You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

NHÓM PHƯƠNG NAM

NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN


D20 KHOA KINH TẾ ĐH TDM
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh

Lớp : HK1.TT.03

GVHD : Huỳnh Thạnh

Chúng tôi cam đoan bài viết này không vi phạm những điều cơ bản trong bộ nguyên tắc liêm
chính học thuật. Mọi sự sai phạm, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Bình Dương
Tháng 11/2021
I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

STT Họ và Tên MSSV


1 Nguyễn Minh Tuấn 2023401010137
2 Võ Thị Thùy Linh 2023401010981
3 Võ Trung Hiếu 2023401010579
4 Nguyễn Tường Vy 2023401011494
5 Ao Đăng Quang 2023401011528
6 Hà Trung Hiếu 2023401010580
7 Lương Cẩm Nhung 2023401010626

Ký tên

I
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN (đánh giá chéo)

[Điểm của từng thành viên sẽ được dựa trên điểm trung bình của giảng viên chấm và
cộng trừ 0.1 điểm so với điểm trung bình ứng với mức chênh lệch 1 điểm của tất cả các
thành viên. Ví dụ điểm trung bình tự đánh của 6 thành viên là 90 điểm (lấy trung bình
cộng), điểm giảng viên chấm là 7 điểm. Người 95 điểm sẽ được điểm là 7.5 điểm, người
84 điểm sẽ là 6.4 điểm]
Điểm trung bình của tất cả các thành viên: 99,28 điểm (nhóm tự chấm)-không bao gồm
thành viên có tên trong nhóm nhưng không tham gia và dưới 50 điểm.

Thang điểm cho mỗi tiêu chí đánh giá được cho tối đa 100

Thành viên 1: Họ và tên: Nguyễn Minh Tuấn

Tỉ
TT trọng Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20%
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30%
3 Công việc có chất lượng 20% 20%
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10%
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20%

Thành viên 2: Họ và tên:Võ Thị Thùy Linh

Tỉ
TT trọng Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20%
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30%
3 Công việc có chất lượng 20% 20%
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10%
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20%

Thành viên 3: Họ và tên:Võ Trung Hiếu

Tỉ
TT trọng Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20%
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30%
3 Công việc có chất lượng 20% 20%
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10%
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20%

II
Thành viên 4: Họ và tên:Nguyễn Tường Vy

Tỉ
TT trọng Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20%
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30%
3 Công việc có chất lượng 20% 15%
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10%
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20%

Thành viên 5: Họ và tên:Ao Đăng Quang

Tỉ
TT trọng Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20%
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30%
3 Công việc có chất lượng 20% 20%
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10%
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20%

Thành viên 6: Họ và tên:Hà Trung Hiếu

Tỉ
TT trọng Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20%
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30%
3 Công việc có chất lượng 20% 20%
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10%
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20%

Thành viên 7: Họ và tên: Lương Cẩm Nhung

Tỉ
TT trọng Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20% 20%
2 Hoàn thành công việc được giao 30% 30%
3 Công việc có chất lượng 20% 20%
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10% 10%
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20% 20%

III
MỤC LỤC
1. Giới Thiệu............................................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài. ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................................... 2
2. Xem Xét Các Nghiên Cứu Có Liên Quan .............................................................................. 2
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học online (trực tuyến) ............................................... 2
2.2 Thực trạng học online của sinh viên Việt Nam hiện nay ............................................. 4
2.3 Tiện ích của việc học online (trực tuyến) ..................................................................... 5
3. Phương Pháp Nghiên Cứu ...................................................................................................... 6
4. Kết Quả Kì Vọng .................................................................................................................... 9
5. Khung Thời Gian .................................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 11
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 13

IV
1. Giới Thiệu
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trong thời buổi công nghệ, tiến bộ và khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh
như hiện nay, cùng với đó tri thức của con người là điều vô cùng quan trọng đòi hỏi
chúng ta luôn phải học tập trao dồi kiến thức cũng như hiểu biết để có thể theo kịp với
thời đại và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy : “Chúng ta phải
học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến
bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới,công việc càng nhiều,máy móc càng tinh xảo.
Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”.
Trong thời gian gần đây, với tình trạng dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp và
kéo dài. Việc học của học sinh nói chung cũng như sinh viên nói riêng cũng vì thế mà
chịu ảnh hưởng không hề nhỏ, để giải quyết những khó khăn trong việc không thể đến
trường học trực tiếp như hiện nay, thì trong thời đại công nghệ con người đã có thể
tiếp cận, áp dụng với nhiều cách thức học khác nhau, trong đó hình thức học online là
không thể không nhắc đến, đây chính là giải pháp linh hoạt và tiện dụng nhất của các
trường đại học trong thời kì này vì sinh viên có thể học mọi lúc mọi nơi, vào bất kì
thời gian và địa điểm nào chỉ bằng chiếc laptop hoặc điện thoại có kết nối internet.
Việc triển khai dạy học online này không phải chỉ áp dụng khi sinh viên không thể đến
trường học tập do ảnh hưởng của Covid-19 mà còn đang được trường Đại học Thủ
Dầu Một quan tâm và đầu tư với mục đích tiếp cận với các phương thức học tập đa
dạng trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, việc thay đổi từ hình thức giảng dạy một cách đột
ngột do ảnh hưởng của tình trạng hiện tại không chỉ có những tiện ích, thuận lợi mà
phần nào cũng gây ra những khó khăn và rào cản cho sinh viên trong việc học tập và
trao dồi kiến thức.
Với thực trạng trên, việc đào tạo giáo dục trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung, và
khoa Kinh tế trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng, “Nghiên cứu về hiệu quả học
online của sinh viên D20 khoa Kinh tế ĐH TDM” là một nghiên cứu khá cần thiết, khi
còn rất ít nghiên cứu được triển khai trên tình trạng học online của sinh viên như hiện
nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung

1
Đánh giá hiệu quả học online của sinh viên khóa D20 khoa kinh tế của trường Đại
học Thủ Dầu Một . từ đó đưa ra được những đề xuất để điều chỉnh việc học online
được tốt hơn.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình học online của sinh viên khóa D20 khoa kinh tế Đại học Thủ Dầu
Một
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc học online của sinh viên
- Đánh giá mức độ của tác yếu tố ảnh hưởng tới học tập của sinh viên từ việc học
online
- Đề xuất các biện pháp phù hợp để sinh viên có thể thích ứng với việc học online
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Hành vi học online của sinh viên khóa D20 khoa kinh tế đại học Thủ Dầu Một
+ Đối tượng nghiên cứu: Hành vi học trực tuyến ( online ) của sinh viên ngành QTKD
mặt tích cực và tiêu cực trong đại dịch CoVid-19.
+ Khách thể nghiên cứu: 200 sinh viên khóa D20 đại học Thủ Dầu Một.
1.4 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu những sinh viên thuộc khoa kinh tế gặp khó khăn khi học online
như đường truyền internet chậm, máy tính hoặc điện thoại thông minh không có khả
năng kết nối,... chứ chưa đánh giá tổng quan các khoa khác về hành vi học online.
2. Xem Xét Các Nghiên Cứu Có Liên Quan
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học online (trực tuyến)
Hansnan Baber trong bài nghiên cứu “Determinants of Students’ Perceived
Learning Outcome and Satisfaction in Online Learning during the Pandemic of
COVID-19” vào tháng 8, 2020. Nhằm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên trong quá trình học trực tuyến. Các dữ liệu của bài nghiên cứu
được thu thập từ các sinh viên đại học ở cả Hàn Quốc và Ấn Độ để có được một
nghiên cứu xuyên quốc gia. Nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố – tương tác trong lớp
học, động lực của học sinh, cấu trúc khóa học, kiến thức của giảng viên và sự hỗ trợ –
đang ảnh hưởng tích cực đến sinh viên kết quả học tập của sinh viên. Và kết quả
nghiên cứu cho rằng sự tham gia của sinh viên trong việc học trực tuyến ngày càng
mạnh mẽ hơn, yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên do các lớp học trực
tuyến thiếu tính xã hội hóa, thực hành. Không có sự khác biệt đáng kể về kết quả học
2
tập của sinh viên từ một trong hai quốc gia. Nghiên cứu trong tương lai cần được thực
hiện để hiểu được vai trò của việc chấp nhận công nghệ đối với việc học tập được nhận
thức và sự hài lòng của sinh viên.
Saghafi et al. (2014) trong nghiên cứu “A holistic model for blended learning”
tuyên bố rằng môi trường học tập trực diện có tầm quan trọng của nó mà không thể
tương xứng với một thiết lập học trực tuyến; theo họ, cả hai phương tiện đều có ưu và
khuyết điểm. Tương tác là một phần quan trọng của việc học trong cả thiết lập ngoại
tuyến và trực tuyến. Tương tác có thể đưa hình thức người hướng dẫn cho người học
và người học đối với người học. Tương tác của người hướng dẫn với người học là rất
quan trọng để chuyển giao kiến thức và phản hồi. Không thể đánh giá thấp tầm quan
trọng của sự tương tác này trong cả hai cơ sở. Các tương tác trong các lớp học trực
tuyến là một chủ đề tranh luận vì giao tiếp điện tử có thể không hiệu quả như truyền
thống liên lạc. Sự vắng mặt của cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể và nét mặt là điều đáng kể
trong các lớp học trực tuyến.
Sebastianelli, Swift và Tamimi (2015); Alqurashi (2019) và Ku et al. (2013)
trong các nghiên cứu tương tự liên quan đến việc học trực tuyến của sinh viên cũng có
kết luận rằng sự tương tác giữa người hướng dẫn và người học là một yếu tố quan
trọng quyết định đến cảm nhận học tập và sự hài lòng của sinh viên. Động lực của học
sinh là một yếu tố quan trọng của kết quả học tập thành công ở cả ngoại tuyến và trực
tuyến giáo dục. Môi trường trực tuyến khiến mọi người tránh xa khuôn viên trường và
những người học ngang hàng, điều này tạo ra động lực một yếu tố quyết định quan
trọng hơn đến kết quả học tập và sự hài lòng của học sinh. Đại dịch COVID19 đã đẩy
học trực tuyến của sinh viên và trở nên quan trọng hơn để nghiên cứu động lực của họ
trong thiết lập này. Các sinh viên đã chưa sẵn sàng hoặc chưa chuẩn bị cho việc học
này, và động lực của họ để bắt đầu và tiếp tục học là điều cần thiết để kết quả học tập
tích cực. Kết quả cho thấy động cơ học tập của sinh viên trong môi trường trực tuyến
trong đại dịch COVID19 là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công và hài
lòng của kết quả học tập.
Phan Thị Ngọc Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh. Trong nghiên cứu về trải nghiệm học trực tuyến của sinh viên đã đưa ra một
số yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến việc học online như sau: Đầu tiên là khó khăn của
việc học trực tiếp được phản ánh nhiều nhất là Internet (kết nối không ổn định cúp
3
điện, tốc độ đường truyên kém, không có wifi phải dung 3G nên chi phí cao….) Đây
có lẽ là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng học tập của sinh viên vì khiến
cho kết quả học tập không đạt được chất lượng cao. Khó khăn thứ hai là về việc sử
dụng công nghệ, phần mềm học tập: không sử dụng được phần mềm học trực tuyến,
một số chức năng về nhận thông báo khi giảng viên có cập nhật thông tin mới, bỏ lỡ
một số bài tâpj tinh điểm khiến sinh viên lo lắng hơn. Khó khăn kế tiếp là không hiểu
được nội dung môn học khi học trực tuyến có nhiều sinh viên cho rằng việc học offline
hiệu quả hơn dễ tiếp nhận kiến thức hơn, có lẽ khó khăn này có thể là do sinh viên
chưa thích nghi được với phương pháp học mới,…
2.2 Thực trạng học online của sinh viên Việt Nam hiện nay
Bùi Quang Dũng, cùng các cộng sự thuộc Khoa Xã hội học & Công tác xã hội,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế trong nghiên cứu về một số khó khăn của sinh
viên khi học trực tuyến. Theo kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy rằng điện thoại di
động có thể xem là thiết bị học tập trực tuyến được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất
(chiếm 71%) vì nó dễ sử dụng và có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi chỉ cần có thể kết nối
internet. Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù điện thoại được sử dụng khá
phổ biến trong quá trình học tập trực tuyến vì sự tiện ích của nó, nhưng so với việc sử
dụng laptop hay máy tính để bàn thì mức độ hiệu quả trong việc học vẫn còn là vấn đề
cần được quan tâm và xem xét cụ thể hơn. Qua một số bảng thống kê thì nghiên cứu
cho thấy rằng, sinh viên có khuynh hướng ưu tiên lựa chọn điện thoại để học tập trực
tuyến. Xét về hiệu quả của việc học trức tuyến thì địa điểm học tập được xem là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên. Kết
quả khảo sát cho thấy rằng, đa phần sinh viên trải qua hoạt động học tập trực tuyến tại
nhà (chiếm tỉ lệ 72%). Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một tỉ lệ khá ít là 4% sinh viên vẫn
phải học nhờ nhà bạn do thiếu phương tiện học tập, thiết bị kết nối hoặc có vấn đề về
đường truyền mạng.
Trong một nghiên cứu tương tự về trải nghiệm học trực tuyến của sinh viên của
Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Cho được một kết quả nghiên cứu rằng hiện nay đa số sinh viên học trực tuyến tại
nhà/nhà trọ chiếm tỉ lệ 98,2%. Thiết bị được sinh viên sử dụng nhiều nhất trong quá
trinh học trực tuyến là Laptop chiếm tỷ lệ trên 50% sồ lượng khảo sát là 59.1% và điện
thoại là thiết bị được sử dụng khá nhiều xếp sau laptop và chiếm tỷ lệ 35.5%. Trong số
4
tất cả các sinh viên tham gia phản hồi khảo sát cho thấy rằng đa số sinh viên chiếm
83,7% đã nêu rõ ít nhất là một khó khăn gặp phải trong quá trình học trực tuyến, cùng
với đó là những ý kiến đóng góp để hệ thống khảo sát hoàn hảo hơn. Kế tiếp là nhôm
khác sinh viên tham gia khảo sát và nhận xét chung chung là không gặp khó khăn gì
khi học trực tuyến (chiếm 11,6%). Hai nhóm còn lại đạt tỉ lệ khá thấp nhưng đưa ra
mong muốn hoan toàn trai ngược nhau chiếm tỷ lệ 3,8% cho rằng muốn kết thúc việc
học trực tuyến vì cho rằng việc học này không có hiệu và và tỷ lệ cuối cùng là 1% sinh
viên thấy được lợi ích mà mong muốn hình thức này được phát triển vè kết hợp với
học trực tuyến.
2.3 Tiện ích của việc học online (trực tuyến)
Fazlollahtabar & Muhammadzadeh, 2012 trong nghiên cứu “Does e-learning
service quality influence e-learning student satisfaction and loyalty?” đã đưa ra những
tiện ích của việc học online (trực tuyến). Học tập trực tuyến có thể mang lại nhiều lợi
ích cho cả trường đại học và sinh viên. Đối với các trường đại học, trước hết, học trực
tuyến giúp các trường đại học tiết kiệm đáng kể chi phí liên quan đến việc đầu tư vào
giảng dạy vật lý và cơ sở hạ tầng học tập. Thứ hai, học trực tuyến giúp các trường đại
học được số hóa nhiều hơn và góp phần hình thành một nền kỹ thuật số và kiến thức
để việc học tập và chia sẻ kiến thức có thể được tiến hành một cách đơn giản và nhanh
chống, mọi lúc, mọi nơi với sự trợ giúp của các công nghệ hỗ trợ Internet. Thứ ba, nó
giúp các trường đại học hội nhập sâu hơn vào môi trường giáo dục toàn cầu. Đặc biệt,
hợp tác quốc tế và liên kết trong lĩnh vực giảng dạy có thể diễn ra vượt ra ngoài ranh
giới của một quốc gia; ví dụ, đào tạo chung các chương trình trong đó sinh viên trong
nước không bắt buộc phải học đại học ở nước ngoài để học tập, nhưng có thể nhận
được đầy đủ các dịch vụ học thuật do trường đại học nước ngoài cung cấp. Đối với
sinh viên, e-learning cung cấp cho họ thêm một sự lựa chọn về phong cách học tập.
sang cách học truyền thống. Học tập điện tử không bị giới hạn bởi thời gian và không
gian vì nó có thể diễn ra tại nhà, tại nơi làm việc hoặc bất cứ nơi nào thông qua máy
tính hoặc các thiết bị được kết nối với Internet và hệ thống học trực tuyến của trường
đại học. Điều này đặc biệt thuận tiện cho sinh viên những người vừa học vừa làm.
Cuối cùng, sinh viên hoàn toàn có thể kiểm soát nhịp độ và nhịp độ học tập của mình
vì họ không phải tham gia các lớp học thể chất trong khuôn viên trường.

5
Trong một nghiên cứu về những biện pháp hiệu quả cho phương pháp học online
Marcia D. Dixson vào năm 2010. Trong nghiên cứu của minh “Creating effective
student engagement in online courses: What do students find engaging?” đã đưa ra
hiệu quả của việc học trực tuyến như sau: Một số lượng lớn các trường đại học và các
cơ sở huấn luyện cũng cung cấp một loạt các bài giảng được ghi lại cho sinh viên.
Nhưng để nâng cao trình độ học tập, điều bắt buộc hiện nay là thay vì chỉ nghe hoặc
xem các bài giảng như vậy trên hệ thống, người học nên tham gia hiệu quả vào từng
thời điểm của chương trình và khóa học thông qua nhiều phương tiện như bài tập. , câu
đố và diễn đàn thảo luận. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sinh viên học
trực tuyến có thể và thường làm tốt hơn học ngoại tuyến.
Maki và Maki (2007) nhận thấy rằng sinh viên thường được yêu cầu để làm được
nhiều việc hơn trong các khóa học trực tuyến so với các khóa học truyền thống. Họ
cũng kết luận rằng, để có hiệu quả, hướng dẫn trực tuyến yêu cầu phương pháp luận
mạnh mẽ và cơ hội để sinh viên tương tác với nhau và người hướng dẫn. Các nhà
nghiên cứu khác đã lặp lại những phát hiện này, phát hiện ra rằng sinh viên trực tuyến
báo cáo việc học nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn cho công việc. (Robertson,
Grant, và Jackson, 2005), tham gia nhiều hơn các sinh viên truyền thống theo NSSE
(National Khảo sát mức độ gắn bó của sinh viên) trung binh sinh viên có thành tích và
hoạt động tốt hơn.
3. Phương Pháp Nghiên Cứu
Tổ chức thu thập thông tin
Theo như dữ liệu nghiên cứu đề tài chủ yếu được chia thành 2 cấp bậc
Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu chúng tôi lấy từ các trang tập chí khoa học và các bài
nghiên cứu khoa học từ các trang wed của trường đại học trong và ngoài nước có liên
quan tới đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp: thu thập những thông tin dưới dạng hình thức câu hỏi bảng khảo
sát online đi thu thập từ 200 sinh viên khoa kinh tế D20 của trường Đại học Thủ Dầu
Một. Phần đáp án sẽ được lưu lại và sử dụng thang đo Liker 4 cấp độ để khảo sát với
từng con số từ 1 đến 4.
Trong khoa kinh tế tại trường Đại học Thủ Dầu Một có tổng 5 ngành. Để chọn mẫu
một cách chính xác cũng như có tính đại diện cao , nhóm chỉ chọn 3 ngành để lấy mẫu:
Quản trị kinh doanh, Kế toán ,Tài chính ngân hàng. Việc chọn ra 3 ngành có số lượng
6
sinh viên trong năm 2020 khá cao sẽ tạo nên một bức tranh tổng quan trong việc khảo
sát việc sinh viên kinh tế D20 học online. Sau khi bàn thảo nhóm chúng tôi đã chọn số
lượng khảo sát của từng đối tượng ngành kinh tế bao gồm: 80 sinh viên ngành Quản trị
kinh doanh, 65 sinh viên ngành Tài chính ngân hàng và 55 sinh viên ngành Kế toán.
Nhóm chúng tôi đã bắt đầu khảo sát các đối tượng đã nêu như trên đến khi thu thập đủ
mẫu. Để dữ liệu khảo sát mang tính chân thực và chính sát nhất các đối tượng khảo sát
chính là nhân tố quan trọng đưa ra quyết định chính. Và như vậy 5 ngành trên là đại
diện cho tổng thể của khoa kinh tế khóa D20.
Phương pháp phân tích
Đối với đề tài “Nghiên cứu về hiệu quả học online của sinh viên D20 khoa
Kinh tế Đại học Thủ Dầu Một” thì chủ yếu sử dụng thống kê mô tả và phương pháp
điều tra (phiếu khảo sát) để tìm hiểu và đánh giá về tình hình học online của sinh viên
khóa D20 khoa kinh tế Đại học Thủ Dầu Một (mục tiêu 1). Để xác định và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến việc học online của sinh viên (mục tiêu 2), sẽ có những yếu
tố khách quan và chủ quan, nên sẽ sử dụng kiểm định Independent Samples T-Test:
Kiểm định là phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể với công dụng là so
sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể, ta thực hiện phép kiểm định giả thiết
về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể.
Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của 2 biến tổng thể là như nhau”.
Bước 2: Thực hiện kiểm định Independent-Samples T-Test
Bước 3: Tìm giá trị Sig tương ứng với kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng
thể Levene đã tính được:
+Nếu Sig > α thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sẽ
sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed.
Bước 4: So sánh giá trị Sig của kiểm định t được xác định ở bước 3 với xác suất α:
+ Nếu Sig > α thì ta chấp nhận giả thuyết Ho
Ở đây, sẽ có hai nhóm tổng thể là yếu tố khách quan và chủ quan và sẽ có 4 đánh giá ở
4 mức độ là (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Đồng ý, (4) Hoàn toàn
đồng ý. Sau đó sẽ áp dụng kiểm định Independent Samples T-Test để xác định mức độ
ảnh hưởng trung bình của hai yếu tố có bằng nhau hay không.
Vì tổng thể quá lớn, chúng ta không thể có được các thông tin này. Vì vậy,
chúng ta dùng thông tin của mẫu nghiên cứu để ước lượng hoặc kiểm định thông tin
7
của tổng thể. Với hồi quy tuyến tính cũng như vậy, các hệ số hồi quy tổng thể
như β1, β2 … hay hằng số hồi quy β0 là những tham số chúng ta muốn biết nhưng
không thể đo lường được. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng tham số tương ứng từ mẫu để
ước lượng và từ đó suy diễn ra tổng thể. Phương trình hồi quy trên mẫu nghiên cứu:

Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + ε

Như trên đã nêu ra phương trình hồi quy. Trong đề tài này, để đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của việc học online của sinh viên phân tích hồi qui
bằng phương pháp bình phương sai số là nhỏ nhất (OLS) được áp dụng. Cụ thể:

LnWTP= β1+ β2 studytime + β3 parttime + β4 gender + β5 understand + β6 tequality


+ β7 difficult + ɛ
Trong đó: lnWTP là logarit tự nhiên của mức đô hiệu quả (WTP) của việc học online
(phần trăm). β2 …β7 là Hệ số ước lượng của các biến độc lập ảnh hưởng lên WTP. Ɛ
là phần dư
Tất cả dữ liệu sau khi khảo sát, nhóm nghiên cứu xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS
phiên bản SPSS 20 và đưa ra kết quả phân tích.

8
Bảng 1. mô tả biến trong mô hình
Ký hiệu Tên biến Đơn vị đo lường
β1 Tung độ gốc
Studytime Thời gian học online Giờ
Parttime Thời gian làm thêm Giờ
Gender Giới tinh Biến giả, 1 là nữ 0 là nam
Understand Mức độ hiểu bài Phần trăm (%)
Tequality Các hoạt động liên quan đến chất lượng giảng Biến giả, 1 nếu hoàn toàn
viên không đồng ý và không đồng
ý, 0 nếu đồng ý và hoàn toàn
đồng ý
Difficult Khó khăn đang gặp phải Biến giả, 1 nếu hoàn toàn
không đồng ý và không đồng
ý, 0 nếu đồng ý hoàn toàn
đồng ý

4. Kết Quả Kì Vọng

Phần nghiên cứu này sẽ tập trung vào nghiên cứu về hiệu quả học online của
sinh viên khóa D20 khoa kinh tế Đại học Thủ Dầu Một.
Thực trạng học trực tuyến của sinh viên khóa D20 khoa kinh tế Đại học Thủ Dầu Một
như các ngành (Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán).
Chúng tôi đánh giá hành vi học trực tuyến hiện nay của các sinh viên được khảo sát ý
kiến về chất lượng giảng dạy, các khó khăn, hiệu quả mà việc học trực tuyến mang đến
mà còn về tâm lí của sinh viên cảm thấy như thế nào về việc học trực tuyến mang lại.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu này còn đưa ra cho sinh viên các ưu điểm và cách khắc
phục các nhược điểm khi học trực tuyến.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lí khi học trực tuyến của sinh viên và mức độ
hài lòng mà học trực tuyến mang lại. Và phần cuối cùng, dựa vào kết quả nghiên cứu ở
trên, nhóm nghiên cứu chúng em đã đưa ra các đề xuất.

9
5. Khung Thời Gian

Nội dung thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Chuẩn bị
Viết đề cương nghiên
cứu
Bảo vệ và hoàn hiện đề
cương
Thu thập dữ liệu thứ cấp
và dữ liệu sơ cấp
Khảo sát
Tiến hành khảo sát thực
tế
Nhập và sử lý dữ liệu
Báo cáo
Phân tích
Viết cáo Tổng kết

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Dũng và cộng sự, 2020. “Một số khó khăn của sinh viên khi học trực
tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid 19”. Khoa Xã hội học & Công tác xã hội, Trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế.

2. Fazlollahtabar & Muhammadzadeh, 2012. “Does e-learning service quality


influence e-learning student satisfaction and loyalty?”. International Journal of
Educational Technology in Higher Education

3. Hansnan Baber, 2020. “Determinants of Students’ Perceived Learning Outcome and


Satisfaction in Online Learning during the Pandemic of COVID-19”. Journal of
Education and e-Learning Research, Vol. 7, No. 3, pp. 285-292

4. Marcia D. Dixson, 2010. “Creating effective student engagement in online courses:


What do students find engaging?”. Journal of the Scholarship of Teaching and
Learning, Vol. 10, No. 2, June 2010, pp. 1 – 13.

5. Phan T. N. Thanh và cộng sự, 2020. “Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải
nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng chống dịch Covid-19”. Tạp chí
Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), tr.18-28

6. Saghafi et al, 2014. “A holistic model for blended learning”. Journal of Interactive
Learning Research 25(4): pp.531-549

7. Gelman, A., 2005. Analysis of variance—why it is more important than ever. The
annals of statistics, 33(1), pp. 1-3.

8. Saunders, M., Lewis, P. and Thorhill, A., 2016. Research methods for business
students. 7th ed . Essex: Prentice Hall

9. Saunders, M., Lewis, P. and Thorhill, A., 2016. Research methods for business
students. 7th ed . Essex: Prentice Hall
11
10. Gelman, A., 2005. Analysis of variance—why it is more important than ever. The
annals of statistics, 33(1), pp. 1-3.

11. Saunders, M., Lewis, P. and Thorhill, A., 2016. Research methods for business
students. 7th ed . Essex: Prentice Hall

12. Đặng Thành Danh., 2020. Phân tích phương sai, xem 02.10.2021
<http://www.hcmuaf.edu.vn/data/dtdanh/Anova.pdf>

13. Nguyễn Văn Tuấn., 2020. T-statistic là gì, xem 04.10.2021 <https://hufa.edu.vn/t-
statistic-la-gi/>

14. Minh Anh, 05/10/2021, Độ lệch chuẩn là gì? Ý nghĩa của độ lệch chuẩn
https://vietnamfinance.vn/do-lech-chuan-la-gi-y-nghia-cua-do-lech-chuan-
20180504224209232.htm

15. Ý Nghĩa Độ Lệch Chuẩn https://giamcanherbalthin.com/y-nghia-do-lech-chuan/


Đặng Thành Danh., 2020. Phân tích phương sai, xem 02.10.2021
<http://www.hcmuaf.edu.vn/data/dtdanh/Anova.pdf>

12
PHỤ LỤC
KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN D20 KHOA
KINH TẾ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Kính chào Anh/chị, tôi là sinh viên của trường Đại học Thủ Dầu Một. Hiện nay tôi
đang thực hiện đề tài nghiên cứu " Đề tài: Nghiên cứu về hiệu quả học online của
sinh viên D20 khoa kinh tế Đại học Thủ Dầu Một " nhằm đưa ra giải pháp giúp
Anh/Chị học tốt hơn. Chúng tôi mong được sự hỗ trợ của Anh/chị bằng việc trả lời
những câu hỏi trong phiếu khảo sát. Mọi thông tin mà Anh /chị cung cấp có ý
nghĩa rất lớn đối với bài nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cam đoan nội dung
kết quả tổng hợp bài khảo sát dùng cho mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được
sự giúp đỡ từ Anh/chị.
Xin chân thành cảm ơn!
Lưu ý : Dấu tích vuông:  là câu hỏi được chọn nhiều đáp án.
Dấu tích tròn: O là câu hỏi chỉ được chọn một đáp án.

1. Giới tính của anh/chị là gì?

O Nam ONữ

2. Anh/chị có phải là sinh viên khoa kinh tế TDMU không?

O Có O Không

3. Anh/chị là sinh viên năm mấy của TDMU?

O Năm nhất O Năm hai


O Năm ba ONăm tư

4. Ngành hiện tại Anh/Chị học là gì ?

O Kế toán
O Tài chính ngân hàng
O Quản trị kinh doanh
O Mục khác:

5. Hiện tại ngoài việc học Anh/Chị có công việc làm thêm hay không ?

O Có O Không

6. Công việc làm thêm của anh chị trung bình bao nhiêu giờ/tiếng một ngày?

13
O 1giờ - 2 giờ O 2 giờ - 4 giờ
O 4 giờ - 8 giờ O > 8 giờ
7. Mỗi ngày, anh/chị dành thời gian cho việc học online là bao nhiêu?

O 1 giờ - 3 giờ
O 3 giờ - 6 giờ
O 6 giờ - 9 giờ
O > 9 giờ

8. Anh/chị tham gia học online bằng phương tiện gì?

O Điện thoại thông minh


O Laptop
O Máy tính bàn
O Ipad
O Mục khác:

9. Các môn học của anh/chị như thế nào?

 Có môn được
 Môn chưa được
 Học tập thoải mái
 Nhiều kiến thức

10. Mức độ hiệu quả trong quá trình học online ?

STT Hoàn Không Đồng Hoàn


toàn đồng ý ý toàn
không đồng ý
đồng ý
1 Theo anh/chị, việc học
online đem lại hiệu quả ? O O O O

2 Giảng viên dạy trong các


tiết học đáp ứng đủ lượng O O O O
kiến thức cho sinh viên?

3 Phương pháp dạy online có O O O O


phát huy tính tích cực, khả
14
năng đặc biệt độc lập của
bạn?

4 Hầu hết các giảng viên có


phương pháp dạy sinh O O O O
động, thu hút sinh viên?

5 Nội dung dạy học và hình


thức kiểm tra online có đạt O O O O
đủ tiêu chuẩn?

6 Các đề nghị của sinh viên


luôn được hồi đáp 1 cách O O O O
nhanh chóng

7 Kiến thức và cách truyền


đạt của giảng viên dễ hiểu O O O O

8 Giảng viên có sử dụng hiệu


quả thiết bị hỗ trợ giảng O O O O
dạy

11. Các môn học các Anh/Chị hiểu rõ nội dung và nắm chắc bao nhiêu phần trăm
(%)?

O <50%
O 50% - 80%
O 80% - 100%

12. Chất lượng giảng viên

STT Hoàn Không Đồng Hoàn


toàn đồng ý ý toàn
không đồng ý
đồng ý
Trong quá trình học có sự
1 tương tác tích cực giữa O O O O
giảng viên và sinh viên
Phương pháp dạy khoa học,
2 O O O O
sinh viên dễ tiếp thu
Nội dung bài giản được cập
nhật và có liên hệ thực tiễn,
3 O O O O
tạo sự hứng thú cho người
học
Tiến độ dạy học và bài tập
4 O O O O
được giao vừa với sức của
15
mình

13. Cảm nhận những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải?

Hoàn Không Đồng Hoàn


toàn đồng ý ý toàn
STT
không đồng ý
đồng ý
Trong quá trình học có sự
1 tương tác tích cực giữa O O O O
giảng viên và sinh viên
Tâm lí chán nản, lo lắng
2 nhiều việc, không hứng thú O O O O
với việc học trực tuyến
Việc trao đổi với giảng viên
khi có bài tập hoặc vấn đề
3 O O O O
không hiểu sẽ khó khăn
hơn
Ít tập trung trao đổi, tương
tác với giảng viên hơn do
4 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng O O O O
không thể tập trung như
trên lớp

14. Những khó khăn mà các bạn gặp phải khi tham gia học trực tuyến trong thời
gian qua.

 Đường truyền mạng


 Thiết bị không đáp ứng đủ nhu cầu học trực tuyến của sinh viên
 Không đầy đủ thiết bị
 Môi trường xung quanh

15. Nguyên nhân mà sinh viên thường gặp phải về việc khó khăn trong quá trình
học trực tuyến

 Mất tập trung


 Không hứng thú
 Tâm lí chán nản
16. Việc học trực tuyến các giảng viên điểm danh như thế nào?

 Đầu giờ
 Giữa giờ
16
 Cuối giờ
 Không điểm danh

17. Các đề cương về học phần được cung cấp và lấy từ đâu là đầy đủ nhất dành
cho sinh viên trong quá trình học trực tuyến? *

 E-Learning
 Group Zalo
 Tự tìm trên mạng
18. Hình thức học Anh/Chị muốn khi ở thời gian tới? *

O Học trực tuyến


O Học trên lớp
O Kết hợp giữa trực tuyến là trên lớp

Nhóm gửi các bạn lời cảm ơn chân thành nhất, vì đã bỏ thời gian giúp nhóm
làm bảng khảo sát này.

17

You might also like