You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN “QUẢN TRỊ NHÂN LỰC”


ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP - ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đức Trung


Lớp Quản Trị Nhân Lực: Lớp MK2201, Ca sáng, Thứ 6
Nhóm: 3
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Võ Thị Thanh Ngân MSSV: 2254082063
Nhóm trưởng SĐT: 0967218957
2. Đặng Uyên My MSSV: 2254082058
3. Trần Thiệu Thanh Vy MSSV: 2254082120
4. Nguyễn Thị Xuân Trà MSSV: 2254082104
5. Đinh Duy Tú MSSV: 2254012344
6. Lê Hoàng Khang MSSV: 2254012111

TP HCM, THÁNG 4 NĂM 2024


DANH MỤC ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Mức độ
STT Họ Tên MSSV Công việc Ký tên
hoàn thành

Làm báo
1 Võ Thị Thanh Ngân 2254082063 100%
cáo

Làm nội
2 Đặng Uyên My 2254082066 100%
dung

Làm báo
3 Trần Thiệu Thanh Vy 2254082120 100%
cáo

Làm nội
4 Nguyễn Thị Xuân Trà 2254082104 100%
dung

Làm
5 Đinh Duy Tú 2254012344 100%
Powerpoints

Làm
6 Lê Hoàng Khang 2254012111 100%
Powerpoints
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


HỌC KỲ 2 NĂM 2023–2024
Tên bài tiểu luận: Định hướng hội nhập và Đào tạo nhân viên mới
Nhóm thực hiện: 3 Ca: Sáng Thứ: 6
Đánh giá:
Điểm
TT Tiêu chí Thang điểm Ghi chú
chấm
1 Hình thức trình bày: 3.0
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số
0.5
trang, mục lục, bảng biểu,…)
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài
liệu tham khảo 0.5
- Đa dạng số liệu, đồ thị minh họa 1.0
- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối
1.0
nghĩa
2 Nội dung: 7,0
Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc
1.0
tiểu luận
Chương 1: Mô tả quá trình XX ( quá trình
tương ứng với nội dung được phân công mà 2.5
công ty đang thực hiện)
Chương 2: Phân tích ưu nhược điểm của quá
trình XX (Hướng dẫn cách thực hiện Nhận ra
2.5
những điểm giống và khác trong thực tế công ty
áp dụng và lý thuyết)
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị
(Hướng dẫn cách thực hiện Giải thích lý do có
1.0
sự khác biệt và đề xuất giải pháp để nâng cao
hiệu quả quá trình hoạt động của công ty)
Tổng điểm 10

Điểm chữ: ..................................................................................

Nhận xét của GV:.................................................................................................................


...............................................................................................................................................

Ngày ........ tháng........ năm 20........


Giảng viên chấm điểm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


ĐIỂM THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


HỌC KỲ 2 NĂM 2023–2024
Tên bài thuyết trình: Định hướng hội nhập và Đào tạo nhân viên mới
Nhóm thực hiện: 3 Ca: Sáng Thứ: 6
Đánh giá:
Thang Điểm
TT Tiêu chí Ghi chú
điểm chấm
1 Hình thức trình bày: 6.0
- Nội dung thuyết trình 1.5
- Thiết kế slides 2.0
- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình 1.5
- Tương tác với lớp 1.0
2 Phản biện: 3.0
- Kĩ năng trả lời câu hỏi 1.0
- Tinh thần nhóm 2.0
3 Kiểm soát thời gian 1.0
Tổng điểm 10

Điểm chữ: ..................................................................................


Nhận xét của GV:.................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Ngày ........tháng ........ năm 20……


Giảng viên chấm điểm
MỤC LỤC
NỘI DUNG BÁO CÁO

ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP

Khái niệm và mục đích:


- Hội nhập là hình thức đào tạo dành cho nhân viên mới.

- Mục tiêu hội nhập không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin về doanh nghiệp, mà còn giúp những
người mới có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, làm quen và học cách thích ứng với một
môi trường mới, giúp DN tạo ân tượng tốt với nhân viên mới.

- Các chương trình hội nhập chính là lần tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và nhân viên
mới, là cơ hội để công ty tạo ấn tượng với nhân viên cũng như tạo động lực, truyền cảm hứng cho
sự cống hiến với công ty.

- Chương trình hội nhập được coi là hiệu quả khi đạt được các chỉ tiêu sau:

Giúp nhân viên thích ứng với tổ chức

Có đầy đủ thông tin cần thiết để làm việc

Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp

Giảm sai sót, tiết kiệm thời gian làm việc

Nội dung chương trình hội nhập:


- Thông qua chương trình hội nhập tổng quát, nhân viên mới sẽ được trang bị những thông tin từ
tổng quan đến chi tiết nhất của công ty, có thể kể đến như: Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
của công ty; Văn hóa, chuẩn mực và tiêu chuẩn của công ty; Chức năng nhiệm vụ của tổ chức; Quá
trình sản xuất - phân phối sản phẩm/dịch vụ (quy trình làm việc); Tầm nhìn và sứ mệnh công ty
hướng đến; Các chính sách, quy định trong quản lý nhân viên (mức lương, thang lương, thưởng,
khấu trừ lương, tiền ứng trước, tiền vay từ tín dụng, giờ phụ trội, các khoản công tác phí, phúc lợi,
bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp, nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè,...) ; Các cơ hội đào tạo, phát triển
nhân tài.

- Các chương trình hội nhập sẽ được tổ chức dưới nhiều dạng hình thức, tùy thuộc vào cách doanh
nghiệp muốn truyền tải như thế nào.

Đây là một số hình thức tổ chức mà nhóm thu thập được. Trên thực tế, mỗi hình thức tổ chức sẽ còn
đại diện và nói lên văn hóa hay môi trường làm việc của công ty như thế nào:
1. Chương trình đào tạo: Cung cấp các khóa học hoặc buổi đào tạo để giới thiệu về văn hóa tổ chức,
quy trình làm việc, chính sách của công ty và kỹ năng cần thiết cho công việc của họ. (thường gặp)

2. Mentorship/Coaching: Gán các nhân viên mới với các nhân viên có kinh nghiệm để hướng dẫn và
hỗ trợ họ trong quá trình hội nhập.

3. Chương trình giới thiệu: Tổ chức các buổi gặp gỡ giữa nhân viên mới và các nhân viên cũ để họ
có cơ hội giao lưu, làm quen và học hỏi từ nhau.

4. Tour và giới thiệu văn phòng (company tour): Tổ chức các buổi tham quan văn phòng để nhân
viên mới có cơ hội làm quen với môi trường làm việc và các tiện ích trong công ty.

5. Buổi gặp gỡ chào mừng: Tổ chức buổi tiệc hoặc sự kiện chào mừng để chào đón nhân viên mới
và giúp họ cảm thấy được đón nhận và quan trọng.

6. Phát phần mềm và tài liệu hữu ích: Cung cấp phần mềm và tài liệu hữu ích cho việc làm việc
hàng ngày cũng như để tìm hiểu về công ty và ngành công nghiệp. (thường gặp như sổ tay hội nhập)

7. Kế hoạch hội nhập cá nhân hóa: Tùy chỉnh quy trình hội nhập cho từng nhân viên dựa trên nhu
cầu và mục tiêu của họ, giúp họ cảm thấy được quan tâm và chú ý đến từng cá nhân.

8. Đánh giá và phản hồi: Tổ chức các cuộc họp định kỳ để đánh giá tiến độ của nhân viên mới và
cung cấp phản hồi để họ có thể cải thiện và phát triển trong vai trò mới của mình, một phần giúp họ
giải tỏa khó khăn trong công việc

Những hình thức này có thể kết hợp với nhau để tạo ra một chương trình hội nhập toàn diện và hiệu
quả cho nhân viên mới.

-Ngoài 2 mục tiêu chính, hội nhập sẽ còn góp phần giúp giảm sai sót, tiết kiệm thời gian làm việc
thông qua chương trình chuyên môn (đẩy hiệu suất). Để làm được điều đó, nhân viên mới sẽ cần
được cung cấp cái nhìn sâu hơn trong nội bộ về mục tiêu hoạt động, chức năng, cơ cấu tổ chức và
mối quan về công việc giữa các bộ phận phòng ban. Đó gọi là chương trình chuyên môn. Chương
trình chuyên môn cũng sẽ nêu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm đối với công việc, giải thích chi tiết, tầm
quan trọng - ảnh hưởng của công việc, thảo luận về các khó khăn và cách khắc phục, các chuẩn đầu
ra công việc hay số giờ làm việc trong ngày,... Trong chương trình này, công ty sẽ thường tổ chức
dưới dạng tham qua từng đơn vị phòng để hỗ trợ công việc
Bên cạnh chương trình hội nhập cho nhân viên mới, đôi khi doanh nghiệp sẽ còn tổ chức chương
trình tái hội nhập giúp nhân viên thích ứng những thay đổi mang tính toàn cầu (như công nghệ,
data,...)

Tiến trình hội nhập:


- Hội nhập sẽ diễn ra theo các bước:

 Hội nhập tổng quát do chuyên viên nhân lực và quản lý trực tiếp đảm nhận.
 Hội nhập chuyên môn - hoạt động đào tạo nhân viên mới - do quản lý trực tiếp hoặc người
quản lý ủy quyền hướng dẫn (quản lý ủy quyền là người được ủy nhiệm đại diện thực hiện
quyền lực nha)
 Theo dõi, đánh giá - do quản lý trực tiếp thực hiện.

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có chương trình hội nhập chính thức, bài bản cho
nhân viên. Đôi khi sẽ làm dưới dạng không chính thức, ví dụ như giao cho người quản lý trực tiếp
hướng dẫn hoặc một người cũ/được ủy quyền kèm cặp.

Hội nhập tổng quát và hội nhập chuyên môn:


Thường diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên

Đôi khi hội nhập có thể diễn ra trước khi đi làm. Việc này để các ứng viên tiềm năng hiểu rõ và đưa
ra quyết định đúng đắn với công việc họ được đề xuất.

Ví dụ: Một công ty công nghệ có thể tổ chức một sự kiện hội nhập cho các ứng viên đã được chọn
vào vị trí phát triển phần mềm. Trong sự kiện này, các ứng viên sẽ được giới thiệu với văn hóa tổ
chức, các dự án hiện tại và tương lai của công ty, cũng như cơ hội phát triển và các nguyên tắc làm
việc chung. Qua sự kiện này, các ứng viên sẽ có cơ hội gặp gỡ các nhân viên hiện tại, trò chuyện với
họ về công việc và môi trường làm việc, và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về vị trí mà họ sẽ làm và xem
liệu nó phù hợp với mục tiêu và sở thích của họ hay không. Kết quả là, các ứng viên có thể đưa ra
quyết định đúng đắn về việc chấp nhận hoặc từ chối cơ hội làm việc một cách tự tin và thông suốt
hơn, bằng cách có được cái nhìn sâu sắc hơn về công ty và vị trí công việc của họ trước khi bắt đầu
công việc chính thức.

Thông thường, bộ phận nhân sự sẽ đảm nhiệm phần hội nhập tổng quát, sau đó giới thiệu nhân viên
mới với người quản lí trực tiếp để tiến hành hội nhập chuyên môn. Ở đây thì nhân viên mới sẽ được
hướng dẫn giới thiệu với đồng nghiệp, làm quen nơi làm việc, hoạt động phòng ban và hoạt động
công việc.
Theo dõi, đánh giá chương trình hội nhập:
Bước giúp nhân viên thay đổi để hội nhập/thích ứng với môi trường làm việc

Được xem là thành công khi nhân viên mới cảm thấy được chào đón, hiểu về tình hình hoạt động
hiện tại, vai trò của bản thân, ngoài ra còn nắm được thủ tục, chính sách nhân sự.

Kết quả được đánh giá qua những câu hỏi như sau:

 Đối với nhân viên mới: Công việc sẽ cho tôi những cơ hội để thử thách bản thân?; Tôi sẽ
đóng góp được nhiều cho công ty?; Tôi có thể cân bằng công việc và cuộc sống của mình?;
Tôi sẽ được học hỏi và phát triển?; Tôi sẽ đạt được lý tưởng của mình, nâng cao hình ảnh bản
thân?
 Đối với doanh nghiệp: Nhân viên mới có phù hơp với tổ chức?; NV mới có thể làm quen với
công việc và đóng góp cho tổ chức?; NV mới sẽ học hỏi và phát triển?

Tuy nhiên, việc hội nhập có thể dẫn đến các hạn chế như:

 Mất đi tính sáng tạo và đổi mới của tổ chức


 Khó thay đổi khi cần
 Tâm lý phục tùng tổ chức
 Người mới dễ bị lôi kéo vào những điều sai trái

ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI

Khái niệm về đào tạo và phát triển


 Đào tạo là trang bị, bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên để họ có thể thực
hiện tốt công việc
 Phát triển là nhằm tích lũy, mở rộng, nâng cao năng lực nhân viên để đáp ứng yêu cầu phát
triển tổ chức trong tương lai. Chính vì vậy, phát triển còn được gọi là đào tạo dài hạn.
 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến
hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp
của người lao động.

Phân biệt giữa đào tạo và phát triển


Đào tạo Phát triển
Trang bị kỹ Công việc hiện tại Giải quyết những trách nhiệm trong
năng, kiến thức tương lai
Mục tiêu Khắc phục những thiếu sót, hạn chế về Chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ
kỹ năng để thực hiện công việc tốt hơn cấu tổ chức khi có thay đổi và phát triển
Thời gian Ngắn hạn Dài hạn
Đối tượng Cá nhân Cá nhân - Bộ phận - Tổ chức

Quy trình đào tạo và phát triển nhân viên mới


Quy trình đào tạo bao gồm các bước: (1) đánh giá nhu cầu, (2) xây dựng mục tiêu đâò
tạo, (3) thiết kế chương trình đào tạo và (4) đánh giá kết quả đào tạo.
Quy trình đào tạo và phát triển hay gọi tắt là quy trình đào tạo

( để tui vẽ cái mindmap này vô trong slide cho nhé)

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo


 Để xác định được nhu cầu đào tạo cần dựa trên phân tích tổ chức, phân tích tác nghiệp và
phân tích cá nhân

QL cấp cao QL cấp trung Người đào tạo


Phân Đào tạo có cần thiết để Ta có cần chi tiền Ta có ngân sách để đào
tích tổ đạt được mục tiêu kinh để đào tạo không? tạo không? Ban quản lý
chức doanh? Đào tạo hỗ trợ có hỗ trợ cho việc đào
như thế nào đến mục tạo không?
tiêu kinh doanh?
Phân Phòng ban chức năng Ai cần được quản Làm thế nào để xác định
tích cá hay đơn vị kinh doanh lý? Nhà quản lý, nhu cầu đào tạo của
nhân nào cần đào tạo? nhà chuyên môn nhân viên?
hay nhân viên nòng
cốt?
Phân Nhân viên công ty có đủ Đào tạo công việc Nhiệm vụ nào cần phải
tích tác kiến thức, kỹ năng và nào để cải thiện đào tạo? Kiến thức, kỹ
nghiệp khả năng cần thiết để đáng kể chất lượng năng, khả năng hay
cạnh tranh trên thị SP và dịch vụ những đặc tính cá nhân
trường khách hàng? nào cần đào tạo?
Bước 2: Xây dựng mục tiêu đào tạo-phát triển
Mục tiêu đào tạo cần cụ thể, đo lường được, khả thi, gắn với nhu cầu và có thời hạn hoàn
thành (mục tiêu SMART)

Bước 3: Thiết kế chương trình đào tạo


Thiết kế chương trình đào tạo bao gồm chuẩn bị đào tạo, nội dung chương trình và lựa chọn
phương pháp đào tạo phù hợp.
Chuẩn bị cho đào tạo:
Nội dung chương trình: căn cứ trên nhu cầu và mục tiêu đào tạo phòng nhân sự sẽ lên
chương trình đào tạo bao gồm
 Nội dung hay những chủ đề cần đào tạo
 Các hoạt động cho người học và vai trò người hướng dẫn, huấn luyện
 Tài liệu hỗ trợ đào tạo và môi trường đào tạo thích hợp
Phương pháp đào tạo: được chia làm 2 nhóm chính là đào tạo tại chỗ và đào tạo tại nơi làm
việc
Đào tạo tại chỗ: có những hình thức như kèm cặp, tự học và học việc. NHững hình thức này
sẽ được người giám sát trực tiếp hay nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm đàm trách do họ quen
thuộc với công việc.
Đào tạo ngoài nơi làm việc chương trình đào tạo có thể áp dụng những phương pháp sau:
 Nghiên cứu tình huống (case studies) là một dạng đào tạo, huấn luyện kỹ năng phân tích,
đánh giá và tổng hợp bằng một tình huống cụ thể được mô tả chi tiết
 Trò chơi kinh doanh (business games) giúp người học phát triển các kỹ năng quản lý do họ sẽ
phải chủ động tham gia thu thập thông tin, phân tích thông tin và ra quyết định.
 Bài giảng/video khá phổ biến trong đào tạo vì tính tiết kiệm và cung cấp được nhiều tài liệu
cho người học
 Nhập vai (role playing) là hình thức mà mỗi người học sẽ đóng vai một nhân vật được chỉ
định.
 Mô hình hành vi huấn luyện trình bày những hành vi quan trọng liên quan đến công việc.
Người học sẽ quan sát, ghi nhớ và thực hiện lại.
 Mô phỏng là một hình thức đào tạo tái hiện lại tình huống thật hay mô phòng các dụng cụ,
thiết bị làm việc để nhân viên thực hành.
 Học điện tử (e-learning) hiện đang phát triển rất nhanh. Đó là hình thức đào tạo trong đó sử
dụng phương tiện truyền thông điện tử và mạng Internet nhằm giúp người học cập nhật kỹ
năng công việc và chia sẻ thông tin cùng nhau.

Bước 4: Đánh giá chương trình đào tạo


Bước đánh giá chương trình đào tạo giúp các doanh nghiệp:
 Xác định điểm mạnh và điểm hạn chế của chương trình đào tạo
 Đánh giá về nội dung, cách tổ chức và quản lý chương trình có đem lại hiệu quả trong học
tập và trong công việc hay không
 Xác định lợi ích của đào tạo so với chi phí đào tạo cho doanh nghiệp
Quy trình đánh giá luôn trải qua 4 bước theo mô hình của Kirkpatrick
Bước 1: Phản ứng của học viên
 Là một bước đánh giá nhằm cải thiện tiến trình đào tạo tại doanh nghiệp. Người học
sẽ đánh giá mức độ hài lòng với nội dung đào tạo và cách tổ chức, triển khai đào tạo.
Phương thức đánh giả chủ yếu là phát bảng câu hỏi.
Bước 2: Kết quả học tập
 Mục đích:kiểm tra xem những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi mà người học có
được sau khi kết thúc khóa học có đạt được mục tiêu đào tạo hay không. Hình thức
đánh giá có thể là qua các bài tập, bài kiểm tra.
Bước 3:Hành vi tại nơi làm việc
 Đánh giá những thay đổi của người học tại nơi làm việc sau khi tham gia khóa học.
Bước 4: Kết quả kinh doanh và Lợi nhuận trên đầu tư
 Đánh giá dựa trên sự thay đổi về doanh số, tai nạn lao động, phế phẩm, sự hài lòng
của khách hàng, điểm hòa vốn đào tạo (lợi ích do đào tạo đem lại = thu nhập sau khi
đào tạo-chi phí đào tạo)

Các tài liệu tham khảo

 https://kynghexanh.com/xay-dung-muc-tieu-smart-
gold.html#Y_nghia_cua_nguyen_tac_SMART
 https://unica.vn/blog/lap-ke-hoach-ban-hang-2020
 Những khái niệm căn bản về Hoạch định chiến lược (balancedscorecard.vn)
 https://expertprogrammanagement.com/2017/11/management-by-objectives/
 https://edukedar.com/types-of-plans/
 https://giasusinhvien.net/nguyen-tac-smart-post84.html
 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/quan-tri-hoc/de-
cuong-bai-giang-quan-tri-hoc/72592799
 https://trithuccongdong.net/nhan-luc-nhan-su/phan-tich-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-
michael-porter.html
 https://www.slideshare.net/hoomanhamidiaval/planning-in-management
 https://lms.ou.edu.vn/231/pluginfile.php/2951/mod_resource/content/1/2-Gi%C3%A1o-Tr
%C3%ACnh-Qu%E1%BA%A3n-Tr%E1%BB%8B-H%E1%BB%8Dc-C%C6%A1-B
%E1%BA%A3n.pdf
 https://thuvientruyenthong.quochoi.vn/cgi-bin/koha/opac-detail.pl?biblionumber=1303
 https://bizfly.vn/techblog/ma-tran-bcg-la-gi.html
 Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình 6 bước hoạch định (pace.edu.vn)
 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/quan-tri-hoc/
chep-bai-mon-quan-tri-hoc/27312256
 Hoạch định là gì? Công tác hoạch định của một nhà quản trị - 2020 - Giải Pháp Tinh Hoa
(giaiphaptinhhoa.com)

You might also like