You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN


------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN

LÍ LUẬN CHUNG VỀ PP DẠY HỌC NGỮ VĂN

TÌM HIỂU VỀ

PP ĐÀM THOẠI, GỢI MỞ


KĨ THUẬT KWL

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 01

Mã lớp học phần : LITR149002

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Ngọc Thuý

TPHCM, ngày 26 tháng 04 năm 2023

0
RUBIC ĐÁNH GIÁ PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 01

Tiêu chí YÊU CẦU CẦN ĐẠT


đánh giá
Giỏi Khá Đạt Chưa đạt
Điểm
1 0.75 0.5 0.25
Có đầy đủ các Có đầy đủ các phần: Có phần nội dung Có phần nội dung
NỘI phần: giới thiệu, giới thiệu, nội dung nhưng thiếu phần nhưng thiếu cả hai
DUNG, nội dung và kết và kết thúc. giới thiệu hoặc kết phần giới thiệu và
CẤU thúc. Phần mở thúc. kết thúc.
TRÚC hoặc kết trình
BÀI bày ấn tượng.
TRÌNH Tất cả nội dung Trên 70% nội dung Từ 50% đến 70% Hơn 50% nội
BÀY trình bày chính trình bày chính xác, nội dung trình bày dung trình bày
(x2) xác, khoa học, khoa học chính xác, khoa học không chính xác,
chi tiết. khoa học.
Trình bày rõ Trình bày rõ ràng, Trình bày rõ ràng Trình bày không
ràng, mạch lạc, mạch lạc nhưng thiếu nhưng rời rạc rõ ràng hoặc ngắt
có bộc lộ cảm cảm xúc. quãng
PHONG xúc.
CÁCH Phong thái tự tin, Phong thái tự tin, có Phong thái chưa tự Phong thái chưa tự
TRÌNH sử dụng hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cơ tin, chưa sử dụng tin, chưa sử dụng
BÀY ngôn ngữ cơ thể, thể nhưng chưa hiệu ngôn ngữ cơ thể, lệ ngôn ngữ cơ thể,
không lệ thuộc quả, lệ thuộc vào tài thuộc vào tài liệu từ lệ thuộc vào tài
vào tài liệu. liệu dưới 40% thời 20% à 40% thời liệu trên 40% thời
gian trình bày gian trình bày gian trình bày
Sử dụng công cụ Sử dụng công cụ hỗ Sử dụng công cụ hỗ Có sử dụng công
CÔNG hỗ trợ hiệu quả, trợ hiệu quả, phù hợp trợ phù hợp với nội cụ hỗ trợ khi trình
CỤ phù hợp, sáng với nội dung trình dung trình bày bày (PPT, Word,
TRÌNH tạo với nội dung bày (PPT, Word, (PPT, Word, hình hình ảnh…)
BÀY trình bày (PPT, hình ảnh…) ảnh…)
Word, hình
ảnh…)
Phân công công Phân công công việc Phân công công Phân công công
việc hợp lí, hợp lí, các thành viên việc rõ ràng, 1-2 việc chưa rõ ràng,
KẾT nhóm hợp tác có hợp tác. thành viên không nhóm không hợp
NỐI, tốt. hợp tác. tác.
PHẢN Trả lời đúng tất Trả lời đúng trên Trả lời đúng trên Trả lời đúng dưới
HỒI, cả các câu hỏi 70% các câu hỏi của 50% các câu hỏi 50% các câu hỏi
HỢP của GV và các GV và các nhóm của GV và các của GV và các
TÁC nhóm khác. khác. nhóm khác. nhóm khác.
Trình bày đúng Trình bày quá/ít hơn Trình bày quá/ít Trình bày quá/ít
thời gian quy thời gian từ 1 – 3 hơn thời gian quy hơn thời gian quy
định. phút. định từ 4 – 6 phút định hơn 6 phút.
Tổng điểm

1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN

TỰ NHÓM
HỌ VÀ TÊN
STT NHIỆM VỤ ĐÁNH ĐÁNH ĐIỂM
- MSSV
GIÁ GIÁ

Viết phần 1.5


Ngô Lê Hồng Như (NT) Thuyết trình phần
1 100% 100%
47.01.601.085 PP đàm thoại gợi
mở
Viết phần 2.3
Võ Hoài Nhựt Làm PPT
2 100% 100%
47.01.601.086 Thuyết trình phần
kĩ thuật KWL
Nguyễn Phú Hào
3 Viết phần 1.4 100% 100%
47.01.601.058
Lê Đỗ Hoài Tâm
4 Viết phần 2.2 100% 100%
47.01.601.028
Khúc Đỗ Hoàng An
5 Viết phần 2.1 100% 100%
47.01.601.001
Trịnh Thị Lan Anh
6 Viết phần 2.2 100% 100%
47.01.601.040
Phạm Thị Thanh Thuỳ
7 Viết phần 1.3 100% 100%
47.01.601.094
Võ Kim Ngoan Viết phần 1.1
8 100% 100%
46.01.606.049 Làm PPT
Phạm Thị Hải Loan
9 Viết phần 1.2 100% 100%
47.01.601.067

2
MỤC LỤC
Trang
A - MỞ ĐẦU ...................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Cấu trúc bài tiểu luận ................................................................................................. 4
B – NỘI DUNG ...............................................................................................................
CHƯƠNG 1: PP ĐÀM THOẠI, GỢI MỞ .......................................................................
1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 5
1.2. Cách tiến hành .......................................................................................................... 6
1.3. Định hướng sử dụng ................................................................................................. 7
1.4. Điều kiện sử dụng .................................................................................................... 9
1.5. Ví dụ ....................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT KWL .......................................................................................
2.1. Cách tiến hành ........................................................................................................ 14
2.2. Ưu điểm và hạn chế ............................................................................................... 14
2.3. Ví dụ ....................................................................................................................... 15
C – KẾT LUẬN ........................................................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 20

3
A – MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chương trình Ngữ văn 2018 xây dựng dựa trên định hướng dạy học xây dựng
NL, PC. Nếu chỉ áp dụng các PP, kĩ thuật dạy học truyền thống mà không có sự đổi mới
thì dẫn đến việc dạy học bị rập khuôn, cứng nhắc và không tạo được hứng thú cho người
học. Từ đó, đòi hỏi người dạy phải có kiến thức về các PP, kĩ thuật dạy học mới mẻ, tiên
tiến, mang lại hiệu quả cao.
PP Đàm thoại, gợi mở và kĩ thuật KWL được xem là những PP, kĩ thuật dạy học
tích cực thường được sử dụng trong dạy học Ngữ văn. Biết cách áp dụng và sử dụng
thành thạo hai PP, kĩ thuật này sẽ phát huy được vai trò tự chủ và tự học của người học.
Đồng thời tạo cho người học môi trường học tập hợp tác, không khí học tập sôi nổi, phát
huy được tinh thần tích cực, chủ động.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu PP đàm thoại, gợi mở và kĩ thuật KWL với mục đích tìm hiểu
về khái niệm, cách thức và các thông tin cơ bản về hai PP này. Từ đó, tiếp nhận đầy đủ
và khái quát hai PP này để ứng dụng vào việc dạy học Ngữ văn, đáp ứng mục tiêu
chương trình của Chương trình Ngữ văn 2018.
3. Cấu trúc bài tiểu luận
Cấu trúc bài tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1: PP đàm thoại gợi mở
Chương 2: Kĩ thuật KWL

4
CHƯƠNG 1: PP ĐÀM THOẠI, GỢI MỞ
1.1. Khái niệm
Từ ngữ viết tắt
Từ ngữ Cách viết tắt
Phương pháp PP
Giáo viên GV
Học sinh HS
Năng lực NL
Phẩm chất PC

Theo Trần Thị Hương (2017), PP đàm thoại gợi mở là cách thức GV đặt ra một
hệ thống câu hỏi, tổ chức cho HS trả lời, có thể trao đổi qua lại, tranh luận với nhau và
với GV, qua đó HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. (Trần Thị Hương).
Theo nhóm tác giả Trần Thị Phúc An và Bùi Thị Thùy Dương (2021) : Phương
pháp “đàm thoại gợi mở là phương pháp mà người dạy đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu
hỏi nhằm dẫn dắt người học giải quyết một câu hỏi cơ bản từ đó rút ra kết luận, nhờ
vậy mà người học lĩnh hội được tri thức mới.”
Cả hai ý kiến đều nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp đàm thoại gợi mở
trong giáo dục. Ý kiến của Trần Thị Hương tập trung vào việc tổ chức cho HS một hệ
thống câu hỏi, tạo điều kiện cho HS trao đổi, tranh luận với nhau và với GV. Phương
pháp này giúp HS không chỉ học được kiến thức mà còn phát triển được kỹ năng giao
tiếp, tư duy logic, tư duy sáng tạo và khả năng suy luận. Ý kiến của Trần Thị Phúc An
và Bùi Thị Thùy Dương nhấn mạnh tầm quan trọng của câu hỏi và kết luận trong quá
trình học tập. Phương pháp đàm thoại gợi mở giúp người học giải quyết các câu hỏi cơ
bản, từ đó rút ra kết luận và lĩnh hội tri thức mới. Cả hai ý kiến đều cho thấy rằng phương
pháp đàm thoại gợi mở là một phương pháp hữu hiệu để GV giúp HS tiếp cận tri thức
một cách hiệu quả và đồng thời phát triển các kỹ năng quan trọng cho HS.
Theo ý kiến của Nguyễn Thị Hồng Vân (2018): Theo quan điểm dạy học phát
triển NL, PP này không chỉ nhằm hướng tới giúp HS tiếp nhận các tri thức mà chủ yếu
hướng tới rèn luyện kĩ năng, thái độ, sự vận dụng tổng hợp các tri thức, kĩ năng, thái độ
vào giải quyết nhiệm vụ trong thực tiễn cuộc sống và học tập của HS. Để khuyến khích
sự tìm tòi, khám phá của HS, mục đích của hệ thống câu hỏi không chỉ dẫn dắt HS mà

5
còn khuyến khích các em tự đặt câu hỏi trong quá trình học tập. (Nguyễn Thị Hồng
Vân).
Điều này có nghĩa là trong quá trình dạy và học cho HS, khi sử dụng PP này,
không chỉ GV đặt câu hỏi để HS giải quyết mà HS cũng được khuyến khích đặt câu hỏi
cho GV, cho chính mình và các HS khác. Nguyễn Thị Hồng Vân nhấn mạnh mục đích
của hệ thống câu hỏi không chỉ để dẫn dắt HS mà còn khuyến khích các em tự đặt câu
hỏi và tham gia tích cực vào quá trình học tập. Điều này đồng nghĩa với việc giúp HS
phát triển khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích và suy luận, đồng thời khuyến
khích tính chủ động, sự tò mò và sự sáng tạo của HS.
1.2. Cách tiến hành
PP dạy học đàm thoại, gợi mở gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nêu câu hỏi
GV dựa vào tính chất nhận thức, khả năng thực hành, vận dụng của HS mà chia
câu hỏi thành 4 loại sau:
o Câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức kinh nghiệm: câu hỏi này yêu cầu HS nhận ra,
tái tạo được kiến thức cơ bản, thực hiện đúng cách thức hoạt động đã có hoặc
được thay đổi chút ít so với cái đã được học.
o Câu hỏi yêu cầu giải thích - minh họa: câu hỏi này nhằm mục đích làm sáng tỏ
vấn đề đưa ra, GV nêu ra các câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để HS dễ
nhớ, dễ hiểu. GV có thể sử dụng sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học khác để cung
cấp cho HS những ví dụ trực quan như nghe, nhìn.
o Câu hỏi yêu cầu tìm tòi phát hiện: câu hỏi này dắn dắt HS tự phát hiện ra bản chất
của sự vật, tính quy luật của vấn đề đang tìm hiểu và kích thích sự ham muốn
hiểu biết của HS.
o Câu hỏi yêu cầu thực hành vận dụng: câu hỏi này yêu cầu HS lựa chọn, áp dụng
kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ, đòi hỏi HS phải vận dụng phối hợp các
kiến thức, các PP đã biết để giải quyết vấn đề.
Còn hệ thống câu hỏi của HS giữ vai trò định hướng nhận thức và khả năng thực
hành vận dụng của HS.
Giai đoạn 2: Tổ chức cho HS suy nghĩ và trả lời
Trong quá trình HS thu thập thông tin cho câu hỏi chính, GV có thể thêm những
câu hỏi gợi ý, liên quan đến câu hỏi chính rồi hướng dẫn HS trả lời lần lượt từng câu hỏi

6
gợi ý. GV cần sử dụng các câu hỏi để kích thích cảm giác, tri giác và tư duy của HS.
Sau đó GV bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời của HS. Ở giai đoạn này, việc thu thập thông
tin để trả lời cho mỗi câu hỏi có thể cân nhắc được thực hiện bằng hình thức đàm thoại
giữa GV với HS hoặc giữa HS với nhau.
Giai đoạn 3: Nhận xét, đánh giá và kết luận
GV nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của HS. Từ đó cho HS rút ra kết luận
về cách giải quyết các câu hỏi đã đưa ra và nhận xét những tri thức, kỹ năng đã được
tiếp thu.
1.3. Định hướng sử dụng
Đây là phương pháp dạy học có những ưu điểm cơ bản như: phát huy được tính
tích cực của người học trong quá trình trả lời câu hỏi, tạo không khí sôi động, năng động
cho HS trong quá trình trả lời câu hỏi, giúp GV và HS thu được thông tin phản hồi về
quá trình học tập để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đây là phương pháp dạy
học phù hợp với môn Ngữ văn để học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.

NL đặc thù NL chung PC


o NL ngôn ngữ o Tự chủ và tự học o Chăm chỉ
o NL văn học o Giải quyết vấn đề sáng tạo o Chủ động
o Giao tiếp và hợp tác o Trách nhiệm

Đặc biệt, PP này phù hợp với giờ đọc hiểu văn bản vì vốn dĩ là những cuộc đối
thoại, thương lượng giữa bạn đọc – HS với văn bản, với GV và với những HS khác.
Để có thể vận dụng hiệu quả PP đàm thoại gợi mở trong môn Ngữ văn, bên cạnh
những hiểu biết cơ bản về đặc điểm và cách tiến hành, GV cần lưu ý một số nội dung
sau:
Căn cứ vào nội dung dạy học và thực tiễn lớp học, GV có thể linh hoạt tổ chức hoạt
động đàm thoại gợi mở cho HS theo những cách sau:
o GV đưa ra một hệ thống câu hỏi riêng rẽ và yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi.
Nguồn kiến thức tổng hợp sẽ là hệ thống các câu hỏi của GV và câu trả lời của
HS.

7
o GV đưa một câu hỏi lớn kèm các gợi ý liên quan (xem các gợi ý liên quan là các
câu hỏi nhỏ). Sau đó, GV cho HS tiến hành trả lời lần lượt các câu hỏi nhỏ để
giải quyết câu hỏi lớn ban đầu. Sau khi HS đã hoàn tất các câu hỏi nhỏ, GV sẽ
hướng dẫn HS rút ra kết luận vấn đề.
o GV đưa ra một câu hỏi lớn kèm các gợi ý liên quan và tổ chức cho HS tranh luận
tự do, nhưng cần lưu ý đến các quy tắc giao tiếp trong tranh luận. Kết thúc hoạt
động tranh luận, GV kết luận lại vấn đề hoặc hướng dẫn cho HS tự rút ra kết
luận.
Một số lưu ý khi thiết kế câu hỏi trong hoạt động đàm thoại gợi mở:
o Thiết kế câu hỏi tương ứng với mục tiêu cụ thể của bài học. Tránh những câu hỏi
liên hệ quá xa rời với mục tiêu, nội dung bài học.
o Mức độ của câu hỏi phù hợp với kiến thức và kinh nghiệm của HS. Điều này GV
có thể căn cứ vào mức độ nhận thức chung của HS và thực tiễn NL của mỗi lớp
học khác nhau để đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp.
o Nên sắp xếp các câu hỏi theo mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp. GV
nên tránh việc vội vàng bỏ qua những câu hỏi cơ sở mà trực tiếp đặt ngay những
câu hỏi có tính chất phức tạp, việc này khiến HS dễ lúng túng và chán nản khi
không có cơ sở kiến thức để trả lời, làm giảm hứng thú của HS cũng như không
khí của lớp học trong hoạt động đàm thoại gợi mở.
o Hạn chế các câu hỏi đóng (câu hỏi có/không, câu hỏi một đáp án...), vì những câu
hỏi này hạn chế việc tư duy, sáng tạo ở người học. GV nên tăng cường các câu
hỏi mở, câu hỏi thực hành, vận dụng hoặc những câu hỏi có tính chất yêu cầu
người học phải tìm tòi, phát hiện vấn đề.
o Khuyến khích HS đặt những loại câu hỏi như câu hỏi giải thích, minh họa, câu
hỏi phát hiện về kiến thức, quy trình thực hiện các kĩ năng trong quá trình thực
hành, vận dụng. Những câu hỏi này HS có thể hỏi trực tiếp GV hoặc hỏi các bạn
cùng lớp qua hoạt động tranh luận.
o Khi sử dụng câu hỏi để dạy học đọc hiểu văn bản, GV cần lưu ý việc sử dụng câu
hỏi không chỉ hướng dẫn HS giải mã và kiến tạo nghĩa cho văn bản mà qua hệ
thống câu hỏi được sử dụng, GV cần giúp HS hình dung được cách thức đọc hiểu
một loại văn bản nhất định theo đặc trưng thể loại. Vì vậy, đối với bài học đọc
hiểu, cần có: (1) Loại câu hỏi dùng để hướng dẫn HS tiếp cận với văn bản thuộc

8
một thể loại cụ thể, để từ đó HS có thể dùng kiểu câu hỏi này để đọc hiểu các văn
bản khác cùng thể loại; (2) Loại câu hỏi gợi mở hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung
của một văn bản cụ thể.
o Tránh thiết kế câu hỏi mà nội dung trả lời đã được “mớm sẵn”, “cài sẵn” trong
câu hỏi vì HS sẽ không có cơ hội để phát triển khả năng tư duy, sáng tạo giải
quyết vấn đề cũng như không tạo được sự hứng thú, sôi nổi trong lớp học nếu
câu hỏi quá nhàm chán và dễ dàng.
Một số lưu ý với GV để tổ chức hoạt động đàm thoại thành công:
o Sau khi nêu câu hỏi, cần cho HS thời gian hợp lý để suy nghĩ và tìm kiếm câu trả
lời.
o Khi HS trả lời xong, GV cần lắng nghe, đánh giá, nhận xét một cách cụ thể và
khích lệ HS. Đồng thời, yêu cầu những HS khác đánh giá, nhận xét, bổ sung, sửa
chữa câu trả lời của bạn để thu hút sự tập trung lắng nghe của cả lớp trong hoạt
động đàm thoại với tinh thần phản biện.
o Đối với nội dung trả lời của HS, với những câu trả lời chưa chính xác, đầy đủ,
GV cần bình tĩnh, tránh vội vàng cắt ngang câu trả lời của HS khi không thật cần
thiết, tránh đưa ra những nhận xét có tính chất tiêu cực, phủ nhận sự nỗ lực của
HS. Trong những trường hợp ấy, GV nên biết cách gạn lọc những gì tích cực để
khích lệ HS và dẫn dắt, gợi mở để HS hoàn thiện kiến thức hơn.
o Khi phản hồi câu trả lời của HS, GV cần tập trung vào việc điều chỉnh, bổ sung
câu trả lời của HS, giúp HS hệ thống hóa lại kiến thức, kỹ năng thu được từ hoạt
động học tập, chú ý nhận xét về cách thức diễn đạt câu trả lời của HS để rèn luyện
NL ngôn ngữ và NL tư duy cho HS.
o Biết cách phối hợp với các PP dạy học khác và đa dạng về hình thức thể hiện
(câu hỏi, phiếu học tập…)
1.4. Điều kiện sử dụng
Để có thể sử dụng PP đàm thoại, gợi mở theo hướng phát triển được PC, NL cho
HS, GV cần cân nhắc, lưu ý 2 điều kiện sau: thời gian và trình độ của HS.
Về thời gian, việc tổ chức đàm thoại gợi mở sẽ tốn nhiều thời gian nên để sử dụng
hiệu quả GV cần tính toán có đủ thời gian để diễn ra các hoạt động: đưa câu hỏi, HS suy
nghĩ, trả lời, trao đổi, đặt câu hỏi cho GV và các HS khác nếu có.

9
Về trình độ, đây là một trong những điều kiện để GV quyết định sử dụng PP này
ở mức độ nào. Các câu hỏi được đưa ra cần đảm bảo tất cả HS trong lớp đều được tham
gia, đáp ứng cơ bản mức độ trả lời tối thiểu, hạn chế tối đa việc biến đàm thoại thành
đối thoại giữ GV và HS. Ngoài ra, cần dựa trên tri thức nền về nội dung mà GV đưa ra
để đàm thoại, gợi mở.
1.5. Ví dụ
1.5.1. Các thông tin chung
Lớp dạy: Lớp 10 (Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống – tập 1).
Phần: Đọc
Kiểu Văn bản: Văn bản Nghị luận
Ngữ liệu chọn: Chữ bầu lên nhà thơ – Lê Đạt.
Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động khám phá kiến thức
Mục tiêu hoạt động: hướng đến YCCĐ: Nhận biết và phân tích được nội dung của
luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm.
Thời gian thực hiện hoạt động: 25 phút.

Lí do chọn sử dụng PP đàm thoại, gợi mở:


Sử dụng PP đàm thoại gợi mở kết hợp với phiếu học tập sẽ giúp HS tăng tính chủ
động, phát huy NL tự lực và tự học. Đồng thời, qua phiếu học tập sẽ giúp GV đánh giá
được mức độ đáp ứng của mỗi HS đối với yêu cầu cần đạt đã đưa ra.
Nhiệm vụ học tập này vừa sức với trình độ với HS. Ngữ liệu được chọn để tiến
hành là văn bản số 3. Nghĩa là, HS đã được hướng dẫn xác định và phân tích hệ thống
luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng ở 2 văn bản đầu.
Giúp rèn cho HS việc thực hành lý thuyết xác định và phân tích luận điểm, lí lẽ,
dẫn chứng đã được trang bị trước đó. Thông qua đó, GV có thể đánh giá được hiệu quả
dạy học đối với 2 văn bản đọc trước đó.
Thời gian thực hiện tương đối đủ để HS giải quyết các câu hỏi.
1.5.2. Cách thức tổ chức hoạt động
Chuẩn bị
GV chuẩn bị câu hỏi chính và các câu hỏi gợi mở, phiếu học tập và rubric đánh
giá

10
Câu hỏi chính: Em hãy xác định và trình bày các luận điểm được đưa ra trong
văn bản. Các luận điểm ấy được chứng minh qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng như thế
nào?
Bộ câu hỏi gợi mở:
o Xác định vấn đề bàn luận của văn bản trên.
o Ở đoạn 1, tác giả đã nói đến vấn đề gì về “chữ trong thơ”?
o Việc tóm tắt lại các ý kiến tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng
chữ, kết hợp với việc trích lời của Va – lê – ri ở đầu văn bản nhằm mục
đích gì?
o Tác giả”rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” những
đối tượng nào? Như vậy, hai kiểu nhà thơ được tác giả nêu ra là gì?
o Tác giả đã đưa ra những lý do để thể hiện sự ủng hộ những nhà thơ “đổi
bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”? Những lý do đó có liên kết gì với vấn đề
được nêu ra ở đoạn 1 không? Nếu có, em hãy trình bày sự liên kết ấy. Nếu
không, em hãy cho biết lý do tại sao?
o Việc nhận định rằng “nhà thơ Huy – gô không ít lần không được tái cử
vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu chữ” và một loạt các tên tuổi khác
có tác dụng như thế nào đối với quan điểm được tác giả nêu ra ở đoạn 2?
o Mong muốn của tác giả về hành trình sáng tạo thơ ca được gửi gắm như
thế nào thông qua đoạn cuối của văn bản?
o Từ việc phân tích trên, em rút ra hệ thống các luận điểm được đưa ra theo
trình tự như thế nào? Em hay đánh giá mức độ làm rõ luận điểm của các
lí lẽ và dẫn chứng đi cùng.
Phiếu học tập bao gồm câu hỏi chính, các câu hỏi gợi mở và khung trả lời các
câu hỏi tương ứng. Trình tự hoàn thành phiếu: các câu hỏi gợi mở đến câu hỏi chính.

11
Rubric đánh giá:
Mức đánh giá
Nội dung yêu cầu
(1) (2) (3)
HS trả lời đúng một
HS không trả lời HS trả lời đúng hai
câu hỏi hoặc trả lời
Trà lời câu hỏi được hai câu hỏi câu hỏi một cách
đúng hai câu hỏi
chính đầy đủ và sâu sắc.
nhưng sơ lươc.

Giao nhiệm vụ:


GV đặt câu hỏi chính, phát phiếu học tập và gọi HS trả lời. Tùy vào mức độ hoàn
thành phiếu học tập để đưa ra những câu hỏi gợi mở khác ngoài phiếu (nếu cần).
Thực hiện nhiệm vụ:
HS điền vào phiếu học tập những suy nghĩ của mình về các câu hỏi. Sau đó, giơ
tay phát biểu để trả lời câu hỏi của GV.
Trình bày kết quả:
GV gọi bất kì các HS trả lời câu hỏi. GV tổ chức cho các HS khác nhận xét, đóng
góp.
Sau đó, hướng dẫn HS chốt ý:
o Văn bản trên bàn về hành trình sáng tạo thơ ca là một hành trình đòi hỏi
sự lao động nhiệt thành, ngòi bút nhiệt huyết cày bừa trên cánh đồng chữ
của các thi sĩ.
o Các luận điểm lần lượt được đưa ra: Thứ nhất, nhấn mạnh việc thơ hay ở
chữ, ở các góc độ: diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của
ngôn ngữ thơ. Thứ hai, trở thành một nhà thơ không nằm ở năng khiếu mà
nằm ở sự việc vận dụng tài năng nghệ thuật để nhào nặn nên những con
chữ thơ, “chữ bầu lên nhà thơ”. Cuối cùng, khẳng định con đường thơ có
nhiều ngã nhưng ngã nào cũng cần có lòng tận tụy và miệt mài vào dùi
mài và lao động chữ.
o Hệ thống các lí lẽ, nhà thơ khác được nêu ra góp phần tô đậm, làm rõ các
luận điểm của tác giả.

12
o Khi đọc một văn bản nghị luận cần xác định rõ hệ thống luận điểm, các lí
lẽ và dẫn chứng đưa ra để thấy được tư duy lập luận, sức thuyết phục của
văn bản.
Đánh giá:
GV đánh giá HS thông qua việc trả lời câu hỏi và mức độ hoàn thành phiếu học
tập.

13
CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT KWL
2.1. Cách tiến hành
Khái niệm:
o Kĩ thuật KWL (Know – Want – Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập
trong đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã
biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập.
o Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và
ghi nhận lại những điều đã học vào bảng. Đây là hình thức tổ chức dạy học thông
qua hoạt động đọc hiểu được Donna Ogle giới thiệu năm 1986.
Cách tiến hành:
o Sau khi giới thiệu tổng quan và mục tiêu của vấn đề, chủ đề, GV yêu cầu HS điền
những điều đã biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng.
o GV khuyến khích HS suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu
(muốn biết thêm) về vấn đề, chủ đề.
o Trong và sau quá trình học tập, HS điền vào cột L những điều vừa học được.
o Cuối cùng, HS sẽ so sánh với những điều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm
chứng tính chính xác của những điều đã biết (cột K), mức độ đáp ứng nhu cầu
của những điều muốn biết (cột W) ban đầu.
Bảng KWL
K W L
Liệt kê những điều em đã Liệt kê những điều em Liệt kê những điều em đã học
biết về… muốn biết thêm về… được về…

2.2. Ưu điểm và hạn chế


2.2.1. Ưu điểm
o Tạo điều kiện cho HS phát triển NL tự chủ và tự học.
o Giúp HS kích hoạt kiến thức nền liên quan đến nội dung sẽ học.
o Với việc ghi vào phần W, HS cũng bước đầu xác định được mục tiêu học tập. Từ
đó, tạo hứng thú học tập cho HS khi những điều HS cần học liên quan trực tiếp
đến nhu cầu nhận thức của các em.
o Giúp GV đánh giá và HS tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt
động học tập kế tiếp.

14
o Tạo sự hứng thú cho HS.
2.2.2. Hạn chế
o HS có thể gặp khó khăn khi diễn đạt điều các em đã biết, muốn biết một cách rõ
ràng và chính xác.
o Kĩ thuật này đòi hỏi khá nhiều thời gian. GV có thể cân nhắc cho HS làm trước
cột K, W ở nhà hoặc tại lớp tuỳ vào dung lượng thời gian tiết học.
Một số lưu ý sử dụng kĩ thuật KWL
o Kĩ thuật yêu cầu sự tự chủ, tự học, NL tìm kiếm thông tin... của người học. Vậy
nên, đối với các HS yếu hoặc các lớp có mặt bằng NL chung không cao, GV có
thể đưa ra các công cụ hỗ trợ để HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao.
o Các học liệu cần phải được lưu trữ cẩn thận sau khi hoàn thành hai bước K và W,
vì bước L có thể sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể tiếp tục thực hiện. GV
có thể cho HS ghi trực tiếp vào vở theo mẫu bảng KWL thay vì phát phiếu học
tập cho HS.
o GV có thể thêm cột H vào bảng nhằm ghi lại những dự định tiếp tục tìm hiểu các
nội dung liên quan đến chủ đề, vấn đề vừa học.
Kĩ thuật KWLH (Mở rộng của kĩ thuật KWL)
Bảng KWLH
K W L H
Liệt kê những điều Liệt kê những điều Liệt kê những điều Các em sẽ tiếp tục
em đã biết về… em muốn biết thêm em đã học được tìm hiểu như thế
về… về… nào?

2.3. Ví dụ
2.3.1. Các thông tin chung
Cấp lớp dạy: lớp 10 (Bộ sách Chân trời sáng tạo – tập 2)
Bài: Bài 8: Đất nước và con người (truyện)
Phần: Nói và nghe.
Tên bài học: Giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự
hoặc tác phẩm kịch
Ngữ liệu chọn: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Một bữa no (Nam Cao)

15
Mục tiêu hoạt động: hướng HS đến yêu cầu cần đạt:
o Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự.
o Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói.
o Tôn trọng người đối thoại.

Lí do lựa chọn sử dụng kĩ thuật KWL:


o Kĩ thuật KWL được kết hợp với PP dạy học hợp tác trong các nhóm thảo luận.
Do đó, đảm bảo cơ hội được trình bày và lắng nghe của tất cả HS – yêu cầu thiết
yếu của các buổi học nói và nghe.
o Tạo điều kiện cho HS phát triển NL tự chủ và tự học: biết chuẩn bị và trình bày
kiến thức đã tìm hiểu. Qua đó, tạo sự hứng thú, tạo dựng mục đích học cho HS.
o Biết lắng nghe, thu thập thông tin và đánh giá → Đáp ứng được yêu cầu cần đạt
của kĩ năng nói nghe.
o Do là kĩ thuật KWL được sử dụng xuyên suốt trong quá trình học với tổng thời
gian là 45 phút và HS có thời gian thảo luận: 30 – 35 phút → Khắc phục được
tương đối hạn chế về thời gian của kĩ thuật.
2.3.2. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuẩn bị cho tiết học
Tại tiết học trước (hoặc các hình thức khác) GV chia lớp thành 4 nhóm. Tạm gọi
là: Nhóm 01, Nhóm 02, Nhóm 03, Nhóm 04.
GV gợi ý cho HS hai tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Một bữa no
(Nam Cao). Cho các em nêu ý kiến, biểu quyết lựa chọn tác phẩm nghiên cứu. Sau đó,
GV chốt tác phẩm để tiến hành chia nhiệm vụ. Trong trường hợp này, nhóm giả định
hai tác phẩm được chọn là: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Một bữa no (Nam Cao).
GV chia cơ hữu các nhóm đảm nhiệm những nội dung như sau:
o Nhóm 01: Tìm hiểu về nội dung của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam).
o Nhóm 02: Tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam).
o Nhóm 03: Tìm hiểu về nội dung của tác phẩm Một bữa no (Nam Cao).
o Nhóm 04: Tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm Một bữa no (Nam Cao).
GV phát cho HS phiếu học tập có bảng KWLH, mẫu phiếu như sau:

16
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: ............................................
Lớp: .....................................................
Nội dung tìm hiểu: ...................................
Nhóm: ................................................ Tổ thảo luận số: ........................
Bảng KWL
K (Know) W (Want) L (Learn) H (How)
- Trước - - Trước - - Trong và sau - - Sau -
Liệt kê những Liệt kê những điều Ghi lại những điều Đánh giá hai tác
điều em đã thu em còn thắc mắc, em thu thập được phẩm như thế nào
thập được trong chưa rõ, muốn biết trong và sau khi
quá trình tìm hiểu thêm về nội dung/ tham gia thảo luận
về nội dung/ nghệ nghệ thuật của tác (về cả hai tác phẩm).
thuật của tác phẩm được phân Lưu ý: công thức ghi
phẩm được phân công và tác phẩm = Thông tin thu thập
công... của các nhóm – Tên bạn trình bày.
khác...

Bước 2. GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu và hoàn thành nội dung của hai
cột K và W
Bước 3. Tiến trình hoạt động tại lớp
Chia tổ thảo luận: GV tiến hành lập 4 tổ thảo luận bằng cách xáo trộn thành viên
của 4 nhóm ban đầu, tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu sau:
o Có tối thiểu 2 thành viên đến từ mỗi nhóm ban đầu.
o Mỗi tổ thảo luận phải có đủ thành viên đến từ 4 nội dung đã phân công.
Tổ chức thảo luận:
o Thời gian: mỗi tổ thảo luận có 30 – 35 phút.

17
o Hình thức: các HS đến từ 4 đề tài sẽ trình bày những nội dung mà mình đã tìm
hiểu cho các bạn trong tổ cùng thảo luận, bàn bạc. Thứ tự thảo luận được các tổ
tự quyết dựa trên yêu cầu của GV: tất cả các HS đều trình bày phần đã tìm hiểu.
Bước 4. Đánh giá
Hình thức: tự đánh giá, HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.
o Tự đánh giá: thông qua phần trình bày của các bạn có chung nội dung tìm hiểu,
HS tự kiểm chứng được số lượng, chất lượng thông tin mình đã thu thập ở cột K;
khả năng trình bày thông qua thái độ tích cực/tiêu cực của các thành viên trong
tổ; khả năng lắng nghe của bản thân thông qua số lượng và chất lượng thông tin
ở cột L.
o HS đánh giá HS: đánh giá được chất lượng và số lượng thông tin của các bạn
chung nội dung tìm hiểu, đánh giá được khả năng trình bày của các bạn đến từ
các nội dung tìm hiểu còn lại thông qua cột L. Đồng thời, đánh giá được hiệu quả
của buổi thảo luận thông qua việc đối chiếu giữa cột W và cột L.
o GV đánh giá HS:
§ Đánh giá nội dung: thông qua các phiếu học tập được thu lại cuối buổi
thảo luận. Từ việc đối chiếu giữa các phiếu đến từ các HS chung nhóm
ban đầu và chung tổ thảo luận, GV sẽ đánh giá được tương đối NL tìm
hiểu thông tin, NL trình bày, NL lắng nghe và hiệu quả của các tổ thảo
luận.
§ Đánh giá hình thức: thông qua việc quan sát các tổ thảo luận GV đánh giá
được mức độ tích cực, không khí làm việc. Qua đó, đánh giá được hiệu
quả của kĩ thuật KWL trong tiết dạy, đồng thời xây dựng phương hướng
điều chỉnh để phát huy ưu điểm và cải thiện hạn chế.

18
C – KẾT LUẬN
PP đàm thoại gợi mở và kĩ thuật KWL là một trong những PP dạy học tích cực,
theo xu hướng giáo dục hiện đại. Đây là các PP phù hợp với việc dạy học theo định
hướng tiếp cận NL của chương trình 2018. Khi sử dụng PP này, cần cân nhắc đến đặc
trưng, ưu và khuyết điểm để có thể phát huy tối đa hiệu quả của PP này vào việc giảng
dạy.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hương (Chủ biên). (2017). Giáo dục học đại cương. TPHCM:
NXB ĐHSP TP.HCM.
2. Nguyễn Thị Hồng Vân (Chủ biên). (2018). Dạy học môn Ngữ văn cấp
trung học cơ sở theo hướng phát triển NL HS. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
3. Trần Thị Phúc An và Bùi Thị Thùy Dương. (2021). Sử dụng PP đàm thoại
gợi mở trong giảng dạy học phần Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Chuyên san Khoa
học Xã hội và Nhân văn: Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Mỏ - Địa
chất.

20

You might also like