You are on page 1of 32

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Chuyên đề số: 5
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Đức

Lớp kinh tế vĩ mô:

Nhóm: 5

Danh sách sinh viên thực hiện:

1. Phạm Ngọc Huy MSSV: 72200109

2. Cao Thị Chi MSSV: 72200145

3. Đoàn Thị Hằng MSSV: 72200447

4. Nguyễn Ngọc Châu MSSV: 72200063

NHA TRANG, THÁNG 1, NĂM 2024

1
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*************

ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 20%

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021

Tên bài thuyết trình 20% .

Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

(Tổng quan tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam giai
đoạn 2016 - 2020 vẽ đồ thị, Trình bày 5 quốc gia có quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu
lớn nhất đối với Việt Nam, phân tích, nhận xét, đánh giá, giải pháp thúc đẩy trong thời
gian tới. )

Nhóm thực hiện: 5 ca: 2 thứ: 7

Đánh giá:

Thang Điểm
TT Tiêu chí Ghi chú
điểm chấm

1 Hình thức trình bày:

- Nội dung thuyết trình 2,0

- Thiết kế slides 1,0

- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình 1,0

- Tương tác với lớp 1,0

2 Phản biện:

- Kĩ năng trả lời câu hỏi 1,5

2
- Tinh thần nhóm 1,5

3 Kiểm soát thời gian 2,0

Tổng điểm 10

Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số


thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…..

Giảng viên chấm điểm

3
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*************

ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021

Tên bài tiểu luận 20% .

Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

(Tổng quan tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam giai
đoạn 2016 - 2020 vẽ đồ thị, Trình bày 5 quốc gia có quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu
lớn nhất đối với Việt Nam, phân tích, nhận xét, đánh giá, giải pháp thúc đẩy trong thời
gian tới. )

Nhóm thực hiện: 5 ca: 2 thứ: 7

Đánh giá:

Thang Điểm
TT Tiêu chí Ghi chú
điểm chấm

1 Hình thức trình bày:

- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số 1,0


trang, mục lục, bảng biểu,…)

- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn 1,0
tài liệu tham khảo

- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối 1,0
nghĩa

2 Nội dung:

4
Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc 1,0
tiểu luận

Chương 1: Giới thiệu và Phân tích Lý thuyết 2,5

Chương 2: Ứng dụng thực tiễn 2,5

Chương 3: Kết luận 1,0

Tổng điểm 10

Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số


thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…..

Giảng viên chấm điểm

5
MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................................1
1.1. Khái niệm Cán cân thương mại....................................................................................1
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại...........................................................1
1.3. Cán cân thương mại ảnh hưởng lên nền kinh tế như thế nào?.....................................2
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020..........................................................................................................3
2.1. Năm 2016.......................................................................................................................3
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2016.................................................4
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2016...............................................4
2.2. Năm 2017.......................................................................................................................5
2.3. Năm 2018.......................................................................................................................5
Biểu đồ 2.3: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017.........6
Biểu đồ 2.4: Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017........7
2.4. Năm 2019.......................................................................................................................7
Biểu đồ 2.5: các nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD 2019...............................................8
Biểu đồ 2.6: các nhóm hàng nhập khẩu chục tỷ USD.......................................................9
2.5. Năm 2020.....................................................................................................................10
Biểu đồ 2.7: Diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam theo
tháng trong năm 2020......................................................................................................11
CHƯƠNG 3: NĂM QUỐC GIA CÓ MỐI QUAN HỆ XUẤT-NHẬP KHẨU VỚI VIỆT NAM,
PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ....................................................................................11
Biểu đồ 3.1: Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất năm 2020......................12
Biểu đồ 3.2: Top 10 mặt hàng Việt Nam nhậpm khẩu lớn nhất 2020.............................13
CHƯƠNG 4: SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯA RA ĐỂ TĂNG TRƯỞNG
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM....................................................................................14
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.........................................................14
4.2. Những giải pháp giúp tăng trưởng cán cân thương mại Việt Nam..............................15
KẾT LUẬN..............................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................20
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................22

6
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, cán cân thương mại được coi là một khái niệm và vấn
đề cực kỳ quan trọng, cán cân thương mại là một trong những yếu tố quan trọng trong
kinh tế vĩ mô, là một thành phần không thể thiếu trong cán cân thanh toán và thể hiện
cụ thể trong cán cân vãng lai. Dựa vào cán cân thương mại, chúng ta có thể đánh giá
mức độ ổn định hay an toàn của một nền kinh tế. Cán cân thương mại phản ánh toàn
diện và tổng quát các chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ,
chính sách tiết kiệm và đầu tư, chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh. Vì
vậy, việc đánh giá và điều chỉnh cán cân thương mại để cân đối vĩ mô, từ đó kích thích
tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế là một vấn
đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động và thăng
trầm do biến động kinh tế toàn cầu và dịch bệnh. Tăng trưởng toàn cầu chững lại, tiến
trình phục hồi về thương mại, sản xuất, đầu tư có nguy cơ mất đà. Sự bấp bênh của
chính sách thương mại và sự suy yếu từ nhu cầu hàng hóa lâu bền làm cho thương mại
tăng trưởng chậm. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán
và nợ quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích cán cân thương mại Việt Nam
và đề xuất các giải pháp điều chỉnh cán cân, phục hồi nền kinh tế là điều rất cần thiết.

Chúng em rất mong sẽ nhận được những nhận xét, ý kiến bổ sung, đóng góp từ Thầy
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm Cán cân thương mại.


Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc
tế, ghi chép lại để phản ánh sự biến động, thay đổi trong mức nhập khẩu và xuất khẩu
của một quốc gia trong khoảng thời gian cụ thể. Nó đo lường sự chênh lệch giữa giá trị
hàng hóa, dịch vụ, nhập khẩu và xuất khẩu.

Cán cân thương mại còn được biết đến với nhiều thuật ngữ khác như thặng dư thương
mại hoặc xuất khẩu ròng. Khi giá trị là dương, cán cân thương mại có thặng dư. Ngược
lại, nếu có giá trị âm, cán cân thương mại sẽ tạo ra sự thâm hụt. Đối với giá trị bằng 0,
cán cân thương mại duy trì ở mức cân bằng. Các khái niệm này thường được sử dụng
rộng rãi trong các văn bản và bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế, bao gồm cả hàng
hóa và dịch vụ.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
- Nhập khẩu: Bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng GDP và mức độ chi tiêu cho nhập khẩu.
Mối liên quan này phụ thuộc vào mức độ nhập khẩu biên (MPZ), thể hiện tỷ lệ chi tiêu
cho nhập khẩu so với GDP khi tăng lên. Ví dụ, nếu nhập khẩu biên (MPZ) bằng 0,2
nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập
khẩu. Ngoài ra, giá cả tương đối giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài cũng
ảnh hưởng đến nhập khẩu. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với với giá thị
trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Giả sử: Các sản phẩm mỹ phẩm
sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với các sản phẩm tương tự ở Hàn Quốc. Trong
trường hợp này, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang mua và tiêu dùng mỹ
phẩm Hàn Quốc hơn.

- Xuất khẩu: Chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tình hình của các quốc gia khác, do nguồn
cung của nước này thường là nhập khẩu từ các quốc gia khác. Vì vậy, việc xuất khẩu
gần như phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các đối tác thương mại. Đây chính là
lý do mà yếu tố này thường được coi là một thành phần tự định quan trọng trong kinh
tế.

8
- Tỷ giá hối đoái: Đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia, vì nó có sự liên kết và
ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả tương đối giữa hàng hóa nội địa và thị trường quốc tế.
Khi giá trị đồng tiền của một quốc gia tăng, giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm,
trong khi giá hàng xuất khẩu tăng lên đối với người nước ngoài. Do đó, việc tăng tỷ
giá đồng nội tệ có thể làm giảm lợi ích của xuất khẩu và tăng lợi ích của nhập khẩu,
dẫn đến việc giảm xuất khẩu ròng. Ngược lại, khi giảm tỷ giá đồng nội tệ, xuất khẩu sẽ
có lợi thế tăng lên, trong khi đó nhập khẩu gặp khó khăn dẫn đến tăng xuất khẩu ròng.

- Các chính sách của Nhà nước: Chính phủ thực thi nhiều chính sách thương mại, đầu
tư, chính sách tỷ giá, thuế tiêu dùng và quản lý nợ nước ngoài. Những chính sách này
có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sự cải thiện hoặc tụt giảm cán cân
thương mại trong cả dài hạn và ngắn hạn.

1.3. Cán cân thương mại ảnh hưởng lên nền kinh tế như thế nào?
Cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập quốc dân (GDP).
Thiếu hụt hoặc thặng dư trong cán cân thương mại đều tác động đáng kể đến sự tăng
trưởng trong nền kinh tế, được minh họa rõ hơn qua công thức GDP: Y= C+I+G+
[X_M]. Ở đây, C là tiêu dùng, I là chi tiêu đầu tư, G là chi tiêu của Chính phủ, và
[X_M] đại diện cho cán cân thương mại và dịch vụ.

Cán cân thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản, phản
ánh tình trạng của nền kinh tế qua các giai đoạn khác nhau. Chính phủ thường ứng
dụng các biến động của các cán cân thương mại để điều chỉnh chính sách và mô hình
kinh tế.

- Ảnh hưởng tích cực: Xuất khẩu ròng giúp gia tăng tài sản quốc gia, sự tăng trưởng
kinh tế và tích lũy dự trữ ngoại hối. Nó cũng tạo ra nhiều việc làm hơn và tạo điều kiện
thuận lợi cho đồng nội tệ tự do chuyển đổi.

- Ảnh hưởng tiêu cực: Khi cán cân thương mại kéo dài thâm hụt trong một thời gian
dài có thể làm giảm sự tăng trưởng kinh tế, rối loạn nền kinh tế vĩ mô và tăng tỷ lệ thất
nghiệp. Tuy nhiên, trạng thái thâm hụt và thặng dư vẫn chưa thể mô tả đầy đủ được
tình hình thực trạng của nền kinh tế, vì có những trường hợp thâm hụt vẫn có khả năng
được quản lý và chịu đựng được nợ nước ngoài.

9
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.

2.1. Năm 2016


-Tình hình xuất khẩu: Năm 2016, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng
trưởng tích cực, đạt mức 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, khu
vực kinh tế trong nước đóng góp 50 tỷ USD, với sự tăng trưởng ấn tượng 4,8%, trong
khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm phần lớn với 125,9 tỷ USD, tăng
lên 10,2%. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm hơn so với mục tiêu kế hoạch ban đầu là
10%, chủ yếu do giá hàng hóa xuất khẩu giảm 1,8%, đặc biệt là nhóm nhiên liệu giảm
20,1% và nhóm nông sản thực phẩm giảm 3,8%.

- Tình hình nhập khẩu: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng chỉ 4,6% đạt 173,3 tỷ
USD. Khu vực kinh tế trong nước tăng 4% và khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
tăng 5,1%. Chỉ số giá nhập khẩu giảm mạnh 5,35% đặc biệt là ở nhóm nông sản, thực
phẩm và nhiên liệu. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu vẫn tăng
10,5 % so với năm 2015, đồng thời thể hiện sự cảnh báo về biến động giá cả trên thị
trường thế giới.

- Cán cân thương mại: Cán cân thương mại hàng hóa năm 2016 có thặng dư là 2,68 tỷ
USD, mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Điều này giúp bù đắp một phần thâm
hụt thương mại dịch vụ là 5,4 tỷ USD, và cải thiện so với năm 2015 khi cả 2 loại
thương mại đều thâm hụt. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt gần 3,6 tỷ USD năm
2015 giảm xuống mức dư 2,68 tỷ USD năm 2016, chứng tỏ sự ổn định và linh hoạt
trong chiến lược quản lý thương mại của Việt Nam. Đồng thời, cán cân vãng lai của
Việt Nam được bổ sung lượng kiều hối khoảng 9 tỷ USD và tài khoản vốn duy trì
thặng dư cao. Với sự điều chỉnh linh hoạt trong thương mại quốc tế đã giúp nước ta
không chỉ duy trì được sự ổn định của nền kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào cán
cân thương mại toàn cầu.

- Biểu đồ mô tả cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam năm 2016:

10
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2016

Nguồn: Tổng cục hải quan

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2016

Nguồn : Tổng cục hải quan

11
2.2. Năm 2017
Tình hình xuất khẩu: Về xuất nhập khẩu, năm 2017 là một năm có nhiều thành công.
Lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD, đạt 214,02 tỷ USD, tăng
21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành
Công Thương. Công tác khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập đã được thực hiện có
hiệu quả hơn nhiều năm trước. Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết FTA đều
ghi nhận tăng trưởng vượt trội như: xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tăng 30%,
sang thị trường ASEAN tăng 24,2%, sang thị trường Nhật Bản tăng 14,8%... Ngoài ra,
các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,... đều được giữ vững, hoặc thậm chí có mức tăng
ấn tượng như xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 61,5%.

Tình hình nhập khẩu: tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 45,63 tỷ USD,
tăng 22,4%; trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng của cả nước
đạt giá trị 7,62 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện đến hết tháng 3/2017 đạt khoảng 7,31 tỷ USD, tăng 15%
so với cùng kỳ năm 2016. Nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện đến hết tháng
3/2017 đạt khoảng 2,89 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2016… các mặt hàng
xăng dầu các loại đạt khoảng 2,63 triệu tấn, trị giá 1,42 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng
và tăng 56,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Về cán cân thương mại: Tốc độ tăng của nhập khẩu năm 2017 thấp hơn tốc độ tăng
của xuất khẩu. Cán cân thương mại đạt thặng dư 2,92 tỷ USD, là mức cao nhất từ
trước đến nay. Trong đó, Việt Nam xuất siêu chủ yếu với các nước phát triển, có yêu
cầu cao đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu 32,4 tỷ USD), EU (xuất
siêu 26,1 tỷ USD), Australia và New Zealand (xuất siêu 142 triệu USD).

2.3. Năm 2018


Tình hình xuất khẩu: Xuất khẩu năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm
2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (chỉ tiêu Quốc hội
giao tăng 7-8%; chỉ tiêu Chính phủ giao tăng 8-10%). Tính theo giá trị tuyệt đối, xuất
khẩu năm 2018 tăng thêm 28,36 tỷ USD so với năm trước. Tăng trưởng xuất khẩu có
đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông
dân. Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.

12
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến hết sức phức tạp và khó đoán
định, đặc biệt là những diễn biến từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xu thế
bảo hộ mậu dịch gia tăng..., thì mức tăng trưởng xuất khẩu của năm 2018 mặc dù còn
thấp hơn mức tăng tuyệt đối 38,54 tỷ USD của năm 2017 so với năm 2016, nhưng là
một kết quả rất ấn tượng, cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cũng như trong
chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Một số nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất năm
2018 là điện thoại, dệt may, máy vi tính, máy móc, giày dép, gỗ, thủy sản...

Biểu đồ 2.3: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017

Nguồn: Tổng cục hải quan

Tình hình nhập khẩu: Về nhập khẩu, tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam năm 2018
đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 23,68 tỷ USD) so với năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá nhập khẩu cả năm 2018 của các doanh nghiệp FDI lên đến
141,68 tỷ USD, tăng 10,8% (tương ứng tăng 13,84 tỷ USD) so với năm 2017, chiếm
59,9% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

13
Biểu đồ 2.4: Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017

Nguồn: Tổng cục hải quan

Cán cân thương mại: Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam có xuất siêu trong
hoạt động xuất nhập khẩu và cũng là năm thặng dư cán cân thương mại của nước ta đạt
mức cao nhất từ trước tới nay. Mức thặng dư kỷ lục đạt được năm 2018 là gần 6,8 tỷ
USD, gần gấp 3 lần so với thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD). Trong năm 2016, Việt
Nam chỉ xuất siêu 1,78 tỷ USD.

2.4. Năm 2019


- Tình hình xuất khẩu: Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá
xuất khẩu trong năm 2019 đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018.Các nhóm
hàng xuất khẩu chục tỷ USD năm 2019 gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt mốc
kỷ lục 51,38 tỷ USD, tăng 4,4%. Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 35,93
tỷ USD tăng 21,5%.Hàng dệt may đạt 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% Nhóm hàng nông sản
(bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao
su) đạt 16,91 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 876 triệu USD).Giày dép các loại

14
đạt 18,32 tỷ USD, tăng 12,8%.Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 18,3 tỷ
USD, tăng 11,9 %. Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,65 tỷ USD, tăng 19,5%.

Biểu đồ 2.5: các nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD 2019

Nguồn: Tổng cục hải quan

- Tình hình nhập khẩu: năm 2019 trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,07 tỷ
USD cao hơn năm 2018 tới 16,2 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8%.Các mặt hàng nhập
khẩu có kim ngạch tăng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy
móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác, ô tô nguyên chiếc các loại, than các loại, dầu
thô. Ngoài ra, một số nhóm hàng có kim ngạch giảm mạnh như: Xăng dầu các loại,
điện thoại các loại và linh kiện, kim loại thường và sản phẩm, lúa mì. Trong các nhóm

15
hàng nhập khẩu lớn có 5 nhóm đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên: Dẫn đầu là máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt 51,35 tỷ USD, tăng
19,1%.Nhóm hàng lớn thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 36,75 tỷ
USD tăng 11,8%.Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: Bông,
xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) với kim ngạch 24,13 tỷ
USD, tăng nhẹ 0,9%. Vị trí thứ tư là chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo với
kim ngạch đạt 15,53 tỷ USD, tăng 3,5%. Nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD” cuối
cùng là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt 14,62 tỷ USD, giảm 8,2%.

Biểu đồ 2.6: các nhóm hàng nhập khẩu chục tỷ USD

Nguồn: Tổng cục hải quan

- Cán cân thương mại: với kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân khoảng 43 tỷ
USD/tháng, trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt khoảng
516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018.Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước
đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, cao hơn chỉ tiêu do Quốc hội và
Chính phủ đặt ra với mức tăng từ 7 - 8%, và kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt
253,5 tỷ USD, tăng 7%. Như vậy, năm 2019 thặng dư thương mại của Việt Nam đạt
khoảng 9,94 tỷ USD, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.

16
2.5. Năm 2020
- Tình hình xuất khẩu: Về xuất khẩu hàng hóa cả năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu đạt
282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD so với năm trước. Trong đó:
máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 8,89 tỷ USD, tương ứng tăng 48,6%;
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,66 tỷ USD, tương ứng tăng 24,1%;
gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,72 tỷ USD, tương ứng tăng 16,2%; sắt thép các loại tăng
1,05 tỷ USD, tương ứng tăng 25,1%...

Bên cạnh đó có một số nhóm hàng giảm mạnh như: hàng dệt may giảm 3,02 tỷ USD,
tương ứng giảm 9,2%; giày dép các loại giảm 1,52 tỷ USD, tương ứng giảm 8,3%;
xăng dầu các loại giảm 1,03 tỷ USD, tương ứng giảm 51,2%...

-Tình hình nhập khẩu: Trị giá nhập khẩu năm 2020 tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ
USD so với năm trước. Trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng
12,63 tỷ USD, tương ứng tăng 24,6%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,03 tỷ
USD, tương ứng tăng 13,9%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 731 triệu USD, tương ứng
tăng 11,2%...

- Cán cân Thương mại: Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng
hóa liên tục thặng dư với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, xuất
siêu hàng hóa của nước ta đạt 1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD; năm 2018 tăng
lên 6,5 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,9 tỷ USD và năm 2020 ước tính đạt 19,1 tỷ USD.

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, những
thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỷ lục mới.
Tuy rằng mức xuất siêu kỷ lục năm 2020 có ảnh hưởng khá lớn bởi sự suy giảm của
kim ngạch nhập khẩu, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức
tạp, xuất khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào
năm 2021.

Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 19,95 tỷ USD, là mức cao nhất
trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

17
Biểu đồ 2.7: Diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt
Nam theo tháng trong năm 2020.

Nguồn: Tổng cục hải quan

CHƯƠNG 3: NĂM QUỐC GIA CÓ MỐI QUAN HỆ XUẤT-


NHẬP KHẨU VỚI VIỆT NAM, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ.
Việt nam là một quốc gia tích cực trong cuộc đua thương mại quốc tế. Các doanh
nghiệp Việt Nam luôn năng động, sáng tạo và không ngừng nỗ lực để vươn ra thế giới.
Họ không ngừng tìm kiếm các cơ hội mới để xuất, nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ của
mình, cũng như hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Năm 2020, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế
giới. Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức là những thị trường
xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 282,65 tỷ USD,
tăng 7% so với năm 2019. Trong đó quốc gia có số lượng hàng hóa được nhập khẩu từ
Việt Nam lớn nhất là Hoa Kỳ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (77.1 tỷ
USD) tăng 25.7% so với năm 2019, Trung Quốc chiếm 17.3% (48.9 tỷ USD), Nhật

18
Bản chiếm 5.2% ( 19.3 tỷ USD), Hàn Quốc chiếm 3.2% ( 19.1 tỷ USD), Đức chiếm
(6.6 tỷ USD) tăng 1.4% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, tổng giá trị hàng hóa được Việt Nam nhập khẩu và tiêu dùng năm 2020
xấp xỉ 253 tỷ USD. Tuy nhiên vị trí của các quốc gia này có chút thay đổi khi so sánh
về giá trị lượng hàng hóa được Việt Nam nhập khẩu. Cụ thể, Trung Quốc đã trở thành
quốc gia số một có lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước ta nhiều nhất chiếm 32% đạt
(84,2 tỷ USD), Hàn Quốc chiếm 17.9% (46.9 Tỷ USD), Nhật Bản chiếm 7.7% (20.3 tỷ
USD), Hoa Kì chiếm (13.7 tỷ USD), Đức (3.35 tỷ USD)

Dựa trên bảng số liệu dưới đây. ta thấy cán cân xuất nhập khẩu đạt gần bằng 29 tỷ đô (
282 tỷ USD-253 tỷ USD). Do đó có thể nói rằng năm 2020 Việt Nam năm là một quốc
gia xuất siêu.

Biểu đồ 3.1: Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất năm 2020

Nguồn: Tổng cục hải quan

19
Biểu đồ 3.2: Top 10 mặt hàng Việt Nam nhậpm khẩu lớn nhất 2020

Nguồn: Tổng cục hải quan

Tuy nhiên, trong năm 2020, giá trị lượng hàng nhập khẩu của nước ta vẫn nằm ở

con số lớn đáng kể. Về mặt hàng nhập khẩu: điện tử, máy tính, linh kiện gần 64 tỷ
USD; lượng tiền chi cho mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng là 37,3 tỷ USD; điện
thoại và linh kiện là 16,6 tỷ USD; vải chiếm 11,8 tỷ USD; sắt thép gần 8 tỷ USD, chất
dẻo đạt 7,3 tỷ USD.

Trên đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam: điện thoại và các loại loại

linh kiện đạt 51,2 tỷ USD, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 44,6 tỷ đô),
hàng dệt may (29,8 tỷ đô), các mặt hàng thủy sản, gỗ (đạt 20,8 tỷ đô).

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các khu vực khác trên thế giới là một trong những
mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới. Nâng cao hiệu quả hợp tác
thương mại với các quốc gia và hơn thế nữa cần nâng cao chất lượng sản phẩm xuất
khẩu: Doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thấu hiểu nhu cầu thị trường:
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng từng khu vực, sản xuất sản
phẩm đáp ứng nhu cầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã,...

Dựa trên các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, top 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều
nhất của Việt Nam năm 2020 đạt 208,4 tỷ USD. Trong đó, điện thoại và các linh kiện
là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 51,2 tỷ USD. Đây là một dấu hiệu đáng mừng
đối với một quốc gia đang trên đà phát triển.

20
Việt Nam nên tăng số lượng, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu ra các thị
trường nước ngoài, điều này giúp khẳng định thương hiệu “ Made in Việt Nam” ngày
càng được khách hàng quốc tế tin tưởng và ưa chuộng.

CHƯƠNG 4: SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯA


RA ĐỂ TĂNG TRƯỞNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM.

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
- Cán cân thương mại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, điển hình là 3 yếu tố dưới đây

Thứ nhất: Khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, thì kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên, cán
cân thương mại có xu hướng xuất siêu. Ngược lại, khi hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam chất lượng thấp, giá cả không cạnh tranh, không đáp ứng được nhu cầu của thị
trường thế giới, thì kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm xuống, cán cân thương mại có xu
hướng nhập siêu. Bởi vì nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng, sản phẩm các hàng
hóa đều có thay đổi

Thứ hai: Tình hình nhập khẩu của nước ta có xu hướng tăng lên khi GDP tăng và thậm
chí, đôi khi tăng trưởng của nhập khẩu còn có lúc tăng mạnh hơn GDP. Điều này là do
nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước tăng lên, dẫn đến tăng nhập khẩu các mặt
hàng tiêu dùng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó, nhập
khẩu cũng có thể tăng lên khi giá cả các mặt hàng xuất khẩu tăng lên, dẫn đến tăng chi
phí nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để sản xuất hàng xuất
khẩu.

Thứ 3: Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động đến cán cân thương mại của
một quốc gia. Khi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tăng lên, giá hàng hóa nhập khẩu
bằng ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ cũng tăng lên, dẫn đến tăng nhập khẩu. Ngược lại,
khi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ giảm xuống, giá hàng hóa nhập khẩu bằng ngoại tệ
tính bằng đồng nội tệ cũng giảm xuống, dẫn đến giảm nhập khẩu.

21
Có thể nói nếu một trong ba yếu tố trên thay đổi thì sẽ làm cho cán cân xuất khẩu của
một quốc gia thay đổi theo chứ không nhất thiết là cả ba yếu tố cùng tác động cùng
một lúc thì mới thay đổi.

4.2. Những giải pháp giúp tăng trưởng cán cân thương mại Việt Nam.
Mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán
cân thương mại được cân bằng. Để đạt được mục tiêu này, các nhà hoạch định chính
sách kinh tế cần có những giải pháp phù hợp.

Các biện pháp kiểm soát trực tiếp như hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, thu
hút chuyển tiền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thu hút các luồng vốn FDI,
ODA... có thể giúp cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các biện
pháp này có thể gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chẳng hạn như làm tăng giá
cả hàng hóa, giảm cạnh tranh, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Do đó, các nhà hoạch định chính sách kinh tế cần ưu tiên sử dụng các biện pháp vĩ mô
như điều chỉnh tỷ giá, tăng tiết kiệm tư nhân, các chính sách tiền tệ và tài khoá. Các
biện pháp này có tác động lâu dài và bền vững hơn, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, và từ đó góp phần cải thiện
cán cân thương mại.

Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán Quốc tế của Việt nam:

Phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Đây là giải
pháp quan trọng nhất, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Để thực hiện
giải pháp này, cần tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,
nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cần đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, tìm kiếm các đối
tác thương mại mới, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực kinh tế tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài.

22
Xây dựng phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam:

Tăng cường đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại với các đối tác tiềm năng, đặc biệt
là các nước phát triển có thị trường lớn.

Hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý thông tin thương mại, nâng cao năng lực dự báo,
định hướng thị trường, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp.

Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại đa chức năng, có nhiệm vụ nghiên cứu thị
trường, cung cấp thông tin, tổ chức xúc tiến thương mại và đào tạo nghiệp vụ xuất
nhập khẩu.

Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu

Miễn giảm thuế xuất khẩu: Giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí, nâng cao sức
cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng.

Hủy bỏ chế độ chuyên ngành: Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm bớt thủ tục
hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

Điều tiết nhập khẩu.

Điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu.

Giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng: Thay thế "giảm đến mức tối đa" bằng "hạn chế"
nhằm nhấn mạnh đến mức độ cần thiết của giải pháp này.

Ưu tiên hàng trong nước: Thay thế "hỗ trợ các doanh nghiệp, kiểm soát tốc độ nhập
khẩu đặc biệt là hàng trong nước có thể sản xuất được" bằng "ưu tiên" nhằm nhấn
mạnh đến việc cần ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.

Tạm ngừng nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho các ngành đã
phát triển khá phồn thịnh ở trong nước: Thay thế "tạm ngừng" bằng "hạn chế" nhằm
nhấn mạnh đến mức độ cần thiết của giải pháp này.

Kiểm soát việc nhập khẩu của các doanh nghiệp:

Hạn chế tối đa việc nhập khẩu hàng tiêu dùng theo nhiều phương thức vay khác nhau:
Thay thế "hạn chế tối đa" bằng "hạn chế" nhằm nhấn mạnh đến mức độ cần thiết của
giải pháp này.

23
Phải kiểm tra giám sát chặt chẽ các đại lý bán hàng và ràng buộc: Thay thế "phải"
bằng "cần" nhằm nhấn mạnh đến tính chất cần thu hút FDI là cần thiết, nhưng cần có
định hướng và quản lý chặt chẽ để hạn chế tác động tiêu cực.

Thu hút vốn nước ngoài:

Cụ thể, cần thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng:

Từ thay thế hàng nhập khẩu sang ưu tiên sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này sẽ giúp
tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập cho quốc
gia.

Hướng đến các dự án FDI có hàm lượng công cao, thân thiện với môi trường. Điều
này sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, giảm thiểu tác
động tiêu cực đến môi trường.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp FDI. Điều này sẽ giúp đảm
bảo quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hoạt động kinh
doanh bất hợp pháp.

Giải pháp cho nguyên nhân "Tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA)
đã ký kết "Tiếp tục đàm phán và ký kết các FTA mới: Việt Nam cần tiếp tục đàm phán
và ký kết các FTA mới với các đối tác tiềm năng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho
hàng hóa Việt Nam.

Tăng cường phổ biến và tuyên truyền các FTA: Chính phủ cần tăng cường phổ biến và
tuyên truyền các FTA đến các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các ưu đãi
của các FTA, từ đó tận dụng hiệu quả các FTA để thúc đẩy xuất khẩu.

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các quy định của FTA: Chính phủ cần hỗ trợ doanh
nghiệp thực hiện các quy định của FTA, giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của
FTA để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài.

Giải pháp cho nguyên nhân "Cải thiện năng lực sản xuất, chất lượng hàng hóa xuất
khẩu"

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới
công nghệ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng

24
sản phẩm.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực: Chính phủ cần tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản
phẩm.

Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Chính phủ cần hỗ trợ doanh
nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc
tế.

Giải pháp cho nguyên nhân "Tăng cường xúc tiến thương mại"

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế: Chính phủ cần
tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để quảng bá sản
phẩm, tìm kiếm đối tác.

Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại trực tuyến: Chính phủ cần hỗ trợ doanh
nghiệp xúc tiến thương mại trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều
khách hàng tiềm năng trên thế giới.

Tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường: Chính phủ cần tổ chức các đoàn
doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác các tiềm năng.

Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy xuất khẩu

25
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam có cán cân thương mại dương, xuất khẩu nhiều
hơn so với nhập khẩu. Đây là điểm tích cực của Việt Nam, để tạo ra thu nhập ngoại tệ
và ổn định tình hình tài chính. Xuất khẩu tăng trưởng đáng kể vào giai đoạn này nhờ
vào sự đa dạng hóa ngành công nghiệp và mở rộng thị trường xuất khẩu. Về nhập khẩu
cũng tăng trưởng đáng kể. Các mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu như máy móc, thiết
bị, nguyên liệu sản xuất và năng lượng. Trung Quốc thường là đối tác thương mại
quan trọng của Việt Nam, có thể chiếm một phần lớn trong tổng giá trị xuất khẩu và
nhập khẩu.. Hàng hóa của Việt Nam xuất siêu cao sang thị trường của Mỹ nhưng cũng
cần phải lưu ý tới vấn đề nhập khẩu. Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
Mỹ cần nắm bắt cơ hội để gia tăng đơn hàng nhằm chiếm ưu thế về thị trường. Nhà
nước Việt cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
trong nước để phát triển hàng hóa tốt hơn. Trong những năm gần đây nền chính sách
kinh tế của Việt Nam đã thực hiện các chính sách như hội nhập, hợp tác,.. Để duy trì
cán cân thương mại dương cần hội nhập quốc tế, thực hiện những chính sách và giải
pháp dài hạn . Trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục triển khai và duy trì mức
sản xuất hàng hóa có thể đưa cán cân thương mại lên một con số đáng ngưỡng mộ.
Việt Nam là nước có tỷ lệ số dân lao động cao, cũng như việc tham gia vào các tổ chức
thương mại trên thế giới. Điều này là lợi thế tạo cơ hội cho Việt Nam không ngừng
phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam 2016:

https://nhandan.vn/thang-du-can-can-thuong-mai-nam-2016-post282659.html

Tình hình xuất khẩu và cán cân thương mại Việt Nam năm 2017:

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cong-bo-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-
2017.html

Tình hình nhập khẩu Việt Nam 2017:

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM103262

Tình hình xuất nhập khẩu 2018:

https://vneconomy.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-dat-480-ty-usd-nam-
2018.htm#:~:text=Theo%20%C4%91%C3%B3%2C%20t%E1%BB%95ng%20tr%E1%BB%8B
%20gi%C3%A1,USD)%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202017.

Cán cân thương mại 2018:

https://trungtamwto.vn/file/18440/Bao%20cao%20Xuat%20nhap%20khau%20Viet%20Nam
%202018.pdf

Tổng quan hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019:

https://haiquanonline.com.vn/megastory-tong-quan-hoat-dong-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-nam-
2019-120189.html#:~:text=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k
%C3%AA%20c%E1%BB%A7a,v%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%99t%20n%C4%83m%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%C4%91%C3%B3.

Việt Nam xuất siêu kỷ lục, gần 10 tỷ USD năm 2019:

https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-xuat-sieu-ky-luc-gan-10-ty-usd-nam-2019-994412.vov

Năm quốc gia có mối quan hệ xuất-nhập khẩu với Việt Nam:

http://tbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/sach_bao%20cao-xnk%20viet%20nam_2020.pdf

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vượt 23 tỷ USD trong nửa đầu tháng
8/2020:

https://cafef.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khau-hang-hoa-viet-nam-vuot-23-ty-usd-trong-nua-dau-thang-
8-2020-20200822141450747.chn

27
Tổng cục Hải quan: Xuất siêu 2020 sát mốc 20 tỷ USD

https://baodautu.vn/tong-cuc-hai-quan-xuat-sieu-2020-sat-moc-20-ty-usd-d136884.html

28
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn tới TS. Trần Công Đức trong suốt quá trình học môn
Kinh Tế Vĩ Mô, cảm ơn sự tận tâm của thầy trong việc giảng dạy và hướng dẫn tụi em
rất nhiều. Chúng em đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế và bổ ích, điều đó giúp
em vận dụng thật tốt, tìm hiểu thêm và tìm hiểu vấn đề: “ Cán cân thương mại Việt
Nam giai đoạn 2016-2020” gửi đến thầy.

Trong suốt quá trình làm bài, mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn còn những thiếu sót, hạn
chế về lĩnh vực này. Rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của Thầy để bài tiểu
luận của chúng em được hoàn thiện hơn nữa.

Kính chúc Thầy hạnh phúc và mạnh khỏe!

29
Đánh giá công việc của các thành viên

STT Họ và tên MSSV Nội dung đóng góp Tỷ lệ đóng


góp (Báo
cáo+thuyết
trình)

1 Phạm Ngọc Huy 72200109 - Tìm nội dung: 100%

+ Chương 1

+ Chương 2 (Phần 2.1)

- Làm slide:

+ Chương 1

+ Chương 2 (Phần 2.1)

- Thuyết trình.

- Làm trang bìa, phiếu


chấm điểm và bảng đánh
giá bài Báo cáo.

30
2 Cao Thị Chi 72200145 - Tìm Nội dung: 100%

+ Chương 2 (Phần 2.2 và


2.3)

- Làm slide:

+ Chương 2 (Phần 2.2 và


2.3)

- Làm Định dạng chuyên


đề phần Báo cáo

- Thuyết trình.

3 Nguyễn Ngọc Châu 72200063 - Tìm nội dung: 100%

+ Lời mở đầu

+ Chương 3

+ Chương 4

- Làm slide:

+ Chương 3 và Chương 4

- Hỗ trợ trả lời câu hỏi


thuyết trình.

4 Đoàn Thị Hằng 72200447 - Tìm nội dung: 100%

+ Phần Kết luận

+ Lời cảm ơn.

+ Chương 2 ( Phần 2.4


và 2.5)

+ Hỗ trợ chương 3

- Làm slide:

31
+ Chương 2 (Phần 2.4 và
2.5)

- Hỗ trợ trả lời câu hỏi


thuyết trình.

32

You might also like