You are on page 1of 192

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Lê Thị Hoàng Yến

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA


LÊ THỊ HOÀNG YẾN

NHÓM NẤM HYPHOMYCETES PHÂN LẬP TỪ


LÁ CÂY MỤC (LITTER FUNGI) Ở MỘT SỐ
RỪNG QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC


2014

Hà Nội- 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

LÊ THỊ HOÀNG YẾN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NHÓM NẤM


HYPHOMYCETES PHÂN LẬP TỪ LÁ CÂY MỤC (LITTER
FUNGI) Ở MỘT SỐ RỪNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Vi sinh vật học


Mã số: 62 42 40 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Dương Văn Hợp
GS.TS Katsuhiko Ando

Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện và một số kết
quả cùng cộng tác với các đồng nghiệp khác.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, một phần đã được công
bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với sự đồng ý và cho phép của các
đồng tác giả. Phần nội dung còn lại chưa được công ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Tác giả

Lê Thị Hoàng Yến

1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Dương Văn Hợp, Viện Vi
sinh vật và Công nghệ Sinh học- người Thầy đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng
dẫn và giúp tôi tháo gỡ những khó khăn trong suốt quá trình làm luận án.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Katsuhiko Ando- Viện
NITE Nhật Bản- người Thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền lại cho tôi phương pháp mới về
nghiên cứu sự đa vi nấm ở Việt Nam cũng như niềm say mê nghiên cứu về Khoa học Nấm.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình về chuyên môn của các nhà Khoa học Nấm và các chuyên gia về enzyme vi sinh vật
đang công tác tại Viện Công nghệ và Thẩm Định Quốc gia và Đại học Kyushu- Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự động viên, góp ý khoa học của các bạn đồng nghiệp
tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học- Đại học Quốc gia Hà Nội. Bằng những tình
cảm trân trọng nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo tại Bộ môn
Vi sinh vật và Khoa Sinh học- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã đào tạo, giảng dạy
cho tôi những kiến thức cơ bản về Sinh học và vi sinh vật học. Tôi xin chân thành gửi lời
cám ơn đặc biệt đến GS.TS Nguyễn Lân Dũng, người Thầy đã đặt nền móng cho sự nghiệp
nghiên cứu nấm học của tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn GS. TS. Phạm Văn Ty về sự
nhiệt tình đóng góp ý kiến khoa học cho luận án của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Viện và tập thể cán bộ Viện Vi sinh vật
Và Công nghệ Sinh học- Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban Giám đốc Viện Công nghệ
Thẩm Định NITE- Nhật Bản; Phòng Sau Đại học; Ban Giám hiệu- trường Đại Học Khoa
học Tự Nhiên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và tham gia nghiên
cứu để hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cám ơn từ trái tim mình tới gia đình, những người thân và bạn bè
đã luôn bên cạnh, yêu thương, khích lệ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Lê Thị Hoàng Yến

2
MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. 1
Lời cảm ơn .................................................................................................................. 2
Mục lục ....................................................................................................................... 3
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ......................................................................... 7
Danh mục các bảng ..................................................................................................... 8
Danh mục các hình vẽ ............................................................................................................ 9
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 11
Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 14
1.1 Đại cương về nấm .................................................................................. 14
1.1.1 Nấm và các đặc điểm chung của nấm....................................................... 14
1.1.2 Các nghiên cứu về tiến hóa về nấm .......................................................... 15
1.1.3 Hệ thống phân loại nấm ............................................................................ 16
1.1.4 Phân loại học của nấm bất toàn (Mitosporic fungi hay microsporidia
fungi)......................................................................................................................... 17
1.1.5 Nhóm nấm Hyphomycetes ....................................................................... 18
1.2. Các tiêu chí sử dụng trong phân loại Hyphomycetes bằng đặc điểm
hình thái .......................................................................................................... 19
1.2.1 Các đặc điểm khuẩn lạc ........................................................................... 19
1.2.2 Các đặc điểm của sợi nấm và vách ngăn của sợi nấm .............................. 20
1.2.3 Hình thái các cơ quan sinh bào tử của vi nấm Hyphomycetes ................. 21
1.2.4 Các kiểu phát sinh bào tử trần của nấm .................................................... 22
1.2.4.1 Phát sinh bào tử dạng nảy chồi hướng gốc (Basipeptal): ................. 22
1.2.4.2 Nảy chồi chuỗi hướng ngọn (Acropetal) ............................................ 23
1.2.4.3 Phát sinh bào tử dạng tản (Thallic) ................................................... 24
1.2.5 Các phương thức bào tử rời khỏi cuống: .................................................. 24
1.3 Các tiêu chí sử dụng trong phân loại Hyphomycetes bằng phân tích
trình tự gen ADN riboxom ............................................................................. 25
1.3.1 Cấu trúc ADN riboxom của nấm và vai trò của chúng trong phân loại sinh
học phân tử................................................................................................................ 25
1.3.1.1 Cấu trúc ADN riboxom của nấm ........................................................ 25
1.3.1.2 Vai trò của các đoạn ADNr trong phân loại nấm sợi ........................ 26
1.3.2 Vùng ADN mã hóa trong phân loại nấm(ADN barcoding fungi) ............ 27

3
1.3.3 Phân tích sự phát sinh chủng loại ............................................................. 28
1.3.4 Một số phương pháp khác dùng trong phân loại nấm dựa vào phântích
sinh học phân tử ........................................................................................................ 29
1.3.5 Nghiên cứu phân loại giới nấm dựa trên phân tích cây chủng loại phát
sinh ............................................................................................................................ 30
1.3.6 Nghiên cứu phân loại nhóm nấm Hyphomycetes dựa trên phân tích cây
chủng loại phát sinh .................................................................................................. 32
1.4. Các bước tiến hành trong phân loại vi nấm ........................................ 34
1.4.1 Phân loại hình thái kết hợp với phân tích trình tự gen ADN riboxom ..... 34
1.4.2 Phân loại một bậc phân loại nấm mới ..................................................... 34
1.4.3 Các nguyên lý cơ bản trong xác định danh pháp nấm (nomenclature) .... 35
1.5 Nấm tồn tại trên xác thực vật và các phương pháp phân lập chúng .. 36
1.5.1 Các dạng sinh thái của nấm ...................................................................... 36
1.5.2 Nấm tồn tại trên xác thực vật .................................................................... 37
1.5.3 Các phương pháp phân lập nấm tồn tại trên xác thực vật ........................ 38
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu đa dạng vi nấm tồn tại trên xác thực vật ở một
số nước trên thế giới ................................................................................................. 39
1.5.4.1 Ở Trung Quốc..................................................................................... 39
1.5.4.2 Ở Ấn Độ .............................................................................................. 40
1.5.4.3 Ở Thái Lan ......................................................................................... 40
1.5.4.4 Ở Nhật Bản ......................................................................................... 41
1.5.4.5 Ở một số Quốc gia khác ..................................................................... 41
1.5.5 Nghiên cứu đa dạng nấm ở Việt Nam ...................................................... 43
1.6 Một số loài nấm hyphomycetes có khả năng sinh enzyme phân hủy xác
thực vật............................................................................................................ 43
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 46
2.1 Nguyên liệu ............................................................................................ 46
2.1.1 Mẫu phân lập ............................................................................................ 46
2.1.2 Hóa chất và thiết bị ................................................................................... 49
2.1.2.1 Hóa chất ............................................................................................. 49
2.1.2.2 Thiết bị................................................................................................ 50
2.1.3 Môi trường ................................................................................................ 51
2.1.3.1 Môi trường phân lập, phân loại và giữ giống .................................... 51
2.1.3.2 Môi trường dùng cho nuôi cấy và thử hoạt tính enzyme của nấm ..... 51

4
2.2 Phương pháp ......................................................................................... 51
2.2.1 Phương pháp phân lập nấm ...................................................................... 51
2.2.1.1 Phân lập bằng phương pháp rửa bề mặt . ......................................... 51
1.2.1.2 Phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc ............................. 53
2.2.2 Phương pháp nuôi cấy bảo quản nấm sợi ................................................. 56
2.2.3 Phân loại nấm sợi bằng quan sát hình thái .............................................. 56
2.2.3.1 Quan sát khuẩn lạc và cấu trúc sinh bào tử dưới kính hiển vi thường ... 56
2.2.3.2 Quan sát hình thái cơ quan sinh bào tử của nấm dưới kính hiển vi
điện tử quét .............................................................................................................. 57
2.2.3.3 Quan sát số lượng nhân trong 1 tế bào của bào tử nấm dưới kính hiển
vi huỳnh quang ......................................................................................................... 58
2.2.4 Phân tích trình tự ADNr 18S hoặc 28S đoạn D1D2 của nấm .................. 58
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học vi nấm .................................. 61
2.2.5.1 Tần suất xuất hiện (Frequency) ........................................................ 61
2.2.5.2 Chỉ số đa dạng sinh học loài H' (Shannon and Weiner's Index) ...... 61
2.2.5.3 Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson
(Concentration of Dominance- Cd) ......................................................................... 62
2.2.5.4 Chỉ số tương đồng (Index of similarity hay Sorensen’s Index- SI) ... 62
2.2.6 Sàng lọc enzyme phân giải CMC và xylan.............................................. 62
2.2.7 Sàng lọc enzyme phân hủy lignin ............................................................. 63
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 64
3.1 Sự đa dạng của vi nấm về số lượng chủng nấm ................................... 64
3.2 Kết quả về đa dạng vi nấm hyphomycetes phân lập được ở 4 vùng sinh
thái khác nhau ở việt nam .............................................................................. 65
3.2.1 Sự đa dạng vi nấm phân lập được ở Rừng Quốc gia Ba Bể ..................... 66
3.2.2 Sự đa dạng vi nấm phân lập được ở rừng Quốc gia Bạch Mã ................. 68
3.2.3 Sự đa dạng vi nấm phân lập được ở Mã Đà ............................................. 71
3.2.4 Sự đa dạng vi nấm Hyphomycetes phân lập được rừng Quốc gia Phú
Quốc .......................................................................................................................... 73
3.2.5 Thảo luận .................................................................................................. 75
3.2.5.1 Sự đa dạng vi nấm dựa vào chỉ số về mẫu và số lượng mẫu ............. 75
3.2.5.2 Phát hiện sự đa dạng của vi nấm dựa vào phương pháp phân lập .. 76
3.2.5.3 Sự đa dạng thành phần loài vi nấm Hyphomycetes dựa vào các chỉ số
sinh học ..................................................................................................................... 77

5
3.2.5.4 Sự đa dạng sinh học của vi nấm ở mức độ Lớp, Bộ, Họ .................... 79
3.2.5.5 Sự đa dạng sinh học của vi nấm ở mức độ Chi, Loài ........................ 81
3.2.5.6 Sự đa dạng về mức độ tương đồng giữa các khu vực nghiên cứu ..... 83
3.2.6. Mô tả hình thái của một số loài nấm mới ở Việt Nam ............................ 84
3.2.6.1 Polybatispora quinquecornuta Matsush. (1996) ............................... 84
3.2.6.2 Isthmolongispora genculata Tubaki de Hoog & Hennebert (1983) .. 85
3.2.7.3 Isthmolongispora ampulisformis Tubaki de Hoog & Hennebert (1983) ..... 85
3.2.6.4 Isthmolongispora minima Tubaki de Hoog & Hennebert (1983) ..... 85
3.2.6.5 Ceratosporella ponapensis Matsush. (1981) ..................................... 86
3.2.6.6 Radiatispora yunaensis Matsush. (1996) ........................................... 86
3.2.6.7 Lateriramulispora ainflata Matsush. (1975) ..................................... 86
3.2.6.8 Scolecobasidium tricladiatum Matsush. (1971)................................ 87
3.2.6.9 Triglyphium alabamense Matsush. (1981)......................................... 87
3.2.6.10 Varicosporium elodeae W. Kegel (1906) ......................................... 87
3.2.6.11 Triramulispora obclavata Matsush. (1975) ..................................... 88
3.2.6.12 Tripospermum myrti (Lind) S. Hughes 1951) .................................. 88
3.2.6.13 Tricladiella pulvialis K. Ando & Tubaki (1984) .............................. 89
3.3 Phát hiện một số chi, loài nấm mới ..................................................... 89
3.3.1 Hai chi nấm mới ....................................................................................... 90
3.3.1.1 Acerosispora L.T.H. Yen et K. Ando gen. et sp. nov. ......................... 90
3.3.1.2 Hamatispora L.T.H. Yen et K. Ando gen. nov. ................................... 97
3.3.2 Năm loài nấm mới .................................................................................. 100
3.3.2.1 Condylospora vietnamensis L.T.H. Yen et K. Ando sp. nov. (VN05-
F0030) ..................................................................................................................... 100
3.3.2.2 Trisulcosporium phuquocense sp. nov. (VN11-F0028) và
Trisulcosporium exiguum sp. nov. (VN11-F0029) ................................................. 103
3.3.2.3. Polylobatispora ambigua sp. nov. .................................................. 106
3.3.2.4. Isthmolongispora phuquocensis sp. nov. (VN11-F0048) ................ 109
3.4 Nghiên cứu đa dạng các chủng nấm sinh enzyme phân hủy
lignocellulose ................................................................................................. 113
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 120
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 138

6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CMC Cacboxymethyl cellulose


ADN Axit deoxyribonucleic
DNS Axit 3,5 dinitrosalicylic
dNTP 2'-deoxyribonucleocide-5'-
triphosphate
EDTA Axit Ethylene diamine tetra acetic
nuc SSU rDNA (nuclear small ADN ribosome tiểu đơn vị nhỏ
subunit ribosomal DNA)
nucLSU rDNA (nuclear large ADN ribosome tiểu đơn vị lớn
subunit ribosomal DNA)
mitSSU rDNA ADN ribosome tiểu đơn vị nhỏ
MnP Enzyme magan peroxidase
LiP Enzyme lignin peroxidase
RQG Rừng Quốc gia
PCR (Polymerase Chain Reaction) Chuỗi phản ứng trùng hợp
ARN Axit ribonucleic
SGZ Sigingaldazine
gen. nov. Chi mới
sp. nov. Loài mới
sp. Loài
spp. Nhiều loài
TSXH Tần suất xuất hiện

7
DANHMỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại nấm ............................................................................ 17
Bảng 1.2 Một số enzyme do nấm sinh ra ................................................................. 44
Bảng 2.1 Đặc điểm địa lý các vị trí lấy mẫu............................................................. 47
Bảng 2.2. Danh sách các mẫu lá rụng thu thập từ 4 rừng Quốc gia: Ba Bể, Bạch
Mã, Mã Đà và Phú Quốc- Việt Nam ........................................................................ 48
Bảng 2.2 (tiếp) Danh sách các mẫu lá rụng thu thập từ 4 rừng Quốc gia: Ba Bể,
Bạch Mã, Mã Đà và Phú Quốc- Việt Nam ............................................................... 49
Bảng 3.1 Số lượng nấm phân lập từ các mẫu lá rụng thu thập từ 4 RQG của Việt
Nam........................................................................................................................... 64
Bảng 3.2 Tổng kết về kết quả nghiên cứu đa dạng vi nấm ở Việt Nam ................... 65
Bảng 3.3 Sự đa dạng của vi nấm Hyphomycetes phân lập ở Rừng Quốc gia Ba Bể ...67
Bảng 3.4 Đa dạng sinh học vi nấm Hyphomycetes trong rừng Quốc gia Bạch Mã 69
Bảng 3.5 Sự đa dạng sinh học của vi nấm trong rừng Quốc gia Mã Đà ................. 72
Bảng 3.6 Sự đa dạng sinh học của vi nấm trong rừng Quốc gia Phú Quốc ........... 73
Bảng 3.7. Các chi nấm chiếm ưu thế tại 4 RQG nghiên cứu .................................... 78
Bảng 3.8 Sự đa dạng sinh học của vi nấm ở mức độ Lớp, Bộ, Họ .......................... 80
Bảng 3.9. Số lượng và tỉ lệ phần trăm các chi, loài nấm phân lập được ở 4 RQG Việt
Nam ........................................................................................................................... 81
Bảng 3.10 Mối tương quan giữa các khu vực nghiên cứu ........................................ 83
Bảng 3.11 Danh sách những chủng nấm là chi, loài mới ........................................ 90
Bảng 3.12 Kết quả phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 của chủng VN11-
F0004 dựa vào phần mềm Blastsearch ..................................................................... 92
Bảng 3.13 So sánh hình thái bào tử giữa các loài trong chi Condylospora............ 101
Bảng 3.14 So sánh hình thái bào tử giữa các loài trong chi Trisulcosporium sp. .. 104
Bảng 3.15 So sánh hình thái bào tử giữa các loài trong chi Isthmolongispora sp. 110
Bảng 3.16 Khả năng sinh enzyme phân hủy lignocellulose của các chủng nấm
nghiên cứu............................................................................................................... 114

8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cây phát sinh chủng loại của sinh vật nhân thật dựa vào trình tự ADNr
18S ........................................................................................................................... 15
Hình 1.2 Khuẩn lạc của Hyphomycetes trên gỗvà côn trùng ................................... 18
Hình 1.3 Cơ quan sinh bào tử trần của nấm Hyphomycetes .................................... 18
Hình 1.4 Cấu trúc vách ngăn ngang của sợi nấm. .................................................... 20
Hình 1.5 Các kiểu cuống sinh bào tử trần ............................................................... 21
Hình 1.6 Các loại bào tử khác nhau dùng trong phân loại nấm Hyphomycetes......... 22
Hình 1.7 Sự phát sinh bào tử dạng nảy chồi hướng gốc ............................................ 23
Hình 1.8 Sự phát sinh bào tử dạng nảy chồi hướng ngọn .......................................... 24
Hình 1.9 Phát sinh bào tử dạng tản ........................................................................... 24
Hình 1.10 Các phương thức bào tử rời khỏi cuống . ................................................ 25
Hình 1.11 Cấu trúc một đơn vị ADN riboxom của nấm . ........................................ 26
Hình 1.12 Ví dụ về một cây chủng loại phát sinh .................................................... 29
Hình 1.14 Cây phát sinh chủng loại của nhóm nấm Hyphomycetes dựa vào trình tự
đa gen ....................................................................................................................... 33
Hình 1.15 Sơ đồ các bước tiến hành phân loại 1 chủng vi nấm ............................... 34
Hình 2.1 Bản đồ các địa điểm lấy mẫu .................................................................... 46
Hình 2.2 Các bộ phận của bộ vi thao tác Skarmen ................................................... 54
Hình 2.3 Phản ứng đặc hiệu của enzyme laccaza với syringaldizine là cơ chất . .... 63
Hình 3.1 Hình thái bào tử của một số loài nấm lần đầu tiên phân lập ở Việt Nam. . 84
Hình 3.2 Một số loài nấm lần đầu tiên được phân lập tại Việt Nam (tiếp). ............. 88
Hình 3.3 Một số loài mới lần đầu tiên được phân lập ở Việt Nam (tiếp). ................ 89
Hình 3.4 Hình thái các cơ quan sinh sản của chủng VN11- F0004. ........................ 90
Hình 3.5 Sự phát sinh bào tử của chủng VN11-F0025 quan sát dưới kính hiển vi điện
tử quét. ....................................................................................................................... 91
Hình 3.6 Quan sát số lượng nhân trong một tế bào của bào tử nấm ........................ 93
Hình 3.7 Đại diện các lớp sinh bào tử trần trong ngành phụ Pucciniomycotina ...... 94

9
Hình 3.8 Vị trí phân loại của 2 chủng VN11-F0004 và VN11-F0025 dựa vào phân
tích trình tự ADNr đoạn 18S .................................................................................... 96
Hình 3.9 So sánh hình thái của VN11-F0045 với chủng không thể công bố của Matsushima
1975 ........................................................................................................................... 98
Hình 3.10 Các giai đoạn hình thành và phát triển bào tử của Hamatispora
phuquocensis............................................................................................................. 98
Hình 3.11 Cây phát sinh chủng loại giữa VN11-F0045 và các loài có mối quan hệ
họ hàng gần dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 .............................................. 99
Hình 3.12 Hình dạng bào tử của Condylospora vietnamensis VN05-F0030 dưới
kính hiển vi điện tử. ................................................................................................ 102
Hình 3.13 Hình dạng bào tử của Condylospora vietnamensis VN05-F0030 dưới kính hiển vi
thường ...................................................................................................................... 103
Hình 3.14 Hình thái bào tử giữa các loài trong chi Trisulcosporium, Bars 10 μm 104
Hình 3.15 Cây chủng loại phát sinh của VN11-F0028 và VN11-F0029 với các loài
có mối quan hệ họ hàng gần dựa vào phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 ... 105
Hình 3.16 Hình dạng cơ quan sinh bào tử của các loài trong chi Polylobatispora 107
Hình 3.17 Cây phát sinh chủng loại của VN05-F0031 với các loài có mối quan hệ
họ hàng gần, cây được xây dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 ..................... 108
Hình 3.18 Hình thái giữa các loài trong chi Isthmolongispora .............................. 111
Hình 3.19Cây phát sinh chủng loại của các loài trong chi Isthmolongispora, cây
được xây dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 ................................................. 112
Hình 3.20 Đa dạng thành phần các chi nấm có khả năng phân hủy CMC và xylan
cao ........................................................................................................................... 115
Hình 3.21 Đa dạng các chi nấm có khả năng sinh enzyme phân hủy lignin .......... 115

10
MỞ ĐẦU
Vi nấm Hyphomycetes là nhóm nấm mang các cấu trúc sinh bào tử trần
(cuống sinh bào tử, tế bào sinh bào tử và bào tử) trên môi trường nuôi cấy, mà
không sinh thể quả. Chúng có thể tồn tại trong mọi hệ sinh thái: đất, nước, khí,
phân, trong các vật chất hữu cơ và các loại mô thực vật,... Vi nấm tồn tại trong lớp
lá rụng trong rừng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy sinh khối thực
vật, nhờ vào khả năng sinh ra các enzyme ngoại bào của chúng [49,71,113]. Vì vậy,
các loài nấm này có khả năng ứng dụng cao trong các ngành chế biến thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi, trong xử lý nước thải, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt,
trong công nghiệp sản xuất cồn sinh học, sản xuất giấy và trong chất tẩy rửa vì
chúng có thể sinh ra một số lượng lớn các enzyme như amylase, celullase, xylanse,
protease, phytase, lipase. Các enzyme này phần lớn được sản xuất bởi các chủng
nấm sợi như: Aspergillus,Trichoderma, Penicilium,...[42, 49, 63, 150,166]. Một số
loài vi nấm còn được sử dụng trong sản xuất thuốc kháng sinh [46], sản xuất dược
phẩm, chẳng hạn sản xuất statins- chất có khả năng làm giảm cholesterol từ nấm sợi
[107] và trong kiểm soát sinh học (sản xuất độc tố mycotoxin Beauvericin từ nấm
Beauveria bassiana) [49],... .Ngoàira,
vinấmcòncóvaitròthamgiavàovòngtuầnhoànvậtchấtnhư C,N, P vàkiểmsoát ô
nhiễmmôitrường [45, 58, 63].Do
thấyvaitròvàứngdụngnhiềumặtcủanấmđốivớiđờisống,
cácnhàkhoahọcngàycàngquantâmđếnnghiêncứuđadạngnấmvớimụctiêutìmkiếmpháth
iệncáchoạtchấtmớicógiátrịtừcác taxon mới.
Người ta cho rằng trong tự nhiên có khoảng 1.000.000- 1.500.000 loài nấm
[38; 68], nhưng đến năm 2008 mới định tên được khoảng 10.000 chi và 100.000
loài, trong đóAscomycota có khoảng 6.500 loài; Basidiomycota có khoảng 31.500
loài; Blastocladiomycota: 180 loài; Chytridiomycota: 710 loài; Glomeromycota:
170 loài; Microsporidia: trên 1.300 loài; Neocallimastigomycota: 20 loài [90].
Trung Quốc đã điều tra được 40.000 loài [168]. Ở Nhật Bản đã tìm được 12.000
loài [88]. Nghiên cứu về đa dạng nấm ở Việt Nam chưa được coi trọng, đến nay

11
theo ước tính có khoảng 2.900 loài nấm ở Việt Nam đã được lập danh lục [8; 11],
trong đó vi nấm có khoảng 400 chi, 450 loài được công bố [8; 9; 11; 12], con số này
cũng còn khá khiêm tốn so với sự đa dạng vi nấm ở Việt Nam.
Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm, vị trí địa lý kéo dài từ Bắc vào
Nam, với sự đa dạng lớn về các vùng sinh thái đặc hữu, có nhiều rừng núi, nằm rải
rác từ Bắc tới Nam ( từ 8°27′ - 23°23′ vĩ tuyến bắc) với các kiểu rừng khác nhau do
sự khác nhau về địa lý và thành phần thực vật. Rừng Quốc gia Ba Bể (22o22’ vĩ bắc
và 105o36’ kinh đông), BạchMã (16o05’ vĩ bắc và 107o50’ kinh đông) và Mã Đà
(11o13’ vĩ bắc và 107o5’ kinh đông) là 3 khu hệ sinh thái đặc trưng cho 3 vùng miền
của đất nước. Rừng Quốc gia Phú Quốc (10o12’- 10o27’vĩ bắc và 103o50’-
104o04’kinh đông) nằm trên đảo Phú Quốc, cách xa khỏi đất liền, nằm cách thị trấn
Rạch Giá 120 Km và thị xã Hà Tiên 45 Km về phía Tây Nam, nhưng chỉ cách
Campuchia có 3km. Các nghiên cứu về động, thực vật, côn trùng,.. cho thấy cả 4
rừng này đều cóđặc điểm chung là đa dạng sinh học cao, nhiều loài động, thực vật
sinh sống, có nhiều loài đặc hữu, quí hiếm và được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành mang tính hệ thống
về đa dạng vi nấm tồn tại trong các khu hệ sinh thái rừng Việt Nam. Sự khác nhau
về đa dạng sinh học các loài vi nấm nằm trong lớp lá rụng giữa các vùng miền có gì
khác nhau? Để trả lời được các câu hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài "Nghiên
cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục
(litter fungi) ở các rừng Quốc gia Việt Nam " với các mục tiêu sau:
- Có được các dữ liệu về tính đa dạng sinh học của khu hệ nấm
Hyphomycetesphân lập từ lá cây mục ở 4 rừng Quốc gia Việt Nam. Phát hiện các
chi, loài mới lần đầu được ghi nhận ở Việt Nam và phát hiện các chi, loài mới cho
khoa học.
- Bảo tồn nguồn gen của khu hệ nấm Hyphomycetesphân lập từ lá cây mục thu
thập ở các Rừng Quốc gia Việt Nam.
- Đánh giá hoạt tính enzyme phân giải lignocellulose của các chủng lựa chọn
bảo quản.

12
Đóng góp mới của luận án:
- Đây là nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về đa dạng vi nấm Hyphomycetes
phân lập từ lá cây rụng ở 4 vườn Quốc gia Việt Nam(Ba Bể, Bạch Mã, Mã Đà và
Phú Quốc), sử dụng hai kỹ thuật phân lập mới (phân lập nấm bằng phương pháp rửa
bề mặt và phân lập nấm bằng phương pháp tách bào tử đơn độc) trong nghiên cứu
đa dạng vi nấm tại Việt Nam.
- Nghiên cứu đã đưa ra một bức tranh đa dạng về nhóm nấm Hyphomycetes ở
Việt Nam, gồm 5 Lớp, 13 Bộ, 26 Họ, 79 Chi, 176 Loài vi nấm.
- Đã phát hiện được một số taxon mới trong hệ thống phân loại nấm học: 2 chi
mới và 8 loài mới.
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chi: Aspergillus, Fusarium, Penicilliumvà
Trichoderma vừa có tần suất xuất hiện cao lại vừa có khả năng sinh enzyme thủy
phân thành phần lignocelluloza cao.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm giàu thêm đa dạng nguồn gen vi nấm
cho Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật- Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học với
243 chủng vi nấm thuộc 5 Lớp, 13 Bộ, 26 Họ, 79 Chi, 176 Loài , trong đó có 02 chi
mới, 08 loài mới cho khoa học.
- Việc phân loại của 243 chủng vi nấm sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng định
hướng cho các nghiên cứu khai thác nguồn gen vi nấm liên quan đến các chủng này.
- Các chủng vi nấm thuộc taxa mới sẽ được cung cấp cho các cơ sở nghiên
cứu khoa học (trong và ngoài nước) làm chủng chuẩn, chủng tham chiếu cho các
nghiên cứu liên quan.
- Các kết quả nghiên cứu enzym phân giải lignocelluloza có ý nghĩa định
hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về hoạt tính enzyme và khả năng ứng dụng các
chủng này.

13
Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NẤM
1.1.1 Nấm và các đặc điểm chung của nấm
Nấm là nhóm vi sinh vật nhân thật, dị dưỡng, có khả năng hấp phụ chất dinh
dưỡng, vách tế bào có chứa chitin và ß-glucan (trong quá trình tiến hóa một số nấm
mất chitin, thậm chí là vách trong). Nấm thường là vi sinh vật hiếu khí, nhờ các ty
thể. Nấm thiếu các lạp thể, tế bào nấm có nhiều dạng, từ dạng tế bào đơn lẻ, chỉ
gồm một tế bào đến cấu tạo dạng sợi, phát triển kéo dài sợi, tạo khuẩn lạc [52]. Với
sự đa dạng về hình dạng như vậy đã khiến cho số lượng các loài nấm ước lượng
khoảng 1,5 tới 15 triệu loài, trong khi đó chỉ có khoảng 100.000 loài đã được mô tả
[38; 68].
Nấm được xếp vào một giới riêng, với những đặc điểm riêng như vách tế bào
chứa chitin và glucan; chúng sinh sản theo kiểu nảy chồi hoặc hình thành dạng sợi;
chúng không có hệ thống cần thiết để vận chuyển nước và chất dinh dưỡng (xylem,
pholem) như đối với thực vật. Tuy nấm được xếp vào một giới riêng như vậy,
nhưng chúng cũng có một số điểm chung so với các giới khác:
- So với sinh vật nhân thật: tế bào nấm cũng có màng bao quanh lấy nhân, với
các chromosome chứa đựng các ADN với các vùng không mã hóa gọi là các intron
và các vùng mã hóa gọi là các exon. Riboxom của nấm là loại 80S [51].
- So với thực vật: Nấm không chứa lục lạp và là sinh vật dị dưỡng, đòi hỏi
phải có các hợp chất hữu cơ là nguồn năng lượng [51].
- Giống như thực vật, nấm có vách tế bào, tuy nhiên thành phần vách tế bào
của nấm chủ yếu là chitin, không phải cellulose như tế bào thực vật. Thêm vào đó,
một số loài nấm tiêu biểu có nhân đơn bội haploid, giống như tảo [51].
- So với vi khuẩn, nấm bậc cao và một số loài vi khuẩn có khả năng sản sinh
axit amin L-lysine trong quá trình sinh tổng hợp đặc hiệu, gọi là con đường
aminoadipate [51].

14
1.1.2 Các nghiên cứu
ứu về tiến hóa về nấm
Có rất ít thông tin về sự tiến hóa của nấm do nấm có sự đa dạng
ng phong phú,
nhưng lại có hình thái đơn gi
giản và thiếu các dữ liệu hóa thạch cần thiếết để phân tích
[33]. Nghiên cứu tiếnn hóa nnấm dựa vào quan sát các đặc điểm
m hình thái, thành phần
ph
vách tế bào [28], thử nghi
ghiệm tế bào học [167], nghiên cứu
u siêu cấu
c trúc [70],
chuyển hóa tế bào [102] và các m
mẫu hóa thạch [67]. Nhiều phân
hân tích phát sinh loài
cho thấy giới nấm là mộtt ph
phần của bức xạ đầu cuối củaa nhóm sinh vật
v nhân thật
(Hình 1.1).

Hình 1.1 Cây phát sinh chủng


ng lo
loại của sinh vật nhân thật dựa vào trình tự ADNr 18S [167]

Berbee và Taylor [1994]đ


[1994]đã sử dụng thời gian địa lý để tính toán sự
s xuất hiện
của các bậc phân loạii khác nhau trong m
một cây tiến hóa và đưa ra giảả thuyết về tất
cả các bậc phân loại từ lớ
ớp đến họ đã liên tục xuất hiện giữa kỷ Cambri tới kỷ
Tertiary. Trình tự nucleotit bbị thay thế, biến đổi tỉ lệ thuận với thờii gian, vì vậy
v dựa
vào số lượng
ng nucleotit thay đđổi theo thời gian có thể ước lượng thờii gian tiến
ti hóa
của nấm [35].
Dựa vào cơ sở này và việc sử dụng thêm các điểm tham chiếu khác, chẳng
ch hạn
như sự xuất hiện của các mấấu lồi của sợi nấm của nấm hóa thạch, thờii gian tuyệt
tuy đối
về nguồn gốc củaa nhóm nnấm đã được ước tính [33].. Ba ngành nấm
n chính,
Zygomycota, Ascomycota và Basidiomycota đư
được cho là đãã tách ra từ
t

15
Chytridiomycota khoảng 550 triệu năm trước. Sự phân chia Ascomycota-
Basidiomycota xảy ra khoảng 400 triệu năm trước, sau khi thực vật xâm chiếm đất.
Nhiều Ascomycetes đã tiến hóa cùng thời đại xuất hiện thực vật hạt kín khoảng 200
triệu năm về trước[34].
1.1.3 Hệ thống phân loại nấm
Có 2 nhóm nấm chính: nấm giả và nấm thật. Nhóm nấm giả (Chromista) bao
gồm: nấm nước (Water moulds), nấm gây bệnh nấm lá thuộc ngành Oomycota.
Nấm giả khác với giới nấm thật ở nhiều đặc điểm: chúng có roi để bơi trong nước,
vách tế bào chứa cellulose, thể dinh dưỡng đa bội, ty thể có màng gấp nếp phía
trong, có khả năng tổng hợp lysine,…. [52].
Nhóm nấm thật (Eumycota) hay còn gọi là giới nấm được sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà phân loại nấm học, chúng được phân chia theo nhiều thuyết khác
nhau, và không thống nhất với nhau. Nhưng có sự thống nhất về thuật ngữ Latinh
tên các taxon trong phân loại nấm: Ngành- mycota; Ngành phụ- mycotina; Lớp-
mycetes; Lớp phụ- mycetidae; Bộ- ales; Bộ phụ- ineae; Họ- aceae; Họ phụ- oideae
[52; 90]. Chúng được chia thành 5 Ngành (Division, Phylum): Chytridiomycota,
Zygomycota, lomeromycota, Ascomycota, Basidiomycota và Microsporidia (Bảng
1.1) [52].
- Ngành Chytridiomycota (Ngành Nấm Thích ty): Môi trường sống ở dưới
nước, có khả năng di động, cơ thể thường gồm một tế bào (thỉnh thoảng có cấu trúc
dạng sợi), tuy nhiên không có vách ngăn, cơ quan sinh sản là bọc bào tử nhỏ.
- Ngành Zygomycota (Ngành Nấm Tiếp hợp): Sống trên cạn, tế bào dạng sợi,
không có vách ngăn, cơ quan sinh sản là bào tử tiếp hợp.
- Ngành Glomeromycota là ngành nấm bậc thấp, sợi nấm chưa có vách ngăn,
bào tử có kích thước lớn (80-500 μm)
- Ngành Ascomycota (Ngành Nấm Túi): Môi trường sống trên cạn, tế bào
dạng sợi hoặc dạng đơn lẻ (nấm men), có vách ngăn. Cơ quan sinh sản là thể quả
(một số loại nấm ăn) hoặc bào tử vô tính.

16
- Ngành Basidiomycota(Ngành Nấm Đảm): Phần lớn sống trên cạn, tế bào
dạng sợi hoặc đơn lẻ, có vách ngăn thường có cùng với các mấu liên kết.
- Ngoài ra còn có nhóm nấm Microsporidia: Các loài nấm chưa tìm thấy dạng
sinh sản hữu tính được xếp chung vào nhóm Nấm bất toàn– Fungi imperfecti.

Bảng 1.1 Hệ thống phân loại nấm


Giới nấm thật (Mycota hay Nấm noãn Nấm nhầy
Eumycota) (Oomycotila) (Mycomycotila)
Nấm thích ti (Chytridiomycota) Oomycota Myxomycota
Nấm tiếp hợp (Zygomycota) Hyphochytridiomycota Plasmodiophoromycota
Glomeromycota Labyrinthylomycota Dictyosteliomycota
Nấm túi (Ascomycota) Acrasiomycota
Nấm đảm (Basidiomycota)
Nhóm nấm sinh bào tử nhỏ
(mitosporic fungi) hay Nấm bất toàn
(Deuteromycota):
- Blastomycetes
- Coelomycetes
- Hyphomycetes

1.1.4 Phân loại học của nấm bất toàn (Mitosporic fungi hay microsporidia fungi)
Nấm bất toàn là giai đoạn vô tính (Anamorph) của nấm túi hoặc nấm đảm,
thường được gọi là nấm sợi. Theo hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm phát sinh
của bào tử trần của Hughes [1953]. Lớp nấm bất toàn được chia thành 3 nhóm lớn,
không nhóm nào trong 3 nhóm này là đơn gen (homogeneous), chúng thường là đa
gen (polyphyletic) [79], đó là các nhóm:
- Blastomycetes (bào tử nảy chồi): Nhóm nấm men sinh sản vô tính, bao gồm
cả một số nấm túi, chẳng hạn Saccharomycetales, và một số nấm đảm, chẳng hạn
như Spoidiales, Ustilaginomycetes, Agaricomycetes,...
- Coelomycetes: Nấm hình thành bào tử trên đĩa giá hay thể đệm, phần lớn
chúng thuộc nấm túi, một số thuộc nấm đảm.
- Hyphomycetes: Nhóm nấm sinh bào tử trần từ cuống sinh bào tử và tế bào
sinh bào tử mà không sinh ra trên đĩa giá hay thể đệm, phần lớn chúng thuộc nấm
túi, một số ít thuộc nấm đảm.

17
1.1.5 Nhóm nấm
ấm Hyphomycetes
Sự khác biệt về hình thái gi
giữa Hyphomycetes và 2 nhóm sinh sảản vô tính còn
lại không rõ ràng, chẳng hạnn như ở các chi Geotrichum spp.,, Aureobasidium spp. và
Hormonema spp. thường
ng đư
được xếp vào nhóm Hyphomycetes,
homycetes, nhưng đồng
đ thời
chúng cũng được xếpp vào nhóm Blastomycetes [156].
Nấm túi thường
ng có giai đo
đoạn vô tính là Hyphomycetes, nấm đảm
m thì chủ
ch yếu
là Coelomycetes, một số nhóm khác xu
xuất hiện cả 2 loại vô tính Hyphomycetes
yphomycetes và
Coelomycetes.
Hyphomycetes có thểể tồn tại ở nhiều loại cơ chất: mô thực vật,
t, gỗ,
g vỏ cây,
phân, côn trùng (Hình 1.2)
2) và trên nnấm khác. Do chúng có nơi sống
ng phong phú như
vậyy nên hyphomycetes có th
thể làm hỏng thực phẩm, làm nhiễm các vậtt liệu
li gỗ, giấy,
vải, và thường
ng xuyên có m
mặt trong môi trường sống của con người,, có nhiều
nhi loài
sinh độc tố (mycotoxin).

A B

Hình 1.2 Khu


Khuẩn lạc của Hyphomycetes trên gỗvà côn trùng
A. Beauveria basiana trên ve sầu. B. Trichoderma sp.
Ngày nay, ngườii ta phân lo
loại nấm Hyphomycetes dựa vào hệ thố
ống phân loại
theo sự phát triển cá thể và ssử dụng các thuật ngữ này trong phân loại.
i. Phần
Ph lớn các
nhà nấm học đã sử dụng
ng nh
những thuật ngữ để mô tả toàn bộ trình tự hình thành và
phát triển của bào tử và các cơ quan sinh bào ttử trần của chúng (Hình 1.3).
1.3)

Hình 1.3 Cơ quan sinh bào ttử trần của nấm Hyphomycetes

18
1.2. CÁC TIÊU CHÍ SỬ DỤNG TRONG PHÂN LOẠI HYPHOMYCETES
BẰNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Vi nấm có thể phân loại dựa vào quan sát các đặc điểm hình thái các cấu trúc
cơ quan sinh sản (cuống sinh bào tử, tế bào sinh bào tử và bào tử) của chúng dưới
kính hiển vi phản pha quang học Normarnski, kính hiển vi huỳnh quang, hay
phương pháp nhuộm cấu trúc đỉnh của tế bào áo. Trong phân loại nấm những loài
không sinh bào tử, đặc biệt là nấm gây bệnh thực vật gặp phải khó khăn, vì chúng
thường không sinh bào tử trong mô thực vật và thậm chí nhiều loài còn không sinh
bào tử trên môi trường nuôi cấy. Trong các trường hợp này phải dùng đến phương
pháp kháng thể đặc hiệu, hay sử dụng phương pháp quan sát sắc tố, hình dạng và sự
xuất hiện vách ngăn ngang của sợi nấm. Mặc dù đã có một số kít chuẩn đoán ra đời,
nhưng những phương pháp này không sẵn có trên thị trường vì chúng khó có thể
thực hiện được hàng ngày. Vì vậy, các nhà nấm học vẫn phải sử dụng các loại môi
trường khác nhau để kích thích sự nảy mầm bào tử, dựa vào đó để phân loại chúng.
Các đặc điểm về hình thái khuẩn lạc, hình thái cơ quan sinh sản (cuống sinh
bào tử, tế bào sinh bào tử và bào tử), cũng như các phương thức phát sinh và phát
triển bào tử (conidium ontogeny) và cách mà bào tử rời khỏi tế bào sinh bào tử là
những đặc điểm cần thiết trong phân loại hình thái vi nấm.
1.2.1 Các đặc điểm khuẩn lạc
Trên môi trường nuôi cấy, từ một bào tử nảy mầm hình thành nên sợi nấm. Sợi
nấm không ngừng phân nhánh, phát triển thành một hệ sợi nấm, sau 3-5 ngày có thể
tạo thành một đám nhìn thấy được gọi là khuẩn lạc. Quan sát hình dạng khuẩn lạc
nấm sợi có ý nghĩa nhất định trong việc định tên nấm. Một số các đặc điểm hình
thái khuẩn lạc cần quan sát trong phân loại vi nấm: dạng mặt khuẩn lạc; mép khuẩn
lạc; màu sắc, kích thước khuẩn lạc; sự tạo thành sắc tố hoặc giọt tiết, bó sợi, bó giá
(Synnematous or sporodochial conidiomata) các cấu trúc mang bào tử trần (Fruit
body - conidiomata) như đĩa giá (acervuli) hoặc túi giá (Pycnidia), đệm nấm
(Stroma), hạch nấm (sclerotia) vv.. cũng là các đặc điểm cần quan sát trong phân
loại bằng hình thái học nấm sợi [156].

19
1.2.2 Các đặc điểm của sợi nấm và vách ngăn của sợi nấm
Vách ngăn ngang của sợi nấm được hình thành từ thành tế bào. Lúc đầu hình
thành một gờ nhỏ hình khuyên, sau đó tiến dần vào trong và lấp kín lại. Tuy nhiên
vách ngăn thường có 1 hay nhiều lỗ. Các lỗ có kích thước bằng nhau hay có 1 lỗ lớn
nhất ở giữa và nhiều lỗ nhỏ ở xung quanh. Nấm bậc thấp không có vách ngăn,
ngược lại các nấm bậc cao thường mang sợi nấm có vách ngăn.
Ở nấm túi và một số vi nấm vách ngăn của sợi nấm có một lỗ ở chính giữa,
đường kính khoảng 0,05-0,5µm cho phép sự truyền tế bào chất từ tế bào này sang tế
bào khác. Bên cạnh đó, tại mỗi vách ngăn còn tồn tại những cơ quan có hình cầu,
bám vào màng gọi là thể Woronin, gồm các protein cuộn chặt, hình cầu và thường
có kích thước lớn hơn lỗ của vách ngăn, thể Woronin này có nhiệm vụ đóng lỗ vách
ngăn không cho trao đổi tế bào chất xảy ra khi cần thiết [109](Hình 1.4.a).
Cấu trúc điển hình nhất của vách ngăn ngang của sợi nấm được thể hiện ở
nấm đảm (Basidiomycota), gọi là vách ngăn ngang Dolipore (vách ngăn ngang cũng
có một lỗ thủng ở giữa, 2 bên lỗ có 2 cấu trúc hình bán cầu (swelling), vùng trung
tâm vách ngăn được gọi là vùng Parenthesome có chức năng ngăn cản sự di chuyển
của các cơ quan quan trọng, nhưng vẫn cho tế bào chất đi qua. Ngoài vách ngăn
ngang, nấm đảm còn xuất hiện mầu lồi (Hình 1.4 b).

Hình 1.4 Cấu trúc vách ngăn ngang của sợi nấm.
a. vách ngăn ngang của nấm túi và một số vi nấm; b. vách ngăn ngang của nấm đảm
[109].

20
1.2.3 Hình thái các cơ
ơ quan sinh bào ttử của vi nấm Hyphomycetes
a) Cuống sinh bào tử tr
trần: là sự biệt hóa của sợi nấm sinh sản,
n, mang một
m hoặc
nhiều các tế bào sinh bào tử
ử trần, có 6 loại (Hình 1.5):

Hình 1.5 Các kiểu cuống sinh bào tử trần [156].


a.Cuống sinh bào tử trầnn không có ttế bào sinh bào tử trần, b. Không có cuống ng sinh bào tử
t
trần hoặc không rõ, c. Cuốngng ssinh bào tử trần có hoặcc không có vách ngăn, đơn giản
gi không
phân nhánh, d. Cuống ng sinh bào ttử trần kéo dài cùng với việc sinh bào tử trần,
n, e. Cuống có
vách ngăn, phát triển đơn độộc hoặc phân nhánh, f. Bó cuống bào tử trần n (Synemata) gồm
g
một nhóm các cuống sinh nh bào ttử trần bó chặt hoặc lỏng mang các bào tử trần n ở đỉnh hoặc ở
cả đỉnh lẫn bên cạnh cuống

ử trần: Tế bào sinh bào tử trần được mô tả theo thuật


b) Tế bào sinh bào tử thu ngữ
của sự phát sinh bào tử trầnn ccủa nấm (Phần 1.2.4).
c) Hình dạng bào tử trầần: Trong phân loạii hình thái, quan sát hình dạng
d bào tử,
số các vách ngăn của bào tử
ử để quyết định sự giống hoặc khác nhau giữ
ữa các loài.
Dựa vào số lượng
ng các vách ngăn ccủa một bào tử, ngườii ta chia chúng ra thành
10 loạii khác nhau (Hình 1.6).

21
Hình 1.6 Các loại bào tử khác nhau dùng trong phân lo
loại nấm
m Hyphomycetes[156].
A.Bào tử dạng đơn giản mộtt ttế bào (Ameroconidia), có hình cầu, gần cầu, u, elip, hình quả
qu
thận, B. Bào tử 2 tế bào (Didymoconidia): bào ttử có 2 tế bào, được ngăn vớ ới nhau bằng 1
vách ngăn, C. Bào tử nhiềuu hơn 2 ttế bào (Phragmoconidia) bào tử có từ 3 tết bào, được
ngăn với nhau bằngng các vách ngăn, D. Bào tử gồm nhiều tế bào ngang, dọc d
(Dictyoconidia), E. Bào tử nhi
nhiều tế bào, hình hoa (Bulbils), F. Bào tử nhiềuu tế
t bào, hình
quả chùy Clathrate, G. Bào tửử hình xoắn ốc, H. Bào tử dạng ng sao (stauroconidia), I. Bào tử
có khía dọcc (Cheiroid conidia), J. Bào tử nhiều tế bào, dài và cong (Scolecoconidia).

Ngoài ra, các đặc điểm


m khác của bào tử trần như: màu bào tử trầần, trong suốt
hoặc có màu nâu, nâu đen…; bbề mặt bào tử trần (có hay không có gai, hạt,
h mấu
lồi,…); kích thước bào tử tr
trần (đa dạng từ 1 µm-hàng 100 µm) cũng làà những
nh yếu tố
quan trọng trong phân loạii hình thái [156].
1.2.4 Các kiểu phát sinh bào
ào ttử trần của nấm
1.2.4.1 Phát sinh bào tử dạng
ng nảy chồi hướng gốc (Basipeptal):
Một số loài nấm
m phát sinh bào ttử theo chuỗihướng gốc: bào tử mới
m được sinh
ra từ gốc của chuỗi và thườ
ờng vẫn đính với tế bào sinh bào tử,, và bào tử
t già nhất
của chuỗi đính trên phầnn đđỉnh chuỗi, điều này có nghĩa là các bào tử
ử nhỏ nhất và
non nhất của chuỗi bào tử luôn nnằm ở gốc(Hình 1.7 A-E).
Nếu một bào tử đượcc hình thành ttừ một tế bào mẹ gọi là nảyy chồi
ch đơn độc
(monoblastic) (Hình 1.7B).
). N
Nếu nhiều vị trí sinh bào tử trên một tế bào sinh bào tử
t
gọi là nảy chồi ở nhiều vị trí (Polyblastic hay polyphialidic), thông
hông thường,
thư sự phát

22
sinh bào tử của polybastic xảy ra độc lập. Nhưng một số loài, sự phát sinh bào tử
xảy ra tại cùng một thời điểm, tại cùng một vị trí gọi là synchronous polyblastic
(Hình 1.7C).
Trong phương thức nảy chồi ngoại sinh (holoblastic) vách tế bào bên ngoài
của tế bào sinh bào tử được nối với vách của bào tử. Trong sinh sản chuỗi hướng
gốc (basipetal), có 3 phương thức cần được phân biệt: nếu vị trí các tế bào sinh bào
tử được giữ nguyên không đổi- được gọi là phát sinh bào tử dạng thể bình
(phialidic) (Hình 1.7C); Nếu vị trí này được mở rộng về phía trước được gọi là
perrcurrent hay annellidic (Hình 1.7D). Nếu vị trí này bị ngắn đi được gọi là
retrogressive, nghĩa là sự phát sinh bào tử bị suy giảm (Hình 1.7E) [156].

Hình 1.7 Sự phát sinh bào tử dạng nảy chồi hướng gốc [156].
A.Nảy chồi hướng gốc, B.nảy chồi đơn độc. C. Nảy chồi dạng thể bình, tại cùng một thời
điểm, tại cùng một vị trí, D. Nảy chồi mở rộng về phía trước, E. Nảy chồi suy giảm

1.2.4.2 Nảy chồi chuỗi hướng ngọn (Acropetal)


Trong khi đó một số loài bào tử lại phát sinh theo kiểu nảy chồi chuỗi hướng
ngọn (Hình 1.8 A), bào tử mới sinh ra tại đỉnh chuỗi hay đính với đỉnh của một bào
tử già hơn, vì thế bào tử già nhất luôn nằm ở gốc của chuỗi, điều đó có nghĩa là bào
tử non nhất và nhỏ nhất luôn nằm ở đỉnh của chuỗi. Một số loài chuỗi bào tử có
dạng phân nhánh, bào tử ở gốc thường lớn hơn và có nhiều vách ngăn hơn bào tử
nằm phía trên. Tại điểm phát sinh nhánh, bào tử thường có một vết sẹo ở phần gốc
và 1-2 vết sẹo ở phần đỉnh, được gọi là bào tử phân nhánh (ramoconidia) (Hình 1.8
B) [156].

23
Hình 1.8 Sự phát sinh bào ttử dạng nảy chồi hướng ngọn
A. Nảy chồi hướng ngọọn không phân nhánh, B. Nảy chồi hướng ngọn
n phân nhánh

1.2.4.3 Phát sinh bào tử dạng


ng ttản (Thallic)
Dạng thản (thallic), cóó 2 lo
loại phát sinh: Tản theo chuỗi, dạng
ng này sợi
s nấm hình
thành vách ngăn tại nhiềuu đi
điểm khác nhau và tạo thành chuỗi, chẳng
ng hạn
h như chi
Geotrichum (Hình 1.9 A).
). M
Một số loài nấm chỉ tạo thành vách ngăn tại đỉnh của sợi
nấm tạo tản đơn độc (dạng
ng này hi
hiếm gặp) (Hình 1.9 B) [156].

Hình 1.9 Phát sinh bào tử dạng tản


A. Tản đơn độcc ((Oidiodendron). B. Tản theo chuỗi (Geotrichum
Geotrichum sp.)
1.2.5 Các phương thức bào
ào ttử rời khỏi cuống:
Có 2 phương thứcc bào ttử rời khỏi cuống:
ng: Schizolytic và Rhexolytic.
Schizolytic (Hình 1.10 A-C)
C) là phương th
thức thông dụng nhất, và kếtt quả
qu là sự tạo
thành 1 vách phân chia (vách ngăn ngang) hhình thành giữa bào tử và tếế bào sinh bào
tử, tạo thành sẹo ở đỉnh cuốống sinh bào tử và gốc bào tử, còn gọi là rốn
n (hilum) bào
tử- đây là một trong những
ng đđặc điểm quan trọng trong phân loại nấm.
Rhexolytic (Hình 1.10 D
D- F) là hình thức rời khỏi cuống củaa bào tử
t tạo thành
2 vách ngăn ngang giữa tếế bào sinh bào tử và bào tử, khoảng
ng không giữa
gi 2 vách

24
ngăn ngang không có nhân (không gọi là 1 tế bào), khi vách ngăn này bị vỡ, bào tử
rời khỏi tế bào sinh bào tử [156].

Hình 1.10 Các phương thức bào tử rời khỏi cuống [156].
A-C. Schizolytic và D-F. Rhexolytic

1.3 CÁC TIÊU CHÍ SỬ DỤNG TRONG PHÂN LOẠI HYPHOMYCETES


BẰNG PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ GEN ADN RIBOXOM
1.3.1 Cấu trúc ADN riboxom của nấm và vai trò của chúng trong phân loại sinh
học phân tử
1.3.1.1 Cấu trúc ADN riboxom của nấm
Một trong những nhóm gen thường được sử dụng trong nghiên cứu cây phát
sinh chủng loại của nấm là những gen mã hóa cho ARNr. Tính phổ biến và hiệu quả
của việc so sánh trình tự ARNr/ADNr xuất phát từ các đặc tính quan trọng sau: (i)
Các riboxom có mặt ở tất cả các sinh vật có cấu tạo tế bào và xuất hiện cùng nguồn
gốc tiến hóa, do vậy tất cả các sinh vật đều có bằng chứng lịch sử phân tử; (ii) ARNr
là một gen có nhiều bản sao, không mã hóa protein, các bản sao được sao chép liên
tục song song và đồng nhất trong quá trình phát triển và do đó có độ bảo thủ cao
[174; 175]; (iii) ARNr/ ADNr được bảo tồn đầy đủ ở các sinh vật, bên cạnh đó các
vùng gen bảo tồn này lại xen kẽ với các vùng dễ biến đổi [66]. Một đơn vị ADNr mã
hóa cho ARNr được chia thành các vùng: (i) Vùng mã hóa, gồm các gen được sắp
xếp theo trật tự 18S; 5,8S và 28S. Các gen này tập hợp thành một đơn vị phiên mã
ARNr (rRNA transcription unit); (ii) Vùng không mã hóa gồm các đoạn trình tự IGS

25
(Inter- Genic Spacer) được chia làm 2 vùng: vùng không phiên mã NTS
(nontranscribed) và vùng sao chép ngoài ETS (Externally Transcripbed Spacer) nằm
nối tiếp giữa 28S và 18S kế tiếp. Vùng không mã hóa khác gồm ITS1 (nằm giữa 2
gen 18S và 5,8S) và ITS2 (nằm giữa 5,8S và 28S). Các vùng không mã hóa cũng
được phiên mã là ITS và ETS, còn vùng không mã hóa cũng không được sao chép là
vùng NTS (Hình 1.11). Tổng chiều dài của một ADN lặp lại là giữa 7.7- 24 kb [73].

Hình 1.11 Cấu trúc một đơn vị ADN riboxom của nấm [73].

1.3.1.2 Vai trò của các đoạn ADNr trong phân loại nấm sợi
Trong phân loại nấm sợi, do có sự lựa chọn khác nhau về vùng gen dùng trong
phân loại mà việc phân tích mối tương quan giữa các loài được đánh giá ở các mức
độ khác nhau. ARNr 18S (small-subunit (SSU)- ARNr tiểu đơn vị nhỏ) là vùng đủ
lớn và chứa các vùng rất bảo thủ cũng như các vùng biến đổi. Việc xác định trình tự
rARN 18S được dùng để phân tích mối quan hệ gần gũi của các nhóm nấm có mối
quan hệ họ hàng gần ở bậc phân loại cao từ cấp ngành đến cấp loài [33; 164;185].
ARNr 28S đoạn D1D2 có vùng biến đổi, chứa nhiều thông tin và cho phép phân
loại từ mức độ các bậc phân loại cao đến bậc phân loại loài, vì vậy chỉ cần phân tích
một đoạn ngắn vùng gen biến đổi (vùng D1D2- khoảng 600 bp) cũng đã có thể so
sánh, đánh giá mối quan hệ họ hàng gần giữa các loài nghiên cứu [65]. Đoạn gen
này được sử dụng rộng rãi trong phân loại đến mức độ chi, loài cho nấm men [100;
101], nấm Đảm [32] và nấm Túi [64; 112]. Trình tự gen vùng ITS là vùng có nhiều
biến đổi hơn nên có thể dùng trình tự gen này để phân loại mức độ loài ở nấm men

26
[65] và hầu hết các nấm sợi phổ biến như Trichoderma [158], Penicillium [74],
Aspergillus [176],…
Tuy nhiên với sự phát triển của sinh học phân tử, ngày nay để phân loại đến
loài đối với mỗi chi nấm người ta sử dụng những đoạn trình tự gen khác nhau. Chẳng
hạn để phân loại đến loài chi Penicillium phải dùng tới 4 đoạn gen: Dưới đơn vị
cytochrome C có khả năng oxi hóa 1 (cox1), β-tubulin (benA), nhân tố kéo dài dịch
mã 1-α (tef1-α), và calmodulin (cmd) [187]. Để phân loại các loài thuộc chi
Aspergillus, 5 đoạn gen: beta tubulin (BT2), calmodulin (CF), ITS và LUS ADNr
(ID) và RNA polymerase II (RPB2) đã được sử dụng [136]. Để phân loại đến loài chi
thuộc nhóm Mucorales người ta phải dùng đến trình tự đa gen: 28S ADNr vùng
D1/D2, ADNr vùng ITS, actin, và nhân tố kéo dài dịch mã (EF-1α).
1.3.2 Vùng ADN mã hóa trong phân loại nấm(ADN barcoding fungi)
Trong phân loại vi nấm, các nhà khoa học nấm vẫn lựa chọn phân loại dựa
trên quan sát và phân tích hình thái, phương pháp này thường phải cần các chuyên gia
có kinh nghiệm và chỉ phân loại được trên những tiêu bản nấm có đủ cấu trúc sinh
sản. Tuy nhiên với tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, phân loại nấm
dựa trên phân tích trình tự ADN là một phương pháp có nhiều ưu việt, nó có thể cho
phép một cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm về phân loại nấm cũng có thể phân
loại chúng từ những vật liệu sống của nấm, thậm chí là từ tiêu bản khô. Vùng gen di
truyền dùng để phân loại một chủng nấm bất kỳ, từ những mẫu bất kỳ, thậm chí là
những mẫu đã bị phá hủy hay các mẫu ngoài môi trường được gọi là vùng ADN mã
hóa trong phân loại nấm (ADN barcoding fungi). Thuật ngữ này được đưa ra bởi
Hebert và cộng sự (2003), hiện nay có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề này, chẳng hạn:
www.barcoding.si.edu,.... Việc dùng một ADN barcoding fungi lý tưởng có thể biểu
hiện được mối liên kết về những thay đổi trong cùng một loài (intraspecific) hay giữa
các loài chị em (sibling) [71]. Gen CO1- tiểu đơn vị 1 cytochrome C oxidase (the
cytochrom C oxidase subunit 1) - vùng ty thể đã được biết đến là vùng ADNr mã hóa
dùng trong phân loại nấm chuẩn cho mọi vi sinh vật, tuy nhiên nghiên cứu phân loại
học của nấm, có rất ít dữ liệu về CO1 [126; 155]. Hiện nay, các nhà nấm học vẫn sử

27
dụng đoạn ITS, 28S để phân loại nấm đến loài, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nên sử
dụng đoạn ITS là locus chuẩn dùng cho phân loại nấm. Không dừng lại ở đó, các nhà
khoa học đang lỗ lực tìm ra những locus có nhiều thông tin hơn trong phân loại nấm.
Và việc quan trọng hơn cả là cần phải công bố những kết quả về phân tích trình tự
các chủng nấm có trong các Bảo tàng Giống chuẩn trên thế giới [49]. Những hồ sơ dữ
liệu về trình tự của nấm cũng cần được phổ biến trong một trang web chung để người
sử dụng có thể nhận được số liệu thô của mình, so sánh và diễn giải kết quả của mình
có chất lượng. Dữ liệu trong ngân hàng genbank có thể đáp ứng được những nhu cầu
đó, vì vậy nó được gọi là "barcoding flag". Trang dữ liệu về ADN barcoding thông
dụng nhất hiện nay là: barcoodinglife.org/views/login/phb; www.cbs.know.nl hay the
Trichoderma&Hypocrea database www.isth.infor [49].
1.3.3 Phân tích sự phát sinh chủng loại
Mục đích của phân tích sự phát sinh chủng loại bằng việc xây dựng cây phát
sinh chủng loại là sắp xếp, so sánh một loài với các loài khác càng gần gũi càng
tốt.Cây phả hệ và cây phát sinh chủng loại phải phản ánh được quá trình tiến hóa
giữa các loài trong cây [137; 182; 183]. Trong cây phát sinh chủng loại, một chủng
có thể đại diện cho một loài, nhưng cũng có thể nhiều chủng được đại diện cho một
loài. Xây dựng cây phân tích phát sinh chủng loại được tiến hành qua các bước sau:
trước hết thành lập các ma trận đặc điểm, sau đó phân tích các ma trận và cuối cùng
là biểu hiện cây và diễn giải các thông tin trên cây bằng việc sử dụng các thuật toán.
Thông thường cây được thể hiện dưới dạng Phylogram, trên đó chiều dài
nhánh (branch lengh) được biểu hiện, chúng được sắp xếp tại phần gốc của cây và
thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa chủng nghiên cứu và các chủng gần gũi khác. Giá
trị Bootrap thể hiện tại phần gốc của nhánh, thông thường giá trị này >50% mới
được thể hiện, nhưng một số tác giả lại lấy giá trị >65% (Hình 1.12) [49].

28
Hình 1.12 Ví dụ về một cây chủng loại phát sinh
1.3.4 Một số phương pháp khác dùng trong phân loại nấm dựa vào phântích sinh
học phân tử
Trong phân loại dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử, một số tác dùng phương pháp
điện di để so sánh, phân loại độ tương đồng giữa các loài.Tuy nhiên tính chính xác của
phương pháp này có nhiều hạn chế, do nhiều loài khác nhau nhưng có kích thước các
đoạn gen dùng trong phân loại không khác nhau. Vì vậy đa phần các tác giả đã xác
định trình tự của các loài gần gũi và phân tích mối quan hệ họ hàng giữa chúng.
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở các chi Penicillium [104], Fusarium [137]
và Trichoderma [96],…..

29
Trong số các phương pháp điện di ADN, phương pháp RPLP (restriction
fragment length polymorphism) là đặc biệt quan trọng đối với phân loại. Kỹ thuật
này liên quan đến việc cắt các mẫu ADN bằng các enzyme giới hạn tạo ra những
phân đoạn ADN với kích thước khác nhau, từ đó lập thành bản đồ gen và so sánh sự
khác nhau giữa các loài [172]. Kỹ thuật này đã được phát triển từ những năm 1980,
tuy nhiên chúng không được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu đa dạng chi, loài
nấm mà chủ yếu dùng trong nghiên cứu đa dạng các thứ, các dòng nấm cụ thể hoặc
dùng để phân tích mối quan hệ giữa loài vô tính và hữu tính (anamorph –
teleomorph).
1.3.5 Nghiên cứu phân loại giới nấm dựa trên phân tích cây chủng loại phát sinh
Năm 2004 Luitzoni và cộng sự đã tổng hợp các số liệu từ 560 công trình
nghiên cứu về xây dựng cây phân loại nấm từ những năm 1990 trở lại đây và cho
rằng nấm chủ yếu được phân loại dựa vào trình tự 5 loại gen phổ biến: ADNr đoạn
18S và 28S, ADN riboxom tiểu đơn vị nhỏ mitochondrial (mitSSU ADNr) và tiểu
đơn vị lớn thứ 2 của ARN polymerase II (RPB2) và gen ITS. Trong đó có tới 489
(82,2%) số cây dựa vào trình tự đơn gen, 77 cây dựa vào trình tự 2 gen, 19 cây dựa
vào trình tự 3 gen, 10 cây dựa vào trình tự 4 gen [105].
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đó, Lutzoni và cộng sự đã xây dựng lại
cây phân loại nấm dựa vào trình tự gen ADNr đoạn 18S và 28S, theo đó giới nấm
được chia làm 5 ngành: Chitridiomycota, nằm ở nhánh cuối cùng, tiếp đến là:
Zygomycota, Glomeromycota- đây là những ngành nấm bậc thấp không có sợi hoặc
sợi nấm không có vách ngăn. Ngành nấm đảm Basidiomycota sợi nấm đã có vách
ngăn và có mấu lồi, trên cùng là ngành nấm túi Ascomycotina -sợi nấm có vách
ngăn rõ ràng (Hình 1.13) [105].

30
Hình 1.13Cây phát sinh chủng loại giới nấm dựa vào trình tự gen rADN đoạn 18S
và đoạn 28S [105]

31
1.3.6 Nghiên cứu phân loại nhóm nấm Hyphomycetes dựa trên phân tích cây
chủng loại phát sinh
Bằng việc phân tích trình tự đa gen SSU ADNr (18S), ADNr vùng ITS, nucLSU

ADNr (28S), mitSSU ADNr) và RPB2,Schoch và cộng sự năm 2009 đã xây dựng cây phân

loại nhóm nấm Hyphomycetes, chúng được phân chia ra làm 8 lớp: Peizomycetes,

Orbiliomycetes, Arthoriomycetes, Dothiodeomycetes, Eurotiomycetes, Lecaneromycetes,

Leotiomycetes, Sordariomycetes [152] (Hình 1.14).

Lớp Sodariomycetes gồm 14 bộ (Hypocreales, Coronophorales,


Melanosporales, Glomerellales, Microascales, Lulworthiales, Diaportales,
Calosphaeriales, Ophiostomatales, Magnaporthales, Sordariales, Chaetosphaeriales,
Coniochaetales, Xilariales), 31 họ (Clavicipitaceae, Ophiordicipitaceae, Stachybotrys
clade, Cordycipitaceae, Hypocreaceae, Niessliaceae, Nectriaceae, Bionectriaceae,
Melanosporaceae, Glomerellaceae, Microascaceae, Halosphariaceae, Lulworthiaceae,
Gnomoniaceae, Menlaconiaceae, Cryphonectriaceae, Valsaceae, Diaporthaceae,
Calosphaeriaceae, Ophiostomataceae, Annulastascaceae, Magnaporthaceae,
Sordariaceae, Lasiosphaeriaceae, Chaetosphaeriaceae, Boliniaceae, Coniochaetaceae,
Xylariaceae) (Hình 1.14 B). Lớp Eurotiomycetes gồm 3 bộ (Chaetothiriales,
Onygenales, Eurotiales), 4 họ (Herpotrichiellaceae, Chaetothyriaceae, Onygenaceae,
Trichocomaceae) chính (Hình 1.14 C). Lớp Dothiodeomycetes gồm 3 bộ, họ 39 họ,
trong có 8 họ thường gặp nhất là: Pleosporaceae, Tetraplosphaeriaceae, Tubeufiaceae,
Mycosphaerellaceae, Teratosphaeriaceae, Capnodiaceae, Dividiellaceae và
Dothideaceae (Hình 1.14 D) [152].

32
Hình 1.14 Cây phát sinh chủng loại của nhóm nấm Hyphomycetes dựa vào trình tự đa gen
[152]

33
1.4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG PHÂN LOẠI VI NẤM
1.4.1 Phân loại hình thái kết hợp với phân tích trình tự gen ADN riboxom
Hiện nay trong phân loại nấm sợi, phương pháp phân loại chỉ dựa vào các
đặc điểm hình thái cũng có thể công bố loài mới và trong các nghiên cứu đa dạng vi
nấm. Tuy nhiên để nghiên cứu có giá trị cao hơn thì việc phân loại hình thái kết hợp
với phân tích trình tự ADNr cần được tiến hành, trong đó, kết quả phân tích hình thái
vẫn được coi trọng. Kết quả của việc phân tích trình tự ADNr chỉ là làm sáng tỏ, rõ
nét thêm cho việc phân tích hình thái. Sau đây là sơ đồ các bước trong phân loại và
khẳng định đến loài của một chủng vi nấm (hình 1.15):
Chủng phân lập

Nuôi cấy trên môi trường


dùng để phân loại
- Thời gian: 7-14 ngày hoặc 1-3 tháng - Thời gian: 3-5 ngày
(đối với loài phát triển chậm). - Nhiệt độ 25oC.
- Nhiệt độ 25oC.
Thu sinh khối
Quan sát các đặc điểm hình thái điển hình:
- Đặc điểm quan sát bằng mắt thường.
- Đặc điểm quan sát dưới kính hiển vi: Tách chiết ADNr
Cuống sinh bào tử, tế bào sinh bào tử; bào
tử,... PCR ADNr
- Các phương thức hình thành bào tử

Phân tích trình tự ADNr


Tra cứu các khóa phân loại:
- Ở mức độ chi Độ tương đồng
Blast search
- Ở mức độ loài lớn hơn 98%
Độ tương
đồng nhỏ
Phân tích cây chủng loại
hơn 98%
phát sinh

Định tên đến loài


Kết luận

Hình 1.15 Sơ đồ các bước tiến hành phân loại 1 chủng vi nấm
1.4.2 Phân loại một bậc phân loại nấm mới
Từ các bước phân loại 1 chủng nấm như đã trình bày ở trên, có một số trường
hợp xảy ra:
i) Kết quả phân loại hình thái trùng với kết quả phân tích trình tự gen, khi đó
có thể kết luận đến loài.

34
ii) Kết quả phân loại hình thái không trùng với kết quả phân tích trình tự gen,
khi đó kết quả phân loại dựa vào kết quả phân tích hình thái.
iii) Phân tích hình thái không có loài (chi) tương tự, thêm vào đó kết quả
phân tích trình tự gen ADNr có độ tương đồng nhỏ hơn 98%. Khi đó chủng nghiên
cứu được nghi ngờ là một bậc phân loại mới, có thể ở mức độ lớp, bộ, họ, chi hoặc
loài.
Một loài được khẳng định là mới nếu chúng có hình thái khác biệt với tất cả
các loài đã công bố trong chi. Cũng có thể khẳng định một loài là mới khi dựa vào
trình tự ADNr đoạn 18S, 28S và vùng ITS của chủng nghiên cứu, chúng có độ tương
đồng thấp hơn 98% và vị trí trên cây phân loại nằm trên một nhánh khác biệt so với
các loài gần gũi [49].
Một chủng nấm được khẳng định là chi nấm mới nếu chúng có hình thái và
cách phát sinh bào tử khác biệt hoàn toàn so với các chi gần gũi. Chủng nghiên cứu
được khẳng định là chi mới dựa vào phân tích trình tự ADNr, đặc biệt là ADNr đoạn
18S [49].
Một số trường hợp chủng nghiên cứu còn được khẳng định là lớp mới mà chỉ
dựa vào quan sát hình thái: Hình thái vách tế bào sợi nấm, các cơ quan sinh bào tử,
kiểu phát sinh bào tử của chủng nghiên cứu và phân tích trình tự ADNr đơn gen 18S
[29] hoặc đa gen 18S, 28S, ITS, nhân tố kéo dài dịch mã 1a (EF1a) và RNA
polymerase II dưới đơn vị 1 và 2 (RPB1, RPB2) [184].
1.4.3 Các nguyên lý cơ bản trong xác định danh pháp nấm (nomenclature)
Một loài (chi, lớp, bộ, họ) nấm được cho là mới phải được công bố và được
chính thức công nhận bởi các nhà phân loại học, chúng thường được mô tả bằng
tiếng La tinh. Tuy nhiên nhiều tạp chí uy tín về nghiên cứu nấm, chẳng hạn
Mycocience (Nhật), Mycology (Mĩ) đã cho phép các tác giả bỏ bước phân loại nấm
bằng tiếng La tinh khi công bố một đơn vị phân loại mới từ năm 2011. Việc định
danh nấm (kể cả nấm men) đều tuân theo quy tắc của Mã Quốc tế về Danh mục các
Loài Thực vật (ICBN), mã này được thông qua trong từng cuộc Hội thảo Quốc tế về
Thực vật. Nguyên lý cơ bản đặt tên cho nấm là phải đặt tên theo tiếng La tinh và

35
phải chuẩn và được ưu tiên. Từ năm 1753 Linnaeus đã đặt tên nấm gồm 2 phần,
gồm tên chi/loài, tên tác giả chính/ đồng tác giả (tên tác giả thường viết tắt), ví dụ:
Suililus tuteus (L.) Greg. [49].
Mỗi bậc phân loại phải được chuẩn hóa (typified) nhờ một loạt các bậc phân
loại thấp hơn, ví dụ: một họ được chuẩn hóa bằng 1 chi, một chi được chuẩn hóa
bằng 1 loài, một loài chuẩn được lưu giữ bằng một tiêu bản trong một Bảo tàng
giống chuẩn Herbarium, nhưng từng bậc phân loại sẽ trở lại 1 tiêu bản chuẩn. Từ
1958 đã có quy định với mỗi báo cáo một loài mới phải kèm theo thông tin về tiêu
bản chuẩn được lưu giữ. Có một số khó khăn khi công bố loài mới hiện nay là một
số loài chuẩn đã được công bố quá lâu thường không được lưu giữ tại một bảo tàng
giống chuẩn nào [49].
Bên cạnh việc đặt tên, loài nấm mới đó phải được kí gửi vào ngân hàng nấm
học Mycobank. Đây là một hệ thống lưu trữ điện tử cho một taxon mới, gồm 3 yếu
tố chính: i) lưu trữ (deposit) một tên mới; ii) Mô tả đầy đủ và khoa học về đơn vị
phân loại đó; iii) thêm các thông tin khoa học về đơn vị phân loại đó (nếu cần) [49].
1.5NẤM TỒN TẠI TRÊN XÁC THỰC VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHÂN LẬP CHÚNG
1.5.1 Các dạng sinh thái của nấm
Dựa vào các hệ sinh thái của nấm mà nấm được chia ra làm các nhóm:
- Nấm nội sinh (endophyte): Nấm sống trong mô thực vật mà không gây bệnh
cho thực vật, một số loài nấm sống và tạo khuẩn lạc bên ngoài mô thực vật gọi là
nấm ngoại sinh (epiphyte) [138].
- Nấm gây bệnh thực vật: Nấm sống trên và trong mô thực vật và gây bệnh
cho thực vật [110].
- Nấm tồn tại trong đất: thường chiếm phần lớn tỉ trọng sinh khối vi sinh vật
trong đất, nhưng số lượng khuẩn lạc trên 1 đĩa phân lập bằng phương pháp pha
loãng thấp hơn so với vi khuẩn. Đây là nhóm vi sinh vật phân hủy chính trong đất,
đặc biệt là trong hệ sinh thái rừng, nhiệm vụ chính là thủy phân các thành phần
xenlulo, ki tin và lignin ở lớp đất trên cùng [49].

36
- Nấm sinh ra từ đất và cộng sinh trong rễ: Nấm cộng sinh trong rễ là các loài
nấm đất tấn công vào vùng rễ thực vật[49].
- Nấm nước: Nấm sống trong nước hoàn toàn hoặc cần có nước ở một số giai
đoạn của chu trình sống, chúng thường có bào tử hoặc giao tử có khả năng bơi lội.
Một nhóm nấm sinh bào tử trần cũng được gọi là nấm hyphomycetes ưa nước,
chúng cũng có thể được tìm thấy ở trên cạn, chứ không phải hoàn toàn sống dưới
nước, chúng còn được gọi là nấm Ingoldian vì Ingol là tác giả đầu tiên phát hiện ra
loại nấm này [82].
- Nấm tồn tại trên phân (coprophilous fungi): là đại diện cho tất cả các loài
nấm tồn tại trên phân động vật [49].
- Nấm tồn tại trên một loài nấm khác: Nấm tồn tại trên nấm tồn tại trên một
loài nấm khác như một vật kí sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh. Phân lập các loài nấm
này bằng quan sát dưới kính hiển vi soi mẫu nổi và dùng kim nhọn để phân lập [49].
- Nấm diệt côn trùng: Rất nhiều loài nấm kí sinh trên côn trùng và giết chết
vật chủ [147].
- Nấm tồn tại trên xác thực vật.
1.5.2 Nấm tồn tại trên xác thực vật
Nấm tồn tại trên xác thực vật trong rừng, trong các dòng sông, con suối hay
dọc các bờ biển, chúng có khả năng phân hủy các vật liệu xác thực vật. Chúng là
các sinh vật dị dưỡng và sinh ra các enzyme ngoại bào để thủy phân các chất hữu cơ
có trong lá cây để làm nguồn dinh dưỡng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phân hủy lá rụng và chúng đóng góp tới 90% quá trình hô hấp của các vi sinh
vật đất [91] và có thể thủy phân các hợp chất liglocellulose trong lá rụng mà các
sinh vật khác khó có thể phân hủy được [47]. Sợi nấm có kích thước 2-10μ, nhỏ hơn
rất nhiều so với các sinh vật khác, nên trong 1g sinh khối khô nấm có thể chiếm hơn
10,000. Với số lượng lớn các sợi nấm như vậy nên các hoạt động của nấm có ảnh
hưởng lớn đến thảm thực vật của hệ sinh thái rừng, chẳng hạn như sự đồng hóa và
tái sử dụng các chất dinh dưỡng đất, sự chuyển hóa CO2 và tăng chất dinh dưỡng
trong đất [165].

37
1.5.3 Các phương pháp phân lập nấm tồn tại trên xác thực vật
Người ta thường sử dụng 2 phương pháp để nghiên cứu đa dạng vi nấm tồn tại
trên xác thực vật: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp
gián tiếp là phương pháp chỉ quan sát và phân loại các chủng nấm hình thành trên
môi trường nuôi cấy khi đặt các miếng lá mục đã rửa sạch lên môi trường nuôi cấy
mà không phân lập từng khuẩn lạc riêng lẻ [37]. Phương pháp trực tiếp là phân lập
nấm bằng các phương pháp khác nhau:
i) Kỹ thuật pha loãng các mảnh xác thực vật: Các mảnh xác thực vật được
nghiền nhỏ và pha loãng bằng nước cất vô trùng ở các nồng độ khác nhau. Sau đó
được trải lên bề mặt đĩa thạch môi trường, quan sát sự hình thành khuẩn lạc và tinh
sạch từng khuẩn lạc riêng rẽ để phân loại [178]. Phương pháp này vẫn có hạn chế là
lẫn một số chủng nấm tồn tại trong hệ sinh thái đất.
ii) Kỹ thuật rửa bề mặt: Các mảnh xác thực vật sau khi được thu thập về
phòng thí nghiệm được rửa bằng nước cất vô trùng và một số chất tẩy rửa (Aerosol
OT (di-iso-octyl sodium sulfosuccinate), cồn 70o,.... Sau đó để khô xác thực vật một
cách tự nhiên, rồi đặt lên đĩa thạch môi trường, để ở nhiệt độ thích hợp, quan sát và
phân lập nấm sau 5-10 ngày nuôi cấy [69].
iii) Kỹ thuật tách bào tử đơn độc: Dùng kim nhọn để tách bào tử riêng rẽ khi
quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này sẽ phân lập được những bào tử có kích
thước lớn, hình dạng đặc biệt. Tuy nhiên đòi hỏi người phân lập phải có kỹ thuật tốt
và đủ kinh nghiệm để thực hiện [82].
iv) Kỹ thuật dùng buồng ẩm để kích thích bào tử nảy mầm: Xác thực vật được
cắt nhỏ, kích thước 5 x 1,5cm và để vào các đĩa Peptri có đựng nước và giấy vô trùng
đủ ẩm. Khuẩn lạc nấm sẽ được hình thành sau 5-10 ngày, tách riêng từng khuẩn lạc
và phân loại chúng. Phương pháp này sẽ phân lập được nấm tồn tại trên xác thực vật,
tuy nhiên người phân lập cũng cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt.

38
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu đa dạng vi nấm tồn tại trên xác thực vật ở một
số nước trên thế giới
1.5.4.1 Ở Trung Quốc
Nghiên cứu đa dạng vi nấm phân hủy xác thực vật được nghiên cứu rất kỹ ở
Hồng Công từ những năm 1920 đến nay. Các nghiên cứu này phần lớn được Hyde
và cộng sự của ông tiến hành, các nghiên cứu này tập trung vào việc phân lập nấm
tồn tại trên xác thực vật ở các dòng sông, con suối, …còn gọi là nấm ưa nước hay
nấm Ingoldian [188].
Zhou và Hyde [2002] đã nghiên cứu sự tồn tại của nấm trên lá tre mục ở khu dự
trữ sinh Quyển Tai Po Kau, trong quãng thời gian nghiên cứu là 2 năm với 1320 mẫu
lá tre (dạng còn tươi, đã mục một cách tự nhiên và mục do ủ ẩm) kết quả cho thấy có
57 loài nấm đã được phát hiện, trong số đó có 30 loài phân lập được trong lớp lá mục
tự nhiên, Anthostoimella là chi luôn có mặt trong các mẫu nghiên cứu.
Song và cộng sự [2004] đã nghiên cứu sự đa dạng nấm sợi phân lập từ 40 mẫu
lá rụng và các lớp đất hữu cơ trong 2 rừng ở núi Zijin- Trung Quốc, kết quả là tác
giả đã phân lập được 56 loài nấm Hyphomycetes, trong đó các loài Alternaria sp.,
Aspergillus sp., Cladosporium sp., Mucor sp., Penicillium sp., Rhizopus sp.,
Gliocladium sp. và Trichoderma spp. là các loài chiếm ưu thế [161].
Fan và cs [2011] đã nghiên cứu đa dạng vi nấm phân lập trên lá cây thông mục
dựa vào phương pháp PCR- DGGE và phương pháp nuôi cấy truyền thống, các tác
giả đã phân lập và nuôi cấy được 21 chủng trên môi trường nhân tạo, phần lớn
chúng thuộc nhóm nấm sợi. Kết quả phân tích DGGE cho thấy 21 chủng này thuộc
7 đơn vị phân loại khác nhau (6 đơn vị phân loại thuộc nhóm nấm túi, nhóm còn lại
thuộc nấm đảm). Chỉ duy nhất Sporobolomyces inositophilus là loài cùng được phát
hiện ở 2 phương pháp nghiên cứu, các loài còn lại thì không phát hiện có sự trùng
nhau [57].
Theo báo cáo tổng kết của Hu [2013], có 969 loài nấm phân hủy xác thực vật
ưa nước được công bố ở Trung Quốc, trong đó 782 loài phân lập được từ nước ngọt,

39
213 loài tồn tại trong nước mặn, 26 loài vừa tồn tại trong nước mặn vừa tồn tại
trong nước ngọt, 416 loài nấm Hyphomycetes nước ngọt, 48 loài nước mặn [76].
1.5.4.2 Ở Ấn Độ
Manoharachary [2013] cho rằng Ấn Độ là cái nôi đa dạng vi nấm, chiếm 1/3
đa dạng nấm trên thế giới, hiện nay có khoảng 27000 loài nấm được công bố, chúng
được chia vào 103 bộ, 484 họ và 4979 chi, trong đó nấm bất toàn có khoảng 8000
loài được công bố tại Ấn Độ [106].
Maria và cộng sự [2002] đã nghiên cứu sự đa dạng nấm sợi từ 1067 mẫu gỗ
mục từ 10 rừng đước dọc bờ biển Ấn Độ, đã phát hiện được 78 loài thuộc 45 chi (
trong đó có 45 loài thuộc Lớp nấm Túi, 1 loài thuộc Lớp Nấm Đảm và 31 loài thuộc
nhóm Nấm Bất toàn), trong đó Halocyphina villosa, Lignincola laevis, Lulworthia
grandispora, Periconia prolifica, Savoryella paucispora, Verruculina enalia
vàZalerion maritimum là những loài có tần xuất xuất hiện>10% [108].
Kumar và cộng sự [2013] khi nghiên cứu đa dạng vi nấm đã phân lập từ 24
mẫu lá tre rụng thu thập trong rừng mưa nhiệt đới- Bambusetum của Ấn Độ bằng 2
phương pháp: phân lập trực tiếp và phân lập bằng kích thích buồng ẩm, đã tìm ra
được 45 loài và 22 chi, trong đó Aspergillus spp. và Trichoderma spp. là những loài
chiếm ưu thế [98].
Upadhyaya [2013] đã nghiên cứu đa dạng nấm trên cây thông đỏ thu thập ở
vùng Jageshwar thuộc dãy núi Himalayas, Ấn Độ bằng phương pháp pha loãng cơ
chất, phương pháp rửa bề mặt và phương pháp kích thích buồng ẩm, 64 loài nấm đã
được phân lập (trong đó 90,63% thuộc về nấm bất toàn) [173].
Seephueak và cộng sự [2011] đã công bố nghiên cứu đa dạng nấm hoại sinh
trên cành cây cao su đang bị phân hủy ở các giai đoạn khác nhau, bằng phương
pháp kích thích buồng ẩm và quan sát trực tiếp, và kết quả là 497 loài nấm đã được
phân lập, trong đó có 400 loài sinh bào tử nhỏ (hyphomycetes) [154].
1.5.4.3 Ở Thái Lan
Đã có rất nhiều nghiên cứu về đa dạng nấm phân hủy xác thực vật ở Thái Lan,
chẳng hạn các nghiên cứu đa dạng nấm trên lá rụng của thực vật hạt kín [53; 54;

40
141], và nấm trên gỗ mục nát [92; 93], trên lá cây đa (Ficus) rụng [179], trên lá cây
rụng ở rừng nhiệt đới [143].
Theo kết quả công bố của Biotech Thái Lan [2012], Thái Lan đã công bố hơn
200 loài, trong đó có 14 loài mới (trong đó có 12 loài mới được phân lập từ lá rụng,
2 loài được phân lập từ quả và hạt rụng). Người ta cũng đặt ra định hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào số lượng quần thể nấm tồn tại trong các thời
kỳ mục rữa xác thực vật và hy vọng rằng với các nghiên cứu này có thể hiểu hơn về
vai trò của nấm trong việc phân hủy xác thực vật
(http://www1a.biotec.or.th/mycology/index.php/research-a-development/7-litter-fungi).
1.5.4.4 Ở Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có nhiều nghiên cứu đa dạng nấm và ứng dụng của
chúng trong các ngành công nghiệp dược học, sản xuất enzyme hay làm thuốc trừ sâu
sinh học, đến nay người ta đã phát hiện được trên 12.000 loài [88]. Đa dạng vi nấm
phân hủy lignocellulo đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu [131-133; 170].
Nghiên cứu của Tokumasu [2002] đã phát hiện được 122 loài từ 22 mẫu lá
rụng và phân lập trong 16 năm bằng phương pháp rửa bề mặt. Loài phổ biến nhất là:
Dactylaria fusiformis, Thozetella cristana, Dictyochaeta simplex, Cladosporium
spp., Pestalotiopsis glandicola[170].
Osono và Takashi [2011] nghiên cứu đa dạng nấm phân lập từ lá rụng ở các
rừng Quốc gia khác nhau ở một số nước Châu Á (Nhật và Thái Lan) bằng 2 phương
pháp phân lập là rửa bề mặt và phân lập trực tiếp. Kết quả cho thấy đa dạng vi nấm
không chỉ phụ thuộc vào các vùng khí hậu khác nhau mà còn phụ thuộc vào phương
pháp phân lập. Phương pháp rửa bề mặt,Beltaniella, Cylindrocladium và
Gliocephalotrichum là các chi thường gặp. Ngược lại, bằng phương pháp khử trùng
bề mặt và phân lập trực tiếp, những chủng thuộc họ Xylariaceae (Xylaria,
Geniculosporium, và Nodulisporium) và các chiTrichoderma, Penicillium là những
chi thường gặp [133].
1.5.4.5 Ở một số Quốc gia khác
- Nghiên cứu đa dạng vi nấm phân hủy từ xác thực vật ở Úc

41
Paulus và cộng sự [2006] nghiên cứu đa dạng sinh học và sự phân bố nấm nhỏ
trên lá cây rụng trong rừng rậm nhiệt đới của Úc bằng phương pháp nghiên cứu trực
tiếp sự nảy mầm của nấm dưới kính hiển vi và phân lập nuôi cấy nấm bằng phương
pháp lọc qua màng lọc [135]. Kết quả cho thấy có 185 loài nấm nhỏ tồn tại trên bề
mặt lá cây mục và 419 chủng đã quan sát được bằng phương pháp phân lập lọc qua
màng lọc. Parungao và cộng sự [2002] nghiên cứu sự đa dạng nấm rác trong rừng
mưa phía Bắc Queensland- Úc, đã phát hiện được 57 loài nấm sợi [134].
- Nghiên cứu đa dạng vi nấm phân hủy từ xác thực vật ở Ba Lan
Przybył và cộng sự [2007] nghiên cứu sự đa dạng của nấm phân lập từ lá rụng
của cây gỗ Vân sam Nauy (Picea abies (L.) Karst.) thu thập ở miền trung Ba Lan.
Từ tổng số 2330 mẫu lá cây rụng thu thập trong 3 năm 2003-2005 (ở các điều kiện
thời tiết, nhiệt độ, pH, nồng độ các chất hữu cơ khác nhau), các mẫu này được thu
thập ở 2 khu rừng có tính chất khác nhau (rừng chỉ gồm cây có lá to bản và rừng
cây có hỗn hợp các loại lá). Phương pháp được dùng trong nghiên cứu này là:
Phương pháp rửa bề mặt và phân lập trực tiếp. Kết quả, có 55 loài vi nấm sinh bào
tử đã được phân lập từ 2330 mẫu lá rụng này [142].
Trong rừng lá hỗn hợp:Năm 2003: thu thập được 150 mẫu, 98 chủng vi
nấm được phân lập, phân loại vào 19 loài, loài gặp nhiều nhất là Coniothyrium
herbarum,Coniothyrium fuckelli, Desmazierella acicola, Hormonema
dematioides, L. piceae, Verticillium sp.; Năm 2004: thu thập được 240 mẫu,
109 chủng vi nấm được phân lập, phân loại vào 20 loài, loài gặp nhiều nhất:
Botrytis cinerea, Cryptosporiopsis radicicola, Fusarium laterium, Humicola
sp., Penicillium daleae,Strasseria geniculata; Năm 2005: thu thập được 240
mẫu, 76 chủng vi nấm được phân lập, phân loại vào 7 loài, loài gặp nhiều nhất:
Penicillium janthinellum.
Trong rừng lá to bản: Năm 2003 thu thập được 150 mẫu, 67 chủng vi nấm
được phân lập và phân loại được 11 loài. Loài gặp nhiều nhất là Mophosis
occulta, Penicillium purpurogenum, Coniothyrium herbarum, Aureobasidium
pullulans; Năm 2004: thu thập được 240 mẫu, có 84 chủng vi nấm được phân

42
lập và phân loại được 18 loài. Loài gặp nhiều nhất: Alternaria alternata,
Penicillium purpurogenum, Aspergillus niger, Aureobasidium pullulans,
Coniothyrium herbarum; Năm 2005, thu thập được 240 mẫu, 77 chủng vi nấm
được phân lập và phân loại được 8 loài. Loài gặp nhiều nhất là Coniothyrium
herbarum, P. janthinellum, D. aricola, H. Dematioides [142].
Ngoài ra còn có nghiên cứu sự đa dạng của vi nấm trong rừng mưa ở
Costa Rica [37] hay công bố 6 loài nấm mới phân lập từ gỗ và vỏ cây rừng
Quốc gia New Zealand [79] và công bố 2 loài nấm mới khi nghiên cứu đa dạng
nấm phân lập từ rác thực vật rừng nhiệt đới Mehico [72],…
1.5.5 Nghiên cứu đa dạng nấm ở Việt Nam
Theo ước tính số loài nấm có thể có trên lãnh thổ Việt Nam gấp 6 lần số
loài thực vật bậc cao thì số loài có thể lên tới 72000 loài. Tuy nhiên, trải qua
hơn 200 năm điều tra nghiên cứu, tính đến năm 2005 tổng số nấm có trong
danh lục có khoảng 2200 loài [8]. Con số này được nâng lên theo hàng năm,
đến nay có khoảng 650 loài vi nấm được phát hiện và công bố ở Việt Nam [9;
11; 12], nâng tổng số loài nấm ở Việt Nam lên tới khoảng 3000 loài. Điều này
có nghĩa là hơn 90% số loài nấm có thể có của Việt Nam còn chưa được định
loài và nêu tên trong danh lục. Các nghiên cứu về đa dạng nấm được chủ yếu
tập trung tiến hành trên các mẫu đất [1; 3; 5; 6, 15, 17,18], một số nghiên cứu
được tiến hành phân lập nấm từ không khí trong môi trường khô hạn[9], một số
khác tiến hành trên thực phẩm [11], hoặc trong môi trường sinh thái rừng ngập
mặn [16], nhưng chưa có một nghiên cứu nào về nấm phân lập từ xác thực vật
được công bố ở Việt Nam.
1.6MỘT SỐ LOÀI NẤM HYPHOMYCETES CÓ KHẢ NĂNG SINH
ENZYME PHÂN HỦY XÁC THỰC VẬT
Một số loài nấm có khả năng sinh các enzym khác nhau, các enzyme này được
sử dụng trong các lĩnh vực: chế biến thực phẩm (45%), làm thuốc tẩy rửa (34%),

43
công nghiệp dệt may (11%), công nghiệp thuộc da (3%), xử lý bột giấy (1%) và các
ngành công nghiệp khác (6%) [145; 99] (Bảng 1.2).

Bảng 1.2 Một số enzyme do nấm sinh ra


Enzyme Nguồn vi sinh vật
Proteaza dạng trung tính, kiềm, Aspergillus oryzae; A. niger, A.
axit flavus; A. sojae
Cellulase Trichoderma koningii
Diastase Aspergillus oryzae
Glucoamylaza Aspergillus niger; A. oryzae
Ligninaza Phanerochaete chrysosporium
Pectinaza A. niger; Sclerotinia libertine

Enzyme thủy phân CMC

Một số loài nấm sợi có khả năng sinh enzyme thủy phân cellulose mạnh là:
Trichoderma reesei, Humicola grisea [166], T. viride [86], Aspergillus niger [22],
A. japonicas[150], Fusarium solani [122], Phanerochaete chrysosporium [89], …
Enzyme phân hủy xylan
Một số loài nấm sợi có khả năng sinh enzyme thủy phân cellulose mạnh là:
Trichoderma và Aspergillus, Cephalosporium, Penicillium, …Chúng thường sản sinh
một lượng enzyme phân giải xylan bao gồm endoxylanaza, β-xylosidase và các
enzyme nhóm thế khác [42, 46]. Hơn nữa, các xylanaza của nấm thường là các enzyme
ngoại bào nên dễ ứng dụng trong thực tiễn. Với những ưu điểm như vậy, nên trên thị
trường hiện nay xylanaza chủ yếu được sản xuất từ nấm sợi (Trichoderma và
Aspergillus). Đặc tính chung của đa số các xylanaza từ nấm là hoạt động hiệu quả nhất
ở nhiệt độ 5-50oC, pH 3,0- 5,5 và bền ở dải pH từ 4,0- 9,0, nhưng có điểm yếu là
không chịu nhiệt, kém bền nhiệt, mất hoạt tính ở nhiệt độ 60-70oC (Bảng 1.3).

44
Bảng 1.3. Đặc điểm của xylanaza ở một số chủng nấm Hyphomycetes

Chủng vi sinh vật MW Điều kiện tối ưu Độ bền/ h


pI
(kDa) pH Nhiệt độ pH Nhiệt độ
Aspergillus awamori 39,0 5,5- 6,0 55 - - 5,7-6,7
A. nidulans 34,0 6,0 56 4,0-6,7 56 3,4
A. sojae 32,7 5,0 60 5,0-8,0 50 3,5
Cephalosporium sp.
35,0 7,5-8,0 50 - - 6,3
RYM202
Penicillium
33,0 7,0 60 6,0-7,5 40 8,6
purpurogenum
Trichoderma
37,7 5,0-6,0 45 5,0 - -
longibrachiatum
T. viride 22,0 5,0 53 - - 9,3

Enzyme phân hủy lignin

Laccaza là 1 trong 3 enzyme chính tham gia vào thủy phân lignin, có thể tìm
thấy ở thực vật, một số loài côn trùng và một số loài vi khuẩn. Các laccaza có tiềm
năng trong ứng dụng công nghệ sinh học đều có nguồn gốc từ nấm mốc do chúng
có thế tấn công cấu trúc vòng của lignin và axit humic, chúng có khả năng tham gia
vào quá trình hình thành vòng phenol trong cấu trúc vòng thơm. Chính nhờ tính
chất không đặc hiệu của những enzyme này mà nấm có khả năng phân huỷ xác thực
vật có thể phân huỷ hoặc giảm thiểu những hợp chất có cấu trúc vòng thơm khác,
chẳng hạn giảm thiểu các chất hữu cơ gây ô nhiễm (organopollutants), đặc biệt là
cacbon hydrat aromatic (PAH ). Vì vậy mà nhóm nấm này được coi là có triển vọng
trong ngành công nghiệp xử lý nước thải, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt,
trong công nghiệp sản xuất cồn sinh học, sản xuất giấy và trong chất tẩy rửa.
Laccaza do nấm sinh ra có tính oxy hóa khử cao, giúp xúc tác với nhiều loại hợp
chất với cường lực xúc tác mạnh hơn, hiệu quả hơn. Phần lớn laccaza sinh ra bởi
các chủng nấm sợi có khả năng phân hủy lignin, một số chủng có khả năng sinh
laccaza cao, ví dụ: Acremonium [63], Botrytis cinerea [99], Chaetomium [45],
Fusarium [151], Myrothecium [186], và Phoma [87], ...

45
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
C
2.1 NGUYÊN LIỆU
2.1.1 Mẫu phân lập
Nấm được phân lập từ 57 mẫu lá cây rụng thu thập từ 4 rừng Quốc gia (RQG)
Việt Nam (17, 15, 11 và 14 m
mẫu lần lượt thu thập từ các RQG Ba Bể,, Bạch
B Mã, Mã
Đà và Phú Quốc) (Hình 2.11 và Bảng 2.1.).

Hình 2.1 Bản đồ các địa điểểm lấy mẫu (1. Ba Bể, 2. Bạch Mã, 3. Mã Đà, 4.
4 Phú Quốc)

46
v Một số đặc điểm tự nhiên của các địa điểm lấy mẫu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 4 địa điểm lấy mẫu đặc trưng cho các
vùng miền của cả nước: RQG Ba Bể, Bạch Mã, RQG Mã Đà và RQG Phú Quốc,
chúng có các đặc điểm địa lý khác biệt hoàn toàn. Vĩ độ các địa điểm lấy mẫu giảm
dần đều từ Ba Bể tới Bạch Mã rồi tới Mã Đà và Phú Quốc, trong khi các điều kiện về
nhiệt độ, lượng mưa và độ ấm bình quân/năm tăng đều từ bắc vào nam (Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Đặc điểm địa lý các vị trí lấy mẫu


RQG Bạch RQG Phú
Các thông số địa lý RQG Ba Bể RQG Mã Đà
Mã Quốc
Diện tích (ha) 7610 37487 969993 31422
Tọa độ lấy mẫu (vĩ bắc 23°32′1″- 16°11′ - 11°20′0″- 10°12'-
vàkinh đông) 25°05′ và 16°15′ và 11°20′0″và 10°27' và
105°37′0,07″- 107°37′04,7''- 107°0′58″- 103°50'-
105°37′55,8″ 107°52′11,1'' 107°1'18'' 104°04'
Nhiệt độ trung bình/
22 25 28-30 25-27
năm (oC)
Lượng mưa trung bình/
1378 3440 2 300 3000-4000
năm (mm)
Độ ẩm tương đối trung
83,3 85 80-82 85-90
bình/ năm (%)

- Mẫu lá cây rụng được thu thập tại các địa điểm khác nhau, trong một diện
tích tương đối hẹp và được bảo quản trong túi ni lông có zip kéo. Mẫu được đánh
dấu ngày, tháng và định vị tọa độ (kinh độ, vĩ độ), độ cao, độ ẩm không khí, nhiệt
độ không khí quanh khu vực lấy mẫu. Mẫu được đưa về bảo quản tại phòng thí
nghiệm ở nhiệt độ phòng và được xử lý trong vòng 10 ngày kể từ khi thu mẫu. Kết
quả cụ thể của việc lấy mẫu được cụ thể hóa trong bảng 2.2.

47
Bảng 2.2. Danh sách các mẫu lá rụng thu thập từ 4 rừng Quốc gia: Ba Bể, Bạch Mã, Mã Đà
và Phú Quốc- Việt Nam
STT Nhiệt độ Độ ẩm
Vị trí tọa độ lấy mẫu
Kí hiệu Ngày lấy Độ cao không khí không khí
mẫu mẫu (m) (oC) (%) Kinh độ (Đông) Vĩ độ (Bắc)
o o
‘ ‘‘ ‘ ‘‘
1
BBL-01 13/10/2009 171 19,7 91 105 37 41,7 24 33,9 32
2
BBL-03 13/10/2009 198 19,6 89 105 37 00,7 23 54,1 32
3
BBL-04 13/10/2009 212 20,1 87 105 37 05,4 23 46,4 24
4
BBL-05 13/10/2009 206 20,1 87 105 37 04,7 23 43,3 25
5
BBL-06 13/10/2009 166 20,7 88 105 37 50,6 23 32,1 8
6
BBL-07 13/10/2009 196 21,8 80 105 37 24,6 24 05,5 13
7
BBL-10 13/10/2009 203 24,6 70 105 37 19,7 23 35,6 48
8
BBL-11 13/10/2009 246 23,6 79 105 37 55,8 25 04,2 11
9
BBL-12 13/10/2009 262 23,6 79 105 37 50,9 25 05,0 15
10
BBL-13 13/10/2009 264 23,6 78 105 37 51,5 25 04,9 40
11
BBL-14 13/10/2009 309 21,6 83 105 37 42,1 24 57,5 56
12
BBL-15 13/10/2009 309 21,6 83 105 37 42,1 24 57,5 44
13
BBL-17 13/10/2009 303 21,6 83 105 37 41,4 24 54,2 45
14
BBL-18 13/10/2009 171 19,7 91 105 37 41,7 24 33,9 48
15 11
BBL-19 13/10/2009 198 19,6 89 105 37 00,7 23 54,1
16 16
BBL-20 13/10/2009 212 20,1 87 105 37 05,4 23 46,4
17 53
BBL-21 13/10/2009 206 20,1 87 105 37 04,7 23 43,3
18 45
BML-01 9/11/2005 1294 21 79 107 51 43,2 16 11
19
BML-02 9/11/2005 1342 19,5 83,3 107 51 41,7 16 11 32
20
BML-03 9/11/2005 1378 19,3 54,5 107 51 32,9 16 11 32
21
BML-04 9/11/2005 1393 19,2 91,0 107 51 37,2 16 11 24
22
BML-05 9/11/2005 1149 24,2 91,9 107 50 55,1 16 11 25
23
BML-06 9/11/2005 1149 24,2 78,2 107 50 55,1 16 11 8
24
BML-07 9/11/2005 1153 22,3 78,2 107 50 54,4 16 11 13
25
BML-08 9/11/2005 1294 23,5 82,2 107 50 56,3 16 11 48
26
BML-09 9/11/2005 1159 22,7 79,7 107 50 50,9 16 11 11
27
BML-10 9/11/2005 532 27 80,6 107 51 19,4 16 13 15
28
BML-11 9/11/2005 521 25,6 77,7 107 51 20,6 16 13 40
29
BML-12 9/11/2005 57 31,3 84,4 107 52 06,6 16 14 56
30
BML-13 9/11/2005 61 29,4 68,4 107 52 06,7 16 15 44
31
BML-14 9/11/2005 54 28,8 71,2 107 52 08,9 16 15 45
32
BML-15 9/11/2005 45 28,7 74,8 107 52 11,1 16 14 48
33
MĐL-01 07/11/11 5 25,5 91,1 107 1 5 11 20 48
34
MĐL-02 07/11/11 5 25,5 91,1 107 1 5 11 20 48
35
MĐL-03 07/11/11 5 25,5 91,1 107 1 5 11 20 47
36
MĐL-04 07/11/11 5 25,7 89,5 107 1 5 11 20 47
37
MĐL-05 07/11/11 5 27,6 74,2 107 1 5 11 20 45

48
Bảng 2.2 (tiếp) Danh sách các mẫu lá rụng thu thập từ 4 rừng Quốc gia: Ba Bể, Bạch Mã,
Mã Đà và Phú Quốc- Việt Nam
Nhiệt độ Độ ẩm Vị trí tọa độ lấy mẫu
Ngày lấy Độ cao (m)
STT Kí hiệu mẫu không khí không Kinh độ (Đông) Vĩ độ (Bắc)
mẫu o o o
( C) khí (%) ‘ ‘‘ ‘ ‘‘
38 MĐL-06 07/11/11 1 27,1 77,9 107 1 1 11 20 46
39 MĐL-07 07/11/11 58 27,9 78,3 107 0 58 11 20 32
40 MĐL-08 07/11/11 58 27,5 82,8 107 0 58 11 20 32
41 MĐL-09 07/11/11 58 27,4 80,5 107 0 58 11 20 24
42 MĐL-10 07/11/11 17 27 83,1 107 1 17 11 20 25
43 MĐL-11 07/11/11 18 26,1 86,5 107 1 18 11 20 8
44 PQL-01 05/11/11 51 28,9 74,7 103 56 21,8 10 21 13
45 PQL-02 05/11/11 79 28,1 79 103 55 17,9 10 20 48
46 PQL-03 05/11/11 - 29 77,6 103 54 43,4 10 21 11
47 PQL-04 05/11/11 8 26,7 86 103 54 40 10 21 15
48 PQL-06 05/11/11 90 30,8 61,4 103 58 59,2 10 12 40
49 PQL-07 05/11/11 20 30,4 69,3 103 59 8,9 10 11 56
50 PQL-08 05/11/11 39 29,6 72,9 104 0 49,1 10 10 44
51 PQL-09 05/11/11 56 29,1 72,3 104 0 49,5 10 10 45
52 PQL-10 05/11/11 59 29,8 82,2 104 0 48,8 10 10 48
53 PQL-11 05/11/11 59 29,8 82,2 104 0 49,4 10 10 48
54 PQL-12 05/11/11 92 29,5 73,8 104 0 49,4 10 10 48
55 PQL-13 05/11/11 34 30,2 70,8 104 0 54,7 10 11 1
56 PQL-14 05/11/11 24 30,7 71,5 104 0 48,8 10 10 47
57 PQL-15 05/11/11 51 28,9 74,7 104 1 58,8 10 9 18

2.1.2 Hóa chất và thiết bị


2.1.2.1 Hóa chất
Hóa chất cho nuôi cấy, phân lập, phân loại hình thái vi sinh vật:
K2HPO4; MgSO4; NaCl; (NH4)2SO4; CaCO3; FeSO4; MnCl2; ZnSO4; pepton;
KNO3; MgSO4.7H2O; KCl; KH2PO4; NH4NO3; KH2PO4, NaNO3; C2H12N2O6;
CaCl2; CuSO4- 5H20; Fe2(SO4); MnSO4.H2O; cồn; lactophenol; cao nấm men
(Oxoid); sucrose; cao malt; dextrose; glucoza; chloramphenicol,.... (Merk-Đức).
Hóa chất cho phân loại sinh học phân tử: Đệm Tris; CTAB; NaCl; EDTA; ß-
mercaptanol; CTAB; NaCl; Chloroform; Isoamyl alcohol; EtOH; Natri Acetate
(Merk-Đức); hạt thủy tinh (đường kính 0,2mm); nước đã qua khử ion MQ.

49
- Mồi để nhân ADNr đoạn D1D2:
+ Mồi xuôi NL1 (5’- GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAG-3’)
+ Mồi ngược NL4 (5’- GGTCCGTGTTTCAAGACGG -3’) (QIAgen,
Invitrogen, Đức) [130].
- Mồi dùng cho nhân ADNr 18S:
+Mồi xuôi EF4: GGAAGGGRTGTATTTATTAG,
+Mồi ngược EF3: TCCTCTAAATGACCAAGTTTG (QIAgen, Invitrogen,
Đức) [180].
Kít Big Dye Terminator V3.1 Cycle Sequencing và đệm 5X sequence (Perkin-
Elmer Applied Biosystem); proteinase K; dung dịch đệm dùng cho tách ADN;
dNTP (QIAgen, Invitrogen, Đức), TaKaRa Ex Taq Hot Start Version Kit (Takara
Bio, Otsu, Shiga, Japan).
- Hóa chất cho nghiên cứu đặc tính enzyme protein của nấm: syringaldazine;
xylan (Sigma); CMC (Nisui, Nhật); đỏ Congo (Nisui, Nhật).
2.1.2.2 Thiết bị
- Thiết bị và dụng cụ dùng trong phân lập nấm: Găng tay; túi nilong; thìa cân;
giấy bản; máy định vị GPS; đo pH; nhiệt độ (Nhật).
- Các thiết bị dùng trong nuôi cấy và phân loại nấm: Que cấy làm bằng kim
nhọn, kẹp pank, đèn cồn, ống nghiệm thủy tinh, bình tam giác (Việt Nam); đĩa
Peptri nhựa kích thước 9 cm (Trung Quốc); lam kính, lamen (Nissui, Nhật), cân
điện tử- XT 2200C Pressisa (Thuỵ sĩ); nồi khử trùng- Lequex (Pháp); Tủ cấy vi sinh
vật- Nuare (Mỹ); máy lắc thường- Gerhardt (Đức); máy lắc ổn nhiệt (Certomat BS-1,
Đức); tủ ấm 37oC- Mecmert (Đức); máy phá vỡ mẫu (Nhật); Máy voltex- VELP
(Ý); Tủ lạnh- Sanyo (Nhật Bản); tủ sấy (Carbolite, Anh), máy đo quang phổ (Beckman
Coulter, Mỹ); máy ly tâm lạnh- Centrifuge C30P Sartorius Group (Đức); Kính hiển
vi quang học- Olympus BX-51(Nhật Bản); Kính hiển vi điện tử quét (Scanning
Electron Microscope) (JEOL JSM 6400).
- Thiết bị dùng cho phân loại vi sinh vật bằng phân tích trình tự gen: Các loại
Pipette 1,000, 200, 100, 20, 2 μl, đầu côn các loại; ống ly tâm 1,5 ml; máy ly tâm

50
lạnh- Centrifuge C30P Sartorius Group (Đức); Máy điện di kiểm tra ADN, máy
nhân đoạn ADN (PCR) (Gene Amp PCR system 9700; Applied Biosystem); Máy
đọc trình tự tự động- ABI 3100 Avant (Mỹ);...
2.1.3 Môi trường
2.1.3.1 Môi trường phân lập, phân loại và giữ giống
Môi trường Miura agar (Môi trường thạch có nồng độ các bon thấp) (LCA)
(g/l): glucoza 1,0; KH2PO4 1,0; MgSO4.7H20 0,2; KCl 0,2; NaNO3 2,0; cao nấm
men 0,2; thạch 15,0 [121].
Môi trường thạch- khoai tây (PDA) (Nissui, Tokyo, Japan) (g/l): nước chiết
khoai tây 200; thạch 15g.
- Môi trường Czapek-Dox Agar (Cz) (g/l): đường kính- 30; NaNO3- 2;
K2HPO4- 1; MgSO4.7H2O- 0,5; KCl- 0,5; FeSO4.7H20- 0,01; Agar- 15
- Môi trường thạch agar (MEA) (g/l):Cao malt- 20; cao nấm men- 2; thạch
agar- 20; Chloramphenicol 2- 40 mg.
2.1.3.2 Môi trường dùng cho nuôi cấy và thử hoạt tính enzyme của nấm
- Môi trường dùng để sàng lọc hoạt tính CMCaza và xylanaza của nấm (g/l):
cơ chất (xylan hoặc CMC) - 0,1; thạch 15,0.
- Môi trường nuôi cấy cho sàng lọc enzym laccaza (g/l):10- glucoza, 0.1-
KH2PO4, 0,05- C2H12N2O6, 0,05- MgSO4.7H2O, 0.01-CaCl2, 0,01- cao nấm men,
0,001- CuSO4- 5H20, 0,01- Fe2(SO4)2, 0,01- MnSO4.H2O, 20- agar.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Phương pháp phân lập nấm
2.2.1.1 Phân lập bằng phương pháp rửa bề mặt [69].
Nguyên lý
Bào tử vi nấm tồn tại trong đất bám vào xác thực vật (lá, cành hoặc thân cây
mục). Khi gặp điều kiện thuận lợi, các bào tử nảy mầm, sinh ra các sợi bám, sợi hút
xuyên qua xác thực vật, một số chủng sinh ra các loại enzyme phân hủy xác thực
vật như: cellullaza, hemicellulaza và ligninolytic enzyme để phá hủy các cấu trúc

51
thực vật, giải phóng ra các hợp chất thứ cấp (đường, saccharide, polysaccharide,…)
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loài vi sinh vật khác [69].
Để nghiên cứu đa dạng vi nấm tồn tại trong lớp lá cây rụng, người ta đã sử
dụng phương pháp rửa bề mặt mẫu bằng dung dịch tẩy rửa có nồng độ thấp, loại bỏ
vi sinh vật tạp nhiễm từ đất, chỉ còn lại các chủng tồn tại trong xác thực vật. Các
chủng này sẽ hình thành khuẩn lạc khi chúng gặp điều kiện thuận lợi, việc phân lập
các chủng nấm này dựa vào sự quan sát sự hình thành khuẩn lạc trên môi trường
nuôi cấy.
Chuẩn bị hóa chất
Aerosol OT (di-iso-octyl sodium sulfosuccinate), môi trường thạch đĩa LCA,
nước cất vô trùng
Chuẩn bị dụng cụ
Ống Falcon 50ml, kéo, kẹp thí nghiệm, đĩa Peptri thủy tinh, giấy thấm (tất cả
các dụng cụ này đều được vô trùng), máy vortex.
Các bước tiến hành
1) Cắt mẫu lá rụng ra thành các miếng nhỏ kích thước 5 x 5 cm, sau đó cho
vào ống Falcon 50ml.
2) Cho 25ml dung dịch Aerosol OT (di-iso-octyl sodium sulfosuccinate)
0,005% vào ống Falcon đã chứa mẫu, lắc đảo rửa mẫu bằng cách sử dụng máy
vortex trong 3 phút, sau đó gạn sạch dung dịch tẩy rửa này.
3) Cho 25ml nước vô trùng vào mỗi ống thí nghiệm, lắc đảo rửa mẫu bằng
máy vortex như bước trên 3 phút, sau đó cũng gạn sạch nước. Lặp đi lặp lại bước
rửa bằng nước cất này 3 lần.
4) Làm khô mẫu bằng cách dùng kẹp vô trùng gắp từng mẫu lá đặt lên đĩa
Peptri có chứa giấy thấm vô trùng, đặt đĩa này trong tủ vô trùng, để mẫu qua đêm
cho chúng khô tự nhiên.
5) Dùng kẹp vô trùng chuyển từng miếng mẫu nhỏ, đặt lên đĩa thạch chứa môi
trường LCA, cho vào tủ ấm độ 25oC.

52
6) Quan sát sự hình thành khuẩn lạc của nấm sợi trong thời gian 3-7 ngày,
chọn những khuẩn lạc đơn, rồi tách riêng từng khuẩn lạc sang một đĩa môi trường
LCA mới (cố gắng chọn được các khuẩn lạc khác nhau).
Ý nghĩa của phương pháp
Phân lập được hầu hết các chủng nấm tồn tại trong xác thực vật và có khả
năng phát triển nhanh.
1.2.1.2 Phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc [82]
Nguyên lý
Các chủng nấm tồn tại trong lớp lá rụng rất đa dạng và phong phú, những chủng
có khả năng phát triển nhanh trên môi trường nuôi cấy hầu hết đã được phân lập bằng
phương pháp rửa bề mặt. Tuy nhiên, một số chủng do đặc thù có khả năng bám vào
bề mặt xác thực vật, đặc biệt là xác thực vật tồn tại trong các ao, hồ, sông, suối
thường hình thành các giác bám, lâu dần phát triển theo hướng lan tỏa nhiều chiều tạo
nên các hình dạng đặc biệt: dạng sao, dạng hoa, dạng cây. Những loài nấm này
thường có kích thước lớn và khó phát triển hay hình thành bào tử trên môi trường
nuôi cấy nên không thể phân lập chúng dựa vào phương pháp rửa bề mặt mà phải dựa
vào phương pháp đặc biệt, phương pháp tách bào tử đơn độc [23-25; 82; 113-119].
Phương pháp này trước tiên ta phải quan sát hình dạng các bào tử tồn tại trong mẫu
dưới kính hiển vi, sau đó dùng dụng cụ đặc biệt (gọi là Skarmen) gắn trên kính soi
mẫu vật để trực tiếp gắp từng bào tử có hình dạng đặc biệt đó sang môi trường nuôi
cấy và để chúng phát triển trong điều kiện thích hợp 25oC.
Chuẩn bị hóa chất
Môi trường nuôi cấy LCA, môi trường thạch-khoai tây, nước cất vô trùng.
Chuẩn bị dụng cụ
Kéo, túi li lông có kẹp zip, kính hiển vi soi mẫu trực tiếp, bộ dụng cụ Bộ vi
thao tác Skerma gồm 5 phần (Hình 2.2).
Các bước tiến hành chuẩn bị bộ vi thao tác

53
1) Dùng pipet Pasteur hơ trên ngọn lửa đèn cồn đến nhiệt độ nung chảy, sau đó
dùng kẹp nhẹ nhàng kéo dài tạo thành 1 ống thủy tinh rất nhỏ (khoảng 2µm). Lấy một
đoạn 3cm gắn vào cục nam châm (Hình 2.2 D) (cố định bằng parafin nóng chảy).
2) Cố định phần dụng cụ dùng để gắn kim nhọn (Hình 2.2 B) vào vật kính 10
của kính hiển vi quan sát mẫu vật trực tiếp.

B
A
C

Hình 2.2 Các bộ phận của bộ vi thao tác Skarmen

3) Gắn nam châm có ống thuỷ tinh vào rãnh kim loại của dụng cụ trên Hình
2.2 B.
4) Di chuyển phần thiết bị có gắn nam châm lên xuống cho đến khi nhìn thấy
đầu ống thuỷ tinh ở giữa vi trường.
5) Gắn đầu kim hàn (Hình 2.2 E) vào biến thế (Hình 2.2 A) và đặt vào vị trí
đặt tiêu bản của kính hiển vi.
6) Chỉnh kính, tìm vi trường, quan sát đầu kim hàn, điều chỉnh sao cho đầu
que hàn và ống thuỷ tinh sát nhau và đều quan sát được dưới kính hiển vi.
7) Bật biến thế (Hình 2.2 A) nấc cao để đầu que hàn nóng đỏ và tiến về phía
ống thuỷ tinh, ấn que hàn chạm vào ống thuỷ tinh để ống thuỷ tinh bắt đầu nóng
chảy, kéo nhanh ống thuỷ tinh khỏi kim hàn tạo thành que thuỷ tinh thuôn nhọn.

54
8) Hạ nhiệt độ que hàn bằng cách giảm biến thế, dùng đầu que hàn chạm nhẹ
vào đầu que thuỷ tinh kéo nhẹ tạo thành hình chữ L. Giờ đây ta có thể bắt đầu thực
hành lấy từng bào tử đơn độc trên đĩa thạch.
Các bước tiến hành phân lập bào tử đơn độc
1) Chuẩn bị mẫu: lá cây khô, cho vào hộp nhựa hoặc túi ni lông có chứa nước vô
trùng sẵn để làm ẩm, giữ 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng để kích thích bào tử nẩy mầm.
2) Lấy mẫu lá trên cắt thành những miếng nhỏ có kích thước 15- 20 x 30-40 mm.
3) Dùng kẹp nhẹ nhàng đặt mẫu lá lên trên bề mặt môi trường thạch LCA, nhẹ
nhàng dính mẫu lá xuống bề mặt thạch để bào tử nấm bám vào bề mặt thạch.
4) Quan sát đĩa thạch trên dưới kính hiển vi, tìm bào tử có hình dạng đặc biệt,
khi thấy bào tử cần tìm thì giữ nguyên vị trí.
5) Gắn phần dụng cụ hình chữ V (Hình 2.2 C) của bộ vi thao tác vào vật kính
10 của kính hiển vi, tiếp đến gắn phần nam châm có que thuỷ tinh hình chữ L vừa
làm xong vào phần dụng cụ chữ V đó.
Điều chỉnh lên xuống sao cho có thể quan sát được đầu chữ L của que thuỷ tinh.
6) Nâng kính lên sao cho đầu que thủy tinh sát với bề mặt thạch, lúc này ta có
thể quan sát được cả bào tử nấm cần tìm và cả đầu L của que thuỷ tinh.
7) Dùng que L kéo bào tử cần lấy ra phần sạch của đĩa thạch môi trường, dùng
chính kim phần chữ L đó đánh dấu điểm đặt bào tử.
8) Hạ đĩa môi trường thấp xuống và dùng que cấy vô trùng cắt miếng thạch có
chứa bào tử tại điểm đánh dấu, chuyển sang đĩa thạch môi trường LCA hoặc thạch-
khoai tây, nuôi cấy ở nhiệt độ phòng và quan sát sự nảy mầm của bào tử hàng ngày.
Nếu bào tử nảy mầm thì có thể chuyển sang thạch nghiêng để giữ giống sau khi đã
để ở thạch đĩa 2-4 tuần.
Ý nghĩa
Phân lập được các chủng nấm có hình dạng đặc biệt, khó phát triển trên môi
trường nuôi cấý. Đây là phương pháp khó thực hiện, ít nhà khoa học có thể ứng
dụng phương pháp này, nhưng nếu ứng dụng thành công thì sẽ có nhiều khả năng
tìm được loài mới

55
2.2.2 Phương pháp nuôi cấy bảo quản nấm sợi [51]
Dùng que cấy, cấy điểm chủng nấm cần nghiên cứu vào môi trường khoai tây-
thạch trên đĩa Peptri. Đặt đĩa nuôi cấy trong tủ ấm 25oC, trong 7-10 (30) ngày.oC
Dùng ống nhựa vô trùng, cắt nhỏ khuẩn lạc nấm, kích thước 0,5 x 0,5 cm, cho
vào ống Eppendoff 2mL, chứa 1mL dung dịch gồm 5% trehalose và 10% glycerol đã
được khử trùng. Ghi đầy đủ thông tin, mã số chủng, ngày bảo quản. Bảo quản trong
lạnh sâu -80oC hoặc trong ni tơ lỏng -196oC, dùng cho các nghiên cứu tiếp theo.
2.2.3 Phân loại nấm sợi bằng quan sát hình thái
2.2.3.1 Quan sát khuẩn lạc và cấu trúc sinh bào tử dưới kính hiển vi thường
Ø Quan sát các đặc điểm khuẩn lạc
Dùng que cấy, cấy điểm chủng nấm cần nghiên cứu vào môi trường thạch đĩa
LCA, PDA. Đặt đĩa nuôi cấy trong tủ ấm 25oC, trong 7-14 (30) ngày [41; 55; 56;
156], quan sát các đặc điểm khuẩn lạc (kích thước, màu sắc khuẩn lạc; màu sắc mặt
trái khuẩn lạc; sự hình thành giọt tiết, sắc tố ra ngoài môi trường,...) và các đặc điểm
vi học của chúng.
Ø Quan sát các đặc điểm vi học
Chuẩn bị dụng cụ
- La men, lam kính, thuốc nhuộm xanh cotton, đèn đốt bằng ga, kim nhọn
0,02mm, kính quang học Zeiis Axioplan II (Zeiis, Đức).
Cách làm
- Nấm được cấy trên môi trường thạch đĩa LCA, ở nhiệt độ 25oC từ 1-2 tuần.
- Quan sát trục tiếp khuẩn lạc dưới kính quang học ở độ phóng đại 200 lần.
- Nhỏ một giọt xanh cotton blue 0.1% (hoặc nước vô trùng, hoặc lactophenol)
lên lam kính.
- Dùng kim nhọn đã khử trùng bằng đèn gas, lấy trên bề mặt thạch một miếng
chứa khuẩn lạc có kích thước khoảng 0,2mm × 0,2mm rồi chuyển sang lam kính.
Đặt lamen lên, quan sát dưới kính quang học ở các vật kính có độ phóng đại 400 lần
và 1000 lần.
- Đo kích thước, chụp ảnh hình thái cấu trúc các cơ quan sinh sản của nấm.

56
Sau đó so sánh với khóa phân loại của các tác giả uy tín trên thế giới [141-149; 124;
156] tìm ra sự tương đồng giữa hình ảnh của chủng nấm cần phân loại và hình ảnh
trong sách, từ đó đưa ra kết luận.
Ý nghĩa của phương pháp
Phương pháp này dùng để phân loại đến chi, thậm chí là đến loài các chủng
nấm có khả năng sinh bào tử trần, đặc biệt là nhóm nấm Hyphomycetes.
2.2.3.2 Quan sát hình thái cơ quan sinh bào tử của nấm dưới kính hiển vi điện tử
quét [148]
Chuẩn bị hóa chất
- Dung dịch osmium tetroxide (OsO4) 1%.
- Dung dịch etanol 10%, 30%, 50% và 100%.
- Dung dịch ethanol (EtOH): isoamyl acetate (IAA) ở các nồng độ: 1:1; 2:1;
1:2 và 100% IAA.
Chuẩn bị dụng cụ
Hộp đựng mẫu bằng thủy tinh có nút nhám, hộp đựng mẫu bằng inox, giấy
thấm, giấy cacbon, kẹp nhọn đầu,…
Cách làm
Chủng nấm sợi được nuôi cấy trên môi trường phân loại (LCA, PDA) và quan
sát sự hình thành khuẩn lạc sau 7 ngày- 2 tuần (thậm chí là 1 tháng đối với chủng
nấm có khả năng sinh trưởng chậm trên môi trường nuôi cấy). Cắt khuẩn lạc thành
những miếng nhỏ kích thước 2 x 2mm; cố định bằng dung dịch OsO4 1% ở nhiệt độ
phòng trong 2 giờ. Sau đó làm mất nước bằng ethanol ở các nồng độ khác nhau (10,
30, 50 và 100%) và cuối cùng thay thế bằng dung dịch ethanol: isoamyl acetate ở
các nồng độ khác nhau như đã chuẩn bị ở trên. Mẫu được làm khô bằng cacbon
dioxit lỏng trên thiết bị làm khô mẫu (HCP-2: Hitachi, Tokyo, Nhật Bản). Mẫu sau
đó được phủ 1 lớp phủ bằng bạch kim pallatium bằng máy (JUC-5000: JEOL,
Tokyo, Nhật Bản) và cuối cùng mẫu vật được quan sát dưới SEM ở điện áp 15 kV
(JEOL JSM 6400).

57
Ý nghĩa của phương pháp
Phương pháp này khá tốn kém, nhưng lại có thể quan sát mẫu vật ở độ phóng
đại lên tới 10000 lần, vì vậy có thể quan sát được những cấu trúc có kích thước nhỏ
bé (0,1- 1 µm), nên có thể dùng để quan sát 1 cấu trúc sinh sản nào đó của nấm mà
kính hiển vi thường không quan sát được.
2.2.3.3 Quan sát số lượng nhân trong 1 tế bào của bào tử nấm dưới kính hiển vi
huỳnh quang [144]
Chuẩn bị hóa chất
- 4,6-diamidino-2-phenylindole (DAPI) (1 ppm)
- Formaldehyde (3%)
Chuẩn bị dụng cụ
- Lamen, lam kính, ống eppendof 2ml đựng dung dịch (DAPI) (1 ppm) và
Formaldehyde (3%); Kính hiển vi quang học Olympus BX51 (SPlan Apo 60X).
Cách làm
Nấm được nuôi trên môi trường LCA, sau 2-3 tuần bào tử bắt đầu hình thành,
dùng dao nhọn, cắt khuẩn lạc tại những điểm có bào tử thành những miếng nhỏ kích
thước 2 x 2mm; cố định bằng dung dịch formaldehyde (3%) ở nhiệt độ phòng trong
2 phút, sau đó mẫu được cho vào ngâm trong dung dịch DAPI (1 ppm) ở nhiệt độ
phòng trong 1 phút, cuối cùng mẫu vật được quan sát dưới kính hiển vi Olympus
BX51 có gắn huỳnh quang ở vật kính SPlan Apo 60X.
Ý nghĩa của phương pháp
Quan sát nấm dưới kính hiển vi huỳnh quang là phương pháp nghiên cứu hữu
ích được sử dụng để nghiên cứu và quan sát được số lượng nhân trong một tế bào
bào tử nấm. Đây là bước quan trọng để khẳng định loài nấm đang được nghiên cứu
là nấm túi hay nấm đảm.
2.2.4 Phân tích trình tự ADNr 18S hoặc 28S đoạn D1D2 của nấm
+ Tách ADN cho phản ứng PCR [130]
Chuẩn bị hóa chất:

58
Dung dịch đệm phá tế bào (100mL): Tris 0.1M, pH 7.5-10 ml; 1% CTAB-1 g;
NaCl 0.7M-14 ml; EDTA 10mM- 2 ml (of 0.5M stock); 1% ß-mercaptanol- 1 ml
(trong trường hợp cần thiết), nước MQ 73mL.
Cách làm
Cho 100 µl đệm phá tế bào và 100 µg hạt thủy tinh (đường kính 0,2mm) vào
ống eppendoff 1,5 ml, sau đó cho khoảng 100mg sinh khối nấm vào ống, dùng dụng
cụ chuyên dụng nghiền nát sợi nấm, vortex dung dịch thành dạng huyền phù. Thêm
1/10 thể tích proteinase K 20mg/mL, đảo nhẹ nhàng, ủ 60oC trong vòng 60 phút.
Làm lạnh trên đá, sau đó cho thêm 1:1 thể tích hỗn hợp Chloroform : Isoamyl
alcohol (24:1), đảo nhẹ nhàng, ly tâm lạnh 15000 vòng/phút trong 15 phút. Hút
phần dịch trong, cho sang ống Eppendoff mới. Cho thêm 1:1 thể tích EtOH 100%
và 1/10 thể tích natri acetate 3M, để -20oC trong 20 phút. Ly tâm lạnh 15000
vòng/phút trong 10 phút, thu kết tủa. Rửa sạch kết tủa bằng cách cho EtOH 70%
vào, ly tâm lạnh 15000 vòng/ phút trong 5 phút, bỏ dịch, thu kết tủa (lặp lại 3 lần).
Làm khô ADN bằng cô quay chân không trong 3-5 phút hoặc để khô tự nhiên. Hòa
tan tủa trong nước MQ, để -20oC trước khi sử dụng.
+ Phản ứng PCR
- Hỗn hợp phản ứng:
10X Buffer 10µl
dNTP mixture 16µl
Mồi xuôi 2µl
Mồi ngược 2µl
TaqTm 1.2 µl
Mẫu ADN (50 ng) 1 µl
Nước cất đến 100µl
- Mồi dùng cho nhân đoạn ADNr 18S [180]:
Mồi xuôi EF4: 5'- GGAAGGGRTGTATTTATTAG-3'
Mồi ngược EF3: 5'-TCCTCTAAATGACCAAGTTTG-3'

59
- Mồi cho nhân đoạn ADNr 28S đoạn D1D2 [130]:
Mồi xuôi NL1: 5’- GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAG -3’
Mồi ngược NL4: 5’- GGTCCGTGTTTCAAGACGG -3’
- Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR: Trước hết ADN bị biến tính thành sợi
đơn ở 95oC trong 3 phút; Sau đó ADN được nhân đoạn ở 30 vòng, chu trình nhiệt
như sau: (1) giai đoạn biến tính ADN thành sợi đơn ở 95oC trong 30 giây, (2) giai
đoạn bắt cặp- các đoạn mồi tìm đến bắt cặp bổ sung vào 2 đầu của ADN đích: 55oC
trong 30 giây, (3) cuối cùng nhiệt độ được nâng lên mở rộng 72oC trong 1 phút-
nhiệt độ thích hợp cho ezyme Taq polymerase hoạt động); kết thúc nhân đoạn
ADN: nâng nhiệt độ lên 72o trong 5 phút, sau đó giảm xuống 4oC, giữ mẫu ở nhiệt
độ này.
- Kiểm tra các sản phẩm PCR trên gel agarose
- Tinh sạch sản phẩm PCR bằng kit của QIAgen (Invitrogen, Đức).
- Kiểm tra độ tinh sạch của mẫu: Mẫu được kiểm tra trên máy quang phổ khả
kiến ở các bước sóng 260 và 280. Tính tỷ lệ tinh sạch: OD 260/OD280 > 1,7 -1,8
+ Phản ứng khuếch đại genADNr cho giải trình tự ADN
Các sản phẩm PCR tinh sạch được khuếch đại với bộ kít Big Dye Terminator
V3.1 Cycle Sequencing Kit (Applied Biosystems) và 2 đoạn mồi NL1 và NL4 trên
máy GeneAmo PCR System 9700 (Applied Biosystems), với chu trình nhiệt như
sau: Đầu tiên ADN bị biến tính thành sợi đơn ở 96oC trong 2 phút; Sau đó ADN
được nhân đoạn ở 25 vòng, chu trình nhiệt như sau: (1) giai đoạn biến tính ADN
thành sợi đơn ở 96oC trong 10 giây, (2) giai đoạn bắt cặp- các đoạn mồi tìm đến bắt
cặp bổ sung vào 2 đầu của ADN đích: 50oC trong 5 giây, (3) cuối cùng nhiệt độ
được nâng lên mở rộng 60oC trong 1 phút- nhiệt độ thích hợp cho ezyme Taq
polymerase hoạt động); kết thúc nhân đoạn ADN: nâng nhiệt độ lên 72o trong 5
phút, sau đó giảm xuống 4oC, giữ mẫu ở nhiệt độ này. Khác với nhân đoạn sản
phẩm ADNr ở trên, sản phẩm nhân đoạn ADNr cho sequencing lúc này được sản
phẩm là các đoạn ADN đơn được duỗi ra.

60
+ Tinh sạch sản phẩm sau PCR
Mẫu được chuyển sang ống eppendoft 1,5 ml. Thêm 5µl EDTA 1,25 M, thêm
60µl ethanol 100%. Trộn nhẹ nhàng. Giữ ở nhiệt độ phòng trong 15 phút. Ly tâm
15.000 v/ph trong 15 phút. Đổ bỏ dịch phía trên. Rửa bằng 10 µl ethanol 70%. Ly
tâm 15.000 v/ph trong 10 phút. Làm khô mẫu bằng máy cô quay chân không trong
3-5 phút.
+ Đọc trình tự ADN
Trình tự của đoạn D1/D2 ADNr 28S của chủng nấm được đọc trực tiếp trên máy
đọc trình tự tự động 3100 Avant. Sau đó kết quả trình tự được so sánh với các trật tự
của các loài đã được xác định trong ngân hàng gen. Xây dựng cây phân loại sử dụng
phần mềm Cluxstal phiên bản 1.83 và NJ tree.
Ý nghĩa của phương pháp
Đây là phương pháp quan trọng trong phân loại nấm. Tuy dữ liệu về các đoạn
trình tự gen cấu trúc dùng để phân loại nấm trong ngân hàng gen còn chưa được đầy
đủ, nhưng việc phân tích trình tự ADNr đoạn 28S và 18S của các chủng nấm cần phân
loại cũng đưa ra được thông số cần thiết để phân loại đến chi, loài. Thông thường nếu độ
tương đồng giữa chủng nấm nghiên cứu với chủng nấm gần gũi nhất trên ngân hàng gen
bank < 98% thì đã có thể có gợi ý rằng đó là một chi hoặc loài mới [156]. Trong nghiên cứu
này, những chủng có độ tương đồng < 98% mà chưa được nghiên cứu sâu để khẳng định
chúng có là 1 taxon mới hay không thì chúng được viết dưới dạng sp.
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học vi nấm
2.2.5.1 Tần suất xuất hiện (Frequency) [154]
Tần suất xuất hiện cho biết số lượng các ô mẫu nghiên cứu mà trong đó có loài
nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm.
Số lượng các mẫu có loài xuất hiện
Tần suất (%) = ------------------------------------------------- x 100%
Tổng số các mẫu nghiên cứu
2.2.5.2 Chỉ số đa dạng sinh học loài H' (Shannon and Weiner's Index) [154]

61
s
H' = - ∑ {Ni/N} log2 {Ni/N}
i=1
Chỉ số sinh học loài (H'- Chỉ số Shannon) nhằm đánh giá mức độ đa dạng của
từng chi dựa trên số lượng các loài và mật độ xuất hiện cá thể trong chi đó. Chỉ số
(H') càng lớn thì mức độ đa dạng càng cao và ngược lại.
2.2.5.3 Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson (Concentration of
Dominance- Cd) [154]
s
Cd = ∑ {Ni/N}2
i=1
Trong đó: Cd = Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson;
Ni= Số lượng cá thể của loài thứ i.; N= Tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài
trong hiện trường.
Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) nhằm đánh giá mức độ chiếm ưu thế của
từng chi, chỉ số (Cd) càng cao thì mức độ chiếm ưu thế càng cao.
2.2.5.4 Chỉ số tương đồng (Index of similarity hay Sorensen’s Index- SI) [154]
SI = 2C/ (A+B)
Trong đó: C = số lượng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A & B
A = số lượng loài của quần thể A
B = số lượng loài của quần thể B
2.2.6 Sàng lọc enzyme phân giải CMC và xylan
Cơ chế
Đỏ Congo là muối natri của 3,3 '- ([1,1'-biphenyl] -4,4 '-diyl) bis (4-
aminonaphthalene-1-sulfonic acid) (công thức: C32H22N6Na2O6S2; trọng lượng phân
tử: 696,66 g/ mol), là một loại thuốc nhuộm thứ cấp. Đỏ Congo có một ái lực không
đồng hóa trị với cellulose, có khả năng bắt màu với cellulose và các hợp chất có cấu
tạo giống cellulo (hemicellulose, tinh bột, chitin,....) [163].

Các bước tiến hành

62
Cấy điểm chủng nấm cần nghiên cứu vào môi trường PDA, nuôi trong tủ ấm
25oC, từ 7-14 (20) ngày. Lọc dịch enzyme thô bằng cách ly tâm 10,000 vòng/ phút
trong 10 phút (giữ enzyme ở -20oC để dùng dần).
Chuẩn bị đĩa thạch cơ chất 1% (CMC, xylan), đục giếng kích thước 0,5cm.
Nhỏ 100µl dịch enzyme thô vào giếng trên đĩa thạch cơ chất đã chuẩn bị trên, đặt
trong tủ ấm 37˚C trong 24 giờ. Nhỏ 10 ml đỏ Congo, đánh giá hoạt tính enzyme bằng
cách đo kích thước vòng phân giải (D-d, mm). Trong đó D: đường kính vòng phân
giải; d: đường kính lỗ thạch.
2.2.7 Sàng lọc enzyme phân hủy lignin
Cơ chế
- Trong nghiên cứu này, syringaldazine (SGZ) được dùng àm cơ chất, cơ chế của
phản ứng như sau: Laccaza xúc tác, oxi hóa, làm mất đi một điện tử của cơ chất, tạo
thành sản phẩm là một gốc tự do. Tiếp sau đó sản phẩm tạo thành lại bị oxi hóa làm
thêm 1 điện, kết quả là làm cho SGZ đã bị mất vòng thơm và tạo thành quinon có màu
tím đậm, bắt màu ở bước sóng 525nm [169].

Hình 2.3 Phản ứng đặc hiệu của enzyme laccaza với syringaldizine là cơ chất [169].

Các bước tiến hành


Enzyme laccaza: Nấm được nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa LBM theo
phương pháp phần 2.1.3.2, sau 24-27 ngày, dùng ống nhựa vô trùng đường kính 0,5cm,
tạo giếng trên bề mặt khuẩn lạc. Hoạt tính laccaza được nhận biết trên đĩa bằng cách
nhỏ 0.1 ml dung dịch syringaldazin (SGZ) 0.01% vào giếng vừa tạo. Phản ứng âm tính:
Không thay đổi màu phản ứng. Phản ứng dương tính: xuất hiện màu hồng.
Enzyme MnP và LiP: tương tự như sàng lọc laccaza, tuy nhiên có sự khác ở
bước khi nhỏ dung dịch SGZ, nhỏ thêm vài giọt dung dịch H2O2.

63
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 SỰ ĐA DẠNG CỦA VI NẤM VỀ SỐ LƯỢNG CHỦNG NẤM
Từ 57 mẫu lá thu thập được từ 4 Rừng Quốc gia ở các vùng miền khác nhau (Ba
Bể, Bạch Mã, Mã Đà và Phú Quốc), chúng tôi đã phân lập được 717 chủng nấm bằng
phương pháp rửa bề mặt, trong đó 164 chủng đã được lựa chọn cho các nghiên cứu
tiếp theo; 324 chủng vi nấm được quan sát bằng phương pháp phân lập bào tử đơn
độc, 79 chủng có khả năng nảy mầm được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo
(Bảng 3.1). Như vậy, từ tổng số 57 mẫu lá rụng nêu trên, 1041 chủng nấm đã được
quan sát và phân lập, nhưng chỉ có 243 chủng được lựa chọn là đại diện cho đa dạng
sinh học của 4 khu vực nghiên cứu. Tiêu chí cho sự lựa chọn dựa vào sự khác nhau
về hình thái khuẩn lạc. Danh sách những chủng nấm lựa chọn được trình bày trong
phụ lục 1, 2, 3, 4. Những chủng nấm được lựa chọn này sẽ được nghiên cứu sâu hơn
dựa trên sự quan sát hình thái (hình thái khuẩn lạc, hình thái cơ quan sinh bào tử và
sự hình thành bào tử) cũng như phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2.

Bảng 3.1 Số lượng nấm phân lập từ các mẫu lá rụng thu thập từ 4 RQG của Việt Nam
Số chủng được lựa chọn/ số Trung
Tổng
Số lượng chủng được phân lập bình
số
Địa điểm phân lập mẫu Phương pháp số
Phương pháp chủng
phân lập tách bào tử chủng/
rửa bề mặt phân lập
đơn độc 1 mẫu
Vuờn Quốc gia Ba Bể 17 47/ 172 14/ 101 61/273 3,58
Vuờn Quốc gia Bạch Mã 15 44/ 60 25/ 49 69/109 4,60
Vuờn Quốc gia Mã Đà 11 46/ 315 12/ 53 58/368 5,27
Vuờn Quốc gia Phú 28/ 121
14 27/ 170 55/291 4,00
Quốc
Tống số 57 164/ 717 79/ 324 243/1041 4,26
Kết quả phân loại sơ bộ khu hệ vi nấm ở 4 địa điểm nghiên cứu khác nhau cho
thấy mức độ đa dạng vi nấm ở mỗi địa điểm là khác nhau: RQG Cát Bà trung bình
có 3,58 (61/17) chủng có hình thái tương đối khác nhau phân lập được trên 1 mẫu;
RQG Bạch Mã có 4,6 (69/15); rừng Quốc gia Mã Đà có 5,27 (58/11) và RQG Phú
Quốc có 4 (56/ 14) chủng vi nấm phân lập được trên một mẫu. Các con số này cho

64
thấy đa dạng vi nấm ở RQG Mã Đà cao nhất có 5,27 chủng nấm Hyphomycetes
phân lập được/ mẫu.
3.2 KẾT QUẢ VỀ ĐA DẠNG VI NẤM HYPHOMYCETES PHÂN LẬP
ĐƯỢC Ở 4 VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU Ở VIỆT NAM
Từ 243 chủng nấm phân lập được từ 4 địa điểm là 4 rừng Quốc gia tại Việt Nam,
chúng tôi đã phân loại dựa vào quan sát hình thái và phân tích trình tự ADNr 28S đoạn
D1D2, sau đó dùng trình tự này dùng để tiến hành so sánh với các loài gần gũi trong
ngân hàng genbank thế giới bằng chương trình Blast Search [49]. Các chủng này được
phân loại đến chi và tiếp tục được kiểm tra các thứ bậc phân loại cao hơn: lớp, bộ, họ
trên dữ liệu của CABI và Mycobank (http://www.indexfungorum.org), 243 chủng nấm
này được sắp xếp chúng vào 5 Lớp, 13 Bộ, 26 Họ, 79 Chi, 176 Loài (Bảng 3.2).

Bảng 3.2 Tổng kết về kết quả nghiên cứu đa dạng vi nấm ở Việt Nam
Địa điểm
STT Số mẫu * Số lớp Số bộ Số họ Số chi Số loài
phân lập
1 RQG Ba Bể 17 61/173 4 5 6 21 35
2 RQG Bạch Mã 15 69/109 5 8 13 34 53
3 RQG Mã Đà 11 58/368 5 9 16 36 55
4 RQG Phú Quốc 14 55/291 4 11 15 34 46
Tổng 57 243/1041 5 13 26 79 176
Ghi chú: *- Số chủng nấm nghiên cứu/ số chủng phân lập được
Ở mức độ phân loại đến Lớp, một Lớp Nấm được nghi ngờ là mới đã được
phát hiện tại Phú Quốc, tuy nhiên để khẳng định chắc chắn cần có những nghiên
cứu sâu hơn. Ở mức độ Bộ, đa dạng sinh học vi nấm phân lập được ở các vùng miền
khác nhau đã thể hiện ở các mức độ khác nhau, đa dạng vi nấm tăng dần từ Ba Bể,
đến Bạch Mã, rồi đến Mã Đà và Phú Quốc với số lượng lần lượt là: 5,8, 9 và 11 bộ
(Bảng 3.2).
Nghiên cứu đa dạng vi nấm ở mức độ chi, loài của 243 chủng nấm được lựa
chọn làm đại diện cho đa dạng sinh học nhóm vi nấm Hyphomycetes ở 4 khu vực
nghiên cứu. Các chủng này được phân loại dựa vào quan sát hình thái khuẩn lạc và
cơ quan sinh bào tử cũng như so sánh độ tương đồng về trình tự ADNr 28S đoạn

65
D1D2 của chúng với các loài gần gũi trong ngân hàng gen vi sinh vật NCBI. Kết
quả, chúng được phân vào 79 chi và 176 loài. Trong đó 94 loài có trình tự ADNr
28S đoạn D1D2 có độ tương đồng thấp (80-98%) so với loài gần gũi, các loài này
sẽ được tập trung nghiên cứu khả năng là các taxon mới (phần 3.3).
3.2.1 Sự đa dạng vi nấm phân lập được ở Rừng Quốc gia Ba Bể
Từ 17 mẫu lá rụng thu thập được trong RQG Ba Bể, đã phân lập được 273
chủng nấm. Các chủng này được nuôi cấy trên môi trường nghèo các bon LCA, ở
25oC, trong 7 ngày, sau đó các chủng này được đem ra quan sát các đặc điểm hình
thái của khuẩn lạc và các cơ quan sinh bào tử dưới kính hiển vi, tiến hành loại bỏ
những chủng có hình dạng trùng nhau trên một mẫu. Từ đó chúng tôi đã chọn ra 62
chủng để phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2. Kết quả cho thấy, chúng được
chia vào 4 Lớp, 5Bộ, 6Họ, 21 Chi và 35Loài (Bảng 3.3). Trong đó, Họ Nectriaceae
là họ phân lập được nhiều chi nhất, gồm 7 chi (Cylindrocarpon, Cylindrocladiella,
Cylindrocladium, Fusarium, Gliocephalotrichum, Gliocladiopsis, Gliocladium).
Các họ khác chỉ phân lập được 1-2 chi.
Chi Trichoderma (thuộc lớpSordariomycetes, họ Hypocreaceae) có nhiều loài
nhất, gồm 6 loài là T. atroviride, T. brevicompactum, T. harzianum, T. helicum T.
reesei và Trichoderma sp.; chi Aspergillus (lớp Eurotiomycetes, họ Trichocomaceae)
có 4 loài: A. japonicas, A. niger, A. oryzae, A. versicolor.
Trong số 35 loài phát hiện được ở RQG Ba Bể, có 13 loài có độ tương đồng về
trình tự ADNr đoạn 28S < 98%, đó là các loài: Articulospora sp.,Cylindrocarpon sp.,
Cylindrocladiella sp., Cylindrocladium sp., Gliocephalotrichum sp., Gliocladiopsis sp.,
Gliocladium sp., Humicola sp., Trichoderma sp., Triramulispora sp., Wiesneriomyces
sp., Isthmolongispora sp., Lateriramulosa sp., Speiropsis sp.Trong số 21 chi phân lập
được ở Ba Bể có 6 chi in đậm (màu đỏ) là những chi lần đầu tiên phân lập được tại Việt
Nam, đa số các chi này được phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc (những
loài đánh dấu * trong bảng 3.3). Đây là các đại diện mới lần đầu tiên được phát hiện ở
Việt Nam trong nghiên cứu của chúng tôi.

66
Bảng 3.3 Sự đa dạng của vi nấm Hyphomycetes phân lập ở Rừng Quốc gia Ba Bể
Tên lớp Tên bộ Tên họ Tên chi a) b) H' Cd Tên loài c)

Orbiliomycetes Orbiliales Orbiliaceae Arthrobotrys 1 1 0,067 0,0003 A. javanica 5,9


A. japonicus 23,5
A. niger 11,8
Trichocoma- Aspergillus 12 4 0,426 0,0062
Eurotiomycetes Eurotiales A. oryzae 5,9
ceae
A. versicolor 5,9
Penicillium 1 1 0,067 0,0003 P. oxalicum 5,9
Dothideomycetes Pleosporales Pleosporaceae Curvularia 1 1 0,067 00003 C. lunatus 5,9
Chaetospha- Chaetos-
Chloridium 1 1 0,067 0,0003 C. virescens 5,9
eriales phaeriaceae
Cylindrocarpon 1 1 0,067 0,0003 Cylindrocarpon sp. 5,9
Cylindrocladiella sp. 5,9
Cylindrocladiella 2 2 0,135 0,0006
C. viticola 5,9
Cylindrocladium 1 1 0,067 0,0003 Cylindrocladium sp. 5,9
F. equiseti 47,2
Nectriaceae Fusarium 16 3 0,582 0,0306 F. oxysporum 5.9
F. solani 41,3
Gliocephalo- Gliocephalotrichum
1 1 0,067 0,0003 5,9
Sordariomycete Hypocreales trichum sp.
Gliocladiopsis 1 1 0,067 0,0003 Gliocladiopsis sp. 5,9
Gliocladium 1 1 0,067 0,0003 Gliocladium sp. 5,9
T. atroviride 5,9
T. brevicompactum 5,9
T. harzianum 11,8
Hypocreaceae Trichodermas 7 6 0,449 0,0027
T.helicum 5,9
T. reesei 5,9
Trichoderma sp. 5,9
Humicola 1 1 0,067 0,0003 Humicola sp. 5,9
Triramulispora 1 1 0,067 0,0003 Triramulispora sp.* 5,9
Wiesneriomyces
5,9
Wiesneriomyces 2 2 0,135 0,0006 sp.1*
W. javanicus* 5,9
I. ampulliformis* 17,7
Không xác Không xác Isthmolongispora 4 2 0,216 0,0027 Isthmolongispora
Không xác định 5,9
định định sp.*
L. ainflata * 5,9
Lateriramulosa 2 2 0,135 0,0005
Lateriramulosa sp.* 5,9
Radiatispora
Radiatispora 4 1 0,205 0,0043 23,6
yunnaensis*
Speiropsis 1 1 0,067 0,0003 Speiropsis sp.* 5,9
Articulospora 1 1 0,067 0,0003 Articulosporasp.* 5,9
Tổng: 4 lớp 5 bộ 6 họ 21 chi 61 35 3,154 0,0521 35 loài
Ghi chú: dấu *- loài phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc; a) Số chủng; b) số loài; c) Tần suất xuất
hiện; H': Chỉ số Shannon; Cd: Chỉ số Simpson.

67
Trong số 21 chi nấm phân lập có 14 chi là đơn loài, số còn lại là các chi đa
loài. Các chi đơn loài có chỉ số đa dạng sinh học, chỉ số mức độ chiếm ưu thế và %
tần suất xuất hiện (TSXH) thấp (H'= 0,067; Cd= 0,0003 và TSXH = 5,9%).
Trong số 7 chi đa loài, Trichoderma có số lượng loài cao nhất- 6 loài nhưng
các chỉ số đa dạng sinh học (H'= 0,449; Cd= 0,0027 và TSXH= 41,2%) thấp hơn so
với chi Fusarium- chicó 3 loài nhưng các chỉ số đa dạng sinh học cao nhất (H'=
0,582; Cd= 0,0310 và TSXH= 91%).
Aspergillus là chi có 4 loài/12 chủng có chỉ số đa dạng sinh học H' thấp hơn 2
chi trên (H'= 0,426) nhưng chỉ số về mức độ chiếm ưu thế và TSXH cao hơn chi
Trichoderma (Cd=0,0062 và TSXH= 70,6).
Loài có tần xuất bắt gặp cao nhất trong số 35 loài phân lập được là loài
Fusarium solani (47,2%), Fusarium equiseti (41,3%), rồi đến các loài Aspergillus
oryzae (29,4%), Aspergillus japonicus và Radiatispora yunnaensis (23,5%) những
loài còn lại đều có tần suất bắt gặp £20%.
3.2.2 Sự đa dạng vi nấm phân lập được ở rừng Quốc gia Bạch Mã
Từ 15 mẫu lá cây rụng (Bảng 2.1), tổng số 109 chủng nấm đã được phân lập.
Dựa vào quan sát hình thái khuẩn lạc, chúng tôi đã loại bỏ những chủng nấm có đặc
điểm hình thái trùng nhau trên một mẫu. Từ đó chúng tôi đã chọn được 69 chủng
nấm để nghiên cứu. Các chủng nấm này được quan sát dưới kính hiển vi các cấu
trúc sinh bào tử của chúng và phân tích, so sánh trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 của
chủng với các loài đã công bố trên ngân hàng gen (www.ncbi.nlm.nih.gov). Kết quả
cho thấy: 69 chủng nấm này được xếp vào 5 Lớp, 8Bộ, 13 Họ, 34 Chi và 53 Loài
(Bảng 3.4). Trong đó, Lớp Sordariomycetes có nhiều chi nhất- 12 chi (Arthrinium,
Beltraniella, Chloridium, Clonostachys, Colletotrichum, Cylindrocladiella,
Fusarium, Myrothecium, Pestalotiopsis, Ramichloridium, Trichoderma,
Tricladiella).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã thu được 14 chi, loài nấm lần đầu
tiên phân lập được ở Việt Nam (chi, loài được in chữ đỏ đậm trên bảng 3.4). Các chi
này hầu hết được phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc.

68
Bảng 3.4 Đa dạng sinh học vi nấm Hyphomycetes trong rừng Quốc gia Bạch Mã
Lớp(cetes) Bộ (ales) Tên họ (aceae) Tên chi H' Cd Tên loài c)
a) b)
C. senegalensis 6,7
Curvularia 3 2 0,164 0,0010
Pleosporales Pleosporaceae C. eragrostidis 13,3
Dothideomycetes Drechslera 1 1 0,061 0,0002 Drechslera sp. 6,7
Mycosphara-
Capnodiales Ramichloridium 1 1 0,061 0,0002 Ramichloridium sp. 6,7
laceae
Trichocoma- P. minioluteum 6,7
Eurotiomycetes Eurotiales Penicillium 2 2 0,123 0,0004
ceae P. herquei 6,7
Idriella sp1. 6,7
Idriella 2 2 0,123 0,004
Helotiaceae Idriella sp2. 6,7
Leotiomycetes Helotiales
Varicosporium 3 1 0,136 0,0019 V. lamdasepta 20
Không xác định Dactylaria 2 1 0,103 0,0008 Dactylaria sp. 13,3
Arthrobotrys sp1. 6,7
Orbiliomycetes Orbiliales Orbiliaceae Arthrobotrys 2 2 0,122 0,0004
Arthrobotrys sp2. 6,7
Chaetospha- Chaetosphae- Chloridium spp. 13,3
Chloridium 4 3 0,206 0,0016
eriales riaceae C. virescens 13,3
C.rosea 6,7
Clonostachys sp1. 6,7
Bionectriaceae Clonostachys 4 4 0,245 0,0008
Clonostachys sp2. 6,7
Clonostachys sp3. 6,7
Fusarium sp1. 6,7
Fusarium 2 2 0,122 0,0004
Nectriaceae Fusarium sp2. 6,7
Hypocreales Cylindrocladiella 1 1 0,061 0,0002 Cylindrocladiella sp. 6,7
Trichoderma sp. 6,7
Sordariomycetes T. reesei 13,3
Trichoderma 5 4 0,287 0,0015
Hypocreaceae T. atroviride 6,7
T. koningiopsis 6,7
Tricladiella 1 1 0,061 0,0002 Tricladiella sp.* 6,7
Không xác định Myrothecium 1 1 0,061 0,0002 Myrothecium sp. 6,7
Hyponec-
Beltraniella 3 1 0,136 0,0019 Beltraniella spp. 20
triaceae
Xylariales
Amphisphae-
Pestalotiopsis 1 1 0,061 0,0002 P. photiniae 6,7
riaceae
Không xác Apiosporaceae Arthrinium 2 1 0,103 0,0002 A. sacchari 13,3
định C. acutatum 6,7
Glomerellaceae Colletotrichum 2 2 0,122 0,0004
C. gloeosporioides 6,7
Arborispora 1 1 0,061 0,0002 Arborispora sp.* 6,7
Ceratosporella 3 1 0,136 0,0019 C. lamdasepta* 20
Chalara 2 1 0,103 0,0008 Chalara sp.* 13,3
C. vietnamenensis sp.
Condylospora 1 1 0,061 0,0002 6,7
nov.*
I. ampulliformis* 6,7
Không xác định Không xác định
I. intermedia* 6,7
Isthmolongispora
6,7
Isthmolongispora 7 5 0,348 0,0017 sp1.*
Isthmolongispora
13.3
sp2.*
Isthmolongispora
6,7
sp3.*

69
Lớp(cetes) Bộ (ales) Tên họ (aceae) Tên chi H' Cd Tên loài c)
a) b)
Parasympodiella 1 1 0,061 0,0002 P. eucalypti* 6,7
P. ambigua sp. nov.* 6,7
Polylobatispora 5 2 0,226 0,0036
P. quinquecornata* 26,6
Scolecobasidium 1 1 0,061 0,0002 S. tricladiatum* 6,7
Geminoarcus 1 1 0,061 0,0002 Geminoarcus sp. 6,7
Articulospora 1 1 0,061 0,0002 Articulospora sp. 6,7
Ordus 1 1 0,061 0,0002 Ordus sp. 6,7
Tetraploa 1 1 0,061 0,0002 Tetraploa sp.* 6,7
Triglyphium 1 1 0,061 0,0002 T. alabamense* 6,7
Triramulispora 1 1 0,061 0,0002 Triramulispora sp.* 6,7
Tritirachium 1 1 0,061 0,0002 Tritirachium sp.* 6,7
Tổng : 5 lớp 8 bộ 13 họ 34 chi 69 53 3,842 0,0267 53 loài
Ghi chú: dấu *- loài phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc; a) Số chủng; b) số loài; c) Tần suất xuất
hiện; H': Chỉ số Shannon; Cd: Chỉ số Simpson.

Trong số 34 chi nấm phân lập có 23 chi là đơn loài, số còn lại là các chi đa
loài. Các chi đơn loài có chỉ số đa dạng sinh học, chỉ số mức độ chiếm ưu thế cũng
như TSXH thấp (H'= 0,061; Cd= 0,002 và TSXH = 6,7 %).
Trong số 11 chi đa loài, Isthmolongispora có số lượng loài và các chỉ số đa
dạng sinh học cao nhất (5 loài; H'= 0,348; Cd= 0,0017 và TSXH= 46,7%).
Tiếp đến là chi Trichoderma- chicó 4 loài với các chỉ số đa dạng sinh học (H'=
0,287; Cd= 0,0015 và TSXH= 33,3%).
Clonostachys cũng có 4 loài nhưng các chỉ số đa dạng sinh học thấp hơn (H'=
0,245; Cd= 0,0008 và TSXH= 26,7%).
Chi Polylobatispora có TSXH cao (33,3%), nhưng là chi chỉ có 2 loài với chỉ
số đa dạng sinh học H' và chỉ số chiếm ưu thế Cd tương ứng là 0,226 và 0,0035.
Loài có tần xuất bắt gặp cao nhất trong số 53 loài phân lập được là loài
Polylobatispora quinquecornata (26,7%), những loài còn lại đều có tần xuất bắt
gặp £20%.
Trong số 53 loài vi nấm phân lập được ở RQG Bạch Mã (Bảng 3.4), chúng tôi
đã phát hiện và phân loại 2 loài mới:Condylospora vietnamensis sp. nov và
Polylobatispora ambigua sp. nov. Kết quả nghiên cứu về loài mới này được trình
bày chi tiết và cụ thể trong mục 3.3.2.1 và 3.3.2.2 Đặc biệtLoài Condylospora
vietnamensis sp. nov đã được chúng tôi công công bố trên Mycoscience[số 53,
tr.326-329,2012].

70
3.2.3 Sự đa dạng vi nấm phân lập được ở Mã Đà
Từ 11 mẫu lá cây rụng RQG Mã Đà (Bảng 2.2), tổng số 368 chủng nấm đã
được phân lập, dựa vào quan sát hình thái khuẩn lạc, chúng tôi đã loại bỏ những
chủng nấm có đặc điểm hình thái trùng nhau trên 1 mẫu. Từ quá trình sàng lọc, 58
chủng nấm đã được lựa chọn và được quan sát dưới kính hiển vi các cấu trúc sinh
bào tử của chúng và so sánh trình tự ADNr 28S đoạn D1D2, các chủng nấm này đã
được xếp vào 5 Lớp, 9 Bộ, 16 Họ, 36 Chi, 55 Loài (Bảng 3.5).
Trong số 5 lớp nấm phát hiện được ở Mã Đà, Lớp Sordariomycetes là lớp có
sự đa dạng nhất: gồm 5 bộ, 9 họ và 16 chi (chiếm 1/2 sự đa dạng tổng thể của khu
hệ nấm RQG Mã Đà). Trong khi đó, Lớp Leotiomycetes và Lớp Orbiliomycetes là
2 lớp có sự đa dạng về thành phần bộ, họ, chi loài nghèo nhất so với các lớp còn lại,
chỉ gồm 1 bộ, 1 họ, 1-2 chi, loài.
Khác với đa dạng vi nấm phân lập được ở Bạch Mã, các loài nấm ở Mã Đà
chủ yếu phân lập được bằng phương pháp rửa bề mặt, rất ít loài được phân lập bằng
phương pháp tách bào tử đơn độc. Trong số 55 loài nấm phân lập được ở Mã Đà, có
tới 30 loài chưa được đặt tên, chúng được nghi ngờ là mới dựa vào phân tích và so
sánh trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 của chúng với các loài gần gũi nhất trong ngân
hàng gen. Độ tương đồng về trình tự ADNr giữa loài nghiên cứu và loài tham chiếu
thấp (80-98 %). Do thời gian có hạn, chúng tôi chưa thể tiếp tục nghiên cứu để xác
định các đại diện mới từ 30 chủng nấm này. Chúng tôi đã tiến hành lưu giữ các
chủng nấm này cho các nghiên cứu tiếp theo.
Trong số 36 chi nấm phân lập có 26 chi là đơn loài, số còn lại là các chi đa
loài. Các chi đơn loài có chỉ số đa dạng sinh học, chỉ số mức độ chiếm ưu thế cũng
như TSXH thấp (H'= 0,077; Cd=0,0003 và TSXH = 9%).
Trong số 11 chi đa loài,Trichoderma có 7 chủng, 5 loài với các chỉ số đa dạng
sinh học cao nhất(H'= 0,396; Cd=0,0012 và TSXH= 45 %). Tiếp đó là chi
Penicillium là chi với số lượng loài và các chỉ số đa dạng sinh học thấp hơn(11 loài;
H'= 0,350; Cd= 0,0010 và TSXH= 45%).

71
Tại khu vực nghiên cứu này, chúng tôi đã phát hiện được 7 chi mới lần đầu
tiên phát hiện tại Việt Nam (các chi được đánh dấu đỏ, đậm trên bảng 3.5).

Bảng 3.5 Sự đa dạng sinh học của vi nấm trong rừng Quốc giaMã Đà
Lớp Bộ Họ Tên loài a) b) H' Cd Tên loài c)
Davidiellaceae Cladosporium 1 1 0,070 0,0003 C. silences 9
Ramichloridium sp1. 9
Capnodiales
Mycosphaerellaceae Ramichloridium 3 3 0,210 0,0010 Ramichloridium sp2. 9
Ramichloridium sp3. 9
Dothideomycetes H. roseus 9
Tubeufiaceae Helicomyces 3 3 0,210 0,0010 Helicomyces sp1. 9
Pleosporales
Helicomyces sp2. 9
Không xác định Sporidesmium 1 1 0,070 0,0003 Sporidesmium sp. 9
Không xác định Không xác định Septonema 1 1 0,070 0,0003 Septonema sp. 9
A. japonicas 9
Aspergillus 3 3 0,210 0,0010 A. tamarii 9
A. terreus 9
Paecilomyces 1 1 0,070 0,0003 P. tenuis 9
P. herquei 9
Eurotiomycetes Eurotiales Trichocomaceae
P. marneffei 9
Penicillium 5 5 0,350 0,0020 P. implicissimum 9
P. verruculosum 9
Penicillium sp. 9
Talaromyces 1 1 0,070 0,0003 T. flavus 9
Helotiaceae Idriella 1 1 0,070 0,0003 Idriella sp. 9
Leotiomycetes Helotiales
Không xác định Scytalidium 1 1 0,070 0,0003 Scytalidium sp. 9
Orbiliomycetes Orbiliales Orbiliaceae Monatosporium 1 1 0,070 0,0003 Monatosporium sp. 9
Colletotrichum sp. 9
Không xác định Glomellaceae Colletotrichum 2 2 0,140 0,0004
C. capsici 9
Bionectriaceae Clonostachys 1 1 0,070 0,0002 C. ochroleuca 9
Chaetopsina 1 1 0,070 0,0002 Chaetopsina sp. 9
F. equiseti 9
Nectriaceae Fusarium 2 2 0,140 0,0006
F. oxysporum 9
Fusicladium 1 1 0,070 0,0003 Fusicladium sp. 9
Gliocladium 1 1 0,070 0,0003 Gliocladium sp. 9
T. amazonicum 9
T. erinaceum 18
Hypocreaceae
Trichoderma 7 5 0,396 0,0026 T. parareesei 9
Trichodermasp.1 9
Hypocreales Trichodermasp.2 9
Sordariomycetes Acremonium sp1. 9
Acremonium 3 3 0,210 0,0009 Acremonium sp2. 9
Không xác định A. restrictum 9
Myrothecium 1 1 0,070 0,0003 M. roridum 9
Stachybotrys 1 1 0,070 0,0003 S. kampalensis 9
Sordariales Chaetomiaceae Humicola 1 1 0,070 0,0003 H. fuscoatra 9
Xylariaceae Nodulisporium 2 1 0,102 0,0013 Nodulisporium sp1. 18
Xylariales
Amphisphaeriaceae Pestalotiopsis 2 2 0,140 0,0006 P. clavispora 9

72
Lớp Bộ Họ Tên loài a) b) H' Cd Tên loài c)
Pestalotiopsis sp. 9
Microascales Microascaceae Graphium 1 1 0,070 0,0003 G. basitruncatum 9
Apiosporaceae Arthrinium 1 1 0,070 0,0003 Arthrinium sp. 9
Không xác định
Plectosphaerellaceae Verticillium 1 1 0,070 0,0003 Verticillium sp. 9
Anguilospora 1 1 0,070 0,0003 Anguilospora sp. * 9
Diplocladiella 1 1 0,070 0,0003 Diplocladiella sp. * 9
Ochroconis 1 1 0,070 0,0003 O. humicola 9
Parasympodiella 1 1 0,070 0,0003 Parasympodiella sp. 9
Không xác định Không xác định Không xác định
Scolecobasidium 1 1 0,070 0,0003 Scolecobasidium sp. 9
Speiropsis 1 1 0,070 0,0003 Speiropsis sp. * 9
Triramulispora 1 1 0,070 0,0003 Triramulispora sp. * 9
Veronaea 1 1 0,070 0,0003 Veronaea sp. 9
Tổng: 5 lớp 9 bộ 16 họ 36 chi 58 55 4,055 0,0201 55 loài
Ghi chú: dấu *- loài phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc; a) Số chủng; b) số loài; c) Tần suất xuất
hiện; H': Chỉ số Shannon; Cd: Chỉ số Simpson.

3.2.4 Sự đa dạng vi nấm Hyphomycetes phân lập được rừng Quốc gia Phú Quốc
Từ 14 mẫu lá cây rụng thu thập từ rừng Quốc gia Phú Quốc (Bảng 2.2), tổng
số 291 chủng nấm đã được phân lập, dựa vào quan sát hình thái khuẩn lạc, chúng tôi
đã loại bỏ những chủng nấm có đặc điểm hình thái trùng nhau trên một mẫu. Từ quá
trình sàng lọc, 55 chủng nấm đã lựa chọn, được quan sát dưới kính hiển vi các cấu
trúc sinh bào tử của chúng và so sánh với khóa phân loại đến chi của Seifert và cộng
sự, 2011 [155]. Kết hợp giữa phân loại dựa vào hình thái và giải trình tự gen ARNr
28S đoạn D1D2, các chủng nấm này được chia vào 4 Lớp, 11 Bộ, 15 Họ, 34 Chi, 46
Loài (Bảng 3.6).
Bảng 3.6 Sự đa dạng sinh học của vi nấm trong rừng Quốc gia Phú Quốc
Lớp Bộ Họ Chi a) b) H' Cd Tên loài c)
Davidiellaceae Cladosporium 1 1 0,073 0,0003 C. sphaerospermum 7,1
Capnodiales
Mycosphaerellaceae Zasmidium 2 1 0,121 0,0003 Z. citri 14,2
Dothideomycetes
C. lunata 7,1
Pleosporale Pleosporaceae Curvularia 2 2 0,146 0,0005
Curvularia sp. 7,1
Penicillium 3 1 0,159 0,0024 P. citrinum 21,3
Eurotiales Trichocomaceae
Byssochlamys 1 1 0,073 0,0003 B. spectabilis 7,1
Eurotiomycetes Cladophialophora 2 1 0,121 0,0011 C. arxii 14,2
Chaetothyriales Herpotrichiellaceae Exophiala 1 1 0,073 0,0003 E. bergeri 7,1
Philophora 1 1 0,073 0,0003 Philophora sp. 7,1
Leotiomycetes Helotiales Không xác định Dactylaria 1 1 0,073 0,0003 D. monticola 7,1
Chaetosphaeriales Chaetosphaeriaceae Thozetella 1 1 0,073 0,0003 T. nivea 7,1
Diaporthales Togniniaceae Phaeoacremonium 1 1 0,073 0,0003 P. rubrigenum 7,1
Cylindrocladium
Nectriaceae Cylindrocladium 1 1 0,073 0,0003
Sordariomycetes sp.
Hypocreales Hypocreaceae Trichoderma 1 1 0,073 0,0003 T. citrina 7,1
Không xác định Acremonium 1 1 0,073 0,0003 Acremonium sp. 7,1
Cordycipitaceae Beauveria 1 1 0,073 0,0003 B. brongniartii 7,1

73
Lớp Bộ Họ Chi a) b) H' Cd Tên loài c)
Simplicillium 1 1 0,073 0,0003 S. chinense 7,1
Chaetomiaceae Chaetomium 1 1 0,073 0,0003 C. globosum 7,1
Sordariales
P. curvatum 7,1
Cephalothecaceae Phialemonium 2 2 0,146 0,0005
Phialemonium sp. 7,1
Trichosphaeriales Không xác định Nigrospora 1 1 0,073 0,0003 N. oryzae 7,1
Beltraniella sp1. 7,1
Hyponectriaceae Beltraniella 2 2 0,146 0,0005
Xylariales Beltraniella sp2. 7,1
Amphisphaeriaceae Pestalotiopsis 1 1 0,073 0,0003 P. theae 7,1
Anguilospora 1 1 0,073 0,0003 Anguilospora sp.* 7,1
Diplocladiella 2 1 0,121 0,0003 Diplocladiella sp.* 14,2
I. ampulliformis * 7,1
I. intermedia* 7,1
Isthmolongispora 3 3 0,219 0,0008
Isthmolongispora
7,1
phuquocensis*
Lateramulispora
Lateramulispora 2 1 0,121 0,0011 14,2
sp.*
Polyloblastispora 2 1 0,121 0,0003 P. deltoidea* 14,2
Scolecobasidium
Scolecobasidium 1 1 0,073 0,0003 7,1
sp.*
Speiropsis sp.1* 7,1
Speiropsis 3 2 0,194 0,0003
Speiropsis sp.2* 14,2
Triglyphium 2 1 0,121 0,0003 Triglyphium sp.* 14,2
Không xác định Không xác định Không xác định Trinacrium 2 1 0,121 00003 Trinacrium sp.* 14,2
Triramulispora
7,1
sp1.*
Triramulispora 2 2 0,146 0,0005
Triramulispora
7,1
sp2.*
T. acerinum* 7,1
T. phuquocense* 7,1
Trisulcosporium 4 4 0,292 0,0013 T.exiguum* 7,1
Trisulcosporium
7,1
sp.*
Acerosispora
7,1
didyma*
Acerosispora 2 2 0,146 0,0005
Acerosispora
7,1
vietnamica*
Hamatispora 1 1 0,073 0,0003 H. phuquocensis* 7,1
Tổng : 54lớp 11 bộ 15 họ 34 chi 55 45 3,14 0,0164 45 loài
Ghi chú: dấu *- loài phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc; a) Số chủng; b) số loài; c) Tần
suất xuất hiện; H': Chỉ số Shannon; Cd: Chỉ số Simpson.

Sự đa dạng vi nấm ở RQG Phú Quốc rất nhiều điều lý thú, trước hết là số
lượng chủng nấm phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc cao 28/55 chủng,
bằng 1/2 số chủng được lựa chọn và nghiên cứu, số lượng loài nấm phân lập được
bằng phương pháp tách bào tử đơn độc cũng cao: 20/45 loài (trong đó có 17 chi,
loài là mới so với ở Việt Nam- được in đỏ, đậm trên bảng 3.6. Khi phân tích các đặc
điểm hình thái học của 20 loài nấm trên, chúng tôi thấy một số chủng nấm có đặc
điểm khác biệt so với các loài, các chi đã được công bố trước đó. Kết hợp với phân
tích trình tự gen ADNr 28S đoạn D1D2, chúng tôi đã mạnh rạn đưa ra tên của 2 chi
và 3 loài nấm mới: Acerosispora didyma gen. et sp. nov., Acerosispora vietnamica

74
gen. et sp. nov.,Hamatispora phuquocensis gen. et sp. nov.,
Trisulcosporiumexiguum sp. nov., Trisulcosporiumphuquocense sp. nov.
vàIsthmolongispora phuquocensis sp. nov.Những phát hiện mới này được mô tả và
thảo luận chi tiết ở các mục sau: - Mục 3.3.1: Mô tả chi mới- Acerosispora và
Hamatisporavà mục 3.3.2 mô tả một số loài mới: Trisulcosporiumexiguum sp. nov.,
Trisulcosporiumphuquocense sp. nov. và Isthmolongispora phuquocensis.
Trong số 34 chi nấm phân lập có 27 chi là đơn loài, số còn lại là các chi đa
loài. Các chi đơn loài có chỉ số đa dạng sinh học, chỉ số mức độ chiếm ưu thế cũng
như TSXH thấp (H'= 0,073; Cd=0,0003 và TSXH = 7,1 %).
Trong số 10 chi đa loài,Trisulcosporium chi có nhiều nhất (4 loài), đồng thời
tần suất bắt gặp và chỉ số đa dạng sinh học cũng cao hơn nhất (TSXH= 28,6%, H' =
0,292). Tiếp đến là chiIsthmolongispora(3 loài, TSXH= 21,3%, H' = 0,219). Nhưng
khi xét về chỉ số đa dạng sinh học thì chi Penicillium- 1 chi đơn loài (H'Penicillium=
0,159) nhưng chỉ số mức độ chiếm ưu thế cao nhất, CdPenicillium = 0,0024.
Loài có tần xuất bắt gặp cao nhất trong số 51 loài phân lập được là Penicillium
citrinum (21,4 %), những loài còn lại đều có tần xuất bắt gặp rất thấp < 20%.
3.2.5 Thảo luận
3.2.5.1 Sự đa dạng vi nấm dựa vào chỉ số về mẫu và số lượng mẫu
Nấm tồn tại trong lớp lá mục phụ thuộc vào đa dạng thực vật chủ [37], vì vậy
đa dạng vi nấm tồn tại trong lớp lá mục trong các hệ sinh thái khác nhau đã được
nghiên cứu rộng rãi ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới, láng
giềng của Việt Nam như: Thái Lan [92, 93, 143, 179], Trung Quốc [161, 188], Ấn
Độ [98, 106, 108, 154], Nhật Bản [131, 133, 170].... Việt Nam là nước được đánh
giá là một nước có đa dạng thực vật phong phú [14], tuy nhiên chưa có một nghiên
cứu nào về đa dạng vi nấm tồn tại trong lớp lá mục được tiến hành ở đây. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi xác định số lượng mẫu dựa vào các kết quả nghiên cứu
trên và kinh nghiệm thực tế của các nhà khoa học viện NITE Nhật Bản. Với số
lượng mẫu là 57 là con số khá lớn so với nhiều nghiên cứu trước đây [57; 98; 133;
146]. Mặt khác chúng tôi đặc biệt chú trọng đến khu vực lấy mẫu là 4 khu vực có sự

75
khác biệt về điều kiện sinh thái dọc theo chiều dài Bắc- Nam (từ 10o12’- 13o31’ vĩ
tuyến Bắc). Một kết quả có ý nghĩa là chỉ với 57 mẫu chúng tôi phân lập được một
số lượng lớn chủng (1041) và phân loại được 79 chi, 176 loài so với nghiên cứu của
Maria [108] với số lượng mẫu là 1067 mẫu nhưng chỉ phát hiện được 45 chi và 78
loài. Như vậy nghiên cứu này của chúng tôi có tính hệ thống và đại diện cao về
phân tích tính đa dạng của Hyphomycetes tại 4 khu vực nghiên cứu.
3.2.5.2 Phát hiện sự đa dạng của vi nấm dựa vào phương pháp phân lập
Thông thường có 2 phương pháp để nghiên cứu đa dạng vi nấm từ lớp lá rụng
trong rừng, đó là: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp [37]. Phương
pháp trực tiếp là phân lập nấm, tinh sạch từng khuẩn lạc đơn và phân loại chúng.
Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: chỉ quan sát và phân loại các chủng nấm hình
thành trên môi trường nuôi cấy khi đặt các miếng lá mục đã rửa sạch lên môi trường
nuôi cấy mà không phân lập từng khuẩn lạc riêng lẻ [37]. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu trực tiếp với 2 kỹ thuật phân lập: rửa bề
mặt và tách bào tử đơn độc. Kỹ thuật tách bào tử đơn độc cần phải có bộ thiết bị
Skarmen (Hình 2.2) và kinh nghiệm để tách được từng bào tử riêng rẽ từ mẫu để
chuyển vào môi trường mới thích hợp. Kỹ thuật rửa bề mặt cần phải có kính lúp để
quan sát và tách riêng từng khuẩn lạc đơn từ mẫu chuyển sang môi trường mới thích
hợp. Cả 2 kỹ thuật này lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam.
Kỹ thuật rửa bề mặtcó thể phân lập nấm tồn tại trong lớp lá mục (nấm phân
hủy xác thực vật) và cả lá tươi (nấm nội sinh thực vật) ở các nước khác trên thế giới
[131-133; 143; 161-162]. Việc sử dụng hóa chất Aerosol OT 0,005% đã loại bỏ
được hầu hết các vi sinh vật trên bề mặt lá, chỉ tồn tại các loài nấm bám sâu vào mô
lá. Các loài nấm này khi gặp điều kiện thuận lợi (môi trường LCA, nhiệt độ 25-
28oC) sẽ dễ dàng này mầm và nhanh chóng phát triển thành khuẩn lạc. Vì vậy với lỹ
thuật này có thể phân lập những chủng nấm có khả năng phát triển nhanh trên môi
trường nuôi cấy và có khả năng sinh enzyme phân hủy xác thực vật cao:
Aspergillus, Trichoderma, Penicillium,... Các chi này đã được gặp ở một số các
công bố khác ở Việt Nam [9, 16, 12, 188, 199]. Tuy nhiên bằng kỹ thuật này, chúng

76
tôi cũng đã phân lập được một số chi mới ghi nhận cho khu hệ vi nấm ở Việt Nam:
Chaetopsina, Fusicladium, Parasympodiella, Septonema, Veronaea,....
Kỹ thuật tách bào tử đơn độc: Trong 2 kỹ thuật phân lập nấm lần đầu tiên
được sử dụng ở Việt Nam thì kỹ thuật tách bào tử đơn độc là phương pháp mới
chưa được công bố trong các nghiên cứu trước đây, kể cả các công bố quốc tế trong
nghiên cứu đa dạng vi nấm trên môi trường cạn. Chúng thường được công bố trpng
các nghiên cứu đa dạng vi nấm từ xác thực vật trong môi trường nước. Kỹ thuật này
lần đầu tiên được công bố ở Anh vào năm 1942 [82], sau đó đã được ứng dụng
trong rất nhiều nghiên cứu khác tại Nhật Bản [23-25; 114-119], Ấn độ [139], ... Đây
là lần đầu tiên kỹ thuật này được ứng dụng ở Việt Nam, và đặc biệt là việc dùng cho
các mẫu trên môi trường cạn.
Thực tế sử dụng kỹ thuật này cho thấy đây là các phương pháp phân lập rất
hiệu quả để phát hiện các taxon mới. Phương pháp này đòi hỏi cao về kỹ thuật và
kinh nghiệm của cán bộ nghiên cứu nhằm tách được bào tử đơn độc khỏi mẫu để
chuyển sang môi trường nuôi cấy thích hợp cho sự phát triển của chúng. Mặt khác,
với kinh nghiệm của người nghiên cứu việc tìm và chọn các đối tượng nghiên cứu
được dựa vào hình thái, đặc điểm đặc trưng của bào tử, không có sự trùng lặp so với
các phương pháp phân lập thông thường khác. Chính vì lý do đó mà khả năng phát
hiện các đại diện mới của các mẫu phân tích theo phương pháp này là khá cao. Mặt
khác thông qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tính đa dạng vi nấm không chỉ
phụ thuộc vào sự đa dạng, khác biệt các điều kiện sinh thái của các khu vực nghiên
cứu mà kỹ thuật này cũng đóng vai trò rất lớn để đưa ra bức tranh đa dạng vi nấm.
Sự đa dạng của phương pháp, kỹ thuật phân lập trên từng mẫu sẽ làm tăng độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu.
3.2.5.3 Sự đa dạng thành phần loài vi nấm Hyphomycetes dựa vào các chỉ số sinh
học
Kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần chi loài vi nấm Hyphomycetes ở 4
RQG trên là khá đa dạng và là mới cho khu hệ vi nấm ở Việt Nam. Chúng tôi đã
phân lập được 79 chi nấm, chiếm 14,5% trên tổng số 546 chi nấm Hyphomycetes đã

77
được tìm thấy trên thế giới [156] và 176 loài đã được tìm thấy tương đương với
13,5% tống số 1300 loài hiện biết [90]. Trong số 79 chi có được thì 34 (43,0 %) chi
lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam (Phụ lục 6).
v Xét về bình quân số lượng loài vi nấm phân lập được trên một mẫu lá tại
từng khu vực nghiên cứu:
Mã Đà là nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất 5 loài/mẫu (55 loài/11 mẫu). Sau
đó là đến Bạch Mã 3,53 loài/ mẫu (53 loài/ 15 mẫu), rồi đến Phú Quốc với 3,2 loài/
mẫu (45 loài/17 mẫu) và cuối cùng là Ba Bể với 2,06 loài/ mẫu (35 loài/ 17 mẫu).
v Xét về chỉ số đa dạng thành phần loài H’:
Mã Đà là nơi có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất (H’=4,055), sau đó là đến Bạch
Mã (H’=3,842), rồi đến Ba Bể và Phú Quốc ( chỉ số đa dạng H’ lần lượt là 3,154 và
3,14).
v Xét về mức độ chiếm ưu thế dựa vào chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd):
RQG Ba Bểlà nơi có chỉ số chiếm ưu thế cao nhất Cd= 0,0521; tiếp đó là
RQG Bạch Mã Cd=0,0267; rồi đến RQG Mã Đà Cd=0,0201 và cuối cùng là RQG
Phú QuốcCd=0,0164.
v Xét về tần suất xuất hiện của từng chi:
RQG Ba Bể là nơi có số chi ưu thế và chi thường gặp (TSXH ≥40%) [98]
cao nhất: 3 chi, sau đó là RQG Bạch Mã và Mã Đà:2 chi, trong khi Phú Quốc không
có chi nào (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Các chi nấm chiếm ưu thế tại 4 RQG nghiên cứu
Địa điểm phân lập STT Chi chiếm ưu thế Tần suất bắt gặp (%)
1 Fusarium 94,1
Ba Bể 2 Aspergillus 70,6
3 Trichoderma 41,3
1 Isthmolongispora 46,9
Bạch Mã
2 Trichoderma 40
1 Penicillium 45
Mã Đà
2 Trichoderma 45
Phú Quốc 0
Như vậy nhìn chung Bạch Mã và Mã Đà là 2 khu vực nghiên cứu có độ đa
dạng sinh học cao, điều này phải chăng là do Mã Đà là khu vực sinh thái đặc biệt,

78
nơi đây có sự thay thế, đổi mới các hệ sinh thái trước và sau chiến tranh chống Mĩ do
ảnh hưởng một lượng lớn chất độc màu da cam do Mĩ rải vào Mã Đà- Chiến khu D
[4]. Sau đó chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã khắc phục hậu quả chiến tranh
bằng việc trồng rừng vào những năm 1984-1985, biến nơi đây thành khu dự trữ sinh
quyển thứ 580 của thế giới và là khu dự trữ sinh quyển thứ 08 tại Việt Nam. Mã Đà
trở thành một RQG có tài nguyên đa dạng sinh học phong phú và đa dạng, đại diện
cho rừng miền Đông Nam bộ (rừng mưa nhiệt đới)
(http://dongnaireserve.org.vn/khudutrusinhquyen).Còn RQG Bạch Mã nằm trên vùng
ranh giới địa lý sinh vật giữa Bắc và Nam Việt Nam, và giữa dãy núi Trường Sơn và
vùng đồng bằng ven biển, được ghi nhận là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Bạch
Mã là một trong các "Trung tâm đa dạng Thực vật" và được coi là một trong bảy
vùng có tầm quan trọng toàn cầu của Việt Nam [14].
RQG Phú Quốc là nơi không nổi trội về số lượng thành phần loài cũng như
các chỉ số sinh học, nhưng đây lại là nơi phát hiện được một số lượng lớn các taxon
mới cho khoa học. Trong số 8 taxon mới được nghiên cứu thì có 6 taxon thuộc khu
hệ vi nấm ở Phú Quốc (Bảng 3.11) và cũng có tới 17/34 chi nấm mới ghi nhận được
ở Việt Nam (Phụ lục 6). Phải chăng các yếu tố địa lý, khí hậu riêng biệt của Phú
Quốc đã làm nên sự khác biệt về đa dạng sinh học của các loài vi nấm tồn tại nơi
đây so với 3 khu vực nghiên cứu còn lại. Trong khi Ba Bể lại là khu vực nghiên cứu
có ưu thế về số lượng chi chiếm ưu thế.
3.2.5.4 Sự đa dạng sinh học của vi nấm ở mức độ Lớp, Bộ, Họ
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phân lập được tổng số 5 Lớp, 13 Bộ, 26
Họ (Bảng 3.8). Theo các nghiên cứu trước đó thì Sordariomycetes, Dothiomycetes
gồm và Eurotiomycetes là các Lớp phổ biến, thường gặp ở mọi hệ sinh thái, còn
Leotiomycetes và Orbiliomycetes là 2 Lớp hiếm gặp ở nhóm Hyphomycetes [156] .
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự: Sordariomycetes
là lớp đa dạng nhất, gồm 7 Bộ, 16 Họ; tiếp đó là lớp Dothiomycetes gồm có 2 Bộ, 5
Họ; trong khi Eurotiomycetes gồm 2 Bộ, 2 họ; Còn Leotiomycetes và
Orbiliomycetes xuất hiện ở ¾ địa điểm nghiên cứu, tuy nhiên sự xuất hiện của

79
chúng ở mức độ thấp 1chủng/ địa điểm nghiên cứu. Duy tại Bạch Mã,
Leotiomycetes đa dạng hơn cả, 7 chủng nấm thuộc Lớp này đã được phân lập.

Bảng 3.8 Sự đa dạng sinh học của vi nấm ở mức độ Lớp, Bộ, Họ
Lớp (-mycetes) Bộ (-ales) Họ (-aceae) Ba Bể Bạch Mã Mã Đà Phú Quốc
Davidiellaceae 1 1
Capnodiaceae 1
Capnodiales
Mycosphaerellaceae 1 3 2
Không xác định 1
Dothiomycetes
Pleosporaceae 1 4 2
Pleosporales Tubeufiaceae 3
Không xác định 1
Không xác định Không xác định 1
Eurotiales Trichocomaceae 13 2 10 4
Eurotiomycetes
Chaetothyriales Herpotrichiellaceae 4
Helotiaceae 5 1
Leotiomycetes Helotiales
Không xác định 2 1 1
Orbiliomycetes Orbiliales Orbiliaceae 1 2 1
Chaetosphaeriales Chaetosphaeriaceae 1 4 1 1
Diaporthaceae
Diaporthales Gnomoniaceae
Togniniaceae 1
Bionectriaceae 4 1
Cordycipitaceae 2
Hypocreales Nectriaceae 23 3 4 1
Hypocreaceae 7 6 7 1
Sordariomycetes
Không xác định 1 5 1
Microascales Microascaceae 1 1
Chaetomiaceae 1 1
Sordariales
Cephalothecaceae 2
Xylariaceae 3 2 2
Xylariales
Amphisphaeriaceae 1 2 1
Trichosphaeriales Không xác định 1
Apiosporaceae 2 1
Không xác định Glomerellaceae 2
Plectosphaerellaceae 1
Không xác định Không xác định Không xác định 16 27 8 26
Tổng số (5) 13 26 61 69 58 55

80
3.2.5.5 Sự đa dạng sinh học của vi nấm ở mức độ Chi, Loài
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phân lập, phân loại được tổng số 79 chi,
176 loài nấm Hyphomycetes tại 4 RQG nghiên cứu (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Số lượng và tỉ lệ phần trăm các chi, loài nấm phân lập được ở 4 RQG Việt Nam
Số loài Loài mới ghi
STT Tên phân loại
Ba Bể Bạch Mã Mã Đà Phú Quốc Tổng Tỉ lệ (%) nhận ở Việt Nam
1. Acerosispora 2 2 1,14 x
2. Acremonium 3 1 4 2,27
3. Anguilospora 1 1 2 1,14 x
4. Arborispora 1 1 0,57 x
5. Articulospora 1 1 1 0,57 x
6. Arthrinium 1 1 3 1,70
7. Arthrobotrys 1 2 3 1,70
8. Aspergillus 4 3 6 3,41
9. Beauveria 1 1 0,57
10. Beltraniella 1 2 3 1,70
11. Byssochlamys 1 1 0,57 x
12. Ceratosporella 1 2 1,14 x
13. Cladophialophora 1 1 0,57 x
14. Cladosporium 1 1 3 1,70
15. Clonostachys 4 1 5 2,84
16. Colletotrichum 2 2 4 2,27
17. Condylospora 1 1 0,57 x
18. Curvularia 1 2 2 4 2,27
19. Cylindrocarpon 1 1 0,57
20. Cylindrocladiella 2 1 3 1,70
21. Cylindrocladium 1 1 2 1,14
22. Chaetopsina 1 1 0,57 x
23. Chalara 1 1 0,57
24. Chloridium 1 3 2 1,14
25. Dactylaria 1 1 3 1,70
26. Diplocladiella 1 1 2 1,14
27. Drechsrella 1 1 0,57 x
28. Exophiala 1 1 0,57
29. Fusarium 3 2 2 6 3,41
30. Fusicladium 1 1 0,57
31. Germinoarcus 1 1 0,57 x
32. Gliocephalotrichum 1 1 0,57
33. Gliocladiopsis 1 1 0,57
34. Gliocladium 1 1 2 1,14
35. Graphium 1 1 0,57 x
36. Hamatispora 1 1 0,57 x
37. Helicomyces 3 3 1,70
38. Humicola 1 1 2 1,14
39. Idriella 2 1 3 1,70

81
Số loài Loài mới ghi
STT Tên phân loại
Ba Bể Bạch Mã Mã Đà Phú Quốc Tổng Tỉ lệ (%) nhận ở Việt Nam
40. Isthmolongispora 3 5 3 8 4,55
41. Lateramulispora 1 1 2 1,14 x
42. Monatosporium 1 1 0,57 x
43. Myrothecium 1 1 2 1,14
44. Nigrospora 1 1 0,57
45. Nodulisporium 1 1 0,57
46. Ochroconis 1 1 0,57 x
47. Ordus 1 1 0,57 x
48. Paecilomyces 1 1 0,57
49. Parasympodiella 1 1 2 1,14 x
50. Penicillium 1 2 5 1 9 5,11
51. Pestalotiopsis 1 2 1 4 2,27
52. Polybatispora 2 1 3 1,70 x
53. Phaeoacremonium 1 1 0,57 x
54. Phialemonium 2 2 1,14 x
55. Phialophora 1 1 0,57
56. Radiatisora 1 1 0,57 x
57. Ramichloridium 1 3 4 2,27
58. Scolecobasidium 1 1 1 2 1,14
59. Scytalidium 1 1 0,57 x
60. Septonema 1 1 0,57
61. Simplicillium 1 1 0,57
62. Speiropsis 1 1 2 4 2,27 x
63. Sporidesmium 1 1 0,57 x
64. Stachybotrys 1 1 0,57
65. Talaromyces 1 1 0,57
66. Tetraploa 1 1 0,57 x
67. Thozetella 1 1 0,57
68. Tricladiella 1 1 0,57
69. Trichoderma 6 4 4 1 12 6,82
70. Triglyphium 1 1 2 1,14 x
71. Trinacrium 1 1 0,57 x
72. Triramulispora 1 1 1 2 3 1,70 x
73. Trisulcosporium 4 4 2,27 x
74. Tritirachium 1 1 0,57
75. Varicosporium 1 1 0,57 x
76. Veronaea 1 1 0,57
77. Verticillium 1 1 0,57
78. Wiesneriomyces 2 2 1,14 x
79. Zasmidium 1 1 0,57 x
Tổng 35 53 55 45 176 100 34 chi

82
Kết quả phân tích cho thấy: có 34 chi nấm Hyphomycetes lần đầu tiên được
phát hiện và công bố ở Việt Nam, trong số đó có 24 chi chỉ xuất hiện ở một địa
điểm nghiên cứu, các chi này thường chỉ có 1 chủng- 1 loài. Trong khi một số khác
lại xuất hiện ở cả 4 nơi, các chi này thường xuất hiện với nhiều chủng, loài. Trong
số đó, Trichoderma là chi chiếm ưu thế và có số chủng, số loài đa dạng nhất (12
loài),chiếm 6,82 % số loài nghiên cứu và có mặt ở cả 4 khu vực nghiên cứu. Tiếp đó
là chi Penicillium có 9 loài, chiếm 5,11%, rồi đến chi Isthmolongispora 8 loài,
chiếm 4,5 %, chi Aspergillus và Fusarium là những chi có 6 chi, chiếm 3,41% trên
tổng số 176 loài đã được phát hiện(Bảng 3.9). Các kết quả này hoàn toàn phù hợp
với các nghiên cứu trước đó cho rằng các chi Aspergillus, Penicillium, Fusarium,
Trichoderma thường có tần suất bắt gặp cao trong khu hệ nấm tồn tại trên xác thực
vật trong các khu hệ rừng nhiệt đới [98, 133, 141, 143, 173].

3.2.5.6Sự đa dạng về mức độ tương đồng giữa các khu vực nghiên cứu
Để xét mối tương quan giữa các khu hệ vi nấm phân lập được từ lá cây rụng
4 RQG nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tính chỉ số tương quan (SI) để đánh giá mức
độ tương quan chung. Kết quả được trình bày trên bảng 3.10.

Bảng 3.10 Mối tương quan giữa các khu vực nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu Ba Bể Bạch Mã Mã Đà Phú Quốc


Ba Bể 1,00
Bạch Mã 0,35 1,00
Mã Đà 0,26 0,37 1,00
Phú Quốc 0,31 0,33 0,31 1,00

Kết quả trên bảng 3.10 cho thấy: Bạch Mã- nằm ở giữa 2 đầu đất nước có chỉ
số tương quan với các khu vực nghiên cứu khác là cao nhất và tương đối đồng đều:
SI giữa Bạch Mã và Mã Đà là cao nhất (SI=0,37), tiếp đến là Bạch Mã và Ba Bể
(SI=0,35), rồi đến Bạch Mã và Phú Quốc (SI=0,33). Ba Bể và Mã Đà nằm ở 2 đầu
của đất nước có độ tương quan thấp nhất: SI giữa Ba Bể và Mã Đà là 0,26. Phú
Quốc nằm trên một hòn đảo cách xa đất liền Việt Nam là nên chỉ số tương quan

83
giữa Phú Quốc và 3 khu vực còn lại là tương đối đồng đều (SIPQ-BM = 0,33; SIPQ-MĐ
= SIPQ-BB = 0,31.
3.2.6. Mô tả hình thái của một số loài nấm mới ở Việt Nam
Trong số79 chi và 176 loài phát hiện tại 4 khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã
phát hiện được 34 chi nấm mới lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam (Phụ lục 6), các
taxon này đều được công bố và mô tả quốc tế trước đây. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi đã nghiên cứu và mô tả chi tiết 13 loài nấm cho Việt Nam.
3.2.6.1 Polybatispora quinquecornuta Matsush. (1996)
Khuẩn lạc phát triển chậm, có màu sáng nhạt đến màu hơi xám hoặc vàng
nhạt. Sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, không màu hoặc có màu vàng nhạt.
Không có cuống sinh bào tử. Tế bào sinh bào tử đơn độc, kích thước 3-20 x 3,0-
4,5μm, không màu, gồm 1-(3-4) bào tử sinh ra tại 1 điểm. Bào tử hình ngôi sao 5
cánh, mỗi cánh có chiều cao 6-7 μm, đường kính phía trong ngôi sao có kích thước
11-15 μm (Hình 3.1 A-C).
Phân bố: Bạch Mã

Hình 3.1 Hình thái bào tử của một số loài nấm lần đầu tiên phân lập ở Việt Nam.
A-C. Polybatispora quinquecornuta; D. Isthmolongispora genculata; E. Isthmolongispora
ampulisformis; F. Isthmolongispora minima

84
3.2.6.2 Isthmolongispora genculata Tubaki de Hoog & Hennebert (1983)
Proc. K. Ned. Akad. Wet., Ser. C, Biol. Med. Sci. 86(3): 346 (1983)
Khuẩn lạc phát triển chậm, phần lớn mọc chìm trong thạch, có màu trong suốt.
Sợi nấm mọc chìm trong thạch, phân nhánh, không màu và nhẵn, kích thước 0,5-
2μm. Cuống sinh bào tử sinh ra từ sợi nấm, vách nhẵn, không màu, ngắn, đơn giản,
hình trụ, phần đỉnh sinh ra các tế bào sinh bào tử liên tiếp, hình răng cưa. Bào tử sinh
ra từ tế bào sinh bào tử, gồm 2 tế bào. Trước tiên tế bào thứ nhất (tế bào phần gốc
được sinh ra tại đỉnh của 1 tế bào sinh bào tử, tế bào này kéo dài, khi đạt kích thước
10-15 μm thì phần đỉnh tạo thành 1 ống hình trụ nhỏ, hình thành tế bào thứ 2, sự phát
triển tế bào tiếp tục. Bào tử trưởng thành gồm 2 tế bào, tế bào đỉnh tạo với tế bào gốc
1 góc 130-160o. Kích thước của toàn bộ bào tử: 30- 40 x 2-3μm (Hình 3.1 D).
Phân bố: Ba Bể, Bạch Mã, Mã Đà

3.2.7.3 Isthmolongispora ampulisformis Tubaki de Hoog & Hennebert (1983)


Proc. K. Ned. Akad. Wet., Ser. C, Biol. Med. Sci. 86(3): 346 (1983)
Khuẩn lạc phát triển chậm, phần lớn mọc chìm trong thạch, có màu trong suốt.
Sợi nấm mọc chìm trong thạch, phân nhánh, không màu và nhẵn, kích thước 0,5-
2,0 μm. Cuống sinh bào tử sinh ra từ sợi nấm, vách nhẵn, không màu, ngắn, đơn
giản, hình trụ, phần đỉnh sinh ra các tế bào sinh bào tử liên tiếp, hình răng cưa. Bào
tử sinh ra từ tế bào sinh bào tử, gồm 2 tế bào. Trước tiên tế bào thứ nhất (tế bào
phần gốc được sinh ra tại đỉnh của một tế bào sinh bào tử, tế bào này kéo dài, khi
đạt kích thước 10-15 μm thì phần đỉnh tạo thành một ống hình trụ nhỏ, hình thành tế
bào thứ 2, sự phát triển tế bào tiếp tục. Bào tử trưởng thành gồm 2 tế bào, tế bào gốc
phình hình trụ, phình ở giữa, tế bào đỉnh hình ống nhọn ở đỉnh. Kích thước của toàn
bộ bào tử: 24-42,5 μm chiều dài (tế bào gốc: 15- 20 x 2-2,5 μm, tế bào đỉnh: 6-10 x
0,7- 1 μm) (Hình 3.1E).
Phân bố: Ba Bể, Bạch Mã, Mã Đà
3.2.6.4 Isthmolongispora minima Tubaki de Hoog & Hennebert (1983)
Proc. K. Ned. Akad. Wet., Ser. C, Biol. Med. Sci. 86(3): 346 (1983)
Khuẩn lạc phát triển chậm, phần lớn mọc chìm trong thạch, có màu trong suốt.
Sợi nấm mọc chìm trong thạch, phân nhánh, không màu và nhẵn, kích thước đường

85
kính 0,5-2 μm. Cuống sinh bào tử sinh ra từ sợi nấm, vách nhẵn, không màu, ngắn, đơn
giản, hình trụ, phần đỉnh sinh ra các tế bào sinh bào tử liên tiếp, hình răng cưa. Tế bào
sinh bào tử gồm 2 tế bào. Trước tiên tế bào thứ nhất (tế bào phần gốc được sinh ra tại
đỉnh của 1 tế bào sinh bào tử, tế bào này kéo dài, khi đạt kích thước 10-15 μm thì phần
đỉnh tạo thành 1 ống hình trụ nhỏ, hình thành tế bào thứ 2, sự phát triển tế bào tiếp tục.
Bào tử trưởng thành gồm 2 tế bào có hình dạng và kích thước giống nhau, 2 đầu thót
nhọn, ở giữa phình to, 2 tế bào được nối với nhau bằng một ống nối isthmuth. Kích
thước của toàn bộ bào tử: 16- 25 x 2,4-3 μm (Hình 3.1 F).
Phân bố: Ba Bể, Bạch Mã, Mã Đà .
3.2.6.5 Ceratosporella ponapensis Matsush. (1981)
Matsush. Mycol. Mem., no. 2 2: 3 (1981)
Khuẩn lạc phát triển chậm, sợi nấm mọc chìm trong thạch, có màu nâu nhạt tới
nâu sẫm. Sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, có màu nhạt, kích thước 1,5- 3,0 μm
chiều rộng. Cuống sinh bào tử không có. Bào tử hình thành trực tiếp từ sợi nấm, màu
nâu đậm, gồm 1 trục chính và 3-5-(8) nhánh. Trục chính có 4-7 vách ngăn, kích thước
30-52 x 4-6 μm. Các nhánh mọc phân bố đều 2 bên trục chính, phần gốc phình to,
phần đỉnh thuôn nhọn, 3-6 vách ngăn, kích thước 22-38 x 3,5-5,5μm (Hình 3.2 A).
Phân bố: Bạch Mã
3.2.6.6 Radiatispora yunaensis Matsush. (1996)
Matsush. Mycol. Mem., no. 9 (1981)
Khuẩn lạc phát triển chậm, phần lớn mọc chìm trong thạch, có màu trong suốt.
Sợi nấm mọc chìm trong thạch, phân nhánh, không màu và nhẵn. Cuống sinh bào tử
không xuất hiện. Bào tử mọc trực tiếp từ sợi nấm, bao gồm 1 trục chính hình móc
câu, đường kính trục 15-20 μm; trên trục chính hình thành 5 nhánh chính hình trụ,
thót nhọn ở đỉnh, kích thước 5 x 10-12 μm (Hình 3.2 B).
3.2.6.7 Lateriramulispora ainflata Matsush. (1975)
Icon. microfung. Matsush. lect. (Kobe): 92 (1975)
Khuẩn lạc phát triển chậm, phần lớn mọc chìm trong thạch, có màu trong suốt.
Sợi nấm mọc chìm trong thạch, phân nhánh, không màu và nhẵn. Cuống sinh bào tử
không xuất hiện. Bào tử mọc trực tiếp từ sợi nấm, tạo hình gần giống cây thông, bao

86
gồm 1 trục chính (kích thước 6-8 x 1,2-1,5 μm); và 2 nhánh ở 2 bên, thuôn nhẹ ở
đỉnh, phình ra ở gốc, phần cuối cùng của gốc thặt lại, kích thước phần rộng nhất 2-2,5
μm; phần hẹp nhất kích thước khoảng 1μm; toàn bộ nhánh có kích thước 7-11 x 2-2,5
μm (Hình 3.2 C).
Phân bố: Bạch Mã, Việt Nam.
3.2.6.8 Scolecobasidium tricladiatum Matsush. (1971)
Microfungi of the Solomon Islands and Papua-New Guinea (Osaka): 52 (1971)
Khuẩn lạc màu oliu tới màu đen, phần lớn chìm trong thạch. Sợi nấm phát
triển trên và trong môi trường, có vách ngăn và phân nhánh, có màu nhạt, kích
thước 2-3,5 μm. Cuống sinh bào tử và tế bào sinh bào tử không có. Bào tử sinh trực
tiếp từ sợi nấm, hình chứ T hoặc chữ Y, gồm một trục chính hình trụ thon nhọn 2
đầu, phần đỉnh sinh ra 2 nhánh nhỏ, tạo hình chữ T hoặc Y. Trục chính màu nâu
nhạt, ráp, có 0- 3 vách ngăn (Hình 3.2 D).
Phân bố: Bạch Mã
3.2.6.9 Triglyphium alabamense Matsush. (1981)
Matsush. Mycol. Mem., no. 2, 2: 18 (1981)
Khuẩn lạc phát triển chậm, không màu. Sợi nấm nhẵn, có vách ngăn, phân
nhánh, không màu, kích thước 1-2 μm. Không có cuống sinh bào tử và tế bào sinh
bào tử. Bào tử không màu, mọc trực tiếp từ sợi nấm, gồm một trục chính hình trụ
thon nhọn phần đỉnh và phình phần gốc, một vách ngăn, kích thước 8-10 x 2-2,5μm;
2 nhánh hình thành ở 2 bên trục chính, hình trụ thót nhọn phần đỉnh và phình to
phần gốc, không có vách ngăn, kích thước 5-7,5 x 1,5-2 μm (Hình 3.2 E).
Phân bố: Bạch Mã, Phú Quốc.
3.2.6.10 Varicosporium elodeae W. Kegel (1906)
Icon. Microfung. Matsush. Lect. (Kobe): 92 (1975)
Khuẩn lạc phát triển chậm, có màu trắng. Sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh,
nhẵn, kích thước 2-4 μm. Cuống sinh bào tử không có. Bào tử mọc trực tiếp từ sợi,
gồm 1 trục chính, hơi cong, 5- 9 vách ngăn, trục chính kích thước 45-98 x 2-2,5 μm

87
và (2)-3-(4), nhánh phụ hình trụ thon dài, thắt lại tại điểm tiếp nối giữa trục chính và
nhánh phụ, 0-3 vách ngăn, kích thước 20-45 x 2- 2,5 μm (Hình 3.2 F).
Phân bố: Bạch Mã.
3.2.6.11 Triramulispora obclavata Matsush. (1975)
Icon. microfung. Matsush. lect. (Kobe): 159 (1975)
Khuẩn lạc phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy, có màu xám nhạt. Sợi
nấm có vách ngăn, phân nhánh, có màu nhạt, kích thước 1-2 μm. Cuống sinh bào tử
nảy mầm trực tiếp từ sợi nấm, kích thước 3-20 x 1,5-2 μm, không có vách ngăn.
Bào tử nảy mầm từ sợi nấm, kích thước 16-25 x 3,5-4 μm, (1)-2 vách ngăn; (0-1)-2-
3 nhánh phụ, 0-1 vách ngăn, kích thước 8-18 x 2, phần gốc các nhành phụ thót lại,
kích thước 1,2-2 μm (Hình 3.3A).
Phân bố: Bạch Mã.

Hình 3.2 Một số loài nấm lần đầu tiên được phân lập tại Việt Nam (tiếp).
A. Ceratosporella ponapensis; B. Radiatispora yunaensis;
C.Lateriramulispora ainflata D. Scolecobasidium tricladiatum;
E. Triglyphium alabamense; F. Varicosporium elodeae
3.2.6.12 Tripospermum myrti (Lind) S. Hughes 1951)
Icon. microfung. Matsush. lect. (Kobe): 92 (1975)
Khuẩn lạc màu oliu tới màu đen, phần lớn chìm trong thạch, sợi nấm khí sinh
không nhiều. Sợi nấm mọc trên và trong thạch, phân nhánh, có vách ngăn, không
màu, kích thước 2-3,5 μm. Không có cuống sinh bào tử. Bào tử sinh ra trực tiếp từ

88
sợi nấm, có màu nâu nhạt tới màu oliu, bao gồm 4 nhánh hình chiếc rĩa, kích thước
20- 35 x 4,4- 8 μm, 1-3 vách ngăn, thót lại tại mỗi vách ngăn (Hình 3.3 B).
Phân bố: Bạch Mã.
3.2.6.13 Tricladiella pulvialis K. Ando & Tubaki (1984)
Trans. Mycol. Soc. Japan25(1): 41 (1984)
Khuẩn lạc màu oliu tới màu đen, phần lớn chìm dưới thạch, sợi khí sinh hiếm.
Sợi nấm phát triển trong và trên môi trường, có vách ngăn, phân nhánh, không màu
tới có màu nhạt, kích thước 2- 2,5 μm. Không có cuống sinh bào tử. Bào tử không
màu hoặc màu oliu nhạt, bao gồm 1 trục chính và 2 nhánh phụ. Trục chính cong gần
hính chữ S, (2)-5-7(-9) vách ngăn, kích thước 52-99 μm x 1,8-3,2 (phần gốc thót
nhọn, kích thước 1-1,5 μm), 2 nhánh ngắn, 0-4 vách ngăn, kích thước 6.5-32 x 1.5-3
μm, phát triển tại những điểm khác nhau trên trục chính (Hình 3.3 C).
Phân bố: Bạch Mã

Hình 3.3 Một số loài mới lần đầu tiên được phân lập ở Việt Nam (tiếp).
A.Triramulispora obclavataB.Tripospermum myrtiC.Tricladiella pulvialis

3.3 PHÁT HIỆN MỘT SỐ CHI, LOÀI NẤM MỚI


Một trong những mục tiêu của nghiên cứu đa dạng sinh học là phát hiện các
taxon mới. Nội dung này không chỉ có ý nghĩa khoa học là mô tả các chủng chuẩn
cho các nghiên cứu khác mà còn có giá trị thực tiễn cao ở chỗ: Việc tìm ra taxon
mới có thể có nhiều đặc tính sinh học và giá trị ứng dụng mới làm tiền đề cho phát
triển sản phẩm hay dịch vụ mới. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã xác định được
2 chi mới và 5 loài mới cho khoa học.Danh sách các chi, các loài nấm mới được
trình bày trên bảng 3.11.

89
Bảng 3.11 Danh sách những chủng nấm là chi, loài mới
Bậc phân
No Kí hiệu chủng Tên khoa học Địa điểm
loại
1 VN11-F0004 Acerosispora didyma gen. et sp. nov.
2 VN11-F0025 Acerosispora vietnamica gen. et sp. nov Chi mới
3 VN11-F0045 Hamatispora phuquocensis gen. et sp. nov
Phú Quốc
4 VN11-F0029 Trisulcosporiumexiguum sp. nov.
5 VN11-F0028 Trisulcosporiumphuquocensesp. nov.
6 VN11-F0048 Isthmolongispora phuquocensis sp. nov. Loài mới
7 VN05-F0030 Condylosporavietnamensis sp.nov.
Bạch Mã
8 VN05-F0031 Polylobatispora ambiguasp. nov.
3.3.1 Hai chi nấm mới
3.3.1.1 Acerosispora L.T.H. Yen et K. Ando gen. et sp. nov.
Trong nghiên cứu đa dạng vi nấm phân lập từ lá rụng Rừng Quốc gia Phú
Quốc, hai chủng nấm đã được phân lập bằng phương pháp tách bào tử đơn độc (như
mô tả ở phần phương pháp). Chúng tôi đã thu được 2 chủng nấm kí hiệu là VN11-
F0004 và VN11-F0025 có bào tử dạng kim thuôn dài, cong phần đỉnh, khi xác định
trên cây chủng loại phát sinh dựa vào trình tự ADNr 18S và 28S đoạn D1D2, kết
quả cho thấy 2 chủng này nằm trên 1 nhánh riêng biệt, tách hẳn với các lớp nấm đã
biết, vì vậy chúng được nghi ngờ là lớp nấm mới. Tuy nhiên để khẳng định chúng
có thuộc lớp nấm mới hay không thì cần có vài nghiên cứu về xác định hình thái
cấu trúc vách tế bào của chúng, nên trong nghiên cứu này chúng được công bố như
là một chi mới.
v Nghiên cứu hình hạng bào tử và sự phát sinh bào tử

Hình 3.4 Hình thái các cơ quan sinh sản của chủng VN11- F0004.

90
Sợi nấm có vách ngăn rõ ràng, kích thước sợi nấm nhỏ 0,5-1,5 μm. Tại một số
điểm trên sợi nấm trưởng thành, hình thành cụm cuống sinh bào tử, đôi khi cuống
sinh bào tử không khác biệt nhiều so với sợi nấm. Tế bào sinh bào tử được sinh ra
trên cuống sinh bào tử, nằm về 2 phía của cuống sinh bào tử, hình răng cưa. Trên
một cuống sinh bào tử có rất nhiều tế bào sinh bào tử, bào tử gồm 2- 3 tế bào, có
vách ngăn rõ rệt (Hình 3.4, 3.5).
Bào tử của 2 chủng này có nét tương đồng với một số chi như: Condylospora
sp., Angulospora sp.,.. vì Condylospora sp. cũng có bào tử hình trụ, có vách ngăn,
và gấp khúc 1-3 lần, VN11-F0004 và VN11-F0025 cũng có hình trụ và gấp khúc
một lần phần đỉnh. Angulospora sp. cũng có tế bào hình trụ, kéo dài có vách ngăn
và cong phần đỉnh, tuy nhiên bào tử của Angulospora sp. có màu nâu nhạt, trong khi
bào tử của VN11-F0004 và VN11-F0025 không màu.

Hình 3.5 Sự phát sinh bào tử của chủng VN11-F0025 quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét.
a. Tế bào đầu tiên hình thành, b. Tế bào thứ 2 bắt đầu hình thành,
c- d. Cả 2 tế bào cùng đồng thời kéo dài (Bar: 5µm)

91
v Phân tích trình tự ADNr 28S (đoạn D1D2)

Kết quả Blast search khi phân tích trình tự ADNr 28S (đoạn D1D2)cho thấy,
một số loài gần gũi nhất đối với chúng làMicrobotryum bistortarum, Microbotryum
scabiosae, Microbotryum tenuisporum (loài nấm gây bệnh nấm than đen) và
Rhodotorula lamellibrachiae một loài nấm men, những loài này đều là giai đoạn vô
tính của ngành phụ nấm đảm Pucciniomycotina (Bảng 3.12).
Câu hỏi đặt ra là, 2 chủng (VN11-F0004 và VN11-F0025) thuộc nhóm nấm túi
hay nấm đảm? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành quan sát số lượng nhân
nắm trong một tế bào của bào tử nấm. Nếu chủng nghiên cứu có 2 nhân trong một tế
bào thì chúng thuộc về ngành Basidiomycota, nếu chỉ có một nhân trong một tế bào
thì chúng thuộc về ngành Ascomycota [156].

Bảng 3.12 Kết quả phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2 của chủng VN11-F0004 dựa
vào phần mềm Blastsearch

v Phát hiện số nhân trong một tế bào của bào tử chủng VN11-F0004 và VN11-
F0025
Việc phát hiện số nhân trong một tế bào nấm được thực hiện như sau: Nấm
được nuôi cấy trên môi trường phân loại LCA, sau 2-3 tuần nuôi cấy, bào tử bắt đầu
hình thành. Cắt một miếng thạch có chứa bào tử nấm, đặt vào dung dịch DAIP trong
một phút, đem quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Nhân tế bào bắt màu với
DAIP tạo ánh sáng phản quang khi quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang (Hình
3.6).

92
Hình 3.6 cho thấy cả 2 chủng nấm đang nghiên cứu này đều có 2 nhân trên
một tế bào, VN11-F0004 có 2 tế bào/ bào tử; VN11-F0025 có 3 tế bào/ bào tử, vì
vậy chúng tôi khẳng định 2 chủng nấm này thuộc nấm đảm Basidiomycota.
v Nghiên cứu so sánh hình thái VN11-F0004 và VN11-F0025 với các loài
gần gũi
Ngành phụ Pucciniomycotina gồm 8 lớp: Microbotryomycetes,
Cystobasidiomycetes, Agaricostilbomycetes, Myxomycetes, Pucciniomycetes,
Atractiellomycetes, Classiculomycetes, Cryptomycocolacomycetes [101]; Trong số 9
lớp trên, 3 lớp (Pucciniomycetes, Atractiellomycetes, Classiculomycetes,
Cryptomycocolacomycetes) không có giai đoạn sinh sản vô tính là nấm men, còn lại
chúng đều có giai đoạn vô tính là nấm men. Lớp Cryptomycocolacomycetes và
Atractiellomycetes sinh bào tử đảm trên thể quả (Hình 3.7 A,B) [128].

Hình 3.6 Quan sát số lượng nhân trong một tế bào của bào tử nấm

Lớp Classiculomycetes chỉ có duy nhất một họ (Classiculales) 2 loài được


phát hiện là: Classicula fluitans (giai đoạn vô tính là Naiadella fluitans) [111]và
Jaculispora submerse (giai đoạn hữu tính chưa biết) [77]. Classicula fluitans được
phân lập từ lá rụng ngập nước, là những chủng tự kí sinh trên môi trường nuôi cấy,
điều này chứng tỏ đây là nhóm nấm kí sinh [29]. Trong khi đó, J. submerse là nấm
kí sinh trên lá cây sồi [140].

93
Lớp Myxomycetescũng
ũng ch
chỉ có một họ, một chi và mộtt loài Mixiales
osmundae, thường
ng kí sinh trên phân. Chi Mixuales đượcc Kramer công bố
b năm 1958,
chúng chúng được xếp lớpp nnấm
m túi (Protomycetaceae, Taphrinales, Ascomycetes)
[95]. Sau đó, Kramer lạii ti
tiếp tục công bố chuyển chi Mixiales sang một
m họ mới-
Mixiaceae (Protomycetales) riêng biệt, họ này cũng chỉ có mộtt chi duy nhất
nh là
Mixiales. Tuy nhiên, sau nghiên ccứu của Nishida và cộng sự [1995] dựa
d vào phân
tích cây phát sinh chủng loạại trình tự ADNr 18S, và Mixiales đã đượcc chuyển
chuy sang
ngành nấm đảm
m Basidiomycota(Pucciniomycotina, Mixiomycetes, Mixiomyceae,
Mixuales, Mixiales osmundae
osmundae)[127]. Mixiales osmundae là nấm
m men, sinh sản
s theo
hình thức nảy chồi ngoạii sinh và đđồng thời từ các tế bào sinh bào tử (sporogenous)
sporogenous .
Lớpp Classiculomycetes có giai đoạn sinh bào tử trần, bào tử sinh ra từ
t cuống
sinh bào tử trần, lớpp này có 2 chi, đđồng thời cũng là 2 loài (Jacullispora
Jacullispora submersa,
Classicula fluitans) (Hình 3.7 C), ccả 2 loài này đếu được phân lập từ lá rụng trong
môi trường nước [29; 80].

Hình 3.7 Đại diệnn các llớp sinh bào tử trần trong ngành phụ Pucciniomycotina

94
Về vị trí phân loại, cũng như về môi trường sống của 2 loài này dường như có
sự gần gũi, tương thích với 2 chủng nấm đang nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng về
hình dạng bào tử cũng như cách hình thành và sinh trưởng bào tử của chúng khác
nhau hoàn toàn: Cuống sinh bào tử của 2 loài này có vách ngăn, phân nhánh và rất
rõ ràng, trong khi cuống sinh bào tử của VN11-F0004 và VN11-F0025 không khác
biệt so với sợi nấm. Bào tử của Classicula fluitans và Jaculispora submersa dạng
staurospore (nhiều nhánh, nhiều cành) trong khi bào tử của VN11-F0004 và VN11-
F0025 đơn giản, hình kim kéo dài, thon nhọn ở đỉnh.
Ngành phụ Pucciniomycotina ngoài 8 lớp được Kurtzman và cộng sự 2011
báo cáo như ở trên còn có một lớp mới - Tritirachiomycetes, lớp này có giai đoạn
sinh sản vô tính là bào tử trần (chi Tritirachium) trước đây được cho là thuộc nấm
Túi nay được Wiley và cộng sự chuyển sang nấm Đảm (2011) (Hình 3.7 D) [184].
Chi Tritirachium là chi thường hay gặp trong đất, sợi nấm có vách ngăn điển hình,
có cuống sinh bào tử trần sinh ra từ sợi nấm và phân nhánh nhiều lần; tế bào sinh
bào tử trần hình thành theo sự phát triển của cuống sinh bào tử, tạo thành những vết
sẹo hình răng cưa ở phần đỉnh cuống sinh bào tử trần, tại các điểm tế bào sinh bào
tử trần, bào tử trần được sinh ra, có một tế bào, dạng hình cầu, nhẵn [184]. Trước
đây có công bố chuyển Tritirachiomycetes sang ngành nấm Đảm của Wiley và cộng
sự, người ta luôn cho rằng lớp chúng thuộc nhóm nấm Túi Ascomycetes, mặc dù
nghiên cứu về lớp này được bắt đầu từ năm 1940 [103]. VN11-F0004 và VN11-
F0025 cũng có một số nét tương đồng với Tritirachium ở chỗ: Sợi nấm có vách
ngăn, bào tử được sinh ra từ cuống sinh bào tử và tế bào sinh bào tử trần, tuy nhiên
hình dạng, cấu trúc bào tử của VN11-F0004 và VN11-F0025 khác xa so với chi
Tritirachium.

v Xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa vào trình tự ADNr 18S của 2 chủng
nấm nghiên cứu
Pucciniomycotina gồm các chủng nấm hoại sinh giả định (pultative saprotroph),
và kí sinh trên động, thực vật và nấm. Khoảng 90%Pucciniomycotina thuộc về nấm
gây bệnh thực vật bắt buộc- họ Pucciniales (Uredinales), hay còn gọi là họ nấm gỉ.

95
Năm 2006 Aime và cộng sự đã tập hợp tất cả các số liệu đã nghiên cứu trình tự gen
ADNr 18S và 28S của nhóm nấm gỉ này để tìm hiểu về mối quan hệ chủng loại phát
sinh của dưới ngành nấm đảm này.

Pucciniomycotina
1000
Pucciniomycetes
602 0.02 Knuc

Phleogena|NG_013195MA220505 Atractiellomycetes
Rhodotorula|EU380239|YS6-2
999 Rhodotorula|X83827|NCYC502
Rhodosporidium|DQ832192PYCC4416
Sporidiobolus|EU547494|CO-3
1000 Rhodosporidium|AB073269JCM11251
1000 Sporobolomyces|D66884|JCM5653
Rhodotorula|AY657013|CBS6403
Sphacelotheca|DQ832220|JAG55 Microbotryomycetes
667 Microbotryum|U77062|PO31A1
806 Microbotryum|DQ789983CBS438.34
Leucosporidium|DQ785788|AFTOL-ID 1550
Sporobolomyces|DQ832235AFTOL-ID 1549
Sporidiobolus|AB021672JCM5296
Mastigobasidium|D38235JCM5291
Leucosporidium|AY707092CBS614
Jaculispora|AY124477|DB1250
986 Classicula|AY124478|DB1259 Classiculomycetes
1000 VN11-F0025
VN11-F0004 Mixia|D14163|IFO32408
1000 Mixia|-|IAM14324|AFTOL-177 Mixiomycetes
1000 Kondoa|D13776|IAM13523
1000 Bensingtonia|DQ234543|CBS7331
Kurtzmanomyces|D64122JCM6906
Bensingtonia|D38234|JCM7445
Sterigmatomyces|DQ092916CBS4609
1000 Agaricostilbum|AY373391| Agaricostilbomycetes
Agaricostilbum|AY665775CBS 7811
1000 Paratritirachium|JF797220|CBS 838.71
Tritirachium|JF797225|IHEM3714
986
Tritirachium|JF779655|CBS183.42 Tritirachiomycetes
Tritirachium|JF779647|CBS164.67
Cystobasidium|AY124479|DB1489
Lycogala|AY187083|
1000 Erythrobasidium|DQ663697|AFTOL-ID 1771
Erythrobasidium|D12803IAM12911 Cystobasidiomycetes
Bannoa|DQ631899MP3490(DNA526)
Ustilaginomycotina Bannoa|AB035894|JCM10333

Hình 3.8 Vị trí phân loại của 2 chủng VN11-F0004 và VN11-F0025 dựa vào phân tích
trình tự ADNr đoạn 18S

Tiếp đó năm 2011 Kurtzman và cộng sự cũng xây dựng cây phát sinh chủng loại
của ngành này, kết quả cho thấy chúng có 8 lớp, thuộc 8 nhánh trong cây chủng loại
riêng lẻ, đó là các lớp Agaricostilbomycetes, Atractiellomycetes, Classiculomycetes,
Cryptomycocolacomycetes, Cystobasidiomycetes, Microbotryomycetes, Mixiomycetes
và Pucciniomycetes [1;101]. Kế thừa các nghiên cứu trước đó, chúng tôi đã lựa chọn
các đại diện của 8 lớp trên để so sánh và dựng cây phân loại theo phương pháp
neighbor-joining tree của Kurtzman và cộng sự [2011]. Kết quả cho thấy VN11-

96
F0004 và VN11-F0025 nằm ở một nhánh riêng biệt, 2 nhánh gần gũi nhất thuộc lớp
Classiculomycetes và Mixiomycetes (Hình 3.8).
Như vậy, qua việc phân tích hình thái cũng như cấu trúc các cơ quan sinh sản,
cũng như phân tích trình tự ADNr 18S của VN11-F0004 và VN11-F0025 và các
loài gần gũi đều cho thấy 2 chủng này được nghi ngờ thuộc một lớp mới trong
Ngành phụ Pucciniomycotina. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ công
bố đây là 1 chi mới thuộc ngành phụ Pucciniomycotina.
3.3.1.2 Hamatispora L.T.H. Yen et K. Ando gen. nov.
v So sánh hình thái của VN11-F0045 với các loài gần gũi
Trong khi nghiên cứu đa dạng vi nấm phân lập ở rừng Quốc gia Phú Quốc, chúng
tôi đã phân lập được một chủng nấm có hình dạng đặc biệt, gồm một trục chính hình
dấu hỏi và 3 nhánh ở phần đỉnh trục chính (Hình 3.9a, 3.10). Hình dạng chủng nấm này
đã được ghi chú là nấm mới tìm thấy ở lá cây mục vùng Kobe-Nhật Bản, nhưng nó
không phân lập và nuôi cấy được [114] (Hình 3.9b). Bào tử tương tự cũng đã được
quan sát thấy sự tồn tại của chúng trong các mẫu lá rụng ở Malaysia [124] và Hungary
[61]. Tuy nhiên các tác giả này cũng đã không nuôi cấy được chúng trên môi trường
nuôi cấy và vì vậy chúng chưa được quan sát thấy sự phát sinh hình thành bào tử để mô
tả và khẳng định đó là một chi nấm mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập
được chủng VN11-F0045 có hình dạng bào tử tương tự bào tử mà Matsushima,
Nawawi và Gonczol đã mô tả trước đó. Nhưng điểm đặc biệt là VN11-F0045 có khả
năng phát triển và hình thành bào tử trên môi trường nuôi cấy, bào tử gồm một trục
chính và 3 nhánh phụ thứ cấp của VN11-F0045 khiến chúng có hình gần giống với chi
Tripospermum (Lind) Hughes (1951) hoặc Tricladiella Ando & Tubaki (1984) hay
Radiatispora Matsush. (1996).
Quá trình phát sinh bào tử của VN11-F0045 hoàn toàn khác biệt: Tricladiella K.
Ando & Tubaki: sau khi trục chính và nhánh phụ hình thành, chúng dồng thời cùng
phát triển kéo dài, trục chính cong hình gần giống chữ S; Radiatispora Matsush. cũng
trục chính có hình đồng xu (hình tròn), nhưng kích thước phần đỉnh và phần cuối trục
chính của chủng tương đối bằng nhau, trong khi VN11-F0045 có kích thước phần đỉnh

97
trục chính bằng 1/3 phần gốốc; còn chi Tripospermum (Lind) S. Hughes thì có phần
ph
đỉnh trục chính kéo dài, phầnn ggốc ngắn hơn. Như vậy về mặtt hình thái, VN11-F0045
VN11 có
sự hình thành và phát sinh bào ttử và hình dạng bào tử hoàn toàn khác biệt
bi so với các
chi đồng dạng.

Hình 3.9 So sánh hình thái củaa VN11-F0045 với chủng không thể công bố của Matsushima 1975
a. VN11-F0045.
F0045. b. Loài không thể công bố của [114]

Hình 3.10 Các giai đoạnn hình thành và phát tri


triển bào tử củaHamatispora
Hamatispora phuquocensis
2. Trụcc chính hình thành và nhánh ph
phụ thứ nhất hình thành,
3. Nhánh phụ 2 hình thành, 4,5. Bào tử trưởng thành, bar 10 μm.

98
v Xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2
0.02
88 Chaetosphaeria racib AY436402
Melanochaeta aotearo AF466082
76 Schizothecium curvisAY346300
100
Cercophora macrocarp AY780060
98
Farrowia longicollea AF286408
98 Chaetomium sphaerale AF286407
63 Cainia graminis AF431949
Diamantinia citrina AY346278
Diaporthepu stulata AF408358
100 Melanconiella spodia AF408370
Trichoderma aggressi JN939837
100 100 Hypocrea lixii JN938866
Trichoderma amazonic JN939811
92 Coccidioi desimmitis AY176713
Eurotium rubrum U29556
100
Xanthothecium peruvi AB053453
86 100 Arachnomyces minimus AB075350
Dermatocar ponminiat AY584644
98 Capronia pilosella DQ823099
100 VN05 -0024_Tricladiella
94 Stictis radiata AY341361
DQ782910|
94 Porpidia melinodes DQ314985
Sclerotinia-sclerotia AF431951
69
Lambertella tubulosa AY616237
93 99
Hyaloscypha vitreola EU940156
100 Hyaloscypha daedalea AY789415
62 Lachnum AY544646
90 74 Hydrocina chaetocladorium AY789412
Neofabraea malicorti AY544662
100 Cryptosporiopsis eri AY442323
81 Aureobasidium pullulan AJ507454
Mycosphaerella punct DQ470968
100 Tripospermum myrti GU323216
100 Lojkania enalia AY016363
100 76 Pleomassaria siparia AY004341
92
Cochliobolus heteros AY544645
Trematosphaeria heterospora AY016369
88
60 68 Phoma herbarum AY293790
Botryosphaeria lutea AY928043
Hysteropatella clavi AY541493
Tubeufia cerea AY856907
98 Boudiera dennisii AY500529
Peziza vesiculosa AF378367
54 Anungitopsis speciosa EU035401
100
94 Spirosphaera minuta HQ696659
VN08F0122 -Tridentaria sp.
85 VN05 -0002 - Radiatispora sp.
VN11 -F0045 Hamatispora phuquocensis
Triscelophorus acuminatus NBRC3123
100
100 Isthmolongispora lanceata NBRC1009
Byssonectria terrest AY500531
SAC|Lipomyces|1323|

Hình 3.11 Cây phát sinh chủng loại giữa VN11-F0045 và các loài có mối quan hệ họ hàng
gần dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2

99
Kết quả phân tích trình tựu gen ADNr 28S đoạn D1D2 của VN11-F0045 bằng
chương trình Blast search cho thấy độ tương đồng giữa chủng và các loài gần gũi
nhất quá thấp: loài gần gũi nhất là Spirosphaera minuta GenBank HQ696659, độ
tương đồng = 486/569(85.4%), Gaps= 20/569(3.5%), và Anungitopsis speciosa
(GenBank EU035401; Identities = 483/565(85.5%), Gaps = 20/565(3.5%). Khi kiểm
tra hình thái của các loài nấm có độ tương đồng về trình tự gen cao nhất thì thấy rằng
giữa VN11-F0045 và các loài này có hình thái khác biệt nhau hoàn toàn: chi
Spirosphaera có bào tử hình xoắn ốc, cuộn chặt nhiều lần thành một búi trông giống
búi sợi lưới thành hình cầu, còn Anungitopsis có bào tử hình trụ thuôn dài [156].
Như vậy, xét cả về các đặc điểm hình thái và phân tích trình tự ADNr28S đoạn
D1D2, VN11-F0045 hoàn toàn có thể được kết luận VN11- F0045 là một chi
mới.Tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi, VN11-F0045 có hình thái tương tự
một số chi nấm ưa nước như (Tripospermum, Tricladiella và Radiatispora), những
chủng nấm này chưa có trình tự trong ngân hàng gen thế giới. Nhưng trong nghiên
cứu này chúng tôi đã có cơ hội phân lập và phân tích trình tự ADNr 28S của các chi
đó, vì vậy chúng tôi đã tiến hành xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa vào trình tự
ADNr 28S đoạn D1D2 của VN11-F0045 với các loài có hình thái tương đồng. Kết
quả cho thấy VN11-F0045 nằm trên một nhánh riêng biệt, thuộc lớp Pezizomycetes,
loài có vị trí trên cây chủng loại phát sinh gần gũi nhất đối với chúng là
Triscelosporus acuminatus và Radiatispora yuanaensis (Hình 3.11).
3.3.2 Năm loài nấm mới
3.3.2.1 Condylospora vietnamensisL.T.H. Yen et K. Ando sp. nov. (VN05- F0030)
Chi Condylospora được Nawawi đã phát hiện vào năm 1976 với loài chuẩn là
C. spumigena, được phân lập từ bọt nước ở Malaysia [123]. Chi này được mô tả là
chi mới vì hình dạng bào tử của chúng khác biệt so với các chi khác đã biết ở chỗ:
bào tử không màu, có vách ngăn, lúc đầu dạng thuôn dài, sau gấp khúc một- vài lần
tạo dạng giun. Hình dạng bào tử này đã được ở Papua New Guinea [171], Ấn Độ
[44; 85] và Nhật Bản [114], Puerto Rico [149], Thái Lan, Ba Lan [50], Nam Mĩ
[153], và Venezuela [48].

100
Vào năm 1985, 2 loài Condylospora đã được tìm thấy ở suối Malaysia [124],
nhưng mãi 3 năm sau đó chúng mới được mô tả là loài mới [125], những chủng này
lại được phân lập từ lá cây rụng ở Malaysia, nó có tên là: C. gigantea Nawawi &
Kuthub. và C. flexuosa Nawawi & Kuthub. C. gigantea được phát hiện ở Puerto
Rico [149] và Poland [50]; C. flexuosa được phát hiện ở Puerto Rico [149] và
Venezuela [48; 160].
Loài nấm thứ 4 của chi Condylospora được tìm thấy ở Malaysia vào những
năm 1985 và 1988, tuy nhiên chúng cũng chưa được mô tả là loài mới của chi [124;
125], bào tử hình chữ N hoặc chữ U. Tuy nhiên, tác giả đã không thành công trong
việc nuôi cấy và mô tả loài nấm này.

Bảng 3.13 So sánh hình thái bào tử giữa các loài trong chi Condylospora
Tên loài Bào tử Tài liệu tham khảo
Số lần Chiều dài
Hình dạng Số vách ngăn
gấp khúc (µm)a
C. spumigena 1 Hình chữ L 10–15 72–102 Nawawi (1976)
Hình chữ S với đầu
C. flexuosa 3 12–16 87–106 Nawawi (1988)
thẳng, nhọn
C. gigantea 1 Hình chữ L 25–36 131–200 Nawawi (1988)
C. vietnamensis 2 Hình chữ U hoặc N (3–)8–9(–12) 38–99 Trong nghiên cứu này
Condylospora Nawawi và
2 Hình chữ U hoặc N 27–42 150–180
sp. Kuthubutheen (1988)
a.
Tổng chiều dài của bào tử
b
Bào tử hình chữ U hoặc N trong hình 5 của Nawawi (1988) [125].
Nhận xét: Theo các báo cáo trước đó, khuẩn lạc của tất cả các loài trong chi
Condylospora mọc chậm trên môi trường nuôi cấy MA và CMA, chúng không màu
hoặc có màu trắng. Bào tử không hình thành trên môi trường nuôi cấy, thậm chí là
sau khi kích thích, cho chìm dưới nước, vì vậy sự mô tả của các loài nấm Ingoldial
này dựa vào sự phát sinh bào tử trực tiếp trên cơ chất phân lập [125]. Trong khi đó
loài nấm phân lập được ở Việt Nam sinh bào tử trực tiếp trên môi trường nuôi cấy.
Về mặt hình thái Condylospora vietnamensis tương tự như chủng nấm được phân
lập mà không mô tả được tại Malaysia năm 1988 (gấp khúc 2 lần, tạo hình chữ U
hoặc chữ N), tuy nhiên kích thước VN05-F0030 nhỏ hơn rất nhiều; các loài khác
trong chi gấp khúc 1 lần có hình chữ L (Condylospora spumigena và C.

101
gigantean)hoặc gấp khúc 3 lần, hình chữ S (C. flexuosa) (Bảng 3.13), vì vậy có thể
kết luận rằng Condylospora vietnamensis là loài nấm mới.
v Mô tả loài chuẩn Condylospora vietnamensis L.T.H. Yen et K. Ando, sp. nov.
VN05-F0030 phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy LCA và PDA, kích
thước đạt 22-24 mm sau 4 tuần nuôi cấy, khuẩn lạc không màu hoặc có màu trắng
nhạt. Sợi nấm không màu, mỏng mảnh, phân nhánh, có vách ngăn, kích thước 1- 1,5
µm. Không có cuống sinh bào tử. Tế bào sinh bào tử dạng nẩy chồi nội sinh, có
dạng hình chai, kích thước ngắn 3– 20 × 1.5– 2 µm, phát triển kéo dài theo thời
gian, bào tử xuất hiện theo thời gian khác nhau trên cùng một tế bào sinh bào tử.
Bào tử sau khi rời khỏi cuống để lại vết sẹo. Bào tử nội sinh, không màu, vách
mỏng, (3–) 8– 9 (–12) vách ngăn, gấp khúc 2 lần, thường có dạng hình chữ U hoặc
hình chữ N, gồm 3 phần: trục chính (phần gần tế bào sinh bào tử), phần giữa và
phần ngoài cùng, cả 3 phần này đều nằm trên một mặt phẳng, phần trục chính thẳng,
kích thước 15– 35 × 1– 1.5 µm; phần giữa gấp khúc tạo một góc 60–90o so với phần
trục chính, 14– 32 × 1– 1.5 µm; phần ngoài cùng nằm song song với phần trục
chính, 9– 32.5 × 1– 1.5 µm (Hình 3.12, 3.13).

Hình 3.12 Hình dạng bào tử của Condylospora vietnamensis VN05-F0030 dưới kính hiển
vi điện tử.
a. Bào tử trưởng thành hình chữ U, b. Tế bào sinh bào tử phát triển kéo dài (mũi tên 1) và
1 bào tử mới được sinh ra bên 1 bào tử trưởng thành (mũi tên 2). Bars a 5 μm; b 2 µm

102
Hình 3.13 Hình dạng bào tử của Condylospora vietnamensis VN05-F0030 dưới kính hiển vi thường
a–c. Sự phát triển của tế bào; mũi tên trên hình. a. Điểm bắt đầu uốn cong của bào tử.
d,e. Bào tử trưởng thành hình chữ U. f. Bào tử trưởng thành hình chữ N. Bars 5 µm.

3.3.2.2 Trisulcosporiumphuquocense sp. nov. (VN11-F0028) và


Trisulcosporiumexiguum sp. nov. (VN11-F0029)
v So sánh hình thái VN11-F0028 và VN11-F0029 với các loài gần gũi
Chi Trisulcosporiums được mô tả bởi Hudson và Sutton, 1964 [78], T.
acerium là loài chuẩn, chúng được phân lập từ lá cây Acer pseudoplatanus thu thập
được ở vùng Wandlebury Ring, Cambridge, England. Bào tử có dạng 3 hoặc 4
chiều, bao gồm các chuỗi tế bào hình xúc xích, được chia cắt bởi các mấu co thắt ở
giữa, bao gồm một trục chính và 2-3 nhánh phụ mọc ra từ tế bào gốc của trục chính.
Bào tử có hình dạng tương tự được tìm thấy ở Uganda [83] và bọt suối ở rừng Omo,
Nigeria [84]. Trisulcosporium acerinum còn được phát hiện ở Nhật [24], Hungary
[60; 61] và Ấn Độ.
Trong khi khảo sát đa dạng vi nấm phân lập từ lá cây rụng Rừng Quốc gia Phú
Quốc, 3 loài nấm có hình dạng bào tử tương tự Trisulcosporium (gồm một trục
chính và 2 nhánh phụ 2 bên, mọc từ tế bào gốc của trục chính) đã được phân lập.

103
Bảng 3.14 So sánh hình thái bào ttử giữa các loài trong chi Trisulcosporium sp.
Kích thước bào tử (µm)
(số lượng tế bào/ bào tử) Tài liệu
Loài
Trụục Chiều tham khảo
Nhánh 1 Nhánh 2
chính rộng
67-95
95 (0)- 3- 70 (0)- 45 -60 Nghiên cứu
VN11-F0030 3.0- 4.0
(6-8)
8) (0)- 3- 6 ((0)-3-5) này
72.5
37.3-72.5 (0)- 19.3- 44.3 (0) 25.8- 54.3 Nghiên cứu
VN11-F0029 1.8- 3.3
(3-6)
6) (0)- 2- 4 ((0) 3-4) này
130.3
70-130.3 (0)- 43- 85.9 (0)- 40.8- 93.5 Nghiên cứu
VN11-F0028 2.7- 3.7
(6-11)
11) (0)- (4- 7) ((0)-4-7) này
T. acerinum đến 60 Hudson và
54-90
90 2- 3.5
Hudson & Sutton (1964) đến 4 Sutton (1964)
T. acerinum 34.5--49 10-40
1.8- 3.4 Ando (1984)
Ando (1984) (0-6)
6) 1-4
T. acerinum Gönczöl và
42 22 26 2.2
Gönczöl và Révay, 2006 Révay (2006)
Trong số 3 chủng,
ng, hình ddạng và kích thước bào tử của mộtt chủng
ch giống T.
acerium được mô tả bởi Hudson và Sutton (1964) [78], trong khi 2 chủng
ch còn lại
khác nhai và khác hoàn toàn vvới loài đã công bố về kích thước bào tử (Bảng
(B 3.14 và
Hình 3.14). Vì vậy,
y, sau đây chúng tôi mô ttả 2 loài nấm
m này là 2 loài mới
m thuộc chi
Trisulcosporium.

Hình 3.14 Hình thái bào ttử giữa các loài trong chi Trisulcosporium, Bars 10 μm

104
v Xây dựng cây phát sinh chủng loại của VN11-F0028, VN11-F0029 với các loài
có mối quan hệ gần dựa vào phân tích trình tự ADNr 28S
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xây dựng cây phát sinh chủng loại
của VN11-F0028 và VN11-F0029 với các loài có mối quan hệ họ hàng gần dựa vào
phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2, kết quả được trình bày trên hình 3.15.
0.05

100 Placidiopsis tiroliensis GQ344575


Placidiopsis tiroliensis GQ344580
100 98 Placidiopsis tenella GQ344575
Placidiopsis cinerascens GQ344570
Exophiala pisciphila DQ823101
Rhinocladiella anceps EU041861
Capronia leucadendri EU552108
78
Capronia munkii EF413604
100 Capronia mansonii AY004338
Exophiala castellanii FJ358241
Brycekendrickomyces acaciae FJ839641
100 Cladophialophora proteae EU035411
Phaeococcomyces chersonesos AJ507323
Ceramothyriummelastoma KC005793
100 Vonarxia vagans FJ839672
Vonarxia vagans FJ839673
Phaeosaccardinula ficus HQ895837
Cyphellophora hylomeconis EU035
VN11-F0029
79 100 Ceramothyrium carniolicum FJ35823
64 Ceramothyriun carniolicum FJ358232
99 Ceramothyrium carniolicum EF413628
99 Ceramothyrium carniolicum AY004339
91 VN11-F0028
86 VN11-F0030
Ceramothyrium thailandicum HQ895835
67 Ceramothyrium podocarpi KC005795
Cyphellophora laciniata FJ358239
100 Cyphellophora eucalypti GQ303305
78 Microxyphium aciculiforme GU301847
Microxyphium theae GU301849
100 66 Antennariella placitae GQ303299
Leptoxyphium madagascariense GQ303308
100 Leptoxyphium fumago GU214430
Teratosphaeria suberosa GQ852718

Hình 3.15 Cây chủng loại phát sinh của VN11-F0028 và VN11-F0029 với các loài có mối
quan hệ họ hàng gần dựa vào phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2

105
Nhìn vào hình 3.15 chúng tôi nhận thấy rằng cả 3 chủng mà chúng tôi phân
lập được nằm trên 3 nhánh nhỏ riêng biệt, nằm giữa các loài thuộc chi nấm túi
Ceramothyrium (C. carniolicum, C. thailandicum và C. podocarpi). Năm 1989
Constantinescu và cộng sự đã phát hiện 3 loài nấm vô tính của Ceramothyrium, đặt
tên là Stanhughesia linnaeae, O. Const., sp. nov., chúng có hình dạng bào tử và kiểu
hình thành bào tử tương tự như Trisulcosporiums acerium. Vì vậy có thể chuyển tên
chi Stanhughesia sang tên chi Trisulcosporiums vì Trisulcosporiums đã được công
bố trước (1964). Qua phân tích hình thái cũng như cây chủng loại phát sinh có thể
khẳng định VN11-F0028, VN11-F0029 và VN11-F0030 thuộc về chi nấm ưa nước
Trisulcosporiums. VN11-F0028, VN11-F0029 có hình dạng khác biệt so với các
loài đã biết và chúng được khẳng định là loài mới.
3.3.2.3. Polylobatispora ambigua sp. nov.
v So sánh hình thái giữa chủng VN05-F0031 với các loài gần gũi
Chi Polylobatisporađược Matshushima mô tả vào năm 1996, loài chuẩn là P.
deltoideaMatsush., được phân lập từ lá cây rụng ở Malaysia. Bào tử lúc đầu hình
cầu, sau hình thành các vết sẹo nhỏ, mịn, các vết sẹo nhỏ mịn này phát triển thành
hình ngôi sao hoặc cánh hoa là đặc điểm để phân loại Polylobatispora khác biệt với
các chi khác. Hình dạng bào tử này đã được phát hiện ở Nhật năm 1996.
Ngoài P. deltoidea(bào tử hình bông hoa 3 cánh), P. quinquecornuta (bào tử
hình sao 5 cánh) cũng đã được phân lập và mô tả cùng thời gian, cùng địa điểm và
cùng tác giả. Trong quá trình nghiên cứu về đa dạng vi nấm phân lập từ lá rụng
Rừng Quốc gia Bạch Mã, 1 chủng nấm có bào tử hình cầu với nhiều vết sẹo nhô ra
không rõ ràng đã được phân lập (VN05-F0031)(Hình 3.16). Chúng được cho là có
quan hệ họ hàng gần gũi với các loài trong chi Polylobatispora. Qua phân tích trình
tự gen ADNr 28S đoạn D1D2 và xây dựng cây chủng loại phát sinh cho ta thấy
chúng nằm giữa 2 loài P. deltoideavà P. quinquecornuta (Hình 3.17).
Nhận xét: Trong mô tả 2 hình thái loài P. deltoideavà P. quinquecornuta,
Matsushima cho rằng bào tử sinh ra theo dạng thể bình. Tuy nhiên, trong các bức
ảnh hình thái tế bào, không thấy thể hiện điều này. Vì vậy, chúng tôi nghi ngờ rằng,

106
mô tả của ông chưa được chính xác, việc nghiên cứu, xác định lại sự phát sinh bào
tử của 2 loài nấm này cần được tiến hành, nhưng đáng tiếc là chủng chuẩn của 2
loài nấm này đã bị phá hủy do động đất ở Kobe, Nhật Bản vào năm 1995 [118].
Tại các bảo tàng giống chuẩn trên thế giới cũng không lưu giữ một loài chuẩn
nào của chi này. Tuy nhiên tại Trung tâm nguồn gen Quốc gia- Viện Công Nghệ và
Thẩm Định Quốc Gia Nhật Bản đã phân lập và phân loại được 1 chủng thuộc loài P.
quinquecornuta, và 3 chủng thuộc loài P. deltoidea. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi cũng phân lập được 5 chủng thuộc loài P. quinquecornuta, và 2 chủng thuộc loài
P. deltoidea. Cả 4 chủng phân lập ở Nhật và 7 chủng phân lập ở Việt Nam đã được
nghiên cứu và so sánh. Về mặt hình thái, chúng giống nhau và giống mô tả trước
đây của Matsushima. Tuy nhiên bào tử của chúng có dạng nảy chồi nội sinh
(holoblastic) chứ không phải dạng thể bình (phyalidic) như mô tả của Matsushima.

Hình 3.16 Hình dạng cơ quan sinh bào tử của các loài trong chi Polylobatispora
a. P. deltoidea,b.P. quinquecornut và P. ambigua L.T.H. Yen et K. Ando sp. nov.

107
0.05
Polybatispora quiquecornata VN05-F0037
Polylobatispora quiquecornata VN05-F0035
Polybatispora quiquecornata VN05-F0036
100
Polylobatispora quiquecornata VN05-F0025
73
68 Polylobatispora quiquecornata NBRC106823
Polybatidpora quiquecornata VN05-F0038
99 Polylobatispora sp. Nov. VN05-F0031
67 Polylobatispora deltoidea NBRC106820
Polylobatispora deltoidea NBRC 106821
100 Polylobatispora deltoidae NBRC 106822
100
Polylobatispora deltoidae VN11-F0021
97 Polylobatispora deltoidae VN11-F0043

Scutisporus sp. NBRC 106817


100 Scutisporus brunneus NBRC106819
65 Scutisporus brunneus NBRC103575
87 Scutisporus brunneus NBRC106818
81 Scutisporus brunneus NBRC106816

Geosmithia pallida AM421065


Hình 3.17 Cây phát sinh chủng loại của VN05-F0031 với các loài có mối quan hệ họ hàng
gần, cây được xây dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2

v Xây dựng cây phát sinh chủng loại VN05-F0031 với các loài gần gũi
Về phân tích trình tự gen đoạn rARN đoạn 28S, chúng có mối quan hệ gần gũi
với nhau và gần gũi với loài mới phân lập (Hình 3.17). Kết quả cho thấy, 4 chủng P.
quinquecornuta được phân lập ở Việt Nam (VN05-0025, VN05-F0035, VN05-
F0036 và VN05-F0037) và chủng P. quinquecornuta NBRC106823 nằm trên cùng
1 nhánh, chúng thuộc cùng về 1 loài.
2 chủng P. deltoidea (VN11-F0021 và VN11-F0043) nằm trên cùng 1 nhánh-
ở mức độ cùng loài với 2 chủng P. deltoidea NBRC106820, 106821 và 106822)
VN05-F0031 nằm trên 1 nhánh nhỏ, khác nhau ở mức độ loài so với 2 nhánh
thuộc 2 loài P. quinquecornuta và P. deltoidea. Như vậy có thể kết luận: VN05-
F0031 là 1 loài mới trong chi Polylobatispora sp. Loài này được tạm thời đặt tên là
Polylobatispora ambiguasp. nov.

108
v Mô tả loài chuẩn Polylobatispora ambiguaYen et K. Ando sp. nov.
(VN05-F0031)
Khuẩn lạc màu trắng trên môi trường LCA và PDA. Sợi nấm không màu, mọc
chìm trong thạch, rất ít sợi khí sinh. Bào tử trực tiếp sinh ra trên môi trường nuôi
cấy. Cuống sinh bào tử suy giảm. Tế bào sinh bào tử hình trụ, thuôn dài, kích thước
5-20 x 3-3.5 µm. Bào tử sinh sản theo kiểu nảy chồi nội sinh, không màu lúc còn
non, về già có màu xám nhạt. Bào tử lúc đầu là một khối hình cầu, sau xuất hiện
nhiều chồi nhỏ, kích thước 1-2 (3) µm. Kích thước đường kính vòng trong bào tử
khoảng 10-12 µm (Hình 3.16 c,d).
3.3.2.4. Isthmolongispora phuquocensis sp. nov. (VN11-F0048)
v So sánh hình thái giữa VN11-F0048 với các loài gần gũi
Chi Ishmolongispora được Matshushima mô tả vào năm 1971, với loài chuẩn
là I. intermedia, được phân lập từ lá cây rụng ở đảo Solomon và Papua-New
Guinea. Bào tử không màu, gồm 3 tế bào hình trụ, được nối với nhau bằng mấu nối
thắt lại ở giữa. Loại bào tử này cũng được tìm thấy ở Peru, Ecuador [153] và
Australia [135].
Loài thứ 2 của chi này là I. minima, cũng đượcMatsushima phân lập từ đất
New Britain và được mô tả vào năm 1971 [113]. Sau đó, loài nấm này cũng được
phân lập từ đất ở Việt Nam [8; 188]. Chúng được công bố là nấm ưa nước ở
Hungary [59-62], ở Peru và ở Argentina [153].
Sáu loài nấm tiếp theo của chi này cũng được Matsushima công bố là: I.
basitruncata, I. quadricellularia, I. quadricellularis, I. variabilis [114], I. rotundata
và I. biramifera [117]. Trong số các loài nấm đó, I. quadricellularia vàI.
rotundatađược tìm thấy ở Peru, I. quadricellularia được tìm thấy ở Puerto
Rico[153].
Bên cạnh đó, các tác giả khác cũng đã công bố có 4 loài thuộc chi
Isthmolongispora nữa, đó là: I. ampulliformis, I. lanceata, I. asymmetrica và I.
geniculata [125; 141]. Rất tiếc là tất cả các loài chuẩn của chi đều không được lưu
giữ tại một Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật nào trên thế giới. Trong quá trình

109
nghiên cứu đa dạng vi nấm phân lập từ lá cây rụng ở Việt Nam, 11 chủng nấm
thuộc chi Isthmolongispora đã được phân lập, chúng thuộc về các loài I. intermedia,
I. minima, I. genticulata,... Duy nhất chủng VN11-F0048, được cho 1 loài mới của
chi, dựa trên sự khác nhau về hình thái (Bảng 3.15).

Bảng 3.15 So sánh hình thái bào tử giữa các loài trong chi Isthmolongispora sp.
Tên loài Tác giả Số tế Độ cong
Kích thước bào tử
bào/bào tử của bào tử
I. ampulisformis Tubaki, 1983 2 180 24- 42,5 x 2,2-3
VN05-0016
2 180 21-28 x 1,2-2,5
ampulisformis
I. rotunda Matsush. 1987 2 180 16- 25 x 2,4-3

I. minima Matsush. 1971 2 180 18-30 x 2,5-3


I. basitruncata Matsush. 1975 2 180 14-18(-21) x 2,3-4

VN08-0132 2 cong nhẹ (13) 17- 21 x 1.2-2

I. geniculata Nawawi 1988 2 130-160 30- 40 x 2-3


VN05-0003
2 10-170 27-40 x 2-3
I. geniculata
Aramb. & Thắt chặt ở giữa
I. asymetrica
Cabello 1987
I. intermedia Matsush. 1971 3-4 20,5-28 x 2,6-3,4
VN11-F0001
3-4 180 20,5-28 x 2,6-3,4
I. intermedia
VN11-F0048 2 90-165 47-50 X 2,5-4
I. lanceata de Hoog 1983 14-22

I. valiabilis Matsush. 1975 4-13 36-136 x 3,5-4,5


I. quadricellularia Matsush. 1975 5-6 36- 60( 70) x 3-4

I. briamifera Matsush. 1993 2

Bảng 3.15 so sánh hình thái giữa các loài trong chi Isthmolongispora cho
chúng ta thấy, có 6 loài Isthmolongispora có 2 tế bào/ bào tử: I. ampulisformis, I.
minima, I. rotunda, I. geniculata, I. basitruncata và I. asymetrica, trong số đó, loài
I. geniculata có bào tử cong 1 góc130-160o. Chủng VN11-F0048 mà chúng tôi phân

110
lập được có kiểuu phát sinh và hình thành bào ttử tương tự các loài trong chi, hình
thái bào tử của chúng gầnn ggũi nhất với loài I. geniculata (VN05-F0003),
F0003), tuy nhiên
kích thước và độ cong củaa VN05
VN05-F0003 và VN11-F0048 có sự khác nhau (Bảng
(B
3.15 và Hình 3.18 a,b).

Hình 3.18Hình
Hình thái gi
giữa các loài trong chi Isthmolongispora

v Xây dựng cây chủng


ng lo
loại phát sinh của VN11- F0048 dựaa vào phân tích trình tự
t
gen đoạn 28S
Hiện nay, tất cả các loài chu
chuẩn trong chi Isthmolongispora hầu
u như không còn
c
được lưu giữ trong bất kỳ một Bảo tàng giống Quốcc gia nào trên thế
th giới. Để so
sánh, phân tích và kết luậnn xem chúng có ph
phải là loài mớii hay không gặp
g rất nhiều
khó khăn. Trong nghiên cứ
ứu này, chúng tôi đã phân lập được một số
ố loài có hình
thái gần gũi vớii loài đang đư
được nghi ngờ là loài mới này (VN11-F0048).
F0048).
Dựaa trên quan sát so sánh ssự khác nhau về đặc điểm
m hình thái giữa
gi chúng,
cũng như phân tích, dựng
ng cây ch
chủng loại phát sinh thể hiện mốii tương quan gần
g gũi
giữa các loài trong chi dựaa vào phân tích trình ttự ADNr 28S đoạn
n D1D2, nghiên
cứu này còn sử dụng mộtt ssố trình tự của các loài trong chi của Bảo
o Tàng giống
gi
Quốc gia Nhật Bản. Kếtt qu
quả cho thấy VN11-F0048 nằm
m trên cùng một
m nhánh lớn
với I. minima VN04- F452, tuy nnhiên trình tự ADNr 28S củaa 2 loài này có độ
đ tương
đồng
ng là 97,8% (Hình 3.19). H
Hơn nữa, xét về mặtt hình thái, 2 loài này hoàn toàn
khác biệt (Bảng
ng 3.15, Hình 3.18). Vì vvậy, khi kết hợp cả quan sát hình thái và phân

111
tích trình tự gen có thể kết luận rằng VN11-F0048 là một loài mới thuộc chi
Isthmolongispora sp.
0.02

VN05 -0021 Isthmolongispora sp.


100 VN05 -0016 Isthmolongispora sp.
VN05 -0017 Isthmolongispora sp.
94 Isthmolongispora ampuliformis EU107302
94
Isthmolongispora ampuliformis EU107303
100 VN08F0132 Isthmolongispora sp.
100
VN08F0117 Isthmolongispora sp.
100
VN05 -0003 Isthmolongispora sp.
Isthmolongispora lanceata NBRC100994
100 VN04 -0542 Isthmolongispora minima
VN11-F0048 . .
90 NBRC100996 Isthmolongispora variabilis
100 VN11 -F0001 Isthmolongispora intermedia
100 VN05 -0041 Isthmolongispora sp.
100 VN05 -0041 Isthmolongispora sp.
Aspergillus heteromorphus AHU65304
Hình 3.19Cây phát sinh chủng loại của các loài trong chi Isthmolongispora, cây được xây
dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2
v Mô tả hình thái Isthmolongispora phuquocensis sp. nov. (VN11-F0048)
Khuẩn lạc phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy, có màu trắng nhạt, kích
thước đạt 20-30 mm trong vòng 4 tuần. Sợi nấm không màu, mỏng mảnh, phân
nhánh, có vách ngăn, kích thước 1.5-2.0 µm. Không có cuống sinh bào tử. Tế bào
sinh bào tử hình thành từ sợi nấm dinh dưỡng, hình trụ hoặc hình ống ampul, kích
thước đạt 5-20-(30) x 4-5 µm. Bào tử gồm 2 tế bào, tế bào thứ nhất có dạng chai,
khi đạt tới 15-20µm, bào tử thứ 2 bắt đầu hình thành, bào tử này cũng có hình chai,
thuôn dài, và khi kích thước đạt 30-40 µm nó bắt đầu cong một góc 90-170o, và bắt

112
đầu thuôn nhọn hình kim, kích thước phần đỉnh chỉ đạt 0.5 µm. Bào tử khi trưởng
thành đạt kích thước 47-50 µm chiều dài (Hình 3.18a).
Hình dạng bào tử và cách hình thành bào tử của VN11-F0048 cho thấy chúng
thuộc chi Isthmolongispora. Một số loài trong chi này cũng có 2 bào tử: I. minima,
I. ampuliformis, I. rotunda, I. basitruncata và I. genticulata thì chỉ có I. genticulata
là tế bào thứ 2, gấp khúc với tế bào I, tạo góc 60-160o (Bảng 3.15, Hình 3.18b). I.
flexousa có bào tử gần giống với loài này nhất, tuy nhiên ở I. genticulata, gấp khúc
xảy ra ở phần gốc của tế bào thứ 2, trong khi đó điểm gấp khúc là ở giữa tế bào thứ
2 của I. flexousa.
3.4 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC CHỦNG NẤM SINH ENZYME PHÂN
HỦY LIGNOCELLULOSE
Động vật nguyên sinh, nấm và vi khuẩn là 3 nhóm chình tham gia vào quá
trình phân hủy xác thực vật để thực hiện chu trình carbon trong tự nhiên, trong đó
nấm là nhóm vi sinh vật đầu tiên tấn công xác thực vật, chúng phân hủy thành phần
khó phân hủy nhất của xác thực vật là lignin thành những vật liệu nhỏ hơn, giúp vi
khuẩn và xạ khuẩn có thể sử dụng những vật liệu đó, hoặc sự phá vỡ cấu trúc lignin
của nấm giúp vi khuẩn, xạ khuẩn dễ dàng tấn công vào các thành phần cấu trúc bên
trong xác thực vật (cellulose và hemicellulose). Vì vậy, nấm phân hủy rác đóng vai
trò quan trọng trong vòng tuần hoàn chất dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng. Một số
nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đa dạng thành phần các nhóm nấm phân hủy
xác thực vật và mối liên hệ giữa nhóm nấm chiếm ưu thế trong một hệ sinh thái
rừng và khả năng phân hủy xác thực vật của chúng [131]. Kết quả chỉ ra rằng,
những loài nấm có tần suất xuất hiện cao trong hệ sinh thái rừng là nhân tố then
chốt, chủ yếu tham gia phân hủy xác thực vật.
Việt Nam là một nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, có sự đa dạng về thực vật
rất phong phú [14], nhưng chưa có một nghiên cứu nào về đa dạng vi nấm tồn tại
trong lớp lá rụng của các rừng Quốc gia Việt Nam, càng chưa có một nghiên cứu
nào về mối tương quan giữa sự đa dạng vi nấm và khả năng phân hủy xác thực vật
của chúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sơ bộ nghiên cứu đa dạng thành

113
phần vi nấm thông qua 57 mẫu lá thu thập từ 4 rừng Quốc gia khác nhau. Vậy liệu
có sự liên hệ nào giữa đa dạng vi nấm, giữa thành phần các loài vi nấm có tần suất
bắt gặp lớn và khả năng phân hủy xác thực vật của chúng như các báo cáo trước đó?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành sàng lọc khả năng sinh enzyme phân hủy
các thành phần xác thực vật (cellulose, hemicellulose và lignin) của các chủng nấm
lựa chọn theo các phương pháp sàng lọc trên thạch đĩa và đo vòng phân giải của
chúng (chi tiết như đã trình bày trên phần 2.6 và 2.7), kết quả được trình bày trên
bảng 3.16. Từ kết quả bảng 3.16 cho thấy, khoảng 60% các chủng nấm nghiên cứu
có khả năng sinh enzyme CMCaza, mức độ phân giải CMC giữa các chủng nấm là
khác nhau. Phần lớn (33,8 %) các chủng nấm nghiên cứu có khả năng phân hủy
CMC khá tốt (đường kính vòng phân giải ở khoảng 10mm ≥ D- d < 20mm). Trong
khi đó chỉ có 10% số chủng có khả năng phân hủy CMC tốt (đường kính vòng phân
giải D- d ≥ 20mm) (Bảng 3.16). Trong khi đó khả năng phân hủy xylan của các
chủng nấm được nghiên cứu lại cho một kết quả khác, có tới 84% các chủng nấm
này có khả năng phân hủy xylan, nhưng mức độ phân hủy của từng chủng không
cao, 41% số chủng nấm có khả năng phân hủy xylan yếu (đường kính vòng phân
giải D-d < 10 mm ) và chỉ có 5,4% số chủng nấm có khả năng phân hủy xylan cao.
Phần lớn các chủng nấm có khả năng phân hủy xylan cao thì có khả năng phân hủy
CMC cao.

Bảng 3.16 Khả năng sinh enzyme phân hủy lignocellulose của các chủng nấm nghiên cứu
Tỉ lệ % các chủng sinh hoạt tính
Đường kính vòng phân giải
CMCaza Xylanaza Lignolytic enzyme
D- d ≥ 20mm 10,3 5,4 4,0
10mm ≥ D- d < 20mm 33,8 37,2 3,5
D-d < 10 mm 15,1 41,0 0
D-d = 0 mm 40,8 16,4 92,5

Quay lại phần phân loại, chúng tôi nhận thấy các chủng nấm có hoạt tính
CMC và xylan cao chủ yếu thuộc về các chi: Trichoderma-42,9%,Aspergillus-31,4
%, Fusarium- 17,1%; ngoài ra còn có các chủng thuộc chi: Chalara, Chloridium
(Hình 3.20). Chi Trichoderma là chi chiếm ưu thế trong 4 rừng nghiên cứu: Ba Bể,

114
Bạch Mã và Mã Đà; Aspergillus và Fusarium là 2 chi chiếm ưu thế trong Rừng
Quốc gia Ba Bể. Các chi này cũng đã được công bố là những chi chiếm ưu thế trong
một số hệ sinh thái rừng [98; 133; 142]. Kết quả này cho thấy có sự tương quan chặt
chẽ giữa nhóm nấm chiếm ưu thế trong khu hệ sinh thái rừng và khả năng phân hủy
xác thực vật của chúng.

Aspergillus sp.
31.4%
42.9% Chalara sp.
Chloridium sp.
Fusarium sp.
2.9 Trichoderma sp.
5.7%
17.1%

Hình 3.20 Đa dạng thành phần các chi nấm có khả năng phân hủy CMC và xylan cao

Kết quả sàng lọc enzyme phân hủy lignin của các chủng nấm nghiên cứucòn cho
thấy, tỉ lệ % số chủng có khả năng sinh enzyme laccaza của các chủng nấm này không
cao, chiếm 7,5 % ( tổng số chủng có khả năng phân hủy lignin), chúng thuộc về các
chi: Acremonium, Fusarium, Chaetomium, Myrothecium, Trichoderma, Curvularia,
Cladosporium, Penicillium (Hình 3.21). Một số chi trong đó đã được khẳng định có
khả năng sinh laccaza:Acremonium [63], Fusarium [151], Chaetomium [45],
Myrothecium[186] và Trichoderma[87].
Acremonium sp.
4.8% 9.5%
4.8% Fusarium sp.
4.8%
9.5% Chaetomium sp.
9.5%
Myrothecium sp.
14.3%
9.5% Cladosporium sp
Penicillium sp.
9.5% 4.8%
19.0% Trichoderma sp. 19%
.
Curvularia sp.

Hình 3.21 Đa dạng các chi nấm có khả năng sinh enzyme phân hủy lignin

115
KẾT LUẬN
1. Đã phân lập được 1041 chủng vi nấm Hyphomycetes từ 4 khu vực nghiên cứu,
lựa chon được 243 chủng để nghiên cứu đa dạng, chúng thuộc vào 5 Lớp, 13 Bộ,
26 Họ, 79 Chi, 176 Loài vi nấm, trong đó có 34 chi lần đầu tiên được phát hiện và
công bố ở Việt Nam.
2. Kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học tại 4 Rừng Quốc gia nghiên cứu cho thấy:
v Mã Đà có số lượng thành phần chi, loài cao nhất 36 chi, 55 loài; Tiếp đến là
RQG Bạch Mã với 34 chi, 53 loài; Rồi đến RQG Phú Quốc với 34 chi, 45 loài; cuối
cùng là RQG Ba Bể với 21 chi, 35 loài.
v Mã Đà là nơi có chỉ số đa dạng sinh học thành phần loài H’ lớn nhất (H’=4,055). Sau
đó đến Bạch Mã (H’=3,842); Phú Quốc (H’=3,154) và Ba Bể (H’=3,14).
v Ba Bể là nơi có chỉ số mức độ chiếm ưu thế cao nhất- Cd=0,0521; tiếp đến là Bạch
Mã - Cd= 0,048; Mã Đà- Cd=0,0201; Phú Quốc có chỉ số Cd thấp nhất = 0,0164.
v Phú Quốc là nơi có số lượng taxon mới được phát hiện nhiều nhất (6/8 taxon).
v RQG Ba Bể là nơi có số chi ưu thế và chi thường gặp cao nhất: 3 chi, sau đó là
RQG Bạch Mã và Mã Đà:2 chi, trong khi Phú Quốc không có chi nào.
v Trichoderma, Penicillium, Isthmolongispora là những chi chiếm ưu thế và có số
chủng, số loài đa dạng nhất với số lượng lần lượt là: 12 loài (6,82 %); 9 loài (5,11%) 8
loài (4,5%); và 2 chi Aspergillus, Fusarium với 6 loài (3,41%).
3. Bạch Mã và Mã Đà có chỉ số tương quan: (SI=0,37); Bạch Mã và Ba Bể (SI=0,35); Bạch
Mã và Phú Quốc (SI=0,33); Ba Bể và Phú Quốc(SI= 0,31); Ba Bể và Mã Đà(SI= 0,26).
4. Đã phát hiện được 2 chi mới: Acerosispora và Hamatispora gen. nov. và 8 loài
mới: Acerosispora didyma sp. nov.; A. vietnamica sp. nov ; Hamatispora
phuquocensissp. nov.; Condylospora vietnamensis sp. nov.;Polylobatispora
ambigua sp. nov.; Isthmolongispora phuquocensis sp. nov.; Trisulcosporium
exiguum sp. nov. vàT. phuquocense sp. nov. Ngoài ra, chúng tôi cũng mô tả 13 loài
vi nấm lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.
5. Sàng lọc enzym phân giải lignocellulose của 1041 chủng nấm cho thấy có 10%
số chủng có hoạt tính phân hủy CMC cao; 5,4% số chủng phân hủy xylan cao; 4%
số chủng có hoạt tính lignolytic enzyme cao. Phần lớn các chủng có hoạt tính phân
hủy CMC và xylan cao thuộc về chi nấm chiếm ưu thế trong các khu hệ rừng
nghiên cứu: Fusarium, Aspergillus, Trichoderma và Penicillium.

116
KIẾN NGHỊ

Luận án đã tìm được 2 chi nấm mới và 5 loài nấm mới, bên cạnh đó đã có
những nghiên cứu sơ bộ và nghi ngờ 2 chủng VN11-F0004 và VN11- F0025 thuộc
1 lớp nấm mới. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu mới công bố được 1 loài nấm mới trên
tạp chí Mycoscience. Vì vậy, NCS mong muốn được cấp kinh phí và tạo điều kiện
thuận lợi để tiếp tục nghiên cứu và công bố lớp, chi, loài nấm mới trên các tạp chí
có uy tín cao trên thế giới.
Luận án đã phân lập và lưu trữ một số lượng lớn các chủng nấm phân lập từ lá
cây rụng thu thập từ các rừng Quốc gia. Khả năng ứng dụng những chủng nấm có
khả năng phân hủy lignocellulose cao trong phân hủy sinh khối thực vật là khả thi.
Vì vậy NCS mong muốn được tiếp tục nghiên cứu về hướng ứng dụng này trong
thời gian tới.

117
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Phương Thủy, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn
Anh Tuấn, Dương Văn Hợp (2009), “Bước đầu nghiên cứu khả năng sinh
enzym phân hủy xác thực vật của nhóm nấm sợi phân lập từ lá cây rụng ở Việt
Nam”, Tạp chí Di truyền ứng dụng, Số V, tr. 15-21.
2. Yen L.T.H., MinhN.H., Hop D.V., Dung N.L., Ando K. (2009),
Mycologycal diversity and biological activities of soil fungi isolated in Trung
Khanh nature reserve, 6thACM meeting-Hanoi2009.
3. Le Thi Hoang Yen,Nguyen Anh Tuan, Le Van Hung, Nguyen Thi Hong
Nhung and Duong Van Hop (2010), Screening for chitinolytic fungi isolated
from Vietnam and optimizing cultural conditions for the production of chitinase
by Trichoderma reesei, Annual reports of International center for
Biotechnology - Osaka University, pp. 449-460.
4. Yen L.T.H, Inaba S., Tsurumi Y., Ban Y., Hop D.V., Dung N.L., Ando K.
(2010),News about Aquatic Hyphomycetes Isolated from Fallen Leaves in
Vietnam, JSPS Asian CORE Program (2009-2013), Hanoi Meeting “Next-
Generation Bioproduction Platform Leveraging Subtropical Microbial
Bioresources”, P.03.
5. Lê Thị Hoàng Yến, Dương Văn Hợp, Yasuhisa Tsurumi, Katsuhiko Ando
(2011), “Đa dạng sinh học của khu hệ vi nấm phân lập từ lá rụng vườn Quốc
gia Cát Tiên”, Tạp chí Di truyền và ứng dụng, Số VII, tr. 19-29.
6. Lê Thị Hoàng Yến, Dương Văn Hợp, Yasuhisa Tsurumi, Katsuhiko Ando
(2011), Đa dạng sinh học của nấm nội sinh phân lập từ lá cây trong rừng Quốc
gia Cát Tiên, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên vi sinh
vật lần thứ 4, tr. 1057-1066.
7. Yen L.T.H, Inaba S., Tsurumi Y., Ban Y., Hop D.V., Dung N.L., Ando K.
(2012), “Condylosporavietnamensis, a new Ingoldianhyphomyceteisolated
from fallen leaves in Viet Nam”, Mycoscience, 53, pp. 326-329.

118
8. Yen L.T.H, Hop D.V., Tuan N.A., Giang N.T, Gao Z., Ando K., Hiyamuta
S., Kondo R., (2012), Study on xylanaza from Aspergillus niger VN09-F0119
isolated from preserved forest in Viet Nam, YSS- Ha noi, pp. 69-74
9. Gao Z., Hop D.V., Yen L.T.H., Ando K., Hiyamuta S. and Kondo R.
(2012), “The production of β-glucosidases by Fusarium proliferatum
NBRC109045 isolated from Vietnamese forest”, AMB Express. 2(1):49.
10. Lê Thị Hoàng Yến, Đào Thị Lương, Nguyễn Anh Tuấn, Dương Văn Hợp
(2013), Sơ bộ nghiên cứu đa dạng loài của chi Fusarium phân lập từ đất thu
thập trong rừng Quốc gia và từ cây bị bệnh ở Việt Nam, Hội nghị khoa học
công nghệ sinh học toàn Quốc, tr. 673- 678.

119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Phạm Thị Bê (1997), Nghiên cứu nấm bộ Boletales Gilbert vùng Nam Tây
Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt, Đà Lạt.
2. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Văn Ty, Dương Văn Hợp, Đào Thị Lương, Nguyễn
Thị Hoài Hà, Bùi Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Liên Hoa, Lê Hoàng Yến,
Nguyễn Kim Nữ Thảo, Nguyễn Văn Bắc (2010), Thế giới Vi sinh vật, Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Lân Dũng, Bùi Xuân Đồng, Lê Đình Lương (1982), Vi nấm, Nhà
Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Lê Cao Đài (2000), Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam, lịch
sử và những hệ lụy, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Bùi Xuân Đồng (1977), Một số vấn đề về nấm học, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Bùi Xuân Đồng (1984), Nhóm nấm hyphomycetes ở Việt Nam, tập I, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Bùi Xuân Đồng (2000), Vi nấm dùng trong công nghệ sinh học, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Bùi Xuân Đồng (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Phần vi nấm),
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Cao Vũ (2008), Nghiên cứu phân lập, phân
loại, bảo quản một số chủng nấm sợi có hoạt tính enzyme gặp trong môi
trường khu vực Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Đề tài cấp Bộ- Bộ Tư
lệnh Lăng Bác, Hà Nội.
10. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
11. Trịnh Tam Kiệt (2012), Điều tra nghiên cứu cơ bản thành phần loài và xây
dựng danh lục nấm ở Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học năm
2012, Đại học Quốc gia Hà Nội.

120
12. Đặng Vũ Hồng Miên (2005), Nghiên cứu xác định hệ nấm mốc trên một số
thức ăn gia súc tại Miền Nam, tiềm năng sinh độc tố của các loài nấm trên
và biện pháp phòng chống nấm mốc, Báo cáo đề tài cấp bộ - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn của Công ty Giám định và Khử trùng FCC.
13. Lê Văn Liễu (1978), Nấm ăn được và nấm độc trong rừng, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Các phương pháp nghiên cứu đa dạng vi sinh
vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thiên Hằng (2012), Nghiên cứu sự phân bố và động thái của
nấm Trichoderma trong đất trồng rau màu tại thành phố Đà Nẵng, Trường
Đại học Đà Nẵng- Đà Nẵng.
16. Võ Thị Bích Hiên (2009), Khảo sát đặc điểm sinh học của một số chủng nấm
sợi thuộc chi Aspergillus và Penicillium từ rừng ngập mặn Cần giờ TP. Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
17. Đỗ Đức Quế (2014), Nghiên cứu đa dạng sinh học của nấm túi Xylariaceae
ở Mường Phăng- Điện Biên và Cúc Phương- Ninh Bình, Trường Đại học Sư
Phạm, Hà Nội.
18. Lê Thị Hoàng Yến, Kurihara Y, Nguyễn Thị Liên Hoa, Dương Văn Hợp,
Ando K (2008),"Đa dạng vi nấm phân lập từ đất rừng Quốc gia Cúc
Phương", Tạp chí Di truyền (4), tr. 22-28.

121
B. PHẦN TIẾNG ANH
19. Aime M.C., Matheny P.B., Henk D.A., Frieders E.M., Nilsson
R.H., Piepenbring M., McLaughlin D.J., Szabo L.J., Begerow D., Sampaio J.P.,
Bauer R., Weiss M., Oberwinkler F. and Hibbett D.S. (2006), “An overview of
the higher-level classification of Pucciniomycotina based on combined analyses
of nuclear large and small subunit rDNA sequences”, Mycologia, 98, pp. 896–
905.
20. Ainsworth and Bisby’s (1995), Dictionary of fungi (Eighth edition), CAB
International Wallingford, Oxon OX108DE, UK.
21. Ainsworth and Bisby’s (2008), Dictionary of fungi (Tenth edition), CAB
International Wallingford, Oxon OX108DE, UK.
22. Alriksson B., Róe S.H., van Zyl W.H., Djode A., Nilvebrant N.O., Jonsson
L.J. (2009),“Cellulase Production from Spent Lignocellulose Hydrolysates with
Recombinant Aspergillus niger”, Appl. Environ. Microbiol., 75(8), pp. 2366–
2374.
23. Ando K., Tubaki K. (1983),"Ordus, a new genus of hyphomycetes",Trans.
Mycol. Soc. Jpn, 24(3), pp. 271-276.
24. Ando K., Tukuba K. (1984), "Some undescribed hyphomycetes in rainwater
draining from intact tree",Trans. Mycol. Soc. Jpn,pp. 2539-2547.
25. Ando K., Tukuba K., Katumoko K. (1997), "Ordus chiayensis, a new
combination of hyphomycetes", Mycoscience, pp. 83- 95.
28. Bartnicki G.S. (1987), The cell wall in fungal evolution,In:Evolutionary
biology of the fungi(Eds.RaynerA.D.M., BrasierC.M., MooreD., Cambridge
University Press, New York, N.Y), pp. 389–403.
29. Bauer R., Begerow O. and Marvanová O. (2003), "Classicula: the telomorph
of Naiadella fluitans", Mycologia, 95(4), pp. 757
30. Bauer R., Weiss M., Oberwinkler F., Hibbett D. (2006), "An overview of the
higher level classification of Pucciniomycotina based on combined analyses of

122
nuclear large and small subunit rDNA sequences", Mycologia, 98(6), pp. 896-
905.
31. Beadle G.W., Tatum E.L. (1941), "Genetic control of biochemical reactions
in Neurospora", Proceedings of the National Academy of Sciences of the
USA 27 (11), pp. 499–506.
32. Begerow D., Bauer R., Oberwinkler F. (1997), “Phylogenetic studies on
nuclear large subunit ribosomal DNA sequences of smut fungi and related
taxa”, Can. J. Bot.,75, pp. 2045–2056.
33. Berbee M.L., Taylor J.W. (1992), "Detecting morphological convergence in
true fungi using 18S rRNA gene sequence data", Biosystems, pp.117-125.
34. BerbeeM.L., TaylorJ.W. (1993), Ascomycete relationships: dating the origin
of asexual lineages with 18S ribosomal RNA gene sequence data. In:The fungal
holomorph: mitotic, meiotic and pleomorphic speciation in fungal systematics,
Eds:ReynoldsD.R., TaylorJ.W.(CAB International, Wallingford, United
Kingdom), pp.67–78.
35. BerbeeM.L., TaylorJ.W. (1994), 18S ribosomal DNA sequence data and
dating, classifying, and ranking the fungi. in Ascomycete systematics: problems
and perspectives in the nineties.Eds:HawksworthD. L.(Plenum Press, New
York, N.Y), pp.213–221.
36. Bills G.F. (1994a), “Analyses of microfungal diversity from a user
perspective”, Can. J. of Bot., 73(1), pp. S33-S41.
37. Bills G.F. and Polishook J.D. (1994b), "Abundance and diversity of
microfungi in leaf litter of a lowland rain forest in Costa Rica", Mycologia, 86,
pp. 187-198.
38. Blackwell M. (2011), “The Fungi: 1, 2, 3…5.1 million species?”, American
Journal of Botany, 98, pp. 426-438.
39. Brakhage A.A., Spröte P., Al-Abdallah Q., Gehrke A., Plattner H., Tüncher
A. (2004), "Regulation of penicillin biosynthesis in filamentous fungi". Adv. in
Bioch. Eng./Biot. (88), pp. 45–90.

123
40. Carder J.H. (1986), "Detection and quantitation of cellulase by Congo red
staining of substrates in a cup-plate diffusion assay", Anal. Biochem.,15,
pp.153(1), pp. 75-9.
41. Carmichael J.W., Kendrick W.B., Conners I.L. and Sigler L. (1980), Genera
of Hyphomycetes, University of ALberta Press, Edmonton, Canada.
42. Cerrie S.C.H., Puls J., Valle de S.M.V., Filho E.X.F. (1999), “Purification
and characterization of low molecular weight xylanaza from solid-stae culture of
Aspergillus fumigatus Fresenius”, Rev. Micobiol. 3, pp.114-119.
43. Chan, S.Y., Goh T.K. and Hyde K.D. (2000), "Ingoldian fungi in Hong
Kong", In: Aquatic Mycology across the Millennium (Eds K.D. Hyde, W.H. Ho
and S.B. Pointing), Fungal Diversity, 5, pp. 89-107.
44. Chandrashekar K.R., Sridhar K.R., Kaveriappa K.M. (1990), "Periodicity of
water-borne hyphomycetes in two stream of Western Ghat forest (India)", Acta
Hydrochim Hydrobiol, 18, pp. 187–204.
45. Chefetz B., Chen Y., and Hada Y. (1998), “Purification and Characterization
of Laccaza from Chaetomium thermophilium and Its Role in Humification”,
Appl. Environ. Microbiol., 64(9), pp. 3175-3179.
46. Chipeta Z.A., Du-Preez J.C., Szakacs G., Christopher L. (2005), “Xylanaza
production by fungal strain on spent sulphite liquor”, Appl. Microbiol.
Biotechnol., 69, pp.71-78.
47. Cooke R. C. and Rayner A. D. M. (1984), Ecology of Saprotrophic Fungi,
Longman, London-New York, 539 pp.
48. Cressa C., Smits G. (2007), "Aquatic hyphomycetes in two blackwater
streams of Venezuela", Ecotropicos, 20, pp. 82-85.
49. Crous P.W., Verkley G.J.M., Groemewald J.Z. and Samson R.A. (2009),
Fungal Biodiversity, CBS-KNAW Fungal Biodiversity Center, Uppsalalaan 8,
3584 CT Utrecht, The Netherlands.

124
50. Czeczuga B., Kiziewicz B., Mazalska B. (2003), "Further studies on aquatic
fungi in the river Biebrza within Biebrza National Park", Pol. J. Environ. Stu.,
12, pp. 531–543.
51. Deacon J. (2005), Fungal Biology, Cambridge, Massachusetts: Blackwell
Publishers.
52. Deacon J. (2006), Fungal Biology, Fourth Edition, Blackwell Publishing,
Malden, MA.
53. Duong L.M., Jeewon R., Lumyong S., Hyde K.D. (2006), “DGGE coupled
with ribosomal DNA gene phylogenies reveal uncharacterized fungal
phylotypes”, Fungal Diversity, 23(1), pp. 121- 138.
54. Duong L.M., McKenzie E.H.C., Lumyong S., Hyde K.D. (2008), “Fungal
succession on senescent leaves of Castanopsis diversifolia in Doi Suthep-Pui
National Park, Thailand”, Fungal Diversity, 30(1), pp. 23–36.
55. Ellis M.B. (1971), Dematiaceous Hyphomycetes, Commonwealth
Mycologycal Institute, Kew, UK.
56. Ellis M.B. (1976), More Dematiaceous Hyphomycetes, Commonwealth
Mycologycal Institute, Kew, UK.
57. Fan X. and Song F.Q. (2011), “Dynamics of fungal diversity in different
phases of Pinus litter degradation revealed through denaturing gradient gel
electrophoresis (DGGE) coupled with morphological examination”, African J.
of Microb.Res., 5(31), pp. 5674-5681.
58. Fomina M., Charnock J.M., Hillier S., Alvarez R., Gadd G.M. (2007),
"Fungal transformations of uranium oxides", Envi. Micro. 9 (7), pp. 1696–1710.
59. Gönczöl J. and Révay Á. (2003), "Treehole fungal communities: aquatic,
aero-aquatic and dematiaceous hyphomycetes", Fungal Diversity, 12, pp. 19-34.
60. Gönczöl J. and Révay Á. (2004), "Aquatic hyphomycetes in two streams
differing in discharge of leaf litter", Studia bot. Hung, 35, pp. 45-58.
61. Gönczöl J. and Révay Á. (2006), "Species diversity of rainborne
hyphomycetes conidia from living tree", Fungal diversity, 22, pp. 37-54.

125
62. Gönczöl J. and Révay Á. (2011), "Aquatic hyphomycetes and other water-
borne fungi in Hungary", Czech Mycol., 63(2), pp. 133–151.
63. Gouka R.J., Heiden M., and Verrips T. (2001), “Cloning of a Phenol Oxidase
Gene from Acremonium murorum and Its Expression in Aspergillus awamor”,
Appl. Environ. Microbiol., pp. 2610-2612.
64. Guadet J., Julien J., Lafay J. F., Brygoo Y. (1989), “Phylogeny of
some Fusarium species as determined by large subunit rRNA sequence
comparison”, Mol. Biol. Evol., 6, pp. 227–242.
65. Guého E., Improvisi L., Christen R., de Hoog G. S. (1993), “Phylogenetic
relationships of Cryptococcus neoformans and some related basidiomycetous
yeasts determined from partial large subunit rRNA sequences”, Antonie
Leeuwenhoek Int. J. Genet., (63), pp. 175–189.
66. Hassouna N., Michot B., Bachelleire J. (1984), “The complete nucleotide
sequence of mouse 28S rRNA gene. Implications for the process of size increase
of the large subunit rRNA in higher eukaryotes”, Nucleic Acids Res.,8, pp.3563–
3583.
67. Hawksworth D.L., Kirk P.M., Sutton B.C., Pegler D.N. (1995), Ainsworth
and Bisby’s dictionary of the fungi,8th ed. Egham, United Kingdom:
International Mycological Institute.
68. Hawksworth D.L. (2001), “The magnitude of fungal diversity: the 1.5
million species estimate revisited”, Mycol.l Res.,105, pp. 1422-1432.
69. Hayes A.J. (1965), “Some microfungi from scot pine litter”, Trans. Br.
mycol. Soc., 48, pp. 179-185.
70. Heath I.B. (1986), “Nuclear division: a marker for protist phylogeny”, Prog
Protistol, (1), pp.115–162
71. Hebert P.D.N, Cywinska A., Ball S.L., and deWaard J.R. (2002), “Biological
identifications through DNA barcodes”, Proceeding of the Royal Society in
London, Biological Science, 270, pp. 313- 322.

126
72. Heredia G., Arias R.M., Reyes M. and Castafteda-Ruiz R. (2002), “New
anamorph fungi with rhombic conidia from Mexican tropical forest litter”
Fungal Diversity, 1, pp. 99-107.
73. Hibbett D.S. (1992), “Ribosomal RNA and fungal systematic”, Trans Mycol
Soc Jpn. ( 33), pp. 533–556.
74. Houbraken J.A.M.P, Frisvad J.C., Samson R.A. (2010), “Taxonomy
of Penicillium citrinum and related species”, Fungal Diversity, 44, (1), pp. 117-
133.
76. Hu D.M, Liu F. & Cai L. (2013), “Biodiversity of aquatic fungi in China”,
Mycology: An Inter. J. on Fung. Bio., 4(3), pp. 125-168.
77. Hudson H.J., Ingold C.T. (1960), “Aquatic hyphomycetes from Jamaica”,
Trans. of the Brit. Mycol. Soc. (43), pp. 469-478.
78. Hudson H.J., Sutton B.C. (1964), “Trisulcosporium and Tetranacrium, two
new genera of fungi imperfecti”, Transac. of the Brit. Mycol. Soc., 47(2), 197–
203.
79. S.J. (1953), "Conidiophores, conidia and classification", Can. J. Bot., 31, pp.
577- 659.
80. Hughes S.J., Ingold C.T. (1960), "Aquatic hyphomycetes from Jamaica",
Transactions of the Brit. Mycol. Soc., 43, pp. 469-478.
81. Hughes S.J. (1989), “New Zealand Fungi 33. Some new species and new
records of dematiaceous hyphomycetes”, New Zealand J. of Bot., 27(3), pp.
449-459.
82. Ingold C.T. (1942), "Aquatic hyphomycetes of decaying alder leaves",
Trans. Br. Mycol. Soc., 25, pp.339–417.
83. Ingold C.T., Webster J. (1958), "Aquatic hyphomycetes from Uganda and
Rhodesia", Trans. Brit. Mycol. Soc., 41, pp.109-115.
84. Ingold C.T., Webster J. (1959), "Aquatic spora of Omo Forest, Nigeria",
Trans. Brit. Mycol. Soc., 42, pp. 479-485.

127
85. Ingold C.T., Webster J. (1973), "Some aquatic hyphomycetes from India",
Kavaka, 1, pp.5–9.
86. Jiang X., Geng A., He N., Li Q. (2011), “New isolate of Trichoderma viride
strain for enhanced cellulolytic enzyme complex production”, J. Biosci. Bioeng.,
111(2), pp.121-127.
87. Junior N.L., Gern R.M.M., Furlan S.A., Schlosser D. (2012), “Laccaza
Production by the Aquatic Ascomycete Phoma sp. UHH 5-1-03 and the White
Rot Basidiomycete Pleurotus ostreatus DSM 1833 During Submerged
Cultivation on Banana Peels and Enzyme Applicability for the Removal of
Endocrine-Disrupting Chemicals”, App. Bioch. and Biotech., 167(5), pp.1144-
1156.
88. Katumoto K. (2010), List of fungi recorded in Japan, The Kanto Branch of
the Mycol. Soc. of Japan,Japan, 1177 pp.
89. Kawai R., Yoshida M., Tani T., Igarashi K., Ohira T., Nagasawa H.,
Samejima M. (2003), “Production and characterization of recombinant
Phanerochaete chrysosporium beta-glucosidase in the methylotrophic yeast
Pichia pastoris”,Biosci. Biobiotechnol.Biochem., 67, pp.1-7.
90. Kirk P.M., Cannon P.F., Minter D.W and Stalpers J.A. (2008), Dictionary of
fungi, CAB International, Wallingford, 771pp.
91. Kjoller A.H., Struwe S. (1982), “Microfungi in ecosystems: fungal
occurrence and activity in litter and soil”, Oikos, 39, pp. 389-422.
92. Kodsueb R., McKenzie E.H.C., Lumyong S., Hyde K.D. (2008), “Diversity
of saprobic fungi on Magnoliaceae”, Fungal Diversity, 30(1), pp.37–53.
93. Kodsueb R., McKenzie E.H.C., Lumyong S., Hyde K.D. (2008b), “Fungal
succession on woody litter of Magnolia liliifera (Magnoliaceae)”, Fungal
Diversity,30(1), pp. 55–72.
95. Kramer C.L. (1958), "A new genus in the Protomycetaceae", Mycologica,50,
pp. 916-926.

128
96. Kuhls K., Lieckfeldt E., Samuels G.J., Meyer W., Kubicek C.,Börner T.
(1997), "Revision of Trichoderma sect. Longibrachiatum including related
teleomorphs based on analysis of ribosomal DNA internal transcribed spacer
sequences, Mycologia, 89, pp. 442–460.
97. Kumar R., Singh S., Singh O.V. (2008), "Bioconversion of lignocellulosic
biomass: biochemical and molecular perspectives", J. of Indus. Microbiol. and
Biotech. 35 (5): 377–39.
98. Kumar R., Tapwal A., Pandey S., Rishi R. (2013), "Fungal diversity
associated with bamboo litter from Bambusetum of Rain Forest Research
Institute, Northeast India", Biodiversitas, 14, pp. 79-88.
99. Kunamneni A., Camarero S., Garcia-Burgos C., Plou F.J., Ballestero A.,
Alcald M. (2008), “Engineering and applications of fungal laccazas for organic
synthesis”, Microb. Cell. Fact., 7:32, 17pp.
100. Kurtzman C.P. (1994), “Molecular taxonomy of the yeasts”, Yeast, 10,
pp.1727–1740.
101. Kurtzman C.P., Fell J.W., Boekhout T. (2011), The Yeast:A Taxonomic
Study(5th eds.), Vol.3. Elsevier.
102. LéJohnH.B. (1974), "Biochemical parameters of fungal phylogenetics",
Evol. Biol., 7:79–125.
103. Limber D.P. (1940), "A new form genus of the Moniliaceae", Mycologia,
(32), pp. 24.
104. LoBuglio K.F., Pitt J.Y., Taylor J.W. (1994), “Phylogenetic analysis of
two ribosomal DNA regions indicates multiple independent losses of a sexual
Talaromyces state among asexual Penicillium species in
subgenus Biverticillium”, Mycologia, 85, pp. 592–604.
105. Lutzoni F., Kauff F., Cox C., McLaughlin D., Celio G., Dentinger B.,
Padamsee M., Hibbett D., James T., Baloch E. (2004), “Assembling the fungal
tree of life: progress, classification, and evolution of subcellular traits 1”, Am. J.
Bot., 91(10), pp. 1446-1480.

129
106. Manoharachary C., Sridhar K., Singh R., Adholeya A., Suryanarayanan
T.S., Rawat S. and Johri B.N. (2013), “Fungal biodiversity: Distribution,
conservation and prospecting of fungi from India”, Curr. Sci., 88(1), pp. 58-71.
107. Manzoni M, Rollini M. (2002), "Biosynthesis and biotechnological
production of statins by filamentous fungi and application of these cholesterol-
lowering drugs", Appl. Microb. and Biotech., 58 (5), pp. 555–56
108. Maria G.R. and K.R. Sridhar (2002), "Richness and diversity
offilamentous fungi on woody litter of mangroves along the west coast of India",
Curr. Sci., (83), pp.1573–1580.
109. Markham P., and Collinge A.J. (1987), “Woronin bodies of filamentous
fungi”, FEMS Microbiol. Rev., 46, pp. 1–11.
110. Martin F.N. (1992), Phythium, in: Singleton L., Mihail J.D. & Rush C.M.,
Eds., Methods for research on soil-borne phytopathogenic fungi, APS Press, St.
Paul , Minnesota, pp. 39-49.
111. Marvanova L., Bandoni R.J. (1987), "Naiadella fluitans gen. et sp. nov.: a
conidial basidiomycetes", Mycologia, 79, pp.578-586.
112. Masclaux F., Guého E., de Hoog G. S., Christen R. (1995), “Phylogenetic
relationships of human-pathogenic Cladosporium (Xylohypha) species inferred
from partial LS rRNA sequences”, J. Med. Vet. Mycol., 3, pp.327–338.
113. Matsushima T. (1971), Microfungi of the Solomon Islands and Papua-
New Guinea, Publish by the author, KobeJapan.
114. Matsushima T. (1975), Icones microfungorum a Matsushima lectorum,
Published by the author, Kobe, Japan.
115. Matsushima T. (1980), Matsushima Mycological Memoirs No. 1, Publish
by the author, KobeJapan.
116. Matsushima T. (1981), Matsushima Mycological Memoirs No. 2, Publish
by the author, KobeJapan.
117. Matsushima T. (1993), Matsushima Mycological Memoirs No. 7,
Published by the Author, Kobe.

130
118. Matsushima T. (1995), Matsushima Mycological Memoirs No. 8,
Published by the Author, Kobe.
119. Matsushima T. (1996), Matsushima Mycological Memoirs No. 9,
Published by the author, Kobe, Japan.
120. Michod R.E., Bernstein H., Nedelcu A.M. (2008), "Adaptive value of sex
in microbial pathogens", Infect. Genet. Evol. 8 (3), pp. 267–85.
121. Miura K., Kudo M.Y. (1970), "An agar-medium for aquatic
hyphomycetes" (in Japanese), Trans. Mycol. Soc. Jpn., 11, pp.116–118.
122. Moctezuma-Zárate M.D.G., Vargas-Morales J.M, Cárdenas-González J.F.,
Martínez-Juárez V.M., Ismael Acosta-Rodríguez I. (2013), “Induction of
extracellular lytic enzyme by Fusarium solani”, Adv. in Microb., 3, pp. 24-30.
123. Nawawi A. (1976), Condylospora gen. nov., a hyphomycete from a foam
sample. Trans. Br. Mycol. Soc. 66, pp.363–365.
124. Nawawi A. (1985), "Aquatic hyphomycetes and other water-borne fungi
from Malaysia", Mal. Nat. J., 39, pp.75-134.
125. Nawawi A., Kuthubutheen A.J. (1988), "Additions to Condylospora
(Hyphomycetes) from Malaysia", Mycotaxon, 33, pp. 329–338.
126. Nguyen H.D.T, Seifert K.A. (2008), “Description and DNA barcoding of
three new species of Leohumicola from South Africa and the United States”,
Pessoonia, 21, pp. 91-101.
127. Nishida H., Ando K., Ando Y., Hirata A., Sugiyama J. (1995), "Mixia
osmundae: transfer from the Ascomycota to the Basidiomycota based on
evidence from molecules and morphology", Can. J. Bot.,73(1), pp.660–S666
128. Oberwinkler F. and Bandoni R.F. (1982), "Atractogloea: a new genus in
the Hoehnelomycetaceae (heterobasidiomycetes)", Mycologia, (74), p. 634.
129. Oberwinkler F. and Bauer R. (1990), "Cryptomycocolax: a new
mycoparasitic heterobasidiomycete", Mycologia,82, pp. 671–692.

131
130. Odell K. (1993), “Fusarium and its relative”, In: Reynolds DR, Taylor
J.W. (Eds), The fungal holomorph: mitotic, meotic and pleomorphic speciation
in fungal systematic, Wallingford, 225pp.
131. Osono T. and Takeda H. (2002), "Comparison of litter decomposing
ability among diverse fungi in a cool temperate deciduous forest in
Japan", Mycologia, 94, pp. 421–427.
132. Osono T., Ishii Y., Takeda H., Seramethakun T., Khamyong S., To-Anun
C., Hirose D., Tokumasu S. and Kakishima M. (2009), "Fungal succession and
lignin decomposition on Shorea obtusa leaves in a tropical seasonal forest in
northern Thailand", Fungal Diversity, 36, pp. 101-119
133. Osono T., Takashi M. (2011), "Diversity and functioning of fungi
associated with leaf litter decomposition in Asian forests of different climatic
regions", Fungal Ecology, 4(6), pp. 375-385.
134. Parungao M.M., FryarS.C. and Hyde K.D. (2002), "Diversity of fungi on
rainforest litter in North Queensland, Australia", Biodiversity and conservation,
11, pp. 1185-1194.
135. Paulus B.C., Kanowski J., Gadek P.A. and Hyde K.D. (2006), "Diversity
and distribution of saprobic microfungi in leaf litter of an Australian tropical
rainforest", Mycol. Res., 110, pp. 1441-1454.
136. Peterson S.W. (1998), “Phylogenetic analysis of Aspergillus species using
DNA sequences from four loci”, Mycologia, 100(2), pp. 205-26.
137. Peterson S.W. (1991), “Phylogenetic analysis of Fusarium species using
ribosomal RNA sequence comparison”, Phytopathology, 81, pp. 1051–1054.
138. Petrini O. (1991), “Fungal endophytes of tree leaves”, In: Microbial
Ecology of Leaves, Andrews J.H., Hirano S.S., eds. Springer, New York, pp.
179-197.
139. Pitchairamu C., Venkatesan S. and Muthuchelian K. (2008), "Litter fungi
diversity in Piranmalai forest, Eastern Ghats, Tamilnadu, India", Ethnobotanical
Leaflets, 12, pp. 750-757.

132
140. Prokhorov V., Bodyagin V. (2007), "The ecology of aero-aquatic
hyphomycetes", MoscowUniv. Biolog. Sci. Bulletin, 62, pp.15-20.
141. Promputtha I., Lumyong S., Lumyong P., McKenzie E.H.C., Hyde K.D.
(2004), “Fungal saprobes on dead leaves of Magnolia lillifera (Magnoliaceae) in
Thailand”, Cryptogamie Mycologie,25(1), pp. 43–47.
142. Przybył K. & Karolewski P., Oleksyn J., Łabędzki A. and Reich P.B.
(2007), "Fungal Diversity of Norway Spruce Litter: Effects of Site Conditions
and Premature Leaf Fall Caused By Bark Beetle Outbreak", Microb. Ecol.,
56(2), pp.332-340.
143. Purahong W., Lerstaveesin P., Ampornpan L. (2010), "Succession of
fungi associated with decomposition of leaf litter in tropical evergreen forest
(North- Eastern Thailand)", Pol. J. Ecol., 58(3), pp.569-576.
144. Raju N. B. (1986), "A simple fluorescent staining method for meiotic
chromosomes of Neurospora", Mycologia, 78, pp.901- 906.
145. Ratlege C., Kristiansen B. (2001), Basic Biotechnology,
CambridgeUniversity Press, Cambridge.
146. Ravikumar M., Sridhar K. R., Sivakumar T., Karamchand K. S.,
Sivakumar N. and Vellaiyan R. (2009), “Diversity of filamentous fungi on
coastal woody debris after tsunami on the southeast coast of India”, Czech
Mycol. 61(1), pp. 107–115.
147. Samson R.A. (1974), “Paecilomyces and some allied Hyphomycetes”,
Studies in Mycology, 18, pp.1-38.
148. Samson R.A., Stalpers A.J. and Verkerke A. (1979), "A simplified
technique to prepare fungal specimens for scanning electron microscopy",
Cytobios, (24), pp. 7-11.
149. Santos-Flores C.J., Nieves-Rivera A.M., Betancourt-López C. (1996),
"The genus Condylospora Nawawi (Hyphomycetes) in Puerto Rico", Caribb. J.
Sci., 32, pp.116–120.

133
150. Sanyan A., Kundu R.K., Dube S., Dube D.K. (1988), “Extracellular
cellulolytic enzym system of Aspergillus japonicus: 2 Purification and
characterization of an inducible extracellular beta-glucosidase”, Enzym. Microb.
Technol., 10(2), pp.91-99.
151. Saparrat M.C.N., Martinez M.J., Tournier H.A., Cabello M.N., and
Arambarri A.M. (2000), “Production of ligninolytic enzymes by Fusarium
solani strains isolated from different substrata”, World J. of Microb. and
Biotech.. 16(8-9), pp. 799-803.
152. Schoch C.L. and 63 others (2009), “The Ascomycota tree of life: a
phylum-wide phylogeny clarifies the origin and evolution of fundamental
reproductive and ecological traits”, Syst. Biol., 58, pp. 224- 229.
153. Schoenlein-Crusius I.H. & Grandi R.A.I.P. (2003), "The diversity of
aquatic Hyphomycetes in South America", Braz. J. of Microb., 34, pp.183-193
154. Seephueak P., Phongpaichit S., Hyde K.D., Petcharat V. (2011), “
Diversity of saprobic fungi on decaying branch litter of the rubber tree (Hevea
brasiliensis)”, Mycosphere, 2(4), pp. 307–330.
155. Seifert K.A., Samson R.A., Dewaard J.R., Houbraken J., Lévesque
C.A., Moncalvo J.M., Louis-Seize G., Hebert P.D. (1997), “Prospects for fungus
identification using CO1 DNA barcodes, with Penicillium as a test case”, Proc.
Natl. Acad. Sci. USA, 104(10), pp. 3901-3906.
156. Seifert K., Morgan-Jones G., Gams W., Kendrick B. (2011), The genera of
Hyphomycetes(CBS Biodiversity Series no. 9), Utrecht: Centraalbureau voor
Schimmelcultures, The Netherlands.
157. Sharma O.P. (2011), Fungi and Allied microbe, McGraw Hill, 7 west
Patel Nagar, New Dehi.
158. Siddiquee S., Guan F.AT.S. and Aziz E.R. (2007), “Phylogenetic
Relationships of Trichoderma harzianum Based on the Sequence Analysis of the
Internal Transcribed Spacer Region -1 of the rDNA”, J. of Appl. Sci. Res., 3(9),
pp. 896 -903.

134
160. Smits G., FernándezR.,Cressa C. (2007), "Preliminary study of aquatic
hyphomycetes from Venezuelan streams", Acta. Bot. Venez., 30, pp.345–355.
161. Song F.Q., Tian X.J., Li Z.Q. (2004), "Diversity of filamentous fungi in
organic layers of two forests in ZijinMountains", J. Forest Res., 1, pp.273–279.
162. Song F.Q., Tian X.J., Hao J.J., Chen B. (2005), "Decomposing ability of
filamentous fungi on leaf litter in Quercus variabilis forest", Acta. Ecol.
Sinica., 25, pp.89–95.
163. Steensma, D. P. (2001), "Congo Red: Out of Africa?”, Archives of Patho.
and Lab. Med., 125 (2), pp. 250–252.
164. Swann E. C., Taylor J. W. (1995), “Toward a phylogenetic systematics of
the Basidiomycota: integrating yeasts and filamentous Basidiomycetes using 18
rRNA gene sequences”, Stud Mycol., 38, pp. 147–161.
165. Swift M.J., Heal O.W., Anderson J.M. (1979), Decomposition in
terrestrial ecosystems, Blackwell, Oxford, 372 pp.
166. Takashima S., Nakamura A., Hidaka M., Masaki H., Uozumi T. (1999),
“Molecular cloning and expression of the novel fungal β-glucosidase genes
from Humicola grisea and Trichoderma reeesei”, J. Biochem. 125(4), pp.728-
736.
167. TaylorF. J. R. (1978), "Problems in the development of an explicit
hypothetical phylogeny of the lower eukaryotes", Bio. Sys., 10, pp.67–89.
168. TengS.C. (1996), “Fungi of China”, Hardbound, 586pp.
169. Thurston, C.F. (1994), "The structure and function of fungal laccaza",
Microbiology, 140, pp.19-26.
170. Tokumasu, S. and Aoiki, T. (2002), “A new approach to studying
microfungal succession on decaying pine needles in an oceanic subtropical
region in Japan”, In: Fungal Succession (eds.K.D. Hyde and E.B.G. Jones),
Fungal Diversity, 10, pp. 167-183
171. Tubaki, K. (1965), "Short notes on aquatic spora in East New Guinea",
Trans. Mycol. Soc. Jpn., 6, pp.11–14.

135
172. Uijthof J.M.J., de Hoog G.S. (1995), “PCR-ribotyping of type isolates of
currently accepted Exophiala and Phaeococcomyces species”, Antonie
Neeuwenhoek Int. J. Genet., 68, pp. 35–42
173. Upadhyaya M.L. (2013), “Studies on diversity of fungi on decomposing
leave of taxus baccata”, Inter. J. Adv. Res. in Eng. and Appl. Sci., 2(5), pp. 1-18.
174. van de Peer Y., Chapelle S., De Wachter R. (1996), “A quantitative map
of nucleotide substitution rates in bacterial rRNA”, Nuc. Acids Res., 24, pp.
3381–3391.
175. van de Peer Y., Jansen J., De Rijk J., De Wachter R. (1997), “Database on
the structure of small ribosomal subunit RNA”, Nuc. Acids Res., 25, pp.111–
116.
176. Varga J., Due M., Frisvad J.C., and Samson R.A. (2007), “Taxonomic
revision of Aspergillus section Clavati based on molecular, morphological and
physiological data”, Study Mycology, (59), pp.89-106.
178. Waksman S.A. (1922), “A method for counting the number of fungi in the
soil”, J. Bact.,7, pp.339-341.
179. WangH., Hyde D.K., Soytong K. and Lin F. (2008), "Fungal diversity on
fallen leaves of Ficus in northern ThaiLand". J. ZhejiangUniv. Sci., 9(10), pp.
835–841.
180. White T.J., Bruns T., Lee S., and Talor J. (1990),Amplification and direct
sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics, In: PCR
Protocols: a guide to methods and applications, (Innis M.A., Gelfand D.H.,
Sninsky J.J., White T.J., eds), Academic Press, New York, USA, pp. 315-322.
181. White W.L., Downing M.H. (1953),“Humicola grisea, a soil- inhabiting,
cellulolytic Hyphomycetes”, Mycologia, 45(6), pp. 951-963.
182. Wiley E.O. (1981), Phylogenetic, Wiley, New York.
183. Wiley E.O., Siegel-Causey D., Brooks D.R., Funk V.A. (1991), The
xompleat cladist, A primer of phylogenetics procedures, Museum of Natural
History, Spec. Publ. 19, Univ. of Kansaa, Lawrence.

136
184. Willey A.S., Arthur G.L., Catherin M.A. (2011), "A new lineage in
Pucciniomycota: Class Trititrachiomycetes, order Trititrachiales, family
Trititrachiaceae", Mycologia, 136(3), pp. 1331-1340.
185. Wilmotte A., van de Peer Y., Goris A., Chapelle S., De Baere R., Nelissen
B., Neefs J. M., Hennebert G. L., de Wachter R. (1993), “Evolutionary
relationships among higher fungi inferred from small ribosomal subunit RNA
sequence analysis”, Syst. Appl. Microbiol., 16, pp. 436–444.
186. Woro T., Sulistyaningdyah W.W.T., Ogawa J., Tanaka H., Maeda C.,
Shimizu S. (2004), “Characterization of alkaliphilic laccaza activity in the
culture supernatant of Myrothecium verrucaria 24G-4 in comparison with
bilirubin oxidase”, FEMS Microbiol. Letters, 230 (2), pp. 209–214.
187. Rivera K.G. and Seifert K.A. (2011) A taxonomic and phylogenetic
revision of the Penicillium sclerotium complex, Study Microbiology, 70(1).
PP139-158.
188. Zhou D.Q. and Hyde K.D. (2002), “Fungal succession on bamboo in
Hong Kong”, In: Fungal Succession (eds. K.D. Hyde and E.B.G. lones), Fungal
Diversity, 10, pp. 213-227.

137
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.Danh sách các chủng vi nấm Hyphomycetes được phân lập và phân loại
ở rừng Quốc gia Ba Bể

Tên phân loại hình Loài có trình tự ADNr 28S


STT Kí hiệu chủng Độ tương đồng
thái đoạn D1D2 gần gũi nhất
Arthrobotrys javanica YNUCC
1. VN09-F0168 Arthrobotrys javanica 580/581 (99.8%)
6907
Aspergillus oryzae YNUCC
2. VN09-F0054 Aspergillus oryzae 595/595(100%)
6907
Aspergillus oryzae YNUCC
3. VN09-F0055 Aspergillus oryzae 595/595(100%)
6907
Aspergillus japonicus
4. VN09-F0059 Aspergillus japonicus 595/595(100%)
NRRL35494
5. VN09-F0063 Aspergillus niger Aspergillus niger VTCCF021 595/595(100%)
Aspergillus versicolor NRRL
6. VN09-F0067 Aspergillus versicolor 595/595(100%)
4838
Aspergillus japonicus
7. VN09-F0068 Aspergillus japonicus 595/595(100%)
NRRL35494
Aspergillus japonicus
8. VN09-F0072 Aspergillus japonicus 595/595(100%)
NRRL35494
Aspergillus japonicus
9. VN09-F0076 Aspergillus japonicus 595/595(100%)
NRRL35494
Aspergillus oryzae YNUCC
10. VN09-F0095 Aspergillus oryzae 595/595(100%)
6907
11. VN09-F0119 Aspergillus niger Aspergillus niger VTCCF021 595/595(100%)
Aspergillus oryzae YNUCC
12. VN09-F0151 Aspergillus oryzae 595/595(100%)
6907
Aspergillus oryzae YNUCC
13. VN09-F0163 Aspergillus oryzae 595/595(100%)
6907
Chloridium virescens
14. VN09-0074 Chloridium virescens 552/552(100%)
GU183124
Cochliobolus lunatus
15. VN09-0076 Curvularia lunatus 573/573(100%)
AB161073
16. VN09-F0173 Cylindrocarpon sp. Cylindrocarpon sp. TBT-1 583/585(99%)
Nectricladiella camelliae
17. VN09-0095 Cylindrocladiella sp. 585/585(100%)
JN099203
Cylindrocladiella Cylindrocladiella viticola
18. VN09-F0171 585/585(100%)
viticola JN099226
Calonectria indusiata
19. VN09-0096 Cylindrocladium sp. 575/575(100%)
GQ280780
20. VN09-F0049 Fusarium solani Fusarium solani AY097317 587/587(100%)

21. VN09-F0050 Fusarium solani Fusarium solani AB363765 586/587(99%)

22. VN09-F0051 Fusarium equiseti Fusarium equiseti KC311517 587/587(100%)

138
23. VN09-F0052 Fusarium equiseti Fusarium equiseti KC311517 587/587(100%)

24. VN09-F0056 Fusarium equiseti Fusarium equiseti GQ505694 587/587(100%)

25. VN09-F0062 Fusarium equiseti Fusarium equiseti EU595566 586/587(99%)

26. VN09-F0066 Fusarium solani Fusarium solani AY097316 587/587(100%)

27. VN09-F0074 Fusarium equiseti Fusarium equiseti EU595566 587/587(100%)

28. VN09-F0077 Fusarium equiseti Fusarium equiseti KC311517 587/587(100%)

29. VN09-F0093 Fusarium solani Fusarium solani FJ345352 585/587(99%)

30. VN09-F0094 Fusarium solani Fusarium solani AY097316 587/587(100%)


Fusarium oxysporum
31. VN09-F0096 Fusarium oxysporum 587/587(100%)
KC119203
32. VN09-F0097 Fusarium equiseti Fusarium equiseti EU595566 587/587(100%)

33. VN09-F0144 Fusarium solani Fusarium solani AY097316 587/587(100%)

34. VN09-F0174 Fusarium solani Fusarium solani FJ345352 579/587(99%)

35. VN09-F0175 Fusarium sp. Fusarium equiseti EU595566 586/587(99,9%)


Gliocephalotrichum Gliocephalotrichum
36. VN09-0144 586/590(99%)
sp. cylindrosporum JQ666077
Gliocladiopsis pseudotenuis
37. VN09-0097 Gliocladiopsis sp. 588/589(99%)
JQ666080
Nectricladiella camelliae
38. VN09-F0073 Gliocladium sp. 585/585(100%)
JN099203
39. VN09-0073 Humicola sp. Humicola fuscoatra AB625576 581/586(99%)

40. YVN09-F0013 Isthmolongispora sp. Orbilia vinosa HQ110696 517/543(95%)


Isthmolongispora Isthmolongispora ampulliformis
41. YVN09-F0017 551/557(99%)
ampulliformis EU107304
Isthmolongispora Isthmolongispora ampulliformis
42. YVN09-F0016 551/557(99%)
ampulliformis EU107303
Isthmolongispora Isthmolongispora ampulliformis
43. YVN09-F0003 586/612(96%
ampulliformis EU107303
Phialocephala
44. YVN09-F0007 Lateriramulosa sp. 508/595(85%
fortinii EU882733
Lateriramulosa Phialocephala
45. YVN09-F0014 530/625(85%)
ainflata fortinii EU882733
46. VN09-F0061 Penicillium oxalicum Penicillium oxalicum HE651152 595/595(100%)
Radiatisora Vermispora spermatophaga
47. YVN09-F0002 530/597(89%)
yunnaensis HQ110698
Radiatisora Vermispora spermatophaga
48. YVN09-F0004 530/597(89%)
yunnaensis HQ110698
49. YVN09-F0005 Radiatisora Vermispora spermatophaga 530/597(89%)

139
yunnaensis HQ110698

Radiatisora Vermispora spermatophaga


50. YVN09-F0006 530/597(89%)
yunnaensis HQ110698
51. YVN09-F0001 Speiropsis sp. Helicoma violaceum AY856880 524/555(94%)

52. VN09-F0060 Trichoderma reesei Trichoderma reesei 587/587(100%)


Trichoderma Trichoderma atroviride
53. VN09-F0069 587/587(100%)
atroviride EF417482
Trichoderma parareesei
54. VN09-F0078 Trichoderma sp. 583/588(99%)
JN874490
Trichoderma helicum
55. VN09-F0161 Trichoderma helicum 584/584(100%)
KC171312
Trichoderma Trichoderma harzianum
56. VN09-F0176 551/551(100%)
harzianum KC330218
Trichoderma Trichoderma brevicompactum
57. VN09-F0178 587/587(100%)
brevicompactum KC171319
Trichoderma Trichoderma harzianum
58. VN09-F0181 586/587(99%)
harzianum KC330218
Spirosphaera beverwijkiana
59. YVN09-F0018 Triramulispora sp. 444/504(88%)
HQ696657
Wiesneriomyces Cenococcum geophilum
60. YVN09-F0012 577/612(94%)
javanicus AY394919
Acanthostigma multiseptatum
61. YVN09-F0010 Wiesneriomyces sp. 442/468(94%)
GQ850493

140
Phụ lục 2. Danh sách các chủng vi nấm Hyphomycetes được phân lập và phân loại
ở rừng Quốc gia Bạch Mã
Tên phân loại Loài có trình tự ADNr 28S đoạn
STT Kí hiệu chủng Độ tương đồng
hình thái D1D2 gần gũi nhất
Spirosphaera beverwijkiana CBS
1 VN05-F0415 Arborispora sp. 529/604(88%)
469.66
2 VN05-F0434 Arthrinium sacchari Arthrinium sacchari HQ115646 1008/1008(100%)

3 VN05-F0453 Arthrinium sacchari Arthrinium sacchari HQ115646 1030/1030(100%)


Monographella lycopodina
4 VN05-F0438 Arthrobotrys sp1. 1058/1089(97%)
JF440979
Microdochium phragmitis
5 VN05-F0454 Arthrobotrys sp2. 718/745(96%)
EU926218
Subramaniomyces
6 VN05-F0428 Beltraniella sp. 1086/1187(91%)
fusisaprophyticus EU040241
Subramaniomyces
7 VN05-F0430 Beltraniella sp. 1077/1172(92%)
fusisaprophyticus EU040241
Subramaniomyces
8 VN05-F0451 Beltraniella sp. 1105/1206(92%)
fusisaprophyticus EU040241
Ceratosporella
9 VN05-F0044 Phialea strobilina EF596821 569/583(98%)
lamdasepta
Ceratosporella
10 VN05-F0043 Phialea strobilina EF596821 601/616(98%)
lamdasepta
Ceratosporella
11 VN05-F0045 Phialea strobilina EF596821 826/879(94%)
lamdasepta
Chaetosphaeria pygmaea
12 VN05-F0425 Chalara sp. 1026/1099(93%)
AF178545
Chaetosphaeria pygmaea
13 VN05-F0444 Chalara sp. 1004/1077(93%)
AF178545
14 VN05-F0426 Chloridium sp. Chloridium virescens GU183124 1028/1066(96%)

15 VN05-F0440 Chloridium sp. Chloridium virescens GU183124 930/970(96%)

16 VN05-F0441 Chloridium virescens Chloridium virescens GU183124 1035/1055(98%)

17 VN05-F0443 Chloridium virescens Chloridium virescens GU183124 1034/1055(98%)

18 VN05-F0439 Clonostachysrosea Bionectria ochroleuca HQ11572 1079/1103(98%)


Bionectria cf. ochroleuca
19 VN05-F0446 Clonostachys sp.1 1124/1154(97%)
EU552110
Bionectria compactiuscula
20 VN05-F0450 Clonostachys sp.2 1064/1074(99%)
AF210690
Monographella lycopodina
21 VN05-F0464 Clonostachys sp.3 1022/1123(91%)
JF440979
Colletotrichum Colletotrichum gloeosporioides
22 VN05-F0461 1163/1166(99%)
gloeosporioides EU552111
Colletotrichum Colletotrichum acutatum
23 VN05-F0417 1169/1172(99%)
acutatum AJ301905
Condylospora
24 VN05-F0030
vietnamensis sp. nov.

141
Tên phân loại Loài có trình tự ADNr 28S đoạn
STT Kí hiệu chủng Độ tương đồng
hình thái D1D2 gần gũi nhất
Curvularia
25 VN05-F0429 Curvularia eragrostidis JN941525 507/507(100%)
eragrostidis
Curvularia
26 VN05-F0455 Curvularia eragrostidis JN941525 507/507(100%)
eragrostidis
Curvularia
27 VN05-F0463 Curvularia senegalensis IFM 52187 1142/1142(100%)
senegalensis
Gliocladiopsis
28 VN05-F0448 Cylindrocladiella sp. 588/589(99%)
pseudotenuis JQ666080
Subramaniomyces
29 VN05-F0421 Dactylaria sp. 1094/1149(95%)
fusisaprophyticus EU040241
Mycosphaerella rosigena
30 VN05-F0460 Dactylaria sp. 1031/1103(93%)
EU167587
31 VN05-F0462 Drechsrella sp. Alternaria cinerariae AY154700 1380/1491(93%)

32 VN05-F0452 Fusarium sp.1 Fusarium culmorum KC311482 1140/1143(99%)


Fusarium pseudograminearum
33 VN05-F0457 Fusarium sp.2 1112/1127(99%)
DQ459871
YVN05-
34 Germinoarcus sp. Coniosporium perforans FJ358237 550/577(95%)
F01215
35 VN05-F0459 Idriella sp1. Anthostomella conorum EU552099 897/1000(90%)
Monographella lycopodina
36 VN05-F0465 Idriella sp2. 1022/1123(91%)
JF440979
Isthmolongispora Isthmolongispora ampulliformis
37 VN05-F0021 570/576(99%)
ampulliformis EU107303
YVN05-
38 Articulospora sp. Crucellisporium umtamvunae 520/539 (96%)
F1203
Isthmolongispora
39 VN05-F0042 Helicomyces torquatus AY856882 544/579(94%)
intermedia
Isthmolongispora
40 VN05-F0403 Botryosphaeria laricina AB454293 1018/1178(86%)
sp.1
Isthmolongispora
41 VN05-F0040 Meliniomyces bicolor AY394885 692/727(95%)
sp.2
Isthmolongispora
42 VN05-F0041 Meliniomyces bicolor AY394885 699/735(95%)
sp.2
Isthmolongispora
43 VN05-F0050 Helicomyces torquatus AY856882 569/601(95%)
sp.3
YVN05-
44 Myrothecium sp. Myrothecium cinctum AJ302004 1115/1128(99%)
F0433
Scolecobasidium cateniphorum
45 VN05-F0046 Ordus sp. 520/539(96%)
EU107309
Parasympodiella eucalypti
46 VN05-F0449 Parasympodiella sp. 583/590(99%)
GQ303315
Penicillium minioluteum
47 VN05-F0427 Penicillium sp. 1132/1135(99%)
HM469414
48 VN05-F0437 Penicillium sp. Penicillium herquei AF033405 1136/1144(99%)

142
Tên phân loại Loài có trình tự ADNr 28S đoạn
STT Kí hiệu chủng Độ tương đồng
hình thái D1D2 gần gũi nhất
Sarcostroma bisetulatum
49 VN05-F0436 Pestalotiopsis sp. 1071/1149(93%)
EU552155
Polybatispora
50 VN05-F0025 Bullimyces costaricensis JF775592 525/566(93%)
quinquecornuta
Polybatispora
51 VN05-F0035 Ceratolenta caudata JX066705 527/562(94%)
quinquecornuta
Polybatispora
52 VN05-F0036 Ceratolenta caudata JX066705 579/622(93%)
quinquecornuta
Polybatispora
53 VN05-F0037 Ceratolenta caudata JX066705 545/585(93%)
quinquecornuta
Polylobatispora Phialemonium aff.
54 VN05-F0031 557/614(91%)
ambigua sp. nov. Dimorphosporum AY188371
Ramichloridium cerophilum
55 VN05-F0447 Ramichloridium sp. 1009/1095(92%)
EU041798
56 VN05-F0023 Scolecobasidium sp. Ochroconis gallopava AB125284 540/572(94%)

57 VN05-F0053 Tetraploa sp. Massarina albocarnis EU552142 542/583(93%)


Trichoderma
58 VN05-F0431 Trichoderma atroviride EF417482 1162/1162(100%)
atroviride
59 VN05-F0435 Trichoderma reesei Hypocrea jecorina AF510497 1217/1217(100%)

60 VN05-F0418 Trichoderma reesei Hypocrea jecorina AF510497 1221/1237(99%)

61 VN05-F0424 Trichoderma sp. Trichoderma atroviride EF417482 1197/1201(99%)

62 VN05-F0442 Trichoderma sp. Hypocrea koningii DQ367671 1143/1147(99%)


Ceramothyrium melastoma
63 VN05-F0024 Tricladiella sp. 542/543(99%)
KC005793
64 VN05-F0047 Triglyphium sp. Herpotrichia juniperi DQ384093 439/506(87%)

65 VN05-F0027 Triramulispora sp. Dactylaria dimorpha EU107305 429/485(88%)

66 VN05-F0420 Tritirachium sp. Ochroconis gamsii 622/647(96%)


Varicosporium Articulospora tetracladia
67 VN05-F0399 1110/1129(98%
lamdasepta EU998930
Varicosporium Articulospora tetracladia
68 VN05-F0028 723/731(99%)
lamdasepta EU998922
Varicosporium Articulospora tetracladia
69 VN05-F0029 595/599(99%)
lamdasepta EU998929

143
Phụ lục 3. Danh sách các chủng vi nấm Hyphomycetes được phân lập và phân loại
ở rừng Quốc gia Mã Đà
ST Loài có độ tương đồng về trình tự ADNr
Kí hiệu chủng Tên phân loại Độ tương đồng
T 28S cao nhất
Acremonium
1. YVN11-F0277 Acremonium restrictum HQ232119 562/574(98%)
restrictum
2. VN11-F0297 Acremonium sp1. Plectosphaerella cucumerina JX431887 552/571(97%)
3. VN11-F0293 Acremonium sp2. Stromatonectria caraganae HQ112287 548/572(96%)
4. VN11-F0056 Anguilospora sp. Pidoplitchkoviella terricola AF096197 541/567(95%)
5. VN11-F0350 Arthrinium sp. Apiospora sinensis AY083831 566/569(99%)
Aspergillus
6. VN11-F0174 Aspergillus japonicus EF661222 577/577(100%)
japonicus
7. VN11-F0120 Aspergillus tamarii Aspergillus tamarii JX110981 604/604(100%)
8. VN11-F0175 Aspergillus terreus Aspergillus terreus EF669580 574/574(100%)
9. VN11-F0067 Chaetopsina sp. Chaetosphaeria minuta AF466075 549/566(97%)
Cladosporium
10. YVN11-F0094 Cladosporium silenes JF770463 567/567(100%)
silenes
11. VN11-F0306 Colletotrichum sp. Melanconiella spodiaea JQ926301 534/569(94%)
Colletotrichum
12. VN11-F0294 Colletotrichum capsici DQ286159 563/563(100%)
capsici
Clonostachys
13. VN11-F0304 Bionectria ochroleuca HQ115728 556/559(99%)
ochroleuca
14. VN11- F0041 Diplocladiella sp. Ostreichnion curtisii FJ161176 535/574(93%)
15. VN11-F0282 Fusarium equiseti Fusarium equiseti KC311517 573/573(100%)
Fusarium
16. VN11-F0365 Fusarium oxysporum HM210091 557/564(99%)
oxysporum
17. VN11-F0352 Fusicladium sp. Fusicladium pini EU035436 538/575(94%)
18. VN11-F0205 Gliocladium sp. Metacordyceps liangshanensis EF468815 554/570(97%)
Graphium
19. VN11-F0366 Graphium basitruncatum HQ857747 580/584(99%)
basitruncatum
20. VN11-F0059 Helicomyces roseus Helicomyces roseus AY856910 562/568(99%)
21. VN11-F0058 Helicomyces sp1. Calosphaeria barbirostris HQ878592 526/567(93%)
22. VN11- F0005 Helicomyces sp2. Tubeufia helicomyces AY856887 554/576(96%)
23. VN11-F0203 Humicola fuscoatra Humicola fuscoatra AB625576 566/568(99%)
24. VN11-F0279 Idriella sp. Pidoplitchkoviella terricola AF096197 541/567(95%)
25. VN11-F0081 Monatosporium sp. Dactylellina parvicolle AY261159 554/563(98%)
Myrothecium
26. VN11-F0259 Myrothecium roridum HQ115647 563/565(99%)
roridum
27. VN11-F0351 Nodulisporium sp. Pyrenomyxa picea EF562507 570/593(96%)
28. VN11-F0286 Nodulisporium sp. Pyrenomyxa picea EF562507 570/593(96%)
Ochroconis
29. VN11-F0283 Ochroconis humicola AB564618 544/576(94%)
humicola

144
ST Loài có độ tương đồng về trình tự ADNr
Kí hiệu chủng Tên phân loại Độ tương đồng
T 28S cao nhất
30. VN11-F0163 Paecilomyces tenuis Paecilomyces tenuis EU004813 565/569(99%
31. VN11-F0061 Parasympodiella sp. Parasympodiella eucalypti GQ303315 517/536(96%)
32. VN11-F0130 Penicillium herquei Penicillium herquei AF033405 566/567(99%)
Penicillium
33. VN11-F0129 Penicillium marneffei AB363756 520/530(98%)
marneffei
Penicillium
34. VN11-F0122 Penicillium simplicissimum HM469430 577/577(100%)
simplicissimum
Penicillium
35. YVN11-F0039 Penicillium verruculosum AF510496 566/567(99%)
verruculosum
36. VN11-F0123 Penicillium sp. Penicillium diversum HM469392 523/524(99%)
Pestalotiopsis
37. VN11-F0355 Pestalotiopsis clavispora KC154000 560/560(100%)
clavispora
38. VN11-F0376 Pestalotiopsis sp. Mycosphaerella aleuritidis EU167594 561/584(96%)
Ramichloridium
39. VN11-F0274 Pidoplitchkoviella terricola AF096197 538/564(95%)
sp1.
Ramichloridium
40. VN11-F0303 Rhinocladiella atrovirens AB363798 528/589(90%)
sp2.
Ramichloridium Colletogloeopsis considenianae
41. VN11-F0308 536/561(96%)
sp3. DQ923527
42. VN11- F0038 Scolecobasidium sp. Scolecobasidium cateniphorum EU107309 522/541(96%)
43. VN11-F0377 Scytalidium sp. Scytalidium cuboideum HE965763 540/559(97%)
44. VN11-F0066 Septonema sp. Dictyosporium toruloides DQ018104 534/554(96%)
45. VN11-F0062 Speiropsis sp. Helicomyces torquatus AY856882 544/577(94%)
46. VN11-F0057 Sporidesmium sp. Camarosporium quaternatum DQ377883 510/542(94%)
Stachybotrys
47. VN11-F0070 Stachybotrys kampalensis AF081477 578/586(99%)
kampalensis
48. VN11-F0128 Talaromyces flavus Talaromyces flavus JF922044 565/568(99%)
Trichoderma
49. VN11-F0095 Trichoderma amazonicum JN939814 564/565(99%)
amazonicum
Trichoderma
50. VN11-F0094 Trichoderma erinaceum KC171315 563/563(100%)
erinaceum
51. VN11-F0092 Trichoderma sp.1 Trichoderma erinaceum KC171315 582/584(99%)
Trichoderma
52. VN11-F0119 Trichoderma erinaceum KC171314 584/584(100%)
erinaceum
Trichoderma
53. VN11-F0093 Trichoderma parareesei JN874490 562/566(99%)
parareesei
54. YVN11-F0094 Trichoderma sp.2 Trichoderma erinaceum KC171315 510/542(94%)
Trichoderma
55. VN11-F0210 Trichoderma erinaceum KC171314 584/584(100%)
erinaceum
56. VN11- F0035 Triramulispora sp. Spirosphaera beverwijkiana HQ696657 493/563(88%)
57. VN11-F0302 Veronaea sp. Veronaea botryosa EU041874 530/577(92%)
58. VN11-F0196 Verticillium sp. Verticillium indonesiacum AB378516 562/570(99%)

145
Phụ lục 4.Danh sách các chủng vi nấm Hyphomycetes được phân lập và phân loại
ở rừng Quốc gia Phú Quốc
Loài có độ tương đồng về trình
STT Kí hiệu chủng Tên phân loại Độ tương đồng
tự ADNr 28S cao nhất
Acerosispora didyma Microbotryum bistortarum
1. VN11-F-0004 359/399(90%)
nov. gen. et. sp. EF621974
Acerosispora vietnamica Microbotryum bistortarum
2. VN11-F-0025 362/399(91%)
nov. gen. et. sp. EF621974
Pidoplitchkoviella terricola
3. VN11-F-0320 Acremonium sp. 540/566(95%)
AF096197
Strelitziana australiensis
4. VN11-F-0024 Anguilospora sp. 563/576(98%)
GQ303326
Beauveria brongniartii
5. VN11-F-0020 Beauveria brongniartii 562/567(99%)
AB027381
Parapleurotheciopsis
6. VN11-F-0332 Beltraniella sp1. 549/571(96%)
inaequiseptata EU040235
Subramaniomyces
7. VN11-F-0010 Beltraniella sp2. 538/558(96%)
fusisaprophyticus EU040241
Byssochlamys spectabilis
8. VN11-F-0333 Byssochlamys spectabilis 566/577(98%)
KC311513
Cladophialophora
9. VN11-F-0342 Cladophialophora arxii 571/572(99%)
arxii AB100683
Cladophialophora arxii
10. VN11-F-0337 Cladophialophora arxii 569/572(99%)
AB100683
Cladosporium Cladosporium sphaerospermum
11. VN11-F-0311 563/566(99%)
sphaerospermum KC311475
12. VN11-F-0309 Curvularia lunata Curvularia lunata KC288126 572/572(100%)
Microdochium phragmitis
13. VN11-F-0310 Curvularia sp. 557/592(94%
EU926218
Calonectria pentaseptata
14. VN11-F-0336 Cylindrocladium sp. 543/571(95%)
JX855957
15. VN11-F-0318 Dactylaria monticola Dactylaria monticola EU107289 534/555(96%)
Mycosphaerella pneumatophorae
16. VN11-F-0049 Diplocladiella sp. 502/564(89%)
FJ176856
Mycosphaerella pneumatophorae
17. YVN11-F-001 Diplocladiella sp. 502/564(89%)
FJ176856
18. VN11-F-0340 Exophiala bergeri Exophiala bergeri AB479516 607/608(99%)
Hamatispora
19. VN11-F-0045 phuquocensis gen. et sp. Spirosphaera minuta HQ696659 492/573(86%)
nov.
Isthmolongispora Isthmolongispora
20. VN11-F-0322 550/566(97%)
ampulliformis ampulliformis EU107303
Isthmolongispora
21. VN11-F-0001 Meliniomyces bicolor AY394885 558/578(97%)
intermedia
Isthmolongispora Calosphaeria barbirostris
22. VN11-F-0048 531/564(94%)
phuquocensis sp. nov. HQ878592

146
Loài có độ tương đồng về trình
STT Kí hiệu chủng Tên phân loại Độ tương đồng
tự ADNr 28S cao nhất
23. VN11-F-0032 Lateramulispora sp. Sarcoleotia globosa AY789428 504/582(87%)

24. VN11-F-0031 Lateramulispora sp. Sarcoleotia globosa AY789428 506/587(86%)

25. VN11-F-0312 Nigrospora oryzae Nigrospora oryzae GQ221861 561/564(99%

26. VN11-F-0126 Penicillium citrinum Penicillium citrinum HM46944 566/566(100%)

27. VN11-F-0125 Penicillium citrinum Penicillium citrinum HM46943 566/566(100%)

28. VN11-F-0124 Penicillium citrinum Penicillium citrinum HM46942 566/566(100%)

29. VN11-F-0324 Pestalotiopsis theae Pestalotiopsis theae JN940839 561/568(99%)


Phaeoacremonium
30. VN11-F-0319 Phaeoacremonium rubrigenum 560/561(99%)
rubrigenum
Phialemonium curvatum
31. VN11-F-0327 Phialemonium curvatum 541/545(99%)
GU219470
Hydropisphaera erubescens
32. VN11-F-0078 Phialemonium sp. 555/564(98%)
AY545726
Phaeophleospora eugeniicola
33. VN11-F-0313 Philophora sp. 557/562(99%)
FJ493209
Polyloblastispora Bullimyces costaricensis
34. VN11-F-0021 535/571(94%)
deltoidea JF775592
Polyloblastispora Bullimyces costaricensis
35. VN11-F-0043 536/572(94%)
deltoidea JF775592
Ochroconis gallopava
36. VN11-F-0039 Scolecobasidium sp. 548/581(94%)
AB125284
37. VN11-F-0330 Simplicillium chinense Simplicillium chinense JQ410322 535/535(100%)

38. VN11-F-0003 Speiropsis sp. Helicoma violaceum AY856880 541/572(95%)


Hysteropatella clavispora
39. VN11-F-0076 Speiropsis sp. 552/579(95%)
AY541493
Hysteropatella clavispora
40. VN11-F-0008 Speiropsis sp. 535/562(95%)
AY541493
41. VN11-F-0072 Thozetella nivea Thozetella nivea EU825200 551/564(98%)

42. VN11-F-0326 Trichoderma citrina Hypocrea citrina EU481408 541/545(99%)

43. VN11-F-0034 Triglyphium sp. Sarcoleotia globosa AY789299 449/535(84%)

44. VN11-F-0033 Triglyphium sp. Sarcoleotia globosa AY789299 449/535(84%)


Arthrobotrys oligospora
45. VN11-F-0033 Trinacrium sp. 513/574(89%)
EF445989
Arthrobotrys oligospora
46. VN11-F-0042 Trinacrium sp. 513/574(89%)
EF445989
Spirosphaera beverwijkiana
47. VN11-F-0046 Triramulispora sp1. 497/573(87%)
HQ696657

147
Loài có độ tương đồng về trình
STT Kí hiệu chủng Tên phân loại Độ tương đồng
tự ADNr 28S cao nhất
Spirosphaera beverwijkiana
48. VN11-F-0015 Triramulispora sp2. 496/567(87%)
HQ696657
Trisulcosporium Ceramothyrium carniolicum
49. VN11-F-0030 554/572(97%)
acerinum FJ358232
Trisulcosporium Ceramothyrium carniolicum
50. VN11-F-0029 554/573(97%)
exiguum sp. nov. FJ358232
Trisulcosporium Ceramothyrium carniolicum
51. VN11-F-0028 556/573(97%)
phuquocense sp. nov. FJ358232
Ceramothyrium carniolicum
52. VN11-F-0026 Trisulcosporium sp. 538/574(94%)
FJ358232
53. VN11-F-0339 Zasmidium citri Zasmidium citri GU214502 553/559(99%)

54. VN11-F-0073 Zasmidium citri Zasmidium citri GU214502 547/559(98%

55. VN11-F-0075 Chưa phân loại Spirosphaera minuta HQ696659 481/595(81%)

148
Phụ lục 5. Trình tự gen ARNr 28S đoạn D1D2 của các chủng được cho là
loài mới trong luận án
1. VN05-F0030 Condylospora vietnamensis sp. nov.
CCAACAGGGATTGCCTCAGTAACGGCGAGTGAAGCGGCATAAGCTCAAATTTGAAAC
CTGGCCTAGCCCGGATTGTAATTTGTAGAGGATGATAAAGTCTTTGTATTAGTTCAAGT
CTTCTGGAACGAAGCGCCATGGAGGGTGAGAGCCCCGTTGAATTGGTACTATGACTAT
GTTTATCTCCTTCGAAGAGTCGAGTTGTTTGGGAATGCAGCTCAAATTGGGTGGTAAAT
TCCATCTAAAGCTAAATATTGGCCAGAGACCGATAGCGCACAAGTAGAGTGATCGAA
AGATGAAAAGCACTTTGGAAAGAGAGTGAAACAGTACGTGAAATTGTTGAAAGGGAA
GCGTTTACAATCAGACTTGTTTGCAGTTGTTCCGCCTTTCTTTGAAAGGTTCATTCTTCT
GTCTTCAGGCCAACATCAATTTCGATAGTTGGATAAAGGTTTTGGGAATGTGGCTCCTC
GGAGTGTTATAGCCCTTTACACAATACAACTTATTGGGATTGAGGTCAGCGTTCGCTA
GGATGTTGGCGTAATGGTTGTCAGCGGC
2. VN05-F0031 Polylobatispora ambigua sp. nov.
AATATACGTCGCTTTGGGCTTTCAGTGGGCTTCTGCCGTTAAACCCCCACTTTTTTAAG
GTTGACCTCGGATCAGGTAGGAATACCCGCTGAACTTAAGCATATCAATAAGCGGAGG
AAAAGAAACCAACAGGGATTGCCCTAGTAACGGCGAGTGAAGCGGCAACAGCTCAAA
TTTGAAATCTGGCTCACGCCCGAATTGTAATTTGTAGAGGATGCTTTTGGCGCGGTGCC
TTCTGAGTTCCCTGGAATGGGACGCCATAGAGGGTGAGAGCCCCGTATAGTTGAACAC
CAAGCCTTTGTAAAGCTCCTTCGACGAGTCGAGTAGTTTGGGAATGCTGCTCAAAATG
GGAGGTAAATTTCTTCTAAAGCTAAATACCGGCCAGAGACCGATAGCGCACAAGTAG
AGTGATCGAAAGATGAAAAGCACTTTGAAAAGAGGGTGAAATAGCACGTGAAATTGC
TGAAAGGGAAGCGCTTGTGACCAGACTTGCACTTTGTGGATCACCTAACGTTTTCGTT
GGGGTATTCTGCTTGGTACAGGCCAGCATCGGTTTTGTGAGGGGGATAAAAGCCCTGG
GAACGTAGCTCTTCGGAGTGTTATAGCCCTAGGTATAATACCCTTCATGGGACCGAGG
TTCGCGCTT
3. VN11-F-0004 Acerosispora didyma nov. gen. et. sp.
TAACGGCGAGTGAAGTGGGAAAAGCTCAAATTTGTAATCTGGCAGTCTCTGTCCGAGT
TGTAATCTCAAGAAGTGTTTTCTGCACTGATCCACTCATGAATTTGTTGGAATACAATG
TCATTGTGGGTGAGAACCCCGGATTGTTGTGGAGTTCAGTTGCTTTGTGATACACTTTC
AAAGAGTCGAGTTGTTTGGGAATGCAGCTCTAACTGGGTGGTAAATTCCATCTAAAGC
TAAATATTGATGGGAGACCGATAGCAAACAAGTACCGTGAGGGAAAGATGAAAAGCA
CTTTGGAAAGAGAGTTAAAAGTACGTGAAATTGCTGAAAGGGAAACGCTTGAAGTCA
GTCTCGAATTGCTTGTCTCCAACGCTGCTTGCAGTGTGAATCGACTTGCTAACGGGCCA

149
ATGTCAGTTAGTCGTGGTAAAGAAGGGCTTTAGAAATGTATCAGTTACGGCTGAATTA
TAGTCTTTTGCTGGATTTATCACTTCTGACTGAGGCATGCAGTGTG
4. VN11-F-0025 Acerosispora vietnamica nov. gen. et. sp.
AAACTAACAAGGATTCCCTTAGTAACGGCGAGTGAAGTGGGAAAAGCTCAAATTTGT
AATCTGGCAGTTTCTGTCCGAGTTGTAATCTCAAGAAGTGTTTTCTGCGCTGATCCACT
CATGAATTTGTTGGAATACAATGTCATTGTGGGTGAGAACCCCGGATTGTTGTGGAGT
TCAGTTGCTTTGTGATACACTTTCAAAGAGTCGAGTTGTTTGGGAATGCAGCTCTAATT
GGGTGGTAAATTCCATCTAAAGCTAAATATTGATGGGAGACCGATAGCAAACAAGTA
CCGTGAGGGAAAGATGAAAAGCACTTTGGAAAGAGAGTTAAAAGTACGTGAAATTGC
TGAAAGGGAAACGCTTGAAGTCAGTCTCGAATTGCTTGTCTCCAACGCTGCTTGCAGT
GTGAATCGACTTGCTAACGGGCCAATGTCAGTTAGTCGTGGTAAAGAAGGGTATTAGA
AATGTATCAGTT
5. VN11-F-0045 Hamatispora phuquocensis gen. et sp. nov.
GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAGAAACCAACAGGGATTGCCTTAGTAACGGCGAGT
GAAGCGGCAACAGCTCAAATTTGAAATCTGGCACCCGCCCGAATTGTAATTTGTAGAG
GAATGTTCGGCAATGACATTGGTCCAAGTTTTCTGGAATGGAACATCTTGGAGGGTGA
GAATCCCGTACGATCAATGCTCTGCGCTATGTGAACTTCCTTCGAAGAGTCGAGTTGTT
TGGGAATGCAGCTCAAAATTGGTGGTAAATTCCATCTAAAGCTAAATATTGGCCAGAG
ACCGATAGCGCACAAGTAGAGTGATCGAAAGATGAAAAGCACTTTGGAAAGAGAGTG
AAACAGTACGTGAAATTGTTGAAAGGGAAGCGCTTGCAATCAGACTTGTTACTTTTGT
TCCCCCTCTGGGCTTACTCAAAAGTGTCAGGCCAACATCAGTTTTGGCGGTTGGATAA
AGGTTTAGGGAATGTGGCTCCTCGGAGTGTTATAGCCCTTTTCATAATACAGCCTGCCG
GGACTGAGGTCAGCGTTCGCTAGGATGTTGGCGTA
6. VN11-F-0048 Isthmolongispora phuquocensis sp. nov.
GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAGAAACCAACAGGGATTGCCCTAGTAACGGCGAGT
GAAGCGGCAACAGCTCAAATTTGAAATCTGGCCCTAGGCCCGAGTTGTAATTTGTAGA
GGATGCTTTTGGCACGGTGCCTTCTGAGTTCCCTGGAACGGGACGCCATAGAGGGTGA
GAGCCCCGTATAGTTGGACACCTAGCCTCTGTATAGCTCCTTCGACGAGTCGAGTAGT
TTGGGAATGCTGCTCAAAATGGGAGGTAAATTTCTTCTAAAGCTAAATACCGGCCAGA
GACCGATAGCGCACAAGTAGAGTGATCGAAAGATGAAAAGCACTTTGAAAAGAGGGT
TAAACAGTACGTGAAATTGTTGAAAGGGAAGCGCTTGTGACCAGACTTGCGCCCGGTT
GATCATCCAGCGTTCTCGCTGGTGCACTCTGCCGGGCTCAGGCCAGCATCGGTTTCTCG
CGGGGGATAAAAGCGGTGGGAACGTAGCTCTTCCGGGAGTGTTATAGCCCGCCGTAA
AATATCCTGCGAGGGACCGAGGTTCGCGCATCTGCAAGGATGC
7. VN11-F-0029 Trisulcosporium exiguum sp. nov.

150
GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAGAAACCAACAGGGATTGCCTCAGTAACGGCGAGT
GAAGCGGCAACAGCTCAAATTTGAAATCTGGCTCTTTCAGGGTCCGAGTTGTAATTTG
TAGAGGATGTTTCGGCCACGACCCCGGGTTAAATTTCTTGGAACAGAATGTCAGAGAG
GGTGAGAACCCCGTCCTGACTCGGGCGTACGGGTCATGTGGAACTCCTTCGACGAGTC
GAGTTGTTTGGGAATGCAGCTCAAAATGGGTGGTAAATTTCATCTAAAGCTAAATATT
GGCCAGAGACCGATAGCGCACAAGTAGAGTGATCGAAAGATGAAAAGCACTTTGAAA
AGAGAGTTAAACAGTATGTGAAATTGTTGAAAGGGAAGCGCTTACAACCAGACTTGA
GCGCGACGGTTCCCCCTGGCTTCTGCCTGGGTTACTCCGTCGTGTCCAGGCCAACATCG
GTTCCAGGGGTCGGTTAAAGGCCTTGGGAATGTATCTACCCTTCGGGGTCGACTTATA
GCCCAGGGTGTCATGCGACCACCCGGGACCGAGGAACGCGCTTCGGCTCGGATGT
8. VN11-F-0028 Trisulcosporium phuquocense sp. nov.
GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAGAAACCAACAGGGATTGCCTCAGTAACGGCGAGT
GAAGCGGCAACAGCTCAAATTTGAAATCTGGCGCTTTCAGCGTCCGAGTTGTAATTTG
TAGAGGATGTTCCGGCCACGACCTCGGGTTAAATTTCTTGGAACAGAATGTCAGAGAG
GGTGAGAGCCCCGTCTTGGCCCGAGCGTACGAGCCGTGTGGAACTCCTTCGACGAGTC
GAGTTGTTTGGGAATGCAGCTCAAAATGGGTGGTAAATTTCATCTAAAGCTAAATATT
GGCCAGAGACCGATAGCGCACAAGTAGAGTGATCGAAAGATGAAAAGCACTTTGAAA
AGAGAGTTAAACAGTATGTGAAATTGTTGAAAGGGAAGCGCTTGCAACCAGACTTGA
GCGCGGCGGTTCCCCCTGGCTTCTGCCTGGGTTACTCCGTCGTGTCCAGGCCAACATCG
GTTTCGAGGGTCGGTTAAAGGCCTGGGGAATGTATCTACCCTTCGGGGTCGACTTATA
GCCCCAGGTGTCATGCGACCACCCGGGACCGAGGAACGCGCTTCGGCTCGGATGT

151
Phụ lục 6. Đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi của một các chi nấm Hyphomycetes
nghiên cứu
1. Acremonium Link 1809
Loài chuẩn: Acremonium alternatum
Link 1809
Vị trí phân loại: mitosporic fungi,
Incertae sedis, Hypocreales,
Sordariomycetidae,
Sordariomycetes, Ascomycota.
Có 193 loài đã được mô tả [115].
Nguồn gốc phân lập: Đất, lá rụng. (Domsch et al. 2007)
Đặc điểm phân loại hình thái: Khuẩn
lạc dạng nhung, sợi nấm có vách
ngăn, dạng nhung, có màu trắng
hoặc không màu. Cuống sinh bào tử
không phân nhánh, tế bào sinh bào
tử dạng phialo (thể bình), bào tử một
tế bào, màu không hình thành theo
kiểu chuỗi hoặc theo hình giọt tiết
Acremonium sp. VN11-F-0320
(hình 4.1).
2. Anguilospora Ingold 1942

Loài chuẩn: Anguillospora


longissima (Sacc. & P. Syd.) Ingold
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi],
Incertae sedis, Pleosporales,
Pleosporomycetidae,
Dothideomycetes, Pezizomycotina,
Ascomycota.
Có 21 loài đã được phân loại.
Đây là loại nấm ưa nước, với những
sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh,
lúc non không màu, khi già chuyển VN11-F0023 Anguillospora
sang màu tối. Cuống sinh bào tử
thương đơn giản, bào tử mọc đơn lẻ,
có vách ngăn, kéo dài thành hình
chữ S.

153
3. Arthrinium Kunze 1817
Loài chuẩn: Arthrinium caricicola Kunze & J.C.
Schmidt 1817
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi],
Apiosporaceae, Incertae sedis,
Sordariomycetidae, Sordariomycetes,
Ascomycota.
Có tất cả 57 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc màu nâu đến màu
đen, các sợi nấm bện chặt, một nửa khí sinh, một Arthrinium (Ellis 1971)
nửa chìm trong thạch. Cuống sinh bào tử thường
đơn lẻ, mọc từ mặt thạch, phần cuối có dạng bán
cầu, dạng chai hoặc dạng clavate. Tế bào sinh
bào tử tập trung, dạng thể bình ngắn. Hình dạng
bào tử rất đặc biệt, hình trứng, hoặc hình cầu,
màu nâu tới đen với một lỗ nảy mầm hoặc một
rãnh xẻ không màu ở giữa, nhẵn và không vách
ngăn.
Arthrinium sp. (VN05_F0434)

4. Arthrobotrys Corda 1839

Loài chuẩn: Arthrobotrys superba Corda 1839


Vị trí phân loại: [mitosporic fungi], Orbiliaceae,
Orbiliales, Orbiliomycetidae, Orbiliomycetes,
Ascomycota.
Tổng có 166 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái (Oorschot, C.A.N. van 1985,
Stud. Mycol. 26: 63): Khuẩn lạc trên môi trường
OMA ở 25ºC thường có màu trắng, vàng cam
hoặc hồng nhạt, các sợi nấm không bện chặt, mặt
trái không màu. Cuống sinh bào tử không màu, Arthrobotrys (Domsch et al. 2007)
thường thẳng, có vách ngăn. Tại đỉnh sinh ra tế
bào sinh bào tử dạng đơn lẻ hoặc thành cụm, tại
đó sinh ra các bào tử một cách đồng thời, khi rời
khỏi cuống có để lại vết sẹo trên cuống. Bào tử
thường không màu, vách mỏng, nhẵn, hình elip,
trứng ngược hoặc hình clavat, (0-)1(-6) vách
ngăn. Chlamydospores thường xuất hiện. Tất cả
các loài đều có khả năng bắt côn trùng bằng cách
tạo vòng thắt, sợi đính, lưới đính,….
Arthrobotrys sp. (VN05_0454)

154
5. Articulospora Ingold 1942

Loài chuẩn: Articulospora tetracladia Ingold


1942
Vị trí phân loại: Helotiaceae, Helotiales,
Leotiomycetidae, Leotiomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota.
Tổng có 13 loài đã được mô tả. Articulospora tetracladia (YVN05-F1203)
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc trên môi trường
OMA ở 25ºC thường có màu trắng, kích thước
nhỏ 0,5-1 cm sau 2 tuần nuôi cấy. Cuống sinh
bào tử không màu, mọc trực tiếp từ sợi nấm. Tại
đỉnh sinh ra tế bào sinh bào tử dạng đơn lẻ, gồm
1 trục chính hình sợi, phần đỉnh trục chính phân
ra 3 nhánh phụ tạo hình chiếc rĩa. Articulospora tetracladia (Ingold 1942)

6. Aspergillus P. Micheli ex Haller 1768

Loài chuẩn: Aspergillus glaucus (L.) Link 1809


Vị trí phân loại: [mitosporic fungi],
Trichocomaceae, Eurotiales, Eurotiomycetidae,
Eurotiomycetes, Ascomycota.
Tổng có 816 chủng đã được mô tả. VN09-F0063
Mô tả: (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 547)
Khuẩn lạc dạng nhung, nhiều loại màu sắc khác
nhau, thường màu xanh xám đến màu vàng, màu
đen, nâu, trắng,....Sợi nấm một nửa khí sinh, nửa
chìm trong thạch. Cuống sinh bào tử có tế bào
chân, thẳng hoặc hơi cong keo, không màu hoặc
có màu nâu nhẹ phần đỉnh, thường nhẵn, phần
đỉnh phình ra hình cầu hoặc bán cầu, clavat được
phủ bằng một lớp thể bình, một tầng hoặc 2 tầng.
Bào tử khô, dạng chuỗi, hình cầu, có khi nhẵn, có Aspergillus (de Hoog et al.
khi ráp hoặc có gai, có loài có kẻ sọc, 1 tế bào.
7. Beauveria Vuill. 1912

155
Loài chuẩn: Beauveria bassiana (Bals.-Criv.) Vuill.
1912
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi],
Cordycipitaceae, Hypocreales,
Sordariomycetidae, Sordariomycetes, VN11-F-0020- Beauveria brongniartii

Ascomycota.
Tổng có 49 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc phát triển chậm, tạo
dạng bột, màu trắng hoặc màu vàng, hình thành
bó giá. Sợi khí sinh màu trắng, nhẵn, vách mỏng,
lỏng lẻo. Cuống sinh bào tử thường mọc thành
cụm tại một điểm trên sợi nấm, phần dưới có
dạng hình cầu, hình chai, thót dần về phía ngọn,
hình răng cưa. Bào tử một tế bào, không màu, Beauveria (de Hoog et al. 2000)
nhẵn, vách mỏng, hình cầu tới hình elip.

8. Beltraniella Subram. 1952

Loài chuẩn: Beltraniella odinae Subram.(1952


Vị trí phân loại: Hyponectriaceae, Xylariales,
Xylariomycetidae, Sordariomycetes,
Ascomycota.
Tổng có 20 loài đã được mô tả.
Mô tả (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
VN11-F-0010- Beltraniella sp.
Hyphomycetes: 240): Khuẩn lạc mỏng, lỏng lẻo,
màu nâu xám. Sợi nấm nửa khí sinh, nửa mọc
chìm. Xuất hiện sợi cứng tối màu, nhẵn, vách
dày, mọc ra từ các tế bào gốc dạng thùy, tỏa đều.
Cuống sinh bào tử ngắn, mọc ra từ các thùy tại
các tế bào gốc, thường phồng to, từ đó sinh ra tế
bào sinh bào tử không màu. Phần đỉnh tế bào
sinh bào tử sinh ra các tế bào đơn lẻ, có hình quả
trám, phần sinh ra từ tế bào sinh bào tử có hình
tam giác nhọn, phần đỉnh hình. Phần giữa bào tử
phình to sang 2 bên và có vách ngăn không màu
Beltraniella [Ellis, 1971]
ở giữa.

156
9. Ceratosporella Höhn. 1923
Loài chuẩn: Ceratosporella bicornis (Morgan)
Höhn. 1923
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi]
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Pezizomycotina, Ascomycota
Tổng số 19 loài đã được công bố.
VN05- F045 Ceratosporella sp.
Mô tả đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc màu nâu
đến màu đen, các sợi nấm bện chặt, một nửa khí
sinh, một nửa chìm trong thạch. Cuống sinh bào
tử thường không có, tế bào sinh bào tử đơn lẻ,
mọc từ sợi nấm. Bào tử màu nâu đậm, có một
trục chính, từ đó phát triển ra các trục sơ cấp và
thứ cấp. Bào tử phân nhánh.

Ceratosporella (Matsushima 1975)

10. Cladosporium Link 1816

Loài chuẩn: Cladosporium herbarum (Pers.) Link


1816
Vị trí phân loại: Davidiellaceae, Capnodiales,
Dothideomycetidae, Dothideomycetes,
Ascomycota
Tổng số có 703 loài đã được mô tả
Mô tả đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc màu nâu
YVN11-F0094- Cladosporium silenes
đến màu đen, các sợi nấm bện chặt, một nửa khí
sinh, một nửa chìm trong thạch. Khuẩn lạc của
một số loài có dạng nhung, một số loài dạng bông
xốp. Cuống sinh bào tử thường rất rõ ràng, cao
tới hàng 100 m. Tế bào sinh bào tử phân nhánh,
tạo dạng cây. Bào tử hình thành kế tạo thành các
chuỗi phân nhánh. Bào tử thường có dạng đơn
giản, hình trụ, hình elip, hình thoi, hình trứng, Cladosporium [Domsch et al. 2007]
hình cầu hoặc thường có một vết sẹo lồi ở cuối-
chỗ sinh ra bào tử kế tiếp. Chúng thường có màu
nhạt đến đậm, nâu hoặc nâu, mịn, có thể nhẵn

157
hoặc ráp, với 0-3 hoặc vách đôi khi nhiều hơn
nữa.
11. Clonostachys Corda 1839

Loài chuẩn: Clonostachys araucaria Corda 1839


Vị trí phân loại:
Bionectriaceae, Hypocreales, Sordariomycetidae,
Sordariomycetes, Ascomycota
Tổng có 62 loài được mô tả.
Mô tả đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc màu trắng VN05-F0450- Clonostachys sp.

tới màu vàng nhạt, dạng hơi bông xốp. Cuống


sinh bào tử thường rất rõ ràng, phân nhánh. Tế
bào sinh bào tử dạng thể bình, phân nhánh, tạo
dạng cây. Bào tử hình thành kế tạo thành các
chuỗi phân nhánh. Bào tử hình thành theo dạng
chuỗi xếp chéo trên đỉnh, thường có dạng đơn
giản, hình trụ, hình elip, hình trứng, hình quả
thận, không màu, không có vách ngăn.
Clonostachys (Domsch et al. 2007)

12. Colletotrichum Corda 1831

Loài chuẩn: Colletotrichum lineola Corda 1832


Vị trí phân loại:
Glomerellaceae, Incertae sedis,
Sordariomycetidae, Sordariomycetes,
Ascomycota.
Có tổng số 676 loài đã được mô tả.
Sợi nấm phân nhánh, có màu nâu nhạt tới màu
đen, khuẩn lạc dạng bông xốp. Trên bề mặt VN05-F046- Colletotrichum gloeosporioides
khuẩn lạc hình thành các đĩa bào tử không màu
đến màu nâu sẫm, đôi khi có màu hồng. Tế bào
sinh bào tử dạng thể bình, hình trụ, đôi khi có
dạng cổ áo trên đỉnh, sinh ra các bào tử đơn giản,
hình trụ hoặc hình hạt chanh, không có vách
ngăn, không màu đến màu nâu nhạt.

158
13. Condylospora Nawawi 1976
Loài chuẩn: Condylospora spumigena Nawawi 1976
Vị trí phân loại:
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Ascomycota.
Tổng có 3 loài đã được mô tả Codylospora vietnamensis (VN05_F030)
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc trên môi trường
OMA ở 25ºC thường có màu trắng, kích thước
nhỏ 0,5-1 cm sau 2 tuần nuôi cấy. Cuống sinh
bào tử không màu, mọc trực tiếp từ sợi nấm. Tại
đỉnh sinh ra tế bào sinh bào tử dạng đơn lẻ, gồm
1 trục chính hình trụ, gấp khúc vài lần tạo dạng
chữ N hoặc U hoặc S.
Condylospora (Marvanova 1997)
14. Curvularia Boedijn 1933
Loài chuẩn: Curvularia lunata (Wakker) Boedijn
1933
Vị trí phân loại:
Pleosporaceae, Pleosporales,
Pleosporomycetidae, Dothideomycetes,
Ascomycota.
Tổng có 107 loài đã được mô tả.
Mô tả đặc điểm hình thái: khuẩn lạc màu nâu, xám
hoặc đen, lông, như bông hoặc nhung. Sợi nấm
mọc chìm trong thạch. Cuống sinh bào tử thường
lớn, dựng lên, màu đen, hình trụ, đôi khi phân
nhánh. Bào tử macronematous, mononematous,
thẳng hoặc hơi cong, có hình răng cưa khi rời khỏi
cuống, màu nâu, thường là nhẵn.
Bào tử sinh bào tử nhỏ thường phát triển liên tục Curvularia eragrostidis (VN05_0455)
dạng sympodial, hình trụ, đôi khi phồng lên. Bào
tử đơn độc, đơn giản, thường cong, chùy, hình
elip, hình thoi rộng rãi, obovoid hoặc pyriform
với 3 hoặc nhiều vách ngang, màu nhạt hoặc màu
nâu sẫm, thường có một số tế bào, thường tế bào
cuối nhạt màu hơn so với các tế bào khác, một số
loài xuất hiện rốn lồi.

159
15. Cylindrocarpon Wollenw. 1913

Loài chuẩn: Cylindrocarpon cylindroides Wollenw.


1913
Vị trí phân loại:
Nectriaceae, Hypocreales, Sordariomycetidae,
Sordariomycetes, Ascomycota.
VN09-F0173- Cylindrocarpon sp.
Tổng số có 140 loài đã được mô tả.
Mô tả đặc điểm hình thái:
Khuẩn lạc màu trắng tới màu vàng nhạt, dạng hơi
bông xốp. Cuống sinh bào tử dạng thể bình,
thường rất rõ ràng, phân nhánh. Tế bào sinh bào
tử dạng thể bình, phân nhánh, tạo dạng cây. Bào Cylindrocarpon (Domsch et al. 2007)
tử nhỏ, hình trụ hình thành kế tạo thành các chuỗi
phân nhánh. Bào tử lớn giống bào tử của
Fusarium có hình lưỡi liềm, có 3-5 vách ngăn,
không màu.

16. Cylindrocladium Morgan 1892

Loài chuẩn: Cylindrocladium scoparium Morgan


1892
Vị trí phân loại:
Nectriaceae, Hypocreales, Sordariomycetidae,
Sordariomycetes, Ascomycota. Cylindrocladium sp.(VN11-F336)
Tổng số có 97 loài đã được mô tả.
Mô tả đặc điểm hình thái:
Khuẩn lạc màu trắng tới màu vàng nhạt, dạng hơi
bông xốp. Cuống sinh bào tử dạng thể bình,
thường rất rõ ràng, phân nhánh. Xuất hiện sợi
cứng, phần đỉnh phình to hình bọng, không màu.
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình, phân nhánh, tạo
dạng cây. Bào tử hình trụ, 1-2 vách ngăn.

Cylindrocladium (Domsch et al. 2007)

160
17. Chaetopsina Rambelli năm 1956

Loài chuẩn: Chaetopsina fulva Rambelli năm


1956
Vị trí phân loại: Nectriaceae, Hypocreales,
Hypocreomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota VN11-F0067- Chaetopsina sp.
Tổng số có 24 loài đã được công bố.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc dạng bông xốp,
rời rạc. Sợi nấm có màu nâu nhạt.
Cuống sinh bào tử dạng sợi cứng, màu nâu đậm
tới màu đen, phân nhánh. Tại phần giữa cuống
hình thành các tế bào sinh bào tử 2 bên, tại đó
sinh ra các bào tử đơn giản, một tế bào hình elip,
hình ovan hoặc hình hạt đậu,.... Phần đỉnh sợi
cứng phân nhánh, tạo dạng cây, cành.
Chaetopsina ramifera (Matsushima, 1975)

18. Chalara (Corda) Rabenh. 1844


Loài chuẩn: Chalara fusidioides (Corda) Rabenh.
1844
Vị trí phân loại:
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Ascomycota, Fungi.
Tổng số có 136 loài đã được phân loại.
VN05-F0444- Chalara sp.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc nhẵn, màu xám, ô liu,
tới nâu hoặc đen, có lông hoặc dạng nhung. Sợi
nấm mọc hơi chìm trong thạch, không có lông
cứng. Cuống sinh bào tử thẳng, phần dưới có
màu nâu, chia nhiều vách ngăn, phần trên vách
ngăn thưa hơn và màu nhạt hơn. Tế bào sinh bào
tử phía đỉnh mở rộng, sau đó thót lại ở đỉnh, từ đó
chuỗi bào tử hình trụ chui ra khỏi tế bào sinh bào
tử. Bào tử thường đơn giản 0-3 vách ngăn, nhẵn,
một số loài hơi ráp, thường không màu, nhưng Charala (Ellis 1971)
đôi loài có màu nâu.

161
19. Chloridium Link 1809

Loài chuẩn: Chloridium viride Link 1805


Vị trí phân loại: Chaetosphaeriaceae,
Chaetosphaeriales, Sordariomycetidae,
Sordariomycetes, Ascomycota.
Tổng số có 71 loài đã được mô tả, phân loại.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc nhẵn, màu xám, ô liu,
tới nâu hoặc đen, có lông hoặc dạng nhung. Sợi
nấm mọc hơi chìm trong thạch, không có lông . VN05- F0426- Chloridium sp.
cứng. Cuống sinh bào tử thẳng, hoặc hơi cong,
phần cuối phình rộng, phần thân có vách ngăn,
toàn bộ cuống có màu nâu nhạt tới màu nâu đậm.
Tế bào sinh bào tử phía đỉnh tạo lỗ, từ đó chuỗi
bào tử hình trứng hoặc hình hạt chanh chui ra
khỏi tế bào sinh bào tử. Bào tử thường đơn giản
không có vách ngăn, nhẵn, một số loài hơi ráp, Chloridium (Ellis 1971)
thường không màu.

20. Dactylaria Sacc. 1880


Tài liệu tham khảo: Saccardo, P.A., 1880,
Michelia 2(6): 20
Loài chuẩn: Dactylaria purpurella (Sacc.) Sacc.
1880
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Helotiales,
Leotiomycetidae, Leotiomycetes, Ascomycota.
Tổng có 171 loài đã được phân loại.
VN05-F0421- Dactylaria sp.

Đặc điểm hình thái:Khuẩn lạc thường màu


xám hoặc nâu. Sợi nấm khí sinh hoặc dinh
dưỡng. Cuống sinh bào tử đơn giản, thẳng
hoặc hơi ngoằn nghèo ở phần trên, vách dầy ở
phía dưới, có màu nâu. Tế bào sinh bào tử nội
sinh tại nhiều điểm, tập trung tại một điểm, có
vết răng cưa, hình chai. Bào tử mọc từ các

162
điểm này, dạng đơn giản, nhiều hình khác
nhau, với 1 hoặc vài vách ngăn, không màu
hoặc màu nâu, nhẵn.

Dactylaria (Ellis 1975)

21. Diplocladiella G. Arnaud ex M.B. Ellis


1976
Loài chuẩn: Diplocladiella scalaroides G.
Arnaud ex M.B. Ellis 1976
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Pezizomycotina, Ascomycota.
Tổng có 9 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc thường có màu nâu, VN11- F0041- Diplocladiella sp.

đen, có sợi khí sinh ngắn. Phần lớn sợi nấm mọc
chìm trong thạch, có vách ngăn, màu nâu, nhẵn.
Cuống sinh bào tử đơn giản, hình vết răng cưa,
màu nâu nhạt, nhẵn. Tế bào sinh bào tử hợp nhất,
có hình vết sẹo.
Bào tử 3 cạnh, 2 sừng, màu nâu nhạt, nhẵn, 2
sừng bị chia cắt bởi vách ngăn.
Diplocladiella (Matsushima 1980)

22. Fusarium Link 1809

Tài liệu tham khảo: Link, H.F., 1809, Magazin


der Gesellschaft Naturforschenden Freunde
Berlin 3: 10
Loài chuẩn: Fusarium roseum Link 1809
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi], Nectriaceae,
VN05-F0452- Fusarium sp.
Hypocreales, Sordariomycetidae,
Sordariomycetes, Ascomycota, Fungi.
Tổng có 1354 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái:
A- Dạng vô tính: Khuẩn lạc dạng bông xốp, màu
trắng, xám, vàng nhạt, hồng nhạt. Cuống sinh bào

163
tử thường phân nhánh hoặc dạng chổi, không màu.
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình đơn độc hoặc tạo
cụm. Bào tử đơn giản, 1 -2 - nhiều tế bào, thường
tạo giọt tiết trên đỉnh cuống sinh bào tử.
B-Dạng hữu tính: Cuống sinh bào tử hiếm gặp,
phân nhánh, không màu.Tế bào sinh bào tử dạng
thể bình, bào tử không màu, 1- nhiều tế bào, tạo
giọt tiết hoặc tạo chuỗi.

Fusarium (Domsch et al. 2007)

23. Geminoarcus K. Ando 1993


Tài liệu tham khảo: K. Ando, Trans. Mycol. Soc.
Japan 34(1): 110 (1993)
Loài chuẩn: Geminoarcus pachysporus K. Ando
1993
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Incertae sedis, Pezizomycotina,
Ascomycota
Tổng có 3 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái:
YVN05-F01215 Geminoarcus sp.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc thường có màu nâu,
đen, có sợi khí sinh ngắn. Phần lớn sợi nấm mọc
chìm trong thạch, có vách ngăn, màu nâu, dạng
bông xốp.
Cuống sinh bào tử hình trụ, rất ngắn, không dễ
nhận thấy. Tế bào sinh bào tử phồng hình cầu,
không màu đến có màu nâu nhẹ, phía trên sinh ra
bào tử, gồm 2 trụ hình khủy tay móc ngược lại
với nhau, khi trưởng thành bào tử gồm 4 nhánh
riêng biệt, được nối với nhau ở phần giữa hình
khủy tay.

164
24. Gliocephalotrichum J.J. Ellis & Hesselt.
1962
Tài liệu tham khảo: Ellis, J.J.; Hesseltine, C.W.,
1962, Bulletin of the Torrey Botanical Club 89: 21
Loài chuẩn: Gliocephalotrichum bulbilium J.J. Ellis
& Hesselt. 1962
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi], Nectriaceae,
Hypocreales, Hypocreomycetidae, Sordariomycetes, VN09- F0144 Gliocephalotrichum sp.
Ascomycota, Fungi
Tổng có 7 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 552)
Khuẩn lạc phát triển lỏng lẻo, màu da bò tới màu
vàng nâu. Sợi nấm mọc nửa khí sinh, nửa chìm sâu
trong thạch, không màu hoặc có màu nâu, vàng nhạt.
Cuống sinh bào tử có phân nhánh mạnh gần sát đỉnh,
tạo nên một cuống và đỉnh, tạo dạng chổi với 4 sợi
cứng dạng sừng dài ngay dưới đầu chổi, thẳng hoặc
hơi cong, màu nâu nhạt hoặc nâu vàng, nhẵn hoặc hơi
ráp. Gliocephalotrichum (Ellis 1975)
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình đơn, dạng chai, tạo
thành một vòng tại đỉnh.
Bào tử tạo thành một đầu dính chặt trên đỉnh, màu
vàng, đơn giản, hình chai hoặc hình elip, nhẵn, không
có vách ngăn.
25. Gliocladiopsis S.B. Saksena 1954
Tài liệu tham khảo: S.B. Saksena, Mycologia 46:
662 (1954)
Loài chuẩn: Gliocladiopsis sagariensis S.B.
Saksena 1954
Vị trí phân loại: Nectriaceae, Hypocreales,
Hypocreomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota VN09-0097 Gliocladiopsis
Tổng có 10 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái: Khuẩn
lạc phát triển lỏng lẻo, màu trắng tới màu vàng
nâu, màu hồng nhạt. Sợi nấm mọc nửa khí sinh,
nửa chìm sâu trong thạch, không màu hoặc có
màu nâu, vàng nhạt.
Cuống sinh bào tử có phân nhánh mạnh gần sát
đỉnh, tạo nên một cuống và đỉnh, tạo dạng chổi.
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình đơn, dài, phần

165
trên thót lại. Bào tử tạo thành một đám trên đỉnh, Gliocladiopsis tenuis (Bugnic.) Crous & M.J. Wingf.,
Mycological Research 97 (4): 446 (1993) [MB#359449]
không màu, đơn giản, hình chai hoặc hình trụ, có
1- nhiều vách ngăn.

26. Gliocladium Corda 184


Tài liệu tham khảo: Corda, Icon.
fungi. (Prague) 4: 30 (1840)
Loài chuẩn: Gliocladium penicillioides Corda
1840
Vị trí phân loại: Hypocreaceae, Hypocreales,
Hypocreomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota VN09-0073- Gliocladium sp.
Tổng có 63 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển lỏng
lẻo, màu trắng tới màu vàng nâu, màu hồng nhạt.
Sợi nấm mọc nửa khí sinh, nửa chìm sâu trong
thạch, không màu hoặc có màu nâu, vàng nhạt.
Cuống sinh bào tử có phân nhánh mạnh gần sát
đỉnh, tạo nên một cuống và đỉnh, tạo dạng chổi.
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình đơn. Bào tử tạo
thành một đầu dính chặt trên đỉnh, màu vàng, đơn
giản, hình chai hoặc hình elip, nhẵn, không có
vách ngăn.
(Mycologywebpages)
27. Graphium Corda 1837
Tài liệu tham khảo: Corda, Icon.
fungi. (Prague) 4: 30 (1840)
Loài chuẩn: Gliocladium penicillioides Corda
1840
Vị trí phân loại: Hypocreaceae, Hypocreales,
Hypocreomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota
Tổng có 173 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển lỏng
lẻo, màu trắng tới màu vàng nâu. Sợi nấm mọc VN11-F0366- Graphium basitruncatum
nửa khí sinh, nửa chìm sâu trong thạch, không
màu hoặc có màu vàng nhạt.
Cuống sinh bào tử có phân nhánh mạnh, tạo dạng
bó giá dạng chổi. Tế bào sinh bào tử dạng thể
bình đơn, dạng chổi xòe trên đỉnh. Bào tử tạo
thành một đám dính chặt trên đỉnh, không màu,
đơn giản, hình chai hoặc hình elip, nhẵn, không

166
có vách ngăn.

(http://show.wnmu.edu/microfungi)
28. Helicosporium Nees 1817
Tài liệu tham khảo: Nees von Esenbeck,
C.D.G., 1817, System der Pilze und Schwämme:
68
Loài chuẩn: Helicosporium vegetum Nees 1817
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi],
Tubeufiaceae, Pleosporales, Pleosporomycetidae,
Dothideomycetes, Ascomycota, Fungi
Tổng có 84 loài đã được mô tả. VN11-F0059 Helicomyces roseus
Đặc điểm hình thái (Ellis, M.B. 1971,
Dematiaceous Hyphomycetes: 191)
Khuẩn lạc lỏng lẻo, màu sáng hoặc đậm màu,
dạng cotton hoặc dạng sợi.
Không thấy sợi cứng, nhưng phần trên cuống sinh
bào tử thường vô tính, nhìn giống sợi cứng.
Cuống sinh bào tử thường đơn giản, không phân
nhánh, hoặc phân nhánh rất ít, nếu có phân nhánh thì
2 nhánh thường nối nhau. Cuống sinh bào tử thường
thẳng, cũng có khi hơi cong, phần đỉnh thường tạo
dạng sợi cứng.
Tế bào sinh bào tử dạng nảy chồi một tế bào hoặc Helicosporium (Carmichael et al. 1980)
nhiều tế bào, hình chai, có vết răng, thường rất hẹp.
Bào tử khô, dạng đơn giản, dạng sợi, tạo vòng
xoắn ốc vài vòng, có nhiều vách ngăn, thường
không màu hoặc có màu sáng, tạo đám.
29. Idriella P.E. Nelson & S. Wilh. 1956
Tài liệu tham khảo: Nelson, P.E.; Wilhelm, S.,
1956, Mycologia 48(4): 550
Loài chuẩn: Idriella lunata P.E. Nelson & S.
Wilh. 1956
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi], Helotiaceae,
Helotiales, Leotiomycetidae, Leotiomycetes,
Ascomycota, Fungi
Tổng có 36 loài đã được mô tả
Đặc điểm hình thái (Ellis, M.B. 1971,

167
Dematiaceous Hyphomycetes: 199) VN11-F0279- Idriella sp.
Khuẩn lạc lỏng lẻo, màu xám tớii màu nâu, đen.
Sợi nấm một nửa mọc khí sinh.
Cuống sinh bào tử lớn,
n, không phân nhánh, th thẳng
hoặc hơi cong, hình giùi, thường
ng phình ra ở chân,
có hình răng cưa phía đỉnh.
Cuống sinh bào tử dạng nảy chồi, i, hình ddạng
giống cuống sinh bào tử,, hình giùi, có vvết sẹo
hình răng cưa ngắn.
Bào tử khô, đơn giản, cong lưỡii li
liềm, không
n, không có vách ngăn. M
màu, nhẵn, Một số loài có Idriella (Ellis 1971
dạng Trichocladium với bào tử màu nâu, có vách
ngăn.

30. Isthmolongispora Matsush. 1971


Tài liệu tham khảo: Matsushima, T., 1971,
Microfungi of the Solomon Islands and Papua
Papua-
New Guinea: 32
Loài chuẩn: Isthmolongispora intermedia
Matsush. 1971
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi]
fungi], Incertae
sedis, Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae
sedis, Ascomycota, Fungi VN05-F0016 Isthmolongispora ampuliformis
Tổng có 11 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái (Matsushima,
shima, T. 1971,
Microfungi Solomon Isl. Papua-New New Guinea: 32)
Khuẩn lạc thường có màu sáng, trắng,ng, ccũng có khi
màu xám, nâu. Sợi nấm thường mọọc chìm trong
thạch,
ch, có vách ngăn, phân nhánh chchằng chịt.
Cuống sinh bào tử thường đơn giảản, không có
vách ngăn hoặc rấtt ít vách ngăn, không màu,
phần trên có vết sẹo hình răng
ăng cưa.
Bào tử ra từ sợi nấm hoặc sinh trựcc ti
tiếp từ sợi nấm
dinh dưỡng, hình thoi, gồm 2- nhiềuu ttế bào được
nối với nhau bằng các mấu nốii isthmut, bào ttử
thường không màu, có hoặcc không có vách ngăn. Imolongispora (Matsushima
Matsushima 1975

168
31. Lateriramulosa Matsush. 1971

Tài liệu tham khảo: Matsushima, T., 1971,


Microfungi of the Solomon Islands and Papua-
New Guinea: 34
Loài chuẩn: Lateriramulosa uni-inflata Matsush.
1971
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Incertae sedis, Ascomycota,
Tổng có 5 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: (Matsushima, T. 1971, YVN09-F0014- Lateriramulosa ainflata
Microfungi Solomon Isl. Papua-New Guinea: 34)
Khuẩn lạc màu thường có màu trắng, gồm các sợi
nấm bện chặt, các sợi nấm chủ yếu là dinh
dưỡng, có vách ngăn, phân nhánh và bện chặt.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, nếu có thường
đơn giản, mọc riêng rẽ từ sợi nấm dinh dưỡng.
Tế bào sinh bào tử có hình vết sẹo, từ đó mọc ra
các bào tử dạng sao, gồm 3 sừng mọc khác nhau
ở 3 phía, số lượng và hình dạng tế bào trung gian
khác nhau.
Bào tử không có vách ngăn, không màu
Lateriramulosa (Marvanova 1997
32. Monacrosporium Oudem. 1885
Tài liệu tham khảo: Nelson, P.E.; Wilhelm, S.,
1956, Mycologia 48(4): 550
Loài chuẩn: Monacrosporium elegans Oudem.
1884
Vị trí phân loại: Orbiliaceae, Orbiliales,
Orbiliomycetidae, Orbiliomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota
Tổng có 73 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái (Ellis, M.B. 1971,
Dematiaceous Hyphomycetes: 199)
Khuẩn lạc lỏng lẻo, màu trắng tới màu xám nhạt.
Sợi nấm một nửa mọc khí sinh.
Cuống sinh bào tử không phân nhánh, thẳng hoặc
hơi cong, hình trụ kéo dài, thường sinh ra từ
chuỗi sợi cuộn xoắn.
Cuống sinh bào tử thường hiếm, đơn độc trên
mỗi nhánh, hình trứng thót 2 đầu. Có 3- nhiều Monacrosporium (Barnett & Hunter 1998)
vách ngăn, 2 đầu thót nhọn vách ngăn sát đỉnh,

169
kích thước lớn.
33. Myrothecium Tode 1790

Tài liệu tham khảo: Tode, H.J., 1790, Fungi


Mecklenburgenses Selecti 1: 25
Loài chuẩn: Myrothecium inundatum Tode 1790
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Hypocreales,
Sordariomycetidae, Sordariomycetes,
Ascomycota,
Tổng có 73 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 552
Khuẩn lạc lỏng lẻo, có màu xanh, xám gồm các VN11-F0259 Myrothecium roridum
sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, chủ yếu là
hiếu khí tạo dạng lưới.
Bào tử tạo đám dầy trên mặt thạch, tạo dạng
sporodochia không cuống hoặc có chân; dạng
nhầy, trông giống hình sừng khi khô, đám bào tử
màu xanh, đen thường được bao bọc bởi một đám
bào tử màu trắng, kết cụm lại thành bông, vặn
vẹo, một số loài hình thành sợi cứng.
Sợi nấm thường mọc chìm, một số khí sinh. Sợi
cứng khi xuất hiện thường không phân nhánh,
không màu hoặc có màu nhạt.
Cuống sinh bào tử có hình dạng lớn, đơn lẻ sau
đó cụm lại tạo thành sporodochia, phân nhánh dị
thường ở phần đỉnh, và sắp xếp thành hình chổi,
thẳng hoặc hơi cong, thường không màu, thỉnh
thoảng có màu oliu, nhẵn hoặc có sần sùi. Myrothecium (Domsch et al 2007)
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình đơn, rải rác,
hình chai, clavate hoặc hình giùi.
Bào tử tạo đám màu xanh hoặc màu đen, khối
bào tử mỏng, đơn giản, hình chai tròn ở phần
cuối, hình giùi, hoặc hình elip rộng, thường
không màu hoặc có màu oliu nhạt, nhẵn hoặc có
sọc, không có vách ngăn.

170
34. Nigrospora Zimm. 1902
Tài liệu tham khảo: Zimm., Zentbl. Bakt.
ParasitKde, Abt. II 8: 220 (1902) Loài chuẩn:
Nigrospora panici Zimm. 1902
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Trichosphaeriales,
Incertae sedis, Sordariomycetes, Pezizomycotina, VN11-F-0312 Nigrospora oryzae
Ascomycota
Tổng có 15 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 552
Khuẩn lạc lỏng lẻo, màu trắng tới màu xám nhạt.
Sợi nấm một nửa mọc khí sinh.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, tế bào sinh bào
tử không màu, phình to tạo bọng hình cầu, phần
đỉnh thót lại hình cổ chai, kích thước nhỏ 1-2µm.
Ngay sát đỉnh có cấu trúc cổ áo hình tròn.
Bào tử thường đơn độc, màu nâu đậm tới màu Nigrospora (Seifert, 2011)
đen, ở giưac có vách ngăn ngang
35. Nodulisporium Preuss 1849
Tài liệu tham khảo: Preuss, in
Rabenhorst, Klotzschii Herb. Viv. Mycol.: no.
1272 (1849).
Loài chuẩn: Nodulisporium ochraceum Preuss
1849
Vị trí phân loại: Xylariaceae, Xylariales,
Xylariomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota. VN11-F351 Nodulisporium sp.
Tổng có 43 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 552
Khuẩn lạc lỏng lẻo, màu trắng tới màu xám nhạt.
Sợi nấm một nửa mọc khí sinh.
Cuống sinh bào tử rõ ràng, phân nhánh dạng
chổi. Tế bào sinh bào tử hình trụ, phần dưới
giống như ở chi Penicillium, nhưng phần trên Nodulisporium sp. (Seifert, 2011)
phình to, hình thành bào tử dạng sympodiall, khi
bào tử rời khỏi cuống để lại sẹo. Bào tử đơn giản,
gồm 1 tế bào, không mày, có vết sẹo ở cuối, hình
trứng hoặc hình cầu, nhẵn.

171
36. Ochroconis de Hoog & Arx 1973
Tài liệu tham khảo: Hoog, G.S. de; Arx, J.A. von,
1973, Kavaka 1: 57
Loài chuẩn: Ochroconis constricta (E.V. Abbott)
de Hoog & Arx 1973
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Incertae sedis, Ascomycota
VN11-F0283 Nodulisporium sp.
Tổng có 11 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái: Domsch, K.H., W. Gams, and
T.H. Anderson. 1980. Compendium of soil fungi.
Volume 1. Academic Press, London, UK.
Khuẩn lạc nhẵn, khô, phẳng, màu tàn thuốc, tới
màu nâu hoặc nâu đen, thường tiết sắc tố ra môi
trường. Sợi nấm màu nâu, vách dầy.
Cuống sinh bào tử thường có dạng chai tới dạng
hình kim, thỉnh thoảng có dạng khác, sinh một số
ít bào tử trên đỉnh.
Bào tử 2 tế bào, có màu xám hoặc nâu nhạt, hình Nodulisporium (Seifert, 2011)
trụ, chai, thường thắt lại ở vách ngăn, tế bào phần
đỉnh rộng hơn phần gốc

37. Ordus K. Ando & Tubaki 1983


Tài liệu tham khảo: K. Ando & Tubaki, Trans.
Mycol. Soc. Japan 24(3): 274 (1983)
Loài chuẩn: Ordus tribrachiatus K. Ando &
Tubaki 1983
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Incertae sedis, Pezizomycotina,
Ascomycota.
Tổng số có 2 loài đã được mô tả.
Ordus chiayensis (Ando, 1983)
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc phát triển chậm trên
môi trường nuôi cấy, kích thước 1-2 cm sau 4
tuần. Sợi nấm màu trắng, mọc chìm trong thạch.
Bào tử thường rất hiếm khi hình thành, thường
xảy ra khi có sự cảm ứng trong môi trường nước.
Cuống sinh bào từ không có, tế bào sinh bào tử
mọc trực tiếp từ sợi nấm, hình trụ ngắn, không
màu. Bào tử gồm một trục chính và xòe 2-3
nhánh ở phần đỉnh, có vách ngăn, không màu đến

172
có màu nâu nhạt.
38. Paecilomyces Bainier 1907
Tài liệu tham khảo: Bainier, G., 1907, Bulletin de
la Société Mycologique de France 23: 27
Loài chuẩn: Paecilomyces variotii Bainier 1907
Vị trí phân loại: Trichocomaceae, Eurotiales,
Eurotiomycetidae, Eurotiomycetes, Ascomycota
Tổng số có 142 loài đã được mô tảả.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạcc phát tri
triển trung bình
trên các môi trường nuôi cấy. Sợii nnấm không
màu đến màu vàng, có vách ngăn, nhẵn. Cấu trúc
cuống sinh bào tử dạng bó giá hoặặc đơn độc, chủ VN11-F0163 Paecilomyces tenuis
yếu là phân nhánh hình chổi.
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình, bao ggồm một
phần đáy hình trụ hoặc phồngng lên, gi
giảm dần, và
cuối cùng tạo một cổ dài khác biệt.t.
Bào tử trong khô, thườngng có vách dày, ttỏa đều
hoặc sắp xếp lộn xộn, tạoo thành các chu
chuỗi hướng
gốc, một tế bào, trong pha lê hoặcc hơi có ssắc tố,
vách trơn hoặc hơi gai, hình dạng
ng khá
khác nhau. Bào
tử màng dày thường ng có vách dày, sinh ra đơn llẻ
Paecilomyces (Seifert, 2011)
hoặc theo chuỗi ngắn, vách trơn.
39. Parasympodiella Ponnappa 1975
Tài liệu tham khảo: Ponnappa, K.M., 1975,
Transactions of the British Mycological Society
64(2): 344
Loài chuẩn: Parasympodiella laxa (Subram. &
Vittal) Ponnappa 1975
Vị trí phân lại: [mitosporic fungi]
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Pezizomycotina, Ascomycota, Fungi
Tổng có 10 loài đã được mô tả. VN05-F0449 Parasympodiella sp.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc lỏng ng lẻo, thường có
màu nâu, nâu đen. Sợi nấm nửaa khí sinh, nnửa dinh
dưỡng,
ng, có vách ngăn, phân nhánh, thưthường có màu
xám, nâu nhạt.Cuống sinh bào tử lớ ớn, đơn giản,
phía dưới thẳng, có màu nâu, dầnn lên đđỉnh trở lên
nhạt hơn và có hình zig-zag.Tế bào sinh bào ttử
dạng thản đơn độc, tập trung tạii ph
phần đỉnh cuống
sinh bào tử, hình trụ, nhẵn,
n, sinh bào ttử tại đỉnh. Parasympodiella Paecilomyces (Seifert, 2011)
Bào tử ình trụ, có vết sẹo ở tế bào ggốc, không

173
màu, gồm nhiều vách ngăn.
40. Penicillium Link 1809
Tài liệu tham khảo: Link, H.F., 1809, Magazin
der Gesellschaft Naturforschenden Freunde
Berlin 3: 16
Loài chuẩn: Penicillium expansum Link 1809
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi],
Trichocomaceae, Eurotiales, Eurotiomycetidae,
Eurotiomycetes, Ascomycota, Fungi Penicillium sp. (VN05-F0437)
Tổng có 1,066 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc phát triển tốt trên các
môi trường nuôi cấy. Sợi nấm không màu đến
màu vàng nhạt, có vách ngăn, nhẵn. Cấu trúc
cuống sinh bào tử dạng bó giá hoặc đơn độc, chủ
yếu là phân nhánh hình chổi.
Tế bào sinh bào tử dạng thể bình, phần trên đỉnh
hơi thót lại, sinh ra các chuỗi bào tử hướng gốc
một tế bào, trong pha lê hoặc hơi có sắc tố, vách
trơn hoặc hơi gai, hình dạng khác nhau.

Penicillium (Domsch et al. 2007)


41. Pestalotiopsis Steyaert 1949

Tài liệu tham khảo: Steyaert, R.L., 1949, Bulletin


du Jardin Botanique de l'État à Bruxelles 19(3):
300
Loài chuẩn: Pestalotiopsis guepinii (Desm.)
Steyaert 1949
Vị trí phân loại: [Coelomycetes],
Amphisphaeriaceae, Xylariales, Pestalotiopsis sp. (VN05-0436)
Xylariomycetidae, Sordariomycetes,
Ascomycota, Fungi
Tổng có 227 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái (Sutton, B.C. 1980, The
Coelomycetes: 263)
Khuẩn lạc phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy,
thường có màu trắng muốt, sợi nấm mọc chìm
trong thạch, có vách ngăn, phân nhánh, không
màu hoặc có màu nâu. Bào tử hình thành trong
túi, tạo thành cụm bào tử màu đen trên bề mặt
khuẩn lạc.
Cuống sinh bào tử không màu, phân nhánh, có Pestalotiopsis (Sutton 1980)
vách ngăn ở phần cuối và phần đỉnh, hình chai
hoặc hình sợi, hình thành từ phần các tế bào phía

174
trên của mô giả.
Tế bào sinh bào tử nảy chồii đơn đđộc, tạo chuỗi và
để lại các ngấn trên đỉnh,
nh, có hình tr
trụ, không màu,
nhẵn.
Bào tử có kích thước lớn, dạngng chai, thót vvề phía
dưới, có 4 vách ngăn giả, tế bào chân sáng màu
trong khi các tế bào ở phần giữaa có màu ttối,
thường có vách dầy.

42. Polylobatispora Matsush. 1996


Tài liệu tham khảo: Matsushima, T., 1996,
Matsushima Mycological Memoirs 9: 21
Loài chuẩn: Polylobatispora deltoidea Matsush.
1996
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi]
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Pezizomycotina, Ascomycota, Fungi
Tổng có 2 loài đã được mô tả
Polylobatispora sp. (VN05-F025)
(
Đặc điểm hình thái (Matsushima,
Matsushima, T T., 1996,
Matsushima Mycological Memoirs 9: 21)
Khuẩn lạc phát triển chậm m trên môi trư
trường nuôi
cấy, thường có màu trắng hoặcc không màu. S Sợi
nấm
m không màu, có vách ngăn, thư thường mọc chìm
dưới thạch. Rất hiếm khi xuất hiệnn bào ttử trên
môi trường nuôi cấy.
Cuống sinh bào tử khi xuất hiệnn thư
thường đơn giản,
phình to ở phần gốc và thót lại rấtt m
mạnh ở phía
đỉnh. Polylobatispora (Matsushima 1996)
19
Tế bào sinh bào tử dạng sợi, nảyy chchồi nội sinh,
dạng thể bình, sinh bào tử ở đỉnh.
Bào tử một tế bào, có dạng sao, dạạng hoa.
43. Phialemonium W. Gams & McGinnis
1983
Tài liệu tham khảo: W. Gams, Crous & M.J.
Wingf., Mycologia 88(5):
(5): 789 (1996)
Loài chuẩn: Phialemonium obovatum W. Gams
& McGinnis 1983
Vị trí phân loại: Cephalothecaceae, Incertae
VN11-F0078 Phialemonium sp.

175
sedis, Sordariomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota
Tổng có 6 loài đã được mô tả
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển tương
đối trên môi trường nuôi cấy, màu trắng xám, tới
màu hồng, màu vàng nhạt. Sợi nấm bông xốp,
một phần nhỏ mọc chìm trong thạch Sợi nấm
bông xốp, một phần nhỏ mọc chìm trong thạch. Phialemonium (Vaccari, 2011)
Cuống sinh bào tử thẳng, đôi khi phân nhánh,
thường có màu nhạt. Đỉnh sinh ra các bào tử sinh
ra tạo hình giọt tiết, chúng thường đơn giản, một
tế bào, không màu hoặc có màu nâu nhạt.

44. Phaeoacremonium Crous & M.J.


Wingf. 1996
Tài liệu tham khảo: W. Gams, Crous & M.J.
Wingf., Mycologia 88(5): 789 (1996)
Loài chuẩn: Phaeoacremonium parasiticum
(Ajello, Georg & C.J.K. Wang) W. Gams, Crous
& M.J. Wingf. 1996
Vị trí phân loại: Togniniaceae, Diaporthales,
Sordariomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota.
VN11- F0319 Phaeoacremonium (Bào tử nhỏ)
Tổng có 40 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển tương
đối trên môi trường nuôi cấy, màu trắng xám, tới
màu hồng, màu vàng nhạt. Sợi nấm bông xốp,
một phần nhỏ mọc chìm trong thạch Sợi nấm
bông xốp, một phần nhỏ mọc chìm trong thạch.
Cuống sinh bào tử thẳng, đôi khi phân nhánh,
phần cuối thường có màu tối, sáng dần lên phần Phaeoacremonium (Seifrt, 2011)
đỉnh. Đỉnh của cuống sinh bào tử là tế bào sinh
bào tử, thót nhọn và có tế bào cổ áo. Tế bào sinh
bào tử tiếp tục sinh trưởng và hình thành tế bào
sinh bào tử thứ cấp. Bào tử sinh ra tạo hình giọt
tiết, chúng thường đơn giản, một tế bào, không
màu hoặc có màu nâu nhạt.

176
45. Phialophora Medlar 1915
Tài liệu tham khảo: Medlar, Mycologia 7(4): 202
(1915)
Vị trí phân loại: Herpotrichiellaceae,
Chaetothyriales, Chaetothyriomycetidae,
Eurotiomycetes, Pezizomycotina, Ascomycot
Ascomycot.
Loài chuẩn: Phialophora verrucosa Medlar 1915
Tổng có 3loài đã được mô tả.
VN11-F-0313 Phialophora
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạcc phát tri triển tương
đối trên môi trường nuôi cấy,y, màu trtrắng xám, tới
màu hồng, màu vàng nhạt. Sợi nấm m bông xxốp,
một phần nhỏ mọc chìm trong thạạch Sợi nấm
bông xốp, một phần nhỏ mọcc chìm trong th thạch.
Cuống sinh bào tử thẳng,ng, đôi khi phân nhánh,
phần cuối thường có màu tối, i, sáng ddần lên phần
đỉnh. Đỉnh của cuống sinh bào tử là ttế bào sinh
bào tử, thót nhọn và có tế bào cổ áo. T Tế bào sinh
Phialophora (Seifert, 2011)
bào tử tiếp tục sinh trưởng
ng và hình thành ttế bào
sinh bào tử thứ cấp. Bào tử sinh ra ttạo hình giọt
tiết, chúng thường đơn giản, mộtt ttế bào, không
màu hoặc có màu nâu nhạt.
46. Radiatispora Matsush. 1995

Tài liệu tham khảo: Matsushima, T., 1995,


Matsushima Mycological Memoirs 8: 32
Loài chuẩn: Radiatispora yunnanensis Matsush.
1995
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi]
fungi], Incertae
sedis, Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Ascomycota, Fungi
Có duy nhất 1 loài đã được mô tả.
Radiatispora sp. (VN05
VN05-F002)
Đặc điểm hình thái (Matsushima,
Matsushima, T., 1995,
Matsushima Mycological Memoirs 8: 32)
Khuẩn lạc phát triển chậm m trên môi trư
trường nuôi
cấy, thường có màu trắng hoặcc không màu. S Sợi
nấmm không màu, có vách ngăn, thư thường mọc chìm
dưới thạch. Rất hiếm khi xuất hiệnn bào ttử trên môi
trường nuôi cấy.

177
Cuống sinh bào tử khi xuất hiệnn thư
thường đơn giản,
hoặc không có.
Tế bào sinh bào tử dạng sợi, nảyy ch
chồi nội sinh,
sinh bào tử ở đỉnh.
Bào tử một tế bào, có trụcc chính cong hình llưỡi
liềm, trên đó mọc ra 4-6 nhánh nhỏỏ hình chùy,
không màu, không có vách ngăn.

Radiatispora (Matsushima
Matsushima 1995)

47. Ramichloridium Stahel ex de Hoog 1977


Tài liệu tham khảo: Hoog, G.S. de; Hermanides
Hermanides-
Nijhof, E.J., 1977, Studies in Mycology 15: 59
Loài chuẩn: Ramichloridium apiculatum (J.H.
Mill., Giddens & A.A. Foster) de Hoog 1977
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi],,
Mycosphaerellaceae, Capnodiales,
Dothideomycetidae, Dothideomycetes,
VN11-F0308 Ramichloridium
Ramichlori sp3.
Ascomycota, Fungi
Tổng có 34 loài đã được mô tả.
Đặc điểmm hình thái (Hoog, G.S. de; Hermanides
Hermanides-
Nijhof, E.J. 1977, Stud. Mycol. 15: 59)
Khuẩn lạc phát triển vừa phảii nhanh chóng, ddạng
mịn như bột, màu nâu hoặcc oliu, xanh lá cây,
thường có một sắc tố màu vàng hoặặc màu da cam
được tiết ra vào môi trường thạch.
ch. S
Sợi nấm dinh
dưỡng mịn, mỏng, không màu. Sợii nnấm khí sinh,
nếu có, hơi tối hơn.
Cuống sinh bào tử không phân nhánh ho hoặc hiếm
khi phân nhánh, trông giốngng thân cây, bào ttử phát
sinh hướng ngọn, vách mỏng, thỉnh nh tho
thoảng không
có vách ngăn, hoặc bao gồm m các phân nhánh, ph phần
Ramichloridium (Ellis 1971)
đỉnh hơi phình ra.
Các tế bào sinh bào tử nằm trên cuốống sinh bào tử,
phần ngọn, trông có vẻ khác biệtt so vvới phần không
sinh bào tử, không màu đếnn màu nh nhạt, màu nâu
sẫm, hình trụ, với các vết sẹoo hình rrăng dễ thấy.
Bào tử thường không màu, một tế bào, ít khi 2 - (4)
bào, mịn hoặc hơi ráp, hình trụ hoặcc ggần cầu.

178
48. Scolecobasidium E.V. Abbott 1927
Tài liệu tham khảo: Abbott, E.V., 1927,
Mycologia 19: 30
Loài chuẩn: Scolecobasidium terreum E.V. Abbott
1927.
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi], Incertae sedis,
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Ascomycota, Fungi
Tổng có 48 loài đã được mô tả.
Description (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 224) Scolecobasidium sp. (VN05-0046)
Khuẩn lạc thường chậm phát triển, phát triển từ
trung tâm, thường có màu xám, nâu, nâu oliu hoặc
ô liu đen. Sợi nấm trên bề mặt hoặc một phần
chìm, hình thành bào tử hậu trong một số loài.
Không có chất nền, không có lông cứng. Cuống
sinh bào tử có kích thước lớn, đơn độc, thường
ngắn, không phân nhánh, thẳng hoặc hơi cong,
nâu hoặc oliu, mịn màng. Tế bào sinh bào tử nảy
chồi tại nhiều điểm, tập trung tại một chỗ, hình
trụ, clavate, có vết sẹo hình răng cưa hình trụ dài,
hẹp, giống sợi chỉ nối giữa tế bào sinh bào tử và
bào tử. Scolecobasidium (Seifert, 2011)
Bào tử đơn độc, khô, đơn giản, hình elip, hình chữ
nhật hoặc hình trụ tròn đầu, hình chữ T-hoặc hình
chữ Y, có màu xanh nhạt đến giữa màu nâu hoặc
nâu oliu, mịn, hơi ráp hoặc có gai, 0-3, septate.
49. Scytalidium Pesante 1957
Tài liệu tham khảo: Pesante, Annali Sper. agr.,
N.S. 11(2, Suppl.): cclxiv (1957
Loài chuẩn: Scytalidium lignicola Pesante 1957
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Helotiales,
Leotiomycetidae, Leotiomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota VN11-F0377 Scytalidium sp.
Tổng có 29 loài đã được mô tả.
Description (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 224)
Khuẩn lạc thường chậm phát triển, phát triển từ
trung tâm, thường có màu xám, nâu, nâu oliu

179
hoặc ô liu đen. Bào tử dạng chân đốt, màu nâu Scytalidium (Seifert, 2011)
đen, kích thước, hình dạng khác nhau trên cùng
một loài
50. Septonema Corda 1837
Tài liệu tham khảo: Ponnappa, K.M., 1975,
Transactions of the British Mycological Society
64(2): 344
Loài chuẩn: Septonema secedens Corda 1837
Vị trí phân lại: Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Dothideomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota
Tổng có 105 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc lỏng lẻo, thường VN11-F066 Septonema sp.
có màu nâu, nâu đen. Sợi nấm nửa khí sinh, nửa
dinh dưỡng, có vách ngăn, phân nhánh, thường
có màu xám, nâu nhạt.
Cuống sinh bào tử và tế bào sinh bào tử lớn,
không tách biệt, đơn giản, có màu nâu, có nhiều
vách ngăn.
Bào tử thường đơn giản, hình trụ, có nhiều vách
ngăn ngang. Septonema (Seifert, 2011)

51. Simplicillium W. Gams & Zare 2001

Tài liệu tham khảo: W. Gams & Zare, Nova


Hedwigia 73(1-2): 38 (2001
Loài chuẩn: Simplicillium lanosiniveum (J.F.H.
Beyma) Zare & W. Gams 2001
Vị trí phân loại: Cordycipitaceae, Hypocreales,
Hypocreomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota
Tổng có 10 loài đã được mô tả. VN11-F-0330 Simplicillium chinense
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển chậm,
dạng nhung mượt, màu trắng, có khi chuyển sang
vàng nhạt, hoặc phớt hồng. Sợi nấm mỏng mảnh,
có vách ngăn, mọc chìm một nửa trong thạch.

180
Cuống sinh bào tử và tế bào sinh bào ttử dạng
phialo, giống như ở chi Penicillium hoặc
Paecilomyces, nhưng ít, dạng mỏng ng mmảnh và mọc
đôi nhau tại cùng một vị trí trên sợ
ợi nấm.
Bào tử một tế bào, đơn giản,
n, không màu, hình
elip, có khi hình trứng đến hình cầầu.
52. Speiropsis Tubaki 1958

Tài liệu tham khảo: Tubaki, K., 1958, Journal of


the Hattori Botanical Laboratory 20: 171
Loài chuẩn: Speiropsis pedatospora Tubaki 1958
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi]
fungi], Incertae
sedis, Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae
sedis, Ascomycota, Fungi
Tổng có 9 loài đã được mô tả. VN11-F-0003 Speiropsis sp.
Đặc điểm m hình thái (Ellis, M.B. 1976, More
dematiaceous Hyphomycetes:: 363)
Khuẩn lạc lỏng lẻo, nâu hoặcc đen nâu, lông ho hoặc
nhung. Sợi nấm một phầnn khí sinh, m một phần
chìm. Chất nền không, không có ssợi cứng và cụm
bào tử. Cuống sinh bào tử có kích thưthước lớn, đơn
độc, ngắn, ở đỉnhnh phân nhánh và có màu nh nhạt;
cuống sinh bào tử thẳng hoặcc cong, gi giữa màu nâu
sẫm, vách mịn.
Tế bào sinh bào tử rời rạcc hay tích hhợp, hình
thành trên đỉnh cuống sinh bào tử,, ddạng nảy chồi
nhiều vị trí, hình clavat hoặcc hình tr
trụ, hình elip,
thường 2-3 tế bào/điểm. Speiropsis (Seifert, 2011)
Bào tử hình trụ hoặcc hình nêm, trong pha lê ho hoặc
nâu, mịn, không vách ngăn, các tếế bào gắn liền
với nhau theo chuỗi dài bởi mấuu nnối isthmi hẹp
hoặc kết nối tạo thành cấu trúc hợpợp ch
chất phân
nhánh.

181
53. Sporidesmium Link 1809
Tài liệu tham khảo: Link, Mag. Gesell., naturf.
Freunde, Berlin 3(1-2): 41 (1809)
Loài chuẩn: Sporidesmium atrum Link 1809
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Pleosporales,
Pleosporomycetidae, Dothideomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota VN11-F0057 Sporidesmium sp.
Tổng có 472 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái (Ellis, M.B. 1976, More
dematiaceous Hyphomycetes: 363)
Khuẩn lạc lỏng lẻo, nâu hoặc đen nâu, lông hoặc
nhung. Sợi nấm một phần khí sinh, một phần
chìm. Chất nền không, có sợi cứng. Cuống sinh
bào tử rõ ràng, có kích thước lớn, đơn độc. Bào
tử thẳng hoặc cong, nhiều tế bào, màu nâu sẫm, Sporidesmium (Seifert, 2011)

vách dày.

54. Stachybotrys Corda 1837


Tài liệu tham khảo: Corda, Icon.
fung. (Prague) 1: 21 (1837)
Loài chuẩn: Stachybotrys atra Corda 1837
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Hypocreales,
Hypocreomycetidae, Sordariomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota.
Tổng có 110 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc nhẵn, màu xám, ô liu,
VN11-F0070 Stachybotrys kampalensis
tới nâu hoặc đen, có lông hoặc dạng nhung. Sợi
nấm mọc hơi chìm trong thạch, không có lông
cứng. Cuống sinh bào tử thẳng, phần cuối phình
rộng, phần thân có vách ngăn, toàn bộ cuống
không màu. Phần đỉnh sinh ra nhiều tế bào sinh
bào tử, hình cánh sen, xếp lại hình bông hoa trên
đỉnh. Khi rời cuống có tạo răng cưa. Bào tử màu
đen đậm, thường đơn giản không có vách ngăn,
hơi ráp, đến có gai.
Stachybotrys (Seifert, 2011)

182
55. Talaromyces C.R. Benj. 1955
Tài liệu tham khảo: C.R.
Benj., Mycologia 47(5): 681 (1955)
Loài chuẩn: Talaromyces vermiculatus (P.A.
Dang.) C.R. Benj. 1955
Vị trí phân loại: Trichocomaceae, Eurotiales,
Eurotiomycetidae, Eurotiomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota.
Tổng có 125 loài đã được mô tả. VN11-F0128- Talaromyces sp.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc phát triển tốt trên các
môi trường nuôi cấy, thường có màu vàng xuộm.
Sợi nấm không màu đến màu vàng nhạt, có vách
ngăn, nhẵn. Có cấu tạo thể quả trên môi trường
nuôi cấy. Các cấu trúc khác giống chi
Penicillium: Cấu trúc cuống sinh bào tử dạng bó
giá hoặc đơn độc, chủ yếu là phân nhánh hình
chổi. Tế bào sinh bào tử dạng thể bình, phần trên
đỉnh hơi thót lại, sinh ra các chuỗi bào tử hướng Talaromyces (Seifert, 2011)
gốc một tế bào, trong pha lê hoặc hơi có sắc tố,
vách trơn hoặc hơi gai, hình dạng khác nhau.
56. Tetraploa Berk. & Broome 1850

Tài liệu tham khảo: Berk. & Broome, Ann.


Mag. nat. Hist., Ser. 2 5: 459 (1850
Loài chuẩn: Tetraploa aristata Berk. & Broome
1850
Vị trí phân loại: Massarinaceae, Pleosporales,
Pleosporomycetidae, Dothideomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycot. Tetraploa (Seifert, 2011)
Tổng có 20 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái: Khuẩn lạc phát triển chậm trên
môi trường nuôi cấy, thường có mầu xám nhạt
đến màu nâu. Cuống sinh bào tử và tế bào sinh
bào tử không rõ ràng. Bào tử có kích thước lớn,
phần dưới có hình chiếc bình, nhiều vách ngăn
ngang, dọc, xẻ 4 thùy, phần trên đỉnh phát triển
thành 4 sợi cứng kéo dài, nhiều vách ngăn ngang.

183
57. Thozetella Kuntze 1891
Tài liệu tham khảo: Kuntze, Revis. gen.
pl. (Leipzig) 2: 873 (1891)
Loài chuẩn: Thozetella nivea (Berk.) Kuntze
1891
Vị trí phân lại: Chaetosphaeriaceae, VN11-F-0072 Thozetella
Chaetosphaeriales, Sordariomycetidae,
Sordariomycetes, Pezizomycotina, Ascomycota
Tổng có 18 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc lỏng lẻo, thường
có màu nâu, nâu đen. Sợi nấm nửa khí sinh, nửa
dinh dưỡng, có vách ngăn, phân nhánh, thường
có màu xám, nâu nhạt. Sinh ra nhiều sợi cứng, Thozetella (Seifert, 2011)
tạo thành cụm, phần đỉnh sinh ra bào tử.
Cuống sinh bào tử thẳng, không màu đến có màu
nâu nhạt. T dạng thể bình, thót nhọn trên đỉnh.
Bào tử thường đơn giản, một tế bào, không màu,
hai đỉnh có 2 sợi anten.

58. Tricladiella K. Ando & Tubaki 1984


Tài liệu tham khảo: Ando, K.; Tubaki, K., 1984,
Transactions of the Mycological Society of Japan 25:
41
Loài chuẩn: Tricladiella pluvialis K. Ando & Tubaki
1984
Vị trí phân loại: Incertae sedis, Incertae sedis,
Incertae sedis, Pezizomycotina, Ascomycota.
Tổng có 1 loài đã được mô tả. Tricladiella sp. (VN05-0024)
Đặc điểm hình thái:
Khuẩn lạc phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy,
gồm các sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, bện chặt
và mọc chìm trong thạch.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, bào tử thường mọc
trực tiếp từ sợi nấm dinh dưỡng.
Bào tử dạng sợi gồm một trục chính cong gần giống
hình chữ U, có vách ngăn, trên 2 trục chính xuất hiện Tricladiella (Marvanova 1997)
2 nhánh mọc thẳng, thường song song, có vách ngăn.

184
59. Trichoderma Pers. 1794
Tài liệu tham khảo: Persoon, C.H., 1794, Neues
Magazin für die Botanik, Römer 1: 92
Loài chuẩn: Trichoderma viride Pers.:Fr. 1794
Vị trí phân loại: [mitosporic fungi], Hypocreaceae,
Hypocreales, Sordariomycetidae, Sordariomycetes,
Ascomycota, Fungi
Tổng có 168 loài đã được phân loại.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển nhanh, lúc
đầu màu trắng, có sợi khí sinh trên bề mặt khuẩn lạc,
Trichoderma sp. (VN08-F0045)
khi già các đám bào tử xuất hiện trên bề mặt khuẩn
lạc màu xanh rêu, vàng, trắng. Sợi nấm dinh dưỡng
có vách ngăn, nhẵn, phân nhánh, không màu hoặc có
màu xanh nhạt.
Cuống sinh bào tử phân nhánh nhiều lần, không màu,
nhẵn, kích thước. Nhánh mọc càng dài khi càng xa
đỉnh, nhánh mọc thẳng đứng với nhánh chính.
Tế bào sinh bào tử dạng phialo, mọc thành vòng quanh
cuống chính, thể bình ở đỉnh dài hơn vị trí khác, phần
đỉnh thường nhọn, phần giữa và gốc phình to.
Bào tử hình trụ, trứng ngắn, gần cầu, hơi cụt ngang ở
đáy, vách nhẵn. Trichoderma (Domsch et al. 2007)

60. Trichomerium Speg. 1918


Tài liệu tham khảo: Speg., Physis, B. Aires 4:
284 (1918)
Loài chuẩn: Trichomerium coffeicola
(Puttemans) Speg. 1918
Vị trí phân loại: Trichomeriaceae, Capnodiales,
Dothideomycetidae, Dothideomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota VN11-F0210 Trichomerium
Tổng có 34 loài đã được phân loại.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển chậm,
lúc đầu màu trắng, thường có màu nâu, nâu đen.
Sợi nấm nửa khí sinh, nửa dinh dưỡng, có vách
ngăn, phân nhánh, thường có màu xám, nâu nhạt.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng. Bào tử có kích
thước to, phân nhánh, nhiều vách ngăn, có màu

185
nâu nhạt

61. Triglyphium Fresen. 1852

Tài liệu tham khảo: Fresen., Beitr. Mykol. 2: 44


(1852)
Vị trí phân loại: Capnodiaceae, Capnodiales,
Dothideomycetidae, Dothideomycetes,
Ascomycota, Fungi
VN11-F0035 Triglyphium
Loài chuẩn: Triglyphium album Fresen. 1852
Tổng có 4 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: (Matsushima, T. 1981, Icones
Microfungorum a Matsushima lectorum: 158)
Khuẩn lạc phát triển chậm trên môi trường nuôi
cấy, gồm các sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh,
bện chặt và mọc chìm trong thạch.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, bào tử thường
mọc trực tiếp từ sợi nấm dinh dưỡng. Triglyphium (Mátúhima, 1975)
Bào tử có kích thước lớn, không màu, nhẵn, gồm
một trục chính mọc thẳng, hình giùi, thót lại ở
đỉnh, phần gữa và phần gốc phình ra, phần gốc
đáy bằng. Xuất hiện 2-3 nhánh hình giùi ở 2 bên,
kích thước nhỏ hơn trục chính, thót lại ở phần gốc.
62. Trinacrium Riess 1852
Tài liệu tham khảo: Riess, in Fresenius, Beitr.
Mykol. 2: 42 (1852).
Vị trí phân loại: Orbiliaceae, Orbiliales,
Orbiliomycetidae, Orbiliomycetes,
Pezizomycotina, Ascomycota
Loài chuẩn: Trinacrium subtile Riess 1850
Tổng có 4 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: (Matsushima, T. 1981, Icones
Microfungorum a Matsushima lectorum: 158)
Khuẩn lạc phát triển chậm trên môi trường nuôi
VN11-F-0042 Trinacrium sp.
cấy, màu trắng, gồm các sợi nấm có vách ngăn,
phân nhánh, bện chặt và mọc chìm trong thạch.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, bào tử thường
mọc trực tiếp từ sợi nấm dinh dưỡng.

186
Bào tử có kích thước lớn,
n, không màu đến màu
nâu nhạt, hình hoa 3 cánh.

63. Triramulispora Matsush. 1975


Tài liệu tham khảo: Matsushima, T., 1975, Icones
Microfungorum a Matsushima lectorum: 158
Loài chuẩn: Triramulispora gracilis Matsush. 1975
Vị trí phân loại:
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae
sedis, Ascomycota.
Tổng có 4 loài đã được mô tả VN11-F0046 Triramulispora
Đặc điểmm hình thái: (Matsushima, T. 1975, Icones
Microfungorum a Matsushima lectorum
lectorum: 158)
Khuẩn lạc phát triển chậm m trên môi trư
trường nuôi cấy,
gồm các sợi nấm m có vách ngăn, phân nhánh, bbện chặt
và mọc chìm trong thạch.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, bào tử thường mọc
trực tiếp từ sợi nấm dinh dưỡng.
Bào tử có kích thước lớn, n, không màu, nh nhẵn, gồm 1
trục chính mọc thẳng,ng, hình giùi, thót llại ở đỉnh, phần Triramulispora (Mátúhima, 1975)

gữa và phần gốc phình ra, phần gốốc đáy bằng. Xuất
hiện 2-3 nhánh hình giùi ở 2 bên, kích thư thước nhỏ hơn
trục chính, thót lại ở phần gốc.

64. Trisulcosporium H.J. Huds. & B. Sutton 1964


Tài liệu tham khảo: H.J. Huds. & B. Sutton
Sutton, Trans.
Br. mycol. Soc. 47(2): 200 (1964)
Loài chuẩn: Trisulcosporium acerinum H.J. Huds. &
B. Sutton 1964
Vị trí phân loại:
Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae sedis, Incertae
sedis, Pezizomycotina, Ascomycota
Ascomycota. VN11-F0030 Trisulcosporium acerinum
Tổng có 1 loài đã được mô tả
Đặc điểmm hình thái: (Matsushima, T. 1975, Icones
Microfungorum a Matsushima lectorum
lectorum: 158)
Khuẩn lạc phát triển chậm m trên môi trư
trường nuôi cấy,
màu nâu đen, gồm các sợi nấm m có vách ngăn, phân
nhánh, bện chặt và mọcc chìm trong th thạch.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, bào ttử thường mọc
trực tiếp từ sợi nấm dinh dưỡng.

187
Bào tử có kích thước lớn,
n, không màu, nh
nhẵn, gồm 1
Trisulcosporium acerinum (Huds. Sutton,
trục chính mọc thẳng, và 2 nhánh phphụ phát sinh từ tế
1960)
bào gốc của trục chính, có nhiềuu vách ngăn.
65. Tritirachium Limber 1940
Tài liệu tham khảo: Limber, Mycologia 32(1): 24
(1940)
Loài chuẩn: Tritirachium dependens Limber 1940
Vị trí phân loại:
Tritirachiaceae, Tritirachiales, Incertae sedis,
Tritirachiomycetes, Pucciniomycotina,
VN05-F0420 Tritirachium sp.
Basidiomycota
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạcc phát tri
triển tương đối
tốt trên môi trường nuôi cấy, màu nâu xám đđến màu
hồng nhạt, gồm các sợi nấm m có vách ngăn, phân
nhánh, bện chặt và một phần mọcc chìm trong th thạch.
Cuống sinh bào tử rõ ràng, phân nhánh, phía tren đđỉnh
thót lại và sinh ra các tế bào sinh bào ttử dạng
sympodial, bào tử đơn giản, gồm mmmột tế bào hình cầu
Tritirachium (Kuzman, 2011)
hoặc hình trứng.
66. Varicosporium W. Kegel 1906
Tài liệu tham khảo: W. Kegel, 1906, Ber.
Deutsch. Bot. Ges. 24: 213
Loài chuẩn: Varicosporium elodeae W. Kegel
1906
Phylogenetic position: [mitosporic fungi]
Helotiaceae, Helotiales, Leotiomycetidae,
Leotiomycetes, Ascomycota.
Tổng số có 12 loài được mô tả.
Đặc điểm hình thái:
Khuẩn lạc phát triển chậm trên môi trư
trường nuôi Varicosporium (Matsushima, 1975)
cấy, gồm các sợi nấmm có vách ngăn, phân nhánh,
bện chặt và mọc chìm trong thạch.
ch.
Cuống sinh bào tử không rõ ràng, bào ttử thường
mọc trực tiếp từ sợi nấm dinh dưỡỡng.
Bào tử không màu, có kích thướcc llớn, dạng sợi
gồm một trục chính cong gần giốngng hình ch
chữ U,
có vách ngăn, trên đó xuất hiện các nhánh phân

188
cấp khác nhau.
67. Veronaea Cif. & Montemart. 1957

Tài liệu tham khảo: Cif. & Montemart., Atti Ist. bot.
Univ. Lab. crittog. Pavia, Ser. 5 15: 68 (1957)
Loài chuẩn: Veronaea botryosa Cif. &
Montemart. 1957
Phylogenetic position: Incertae sedis, Incertae
VN11-F0302 Veronaea
sedis, Incertae sedis, Incertae sedis,
Pezizomycotina, Ascomycota.
Tổng số có 30 loài được mô tả.
Đặc điểm hình thái:
Khuẩn lạc màu tối phát triển chậm trên môi
trường nuôi cấy, gồm các sợi nấm có vách ngăn,
phân nhánh, bện chặt và mọc chìm trong thạch.
Cuống sinh bào tử thẳng hoặc phân nhánh, có
màu tối, sinh bào tử dạng sympodiall, khi bào tử Veronaea (Seifert, 2011)
rời cành để lại sẹo. Bào tử có màu nâu, hình quả
đậu, nhiều vách ngăn ngang.
68. Verticillium Nees 1816
Tài liệu tham khảo: Nees, Syst. Pilze (Würzburg):
57 (1816) [1816-17].
Loài chuẩn: Verticillium dahliae Kleb. 1913
Vị trí phân loại:
Plectosphaerellaceae, Incertae sedis,
Hypocreomycetidae, Sordariomycetes, VN11-F0196- Verticillium
Pezizomycotina, Ascomycota
Có 268 loài đã được mô tả.
Đặc điểm hình thái: Khuẩn lạc phát triển tương
đối tốt trên môi trường nuôi cấy, màu nâu xám
đến màu hồng nhạt, gồm các sợi nấm có vách
ngăn, phân nhánh, bện chặt và một phần mọc
chìm trong thạch.
Cuống sinh bào tử rõ ràng, phân nhánh, phía tren
đỉnh thót lại và sinh ra các tế bào sinh bào tử Verticillium (Seifert, 2011)
dạng sympodial, bào tử đơn giản, gồm một tế bào

189
hình cầu hoặc hình trứng.
69. Wiesneriomyces Koord. 1907

Tài liệu tham khảo: Koorders, S.H., 1907,


Verhandelingen, Koninklijke Nederlandse
Akademie van Wetenschappen, Afdeling
Natuurkunde 13(4): 246
Loài chuẩn: Wiesneriomyces javanicus Koord.
1907 YVN09-F0010 Wiesneriomyces

Phylogenetic position: Incertae sedis, Incertae


sedis, Incertae sedis, Incertae sedis, Ascomycota.
Tổng số có 3 loài đã được mô tả.
Mô tả hình thái (Ellis, M.B. 1971, Dematiaceous
Hyphomycetes: 362):
Khuẩn lạc lỏng lẻo, nâu hoặc đen nâu, lông hoặc
nhung. Sợi nấm một phần khí sinh, một phần
chìm. Chất nền không. Lông cứng màu nâu sẫm,
đơn giản dài, cong bên trong, giống hình cây,
phồng lên ở gốc, sắc nhọn ở đỉnh, có vách ngăn,
màu nâu, trơn tru. Wiesneriomyces (1971)
Cuống sinh bào tử có kích thước lớn, phát sinh
gần nhau và tạo thành cụm cuống sinh bào tử,
hẹp, phân nhánh, ở đỉnh, thẳng hoặc cong keo,
trong pha lê, mịn màng.
Tế bào sinh bào tử thường ở phần đỉnh của cuống
sinh bào tử, phân nhánh ngắn, nảy chồi nội sinh,
nhiều tế bào, có hình clavat hoặc hình trụ.
Bào tử hình thành chuỗi, gồm các bào tử hình trụ
nối với nhau bằng mấu nối isthmut, phần đầu và
phần cuối bào tử nhọn hơn, từng bào tử không
màu, mịn, không vách ngăn, nhưng khi tập hợp
thành khối thì trở thành một khối màu vàng.
70. Zasmidium Fr. 1849
Tài liệu tham khảo: Fr., Summa veg. Scand.,
Section Post. (Stockholm): 407 (1849)
Loài chuẩn: Zasmidium cellare (Pers.) Fr. 1849
Vị trí phân loại: Mycosphaerellaceae,

190
Capnodiales, Dothideomycetidae,
Dothideomycetes, Pezizomycotina, Ascomyco
Ascomycota.
Tổng số có 30 loài được mô tả.
Đặc điểm hình thái:
Khuẩn lạc màu tối phát triển chậmm trên môi
trường nuôi cấy, gồm các sợi nấmm có vách ngăn,
phân nhánh, bện chặt và mọcc chìm trong ththạch.
Cuống sinh bào tử thẳng hoặcc phân nhánh, có
màu tối, sinh bào tử dạng
ng sympodiall, khi bào ttử
rời cành để lại sẹo. Bào tử có màu nâu, hình quả
đậu, không có vách ngăn ngang. Zasmidium (Seifert, 2011)

Phụ lục 7. Hình ảnh sàng lọc hoạtt tính CMCaza, xylanaza và laccase ccủa
a các chủng
ch nấm
nghiên cứu

Hình ảnh sàng lọc khả năng sinh enzyme phân hhủy các thành phần lignocellulose củaa các chủng
ch nấm
sợi (a. Môi trường có cơ chấtt là CMC, b. Môi trư
trường có cơ chất là xylan, c. Môi trườ
ờng có cơ chất là
syringaldazin.

191

You might also like