You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU RỦI RO TUÂN THỦ CỦA CÔNG


TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET AIR
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Kiều Oanh

Lớp học phần: Chiều thứ 3

Nhóm 6:

Danh sách sinh viên thực hiện:

TRẦN THỊ NGỌC HẠNH 2021003210


BIỆN HÀ THÁI HỌC 2021002908

NGUYỄN THỊ NGỌC TUYẾT 2021003668


LÝ NGỌC LỢI 2021000474
ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG 2021003412
NGUYỄN HOÀNG HUYÊN 2021003677
NGUYỄN THU HƯƠNG 2021003436

ĐOÀN NHẬT QUANG 2021003685

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2022


DANH MỤC ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Mức độ
Chữ ký
đóng
STT Họ và tên MSSV Phân Công sinh
góp(0%-
viên
100%)

TRẦN THỊ NGỌC Nhận dạng các


1 2021003210 100%
HẠNH rủi ro

BIỆN HÀ THÁI
2 2021002908 Đánh giá rủi ro 100%
HỌC

Tài trợ rủi ro,


NGUYỄN
3 2021003677 kết luận, tổng 100%
HOÀNG HUYÊN
hợp word

NGUYỄN THU Hương thiết kế


4 2021003436 100%
HƯƠNG powerpoint

ĐOÀN NHẬT Chương 1, tài


5 2021003685 100%
QUANG trợ rủi ro

Thuyết trình,
NGUYỄN THỊ
6 2021003668 đối phó với rủi 100%
NGỌC TUYẾT
ro

Thuyết trình,
7 LÝ NGỌC LỢI 2021000474 đối phó với rủi 100%
ro

i
ĐẶNG THỊ Nhận dạng các
8 2021003412 100%
HỒNG NHUNG rủi ro

ii
ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN
HỌC KỲ III NĂM HỌC 2022

Tên bài tiểu luận: TÌM HIỂU RỦI RO TUÂN THỦ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG
KHÔNG VIETJET AIR

Nhóm thực hiện: nhóm 6

Đánh giá:

Thang Điểm
TT Tiêu chí Ghi chú
điểm chấm

1 Hình thức trình bày:

- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số 1


trang, mục lục, bảng biểu,…)

- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài 1
liệu tham khảo

2 Nội dung:

Giới thiệu và Khái quát về vấn đề nghiên cứu 1

Nhận dạng các rủi ro: trình bày pp sử dụng nhận dạng, 2
các rủi ro và phân tích các thành phần rủi ro như phân
tích nguồn, các mối nguy hiểm, nguy cơ rủi ro và tổn
thất

Đánh giá rủi ro (đo lường (định tính hoặc định lượng) 1
và đánh giá và xếp loại rủi ro)

Đối phó rủi ro (các chiến lược và hành động, mục tiêu 2
ứng phó…)

Tài trợ rủi ro (tổn thất rr cần tài trợ, mục đích tài trợ, 1
nguồn tài trợ…)

iii
Kết luận 1

Tổng điểm 10/10

Điểm chữ..................................................................................(làm tròn đến 1 số thập


phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…..

Giảng viên chấm điểm

iv
ĐIỂM THUYẾT TRÌNH
HỌC KỲ III NĂM HỌC 2022

Tên bài thuyết trình: TÌM HIỂU RỦI RO TUÂN THỦ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG
KHÔNG VIETJET AIR

Nhóm thực hiện: nhóm 6

Đánh giá:

Thang Điểm
TT Tiêu chí Ghi chú
điểm chấm

1 Hình thức trình bày slide

- Nội dung slides đúng trọng tâm 1,0

- Thiết kế slides 2,0

2 Thuyết trình

- Chia công việc cho thành viên hợp lý 2,0

- Thuyết trình 4,0

- Kỹ năng trả lời câu hỏi 1,0

Tổng điểm 10

Điểm chữ..................................................................................(làm tròn đến 1 số thập


phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…..

Giảng viên chấm điểm

v
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................ vi
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TUÂN THỦ..............3
1.1. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TUÂN
THỦ TRONG DOANH NGHIỆP.................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tuân thủ...................................................................................3
1.1.2. Phân loại rủi ro tuân thủ..................................................................................................3
1.1.2.1. Tuân thủ Hệ thống pháp luật....................................................................................4
1.1.2.2. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn..........................................................................4
1.1.2.3. Tuân thủ các quy định nội bộ...................................................................................4
1.1.2.4. Tuân thủ hợp đồng, thỏa thuận.................................................................................5
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản về quản trị tuân thủ..........................................................................5
1.1.4. Vai trò của quản trị rủi ro tuân thủ..................................................................................5
1.1.5. Mục tiêu quản trị rủi ro tuân thủ......................................................................................5
1.2. TIẾN TRÌNH THỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TUÂN THỦ.......................................................6
CHƯƠNG 2 QUẢN TRỊ RỦI RO TUÂN THỦ........................................................8
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET AIR....8
2.1.1. Tổng quan........................................................................................................................8
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu..........................................................................................9
2.1.2.1. Tầm nhìn..................................................................................................................9
2.1.2.2. Sứ mệnh....................................................................................................................9
2.1.2.3. Giá trị cốt lõi.............................................................................................................9
2.2. NHẬN DẠNG CÁC RỦI RO................................................................................................9
2.2.1. Xác định mục tiêu của tuân thủ.......................................................................................9
2.2.2. Các rủi ro.......................................................................................................................10
2.2.3. Phân tích rủi ro..............................................................................................................18
2.3. ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO................................................................................21
2.4. ĐỐI PHÓ RỦI RO...............................................................................................................27
2.4.1. Rủi ro tuân thủ...............................................................................................................27
2.4.1.1. Rủi ro về luật pháp.................................................................................................27
2.4.1.2. Rủi ro về quy định về hành lí xách tay khi đi máy bay...........................................27
2.4.1.3. Rủi ro về mặt văn hóa ứng xử của nhân viên..........................................................29
2.4.1.4. Rủi ro về việc chậm, hủy chuyến nhiều do việc phi công bay quá giờ...................29
2.4.1.5. Rủi ro liên quan đến hình ảnh hãng hàng không.....................................................30
2.4.2. Biện pháp cho các rủi ro hoạt động...............................................................................30

vi
2.4.2.1. Rủi ro do chỉ thị 16.................................................................................................30
2.4.2.2. Rủi ro về hạn chế cơ sở hạ tầng bay và kiểm soát không lưu..................................31
2.4.2.3. Rủi ro liên quan đến hệ thống phân phối của bên thứ ba........................................31
2.4.2.4. Rủi ro về tai nạn hoặc sự cố....................................................................................32
2.4.2.5. Rủi ro liên quan đến yếu tố thời tiết........................................................................32
2.4.3. Biện pháp cho các rủi ro do thay đổi của các quy định pháp luật..................................32
2.4.4. Rủi ro đối với nguồn nhân lực.......................................................................................33
2.5. TÀI TRỢ RỦI RO................................................................................................................33
2.5.1. Chấp nhận rủi ro............................................................................................................34
2.5.2. Chuyển giao rủi ro.........................................................................................................35
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN........................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................vii

vii
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong đời sống xã hội, có nhiều các hoạt động kinh doanh của nhiều chủ thể
nhằm hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Xã hội ngày càng phát triển thì các loại hình
kinh doanh cáng phong phú, đa dạng hơn. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường,
hoạt động ngành hàng không đang diễn ra hết sức sôi nổi và đem lại lợi nhuận cao
cho các nhà đầu tư kinh doanh nhưng bên cạnh đó cũng không ít những rủi ro. Đòi
hỏi một nguồn vốn lớn nhưng nó có sức thu hút rất mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.
Vì vậy, các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vào hoạt động ngành hàng không
cần phải hiểu rõ những quy định của pháp luật, cũng như quy định đối với loại hình
kinh doanh, những quy định nội bộ của chính doanh nghiệp để tránh hoặc giảm
thiểu tổn thất rủi ro về sau. Đề tài của nhóm sẽ chỉ ra những rủi ro pháp lý cho nhà
đầu tư, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục cho những rủi ro này

Vì những yếu tố trên nên đề tài “TÌM HIỂU RỦI RO TUÂN THỦ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET AIR” đã được chọn để làm đề tài
của nhóm

Việc thực hiện đề tài “Tìm hiểu rủi ro tuân thủ của công ty cổ phần hàng
không vietjet air” nhằm đạt các mục tiêu sau: (1) Tìm hiểu và hệ thống lại các lý
thuyết quản trị rủi ro. (2) Tìm hiểu về quy định của pháp luật, ngành, nội bộ doanh
nghiệp trong đầu tư và xây dựng chung cư. (3) Xác định các rủi ro có thể xảy ra (3)
Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cho cho các doanh
nghiệp hoạt động.

2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Nghiên cứu lý thuyết về quản trị rủi ro tuân thủ,
(2) Xác định rủi ro tuân thủ trong ngành (3) Đo lường mức độ ảnh hưởng rủi ro tuân
thủ, (4) Một số giải pháp hạn chế được rủi ro cho các doanh nghiệp. (5) Lên kế
hoạch tài trợ rủi ro pháp lý đầu tư và xây dựng chung cư. (6) Quản lý chương trình
quản trị rủi ro

3. Phương pháp nghiên cứu

1
Phương pháp nghiên cứu phương pháp tổn thất từ quá khứ, thu thập tài liệu, tổng
hợp, phân tích môi trường pháp luật của ngành hàng không (1) Tìm hiểu, tổng hợp
pháp luật chung, (2) Tìm hiểu về những quy định của ngành, (3) Tìm hiểu những
quy định nội bộ công ty, (3) Tổng hợp và phân tích đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro
của các doanh nghiệp trong ngành.

4. Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tuân thủ.

Chương 2: Quản trị tuân thủ trong ngành hàng không tại công ty cổ phần Vietjet air

Chương 3: Kết luận

2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TUÂN THỦ

1.1. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TUÂN THỦ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tuân thủ

Theo Kiều Oanh et al. (2020) “RRTT là RR làm tổn hại đến mô hình kinh
doanh, uy tín và tình hình tài chính của DN phát sinh từ việc: không chấp hành luật
pháp, quy định, tiêu chuẩn và chính sách nội bộ cũng như các kỳ vọng của đối
tượng hữu quan (khách hàng, người lao động, xã hội,...)”

QT là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực
nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

QTRRTT là quá trình mang tính hệ thống, theo đó DN thực hiện các lựa chọn
về các công cụ đối phó một cách có hiệu quả việc tuân thủ và ngăn ngừa việc không
tuân thủ trong phạm vi khả năng cho phép. Theo Tăng Văn Nghĩa (2019) “Quản trị
tuân thủ dựa trên nền tảng của tuân thủ của doanh nghiệp. Về cơ bản, tuân thủ là sự
đòi hỏi các hoạt động của chủ thể không trái pháp luật hay các quy định có tính ràng
buộc khác đối với mọi chủ thể trong xã hội. Đối với doanh nghiệp, tuân thủ được
yêu cầu cao hơn so với với các chủ thể khác vì doanh nghiệp tiến hành kinh doanh
thu lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được đòi hỏi tuân thủ nghiêm
ngặt hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường có
yếu tố quốc tế hay yêu cầu của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuân thủ của
doanh nghiệp được hiểu là ý thức tôn trọng và tuân thủ nhằm đảm bảo mọi hoạt
động của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật, bao gồm cả việc phù hợp với các quy
tắc khác của đời sống xã hội có liên quan cũng như các quy tắc thực hành kinh
doanh do chính doanh nghiệp đưa ra một cách tự nguyện dựa trên nhận thức và
niềm tin của doanh nghiệp.”

1.1.2. Phân loại rủi ro tuân thủ

Theo Bài giảng quản trị rủi ro (Nguyễn Kiều Oanh et al., 2020) thì các yêu cầu
tuân thủ hạn chế về rủi ro bao gồm

3
1.1.2.1. Tuân thủ Hệ thống pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm
chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm. Tuân thủ pháp luật mang tính chất
bắt buộc.

(1) Hình thức thể hiện: Thường thể hiện dưới dạng những quy định cấm đoán.
Tức quy phạm không bắt buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất
định.

(2) Đối tượng thực hiện: Là mọi chủ thể.

(3) Bản chất: Tuân thủ pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng
hành vi không hành động.

1.1.2.2. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn

Tuân thủ các tiêu chuẩn quy định có nghĩa là hàng hóa, dịch vụ hoặc quy trình
tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế hoặc địa phương … về tiêu chuẩn kỹ thuật
và chất lượng của chính sản phẩm. tức là giá cả.

Ai cũng biết rằng để xác nhận chất lượng của hàng hóa và dịch vụ do doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân và tổ chức của họ sản xuất, các bên thứ 3 được ủy quyền
thường tìm cách xác nhận chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ. Đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
quy định địa phương đối với hàng hóa, dịch vụ, quy trình và môi trường.

1.1.2.3. Tuân thủ các quy định nội bộ

Tuân thủ nội bộ đề cập đến bộ quy tắc và quy định được thiết kế nội bộ mà chủ
sở hữu, nhân viên, khách hàng tuân theo để duy trì chất lượng dịch vụ hoặc sản
phẩm do tổ chức cung cấp. Một tổ chức sẽ tuân thủ các yêu cầu bên ngoài chỉ khi nó
hoạt động theo các quy tắc và quy định nội bộ. Tuân thủ nội bộ có thể được phân
loại như dưới đây: (1) Chính sách phòng ngừa (Preventive Policies). (2) Kiểm soát
chất lượng, phòng chống gian lận và tuân thủ pháp luật (Detective Controls). (3)
Thủ tục khắc phục (Corrective Procedures).

4
1.1.2.4. Tuân thủ hợp đồng, thỏa thuận

Tuân thủ hợp đồng đề cập đến các điều khoản hai bên đã kí kết nhằm mục đích
duy trì hoạt động, đảm bảo lợi ích chung. Các bên có thể thỏa thuận trách nhiệm
trong trường hợp vi phạm hợp đồng về vấn đề phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra hoặc các trách nhiệm khác do các bên thỏa thuận.

Tuy nhiên, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định
pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng loại hợp đồng và theo quy
định của pháp luật dân sự nói chung.

1.1.3. Các yêu cầu cơ bản về quản trị tuân thủ

Để triển khai quản trị tuân thủ, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản như sau: (1) Xây dựng chính sách tuân thủ. Định hướng và chính sách của
công ty về tuân thủ có ý nghĩa quyết định đến quản trị tuân thủ và hệ thống tuân thủ
trong doanh nghiệp. (2) Xây dựng chương trình tuân thủ. (3) Xây dựng bộ quy tắc
ứng xử (Code of Conduct). (4) Nguồn nhân lực chuyên trách về tuân thủ. (5) Giám
sát, kiểm toán và phản hồi

1.1.4. Vai trò của quản trị rủi ro tuân thủ

Quản trị tuân thủ đối với đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam, đây vẫn còn là
một chủ đề mới và chưa được triển khai, nhưng nó góp phần nâng cao vị thế của
doanh nghiệp cũng như tính chuyên nghiệp của quản trị doanh nghiệp như: (1) Đảm
bảo an toàn của hoạt động kinh doanh và tiết giảm chi phí đáng kể. (2) Doanh
nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng đối
với chính bản thân doanh nghiệp. (3) Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận hành một
cách an toàn, chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro. (4) nâng cao uy tín, giá trị thương
hiệu.

1.1.5. Mục tiêu quản trị rủi ro tuân thủ

QTRRTT với các mục tiêu: (1) Đảm bảo tuân thủ quy định; (2) Tối thiểu hóa
hậu quả tổn thất; (3) Giảm thiểu rủi ro; (4) Bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, tài sản của
khách hàng và người lao động; (5) Bảo vệ các mối quan hệ với chính quyền, chính
phủ, các nhân viên pháp luật và công chúng

5
1.2. TIẾN TRÌNH THỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TUÂN THỦ

Theo Bài giảng quản trị rủi ro (Nguyễn Kiều Oanh et al., 2020) thì tiến trình
quản trị rủi ro là một tập hợp các bước mà một tổ chức nên thực hiện thường xuyên,
theo thói quen, để đánh giá và giảm thiểu các mối nguy có trong tổ chức và ngành
nghề kinh doanh của bạn. Quy trình quản trị rủi ro bao gồm 5 bước.

Bước 1: Xác định sứ mạng

Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro. Tổ chức phải
hiểu bối cảnh mà phần còn lại của quá trình quản trị rủi ro sẽ diễn ra để sắp xếp các
mục tiêu, nhiệm vụ của QTRR cùng với sứ mạng của tổ chức. Ngoài ra, tổ chức nên
thiết lập các tiêu chi sẽ sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn và xác định cấu trúc phân
tích của mình.

Bước 2: Nhận dạng và đánh giá rủi ro

Tổ chức phải xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một
quá trình hoặc dự án cụ thể của tổ chức.

Sau khi đã xác định được các loại rủi ro tiềm ẩn cụ thể, tổ chức phải xem xét tỷ
lệ rủi ro tiềm ẩn đó sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả nó mang lại ra sao. Mục tiêu
của việc phản tích rủi ro là để hiểu rõ hơn về từng trường hợp rủi ro cụ thể, và cách
nó ảnh hưởng như thế nào đến các dự án và mục tiêu của doanh nghiệp.

Bước 3: Đo lường và đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro Sau khi hoàn thành việc phân tích rủi ro, cần tiến hành đánh
giá rủi ra. Tổ chức đánh giá thêm từng rủi ro tiềm ẩn sau khi xác định được khả
năng rủi ro tiềm tàng sẽ xảy ra như thể nào và hậu quả mà nó mang lại ra sao. Điều
này cho phép công ty quyết định liệu một rủi ro có thể chấp nhận và liệu họ có sẵn
sàng chấp nhận rủi ro hay không?

Bước 3: Đối phó rủi ro

Trong bước này, công ty sẽ xem xét các rủi ro được xếp hạng cao nhất của
mình và phát triển một kế hoạch để giảm thiểu những rủi ro này bằng cách sử dụng
các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể. Các kế hoạch đó bao gồm các quy trình giảm
thiểu

6
rủi ro, các chiến thuật phòng ngừa rủi ro và các kế hoạch dự phòng để xử lý các rủi
ro nếu chúng xảy ra

Bước 4: Tài trợ rủi ro

Trong bước này tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình tài trợ như:

+ Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hoạt động bảo hiểm.

+ Xây dựng và quản lý hiệu quả quỹ dự phòng.

+ Vận động sự ủng hộ của các chủ thể liên quan.

+ Phân tích và lựa chọn hình thức tài trợ thích hợp

Bước 6: Quản lý chương trình

Điều quan trọng cần lưu ý là quản trị rủi ro là một quá trình liên tục và không kết
thúc khi rủi ra đã được xác định và giảm thiểu việc kiểm soát chức năng quản trị rủi
ro phải diễn ra hằng ngày và các chính sách, kế hoạch quản trị rủi ro của tổ chức cần
được xem xét lại hàng năm để đảm bảo các chính sách luôn được cập nhật và phù
hợp.

7
CHƯƠNG 2
QUẢN TRỊ RỦI RO TUÂN THỦ
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG
KHÔNG VIETJET AIR
2.1.1. Tổng quan

Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ
giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không
Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có
uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp
và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.

Hiện nay ở Việt Nam có các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet
Air, Jetstar Pacific Airlines, Công ty bay dịch vụ VASCO, công ty bay dịch vụ dầu
khí SFC…

Đầu năm mới 2022 đã chứng kiến sự gia tăng đột biến lượng hành khách đi
máy bay khiến cho nhiều chuyến bay. Đây thực sự là những tín hiệu vô cùng tích
cực cho thấy ngành hàng không đã và đang trên con đường phục hồi.

Trung bình mỗi ngày hãng hàng không khai thác hơn 320 chuyến bay, vận
chuyển, phục vụ hơn 1 triệu hành khách. Đặc biệt trong ngày cao điểm nhất 6/2 (tức
mùng 6 Tết), hãng hàng không khai thác tới 419 chuyến bay (Hoàng Lan, 2022).

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock
Company) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ vận
chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ
thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Vietjet là thành viên chính
thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn
Khai thác (IOSA).

Hiện nay Vietjet đang khai thác mạng đường bay phủ khắp các điểm đến tại
Việt Nam và hơn 30 điểm đến trong khu vực tới Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Myanmar, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,...

8
Trong 7 năm hoạt động khai thác, phục vụ khách hàng Vietjet Air đã được
vinh doanh với 32 giải thưởng trong nước tại Việt Nam và 9 giải thưởng quốc tế
lớn.

Bên cạnh vị trí “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016”, Vietjet cũng
được bình chọn là “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á 2015” do TTG Travel
Awards bình chọn, cũng như giải thưởng “Hãng hàng không được yêu thích nhất tại
Việt Nam” do Thời báo kinh tế bình chọn. Vietjet liên tục trong nhiều năm được
bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất” và “Thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Châu Á”.

2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu


2.1.2.1. Tầm nhìn:

Vietjet Air phấn đấu trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay
rộng khắp khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn
cung cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được
khách hàng yêu thích và tin dùng.

2.1.2.2. Sứ mệnh:

- Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và
quốc tế
- Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không
- Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở
Việt Nam và quốc tế
- Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang
trọng và những nụ cười thân thiện.

2.1.2.3. Giá trị cốt lõi:

An toàn-vui vẻ-nhiệt huyết-đúng giờ

2.2. NHẬN DẠNG CÁC RỦI RO


2.2.1. Xác định mục tiêu của tuân thủ.
- Giúp giảm chi phí đáng kể và bảo đảm mức độ uy tín.

- Các rủi ro tuân thủ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong portfolio toàn bộ rủi ro
của doanh nghiệp.

9
2.2.2. Các rủi ro.
- Phương pháp nhận dạng: trích dẫn từ quá khứ vi phạm của doanh nghiệp.
- Các rủi ro nhận dạng:
- Quy định chung:

+ Quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (Điều 26, Nghị định
50/2016/NĐ - CP)
+ Quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Điều 24, Nghị định
50/2016/NĐ - CP)
+ Quy định về thành lập doanh nghiệp (Điều 28, Nghị định 50/2016/NĐ - CP)
+ Công bố thông tin định kỳ (Điều 10, điều 14, Thông tư 96/2020/TT - BTC)
+ Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch
chung không có hiệu lực (Điều 16, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
59/2010/QH12)
Rủi ro về vi phạm quy định công bố thông tin:
Ngày 30/4/2022, HoSE nhận được bản dữ liệu điện tử báo cáo tài chính quý 1/2022
riêng lẻ và hợp nhất của VietJet Air bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 và Khoản 3 Điều 14 Thông tư 96 của Bộ Tài
chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: Báo cáo tài chính
phải bao gồm đầy đủ các báo cáo, phụ lục, thuyết minh theo quy định pháp luật về
kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, Báo cáo tài chính quý 1/2022 của công ty chưa
tuân thủ quy định nêu trên, thiếu thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra, báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất của công ty chưa hợp lệ, thiếu dấu
của công ty tại các bảng: Cân đối kế toán, Kết qủa kinh doanh và Lưu chuyển tiền
tệ. Căn cứ quy định tại Điểm C Khoản 3 Điều 14 Thông tư 96 của Bộ Tài chính:
Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ
của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ
chức bộ máy kế toán riêng thì phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày kết thúc quý, đến thời điểm hiện nay công ty đã chậm công bố
thông tin Báo cáo Tài chính quý 1/2022 nêu trên.
Rủi ro về vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

1
Ngày 15-8/2013, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) thông báo: Vừa qua, các phương
tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin hãng hàng không VietJet Air hủy chuyến
bay vô thời hạn mà không có phương án vận chuyển khác khiến gần 170 hành khách
ngồi chờ ở sân bay suốt nhiều giờ đồng hồ buổi tối.
Sau đó VietJet Air ra thông báo sẽ bồi hoàn 200 nghìn đồng cho mỗi hành khách và
trả lại số tiền đã mua vé; đồng thời yêu cầu hành khách phải ký vào một cam kết
không yêu cầu thêm bất cứ khoản trợ giúp nào và không được khiếu kiện hãng.
Trước tình hình nói trên, Cục QLCT cho rằng, hành vi của Hãng hàng không
VietJet Air có dấu hiệu vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn
bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật.
Theo đó, khi người tiêu dùng mua vé máy bay của VietJet Air, họ đã tham gia giao
kết hợp đồng vận chuyển với hãng hàng không và các bên phải thực hiện đúng hợp
đồng giao kết cũng như điều kiện giao dịch chung mà hãng hàng không công bố áp
dụng. Khi không thực hiện đúng hợp đồng vận chuyển với người tiêu dùng, VietJet
Air phải có phương án vận chuyển thay thế hoặc phải bồi hoàn cho hành khách.
Chưa nói về pháp lý, điều đáng buồn trong văn hóa kinh doanh của Hãng hàng
không VietJet Air là không tận tình hướng dẫn hành khách, đưa ra các phương án
giải quyết thỏa đáng khiến hành khách phải ngồi chờ trong nhiều giờ.
Về mặt pháp lý, hành vi yêu cầu hành khách phải ký cam kết không yêu cầu bất cứ
khoản trợ giúp nào đồng thời không được khiếu kiện hãng của VietJet Air đã có dấu
hiệu vi phạm Ðiều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về điều khoản của hợp
đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực. Tại
điểm b, khoản 1 Ðiều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ ra hành vi hạn
chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng. Như vậy, cam kết nói
trên giữa hãng hàng không và người tiêu dùng không có hiệu lực.

Quy định ngành:

+ Quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến
bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không (Điều 26, Nghị định
162/2018/NĐ - CP).

1
+ Quy định về nhân viên hàng không và thực hiện công việc theo tài liệu, quy
trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động (Điều 16, Nghị định
162/2018/NĐ - CP).

+ Quy định về thành lập doanh nghiệp vận chuyển hàng không và hoạt động
hàng không chung (Điều 22, Nghị định 162/2018/NĐ - CP).

Việc hay hoãn chuyến bay

Việc hoãn giờ bay xảy ra rất nhiều tại VietJet Air, vào năm 2015, chỉ tính
riêng dịp nghỉ lễ 30/4 - ⅕, Vietjet Air có tới 175 chuyến chậm, chiếm 22,6% tổng
số chuyến bay của hãng. Đây cũng là hãng hàng không dẫn đầu tỷ lệ chậm chuyến
bay trong dịp này. Hồi cuối tháng 5/2015, hãng lại tiếp tục gây bức xúc cho khách
hàng khi bị tố hoãn chuyến bay gần 6 tiếng khiến khoảng 150 hành khách phải chờ
đợi tại sân bay Nội Bài trong đêm khuya.

Đầu tiên, phải khẳng định rằng đối với lĩnh vực hàng không thì việc chậm, trễ,
thậm chí là huỷ chuyến bay là điều bình thường, không chỉ ở Việt Nam mà là trên
toàn thế giới. Nghiên cứu của Viện Hàng không Mỹ (American Aviation Instiute –
AAI) năm 2010, tỷ lệ bay đúng giờ của Comair là 73%, JETBLUE 75,7%; Delta
77,4%, Skywest 79%, American Airlines 79,6% về tỷ lệ bay đúng giờ. Các nguyên
nhân khách quan được đưa ra là: bão, thời tiết xấu, và những nguyên nhân chủ
quan
tới từ chính hãng hàng không như không có phương án dự phòng đối với các tình
huống bất ngờ xảy ra, không đủ nhân viên có năng lực chuyên môn, Nhưng xét cho
cùng việc hoãn/huỷ chuyến trong những trường hợp bất khả kháng vì để đảm bảo
cho sự an toàn của khách hàng.

Sau khi bị hoãn/huỷ chuyến bay tất nhiên khách hàng là những người bị thiệt.
Cứ thế tiếp tục nhận được 7 hoặc 8 thông báo như trên khiến hành khách dù dễ tính
đến đâu cũng cảm thấy không thoải mái, khiến khách hàng trở nên bức xúc. Thậm
chí, mâu thuẫn còn lên đến đỉnh điểm khi hành khách xông vào hành hung nhân
viên.

Hành khách cũng gây áp lực lớn cho đội ngũ nhân viên mặt đất, có những
hành động gây thương tích người khác và những phản ứng thái quá khi không kìm

1
chế được. Sẽ luôn có những bài báo về việc huỷ/hoãn, mức bồi thường vật chất,
tâm lý

1
và những hệ luỵ luôn đi kèm ảnh hưởng tới danh tiếng của các hãng hàng không nói
chung và của Vietjet Air nói riêng.

Khi chuyến bay bị chậm, huỷ thì bản thân các hãng hàng không cũng tổn thất
nặng nề về kinh tế. Theo tính toán, mỗi phút chậm chuyến, các hãng bay có thể
“bay” mất 100 USD (mức thiệt hại đối với máy bay A-320). Như vậy thiệt hại lớn
hơn nhiều so với lợi nhuận các hãng có thể làm ra.

Ngoài ra, đối với những hãng hàng không giá rẻ như Vietjet thì việc đầu tư cho
đội bay tốn một chi phí rất lớn, hầu hết máy bay đều phải đi thuê và phải hoạt động
hết công suất theo lịch bay nên khi có một sự chậm trễ ở 1 chuyến bay sẽ tạo ra
phản ứng dây chuyền ảnh hưởng rất nhiều đến các chuyến bay khác.

Xảy ra những tình huống trên thì cũng có phần lỗi thuộc về phái Vietjet khi mà
các hãng chỉ chăm lo quảng bá thương hiệu mà không chú trọng đến việc phổ cập
kiến thức hàng không cho khách hàng cũng như việc chăm sóc khách hàng đúng
mức và đặc biệt cần nêu rõ quyền lợi của khách hàng trong những tình huống cụ thể
chứ không phải một mới những luật lệ xử phạt mà khách hàng phải hứng chịu. Tuy
tỷ lệ huỷ chuyến thấp nhưng khi huỷ chuyến lại chưa được giải quyết tốt, đây chính
là điểm thiếu sót của Vietjet. Chất lượng phục vụ cũng như cách thức chăm sóc
khách hàng, xử lý thông tin phản ánh là điều vô cùng quan trọng trong việc xây
dựng hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, để có được thiện cảm của khách
hàng, Vietjet Air còn nhiều thiếu sót ở khoản này, chắc chắn trong thời gian tới
hãng sẽ phải quan tâm hơn đến điều này hơn nữa.

- Quy định nội bộ:

Quy định về hành lý của Vietnam Airlines: Hành khách hạng Thương gia được phép
mang 02 kiện hành lý xách tay, hành khách hạng Phổ thông được phép mang 01
kiện hành lý xách tay. Mỗi kiện hành lý xách tay có trọng lượng không vượt quá
7kg và có tổng kích thước ba chiều không vượt quá 115cm (tương ứng 56 x 36 x 23
cm (22 x 14 x 9 inches).

Rủi ro về mặt văn hoá ứng xử của nhân viên

1
Văn hóa doanh nghiệp Vietjet Air chú trọng nhiều đến văn hóa ứng xử, đây
được coi là yếu tố giúp cho doanh nghiệp này tăng thêm sự cạnh tranh trên thị
trường và thu hút lượng lớn nhân sự. Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác là nền
tảng của thành công. Vietjet luôn cố gắng xây dựng sự thân thiện và tôn trọng nhất,
đặc biệt là nụ cười và thái độ lịch thiệp đối với khách hàng và đối tác của mình. Tuy
nhiên vẫn có một số trường hợp nhân viên có hành động, cư xử không đúng mực
với khách hàng. Một đoạn clip được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội ghi nhận
tình huống nữ nhân viên hãng máy bay VietJet Air đang tranh cãi với một nam hành
khách ngay tại cửa ra máy bay ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) khiến nhiều người xôn
xao. Theo đó, nam hành khách dù đã check-in lấy vé nhưng đã đến cửa ra máy bay
muộn và không được phép lên máy bay nữa. Sau khi xuất trình thẻ lên máy bay cho
nữ nhân viên VietJet Air, chị này thông báo hành khách phải làm lại thủ tục và trả
thêm tiền để đi chuyến sau, nam hành khách không đồng ý và cho rằng lỗi là của
hãng nên tiếp tục lớn tiếng trước cổng ra máy bay. Sau khi giải thích và mời hành
khách xuống quầy làm lại thủ tục nhưng không được, nữ nhân viên đã xé bỏ chiếc
thẻ của nam hành khách này.

Hành vi xé vé của nhân viên Vietjet Air đã tác động tiêu cực đến hình ảnh của
ngành hàng không, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hàng không.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Hàng
không Vietjet (Vietjet Air) có hình thức kỷ luật nghiêm đối với nhân viên có hành vi
thiếu chuyên nghiệp, không phù hợp với văn hóa ứng xử của ngành hàng không
trong vụ việc một hành khách nam bị từ chối vận chuyển do ra cửa tàu bay muộn và
nhân viên quầy thủ tục xé vé khách vừa qua.

Như vậy, những nguy cơ có thể xảy ra ở trường hợp này bao gồm: ảnh hưởng
đến danh tiếng, uy tín của Vietjet Air; tạo thiện cảm không tốt với khách hàng; mất
khách hàng trung thành từ đó tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh; giảm lượng
khách hàng mới và cuối cùng là tẩy chay hãng sau sự việc ồn ào này.

Rủi ro về quy định về hành lí xách tay khi đi máy bay VietJet.

Hành lý xách tay là những kiện hàng, vali có đồ vật bạn được phép mang lên
máy bay. Tùy từng hãng hàng không sẽ có những quy định riêng về kích thước, cân

1
nặng… của loại hành lý này, thông thường đều phải đảm bảo không mang quá 2
kiện hàng và tổng trọng lượng không vượt quá 7kg.Trên thực tế, rất nhiều du khách
thường phớt lờ quy định này, chỉ đến khi khách hàng bị tính thêm phí khi mang
vượt quá 7kg thì mới vỡ lẽ ra. Tuy nhiên, việc mang quá số cân hành lý xách tay có
thể dẫn đến nhiều hậu quả to lớn trên chuyến bay.

Đầu tiên, việc giới hạn 7kg hành lý xách tay là để phù hợp với kích thước và
sức tải tối đa của khoang hành lý phía trên chỗ ngồi của chúng ta. Theo TikToker
Thỏ Hoàng - hiện đang là kỹ thuật viên bảo trì máy bay ở Việt Nam, những chiếc
máy bay thương mại đang được khai thác ở nước ta đa phần là Airbus A320, có
tổng cộng 186 ghế với 42 hộc hành lý, sức tải tối đa đối với cả khoang hành lý là
38kg. Làm một phép nhân đơn giản, mỗi hành khách chỉ được mang khoảng 8,5kg,
khi đó hãng hàng không "trừ hao" xuống còn 7kg là hoàn toàn hợp lý. Nếu mỗi hành
khách đều mang vượt quá 7kg hành lý xách tay, khoang hành lý có thể bị hư hỏng
và sập xuống bất cứ lúc nào. Khi đó chính hành khách ngồi bên dưới sẽ là người gặp
nguy hiểm. Mức cân nặng 7-8 kg cũng phù hợp cho việc vận chuyển của một người
có hình thể bình thường. Bạn có thể nâng lên, hạ xuống khoang đồ, kéo hành lý đi
một cách dễ dàng. Một số nghiên cứu cho thấy kích thước và trọng lượng của kiện
đồ quyết định thời gian khách mang chúng lên phi cơ. Nếu vali, túi xách quá lớn
hoặc quá khổ, việc bạn tự vận chuyển sẽ khó khăn, đôi khi khiến những người xung
quanh phải chờ đợi, giờ cất cánh sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài yếu tố khoa học, các hãng
hàng không dân dụng trước khi đưa ra quy định về hành lý xách tay còn cân nhắc
tới việc đảm bảo hiệu quả dùng nhiên liệu. Hạn chế khối lượng kiện đồ của hành
khách là một trong những biện pháp hữu hiệu. Nếu máy bay chở quá nhiều hành lý
có thể dẫn đến việc ảnh hưởng đến sức tải của máy bay, tốn nhiều nhiên liệu hơn,
chi phí tăng lên. Từ đó, giá vé cũng phải thay đổi và không còn hấp dẫn với hành
khách.

Rủi ro VietJet chậm, huỷ chuyến nhiều do việc phi công bay quá giờ

Việc thực hiện dừng bay đối với tất cả các trường hợp phi công đã thực hiện
bay đủ giờ hoặc quá giờ quy định dẫn đến tình trạng thiếu phi công theo lịch khai
thác gây ra tình trạng chậm, hủy chuyến của Vietjet vừa qua.

1
Trong Chương trình đánh giá tối thiểu an toàn hằng năm về việc giám sát giấy
chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) đối với Công ty cổ phần Hàng không
Vietjet, Cục Hàng không Việt Nam đã kiểm tra thời gian làm nhiệm vụ, thời gian
nghỉ ngơi đối với thành viên tổ bay theo quy định tại phần 15 Bộ Quy chế an toàn
hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Kết quả cụ thể, nhiều trường hợp phi công của Vietjet không tuân thủ đúng
chế độ làm việc, nghỉ ngơi theo quy định, vượt quá quy định về thời gian tối đa phi
công được phép làm nhiệm vụ bay trong 28 ngày là 100 giờ bay.

Nguyên nhân ban đầu, theo Vietjet, do trong quá trình chuyển đổi và sử dụng
hệ thống phần mềm phân lịch bay mới, Vietjet đã gặp một số khó khăn trong công
tác theo dõi dữ liệu dẫn đến không kiểm soát tốt giới hạn thời gian làm nhiệm vụ
bay của phi công.

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Cục Hàng không đã quyết liệt chỉ đạo Vietjet
thực hiện ngay các giải pháp nhằm thực hiện việc phân lịch bay cho phi công theo
quy định về thời gian làm nhiệm vụ bay tại Bộ Quy chế an toàn hàng không lĩnh
vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Các nguy cơ khi phi công không được nghỉ ngơi đủ, phải bay và làm việc quá
sức sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ, làm việc không có hiệu quả, dễ xảy ra
các tai nạn nguy hiểm cho cả đội bay và hành khách trên chuyến bay. Nghiêm trọng
hơn nữa, nếu các phi công liên tục bị bắt làm việc quá sức sẽ dễ xảy ra việc họ sẽ
phản đối, biểu tình, đồng loạt đình công, thôi việc, dẫn đến Vietjet thiếu phi công
trầm trọng, hoạt động kinh doanh bị đình trệ và có thể bị phá sản nếu không có các
biện pháp kịp thời.

Rủi ro liên quan đến hình ảnh các hãng hàng không Việt Nam nói chung.

Thanh tra Cục Hàng không đã ra quyết định phạt hãng Vietjet 40 triệu đồng vụ
“diễn bikini” trên chuyến bay đón đội tuyển U23 Việt Nam, Tiếp viên trưởng
chuyến bay bị phạt 4 triệu đồng, Giám đốc điều hành Vietjet bị xử lý trách nhiệm cá
nhân.

Liên quan đến vi phạm của VietJet, đại diện Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch
(VH- TT-DL) đã có buổi làm việc với đại diện VietJet về những hình ảnh phản

1
cảm, trái

1
với thuần phong mỹ tục trên chuyến bay mang VJ7268. Tại buổi làm việc, đại diện
VietJet đã gửi lời xin lỗi tới Bộ VH-TT-DL, LĐBĐ Việt Nam (VFF), Ban Huấn
luyện, các cầu thủ U23 Việt Nam và người hâm mộ. Đồng thời nhận trách nhiệm về
toàn bộ sự việc xảy ra trên chuyến bay khiến dư luận bức xúc.

Vietjet thừa nhận đã không báo cáo Bộ VH-TT-DL về nội dung chương trình
vì thời gian tổ chức chuyến bay gấp. Bên cạnh đó, hãng cũng muốn tạo sự bất ngờ
cho các cầu thủ U23 Việt Nam. Ban lãnh đạo Vietjet đã có kiểm điểm và rút kinh
nghiệm sâu sắc cũng như kỷ luật các nhân sự liên quan.

Về việc Công ty Cổ phần Hàng không VietJet tổ chức sự kiện trên máy bay có
hoạt động trình diễn thời trang khi chưa xin phép cơ quan chức năng là vi phạm các
quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra trên chuyến bay nên phải tuân thủ các quy định trong lĩnh
vực hàng không dân dụng. Do vậy, Thanh tra Bộ VH-TT-DL thống nhất chuyển, đề
nghị Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam xử lý vi phạm trong lĩnh vực hàng không
dân dụng.

Ngoài việc ảnh hưởng đến hình ảnh thuần phong mỹ tục của ngành hàng
không Việt Nam, 2 nguy cơ khác của rủi ro này đó chính là Vietjet có thể bị khởi
kiện về hành vi quấy rối tình dục và bị các nước khác lên án.

Rủi ro hành khách vi phạm an ninh hàng không

Ngày 22.7.2022, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nữ TikToker đã
thản nhiên tạo dáng trên băng chuyền hành lý, chưa rõ tại sân bay nào. Nữ
Tiktoker này đăng tải lên TikTok kèm dòng trạng thái: "Bất kệ đời, lạc trôi".

Theo xác minh qua camera an ninh sân bay ghi lại, sự việc xảy ra ngày
20.7.2022. Nữ hành khách được xác định tên H.T.T.K ngồi ghế 5D, đi chuyến bay
QH1044 của Bamboo Airways từ Côn Đảo về TP.HCM. Nữ TikToker đã cố tình
trèo lên băng chuyền hành lý tại sân bay.

Trước hình ảnh nữ TikToker cố tình trèo lên băng chuyền hành lý tại sân
bay, cộng đồng mạng cũng chia sẻ clip một cô gái áo đen nhún nhảy quay Tiktok

1
bay đang di chuyển tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc khiến nhiều người tỏ
ra lo ngại về an toàn, an ninh hàng không tại sân bay.

Nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng có hình phạt với những hành khách
vô ý thức này để tránh những hành vi tương tự.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho rằng sẽ xác minh cụ thể từng vụ
việc, trường hợp đủ căn cứ, có thể khép vào tội cố tình gây rối tại cảng hàng
không sân bay và có thể xem xét cấm vận chuyển bằng đường hàng không.
2.2.3. Phân tích rủi ro

Hoạt
Nguồn Mối nguy Mối hiểm Nguy cơ
động Tổn thất
rủi ro hiểm hoạ rủi ro
tuân thủ

Việc Con Bão, thời - Không có Thiệt -Thiệt hại về tài sản.
hoãn giờ người tiết xấu,… phương án hại do (bay trong điều kiện
bay không đảm dự phòng để dừng xấu như sét đánh)
bảo sự an xử lý các các -Chi phí bồi thường
toàn tình huống chuyến khách hàng.
bất ngờ xảy bay
-Mất khách hàng
ra.
vào tay đối thủ.
- Ý thức của
-Lượng khách hàng
người lãnh
giảm mạnh.
đạo vì lợi
nhuận, chấp
nhận những
chuyến bay
nguy hiểm

2
Văn hoá Con Chưa có quy Rủi ro -Tác động tiêu cực
Hành khách
ứng xử người trình xử lý từ văn đến hình ảnh của
vi phạm giờ
của nhân khiếu nại hóa ứng ngành hàng không,
bay
viên khách hàng xử của ảnh hưởng đến chất
Nhân viên nhân lượng dịch vụ hàng
có hành vi viên. không.
không -Ảnh hưởng đến
chuyên danh tiếng, uy tín
nghiệp. của Vietjet Air.

-Tạo thiện cảm


không tốt với khách
hàng.

-Mất khách hàng


trung thành từ đó tạo
điều kiện cho đối
thủ cạnh tranh.

-Giảm lượng khách


hàng mới.

-Tẩy chay hãng sau


sự việc ồn ào.

Hành lí Con Hành khách Hãng bay Rủi ro -Ảnh hưởng đến sức
xách tay người phớt lờ quy chỉ tính phí không tài của máy bay.
vượt quá định. thêm hành tuân thủ -Tốn nhiều nhiên
số cân lý chưa đặt quy định liệu hơn, chi phí
quy định giới hạn tối hành lý tăng.
đa cho khi đi
-Giá vé cũng phải
chuyến bay. máy
thay đổi và không
bay.

2
-Rủi ro còn hấp dẫn với
từ việc hành khách.
xử lý vi -Khoang hành lý có
phạm thể bị hư hỏng và
của sập xuống bất cứ lúc
hãng nào.
bay
-Hành khách ngồi
(phải
dưới sẽ gặp nguy
cấm
hiểm.
mang
thêm)

Phi công Con Phi công - Chuyển - Rủi ro Tình trạng chậm,
bay quá người không tuân đổi và sử thiếu phi huỷ chuyến.
giờ quy thủ đúng dụng phân công -Hoạt động kinh
định chế độ làm lịch bay hoạt doanh bị đình trệ.
việc, nghỉ mới. động
-Có thể phá sản nếu
ngơi theo -Lượng theo quy
không có các biện
quy định, nhân sự định.
pháp kịp thời.
vượt quá không đủ - Rủi
quy định về -Tình trạng mệt mỏi,
đáp ứng ro từ
thời gian tối thiếu ngủ, làm việc
- Không việc
đa phi công không hiệu quả, dễ
kiểm soát quản lý
được phép xảy ra các tai nạn
tốt giới hạn thông
làm nhiệm nguy hiểm.
thời gian tin.
vụ bay. -Phi công có thể sẽ
làm nhiệm - Rủi
phản đối, biểu tình,
vụ bay của ro từ
đồng loạt đình công,
phi công. tuân thủ
thôi việc, dẫn đến
hệ thống
thiếu phi công trầm
quản lý
trọng.

2
phi
công.

Hình ảnh Hoạt Chưa tìm Chưa tổ Rủi ro -Xử lý vi phạm


của động hiểu kỹ chức sắp từ cách trong lĩnh vực hàng
Vietjet tổ thuần xếp thời xây không dân dụng.
nói riêng chức phong mỹ gian bay gấp dựng -Vi phạm các quy
và các tục của văn cho hợp lý. hình ảnh định xử phạt vi
hãng hóa tại nơi doanh phạm hành chính
hàng kinh doanh. nghiệp trong lĩnh vực văn
không hoá, thể thao, du lịch
Việt và quảng cáo.
Nam nói
-Có thể bị khởi kiện
chung
về hành vi quấy rối
tình dục và bị các
nước khác lên án.

Hành Con - Hành An ninh sân Rủi ro -Làm giảm uy tín,


khách vi người khách vô ý bay lỏng về an lòng tin của hành
phạm an thức, cố lẻo. toàn, an khách đối với hãng
ninh tình gây rối. An ninh sân ninh bay.
hàng -Hành bay làm ngơ hàng -Làm mất một số
không khách không nhắc không lượng hành khách.
không được nhở cho tại sân
-Bộ phận an ninh
phổ cập về hành động bay
hàng không có thể bị
luật hàng sai của hành xử lý vi phạm về
không. khách. nhân viên hàng
không.

2.3. ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO


Sau khi nhận dạng rủi ro thì chia thành 8 nhóm

2
Thứ nhất, rủi ro không tuân thủ luật hàng không dân dụng (vì lợi ích doanh thu
nên không tuân thủ, hoãn việc bay đảm bảo của doanh nghiệp; bay trong thời tiết
xấu như sét đánh).

Thứ hai, rủi ro từ văn hóa ứng xử của nhân viên ( hành động cư xử không
đúng mực với khách hàng)

Thứ ba, rủi ro không tuân thủ quy định hành lý khi bay (khách hàng bị tính
thêm phí khi mang vượt quá 7kg; khoang hành lý có thể bị hư hỏng và sập xuống
bất cứ lúc nào; Tốn nhiều nhiên liệu hơn, chi phí tăng lên)

Thứ tư, rủi ro từ việc xử lý vi phạm của hãng bay (kỹ năng lập biên bản hạn
chế; Việc phối hợp giữa các đơn vị đôi lúc còn chậm trễ không rõ ràng)

Thứ năm, rủi ro thiếu phi công hoạt động theo quy định (thiếu phi công theo
lịch khai thác gây ra tình trạng chậm, hủy chuyến; vượt quá quy định về thời gian
tối đa phi công được phép)

Thứ sáu, rủi ro từ việc quản lý thông tin

Thứ bảy, rủi ro từ tuân thủ hệ thống quản lý phi công (Phi công mệt mỏi, thiếu
ngủ, làm việc kém hiệu quả; Xảy ra các tai nạn nguy hiểm cho đội bay và hành
khách; Phi công đồng loạt đình công, nghỉ việc)

Thứ tám, rủi ro từ cách xây dựng hình ảnh doanh nghiệp (những hình ảnh phản
cảm, trái với thuần phong mỹ tục)

Bảng mức độ nghiêm trọng:

Mức độ nghiêm
trọng (C) Mô tả Diễn giải

Không có hoặc trầy xước nhẹ (trợ giúp y


E Không đáng kể tế ít) hoặc hầu như không hư hỏng tài
sản.

2
Bị thương nhẹ hoặc bệnh nghề nghiệp
dẫn đến nghĩ việc vài ngày hoặc hư hỏng
D Nhẹ tài sản nhẹ, gián đoạn dịch vụ cung ứng
thời gian ngắn, khắc phục ngay.

Bị thương nghiêm trọng nhưng không bị


thương tật vĩnh viễn và hư hỏng tài sản
Nghiêm trọng
C nặng, gián đoạn dịch vụ cung cấp dài
ngày.

Có người tử vong, bị thương tật hoặc


bệnh nghề nghiệp vĩnh viễn hoặc hư
B Nguy hiểm
hỏng tài sản nghiêm trọng.

Dẫn đến tử vong nhiều người và/hoặc tài


A Thảm khốc
sản hư hỏng hoàn toàn.

Bảng khả năng xảy ra:

Khả năng xảy


Mô tả Diễn giải
ra (L)

1 Rất hiếm khi Rủi ro xảy ra 1 lần/ 5 năm.

2 Hiếm khi Rủi ro xảy ra 1 - 2 lần/ 3 năm.

3 Ít khi Rủi ro xảy ra 2-3 lần/ 1 năm.

4 Thỉnh thoảng Rủi ro xảy ra 3 - 4 lần/ 1 năm.

5 Thường xuyên Rủi ro xảy ra >5 lần/ 6 tháng.

MA TRẬN

2
MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA RỦI RO

KHẢ
NĂNG Không Nghiêm Nguy hiểm Thảm khốc
Nhẹ - D
XẢY RA đáng kể - E trọng - C -B -A
RỦI RO

Thường
5E 5D 5C 5B 5A
xuyên

Thỉnh
4E 4D 4C 4B 4A
thoảng

Ít khi 3E 3D 3C 3B 3A

Hiếm khi 2E 2D 2C 2B 2A

Rất hiếm
1E 1D 1C 1B 1A
khi

: không chấp nhận được

: cần có biện pháp kiểm soát.

: chấp nhận được sau khi xem xét hoạt động.

: chấp nhận được.

Định mức rủi ro

STT CÁC RỦI RO Khả Mức


năng độ tác
xảy động

2
ra trung
trung bình
bình

Hoãn việc bay đảm bảo của doanh


1 4 B
nghiệp vì lợi ích doanh thu

Bay trong thời tiết xấu như sét


2 3 B
đánh

Hành động cư xử không đúng


3 1 C
mực với khách hàng

Tính thêm phí khi mang hàng


4 4 E
lý vượt quá số ký quy định

Khoang hành lý có thể bị hư hỏng


5 1 B
và sập

6 Kỹ năng lập biên bản hạn chế 4 D

Việc phối hợp giữa các đơn vị


7 4 D
chậm trễ không rõ ràng

Thiếu phi công theo lịch khai thác


8 5 D
gây tình trạng chậm, hủy chuyến.

Vượt quá quy định về thời gian tối


9 5 C
đa phi công được phép làm việc

Phi công mệt mỏi, thiếu ngủ, làm


10 3 A
việc km hiệu quả

2
Xảy ra tai nạn cho đội bay và hành
11 1 A
khách

Phi công đồng loạt đình công và


12 1 B
nghỉ việc

Những hình ảnh phản cảm trái với


13 1 B
thuần phong mỹ tục

Qua bảng phân tích ta thấy trong 14 nội dung đưa ra để định mức rủi ro tại
doanh nghiệp, thì thấy rằng hoãn việc bay đảm bảo vì lợi ích doanh thu, Vượt quá
quy định về thời gian tối đa phi công được phép làm việc; phi công mệt mỏi, thiếu
ngủ, làm việc kém hiệu quả nằm ở khu vực đỏ ở ma trận vì vậy các rủi ro này không
chấp nhận được. Vì công ty cần phải đưa ra được những biện pháp kiểm soát để tạo
an toàn cho khách hàng và đội bay và điều chỉnh lại thời gian làm việc của phi công.
Bay trong thời tiết xấu như sét đánh; Thiếu phi công theo lịch khai thác gây tình
trạng chậm, hủy chuyến những rủi ro này nằm ở khu vực màu vàng trên ma trận cho
thấy rằng công ty cần phải có biện pháp kiểm soát dự phòng đối với rủi ro này và
cải tiến hơn về công nghệ ứng dụng dành cho phi công. Tiếp theo là Tính thêm phí
khi mang hành lý vượt quá số ký quy định; Khoang hành lý có thể bị hư hỏng và
sập; Kỹ năng lập biên bản hạn chế; Việc phối hợp giữa các đơn vị chậm trễ không
rõ ràng; Xảy ra tai nạn cho đội bay và hành khách; Phi công đồng loạt đình công và
nghỉ việc; Những hình ảnh phản cảm trái với thuần phong mỹ tục những rủi ro này
nằm ở khu vực màu xanh ở trân trận; vì vậy những rủi ro này có thể chấp nhập
được, tuy nhiên công ty không được chủ quan mà cần phải xem xét lại hoạt động
của công ty. Cuối cùng là rủi ro hành động không đúng mực với khách hàng hành
động này có mức tác động khá là nguy hiểm với thương hiệu, hình ảnh của công ty
nhưng khả năng xảy ra rủi ro này thì không đáng ngại nhưng cũng cần có biện pháp
khắc phục để rủi ro này hoàn toàn không xảy ra.

2
2.4. ĐỐI PHÓ RỦI RO
2.4.1. Rủi ro tuân thủ
2.4.1.1. Rủi ro về luật pháp

Để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh liên quan đến yếu tố pháp lý trong
quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn theo dõi, nghiên cứu và cập nhật các văn
bản pháp luật có liên quan đến hoạt động hàng không, đồng thời có các hợp đồng tư
vấn luật pháp với các Công ty Luật đối với những vấn đề pháp lý của Công ty. Hãng
luôn tích cực tham gia vào việc đóng góp ý kiến cho các dự thảo chính sách, quy
định liên quan đến ngành hàng không, đóng góp vào chương trình tham gia công
ước Cape Town của Việt Nam.

2.4.1.2. Rủi ro về quy định về hành lí xách tay khi đi máy bay

Về hành lí xách tay:

7kg là số lượng tối đa cho hành lý xách tay mỗi hành khách, hạng vé cao nhất
có thể đem theo trong những chuyến bay (ngoại trừ em bé dưới 2) tuổi tối đa 10kg
hành lý xách tay cùng nhiều đặc quyền hấp dẫn khác.

Về kích thước hành lí:

Bên cạnh quy định về trọng lượng thì hành lý xách tay cũng cần đảm bảo quy
chuẩn về kích thước. Hành lý quá cồng kềnh mà không thể để vừa khoang chứa hay
dưới mỗi chỗ ngồi sẽ khiến chuyến bay của bạn không được thoải mái. Chính vì
vậy, hãy đảm bảo hành lý xách tay của bạn có chiều dài x rộng x sâu lần lượt không
không vượt quá 56cm x 36cm x 23cm.

Về quy định hành lý xách tay của hãng bay đối với chất lỏng, dung dịch được
phép mang lên máy bay:

- Tất cả đồ uống, kể cả nước.


- Thực phẩm lỏng hoặc nửa lỏng, ví dụ như súp, mứt, mật ong và siro.
- Các loại mỹ phẩm có nhãn mác rõ ràng và đồ vệ sinh cá nhân.
- Sữa, thức ăn dạng lỏng dành cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, cần
phải có trẻ sơ sinh đi cùng.

2
- Các chất lỏng mua tại các cửa hàng miễn thuế tại sân bay hoặc trên máy
bay đã được niêm phong.
- Các loại thuốc chữa bệnh có đơn kê của bác sĩ với thông tin trùng với
người di chuyển.

Về quy định chất lỏng giữa các chuyến bay nội địa và ngoại địa:

- Đối với các chuyến bay nội địa:


- Các loại chất lỏng sẽ không giới hạn số lượng hay dung tích, chỉ cần
đảm bảo kích thước và trọng lượng hành lý yêu cầu.

Đối với các hành trình bay quốc tế:

- Chỉ được phép mang theo các chai lọ chứa không quá 100ml chất lỏng
và tổng dung tích không được vượt quá 1 lít/người trong hành lý xách
tay. Như vậy, với các chai lọ có lượng chất lỏng lớn hơn, chúng sẽ phải
được đóng gói cẩn thận trong vali và vận chuyển theo hình thức ký gửi.
- Ngoài ra, nếu bạn mua các loại đồ uống, rượu, nước hoa, mỹ phẩm…
tại các cửa hiệu trong sân bay hoặc các cửa hàng miễn thuế Duty Free
thì bạn được phép mang lên máy bay mà không giới hạn dung tích hay
số lượng. Dù vậy, hãy đảm bảo đậy kín nắp các món hàng nhé.
- Các chai lọ phải đựng trong một túi nhựa trong suốt tối đa 80cm và
được dán kín để tránh đổ, vỡ. Lưu ý là nhân viên sân bay có thể mở túi
bóng để kiểm tra dung dịch bên trong, nếu chất lỏng không đủ điều
kiện, hành lý của bạn có thể bị từ chối mang lên máy bay.

Về hành lí xách tay không được mang:

- Các đồ vật kim loại sắc nhọn như kéo, dao, kim khâu…
- Các chất dễ cháy nổ như sơn, bật lửa, diêm, khí ga, dung môi, chất pha
loãng…
- Vũ khí sát thương, ăn mòn như chất nổ, bom mìn, súng đạn, kiếm, axit,
thủy ngân, nhiệt kế, chất phóng xạ, roi gậy…
- Chất độc, chất lây nhiễm, chất tẩy trắng…
- Các hành lí bị hạn chế:

3
- Đối với các loại hành lý xách tay bị hạn chế, nếu đáp ứng đúng quy
cách vận chuyển bạn có thể mang theo lên máy bay. Nếu là thi hài, tro
cốt phải có hộp chứa kín khí, chắc chắn và đi kèm là giấy chứng tử,
kiểm dịch y tế. Còn đối với các thực phẩm có mùi, thực phẩm tươi
sống/ đông lạnh, bạn được phép mang chúng theo cùng nếu đáp ứng
yêu cầu tách múi, đóng hộp và dán băng keo kín miệng. Đảm bảo
không thoát mùi ra ngoài ảnh hưởng đến hành khách xung quanh.
- Ngoài ra, nếu mang rượu hoặc thức uống có cồn, hãy lưu ý về nồng độ
cồn trong sản phẩm. Bạn chỉ có thể mang tối đa 5 lít/người với sản
phẩm có nồng độ cồn trong khoảng 24% – 70% và không được phép
mang lên máy bay nếu cồn vượt quá nồng độ >70%.

2.4.1.3. Rủi ro về mặt văn hóa ứng xử của nhân viên

Nhận thấy tinh thần và thái độ phục vụ của nhân viên đối với hành khách khi
bị trễ chuyến bay, hành vi hủy thẻ lên tàu bay của nhân viên hãng trực tại cửa khởi
hành như phản ánh là chưa đúng mực trong giao tiếp với khách hàng, tổ chức kiểm
tra, giám sát nghiêm ngặt trong toàn hệ thống và đưa ra hình thức xử lý kỷ luật
nghiêm đối với nhân viên có hành vi thiếu chuyên nghiệp, không phù hợp với văn
hóa ứng xử của ngành hàng không, cũng như đào tạo lại về kỹ năng phục vụ hành
khách đối với nhân viên này.

Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, luôn coi trọng thái độ phục vụ khách hàng.
Kể từ sau vụ việc nhân viên xé vé của hành khách, đầu tiên.Cũng như phải đưa ra
một quy trình xử lý phàn nàn của khách hàng tới những phòng ban có trách nhiệm
giải quyết như (ban chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khiếu nại,...). Cùng với đó là sự
khắt khe hơn trong quá trình tuyển chọn nhân lực đầu vào.

2.4.1.4. Rủi ro về việc chậm, hủy chuyến nhiều do việc phi công bay
quá giờ

Theo Cục Hàng Không tuân thủ nghiêm túc chỉ thị của cục và thực hiện dừng
bay đối với tất cả các trường hợp phi công đã thực hiện bay đủ giờ hoặc quá giờ quy
định.

3
Nghiêm khắc kiểm điểm công ty và sắp xếp lại lịch bay của các phi công, để
đảm bảo phi công sẽ được nghỉ ngơi đầy đủ, làm việc một cách khoa học, hiệu quả
từ đó dẫn đến nâng cao hiệu suất, ngăn chặn các nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra.

2.4.1.5. Rủi ro liên quan đến hình ảnh hãng hàng không

Để đối mặt với rủi ro này, các hãng hàng không cần phải thường xuyên giám
sát các hoạt động ở trên chuyến bay kịp thời ngăn cản để tránh xảy ra những vấn đề
ngoài mong muốn. Đồng thời hãng hàng không nên huấn luyện kĩ càng cho nhân
viên về các mặt văn hóa đạo đức giúp nhân viên có thể xử lý những vấn đề về văn
hóa đạo đức nhanh chóng, triệt để bằng cách xử phạt thật nặng hoặc cấm bay để
không ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty cũng như các hãng hàng không khác ở
Việt Nam.

Đối với những hoạt động mang tính công chúng, quốc tế, nhận được nhiều sự
quan tâm nên tìm hiểu và nghiên cứu kĩ lưỡng các hoạt động marketing trên chuyến
bay đó có phù hợp hay không để tránh những tổn thất và ồn ào như vậy xảy ra một
lần nữa, làm tổn hại đến danh tiếng của công ty.

2.4.2. Biện pháp cho các rủi ro hoạt động


2.4.2.1. Rủi ro do chỉ thị 16

Thay đổi công suất và số lượng tàu bay

- Thương lượng với bên cho thuê trả lại tàu bay đang thuê ướt, giảm chi phí và
cải thiện dòng tiền.

- Xin phép cục hàng không cho phép vận chuyển hàng hóa trên khoang hành
khách để tăng năng lực vận tải hàng hóa trong giai đoạn hạn chế bay.

Giảm chi phí hoạt động và sáng kiến tăng vốn lưu động

- Đàm phán với bên cho thuê giảm số tiền thuê, cách tính tiền thuê và giãn thời
hạn thanh toán tiền thuê thêm 3-6 tháng.

- Không thực hiện giảm biên chế nhân viên mà chỉ thực hiện điều chỉnh.

- Chuyển nhượng các dự án đầu tư dài hạn để tạo ra dòng tiền bổ sung vốn lưu
động trị giá 2,528 tỷ đồng.

3
- Kiểm soát chặt chẽ chi phí, hạn chế các điều khoản đầu tư mua sắm không
cấp bách, dừng các khoản đầu tư dài hạn.

Chủ động sử dụng nguồn vốn tài trợ tín dụng và thanh khoản

- Thoả thuận với các tổ chức tín dụng về hạn mức và điều khoản vay trong
điều kiện lãi suất huy động vốn giảm.

- Phát hành đợt chào bán trái phiếu 650 tỷ đồng theo phương án phát hành riêng
lẻ.

Tăng nguồn thu hoạt động phụ trợ

- Giới thiệu các gói sản phẩm mới để bổ sung vốn lưu động cho Công ty.

- Mở rộng đại lý và liên kết với các đối tác quốc tế liên quan đến dịch vụ vận
chuyển hàng hóa hàng không nhằm tăng doanh thu phụ trợ.

Các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt cho nhân viên và hành khách.

- Phát bộ đồ phòng chống dịch PPE, mặt nạ, khẩu trang cho phi hành đoàn và
hành khách trên chuyến bay giải cứu, hồi hương.

- Cho phép khách hàng dời ngày bay mà không mất phí trong trường hợp
đường bay bị huỷ theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

2.4.2.2. Rủi ro về hạn chế cơ sở hạ tầng bay và kiểm soát không lưu

Để hạn chế rủi ro này, Công ty chủ động trong việc phát triển đội máy bay và
phân bổ lịch bay hợp lý trong quá trình khai thác; Hợp tác với các công ty cung ứng
dịch vụ mặt đất tại các sân bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác vận
hành; khai trương dịch vụ tự phục vụ mặt đất để tăng cường chất lượng dịch vụ và
tiết kiệm chi phí Trực tiếp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các sân bay nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc khai thác vận hành; Liên doanh với các đối tác trong
việc xây dựng, mở rộng các cảng hàng không mới.

2.4.2.3. Rủi ro liên quan đến hệ thống phân phối của bên thứ ba

Theo xu hướng phát triển công nghệ, việc đầu tư công nghệ chuyển đổi số, bên
cạnh giải pháp tăng số lượng các tổng đại lý có kinh nghiệm và có tiềm năng về tài
chính. Đồng thời, Công ty đã và đang tăng cường tỷ lệ kênh bán online bằng cách

3
nâng cấp và đổi mới hệ thống đặt giữ chỗ trên kênh online, tạo các ứng dụng để hỗ
trợ nhanh nhất cho kênh online.

2.4.2.4. Rủi ro về tai nạn hoặc sự cố

Luôn đặt vấn đề an toàn và chất lượng dịch vụ lên hàng đầu và tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về an toàn theo chuẩn mực quốc tế. Hãng hàng không thế
hệ mới Vietjet vừa được AirlineRatings, đơn vị uy tín chuyên đánh giá các sản
phẩm và an toàn hàng không thế giới, đánh giá là 1 trong 10 hãng hàng không chi
phí thấp tốt nhất và an toàn nhất thế giới. Ngoài Vietjet, các thương hiệu hàng
không uy tín khác trên thế giới như Ryanair, EasyJet, Frontier, Wizz... cũng vào
danh sách này. Để đạt được những thành quả trên. Cũng như đảm bảo việc bảo trì,
dọn dẹp các các máy bay nhằm đảm bảo vệ sinh chất lượng, sức khỏe đối với hành
khách.

2.4.2.5. Rủi ro liên quan đến yếu tố thời tiết

Để giảm thiểu rủi ro này, luôn chuẩn bị sẵn sàng với các phương án điều chỉnh
lịch khai thác chuyến bay khi đối mặt với áp thấp nhiệt đới, bão, v.v. Phát triển hệ
thống dự báo và chủ động và phản ứng nhanh bằng cách tạm dừng các chuyến bay
tới khu vực không đảm bảo an toàn khai thác, đồng thời nhanh chóng đưa ra phương
án tăng cường khai thác sau các cơn bão.

2.4.3. Biện pháp cho các rủi ro do thay đổi của các quy định pháp luật

Trước các vấn đề trên, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải không quy định giá
sàn vé máy bay trên các tuyến nội địa để người dân có thu nhập thấp và trung bình
có cơ hội đi máy bay với nhiều mức giá từ thấp đến cao, tạo điều kiện cho ngành
hàng không và du lịch có điều kiện phục hồi, trong khi thu nhập của người dân bị
thâm hụt nặng nề trong thời gian giãn cách, nhu cầu đi lại, giao thông giảm mạnh,
Cục Hàng không Việt Nam, Chính phủ cần chung tay hỗ trợ các hãng hàng không
giảm giá vé để khuyến khích nhu cầu đi lại, phục hồi thị trường vận tải hàng không.
Đồng thời, để tạo điều kiện hỗ trợ cho các hãng hàng không vượt qua khó khăn,
xem xét đề xuất được vay vốn với lãi suất ưu đãi và giảm giá các dịch vụ hàng
không do Nhà nước định giá.

3
2.4.4. Rủi ro đối với nguồn nhân lực

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn chú trọng trong việc phát triển nguồn nhân
lực vì con người là nhân tố then chốt đồng hành cùng sự phát triển và vững mạnh
của Công ty. Bằng chính sách đãi ngộ phù hợp và không ngừng được cải thiện,
nhằm tạo một môi trường làm việc tốt, lành mạnh và chuyên nghiệp cho người lao
động cũng như ngày càng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao trong và
ngoài nước. Nhân viên ngoài việc được đảm bảo chế độ phúc lợi cơ bản như bảo
hiểm, ngày nghỉ Lễ Tết và phép năm phù hợp, tăng lương theo định kỳ, xét thưởng
KPI theo 6 tháng một lần… còn được hưởng các chính sách thể hiện sự quan tâm
của công ty đến người lao động như chính sách vé máy bay miễn phí cho nhân viên
và người thân, các hoạt động kết nối và xây dựng đội nhóm…

Về công tác đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác đào tạo với các đối tác danh tiếng
trong và ngoài nước như Airbus, CAE, RMIT, với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
– Bộ Lao động Thương binh và Xã hội... nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực,
tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động.

Về những rủi ro khác ví dụ như việc nhân viên trộm cắp tại sân bay, vài năm
trở lại đây, các cảng hàng không đều triển khai mạnh việc kiểm soát chặt chẽ "đầu
vào, đầu ra". Cụ thể, khi đi vào khu vực hạn chế, khu vực cách ly để làm việc, nhân
viên sân bay đều phải đi qua cửa soi chiếu an ninh và phải khai báo và ký tên xác
nhận về những tài sản như: điện thoại, iPad, máy tính… Khi đi ra cũng phải khai
báo xem có đúng như những vật dụng mang vào không.

Ngoài ra, các cảng hàng không cũng gắn camera tại nhiều vị trí, thậm chí cả
hầm hàng của tàu bay để giám sát quá trình bốc xếp hành lý của hành khách.

2.5. TÀI TRỢ RỦI RO

Tài trợ rủi ro chính là nội dung quản trị rủi ro nhằm mục đích chuẩn bị cho
doanh nghiệp trước những tổn thất xảy ra. Tài trợ rủi ro bao gồm các hoạt động
nhằm dự phòng nguồn tài chính cho các thiệt hại, một khi rủi ro xảy ra. Tài trợ rủi
ro chia ra làm hai nhóm biện pháp cơ bản là chấp nhận rủi ro và chuyển giao rủi ro.

3
2.5.1. Chấp nhận rủi ro

Phương án xử lý bồi thường cho khách hàng

Các hãng hàng không cần ước tính chi phí phải bồi thường tổn thất khi có
những vi phạm trong quy định bay dân dụng hay quản lý đồ đạc của khách hàng dẫn
đến thiệt hại tài sản của khách hàng, thông qua việc thống kê số lượng và tổng giá
trị của tài sản của khách hàng, doanh nghiệp căn cứ căn cứ vào nó để trích lập quỹ
dự phòng rủi ro, nhanh chóng giải quyết vấn đề với khách hàng

Đặc biệt nếu đó là tai nạn thảm khốc mà trách nhiệm liên quan đến toàn bộ
doanh nghiệp thì việc bồi thường phải đảm thanh lý được những tài sản lớn cần thiết
để đảm bảo về mặt thiệt hại và tinh thần cho nhân thân hành khách.

Phương án xử lý khi ảnh hưởng đến danh tiếng hãng bay

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có những hoạt động tổ chức sự kiện
thiếu tinh tế, chuyên nghiệp. Nhanh chóng lên tiếng xin lỗi với trên trang chủ cũng
như liên hệ với báo chí để tổ chức cuộc gặp để xin lỗi trực tiếp với những khách
hàng.

Nếu trong hoạt động bay có những sự cố cãi nhau với nhân viên và những
hành động đó được những khách hàng khác quay lại đăng lên mạng xã hội, doanh
nghiệp cần nhanh chóng liên hệ với khách hàng. Nếu đó là lỗi sai từ khách hàng thì
doanh nghiệp nên buộc pháp luật vào cuộc để giải quyết và đăng các thông tin đính
chính về hãng bay, ngược lại nếu đó là lỗi từ nhân viên doanh nghiệp cần nhanh
chóng liên hệ với khách hàng giải quyết vấn đề trong êm đẹp và cam kết ưu đãi
cũng như kỷ luật nhân viên đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Phương án xử lý khi chậm chuyến bay

Cũng như ngân quỹ hỗ trợ bồi thường do việc không tuân thủ thời gian bay
dẫn đến chậm, lỡ chuyến bay của khách hàng theo quy định các hãng bay sẽ phải
bồi thường về mặt vật chất và về mặt dịch vụ. Theo quy định của Luật Hàng không
dân dụng, trường hợp hãng bay chậm chuyến từ 2 giờ thì phải cung cấp nước uống
cho hành khách; từ 4 giờ phải cung cấp dịch vụ ăn uống miễn phí; trên 6 giờ phải
cung cấp khách sạn miễn phí cho khách, cần nhanh chóng chuẩn bị chuyến bay cho
hành khách.

3
Phương án xử lý khi bị khởi kiện do vi phạm quy định

Nếu lỗi thuộc về doanh nghiệp cần liên hệ với bên liên quan và sự hỗ trợ của
ban tư vấn luật của doanh nghiệp để nhanh chóng giải quyết vấn đề theo hợp đồng
quy định, giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Nếu sự việc quá căng thẳng khó
giải quyết giữa các bên thì doanh nghiệp nhanh chóng xem xét đơn kiện và chuẩn bị
ban tư vấn luật cho doanh nghiệp để cung cấp các tài liệu liên quan đến sự việc hạn
chế ảnh hưởng về uy tín và thương hiệu doanh nghiệp thấp nhất có thể.

2.5.2. Chuyển giao rủi ro

Để chuyển giao rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết những hợp đồng có các
điều khoản đặc biệt. Ví dụ để tránh rủi ro giá cả biến động, doanh nghiệp sẽ phải kí
hợp đồng dài hạn với giá cả cố định. Với những hợp đồng có các điều khoản cố định
như vậy, rủi ro sẽ được chia sẻ cho cả hai bên mua và bán. Việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm cũng có thể coi là một biện pháp chia sẻ rủi ro giữa những người cùng
tham gia bảo hiểm.

Để chuyển giao rủi ro, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào các hợp đồng đặc
biệt nhằm chuyển giao phần rủi ro mà mình không muốn gánh chịu sang những chủ
thể sang những chủ thể sẵn sàng nhận thêm rủi ro để đổi lấy một khoản thu nhập.
Chẳng hạn, với việc mua hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ
chuyển giao rủi ro tỷ giá tăng cao khi cần mua ngoại tệ, sang ngân hàng bán quyền
chọn mua cho mình, ngân hàng chấp nhận rủi ro đó để đổi lấy việc nhận được tiền
phí bản quyền chọn. Tham gia vào các hợp đồng bảo hiểm cũng được xem là một
biện pháp để chuyển giao rủi ro sang các công ty bảo hiểm.

Mặc dù không thể giúp triệt tiêu hoàn toàn rủi ro, nhưng biện pháp chuyển
giao và chia sẻ rủi ro cũng giúp giảm chi phí dự phòng rủi ro của doanh nghiệp đối
với những rủi ro không thể tránh được. Tuy nhiên, không phải rủi ro nào cũng có thể
chuyển giao hoặc chia sẻ, trong những tình huống đó, nhà quản trị sẽ phải quyết
định giữa việc chấp nhận hoặc né tránh rủi ro.

3
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN

Rủi ro là yếu tố luôn đi song hành với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Rủi ro không loại trừ bất cứ một ngành kinh doanh nào, đặc biệt trong hoạt
động kinh doanh hàng không do môi trường kinh doanh mở rộng vượt ra ngoài biên
giới quốc gia, nên rủi ro càng thêm đa dạng và mức độ rủi ro càng thêm trầm trọng.
Mặc khác trong kinh doanh rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của một vấn đề. Muốn có
lợi nhuận cao thì doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro, tổn thất như là một phần tất
yếu của cuộc chơi. Nhưng nếu doanh nghiệp không có biện pháp phòng tránh tích
cực thì rủi ro, tổn thất gia tăng sẽ làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thậm
chí thua lỗ, phá sản. Do vậy, kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh
doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành hàng không là điều vô cùng
cấp bách hiện nay.

Với những nội dung và vấn đề được phân tích, đề cập trong đề tài sẽ góp phần
hoàn thiện hơn lý luận về quản lý rủi ro trong kinh doanh, tạo ra những cơ sở khoa
học cho việc đề ra một hệ thống các chính sách, công cụ và biện pháp cụ thể, hữu
hiệu nhằm giúp các doanh nghiệp hàng không tránh hoặc giảm thiểu được thiệt hại
khi gặp phải rủi ro, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sự
phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy đã có nhiều cố
gắng nhưng không thể tránh được những khiếm khuyết, nhược điểm. Vì vậy, tác giả
mong muốn nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất
lượng đề tài.

3
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Nguyễn Kiều Oanh,… (2020). Bài Giảng Quản trị rủi ro Khoa Quản
trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing.
2. http://img2.caa.gov.vn/2020/11/16/21/14/Noi-dung-Thong-tu-
15Nov2020%20(2).pdf
3. https://123docz.net//document/8377785-nghien-cuu-cong-tac-quan-tri-rui-ro-
cua-hang-hang-khong-vietjet-air.htm
4. https://huecity.gov.vn/Hoat-dong-tu-phap/pid/27501/cid/165?tid=Phap-luat-
co-quy-dinh-chinh-sach-ve-dau-tu-kinh-doanh-nhu-the-nao.html
5. https://nhandan.vn/gia-san-ve-may-bay-giup-canh-tranh-lanh-manh-hon-ve-
lau-dai-post671994.html
6. https://tuoitre.vn/lo-thong-tin-khach-di-may-bay-khach-hang-co-the-kien-ra-
toa-2017100317333962.htm

You might also like