi.org/10.1016/j.jhtm.2020.11.004
2. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modelling in
practice: A review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin,
103(3), 4–11. https://doi.org/10.1037/0033-2909.103.3.411
3. Bailey, A. A., Pentina, I., Mishra, A. S., & Ben Mimoun, M. S. (2017). Mobile
payment adoption by US consumers: An extended TAM. International Journal
of Retail & Distribution Management, 45(6), 626–640.
4. Beyer, H., & Holtzblatt, K. (1998). Contextual design: Defining customer-
centered systems. Interaction, 6(1), 32–42.
https://doi.org/10.1145/291224.291229
5. Bhatiasevi, V., & Yoopetch, C. (2015). The determinants of intention to use
electronic booking among young users in Thailand. Journal of Hospitality and
Tourism Management, 23, 1–11. https://doi.org/10.1016/j.jhtm.2014.12.004
6. Browne, M. W., & Cudeck, R. (1992). Alternative ways of assessing model fit.
Sociological Methods & Research, 21(2), 230–258.
https://doi.org/10.1177/0049124192021002005
7. Byrne, B. M. (2010). Structural equation modelling with AMOS: Basic concepts,
applications, and programming (multivariate applications series). New York:
Taylor & Francis Group, 396, 73–84.
8. Carton, F., Hedman, J., Damsgaard, J., Tan, K. T., & McCarthy, J. B. (2012).
Framework for mobile payments integration. Electronic Journal of Information
Systems Evaluation, 15(1), 14–25.

49
9. Chang, Y., Wong, S. F., Libaque-Saenz, C. F., & Lee, H. (2018). The role of
privacy policy on consumers’ perceived privacy. Government Information
Quarterly, 35(3), 445–459. https://doi.org/10.1016/j.giq.2018.04.002
10. Chen, C. S. (2013). Perceived risk, usage frequency of mobile banking services.
Managing Service Quality: International Journal, 23(5), 410–436.
https://doi.org/10.1108/MSQ-10-2012-0137
11. Choudrie, J., Junior, C. O., McKenna, B., & Richter, S. (2018). Understanding
and conceptualising the adoption, use and diffusion of mobile banking in older
adults: A research agenda and conceptual framework. Journal of Business
Research, 88, 449–465. https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2017.11.029
12. Cobanoglu, C., & Demicco, F. J. (2007). To Be secure or not to Be. International
Journal of Hospitality & Tourism Administration, 8(1), 43–59.
https://doi.org/10.1300/J149v08n01_03
13. Cruz, P., Neto, L. B. F., Munoz-Gallego, P., & Laukkanen, T. (2010). Mobile
banking rollout in emerging markets: Evidence from Brazil. International
Journal of Bank Marketing, 28(5), 342–371.
https://doi.org/10.1108/02652321011064881
14. Dash, S. (2020). Paytm’s payment gateway has grown by 2400% over the last
three years. Business Insider India, 27 January. http://tiny.cc/paytmtravel
15. David-West, O., Iheanachor, N., & Kelikume, I. (2018). A resource-based view
of digital financial services (DFS): An exploratory study of Nigerian providers.
Journal of Business Research, 88, 513–526.
https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2018.01.034
16. Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1989). User acceptance of
computer technology: A comparison of two theoretical models. Management
Science, 35(8), 982–1003. https://doi.org/10.1287/mnsc.35.8.982
17. De Kerviler, G., Demoulin, N. T., & Zidda, P. (2016). Adoption of in-store
mobile payment: Are perceived risk and convenience the only drivers?. Journal
of Retailing and Consumer Services, 31, 334–344.
https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2016.04.011
18. DeFranco, A., & Morosan, C. (2017). Coping with the risk of internet
connectivity in hotels: Perspectives from American consumers traveling

50
internationally. Tourism Management, 61, 380–393.
https://doi.org/10.1016/j.tourman.2017.02.022
19. Ferreira, K. A., & Alcantara, R. L. C. (2016). Postponement adoption in
manufacturers of tomato-derived products. British Food Journal, 118(2), 362–
378.
20. Ferreira, K. A., Toledo, M. L., & Rodrigues, L. F. (2020). Postponement
practices in the Brazilian Southeast wine sector. International Journal of
Logistics Management, 32(1), 6–23. https://doi.org/10.1108/IJLM-10-2019-
0292.
21. Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981). Evaluating structural equation models with
unobservable variables and measurement error. Journal of Marketing Research,
18(1), 39–50. https://doi.org/10.1177/002224378101800104
22. Hair, J., Black, W., Babin, B., & Anderson, R. (2010). Multivariate data analysis
a global perspective (7th ed.). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. Prentice
Hall.
23. Han, H., Lee, M. J., & Kim, W. (2018). Role of shopping quality,
hedonic/utilitarian shopping experiences, trust, satisfaction and perceived
barriers in triggering customer post-purchase intentions at airports. International
Journal of Contemporary Hospitality Management, 30(10), 3059–3082.
https://doi.org/10.1108/IJCHM-09-2017-0563
24. Hayes, A. F. (2017). Introduction to mediation, moderation, and conditional
process analysis: A regression-based approach. Guilford Publications.
25. Huang, D., Coghlan, A., & Jin, X. (2020). Understanding the drivers of
Airbnb discontinuance. Annals of Tourism Research, 80, 102–798.
https://doi.org/10.1016/j.annals.2019.102798
26. Humbani, M., & Wiese, M. (2018). A cashless society for all: Determining
consumers’ readiness to adopt mobile payment services. Journal of African
Business, 19(3), 409–429.
27. Johnson, V. L., Kiser, A., Washington, R., & Torres, R. (2018). Limitations to
the rapid adoption of M-payment services: Understanding the impact of privacy

51
risk on M-Payment services. Computers in Human Behavior, 79, 111–122.
https://doi.org/10.1016/j.chb.2017.10.035
28. Kaur, P., Dhir, A., Bodhi, R., Singh, T., & Almotairi, M. (2020a). Why do people
use and recommend m-wallets? Journal of Retailing and Consumer Services, 56,
102091. https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2020.102091
29. Kaur, P., Dhir, A., Ray, A., Bala, P., & Khalil, A. (2020b). Innovation resistance
theory perspective on the use of food delivery applications. Journal of Enterprise
Information Management (in press). https://doi.org/10.1108/JEIM-03-2020-
0091
30. Kaur, P., Dhir, A., Singh, N., Sahu, G., & Almotairi, M. (2020c). An innovation
resistance theory perspective on mobile payment solutions. Journal of Retailing
and Consumer Services, 55, 102059.
https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2020.102059
31. Khalilzadeh, J., Ozturk, A. B., & Bilgihan, A. (2017). Security-related factors in
extended UTAUT model for NFC based mobile payment in the restaurant
industry. Computers in Human Behavior, 70, 460–474.
https://doi.org/10.1016/j.chb.2017.01.001
32. Khanra, S., Dhir, A., Islam, A. N., & Mantym¨aki,¨ M. (2020). Big data
analytics in healthcare: A systematic literature review. Enterprise Information
Systems, 14(7), 878–912. https://doi.org/10.1080/17517575.2020.1812005
33. Khanra, S., Dhir, A., & Mantym¨aki,¨ M. (2020b). Big data analytics and
enterprises: A bibliometric synthesis of the literature. Enterprise Information
Systems, 14(6), 737–768. https://doi.org/10.1080/17517575.2020.1734241
34. Kleijnen, M., Lee, N., & Wetzels, M. (2009). An exploration of consumer
resistance to innovation and its antecedents. Journal of Economic Psychology,
30(3), 344–357. https://doi.org/10.1016/j.joep.2009.02.004
35. Laato, S., Islam, A. K. M. N., Farooq, A., & Dhir, A. (2020). Unusual purchasing
behavior during the early stages of the COVID-19 pandemic: The stimulus-
organism-response approach. Journal of Retailing and Consumer Services, 57,
102–224. https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2020.102224

52
36. Laukkanen, T. (2016). Consumer adoption versus rejection decisions in
seemingly similar service innovations: The case of the Internet and mobile
banking. Journal of Business Research, 69(7), 2432–2439.
https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2016.01.013
37. Laukkanen, T., & Cruz, P. (2010). What determines mobile banking non-
adoption?. In Proceedings of Australian and New Zealand marketing academy
(ANZMAC) conference 2010. Christchurch, New Zealand: University of
Canterbury.
http://www.anzmac2010.org/proceedings/pdf/ANZMAC10Final00387.pdf
38. Laukkanen, T., & Kiviniemi, V. (2010). The role of information in mobile
banking resistance. International Journal of Bank Marketing, 28(5), 372–388.
https://doi.org/10.1108/02652321011064890
39. Lee, C., Hallak, R., & Sardeshmukh, S. R. (2019). Creativity and innovation in
the restaurant sector: Supply-side processes and barriers to implementation.
Tourism Management Perspectives, 31, 54–62.
https://doi.org/10.1016/j.tmp.2019.03.011
40. Lee, C., Sardeshmukh, S. R., & Hallak, R. (2016). A qualitative study of
innovation in the restaurant industry. Anatolia, 27(3), 367–376.
41. Liébana-Cabanillas, F., & Lara-Rubio, J. (2017). Predictive and explanatory
modeling regarding adoption of mobile payment systems. Technological
Forecasting and Social Change, 120, 32–40.
https://doi.org/10.1016/j.techfore.2017.04.002
42. Liu, Y. (2015). Consumer protection in mobile payments in China: A critical
analysis of alipay’s service agreement. Computer Law & Security Report, 31(5),
1–10. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-802022-7.00001-8
43. Liu, S. Q., & Mattila, A. S. (2019). Apple Pay: Coolness and embarrassment in
the service encounter. International Journal of Hospitality Management, 78,
268–275. https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2018.09.009
44. Luo, X., Lee, C. P., Mattila, M., & Liu, L. (2012). An exploratory study of mobile
banking services resistance. International Journal of Mobile Communications,
10(4), 366–385. https://doi.org/10.1504/IJMC.2012.048136

53
45. MacKenzie, S. B., & Podsakoff, P. M. (2012). Common method bias in
marketing: Causes, mechanisms, and procedural remedies. Journal of Retailing,
88(4), 542–555. https://doi.org/10.1016/j.jretai.2012.08.001
46. Mangin, J. P. L. (2014). The moderating role of risk, security and trust applied
to the TAM model in the offer of banking financial services in Canada. Journal
of Internet Banking and Commerce, 19(2), 1–21.
47. Matemba, E. D., & Li, G. (2017). Consumers’ willingness to adopt and use
WeChat wallet: An empirical study in South Africa. Technology in Society, 53,
55–68. https://doi.org/10.1016/j.techsoc.2017.12.001
48. McMillan, S. J., & Hwang, J. S. (2002). Measures of perceived interactivity:
An exploration of the role of direction of communication, user control, and
time in shaping perceptions of interactivity. Journal of Advertising, 31(3), 29–
42. https://doi.org/10.1080/00913367.2002.10673674
49. Morosan, C., & DeFranco, A. (2016a). It’s about time: Revisiting UTAUT2 to
examine consumers’ intentions to use NFC mobile payments in hotels.
International Journal of Hospitality Management, 53, 17–29.
https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2015.11.003
50. Morosan, C., & DeFranco, A. (2016b). Co-creating value in hotels using mobile
devices: A conceptual model with empirical validation. International Journal of
Hospitality Management, 52, 131–142.
https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2015.10.004
51. Nunnally, J. C. (1978). Psychometric theory. New York: McGraw-Hill Book
Company. INC. http://vlib.kmu.ac.ir/kmu/handle/kmu/84743
52. Okumus, F., Bilgihan, A., Ozturk, A. B., & Zhao, X. R. (2017). Identifying and
overcoming barriers to deployment of information technology projects in hotels.
Journal of Organizational Change Management, 30(5), 744–766.
53. Oliveira, T., Thomas, M., Baptista, G., & Campos, F. (2016). Mobile payment:
Understanding the determinants of customer adoption and intention to
recommend the technology. Computers in Human Behavior, 61, 404–414.
https://doi.org/10.1016/j.chb.2016.03.030

54
54. Ozturk, A. B. (2016). Customer acceptance of cashless payment systems in the
hospitality industry. International Journal of Contemporary Hospitality
Management, 28(4), 801–817.
55. Ozturk, A. B., Bilgihan, A., Salehi-Esfahani, S., & Hua, N. (2017).
Understanding the mobile payment technology acceptance based on valence
theory: A case of restaurant transactions. International Journal of
Contemporary Hospitality Management, 29(8), 2027–2049.
56. O’brien, R. M. (2007). A caution regarding rules of thumb for variance inflation
factors. Quality and Quantity, 41(5), 673–690. https://doi.org/10.1007/s11135-
006-9018-6
57. Park, M., Jun, J., & Park, H. (2017). Understanding mobile payment service
continuous use intention: An expectation-confirmation model and inertia.
Quality Innovation Prosperity, 21(3), 78.
https://doi.org/10.1016/j.anaerobe.2017.02.004
58. Park, K., & Koh, J. (2017). Exploring the relationship between perceived pace
of technology change and adoption resistance to convergence products.
Computers in Human Behavior, 69, 142–150.
https://doi.org/10.1016/j.chb.2016.12.017
59. Ponte, E. B., Carvajal-Trujillo, E., & Escobar-Rodríguez, T. (2015). Influence of
trust and perceived value on the intention to purchase travel online: Integrating
the effects of assurance on trust antecedents. Tourism Management, 47, 286–
302. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2014.10.009
60. Ram, S., & Sheth, J. N. (1989). Consumer resistance to innovations: The
marketing problem and its solutions. Journal of Consumer Marketing, 6(2), 5–
14.
61. Rita, P., Oliveira, T., Estorninho, A., & Moro, S. (2018). Mobile services
adoption in a hospitality consumer context. International Journal of Culture,
Tourism and Hospitality Research, 12(1), 143–158.
https://doi.org/10.1108/IJCTHR-04-2017-0041
62. Rogers, E. M. (1962). Diffusion of innovations. New York: Free Press of
Glencoe.

55
63. San Martín, H., & Herrero, A´. (2012). Influence of the user’s psychological
factors on the online purchase intention in rural tourism: Integrating
innovativeness to the UTAUT framework. Tourism Management, 33(2), 341–
350. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2011.04.003
64. Seth, H., Talwar, S., Bhatia, A., Saxena, A., & Dhir. (2020). Consumer resistance
and inertia of retail investors: Development of the resistance adoption inertia
continuance (RAIC) framework. Journal of Retailing and Consumer Services,
55, 102071. https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2020.102071
65. Shaikh, A. A., & Karjaluoto, H. (2015). Mobile banking adoption: A literature
review. Telematics and Informatics, 32(1), 129–142.
https://doi.org/10.1016/j.tele.2014.05.003
66. Sivathanu, B. (2018). Adoption of digital payment systems in the era of
demonetization in India: An empirical study. Journal of Science and Technology
Policy Management, 10(1), 143–171. https://doi.org/10.1108/JSTPM-07-2017-
0033.
67. Statista. (2019). Preferred restaurant bill payment methods by Chinese
consumers 2018. http://tiny.cc/ChinaResturant
68. Sun, S., Law, R., & Schuckert, M. (2020). Mediating effects of attitude,
subjective norms and perceived behavioural control fo mobile payment-based
hotel reservations. International Journal of Hospitality Management, 84, 102–
331. https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2019.102331
69. Talwar, S., Dhir, A., Kaur, P., & Mantym¨aki,¨ M. (2020a). Why do people
purchase from online travel agencies (OTAs)? A consumption values
perspective. International Journal of Hospitality Management, 88, 102–534.
https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2020.102534
70. Talwar, S., Dhir, A., Kaur, P., & Mantymaki, M. (2020b). Barriers toward
purchasing from online travel agencies. International Journal of Hospitality
Management, 89, 102593. https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2020.102593
71. Talwar, S., Dhir, A., Khalil, A., Mohan, G., & Islam, A. K. M. N. (2020d). Point
of adoption and beyond. Initial trust and mobile-payment continuation intention.

56
Journal of Retailing and Consumer Services, 55, 102086.
https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2020.102086
72. Talwar, S., Talwar, M., Dhir, A., & Kaur, P. (2020c). Consumers’ resistance to
digital innovations: A systematic review and framework development.
Australasian Marketing Journal, 28(4), 286–299.
https://doi.org/10.1016/j.ausmj.2020.06.014
73. Tussyadiah, I. P., & Pesonen, J. (2018). Drivers and barriers of peer-to-peer
accommodation stay–an exploratory study with American and Finnish
travellers. Current Issues in Tourism, 21(6), 703–720.
74. Upadhyay, P., & Jahanyan, S. (2016). Analyzing user perspective on the factors
affecting use intention of mobile based transfer payment. Internet Research,
26(1), 38–56. https://doi.org/10.2307/30036540
75. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User
acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly,
425–478. https://doi.org/10.2307/30036540
76. Venkatesh, V., Thong, J. Y., & Xu, X. (2012). Consumer acceptance and use
of information technology: Extending the unified theory of acceptance and use
of technology. MIS Quarterly, 157–178. https://doi.org/10.2307/41410412
77. Yoon, H. S., & Occena, L. U. I. S. (2014). Impacts of customers’ perceptions on
internet banking use with a smart phone. Journal of Computer Information
Systems, 54(3), 1–9. https://doi.org/10.1080/08874417.2014.11645699

57

You might also like