You are on page 1of 83

ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA TRUYỀN THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên đề:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG


HIỆU TRÀ SỮA TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022
Giảng viên hướng dẫn: Trần Văn Lệ

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải

Mã sinh viên: 1256010004

Lớp: QHCC1201

Chuyên ngành: Quan hệ công chúng

Khóa: 12

Hệ đào tạo: Chính quy

HÀ NỘI, THÁNG 03 – NĂM 2022


ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA TRUYỀN THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên đề:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG


HIỆU TRÀ SỮA TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022
Giảng viên hướng dẫn: Trần Văn Lệ

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải

Mã sinh viên: 1256010004

Lớp: QHCC1201

Chuyên ngành: Quan hệ công chúng

Khóa: 12

Hệ đào tạo: Chính quy

HÀ NỘI, THÁNG 03 – NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Đại Nam
đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập học và làm việc hòa nhập, năng
động, Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Trần Văn Lệ, đã
hỗ trợ tận tình, hướng dẫn em phương pháp nghiên cứu và tích lũy, vận dụng kiến
thức trong quá trình thực hiện luận tốt nghiệp. Mọi sự góp ý từ thầy đã cho em
nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là
những kiến thức quý báu, là hành trang vững chắc trong sự nghiệp mai sau.

Qua đây, em xin trình bày những gì đã nghiên cứu, học tập và tích lũy
được. Do kiến thức và kĩ năng của em còn thiếu sót, nên quá trình nghiên cứu sẽ
mắc phải những hạn chế, cũng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được
hoàn thiện hơn. Góp phần xây dựng kiến thức, kĩ năng, và thái độ làm việc của em
sau này.

Chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Kế hoạch truyền thông của thương hiệu trà sữa
Te Amo trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022” là một công trình nghiên cứu
độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn Trần Văn Lệ. Ngoài ra không
có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung luận văn tốt nghiệp là sản
phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, em xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề
xảy ra.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2022

Hải

Trần Thị Thanh Hải


PHỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt Ký hiệu chữ viết Chữ viết đầy đủ


1 VNĐ Việt Nam đồng ( đơn vị tiền tệ)
2 TV Tivi

PHỤ LỤC TỪ TIẾNG ANH

Stt Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 PR Public Relations
2 CIPR Viện Quan hệ công chúng
3 TWBE The World Book Ency clopedia
4 S Small (kích cỡ nhỏ)
5 M Medium (kích cỡ vừa)
6 L Large (kích cỡ lớn)

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Kế hoạch doanh thu theo năm của Te Amo ..............................................19
Hình 2. Trà sữa Te Amo .........................................................................................20
Hình 3. Trị sở chính trà sữa Te Amo tại Hà Nội....................................................21
Hình 4. Một vài doanh mục sản phẩm nổi bật của thương hiệu trà sữa Te Amo ...32
Hình 5. Bao bì hình thức đặc biệt của trà sữa Te Amo ..........................................34
Hình 6. MENU thương hiệu trà sữa Te Amo .........................................................36
Hình 7 Bảng khảo sát nhân viên nội bộ thương hiệu Te Amo ...............................55
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4
5. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
7. Đóng góp của đề tài...............................................................................................4
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................................5
9. Kết cấu đề tài.........................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ KẾ
HOẠCH TRUYỀN THÔNG.....................................................................................6
1.1. Khái quát chung về quan hệ công chúng và vai trò của kế hoạch truyền thông
...................................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm công chúng..............................................................................................6
1.1.2. Phân loại công chúng................................................................................................7
1.1.3. Khái niệm quan hệ công chúng.............................................................................8
1.1.4. Đặc điểm của PR.........................................................................................................8
1.1.5. Các công cụ của PR...................................................................................................9
1.1.6. Đánh giá vai trò của PR..........................................................................................11
1.1.7. Vai trò của PR trong hoạt động kinh doanh...................................................12
1.2. ......................................................Khái quát chung về kế hoạch truyền thông
.................................................................................................................................15
1.2.1. Khái niệm kế hoạch truyền thông.......................................................................15
1.2.2. Vai trò của kế hoạch truyền thông.....................................................................15
CHƯƠNG 2. KẾ HỌACH TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA
TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022.......................20
2.1. Tổng quan về thương hiệu trà sữa Te Amo..................................................20
2.2. Lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lỗi.................................................21
2.2.1. Lịch sử hình thành....................................................................................................21
2.2.2. Tầm nhìn......................................................................................................................22
2.2.3. Sứ mệnh........................................................................................................................22
2.2.4. Giá trị cốt lỗi...............................................................................................................22
2.3. Điểm mạnh của thương hiệu trà sữa Te Amo so với các đổi thủ cạnh tranh..23
2.4. Những thành tựu trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu........24
2.5. Phân tích các chiến lược truyền thông của thương hiệu trà sữa Te Amo ......24
2.5.1. Phân tích ngành hàng..............................................................................................24
2.5.2. Phân tích nhà cung cấp...........................................................................................25
2.5.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.................................................................................25
2.6. Kế hoạch truyền thông cho thương hiệu.......................................................26
2.6.1. Phân tích xu thế và tình hình hiện nay bằng mô hình SWOT.................26
2.6.2. Mục tiêu và nhiệm vụ trong kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà
sữa Te Amo .........................................................................................................................................27
2.6.2.1. Mục đích...........................................................................................................27
2.6.2.2. Nhiệm vụ..........................................................................................................28
2.6.2. Đối tượng mục tiêu..................................................................................................28
2.6.3. Chiến lược truyền thông theo sản phẩm..........................................................29
2.6.3.1. Mô tả ý tưởng sáng tạo kinh doanh........................................................29
2.6.3.2. Chủng loại và doanh mục sản phẩm......................................................31
2.6.3.3. Về bao bì hình thức......................................................................................32
2.7. Chiến lược truyền thông theo giá cả.............................................................35
2.7.1. Định giá sản phẩm....................................................................................................35
2.7.2. Chiến lược khuyến mãi...........................................................................................37
2.7.3. Chiến lược truyền thông theo địa điểm............................................................37
2.8. Chiến lược xúc tiến thương mại...................................................................38
2.8.1. Quảng cáo....................................................................................................................38
2.8.2. Thuê KOL và các kênh truyền thông................................................................39
2.8.3. Xúc tiến bán hàng.....................................................................................................39
2.8.3.1. Chương trình mua 1 tặng 1...........................................................................39
2.8.3.2. Chương trình voucher....................................................................................40
2.8.3.3. Chương trình ưu đãi dành cho học sinh sinh viên...............................41
2.8.3.4. Chương trình vận chuyển sản phẩm tận nơi..........................................41
2.9. Chiến dịch truyền thông...............................................................................42
2.9.1. Xác định đối tượng khách hàng chính..............................................................42
2.9.2. Phương thức truyền thông.....................................................................................42
Chạy quảng cáo ngoài trời.................................................................................................43
2.10. Dự tính chi phí khác...................................................................................56
2.11. Hiệu quả chiến lược truyền thông sau Covid -19........................................58
2.12. Phân tích những thách thức có thể xảy ra của chiến lược truyền thông.......59
2.13. Phân tích tác động môi trường vĩ mô..........................................................61
2.14. Vai trò của kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà sữa nói riêng..........62
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CHO
THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA TE AMO ..................................................................65
3.1. Đánh giá khách quan những hạn chế và thành tựu trong quá trình kế hoạch. 65
3.2. Biện pháp phòng trách những hạn chế trong lên hế hoạch kinh doanh..........66
3.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao giá trị thương hiệu trà sữa Te Amo sau Covid
– 19..........................................................................................................................67
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................71
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trào lưu trà sữa không phải mới tại Việt Nam, mà đã du nhập vào từ
những năm 2000 khi đó, thị trường chủ yếu là những cửa hàng nhỏ lẻ tự pha chế
với giá bán khá rẻ. Khoảng 4 năm trở lại đây, trào lưu trà sữa lại bùng phát trở lại
với một bộ mặt mới khi thị trường với nhiều cải tiến về chất lượng và đa dạng về
hương vị có sự tham gia của hàng chục thương hiệu trà sữa quốc tế như Dingtea,
Chago, Gongcha, Igongcha, Royal Tea, Tea Story, Toco Toco, Wang Tea và
Taiwan Tea Good Tea, Chatime, Bobapop, Citea Fun, Blackball... Trong số những
tên tuổi đó, không chỉ có trà sữa Đài Loan – thương hiệu hàng đầu về mặt hàng
này, mà còn có trà sữa Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore...

Te Amo hiện là thương hiệu đồ uống lớn nhất khi đại dịch Covid – 19
bùng phát. Thương hiệu Te Amo đang như một cơn bão trong nước, đi đến đầu Te
Amo cũng nhận được sự yêu quý của khách hàng các nước. Đây cũng là loại trà
có hương vị khác biệt nhất, đủ tiêu chuẩn và là thương hiệu đồ uống duy nhất để
đưa vào giới thiệu tại Shanghai World Expo 2010.

Te Amo hiện đã có tới hơn 100 cửa hàng trà sữa trải dài từ Bắc vào Nam
ở các thành phố lớn tiềm năng như Hà Nội, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh... Đến với
Đà Nẵng thành phố đáng sống, điểm đến thu hút của giới trẻ trong và ngoài nước,
là thị trường đầy tiềm năng của hầu hết các mô hình đồ uống từ coffee đến trà sữa.
Một thị trường đòi hỏi sự đa dạng và mới mẻ trẻ trung sẽ là sự phù hợp và thách
thức của thương hiệu Te Amo khi muốn xâm nhập vào Hà Nội.

PR – Quan hệ công  chúng (viết tắt của chữ Public  Relation) ra đời sau 
quảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với quảng  cáo.
Công  dụng  của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ Thể
Như, nhờ khai thác thành công cụ mà các công ty như Coca Cola,  Apple,
Nokia, KFC...trở thành những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Ngoài  ra,  hoạt  động  quan  hệ công chúng  sẽ giúp cho doanh nghiệp
vượt qua những sóng  gió  và bão táp. Khi có khủng  hoảng, doanh nghiệp đó sẽ
tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kỳ  diệu 
không thể bỏ tiền  ra mua như  đăng  quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ
gìn  nguyên vẹn  hình ảnh  của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khi truyền đi các thông 
điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là
giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Hiểu
được tầm quan trọng của việc kế hoạch truyền thông, cũng như nhằm đạt mục đích
vực dậy thương hiệu trà sữa Te Amo khôi phục lại kinh tế em đã suy nghĩ và mạnh
dạn  viết đề tài: “Kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà sữa Te Amo ”. Mặc
dù đã có nhiều cố gắng trong công tác thu thập tài liệu, nghiên cứu và xây dựng bài
tiểu luận song do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ còn hạn chế nền bài viết
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo để bài tiểu luận thêm hoàn thiện.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trà sữa là một thức uống ngon và phổ biến của Đài Loan khoảng hơn 25
năm về trước, món trà sữa này cho đến nay vẫn là thức uống yêu thích của nhiều
thế hệ bạn trẻ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Hiện nay, trà sữa đã đươc nhiều nước
trên khắp các châu lục yêu thích và bày bán dưới hình thức là những quầy thức
uống nhỏ, hay các quán hàng như ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines,
Malaysia, Mỹ, Úc,… Tuy nhiên, khi du nhập vào các quốc gia khác, món trà sữa
đã có những biến tấu riêng để phù hợp hơn với phong cách ẩm thực và văn hóa của
từng quốc gia. Ở Việt Nam, trà sữa xuất hiện từ khoảng cuối năm 2002, đầu năm
2003. Thức uống khá lạ miệng khi kết hợp hương thơm nhẹ của trà, ngầy ngậy của
sữa với dai dai của hạt trân châu này đã nhanh chóng trở thành một “hiện tượng”
thu hút trong văn hóa quà vặt, phát triển mạnh mẽ trên khắp các thành phố lớn trên
cả nước. Điều đáng nói, sức hấp dẫn của trà sữa không bị bó hẹp trong đối tượng
khách hàng là học sinh, sinh viên mà còn lan rộng sang cả công nhân viên chức ở
nhiều ngành nghề, lứa tuổi. Có thể dễ dàng bắt gặp những quán trà sữa ngay sát
cổng trường, sát vách ký túc xá, trên đường phố, trong chợ, siêu thị, khu tập thể,
khu chung cư, cao ốc văn phòng,… Hoạt động kinh doanh trà sữa rất đa dạng, có
thể chỉ là xe đẩy bán hàng ở vỉa hè cho đến những quán trà sữa bình dân, những
quán hạng sang, những quán trà sữa trong những trung tâm thương mại lớn. Tuy
nhiên, dù ở quy mô kinh doanh nào thì kinh doanh trà sữa vẫn rất thu hút đông đảo
giới trẻ nói riêng và mọi tầng lớp khách hang nói chung.

Trà và sữa là hai thức uống không mấy xa lạ đối với người Việt, nhưng từ
sự vô tình hay cố ý mà chúng lại được pha trộn lại với nhau, tạo nên một thức uống
hết sức thu hút và trở thành “cơn sốt” trong giới trẻ hiện nay. Không hẳn là giới trẻ
mới thưởng thức cái hương vị của trà sữa mà hầu hết mọi lứa tuổi đều yêu thích cái
hương vị thơm ngon của trà sữa. Vị béo của sữa cùng hương thơm của trà thật
khiến người ta phải “ chết mê chết mệt” vì nó Những quán trà sữa từ lâu đã trở
thành điểm hẹn lí tưởng của những bạn trẻ tìm kiếm không gian sinh hoạt, gặp gỡ
bạn bè. Theo đó xu thế phát triển của các sản phẩm hiện nay chính là hấp dẫn
khách hàng với những hương vị mới và công dụng bảo vệ sức khỏe tăng cường
sinh lực. Do đó các nhà sản xuất đang cố gắng thực hiện mục tiêu này bằng cách
thêm các thành phần mới hoặc pha trộn các sản phẩm có sẵn. Một trong những sản
phẩm đang được mọi người chú ý và quan tâm tới đặc biệt là giới trẻ là trà sữa.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận làm rõ vai trò của môn học Quan hệ công chúng nói chung và tác
dụng của phương thức PR trong hoạt động kinh doanh cụ thể là Thương hiệu trà
sữa Te Amo.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích làm sáng tỏ phương pháp thực hiện và các bước, chi phí cho hoạt
động PR thương hiệu trà sữa. Đánh giá được những rủi ro và lợi nhuận mang lại,
đặc biệt trong tình hình đại dịch diễn ra. Từ đó rút ra các kinh nghiệm bài học
trong quá trình PR thương hiệu. Khái quát giá trị môn học trong vận dụng thực tế
sau quá trình học tập tại trường.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thương hiệu trà sữa Te Amo

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Từ ngày 1/5/2022 đến ngày 25/5/2022

5. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở chuyên ngành quan hệ công chúng.
Quan hệ công chúng là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái
quát hơn về việc thực hiện các chiến lược, kế hoach nhất định.. Khi dựa trên cơ sở
lý luận này, sẽ giúp ích trong việc thành lập một kế hoạch nghiên cứu và truyền
thông cho các thương hiệu. Từ đó có thể dễ dàng xác định được những hạn chế
cũng như khủng hoảng trong quá trình lên kế hoạch truyền thông

6. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng và định tính: Thu thập các dữ liệu mà chúng có thể
diễn giải bằng các con số thống kế. Các con số được diễn giải bằng bảng tính

Nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp: Nghiên cứu lần đầu, thu thập các thông tin
sơ khởi chưa từng được công bố. Nghiên cứu tại bàn. Thu thập những thông tin từ
các nguồn đã xuất bản.

Nghiên cứu theo thể thức và không theo thể thức: Có hệ thống thủ tục,
phương pháp, phân tích đầy đủ.

7. Đóng góp của đề tài

Góp phần khẳng định vai trò của PR trong hoạt động kinh doanh, gầy
dựng thương hiệu. Những giá trị về kinh tế và thương hiệu khi có bảng kế hoạch
PR chi tiết. Mang giá trị thực tiễn trong hoạt động kinh doanh.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Luận án góp phần làm sáng tỏ vận dụng lý thuyết quan hệ công chúng
trong thực tế. Phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy. Đồng thời,
tiểu luận cũng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu nghiên cứu các chuyên
ngành liên quan

9. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, luận án được
kết cấu thành 3 chương:

Chương 1. Lý luận chung về quan hệ công chúng và kế hoạch truyền thông


cho thương hiệu trà sữa Te Amo

Chương 2. Kế hoạch truyền thông của thương hiệu trà sữa Te Amo trong
giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022

Chương 3. Đánh giá kết quả chiến lược truyền thông cho thương hiệu trà sữa

Te Amo
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

1.1. Khái quát chung về quan hệ công chúng và vai trò của kế hoạch truyền
thông

1.1.1. Khái niệm công chúng

Chúng ta thường nghe nói “Vở kịch mới sẽ ra mắt công chúng vào dịp Tết
“ hay “Giám đốc công ty X sẽ diễn thuyết trước công chúng “. Vậy công chúng ở
đây sẽ bao gồm những ai? Câu trả lời của bạn có thể là bao gồm tất cả mọi người
trong xã hội hay là một nhóm người có một điểm gì đó chung chẳng hạn như sở
thích hoặc cùng tham gia một hoạt động nào đó. Nói một cách cụ thể “Công chúng
là tất cả mọi người xung quanh bạn, ít nhiều có những mối liên hệ nào đó với bạn.
Họ tiếp nhận những thông tin về bạn và từ đó có sự nhìn nhận của riêng họ về bạn.
Mục tiêu của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng để thông qua đó tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Khách hàng
được coi như một loại công chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của
doanh nghiệp. Vậy công chúng là khách hàng? Công chúng không phải chỉ là
những khách hàng, họ bao gồm những thành phần bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp và đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Có khoảng 10 đối tượng công chúng mà doanh nghiệp phải
hướng đến như:

+ Các cơ quan truyền thông: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình....

+ Cơ quan quản lý Nhà nước (công quyền): Các tổ chức Nhà nước có ảnh
hưởng chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật

+ Các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư: Công đoàn, đoàn thanh niên,
hội phụ nữ, những người đang sinh sống trên địa bàn, nơi doanh nghiệp hoạt động.
Hó có thể có những mối quan tâm chung với doanh nghiệp về môi trường, về cơ sở
hạ tầng, an ninh công cộng hay những vấn đề xã hội khác...
+ Giới hoạt động xã hội: Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ
môi trường...

+ Giới đầu tư và các tổ chức tài chính: Các cổ đông góp vốn trong công ty
cổ phần, các bên liên doanh liên kết, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các ngân hàng và tổ
chức tín dụng.

+ Nhân viên công ty

+ Khách hàng: Những người đã, đang và sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp

+ Nhà cung cấp

+ Các nhà đại lý, trung gian

+ Đối thủ cạnh tranh

Công chúng cũng có thể là một cá nhân (như khách hàng) hoặc cũng có
thể là một tổ chức (cơ qua chính phủ hoặc hiệp hội) Như vậy: Công chúng của
doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân có liên quan đến sự thành công
hay thất bại của doanh nghiệp đó.

1.1.2. Phân loại công chúng

+ Công chúng nội bộ: Bao gồm các thành phần bên trong doanh nghiệp
như: công nhân, nhân viên kinh doanh, quản trị viên, v.v…Các đối tượng công
chúng này trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Họ cùng thụ hưởng, gánh vác và chia s ẻ mọi kết quả hoạt động
của doanh nghiệp. Các đối tượng công chúng này được xem như nguồn nhân lự c
của doanh nghiệp, là tài sản, là sức mạnh nội t ại của doanh nghiệp.

+ Công chúng bên ngoài: Bao gồm các thành phần bên ngoài doanh
nghiệp như: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, chính phủ,
v.v…Trong các thành phần bên ngoài có cả công chúng ủng hộ doanh nghiệp; và
công chúng chống đối doanh nghiệp. Mối liên hệ giữ a doanh nghiệp và công
chúng bên ngoài thường thể hiện ở các hoạt động: họp báo; triển lãm; thăm dò ý
kiến khách hàng; các hoạt động tài trợ; v.v… 

Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là thoả mãn nhu cầu khách
hàng - một loại công chúng, qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp. Công chúng - khách hàng là một trong những yếu tố sống còn của doanh
nghiệp. Nhưng công chúng không chỉ là những khách hàng, họ bao gồm các thành
phần bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đều có những ảnh hưởng nhất định
đến hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.3. Khái niệm quan hệ công chúng

Hiện nay có hơn 500 định nghĩa cề quan hệ công chúng – PR. Dưới đây là
một số định nghĩa:

Từ điển TWBE”: PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế
hoạch cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó,
nhằm đạt những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau.

Theo CIPR: PR là những nổ lực được hoạch định và thực hiện bền bỉ
nhằm mục tiêu hình thành và duy trì mối quan hệ thiện cảm và thông hiểu lẫn nhau
giữa một tổ chức và công chúng của nó.

Tuyên bố Mexico, 1987: PR là một nghệ thuật và khoa học xã hội, phân
tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các lãnh đạo của các tổ
chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch nhằm phục vụ
lợi ích cho cả tổ chức lẫn công chúng.

1.1.4. Đặc điểm của PR

+ Có đối tượng cụ thể: Mặc dù hoat động quan hệ công chúng động khi
nhắm vào nhiều loại đối tượng cùng một lúc, đôi khi quan hệ công chúng cũng
nhắm vào thái độ và quan tâm cụ thể của đối tượng rất cụ thể. Ngược lại với quảng
cáo trong đó do chi phí sản xuất và thuê phương tiện cao nên phải đòi hỏi một số
đông đối tượng, nổ lực quan hệ công chúng có thể điều chỉnh theo quy mô của đối
tượng1

+ Chi phí thấp: Các hoạt động PR thường có chi phí thấp hơn do không
phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông
và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR
của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu
quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và
nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth). Chi phí xây dựng và thực
hiện các chương trình quan hệ công chúng (tuyên truyền, sự kiện đặc biệt, các bài
báo giới thiệu) tính trên đầu người được tiếp cận thì thấp hơn nhiều so với quảng
cáo, khuyến mãi và hội chợ triển lãm thương mại.

+ Độ tin cậy cao: Nhiều dự án quan hệ công chúng không m ang một
thông điệp có tính thương mại hiển nhiên mà có tính thông tin nhiều hơn; vì vậy
các đối tượng cảm thấy thông điệp đáng tin hơn, hơn nữa đ iều này là do hình ảnh
tích cực của phương tiện thể hiện thông điệp. Sự “xác nhận của người thứ ba” giúp
đánh bóng hình ảnh của doanh nghiệp hay sản phẩm qua hoạt động quan hệ công
chúng. 

+  Khó kiểm soát: Nội dung thông điệp được truyền tải qua góc nhìn của
bên thứ ba (nhà báo, nhân vật quan trọng, chuyên gia….) nên khó có thể kiểm soát
nó được. Các biên tập viên của phương tiện là người quyết định hoặc phát hoặc
không phát hành thông điệp và nếu quyết định phát hành thì cần bao nhiêu không
gian hay thời gian để phát hành. Vì vậy đối tượng hoạt động quan hệ công chúng
nhà tiếp thị ít có khả năng điều khiển trực tiếp so với các yếu tố cơ bản của chiến
lược tiếp thị

1.1.5. Các công cụ của PR

Philip Kotler đã khái quát quan hệ công chúng chính là tập hợp các công
cụ nhằm tạo sự chú ý cũng như “ giá trị bình luận- talk value” cho doanh nghiệp.
1
Jefkins, Frank, Phá vỡ bí ẩn của PR, Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thy
biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ 2006.
Và ông gọi những công cụ này là những chiếc bút chì - PENCILS của quan hệ
công chúng:

+ Publication: Sự công bố/xuất bản

+ Events: Các sự kiện

+ News: Tin tức

+ Community affairs: Quan hệ với cộng đồng

+ Identify media: Xác định phương tiện truyền thông

+ Lobbying: Vận động hành lang

+ Social Investments: Đầu tư xã hội

Các hoạt động cộng đồng: Hoạt động cộng đồng góp phần xây dựng hình
ảnh của doanh nghiệp bao gồm các công việc như: Tham gia các đợt vận động gây
quỹ (bảo trợ trẻ em nghèo, sinh viên học sinh giỏi, hỗ trợ người già neo đơn, tàn
tật, bão lũ, hỏa hoạn…), các quản trị viên của doanh nghiệp tham gia quản lý điều
hành các tổ chức phi lợi nhuận, đoàn thể, bệnh viện (ví dụ như hội bảo trợ bệnh
viện miễn phí) hay tổ chức giáo dục tư nhân; giúp đỡ hay tài trợ các hoạt động của
thanh thiếu niên như thể thao, dã ngoại, thám hiểm, và văn nghệ sinh viên học
sinh.

Các ấn bản của doanh nghiệp: Các ấn bản của doanh nghiệp, cơ quan ngôn
luận của doanh nghiệp, được lưu hành trong nội bộ nhân viên hay được lưu hành ra
bên ngoài đến hệ thống phân phối và khách hàng của doanh nghiệp. Các bản tin
nội bộ thông tin cho nhân viên về những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp và phổ
biến các thông báo về giới thiệu sản phẩm, thăng chức nhân sự, thay đổi chính sách
và hàng loạt các thông tin khác về doanh nghiệp.

Phim ảnh: phim ảnh là một phương tiện quan hệ thông tin đại chúng chỉ
được sử dụng hạn chế tại một tổ chức doanh nghiệp lớn vì chi phí sản xuất cao.
Các phim này có thể cung cấp cho các đối tượng các thông tin về dich vụ, giải trí,
hay các thông tin cơ bản về doanh nghiệp hay ngành sản xuất. Các phim này có thể
đưa tới trực tiếp nhà hát, đài truyền hình và đến các cơ sở tổ chức giáo dục và các
tổ chức xã hội và dân sự thông qua những nhà phân phối thương mại.

Trưng bày và triển lãm: Trưng bày triển lãm là một hoạt động thông tin
quan hệ công chúng nhằm vào đối tượng công chúng rộng rãi hay là đối tượng mục
tiêu là các khách hàng triển vọng. Các doanh nghiệp có thể tham gia vào các cuộc
triển lãm trưng bày có tầm vóc quốc tế trong nước hay đư ợc tổ chức ngoài nước.
Trong nước hằng năm có hàng chục cuộc triển lãm quy mô quốc tế và toàn quốc tổ
chức tại trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ,Cần Thơ…Hay là các
doanh nghiệp có thể tổ chức các phòng trưng bày ngay tại khu vực thị trường của
mình như các phòng trưng bày ô tô, xe máy, trang trí nội thất, máy tính, máy móc
điện tử và điện tử gia dụng cho đối tượng là công chúng hay các khách hàng tiềm
năng xem.Các cuộc triển lãm trư ng bày này rất có hiệu quả trong việc xây dựng
một hình ảnh tích cực và nhận thức tên tuổi doanh nghiệp nơi các đối tượng.

Các sự kiện đặc biệt: Các tổ chứ c tài trợ thường vạch ra kế hoạch và tổ
chức các sự kiện đặc biệt để thu hút sự chú ý của quảng đại quần chúng, hay tham
gia tài nhưng dể điều khiển các tổ chức khác, tại nước ta các sự kiện đặc biệt
thường do các doanh nghiệp tài trợ như ng việc tổ chức và điều khiển do các đoàn
thể và các tổ chứ c chuy ên môn đảm nhiệm.Ví dụ như các cuộc thi hoa hậu, giải
Marathon quốc tế tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Cúp IBM dành cho đội vô địch
quốc gia giải bóng trẻ.

1.1.6. Đánh giá vai trò của PR

PR đóng vai trò quan trọng trong việc t ạo ra sự khác biệt so với đối
thủ,định vị hình ảnh,thương hiệu của công ty trong nhận thức của khách hàng Do
vậy PR giúp cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đi sâu vào nhận thức của
khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp
trong hàng ngàn vạn thương hiệu, sản phẩm tương tự.

PR có thể đạt được độ tin cậy và gần gũi hơn, dễ dàng được sự đón nhận
và dễ gây đư ợc cảm tình của công chúng do vai trò cung cấp thông tin và kiến
thức cho công chúng. Và quảng cáo có thể đạt được thành công hơn nếu được hỗ
trợ của hoạt động PR trước đó.

PR là phương cách tốt nhất giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự
ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại.

Tính hữu hiệu của PR thể hiện rõ rệt trong các trường hợp: - Sản phẩm,
dịch vụ mới đư ợc tung ra thị trường - Định vị lại thư ơng hiệu, sản phẩm cũ (nhắc
lại thương hiệu trong nhận thức người tiêu dùng). Khẳng định chất lượng, nâng cao
uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ. Quản trị khủng hoảng cho doanh
nghiệp (khi gặp khủng hoảng doanh nghiệp sẽ tìm được sự bênh vực, ủng hộ từ
phía cộng đồng). Các doanh nghiệp có t ài chính hạn chế vẫn có thể làm được PR.

1.1.7. Vai trò của PR trong hoạt động kinh doanh

+ Phối hợp hoạt động với truyền thông: Tăng cường “markting nội bộ”
trong doanh nghiệp: Làm thế nào để một ngư ời bên ngoài muốn vào làm việc tại
công ty, và một người trong công ty không muốn chia tay doanh nghiệp, điều này
rất cần sự hỗ trợ của PR nội bộ. Phòng nhân sự HR (Human Resource) thư ờng kết
hợp rất chặt chẽ với bộ phận PR nhằm triển khai các chương trình cho thông đạt
nội bộ doanh nghiệp. Từ các bản tin nội bộ, các chương trình giao lưu đến các hoạt
động sống vì sứ mạng thương hiệu đều được PR thực hiện. Bộ phận PR sẽ thay
mặt cho HR chuyển tải những chủ trương, chính sách mới doanh nghiệp đến nhân
viên nhằm thấu hiểu lẫn nhau, thống nhất ý chí, động viên mọi người trong công
việc, nâng cao tính dân chủ và phát huy khả năng sáng tạo thông qua con đường
PR nội bộ, bộ phận PR sẽ kết hợp với công đoàn công ty, đoàn thể, kết hợp với y
tế,… tổ chức các hoạt động văn thể mỹ, ngoại khóa trong công ty nhằm nâng cao
sức khỏe, tinh thần đoàn kết nội bộ. Nói chung với mục tiêu tạo nên một nền văn
hóa sáng tạo cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp biết sử dụng công tác PR nội bộ
sẽ đạt được những hiệu quả thiết thực, phát huy tiềm lực của mình để thuyết phục
cộng đồng. PR hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đạt kết quả cao: PR
được xem chính là chữ P thứ 5 của phư ơng thức 4P thuộc marketing mix, biểu thị
cho sự cảm nhận (Perception) của khách hàng về công ty, về sản phẩm…Doanh
nghiệp kết hợp hoạt động tiếp thị với PR để tạo ra ảnh hưởng mạnh nhất. Thông
thường các doanh nghiệp khi tung một sản phẩm mới ra thị trường thường để PR đi
trước tạo ra một nhân thức mới đối với cộng đồng, đánh thức một nhu cầu nào đó
của cộng đồng bằng bài viết báo chí (editorial), sau đó là những thước phim truyền
hình (TVC) hay hàng loạt các quảng cáo báo (printads), tăng cường sự nhận biết về
sản phẩm thương hiệu cho khách hàng mục tiêu. PR đã làm được điều mà hầu hết
các nhà marketing của các doanh nghiệp đều cho đó là mục tiêu của họ: thông tin
cụ thể về thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng. Qua PR
những thông điệp được truyền đạt đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể
hơn so với quảng cáo. Ngoài ra, sẽ dễ gặp rủi ro nếu thiếu PR bên cạnh marketing,
như : Làm sao cộng đồng chấp nhận một sản phẩm, khi xã hội chưa có nhận thức
tốt về nó. Vả lại, nếu không có PR, thì các công cụ còn lại của marketing (quảng
cáo, khuyến mại…) không làm nổi công việc giải quyết khủng hoảng khi có sự cố
thị trường. Do đó, chiến dịch tiếp thị khi được kết hợp với hoạt động PR sẽ có giá
trị hơn hẳn tổng mức tác dụng của từ ng hoạt động riêng biệt. Dưới đây gợi ý các
cách hỗ trợ các mục tiêu tiếp thị bằng PR: Mục tiêu tiếp thị Hoạt động PR hỗ trợ
Xây dựng các mối quan hệ bền vững và tổ chức sự kiện chiêu đãi khách hàng lâu
dài hơn với khách hàng. Xây dựng bản tin hàng quý để gửi khách hàng. (Ries, Al
and Ries, Laura 2002, Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, Vũ Tiến Phúc dịch, Nhà
xuất bản Trẻ 2007. (tr 71- 82))

+ PR là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu
thành công nhất: Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì
PR chính là công cụ chiến lược không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp hoàn
thành sứ mệnh này: “Một thương hiệu tung ra mà không có hy vọng chiến thắng
trên trận địa PR thì thất bại đã có th ể nhìn thấy” (theo Al Ries, chuyên gia thư ơng
hiệu hàng đầu th ế giới viết trong tác phẩm nổi tiếng “Quảng cáo thoái vị và PR lên
ngôi”) Với sứ mệnh là “xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin”, hoạt động PR nhằm
làm cho khách hàng hiểu rõ tôn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng
cố niềm tin khách hàng thông qua các cách tác nghiệp độc đáo, đặc biệt của PR
như: tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động m ang tính cộng đồng.
Ví dụ, các chương trình tài trợ như “Tiếp sức mùa thi” của Bút bi Thiên Long, hay
“Ươm mầm tài năng” của Vinamilk, “Giai điệu tình thương” của Kinh Đô…ngoài
việc mang đến cho xã hội những giá trị thiết thực, thì những chương trình PR này
còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp “tìm chỗ đứng trong tâm trí
khách hàng” (top of mind) của những thương hiệu này. Doanh nghiệp thực hiện
chiến lược PR sẽ tạo nên một niềm tin lớn trong khách hàng về thương hiệu hơn
khi họ sử dụng quảng cáo bởi “PR là người khác nói về mình, trong khi quảng cáo
là mình nói về mình”… Hình ảnh khi được công nhận bởi số đông người ngoài
cuộc thường khách quan và đáng tin hơn khi nhận xét chủ quan. PR sẽ xây dựng
hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm mang tính nhất quán lâu dài bởi
nó là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin vào cộng
đồng. (Moi Ali, PR hiệu quả, NXB Tổng hợp, TP. HCM, 2006.)

+ Bảo vệ công ty trước những cơn khủng hoảng: Kinh doanh luôn tồn tại
những rủi ro khó lường, doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro càng cao, nhất là trong
"thời đại thông tin" - thông tin lan truyền nhanh như tia chớp. Quản trị rủi ro (quản
trị tiền khủng hoảng) là chức năng giúp doanh nghiệp xác định và giải quyết các
vấn đề phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng lớn. Nhiệm vụ của bộ phận PR là
nghiên cứu các khả năng có thể xảy ra để đề phòng các cuộc khủng hoảng. Không
thể tiên đoán tất cả, nhưng càng nhiều càng tốt. PR cũng giống như lính cứu hỏa,
phải chuẩn bị và dự phòng giải pháp chữ a cháy nhanh nhất. PR là đơn vị có trách
nhiệm chính trong việc xây dựng hệ thống "công cụ lắng nghe" và kiểm soát thông
tin cho doanh nghiệp. Làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió
và những cơn bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng
hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu mà không thể mua
được bằng tiền) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của
doanh nghiệp. Khủng hoảng thông thường xảy ra ba giai đoạn:
Giai đoạn tiền khủng hoảng: công ty PR sẽ cùng bộ phận PR của doanh
nghiệp vạch ra tất cả những rủi ro có thể xảy ra cho một chiến dịch quảng bá sản
phẩm nào đó và khống chế nó ngay từ đầu.

Giai đoạn trong khủng hoảng: doanh nghiệp cần có: Ban khắc phục sự cố
với chủ trì là nhà lãnh đạo; PR của doanh nghiệp có chức năng trấn an nhân viên,
đối tác, khách hàng; Công ty PR được thuê có nhiệm vụ làm sáng tỏ sự việc trước
cộng đồng.

Giai đoạn hậu khủng hoảng: PR nội bộ phải kết hợp với công ty PR được
thuê để tiếp tục lấy lại lòng tin của cộng đồng

Ngoài ra, PR còn đem đến những lợi ích lớn khác: thắt chặt các mối quan
hệ và hỗ trợ nguồn nhân lực trong tổ chức, hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh
nghiệp đạt kết quả cao.

1.2. Khái quát chung về kế hoạch truyền thông

1.2.1. Khái niệmkế hoạch truyền thông

Kế hoạch truyền thông là quy trình các nhà quảng cáo trải qua trước khi
mua và tung ra quảng cáo nhằm đánh giá hiệu quả và tối đa hóa ROI (lợi tức đầu
tư). Đây là bước quan trọng đầu tiên trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Kết
quả hữu hình của quy trình kế hoạch truyền thông là một tài liệu kế hoạch truyền
thông nhằm hướng dẫn chiến dịch quảng cáo.

1.2.2. Vai trò của kế hoạch truyền thông

Quảng bá sự hiểu biết về tổ chức cũng như sản phẩm, dịch vụ và hoạt 
động của tổ chức. Nhờ thế, truyền thông khắc phục sự hiểu lầm hoặc định kiến của
công chúng đối với tổ chức, thay đổi tình thế bất lợi. Đối với công chúng nội bộ,
truyền thông thu hút và giữ chân được người tài qua việc quan hệ nội bộ tốt Đối
với công chúng bên ngoài, truyền thông tạo ra mối thiện cảm về trách nhiệm xã hội
của tổ chức đối với cộng đồng qua các hoạt động xã hội, tài trợ, từ thiện, văn hoá,
thể thao, gây quỹ,.. Vai trò của người làm truyền thông được thể hiện ở 4 phương
diện chính: 
   + Quản lý: Quản lý hình ảnh của tổ chức và quy trình chuyển tải hình ảnh
này đến công chúng; Quản lý các hoạt động nội bộ, các vấn đề nhân sự, các hoạt
động đào tạo và phát triển, tạo ra bầu không khí làm việc thân thiện, tích cực trong
tổ chức. Từ đó tạo ra động lực làm việc cho nhân viên. 

   + Thực thi: Tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động theo kế hoạch
đã đề ra bao gồm cả các hoạt động truyền thông bên trong và bên ngoài tổ chức.

+ Tư duy: Nhận thức và phân tích những chuẩn mực và giá trị hiện hữu hoặc
đang thay đổi trong xã hội để tổ chức kịp thời thích ứng, cùng có được sự đồng
cảm giữa công chúng và tổ chức. 

   + Giáo dục: Liên quan đến các hoạt động huấn luyện, đào tạo nhằm nâng
cao kỹ năng truyền thông của các nhân viên truyền thông trong tổ chức. 

   + Làm cho mọi người biết đến doanh nghiệp: Có hàng trăm ngàn doanh
nghiệp đang tồn tại trên thị trường, vậy doanh nghiệp chúng ta làm thế nào để công
chúng biết đến? Quảng cáo có thể là một cách tốt. Nhưng trong thời đại thông tin
ngày nay khi mà quảng cáo tràn ngập khắp mọi nơi thì công chúng có thể không bị
hấp dẫn bởi quảng cáo nữa. một cách tốt hơn để tiếp cận khách hàng tiềm năng là
thông qua những câu chuyện thú vị, những thông tin hữu ích, những đề tài mà công
chúng đang quan tâm để gián tiếp giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm của
doanh nghiệp 

   + Làm cho mọi người hiểu về doanh nghiệp: Doanh nghiệp không chỉ
muốn công chúng biết đến sự hiện diện của doanh nghiệp mình mà muốn họ hiểu
rõ tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới.
Quan hệ công chúng sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp thể hiện tôn
chỉ và giá trị của doanh nghiệp tới công chúng.

   + Xây dựng hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp: Ở bất cứ cương vị nào,
dù là khách hàng, nhân viên hay đối tác, chúng ta đều mong muốn giao dịch với
những doanh nghiệp có uy tín. Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp dưới con mắt
công chúng được xây dựng trên những cảm nhận của công chúng về doanh nghiệp
đó. Các hoạt động quan hệ công chúng giúp chuyển tải tới công chúng một cách
chân thật những thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn. 

   + Củng cố niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp: Hình ảnh và uy
tín của doanh nghiệp giúp củng cố niềm tin của khách hàng. Nếu doanh nghiệp
luôn thể hiện quan tâm đến khách hàng thì họ cũng sẽ gắn bó với doanh nghiệp
hơn. Doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhật thông tin về mình và những
thông tin liên quan đến loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
Việc này một mặt giúp khách hàng hiểu doanh nghiệp hơn, mặt khác, làm cho họ
thấy rằng doanh nghiệp luôn quan tâm đến họ. 

   + Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên: Nếu nhân viên nghĩ rằng
họ là những người làm công ăn lương, thì doanh nghiệp cũng chỉ hy vọng họ làm
tốt những việc mà họ được giao. Làm thế nào để doanh nghiệp nhận được nhiều
hơn từ năng lực tiềm tàng của họ? Để làm được điều này, doanh nghiệp cần làm
cho nhân viên cảm thấy họ là một thành viên của doanh nghiệp bằng cách thể hiện
sự quan tâm và luôn cập nhật thông tin về doanh nghiệp cho họ. Các hoạt động
quan hệ công chúng giúp tăng cường sự hiểu biết giữa doanh nghiệp và nhân viên
trên cơ sở đó thúc đẩy mối quan hệ này thêm bền chặt. 

   + Bảo vệ doanh nghiệp trước những cơn khủng hoảng: Một sản phẩm
không đạt chất lượng trên thị trường, một sai lầm của nhân viên cũng có thể đặt
doanh nghiệp trước những tình huống khủng hoảng. Những tin đồn thất thiệt có thể
gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như công chúng. Quan hệ công chúng là
một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và giải quyết khủng hoảng.
Một mặt các hoạt động quan hệ công chúng dự đoán nguy cơ khủng hoảng và đưa
ra giải pháp phòng ngừa. Mặt khác, khi khủng hoảng thật sự xảy ra quan hệ công
chúng giúp xử lý khủng hoảng một cách có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy những
doanh nghiệp có quan hệ công chúng tốt thì khi khủng hoảng xảy ra họ cũng dễ
dàng vượt qua hơn. 

  + Quảng bá, kích thích sự quan tâm của công chúng vào một nhân vật, sự
kiện, sản phẩm, tổ chức hoặc một vấn đề nào đó 
  + Quan hệ và tạo thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
đặc biệt là báo chí, những câu chuyện, tin tức, thời sự,… nhằm hướng dẫn dư luận
vào một vấn đề nào đó phối hợp cùng với marketing trong các hoạt động quảng
cáo, tiếp thị hoặc tuyên truyền nhằm phục vụ mục tiêu của tổ chức. Quản trị các
vấn đề phức tạp nảy sinh, cung cấp các giải pháp nhằm xoay chuyển tình thế bất
lợi của tổ chức.

Thương hiệu trà sữa Te Amo được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh ngày 11/03/2021. Cơ quan thuế đang quản lý là Chi cục
Thuế TP Dĩ An. Hiện tại công ty do ông/bà Đặng Vũ Hoàng Oanh làm đại diện
pháp luật. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là Dịch vụ phục vụ đồ uống.
Sau sự thành công của quá trình nhượng quyền thương hiệu hàng loạt, cái tên Te
Amo trở nên phổ biến và nghày càng được nhân rộng.

Nếu như Starbucks và The Coffee Bean & Tea Leaf định vị thương hiệu
cao cấp, nhắm tới dân văn phòng thu nhập cao và khách nước ngoài vốn đã quen
với khẩu vị của cà phê ngoại thì Te Amo hướng đến đối tượng khách hàng đa dạng
hơn, từ người đi làm, khách du lịch cho đến học sinh, sinh viên.

Đối với tình hình chung trên toàn cầu, bất chấp sự chững lại ở các ngành
hàng khác do ảnh hưởng của đại dịch, các sản phẩm hương cà phê và trà vẫn được
người tiêu dùng ưa chuộng. Dựa trên báo cáo của Business Wire, tổng doanh thu
ngành trà sữa dự đoán sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng trung bình 9.0% hàng
năm và đạt 191.1 tỷ đô la vào năm 2023. Theo ước tính, tổng tiêu thụ trà và cà phê,
nước giải khát tại Việt Nam vào khoảng 2,3 tỷ USD, dự kiến tăng trưởng hơn 10%
mỗi năm. Trong đó, chuỗi cửa hàng bán lẻ trà và cà phê có thương hiệu chỉ chiếm
25%, bao gồm các thương hiệu lớn như Highlands Coffee (trên 300 cửa hàng), The
Coffee House (trên 150 cửa hàng) và Starbucks (trên 70 cửa hàng). Điều này đồng
nghĩa, nếu có cách tiếp cận khách hàng đa dạng, Phúc Long sẽ dễ dàng hơn trong
việc tấn công vào nhóm 75% thị phần còn lại.

Xu hướng lựa chọn cà phê và trà cũng thể hiện khá rõ nét trong chuyển
dịch hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể, họ ưu tiên hơn các loại trà tự nhiên, có
lợi cho sức khỏe thay vì sử dụng đồ uống hương vị hấp dẫn nhưng chứa phụ gia,
chất kích thích…Thế mạnh nổi bật và hợp thời của Phúc Long đó là kết hợp cả hai
yếu tố: sản phẩm trà độc đáo và khác biệt; trà sữa béo vị sữa mà vẫn đậm đà vị trà
và giá bán phù hợp với túi tiền, khẩu vị của đại đa số người dân. Đó là lý do mà
trong đợt dịch bùng phát thứ 4, Te Amo đã đạt doanh thu ngất ngưỡng.

KẾ HOẠCH KINH DOANH THEO NĂM CỦA


TE AMO (TRĂM TRIỆU)
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
2016 2017 2018 2019 2020 2021

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Hình 1. Kế hoạch doanh thu theo năm của Te Amo


CHƯƠNG 2. KẾ HỌACH TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU TRÀ
SỮA TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022

2.1. Tổng quan về thương hiệu trà sữa Te Amo

Te Amo dịch theo tiếng Pháp nghĩa là “Tôi yêu bạn”, đó cũng chính là
thông điệp mà chúng tôi gửi gắm vào những ly trà sữa. Te Amo thể hiện tình yêu
của mình qua những chắt chiu tinh hoa nơi búp trà xanh hòa quyện cùng dòng sữa
tươi ngọt mát mang đến cho bạn những trải nghiệm ngọt ngào nhất từng có.

Uống trà sữa Te Amo, nghĩa là bạn đang yêu mình, tặng trà sữa Te Amo
cũng là một lời tỏ tình dễ thương hay đơn giản chỉ là gửi lời cảm ơn người khác
một cách đáng yêu hơn.

Hình 2.2. Trà sữa Te Amo


Hình 2.3. Trụ sở chính trà sữa Te Amo tại Hà Nội

2.2. Lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lỗi

2.2.1. Lịch sử hình thành

Ra mắt vào năm 2016 với của hàng đầu tiên tại Hà Nội. Vào những năm
gần đây Te Amo lần lượt ra mắt nhiều chi nhánh và chuyển nhượng thương hiệu
rộng khắp cả nước. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự chuyển mình trong lịch
sử phát triển của Te Amo. Từ đó, từng bước trở thành thương hiệu nổi tiếng. Chính
thức tham gia vào lĩnh vực Food & Beverage với cửa hàng hoạt động theo mô hình
tự phục vụ trong không gian hiện đại, đẳng cấp và nổi bật.
2.2.2. Tầm nhìn

Với tầm nhìn xây dựng một hệ thống trà sữa theo hình thức take away đơn
giản nhưng hiệu quả, Te Amo muốn mở rộng và mang lại một thương hiệu trà sữa
giá trị cao tại Việt Nam. Với khát vọng không ngừng mở rộng thị trường - phát
triển bền vững, Te Amo phấn đấu trở thành thương hiệu trà sữa có giá trị cao tại
Việt Nam. Mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt với đẳng cấp và chất lượng
được thể hiện trong từng sản phẩm, qua đó từng bước khẳng định vị thế trên thị
trường quốc tế.

2.2.3. Sứ mệnh

Trở thành người tiên phong của thời đại với những ý tưởng sáng tạo đi đầu
trong ngành trà và cà phê. Cùng đưa thương hiệu tỏa sáng, tạo động lực cho nhau,
cùng biến ý tưởng thành hiện thực bằng tinh thần gắn kết, tương tác, biết lắng nghe
và tôn trọng. Để tạo niềm vui và tình cảm cho khách hàng, mỗi chúng ta phải
thường xuyên liên tục tỏa sáng. Không được để cho năng lực của bản thân bị ngủ
quên, không ngừng thách thức khó khăn, phải luôn luôn tự đổi mới bản thân. Tạo
ra giá trị cao bằng sự thấu hiểu, đồng cảm và những đề xuất có giá trị thật sự, thỏa
mãn sự hài lòng cho khách hàng.

Sứ mệnh của Te Amo là gắn kết những tâm hồn trà sữa xích lại gần nhau
hơn và lan tỏa tình yêu này đến tất cả mọi người.

2.2.4. Giá trị cốt lỗi

Đối với khách hàng: Cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt
nhất. 

Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,
sáng tạo và nhân văn, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng.

Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp
tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối
với xã hội.
2.3. Điểm mạnh của thương hiệu trà sữa Te Amo so với các đổi thủ cạnh
tranh

Thương hiệu trà sữa Te Amo có điểm đặc biệt là cốt trà được ngâm và ủ từ
lá trà xanh tươi, trà đen, hoa hồng, hoa đào. Tuy nhiên có thể do thời gian ngâm
không lâu, nên vị trà không đậm đà, thanh nhẹ, vừa đủ, không chát và quyện với
lớp kem cheese béo ngậy. Không chỉ có kem cheese ngon đặc sắc làm nức lòng các
khách hàng nghiện trà sữa, mà trà hoa quả với vị trà thanh mát từ lá trà được chắc
lọc ở những đồi chè nổi tiếng kết hợp với trái cây tươi thật sự chinh phục trái tim
thực khách.

Hương vị của trà sữa này ghi điểm nhờ lớp kem cheese béo ngậy vừa phải
nhưng lại thoang thoảng mùi hương trà xanh thơm thơm. Có hai loại kem cheese
cho bạn lựa chọn đó là trà xanh hoặc socola.

Thiết kế cốc với hình dáng đặc biệt hơn so với các thương hiệu trà sữa
khác, mang thiết kế riêng và có những câu chuyện đằng sau ấy. Giá trung bình cho
một cốc trà vị cơ bản tại tầm khoảng 19.000 – 25.000đ và nếu gọi thêm các loại
topping, kem sữa, kem cheese thì một cốc "full option" sẽ có giá 30.000 – 40.000đ.
Te Amo đã “ăn đứt” các thương hiệu trà sữa khác về khoản giá cả.

Với những nguyên liệu chất lượng, hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài,
khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm với quyết định nhượng quyền thương hiệu trà
sữa Te Amo. Không chỉ thơm ngon, dinh dưỡng với mức giá hợp lý, Te Amo còn
thường xuyên nghiên cứu để luôn cho ra những món mới, “refresh” thực đơn, giúp
đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một khắt khe của khách hàng.

Tocotoco là thương hiệu trà sữa ra đời trước Te Amo khoảng 3 năm, và
thương hiệu này có phương thức hoạt động, thị trường, đối tượng khách hàng cũng
như một số đặc điểm khác khá giống thương hiệu Te Amo. Kể từ khi ra mắt đến
nay, trà sữa của Tocotoco luôn được khách hàng ưa chuộng bởi sự tươi ngon, an
toàn sức khỏe và nhiều giá trị dinh dưỡng.
Điểm ấn tượng của Tocotoco là ở sự đa dạng trong thực đơn. Đến với
thương hiệu trà sữa này, bạn sẽ tìm kiếm được nhiều dòng nước uống khác nhau
như trà sữa, trà trái cây, macchiato, đá xay,… tất tần tật đều được chế biến từ
những nguyên liệu an toàn, bổ dưỡng. Tuy nhiên, chỉ một số cửa hàng có không
gian rộng rãi, thoáng mát, thích hợp để làm địa điểm tụ họp lý tưởng. Số còn lại thì
khá nhỏ, nên khách hàng thường đặt Tocotoco về nhà thông qua các ứng dụng giao
hàng như Grab, Baemin,…

Tuy vậy nhưng nhờ vào giá cả hợp lý cũng như phương thức phục vụ của
Te Amo có phần nhỉnh hơn trong khoảng thời gian gần đây vì vậy mà dù ra mắt
sau nhưng Te Amo vẫn có chỗ đứng trong lòng của người tiêu dùng.

2.4. Những thành tựu trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu

Với những bước chuyển mình ấn tượng đầu tiên, Te Amo kỳ vọng mạnh
mẽ trên hành trình quảng bá thương hiệu Việt Nam chất lượng cao, không đơn tuần
là khát vọng mở rộng thị trường - phát triển bền vững trở thành thương hiệu trà sữa
có giá trị cao tại Việt Nam mà còn là mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt với
đẳng cấp và chất lượng được thể hiện trong từng sản phẩm, qua đó từng bước
khẳng định vị thế trên thị trường.

2.5. Phân tích các chiến lược truyền thông của thương hiệu trà sữa Te Amo

2.5.1. Phân tích ngành hàng

Không giống như “cơn sốt” 10 năm trước, trà sữa giờ đây đã trở lại” với
một sự nâng cấp vượt bậc. Nguyên liệu chất lượng, hương vị phong phú đa dạng,
đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. Cách bài trí cửa hàng cũng hoàn toàn
khác: không gian đẹp, rộng rãi được thiết kế bắt mắt, có chỗ ngồi thoải mái, điều
hòa mát lạnh...Trà sữa ngày nay không chỉ “chinh phục” trẻ em, học sinh, sinh viên
mà ngay cả giới văn phòng, người lớn tuổi đều yêu thích. Dân số đông, với thu
nhập ngày càng cao, con người ngày càng có nhu cầu gặp gỡ, trò chuyện với bạn
bè, đồng nghiệp. Dingtea đã thiết kế không gian, sản phẩm của mình phù hợp cho
việc thư giãn, tạo dựng các mối quan hệ. Te Amo cam kết 100% nguyên vật liệu,
bao gồm từ cốc nhựa, ống hút và trang thiết bị đều được nhãn hiệu uy tín xứ. Có
thể nói, cùng với độ phủ sóng rộng, Te Amo đã tạo được một chỗ đứng nào đó ấn
tượng trong lòng giới trẻ hiện nay.2

2.5.2. Phân tích nhà cung cấp

Trong suốt quá trình phát triển của mình Te Amo luôn tập trung vào việc kết
hợp và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhất và phải tạo được sự khác biệt so
với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để làm được điều này, chỉ số chất
lượng của tất cả các nguyên liệu và các thành phần được sử dụng trong Te Amo
không chỉ vượt qua được chứng nhận an toàn thực phẩm. Te Amo hoàn toàn không
sử dụng hương liệu phụ gia để bảo quản. Ngoài tính đặc trưng hơn so với các sản
phẩm khác, Te Amo còn thể hiện văn hóa trà chuyên nghiệp, tinh tế và độc đáo

2.5.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Thông thường là những quán nước ngọt nhỏ bên cạnh, căng teen trường
đại học và những quán ăn vặt,...

Các đối thủ này có lợi thế hơn Te Amo ở chỗ: Sản phẩm đã có thương hiệu
sẵn trong khách hàng. Nằm gần khu sống của sinh viên hơn tiện lợi hơn khi kinh
doanh cả đồ ăn kèm với thức uống.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây khách hàng đặc biệt là sinh viên đã dần
nhận thức được mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cửa hàng là không hợp
vệ sinh và trở nên lo ngại khi tiêu dùng sản phẩm. Do vậy đây là một lợi thế của Te
Amo khi vẫn giữ vững hình ảnh trong mắt khách hàng về mức độ hợp vệ sinh, chất
lượng đảm bảo. Chất lượng Te Amo không chỉ được chứng nhận an toàn thực
phẩm. Te Amo không sử dụng bất kỳ hương liệu hay phụ gia để bảo quản. Để có
được chất lượng, trà được bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt.

2
Wilcox, D.L. & Cameron, G.T., Public Relations Strategies and Tactics, 10th
edition Pearson Education Boston edition, Pearson Education, Boston, 2012.
2.6. Kế hoạch truyền thông cho thương hiệu

2.6.1. Phân tích xu thế và tình hình hiện nay bằng mô hình SWOT

Sản phẩm có sức hút cao bởi sự độc đáo và đa dạng


trong thực đơn, không chỉ bao gồm các loại đồ uống mà
còn mở rộng thêm một số loại đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng.
Giá cả hợp lý so với mặt bằng chung của thị trường
thương hiệu trà sữa tại Việt Nam. Là một thương hiệu của
đạt được nhiều giải thưởng uy tín về chất lượng sản phẩm

Điểm mạnh và dịch vụ, nên dễ có được sự tin tưởng của khách hàng.
Có nhiều chi nhánh trải khắp các địa điểm đồng dân cư và
du khách, mỗi chi nhánh đều được trang trí đẹp mắt, sạch
sẽ. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thân thiện
với khách hàng, phục vụ nhanh chóng. Có sự hỗ trợ tài
chính của nước ngoài. Là sản phẩm mới xuất hiện trên thị
trường không lâu nên dễ gây được sự chú ý đối với những
khách hàng có xu hướng thích trải nghiệm cái mới.

Việc kiểm soát và quản lý đội ngũ nhân viên còn lỏng
lẻo, dẫn đến tình trạng một vài nhân viên có thái độ làm
việc chưa tốt, gây mất thiện cảm với khách hàng, đặc biệt
Điểm yếu là những khách hàng khó tính. Phạm vi kinh doanh thu
hẹp trong một thành phố ở miền Bắc, chưa khai thác hết
thị trường tiềm năng ở những thành phố lớn khác trong cả
nước. Vì là thương hiệu mới nên chưa có sức hút lâu dài.

Là thương hiệu đang trong giai đoạn phát triển, mang


theo áp lực cạnh tranh với các đối thủ đã trưởng thành
như Ding Tea, Feeling Tea,...  Do sức ép cạnh tranh mà
việc mở rộng thị phần cũng sẽ khó khăn hơn. ở Việc
Tocotoco xuất hiện tại với nhiều điểm khác lạ dễ dàng thu
|út giới trẻ, tuy nhiên sau khi đã thỏa mãn tính hiếu kỳ thì
Thách thức lượng khách sẽ giảm xuống rất nhiều. Luôn phải cải tiến
sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng nhưng vẫn không làm mất đi cái đặc trưng của
thương hiệu.

Giới trẻ dễ dãng tiếp thu và nắm bắt cái nước. Dân số
đông, thu nhập ngày càng tăng. Con người ngày càng có
nhu cầu gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, đối
Cơ hội tác, hay đơn giản là giải khuây một mình. Không gian và
sản phẩm của Te Amo hoàn toàn phù hợp cho việc thư
giãn và tạo dựng các mối quan hệ, giá cả và hương vị kem
sữa ý là điểm khác biệt lớn nhất so với các thương hiệu
cùng thị trường, do đó có cơ hội phát triển và thu hút
khách hàng.

2.6.2. Mục tiêu và nhiệm vụ trong kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà
sữa Te Amo

Là thương hiệu đang trong giai đoạn phát triển, mang theo áp lực cạnh
tranh với các đối thủ đã trưởng thành như Gongcha, Tocotoco Do, Phúc Long,…
sức ép cạnh tranh mà việc mở rộng thị phần cũng sẽ khó khăn hơn. Việc Te Amo
xuất hiện tại Việt Nam với nhiều điểm khác lạ dễ dàng thu hút giới trẻ, tuy nhiên
sau khi đã thỏa mãn tính hiếu kỳ thì lượng khách sẽ giảm xuống rất nhiều. Luôn
phải cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
nhưng vẫn không làm mất đi cái đặc trưng của thương hiệu.

2.6.2.1. Mục đích

Khoảng 4 năm trở lại đây, trào lưu trà sữa lại bùng phát trở lại với một bộ
mặt mới khi thị trường có sự tham gia của hàng chục thương hiệu trà sữa quốc tế
như Dingtea, Gongcha, Toco Toco, Wang Tea và Taiwan Tea Good Tea, Chatime,
Blackball, Phúc Long,... Từ phân tích ma trận SWOT ta nhận thấy rõ, để định vị
Te Amo trở thành thương hiệu trà sữa nổi tiếng quen thuộc tại thị trường Việt
Nam đi kèm với ý thức bảo vệ môi trường, sẽ là hướng đi mới, giữa cơn bão các
thương hiệu trà sữa.

2.6.2.2. Nhiệm vụ

Nhận thức người tiêu dùng: Xây dựng nhận thức cho 30% trong số 5,2 triệu
người ở Thành phố Hà Nội biết sản phẩm Te Amo là sản phẩm trà sữa nổi tiếng thân
thiện với môi trường thông qua việc thông tin cho người tiêu dùng biết đặc tính nổi trội
của sản phẩm, đồng thời tác động vào ý thức người tiêu dùng là khi họ sử dụng trà sữa
Te Amo là họ đang cùng đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Thái độ người tiêu dùng: Người tiêu dùng có niềm tin về chất lượng sản
phẩm trà sữa Te Amo là an toàn với sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời tăng tỷ lệ
người tiêu dùng yêu thích sản phẩm trà sữa Te Amo lên 20% trong số 5,2 triệu
người ở thành phố Hà Nội.

Hành vi người tiêu dùng: 15% trong số 5,2 triệu người ở Thành phố Hà
Nội có thói quen chọn trà sữa Te Amo thay cho các sản phẩm trà sữa khác trên thị
trường trong 1 năm tới, năm 2018.

2.6.2. Đối tượng mục tiêu

Khách hàng trong độ tuổi 16 đến 22 (học sinh cấp 3 và sinh viên đại học):
Đây là nhóm khách hàng mục tiêu lớn nhất của thương hiệu vì vốn dĩ trà sữa đã trở
thành một thức uống quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của
họ. Học sinh, sinh viên thường có thói quen tụ tập bạn bè sau khi kết thúc giờ học
hay tìm những nơi thích hợp để làm bài một mình. Vì vậy đây là nhóm khách hàng
sẽ chiếm đa phần lượng khách đến với Te Amo và cũng đồng thời là nhóm khách
hàng chủ yếu mà thương hiệu hướng tới.

Khách hàng trong độ tuổi từ 23 đến 40 (nhân viên văn phòng, các bậc cha
mẹ phụ huynh): Nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động tuy không tiềm năng
bằng đối tượng học sinh sinh viên nhưng cũng không thể bỏ qua. Họ vẫn có nhu
cầu tụ tập bạn bè đồng nghiệp, nhu cầu thưởng thức những hương vị mới, hay các
bậc phụ huynh có nhu cầu mua về cho con cái.

Ngoài ra, đối tượng học sinh tiểu học và trung học cũng rất tiềm năng, vì
đây là nhóm đối tượng có khả năng thúc đẩy hành động cho nhóm khách hàng
trong độ tuổi lao động. Một bậc phụ huynh chắc hẳn sẽ chẳng tiếc gì mà không bỏ
vài chục nghìn để mua cho con mình một ly trà sữa.

2.6.3. Chiến lược truyền thông theo sản phẩm

2.6.3.1. Mô tả ý tưởng sáng tạo kinh doanh

Ý tưởng sáng tạo kinh doanh Cuộc sống ngày càng văn minh đi kèm với
nó là cuộc chạy đua với những điều lo toan, không giờ nghỉ ngơi, sau một ngày
thao tác và học tập căng thẳng mệt mỏi, ai cũng muốn có một khoảng trống yên
tĩnh để được nghỉ ngơi, trò chuyện cùng bè bạn người thân trong gia đình, và đôi
lúc chỉ là nơi thư giãn giải trí tâm lý về một vài điều nào đó trong đời sống Vì vậy
tôi muốn mở một quán trà sữa với mặt bằng thuê sẵn do chính mình đứng ra làm
chủ góp vốn đầu tư. với gu nhạc nhẹ, bày trí đơn giản và giản dị nhưng văn minh
việc kinh doanh quán trà sữa mang lại doanh thu rất cao và nhanh tịch thu được
vốn dẫn chứng là ngày càng có nhiều quán trà sữa mọc lên cạnh bên đó muốc đạt
được những lợi nhuận đặt ra cần phải có kế hoạch và quản lí đúng đắn.

+ Về đối tượng người dùng : Đây là những đối tượng người dùng là học
viên, sinh viên tuổi từ 14 đến 24, tươi tắn, năng động, thích mới lạ, phong thái,
đậm chất ngầu, đậm chất văn hóa truyền thống sinh viên. Về văn hóa truyền
thống : Đến trà sữa với nhu yếu về hẹn hò, trao đổi thông tin, luận bàn, họp nhóm.

+ Về tâm ý : Trà sữa phải ngon, bổ, rẻ. Thương Mại Dịch Vụ tốt, ship
hàng ân cần chu đáo. Trang trí đẹp, tương thích với tuổi teen. Tiện nghi, tự do, có
Wifi. Vị trí thuận tiện, có sự lựa chọn phong phú về đồ uống, và thức ăn nhẹ kèm
theo, có một số ít game show, truyện, tiểu thuyết, tạp chí ship hàng thư giãn giải
trí. Thẻ khuyến mãi thêm so với người mua thân thương.

+ Về Ngân sách chi tiêu : Từ 15.000 đến 25.000 đồng.


+ Về sự độc lạ : có đồ uống đặc biệt quan trọng theo thời tiết, có những
dịch vụ kèm theo mê hoặc, hấp dẫn, tạo điểm nhấn riêng cho quán. 

+Vốn góp vốn đầu tư khởi đầu : từ 500 triệu, được góp vốn đầu tư cho :

+ Đặt cọc thuê mặt phẳng : Bạn cần phải thuê mặt phẳng kinh doanh
khoảng chừng 10 - 20 triệu / tháng tùy vào khu vực. Sửa chữa mặt phẳng, trang bị
bàn và ghế, tủ kệ, các thiết bị, công cụ, dụng cụ pha chế trà sữa. Vốn dự trữ cho tối
thiểu 3 tháng đầu kinh doanh, khoảng chừng 20 triệu. 

 + Chi tiết bên trong quán Trang trí quán ấn tượng Bảng hiệu Bàn pha chế,
bàn ghế tủ kệ, nệm, gối Máy tính tiền. Phân Tích tích thị trường Theo tác dụng
nghiên cứu và điều tra thị trường, xung quanh khu vực triển khai dự án Bất Động
Sản số lượng quán trà sữa tương đối nhiều, tuy nhiên với quy mô kinh doanh trà
sữa phối hợp nhiều dịch vụ đi kèm, thức ăn và đồ uống mới lạ cũng như có những
sự kiện ngộ nghĩnh.

Chu kỳ của sản phẩm: Chiến lược Marketing của kế hoạch được xây dựng
theo nguyên tắc 4P của Marketing, bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả),
Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến). Việc áp dụng nguyên tắc 4P vào bản kế
hoạch sẽ giúp các chiến lược Marketing được xây dựng hiệu quả, toàn diện và từ
mọi mặt của môi trường bên trong và bên ngoài bản kế hoạch.

Chu kỳ của sản phẩm là các giai đoạn mô tả sự biến đổi về doanh số tiêu
thụ từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho tới khi nó không còn được ưa
chuộng trên thị trường. Cụ thể gồm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường (Intro)

+ Giai đoạn phát triển, lớn mạnh (Growth)3

+ Giai đoạn trưởng thành (Mature)

+ Giai đoạn giảm sút (Decline)

3
https://ipos.vn/marketing-quan-tra-sua/ [Ngày cập nhật 12-2-2006, Ngày truy cập
5-6-2022]
Các sản phẩm của Te Amo đang trong giai đoạn phát triển, dần được thị
trường chấp nhận, doanh số bán hàng và lợi nhuận tăng nhanh. Vì vậy nhìn chung,
thương hiệu cần: Giữ nguyên và hoàn thành tốt các sản phẩm trong thực đơn. Thường
xuyên nghiên cứu phát triển những loại trà, hương vị mới hay món ăn mới.

Để lên kế hoạch truyền thông cho một thương hiệu trà sữa thì bên cạnh giá
cả, hợp lý, chất lượng thơm ngon,….chiến lược truyền thông là ưu tiên hàng đầu,
nó giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, phổ biến và tăng doanh thu để có
điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

2.6.3.2. Chủng loại và doanh mục sản phẩm

Như đã giới thiệu ở phần trên, các sản phẩm của Te Amo không chỉ bao
gồm các loại trà sữa, mà còn mở rộng thêm các loại trà hoa quả, trà xanh, ice
blended, mousse, yakult, đặc biệt là món Cold brew milk tea, sản phẩm duy nhất
chỉ có tại Te Amo. Cụ thể về danh mục và chủng loại sản phẩm như sau:

Trà Đào cam sả, trà sữa Matcha, Hồng trà Trân châu, Sữa tươi trân châu
đường đen, Thanh trà mật ong kim cương trắng, Hồng trà sữa, Trà sữa Socola, Trà
sữa Khoai môn, Dâu tây xoài, việt quất dâu tây, chanh leo kiwi, mojito chanh
leo,... Trà sữa cà phê, trà sữa Hokkaido, trà sữa dưa gang, trà sữa Okinawa,... Trà
hoa quả. Sáu chủng loại sản phẩm: Mỗi chủng loại được kết hợp nhiều loại nhân và
thạch khác nhau, gọi tên bằng cách đánh số từ 1 đến 5 (Xueshan1, Xueshan2,...).

Mỗi một khách hàng đều có những trải nghiệm khác nhau khi thưởng thức
trà sữa cũng như trong sự lựa chọn sản phẩm. Có khách hàng thích uống vị dâu và
vị ứng vị socola, có người thích dùng kèm với món ăn các loại thạch nhưng cũng
khách hàng thì không, có trường hợp thích uống trà sữa các loại vị nhưng cũng có
trường hợp chọn hương vị truyền thống. Vì vậy mà sự đa dạng về chủng loại là vô
cùng quan trọng, với nhiều sản phẩm, nhiều sự lựa chọn thì sẽ dễ dàng đánh trúng
vào tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng từ đó phục vụ được nhiều đối tượng
khách hàng một cách tốt nhất.
Hình 4. Một vài doanh mục sản phẩm nổi bật của thương hiệu trà sữa Te Amo

2.6.3.3. Về bao bì hình thức

Ngoài ra còn có nhiều loại topping khác nhau cho khách hàng lựa chọn ăn
kèm với độ tiếng như: trân châu đen, trân châu sợi, thạch matcha, thạch lô hội,
socola,...

   Việc phân chia như vậy sẽ giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn tùy theo
sở thích và khẩu vị từng người. Sự phong phú trong thực đơn sẽ giúp ích cho việc
gia tăng số lượng và số lần khách quay lại cửa hàng để thỏa mãn nhu cầu thưởng
thức cái mới.   

   Trà sữa là loại sản phẩm chính của thương hiệu, đồng thời cũng là cầu nối
đầu tiên đưa khách hàng đến với thương hiệu. Vì trà sữa là thức uống đã trở nên
phổ biến từ rất lâu đối với giới trẻ và các gia đình Việt Nam, thế nên khách hàng
thường có xu hướng lựa chọn trà sữa đầu tiên khi đến với các chi nhánh cửa hàng.
Do đó danh mục trà sữa được thương hiệu quan tâm phát triển nhiều nhất, khách
hàng sau khi ấn tượng với hương vị vừa truyền thống vừa mới mẻ của trà sữa sẽ
quay lại các cửa hàng nhiều lần để thưởng thức thêm các loại trà sữa khác hay các
danh mục sản phẩm khác.
   Việc phân chia các danh mục và chủng loại như vậy còn dựa trên việc
phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu. Nhóm đối tượng thiếu niên (học sinh)
hay những người trung thành với hương vị truyền thống sẽ có xu hướng lựa chọn
các sản phẩm trà sữa. Nhóm đối tượng thanh niên (giới trẻ) ham thích cái mới,
hương vị hiện đại thường có xu hướng chọn các sản phẩm ice blended, mousse,
yakult, Xueshan,... Chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành sẽ quan tâm đến
nhóm sản phẩm trà hoa quả với mục đích sử dụng để tốt cho làn da và cơ thể.

Tất cả các sản phẩm đồ uống của Te Amo đều được sử dụng ly nhựa
mềm với 2 size lớn và vừa tùy theo nhu cầu của khách hàng, nắp dập quanh miệng
ly, riêng loại sản phẩm iced blended do có lớp kem ở trên nên được sử dụng nắp
cầu để thuận tiện trong việc đóng gói và sử dụng sản phẩm. Đối với sản phẩm chè
Xueshan, chè được cho ra bát sứ to màu đen, có thìa sứ đi kèm, giúp khách hàng 
thưởng thức trọn vẹn hương vị truyền thống. Với các đơn hàng takeaway, sản
phẩm vẫn được bao gói như khi sử dụng tại điểm bán, đựng trong túi nilon nhỏ
gọn, dễ dàng trong vận chuyển.

Tính nhận diện thương hiệu: toàn bộ logo in trên ly trà và túi, cũng như
màu sắc của ống hút đi kèm đều là màu cam, trong khi đó biển hiệu, nội thất trang
trí và đồng phục nhân viên ở tất cả các hệ thống cửa hàng lại có màu chủ đạo là
màu vàng. Vì vậy tính nhận diện thương hiệu đã bị giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng
đến mức độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu. Do đó cần đồng bộ hóa về
mặt màu sắc, chuyển các thiết kế trên sản phẩm thành màu vàng để nâng cao tính
nhận diện.

Vai trò cả bao bì và ý nghĩa của nó rất quan trọng,đây chính là cách để có
chiến dịch truyền thông thành công. Doanh nghiệp nên chú trọng thiết kế mẫu bao
bì sản phẩm làm sao cho nổi bật, thu hút khách hàng. Từ đó giúp người tiêu dùng
nhận biết thương hiệu, sản phẩm, và tạo niềm tin với khách hàng. Bởi vậy, tầm
quan trọng của bao bì sản phẩm trong việc định dạng thương hiệu với người dùng
là cực kỳ lớn.
Mỗi bao bì được thiết kế dựa trên định hướng thiết kế của hệ thống nhận
diện cũng như định vị của thương hiệu sản phẩm. Để đạt được tính nhất quán này,
bao bì cần ứng dụng quy tắc của hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm tạo sự khác
biệt về mặt hình ảnh với các sản phẩm cạnh tranh khác cũng như tạo sự nhất quán
của bao bì với các vật phẩm tiếp thị khác như brochure, leaflet, quảng cáo. Bao bì
chính là nơi cung cấp các thông tin được in ấn trên bao bì bao gồm cả những thông
tin bắt buộc hoặc không bắt buộc như: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công
dụng, chức năng, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng. Một thiết kế bao bì tốt sẽ
giúp việc truyền tải thông tin của sản phẩm đến khách hàng dễ dàng. Các thông tin
về sự khác biệt, tính ưu việt, cách thức sử dụng được truyền tải hiệu quả trên bao bì
sẽ giúp người tiêu dùng có niềm tin sản phẩm và thương hiệu.

Và Te Amo đã làm được điều này, khi nào các bao bì của Te Amo vô cũng
phòng phú đối với các đối tượng khách hàng: người muốn dùng tại chỗ, người muốn
giữa lạnh lâu ,người muốn có thể bảo quản lâu ngày bằng chai đóng khít. Ngoài ra hình
ảnh người đàn ông đang cười toe toét và dùng chữ Te Amo trên bao bì đã quá trở nên
quen thuộc, là độc nhất vô nhị, mang lại sự kết nối cũng như tinh thần sảng khoái cho
khánh hàng. Theo thống kê thì có tới 84% những người lựa chọn sản phẩm vì hình thức
bao bì bắt mắt. Vì vậy mà Te Amo dự tính sẽ ra thêm trà sữa dạng túi hoặc bình chưa
với những hình thụ độc đáo nhằm thu hút khách hàng.

Hình 5. Bao bì hình thức đặc biệt của trà sữa Te Amo
2.7. Chiến lược truyền thông theo giá cả

2.7.1. Định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong bản kế hoạch truyền
thông này. Giá của sản phẩm là yếu tố tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm và là yếu
tố khẳng định đúng với thương hiệu sản phẩm, giúp cho sản phẩm định vị được vị
trí của chính nó trong tâm trí người tiêu dùng.

Để cấu thành được một sản phẩm ưng ý, việc định giá sản phẩm dựa vào
rất nhiều chi phí tác động, bao gồm các chi phí cố định và các chi phí biến đổi:

+ Chi phí nguyên vật liệu để chế biến đồ ăn, thức uống

+ Chi phí máy móc thiết bị, các trang vật dụng đầu tư ban đầu

+ Chi phí nhân sự

+ Chi phí mặt bằng

+ Chi phí cố định (điện, nước, internet).

+ Thuế

+ Chi phí truyền thông

+ Chi phí thiết kế, trang trí

+ Vốn lưu động

Các sản phẩm đồ uống của Te Amo khi chưa thêm topping có giá trung
bình là 19.000 VNĐ, sau khi thêm topping (giá mỗi topping là 6.000 VNĐ) sẽ có
giá trung bình khoảng 25.000 VNĐ.

Việc định giá riêng cho các loại topping sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy
chủ động hơn trong việc lựa chọn tùy theo nhu cầu và tài chính của từng người,
đồng thời mang lại giá trị lợi nhuận cao cho phía doanh nghiệp.
Hình 6. MENU thương hiệu trà sữa Te Amo

Một doanh nghiệp có thể có nhiều cách để khiến khách hàng quan tâm
và chú ý tới sản phẩm hay dịch vụ của mình. Tuy nhiên, một trong những yếu
tố quan trọng quyết định tới việc mua hay không của khách hàng phải kể đến
giá. Để định giá sản phẩm với một mức giá phù hợp là điều không hề dễ, nếu
giá quá cao sẽ khiến sản phẩm thua thiệt về độ cạnh tranh, giá quá thấp thì
vừa tạo cho khách hàng suy nghĩ về sản phẩm “dởm” vừa không đảm bảo
dòng tiền cho doanh nghiệp.

Ngoài các chi phí phải chi trả khá lớn thì các thương hiệu cần có chiến
lượt định giá làm sao mà phù hợp với đối tượng khách hàng nhắm tới mà vẫn đảm
bảo chi trả các khoản khác, nếu không quyết định đúng đắn sẽ dẫn tới thất thoát và
phá sản, đây cũng là vấn đề nan giải.

Te Amo đã tính toán chi ly các chi phí để dẫn đến những lợi nhuận trong
năm qua, tận dụng tối ưu các phương thức truyền thông nhằm mang lại hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh mà vẫn k quên đối tượng khách hàng chủ yếu là các
học sinh, sinh viê và nhân viên văn phòng.
Bằng các chương trình mua 2 tính tiến 1 hoặc giảm 10% trên một hóa đơn
từ 100k sẽ kích thích khách hàng mua nhiều hơn.

2.7.2. Chiến lược khuyến mãi

Chính sách ưu đãi giá cho nhóm: Khi khách hàng đi theo nhóm từ 3 người
trở lên, Te Amo sẽ giảm trực tiếp 10% cho một hóa đơn. Chính sách này không áp
dụng đối với các hóa đơn trong những ngày diễn ra các chương trình đặc biệt.

Chính sách giảm giá sự kiện: Đối với những khách hàng tham gia 2 sự
kiện trở lên, từ sự kiện thứ ba, khách hàng sẽ được giảm giá 10% cho một hóa đơn
trong ngày diễn ra sự những sự kiện đó.

In Voucher khuyến mãi là hình thức khuyến mãi giúp doanh nghiệp tạo
dấu ấn tốt trong lòng khách hàng. Nhất là vào các dịp lễ lớn, ngày kỷ niệm, những
Voucher hấp dẫn được tung ra sẽ là thứ thu hút khách hàng, khách sẽ dễ dàng lựa
chọn đến với bạn hơn. Là một tờ phiếu phát cho khách hàng để chứng nhận việc
giảm giá hoặc quà tặng đi kèm khi họ sử dụng dịch vụ hay mua sản phẩm mà bạn
đang cung cấp. Voucher có chức năng kích thích khách hàng sử dụng, đồng thời
cũng tạo ra những mối liên kết mới với các lượt khách hàng mới. Và đương nhiên
chiến lượt này đã mang lại lợi ích lớn khi doanh thu tăng mạnh, voucher luôn là
cầu nối vô hình giữa khách hàng và Te Amo, Te Amo đã liên tiếp áp dụng các
voucher giảm giá khuyến mãi và ddiieuf này đã cuốn hút học sinh sinh viên rất tốt.
Nhưng điều kiên quyết là vẫn phải chú trọng chất lượng sản phẩm, nếu không cũng
sẽ đánh mất đi khách hàng.

2.7.3. Chiến lược truyền thông theo địa điểm

Dựa vào đặc điểm của sản phẩm và hình thức kinh doanh, tiêu thụ trên thị
trường, hệ thống trà sữa Te Amo chia các chi nhánh phân bổ khắp các khu vực
trong thành phố Hà Nội. Toàn bộ quy trình pha chế, chế biến, bao gói sản phẩm
đều được thực hiện ngay tại các chi nhánh theo yêu cầu của từng đơn hàng. Sản
phẩm sau đó được tiêu thụ tại chỗ hoặc mang về. Te Amo còn nổi tiếng là hãng trà
sữa với lượt nhường quyền thương hiệu dẫn đầu cả nước.
Việc mới chỉ có hệ thống cơ sở tại Hà Nội chỉ là bước đi ban đầu của Te
Amo như một quá trình thử nghiệm, trước hết nhằm giới thiệu thương hiệu đến với
người tiêu dùng, sau đó lấy lòng tin và dần khẳng định vị trí của mình trong tâm trí
khách hàng.

Sau khi đã có được vị trí nhất định trên thị trường trà sữa tại Việt Nam,
thương hiệu sẽ mở rộng thị trường sang các tỉnh thành phố lớn khác của miền Bắc
và cả miền Trung, miền Nam. Theo khảo sát trên fanpage của Te Amo, có rất
nhiều khách hàng tiềm năng ở các tỉnh thành khác muốn được thưởng thức các sản
phẩm của Te Amo. Vì vậy việc mở rộng ra các thị trường tiềm năng khác chắc
chắn sẽ có hiệu quả thúc đẩy doanh thu và phổ biến thương hiệu một cách rộng rãi.

Việc một thương hiệu có nhiều chi nhánh cửa hàng sẽ tăng lòng tin đối với
khách hàng và giúp mở rộng giá trị thương hiệu. Te Amo đã có chỗ đứng tại Hà
Nội với rất nhiều chi nhánh rải rắc khắp nẻo đường, Te Amo đang Trung tiến và
Nam tiến đã nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng bởi nó đã có trụ sở chính và
các chi nhánh thành công trên thị trường trà sữa. Te Amo đã, đang và sẽ thực hiện
chiến lược này vì những lợi ích to lớn.

Sẽ mở thêm các chi nhánh tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng,
TP Hồ Chí Minh,… để nhân rộng giá trị thương hiệu.

2.8. Chiến lược xúc tiến thương mại

2.8.1. Quảng cáo

Thời điểm Te Amo đạt doanh thu cao ngất vào lúc bùng phát dịch covid –
19 nhưng sau đó, tiến độ không còn đạt như kỳ vọng. Thương hiệu cần được đẩy
mạnh thông qua ba phương tiện quảng cáo là phương tiện in ấn (báo, tạp chí, tờ
rơi, bao bì), phương tiện điện tử, phương tiện ngoài trời (pano, áp phích).

Các kênh truyền hình, sách bào đã quá phổ biến, phổ biến với tất cả các
lứa tuổi vì vậy mà khi dùng chiến lược xúc tiến này sẽ lan tỏa đến nhiều người
hơn, nhưng khuyết điểm vẫn còn tồn tại khi mà sự phổ biến này càng giảm dần, thế
hệ trẻ không còn xem tivi hay đọc sách bào nữa, mặt khác để dược quảng cáo
truyền hình thì số tiền phải cực lớn. Vì vậy mà Te Amo chỉ có thể áp dụng các
phương án như phát tờ rơi, áp phích. Qủa thật lợi ích nó mang lại không cao bằng
các phương pháp khác. Khi giới trẻ ngày nay họ tiếp xúc nhiều với mạng xã hội
hơn. Hiệu quả nó mang lại không cao.

2.8.2. Thuê KOL và các kênh truyền thông

Trên các phương tiện truyền thông phổ biến với giới trẻ hiện nay như
Tiktok, Facebook, Instagram, Youtube,…. Te Amo đã nhận được sự hưởng ứng từ
các KOL – đối tượng tác động mạnh mẽ đến giới trẻ. Mang hình ảnh của Te Amo
đến gần gũi hơn với đối tượng này. Các kênh truyền thông như Sao Star, Kênh 14,
… cũng có những bài viết về hương vị và giá cả tuyệt vời của Te Amo.

KOL – những người có sức ảnh hưởng lên giới trẻ, những sản phẩm qua tay
những người này sẽ được giới trẻ hưởng ứng rầm rộ, các kênh mạng xã hội Tiktok,
Facebook luôn có lượt truy cập khủng, vì vậy mà nó dễ đến với khách hàng.

Một số Tikoker đình đám bởi sự nghiệp sạch và chuyên giới thiệu các món
ăn cho giới trẻ như Bông Tím, Huy Cung, Mẫn Mẫn,… cho họ trải nghiệm đồng
thời quảng bá thương hiệu, từ đó sẽ có thêm đối tượng khách hàng mới.

2.8.3. Xúc tiến bán hàng

2.8.3.1. Chương trình mua 1 tặng 1

Hiện tại đối thủ mạnh nhất của Te Amo là Ding Tea - một thương hiệu đang
trong giai đoạn trưởng thành, đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng. Vì
vậy một thương hiệu đang ở giai đoạn phát triển như Te Amo sẽ phải liên tục triển
khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi và tiếp thị sản phẩm để xúc tiến một
cách mạnh mẽ hoạt động bán hàng. Cụ thể các chương trình được triển khai như
sau:

 Nội dung và lý do thực hiện: khi mua một sản phẩm trà sữa bất kỳ tại các
chi nhánh đang áp dụng chương trình này, khách hàng sẽ được tặng thêm một sản
phẩm trà sữa truyền thống với lựa chọn topping đi kèm tùy ý. Như vậy vừa có thể
đánh trúng tâm lý khách hàng, vừa đảm bảo lãi suất, mua 1 tặng 1(do trà sữa
truyền thống là sản phẩm có giá thành rẻ nhất).

Thời gian: áp dụng trong vòng 1 tuần lễ kể từ ngày bắt đầu triển khai
chương trình.

Địa điểm: được triển khai tại các cơ sở mới khai trương và các cơ sở có
doanh thu thấp hơn những cơ sở khác.

Chương trình mua 1 tặng 1 với size S và lên size L chỉ với 2 nghìn đồng
cùng các chương trình bán thạch, trân châu sẽ giúp nhận thêm tiền từ các nguồn
khác, tuy không nhiều nhưng với chất lượng của Te Amo chắc chắc khách hàng sẽ
quay lại. Cách này cũng được một số các thương hiệu nổi tiếng Highland, the coffe
House áp dụng và mang lại hiệu quả.

2.8.3.2. Chương trình voucher

Chương trình tặng voucher tru đãi khi mua 1 đồ uống bất kỳ: Nội dung và lý
do thực hiện: khi mua ít nhất 1 sản phẩm đồ uống bất kỳ tại chi nhánh áp dụng
chương trình này, khách hàng sẽ được tặng ngay 1 voucher ưu đãi. Với voucher
này, khi mua 2 chè Xueshan bất kỳ, khách hàng được tặng 1 trà hoa quả bất kỳ cỡ
lớn. Như vậy 2 danh mục sản phẩm là chè Xueshan và trà hoa quả, vốn được tiêu
thụ ít hơn các sản phẩm trà sữa, sẽ cùng lúc được xúc tiến. Đặc biệt, chè Xueshan
có giá thành cao nhất, nên khi thực hiện chương trình này hiệu quả, lợi nhuận sẽ
tăng đáng kể.

Thời gian: số lượng voucher được giới hạn là 100 voucher cho tất cả các cơ
sở áp dụng chương trình. Chương trình bắt đầu 1 tuần sau khi kết thúc chương
trình mua 1 tặng 1, được thực hiện đến khi hết voucher.

Địa điểm: tại chi nhánh mới khai trương

Chi phí chạy chương trình: phí in 100 voucher khoảng 200.000 VNĐ. Phí in
một standee kích thước 80x180cm đặt bên ngoài cửa hàng khoảng 90.000 VNÐ

Thời gian: trong vòng 1 tuần lễ kể từ ngày triển khai chương trình.
Chi phí chạy chương trình: trang thiết bị tại quầy hàng như bàn pha chế, bàn
dịch vụ khách hàng, bàn điền phiếu khảo sát, khăn trải bàn, dù bạt che (nguyên vật
liệu và máy móc đã có sẵn) tại cả 3 trường đại học là khoảng 2.500.000 VNĐ

Chương trình voucher ở các chi nhánh mới và được giới hạn trong 3 đến 5
ngày sẽ kích thích khách hàng đến mua để trải nghiệp, tăng về mặt doanh thu là
điều chắc chắn.

2.8.3.3. Chương trình ưu đãi dành cho học sinh sinh viên

Nội dung và lý do thực hiện: các sinh viên tham gia sẽ được nhận ưu đãi
giảm giá 50% cho một hóa đơn khi điền phiếu khảo sát phản hồi khách hàng ngay
tại quầy. Sau khi ra về mỗi sinh viên sẽ được nhận một tờ rơi ghi thông tin các chi
nhánh cửa hàng, cũng như menu giới thiệu sản phẩm. Như vậy vừa phổ biến được
thương hiệu đến với một bộ phận sinh viên, vừa xúc tiến bán hàng, đồng thời thăm
dò được nhu cầu và phản hồi của khách hàng đối với Tocotoco để có những điều
chỉnh phù hợp.

Bằng cách ưu đãi giảm giá 50% cho một hóa đơn và check in, thực hiện
khảo sát sẽ giúp doanh nghiệp có được phiếu khảo sát nhu cầu của khách hàng từ
đó phát triển tốt hơn.

2.8.3.4. Chương trình vận chuyển sản phẩm tận nơi

Nội dung và lý do thực hiện: không chỉ nhận ship hàng với số lượng từ 2
sản phẩm trở lên cho các khách hàng cá nhân, mà còn nhận ship những đơn hàng
lớn từ 20 sản phẩm trở lên cho các tập thể, tổ chức có nhu cầu. Như vậy có thể đẩy
doanh thu lên cao và đồng thời tăng cường sự tương tác, mối quan hệ giữa thương
hiệu và khách hàng.

Thời gian: luôn luôn áp dụng. Cách thức thực hiện: khách hàng sẽ gọi vào
hotline của Te Amo, cơ sở gần địa điểm yêu cầu được vận chuyển nhất sẽ chịu
trách nhiệm pha chế và vậnchuyển.

*Toàn bộ chương trình đều sẽ được thông báo online qua fanpage chính thức
của Tocotoco trên Facebook (https://www.facebook.com/TeAmoMILKTEA)
Thời đại ngày nay khi mà kẹt xe, khói bụi, tai nạn, thời gian,… luôn là
những vấn nạn, cuộc sống nhịp mà còn người thường quên đi thói quan và nhu cầu.
Te Amo ở đây để làm điều đó, giao nhanh hỏa tốc sẽ nhận được sự tin tưởng từ
khách hàng.

2.9. Chiến dịch truyền thông

2.9.1. Xác định đối tượng khách hàng chính

Xây dựng đội ngũ nhân viên thân thiện, có thái độ đúng mực với khách
hàng, phục vụ tận tình chu đáo. Khách hàng có thiện cảm với nhân viên đồng
nghĩa với việc có thiện cảm với thương hiệu. Khi đó các đánh giá tích cực của
khách hàng trên fanpage của

Te Amo sẽ là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao sự tin tưởng của khách
hàng. Xử lí và ngăn chặn những đàm tiếu, đánh giá tiêu cực về thương hiệu bằng
cách tặng miễn phí một sản phẩm cho những khách hàng đó, khẳng định lại về dịch
vụ và chất lượng sản phẩm. Tài trợ và tổ chức các chương trình cho đối tượng học
sinh, sinh viên.

Khi đã xác nhận được đối tượng hướng tới, chúng ta có thể chỉnh sửa giá
thành để phù hợp hơn, hiểu tâm lý khách hàng, các chi nhánh được đặt sao cho phù
hợp tạo điều kiện hướng tới khách hàng mong muốn. Các địa điểm trường, khu
quân sự, ký túc xá sẽ giúp Te Amo có lượng khách trung thành.

2.9.2. Phương thức truyền thông

Giới thiệu chung về doanh nghiệp và thương hiệu.


Các sản phẩm nổi bật. Các cho tiết về những sản phẩm
mới. Phỏng vấn lấy ý kiến khách hàng về sản phẩm mới
Quảng cáo online và sự quan tâm của thị trường tới sản phẩm. Sẽ được trả
lời trên fanpage từ thắc mắc và khiếu nại của khách
hàng.

- Chạy quảng cáo Fanpage Facebook:


+ Hình thức: bài viết

+ Số lượng: 2

+ Chi phí: 3.000.000 VNĐ

-Chạy quảng cáo Google Adwords:

+ Hình thức: từ khóa


Chạy quảng cáo
+ Số lượng: 4
trên website
+ Chi phí: 20.000.000 VNĐ

-Chạy quảng cáo SEO website

+ Hình thức: website

+ Số lượng: 2

+ Chi phí: 6.000.000 VNĐ

Banner dọc: 80*180cm/5 chiếc = 450.000 VNĐ

Banner ngang: 5 chiếc = 500.000 VNĐ

Phương tiện truyền thông quảng cáo ngoài trời cung


cấp một sự hiện diện liên tục 24 giờ trong ngày, 7 ngày
một tuần, và đạt được lượng khán giả mà khó có
phương tiện truyền thông nào khác có thể làm được như
vậy. Kết quả là, một chiến dịch quảng cáo ngoài trời
Chạy quảng cáo hiệu quả có thể đạt được mức độ bền vững của nhận
ngoài trời thức qua các kênh quảng cáo khác.

Trong thực tế, nghiên cứu gần đây được ủy quyền bởi
Truyền thông Hiệp hội ngoài trời ở Úc đã nhấn mạnh
rằng quảng cáo ngoài trời tạo sự ghi nhớ cao.
*Các phương thức truyền thông trên đã mang lại hiệu quả vô cũng tích cực
đối với Te Amo, vì vậy mà thương hiệu nãy đã tồn tại sau khi mà ngành dịch vụ
trở nên phổ biến như vậy. Để chứng minh điều này, em đã thực hiện khảo sát nhu
cầu, đánh giá của khách hàng đối với ngành dịch vụ này, từ đó kết luận được
những kế hoạch truyền thông của chúng ta là đúng đắn và phù hợp.
ĐÁNH GIÁ ANKET

MẪU BẢNG HỎI ANKET KHẢO

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH HÀNG
ĐỐI VỚI SẢN PHẦM TRÀ SỮA

Đánh dấu “X” vào bảng khảo sát nếu bạn đồng ý

1. THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA BẠN THƯỜNG DÙNG

+ Te Amo

+ GONGCHA

+ STARTBUCKS

+ HOT AND COLD

2. BẠN QUAN TÂM ĐẾN ĐIỀU GÌ KHI CHỌN LOẠI TRÀ SỮA

+ GIÁ CẢ

+ CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN

+ ĐỘ NỔI TIẾNG CỦA THƯƠNG HIỆU

+ TÙY VÀO BẠN BÈ

3. BẠN THƯỜNG CHI BAO NHIÊU TIỀN CHO 1 LY TRÀ SỮA

+ 20 – 30 NGHÌN

+ 30 – 50 NGHÌN

+ 50 – 70 NGHÌN

+ HƠN 70 NGHÌN

4. BẠN BIẾT ĐẾN TE AMO QUA PHƯƠNG TIỆN NÀO

+ FACEBOOK

+ KOL

+ QUẢNG CÁO TRÊN BANNER


+ QUẢNG CÁO TRÊN TV

5. BẠN ĐÃ SỬ DỤNG TE AMO TRONG BAO LÂU

+ 1 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

+ 2 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

+ 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

+ HƠN 3 NĂM

6. BẠN CẢM THẤY BAO BÌ CỦA TE AMO NHƯ THẾ NÀO

+ KHÔNG ĐẸP

+ BÌNH THƯỜNG

+ KHÁ ĐẸP

+ RẤT ĐẸP

7. BAN THƯỜNG MUA TRÀ SỮA SIZE NÀO

+S

+M

+L

8. BẠN CẢM THẤY GIÁ HIỆN TẠI CỦA TE AMO NHƯ THẾ NÀO

+ KHÔNG HỢP LÝ

+ BÌNH THƯỜNG

+ HỢP LÝ

9. GIẢ SỬ GIÁ HIỆN TẠI TĂNG TỪ 5 – 10 NGHÌN ĐỒNG BẠN CÓ TIẾP


TỤC SỬ DỤNG KHÔNG

+ CÓ

+ KHÔNG

+ HẠN CHẾ SỬ DỤNG


10. BẠN THƯỜNG MUA TRÀ SỮA TE AMO Ở ĐÂU

+ TẠI QUÁN

+ ĐẶT QUA CÁC DỊCH VỤ GIAO HÀNG

11. QUẢNG CÁO CỦA TE AMO ĐỂ LẠI ẤN TƯỢNG VỚI BẠN NHƯ THẾ
NÀO

+ RẤT ẤN TƯỢNG

+ ẤN TƯỢNG

+ BÌNH THƯỜNG

+KHÔNG ẤN TƯỢNG

12. BẠN MUỐN TE AMO THÊM HƯƠNG VỊ NÀO

+ KHÔNG

+ CÓ

+ DÂU

+ SOCOLA

13. BẠN MUỐN TE AMO THAY ĐỔI ĐIỀU GÌ?

+ GIÁ CẢ

+ CÁCH PHỤC VỤ

+ HƯƠNG VỊ

+ CÁCH TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU

+ KHÔNG CẦN THAY ĐỔI GÌ

Qua khảo sát nhận được kết quả hầu như 80% các khách hàng hài lòng với giá cả,
hương thị, phong cách phục vụ cũng những phương hướng truyền thông làm mới
của Te Amo. Chứng tỏ Te Amo đã làm tốt vai trò của nhà cung cấp sản phẩm tốt
cho khách hàng.
So với các thương hiệu nổi tiếng khác như Gongcha, Hot and Cold,… Te
Amo cũng có chỗ đứng nhất định đối với một đối tương khác nhất định, Te Amo
khá phổ biếng với đối tượng học sinh, dinh viên bởi giá cả phải chăng. Qua bảng
khảo sát thấy được tiêu chí chọn trà sữa của khách hàng đến 65 % phụ thuộc vào
giá cả, 40% cách phục vụ của nhân viên, là 30% và 15% lần lượt cho độ nổi tiếng
của thương hiệu và bạn bè, giá cả vẫn là đều tiên quyết bảng khảo sát cũng cho
thấy có đến 45% người dùng mong muốn dược chi 20 -30 nghìn cho một cốc trà
sữa và Te Amo đã làm rất tốt này với khách hàng của mình, chỉ từ 19 nghìn đồng
đã có thể sở hữu cốc trà sữa thơm ngon. Hiệu quả chiến lược về giá cả mà Te Amo
áp dụng đã rất thành công.
Như dự đoán có đến 85% người tiêu dùng biết tới Te Amo thông qua
Facebook, 15% nhờ KOL và 10% trên banner và TV, mạng xã hội tác động rất
nhiều đến độ phổ biến của một sản phẩm, cũng theo số liệu thống kê tính tới tháng
6-2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số Mạng mạng xã hội), tổng số
người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số
toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019 và vẫn dẫn đầu danh sách các
Mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy mà không lạ lẫm gì khi nhờ Facebook
mà mọi người biết tới thương hiệu, Te Amo cũng sử dụng tuyệt đối các phương
thức khác và thực sự hiệu quả.
Về sự biết đến của khách hàng đối với Te Amo chiếm tỷ lệ 50: 50, đây là
điểm yếu trong phương thức truyền thông khi độ phổ biến không thể chieesnm hơn
một nữa, thương hiệu này được thành lập hơn 5 năm trở lại đây và chỉ biến với
khách hàng khoảng 1 đến 2 năm chiếm tổng tỷ lệ 75%. Có thể vì thương hiệu này
chỉ nổi tiếng ở Hà Nội, và chúng tôi mong rằng khi áp dụng các phương thức
truyền thông sẽ đạt hiệu quả nhanh hơn.
Bao bì là thế mạnh của Te Amo, như đã nói ở trên, tầm quan trọng của bao
bì là rất cao trong khi đó Te Amo có nhiều loại bao bì với hình thù đặc trưng
thương hiệu, và số khách hàng đồng ý đến 80%, đây là phương thức truyền thông
thành công thứ 2 sau phương thức định giá sản phẩm của Te Amo.
Đa số người dùng đều lựa chọn sản phẩm với dung tích lớn bởi chỉ trên lệch
2 -3 nghìn đồng đã sở hữu được đồng thời khách hàng cũng cảm thấy với giá tiền
này là vô cũng phù hợp, theo khảo sát nếu sản phẩm này tăng thêm 5 – 10 nghìn
thì sẽ có 50% tiếp tục sử dụng, 10% 40% không đồng tình và hạn chế sử dụng.
Đây cũng chỉ là phương án đề cử vì Te Amo biết được điểm mạnh của mình và vẫn
đề cao lợi ích khách hàng.
Một phương thức truyền thông địa điểm nữa của Te Amo cũng vô cùng
thành công thi dịch vụ giao hàng và tại quán đều được tin dùng một cách đồng đều,
có thể thấy được đây sẽ là phương thức truyền thống mang lại nhiều lợi ích nhất
khi đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy cách truyền thông của Te Amo cũng
còn nhiều khiếm khuyết, chỉ có 40 phần trăm khá hài lòng với cách truyền thông
này, họ mong muốn được thấy Te Amo nhiều hơn, áp dụng nhiều mã giảm giá,
nhưng đồng thời khách hàng đã rất hài lòng với giá cả và các phương tức truyền
thông khác của Te Amo. Qua bảng khảo sát ta có thể thấy được hiệu quả từ những
cách truyền thông khác nhau, và Te Amo cũng đã lên kế hoạch cụ thể cho điều
này, để có thể đi vào hoạt động Te Amo sẽ dựa vào mong muốn nhu cầu của khách
hàng để xây dựng thương hiệu và phát triển mạnh mẽ.
Không dừng lại ở việc cung cấp các chế độ đãi ngộ hào phóng cho nhân
viên, các doanh nghiệp này còn thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân viên, đo
lường sự hài lòng và gắn kết của nhân viên để nhanh chóng điều chỉnh các chính
sách không phù hợp. Te Amo đang xây dựng công cụ đo lường sự gắn kết của
nhân viên bằng ứng dụng trên điện thoại. Theo đó, công cụ này sẽ cho phép người
chủ nắm được tâm tư, tình cảm, ý kiến của nhân viên theo thời gian thực. Ứng
dụng đo lường sự hài lòng nhân viên của Te Amo cho phép doanh nghiệp truyền
tải thông điệp tới nhân viên một cách dễ dàng: từ các thông báo đến những lời
động viên, khích lệ nhân viên. Quan trọng hơn, ứng dụng này là kênh để nhân viên
bày tỏ suy nghĩ, các sáng kiến cải cách cho thương hiệu Te Amo cũng có thể đánh
giá mức độ hài lòng và mức độ gắn kết của nhân viên thông qua việc đo lường.
Các chuyên gia quản trị cho rằng sự hài lòng và gắn kết của nhân viên tác
động trực tiếp đến kết quả kinh doanh bởi nhân viên chính là lực lượng tạo ra kết
quả. Ít hài lòng thì ít cống hiến, kém sáng tạo, hiệu quả công việc thấp. Ngược lại,
nhân viên hài lòng sẽ cống hiến hết mình với công việc, chủ động theo đuổi các
mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hài lòng của nhân viên còn giúp
nội bộ doanh nghiệp gắn kết, nhân viên ca ngợi sự đối đãi của doanh nghiệp với
khách hàng, đối tác, và cả trên truyền thông đại chúng, tăng uy tín cho doanh
nghiệp. Để thực hiện được điều này, Te Amo đã thực hiệ bảng khảo sát đối với nội
bộ nhân viên nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Kết quả thu được:

Hình 2.7 Bảng khảo sát nhân viên nội bộ thương hiệu Te Amo
Như đã nói về những ưu điểm khi khảo sát nhân viên, bảng khảo sát đã thể
hiện Te Amo đã thành công trong việc nhận được sự tín nhiệm và trung thành của
nhân viên, nhưng ưu đãi cũng như trong cách thức làm việc đã làm hài lòng nhận
viên. Nhân viên đồng ý rằng cơ cấu tổ chức trong công ty rõ ràng và hiệu quả, mô
tả công việc và mục tiêu rõ ràng trong bộ phận cũng như quy trình làm việc đã làm
hài lòng hơn 80%, áp lực trong việc cũng như các ưu đãi còn tùy thuộc vào từng
thời điểm là điều không thể tránh khỏi nhưng Te Amo cũng đã hổ trơ hết mình,
chia sẽ khó khắn cũng nhân viên.

Qua đây, Te Amo sẽ căn cứ vào các bảng khảo sát để thực hiện các chiếc
lược truyền thông và phương thức điều hành phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận
và sản phẩm chất lượng cho khách hàng.

2.10. Dự tính chi phí khác

Thời gian Open vào toàn bộ những ngày trong tuần từ 7h30 sáng đến
22h30 tối. Tiêu chí số một khi tuyển nhân viên cấp dưới là năng lực bán hàng và
hiểu tâm ý người mua và chắc như đinh rằng họ biết chiều khách, biết tư vấn khách
mua hàng và biết giải quyết và xử lý mọi trường hợp. Bạn cũng sẽ muốn nhân viên
cấp dưới của mình trang nghiêm, ngay thật để hoàn toàn có thể tin yêu giao cho họ
trách nhiệm thu tiền và ghi sổ sách. Kế hoạch lao động bộc lộ số lượng lao động
cần sử dụng và từng loại lao động tương thích với kế hoạch kinh doanh, theo
nguyên tắc phổ cập thì 2 nhân viên cấp dưới toàn thời hạn và một nhân viên cấp
dưới bán thời hạn.

Chúng ta cần chia ca làm theo đúng giờ lao động cho nhân viên cấp dưới
parttime: 5 tiếng / ngày. Shop sẽ Open từ 7 h30 sáng đến 22 h30, nên tất cả chúng
ta sẽ chia làm 3 ca chính cho parttime:

Ca 1 : từ 7 h30 – 12 h30, ca 2 từ 12 h30 – 17 h30, ca 3 từ 17 h30 – 22 h30.


Ngoài ra còn có những ca phụ vào những dịp lễ ; 9 h – 15 h, 15 h – 20 h. Bảng
lương và số nhân viên cấp dưới trong 1 ca Nhân viên parttime : 12000 đ / tiếng / 1
người ( ca 3 sau 22 h được tính overtime 0.5 tiếng ) ,Bonus ( 3000 xăng xe / 1 ca +
2.500 đ tiền ăn / 1 tiếng / 1 người Nhân viên chính thức: 8 tiếng / ngày : ca1 7 h30
– 15 h30, 15 h – 22 h30 Chức vụ Ca 1 Ca 2 Ca 3 Nhân viên thời vụ O.T B.N O.T
B.N O.T B.N 0 đ 15.500 VNĐ 15.500 đ 6000 đ 15.500 VND. Số lượng ( người /
ca ) 2 2 2 Tổng [ ( 12.000 * 5 ) + 15.500 ] * 2 = 151.000 đ [ ( 12.000 * 5 ) + 15.500
] * 2 = 151.000 đ [ ( 12.000 * 5 ) + 15.500 + 6000 ] * 2 = 163.000 VNĐ Lương
nhân viên cấp dưới giám sát fulltime cố định và thắt chặt : 4000.000 đ / tháng / 1
người giá thành trả lương 1 ngày cho nhân viên cấp dưới parttime : 465.000 đ giá
thành 1 tháng cho nv parttime ; 465.000 đ * 30 = 13.950.000 đ 2.6 Kế Hoạch kinh
tế tài chính Bảng Dự Tính Chi Phí Đầu Tư bắt đầu ĐV tính : 1000 đồng Nội Dung
Giá Thành ( S = 72 mét vuông, 3 lầu )

Chi Phí Thiết Kế và Công Thợ Sơn nước ( đã tính công thợ / mét vuông )
30 * 72 mét vuông = 2.160 Giấy dán tường ( đã tính công thợ / keo sữa / mét
vuông ) Vẽ tường ( sơn nước / mét vuông ) Phí phong cách thiết kế ( mét vuông )
Thợ hồ chính ( tính ngày ) Thợ phụ ( tính ngày ). Bảng Hiệu Đèn pha ( cái – chưa
tính công, sắt ) đèn ống chụp đèn lớn, chụp đèn nhỏ, bảng hiệu LED ( giá trung
bình theo bóng – tùy vào số lượng bóng ) Dù lớn

Quầy Pha Chế ( Giá tính tương đối ) Quầy gạch + đá hoa cương ( mét tới )
Chụp đèn thả trang trí + bóng ( cái ) Vòi rửa ly HQ Bồn rửa ly 2 ngăn 4. Trang Trí
Quán Cửa kính + khung ( mét vuông ) Tùy vào phong cách thiết kế quán mà sẽ
phát sinh nhiều ngân sách khác 5. Bàn ghế tủ kệ nệm gối Ghế nệm ngồi bệt ( 2
cái / bàn ) Ghế gỗ đôi ( cái ). Bàn ngồi sàn ( 50×70 ) ( 20 bàn / sàn ) Kệ sách 60 x 5
tầng ( mỗi lầu 1 kệ ) Kệ dép 80 x 6 tầng Tủ để đồ 15 ngăn Gối ôm thông thường
( 4 cái / bàn ) 6. Hàng Điện Máy Camera Ampli + loa vi tính Phần mềm + máy in
bill TV 32 ”, Modem wifi Internet xịn

Tủ mát 2 Máy lạnh inverter 1.5 HP ( cái ) Máy ép trái cây Máy xay sinh tố
Máy cafe đá xay 7. Dụng cụ pha chế và nấu nướng Máy chiên công nghiệp 60 * 72
mét vuông = 4.320.250 * 30 mét vuông = 7.500.150 * 72 mét vuông = 10.800.250
* 3 * 7 = 5.250 150 * 5 * 7 = 5.250 550 * 3 = 1.650 30 * 3 = 90 150 * 3 = 450 60 *
9 = 540 1.500 1.200 2.200 200 200 1.100.600 * 20 mét vuông = 12.000 220 * 120
= 26.400 350 * 120 = 42.000.250 * 60 = 15.000 480 * 3 = 1.440 300 * 3 = 900
1.550 * 3 = 4.650 85 * 240 = 20.400 950 * 4 = 3.800 850 4000 3.500 2.200 3.500
5000 500 1.500 3.800 1.700

Tổng chi phí : 194.050.000 VNĐ BẢNG CHI PHÍ HÀNG THÁNG ĐVT :
1000 đồng STT giá thành Thành tiền 1 Chi tiêu nhập hàng 4.465 2 Khấu hao
TSCĐ ( 1 tháng ) 2000, Chi tiêu thuê mặt phẳng ( 1 tháng ) 20.000 Tiền điện, nước
hàng tháng 1.500 5 giá thành trả lương người lao động 21.950 Ngân sách chi tiêu
khác 1.000. Tổng 50.915

Tổng lợi nhuận thu được: Lợi nhuận = lệch giá – ngân sách 315.000.000 –
50.915.000 = 314.949.085 đ

2.11. Hiệu quả chiến lược truyền thông sau Covid -19

Tuy gặp nhiều khó khắn về doanh thu sau khi tình hình dịch bệnh được
kiểm soát nhưng nhờ vạch ra chiến lược với bước đi đúng đắn đã mang lại nhưng
hiệu quả nhất định.

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược
phát triển của Te Amo trong nhiều năm qua. Công ty đã đầu tư đáng kể vào việc
tạo ra một tiêu chuẩn hóa cho các cửa hàng, hàng hóa và các loại thực phẩm của
mình. Logo của Te Amo là một trong những logo dễ nhận biết và gần gũi với giới
trẻ. Logo người đàn ông cười to sảng khoái đã trở thành nét đặc trưng riêng biệt
tạo cảm giác thoải mái cho khác hàng.

Chiến lược thương hiệu của công ty đang dần thay đổi theo thời gian và
tận dụng các nền tảng tương tác với khách hàng mới để phát triển. Công ty hiện
đang vận hành một website tên là Hi.TeAmo.com, nơi khách hàng có thể để lại ý
tưởng cho công ty giúp mở rộng và cải thiện sản phẩm cũng như trải nghiệm của
khách hàng, tăng cường sự gắn bó với cộng đồng và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Điều này cũng giống với mô hình “crowd-sourcing” trong lĩnh vực kinh doanh.

Thương hiệu này hiện có một mạng lưới social media và digital presence
khá lớn, đã nhận được sự chú ý của khách hàng trong những năm gần đây. Điều
này cũng giúp thúc đẩy nhu cầu tương tác với khách hàng được tốt hơn đồng thời
giúp cho sản phẩm được hiển thị trên các nền tảng nơi khách hàng mục tiêu hoặc
khách hàng tương lai dành thời gian để theo dõi trực tuyến. Thương hiệu này cũng
có một trang Facebook riêng đang hoạt động, tài khoản Twitter, trang Instagram,
cộng đồng Google+, trang Pinterest và kênh video trên YouTube.

Te Amo đã thực hiện đầu tư mạnh mẽ vào mobile marketing. Áp dụng sự


đổi mới kỹ thuật số vào việc phát triển và tung ra ứng dụng Te Amo để giúp cho
khách hàng dễ dàng thanh toán các sản phẩm, tiền boa cho nhân viên pha chế,
kiếm và đổi phần thưởng. Te Amo đã tận dụng Trí tuệ nhân tạo để cho phép khách
hàng đặt hàng thông qua lệnh thoại hoặc giao diện nhắn tin trên ứng dụng di động.
Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hữu hình trong việc nâng cao mức độ tương tác
với khách hàng.

2.12. Phân tích những thách thức có thể xảy ra của chiến lược truyền thông

Rõ ràng giá trị thương hiệu là cách duy nhất để các doanh nghiệp bảo vệ
lợi thế cạnh tranh và thoát khỏi cuộc suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên việc tập trung
vào công cuộc định giá để giành được khách hàng đã làm hao mòn vốn chủ sở hữu
của thương hiệu trà sữa Te Amo vào thời điểm đó. Bên cạnh nhưng hiệu quả mang
lại, thách thực trong chiến lược marketing là điều không tránh khỏi.

Sức cạnh tranh: Khi Te Amo tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới và
củng cố vị thế của mình trong lòng khách hàng, thương hiệu này phải đối mặt với
các mức độ cạnh tranh khác nhau giữa địa phương và khu vực. Đặc biệt đối với đối
tượng các thương hiệu lớn và quen mặt như các thương hiệu tôi đã kể ở trên. Bên
cạnh đó sở thích của người tiêu dùng liên tục thay đổi khiến cho thương hiệu Te
Amo gặp rủi ro trong vấn đề giữ chân khách hàng. Các chuỗi cửa hàng cà phê địa
phương luôn sở hữu những lợi thế nhất định, họ có thể dễ dàng sao chép và nhân
rộng trải nghiệm. Điều đó khiến cho khách hàng của Te Amo, những người đã
quen trả phí để có chất lượng cao hơn, sẽ có khả năng thay đổi thói quen nếu gặp
phải các sản phẩm khác có cùng mức chất lượng và trải nghiệm như nhau.
Nhu cầu thay đổi liên tục: Đổi mới dường như đã trở thành một từ ngữ vô
cùng quen thuộc đối với các thương hiệu. Mặc dù đổi mới có thể được định nghĩa
theo nhiều cách, nhưng trong trường hợp này, nó được sử dụng để chỉ một quá
trình diễn ra liên tục, có quy mô tổ chức rõ ràng, trong quá trình đổi mới các công
ty sẽ thực hiện cải tiến đối với những sản phẩm và dịch vụ hiện có, đồng thời đầu
tư vào việc phát triển để tạo những sản phẩm có tính đột phá.

Có thể nói đổi mới chính là nền tảng phát triển của các thương hiệu. Đó là
lý do vì sao mà các thương hiệu hàng đầu luôn cố gắng tạo ra sự đổi mới trong
chiến lược phát triển lâu dài của họ. Các chiến lược thương hiệu được hình dung sự
đổi mới như một trong những yếu tố cốt lõi mang lại cho thương hiệu một lợi thế
cạnh tranh lâu dài, thậm chí có thể chịu được những cú sốc lớn như suy thoái nền
kinh tế. Bên cạnh đó bất cứ khi nào đối thủ cạnh tranh tung ra các sản phẩm có giá
thấp hơn hoặc sao chép trải nghiệm tổng thể của Te Amo, sự đổi mới sẽ cho phép
họ tiếp cận khách hàng của mình theo những cách mới lạ hơn nhưng vẫn đảm bảo
triết lý thương hiệu cốt lõi.

Tính nhất quán trong trải nghiệm thương hiệu: Te Amo chú trọng nhiều
vào việc tạo ra các cấp độ trải nghiệm thương hiệu một cách nhất quán trong từng
cửa hàng của. Có thể nói việc cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết nhỏ của Te Amo
là một điều rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, việc tạo ra trải nghiệm thương hiệu cần
phải gắn chặt với văn hóa và thông lệ.

Định giá và mục tiêu: Việc định giá các sản phẩm, đặc biệt là đối với các
loại đồ uống nóng và lạnh nên là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển
của Te Amo. Mặc dù thương hiệu này luôn nhắm mục tiêu đến khách hàng là sinh
viên thông qua chiến lược định giá cao cấp ở hầu hết các thị trường mà hoạt động,
nhưng chiến lược này liệu có thể áp dụng ở những thị trường mới mà Te Amo
thâm nhập. Định giá cao cấp có nhiều rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ những lý do.
2.13. Phân tích tác động môi trường vĩ mô

Bên cạnh nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh
thì không thể thiếu việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố của môi trường
và một thành phần đó là môi trường truyền thông vĩ mô.

Môi trường vĩ mô bao gồm các lực lượng xã hội lớn đang ảnh hưởng đến
cục môi trường vi mô, nội bộ doanh nghiệp và tạo ra thời cơ như mối đe dọa đối
với doanh nghiệp. Hiện tại trên thị trường tiêu thụ, thương hiệu Tocotoco là thương
hiệu cạnh tranh chính với trà sữa của thương hiệu Te Amo.

   Đối với Tocotoco, họ đã làm được điều quan trọng là khai thông thị trường
trà sữa tại Việt Nam nhưng do không am hiểu về văn hóa người Việt nên họ đã bộc
lộ những điểm yếu và dần đánh mất thị phần. Điểm yếu ở đây là họ kinh doanh
theo kiểu “take away” tức là khách đến mua và mang đi chứ không ngồi lại thưởng
thức những ly trà .Hình thức này thành công ở nhiều nước nơi khuynh hướng sử
dụng món ăn và đồ uống nhanh đang bùng nổ nhưng lại không phù hợp với cách
sống của người Việt. Mặc khác, tham vọng phủ nhanh thị trường này cũng khiến
Tocotoco có những quán trà sữa mang phong cách xập xệ, nếu không muốn nói là
quá tệ Một chi tiết nữa phải cân nhắc trong mô hình kinh doanh của Tocotoco là sự
dễ dãi trong việc lựa chọn đối tác “franchise”,đối tác vi phạm những điều khoản
trong hợp đồng, lấy nguyên liệu từ nơi khác để bán vì ham lợi ảnh hưởng đến
thương hiệu Tocotoco.

Thị trường tiêu thụ được nhắm đến thành phố lớn Hà Nội. Phần lớn người
mua là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức, làm việc trong các công sở, nhà
máy, văn phòng... yêu thích sự tiện lợi và hiện đại, đặc biệt là ngon rẻ bắt mắt với
nhiều hương vị khác nhau phù hợp nhu cầu.

Thành phố Hà Nội với mức sống ngày càng cao, nhu cầu của giới trẻ ngày
càng lớn về việc tiếp cận với những luồng giải trí tân tiến cũng như tận hưởng
những cái mới lạ của cuộc sống hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm
năng.
2.14. Vai trò của kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà sữa nói riêng

Mục đích nhằm đăng tải những thông tin có giá trị trên các phương tiện
truyền thông đại chúng để thu hút sự chú ý đến một sản phẩm trà sữa. Tuyên
truyền sản phẩm trà sữa ngon - bổ - rẻ, là những nỗ lực khác nhau nhằm công bố
về những sản phẩm cụ thể cũng như những lợi ích mà các ly trà sữa đó đem lại.
Làm cho người tiêu dùng hiểu biết sâu hơn về sản phẩm cũng như thông tin của
chủ sở hữu thương hiệu.

   Mỗi một thương hiệu trước khi triển khai bất kỳ kế hoạch truyền thông
nào luôn phải bắt đầu từ việc nắm rõ mục tiêu chứ không riêng Te Amo. Mục tiêu
của mỗi thương hiệu tại mỗi giai đoạn lại rất khác nhau, từ đó kế hoạch truyền
thông cũng sẽ thay đổi tùy theo mỗi thời điểm. Với mục tiêu đẩy mạnh thương
hiệu phục vụ mục đích nhượng quyền, kế hoạch sẽ rất khác mục tiêu thúc đẩy
doanh số ngắn hạn. Mỗi một thương hiệu có thể có rất nhiều mục tiêu khác nhau,
ví dụ như: Thúc đẩy doanh số ngắn hạn, thúc đẩy thương hiệu để gia tăng doanh số
mang tính dài hạn, chăm sóc và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Thu hút đối
tượng khách hàng mới, quảng bá thương hiệu trong ngày khai trương. Nếu không
có mục tiêu cụ thể hay có quá nhiều mục tiêu cùng một lúc sẽ khiến cho việc triển
khai truyền thông dễ bị rối, thiếu hiệu quả, ngoài ra cũng gây khó khăn cho việc đo
lường. Chính vì vậy trên 1 kế hoạch tổng thể cho thương hiệu trà sữa Te Amo, cần
biết rõ ở mỗi giai đoạn chúng ta cần gì để phân kỳ kế hoạch.

   Truyền thông thương hiệu trà sữa Te Amo đã giúp cải thiện và tiếp cận
phương pháp, cách thức để đem thương hiệu tiếp cận tới khách hàng, giúp khách
hàng có thể nhận biết thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Các chiến lược truyền thông sẽ cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu, dùng
thử và quyết định mua sắm sản phẩm dịch vụ.

   Nhắc đến thương hiệu Te Amo giúp khách hàng sẽ nghĩ ngay đến sự tin
tưởng. Chính vì vậy vai trò đầu tiên của truyền thông thương hiệu là tạo dựng niềm
tin của khách hàng. Việc sử dụng hàng loạt các chiến dịch truyền thông quy mô
lớn và liên tục, cùng với sự xuất hiện của các KOL, dẫn chứng khoa học… tạo nên
sự tin tưởng thương hiệu đang được nhắc tới. Chính là hương vị thơm ngon, giá cả
phải chăng, nguyên liệu tốt cho sức khỏe, nhiều ưu đãi và thái độ phục vụ chân
thành tại thương hiệu trà sữa Te Amo.

   Nâng cao giá trị thương hiệu, giá trị thương hiệu không phải giá trị ở khối
tài sản của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu nằm ở niềm tin, sự ảnh hưởng
sâu rộng của thương hiệu đó đối với người tiêu dùng. Và tất nhiên khi thực hiện
truyền thông thương hiệu giá trị của thương hiệu cũng không ngừng tăng lên.
Ngoài tạo ra giá trị riêng cho thương hiệu trà sữa rẻ nhất Hà Nội. Khi thương hiệu
tạo dựng được niềm tin và tầm ảnh hưởng sâu rộng, nó sẽ làm tăng giá trị của sản
phẩm mà thương hiệu cung cấp.

   Trở nên quen thuộc và không thể thiếu, vai trò tiếp theo của truyền thông
thương hiệu tạo tạo ra sự quen thuộc và không thể thiếu. Khách hàng sẽ thấy có
những sản phẩm chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nhưng doanh nghiệp vẫn không
ngừng quảng cáo. Sản phẩm từ Te Amo sẽ luôn trở nên thân thuộc và trở thành
người bạn đồng hành không thể thiếu, luôn trở thành sự chọn lựa hàng đầu trong
suy nghĩ của khách hàng.

    Đồng thời kích cầu tiêu thụ sản phẩm: xét cho đến cùng mọi chiến dịch
truyền thông đều nhắm tới mục tiêu gia tăng doanh số và lợi nhuận. Và  để gia tăng
doanh số chắc chắn bạn phải gia tăng được hành vi mua hàng (chuyển đổi). Và tất
nhiên vai trò của truyền thông thương hiệu cũng như vậy. Nó kích cầu tiêu thụ sản
phẩm của khách hàng, truyền thông thương hiệu trà sữa Te Amo tốt đồng nghĩa
với việc đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Ở nhiều quốc gia thì sản phẩm này cũng đã có từ lâu và được sử dụng như
một loại đồ uống bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy
nhiên, đây là một sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam, nó được pha chế từ các
nguyên liệu là trà, sữa, đường và các loại hương liệu khác. Đây là một loại đồ uống
độc đáo có tác dụng tốt cho sức khỏe bởi các thành phần chất chống oxy hóa có
trong chè và các chất béo, protein có trong sữa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ
thể, và một số đặc điểm nổi bật khác của sản phẩm như khả năng tăng sức đề
kháng, giảm stress, chống lão hóa. Vì vậy, nó được coi là một loại đồ uống rất
thích hợp cho những lúc mệt mỏi, căng thẳng. Nhận thấy được tầm quan trọng của
việc PR cho một hãng nước là điều quan trọng và tất yếu để xây dựng một thương
hiệu trà sữa an toàn cà gần gũi với người sử dụng. Với tình hình thị trường trà sữa
cạnh tranh vô cùng khốc liệt, để thu hút khách hàng và tăng doanh thu nhanh
chóng, bạn cần một kế hoạch truyền thông cho quán trà sữa thật hoàn hảo. Và hãy
nhớ, dù sử dụng bất cứ hình thức, phương tiện nào để marketing cho quán trà sữa
thì 3 yếu tố quan trọng bạn không được phép bỏ qua là: đúng đối tượng, đúng
thông điệp và truyền thông đúng mục tiêu.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG
CHO THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA TE AMO

3.1. Đánh giá khách quan những hạn chế và thành tựu trong quá trình kế hoạch

Nhìn chung, kênh phân phối trực tiếp của Te Amo vẫn là tại các cửa hàng.
Theo đó các địa điểm được lựa chọn luôn đảm bảo được sự thuận tiện trong giao
thông, đi lại. Điều này giúp tối ưu cho khách hàng khi có nhu cầu ghé quán để
thưởng thức các món đồ uống yêu thích của mình hơn. Đi kèm đó, cách bày trí
không gian cũng được chú trọng, đảm bảo chất riêng nhưng vẫn đồng nhất trong
tổng thể chuỗi thương hiệu.

Giá cả cũng là yếu tố quan trọng, được xác định kỹ lượng thông qua việc
phân tích nhiều yếu tố xoay quanh. Theo đó, trong các sản phẩm được phân phối,
tập trung vào chất lượng, các sản phẩm Te Amo mà còn có giá thành thấp hơn so
với nhiều thương hiệu bình dân khác. Tuy nhiên, mức giá này vẫn được xem là
hoàn hảo khi được khi xét trong tổng thể (về hương vị, độ độc đáo, dịch vụ, không
gian quán xá,…)

Đặc biệt, với các sản phẩm mới được ra mắt, Te Amo còn xây dựng chính
sách giá với mức ưu đãi riêng. Điều này là hợp lý, đảm bảo khả năng xâm nhập thị
trường được nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được sự lâu dài.

Nắm bắt được tâm lí chung của nhiều đối tượng khách hàng hiện nay,
đồng thời, cập nhật được sự phát triển của các ứng dụng giao hàng thông minh,
Gongcha đã và đang liên kết với hàng loạt ứng dụng. Có thể kể đến như Shopee
Food, GrabFood, Gojek, Baemin,… Điều này giúp gia tăng doanh số đáng kể. Bởi,
khách hàng khi đặt mua có thể tìm được tài xế nhanh chóng qua các ứng dụng này
và triển khai đặt mua ngay mà không phải cất công chạy đến cửa hàng.

Ngoài các ứng dụng giao đồ ăn, Te Amo còn đẩy mạnh phát triển trên các
ứng dụng dành cho F&B khác. Bao gồm cả ứng dụng giới thiệu, nền tảng phân
phối e-voucher, hay mở rộng phương thức thanh toán bằng việc liên kết với các ví
điện tử (Momo, Zalopay,…). Nhờ hướng cập nhật xu thế này, Te Amo thật sự đã
gia tăng trải nghiệm đáng kể nơi khách hàng. Từ đó, thu hút được sức mua lớn hơn
hẳn.

3.2. Biện pháp phòng trách những hạn chế trong lên hế hoạch kinh doanh

Xuất phát từ những rủi ro đáng tiếc hoàn toàn có thể xảy ra như trên tất cả
chúng ta cần có những giải pháp phòng tránh đơn cử để việc kinh doanh có hiệu
suất cao cao. + Xác định rõ ràng và đúng mực phân khúc thị trường của mình :
Như đã xác lập thị trường của mình là đối tượng người dùng sinh viên ở độ tuổi 14
– 25 có mức thu nhập từ 2 – 3.5 triệu đồng / tháng. Vì thế, những mẫu sản phẩm
của mình đưa ra phải tương thích với lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ của phân khúc
đó. Nghĩa là tất cả chúng ta phải bảo vệ về cả chất lượng mẫu sản phẩm lẫn dịch
vụ. Sản phẩm tất cả chúng ta phải có màu sắc đẹp, ngon, dinh dưỡng và vệ sinh.
Điều đó sẽ trọn vẹn khác với đối tượng người dùng 6 – 10 tuổi thường thích loại
sản phẩm có sắc tố lòe loẹt mà không chăm sóc nhiều đến những yếu tố khác như
vệ sinh, dinh dưỡng, hoặc khác với lứa tuổi 45 – 50 thường ưu tiên cho chất lượng
mà không để tâm nhiều đến sắc tố của mẫu sản phẩm. + Xác định được phong thái
của quán sao cho tương thích với thời đại : Đối với yếu tố này, thị trường của tất cả
chúng ta phải theo tong tân tiến, hoàn toàn có thể phân phối những dịch vụ trí tuệ
như chơi cờ tướng, cờ vua, hoặc vẽ tranh tự do lên tường theo ý thích của mình.
Cung cấp những dịch vụ cốt yếu mà người mua thật sự cần như wifi để tương hỗ
việc học tập của khách hang. Chuẩn bị khâu marketing một cách khoa học và cẩn
trọng từ những khâu nhỏ nhất như : khi khảo phải bao trùm những những đối
tượng người tiêu dùng từ những khu vực thư viện, căn tin đến những khu thể thao
gần đó, v.v, hoặc nghiên cứu và điều tra kĩ lưỡng, khách quan những nhu yếu thị
hiếu của người mua, tránh bóp méo, áp đặt nhận thức chủ quan trong quy trình
nhìn nhận, giúp chúng hạn chế những sai lầm đáng tiếc đáng tiếc. Nâng cao công
tác làm việc quản lí nhân viên cấp dưới : Ngay khi nhận nhân viên cấp dưới vào
thao tác phải đặt cao tiêu chuẩn ân cần khi ship hàng, những nhân viên cấp dưới
bảo vệ được điều đó sẽ giúp cho tất cả chúng ta kiến thiết xây dựng được uy tín
của quán, cũng như lôi kéo được những người mua mới và người mua cũ. Ngược
lại, nếu nhân viên cấp dưới tất cả chúng ta có thái độ thiếu lễ độ, khinh miệt thậm
chí còn là lạnh nhạt với người mua cũng tác động ảnh hưởng xấu đến quán. Vì thế,
khi đã có đội ngũ nhân viên cấp dưới giỏi tất cả chúng ta phải luôn tiếp tục nhắc
nhở, chỉnh đốn lại nhân viên cấp dưới của mình về thái độ với người mua.

3.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao giá trị thương hiệu trà sữa Te Amo sau
Covid – 19

Bên cạnh tiêu chí mang đến sản phẩm ngon bổ rẻ, hợp thị yếu với khánh
hàng thì việc PR cho một thương hiệu là vô cùng quan trọng bên cạnh những công
việc như khảo sát khách hàng, vốn, thị trường,… Từ sau đợt dịch thứ 4 bùng phát
vừa rồi cũng như quá trình vận hành, đã có nhiều bài học thực tế giúp nâng cao giá
trị thương hiệu trong tương lai.

Đầu tiên, cần Định hình phong cách cửa hàng trà sữa của bạn: Định hình
cho cửa hàng trà sữa của mình một phong cách riêng, tạo sự khác biệt trong suy
nghĩ khách hàng khi nhắc tới. Vì thế bạn phải tìm ra chất riêng của mình, điểm
khác biệt với những đối thủ cạnh tranh khác mà mang lại giá trị cho khác hàng.
Cửa hàng kinh doanh trà sữa của bạn là phục vụ take away hay dùng đồ tại cửa
hàng. Menu đồ uống của bạn tập trung vào trà sữa hay có thể phát tiển thêm các
loại thức uống khác. Khám phá phong cách của quán chính là bước đầu tiên cũng
là bước quan trong quyết định thành bại trong kinh doanh.

Thứ 2, Chọn địa điểm kinh doanh trà sữa: Kinh doanh trà sữa là kinh
doanh dịch vụ. Để thành công bạn cần có yếu tố tiên lợi. Để tìm được một địa điểm
đẹp, thuận tiện đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và tìm tòi các khu dân cư của từng vị
trí thuê. Nếu như bạn mong muốn khách hàng dành nhiều thời gian ở trong cửa
hàng, chọn những địa điểm có đi bộ đông đúc, với ít chỗ đỗ xe. Còn nếu bạn muốn
nhắm tới đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi, cân nhắc các vị trí xung quanh
trường học, khu vui chơi, địa điểm giải trí. Cụ thể hơn, bạn cũng có thể tìm hiểu
lịch sử của chỗ bạn mong muốn thuê để đảm bảo an ninh và sự an toàn cho khách
và nhân viên. Đã có cửa hàng nào thuê ở đây chưa? Tại sao họ lại chuyển đi mà
không tiếp tục kinh doanh?

Thứ 3, lên kế hoạch kinh doanh, hãy ngồi xuống và lên một kế hoạch kinh
doanh chi tiết bao gồm những chiến lược cụ thể về kinh doanh, tài chính,
marketing. Một bản kế hoạch càng chi tiết càng giúp bạn định hình rõ bước đi của
mình, từ đó tránh được những sai sót không đáng có. Lập bảng dự tính chi phí: Chi
phí thuê mặt bằng? Chi phí trang trí cửa hàng? Chi phí nhân công? Doanh thu dự
kiến và khả năng quay hồi vốn là bao nhiêu lâu?

Thứ 4, thiết kế menu và trang trí cửa hàng: Menu quán cũng là một phần
của thương hiệu. Đây cũng là yếu tố bạn cần chú tâm, chau chuốt sao cho phản ánh
được phong cách và đặc điểm của quán. Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc về vấn đề
nên xây dựng menu như thế nào? Nếu có quá ít sản phẩm thì sẽ không cho thấy sự
đa dạng, còn nếu có nhiều sản phẩm thì chi phí sẽ tăng thêm nhiều ( chi phí nhập
lieu, chi phí bảo quản,..). Để gây ấn tượng với khách hàng bạn có thể thay đổi
menu theo tuần, theo tháng hoặc theo mùa, những dịp lễ. Vào những tối đặc biệt
trong tuần có thểm phục vụ thêm một số loại đồ uống đặc trưng. Hãy lưu ý nên tổ
chức các chương trình đặc biệt nên được tổ chức vào buổi tối mà có ít khách hàng
nhất để lôi kéo thêm khác hàng tới cửa hàng của mình. Để tìm ra một công thức
chung cho việc kinh doanh trà sữa thành công là một điều không thể, nhưng bạn
cần chú ý tới yếu tố cân bằng giữa tính thẩm mỹ và số lượng ghế ngồi. Hãy đảm
bảo rằng khách hàng sẽ có đủ một không gian để trải nghiệm cửa hàng tốt nhất,
nhưng cũng đừng xếp quá ít chỗ sẽ không tối ưu được doanh thu.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong những năm gần đây thị trường trà sữa đang là cơn sốt và chưa có
dấu hiệu hạ nhiệt. Không gì ngạc nhiên khi nói rằng đây là loại hình để bắt đầu
khởi nghiệp, bởi thường khi mở quán không cần yêu cầu nhiều về vốn và kinh
nghiệm. Đây được xem loại hình kinh doanh hấp dẫn, nhưng đây cũng là hình thức
có rủi ro cao bởi theo nhiều khảo sát thì tỷ lệ thành công chỉ khoang 20%, và một
trong những yếu tố nắm vai trò quyết định để thành công hay thất bại là kế hoạch
kinh doanh. Kinhdoanh thành công là một câu chuyện lâu dài, đòi hỏi ở nhiều yếu
tố những quan trọng nhất vẫn chính là ở bạn, một người quản lý thông minh cần
chú ý đến các chiến lược để phát triển toàn diện và lâu dài. Một trong những công
cụ hỗ trợ tuyệt vời đó là phần mềm quản lý quán trà sữa chuyên nghiệp, tối ưu
được các hoạt động kinh doanh từ đơn hàng, kho hàng, cửa hàng đến quản lý nhân
viên, chăm sóc khác hàng. Phải có trải nghiệm thì mới có thể thành công, để có
được thương hiệu Te Amo thành công như ngày hôm nay là cả một quá trình,
chiến lược là điều vô cùng quan trọng không thể bỏ qua bên cạnh những tiêu chí
khác.
C. PHẦN KẾT LUẬN

Để thành công trong chiến lược mở rộng và tăng trưởng, Te Amo cần phải
có tư duy đổi mới mạnh mẽ và khả năng nhạy bén để cung cấp các sản phẩm phù
hợp và định vị các cửa hàng của mình. Thương hiệu này đã có những bước tiến
nhanh chóng trong việc thực hiện chiến lược đổi mới toàn tổ chức bằng cách đầu
tư vào công nghệ mới, thiết kế lại bố cục cửa hàng và đầu tư vào các ý tưởng mới.

Ngoài việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng, vốn luôn là lĩnh vực
trọng tâm hàng đầu của công ty, các lĩnh vực trọng tâm đổi mới trong tương lai
cũng cần phải xoay quanh việc cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp cho khách
hàng.

Không còn nghi ngờ gì nữa Te Amo đích thực là một “món ăn” quen thuộc
thành công với kinh nghiệm dày dặn trong việc thâm nhập và tạo dựng bản sắc
thương hiệu ở các thị trường mới. Tuy nhiên khi thực hiện mở rộng và phát triển
thị trường, Te Amo cần phải đánh giá lại mọi thứ và tìm hiểu về sở thích của người
tiêu dùng bản địa. Có thể nói đổi mới và cải tiến hoạt động hiệu quả sẽ là hai nền
tảng giúp thương hiệu Te Amo tiếp tục đạt được thành công trên thị trường quốc tế
và cả ở các thị trường hiện có.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thương hiệu này cần liên
tục phát triển và nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi uống cà phê tại các cửa
hàng của mình. Điều này rất quan trọng vì nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi và
mức độ kỳ vọng của họ về trải nghiệm cũng liên tục được nâng cao. Những trải
nghiệm thương hiệu độc nhất ngày hôm nay có thể sẽ trở thành trải nghiệm thường
xuyên vào ngày mai. Vì vậy Te Amo phải luôn dẫn đầu xu hướng này để có thể
liên tục cạnh tranh và tạo nên sự khác biệt trong mắt khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tiếng Việt:

[1]. Đinh Thị Thuý Hằng, PR - Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Nhà
xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007.

[2]. Quách Thu Nguyệt, Đường vào nghề PR, NXB Trẻ, Tp. HCM, 2007. (tr 217-
231)

Sách tiếng Anh:

[3]. Business edge, Quan hệ công chúng, biến công chúng thành “fan” của
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 2007 (tr 127- 132)

[4]. Jefkins, Frank, Phá vỡ bí ẩn của PR, Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh
Thy biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ 2006.

[5]. Moi Ali, PR hiệu quả, NXB Tổng hợp, TP. HCM, 2006.

[6]. McCusker, Gerry 2006, Nguyên nhân & bài học từ những thất bại PR nổi tiếng
thế giới, Nhà xuất bản Trẻ, Trần Thị Bích Nga & Nguyễn Thị Thu Hà dịch. (tr
317- 320)

[7]. Philip Henslowe, Những bí quyết căn bản để thành công trong PR, NXB Trẻ,
TP. HCM, 2007.

[8]. Robert Heller, Marketing Effectively, NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2006.
(Chương 2, tr 177- 120)

[9]. Ries, Al and Ries, Laura 2002, Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, Vũ Tiến
Phúc dịch, Nhà xuất bản Trẻ 2007. (tr 71- 82)

[10]. Wilcox, Dennis L. and Cameron, Glen T. 2006, Public Relations Strategies
and Tactics, 8th edition, Pearson Education, Inc., Boston.

Tài liệu trên mạng:


[11]. https://advertising.amazon.com/vi-vn/blog/media-planning [Ngày cập nhật 2-
12-2002, Ngày truy cập 5-6-2022]

[12]. https://ipos.vn/marketing-quan-tra-sua/ [Ngày cập nhật 12-2-2006, Ngày truy


cập 5-6-2022]

[13]. Wilcox, D.L. & Cameron, G.T., Public Relations Strategies and Tactics, 10th
edition Pearson Education Boston edition, Pearson Education, Boston, 2012.
NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
PHẦN XÁC NHẬN CỦA TÁC GIẢ VÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực hiện đề tài Cán bộ hướng dẫn khóa luận
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN CHẤM ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN

Điểm thống nhất bằng số: …………………..điểm

- Điểm bằng chữ: ………………………………………………….

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

You might also like