You are on page 1of 24

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC


TÀI CHÍNH CHO CUỘC ĐỜI CỦA BẠN
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGÔ NGUYỄN QUỲNH NHƯ

Nhóm SV thực hiện: NHÓM C207 Nhóm: Ca 1 thứ 4

1. HOÀNG THÙY DƯƠNG MSSV: 71802517


2. LÊ LONG ĐẠI MSSV: 71705246
3. PHAN XUÂN TRIẾT MSSV: 71704459
4. NGUYỄN ĐÌNH MAI THY MSSV: 71801222
5. LÊ PHAN MINH ÁNH MSSV: 71800489
6. CAO HOÀNG VIỆT MSSV: 71705565
7. TRỊNH THỊ TƯỜNG VY MSSV: 71802546
8. HỒ XUÂN PHỐ MSSV: 71705641
9. PHẠM TUẤN LỢI MSSV: 71705366
10. ĐOÀN THIÊN TƯ MSSV: 71705637
TP HCM, THÁNG 4 NĂM 2021
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC


TÀI CHÍNH CHO CUỘC ĐỜI CỦA BẠN

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGÔ NGUYỄN QUỲNH NHƯ

Nhóm SV thực hiện: NHÓM C207

Nhóm: Ca 1 thứ 4

TP HCM, THÁNG 4 NĂM 2021


ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
PHIẾU CHẤM BÁO CÁO QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 – 2021

Nhóm thực hiện: Nhóm C207


Đánh giá:
Điểm
TT Tiêu chí Ghi chú
chấm
PHẦN 1: VIDEO CLIP
Hình thức
- Chất lượng hình ảnh
1
- Chất lượng âm thanh
- Kỹ thuật quay, góc máy
PHẦN 2: BÁO CÁO
1 Hình thức trình bày:
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang,
mục lục, bảng biểu, …)
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy
- Văn phong trong sáng
2 Nội dung
Lời mở đầu

- Các kế hoạch chi tiết về tài chính


- Trình bày sáng tạo

Excel:
- Trình bày rõ ràng
- Các số liệu trong file Excel trùng khớp trong bài báo cáo

Kết luận
Tổng điểm

Điểm chữ: ................................................................................. (làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 2021


Giảng viên chấm điểm
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................5
I. Nhiệm vụ 1- đặt mục tiêu tài chính.....................................................................................1
1. AN TOÀN TÀI CHÍNH...................................................................................................1
2. ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH..................................................................................................1
3. ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH....................................................................................................2
4. TỰ DO TÀI CHÍNH.........................................................................................................2
5. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP ĐẶT RA..........................................................................3
 KẾT LUẬN:.....................................................................................................................5
II. Nhiệm vụ 2 – Hiện thực hóa mục tiêu tài chính..................................................................6
Thu nhập 1 năm của bạn là bao nhiêu tiền từ thời điểm hiện tại đến lúc bạn về hưu?............6
1. Chi tiêu cần thiết (Đảm bảo tài chính):................................................................................6
2. Tiết kiệm dài hạn (Quỹ an toàn):.........................................................................................6
3. Giáo dục (Đảm bảo tài chính)..............................................................................................7
4. Hưởng thụ (Độc lập tài chính).............................................................................................7
5. Tự do tài chính (Quỹ rủi ro).................................................................................................8
6. Từ thiện................................................................................................................................8
III. Nhiệm vụ 3 – Làm sao để tăng trưởng thu nhập mỗi năm của bạn?................................9
1. Chỉ số phản ánh hiệu quả quản lý.....................................................................................9
2. Chỉ số phản ánh sức mạnh tài chính...............................................................................10
3. Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động..............................................................................12
4. Chỉ số phán ánh khả năng sinh lợi..................................................................................13
KẾT LUẬN:..........................................................................................................................15
1. Quản trị hàng tồn kho (Inventory Management)............................................................15
2. Quản trị các khoản phải thu............................................................................................16
3. Quản trị các khoản phải trả.............................................................................................17
4. Quản trị tiền mặt.............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................19
LỜI MỞ ĐẦU
I. Nhiệm vụ 1- đặt mục tiêu tài chính
Đặt mục tiêu tài chính bao gồm các giai đoạn cụ thể:
 An toàn tài chính
 Đảm bảo tài chính
 Độc lập tài chính
 Tự do tài chính
1. AN TOÀN TÀI CHÍNH
Ở giai đoạn an toàn tài chính, tức là cá nhân có thể chi trả được tất cả các chi phí
cơ bản nhất để đảm bảo cho cuộc sống như tiền thuê nhà, tiền ăn hàng tháng nếu
bạn không làm việc trong 1 năm.
(Đơn vị tính: VNĐ)
Các chi phí Số tiền trong 1 tháng Số tiền trong 1 năm
Tiền thuê nhà (bao gồm điện, nước, wifi, 3,000,000 36,000,000
…)
Tiền ăn hàng ngày 2,800,000 33,600,000
Chi phí đi lại 640,000 7,680,000
Tiền bảo hiểm 1,000,000 12,000,000
Tiền mua các vật dụng cá nhân (kem đánh 300,000 3,600,000
răng, bàn chải đánh răng,…)
Tiền dự phòng (dự phòng đau ốm,…) 500,000 6,000,000
Tổng 8,240,000 98,880,000

 Vậy, để đảm bảo mức độ An toàn tài chính, cá nhân trong 1 năm cần
98,880,000(VNĐ)
2. ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH
Ở giai đoạn đảm bảo tài chính, đây là giai đoạn cá nhân đảm bảo an toàn tài
chính. Đồng thời có khả năng chi trả thêm những khoản khác cho cá nhân: mua
sắm, đi chơi, giải trí,.. trong điều kiện không phải đi làm trong 1 năm.
(Đơn vị tính: VNĐ)
Các chi phí Số tiền trong 1 tháng Số tiền trong 1 năm
Chi phí an toàn tài chính 8,240,000 98,880,000
Chi phí mua sắm quần áo, giày dép,… 2,000,000 24,000,000
Chi phí ăn tối cùng bạn bè 600,000 7,200,000
Chi phí mua mĩ phẩm 1,500,000 18,000,000
Chi phí đi chơi với bạn bè (xem phim, cafe, 200,000 2,400,000
…)
Tổng 12,540,000 150,480,000

1
 Vậy, để đảm bảo mức độ Đảm bảo tài chính, cá nhân trong 1 năm cần
150,480,000 (VNĐ)
3. ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH
Ở giai đoạn này, cá nhân đã hoàn toàn có thể chi trả cho phần chi tiêu ở mức độ
Đảm bảo tài chính. Đồng thời cũng đảm bảo cho việc chi trả các chi phí hưởng thụ
phát sinh thêm cho bản thân và mua sắm các vật dụng cho gia đình, chăm sóc bản
thân,…
(Đơn vị tính: VNĐ)
Các chi phí Số tiền trong 1 tháng Số tiền trong 1 năm
Đảm bảo tài chính 12,540,000 150,480,000
Chi phí mua sắm quần áo, giày dép,… 3,000,000 36,000,000
Chi phí ăn uống với bạn bè, tiệc tùng 2,000,000 24,000,000
Chi phí đi chơi cùng bạn bè ( xem phim, cafe,…) 800,000 9,600,000
Chi phí mua mĩ phẩm 2,000,000 24,000,000
Chi phí khám sức khỏe định kỳ 500,000 6,000,000
Chi phí mua các thực phẩm chức năng ( thuốc, 1,000,000 12,000,000
sữa, vitamin,…)
Chi phí thể thao (tập gym/yoga/boxing,…) 500,000 6,000,000
Chi phí bảo dưỡng trang thiết bị (xe, máy giặt, 2,000,000 24,000,000
máy lạnh,…)
Chi phí mua các trang thiết bị trong nhà ( máy Trung bình 1 năm 10,000,000
lọc không khí, robot hút bụi,…) mua 4 lần
Chi phí dự phòng (có thể xem như tiền tiết kiệm) 1,000,000 12,000,000
Tổng 27,840,000 314,080,000

 Vậy, để có thể đáp ứng nhu cầu bản thân nhiều hơn, duy trì ở mức độc
lập tài chính thì cá nhân trong 1 năm cần có 314,080,000 (VNĐ)

4. TỰ DO TÀI CHÍNH


Tự do tài chính là giai đoạn cá nhân không cần làm việc nhưng vẫn đủ tiền để
sống một các thoải mái mà không lo thiếu hụt. Có thể nói, bản thân vẫn có thể sống
tốt dù không cần làm việc.
Ở giai đoạn này, bản thân hoàn toàn có khả năng đáp ứng các mức cần chi trả
cho mức độ Độc lập tài chính. Bên cạnh đó, bạn sẽ bắt đầu có định hướng cho
tương lai, lên kế hoạch cho tương lai xa hơn. Các dự định đó có thể là: đầu tư cho
giáo dục ( học thạc sĩ, học ngoại ngữ,..), giúp ích cho cộng đồng (làm từ thiện) , đi
du lịch, mua bảo hiểm cho bản thân, chăm sóc gia đình,….
(Đơn vị tính: VNĐ)

2
Các chi phí Số tiền trong 1 năm
Độc lập tài chính 314,080,000
Mua hàng xa xỉ (túi hiệu, đồ hiệu, đổi điện thoại,…) 30,000,000
Chi phí đi du lịch ( trung bình 1 năm đi 2 lần) 30,000,000
Làm từ thiện 5,000,000
Đầu tư cho giáo dục (học ngoại ngữ, thạc sĩ,…) 25,000,000
Chăm sóc gia đình (quà cho ba mẹ, đi ăn cùng ba mẹ,…) 20,000,000
Mua bảo hiểm 20,000,000
Tổng 444,080,000

Ngoài các chi phí hàng tháng đó ra, khi đạt được mức độ tự do tài chính, cá nhân sẽ
bắt đầu suy nghĩ đến việc xây nhà và mua xe cho bản thân.
Chi phí Số tiền
Xây nhà ( đã bao gồm tiền mua đất và xây) 1,500,000,000
Tiền trang trí và mua đồ nội thất 500,000,000
Mua xe bốn bánh 2,000,000,000
Tổng 4,000,000,000

 Vậy, ở giai đoạn Tự do tài chính, để đáp ứng các nhu cầu cho bản thân,
bao gồm cả xây nhà và mua xe thì cá nhân cần có 4,444,080,000 (VNĐ)

5. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP ĐẶT RA

 Năm nay bạn 21 tuổi, giả sử bạn về hưu năm 53 tuổi  Thời gian đến lúc bạn về
hưu là: 53-21= 32 (năm).
 Nhưng giả sử sau khi ra trường bạn đi làm 2 năm sau mới có khoản tiền dư để
gửi tiết kiệm  Đến năm 23 tuổi bạn gửi tiết kiệm  Thời gian bạn gửi tiết
kiệm đến khi về hưu là: 53-23 = 30 (năm)
 Giả sử bạn muốn sống được đến năm 83 tuổi  Thời gian còn lại kể từ khi bạn
về hưu là 83-53=30 (năm).
 Số tiền bạn cần có để được tự do tài chính là: (444,080,000*30) +
4,000,000,000 = 17,322,400,000

 TH1: Nếu từ bây giờ đến lúc bạn về hưu, mỗi năm bạn gửi tiết kiệm 1 số tiền
đều (C) vào ngân hàng Vietcombank. Vì trên thực tế, Vietcombank là ngân
hàng đừn top đầu trong số các ngân hàng khi bạn gửi tiền tiết kiệm có thể đem
về tỉ suất sinh lời nhiều nhất.
Cụ thể: Bạn gửi vào ngân hàng Vietcombank trong:

3
• 10 năm đầu với tỉ suất sinh lời: 5.6%
• 10 năm tiếp theo với tỉ suất sinh lời: 5.9%
• 10 năm còn lại với tỉ suât sinh lời: 6.3%
 Lãi suất trung bình = (5.6% + 5.9% + 6.3%) / 3 = 5.9%

Áp dụng công thức:

Trong đó :
 C : Dòng tiền phát sinh cuối năm 1
 r : Lãi suất/năm ( %)
 n : Số năm
 Áp dụng công thức:
30
(1+ 5.9 %) −1
17,322,400,000 = C x
5.9 %
(=) C = 222,995,759
 Vậy số tiền bạn cần phải gửi đều đặn mỗi năm là C = 222,995,759 (VNĐ)
 Tổng nhận khi về hưu = 18,344,421,603.28 (VNĐ) => Khả thi

 TH2: Nếu từ bây giờ đến lúc bạn về hưu, mỗi năm bạn gửi 1 số tiền có
tốc độ tăng trưởng đều (g) để tiết kiệm. Tốc độ tăng trưởng mỗi năm g = 10%,
tỷ suất sinh lợi qua từng năm giống trường hợp 1
Áp dụng công thức:

Trong đó:
● PP = C: Dòng tiền phát sinh cuối năm 1
● i = r : Lãi suất/ năm
● g : Tốc độ tăng trưởng/ năm
● n : Số năm

4
 Áp dụng công thức:
17,322,400,000 = C x ( ( 1+5.9 % )30−( 1+10 % )30 ¿ ¿ ¿ 5.9 %−10 %)
(=) C = 59,851,923.32

 Vậy số tiền bạn cần phải gửi vào năm 1 là C1 = 59,851,923.32
 Tổng nhận khi về hưu = 18,344,421,601.42 (VNĐ) => Khả thi

 KẾT LUẬN:
Vậy để mục tiêu tự do tài chính trong phần đời còn lại tính từ khi bạn về
hưu khả thi thì trường hợp 1 cần có số tiền gửi tiết kiệm đều là 222,995,759
VNĐ/ năm.
Để mục tiêu tự do tài chính trong phần đời còn lại tính từ khi bạn về hưu
khả thi thì trường hợp 2 cần có số tiền gửi tiết kiệm ở năm nhất là 59,851,923.32
VNĐ/ năm và có độ tăng trưởng g =10%.

5
II. Nhiệm vụ 2 – Hiện thực hóa mục tiêu tài chính
Thu nhập 1 năm của bạn là bao nhiêu tiền từ thời điểm hiện tại đến lúc bạn về
hưu?
 Giả sử độ tuổi về hưu của bản thân là 65 tuổi. Ta chia làm 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1(tại thời điểm hiện tại)
 Giả sử kì vọng sinh viên ra trường đạt mức thu nhập trung bình 10 triệu
đồng/ tháng.
 Thu nhập 1 năm của thời điểm hiện tại là 10,000,000*12= 120,000,000
vnđ
 Và mỗi năm tăng trưởng 15.5% thu nhập.
2. Giai đoạn 2 (từ 22 đến 65 tuổi):
 Với trình độ cùng với chuyên môn được tăng dần ta sẽ kì vọng mức thu
nhập tăng dần cùng với áp dụng với tốc độ tăng lương tối thiểu là 15.5%
với thời gian là 43 năm.
 Như vậy tính từ thời điểm hiện tại khi 22 tuổi bắt đầu đi làm đến khi về
hưu có mức thu nhập mỗi năm là 120,000,000 vnd, Và giả định mong
muốn lương mỗi năm tăng 15.5% và thời gian làm việc là n=43.

 Thu nhập 1 năm này được phân bổ như thế nào vào các lọ tài chính?

 Công thức 6 chiếc lọ - bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới, được
giới thiệu bởi T. Harv Eker, doanh nhân - diễn giả - tác giả cuốn best-seller "Bí mật
tư duy triệu phú".
 Để quản lý tiền bạc thành công và hướng tới sự tự do tài chính, việc đầu tiên cần
làm là lên kế hoạch sử dụng tiền bạc một cách hợp lý. Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc
lọ, số tiền của mỗi người sẽ được chia thành 6 quỹ tài chính (hay gọi là chiếc lọ)
như sau:

 Liệt kê các khoản phải chi trong từng lọ:

- Lọ 1 – Chi tiêu cần thiết (Đảm bảo tài chính):


 Bao gồm các chi tiêu cần thiết, mua nhu yếu phẩm cần thiết cho bản thân,
gia đình, …
 Chiếm 55% doanh thu: 120,000,000*55%= 66,000,000,000 vnđ

- Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (Quỹ an toàn):


Số tiền ở lọ 2 là số tiền mà chắc chắn sẽ tiết kiệm ra mỗi tháng (chiếm 10%):

6
120,000,000* 10%= 12,000,000 vnđ
40% cho gửi tiết kiệm ngân hàng,
= 40% * 12,000,000 = 4,800,000 vnđ
Cụ thể: Bạn gửi vào ngân hàng Vietcombank trong:
• 10 năm đầu với tỉ suất sinh lời: 5.6%
• 10 năm tiếp theo với tỉ suất sinh lời: 5.9%
• 10 năm còn lại với tỉ suât sinh lời: 6.3%
 Lãi suất trung bình = (5.6% + 5.9% + 6.3%) / 3 = 5.9%
Vậy sau 43 năm nữa nghỉ hưu sẽ kiếm được ít nhất: n = 43, r = 5.9%
 FV = 4,800,000* (1+ 5.9%) ^ 43= 56,463,464.48 vnđ
60% cho đầu tư trái phiếu,
= 60% * 12,000,000= 7,200,000 vnđ
Giả sử bản thân đầu tư trái phiếu cho trái phiếu thuộc doanh nghiệp VBOND
bán ra có lãi xuất đầu tư 11.5%/ năm, Đây là lãi chắc chắn và có rủi ro thấp,
Vậy sau 43 năm nữa nghỉ hưu sẽ kiếm được: n = 43, r = 11.5%
 FV = 7,200,000 * (1+ 11.5%) ^ 43 = 776,518,476.8 vnđ
- Lọ 3 – Giáo dục (Đảm bảo tài chính)
Chiếm 10%
=10%*120,000,000= 12,000,000 vnđ
Đầu tư cho bản thân đi học Anh văn thi chứng chỉ Toiec để được tăng lương từ
10,000,000vnđ lên 12,000,000 vnđ trong khoảng thời gian 6 năm.
Học phí lớp học 1 tháng 500,000 vnđ
 1 năm: 500*12= 6,000,000 vnđ
Lợi nhuận nhận được sau khi thi chứng chỉ: PV= (12,000,000 – 10,000,000) *6=
12,000,000
NPV= PV-C= 12,000,000- 6,000,000= 6,000,000 => nên đầu tư
- Lọ 4 – Hưởng thụ (Độc lập tài chính)
Chiếm 10%

7
=10%*120,000,000= 12,000,000 vnđ.
Trong 1 năm làm lụng vất vả thì chúng ta cũng dành cho nhau những khoản
hưởng thụ có chừng mực. Ngoài những món đồ nhu yếu phẩm thì chúng ta cũng
có thể mua một vài món quà có giá trị hơi cao.
- Lọ 5 – Tự do tài chính (Quỹ rủi ro)
Chiếm 10%:
=10%* 120,000,000= 12,000,000 vnđ
50% Cho bất động sản
= 70% * 12,000,000= 8,400,000 vnđ
 Đây là hình thức đầu tư có rủi ro tương đối. Đăt mục tiêu lợi nhuận mong
muốn trung bình là 12% cho mỗi năm.
Vậy sau 43 năm nữa nghỉ hưu sẽ kiếm được: n = 43, r = 12%
 FV = 8,400,000 * (1+12%) ^ 43= 1,098,131,276 vnđ
30% cho đầu tư vào vàng
= 30%* 12,000,000= 3,600,000 vnđ
 Đây là hình thức đầu tư có rủi ro tương đối thấp, đặt mục tiêu lợi nhuận
mong muốn 5%
 FV = 3,600,000 * (1+5%) ^ 43= 29,338,800.96 vnđ
- Lọ 6 – Từ thiện
Chiếm 5%
=5%* 120,000,000= 6,000,000 vnđ
Góp tiền vào các quỹ từ thiện có tổ chức để đóng góp cho xã hội: quỹ xây cầu
cho người dân vùng sâu vùng xa, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, …

8
III. Nhiệm vụ 3 – Làm sao để tăng trưởng thu nhập mỗi năm của
bạn?
Nếu được lựa chọn công ty nào đó để làm việc dựa trên Báo cáo tài chính:
 Ước mơ của em là trở nên thật giàu có để có thể tự do tài chính. Theo thống kê,
ngành kinh doanh Bất động sản thuộc top những ngành nghề có thu nhập cao nhất.
Vì vậy, sau khi tốt nghiệp em mong muốn được làm trong ngành Bất động sản.
 Hiện nay, có 2 công ty lớn đứng đầu về bất động sản mà em mong ước được làm
việc đó là Công ty cổ phần Vinhomes thuộc tập đoàn VinGroup và Công ty cổ phần
Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va còn được gọi là tập đoàn Novaland. Dựa vào báo cáo
tài chính, em sẽ so sánh các chỉ số tài chính giữa 2 công ty với nhau và so sánh với
thị trường Bất động sản nói chung năm 2020 để lựa chọn công ty mang lại thu nhập
tốt nhất cho bản thân.
 Trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp, có rất nhiều chỉ số tài chính. Tuy
nhiên, khi đánh giá doanh nghiệp, để biết doanh nghiệp hoạt động tốt hay không,
chúng ta sẽ tập trung vào một số chỉ số quan trọng dưới đây.
1. Chỉ số phản ánh hiệu quả quản lý
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
 Công thức:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân x 100 (Đơn vị:%)
 Ý nghĩa: Giúp phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản đem tới bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay, giúp thể hiện thước đo hiệu quả sử dụng tài sản.
 ROA của Vinhomes là 12.7% lớn hơn Novaland (2.71%) và ngành Bất động sản
(4.38%). ROA càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Vinhomes tốt hơn
Novaland. Với 100 đồng tài sản, Vinhomes sẽ tạo ra 12.7 đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
 Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 (Đơn vị: %)

9
 Ý nghĩa: Giúp phản ánh một đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu đem tới bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng đảm bảo mọi đối tác
góp vốn của doanh nghiệp.
 ROE của Vinhomes là 30.69% lớn hơn Novaland (12.27%) và ngành Bất động
sản (16.83%). Với 100 đồng vốn chủ sở hữu, Vinhomes sẽ tạo ra 30.69 đồng lợi
nhuận. ROE càng cao chứng tỏ Vinhomes có khả năng đảm bảo mọi đối tác góp
vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn (ROC)
 Công thức:
ROC = Lợi nhuận sau thuế / Nguồn vốn x 100 (Đơn vị: %)
 Ý nghĩa: Giúp phản ánh một đồng nguồn vốn đem tới bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế, giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
 ROC của Vinhomes (16.95%) gấp 6 lần Novaland (2.7%) và ngành Bất động
sản (2.54%). Với 100 đồng nguồn vốn được sử dụng, Vinhomes sẽ tạo ra 16.95
đồng lợi nhuận. Chỉ số ROC càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn càng
hiệu quả.
 Dựa vào 3 chỉ số phản ánh hiệu quả quản lý là ROA, ROE và ROC cho thấy
Vinhomes có hiệu quả quản lý cao.
2. Chỉ số phản ánh sức mạnh tài chính
Chúng ta cần quan tâm các chỉ số sức mạnh tài chính để biết rằng khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp có tốt hay không. Sức mạnh tài chính
đánh giá mức độ rủi ro trong kinh doanh. Một doanh nghiệp mạnh xét theo quan
điểm tài chính là doanh nghiệp có mức độ rủi ro trong kinh doanh thấp.
- Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành (Current ratio)
 Công thức:
Current ratio = Current assets / Current liability

10
 Ý nghĩa: Hệ số này đánh giá khả năng mà một công ty có thể thanh toán các
nghĩa vụ nợ ngắn hạn bằng cách sử dụng các tài sản hiện tại (tiền mặt, chứng
khoán ngắn hạn, các khoản phải thu hiện tại, hàng tồn kho và các khoản trả
trước).
 Hệ số Current ratio của Vinhomes, Novaland và ngành Bất động sản lần lượt là
1.01; 3.63; 3.28. Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng
thanh toán nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Xét theo quan điểm tài chính, Vinhomes là
một doanh nghiệp mạnh, là doanh nghiệp có mức độ rủi ro trong kinh doanh
thấp và xấp xỉ bằng 1, đây được xem là con số lí tưởng nhất.
- Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio)
 Công thức:
Quick ratio = (Cash+Marketable securities+Receivables) / Current liability
 Ý nghĩa: Hệ số này đo lường khả năng một công ty có thể thanh toán các nghĩa
vụ ngắn hạn bằng cách sử dụng các loại tài sản hiện tại hoặc tài sản nhanh.
 Hệ số Quick ratio của Vinhomes thấp nhất và thấp hơn 1 cho thấy khả năng
thanh toán khoản nợ bằng tài sản nhanh của doanh nghiệp vẫn chưa cao.
- Chỉ số Debt-equity ratio (nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu)
 Công thức:
Debt-equity ratio = Long term debt / Equity
 Ý nghĩa: phản ánh mức độ tài trợ vốn vay một cách thường xuyên qua việc loại
bỏ các khoản nợ ngắn hạn.
 Chỉ số này càng nhỏ càng tốt vì càng nhỏ đồng nghĩa với khoản nợ càng nhỏ và
vốn chủ sở hữu càng cao. Vinhomes có DE ratio là 0.16 nhỏ hơn gần 7 lần so
với Novaland (1.08) và nhỏ hơn ngành Bất động sản (0.21). Novaland có chỉ số
DE lớn hơn 1 có nghĩa là khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp lớn hơn cả vốn
chủ sở hữu.
 Điều này cho thấy rằng, Vinhomes có sức mạnh tài chính mạnh.

11
- Chỉ số Debt ratio (nợ trên tài sản)
 Công thức:
Debt Ratio = Liabilities / Assets
 Ý nghĩa: Đây là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản.
 Tương tự như Debt-equity ratio, chỉ số này càng nhỏ càng tốt nghĩa là số nợ
càng thấp và tài sản càng cao càng tốt. Chỉ số Debt ratio của Vinhomes là 0.58
tuy lớn hơn so với ngành Bất động sản (0.56) nhưng nhỏ hơn Novaland (0.78)
cho thấy khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ bằng tài sản của Vinhomes vẫn cao
hơn Novaland.
 Nhìn chung, dựa vào 4 chỉ số phản ánh sức mạnh tài chính, Vinhomes thể hiện
được doanh nghiệp mình có khả năng thanh toán nợ trong trường hợp rủi ro hiệu
quả hơn Novaland và cao hơn trung bình chung của ngành Bất động sản.
3. Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động

Chúng ta cần quan tâm đến các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động bởi vì chúng
cho thấy doanh nghiệp đang vận hành như thế nào, sản phẩm có được nhập và xuất
liên tục không, chính sách khách hàng có được thực hiện hiệu quả không.

- Asset Turnover (Vòng quay tài sản)


 Công thức:
Asset Turnover = Sales / Average total assets
 Ý nghĩa: dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông
qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu
đồng doanh thu được tạo ra.
 Asset Turnover của Vinhomes là 0.34 cao hơn so với Novaland (0.04) và ngành
Bất động sản (0.21). Với 100 đồng tài sản, Novaland chỉ tạo ra được 0.04 đồng
doanh thu, ngành Bất động sản trung bình tạo ra 0.21 đồng doanh thu trong khi
đó, Vinhomes tạo ra được 0.34 đồng doanh thu. Cho thấy rằng, hiệu quả hoạt

12
động kinh doanh và vận hành doanh nghiệp của Vinhomes tốt hơn nhiều so với
Novaland.
- Inventory Turnover (Vòng quay hàng tồn kho)
 Công thức:
Inventory Turnover = Cost of goods sold / Inventory at the start of year
 Ý nghĩa: thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số
lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được lấy ra khỏi kho và mua lại trong 1
năm.
 Vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho thấy hàng hoá được bán liên tục thể hiện
công ty hoạt động rất hiệu quả. Vinhomes có vòng quay tồn kho là 0.87 lớn hơn
gấp 21 lần so với Novaland (0.04). Trong 1 năm, Vinhomes bán và thay thế
hàng tồn kho hết 0.87 lần nghĩa là mất 419 ngày để thay thế hàng tồn kho.
Trong khi đó, Novaland mất 9,125 ngày để thay thế hàng tồn kho.
- Receivables Turnover (Vòng quay các khoản phải thu)
 Công thức:
Receivables Turnover = Sales / Receivables at the start of year
 Ý nghĩa: Trong 1 năm, công ty đã cho khách hàng thiếu nợ và thu hồi khoản
phải thu bao nhiêu lần. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
 Vì vậy, hệ số này càng cao cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng
cao. Vinhomes có hệ số bằng 1.4 lớn hơn Novaland (0.27) tuy nhiên vẫn nhỏ
hơn so với ngành Bất động sản (2.24). Trong 1 năm, Vinhomes đã mất 260 ngày
để thu hồi nợ trong khi Novaland mất đến 1,351 ngày để thu hồi nợ.
 Từ đó rút ra, Vinhomes có hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hơn Novaland do
các chỉ số về khả năng hoạt động lớn hơn Novaland tuy nhiên vẫn chưa cao so
với ngành Bất động sản.
4. Chỉ số phán ánh khả năng sinh lợi

13
- Tỷ lệ lãi gộp (Gross Margin)
 Công thức:
Gross margin = Net Income / Sales x 100
 Ý nghĩa: cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập. Đây là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp
trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn
chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với
đối thủ cạnh tranh của nó.
 Chỉ số Gross Margin của Vinhomes và Novaland cũng gần bằng nhau lần lượt là
36.38 và 35.97. Việc kiểm soát chi phí và thu nhập của cả Vinhomes và
Novaland đều gần bằng nhau, tuy nhiên nằm ở mức khá thấp do còn thấp hơn
mức trung bình của ngành là 52.55
- Tỷ lệ EBIT
 Công thức:
EBIT Margin = EBIT / Net sales x 100
 Ý nghĩa: Tỷ lệ EBIT phản ánh hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, bao
gồm giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp. Cho biết 1
đồng doanh thu thuần doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi
vay và thuế (EBIT)
 Tỷ lệ này càng cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt. Xét về tỷ
số EBIT, Novaland có tỷ số cao hơn Vinhomes.
- Tỷ lệ lãi ròng
 Công thức:
Tỷ lệ lãi ròng = Thu nhập ròng / Doanh thu x 100
 Ý nghĩa: phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của một doanh
nghiệp so với doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh

14
doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là
công ty kinh doanh thua lỗ.
 Tỷ lệ lãi ròng của Vinhomes (40.58%) nhỏ hơn so với Novaland (77.27%)
KẾT LUẬN: Dựa trên phân tích các chỉ số tài chính được lấy từ Báo cáo tài
chính của Vinhomes, Novaland và ngành Bất động sản, em quyết định chọn
công ty cổ phần Vinhomes để làm việc. Các chỉ số phản ánh về khả năng hoạt
động, khả năng sinh lợi, sức mạnh tài chính,…của Vinhomes đều ở mức tốt so
với đối thủ là Novaland và cao hơn mức trung bình ngành. Điều đó cho thấy
rằng, Vinhomes đang hoạt động và quản lí tài chính rất tốt, lợi nhuận thu về
cũng cao hơn. Ngoài ra, Vinhomes còn vận hành nguồn vốn, tài sản, vốn chủ sở
hữu rất hiệu quả cho thấy rằng công ty sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh
trong ngành.

Hiện nay, bất động sản là 1 trong 3 ngành nghề có mức thu nhập cao nhất. Mục
tiêu của em khi bắt đầu làm ở vị trí nhân viên kinh doanh sẽ có thu nhập 10 triệu
đồng/tháng tương đương với 120 triệu đồng/năm. Sau 2 năm, mức thu nhập sẽ
tăng trưởng 15.5% là 138,6 triệu
Dựa trên công ty bạn lựa chọn, ghi ra các cách để mang lại giá trị cho Công ty
của bạn
1. Quản trị hàng tồn kho (Inventory Management)
Để quản trị hàng tồn kho, ngoài các chỉ số như Inventory Turnover, Days in
Inventory thì em có thể giúp công ty quản trị hàng tồn kho bằng cách tính toán
số lượng tối ưu hàng tồn kho nhằm quản trị hàng tồn kho hiệu quả cũng như
quản lí chi phí liên quan đến hàng tồn kho là thấp nhất.

 Công thức:

EOQ =
√ 2 x sales x cost per order
carrying cost

15
Trong đó:
EOQ: số lượng đặt hàng tối ưu
Sales: số đơn vị sản phẩm dự kiến sẽ bán trong năm
Cost per order: chi phí cố định cho 1 đơn đặt hàng
Carrying cost: chi phí lưu kho cho 1 sản phẩm
Năm 2020, Vinhomes ước tính bán được 40,000 sản phẩm. Đây là năm
Vinhomes thu về doanh thu khủng. Giả sử trong năm 2022, Vinhomes sẽ duy trì
mức sản phẩm bán ra là 40,000 sản phẩm. Chi phí lưu kho cho 1 sản phẩm là
150$/1 sản phẩm và chi phí cố định cho 1 đơn đặt hàng là 600$/1 sản phẩm.

Ta có: EOQ =
√ 2 x 40,000 x 600
150
= 565.69

- Dựa vào các chỉ số tính được, khi quản trị hàng tồn kho cho Vinhomes nên đặt
hàng 565.69 sản phẩm để chi phí liên quan đến hàng tồn khó là thấp nhất.
- Như vậy, số lần đặt hàng trong năm 2022 là 70.71 lần với chi phí đặt hàng và
lưu kho tối ưu là 42,426.41$.
- Tổng chi phí hàng tồn kho là 84,852.81$
2. Quản trị các khoản phải thu
Để quản trị các khoản phải thu, mình có thể quản trị thông qua chỉ số EAR

Theo số liệu tính được, giả sử Vinhomes có chính sách bán hàng cho khách
hàng như trên thì lãi suất thực nhận của công ty là 45%. Đây là mức lãi suất khá
cao khi công ty áp dụng chính sách bán hàng này.

 Công thức:
EAR = ¿
Một chỉ số quan trọng để quản trị hàng tồn kho là Break even p.
 Công thức:
Cost
Break even p = Revenue

16
 Ý nghĩa: Break even p (điểm hoà vốn) là điểm mà tại đó doanh thu bán
hàng bằng với chi phí đã bỏ ra. Phân tích điểm hòa vốn cho biết mức độ
hiệu quả đầu tư phải đạt được để lấy lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra.
Khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ có lợi
nhuận.
Để phân tích hoà vốn, chúng ta sẽ sử dụng phương trình chi phí cố định
chia cho lợi nhuận đóng góp. Mình đã giả sử Vinhome có doanh thu là
100$, chi phí là 80$ thì lợi nhuận đóng góp sẽ là 20$. Như vậy, chỉ số
Break even p bằng 4, chính là điểm hoà vốn của Vinhomes. Vậy, sau khi
Vinhomes bán được 4 sản phẩm, việc thanh toán tất cả các chi phí cố định
đã hoàn tất.
Để việc thanh toán chi phí nhanh hơn thì chỉ số Break even p phải giảm,
việc cần làm là tăng lợi nhuận và giảm chi phí.
3. Quản trị các khoản phải trả
Để quản trị khoản phải trả, chúng ta có thể dùng chỉ số Payables Turnover
và Payment period.

 Công thức:
COGS
Payables Turnover = Beginning payablesbalance
365
Average Payment Period = Payables Turnover

Dựa vào số liệu đã tính, chỉ số Paybles Turnover của Vinhomes là 7.08 lần
thể hiện rằng công ty đã đi mượn nợ và trả nợ hết 7.08 lần và mỗi lần mất
51.56 ngày.

17
4. Quản trị tiền mặt

Bảng kế hoạch tiền mặt


Vinhomes

Số tiền ($)
Số tiền tồn đầu kì 400,000
Dòng tiền vào (các khoản phải thu)
Doanh thu bán hàng 500,000
Thu hồi nợ từ khách hàng 50,000
Thu được cho đầu tư và phát triển 120,000
Thu được từ việc đầu tư tài chính (phát 330,000
hành cổ phiếu,…)
Tổng: 1,400,000
Dòng tiền ra (các khoản phải trả)
Các hoạt động kinh doanh (thuế, bảo 40,000
hiểm, quỹ lương…)
Đầu tư và phát triển (đầu tư bên ngoài, 70,000
…)
Hoạt động tài chính (trả nợ hợp đồng 190,000
tín dụng,…)
Tổng: 300,000

Cash balance at the end of period = Số tiền tồn đầu kì + Số tiền thu được trong kì –
Số tiền phải trả trong kì = 400,000 + 1,400,000 – 300,000 = 1,500,000$

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Stockbiz (2021), Đầu tư bất động sản và dịch vụ (86300).

[2] Stockbiz (2021), Đầu tư bất động sản và dịch vụ (VHM).

[3] Adam Hayes (2021), Investopedia, Break-Even Analysis Definition.

[4] Cafef.vn

[5] Lê Minh Tú (2010), Quản lý tài chính doanh nghiệp , Nhà xuất bản Thống kê,
Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Michael’s (2019), Future Value of Growing Annuity Calculators.

[7] Công Đoàn (2020), Tốc độ tăng trưởng lương bình quân, Báo Người Lao Động.

19

You might also like