You are on page 1of 37

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA KINH TẾ
š¯›

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH
ĐẠO CỦA VUA QUANG TRUNG. TỪ ĐÓ ĐƯA RA CÁC HƯỚNG
PHẤN ĐẤU CHO BẢN THÂN VÀ CÁC NHÀ QUẢN TRỊ
GVHD: ThS. Huỳnh Công Phượng
Lớp: KITE.CQ.04
Danh Sách nhóm: Nhóm 4A
Nguyễn Lê Trang Tuyền 2123401012232 D21QTKD02
Hồ Thanh Hương 2123401011482 D21QTKD02
Đỗ Văn Hùng 2123401012318 D21QTKD01

BÌNH DƯƠNG 09/2023


PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 4A
[Thang điểm cho mỗi tiêu chí đánh giá được tối đa 100]
Thành viên 1: Họ và tên: Hồ Thanh Hương
St Tiêu chí Tỉ trọng Điểm đánh giá
t
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30
3 Quản lý công việc có chất lượng 20% 20
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20
TỔNG ĐIỂM 100

Thành viên 2: Họ và tên: Nguyễn Lê Trang Tuyền


St Tiêu chí Tỉ trọng Điểm đánh giá
t
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30
3 Quản lý công việc có chất lượng 20% 20
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20
TỔNG ĐIỂM 100

Thành viên 3: Họ và tên: Đỗ Văn Hùng


St Tiêu chí Tỉ trọng Điểm đánh giá
t
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30
3 Quản lý công việc có chất lượng 20% 20
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20
TỔNG ĐIỂM 100
KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Nghệ thuật lãnh đạo (2+0) Mã học phần: LING400
Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.04/ Nhóm 4A Học kỳ: 1 Năm học: 2023 – 2024
Họ tên sinh viên: Hồ Thanh Hương
Nguyễn Lê Trang Tuyền
Đỗ Văn Hùng
Đề tài:
Phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung. Từ đó đưa ra các hướng phấn
đấu cho bản thân và các nhà quản trị.
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm đánh giá


tối Cán bộ Cán bộ Điểm
đa chấm 1 chấm 2 thống
nhất
1 Format đúng theo quy định 1
2 Nêu lý do chọn đề tài / Đặt vấn đề của 0.5
tiểu luận
3 Xác định mục tiêu tổng quan và mục tiêu 1
cụ thể
4 Nêu cụ thể phương pháp thực hiện tiểu 0.5
luận
5 Tổng quan về môn học/ cơ sở lý luận 2
liên quan đến tiểu luận
6 Giới thiệu về doanh nghiệp/thực trạng đề 1
tài phân tích
7 Phân tích nội dung thực hiện tiểu luận 2
8 Nhận xét hoặc đề xuất giải pháp 1
9 Kết luận 1

Điểm tổng cộng 10
Bình Dương, ngày tháng năm 2023

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN


1. Tên học phần: Nghệ thuật lãnh đạo (2+0) Mã học phần: LING400
2. Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.04/Nhóm 4A Học kỳ: 1 Năm học: 2023 – 2024
3. Rubric đánh giá báo cáo tiểu luận
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung Kém
số % 100% 75% bình 0%
50%
Cấu trúc 05 Cân đối, Khá cân Tương đối Không cân đối,
hợp lý đối, hợp cân đối, thiếu hợp lý
lý hợp lý
Nội dung Nêu vấn đề 10 Phân tích Phân tích Phân tích Phân tích chưa rõ
rõ ràng khá rõ tương đối ràng tầm quan
tầm quan ràng tầm rõ ràng tầmtrọng của vấn đề
trọng của quan quan trọng
vấn đề trọng của của vấn đề
vấn đề
Nền tảng lý 10 Trình Trình Trình bày Trình bày chưa rõ
thuyết bày quan bày quan quan điểm quan điểm lý
điểm lý điểm lý lý thuyết thuyết phù hợp
thuyết thuyết tương đối
phù hợp khá phù phù hợp
hợp
Các nội 40 Ghi thang điểm cụ thể cho từng phần nội dung
dung thành
phần
Lập luận 10 Hoàn Khá chặt Tương đối Không chặt chẽ,
toàn chặt chẽ, chặt chẽ, logic
chẽ, logic; logic; có
logic còn sai phần chưa
sót nhỏ đảm bảo
không gây ảnh
gây ảnh hưởng
hưởng
Kết luận 15 Phù hợp Khá phù Tương đối Không phù hợp
và đầy hợp và phù hợp và và đầy đủ
đủ đầy đủ đầy đủ
Hình thức trình bày Format 05 Nhất Vài sai Vài chỗ Rất nhiều chỗ
(font chữ, căn lề, quán về sót nhỏ không nhất không nhất quán
fomat…) format về format quán
trong
toàn bài
Lỗi chính tả 05 Không Một vài Lỗi chính Lỗi rất nhiều và
có lỗi lỗi nhỏ tả khá do sai chính tả và
chính tả nhiều typing cẩu thả
MỤC LỤC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Lời nói đầu............................................................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung..........................................................................................2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể..........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................2
4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu.......................................................................2
6. Ý nghĩa đề tài.......................................................................................................................2
7. Kết cấu đề tài.......................................................................................................................2
B/ PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................3
1.1. Nghệ thuật lãnh đạo.....................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................................3
1.1.2. Vai trò.........................................................................................................................3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo.....................................................4
1.2. Phong cách lãnh đạo...........................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm......................................................................................................................6
1.2.2. Phân loại phong cách lãnh đạo...................................................................................6
1.2.2.1 Phong cách độc đoán..............................................................................................6
1.2.2.2. Phong cách lãnh đạo tự do..................................................................................7
1.2.2.3. Phong cách lãnh đạo dân chủ...............................................................................8
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo.....................................................8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA VUA
QUANG TRUNG.........................................................................................................................10
2.1. Tổng quan về Vua Quang Trung.....................................................................................10
2.1.1. Tiểu sử Vua Quang Trung........................................................................................10
2.1.3. Những đóng góp của vua Quang Trung..................................................................12
2.1.3.1. Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa...........................................................12
2.1.3.2. Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh.......12
2.1.3.3. Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi
phục thống nhất quốc gia................................................................................................14
2.1.3.4. Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ.......................................................15
2.2. Phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung.........................16
2.2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ...................................................................................16
2.2.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán..................................................................................17
2.2.3. Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo của Vua............................................................17
2.2.3.1. Nhóm yếu tố thuộc đặc điểm tính cách.............................................................17
2.2.3.2. Nhóm yếu tố về năng lực:...................................................................................19
2.3. Đánh giá phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung..........................21
2.3.1. Ưu điểm.......................................................................................................................21
2.3.2. Nhược điểm.................................................................................................................21
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH
ĐẠO CỦA VUA QUANG TRUNG...........................................................................................23
3.1. Giải pháp hoàn thiện và kiến nghị...................................................................................23
3.1.1. Phát huy Ưu điểm của vua Quang Trung................................................................23
3.1.2. Khắc phục Khuyết điểm của vua Quang Trung.....................................................24
3.2. Hướng phấn đấu cho bản thân........................................................................................24
3.3. Hướng phấn đấu cho nhà quản trị..................................................................................26
C/ PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................30
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
A/ PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời nói đầu


Ngày nay, trong điều kiện môi trường luôn thay đổi một cách chóng mặt, lãnh đạo luôn
được xem là vấn đề quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, dù quy mô của doanh nghiệp có
lớn hay là nhỏ. Và người đứng đầu của cả doanh nghiệp là người xứng đáng với danh xưng
“Thuyền trưởng đa tài”, một tổ chức muốn thành công cần phải có một người thuyền trưởng với
khả năng chèo lái cả con thuyền công ty vượt qua bao nhiêu thử thách gian nan, để tiến đến những
vùng đất của sự thành công. Vậy như thế nào là một lãnh đạo tài năng?. Ở một lãnh đạo cần có sự
thấu hiểu sâu sắc về con người, từ đó thu hút, dẫn dắt họ đến mục tiêu chung của tổ chức. Mỗi một
nhà quản trị trong mọi cấp độ đều trang bị cho mình những kĩ năng lãnh đạo cần thiết, hơn nữa họ
còn phải xây dựng cho bản thân mình một phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân và điều kiện
xung quanh và không thể không nhắc đến đó là vua Quang Trung.
Hoàng đế Quang Trung (sinh năm 1753 – mất ngày 16 tháng 9 năm 1792), miếu hiệu Tây
Sơn Thái Tổ (được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc
Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, Nguyễn
Quang Bình, là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây
Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Bản thân ông đã
cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa
thua một trận nào.
Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất
nước của triều đại Tây Sơn. Tài năng lãnh đạo của Quang Trung bao quát trên nhiều mặt nhưng
lĩnh vực tỏa sáng nhất là quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển
lên một đỉnh cao mới.
Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhà quản
trị. Vì vậy bản thân nhà quản trị cần chọn cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân
và phải biết vận dụng ưu điểm của từng phong cách lãnh đạo đó cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
Để tìm hiểu chuyên sâu hơn về phong cách và nghệ thuật lãnh đạo, chúng em xin phép chọn đề tài
“ Phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung. Từ đó đưa ra các hướng phấn
đấu cho bản thân và các nhà quản trị” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận cho học phần môn Nghệ
thuật lãnh đạo lần này.

2. Tính cấp thiết của đề tài

1
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung. Từ đó đưa ra các hướng
phấn đấu cho bản thân và các nhà quản trị.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể


- Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của vua Quang Trung.
- Phân tích nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung.
- Đề xuất phương hướng phấn đấu cho bản thân và các nhà quản trị.

3. Mục tiêu nghiên cứu


- Đối tượng: Phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: từ ngày 06/09/2023 – 26/09/2023.
+ Không gian: tại phòng học của trường Đại học Thủ Dầu Một

4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu


- Phân tích tài liệu: Tham khảo các tài liệu liên quan để hiểu rõ phong cách cũng như các
yếu tố liên quan đến nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung.
- So sánh và đánh giá: So sánh dữ liệu và các thông tin thu thập được để đưa ra những
phương hướng phấn đấu phù hợp cho bản thân và các nhà quản trị.

5. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu


- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thông qua internet, tạp chí, các bài báo liên quan…
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Những thông tin, hiểu biết về vua Quang Trung

6. Ý nghĩa đề tài
Bài tiểu luận đi vào phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung.
Dựa trên những phân tích mà nhóm em tìm hiểu và đề ra trong phong cách và nghệ thuật lãnh đạo
của vua Quang Trung đã thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong cách lãnh đạo của ông. Từ
đó đưa ra các phương hướng phấn đấu cho bản thân chúng em và các nhà quản trị để đạt hiệu quả
tốt nhất trong công việc.

7. Kết cấu đề tài


Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung
Chương 3: Đề xuất hướng phấn đấu cho bản thân và các nhà quản trị.
2
B/ PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Nghệ thuật lãnh đạo
1.1.1. Khái niệm
Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường
để đạt được những kết quả phi thường. Nói như vậy để thấy rằng trở thành một nhà lãnh đạo không
hề dễ dàng. Bên cạnh một phần rất nhỏ của yếu tố bẩm sinh, nghệ thuật lãnh đạo hoàn toàn có thể
học được. (Bạch Sơn, 2017)
Nghệ thuật lãnh đạo là cách thức mà người quản lý dùng những kỹ năng bản thân mà bản
thân đã trang bị để tạo ra tầm ảnh hướng đến đội nhóm trong một tổ chức, nghệ thuật ở chỗ không
phải dùng chức vụ để khiến cấp dưới cảm thấy lo sợ, nhưng là nể phục và tôn trọng những đóng
góp của mình vào lợi ích chung. (Theo Ms. Minh Nguyễn)

1.1.2. Vai trò


Theo Robert Greenleaf – Giám đốc phát triển nguồn nhân lực của AT&T vào năm 1970 đã
đưa ra ý tưởng về nhà lãnh đạo tốt trước hết phải tự xem mình như một người phục vụ. Điều này
giúp họ học tập và phát triển và xem nhân viên cấp dưới của mình như những khách hàng cho dịch
vụ lãnh đạo của bản thân.

 Có tầm nhìn xa và khả năng xây dựng chiến lược hiệu quả
Người lãnh đạo xây dựng tầm nhìn xa trông rộng hơn người thường về chiến lược, kế hoạch
phải thực hiện. Tầm nhìn và chiến lược đó thể hiện rõ mong muốn, khát vọng mà doanh nghiệp
muốn đạt được. Từ đó tìm ra được mục tiêu và cách thức thực hiện để có được kết quả tốt nhất.
Việc này sẽ mang đến những lợi ích sau:
 Tạo ra động lực, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên
 Xác định đúng mục tiêu lâu dài (là mục tiêu không thể đạt được với các tài nguyên cũng
như khả năng hiện tại).
 Cung cấp một mục đích để làm việc hiệu quả nhất.
 Hướng dẫn các nhà quản lý phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả.

 Đào tạo đội ngũ nhân viên


Nhà lãnh đạo có vai trò đào tạo đội ngũ nhân viên để mang đến nguồn lao động chất lượng
cho các tổ chức, doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần dừng lại ở nghiệp vụ mà còn là tinh thần trách
nhiệm và mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho tập thể.
Để có được một tập thể mạnh làm việc đạt hiệu quả cao người lãnh đạo cần:
 Tìm kiếm ứng viên phù hợp

3
 Tạo môi trường làm việc cho nhân viên
 Tạo niềm tự hào cho nhân viên trong công ty
 Tạo vị trí phù hợp với năng lực của từng người
 Tạo động lực phát triển cho nhân viên
 Uỷ thác công việc đúng người
 Tạo mục tiêu cho nhân viên

 Tạo ra năng lượng tích cực cho cá nhân và tập thể


Để có thể tối ưu hóa năng suất làm việc của mỗi cá nhân thì bản thân người lãnh đạo cần
truyền tải được nguồn năng lực tích cực. Yếu tố tinh thần đóng vai trò không hề nhỏ tạo nên hiệu
quả công việc. Họ truyền tải năng lượng tốt đến nhân viên của mình bằng cách:
 Có thành tích chuyên môn vượt trội, quyết đoán trong mọi đề xuất công việc.
 Mang đến động lực cho mọi người thay vì tạo áp lực.
 Không chỉ đơn thuần là tạo nên lợi ích cho cá nhân, lãnh đạo giỏi cần mang đến lợi ích
chung chi tập thể.

 Kiểm soát cơ cấu tổ chức


Người lãnh đạo cần chú ý phân bố nguồn lực sao cho phù hợp tới từng bộ phận để đạt được
hiệu quả cao trong công việc. Điều này thể hiện khả năng dùng người của lãnh đạo. Ở mỗi bộ phận
sẽ cần có quản lý và những nhân viên có năng lực phù hợp đảm nhận công việc. Sự kết nối hiệu
quả giữa các bộ phận trong công ty với nhau là cơ sở để mang đến thành công cho một tập thể lớn.
Và người lãnh đạo chính là cầu nối giám sát tất cả.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo
 Tầm nhìn của tổ chức và nhà lãnh đạo
Tầm nhìn nghĩa là biết cách đặt ra những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn dựa trên nguồn
lực hiện có của công ty. Đồng thời cũng phải nhìn ra những cơ hội và thách thức của thị trường
trong tương lai.
Dễ thấy, ngay từ trong tầm nhìn của tổ chức và nhà lãnh đạo cũng đã thể hiện nghệ thuật
lãnh đạo của họ. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo hay chính là mục tiêu, định hướng hoạt động cho tổ
chức trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên nguồn lực hiện có của công ty.
Điểm khác biệt trong tầm nhìn của người có nghệ thuật lãnh đạo với người lãnh đạo thông
thường chính là phạm vi của tầm nhìn. Họ có khả năng nhìn nhận ra những cơ hội và thách thức
của thị trường trong tương lai. Mọi hoạt động, quyết định của nhà lãnh đạo đều đưa ra một cách
toàn diện dựa trên những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp như:
4
 Cấu trúc hợp tác.
 Hệ thống sản phẩm và marketing.
 Đội ngũ nhân sự xuất sắc.
 Hệ thống quản trị nội bộ: OKR, BSC, KPI,…
 Hệ thống thực thi và kiểm soát.

 Nguyên tắc đạo đức


Bản thân nhà lãnh đạo phải là người lãnh đạo được chính mình mới mới có thể lãnh đạo
được những người khác. Vì vậy, bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng phải xây dựng một bộ nguyên tắc
đạo đức, hành vi đúng mực.
Nguyên tắc đạo đức ở đây có nghĩa là cách kiểm soát hành vi – lời nói – cách ứng xử tốt với
những người nhân sự và những người xung quanh. Đó chính là cách để nhà quản trị làm chủ được
bản thân, làm chủ được hành động một cách sáng xuất và khôn khéo.

 Thấu cảm với nhân viên


Những người lãnh đạo giỏi sẽ thấu hiểu được nhân viên của mình. Họ là người hiểu được
những mong muốn và khó khăn của nhân sự đang gặp phải. Chưa dừng lại ở đó, nhà quản trị còn là
người chia sẻ, gỡ rối cho nhân sự bằng chính những kinh nghiệm thực tế của mình. Giúp họ vượt
qua trong từng giai đoạn để tốt hơn, phát triển hơn mỗi ngày.
Để có thể làm được điều này, mọi hành động của nhà lãnh đạo cần xuất phát từ “tâm”. Nó
sẽ khác hoàn toàn với những số liệu khô khan từ các báo cáo, nghiên cứu. Ở đó là sự đồng cảm,
chân thành và một niềm khao khát phát triển nhân sự của mình như những người thân trong gia
đình.
Song song với đó, nhà lãnh đạo cũng cần đặt lòng tin vào nhân viên của mình. Tin vào năng
lực và tốt chất của nhân viên.

 Hiểu bản thân


Bên cạnh thấu cảm với nhân viên, nhà lãnh đạo nhất định phải thấu hiểu chính mình. Biết
được đâu là điểm mạnh, điểm yếu và cả những điều cần hỗ trợ từ nhân sự. Chỉ có như vậy, nhà
lãnh đạo mới phát huy được khả năng của bản thân cũng như sử dụng nhân sự hiệu quả nhất.

 Khả năng xây dựng mối quan hệ với mọi người.


Thay vì có những khoảng cách lớn với nhân viên, người lãnh đạo giỏi sẽ có mối quan hệ
gần gũi với nhân viên của mình. Tại đó mọi người sẽ dễ dàng trao đổi, bàn luận, chia sẻ với nhau
một cách tích cực. Đặc biệt, các mối quan hệ đó thường rất bền chặt. Điều đó càng chứng tỏ số
lượng nhân sự gắn bó lâu dài với công ty là cực cao.
5
Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng cần đẩy mạnh các mối quan hệ xung quanh của mình. Dù là đối tác,
bạn bè, anh em,… thì người lãnh đạo sẽ luôn biết cách xây dựng các mối quan hệ đó trở nên tốt
đẹp.

 Xây dựng phát triển văn hóa Doanh nghiệp


Người có nghệ thuật lãnh đạo còn góp phần vào hoạt động xây dựng phát triển văn hóa
doanh nghiệp. Hoạt động này chính là cách để từng thành viên hình thành những điểm chung với
nhau, cùng nhau làm việc và phát triển. Nhà lãnh đạo luôn mang đến những giá trị tích cực đến
những người xung quanh, kiến thiết nên một tổ chức vững mạnh. Mục đích cuối cùng của văn hóa
doanh nghiệp là tạo môi trường tốt cho nhân viên. (1Office, 2023)

1.2. Phong cách lãnh đạo


1.2.1. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các
phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân
viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh
đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

1.2.2. Phân loại phong cách lãnh đạo


1.2.2.1 Phong cách độc đoán
Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo độc đoán là hình thức tự đưa ra những ý kiến và bắt buộc nhân viên
phải thực hiện theo quyết định của họ. Sẽ không có bất kỳ một lời khuyên hay ý kiến đóng góp nào
từ phía nhân viên cấp dưới. Người lãnh đạo quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình,
bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. ( Testcenter, 2021)
Đặc điểm của phong cách độc đoán:
o Lãnh đạo là người quyết định tất cả phương pháp và quy trình làm việc.
o Các thành viên trong tổ chức ít khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện các
nhiệm vụ quan trọng.
o Công việc được tổ chức một cách bài bản và cứng nhắc.
o Các tư duy sáng tạo của nhân viên không được ủng hộ.
Ưu điểm:
 Các quyết định cuối cùng được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát.
 Lãnh đạo là người trực tiếp quản lý mọi vấn đề trong tổ chức, tránh tình trạng dồn đọng các
công việc trong các bộ phận.
 Thời gian thực hiện nhiệm vụ sẽ được hoàn thành đúng thời hạn.

6
 Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi kiến thức chuyên
ngành, kỉ năng mềm để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhược điểm:
 Các nhà lãnh đạo mang phong cách lãnh đạo đốc đoán thường sẽ bị đánh giá là độc tài, bảo
thủ. Hoặc dẫn đến xung đột giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức.
 Các nhà lãnh đạo thường không quan tâm đến ý kiến của người khác sẽ dễ khiến các nhân
viên của mình bị nản chí và cảm thấy bị coi thường.
 Các nhà lãnh đạo thường bác bỏ ý kiến của người khác, đôi khi sẽ dẫn đến bỏ qua các ý kiến
sáng tạo để giải quyết vấn đề, khiến cho tổ chức bị ảnh hưởng.

1.2.2.2. Phong cách lãnh đạo tự do


Khái niệm:
Lãnh đạo tự do hay còn được gọi là lãnh đạo ủy quyền. Phong cách lãnh đạo này cho phép các
thành viên có quyền đưa ra quyết định và đóng góp ý kiến. Trong tất cả các phong cách lãnh đạo
thì phong cách tự do thường có hiệu quả kém nhất. (Theo Tạp chí Công Thương, 2021)

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do:


o Trong quá trình làm việc không có sự can thiệp của nhà lãnh đạo
o Trong quá trình làm việc, nhà lãnh đạo chỉ đóng vai trò hỗ trợ và đào tạo nhân viên.
o Nhân viên sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
o Nhà lãnh đạo sẽ không gay gắt với sai lầm của nhân viên.
Ưu điểm:
 Vì lãnh đạo ít tham gia vào quá trình làm việc nên sẽ khiến cho nhân viên có điều kiện phát
triển bản thân.
 Vì không bị can thiệp vào quá trình tự đưa ra quyết định nên thời gian đưa ra quyết định sẽ
được đưa ra nhanh chóng mà không phải cần chờ thời gian phê duyệt từ cấp trên.
 Phong cách lãnh đạo tự do sẽ khiến nhân viên cảm thấy tự do và hài lòng khi làm việc.
Nhược điểm:
 Vai trò không rõ ràng phong cách lãnh đạo tự do sẽ khiến có các thành viên trong tổ chức
cảm thấy không chắc chắn về vai trò của mình.
 Các nhà lãnh đạo mang phong cách lãnh đạo này thường ít tham gia vào quá trình làm việc
nên thường bị coi là thiếu trách nhiệm dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa các thành viên trong tổ
chức.
 Nếu nhân viên không đủ trình độ chuyên môn để làm việc thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất
làm việc.
7
 Ở mức độ tệ nhất, những nhà lãnh đạo mang phong cách này thường thể hiện sự thụ động
hoặc thậm chí là hoàn toàn né tránh trách nhiệm nếu không hoàn thành mục tiêu.

1.2.2.3. Phong cách lãnh đạo dân chủ


Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo mà trong đó nhân viên có thể tham gia vào
quá trình đưa ra quyết định. Lãnh đạo tiếp thu ý kiến của nhân viên, sau đó đưa ra quyết định cuối
cùng. (Theo MISA.AMIS, 2022)
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:
o Các nhân viên được khuyến khích đưa ra ý kiến, nhưng lãnh đạo là người đưa ra quyết định
cuối cùng.
o Lãnh đạo không bắt buộc nhân viên phải phục tùng một cách tuyệt đối.
o Lãnh đạo thường lắng nghe ý kiến của nhân viên.
o Kích thích tư duy sáng tạo của nhân viên, nhờ đó mà đa dạng về ý tưởng và giải pháp hơn.
Ưu điểm:
 Vì các nhà lãnh đạo khuyến khích các nhân viên đưa ra ý kiến, nên sẽ có sự đa dạng về ý
tưởng và các giải pháp để giải quyết vấn đề.
 Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách hiệu quả nhất, vì lãnh đạo đặt mình ở vị trí
trung gian khi nó điều hòa được tính độc đoán và tính tự do.
 Khiến nhân viên cảm thấy họ được tôn trọng, vì thế họ sẽ cống hiến hết mình cho tổ chức.
Nhược điểm:
Mặc dù phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo hiểu quả nhất trong ba phong
cách lãnh đạo nói trên. Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo cả, đối ngược với ưu thì sẽ có các nhược
điểm sau:
 Nó sẽ tốn thời gian hơn trong quá trình đưa ra quyết định nếu nhà lãnh đạo không đủ trình
độ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán trong việc đưa ra quyết định.
 Chất lượng của quyết định đôi khi sẽ bị ảnh hưởng nếu nhân viên không có hoặc không đủ
trình độ chuyên môn để đưa ra ý kiến.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố như hoàn cảnh lịch sử của
môi trường làm việc, môi trường đào tạo, tâm lý của nhà lãnh đạo, trình độ của nhà lãnh đạo, ...
Đầu tiên là hoàn cảnh lịch sử của môi trường làm việc. Khi một nhà lãnh đạo thay đổi môi
trường làm việc của họ, bởi vì đã quen với môi trường làm việc trước đó, nên họ sẽ áp dụng phong

8
cách làm việc cũ vào môi trường làm việc mới, điều này rất khó thay đổi. Nên đôi khi dẫn đến
phong cách làm việc cù sẽ không phù hợp với môi trường hiện tại.
Thứ hai là môi trường đào tạo. Nếu như nhà lãnh đạo được làm việc trong một môi trường
tốt và có tính kỷ luật cao nhưng mọi việc lại mang tính chất dân chủ, tự do thì nhà lãnh đạo cũng sẽ
có xu hướng quản lý theo phong cách lãnh đạo dân chủ. Ngược lại, nếu ở trong một môi trường
đào tạo hiện rõ sự độc đoán, sự ra lệnh thì nhà lãnh đạo sẽ có xu hướng mang phong cách lãnh đạo
như thế. Đó là bởi vì khi người quản lý đã có một khoảng thời gian dài tiếp xúc trong môi trường
đào tạo như vậy thì nó sẽ góp phần vào việc tạo nên phong cách của các nhà lãnh đạo.
Thứ ba, là tâm lý của nhà lãnh đạo. Hầu hết mọi người khi bắt đầu với một công việc mới
thường có xu hướng e ngại, không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình. Tuy nhiên sau
một thời gian làm việc Họ đã quen với công việc, thì họ sẽ thể hiện hết phong cách lãnh đạo của
mình. Dó đó, tâm lý của nhà lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến phong cách làm việc của nhà lãnh đạo.
Cuối cùng là trình độ của nhà lãnh đạo. Ví dụ những nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn
cao thì họ thường có xu hướng mang cho minh phong cách lãnh đạo độc đoán để mang đến một
hiệu quả làm việc nhanh chóng. Ngược lại, đổi với những nhà lãnh đạo có trình độ có chuyên môn
thấp, họ sẽ không tự tin trong quá trình đưa ra quyết định, họ phải tham khảo ý kiến của cấp dưới.
Vì thế, các nhà lãnh đạo này thường mang phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ. (Tétcenter,
2021)

9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA VUA
QUANG TRUNG

2.1. Tổng quan về Vua Quang Trung


2.1.1. Tiểu sử Vua Quang Trung

Hình 1: Chân dung của Vua Quang Trung

Quang Trung Hoàng đế (1753 – 16/09/1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖; được
dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai
sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Bình là
một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái
Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Ông đóng góp công lao vô cùng to
lớn, giúp lật đổ chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng trong - Đàng ngoài, tạo điều kiện thống nhất đất
nước. Bên cạnh đó, ông còn lãnh đạo nhân dân chống lại cuộc xâm lược của quân Thanh ở phía
Bắc, quân Xiêm ở phía Nam. Trong suốt 20 năm cầm quân, vua Quang Trung chưa từng thất bại
một lần nào, là nỗi khiếp sợ của bất kỳ ai khi nghe đến tiếng tăm của ông.
Theo như một số tài liệu lịch sử, tổ tiên của nhà Tây Sơn vốn mang họ Hồ, sinh sống ở làng
Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, cùng dòng dõi với Hồ Quý Ly. Chính vì lẽ đó
mà thuở thiếu thời Nguyễn Huệ có tên gọi là Hồ Thơm. Cụ cố nội của Nguyễn Huệ thế danh là
Hồ Phi Long, vốn là giúp việc cho gia tộc họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn. Sau này
cụ đã lấy một người vợ họ Đinh trong thôn, sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn
khi lớn lên bỏ thôn quê để đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, sau này ông cưới vợ và định cư tại đó. Vợ
của Hồ Phi Tiễn tên là Nguyễn Thị Đồng, là con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc.
10
Do đó mà hai vợ chồng thống nhất đổi họ của con cái mình sau này từ họ Hồ của bố sang họ
Nguyễn của mẹ. Hồ Phi Tiễn có một người con trai tên là Nguyễn Phi Phúc, chuyên nghề buôn
trầu cau làm ăn rất phát đạt. Ông có tất cả 8 người con, 3 trong số đó chính là anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.

Nguyễn Huệ được miêu tả “tóc xoăn, da sần, mắt như chớp sáng, tiếng nói sang sảng như
tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm” (theo Quang Trung anh hùng dân tộc). Mà đặc
điểm nổi bật hơn cả đó chính là đôi mắt ông, “đôi mắt mà khi không có đèn thì ánh sáng từ đôi mắt
soi sáng cả chiếu”. Quang Trung cùng với các anh em của mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được
cha gửi gắm nhà thầy Trương Văn Hiến đọc sách, luyện võ tiếp thu tri thức quý giá để rèn luyện
bản thân. Cả ba anh em đều thông minh, sáng dạ nên được gọi là Tây Sơn tam kiệt. Đặc biệt họ
cũng là những người đã phát triển môn võ Tây Sơn Bình Định. Nhận thấy được tài năng của anh
em nhà Nguyễn, đặc biệt là Nguyễn Huệ nên Trương Văn Hiến đã khuyên anh em họ đứng dậy
khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp. Câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” tương truyền chính là
của Trương Văn Hiến nói ra khi nhận thấy được tiềm năng của chàng trai trẻ Quang Trung thuở
đó.

2.1.2. Những sự kiện quan trọng của vua Quang Trung


- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi
nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao
nhất của phong trào Tây Sơn.

- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở
Đàng Trong.
- Tháng 01/1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm
lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào
thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê
cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.
- Tháng 12- 1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang
Trung.
- Năm 1789: Nguyễn Huệ, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê
Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
11
- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực
để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
- Ngày 16/09/1792: Quang Trung đột ngột qua đời.

2.1.3. Những đóng góp của vua Quang Trung


2.1.3.1. Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa:
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ được biết đến với
tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Trong giai đoạn đầu,
Nguyễn Nhạc là người khởi xướng, cầm đầu và là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ cùng anh tham gia công việc chuẩn bị khởi nghĩa, trước hết là tập hợp lực lượng và xây
dựng căn cứ trên Tây Sơn thượng đạo từ năm 1771. Đây là vùng đất mà tổ bốn đời của anh em Tây
Sơn từ giữa thế kỷ XVII đã từng khai hoang, lập ra ấp Tây Sơn nhất (thôn An Khê, thị trấn An
Khê, Gia Lai).
Năm 1773, Nguyễn Nhạc bắt đầu mở cuộc tấn công xuống Tây Sơn hạ đạo, khởi đầu cuộc
khởi nghĩa vũ trang. Ngay trong năm 1773, Nguyễn Nhạc dùng mưu hạ thành Quy Nhơn và sau đó
nhanh chóng giải phóng cả một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Đến cuối năm
1775, quân Tây Sơn đã làm chủ cả vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Từ đó, Nguyễn Nhạc
dồn sức mở những cuộc tấn công vào quân Nguyễn ở Gia Định và giải phóng toàn bộ Gia Định
vào năm 1783.
Năm 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương. Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự lập làm
Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, mở rộng thành Đồ Bàn làm kinh đô gọi là thành Hoàng Đế.
Trong giai đoạn đầu này, Nguyễn Huệ là một tướng lĩnh dưới trướng của Nguyễn Nhạc nhưng đã
thể hiện rõ tài năng và cống hiến của mình. Từ năm 1771 đến năm 1783, Nguyễn Huệ đã cùng anh
xây dựng lực lượng khởi nghĩa và trở thành một tướng lĩnh cao cấp, tài ba của quân Tây Sơn.
Trong bộ chỉ huy của Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ giữ chức phụ chính. Trong triều
Thái Đức, Nguyễn Huệ giữ chức Long Nhương tướng quân. Trong năm lần quân Tây Sơn tiến
công vào Gia Định từ năm 1776 đến năm 1783, Nguyễn Huệ tham gia chỉ huy ba lần vào năm
1777, 1780, 1783.

2.1.3.2. Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh:
Cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm năm 1784 và quân Thanh năm 1788 tạo thành
mối đe dọa từ hai phía Bắc, Nam của đất nước. Nước ngoài tiến hành xâm lược trong bối cảnh các
thế lực chính trị trong nước đang tranh giành quyết liệt, hết Trịnh - Nguyễn phân tranh đến cuộc
đấu tranh Tây Sơn - Nguyễn rồi Tây Sơn - Lê. Một bộ phận lực lượng chính trị suy bại trong nước
đi cầu cứu ngoại viện, tạo chỗ dựa và tăng thêm lực lượng cho quân xâm lược nước ngoài. Đặt
12
trong bối cảnh và thách thức nguy hiểm như thế mới thấy hết cống hiến lịch sử vô cùng lớn lao của
Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn đã thực hiện thành công sứ mạng bảo vệ độc lập dân tộc, đánh bại
quân xâm lược từ hai phía Nam và Bắc của đất nước mà người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo kháng
chiến thắng lợi là Nguyễn Huệ.
Trong kháng chiến chống Xiêm (1784 -1785), số quân Xiêm tiến vào Gia Định là 5 vạn
quân, ngoài 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền tiến theo đường biển như Đại Nam thực lục tiền
biên đã chép, còn 3 vạn quân bộ từ Chân Lạp tiến xuống. Bị quân Tây Sơn chặn đánh quyết liệt
nên từ khoảng tháng 7 đến cuối năm 1784, quân Xiêm chỉ chiếm được nửa đất phía tây Gia Định.
Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đem đại quân vượt biển vào Gia Định tổ chức phản công đuổi quân
giặc ra khỏi đất nước. Nguyễn Huệ đã bày ra một thế trận hết sức bất ngờ, lợi hại, nhử quân địch
vào một trận địa mai phục bố trí sẵn trên sông Mỹ Tho khoảng giữa Rạch Gầm - Xoài Mút. Tại
đây, đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9 tháng 12 năm Giáp Thìn (tức đêm 18 rạng ngày 19/1/1785),
quân Tây Sơn đã đánh tan quân Xiêm, tiêu diệt đại bộ phận, số tàn quân địch thoát chết tháo chạy
về nước chỉ còn khoảng hơn 1 vạn quân. Dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, trận quyết chiến
Rạch Gầm - Xoài Mút chỉ diễn ra trong khoảng một ngày. Đó là chiến thắng chống ngoại xâm quy
mô lớn đầu tiên diễn ra trên vùng đất cực nam của đất nước. Với thắng lợi này, khởi nghĩa Tây Sơn
đã vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc và phong trào Tây Sơn đã phát triển thành phong trào dân tộc.
Chuyển biến quan trọng đó có tác động tăng cường và mở rộng ảnh hưởng của phong trào Tây
Sơn, nâng cao uy danh của Nguyễn Huệ.
Kháng chiến chống Thanh (1788 - 1789) diễn ra trong bối cảnh phức tạp và so sánh lực
lượng ác liệt hơn nhiều. Nhân sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh điều động đại quân sang
xâm chiếm nước ta dưới danh nghĩa giúp vua Lê. Nhà Thanh dưới triều Thanh Cao Tông với niên
hiệu Càn Long (1736 - 1796) và một vương triều thịnh đạt của một đế chế lớn mạnh. Số quân
Thanh xâm lược lên đến 29 vạn, trong lúc đó số quân Tây Sơn đồn trú ở Thăng Long và Bắc Hà
ước tính chỉ 1 vạn quân và các thế lực theo nhà Lê lại nổi dậy nhiều nơi. Lực lượng Tây Sơn từ
giữa năm 1786 đã bị phân liệt làm ba vùng: Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế đóng ở
thành Hoàng đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương cai quản vùng Gia Định và Nguyễn
Huệ là Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân. Năm 1787, Nguyễn Ánh đã chiếm lại thành Gia Định.
Trong bài Chiếu tức vị, Nguyễn Huệ đã nói rõ tình hình đất nước lúc đó: "Trẫm dựng lại họ Lê
nhưng vua Lê nối ngôi không giữ được xã tắc, bỏ nước bôn vong. Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ
Lê lại dựa vào Trẫm. Đại huynh thì mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy Nhơn, nhún mình xưng
làm chúa miền Tây".
Trong bối cảnh đó, "ứng mệnh trời, thuận lòng người", ngày 22/12/1788 (ngày 25 tháng 11
năm Mậu Thân), tại núi Bân lịch sử, danh tướng thiên tài Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời

13
đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ
lệnh xuất quân ra Bắc - một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng
tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt, đêm 30 Tết
Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ
bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây
Sơn đã mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng
Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc
gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Chiến thắng oai hùng trước 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh, tướng quân Nguyễn
Huệ rồi Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã trở thành anh hùng dân tộc, đưa đất nước thoát
khỏi họa xâm lăng của nước ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, ghi vào lịch sử dân tộc
những trang sử vàng chói lọi.

2.1.3.3. Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống
nhất quốc gia:
Sau khi lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân Xiêm, ngày 28
tháng 4 năm Bính Ngọ (25/5/1786), Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, đánh Phú
Xuân, chiếm Thuận Hóa, đánh lui quân Trịnh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Ngày 4 tháng 5
năm Bính Ngọ (ngày 10/6/1786), Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân rồi nhanh chóng tiến ra vùng
ranh giới bờ nam sông Gianh. Mục tiêu của Nguyễn Nhạc là củng cố phòng tuyến ở bờ nam sông
Gianh, có nghĩa là chỉ giới hạn hoạt động của phong trào Tây Sơn trong phạm vi Đàng Trong và
chấp nhận tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài đã kéo dài trên hai thế kỷ. Tuy nhiên, sau
khi nắm chắc tình hình Bắc Hà và cân nhắc mọi nhẽ, Nguyễn Huệ đã tự quyết định đưa quân ra
Đàng Ngoài dưới danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Đó là một quyết đoán táo bạo chứng tỏ tầm nhìn
và ý chí của Nguyễn Huệ.
Thủy quân Tây Sơn vượt biển đánh chiếm Vị Hoàng (Nam Định) rồi tiến lên Thăng Long.
Chỉ trong vòng 10 ngày quân Tây Sơn đã đánh tan quân Trịnh, đến ngày 26 tháng 6 năm Bính Ngọ
(21/7/1786) chiếm thành Thăng Long. Ngày 7 tháng 7 năm Bính Ngọ (ngày 31/7/1786), Nguyễn
Huệ yết kiến vua Lê Hiển Tông tại điện Kính Thiên, trình bày lẽ diệt Trịnh. Vua Lê phong Nguyễn
Huệ làm Nguyên súy dực chính phù vận Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân. Trong thời gian
ở Thăng Long, Nguyễn Huệ đã dự đám tang vua Lê Hiển Tông, lễ đăng quang vua Lê Chiêu
Thống, đồng thời lo ổn định tình hình chính trị Bắc Hà.

14
Có thể khẳng định, phong trào Tây Sơn đã có một số cống hiến đáng kể trên con đường lập
lại nền thống nhất quốc gia: Thứ nhất là xóa bỏ tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài kéo
dài trên hai thế kỷ, thứ hai là lật đổ chính quyền chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Trong hai cống hiến
đó, lực lượng quyết định là phong trào Tây Sơn và người tổ chức, lãnh đạo thành công là Nguyễn
Huệ.

2.1.3.4. Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ:
Tiếp quản Phú Xuân năm 1786 rồi lên ngôi hoàng đế năm 1788, Nguyễn Huệ bắt tay vào
công cuộc xây dựng và cải cách của mình. Từ đây, Phú Xuân trở thành kinh đô của cả nước.
Tại kinh đô Phú Xuân, Quang Trung lo củng cố nội trị, xây dựng một vương triều mạnh,
một bộ máy chính quyền chặt chẽ và có năng lực. Ông thiết lập đơn vị hành chính có trấn rồi đến
phủ, huyện, dưới là tổng và xã. Trước tình hình chính trị còn phức tạp ở Bắc Hà, Quang Trung đổi
Thăng Long làm Bắc Thành là trị sở của một đơn vị hành chính đặc biệt gồm cả 11 trấn với quyền
hạn khá lớn. Ngoài các tướng lĩnh của quân đội Tây Sơn, Quang Trung đã sử dụng nhiều quan lại
của chính quyền cũ và ra sức thu nạp nhân tài, trọng dụng các sĩ phu, ban Chiếu hiệu dụ các quan
văn võ triều cũ, chiếu cầu hiền. Nhiều trí thức tài năng đã trở thành những quan lại trung thành của
vương triều mới như Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, ...
Quân đội và quốc phòng được Quang Trung đặc biệt quan tâm. Đó là lực lượng quân sự
hùng hậu gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh, pháo binh và thủy binh được tổ chức quy củ, trang bị
tốt, có sức chiến đấu cao. Nhờ vậy, Quang Trung đã trấn áp thành công các thế lực chống đối của
một số cựu thần nhà Lê ở Bắc Hà.
Với bộ máy chính quyền hùng mạnh, Quang Trung đã thực thi nhiều chính sách cải cách về
kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục theo hướng khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn
định trật tự xã hội...Việc ban hành các chiếu cầu hiền, chiếu lập học, chiếu khuyến nông, chiếu mở
khoa thi, chiếu dụ các quan văn võ của triều cũ, thành lập Quốc sử quán năm 1790 nhằm cung cấp
kiến thức lịch sử - văn hóa cho toàn dân và thành lập Viện Sùng Chính năm 1791 phụ trách giáo
dục, biên soạn dịch chú các bộ Tiểu học, tứ thư, ngũ kinh ra chữ Nôm... đã mở ra một thời kỳ mới
của lịch sử Việt Nam nói chung và Phú Xuân nói riêng.
Trong thời gian ngắn ngủi 4 năm kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến
khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của Quang Trung chưa
được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng, ý chí
của hoàng đế Quang Trung. Tài năng của Quang Trung bao quát trên nhiều mặt nhưng lĩnh vực tỏa
sáng nhất là quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên một đỉnh
cao mới. Tinh thần tiến công mãnh liệt, lối đánh thần tốc, bất ngờ là nét nổi bật nhất trong tư tưởng

15
và nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, từ
tuổi 18 tham gia khởi nghĩa cho đến lúc từ trần ở tuổi 39, Nguyễn Huệ chỉ có thắng, chưa hề bại và
ghi vào sử sách nhiều chiến công chói lọi. Từ năm 1789 đến năm 1801, Phú Xuân là kinh đô đầu
tiên của nước Đại Việt thời Tây Sơn và là trung tâm chính trị, là nơi hội tụ nhân tài, vật lực và tinh
hoa của cả đất nước. Những dấu ấn lịch sử về một vương triều đã có công phục hưng tư thế hiên
ngang của quốc gia Đại Việt, với niềm kiêu hãnh “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” vẫn còn âm
vang và tồn tại mãi trên đất Phú Xuân - Thuận Hóa xưa, Thừa Thiên Huế ngày nay; trong đó có di
tích lịch sử núi Bân, phường An Tây, thành phố Huế đã được Chính phủ công nhận di tích cấp
quốc gia vào năm 1988. Nơi đây mãi mãi là địa chỉ lịch sử linh thiêng, là di tích lịch sử đầy tự hào
của dân tộc Việt Nam, của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế.

2.2. Phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung
2.2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Nếu Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn hạ, sẵn sàng bán nước để cứu vãn cái ngai vàng
sắp sụp đỗ của mình thì Quang Trung lại là một vị vua đầy khí phách, là người có ý chí, hành
động mạnh mẽ và quyết đoán. Ngay khi nghe được tin quân Thanh kéo sang xâm lược và chiếm
đóng Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lập tức “tế cáo trời đất” và lên ngôi hoàng đế. Lập tức kêu gọi
binh lính, đốc thúc đại quân tất cả cùng kéo ra bắc đánh dẹp quân Thanh.
Qua đó có thể thấy Nguyễn Huệ là một người quyết đoán, đối với những vấn đề liên quan
đến vận mệnh đất nước ông không hề chần chừ, do dự mà cầm quân đánh giặc. Trước khi đem
quân ra Bắc đánh giặc, Nguyễn Huệ không quên gọi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào để bàn
mưu lược. Điều đó cho thấy ông tuy có sự quyết đoán, dũng mãnh và trí tuệ hơn người nhưng vẫn
rất coi trọng ý kiến của bậc hiền tài, chiêu mộ ý kiến của hiền thần, thể hiện rõ ông là một bậc
minh quân sáng suốt. Nắm được số lượng binh lính của quân địch là rất lớn, gần 30 vạn quân.
Nhận thấy tương quan lực lượng giữa ta và địch có phân chênh lệch nên ông đã ra sức chiêu mộ
binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn nhằm nâng cao sức mạnh của quân ta. Lên kế hoạch tiến công
đánh giặc với bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu.
Có thể thấy với những mưu lược ấy, chủ tướng Nguyễn Huệ không chỉ cốt nâng cao sức
mạnh cho quân mình mà còn bố trí, chuẩn bị những kế hoạch chu toàn, làm tiền đề cho thắng lợi
vang dội sau này. Với những lập luận sắc bén, thấu tình đạt lí đã khơi dậy nhuệ khí chiến đấu và
lòng tự tôn của toàn quân ta, phát huy được sức mạnh tinh thần to lớn của đại dân tộc.

16
2.2.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Mặc dù là một vị vua mạnh mẽ, đầy khí chất và luôn lắng nghe ý kiến từ cấp dưới nhưng
đôi khi vua Quang Trung cũng có cách lãnh đạo đầy độc đoán. Cụ thể là về sự kiện mâu thuẫn
giữa anh em Tây Sơn. Có tài liệu nói rằng Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ nộp vàng bạc lấy từ
kho của họ Trịnh ở Bắc Hà mang về Nam nhưng vua em không chịu, hơn thế vua em lại xin vua
anh cho cai quản thêm Quảng Nam và vua anh không chấp thuận, do đó Nguyễn Huệ tự mình chủ
động mang quân vào Nam đánh Nguyễn Nhạc. Có ý kiến bàn thêm rằng, chủ trương của Nguyễn
Nhạc là tập trung tiêu diệt chúa Nguyễn, chỉ đánh chiếm phần đất của chúa Nguyễn để thay thế cai
trị tại miền Nam và giữ hòa bình với Bắc Hà, cho nên việc Nguyễn Huệ tự ý đem quân Bắc tiến là
trái ý vua anh. Ngay khi biết tin Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, vua Tây Sơn vội mang quân ra
Bắc, thực chất là để gọi em về. Mặt khác, Nguyễn Nhạc không yên tâm với sự phát triển thế lực
riêng của Nguyễn Huệ. Trong khi đó, là người có hùng tâm, Nguyễn Huệ có chủ trương tự lực phát
triển ra ngoài tầm kiềm chế của vua anh và việc Bắc tiến của ông không hẳn chỉ vì lời khuyên
của Nguyễn Hữu Chỉnh. Đây mới chính là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn của anh em Tây Sơn.
Khoảng đầu năm 1787, Nguyễn Huệ mang 60.000 quân Nam tiến vây thành Quy Nhơn.
Theo thư của một số linh mục Pháp, để có đủ 6 vạn quân vây bọc thành Quy Nhơn, Nguyễn
Huệ bắt thêm toàn bộ đàn ông ở Thuận-Quảng làm lính, khiến nhiều vùng không còn đàn ông
nữa. Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng
lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp
vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành
nữa, Nguyễn Huệ mới bằng lòng giảng hòa với anh.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang
Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng. Để có thêm
quân đánh Thanh, vua Quang Trung thi hành chính sách cưỡng bách tòng quân. Theo tác giả Hoa
Bằng, tất cả nam giới từ 12, 13 đến 60 tuổi đều phải đăng ký vào sổ đinh nam. Theo thư của giáo sĩ
La Barette, tất cả nam từ 15 tuổi trở lên đều phải đi lính, người già và phụ nữ phải đi sửa cầu
đường. Theo Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, cứ 3 suất đinh thì chọn lấy 1 người đi
lính. Trong 10 ngày tuyển quân, Quang Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân, nâng tổng quân
số lên tới 10 vạn. Qua đó, ta có thể thấy vua Quang Trung ngoài là người mạnh mẽ, quyết đoán thì
còn là một người có phong cách lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán.

2.2.3. Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo của Vua


2.2.3.1. Nhóm yếu tố thuộc đặc điểm tính cách:

17
 Vua Quang Trung là một người hành động mạnh mẽ và quyết đoán
Khi kẻ thù đang lăm le bờ cõi nước ta, việc cần làm lúc bấy giờ là phải có mưu cao để đánh
giặc. Nhưng quan trọng hơn cả là cần sự quyết đoán của vị vua đương quyền. Một lời Vua ra lệnh,
chiến sĩ ba quân chắc chắn sẽ đồng lòng. Vua Quang Trung đã có được phẩm chất tuyệt vời này,
nhờ vậy mà quân và dân ta mới có thể đánh đuổi giặc thành công và đất nước yên bình.

Khi hay tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng rộng lớn, ông không
hề nao núng định thân chinh cầm quân đi ngay. Sự quyết đoán khi Quang Trung giận giữ vì giặc,
liền họp các tướng sĩ và tự mình cầm quân đuổi giặc, ông còn nghe lời tướng sĩ đứng ra làm vua và
tiến ra quân Bắc, tổ chức hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh
giặc… Ở Quang Trung cũng không thể thiếu cái chí của một người anh hùng. Chí khí thể hiện ở
quyết tâm cao độ, hành động quyết đoán và nhanh chóng của ông. Khi hay tin đánh giặc chỉ trong
vòng một tháng ông đã hoàn thành đủ mọi nghi lễ tế cáo,quy tụ đủ số quân binh cần thiết và hành
quân thần tốc làm nên chiến thắng chớp nhoáng đối với nhà Thanh. Rồi trong vòng chỉ một tháng,
Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc
gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ
An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau
chiến thắng. Hàng loạt hành động của ông cho thấy sự quyết đoán mạnh mẽ trước vận mệnh của
đất nước. Đây là phẩm chất vô cùng quý mà một vị vua anh minh cần phải có được.

 Là người biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác

Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay.
Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời
đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ
lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng
nghe và tôn trọng ý kiến người khác.

 Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân

Một trong những điều cốt yếu để làm nên một người anh hùng là lấy “ nhân nghĩa” làm đầu
(Nguyễn Trãi đã đề cập trong “ Bình Ngô đại cáo”). Và ở Quang Trung, mọi hành động, suy nghĩ
của một người anh hùng đều xuất phát từ cái tâm đẹp, một tấm lòng luôn nghĩ cho dân ,luôn lo
lắng cho nước. Khác với những tên vua hèn hạ bán nước như Lê Chiêu Thống, tình yêu nước mãnh
liệt trong lòng vị tướng tài đã thổi bùng lên ngọn lửa căm giận trong ngài khi hay tin lũ bán nước,
biết quân Thanh sắp tràn vào lãnh thổ nước nhà: Ngài “giận lắm, định cầm quân thân chinh đi
ngay”. Tình yêu nước thổi vào những lời hiệu triệu đến với các binh sĩ một giọng hùng hồn , hào
sảng, dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Ngài tin tưởng
18
vào truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Bà Trưng bà Triệu, rằng tội ác của quân
giặc, quân ta nhất định không thể dung tha. Đến đây ta nghe như vang vang bên tai lời hiệu triệu
của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ngày nào gửi đến binh sĩ, thúc
giục tinh thần đấu tranh. Tinh yêu nước đã mang trong đó cả linh hồn dân tộc tự ngàn đời.

2.2.3.2. Nhóm yếu tố về năng lực:


 Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng
Để có được sự quyết đoán mạnh mẽ ấy, chúng ta càng phải khẳng định ông là người sáng
suốt, tầm nhìn xa, có khả năng phân tích sáng suốt sự tương quan giữa quân ta và địch. Trong tác
phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí ghi rõ: “Quân Thanh xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các
người đã biết? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, điều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị. … Từ đời Hán đến nay, chúng mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân
dân, vơ vét của cải… ai cũng muốn đuổi đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái
Tổ… đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về…”. Qua đó ta có thể thấy Vua đã vô
cùng am hiểu lịch sử và hiểu rõ sức mạnh của quân và dân ta, đó là truyền thống, là sự đoàn kết và
ý chí tự tôn dân tộc rất cao, quyết không khuất phục trước kẻ thù, nếu kẻ thù xâm lược ắt sẽ chống
lại.
Những chuyện xảy ra ở triều đình cũng đều không nằm ngoài sự dự liệu sáng suốt của
Quang Trung. Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng Sở và
Lân. Do quân ta còn ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành
Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Nhờ vây, Sở và Lân không bị trừng phạt mà
còn được ngợi khen. Ông còn đánh giá rất cao Ngô Thì Nhậm và sử dụng Nhậm như một vị quân
sĩ đa mưu túc trí. Ông cài Ngô thì Nhậm làm việc với Sở và Lân.
Quang Trung còn là người có tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành
được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung vẫn chắc nịch như đinh đóng cột. Ông không chỉ tính
sẵn phương lược tiến đánh mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao. Ông được xem trọng như một
vị tướng có tài thao lược hơn người. Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy khiến
chúng ta không khỏi kinh ngạc khi vừa hành quân, vừa đánh giặc, thậm chí thực tế còn vượt mức
hai ngày. Dù hành quân xa xôi, liên tục như vậy, nhưng nhờ tính kỷ luật, quy định chặt chẽ đối với
nghĩa quân, đội quân vẫn chỉnh tề, hành quân triền miên không ngừng.

 Vua Quang trung cũng rất giỏi đánh giá người, dùng đúng người đúng việc và không
bỏ lỡ tài năng của ai

19
Trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Người đã từng nói “… Vậy mà giặc đến không
đánh nổi một trận… Quân thua chém tướng. Tội của ác người đều đáng chết một vạn lần. Song ta
nghĩ các người đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì
không tài. Cho nên ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các người, chính là lo về việc đó .”
Đó là khi người vừa trách các tướng chưa tròn nhiệm vụ nhưng vẫn taọ cơ hội cho họ lập công và
phân cho đúng tướng ở bên để chi huy. Đây là cách dùng người rất hay, nhờ vậy Người sẽ có được
những người tài và đức ở bên mình, hỗ trợ cho việc cai trị đất nước.

 Tài giỏi trong việc dùng binh

Một trong những phẩm chất góp phần nên sự thành công của vua Quang Trung đó là vị
tướng mưu lược tài ba, có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc. Ông đã đưa những mưu
lược tính toán rất chính xác. Khi khao quân trước khi ra trận, ông cũng đã nói nhỏ với các tướng:
“Hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy,
đừng cho là ta khoác” . Đây không chỉ là lời nói để động viên binh sĩ mà là lời tiên đoán thần kì
dựa trên sự tính toàn tài tình và phương lược có sẵn của vua Quang Trung. Chớp thời cơ giặc ngủ
quên trên chiến thắng, ông nhằm vào đúng ngày tết Nguyên Đán để tiến đánh quân Thanh. Ông đã
tạo ra một cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sử, từ Phú Xuân ra Thăng Long chỉ
mất hơn một tuần: 25 tháng chạp ở Phú Xuân, 30 đến Tam Điệp, đêm 30 bắt đầu tiến đánh thành
Thăng Long; vừa đi ông vừa tuyển thêm binh sĩ. Tiến đánh mà vẫn đảm bảo yếu tố bí mật. Ông tổ
chức trận đánh hết sức linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều cánh quân, cách đánh luôn
giữ thế chủ động, đảm bảo yếu tố bất ngờ khiến kẻ địch không kịp trở tay. Trong từng trận đánh
Quang Trung ông vận dụng hết sức linh hoạt các binh pháp khác nhau: trận Hà Hồi, trống rong cờ
mở bắc loa đàn áp tinh thần quân giặc, làm chúng hoảng sợ; trận Ngọc Hồi bện rơm tránh lửa,
dùng kế gậy ông đập lưng ông, đồng thời đánh chặn chốt giặc khiến chúng hồn siêu phách lạc. Bởi
vậy, chỉ đến ngày mùng năm tết ông đã dẹp sạch bóng quân thù trên bờ cõi nước ta, sớm hơn cả
những gì ông đã dự tính từ trước.

Đặc biệt trong việc tính toán hành quân đánh giặc, ông luôn có những chiến lược khiến giặc
khiếp sợ, không ngờ tới, điển hình như ông đã cho bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên
nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người, quân giặc nghe thấy thì vô cùng khiếp
vía, chưa đánh đỡ sợ và liền xin ra hàng.

Một chiến lược khác như Vua cho lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm lấy rơm dấp nước
phủ kín, tât cả là hai mươi bức, sau đó, cho lính khỏe khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi
người khác cầm binh khí theo sau. Mục đích là làm lá chắn cho quân ta, giúp quân ta áp sát địch an
toàn và không bị thương về người. : “Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng… Quân

20
Than nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả. ..” Chiến lược của Vua vô cùng hữu dụng. Sự tài
giỏi như thần của vua Quang Trung khiến cho giặc phải thốt lên rằng: “Tướng ở trên trời xuống,
quân chui dưới đất lên”.

2.3. Đánh giá phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của vua Quang Trung
2.3.1. Ưu điểm
o Xây dựng tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể nội bộ;
o Ông luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cấp dưới, đánh giá cao năng lực của họ;
o Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những
ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị
chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù (bắt sống hết quân do thám
của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh
Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung (khói
tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hình ảnh của vua Quang Trung, có
sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..) Trong 17 năm liên tục chiến đấu,
phong trào Tây Sơn đã lật đổ được các chính quyên phong kiến thối nát nhà Nguyễn, Trịnh,
Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Ðồng thời, phong
trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lâp và lãnh thổ
của Tổ quốc. Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột
và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó là sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của
Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào tháng lợi.
o Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và
cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi
kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian
ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần,
công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy
chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài
năng và ý chí của ông.

2.3.2. Nhược điểm


o Việc bất hòa giữa anh em Tây Sơn để lại hậu quả nghiêm trọng và lập tức bị kẻ địch từ hai
phía tận dụng. Ở phía Nam, sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã chủ động giao
hảo với vua Xiêm để cởi bỏ thù hằn, do đó vua Xiêm không có ý giúp Nguyễn Ánh trở về
21
lần nữa. Tuy nhiên sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh nhân cơ hội Nguyễn Nhạc và
Nguyễn Huệ mâu thuẫn, xung đột để về nước và tập hợp lực lượng. Nguyễn Lữ hèn yếu
nghe tin Nguyễn Ánh trở về vội vã tránh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham giữ.
Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả nhưng vì không được viện binh trợ lực
nên tháng 8 năm 1788 Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định. Phạm Văn Tham rút chạy ra
ngoài vẫn cố đơn độc chiến đấu để chờ viện binh nhưng lúc đó Nguyễn Nhạc chỉ lo phòng
bị vua em Nguyễn Huệ ở phía bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía Nam nữa. Thế
cùng sức kiệt, đầu năm 1789 Phạm Văn Tham bị Nguyễn Ánh vây chặt, lại bịt đường ra
biển về Quy Nhơn nên buộc phải đầu hàng. Tây Sơn lại mất Nam Bộ. Ở Bắc Hà, Nguyễn
Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn lục đục bèn có ý chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ phái Vũ
Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Tuy nhiên, đến
lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ. Tháng 4 năm 1788, Lê Chiêu
Thống đã bỏ kinh đô lưu vong. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn
Nhậm. Ông tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì
Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Từ đó cho thấy vì sự lãnh đạo chuyên quyền
của mình dẫn đến mâu thuẫn nội bộ giữa các anh em làm cho Tây Sơn bị mất Nam Bộ.

22
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
CỦA VUA QUANG TRUNG

3.1. Giải pháp hoàn thiện và kiến nghị

3.1.1. Phát huy Ưu điểm của vua Quang Trung


 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ giúp cho những người cấp dưới của mình được thể
hiện bản thân, được phép nói lên suy nghĩ cũng như ý tưởng của họ. bản thân người cấp dưới cũng
có thể nói ra những khúc mắc hay khó khăn của bản thân cho mình cùng hiểu. Việc của nhà lãnh
đạo giờ đây chỉ cần là lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, và khuyến khích từng thành viên trong nhóm
cùng tham gia vào mục tiêu chung của cả nhóm. Đi theo phong cách này, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng
được cho mình nhiều chiến lược tốt với nhiều ý kiến đóng góp khác từ thành viên trong nhóm, và
kết quả mang lại sẽ tốt hơn.

Được lắng nghe và được tôn trọng ý kiến của bản thân chính là điều không thể thiếu đối với
mọi người trong cuộc sống. Đúng là vậy, trong một doanh nghiệp khi ta được phép nêu lên quan
điểm cá nhân và được nhà lãnh đạo gật đầu đồng ý, chúng ta ngay sau đó sẽ cảm thấy rất vui lẫn
hứng thú trong công việc, tạo sự thích thú khi đi làm. Sử dụng tốt phong cách lãnh đạo dân chủ
này, một nhà lãnh đạo đã có thể giúp cho các thành viên trong nhóm tự tin hơn và đoàn kết hơn
trong chuyện công sở, lẫn đạt hiệu quả tốt trong công việc.

 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Thông qua những ưu điểm của vua Quang Trung khi sử dụng phong cách lãnh đạo độc
đoán, nhiều thế hệ sau có thể rút ra những ưu điểm để cũng cố khả năng lãnh đạo của mình, những
nhà lãnh đạo đời sau cũng có thể rút ra nhiều bài học xương máu từ các đời đi trước để lại. Phong
cách lãnh đạo độc đoán rất phù hợp khi có một lệnh từ cấp trên đưa xuống với mô tả công việc rõ
ràng, khi đó người nhận lệnh chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được giao, khi làm xong là sẽ được coi là
hoàn thành tốt công việc.

Tuy vậy phong cách lãnh đạo độc đoán chỉ thật sự phù hợp với những người có sự tự tin, có
đường lối tư duy riêng, có sức ảnh hưởng tới toàn thể, có quyền kiểm soát cao,… Khi cùng thuyền
với họ, ta thấy được nhà lãnh đạo là người duy nhất có quyền đưa ra quyết định mà không cần xem
xét ý kiến của ai. Ở họ toát lên vẻ ngoài uy nghiêm của người đứng đầu, người có thể vì cả đội mà
một mình đánh trận; bên trong họ là một người có tinh thần thép, luôn biết tự phân tích và xử lý
trong mọi tình huống, làm việc với sự tập trung cao độ cùng với mục tiêu rõ ràng. Tất cả mọi hoạt
động, phương pháp, quy trình đều là do nhà lãnh đạo độc đoán chỉ đạo.
23
3.1.2. Khắc phục Khuyết điểm của vua Quang Trung
 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Quang Trung đã thể hiện bản lĩnh của mình qua phong cách lãnh đạo dân chủ, tuy vậy ông
cũng không nên lạm dụng, không phải việc nào cũng cần hỏi ý kiến của mọi người và Quang
Trung cần phải đưa ra chính kiến riêng của mình, với bộ não lớn của vua chúa nước mình ông cũng
đã khôn khéo để dung hòa mọi ý kiến rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” là câu nói nổi tiếng của Tư Mã Ý, ý chỉ rằng một
người lãnh đạo cần phải trang bị cho mình nhiều kiến thức cần thiết để lọc qua những thông tin
đúng hoặc không đúng và từ đó đưa ra những lựa chọn hợp lý nhất. Biết là khi sử dụng phong cách
lãnh đạo dân chủ này, cá nhân nhà lãnh đạo hay các thành viên đều có quyền được nói lên suy nghĩ
và ý tưởng của mình, nhưng không phải ý kiến nào cũng được chấp thuận; đây cũng chính là lúc
nhà lãnh đạo cần phải chắt lọc, cần phải tranh luận tại sao, sau cùng là thuyết phục chứ không nên
bác bỏ ý kiến của mọi người.

 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Qua từng trang sử sách của nước Việt Nam, tượng đài vua Quang Trung cho chúng ta thấy
rõ sự tài giỏi của ông qua nhiều chiến tích trong thời xưa. Với bao nhiêu chiến tích lừng danh, đánh
đuổi quân xâm lược, xây dựng đất nước, qua từng ấy năm tháng dài cả 5 thế kỷ ông vẫn duy trì
phong độ ấy cho đời sau học tập theo. Quang Trung là một vị vua uy nghiêm, bên cạnh rèn luyện
võ thuật ngày đêm thì ông cũng cần tiếp nạp thêm nhiều kiến thức mới. Ở trên đời, con người
muốn sống là cần phải có kiến thức, có học hỏi nhiều thì chúng ta mới hiểu rõ cách thế giới vận
hành, có học hỏi kinh nghiệm ta mới trưởng thành hơn, để bản thân ít bị vấp ngã trên con đường đi
đến thành công của chính mình. Kiến thức là vô tận nên mỗi con người chúng ta cần phải học hỏi
không ngừng.

Là một nhà lãnh đạo lâu năm sẽ không tránh khỏi những lần có suy nghĩ độc đoán hay “đơn
thương độc mã” tự thân quyết định một vấn đề quan trọng mà chưa có sự tham gia đóng góp ý kiến
của các thành viên trong nhóm. Để cho bản thân mình không bị tình trạng như thế, chúng ta phải
học cách chia sẻ công việc, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của mọi thành viên trong nhóm, chúng ta
phải cùng đồng tâm hiệp lực để cho ra thành quả mong muốn.

3.2. Hướng phấn đấu cho bản thân


Trong một tập thể sẽ có nhiều cá thể khác nhau, và trong mỗi cá thể đó sẽ có những cá thể
nổi trội hơn khi sở hữu khả năng lãnh đạo tài tình, tài năng thiên bẩm về quản trị, giọng nói đầy
tính thuyết phục. Bên cạnh đó, trong tập thể ấy vẫn có những cá thể tuy không có gì nổi bật, nhưng
24
luôn biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện bản thân nhằm chứng tỏ bản thân mình là người có tố
chất lãnh đạo. Bản thân em là một sinh viên của ngành quản trị kinh doanh, tự cảm thấy rằng bản
thân cần phải cố gắng không ngừng trong học tập, với mục tiêu tương lai sẽ trở thành nhà lãnh đạo
của một doanh nghiệp. Năng lực bản thân tuy không quá xuất sắc nhưng em không chùn bước, để
có thể trở thành một người mà đi đâu ai cũng sẽ biết mà không phải để người khác phải giới thiệu.
Qua môn học “Nghệ thuật lãnh đạo” này giúp cho em có cái nhìn về tương lai rõ hơn,
đường đi đến công danh sự nghiệp vững vàng hơn, bằng cách học và rèn dũa nhiều kỹ năng lãnh
đạo cũng như sử dụng tốt các phong cách lãnh đạo để trở thành người lãnh đạo giỏi.
Hiện nay trong môi trường kinh tế có đến 8 phong cách lãnh đạo phổ biến, 8 phong cách
này sẽ đánh giá và xác định được lối tư duy của một nhà lãnh đạo. Mỗi phong cách lãnh đạo là một
màu sắc riêng và cách thức quản trị khác nhau, tùy theo cá tính và tư duy làm việc của mình mà sẽ
có phong cách phù hợp với chúng ta và cũng sẽ có những cái không thích hợp. Trước tiên hết mỗi
người trong chúng ta cần nên biết ưu khuyết điểm của mình, phong thái làm việc cũng như tư duy
ra sao để có thể sắp xếp và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân.
Sau đây em xin được trình bày 3 phong cách lãnh đạo được cho là phù hợp với các bạn
sinh viên, để mọi người trong chúng ta có tinh thần tự học cũng như tự rèn luyện bản thân tốt hơn
cho công việc tương lai:
 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách này được đánh giá là phong cách lãnh đạo đạt hiệu quả cao nhất trong các loại
phong cách khác. Trong một doanh nghiệp nhà lãnh đạo thường có xu hướng khuyến khích các
thành viên trong nhóm họp mặt để cùng nêu ra ý tưởng, cùng bàn bạc và tạo sự gần gũi giữa cấp
trên với cấp dưới, sau cùng nhà lãnh đạo sẽ dung hòa mọi ý kiến đó để đưa ra quyết định cuối cùng
theo chính kiến riêng của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ phù hợp với những người
có tính hòa đồng, vui vẻ, năng nổ trong công việc nhưng không đánh mất cái tôi riêng.
 Phong cách lãnh đạo giao dịch
Phong cách này rất thú vị ở chỗ nhà lãnh đạo luôn biết cách làm thế nào để hấp dẫn nhân
viên của mình làm việc đạt một cách hiệu quả tuyệt đối, bằng cách xây dựng các chính sách nhằm
thúc đẩy năng suất, khen thưởng cho nhân viên khi họ đạt đủ chỉ tiêu (KPI ) được đề ra. Bên cạnh
có khen thưởng cũng sẽ có kỷ luật nếu không hoàn thành được mục tiêu của nhà lãnh đạo. Phong
cách lãnh đạo giao dịch sẽ phù hợp với những người thiên về sáng tạo trong công việc, luôn biết
cách đổi mới bầu không khí trong môi trường làm việc, và nghiêm túc trong mọi hoạt động của
công việc.

 Phong cách huấn luyện viên


25
Với phong cách này nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào việc nuôi dưỡng điểm mạnh của từng cá
nhân thông qua việc đặt câu hỏi, hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên của mình. Trong công việc, đòi hỏi
nhà lãnh đạo cần có sự tập trung vào chiến lược, lên phương án cụ thể để có thể tăng năng suất lao
động của nhóm. Nhà lãnh đạo quan sát và tìm cách phát triển năng lực của các thành viên, trau dồi
thêm nhiều kỹ năng, và trọng dụng nhân tài trong doanh nghiệp. Nếu như ở phong cách lãnh đạo
dân chủ khuyến khích nhân viên nói lên ý tưởng, nêu lên suy nghĩ của họ, thì ở phong cách huấn
luyện viên nhấn mạnh vào sự phát triển và phát huy năng lực làm việc của từng nhân viên. Phong
cách huấn luyện viên sẽ phù hợp với những người có năng lực quan sát, biết nắm bắt điểm mạnh
điểm yếu của mọi người, biết xây dựng sơ đồ phát triển bản thân, tinh thần quan tâm đến tập thể.
Trên đây là 3 phong cách lãnh đạo mà em cảm thấy bản thân mình cần phải học tập và rèn
luyện theo, để trở thành một nhà lãnh đạo tài tình, để được đồng nghiệp kính nể, em không chỉ phải
cố gắng học mà cần phải va chạm thực tế nhiều hơn để có cho mình nhiều kinh nghiệm làm việc
cũng như lãnh đạo nhân lực. Nghệ thuật lãnh đạo dạy cho em nhiều bài học liên quan đến thực tế
trong xã hội, dạy cho em biết thế nào là một nhà lãnh đạo tốt, một người chưa từng biết về điểm
mạnh bản thân nay em đã tìm ra được chính mình. Giờ đây em đã tự lên cho mình một thời khóa
biểu, một sơ đồ phát triển bản thân, một tinh thần ham học để trở thành nhà lãnh đạo tốt.

3.3. Hướng phấn đấu cho nhà quản trị


Trong môi trường công sở, ai cũng đã từng được làm việc với ít nhiều lãnh đạo cấp cao
khác nhau, mỗi nhà lãnh đạo sẽ có một phong cách riêng biệt, nhưng khi tiếp xúc với họ chúng ta
lại dễ thấy nhất là có hai dạng nhà lãnh đạo, một là nhà lãnh đạo giỏi và hai là nhà lãnh đạo yếu
kém, và giờ chúng ta sẽ cùng so sánh hai nhà lãnh đạo này. Làm việc cùng với một nhà lãnh đạo
yếu kém, ta sẽ không nhận lại được gì ngoài sự chê bai chỉ trích, nhưng khi ở bên nhà lãnh đạo giỏi
ta sẽ cảm thấy an tâm khi làm việc chung, ở họ cho thấy một năng lực tích cực trong công việc và
họ biết cách truyền cảm hứng cho chúng ta một nguồn động lực mỗi khi đi làm.
Ở Việt Nam, để mà doanh nghiệp đề cử cho một người lên làm người quản lý hay nhà lãnh
đạo cũng cần phải xem xét rất nhiều yếu tố, bên cạnh việc một người có trình độ chuyện môn, mà
ở họ cần phải có những kỹ năng quản lý và lãnh đạo, nhiều yếu tố tác động để chọn ra một người
làm lãnh đạo. Để trở thành một người quản lý tốt, một nhà lãnh đạo tài ba có khả năng chèo lái và
dẫn dắt cả đội nhóm đi đến thành công, thì nhà quản trị giỏi cần phải đảm bảo 5 yếu tố sau:
 Hiểu đội ngũ nhân viên của mình
 Luôn ưu tiên việc trao đổi thông tin hiệu quả
 Tập trung vào sự phát triển của từng cá nhân
 Biết chú trọng việc xây dựng môi trường an toàn

26
 Biết truyền động lực và cảm hứng làm việc cho nhân viên

Hiểu đội ngũ nhân viên của mình. Một nhà quản trị giỏi luôn có cho mình sự quan sát
nhạy bén, qua việc thấu hiểu tài năng cũng như nắm rõ được điểm mạnh của từng người nhân viên
trong đội ngũ. Nhờ có đôi mắt quan sát nhạy bén, họ có thể suy đoán và phát hiện rõ điểm mạnh,
điểm yếu, phong cách làm việc, tính cách,… của mỗi nhân viên. Phát triển điểm mạnh kiêm khắc
phục điểm yếu cho nhân viên, đây mới chính là công việc quan trọng của một nhà quản trị, bởi vì
mỗi thấu hiểu thôi là chưa đủ, vừa cần phải khai thác điểm sáng và vừa phối hợp cân bằng nó, điều
này sẽ giúp cho nhà quản trị tối ưu hóa cơ hội và hạn chế rủi ro trong hoạt động làm việc.

Luôn ưu tiên việc trao đổi thông tin hiệu quả, yếu tố thứ hai cũng quan trọng không kém.
Trong một đội nhóm, khi muốn chỉ đạo một ai đó làm việc, chúng ta sẽ phải cho đối phương hiểu
được tầm quan trọng của công việc, mục tiêu, khát vọng, hoài bão, và không thể thiếu là món quà
thưởng đến cho đối phương khi cùng mình thực hiện công việc đó. Đây cũng chính là công việc
của nhà quản trị, chia sẻ thông tin đến cho nhân viên của mình, luôn biết cập nhật thông tin mới,
trao đổi và hỗ trợ nhân viên để cùng đạt được mục tiêu. Một buổi chia sẻ thông tin thường được tổ
chức bằng một buổi họp mặt, có bài diễn thuyết bằng Powerpoint chứa nội dung cần chia sẻ,
khuyến khích mọi nhân viên nói lên ý tưởng của họ, sau cùng thì nhà quản trị sẽ xây dựng mục tiêu
và cũng hỗ trợ cho nhân viên để hoàn thành công việc được giao.

Tập trung vào sự phát triển của từng cá nhân, yếu tố này cần phải có để nhà quản trị biết
cách giữ chân nhân viên của mình. Theo báo cáo của Modern Workplace, 89% những nhân viên có
hiệu suất công việc cao đều cảm thấy hài lòng với lộ trình thăng tiến của mình. Khi một nhân viên
đảm nhận duy nhất một công việc từ năm này qua tháng nọ dù cho là đã cống hiến hết mình nhưng
không có thay đổi gì trong thăng tiến, thì điều đầu tiên họ sẽ cảm thấy chán nản cũng như suy nghĩ
rằng công ty đó không còn phù hợp với mình, lỗi là ở nhà quản trị không biết cách truyền cảm
hứng cho nhân viên của mình, bỏ bê nhân viên là việc làm sai lầm của họ. Vậy nếu cũng trường
hợp đó mà nhân viên được tăng thêm tiền lương, được thưởng thêm mỗi khi làm thêm giờ, kích
thích được nhu cầu của nhân viên nhà quản trị hoàn toàn dễ dàng tán thưởng; với một số nhân viên
đang trong giai đoạn khó khăn thì nhà quản trị sẽ là người giúp đỡ, trở thành người bạn tâm giao
giúp cho tinh thần của mọi người được phấn chấn trở lại.

Biết chú trọng việc xây dựng môi trường an toàn, là một nhà quản trị giỏi cũng cần phải
biết cách để tạo ra môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh dành cho mọi người; nhà quản trị
thông thái sẽ biết cách làm thế nào để biến nơi làm việc thành ngôi nhà mà ở đó mọi người từ xa lạ
trở thành bằng hữu luôn giúp đỡ nhau vì mục tiêu chung. Để làm được điều phi thường đó, cá nhân
27
nhà quản trị cũng phải là mẫu người được mọi nhân viên yêu quý, là người giữ vững an toàn trong
“ngôi nhà thứ 2” của mình, tôn trọng từng thành viên, và phải biết trọng dụng người tài trong đội.
Về phía nhân viên, khi nói đến hai chữ an toàn là họ sẽ nghĩ ngay đến giấc ngủ yên ấm, được làm
điều mình thích và mong muốn cống hiến hết mình khi được mọi người quan tâm lẫn hỗ trợ. Vì thế
nhà quản trị giỏi là cần phải biết xây dựng môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho mọi
người.

Biết truyền động lực và cảm hứng làm việc cho nhân viên, yếu tố quan trọng nhất chính
là một nhà quản trị giỏi sẽ luôn biết cách để truyền động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên. Luôn
biết cách đổi mới trong môi trường làm việc mà không khiến nhân viên bị ngợp hay khó chịu về
những điều mới đó và ngược lại còn tích cực hưởng ứng theo, đó chính là một nhà quản trị thông
thái. Nhân viên cũng cảm thấy an tâm khi làm việc dưới chướng của mình, bởi bản thân mỗi người
là luôn muốn được công nhận thành tích, nhà quản trị càng quan tâm đến nhân viên thì nhân viên
càng có tinh thần hợp tác lâu dài với doanh nghiệp.

Kết luận lại quản trị một tập thể là điều không dễ dàng gì, không ai trong chúng ta từ khi
sinh ra đã có khả năng trở thành nhà quản trị giỏi cả, tất cả đều phải qua học tập, rèn luyện và thực
hành thường xuyên thì mới mong có kết quả trở thành nhà quản trị tốt. Nắm giữ 5 yếu tố trên cùng
với một phong cách lãnh đạo của riêng mình thì việc trở thành người lãnh đạo được mọi người yêu
quý là điều tuyệt vời nhất của nhà quản trị.

28
C/ PHẦN KẾT LUẬN

Ngày nay, phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của các nhà quản trị là yếu tố quan
trọng hàng đầu để phát triển doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo giúp xác định cách tiếp cận
của các nhà lãnh đạo trong việc thực hiện kế hoạch và chiến lược để hoàn thành mục tiêu,
nhằm đáp ứng kỳ vọng kinh doanh cũng như sự thịnh vượng và phát triển của một tổ chức.
Về cách tiếp cận lãnh đạo, doanh nghiệp cần lựa chọn cách tiếp cận phù hợp. Phong cách
lãnh đạo hay kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo cần phải phù hợp với các tình huống khác nhau,
thực tế thị trường mà đưa ra cách lãnh đạo, cách dẫn dắt cho phù hợp. Những nhà lãnh đạo
tương lai phải biết trông vào một viễn cảnh thực tế, xác định được những giá trị mà tổ chức
họ muốn dẫn dắt. Họ phải có khả năng tạo động lực, điều kiện cho nhân viên phát huy tối
đa năng lực và nhạy bén trước những thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp Việt sẽ cần có
những lãnh đạo có được sự linh hoạt đó, có tầm nhìn xa và tư duy mang tính chiến lược để
có thể “chèo lái” cho doanh nghiệp Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Cụ thể trong bài tiểu luận này là vua Quang Trung, ông thành công nhờ vào phong
cách dân chủ trong lãnh đạo của mình, cho thấy ông tuy có sự quyết đoán, dũng mãnh và trí
tuệ hơn người nhưng vẫn rất coi trọng ý kiến của bậc hiền tài, chiêu mộ ý kiến của hiền
thần, thể hiện rõ ông là một bậc minh quân sáng suốt. Hoàng đế Quang Trung là nhân vật vĩ
đại trong lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XVIII, nhưng ông không thể biến những ước vọng cá
nhân thành hiện thực, bởi lịch sử chỉ sản sinh một "Quang Trung đại đế", mà không thể tạo
nên "thời đại Quang Trung" đúng nghĩa. Ông thất bại cũng chính là vì sự quyết đoán và có
phần độc đoán của mình, để rồi tư tưởng tiến bộ của ông đã một phần bị méo mó dưới
quyền lực của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Quang Toản và nhiều tướng lĩnh thân thuộc dẫn
đến hệ quả đánh mất niềm tin của quần chúng. Qua đó, nhóm chúng em đã đưa ra các
phương hướng phấn đấu cho các nhà quản trị và cho chính bản thân chúng em để trở thành
một nhà lãnh đạo tài tình, dẫn dắt đội nhóm thành công để đạt được hiệu quả công việc cao
nhất. Từ đây, chúng ta có thể thấy bất kỳ phong cách lãnh đạo nào cũng sẽ có hai mặt. Một
người lãnh đạo giỏi là người hiểu rõ và biết vận dụng linh hoạt trong các tình huống thì mới
có thể đạt được hiệu quả tối ưu.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khái niệm Nghệ thuật lãnh đạo, < https://1office.vn/nghe-thuat-lanh-dao>, [Ngày truy cập:
22/09/2023].
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo,<https://pms.edu.vn/nghe-thuat-lanh-dao-
yeu-to-then-chot-tao-nen-nha-lanh-dao-gioi>, [Ngày truy cập: 21/09/2023].
3. Phân loại các phong cách lãnh đạo nổi bật hiện nay, < https://luatduonggia.vn/phong-cach-
lanh-dao-la-gi-cac-phong-cach-lanh-dao-noi-bat>, [Ngày truy cập: 21/09/2023].
4. Vai trò của Nghệ thuật lãnh đạo, < https://muaban.net/blog/lanh-dao-la-gi>, [Ngày truy cập:
22/09/2023].
5. Nguyễn Chi. (2021) Phân tích nhân vật Quang Trung trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí,
<https://vanhocviet.com/phan-tich-nhan-vat-quang-trung.html>, [Ngày truy cập:
23/09/2023].

6. Trang Wikipedia Quang Trung, <https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang_Trung#Ch


%C3%ADnh_s%C3%A1ch_cai_tr%E1%BB%8B_th%E1%BB%9Di_h%E1%BA
%ADu_chi%E1%BA%BFn>, [Ngày truy cập: 23/09/2023].
7. Người kể sử, <https://nguoikesu.com/dong-lich-su/nha-tay-son/su-sup-do-cua-nha-tay-son>,
[Ngày truy cập: 23/09/2023].
8. Những yếu tố cần có của nhà quản trị <https://vn.elsaspeak.com/lam-the-nao-de-tro-thanh-
mot-nha-quan-tri-tai-nang-5-yeu-to-quan-trong-ban-can-biet>, [Ngày truy cập: 24/09/2023].
9. Phong cách lãnh đạo <https://1office.vn/phong-cach-lanh-dao-la-gi>, [Ngày truy cập:
25/09/2023].

30

You might also like