You are on page 1of 47

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ


Chuyên đề số: 5

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN


2016-2020
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Đức

Lớp Kinh tế Vĩ Mô:

Nhóm : 5

Danh sách sinh viên thực hiện:

1. ĐỖ THỊ NGỌC HÂN MSSV: 222H0015


2. NGUYỄN NGỌC MINH THƯ MSSV: 222H0098
3. LÊ HUỲNH THẢO NHI MSSV: 222H0043
4. TRẦN HÀ MY MSSV: 222H0172
5. QUẢN MỸ HÀ MSSV: 222H0163

TPHCM, THÁNG 5, NĂM 2023


ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022-2023

Tên bài thuyết trình 20%: Chuyên đề 5: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020

Nhóm thực hiện:… Ca 3 thứ ba (06/06/2023)

Đánh giá:

T Thang Điểm
Tiêu chí Ghi chú
T điểm chấm

1 Hình thức trình bày:


- Nội dung thuyết trình 2,0
- Thiết kế slides 1,0
- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình 1,0
- Tương tác với lớp 1,0

2 Phản biện:

- Kĩ năng trả lời câu hỏi 1,5


- Tinh thần nhóm 1,5

3 Kiểm soát thời gian 2,0

Tổng điểm 10
Điểm chữ: ......................................................................(làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…..


Giảng viên chấm điểm

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022-2023
Tên bài tiểu luận 20%: Chuyên đề 5: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020

Nhóm thực hiện:…. Ca 3 thứ ba (06/06/2023)

Đánh giá:

T Thang Điểm
Tiêu chí Ghi chú
T điểm chấm

1 Hình thức trình bày:


- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, 1,0
số trang, mục lục, bảng biểu,…)
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích 1,0
dẫn tài liệu tham khảo
- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, 1,0
không tối nghĩa

2 Nội dung:

Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và 1,0


cấu trúc tiểu luận

Chương 1: Giới thiệu và Phân tích Lý thuyết 2,5

Chương 2: Ứng dụng thực tiễn 2,5


Chương 3: Kết luận 1,0

Tổng điểm 10

Điểm chữ: ......................................................................(làm tròn đến 1 số thập phân)


Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấm điểm

MỤC LỤC

Content

s
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020......................................1

1.1 Xuất khẩu, nhập khẩu...........................................................................................1


1.1.2 2016...............................................................................................................1
1.1.3 2017...............................................................................................................2
1.1.4 2018...............................................................................................................3
1.1.5 2019...............................................................................................................3
1.1.6 2020...............................................................................................................4
1.3 Khái niệm và vai trò của cán cân thương mại.......................................................4
1.4 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2020............................4
1.4.1 2016...............................................................................................................4
1.4.2 2017...............................................................................................................5
1.4.3 2018...............................................................................................................5
1.4.4 2019...............................................................................................................5
1.4.5 2020...............................................................................................................6
1.5 2016-2020.........................................................................................................6
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHÂU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 –
2020............................................................................................................................... 8

3.1. Hoa Kì..................................................................................................................8


3.1.1 Năm 2016:......................................................................................................8
3.1.2 Năm 2017:....................................................................................................10
3.1.3 Năm 2018:....................................................................................................12
3.1.4 Năm 2019:....................................................................................................13
3.1.5. Năm 2020:...................................................................................................14
3.2 Nhật Bản:............................................................................................................15
3.2.1. Năm 2016:...................................................................................................15
3.2.2. Năm 2017:...................................................................................................16
3.2.3. Năm 2018:...................................................................................................16
3.2.4. Năm 2019:...................................................................................................17
3.2.5. Năm 2020:...................................................................................................18
3.3 Hàn Quốc:...........................................................................................................19
3.3.1. Năm 2016:...................................................................................................19
3.3.2 Năm 2017:....................................................................................................20
3.3.3. Năm 2018:...................................................................................................21
3.3.4. Năm 2019:...................................................................................................22
3.3.5 Năm 2020:....................................................................................................23
3.4 Trung Quốc.........................................................................................................23
3.4.1 Năm 2016:....................................................................................................23
3.4.2 Năm 2017.....................................................................................................25
3.4.3 Năm 2018:....................................................................................................26
3.4.4 Năm 2019:....................................................................................................27
3.4.5 Năm 2020:....................................................................................................28
3.5 Úc....................................................................................................................... 29
3.5.1 Năm 2016.....................................................................................................29
3.5.2 Năm 2017.....................................................................................................29
3.5.3 Năm 2018:....................................................................................................30
3.5.4 Năm 2019.....................................................................................................31
3.5.5 Năm 2020:....................................................................................................32
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU....34

3.1 Phải tạo điều kiện hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân như động lực cho sự phát
triển. Chúng ta cần phải mạnh dạn và triệt để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước:.................................................................................................................34
3.2 Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch để có được các sản phẩm an toàn, tăng
cao kim ngạch xuất khẩu:.........................................................................................34
3.3 Về lâu dài, cần có bước đi cụ thể trong ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế:.........................................34
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................1

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................1

1. Xuất khẩu, nhập khẩu..........................................................................................1


2. Cán cân thương mại.............................................................................................1
3. Hoa Kì................................................................................................................... 2
4. Nhật Bản..............................................................................................................2
5. Hàn Quốc.............................................................................................................2
6. Trung quốc...........................................................................................................3
7. Úc......................................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế là một trong những xu thế quan trọng và tất yếu trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia và toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó,
quá trình hội nhập của Việt Nam được coi là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự
thay đổi trong phát triển kinh tế của đất nước kể từ lời mời năm 1986. Đối với Việt
Nam, nó sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nước ta thông qua mở rộng thị trường, hoạt
động chuyển giao công nghệ, vốn nước ngoài,… giúp thoát khỏi tình trạng kinh tế lạc
hậu và phát triển nhanh chóng theo kịp các nước phát triển tiên tiến hơn.

Và gần 16 năm (11/7/2007) kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), GDP của Việt Nam đã tăng hơn 300%, kim
ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%, kinh tế tăng trưởng ổn định, năm 2018 tăng trưởng
hơn 200%. Tuy nhiên, có những vấn đề quan trọng đằng sau những con số tăng trưởng
này mà chúng ta cần giải thích. Liệu mức tăng trưởng này có tác động tích cực đến
kinh tế Việt Nam? Lĩnh vực nào tác động hoặc ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động
xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của nước ta? Và sự tăng trưởng đó có tiếp tục
cho đến ngày nay không?

Từ những xu hướng trên, nhóm chúng em đã chọn chuyên đề “ Tổng quan tình
hình xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016-2020”
để làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU

VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2016 – 2020

1.1 Xuất khẩu, nhập khẩu

1.1.2 2016

Xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2015, có tốc độ tăng trưởng cao, gấp xấp xỉ
ba lần tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta. Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng xuất
khẩu hàng hóa thế giới cũng đã tăng hơn ba lần trong vòng 15 năm, từ 0,25% năm
2001 lên 0,8% năm 2015, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp.

Đối với nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu trong tổng xuất khẩu có xu hướng giảm
dần trong giai đoạn 2011-2015, nhập khẩu từ Việt Nam tăng bình quân hơn
14,36%/năm, thấp hơn nhiều so với hai giai đoạn 2001-2015.

Bộ Công Thương ngay từ đầu đặt mục tiêu tăng xuất siêu 10% và nhập siêu
5% cho năm 2016. Vì vậy, theo số liệu xuất nhập khẩu năm 2015, xuất khẩu dự kiến
đạt 178,7 tỷ USD, tương đương 16,3 tỷ USD; nhập khẩu sẽ vào khoảng 8,9 tỷ USD...
Sở Công Thương chỉ rõ các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động bám sát diễn biến
thị trường quốc tế trên cơ sở phát huy thế mạnh của một loạt mặt hàng như dệt may, da
giày, đồ gỗ, điện thoại và linh kiện, cá và tôm cua...

Nhờ nỗ lực của doanh nhân nói riêng và nhà nước nói chung xuất nhập khẩu
của Việt Nam năm 2016 đạt 349,16 tỷ USD. Tổng cả xuất khẩu đạt 175,9 tỷ USD,
tăng 8,6% so với năm 2015. Cả nước có 25 mặt hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD, tăng
so với 23 mặt hàng của năm 2015. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa cũng đạt giá trị
đột biến, ước đạt 173,26 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015.

1.1.3 2017

2
Năm 2017, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã khái quát những
nét chính về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Lần đầu tiên xuất khẩu của Việt
Nam đạt giá trị kỷ lục hơn 200 tỷ USD. Trong năm, xuất khẩu của cả nước tăng trưởng
21,2% so với năm 2016 và rõ ràng đã vượt mục tiêu mà quốc hội và chính phủ đặt ra.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước là 425,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm
214,02 tỷ USD và nhập khẩu 211,10 tỷ USD. Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu
năm 2017 tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng
gần như liên tục (37,44 tỷ USD xuất khẩu và 36,3 tỷ USD nhập khẩu).

Nói về tốc độ tăng trưởng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 tăng 21%,
cao hơn 7% so với mức tăng hằng năm là 14% trong 10 năm qua (2007-2017). Trong
khi xuất khẩu tăng 21,2% thì nhập khẩu tăng 20,8% so với tốc độ tăng xuất nhập khẩu
khá nhanh của năm 2016. Có tổng số 51 dự án xuất nhập khẩu có giá trị kim ngạch
xuất khẩu (28 mặt hàng xuất khẩu và 23 mặt hàng nhập khẩu) vượt một tỷ USD. Đây
cũng là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam xuất siêu 2,92 tỷ USD, tăng so với mức 1,78 tỷ
USD của năm 2016.

Hình 1.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2021

Nguồn: Tổng cục Thống kê

3
1.1.4 2018

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu , Phó Trưởng ban Biên
tập Báo Xuất nhập khẩu Việt Nam cho biết, năm 2018 tiếp tục được ghi nhận là một
năm xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt nhiều thành tựu với tổng cả xuất nhập khẩu đạt
480 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2016 đạt 243,5 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm
2017, vượt mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra từ trước đến nay, thặng dư
thương mại đạt kỷ lục gần 6,8 tỷ USD trong năm 2018.

1.1.5 2019

Tính chung cả năm 2019, hàng hóa nước ta đã xuất khẩu ra thị trường ước tính
đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế quốc dân đạt
82,1 tỷ USD, tăng 17,7%, chiếm vị trí thứ 31 trong tổng cả xuất khẩu; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2% và chiếm 68,8% (tỷ
trọng giảm 2,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ).

Xét về thị trường xuất khẩu năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam với trị giá 60,7 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2018. Thị trường EU
theo sau, giảm 0,7% xuống 41,7 tỷ USD. Trung Quốc tăng 0,2%, đạt 41,5 tỷ USD. Thị
trường ASEAN đạt 25,3 tỷ USD, tăng 1,9%; Nhật Bản tăng 7,7%, đạt 20,3 tỷ USD;
còn Hàn Quốc đạt 19,8 tỷ USD, tăng 8,3%. Trong khi đó, về thị trường nhập khẩu năm
2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 14,9% so
với cùng kỳ lên 75,3 tỷ USD. Theo sau là thị trường Hàn Quốc với mức giảm 0,6%
xuống còn 47,3 tỷ USD. Thị trường ASEAN đạt 32,1 tỷ USD, tăng 0,8%. Nhật Bản
tăng 3% đạt 19,6 tỷ USD. Về thị trường EU đạt 14,8 tỷ USD, tăng 6,4%. Hoa Kỳ đạt
14,3 tỷ USD, tăng 12,3%. Trong năm 2019, có 32 mặt hàng xuất khẩu, riêng mặt hàng
có trị giá xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên chiếm 92,9% tổng trị giá xuất khẩu (6 mặt
hàng trị giá xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên chiếm 63,4%, tăng 5,3 % so với 2018).

4
1.1.6 2020

Năm 2020 là một năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid, các đồn
biên phòng bị cấm vận hạn chế giao thương với thương trường nhưng cả nhập khẩu
vẫn đạt 262,4 tỷ USD trong năm 2020, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu
các mặt hàng phục vụ sản xuất đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019, chiếm
93,6% tổng cả nhập khẩu, với cả nhập khẩu nhóm hàng cơ bản là máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng khá 16,3%. Điều này cho thấy nền kinh
tế đang có sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, trong khi nhập khẩu cho tiêu
dùng giảm đáng kể, chỉ chiếm 6,4%, giảm 0,5 % so với năm 2019.

1.3 Khái niệm và vai trò của cán cân thương mại

Cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc
nhập khẩu ròng. Nếu giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu thì cán cân thương
mại sẽ thâm hụt.

Các quốc gia lo ngại vì cán cân thương mại thể hiện cung và cầu đối với đồng
tiền của quốc gia đó, và nó ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, từ đó ảnh hưởng đến
việc làm và cán cân thanh toán. Cán cân thương mại cũng cho thấy mức độ đầu tư, thu
nhập và tiết kiệm của một quốc gia trong cán cân thanh toán. Thâm hụt cán cân thương
mại có nghĩa là một quốc gia chi tiêu nhiều hơn thu nhập, tiết kiệm và đầu tư ít hơn.
Điều này sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia đạt được tiến bộ tốt hơn và xây dựng các
chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và lâu dài.

1.4 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2020
1.4.1 2016

Năm 2016, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức cao, GDP tăng
6,21% so với năm 2015 nhưng lạm phát đã được kiềm chế thành công ở mức 4,74%,
dưới mức mục tiêu 5% đề ra.

5
Thặng dư thương mại kỷ lục 2,68 tỷ USD, bù đắp một phần thâm hụt thương
mại dịch vụ 5,4 tỷ USD, một sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. So với
năm 2015, cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện từ mức thâm hụt gần 3,6 tỷ
USD, trong khi cán cân thương mại dịch vụ thì thâm hụt 5,25 tỷ USD. Hơn nữa, xét
tổng vốn đăng ký của dự án, tài khoản vốn của Việt Nam vẫn thặng dư đáng kể. Đầu
tư dưới hình thức dự án mới, bổ sung vốn và mua cổ phần, mua cổ phần trong khu vực
FDI năm 2016 đạt khoảng 24,4 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015 và vốn FDI năm
2016 đạt 24,4 tỷ USD. Cổ tức tăng 9% từ năm 2015 lên mức kỷ lục 15,8 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư năm 2016 cho thấy khả năng điều hành
xuất nhập khẩu của Việt Nam đã khắc phục được những bất lợi của thị trường quốc tế,
tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế và tăng
trưởng kinh tế.

1.4.2 2017

Về quy mô, đến giữa tháng 12/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam lần đầu tiên đạt 400 tỷ USD. Tính chung năm 2017, tổng trị giá xuất nhập
khẩu hàng hóa của cả nước đạt 425,12 tỷ USD.

Năm 2017, thặng dư là 2,92 tỷ USD, mức thặng dư lớn nhất được ghi nhận,
nhưng tốc độ tăng nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Trong đó, Việt Nam
xuất siêu chủ yếu với các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Châu Đại Dương...

1.4.3 2018

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tăng 12,2%, đạt 480,17
tỷ USD, tăng tuyệt đối 52,05 tỷ USD so với năm 2017.

Cán cân thương mại hàng hóa năm 2018 đạt mức thặng dư kỷ lục lên gần 6,8 tỷ
USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dự năm 2017. Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, cán
cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có thặng dư (xuất siêu).

1.4.4 2019

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước lần đầu tiên đạt 500 tỷ
USD (517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương đương 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong

6
số này, xuất khẩu tăng 8,4% lên 264,19 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 6,8% lên
253,07 tỷ USD. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang
lại để mở rộng xuất nhập khẩu, điều tiết nguồn lực vào ngân sách quốc gia, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thì đây sẽ là một bước tăng trưởng ngoạn mục.

Cán cân thương mại năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, trong đó khu vực
kinh tế trong nước nhập siêu 25,9 tỷ USD. Khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)
xuất siêu 35,8 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm liên tiếp.

1.4.5 2020

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 545,36 tỷ USD,
tăng 5,4% so với năm 2019. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD,
tăng 7,0% (tương ứng tăng 18,39 tỷ USD) và nhập khẩu tăng 3,7%, đạt 262,7 tỷ USD
(tương đương 9,31 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính đạt
19,1 tỷ USD, là mức xuất siêu cao nhất trong 5 năm liên tiếp kể từ năm 2016. Đây
cũng là một kết quả tích cực từ góc độ của nền kinh tế trong nước. Thế giới đã bị tác
động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 và sự gián đoạn trong thương mại toàn cầu.

Tác động toàn cầu của các bệnh truyền nhiễm khiến năm 2020 trở thành một
năm rất đặc biệt so với các năm khác. Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh
tế tích cực, đạt thặng dư thương mại 19,95 tỷ USD. Trước tình hình khó khăn trong
năm 2020, Việt Nam có 31 mặt hàng xuất khẩu trị giá trên 1 tỷ USD, trong đó có 9
mặt hàng trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng trên 10 tỷ USD.

1.5 2016-2020

Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã thành công trong việc liên tục đạt cán
cân thương mại thăng dư trong giai đoạn này:

7
cán cân th ư ơ n g mại việt n am giai đ oạn 2016-2020

2016 2.52

2017 2.91

2018 6.8

2019 9.9

2020 19.95

Hình 1. 2 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

Thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước dự kiến đạt 19,95 tỷ USD vào năm
2020, cao nhất trong 5 năm liên tiếp kể từ năm 2016. Năm 2016, Việt Nam lần đầu
tiên xuất siêu 520 triệu USD. Tác động toàn cầu của các bệnh truyền nhiễm khiến năm
2020 trở thành một năm rất đặc biệt so với các năm khác. Tuy nhiên, Việt Nam tiếp
tục tăng trưởng kinh tế tích cực, ghi nhận thặng dư thương mại 19,95 tỷ USD.

Mặc dù năm 2020 là một năm khó khăn do tác động mạnh của đại dịch
COVID-19, nhưng chúng ta không những duy trì xuất siêu mà còn lập kỷ lục mới.
Tuy rằng mức xuất siêu kỷ lục năm 2020 có ảnh hưởng khá lớn bởi sự suy giảm của
kim ngạch nhập khẩu, nhưng trong hoàn cảnh do thách thức phức tạp của dịch bệnh,
nhưng xuất khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế khởi đầu
vững bước vào năm 2021.

8
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHÂU VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
3.1. Hoa Kì

3.1.1 Năm 2016:

3.1.1.1 Xuất khẩu:

Năm 2016, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức
tăng 14,9% so với năm 2015. Tuy nhiên, tỷ trọng này chỉ chiếm 1,96% tổng kim ngạch
nhập khẩu. Dệt may tiếp tục là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,45 tỷ USD trong năm 2016,
chiếm hơn 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nước này đã xuất khẩu 23,8
tỷ đô la hàng dệt may.

Đây là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam (chiếm
khoảng 15%), trong đó là thị trường đứng thứ 1 trong xuất khẩu của Việt Nam về hạt
tiêu, đứng thứ 2 về cà phê. Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Hoa Kỳ năm 2016 đạt
3,35 tỷ USD, tăng 17,5%, trong đó những mặt hàng đạt tăng trưởng dương là thủy sản
đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%, hạt điều đạt 970 triệu USD, tăng 17,6% (do tăng sản
phẩm chế biến làm giá tăng), cà phê và hạt tiêu đạt lần lượt 450 triệu USD và 342,4
triệu USD, tăng 43,6% và 30,5%,… Một số mặt hàng giảm như chè đạt 7,5 triệu USD,
giảm 19,7%; cao su đạt 45,4 triệu USD, giảm 6,8%; gạo đạt 18,4 triệu USD, giảm
34,0% chủ yếu do giá và lượng giảm vì nhu cầu tiêu dùng thấp.

Doanh số xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng trưởng mạnh trong năm 2016,
chiếm 12,8% tổng trị giá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, máy vi tính, sản
phẩm điện tử chiếm 7,2%, giày dép các loại chiếm 11,6%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm
7,2%... Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2016
được thể hiện trong bảng dưới đây bao gồm: hàng dệt may; giày dép; bằng gỗ; điện tử;
điện thoại và những mặt hàng khác...

9
Hình 2. 1 Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan và ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường tiêu thụ giày Việt Nam lớn nhất thế giới. Năm
2016, tổng giá trị tiêu thụ giày dép tại Hoa Kỳ là khoảng 29,8 tỷ USD và có 28.360
cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Khoảng 90% giày tiêu thụ ở Hoa Kỳ được nhập khẩu.
Năm 2016, Hoa Kỳ nhập khẩu hơn 25 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm 2015. Giá trung
bình của giày nhập khẩu tiếp tục giảm do giày thông thường giá rẻ chiếm tỷ trọng tiêu
thụ ngày càng tăng trong năm.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam đã thay thế Indonesia trở thành nhà cung cấp giày
chính cho thị trường Mỹ. Nông thủy sản Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng nông,
thủy sản sang Hoa Kỳ như tôm đông lạnh, phi lê cá tra, cá ba sa, cá ngừ chế biến, thịt
ghẹ chế biến, cà phê và quả óc chó, hạt điều, hạt tiêu... Năm 2016, kim ngạch xuất
khẩu là hàng nông thủy sản (gồm mặt hàng chế biến) từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt
hơn 3 tỷ USD, trong đó thủy sản đạt 1,44 tỷ USD. Với vị trí là đối tác xuất khẩu thứ
23, Việt Nam đã trở thành cái tên lớn trên bản đồ thương mại quốc tế của Hoa Kỳ.
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản (kể cả hàng chế biến sẵn) Việt
Nam xuất sang Hoa Kỳ vượt 3 tỷ USD, trong đó thủy sản 1,44 tỷ USD. Từ đó, Việt
Nam đã trở thành một trong những cái tên quan trọng trên bản đồ thương mại quốc tế
tại đất nước Hoa Kỳ.

10
3.1.1.2 Nhập khẩu:

Năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 8,7 tỷ USD, chiếm 4,2%
tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hoa
Kỳ gồm máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử (chiếm 25,3%), máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng (chiếm 11,8%); phương tiện vận tải và phụ tùng (chiếm 9,2%); thức
ăn gia súc và nguyên liệu (chiếm 4,1%), …

3.1.2 Năm 2017:

3.1.2.1 Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất sang Hoa Kỳ trong cả năm
2017 đạt xấp xỉ 34 tỷ USD, chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa
Kỳ. Dệt may tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu, tiếp đến là da giày, điện thoại và linh kiện,
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Dệt may chiếm tỷ
trọng 29,51% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là nhóm hàng có kim ngạch
xuất khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất với kim ngạch cả năm 2017 đạt 12,28 tỷ USD, tăng
7,3% so với năm 2016. Giày dép chiếm tỷ trọng 13,3% tổng xuất khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 5,11 tỷ USD,
tăng 14,1% so với năm 2016.

Điện thoại và linh kiện chiếm tỷ trọng 8,9% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa
Kỳ. Xuất khẩu sản phẩm này năm 2017 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 13,9% so với năm 2016.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 8,26% tổng xuất khẩu vào
thị trường Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt
3,44 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2016.

Gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng 7,85% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa
Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 3,267 tỷ USD,
tăng 15,7% so với năm 2016.

11
Hình 2. 2 Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ năm 2017

3.1.2.2 Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất từ Hoa Kỳ trong cả năm 2017 đạt
hơn 6,88 tỷ USD, chiếm 74,77% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa
Kỳ. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; đứng
thứ hai là bông; tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; nguyên phụ
liệu dệt, may, da, giày; thức ăn gia súc và nguyên liệu,… Sản phẩm nhập khẩu từ Hoa
Kỳ chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, một số được chế biến thành các
thành phẩm khác để tái xuất khẩu.

Hình 2. 3 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2017

12
3.1.3 Năm 2018:
3.1.3.1 Xuất khẩu:

Theo thống kê trước đó của Bộ Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng
lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2018 là 40,58 tỷ USD,
chiếm 85,4% tổng trị giá xuất khẩu. Dệt may là ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, với 13,7 tỷ USD trong năm 2018, tăng 11,6% so
với năm 2017. Tiếp đến, nhóm hàng chủ lực: giày dép các loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng
13,9 %; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1%; gỗ và sản phẩm
gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD,
tăng 40,3%…

Hình 2. 4 Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ trong năm 2018

3.1.2.3 Nhập khẩu:

Theo thống kê của Bộ Hải quan, tổng trị giá nhập khẩu của 10 nhóm hàng lớn
nhất từ Hoa Kỳ trong năm 2018 là hơn 8,97 tỷ USD, chiếm 70,4% tổng trị giá.

Năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện trị giá 3,1 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017. Nhập khẩu bông các
loại đạt 1,47 tỷ USD, tăng 24,6%; nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là
1,05 tỷ USD, tăng 3,9%…

13
Dẫn số liệu thống kê, Tổng cục Hải quan ghi nhận, năm 2018 có gần 7,2 nghìn
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường lớn nhất thế giới, tăng
7,6% so với năm 2017. Trong khi đó ở chiều ngược lại, có nhiều doanh nghiệp Việt
Nam nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ hơn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang thị
trường này. Đặc biệt, cả nước có tới 13,2 nghìn doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ
Hoa Kỳ trong năm 2018, tăng 6,3% so với năm trước.

Hình 2. 5 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong năm 2018

3.1.4 Năm 2019:


3.1.4.1 Xuất khẩu:

Năm 2019, bên cạnh dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện, máy vi tính và
sản phẩm điện tử, đồ gỗ nằm trong 5 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ, có
tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 9 đến 5 năm. 24% cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển
dịch theo hướng nhóm hàng chế biến, chế tạo tăng dần và giá trị gia tăng tăng dần. Đặc
biệt, 10 mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ hiện đạt trị giá trên 1 tỷ USD, gồm các nhóm
hàng có giá trị lớn như dệt may (14,8 tỷ USD), điện thoại và linh kiện (8 tỷ USD), giày
dép 6,8 tỷ USD (6,6 tỷ USD tỷ), nội thất (5,3 tỷ USD).

3.1.4.2 Nhập khẩu:

14
Trong năm 2019, Việt Nam nhập khẩu cao nhất từ Hoa Kỳ là 4,85 tỷ USD máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 59%; bông đạt 1,57 tỷ USD, tăng 6,7%;
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,13 tỷ USD, tăng 8,1%; giá trị nguyên liệu
nhựa đạt 826,5 triệu USD, tăng 84,3%. Theo đánh giá, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có
nhiều triển vọng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, chăm sóc sức khỏe, hàng hóa
cơ bản, quốc phòng, giáo dục... Đây là nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy trao
đổi trên các chủ đề chiến lược quan trọng trong tương lai.

3.1.5. Năm 2020:

3.1.5.1 Xuất khẩu:

Theo Cơ quan Thống kê Phần Lan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý cuối
năm 2020 ước tính đạt 78 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 1,1%
so với quý III năm 2020. Khu vực trong nước tăng 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm
27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu mỏ) 203,3 tỷ đô
la Mỹ.

Năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm
91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ
USD, chiếm 64,3%). Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp
nặng và khoáng sản ước đạt kim ngạch 152,5 tỷ USD năm 2020, tăng 11,3% so với
năm 2019. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tăng trưởng lên
100,3 tỷ USD, tăng 2,4%. Nhóm nông lâm sản đạt 20,3 tỷ USD, giảm 1,9%. Nhóm
thủy sản có vỏ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8%.

Dựa vào số liệu trên, có thể thấy rằng cán cân thương mại sẽ xuất siêu khoảng
19,1 tỷ USD năm 2020, là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm
2016. Đây là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và những gián
đoạn trong thương mại thế giới đã tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước và thế giới.

3.1.5.2 Nhập khẩu:

Theo Cơ quan Thống kê Phần Lan, kim ngạch nhập khẩu quý cuối năm 2020 là
76,4 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 10,7% so với quý III năm

15
2020. Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính năm 2020 là 262,4 tỷ USD, tăng
3,6% so với năm 2019. Đồng thời, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm
10%; tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 168,8 tỷ USD, tăng 13%. Năm 2020,
có tổng 35 mặt hàng nhập khẩu đạt được kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 89,6% tổng
kim ngạch nhập khẩu (4 mặt hàng trên 10 tỷ USD, chiếm 49,4%).

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2020, có thể nêu, trị giá nhóm hàng tư liệu
sản xuất ước tính đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019, tỷ trọng trong tổng
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là 93,6 %; nhóm hàng tiêu dùng được định giá 16,8 tỷ
USD, giảm 3,8% và tăng 6,4%.

3.2 Nhật Bản:

3.2.1. Năm 2016:


3.2.1.1. Xuất khẩu:

Theo số liệu báo cáo tổng kết cuối năm 2016, tốc độ kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã có sự tăng trưởng rõ rệt, tăng 3,82% so với năm
trước đó, đạt 14,6 tỷ USD. Thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan về tình hình xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2016 cho thấy, dệt may là mặt hàng chủ lực,
chiếm tới 19,7% tổng kim ngạch, đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,12% so với năm 2015.
Phương tiện vận tải và phụ tùng xếp thứ 2, nhưng tốc độ xuất khẩu của mặt hàng nay
sang thị trường Nhật Bản lại có sự suy giảm nhẹ, giảm 1,68%, tương đương 1,9 tỷ
USD. Đứng thứ 3 trong bảng thống kê này là máy móc thiết bị phụ tùng, đạt 1,5 tỷ
USD, tăng 10,92%. Vị trí thứ 4 thuộc về mặt hàng thủy sản, tăng 6,13% đạt gần 1,1 tỷ
USD. So với năm 2015, các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đều có
tốc độ tăng trưởng dương, chiếm trên 62% vào năm 2016.

3.2.1.2. Nhập khẩu:

Theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
từ Nhật Bản năm 2016 đã tăng 4,6% so với năm 2015, đạt hơn 15 tỷ USD. Điểm cần
chú ý đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản đó là nhóm hàng than đá tăng đột biến
so với năm 2015, tăng tới 2,83% về kim ngạch dù chỉ đạt 1,35 triệu USD. Bên cạnh

16
đó, mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, phân bón và điện thoại được nhập khẩu từ Nhật Bản
lại có xu hướng sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng lần lượt là 98%, 51%, 41%
và 44% so với năm 2015. Cũng trong năm 2016, 3.280 dự án đã được đầu tư trực tiếp
bởi Nhật Bản, với tổng số vốn đăng kí chiếm 14,3% tổng số vốn được đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, đạt 42,05 tỷ USD. Nhật Bản trở thành quốc gia đứng
thứ 2 trong số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại nước ta.

3.2.2. Năm 2017:


3.2.2.1 Xuất khẩu:

Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường lớn thứ hai châu Á này trong năm
2017 chủ yếu tập trung vào nhóm hàng: dệt may 3,11 tỷ USD, tăng 7,3% và chiếm
18,4% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Tiếp đến là phương tiện
vận tải và phụ tùng đạt 2,18 tỷ USD, tăng 13,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
đạt 1,72 tỷ USD, tăng 9,8%; hàng thủy sản: 1,3 tỷ USD, tăng 18,6%; gỗ và sản phẩm
gỗ: 1,02 tỷ USD, tăng 4,4%...

3.2.2.2 Nhập khẩu:

Trong năm 2017, nhập khẩu hầu hết các mặt hàng từ thị trường Nhật Bản đều
tăng kim ngạch so với năm 2016. Các mặt hàng chính được doanh nghiệp Việt chủ yếu
nhập khẩu về bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm
điện tử, linh kiện; sắt thép, sản phẩm từ chất dẻo. Mối quan hệ thương mại giữa hai
nước ngày càng bền chặt và phát triển hơn qua từng năm.

3.2.3. Năm 2018:


3.2.3.1 Xuất khẩu:

Năm 2018, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa vào thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng, tăng 11,8% so với năm 2017,
đạt xấp xỉ 19 tỷ USD. Cũng trong năm này, Việt Nam có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang
Nhật đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, bao gồm dệt may và giày dép; máy móc, thiết
bị, dụng cụ và phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy tính, sản phẩm điện tử,
điện thoại và linh kiện; thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ.

17
3.2.3.2 Nhập khẩu:

Nhìn chung, năm 2018, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản
về Việt Nam có sự tăng trưởng và tăng 12% so với năm 2017, đạt 19,01 tỷ USD. Về
khía cạnh đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất trong 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư tại Việt Nam, với mức vốn được đầu tư là 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2%
tổng vốn đầu tư nước ta nhận được trong năm 2018.

3.2.4. Năm 2019:


3.2.4.1 Xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2019, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản tăng 5,5% so với năm 2018, đạt 39,9 tỷ USD;
trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng 8,4% và đạt 20,4 tỷ
USD. Đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2019, có thể
thấy các mặt hàng này đều có sự tăng trưởng đáng kể. Hàng dệt may chạm mức 4 tỷ
USD với mức tăng trưởng 4,7%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 4,1% thu về 2,6
tỷ USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 5,6%, đạt 1,94 tỷ USD.

Thêm vào đó, ta còn xuất khẩu các mặt hàng thủy sản (đạt 1,46 tỷ USD, tăng
5,8%), sản phẩm gỗ (đạt 1,33 tỷ USD, tăng 15,6%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện (đạt 1,03 tỷ USD, tăng 26,5%). Trong 6 tháng đầu năm 2019, ba nhóm hàng
xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh là phân bón, sắt thép và chất dẻo. Trong ba nhóm
kể trên, nhóm mặt hàng phân bón có sự tăng trưởng vượt trội, tăng gấp hơn 3,7 lần
(268,55%) về lượng và 7,2 lần về trị giá (624,07%), giá xuất bình quân đạt 450,44
USD/tấn, tăng 96,47%. Nhìn chung, nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hàng hóa sang Nhật
Bản có sự tăng trưởng.

3.2.4.2 Nhập khẩu:

Tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của Việt Nam trong năm
2019 tăng 2,71% so với năm ngoái, đạt 19,5 tỷ USD, được thống kê ghi nhận bởi Tổng
Cục Hải Quan Việt Nam. Năm 2019, các loại than là mặt hàng có kim ngạch nhập
khẩu cả năm tăng trưởng mạnh nhất, với mức tăng trưởng đạt 288,85% so với năm

18
2018. Bên cạnh đó, Việt Nam không nhập thêm nguyên phụ liệu thuốc lá như năm
trước, thức ăn gia súc và nguyên liệu cũng giảm sâu, giảm 48,78%.

3.2.5. Năm 2020:


3.2.5.1 Xuất khẩu:

Theo thống kê cập nhật từ Bộ Hải quan, hết tháng 9, xuất khẩu của Việt Nam
sang Nhật Bản đạt hơn 14 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái
(tương đương giảm hơn 6,4%). Trong 9 tháng qua, số nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô”
sang Nhật Bản duy trì ổn định ở con số 4, gồm: dệt may; băng tải và phụ tùng; máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; thủy sản nhưng kim ngạch hầu hết các nhóm hàng
quan trọng đều giảm đáng kể.

Trong đó nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là dệt may nhưng kim ngạch chỉ đạt
2,584 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 320 triệu USD; trị giá thiết bị phụ
tùng ngành giao thông vận tải đạt 1,636 tỷ USD, giảm gần 300 triệu USD; thủy sản có
tổng trị giá gần 1,032 tỷ đô la, giảm hơn 30 triệu đô la. Chỉ riêng sự sụt giảm trong ba
nhóm hàng hóa chính này đã lên tới hơn 650 triệu USD.

Trong 4 mặt hàng thuộc nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô”, chỉ có máy móc, thiết bị,
dụng cụ và phụ tùng tăng nhẹ với kim ngạch khoảng 30 triệu USD, đạt tổng kim ngạch
1,445 tỷ USD. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, nhập khẩu từ Nhật Bản trong 9 tháng
năm 2020 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến hết tháng 9, kim ngạch là
14,627 tỷ USD, tăng 3,1% (tương đương gần 450 triệu USD) so với cùng kỳ năm
2019. Trong số này có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên (tương ứng với
số liệu 9 tháng đầu năm 2019).

3.2.5.2 Nhập khẩu:

Nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản là máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 3,903 tỷ USD, tăng mạnh gần 22,3%, tương ứng
tăng hơn 700 triệu USD. Sau đó là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt kim ngạch
3,312 tỷ USD, tương đương hơn 180 triệu USD; tổng cộng gần 1,976 triệu tấn sắt thép,

19
kim ngạch 1067 tỷ USD, sản lượng tăng gần 450 nghìn tấn, kim ngạch tăng hơn 40
triệu USD cùng kỳ 2019.

=> Những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt
động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản nhìn chung tương đối trầm lắng đã
ảnh hưởng đặc biệt đến xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có sự sụt giảm, nhưng
nhập khẩu thì tăng nhẹ.

3.3 Hàn Quốc:


3.3.1. Năm 2016:
3.3.1.1 Xuất khẩu:

Năm 2016, thị trường xuất khẩu của Việt nam vẫn chủ yếu tập trung ở Châu Á
với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Trong đó, kim ngạch của Hàn Quốc đạt 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng
6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Trong 11 tháng đầu năm 2016, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là điện thoại
các loại và linh kiện với hơn 2,52 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng kim ngạch xuất khẩu
sang Hàn Quốc, tăng 83,8% so với 11 tháng đầu năm 2015.

Đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc là nhóm hàng dệt may
đạt 2,12 tỷ USD, tăng trưởng 7%, chiếm 20,4%. Tiếp đến nhóm máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 11%, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2015.

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hàn Quốc cho thấy, kim ngạch
hầu hết các nhóm hàng đều tăng so với cùng kỳ năm 2015, trong đó tăng mạnh ở một
số nhóm hàng sau: Sắt thép (161,5%), điện thoại các loại và linh kiện (83,8%), máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (61%), bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc (71%).
Tuy nhiên, trong cùng kỳ, xuất khẩu than đá, quặng khoáng sản, thuỷ tinh và sản phẩm
từ thủy tinh lại giảm mạnh, kim ngạch giảm lần lượt là 73,73%, 69% và 75%.

3.3.1.2 Nhập khẩu:

Năm 2016, thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 vẫn tập trung chủ yếu
ở Châu Á với kim ngạch hơn 140,76 tỷ USD, tăng hơn 4,5% so với cùng kỳ năm

20
trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị
trường Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) với kim ngạch 32,03 tỷ
USD, tăng 15,9%, chiếm tỷ trọng 18,4% trong tổng kim ngạch cả nước. Kim ngạch
nhập khẩu lớn nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Thị
trường Hàn Quốc cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trị giá 5,83 tỷ USD trong
năm 2016, tăng 14,1% so với cùng kì năm ngoái.

Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chủ yếu
được nhập khẩu từ Hàn Quốc với kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng
kỳ năm trước. Năm 2016, điện thoại các loại và linh kiện trị giá gần 3,58 tỷ USD chủ
yếu được nhập khẩu Hàn Quốc, tăng 18,4% so với cùng kì năm trước. Nguyên phụ
liệu trong năm 2016 được nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3% so
với cùng kỳ năm trước. Toàn bộ lượng sắt thép các loại trong năm 2016 của Hàn Quốc
đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 3,16% về lượng và giảm 3,37% về
trị giá.

3.3.2 Năm 2017:


3.3.2.1 Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt gần 14,83 tỷ USD,
chiếm tỷ trọng 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Thị trường chính nhập khẩu
điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong 12 tháng 2017 là: thị trường Hàn
Quốc đạt kim ngạch xuất khẩu 3,97 tỷ USD, tăng 45,4% so với năm trước. Hàng dệt
may: xuất sang Hàn Quốc đạt 2,64 tỷ USD, tăng 15,8% so với 2016.

3.3.2.2 Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt hơn 46,7 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 22,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính
sản phẩm điện tử và linh kiện từ thị trường Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam với kim
ngạch 15,33 tỷ USD, tăng 76,7% so với năm trước. Thị trường cung cấp máy móc,
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cho Việt Nam năm 2017 từ Hàn Quốc với 8,63 tỷ
USD, tăng 46,6% so với năm trước. Thị trường Hàn Quốc cung cấp điện thoại các loại
và linh kiện cho Việt nam năm 2017 với 6,18 tỷ USD, tăng 72,6% so với năm trước.

21
Thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam năm 2017, Hàn Quốc với 2,04 tỷ USD,
tăng 4,2% so với năm trước.

3.3.3. Năm 2018:

3.3.3.1 Xuất khẩu:

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 18,2 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng 7,48% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc đạt 3,3 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm
2017. Năm 2018, mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện được xuất khẩu sang
thị trường Hàn Quốc: 338 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với một năm ngoái.

3.3.3.2 Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc năm 2018 đạt hơn 47,5 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng 20,07% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường Hàn
Quốc cung cấp máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam với kim
ngạch 17,26 tỷ USD trong năm 2018, tăng 12,6% so với năm trước. Trị giá nhập khẩu
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong năm 2018 từ Hàn Quốc đạt 6,17 tỷ USD,
giảm 29% so với năm trước. Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung
cấp điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2018 cho Việt Nam với trị giá chiếm
93,2% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước, trong đó: từ Trung Quốc là
8,58 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 6,2 tỷ USD,
tăng nhẹ 0,4%. Năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng nguyên
phụ liệu dệt may, da giày: Hàn Quốc với 3,14 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2017.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ các quốc gia: Hàn
Quốc đạt 3,47 tỷ USD tăng 12,5%. Thị trường cung cấp xăng dầu của Việt Nam Hàn
Quốc là 2,42 triệu tấn trong năm 2018, giảm 21,4%.

22
3.3.4. Năm 2019:

3.3.4.1 Xuất khẩu:

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 19,72 tỷ
USD, tăng 8,1% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước. Xuất khẩu nhóm điện thoại và các linh kiện sang Hàn Quốc đạt 5,15 tỷ USD,
tăng 13,5% so với năm trước. Năm 2019, Hàn Quốc xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm
điện tử trị giá 2,88 tỷ USD, tương ứng tăng 14,7%. Hàn Quốc dẫn đầu thị trường may
mặc nhập khẩu từ Việt Nam với mức chi tiêu 3,35 tỷ USD, tăng 1,7%.

3.3.4.2 Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc là hơn 46,93 tỷ USD năm
2019, giảm 1,5% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 18,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước. Thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang
Việt Nam đứng đầu là Hàn Quốc, trị giá 16,84 tỷ USD, giảm 4,2% so với năm trước.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong năm 2019 là 6,16 tỷ USD, tăng
4,4%.

Trong năm 2019, Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày các
loại từ Hàn Quốc trị giá 2,92 tỷ USD, giảm 6,9%. Các công ty Hàn Quốc cũng liên tục
đến Việt Nam tìm kiếm thị trường, thông qua hội chợ triển lãm, nhượng quyền thương
hiệu, hợp tác kinh doanh… Có thể thấy, công ty Hàn Quốc tuy quy mô rất nhỏ nhưng
lại sản xuất sản phẩm mang tính truyền thống gia đình (ngành mỹ phẩm, thực phẩm,
dược phẩm…), hoặc sản xuất theo hướng công nghiệp hiện đại, quy mô lớn (gia dụng,
điện tử, điện máy…) đều được đảm bảo cao về chất lượng sản phẩm, an toàn cho
người sử dụng. Người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng hàng hóa Hàn Quốc. Điều
này cho thấy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đã thật sự
mang đến cho doanh nghiệp Hàn Quốc nhiều cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam.

23
3.3.5 Năm 2020:
3.3.5.1 Xuất khẩu:

9 tháng đầu năm 2020, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khả quan 2,12%,
trong đó đáng quan tâm là con số xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu tiếp tục là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng, với hơn 202 tỷ
USD giá trị thương mại hơn 388 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt hơn 17 tỷ USD,
mức thặng dư kỷ lục cao nhất trong lịch sử, gấp rưỡi so với năm ngoái.

Nông nghiệp vẫn là xương sống của nền kinh tế Việt Nam. Giá trị xuất khẩu
gạo, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, quế đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Hiện có
7 mặt hàng nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó
mặt hàng đồ gỗ đứng đầu với 5,4 tỷ USD. Các ngành kinh doanh mới, công nghiệp chế
biến, chế tạo… cũng phát triển mạnh.

Đặc biệt, Việt Nam đang tiếp tục mở rộng các thị trường xuất khẩu mới nhờ tận
dụng tốt các lợi ích về thuế quan của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà nước này
đã ký kết. Khi Việt Nam tham gia các FTA, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, các đối tác
nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đã thống nhất cắt giảm các loại thuế quan đang áp
dụng, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam. Điều này đang thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

3.3.5.2 Nhập khẩu:

Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 9,31 tỷ USD so với năm
trước, trong đó các mặt hàng tăng chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện (tăng 24,6%), điện thoại các loại và linh kiện (tăng 13,9%),...

3.4 Trung Quốc


3.4.1 Năm 2016:
3.4.1.1 Xuất khẩu:

Đây là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam (với 25,4%
thị phần), là thị trường đứng thứ nhất về xuất khẩu cao su, rau quả và sắn của Việt

24
Nam, thứ 4 về chè. Trung Quốc còn là thị trường tiềm năng cho một số mặt hàng nông
sản khác...

Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2015.
Trong đó, nhiều mặt hàng đạt doanh số cao và tăng trưởng mạnh trong năm 2016 như:
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & Linh kiện ( trên 4.000 triệu USD, tăng 53,3%); Máy
móc, Thiết bị, Dụng cụ & Phụ tùng (1,1 tỷ USD, tăng 55,9%); Dầu thô (đạt 1,3 tỷ
USD, tăng 61,4%), Điện thoại & Linh kiện (đạt 800 triệu USD, tăng 51%). Ngoài ra,
rau quả và thủy sản cũng có sự tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt hơn 1,7 tỷ USD (tăng
45,5%) và 685 triệu USD (tăng 51,9%).

Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 49,9 tỷ
USD, tăng 0,9% so với năm 2015. Phân bón cũng là mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu
từ Trung Quốc, Nga và Indonesia. Nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc năm
2016 giảm 29,2% về trị giá so với năm 2015 nhưng Trung Quốc lại là thị trường cung
cấp phân bón chính cho Việt Nam với khối lượng tương đương 1,919 triệu tấn với giá
467,7 nghìn USD, bằng 45,72% tổng lượng phân bón nhập khẩu.

Hình 2.6 Kim ngạch nhập khẩu khẩu phân bón các loại của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải quan

3.4.1.2 Nhập khẩu

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao trong những năm trước đã bị sụt
giảm đáng kể trong năm 2016 như ô tô nguyên chiếc các loại đạt 422,4 triệu USD,

25
giảm 60%; phân bón các loại đạt 467,7 triệu USD, giảm 30%; xăng dầu đạt 451 triệu
USD, giảm 51%.

Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm
2016 giảm đáng kể so với những năm gần đây, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có sự tăng trưởng khá cao. Nhờ tăng trưởng tốt,
điều này đã góp phần giảm đáng kể tình trạng nhập siêu của Việt Nam. Năm 2016,
thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đạt 27,9 tỷ USD, giảm 13,7% so
với mức thâm hụt thương mại của thị trường này năm 2015.

3.4.2 Năm 2017

3.4.2.1 Xuất khẩu:

Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 93,7 tỷ USD vào năm 2017, tiếp
tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2017 là 35,5 tỷ USD, tăng 61,5% và nhập khẩu là
58,2 tỷ USD, tăng 16,4%. Nhìn chung, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm
2017 tăng trưởng rất cao, đạt 35,5 tỷ USD, tăng 61,5% so với năm 2016.

Qua đó, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của nước ta sau
Hoa Kỳ và EU, nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường này là cao nhất. Nhiều mặt
hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã vượt kim ngạch 1 tỷ USD và
có bước tăng trưởng ngoạn mục, như nhóm hàng rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu
2,65 tỷ USD, tăng 52,4%, các mặt hàng: gạo, cao su, thủy sản, sản phẩm gỗ và sắn có
kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la. Xu hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc trong năm qua là tích cực. Do Trung Quốc có nhu cầu cao và
nông sản Việt Nam có chất lượng tốt, giá hợp lý nên thu hút các công ty Trung Quốc
mua hàng và được người tiêu dùng Trung Quốc sử dụng nhiều.

3.4.2.2 Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2017 là 58,23 tỷ USD,
tăng 16,41% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung

26
Quốc năm 2017 giảm đáng kể so với những năm gần đây, trong khi tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại tăng trưởng. Kết quả này đã giúp
giảm đáng kể thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đồng thời mở rộng
phạm vi thương mại. Năm 2017, thâm hụt thương mại của Việt Nam với thị trường
Trung Quốc đạt 22,76 tỷ USD, giảm 18,86% so với mức của năm 2016.

3.4.3 Năm 2018:

3.4.3.1 Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2018 đạt 41,3 tỷ USD, tăng 16,6%
so với năm 2017. Việt Nam nhập siêu với Trung Quốc 24,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất
khẩu sang Trung Quốc năm 2018 đạt 41,3 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục có tốc độ tăng
trưởng khá, đặc biệt: điện thoại các loại và linh kiện (đạt 9,4 tỷ USD, tăng 31,1%);
máy vi tính, sản phẩm điện tử (đạt 8,4 tỷ USD, tăng 21,9%); máy ảnh, máy quay phim
(đạt 2,8 tỷ USD, tăng 34,1%); rau củ quả (đạt 2,8 tỷ USD, tăng 34,1%); xơ dệt các
loại (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,5%); dệt may (1,5 tỷ USD, tăng 39,6%). Mặc dù giảm nhẹ
so với cùng kỳ năm 2017 nhưng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2018 vẫn đạt
6,6%.

3.4.3.2 Nhập khẩu:

Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 65,4 tỷ USD trong năm 2018,
tăng 11,7% so với năm 2017. Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất gồm: máy móc,
thiết bị, dụng cụ (12 tỷ USD, tăng 10,2%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 8,6 tỷ
USD, giảm 1,9%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (7,8 tỷ USD, tăng
10,6%); vải các loại (đạt 7,1 tỷ USD, tăng 16,8%); sắt thép các loại (đạt 4,5 tỷ USD,
tăng 9,6%); nguyên phụ liệu dệt may, da giày (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 7,3%); sản phẩm
nhựa (2,1 tỷ USD, tăng 7,1%).

27
3.4.4 Năm 2019:

3.4.4.1 Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,4 tỷ USD, tăng
0,1%, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Các nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam gồm: máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện (đạt 9,6 tỷ USD, tăng 13,8%); điện thoại (đạt 8,3 tỷ USD, giảm
11,9%); hàng rau quả (đạt 2,4 tỷ USD, giảm 13,6%); xơ, sợi dệt các loại (đạt 2,4 tỷ
USD, tăng 8,3%); giày dép các loại (đạt 1,8 tỷ USD, tăng 19,4%); dệt may (đạt 1,6 tỷ
USD, tăng 3,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 1,6 tỷ USD, tăng
9%); cao su (đạt 1,55 tỷ USD, tăng 13,2%); máy ảnh, máy quay phim (đạt 1,53 tỷ
USD, giảm 45,2%); thủy sản (đạt 1,2 tỷ USD, tăng 22%); gỗ (đạt 1,16 tỷ USD, tăng
8,4%).

3.4.4.2 Nhập khẩu:

Kim ngạch hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 75,5 tỷ USD,
tăng 15,2 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Các nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất gồm: máy móc, thiết bị, dụng
cụ (đạt 14,9 tỷ USD, tăng 28%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (12,1 tỷ
USD, tăng 47,2%); vải các loại (7,7 tỷ USD, tăng 9%); điện thoại (7,6 tỷ USD, giảm
12%); sắt thép các loại (đạt 3,3 tỷ USD, giảm 26,6%); sản phẩm nhựa (đạt 2,7 tỷ USD,
tăng 29,3%); nguyên phụ liệu dệt may da giày (đạt 2,46 tỷ USD, tăng 11,9%); sản
phẩm sắt thép (1,95 tỷ USD, tăng 23,2%); các kim loại cơ bản khác (đạt 1,63, tỷ USD;
tăng 22,3%); hóa chất (đạt 1,63 tỷ USD, tăng 2,5%); sản phẩm hóa chất (đạt 1,6 tỷ
USD, tăng 16,1%); xơ dệt các loại (1,32 tỷ USD, tăng 7,4%); nhựa (đạt 1,3 tỷ USD,
tăng 17,4%); máy ảnh, máy quay và linh kiện ( 1,21 tỷ USD, tăng 24,8%); hàng kim
loại cơ bản khác (đạt 1 tỷ USD, tăng 58,7%).

28
3.4.5 Năm 2020:

3.4.5.1 Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng
18% so với năm 2019, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: điện thoại và linh kiện (đạt 12,3 tỷ
USD, tăng 48,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử (đạt 11,1 tỷ USD, tăng 16%); xơ, sợi
dệt các loại (đạt 2,1 tỷ USD, giảm 10,5%); giày dép các loại (đạt 2,1 tỷ USD, tăng
16,3%); máy móc, thiết bị, công cụ và phụ tùng khác (1,9 tỷ USD, tăng 22,2%); hàng
rau quả (đạt 1,8 tỷ USD, giảm 25,7%); cao su (đạt 1,8 tỷ USD, tăng 18,1%); sắt thép
các loại (1,5 tỷ USD, tăng 669,6%); máy ảnh, máy quay phim (đạt 1,4 tỷ USD, giảm
6,2%); dệt may (đạt 1,4 tỷ USD, giảm 14,1%); gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 1,2 tỷ USD,
tăng 3,2%); thủy sản (đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,8%).

3.4.5.2 Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 84,2 tỷ USD, tăng
11,5% so với năm 2019, chiếm 32% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Các nhóm hàng nhập khẩu chính bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện (đạt 18,5 tỷ USD, tăng 52,3%); máy móc, thiết bị (đạt 17 tỷ USD, tăng
14,4%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 7,8 tỷ USD, tăng 2,9%); vải các loại (đạt
7,3 tỷ USD, giảm 5,9%); sản phẩm từ chất dẻo (đạt 3,5 tỷ USD, tăng 29,1%); nguyên
phụ liệu dệt, may, da, giày (đạt 2,5 tỷ USD, tăng 3,5%); sản phẩm từ sắt thép (đạt 2,5
tỷ USD, tăng 26,5%); sắt thép các loại (đạt 2,4 tỷ USD, giảm 26,2%); sản phẩm hóa
chất (đạt 1,9 tỷ USD, tăng 20,5%); hóa chất (đạt 1,6 tỷ USD, tăng 1,2%); chất dẻo
nguyên liệu (đạt 1,4 tỷ USD, tăng 3,8%); dây điện và dây cáp điện (đạt 1,3 tỷ USD,
tăng 32,8%); xơ, sợi dệt các loại (đạt 1,1 tỷ USD, giảm 18,1%).

29
3.5 Úc

3.5.1 Năm 2016

3.5.1.1 Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia giảm chủ yếu do giá dầu
thô tiếp tục giảm. Lượng dầu thô kinh doanh xuất khẩu giảm 71,4%. Nếu không kể
dầu thô, kim ngạch xuất khẩu ngoài dầu thô tăng 15,4% so với năm 2015. Các mặt
hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm 2016 gồm: máy ảnh, máy quay phim tăng
315,3%, sản phẩm từ sắt thép tăng 127,1%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng
89,9%, máy vi tính, điện tử và linh kiện tăng tăng 59,4%, hàng nội thất bằng chất liệu
khác gỗ tăng 47,1%... Doanh số nhập khẩu của Nam Việt Nam từ Australia tăng
mạnh, nhất là các mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như: Than đá tăng
143,8%, bông các loại tăng 106%, quặng và khoáng sản tăng 93,4%.. Hàng rau quả
cũng tăng trưởng mạnh, tăng 132,9%.

3.5.1.2 Nhập khẩu

Theo thống kê của Bộ Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều
giữa Việt Nam và Australia năm 2016 đạt 5,26 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2015,
trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 2,87 tỷ USD, giảm 1,7%. Kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 2,39 tỷ USD, tăng 18,3%. Việt Nam
xuất siêu khoảng 480 triệu USD với Úc.

3.5.2 Năm 2017

3.5.2.1 Xuất khẩu

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại khứ hồi giữa
Việt Nam và Australia đạt 6,46 tỷ USD trong năm 2017, tăng 22,1% so với năm 2016.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt mức tăng 3,3 tỷ USD tăng 15,1%, kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 3,1 tỷ USD, tăng 30,5%. Các mặt
hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm 2017 gồm: máy ảnh, máy quay phim và

30
linh kiện tăng 329,4%, dầu thô tăng 69%, thiết bị phụ tùng phương tiện vận tải tăng
62%, sắt thép các loại tăng 61,7%...

3.5.2.2 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia tăng khá, đặc biệt đối với các
mặt hàng là nguyên liệu sản xuất như: sắt thép phế liệu tăng 180,2%, khoáng sản và
khoáng chất khác tăng 147,9%, bông các loại tăng 64,3%, than đá 45,3%...

3.5.3 Năm 2018:

3.5.3.1 Xuất khẩu

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại
khứ hồi giữa Việt Nam và Australia đạt hơn 7,7 tỷ USD trong năm 2018 (tăng 19% so
với cùng kỳ năm 2017), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia chiếm gần 4
tỷ USD, tăng 20%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt hơn 3,7 tỷ
USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2017. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Australia năm 2018 tăng gần bằng Hoa Kỳ so với cùng kỳ 667 triệu USD (tương
đương ).

Đóng góp chính cho việc này đến từ một loạt các mặt hàng như máy móc, thiết
bị, công cụ dụng cụ khác (tăng hơn 202 triệu USD), dầu thô (tăng hơn 172 triệu USD)
và điện thoại các loại và linh kiện (tăng hơn 116 triệu USD), dệt may (tăng gần 49
triệu USD), giày dép các loại (tăng gần 29 triệu USD); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng gần
24 triệu USD). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang Australia cũng tăng trưởng mạnh
ở một loạt các mặt hàng như dây và cáp điện (tăng 265%), sản phẩm mây, tre, cói và
thảm (tăng 48%), rau quả (tăng 46%), cà phê (tăng 38%)...

3.5.3.2 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia năm 2018 tăng gần 582 triệu
USD (tương đương 18%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là
than đá các loại (tăng gần 381 triệu USD), khoáng sản và khoáng sản khác (hơn 189

31
triệu USD), bông các loại (gần 59 triệu USD), phế liệu sắt thép (gần 189 triệu USD,
tăng 55 triệu USD) và rau quả (tăng hơn 51 triệu USD).

3.5.4 Năm 2019

3.5.4.1 Xuất khẩu

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang
Australia trong tháng 12/2019 giảm 14,4% so với tháng 11/2019 và giảm 8,9% so với
tháng 12/2018, đạt 271,67 triệu USD sang thị trường này năm 2019 vượt 3,49 tỷ
USD, giảm 11,9% so với năm 2018. Năm 2019 hầu hết kim ngạch đều tăng so với năm
2018.

Xuất khẩu thiết bị phụ tùng phương tiện vận tải tăng mạnh nhất với 70,8% mặc
dù kim ngạch chỉ đạt 88,6 triệu USD. Ngoài ra, giá gạo cũng tăng 54,5%, đạt 11,14
triệu USD. Công ty clinker và xi măng đã tăng 46%, đạt 8 triệu USD. Sản phẩm hóa
chất tăng 38,4%, đạt 36,57 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng
35,8%, đạt 4,03 triệu USD; nguyên liệu nhựa tăng 32,7%, đạt 6,29 triệu USD. Ngược
lại, xuất khẩu dầu thô sang Australia giảm mạnh 85,5% so với năm 2018, đạt 65,57
triệu USD; xuất khẩu hạt tiêu giảm 38,1%, đạt 5,97 triệu USD; doanh số bán dây và
cáp điện giảm 37,2% xuống còn 9,81 triệu USD.

Trong số nhiều loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Australia, nhóm hàng
điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất với 698,67 triệu USD, chiếm
20% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa sang Australia, giảm 4,9% so với
năm 2018; của máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,8% so với năm
2018, đạt 423,06 triệu USD và vẫn đứng thứ hai về Hóa đơn 12,1%. Tập đoàn giày
dép đứng thứ ba, tăng 16,9%, đạt 296,85 triệu USD, tăng 8,5%. Tiếp theo là tập đoàn
máy móc thiết bị với 267,77 triệu USD, giảm 7,7%, giảm 29% so với năm 2018.

3.5.4.2 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 4,46 tỷ USD, tăng 18,8%,
chiếm 1,8% trong tổng nhập khẩu của cả nước. Các nhóm hàng nhập khẩu chính của

32
ViệtNam từ Australia năm 2019: than (đạt 1,57 tỷ USD, tăng 84,1% so với năm 2018);
quặng và khoáng sản khác (đạt 538 triệu USD, tăng 62%); kim loại thường khác (đạt
510,6 triệu USD, giảm 7,5%); kúa mì (đạt 241,6 triệu USD, giảm 9,3%); phế liệu sắt
thép (đạt 159 triệu USD, giảm 27,7%); hàng rau quả (đạt 113,5 triệu USD, giảm
4,8%); bông các loại (đạt 90,1 triệu USD, giảm 74,6%); dược phẩm (đạt 63,9 triệu
USD, tăng 25,1%); mắt thép các loại (đạt 51 triệu USD, tăng 162,6%); máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 50,4 triệu USD, tăng 0,9%); sữa và sản phẩm sữa (đạt
50,1 triệu USD, tăng 58,3%); sản phẩm hóa chất (đạt 44,1 triệu USD, tăng 2,2%); thức
ăn gia súc và nguyên liệu (đạt 24,7 triệu USD, tăng 20,7%).

3.5.5 Năm 2020:

3.5.5.1 Xuất khẩu

Xuất khẩu sang Australia chiếm 87,9% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang
Châu Đại Dương (tăng 1,2% so với năm 2019). Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang
Australia đạt 3,62 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2019. Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu
chủ yếu sang Australia là điện thoại các loại và linh kiện (đạt 627 triệu USD), giảm
10,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (447,8 triệu USD, tăng 5,8%); máy
móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (đạt 304,7 triệu USD, tăng 13,8%); giày dép (đạt
288,6 triệu USD, giảm 2,8%); dệt may (đạt 248,2 triệu USD, giảm 2,7%); thủy sản
(đạt 228,7 triệu USD, tăng 9,9%); gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 172, triệu USD, tăng
13,5%).

3.5.5.2 Nhập khẩu

Nhập khẩu từ thị trường Australia đạt khoảng 4,68 tỷ USD năm 2020, tăng 5%
so với năm 2019 và chiếm 89,3% tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Đại
Dương (tăng 0,4% tương ứng với so với năm 2019). Các nhóm hàng nhập khẩu chính
tại thị trường Australia là: than đá (đạt 1.600 triệu USD, tăng 3%); khoáng sản và
khoáng sản khác (đạt 791,3 triệu USD, tăng 46,9%); kim loại thường khác (đạt 555,6
triệu USD, tăng 8,7%); lúa mì (đạt 213,7 triệu USD, giảm 11,5%); rau quả (đạt 114,6
triệu USD, tăng 1%).

33
34
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG ĐẨY MẠNH

XUẤT KHẨU

3.1 Phải tạo điều kiện hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân như động lực cho sự phát
triển. Chúng ta cần phải mạnh dạn và triệt để thực hiện cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước:

Khu vực doanh nghiệp này hiện đang trấn giữ ở các vị trí đặc biệt thuận lợi, tận
dụng được nguồn tài nguyên to lớn nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng. Nếu ta
cứ để điểm nghẽn này cản trở sự phát triển nền kinh tế, sẽ bỏ phí nguồn lực to lớn của
quốc gia để phát triển bền vững.

3.2 Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch để có được các sản phẩm an toàn, tăng

cao kim ngạch xuất khẩu:

Một trong những minh chứng là rau, quả của nước ta mới phát triển theo hướng
này đã được hàng loạt thị trường khó tính mở cửa như Hoa Kỳ, Australia, Pháp…

3.3 Về lâu dài, cần có bước đi cụ thể trong ứng dụng thành tựu của cuộc Cách

mạng công nghiệp 4.0 vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế:

Đây là nhiệm vụ trước mắt và giải pháp về lâu dài có thể phát triển bền vững
nền kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu.

35
PHẦN KẾT LUẬN

Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn ảnh hưởng
đến tăng trưởng xuất nhập khẩu. Từ đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và
vẫn chưa được kiểm soát, tác động không nhỏ đến kinh tế và thương mại toàn cầu.
Trong bối cảnh tổng cầu của kinh tế toàn cầu suy giảm, hoạt động thương mại và đầu
tư thế giới suy giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ
tiếp tục khả quan trong năm 2020, điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn trong cộng đồng
kinh doanh.

Hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả
tích cực, thị trường xuất khẩu được phát triển và mở rộng, mặt hàng xuất khẩu đa dạng
hóa, công tác quản lý nhập khẩu đạt hiệu quả cao. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa vẫn đạt khoảng 543,9 tỷ USD mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề
của dịch Covid-19.

Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề tồn tại, khó khăn nhưng chính phủ và nhà
nước đã có những chính sách, giải pháp kịp thời để nền kinh tế được ổn định thoát
khỏi những khủng hoảng to lớn của thế giới.

Nói tóm lại, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng phát
triển và đạt được những thành tựu ổn định và bứt phá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xuất khẩu, nhập khẩu

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/lan-dau-tien-cong-bo-bao-cao-xuat-
nhap-khau-viet-nam-2016-.html#:~:text=%C4%90i%E1%BB%83m
%20%C4%91%C3%A1ng%20ghi%20nh%E1%BA%ADn%20l%C3%A0,23%20m
%E1%BA%B7t%20h%C3%A0ng%20c%E1%BB%A7a%202015.

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cong-bo-bao-cao-xuat-nhap-khau-
viet-nam-2017.html

https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/cong-bo-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-
20182.html

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/xuat-nhap-khau-nam-
2020-no-luc-va-thanh-cong/

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOF150661

https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45004&idcm=49

2. Cán cân thương mại

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1n_c%C3%A2n_th%C6%B0%C6%A1ng_m
%E1%BA%A1i

https://nhandan.vn/thang-du-can-can-thuong-mai-nam-2016-post282659.html

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/can-can-thuong-mai-va-tac-dong-cua-can-can-
thuong-mai-toi-tang-truong-kinh-te-trong-dieu-kien-binh-thuong-moi-o-viet-nam-
85865.htm#:~:text=N%C4%83m%202019%2C%20t%E1%BB%95ng%20kim%20ng
%E1%BA%A1ch,%2C%20t%C4%83ng%206%2C8%25.

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/xuat-nhap-khau-nam-
2020-no-luc-va-thanh-cong/
3. Hoa Kì

https://es.slideshare.net/TrungTmKinTp/bo-co-xut-nhp-khu-vit-nam-2016

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cong-bo-bao-cao-xuat-nhap-khau-
viet-nam-2017.html

http://customs.gov.vn:8228/index.jsp?pageId=442&tkId=3250&group=Ph%C3%A2n
%20t%C3%ADch&category=undefined

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-mai-song-phuong-viet-nam-hoa-ky-
chang-duong-25-nam-post245351.html

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM187991

4. Nhật Bản

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM222317

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM183718

https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/a2feab58-437c-49a1-9449-9f69c5fe128d/
NewsID/de9f834d-503c-47aa-9612-05857c8d1b43

http://tbtagi.angiang.gov.vn/xuat-khau-vao-nhat-ban-doanh-nghiep-viet-can-luu-y-gi-
41291.html

5. Hàn Quốc

http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/quan-he-thuong-mai-viet nam-han-quoc-ngay-cang-
phat-trien-658939.html

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trang-moi-trong-quan-he-thuong-mai-
viet-nam-han-quoc-130468.html
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040818112237/
ns171229104439

https://bnews.vn/viet-nam-han-quoc-phat-trien-hop-tac-thuong-mai-va-dau-tu/
104512.html

https://tinnhanhchungkhoan.vn/han-quoc-la-doi-tac-quan-trong-nhu-the-nao-voi-kinh-
te-viet-nam-post232735.html

https://www.kita.net/cmmrcInfo/rsrchReprt/ovseaMrktReprt/
ovseaMrktReprtDetail.do?
pageIndex=1&no=8833&classification=6&fbclid=IwAR2PkAB-
9WDZ0ELu7qGWDTR-rVaT149Gc96ujNONNqjoRasbOjbo4UKqdkQ

6. Trung quốc

https://baodongnai.com.vn/phongvan/201803/ts-dao-viet-anh-tham-tan-thuong-mai-
viet-nam-tai-trung-quoc-trung-quoc-van-la-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-cua-viet-nam-
2883396/

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/9-thang-dau-nam-2016-nhap-khau-phan-bon-
giam-nhe-45431.htm

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM197660

https://aecvcci.vn/Modules/News/Uploaded/Document/2021051116402160_pdf.pdf

https://vneconomy.vn/kim-ngach-72-ty-usd-trung-quoc-la-doi-tac-thuong-mai-lon-
nhat-cua-viet-nam.htm

7. Úc

https://chongbanphagia.vn/download/f1757/2019021310245258bao-cao-xnk-vn-
2017.pdf

https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-giua-viet-nam-va-uc-
trong-nam-2016.html
https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-giua-viet-nam-va-uc-
trong-nam-2017.html

https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-giua-viet-nam-va-uc-
nam-2018.html

http://asemconnectvietnam.gov.vn/default.aspx?ZID1=66&ID8=94143&ID1=1

Đánh giá công việc của các thành viên


ST
Họ và tên Nội dung đóng góp Mức độ đóng góp
T
Trình bày tổng quan tình
hình xuất nhập khẩu 2016-
1 Đỗ Thị Ngọc Hân 2020 Trình bày 1 quốc gia 98%
có quan hệ xuất khẩu và
nhập khẩu lớn nhất đối với
Việt Nam.
Làm ppt.
2 Nguyễn Ngọc Minh Thư Thuyết trình. 98%
Kiểm tra lại format.
Trình bày 3 quốc gia có
quan hệ xuất nhập khẩu lớn
nhất đối với Việt Nam.
3 Quản Mỹ Hà Phân tích, nhận xét, đánh 97%
giá, giải pháp thúc đẩy xuất
nhập khẩu trong thời gian
tới.
Trình bày 1 quốc gia có
quan hệ xuất khẩu và nhập
4 Lê Huỳnh Thảo Nhi khẩu lớn nhất đối với Việt 98%
Nam.
Làm báo cáo Word.
Đi in ppt, word.
Tổng quan tình hình cán cân
5 Trần Hà My thương mại của Việt Nam 97%
giai đoạn 2016-2020.

You might also like