You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BỘ MÔN HÓA HỌC

----------------

TỐNG KHÁNH LINH

KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC,


HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN
CỦA CÁC CAO CHIẾT LÁ ỔI NON
(Psidium guajava L.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỌC

2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
----------------

TỐNG KHÁNH LINH

KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC,


HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN
CỦA CÁC CAO CHIẾT LÁ ỔI NON
(Psidium guajava L.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

ThS. LÊ THỊ BẠCH

2015
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ Môn Hóa Học

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lê Thị Bạch


Đề tài: “Khảo sát định tính thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy
hóa và kháng khuẩn của các cao chiết lá Ổi non (Psidium guajava L.)”
Sinh viên thực hiện: Tống Khánh Linh MSSV: B1203579
Lớp: Hóa Học – K38
Nội dung nhận xét:
 Nhận xét về hình thức luận văn:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 Nhận xét về nội dung luận văn:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 Nhận xét về sinh viên thực hiện đề tài:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 Kết luận, kiến nghị và điểm:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..... tháng.... năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Lê Thị Bạch

i
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ Môn Hóa Học

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN


Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lê Thị Bạch
Đề tài: “Khảo sát định tính thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy
hóa và kháng khuẩn của các cao chiết lá Ổi non (Psidium guajava L.)”
Sinh viên thực hiện: Tống Khánh Linh MSSV: B1203579
Lớp: Hóa Học – K38
Nội dung nhận xét:
 Nhận xét về hình thức luận văn:
......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 Nhận xét về nội dung luận văn:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 Nhận xét về sinh viên thực hiện đề tài:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 Kết luận, kiến nghị và điểm:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..... tháng.... năm 2015
Cán bộ phản biện

ii
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:


Cô Lê Thị Bạch đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá
trình làm luận văn.
Toàn thể quý thầy cô Bộ môn Hóa Học, Khoa Khoa học Tự Nhiên,
trường Đại học Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt những năm em học tập tại Trường.
Tất cả các quý thầy cô và các bạn thuộc bộ môn Sinh Học_ Khoa
khoa học Tự nhiên, Bộ Môn Khoa học Đất_ Khoa Nông Nghiệp & Sinh
học ứng dụng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt luận
văn.
Cuối cùng, em xin cám ơn mẹ và các chị đã luôn ủng hộ, động viên,
theo sát và giúp đỡ em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để em hoàn thành
tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2015

Tống Khánh Linh

iii
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Năm học 2015 – 2016


ĐỀ TÀI: “KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC,
HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN
CỦA CÁC CAO CHIẾT LÁ ỔI NON (Psidium guajava L.)”

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết
quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng
cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2015

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bạch Tống Khánh Linh

iv
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

TÓM TẮT

Cây Ổi (Psidium guajava L.) là loài cây ăn quả và cũng là một vị


thuốc quý trong y học cổ truyền dân tộc có tác dụng trị tiêu chảy, táo bón,
ho cảm và các bệnh về da. Từ lá Ổi non điều chế cao Ethanol tổng và các
cao phân đoạn: Hexane, Cloroform, Ethyl acetate, Nước. Kết quả định tính
thành phần hóa học cho thấy trong lá Ổi non có chứa các hợp chất Alkaloid,
Flavonoid, Steroid và Triterpenoid, Tannin, Saponin, Glycoside. Sử dụng
phương pháp DPPH để xác định khả năng kháng oxy hóa của các cao
Ethanol tổng, cao Hexane, cao Chloroform, cao Ethyl acetate, cao Nước với
giá trị IC50 lần lượt là: 10,29 μg/mL, 44,77 μg/mL, 23,72 μg/mL, 5,27
μg/mL, 5,55 μg/mL. Kết quả cho thấy lá Ổi non có hoạt tính chống gốc tự
do khá cao. Hoạt tính kháng khuẩn Gram (-) Escherichia coli của cao
Ethanol tổng với nồng độ ức chế tối thiểu MIC là 4096 μg/mL và khuẩn
Gram (+) Staphylococcus aureus là 512 μg/mL. Các kết quả này góp phần
làm phong phú thêm sự hiểu biết về hoạt tính sinh học của lá Ổi non, tạo cơ
sở khoa học cho việc ứng dụng chúng vào y học hiện đại.

Từ khóa: Psidium guajava L., DPPH, kháng oxy hóa, kháng khuẩn.

v
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. iii


LỜI CAM KẾT ........................................................................................... iv
TÓM TẮT .................................................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... xii
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 2
CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 3
2.1 Tổng quan về cây Ổi ............................................................................ 3
2.1.1 Giới thiệu về họ Myrtaceae ............................................................ 3
2.1.2 Tổng quan về cây Ổi ...................................................................... 3
2.2 Tổng quan về một số nhóm chức ....................................................... 15
2.2.1 Alkaloid ....................................................................................... 15
2.2.2 Flavonoid ..................................................................................... 15
2.2.3 Terpenoid ..................................................................................... 17
2.2.4 Steroid .......................................................................................... 18
2.2.5 Tannin .......................................................................................... 19
2.2.6 Saponin ........................................................................................ 20
2.2.7 Glycoside ..................................................................................... 20
2.3 Cơ sở lý thuyết và một số phương pháp chiết tách hợp chất thiên
nhiên ........................................................................................................ 21
2.3.1 Dung môi để chiết tách hợp chất ra khỏi mẫu cây ...................... 21
2.3.2 Phương pháp chiết tách hợp chất ra khỏi cây .............................. 24
2.4 Tổng quan về gốc tự do và chất chống oxy hóa ............................... 26
2.5 Tổng quan về một số loại vi khuẩn gây hại phổ biến và các phương
pháp thử tác dụng kháng khuẩn. ...................................................................... 30
CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 33

vi
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 33


3.2 Phương tiện nghiên cứu ..................................................................... 33
3.2.1 Dung cụ và thiết bị....................................................................... 33
3.2.2 Dung môi và hóa chất ................................................................. 34
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 34
3.2.1 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ............................................ 34
3.2.2 Phương pháp điều chế các loại cao.............................................. 34
3.2.3 Phương pháp định tính thành phần hóa học các loại cao ............ 39
3.2.4 Phương pháp bẫy gốc tự do DPPH ............................................. 41
3.2.5 Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn ............................ 44
CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 47
4.1 Kết quả điều chế các loại cao ............................................................. 47
4.2 Kết quả định tính ................................................................................ 47
4.2.1 Định tính cao Ethanol tổng .......................................................... 47
4.2.2 Định tính cao Hexane.................................................................. 48
4.2.3 Định tính cao Chloroform ........................................................... 49
4.2.4 Định tính cao Ethyl acetate ......................................................... 50
4.2.5 Định tính cao Nước ..................................................................... 50
4.3 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH 51
4.3.1 Vitamin C .................................................................................... 51
4.3.2 Cao Et tổng .................................................................................. 52
4.3.3 Cao Hex ....................................................................................... 53
4.3.4 Cao C ........................................................................................... 54
4.3.5 Cao Ea .......................................................................................... 55
4.3.6 Cao Nước ..................................................................................... 56
4.4 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán
trên thạch ................................................................................................. 58
4.4.1 Khả năng kháng khuẩn Gram (-) E. coli của các cao chiết lá Ổi
non......................................................................................................... 58
4.4.2 Khả năng kháng khuẩn Gram (+) S. aureus của các cao chiết lá Ổi
non......................................................................................................... 59
CHƯƠNG 5 ................................................................................................ 62

vii
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

5.1 Kết luận .............................................................................................. 62


5.2 Kiến nghị ............................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 63
PHỤ LỤC A ......................................................................................... 66
PHỤ LỤC B ......................................................................................... 70

viii
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ....................... 34
Bảng 3.2: Dãy nồng độ, thể tích Vitamin C ............................................ 42
Bảng 3.3: Dãy nồng độ, thể tích cao Et ................................................... 43
Bảng 3.4: Dãy nồng độ, thể tích cao Hex ................................................ 43
Bảng 3.5: Dãy nồng độ, thể tích cao C .................................................... 43
Bảng 3.6: Dãy nồng độ, thể tích cao Ea và cao Nước ............................. 44
Bảng 3.7: Môi trường LB ........................................................................ 45
Bảng 4.1: Kết quả đặc điểm, khối lượng, hiệu suất của các cao ............. 47
Bảng 4.2: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Ethanol
tổng ..................................................................................................... 47
Bảng 4.3: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Hexane
............................................................................................................ 48
Bảng 4.4: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao
Chloroform ......................................................................................... 49
Bảng 4.5: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Ethyl
acetate ................................................................................................. 50
Bảng 4.6: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Ethyl
acetate ................................................................................................. 50
Bảng 4.7: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của Vitamin C . 51
Bảng 4.8: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao Et ........ 52
Bảng 4.9: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao Hex ..... 53
Bảng 4.10: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao C ....... 54
Bảng 4.11: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao Ea ..... 55
Bảng 4.12: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao Nước 56
Bảng 4.13: Hoạt tính kháng E. coli ở các nồng độ khác nhau của các cao
............................................................................................................ 59
Bảng 4.14: Hoạt tính kháng S. aureus ở các nồng độ khác nhau của các
cao ...................................................................................................... 60
Bảng 5.1: Giá trị MIC của từng cao ........................................................ 62

ix
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Một số cây thuộc họ Sim (Myrtaceae) .......................................... 3


Hình 2.2: Hình ảnh về cây Ổi và các bộ phân cây Ổi ................................... 5
Hình 2.3: Beta-sitosterol ................................................................................ 6
Hình 2.4: Quercetin ....................................................................................... 7
Hình 2.5: Avicuralin ...................................................................................... 7
Hình 2.6: Guajaverin ..................................................................................... 8
Hình 2.7: Khung sườn flavonoid ................................................................. 16
Hình 2.8: Hệ thống vòng cyclopentanopentanoperhydrophenantren .......... 18
Hình 2.9: Cycloartenol ................................................................................ 19
Hình 2.10:Solasodin .................................................................................... 19
Hình 2.11: Cholesterol ................................................................................. 19
Hình 2.12: Osmundalacton .......................................................................... 21
Hình 2.13: Rutin .......................................................................................... 21
Hình 2.14: Chiết lỏng-lỏng .......................................................................... 25
Hình 2.15: E. coli ......................................................................................... 30
Hình 2.16: S. aureus .................................................................................... 31
Hình 2.17: Phương pháp pha loãng trong thạch (môi trường đặc) .............. 32
Hình 3.1: Ngâm dầm mẫu bột khô lá Ổi non .............................................. 36
Hình 3.2: Cô quay chân không .................................................................... 35
Hình 3.3: Cao Ethanol tổng ......................................................................... 35
Hình 3.4: Cao Hexane ................................................................................. 36
Hình 3.5: Cao Chloroform ........................................................................... 36
Hình 3.6: Cao Ethyl acetate ......................................................................... 37
Hình 3.7: Cao Nước ..................................................................................... 37
Hình 3.8: Sơ đồ điều chế các loại cao ......................................................... 38
Hình 3.9: Phản ứng trung hòa gốc tự do DPPH .......................................... 41
Hình 4.1: Dịch cao được hòa tan trong methanol ........................................ 47
Hình 4.2: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ Vitamin C .......... 52
Hình 4.3: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Et ................. 53
Hình 4.4: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Hex .............. 54

x
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 4.5: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao C .................. 55
Hình 4.6: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Ea ................ 56
Hình 4.7: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Nước ............ 57
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh giá trị IC50 của Vitamin C với các cao .............. 57
Hình 4.9: Khả năng kháng E. coli và S. aureus của methanol .................... 58

xi
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


C Chloroform
DPPH 1,1-diphenyl-2-picryhydrazyl
Ea Ethyl acetate
E. coli Escherichia coli
Et Ethanol
Hex n-Hexane
IC50 Half-maximal Inhibitory Concentration
LB Luria-bertani
Me Methanol
MIC Minimum inhibitory concentration
S. aureus Staphylococcus aureus

xii
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hệ thực vật
phong phú và đa dạng. Có khoảng 3200 loài được sử dụng trong y học dân
tộc vì các hợp chất trong cây có khả năng trị bệnh mang lại hiệu quả cao,
không gây tác dụng phụ.
Cây Ổi có tên khoa học Psidium guajava L. là loài cây ăn quả mọc
hoang khắp nơi và thường được người dân trồng để lấy quả bán. Người Ấn
Độ có câu “Vài trái Ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ nguyên năm”.
Đúng vậy, theo học cổ truyền nước ta cây Ổi được sử dụng để chữa bệnh
tiêu chảy, ho, cảm và các bệnh về da,... Theo nghiên cứu hóa thực vật trong
Ổi chứa beta-sitosterol, quercetin, guaijaverin, leucocyanidin và
avicularin,... Các hợp chất này đều có tính kháng khuẩn, làm se niêm mạc
và cầm đi lỏng; đặc biệt Quercetin là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả
năng điều chỉnh sự biểu hiện enzyme, giúp giảm các triệu chứng của bệnh
tiểu đường, cải thiện chức năng phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô
hấp, giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, dạ
dày, ung thư vú và tế bào ruột.
Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều nghiên cứu về
cây Ổi trong ngành công nghiệp thực phẩm, về tinh dầu và lá trưởng thành
nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
lá Ổi non trong cao chiết.

Nhận thấy cây Ổi có chứa nhiều hợp chất quý có khả năng trị được
nhiều bệnh, lá non là bộ phận vừa mới sinh trưởng, sức sống tốt, nhiều tiềm
năng. Do đó, đề tài “ Khảo sát định tính thành phần hóa học, hoạt tính
kháng oxy hóa, kháng khuẩn của các cao chiết lá Ổi non (Psidium guajava
L.) được thực hiện nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng chúng trong
y học hiện đại.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài là bước đầu tìm hiểu sơ bộ thành phần hóa học cũng như hoạt
tính sinh học của lá Ổi non với các mục tiêu sau:
+ Định tính các nhóm hợp chất có trong lá Ổi non.
+ Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa ở mức độ in vitro của các cao
chiết.
+ Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết.

1
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

1.3 Nội dung nghiên cứu


Điều tra sơ bộ, thu thập, xử lý nguyên liệu: lá Ổi non sau khi thu hái
được rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột.
Điều chế cao Ethanol tổng, bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng điều
chế các cao có độ phân cực khác nhau (cao Hexane, Chloroform, Ethyl
acetate, Nước) từ cao tổng.
Định tính thành phần hóa học các cao chiết.
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH, tìm giá
trị IC50 (Half-maximal Inhibitory Concentration).
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, tìm giá trị MIC (Minimum inhibitory
concentration).

2
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây Ổi
2.1.1 Giới thiệu về họ Myrtaceae [1,2]
Họ Myrtaceae còn gọi là họ Sim hay họ Đào Kim Nương, là họ thực
vật hai lá mầm được đặt trong bộ Myrtales. Họ này là một họ lớn chứa từ
130-150 chi với khoảng 3000 loài. Chúng phân bố chủ yếu ở các khu vực
trong vùng nhiệt đới và Australia. Ở Việt Nam đến nay đã biết họ Myrtaeae
có khoảng 15 chi với 108 loài và 2 thứ. Trong đó có 16 loài đặc thù.
Các loài trong họ Myrtaceae thường là cây thân gỗ, chứa tinh dầu.
Một trong những đặc trưng nổi bật cúa họ này là li be nằm cả hai bên của
xylem (chất gỗ). Cành non thường vuông. Lá cúa chúng thuộc loại thường
xanh, mọc so le hay mọc đối, lá đơn và mép lá nhẵn. Hoa lưỡng tính, mọc
thành cụm từ 4-5 hoa đơn, các thùy đài xếp lợp, luôn có cánh hoa, nhị nhiều
rời hoặc có khi mọc thành nhóm có màu sáng và đối diện với cánh hoa,
không có triền, bầu có khi nhiều ô.

1 1 2 3

Hình 2.1: Một số cây thuộc họ Sim (Myrtaceae)


(1) Bạch Đàn; (2) Sim; (3) Ổi

2.1.2 Tổng quan về cây Ổi


2.1.2.1 Danh pháp và phân loại [3,4]
Tên khoa học: Psidium guajava L.

3
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Tên đồng nghĩa: Psidium guajava var pyriferum L., Psidium guajava
var pomiferum L..
Tên gọi khác: phan thạch lựu, thu quả, kê thi quả, phan nhẫm, bạt tử,
lãm bạt,...
Tên nước ngoài: Commom guava (Anh), goyavier hoặc goyave
(Pháp), guayabo (Tây Ban Nha), guave hoặc goejaba (Hà Lan), goiaba hoặc
goaibeira (Bồ Đào Nha).

2.1.2.2 Phân loại [4,5]


Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp : Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ: Sim (Myrtales)
Họ: Sim (Myrtaceae)
Chi: Psidium
Loài: P. Guajava
2.1.2.3 Đặc điểm hình thái [6]
Cây Ổi có thân cao khoảng 3 – 4 m, được bao bọc bởi một lớp vỏ
mỏng, trơn nhẵn, khi già bong ra thành từng mảnh. Cành non có tiết diện
hình vuông, có lông mềm, khi già hình trụ, nhẵn. Lá mọc đối, hình trái xoan
hoặc hình trứng, dài 9 – 11 cm, rộng 3 – 6 cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn,
mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ. Hoa màu trắng, mọc
đơn độc hoặc tập trung 2 – 3 cái ở kẽ lá, cuống có lông mịn, đài nhỏ có ống
4 – 5 răng không đều, tràng 5 cánh dày, có lông mịn, nhị rất nhiều, mùa ra
hoa thường vào tháng 3 – 4. Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, khi chín
có màu vàng ruột có màu đỏ, trắng hoặc vàng, hạt rất nhiều, hình bầu dục,
mùa quả tháng 8 – 9.
Ổi là cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong một giới hạn rộng
của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15 –
45oC, nhưng nhiệt độ tốt cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23 –
28oC. Cây có thể chịu được hạn, song điều kiện quá ẩm ướt, thường xuyên
có sương mù làm cho cây ra hoa, kết quả kém. Ổi trồng được ở nhiều loại
đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2. Ổi không sợ gió nhưng giống quả to lá to
khi bão bị rách lá, rụng quả.

4
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 2.2: Hình ảnh về cây Ổi và các bộ phân cây Ổi


2.1.2.4 Nguồn gốc và phân bố [3,4]
Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Theo de Candolle vùng
phát sinh của Ổi có lẽ ở giữa Mexico và Peru. Chính những người Tây Ban
Nha đã đưa cây đến các đảo ở Thái Bình Dương và Philippin, còn người Bồ
Đào Nha đã dưa cây du nhập đến Ấn Độ và sau đó đó phát triển rộng khắp
các vùng nhiệt đới khác. Trong quá trình trồng trọt và lai tạo giống, người
ta đã tạo nên rất nhiều giống Ổi khác nhau.
Ở Việt Nam, Ổi là cây ăn quả khá phổ biến, Ổi trồng hầu như ở khắp
các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn miền núi, trừ vùng cao trên 1500m.
Có khoảng từ 7 – 10 giống Ổi khác nhau như: Ổi trâu, Ổi bo, Ổi sẻ, Ổi mỡ,
Ổi găng, Ổi đào, Ổi nghệ...
2.1.2.5 Thành phần hóa học [1,3,4]
Trong lá chứa:
Tanin (7-10%) gồm gallotanins, axit ellagic và các chất chuyền hóa.
Tinh dầu (0,31%) trong đó có aromadendrene, beta-bisabolene,
caryophyllene, nerolidiol, selinene, limonene, các ancol thơm...
Các axit hữu cơ gồm axit mastinic, axit aleanolic, axit oxalic, axit
guajavolic, axit crategolic, axit psidiolic, axit ursolic.
Sterols có beta-sitosterol.

5
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Flavonoid gồm quercetin, leucocynidin, avicularin, guajaverrin.


Lá còn có Valatileoil và Eugenol.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu chiết xuất từ lá Ổi có chứa các chất
dễ bay hơi, giàu các hợp chất sesquiterpene trong đó có 27 terpen cùng với
14 alcohol và 4 ester đã được xác định.
Lá non và búp non có khoảng 7-10% tannins loại pyrogallic và 3%
nhựa.
Trong hoa chứa: axit ellagic, guaijaverin, leucocyanidin, axit oxalic,
quercetin.
Trong quả chứa:
Các đường hữu cơ (7%) như frutose, glucose, galactose, sassarose...
Các axit hữu cơ.
Các tinh dầu tạo mùi thơm thuộc các nhóm andehit và ancol như
etylacetat, butyrat, humulene, myrcene, pinene, axit cinamic.
Các sắc tố loại chlorophyl, anthocyanidin.
Pectins, pectin methylesterase.
Quả chín chứa nhiều Vitamin C và các polisacarut như Fructose,
Xylose, Glucose, Rhamnose, Galactose...
Trong rễ chứa: Arjunolic acid
Trong vỏ rễ chứa Tanin và acid hữu cơ.
Một số hợp chất sinh học của lá ổi non
 Sterol: Beta-sitosterol
Công thức phân tử: C29H50O
Khối lượng phân tử: 414,71 g/mol
Công thức cấu tạo:

Hình 2.3: Beta-sitosterol

6
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Trạng thái vật lý: là chất bột màu trắng, chất sáp có mùi đặc trưng.
Nhiệt độ nóng chảy: 136-140OC
Khả năng hòa tan: thuộc nhóm kỵ nước, tan tốt trong rượu.
 Flavonoid
Quercetin
Công thức phân tử: C15H10O7
Khối lượng phân tử: 302,236 g/mol
Công thức cấu tạo:

Hình 2.4: Quercetin


Avicularin
Công thức phân tử: C20H18O11
Khối lượng phân tử: 434,35g/mol
Công thức cấu tạo:

Hình 2.5: Avicularin

7
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Guajaverin
Công thức phân tử: C20H18O11
Khối lượng phân tử: 434,35g/mol
Công thức cấu tạo:

Hình 2.6: Guajaverin

2.1.2.6 Tác dụng dược lý [7-10]


 Tác dụng trị tiêu chảy
Tác dụng này đã được công nhận trong nhiều nghiên cứu lâm sàng,
dược học. Lá Ổi được chính thức ghi nhận trong Dược điển Hà Lan dùng
làm thuốc trị tiêu chảy:
Qua nghiên cứu lâm sàng của Zhongguo Zhong Xi Jie He Za Zhi
(2000) ở 62 trẻ em bị tiêu chảy, sưng ruột do siêu vi (rotaviral enteritis),
thời gian lành bệnh ghi nhận là 3 ngày (87,1%), rút ngắn tương đối rõ rệt so
với nhóm đối chứng.
Nghiên cứu tại Đại học Universade Feral do Rio de Janeiro (Ba Tây)
ghi nhận liều nước chiết từ lá Ổi 8 microgram/ml có hoạt tính chống lại
simian gây tiêu chảy (82,2%).
Tại Thái Lan, dùng bột lá Ổi so sánh với tetracylin để trị 122 người
tiêu chảy gồm 64 nam, 58 nữ, tuổi từ 16-55. Liều dùng cho bột lá Ổi và
tetracylin là 500mg, uống trong 3 ngày. Kết quả tương đương cho cả 2
nhóm dùng bột lá Ổi và tetracylin.
 Tác dụng trị bệnh đường ruột
Các flavonoids loại quercetin trong lá có hoạt tính bài tiết
axetylcholine trong ruột, kích thích cơ trơn ruột. Hoạt tính này giúp ngăn

8
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

chặn các ion calcium và ức chế các enzyme liên hệ đến sự tổng hợp
prostaglandins giúp giảm những cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt.
Ngoài ra lá Ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước nơi ruột. Các
lectins trong lá Ổi có thể gắn vào E.Coli ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào
vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột.
 Tác dụng kháng sinh, kháng siêu vi và diệt nấm gây bệnh
Dịch chiết từ lá và vỏ thân có tác dụng sát trùng trên các vi khuẩn như
Staphylococcus, Shigella, Salmonella, Bacillus, E.coli, Clostridium và
Pseudomonas.
Dịch chiết từ lá bằng nước muối 1: 40 có tác dụng diệt trùng trên
Staphylococcus aureus.
Nước ép tươi từ lá ở nồng độ 66% có hoạt tính diệt siêu vi Tobacco
mosaic.
Nước chiết từ lá ngăn chặn sự tăng trưởng của các nấm Trichophyton
rubrum, T.mentagrophytes và Microsporum gypseum.
 Tác dụng trên hệ tim mạch
Nghiên cứu của Đại học Universidade Federal de Sergipe, Sao
Cristovao (Ba Tây) ghi nhận dịch chiết từ lá Ổi có nhiều hoạt tính trên tim
mạch và có thể dùng để trị các trường hợp tim loạn nhịp.
Ổi có tác dụng kháng oxy hóa có lợi cho tim, bảo vệ tim và cải thiện
cải thiện các chức năng của tim.
 Tác dụng hạ đường trong máu
Nghiên cứu tại Korea Research Institute of Bioscience and
Biotechnology, Daejeon (Nam Triều Tiên) ghi nhận hoạt tính ức chế men
protein tyrosine phosphatase 1B của dịch chiết từ lá Ổi có tác dụng trị tiểu
đường loại 2.
Nghiên cứu tại Taiwan trên chuột cho thấy nước ép từ quả tươi chích
qua màng phúc toan với liều 1,0g/kg giúp làm hạ đường trong máu tạo ra
bởi alloxan.
 Theo Y học dân gian
Ổi có vị chát, hơi ngọt, tính bình. Các bộ phận dùng làm thuốc gồm
búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân. Ổi có tác dụng thu liễu (làm săn
da), cầm tiêu chảy, chống sưng tấy và cầm máu nên được dùng để điều trị

9
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

chứng đau bụng, tiêu chảy do tiêu hóa yếu, sưng ruột, kiết lỵ do nhiễm
trùng. Ngoài ra, Ổi còn được dùng để trị chấn thương, ngứa ngoài da.
2.1.2.7 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước [6,9,10-16]
Trong nước:
Theo Đỗ Huy Bích (2008), đã có một số ứng dụng lá Ổi vào việc điều
trị trong y học dân tộc như:
- Nước sắc lá Ổi 1/1 – 2/1 được dùng rửa đắp vết thương phần mềm,
làm sạch mủ, mất mùi hôi.
- Cao đặc lá Ổi với tỷ lệ 6/1 – 10/1 bôi lên các vết bỏng độ II, III có
tác dụng nhanh chóng tạo màng che phủ, làm se khô vết thương. Thời gian
bong màng thuốc và khỏi cũng tương tự như các thuốc chữa bỏng tạo màng
thuốc thường dùng khác.
- Chữa tiêu chảy:
 Búp Ổi 12g, vỏ thân Ổi 8 (g), tô mộc 8 (g), gừng 2 (g). Sắc uống
ngày 1 tháng
 Búp Ổi 20 (g), gừng sống 8 (g). Băm nhỏ, sắc uống ngày 2 lần
trong ngày.
 Lá Ổi 20 (g) , vỏ quả bòng khô 20 (g), lá trà tươi 10 (g), gừng tươi
2 lát. Sắc uống trong ngày.
Đái Thị Xuân Trang và cộng sự (2012) đã khảo sát hoạt động kháng
lại sự tăng đường huyết sau bữa ăn in vivo và intro của cao chiết lá Ổi. Kết
quả nghiên cứu này cho thấy các hợp chất trong lá Ổi có khả năng ức chế
enzyme -amylase và -glucosidase in vitro một cách có ý nghĩa. Kế đến
các con chuột được gây bệnh alloxan monohydrate và nhóm chuột bình
thường được thử nghiệm bằng cao lá Ổi chiết suất bằng ethanol với liều 400
mg/kg trọng lượng cơ thể. Các tác giả đã nhận thấy rằng cao lá Ổi có thể
kiểm soát tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn ở chuột bệnh tiểu đường.
Từ các kết quả được trình bày ở trên cho thấy lá Ổi có thề được sử dụng để
kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh Dung tại trường Đại học Cần Thơ
cho thấy cao thô methanol của lá trưởng thành cây Ổi có tác dụng kháng
khuẩn rộng ức chế đươc các chủng vi khuẩn với nồng độ ức chế tối thiểu
bao gổm: Staphylococcus aureus (128 μg/ml), Streptococcus faecalis (256
μg/ml), Aeromonas hydrophilla (256 μg/ml), Salmonella spp. (2048 μg/ml),

10
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Escherichia coli (2048 μg/ml), Pseudomonas aeruginosa (512 μg/ml),


Edwardsiella ictaluri (128 μg/ml) và Edwardsiella tarda (128 μg/ml).
Ngoài nước:
 Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2
Theo Joseph và Priya (2011) nhìn chung trong dịch chiết từ lá ổi có
chứa các hợp chất tannin, các polyphenol, flavonoid, saponin, các steroid,
và các terpenoid, triterpenoid pentacyclic, guiajaverin, quercetin, và các
hợp chất hóa học khác có khả năng hạ đường huyết và hạ huyết áp.
Một số các hợp chất trên có khả năng làm giảm chỉ số đường huyết
thông qua tác động ức chế enzym alpha-glucosidase. Đây là cơ chế đóng
vai trò quan trọng trong tác dụng chữa trị bệnh của dịch chiết từ Ổi.Trước
khi carbohydrate được hấp thụ từ thức ăn, chúng phải được phân cắt thành
các phân tử nhỏ hơn như glucose bởi các enzyme trong ruột non. Một trong
các enzym tham gia vào quá trình phân cắt carbohydrate là alpha-
glucosidase.Vì vậy, alpha-glucosidase là một enzym làm làm tăng sự hấp
thụ carbohydrate từ ruột, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng đặc biệt là
ngay sau các bữa ăn. Do dịch chiết từ lá Ổi có khả năng ức chế enzymE
này, nên carbohydrate từ thức ăn không được thủy phân và do đó khả năng
hấp thụ carbohydrate bị hạn chế.
Theo Deguchi và Miyazaki (2010) các hợp chất được chiết xuất từ lá
ổi được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường ở Đông Á và các nước khác.
Tại Nhật Bản, trà lá Ổi (Bansoureicha, Yakult Honsha, Tokyo, Nhật Bản)
đã được chứng nhận là một trong những thực phẩm chức năng và được
phép thương mại hoá. Mặt khác, chỉ số đường trong máu dưới tác dụng của
dịch chiết từ Ổi đã được nghiên cứu trên một số động vật. Nghiên cứu của
các tác giả cho phép khẳng định rằng các thành phần có hoạt tính trong dịch
chiết từ lá Ổi có khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro và do vậy có
khả năng giảm đường huyết đối với những người mắc bệnh đái tháo đường
type 2. Đối với các mô hình thử nghiệm ở chuột và một số thử nghiệm lâm
sàng, dịch chiết từ lá ổi có khả năng làm giảm hormone adiponectin (liên
quan đến chuyển hoá đường và chất béo) do đó làm giảm cholesterol trong
máu.
 Tác dụng kháng khuẩn
Joseph và Priya (2011) đã khảo sát tác dụng kháng khuẩn và kháng
nấm bằng cách sử dụng kỹ thuật khuếch tán thạch đối
với Staphylococcus aureus (vi khuẩn gram dương), và hai vi khuẩn gram
âm là Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa, cùng với nấm Candida

11
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

albicans. Theo các tác giả này, tinh dầu Ổi có khả năng tác động vào màng
tế bào vi sinh vật, làm cho màng tế bào thấm nhiều hơn hoạt chất kháng
khuẩn. Một số công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy tinh dầu Ổi có
tính đề kháng mạnh mẽ chống lại Yarrowia lipolytica (nấm men gây bệnh),
ngoài ra chúng còn có khả năng chống lại Staphylococcus aureus,
Salmonella và Escherichia coli được phân lập từ tôm.
Gần đây, tinh dầu Ổi được chứng minh có tác dụng ức chế, chống lại
vi khuẩn Bacillus cereus, Enterobactor aerogenes và Pseudomonas
fluorescens.
Theo Yoriko Deguchi và Kouji Miyazaki(2010), lá Ổi có khả năng
chống lại các vi sinh vật kể trên là do chứa nhiều flavonoid, đặc biệt là
quercetin. Phần lớn hoạt tính sinh học của lá Ổi là do quercetin có hoạt tính
kháng khuẩn cao.
Adeyemi và cộng sự (2009), đã nhận thấy trong dịch chiết từ lá Ổi có
chứa các flavonoid, tanin, saponin, các steroid, và terpenoid. Các tác giả
này đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và kết quả cho thấy ký sinh trùng
trong máu của chúng giảm đi khi sử dụng chất chiết xuất từ lá Ổi. Nghiên
cứu này cũng đã chứng minh khả năng làm tăng tuổi thọ của tất cả các con
chuột bị nhiễm bệnh khi được điều trị với dịch chiết từ lá Ổi. Thời gian
sống của chuột được kéo dài hơn từ 30 ngày đến 32 ngày so với chuột sau
khi bị nhiễm ký sinh trùng mà không dùng dịch chiết từ lá Ổi, chúng bị chết
chỉ sau 8 ngày.
 Tác dụng chống oxy hoá
Witayapan và cộng sự (2010) đã cho thấy khả năng chống oxy hóa của
các hợp chất phenol trong lá Ổi non cao gấp 1,88 và 8,72 lần so với các chất
chống oxy hóa tổng hợp butylated hydroxy toluene (BHT) và 1,75 lần cao
hơn so với vitamin E.
Theo Qian và Nihorimbere (2004) các chất chiết xuất từ lá Ổi có tính
chất chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do. Hầu hết hoạt tính
này đều có liên quan đến các polyphenol và flavonoid, tuy nhiên các chất
chiết xuất từ lá Ổi cũng chứa một số chất chống oxy hóa khác như acid
ascorbic và carotenoids.
Các nhà khoa học Thái Lan (Witayapan và Songwut Yotsawimonwat,
2010) đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chống oxy hóa của
các hợp chất phenol chiết xuất từ lá Ổi. Các tác giả này đã chỉ ra rằng quá
trình tiền xử lý mẫu lá trước khi chiết xuất, phương pháp chiết xuất, và độ

12
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

tuổi của lá Ổi ảnh hưởng đến hàm lượng các hợp chất phenol và khả năng
chống oxy hóa của chúng.
Các hợp chất chống oxy hóa của lá Ổi trồng tại Thái Lan đã được
Suganya Tachakittirungrod và cộng sự (2007) phân lập dựa trên phương
pháp phân tích quang phổ và chiết xuất bằng methanol. Các hợp chất này đã
được thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa in vitro. Kết quả cho thấy ba hợp
chất flavonoid, quan trọng đối với hoạt tính chống oxy hóa của lá Ổi là
quercetin-3-O-glucopyranoside. Kết quả này có thể được xem là cơ sở khoa
học cho các phương pháp điều trị trong y học cổ truyền.
 Tác dụng phòng ngừa ung thư
Dịch chiết từ lá, hạt Ổi đã được xem có tiềm năng ứng dụng trong các
biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u nhời có chứa các hợp chất
polyphenol và isoflavonoid. Manosroi và cộng sự (2005) cho rằng các hợp
chất chiết xuất từ Ổi có khả năng ngăn chặn các dòng tế bào ung thư khác
nhau của con người bao gồm cả tuyến tiền liệt, ruột kết, ung thư biểu bì,
cũng như bệnh bạch cầu và u ác tính từ trong cơ thể động vật khác. Một
nghiên cứu khác của Kawakami và cộng sự (2010) cũng chỉ ra rằng dịch
chiết xuất từ lá Ổi non (búp Ổi) có khả năng điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Các nghiên cứu gần đây của Joseph và Priya (2011) đã chứng minh
trong tinh dầu lá Ổi chứa hợp chất polyphenol có tác dụng làm giảm thể
tích khối u, tác động đến các dòng tế bào ung thư cổ tử cung của người như
KB và P388, các dòng tế bào tế bào ung thư này được đặc trưng bởi những
thay đổi nghiêm trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
 Tác dụng chống tiêu chảy
Joseph và Priya (2011) cho rằng dịch chiết xuất từ lá ổi chứa
quercetin có thể ức chế phóng thích acetylcholine để điều trị bệnh tiêu chảy
cấp tính. Tinh dầu chiết xuất từ lá Ổi cũng đã được thử nghiệm và cho thấy
có thể ức chế bệnh tiêu chảy gây ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus,
Salmonella spp. và Escherichia coli. Vì vậy đa số các công trình nghiên cứu
đều chỉ ra rằng dịch chiết xuất từ lá Ổi có thể được sử dụng trong phương
pháp điều trị các trường hợp tiêu chảy không tác dụng với thuốc kháng
sinh.
Beckstrom Sternberg và cộng sự (1994) cho rằng Quercetin thành
phần tác dụng chống tiêu chảy, nó có thể tăng cường hoạt động của cơ trơn
đường ruột và ức chế nhu động ruột. Ngoài ra, các flavonoid và triterpene
trong lá Ổi cũng có tác dụng chống co thắt ruột.

13
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

 Tác dụng hạ huyết áp


Theo Kawakami và cộng sự (2011) trà lá ổi có tác dụng làm hạ đường
huyết và huyết áp do hàm lượng tannin trong lá Ổi khá nhiều, đồng thời các
flavonoid, triterpenoid pentacyclic, guiajaverin, quercetin, và các hợp chất
khác cũng hiện diện trong lá Ổi. Trong một thử nghiệm trên những con
chuột cao huyết áp, dịch chiết xuất từ lá Ổi có khả năng làm giảm huyết áp
tâm thu và tâm trương
 Các tác dụng khác
Joseph và Priya (2011) đã xác định các thành phần hoá học có trong
trái Ổi, cành Ổi, lá Ổi và hạt Ổi và giá trị dinh dưỡng khá cao. Đồng thời
các tác giả này cũng đã nghiên cứu tác dụng dược lý của Ổi và kết quả chỉ
ra rằng quả Ổi có khả năng ngăn ngừa những tác nhân gây đột biến.
Ngoài ra ở Hà Lan, châu Mỹ La Tinh, Peru, Ấn Độ, Tây Phi và Đông
Nam Á lá Ổi được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị giun đường
ruột, rối loạn dạ dày, nôn mửa, rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết và phù nề.
Lá Ổi non còn dùng chữa chảy máu nướu răng bằng cách nhai. Người dân
Ấn Độ dùng nước lá Ổi làm nước súc miệng để chữa lở miệng, chảy máu
nướu răng.
Beckstrom Sternberg và công sự (1994) đã liệt kế một số công dụng
trị bệnh của Ổi như sau:
- Bệnh lỵ (vi khuẩn và a - míp), đau bụng, tiêu chảy, viêm ruột ở trẻ
con.
- Kháng sinh chống lại vi khuẩn, nấm, candidal, và a-míp.
- Cân bằng, điều hoà, bảo vệ và tăng cường tim (loạn nhịp tim và
một số bệnh tim mạch).
- Giảm ho, giảm đau (thuốc), và giải nhiệt (giảm sốt) chữa cảm lạnh,
cảm cúm, đau họng.
- Khắc phục nhiễm trùng tai và mắt.
- Thuốc điều trị giun.
Gần đây trên thế giới lá Ổi được chiết xuất để sử dụng trong một số
các công thức pha chế thảo dược với những mục đích khác nhau như làm
chất kháng sinh và chữa trị tiêu chảy, chữa trị các bệnh đường ruột cũng
như mục đích giảm cân, chữa trị tim mạch.

14
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

2.2 Tổng quan về một số nhóm chức [17]


2.2.1 Alkaloid
Alkaloid là nhóm hợp chất tự nhiên hiện diện khá nhiều trong các họ
thực vật với cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng.
Trong thực vật bậc thấp đã tìm thấy khoảng 250 alkaloid ở nấm, ở tảo
và các loài khác nhưng alkaloid phân bố nhiều nhất trong thực vật bật cao.
Trong cây một lá mầm đã tìm thấy khoảng 500 alkaloid trong khi đó ở cây
hai lá mầm đã tìm thấy khoảng 3600 chất. Người ta cũng thấy alkaloid
trong động vật, côn trùng, sinh vật biển, vi sinh vật,... Trong cây alkaloid
thường tập trung ở một số bộ phận nhất định. Ví dụ: alkaloid tập trung ở hạt
như mã tiền, cà phê,...; ở quả như ớt, hồ tiêu, thuốc phiện,...; ở lá như coca,
thuốc lá, chè,...; ở hoa như cà độc dược; ở củ như ô dầu, bình vôi, bách
bộ,...
Đa số alkaloid không màu, ở dạng kết tinh rắn với điểm nóng chảy
xác định hoặc có khoảng nhiệt độ phân hủy. Một vài alkaloid ở dạng nhựa
vô định hình, một vài alkaloid ở dạng lỏng (nicotin, coniin) và một vài
alkaloid có màu (berberin màu vàng, betanidin màu đỏ).
Alkaloid là những hợp chất có tính base yếu (do sự có mặt của nguyên
tử nitơ). Tính base của các alkaloid cũng khác nhau tùy theo sự hiện diện
của các nhóm thế R gắn trên nguyên tử nitơ. Các alkaloid ở dạng base tự do
hầu như không tan trong nước, nhưng thường tan tốt trong dung môi hữa cơ
như chloroform, diethyl ether, alcol bật thấp. Các muối của alkaloid thì tan
trong nước, alcol và hầu như không tan trong dung môi hữu cơ như
chloroform, diethyl ether, benzene. Phần lớn alkaloid có vị đắng, đặc biệt
với một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể cho phản ứng trầm hiện với thuốc
thử đặc trưng của nó.
Alkaloid là hợp chất tương đối bền, tuy nhiên, một số hợp chất thuộc
loại dẫn xuất của indol dễ bị phân hủy hoặc biến chất khi gặp ánh sáng hoặc
các tác nhân oxide hóa.
2.2.2 Flavonoid
Flavonoid là một trong những nhóm hợp chất phân bố rộng nhất trong
thiên nhiên, hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoid. Cho đến
nay có khoảng 4000 flavonoid đã biết rõ cấu trúc.
Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rất
nhiều rau, quả, hoa,... Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3-diphenylpropan,
nghĩa là 2 vòng benzen A và B nối nhau qua một dây có 3 carbon nên

15
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

thường được gọi là C6-C3-C6. Cách đánh số tùy theo dây C3 đóng hay hở.
Nếu dây C3 đóng, thì đánh số bắt đầu từ dị vòng với dị nguyên tố oxygen
mang số 1 rồi đánh tiếp đến vòng A, còn vòng B đánh số phụ. Nếu dây C3
hở, đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòng A.

Hình 2.7: Khung sườn flavonoid


Thường các flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm –OH ở vị trí 5
và 7 trên nhân A và ở vị trí 3, 4, 5 trên nhân B. Các flavonoid có thể hiện
diện ở dạng tự do hoặc dạng glycoside. Do có nhiều nhóm –OH phenol nên
các flavonoid có thể liên kết với nhau để tạo thành chất phức tạp hơn hoặc
tạo với các hợp chất khác trong cây ví dụ kết hợp với đường để tạo thành
glycoside.
Các flavonoid thường dễ kết tinh và thường có màu. Phần lớn
flavonoid có màu vàng; flavon có màu vàng nhạt hoặc màu cam, flavonol
có màu vàng đến vàng nhạt, chalcon có màu vàng đến cam đỏ. Các
isoflavon, flavonon, flavanonol, leucoantocyanidin, catechin kết tinh không
màu. Anthocyanidin thường hiện diện ở dạng glycoside ví dụ như:
pelargonidin, cyanidin, delphinidin,... tạo màu xanh dương, đỏ, tím cho
những cánh hoa và trái. Các flavonoid có độ hòa tan khác nhau tùy theo số
nhóm hydroxy (–OH) và các nhóm thế khác có trúc hóa học. Ví dụ:
flavonoid mang nhiều nhóm –OCH3 và ít nhóm –OH, có tính phân cực yếu
nên tan tốt trong dung môi ít phân cực như benzen, chloroform, ethyl
acetate. Flavonoid mang nhiều nhóm –OH, có tính phân cực mạnh sẽ hòa
tan trong các dung môi phân cực như acetone, ethanol, methanol, buthanol,
nước,... Để phân lập từng chất flavonoid, người ta áp dụng phương pháp sắc
ký cột, chất hấp phụ thông dụng là bột polyamid dùng để tách tất cả các loại
flavonoid. Có thể dùng các chất khác như silicagel, bột cellulose,... Trong
đó, silicagel dùng để tách các flavanon, isoflavon, flavonol. Muốn có đơn
chất tinh khiết thì cần phải sắc ký cột lại vài lần hoặc sắc ký lớp mỏng điều
chế.

16
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

2.2.3 Terpenoid
Terpenoid là nhóm hợp chất tự nhiên mà cấu trúc hóa học dựa trên cơ
sở các phân tử isoprene liên kết lại với nhau, có công thức tổng quát
(C5H8)n vời n ≥ 2. Tuy là dẫn xuất của isoprene nhưng isoprene lại không
phải là tiền chất của quá trình sinh tổng hợp terpenoid. Chất liệu cơ bản để
sinh tổng hợp terpenoid là pharnesyl pyrophosphate.
Dựa vào số đơn vị isoprene, người ta phân chia thành: monoterpene
(C10H16), sesquiterpene (C15H24), diterpene (C20H32), sesterterpene (C25H40),
triterpene (C30H48), tetraterpene (C40H64), polyterpene (C5H8)n.
Monoterpene (C10H16) là thành phần chính của tinh dầu, hiện diện
trong khoảng 60 họ thực vật, nhưng chủ yếu trong 10 họ. Hàm lượng tinh
dầu trong cây thường thấp, khoảng 1%, ngoại trừ nụ hoa cây Đinh hương
Syzygium aromaticum (L.) có hàm lượng tinh dầu chiếm 15-20%. Cấu trúc
hóa học của các monoterpene có thể là mạch hở 1, 2 hoặc 3 vòng với
khoảng 10 khung sườn carbon cơ bản chính.
Sesquiterpene (C15H24): tinh dầu cũng chứa những hợp chất loại
sesquiterpene, thường gặp các sesquiterpene lacton trong các cây họ Cúc.
Cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên sesquiterpene có thể là mạch
hở, 1, 2, 3 hoặc 4 vòng với khung sườn carbon cơ bản chính.
Diterpene (C20H32): trong tự nhiên, diterpene không vòng là hợp chất
phytol, diterpene đơn vòng là vitamin A. Diterpene bốn vòng có khung cơ
bản là gibberelan với ví dụ là gibberilin, chất tăng trưởng thực vật. Cấu trúc
hóa học của các hợp chất tự nhiên diterpene có thể là mạch hở, 1, 2, 3 hoặc
4 vòng với 70 khung sườn carbon cơ bản chính.
Sesterterpene (C25H40): trong tự nhiên, các hợp chất loại sesterterpene
hiện diện với số lượng nhỏ. Cấu trúc hóa học của các sesterterpene có thể là
mạch hở, 1, 2, 3 hoặc 4 vòng với 6 khung sường carbon cơ bản chính.
Triterpene (C30H48) được phân bố rộng rãi trong giới động vật và thực
vật, hiện diện ở dạng tự do hoặc glycoside. Cấu trúc hóa học của các
triterpene có thề là mạch hở, 3, 4, hoặc 5 vòng với 33 khung sườn carbon cơ
bản chính.
Tetraterpene (C40H64) còn được gọi là carotenoid. Các hợp chất này
thường có cấu trúc hóa học gồm hệ thống các nối đôi liên hợp, nên hợp chất
có màu từ vàng, cam đến đỏ tạo nên màu sắc cho hoa và trái cây. Cấu trúc
hóa họ của các tetraterpene có thể là mạch hở, 1 hoặc 2 vòng.

17
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Polyterpene (C5H8)n: các polyterpene luôn có cấu trúc mạch hở, thẳng.
Các polyterpene tự nhiên với độ polymer hóa cao ( từ 500 đến 5000 đơn vị
isoprene) là những hợp chất nhựa cây hiện diện trong khoảng 300 loài thực
vật.
Hầu hết hợp chất terpenoid có cấu trúc vòng với một số nhóm chức
như –OH, >CO, –CHO, –O–. Đặc tính chung của chúng là ít tan trong
nước, tan trong chất béo ngoại trừ các glycoside ( tạo thành khi chúng kết
hợp với oza) thì tan trong nước.
2.2.4 Steroid
Steroid là nhóm hợp chất tự nhiên phân bố rộng rãi trong giới động
vật và thực vật, với cấu trúc tổng quát là hệ thống vòng
cyclopentanoperhydrophenantren hoặc trong một vài trường hợp hiếm gặp
là sự biến đổi của hệ thống vòng nói trên.

Hình 2.8: Hệ thống vòng cyclopentanopentanoperhydrophenantren


Steroid có nhiều trong thiên nhiên như: các sterol, các nội tiết tố
(hormon) như nội tiết tố sinh dục, acid mật, hormon tuyến thượng thận, các
glycoside, đặc biệt là glycoside trợ tim, các sapogenin,...
Steroid phân bố rộng rãi, thường có mặt song song với các alkaloid
hoặc saponinsteroid. Các steroid nguồn gốc thực vật gọi là phytosterol,
nguồn gốc động vật gọi là zoosterol. Người ta thấy chúng ở thể tự do hoặc
ở thể hóa hợp như ester, glycosid.
Steroid là chất không phân cực, rất ít tan trong nước, tan trong dầu
béo; tan nhiều trong dung môi không phân cực như petroleum ether,
benzene, chloroform, nên thường dùng các dung môi này để chiết sterol.
Sản phẩm chiết được bằng dung môi hữu cơ thường là hỗn hợp các ester
sterol kết hợp với lipid, caroten, lecitin. Phải qua giai đoạn xà phòng hóa để
tách các chất này ra khỏi sterol, sau đó chiết sterol bằng dung môi hữu cơ.
Tinh chế bằng kết tinh phân đoạn. Các steroid có tác động đặc biệt đối với
cơ tim thường tồn tại dưới dạng glycoside trong tự nhiên gọi là glycoside
trợ tim. Các sapogenin steroid phân lập chủ yếu từ sự thủy phân glycoside
thực vật gọi là saponin.

18
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 2.9: Cycloartenol Hình 2.10:Solasodin

Hình 2.11: Cholesterol


2.2.5 Tannin
Tannin là loại hợp chất polyphenol phân bố rộng rãi trong họ thực vật.
Tannin có trong lá trà, lá ổi, rượu vang đỏ, nhiều loại trái cây, nhất là ttrong
vỏ trái măng cụt,... Các tannin có trọng lượng phân tử khoảng 500 – 3000.
Tannin được phân thành hai nhóm lớn tùy theo tùy theo cấu trúc hóa
học của nó. Tùy theo việc tanin đó có hoặc không bị thủy giải bởi men
hoặc môi trường acid hay base mà phân thành “ tannin thủy giải được” hoặc
“ tannin hóa đặc”.
Tannin thủy giải được là polyester khi bị thủy phân cho ra phần
aglycol là polyphenol gồm acid galic hoặc hexahydroxydiphenic.
Tannin hóa đặc là sự polymer của một vài flavanol ví dụ như catechol
hoặc epicatechol. Loại này khác với tannin thủy giải được vì nó không bị
thủy giải dưới tác dụng của acid vô cơ loãng.
Các tannin do mang nhiều nhóm –OH nên ít nhiều bị hòa tan trong
nước tạo nên dung dịch nhớt.
Khi nếm tannin có cảm giác chát, se lưỡi, do tannin làm kết tủa các
enzyme có trong nước bọt, làm cho nước bọt mất đi tính chất của nó, làm bề
mặt trong của lưỡi trơn láng.

19
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Tannin hiện diện với trọng lượng cao trong thực vật, muốn chiết lấy
tannin có thể sử dụng dung môi là nước. Làm tủa tannin bằng gelatin mặn,
bằng cách rót dung dịch gelatin mặn vào dịch chiết, khuấy nhẹ, đều rồi để
yên ở nhiệt độ phòng, tanin sẽ tủa. Do dung dịch gelatin mặn có độ nhớt
cao nên có thể thay thế bằng dung dịch polyvinylpyrolidon.
2.2.6 Saponin
Saponin là một glycoside phân bố khá rộng trong thực vật. Người ta
đã tìm thấy khoảng 500 loài thuộc 80 họ thực vật có chứa saponin, ngoài ra
saponin còn được tìm thấy ở một số động vật như: hải sâm, cá sao,...
Người ta dựa theo cấu trúc hóa học mà chia hợp chất saponin ra thành
hai loại: saponin steroid và saponin triterpenoid.
- Saponin triterpenoid: phần genin loại này có 30C, gồm saponin
triterpenoid pentacyclic và saponin triterpenoid tetracyclic.
- Saponin steroid: phần genin của saponin steroid có 27C, là dẫn xuất
của khung cholestan, gồm có 3 nhóm: spirostan, furostan và nhóm
saponin steroid alkaloid.
Saponin là các chất phân cực mạnh nên tan nhiều trong nước và các
alcol bậc thấp, rất ít tan trong acetone, không tan trong ether và hexane. Do
đó, có thể dùng 3 dung môi này để tủa saponin trong quá trình chiết xuất.
Saponin có thể được tủa bởi (CH3COO)2Pb, Ba(OH)2, (NH4)2SO4. Có
thể dùng tính tạo tủa này để phân lập saponin.
2.2.7 Glycoside
Các glycoside hiện diện trong rất nhiều họ thực vật và ở tất cả các bộ
phận của cây: lá, vỏ, hạt,...Các glycoside thường là chất kết tinh và có vị
đắng. Trong cây, chúng tồn tại dưới dạng glycoside hòa tantrong các dịch tế
bào.
Glycoside là hợp chất mà cấu trúc hóa học gồm có hai phần: phần
aglycone và phần đường.
Phần aglycone cấu tạo bởi một khung steroid, gắn với C17 là vòng
lactone, dựa vào vòng lactone, người ta chia chúng thành 2 nhóm lớn:
- Cardenoid: vòng lactone 5 cạnh, có 1 nối đôi.
- Bufadienolid: vòng lactone 6 cạnh, có 2 nối đôi.

20
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Phần đường được gắn vào C3 trên khung steroid. Cho đến nay, người
ta biết khoảng 40 loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường
như glucose, rhamnose, xylose, fucose còn có những đường là 2,6-desoxy.
Các glycoside có tính phân cực khá mạnh nên không tan trong
petroleum ether, hexane, benzene nhưng tan được trong chloroform, diethyl
ether, tan tốt trong alcol, nước.

Hình 2.12: Osmundalacton Hình 2.13: Rutin


2.3 Cơ sở lý thuyết và một số phương pháp chiết tách hợp chất thiên
nhiên [17,18]
2.3.1 Dung môi để chiết tách hợp chất ra khỏi mẫu cây
2.3.1.1 Dung môi chiết tách
Do cấu tạo của cây cỏ hoặc sinh khối thường là những chất liệu đại
phân tử (polimer, ví dụ như cellulose có trong cây cỏ, nấm mốc, thành tế
bào vi sinh vật) tương đối trơ, không hòa tan trong dung môi hữu cơ, vì thế
việc khảo sát hợp chất thiên nhiên là chiết lấy và khảo sát các chất biến
dưỡng thứ cấp (như alkaloid, steroid, terpenoid, flavonoid, iridoid,
glycoside,...) có trọng lượng phân tử nhỏ.
Thông thường người ta muốn nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có tính
ái dẩu có mức độ phân cực khác nhau, tuy nhiên, đôi khi cũng nghiên cứu
các hợp chất tự nhiên có tính ái nước. Điều này được thực hiện bằng các
chiết những hợp chất có trong cây lần lượt bằng dung môi có tính phân cực
tăng dần hoặc chiết một lần lấy tất cả các loại hợp chất bằng cách sử dụng
dung môi vạn năng methanol (có thể chiết hầu hết các loại hợp chất tự
nhiên).
Nguyên tắc tổng quát là lựa chọn dung môi và quy trình phù hợp để
chiết tách hợp chất ra khỏi mẫu cây, điều này tùy thuộc vào đặc tính của
chất biến dưỡng thứ cấp có trong cây mà người khảo sát mong muốn tách
cô lập. Các hợp chất tự nhiên có cấu trúc hóa học đa dạng, với tính chất
phân cực khác biệt nên không thể có một quy trình tổng quát nào có thể áp
dụng chung cho tất cả các nhóm, mà mỗi loại nhóm phải có một quy trình

21
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

chiết tách đặc trưng, vì vậy, khi tiến hành thực nghiệm phải thu thập đầy đủ
các tài liệu tham khảo có liên quan trực tiếp trên cây mới có thể chọn được
quy trình phù hợp.
Muốn chiết hợp chất ra khỏi cây cỏ cần chọn dung môi phù hợp, sử
dụng kỹ thuật chiết tách phù hợp bằng cách ngâm dầm, bằng máy chiết
Soxhlet,... Sau khi chiết, phần bã cây hay sinh khối còn lại được loại bỏ,
dung môi qua lọc được thu hồi bằng máy cô quay chân không ở nhiệt độ
thấp khoảng 40 – 50oC vì thực hiện ở nhiệt độ cao có thể làm hư hại một
vài hợp chất kém bền nhiệt.
2.3.1.2 Lựa chọn dung môi chiết tách
Chọn dung môi phải trung tính không độc, không quá dễ cháy, hòa tan
được hợp chất cần khảo sát, sau khi chiết tách xong, dung môi đó có thể
được loại bỏ dễ dàng. Cần tránh các dung môi độc như benzene hoặc dễ
cháy do có nhiệt độ sôi thấp như diethyl ether, carbon tetraclorua,...
Dung môi dùng để chiết tách cần phải thỏa một số điều kiện sau:
Có nhiệt độ sôi thấp, tuy nhiên nếu thấp quá thì dung môi dễ hao hụt
do bay hơi và dễ dẫn đến cháy nổ.
Không tác dụng hóa học với các chất có trong nguyên liệu và không bị
thay đổi tính chất khi sử dụng lại.
Nhiệt hóa hơi thấp để tránh tiêu hao nhiều nhiệt.
Có độ nhớt bé để không làm giảm tốc độ khuếch tán.
Có khả năng hòa tan lớn các hoạt chất nhưng rất bé đối với tạp chất.
Không tạo hỗn hợp nổ đối với không khí, không được có những tạp
chất không bay hơi và khi bay hơi không được để lại các tạp chất có mùi lạ.
Phải tinh khiết, không ăn mòn thiết bị. Không gây mùi lạ đối với sản
phẩm và không độc hại với người sử dụng.
Dể tìm và rẻ tiền.
2.3.1.3 Một số điều cần lưu ý khi sử dụng dung môi để chiết tách
Các dung môi cần được chưng cất lại và tồn trữ trong các chai lọ thủy
tinh do trong dung môi thường hay chứa một số tạp chất bẩn mà thường gặp
nhất là chất dẻo hóa. Các chất dẻo lẫn vào dung môi do dung môi thường
chứa trong các thùng làm bằng nhựa dẻo.

22
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Methanol và chloroform thường chứa tạp chất là di(2-ethylhexyl)


phthalat và chất này thường bị nhiều tác giả nhầm lẫn rằng là hợp chất tự
nhiên có chứa trong cây cỏ đang quan sát.
Chloroform, dichloromethane có thể tạo phản ứng với các loại
alkaloid như brucin, strychnin, ephedrine,... để tạo thành các alkaloid dạng
muối tứ cấp và một vài hợp chất giả tạo khác. Tương tự, các vết HCl có thể
gây ra sự phân hủy, sự khử nước, sự đồng phân hóa cho vài hợp chất hữu
cơ.
Dietyl ether ít được sử dụng để chiết vì có nhiệt độ sôi thấp, dễ cháy,
độc, có thể gây mê cho người sử dụng và có khuynh hướng tạo thành
peroxid dễ gây nổ. Peroxid này rất hoạt động, có thể oxid hóa các hợp chất
mang nhiều nối đôi liên hợp như carotenoid.
Acetone có thể tạo ra dẫn xuất acetonid nếu hợp chất chiết có chứa
nhóm cis-1,2-diol hiện diện trong môi trường acid.
Chiết bằng acid hay kiềm có thể thủy giải các hợp chất glycoside (môi
trường acid sẽ cắt đứt glycoside tại nối acetal làm mất đi phần đường) hoặc
cắt đứt nối ester (môi trường kiểm) hoặc tạo ra sự chuyển vị.
2.3.1.4 Sự hòa tan của các chất trong dung môi
Dựa vào tính phân cực của dung môi và của các nhóm hợp chất ta có
thể dự đoán sự có mặt của các chất trong mỗi phân đoạn chiết.
Trong cao chloroform hoặc cao ethyl acetate: có thể có các
hydrocarbon béo và thơm (như triglyceride, alkane mạch carbon dài, alcol
béo, ester béo, acid béo,...), các thành phần của tinh dầu (monoterpene,
sesquiterpene, một vài diterpene bay hơi được), các sterol thực vật
(phytosterols), các chất màu thực vật như carotene,...
Trong cao chloroform hoặc cao ethyl acetate: có thể có các
sesquiterpene, diterpene, coumarin, quinone, các aglycone do hợp chất
glycoside bị thủy giải, các monoglycoside (chỉ mang một phân tử đường),
một số alkaloid loại base yếu.
Trong cao methanol hoặc cao nước: có thể có các chất màu thực vật
như chlorophyl, các glycoside (saponin), các alkaloid ở dạng muối tứ cấp,
kết hợp với các acid hữu cơ, các muối amine, các tanin, các hydrate carbon
có trọng lượng phân tử nhỏ như monosaccharide, oligosaccharide, các
protein thực vật, các muối vô cơ, một số polysaccharide như: pectin, chất
nhầy, chất gôm,...

23
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

2.3.1.5 Một số thủ thuật khi cô lập các hợp chất hữu cơ
 Làm khô mẫu chất
Sau khi chiết mẫu cây bằng dung môi, lọc, thu hồi dung môi có được
cao. Cao chiết này cần được làm khô vì các lý do sau:
+ Các hợp chất trong cao sẽ ổn định bền nếu chúng hiện diện ở trạng
thái khô hơn trạng thái lỏng.
+ Để tính đúng hiệu suất của cao chiết đối với lượng cao thô ban đầu.
+ Để tiếp tục tinh chế cao bằng sắc ký cột: biết lượng cao để lấy lượng
silicagel cần thiết cho sắc kí cột.
Nếu mẫu là hợp chất tinh khiết muốn đo các số liệu phổ thì mẫu cần
được sấy khô, nếu còn lẫn vết nước, trên phổ đồ xuất hiện tính hiệu của
nước gây khó khăn trong việc giải đoán cấu trúc
 Các phương pháp làm khô mẫu
Sấy khô bằng khí trơ trong máy cô quay chân không: khi cô quay chân
không đến lúc mẫu đã khô hoàn toàn, cho một luồng khí trơ đi vào máy, đi
nhè nhẹ từ đầu trên của máy cô quay (tại đầu trên của máy, chỗ đóng mở áp
suất để tạo chân không cho máy, có một ống để châm dung dịch vào bình
cô quay mà không cần tắt ngưng máy; cho khí vào bằng ngõ này).
Sấy khô bằng bình hút ẩm: mẫu cần làm khô được đặt trong một
becher, miệng của becher được đậy bằng một tờ giấy lọc tạo một số lỗ nhỏ.
Đặt becher vào bình hút ẩm đậy nắp bình lại. Cho máy bơm hút hoạt động
cho đến khi mẫu chất khô thì ngưng lại.
2.3.2 Phương pháp chiết tách hợp chất ra khỏi cây
Có nhiều cách để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ. Các
phương pháp đều xoay quay quanh hai phương pháp chính là chiết rắn-lỏng
và chiết lỏng-lỏng.
2.3.2.1 Phương pháp chiết rắn – lỏng
Kỹ thuật chiết ngâm dầm
Dụng cụ: bình chứa bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ, hình trụ đứng,
có nắp đậy. Tránh sử dụng bình bằng nhựa vì dung môi hữu cơ có thể hòa
tan một ít nhựa gây nhầm lẫn là hợp chất đó có chứa trong cây.
Phương pháp thực hiện: bột cây được đặt trong bình, Rót dung môi
tinh khiết vào bình cho đều xấp bề mặt của lớp bột cây. Giữ yên ở nhiệt độ
phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi xuyên thấm vào cấu

24
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Sau đó, dung dịch
chiết được lọc ngang qua tờ giấy lọc, thu hồi dung môi sẽ có được cao
chiết. Tiếp theo, rót dung môi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục quá
trình chiết thêm một số lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Có thể gia
tăng hiệu quả của sự chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xốc đều lớp bột
cây hoặc có thể gắn vào máy lắc để lắc nhẹ (chú ý nắp bình bị bung ra làm
dung dịch chiết bị trào ra ngoài). Mỗi lần ngâm dung môi, chỉ cần 24 giờ là
đủ vì với một lượng dung môi cố định trong bình, mẫu chất chỉ hòa tan vào
dung môi đến khi đạt mức bão hòa. Dung môi sau khi thu hồi được làm
khan nước bằng các chất làm khan và được tiếp tục sử dụng để chiết các lần
sau.
2.3.2.2 Phương pháp chiết lỏng – lỏng
Phương pháp chiết lỏng – lỏng được áp dụng để phân chia cao alcol
thô ban đầu thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.
Nguyên tắc: dung môi có tính phân cực khác nhau (yếu, trung bình,
mạnh) sẽ hòa tan tốt các hợp chất có tính phân cực tương ứng với nó. Đây
là phương pháp dựa trên sự phân bố của chất tan vào hai pha lỏng và hai
pha lỏng này không hòa tan vào nhau. Việc chiết lỏng-lỏng được thực hiện
bằng bình lóng. Trong đó, cao alcol thô ban đầu được hòa tan vào nước.
Việc chiết được thực hiện lần lượt bằng các dung môi hữu cơ có độ
phân cực tăng dần. Với mỗi loại dung môi, việc chiết được thực hiện nhiều
lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung môi, đến khi chiết kiệt mới
chuyển sang dung môi khác.

Hình 2.14: Chiết lỏng-lỏng

25
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

2.4 Tổng quan về gốc tự do và chất chống oxy hóa [19-22]


Khái niệm “Stress oxy hóa” đang là mối quan tâm hàng đầu của giời
khoa học. Đây là hiện tượng xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có sự mất cân
bằng của việc sản sinh các gốc tự do và hoạt động của các “chất chống oxy
hóa”. Hiện tượng này là nguyên nhân của rất nhiều bệnh nguy hiểm trong
đó có ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh suy giảm hệ thần kinh
(Alzheimer, Parkinson) và lão hóa sớm.
2.4.1 Gốc tự do
2.4.1.1 Gốc tự do
Gốc tự do là những nguyên tử, nhóm nguyên tử hoặc phân tử mà ở lớp
ngoài cùng có những electron chưa ghép đôi. Vì có năng lượng cao và kém
bền nên các gốc tự do dễ dàng tham gia vào các phản ứng oxy hóa-khử,
polymer hóa, phản ứng với những đại phân tử như protein, lipid, ADN,...
gây rối loạn các quá trình sinh hóa trong cơ thể. Đồng thời, khi một phân tử
khi bị các gốc tự do tấn công, nó sẽ mất điện tử và trở thành một gốc tự do
mới, sau đó lại tiếp tục tấn công các phân tử khác, tạo nên một phản ứng
dây chuyền gây ra các biến đổi có hại cho cơ thể. Gốc tự do có thể tồn tại
độc lập, nhưng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Chúng cũng có thể kết
hợp với nhau tạo nên một phân tử mới, chẳng hạn như:
H● + H ● H2
2.4.1.2 Nguồn gốc phát sinh gốc tự do
Các gốc tự do trong cơ thể có thể do các yếu tố như ô nhiễm môi
trường, thứ ăn bị nhiễm chất độc có hại, rượu bia, thuốc lá,... củng có thể do
chính cơ thể sinh vật sinh ra.
 Gốc tự do có nguồn gốc nội sinh
Gốc tự do có nguồn gốc nội sinh được hình thành do những quá trình
chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể.
Chẳng hạn như trong chuỗi chuyền điện tử của hô hấp tế bào, một số
điện tử có thể bị rò rỉ, sau đó chúng tương tác với oxy và hình thành nên
gốc superoxide. Khoảng 2-5% oxy sử dụng cho trao đổi chất hiếu khí trong
ti thể chuyển hóa thành gốc tự do có nhóm oxy hoạt động (reactive oxygen
species-ROS). Bên cạnh đó, quá trình thực bào của các tế bào bạch cầu khi
có các sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể củng sinh ra các gốc tự do, thông
qua việc hoạt hóa enzyme NADPH-oxidase ở màng bạch cầu, enzyme này
xúc tác cho phản ứng giữa O2 và NADPH tạo nên gốc tự do superoxide

26
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

O2●−, từ đó tạo ra nhiều gốc tự do khác nhằm tiêu diệt các sinh vật lạ xâm
nhập vào cơ thể. Các ion kim loại chuyển tiếp trong cơ thể còn có thể tham
gia vào các phản ứng tạo gốc tự do, ion sắt hoặc đồng phân hủy lipid
hydroperoxide tạo gốc tự do peroxide, sau đó gốc tự do này tham gia vào
phản ứng dây chuyền peroxide hóa lipid gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc
vận động gắng sức cũng phát sinh nhiều gốc tự do trong cơ bắp và cơ tim.
 Gốc tự do có nguốn gốc ngoại sinh
Gốc tự do ngoại sinh hình thành do các yếu tố ngoại lai như ô nhiễm
môi trường, tác động của tia tử ngoại trong ánh nắng Mặt Trời, thuốc lá,
rượu bia, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thức ăn,...
Việc sử dụng nhiều loại thuốc trị bệnh củng có thể tạo ra các gốc tự
do, như các kháng sinh có nhóm quinoid, thuốc chống ung thư như
bleomycin và các loại thuốc cản trở sự phát triển của tế bào,... Xạ trị điều trị
ung thư cũng là một nguyên nhân sinh ra gốc tự do, các bức xạ được sử
dụng trong xạ trị tác động và truyền năng lượng cho các thành phần của tế
bào, sinh ra các gốc tự do, các gốc tự do này tiếp tục phản ứng với oxy hòa
tan trong dịch tế bào sinh ra các ROS, tiếp tục gây ra các dây chuyền phản
ứng khác gây tổn thương tế bào, bất lợi cho cơ thể. Hút thuốc cũng như hít
phải khói thuốc lá gây ra những tổn thương cho đường hô hấp, mà nguyên
nhân một phần là do lượng lớn các gốc tự do bền trong nhự thuốc như
semiquinon có dẫn xuất từ quinon và hydroquinon có trong khối thuốc lá
gây ra những tổn thương cho phế nang,...
2.4.1.3 Lợi ích của gốc tự do đối với cơ thể
Khi số lượng gốc tự do nằm trong khả năng kiểm soát của cơ thể,
chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể.
Chẳng hạn như quá trình hô hấp tế bào nhằm tạo năng lượng cho các
hoạt động sống, có bản chất là chuỗi phản ứng oxy hóa-khử và các gốc tự
do là sản phẩm ttrung gian của chuỗi phản ứng này. Gốc tự do còn có vai
trò khá lớn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, góp phần tiêu diệt các sinh
vật có hại xâm nhập vào cơ thể, đồng thời quét dọn các tế bào già cõi, tế
bào chết trong cơ thể, tạo điều kiện ch ocac1 tế bào mới, khỏe mạnh sinh
sôi và phát triển. Ngoài ra, gốc tự do còn góp phần ức chế, tiêu diệt các tế
bào bất thường như tế bào ung thư.
2.4.1.4 Tác hại của gốc tự do đối với cơ thể
Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, cơ thể có khả năng sinh ra các chất
chống oxy hóa giúp trung hòa lượng gốc tự do sinh ra torng các quá trình

27
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

chuyển hóa của cơ thể củng như các gốc tự do ngoại sinh. Thế nhưng khi
bước sang tuổi trung niên hay khi cơ thể không đạt trạng thái khỏe mạnh,
cân bằng vốn có giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa bị phá vỡ, kéo theo
đó là hàng loạt chuỗi phản ứng bất lợi lên các phân tử lipid, protein, acid
nucleic của tế bào, dẫn đến hàng loạt các tổn thương và kết quả là sự hoạt
động bất thường của các cơ quan.
Các gốc tự do tấn công lên màng tế bào, làm màng tế bào mất dần
chức năng sinh học, quá trình trao đổi chất từ đó bị cản trở, các mô dần bị
thoái hóa và sau cùng dẫn đến sự chết của tế bào. Hậu quả của sự tấn côn
đó là hàng loạt các bệnh như Parkinson, Alzheimer, các bệnh về thần kinh,
tim mạch, đái tháo đường, suy giảm hệ thốn miễn dịch, ung thư,... Ngoài ra,
khi cơ thể bị yếu đi, hiệu suất làm việc của hệ thống enzyme sửa sai với
nhiệm vụ loại đi những điểm bị hỏng trên ADN củng giảm đi, khi đó gốc tự
do dễ dàng tấn công vào nhóm đường deoxyribose và base nitơ của nhóm
purin, pirimidin của ADN, sinh ra các thể độc biến gây hại cho cơ thể.
2.4.2 Chất chống oxy hóa
2.4.2.1 Khái niệm về chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là chất trực tiếp hay gián tiếp ngăn cản, trung hòa
hay loại bỏ tác dụng có hại của các gốc tự do với cơ thể. Chúng có thể trực
tiếp phản ứng với các gốc tự do, tạo nên sản phẩn mới kém hoạt động hơn
nhằm ngăn phản ứng dây chuyền do gốc tự do gây ra. Cũng có thể gián tiếp
tạo phức với các ion kim loại chuyển tiếp hoặc ức chế các enzyme xúc tác
cho quá trình hình thành gốc tự do, giúp ngăn cản sự hình thành của gốc tự
do.
2.4.2.2 Phân loại chất chống oxy hóa
Có nhiều cách phân loại chất chống oxy hóa dựa trên nguồn gốc, cấu
trúc của chất chống oxy hóa. Cũng có thể phân loại gốc tự do dựa trên bản
chất enzyme hoặc không có bản chất enzyme của gốc tự do.
Chất chống oxy hóa có bản chất enzyme
Đây là hệ thống các chất chống oxy hóa nội sinh tồn tại chủ yếu ở tế
bào, nhằm duy trì căn bằng giữa lượng gốc tự do và chất chống oxy hóa
trong cơ thể, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công do các gốc tự do gây ra
trong suốt các quá trình sinh lý và bệnh lý. Hệ thống này gồm các enzyme
như: superoxide dismutase, glutathion peroxidase, catalase.
Chất chống oxy hóa không có bản chất enzyme

28
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Bên cạnh các chất chống oxy hóa có bản chất enzyme có nguồn gốc
nội sinh, cơ thể còn có các chất chống oxy hóa không mang bản chất
enzyme củng có nguồn gốc nội sinh như Vitamin A, glutathione, glycin,
methionine,... và các chất chống oxy hóa ngoại sinh có trong thực phẩm
như Vitamin C, vitamin E, flavonoid, lignan, alkaloid, courmarin, terpene,
carotenoid,...
2.4.2.3 Nguyên tắc hoạt động
Các chất chống oxy hóa hoạt động theo phương thức sau:
Phá vỡ chuỗi phản ứng (ví dụ: -tocopherol sẽ hoạt động trong pha
lipid đễ giữ lại gốc tự do)
Bằng cách làm giảm nồng độ của loại phản ứng có oxy ( ví dụ:
Glutathione).
Bằng cách làm sạch gốc tự do khởi tạo ( ví dụ: Superoxide dimustase
hoạt động trong pha lipid để giữ lại các gốc tự do superoxide).
Bằng cách tạo phức càng với kim loại chuyển tiếp: một nhóm các hợp
chất hoạt động bằng cách cô lập các kim loại chuyển tiếp.
2.4.3 Phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng oxy hóa bằng sử
dụng gốc tự do DPPH
DPPH (1,1-diphenyl-2-picryhydrazyl) là một gốc tự do ổn định và có
thể nhận một electron hoặc gốc hydro để trở thành một phân tử có tính chất
nghịch từ ổn định. Chất chống oxy hóa tương tác với DPPH để chuyển cả
electron và nguyên tử hydro đến DPPH, vì vậy nó vô hiệu hóa tính chất của
gốc tự do, dựa vào mức độ thay đổi màu sắc ta xác định được khả năng loại
bỏ gốc tự do của thuốc. Vì sự dễ dàng và tiện lợi của sự tương tác này nên
hiện nay nó được sử dụng rộng rãi trong việc sàng lọc hoạt tính của gốc tự
do.
Để đánh giá khả năng kháng oxi hóa của một hợp chất cụ thể hoặc cao
chiết, ta cho hợp chất/cao chiết đó phản ứng với gốc tự do ổn định DPPH
trong MeOH. Khảo sát sự làm giảm độ hấp thụ của DPPH bởi các hợp
chất/cao chiết sẽ đánh giá được khả năng loại bỏ gốc tự do của chúng. Gốc
tự do DPPH hấp thụ cực đại ở bước sóng 517 nm. Nhưng khi tương tác với
các chất có tính oxy hóa, độ hấp thụ sẽ giảm hoặc biến mất.
Độ hấp thụ của DPPH ttrong dung dịch đệm của MeOH cao nhất, tiếp
đó là trong MeOH, dung dịch đệm của EtOH. Vì vậy khi pha DPPH trong
dung dịch đệm của MeOH sẽ nhạy hơn EtOH khi đo quang phổ hấp thụ.

29
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

2.5 Tổng quan về một số loại vi khuẩn gây hại phổ biến và các
phương pháp thử tác dụng kháng khuẩn.
2.5.1 Một số loại vi khuẩn phổ biến
2.5.1.1 Vi khuẩn Escherichia coli [23,24]
 Đặc điểm hình thái:
E. coli là một trực khuẩn hình que ngắn, dài khoảng 6 µm và rộng 2-3
µm, tròn ở hai đầu, tế bào thường đứng riêng lẽ nhưng đôi khi cũng xếp
thành chuỗi ngắn, có tiêm mao quanh thân nên có thể di động, rất ít chủng
E. coli có vỏ. Vi khuẩn không có khả năng sinh nha bào, có thể có giáp mô.

Hình 2.15: E. coli


 Dịch bệnh do E. coli gây ra
Theo ECDC (2011) trong những năm gần đây, dịch bệnh do E. coli
đang bùng phát mạnh mẽ tại các nước Châu Âu. Năm 1996, dịch E. coli
bùng phát tại Anh gây ra 11 ca tử vong và 216 trường hợp nhiễm bệnh.
Năm 2011, E. coli trở thành một đại dịch nguy hiểm ở Đức, làm hơn 3.800
người nhiễm bệnh và cướp đi sinh mạng của hơn 54 người, nhiều nạn nhân
may mắn thoát chết cũng rơi vào tình trạng suy thận nghiêm trọng. Theo
bản báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu,
dịch bệnh đang có chiều hướng lây lan sang các quốc gia lân cận. Tại Thụy
Điển, các nhà chức trách địa phương đã phát hiện ra 9 trường hợp mắc phải
hội chứng HUS (hội chứng tán huyết – tăng urê máu do nhiễm phải chủng
E. coli O157:H7), trong đó có 4 người vừa đến miền bắc nước Đức. Đan
Mạch có 4 người nhiễm, Anh có 3 người nhễm và Hà Lan có 1 người bị
nhiễm phải hội chứng HUS.
Một cuộc khảo sát ở Việt Nam cho thấy, trong tổng số 90 mẫu thịt
kiểm tra có đến hơn 50% số mẫu bị nhiễm E. coli. Toàn bộ 100% chủng
phân lập được có độc lực cao, đều gây chết chuột bạch trong phòng thí
nghiệm trong vòng 24-72 giờ. Trong số các chủng E. coli phân lập được, có

30
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

3 chủng thuộc về serotype O26, O55, O157 có thể gây nguy hiểm cho sức
khỏe người tiêu dùng.
2.5.1.2 Vi khuẩn Staphylococcus aureus [25-29]
 Đặc điểm hình thái
S. aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính khoảng 0,5-
1,5 µm, có thể đứng riêng lẽ, từng đôi, từng chuỗi ngắn hoặc từng chùm
không đều nhau dạng chùm nho. Vi khuẩn không di động và không sinh
bào tử, cư trú trên da, màng nhày trong các cơ quan của con người và động
vật máu nóng.

Hình 2.16: S. aureus


 Dịch bệnh do S. aureus gây ra
Ngộ độc do S. aureus đứng hàng thứ hai sau Salmonella. Những thực
phẩm bị nhiễm tụ cầu và gây ngộ độc thường gặp là thịt, cá, gà và sản phẩm
của chúng, rau cải, trứng, nấm, sữa và sản phẩm từ sữa, kem, phomai, thực
phẩm lên men.
Ở Đài Loan, S. aureus chiếm 30% trong số các vụ dịch từ năm 1986
đến năm 1995. Vào tháng 6 năm 2000, vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu tại
một trường trung học ở Taichung County làm 10 trong số 356 học sinh có
biểu hiện ngộ độc 2-3 giờ sau khi ăn sáng.
Tại Brazil, vào tháng 2 và tháng 5 năm 1999 đã xảy ra hai vụ dịch làm
378 người bị ngộ độc do dùng phomai và sữa tươi có nhiễm tụ cầu.
Tại Pháp, năm 1997 các nhà chức trách địa phương đã phát hiện ra S.
aureus là tác nhân gây ra 569 trong tổng số 1142 vụ ngộ độc thực phẩm.
Tại Mỹ, từ năm 1969-1990 có đến 50% số vụ ngộ độc thực phẩm do
S. aureus ký sinh trong thịt gây ra (đặc biệt là thịt muối), 22% số vụ ngộ
độc thực phẩm do S. aureus ký sinh trong gia cầm, 8% số vụ ngộ độc thực
phẩm do S. aureus ký sinh trong sữa và sản phẩm từ sữa, 7% số vụ ngộ độc

31
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

thực phẩm do S. aureus ký sinh trong cá, tôm, cua hoặc ghẹ và 3,5% số vụ
ngộ độc thực phẩm do S. aureus ký sinh trong trứng.
2.5.2 Phương pháp thử tác dụng kháng khuẩn [30,31]
2.5.2.1 Phương pháp khoanh giấy
Nguyên tắc: Xác định khả năng của dịch trích được tẩm vào khoanh
giấy, khuếch tán vào lớp thạch ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở xung
quanh giấy tẩm dịch trích. Vùng ức chế càng lớn tác dụng kháng khuẩn của
dịch trích càng mạnh.
Cũng giống như phương pháp ống trụ chỉ khác là thay ống trụ bằng
các khoanh giấy thấm đường kính khoảng 6 mm. Các khoanh giấy thấm sau
khi đã khử trùng đem đặt lên các đĩa thạch (đã cấy vi khuẩn) rồi nhỏ 1 đến
2 giọt dung dịch thử. Có thể nhúng khoanh giấy vào dung dịch dược liệu rồi
đặt lên đầu mũi kim cho khô trước khi đặt lên thạch.
2.5.2.2 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) [32]
MIC (minium inhibitory concentration) là thuật ngữ chỉ nồng độ tối
thiểu của dung dịch thử ức chế sự phát triển của vi khuẩn. MIC được sử
dụng trong các thử nghiệm đánh giá độ nhạy cảm của dịch thử.
Phương pháp môi trường đặc
Mục đích: Kỹ thuật này nhằm mục đích xác định chính xác nồng độ
nhỏ nhất của dung dịch thử có tác dụng ức chế sự phát triển của một chủng
vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy (phương pháp định lượng).
Nguyên lý: Dung dịch thử được pha loãng trong môi trường thạch
theo cấp độ giảm ½. Vi khuẩn được cấy trên đĩa kháng sinh và được ủ ấm
cho phát triển. Nồng độ thấp nhất khi quan sát bằng mắt thường với khuẩn
lạc ≤ 3 được xác định là giá trị MIC.

Hình 2.17: Phương pháp pha loãng trong thạch (môi trường đặc)

32
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Hóa Lý, Khoa Khoa học Tự
nhiên - Trường Đại học Cần Thơ.
 Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2015.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Dung cụ và thiết bị
 Tủ sấy: dùng để sấy nguyên liệu và các dụng cụ thủy tinh
 Tủ cấy vô trùng (Laminar, Việt Nam)
 Nồi khử trùng nhiệt ướt (Hirayama, Nhật Bản)
 Máy cô quay chân không
 Bếp điện
 Cân điện tử
 Máy soi quang phổ UV
 Bình lóng
 Bình cầu
 Phễu chiết: 500 ml, 1000 ml
 Becher 100 ml, 500 ml
 Micro pipet 10 μl, 100 μl, 1000 μl
 Ống nghiệm
 Ống đong 10 ml, 100 ml, 250 ml
 Ống nhỏ giọt, Pasteur pipet
 Ống mao quản
 Giấy lọc
 Đĩa petri
 Que cấy

33
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

3.2.2 Dung môi và hóa chất


Bảng 3.1: Dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
Tên dung môi và hóa chất Ghi chú
Ethanol 96o Công nghiệp
Hexane Chemsol
Chloroform Chemsol
Ethyl acetate Chemsol
Nước cất
Methanol Trung Quốc
Acetone Chemsol
Môi trường LB
L-Ascorbic acid ( Vitamin C)
1,1-diphenyl-2-picryhydrazyl (DPPH)
Sodium sulfate khan Trung Quốc
Vanilline
Sulfuric acid Trung Quốc
Các hóa chất cần thiết khác

3.3 Phương pháp nghiên cứu


3.2.1 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu
Lá Ổi non (Psidium guajava L.) được thu hái tại xã Tân Ngãi, thành
phố Vĩnh Long. Mẫu lá được định danh bởi Ths. Đặng Minh Quân, phó
trưởng bộ môn sư phạm Sinh, khoa Sư Phạm, Đại học Cần Thơ. Sau khi
loại bỏ phế phẩm, mẫu lá cây được rửa sạch, rồi đem phơi khô cho đến khi
khối lượng không đổi. Sau đó xay nhuyễn thu được mẫu nguyên liệu.
3.2.2 Phương pháp điều chế các loại cao
3.2.2.1 Điều chế cao Ethanol tổng bằng phương pháp ngâm dầm
Mẫu nguyên liệu ban đầu có khối lượng 10 kg sau khi phơi khô
nghiền thành bột thu được 1,8 kg với độ ẩm của mẫu khoảng 82%. Bột cây
được cho vào túi vải nhỏ sau đó được ngâm với lượng vừa đủ ethanol 96o .
Mỗi lần ngâm khoảng 24 giờ, dịch chiết được lọc qua giấy lọc rồi cô quay

34
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

thu hồi dung môi. Dung môi thu hồi được trong quá trình cô quay sẽ được
cho trở lại vào bình thủy tinh để tiếp tục chiết, tiếp tục thực hiện quá trình
như thế vài lần cho đến khi chiết kiệt các chất từ mẫu bột nguyên liệu. Phần
dịch chiết được cô quay đuổi dung môi, thu được cao Ethanol tổng.
Hiệu suất trích cao Ethanol tổng từ nguyên liệu ban đầu:

Hình 3.1: Ngâm dầm mẫu bột khô Hình 3.2: Cô quay chân không
lá Ổi non

Hình 3.3: Cao Ethanol tổng


3.2.2.2 Điều chế các cao thành phần bằng phương pháp chiết lỏng
– lỏng
Cao tổng được chiết lỏng – lỏng với dung môi có độ phân cực tăng
dần ( hexane, chloroform, ethyl acetate, nước,...). Sau đó cô quay thu hồi
dung môi sẽ được các cao tương ứng.
 Điều chế cao Hexane
Hòa tan cao ethanol vào một lượng tối thiểu methanol (Me), thêm vào
một lượng rất ít nước cất, thu được dung dịch ban đầu, dung dịch này được
chiết lỏng – lỏng với Hexane. Cho 50 ml Hexane vào bình lóng 1000 ml,
sao đó cho vào một lượng cao ethanol khoảng 50ml, tiếp tục cho thêm một

35
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

lượng Hexane khoảng 100 – 200 ml, lắc mạnh nhiều lần. Sau khi lắc, để
yên bình lóng trên giá đỡ khoảng 15 phút để hỗn hợp trong bình lóng tách
thành hai pha, pha hữu cơ có tỉ trọng thấp hơn chứa các chất tan trong
Hexane nằm phía trên, phần phía dưới là pha nước. Mở van bình lóng, hứng
riêng pha hữu cơ và pha nước. Pha nước được chiết tiếp với dung môi cho
đến khi chấm SKLM trên pha hữu cơ không còn chất nữa thì dừng lại (
hoặc nhỏ một giọt pha hữu cơ trên tấm kính sạch, nếu dung môi bay hơi hết
không để lại chất gì thì xem như việc chiết đã hoàn thành). Tiến hành chiết
cho đến hết lượng cao Ethanol ban đầu. Dịch chiết Hexane từ các lần chiết
được gom lại, làm khan với Na2SO4, đuổi dung môi thu được cao Hexane.

Hình 3.4: Cao Hexane


 Điều chế cao Chloroform
Phần lớp dưới khi chiết với Hexane sẽ đem chiết lỏng – lỏng với dung
môi Chloroform. Do Chloroform có tỉ trọng lớn hơn nên pha hữu cơ
Chloroform nằm ở lớp dưới, pha nước nằm ở lớp trên. Chiết nhiều lần để
đảm bảo chiết kiệt. Gom các dịch chiết, cô quay thu hồi dung môi thu được
cao Chloroform.

Hình 3.5: Cao Chloroform

36
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

 Điều chế cao Ethyl acetate


Phần lớp trên sau khi chiết với Chloroform tiếp tục đem chiết với
dung môi Ethyl acetate bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng. Khi chiết với
Ethyl acetate ta thu được lớp trên chính là dịch chiết của Ethyl acetate.
Chiết nhiều lần để đảm bảo chiết kiệt. Gom các dịchh ciết, cô quay thu hồi
dung môi thu được cao Ethyl acetate.

Hình 3.6: Cao Ethyl acetate


 Điều chế cao Nước
Phần lớp dưới sau khi chiết với Ethyl acetate đem làm cô quay, rồi
làm khan, thu được cao nước.

Hình 3.7: Cao Nước


Hiệu suất chiết cao phân đoạn từ cao Ethanol tổng:

37
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Quy trình điều chế cao tổng và cao thành phần được tóm tắt trong sơ
đồ sau:

Lá Ổi non tươi (10 kg)

Rửa sạch, phơi khô


N Nghiền thành bột

Bột lá khô (1,8 kg)

n Cô quay, thu hồi dung môi


n Ngâm dầm với EtOH 96o

Cao Et tổng (230,63 g)

Thêm nước vừa đủ để hòa tan


Chiết lỏng – lỏng với Hex
n Cô quay, thu hồi dung môi

Cao Hex (30,30 g) Phần còn lại


Chiết lỏng – lỏng với C
n Cô quay, thu hồi dung môi

Cao C (30,89 g) Phần còn lại


Chiết lỏng – lỏng với Ea
n Cô quay, thu hồi dung môi

Cao Ea (11,90 g) Cao Nước (89,84 g)

Hình 3.8: Sơ đồ điều chế các loại cao

38
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

3.2.3 Phương pháp định tính thành phần hóa học các loại cao
Sử dụng một số thuốc thử đặc trưng để định tính các nhóm hợp chất
hữu cơ có trong cao tổng và các cao thành phần.
3.2.3.1 Định tính sự hiện diện của Alkaloid
 Thuốc thử Dragendorff (Potassium bismuth iodide)
Công thức:
Dung dịch A: 8 g Bi(NO3)3.H2O +25 mL HNO3 30% (d=1,18).
Dung dịch B: 28 g KI + 1ml HCl 6N + 5mL nước cất.
Hỗn hợp hai dung dịch A và B, để yên trong tủ lạnh ở 5oC cho tủa màu
nâu sậm và tan trở lại, lọc, thêm nước cất đủ 100 mL được thuốc thử
Dragendorff.
Hiện tượng: nếu có Alkaloid sẽ xuất hiện kết tủa vàng cam_ đỏ nâu.
 Thuốc thử Wagner
Hòa tan 1,27 g I2 và 2 g KI trong 20 mL nước cất, thêm nước cho đủ
100mL.
Hiện tượng: nếu có alkaloid sẽ xuất hiện tủa màu nâu (nâu sáng_ nâu
đen).
3.2.3.2 Định tính sự hiện diện của Flavonoid
 Thuốc thử FeCl3 5%
Hiện tượng: nếu có Flavonoid sẽ xuất hiên kết tủa màu xanh đen.
Phản ứng dương tính.
 Tác dụng với H2SO4 đậm đặc
Hiện tượng: Nếu có Flavon và Flavonol cho màu vàng đậm đến màu
cam và có phát huỳnh quang đặc biệt. Chalcon, auron cho màu đỏ hoặc
xanh dương-đỏ. Flavanon cho màu từ cam đến đỏ.
 Thuốc thử 1% NaOH/ethanol
Nhỏ dung dịch NaOH vào dịch cao được hòa tan trong ethanol.
Hiện tượng: nếu có Flavonoid sẽ cho màu từ vàng đến cam-đỏ.
3.2.3.3 Định tính sự hiện diện của Steroid và Triterpenoid
 Thuốc thử Liebermann-Burchard

39
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Công thức: 1mL anhydrid acetic + 1 mL chloroform, làm lạnh, thêm


một giọt H2SO4 đậm đặc.
Cho mẫu vào ở thể rắn hoặc pha trong chloroform.
Hiện tượng: nếu có Steroid thì dung dịch đổi màu thành xanh dương,
lục, cam hoặc đỏ, màu này bền không đổi.
 Thuốc thử Salkowski
Hòa tan 1-2 mg mẫu thử trong 1 mL chloroform và nhỏ thêm 1 mL
H2SO4 đậm đặc.
Hiện tượng: dung dịch đổi màu thành đỏ đậm, xanh, xanh-tím, phản
ứng dương tính.
3.2.3.4 Định tính sự hiện diện của Tannin
 Thuốc thử Stiasny
Công thức: 20 mL formol 36% + 10 mL HCl đậm đặc.
Hiện tượng: nếu có Tannin sẽ xuất hiện trầm hiện màu đỏ, phản ứng
dương tính.
 Thuốc thử Pb(CH3COO)2 bão hòa
Hiện tượng: nếu có Tannin sẽ xuất hiện kết tủa.
3.2.3.5 Định tính sự hiện diện của Saponin
Dựa vào tính chất tạo bọt của Saponin.
Ống nghiệm 1: 5 mL NaOH 0,1N (pH=13) + 3 giọt dịch cao.
Ống nghiệm 2: 5 mL HCl 0,1N (pH=1) + 3 giọt dịch cao.
Bịt miệng 2 ống nghiệm, lắc mạnh cả 2 ống, để yên 15 phút và quan
sát cột bọt trong 2 ống nghiệm.
Hiện tượng: Nếu trong 2 ống nghiệm có cột bọt bền trong 5 phút và độ
cao cột bọt trên 1cm thì mẫu thử có chứa Saponin.
3.2.3.6 Định tính sự hiện diện của Glycoside
 Thuốc thử Tollens (Tác dụng lên phần aglycone)
Pha 0,5 mL dung dịch AgNO3 10% với 0,5 mL dung dịch NaOH 10%.
Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH4OH đến khi tan kết tủa.
Hiện tượng: nếu có Glycoside sẽ xuất hiện kết tủa Bạc bám quanh ống
nghiệm, phản ứng dương tính.

40
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

 Thuốc thử Fehling (Tác dụng lên phần đường)


Công thức:
Fehling A: dung dịch CuSO4
Fehling B: dung dịch muối Kali Natri Tartrat
Cho vào ống nghiệm vài giọt Fehling A, vài giọt Fehling B với tỉ lệ
1:1, lắc, khi đó xuất hiện màu xanh thẫm, thêm dịch cao vào rồi đun cách
thủy.
Hiện tượng: nếu có Glycoside sẽ xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch, phản
ứng dương tính.
3.2.4 Phương pháp bẫy gốc tự do DPPH
3.2.4.1 Giới thiệu về gốc tự do DPPH
DPPH là gốc tự do bền (tránh ánh sáng); ổn định trong methanol,
không tự kết hợp để tạo thành nhị phân tử. Dung dịch có màu tím, bước
sóng hấp thu cực đại tại 517 nm.
3.2.4.2 Cơ chế
Các chất có khả năng kháng oxy hóa sẽ trung hòa gốc DPPH bằng
cách cho hydrogen, làm giảm độ hấp thụ tại bước sóng cực đại và màu của
dung dịch phản ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt.
Phản ứng trung hòa gốc DPPH của chất chống oxy hóa:

(Chất chống oxy hóa)

Hình 3.9: Phản ứng trung hòa gốc tự do DPPH


3.2.4.3 Ưu điểm
Là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện.
Có độ chính xác cao.

41
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Thường được sử dụng trong khảo sát, sàng lọc các chất chống oxy
hóa.
3.2.4.4 Chuẩn bị hóa chất
Chuẩn bị dung dịch DPPH: cân chính xác 5 mg DPPH và định mức
thành 5 mL với methanol thu được dung dịch DPPH có nồng độ 1000
μg/ml, bảo quản ở -4OC trong bóng tối. Cố định nồng độ dung dịch DPPH
là 40 μg/mL (tương đương 100 μM).
Chuẩn bị dung dịch Vitamin C: cân chính xác 10 mg Vitamin C và
định mức thành 10 mL với methanol thu được dung dịch Vitamin C có
nồng độ 1000 μg/mL.
Hút 100 μL dung dịch Vitamin C nồng độ 1000 μg/mL, thêm 900 μL
methanol thu được dung dịch Vitamin C có nồng độ 100 μg/mL, được dùng
để pha thành dãy nồng độ khác nhau như bảng sau:
Bảng 3.2: Dãy nồng độ, thể tích Vitamin C
CVitamin C VVitamin C VDPPH Vcần pha
(μg/mL) (μL) (μL) (mL)
1 10
2 20
4 40
40 1
6 60
8 80
10 100

Chuẩn bị mẫu phân tích: cân chính xác 10 mg cao và định mức thành
10 mL với methanol thu được dung dịch cao có nồng độ 1000 μg/mL, được
dùng để pha thành dãy nồng độ khác nhau như bảng sau:

42
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Bảng 3.3: Dãy nồng độ, thể tích cao Et


Ccao Et Vcao ET VDPPH Vcần pha
(μg/mL) (μL) (μL) (mL)
1 1
2 2
5 5
40 1
10 10
20 20
30 30

Bảng 3.4: Dãy nồng độ, thể tích cao Hex


Ccao Hex Vcao Hex VDPPH Vcần pha
(μg/mL) (μL) (μL) (mL)
10 10
20 20
30 30
40 1
40 40
50 50
60 60

Bảng 3.5: Dãy nồng độ, thể tích cao C


Ccao C Vcao C VDPPH Vcần pha
(μg/mL) (μL) (μL) (mL)
5 5
10 10
20 20
40 1
30 30
40 40
50 50

43
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Bảng 3.6: Dãy nồng độ, thể tích cao Ea và cao Nước
Ccao Ea, Nước Vcao Ea, Nước VDPPH Vcần pha
(μg/mL) (μL) (μL) (mL)
1 1
2 2
4 4
40 1
6 6
8 8
10 10

Tiến hành thí nghiệm:


Do cao chiết hấp thụ khá mạnh ở bước sóng 517 nm, điều này có thể
làm ảnh hưởng đến kết quả đo độ hấp thụ sau khi hỗn hợp cao và DPPH đã
phản ứng với nhau. Có khả năng xảy ra hiện tượng chồng chéo độ hấp thụ.
Vì vậy, cần phải tiến hành đo độ hấp thụ của các cao.
Hỗn hợp cao, DPPH, MeOH được ủ trong bóng tối 30 phút, ở nhiệt độ
phòng. Sau đó tiến hành đo trên máy Multiskan Spectrophotometer Thermo
tại phòng thí nghiệm Sinh học đất – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng. Dụng cụ sử dụng là khay nhựa, 96 giếng, đáy phẳng với thể tích mỗi
giếng là 300 L. Mỗi nồng độ đo được lập lại 3 lần để lấy giá trị trung bình.
Từ các giá trị đã đo được, tiến hành dựng đường chuẩn phần trăm ức
chế theo nồng độ của cao chiết bằng phần mềm Excel. Dựa vào phương
trình tuyến tính để xác định giá trị IC50 (nồng độ ức chế làm giảm nồng độ
DPPH một nữa).
Công thức tính phần trăm ức chế (IC):

Trong đó:
IC (%): phần trăm ức chế của mẫu đối với DPPH
ODA: giá trị mật độ quang của DPPH
ODS: giá trị mật độ quang của hỗn hợp DPPH và cao chiết trừ đi giá
trị mật độ quang của cao chiết.
3.2.5 Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn

44
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Môi trường LB là môi trường thuận lợi cho 2 loài vi khuẩn E. coli và
S. Aureus phát triển.
Cách pha môi trường LB đặc:
Bảng 3.7: Môi trường LB
Nguyên liệu Khối lượng (thể tích)
Meat Extract Powder BactoGrade
3g
(for bacteriology)
Yeast Extract 1,5 g
Agar 3,9 g
NaCl 3g
Nước cất 300 ml

Hấp khử trùng trong lò hấp ở 121OC trong 30 phút trước khi sử dụng.
Sau đó cho vào đĩa petri khoảng 10 mL môi trường, để nguội.
Chuẩn bị cao chiết: cao chiết được pha loãng trong methanol theo cấp
số nhân 8 µg/ml, 16 µg/ml, 32 µg/ml, 64 µg/ml và 128 µg/ml, 256 µg/ml,
512 µg/ml, 1024 µg/ml, 2048 µg/ml, 4096 µg/ml, 8192 µg/ml.
Chuẩn bị vi khuẩn: vi khuẩn được nhân mật số trong môi trường LB
trong 24 giờ. Dịch nuôi được pha loãng với dung dịch NaCl 0,9% cho đến
khi có độ đục tương đương với độ đục chuẩn 0,5 McFarland. Nếu dịch vi
khuẩn không có cùng độ đục với độ đục chuẩn 0,5 McFarland, có thể điều
chỉnh độ đục bằng cách cho thêm dung dịch NaCl 0,9% hoặc cho thêm vi
khuẩn. Dịch vi khuẩn có độ đục tương đương độ đục McFaland được pha
loãng 100 lần để được dịch vi khuẩn có nồng độ 106 vi khuẩn/ml và được
sử dụng cho thí nghiệm khuếch tán trên thạch.
Cách tiến hành: Dịch nuôi vi khuẩn đã được pha loãng trong nước
muối sinh lý được trãi đều trên môi trường LB đặc. Đĩa thạch được để khô
trong 15 phút trước khi đặt khoanh giấy tẩm cao chiết.
Khoanh giấy (đường kính 6 mm) được cho ngấm 100 µl cao chiết ở
các nồng độ đã pha và để khô. Sau đó, khoanh giấy được đặt lên bề mặt môi
trường đã trải vi khuẩn. Mỗi nồng độ được lặp lại 3 lần và thí nghiệm được
lặp lại 3 lần. Để các đĩa thạch ở nhiệt độ phòng trong 30 phút cho cao chiết
từ các khoanh giấy khuếch tán trên mặt thạch.

45
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Mẫu vi khuẩn được ủ ở 32C trong 24 giờ. Đường kính vùng ức chế
được đo bằng thước mm. Đường kính vùng ức chế bao gồm đường kính
khoanh giấy. Ranh giới vùng ức chế được xác định bằng một vùng không
có bất kỳ khuẩn lạc nào được phát hiện bằng mắt thường, bỏ qua các khuẩn
lạc li ti ở mép mà chỉ có thể phát hiện dưới kính hiển vi.
Từ đó xác định được nồng độ ức chế tối thiểu MIC của từng loại cao
chiết và kết quả được xử lý thống kê bằng phần mềm minitab 16.

46
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều chế các loại cao
Bảng 4.1: Kết quả đặc điểm, khối lượng, hiệu suất của các cao

CAO ĐẶC ĐIỂM KHỐI LƯỢNG HIỆU SUẤT


(g) (%)

ET tổng Màu đen 230.63 12,81

Hex Màu xanh đen 30,30 13,14

C Màu xanh rêu 30,89 13,39

Ea Màu nâu đen 11,90 5,16

H2 O Màu nâu đỏ 89,84 30,55

4.2 Kết quả định tính (Phụ lục A)

Hình 4.1: Dịch cao được hòa tan trong methanol


(Ghi chú: các dịch cao từ trái qua phải lần lượt là cao Et, Hex, C, Ea, Nước)

4.2.1 Định tính cao Ethanol tổng


Bảng 4.2: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Ethanol
tổng
Nhóm chức Thuốc thử Hiện tượng Kết luận

Dragendroff Kết tủa đỏ nâu +


Alkaloid
Wagner Kết tủa nâu sáng +

47
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

FeCl3 5% Kết tủa xanh đen +

Flavonoid H2SO4 đậm đặc Dung dịch màu lục +

1% NaOH/ethanol Dung dịch cam đỏ +

Steroid & Liebermann-Burchard Dung dịch lục đậm (bền) +


Triterpenoid Salkowski Dung dịch xanh tím +

Stiasny Xuất hiện trầm hiện đỏ +


Tannin
Pb(CH3COO)2 bão hòa Kết tủa trắng +

Tạo bọt với NaOH 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +


Saponin
Tạo bọt với HCl 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +

Tollens Kết tủa bạc +


Glycoside
Fehling Kết tủa đỏ gạch +

Kết luận: Thành phần của cao Ethanol tổng gồm có các loại hợp chất:
Alkaloid, Flavonoid, Steroid & Triterpenoid, Tannin, Saponin, Glycoside.
4.2.2 Định tính cao Hexane
Bảng 4.3: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Hexane
Nhóm chức Thuốc thử Hiện tượng Kết luận

Alkaloid Dragendroff Kết tủa đỏ nâu +

Wagner Kết tủa nâu sáng +

Flavonoid FeCl3 5% Kết tủa xanh đen +

H2SO4 đậm đặc Dung dịch màu lục, có +


phát huỳnh quang đặc biệt

1% NaOH/ethanol Dung dịch màu vàng +

Steroid & Liebermann-Burchard Dung dịch lục đậm (bền) +


Triterpenoid
Salkowski Dung dịch đỏ đậm +

Tannin Stiasny Xuất hiện trầm hiện đỏ +

Pb(CH3COO)2 bão hòa Không có kết tủa _

48
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Saponin Tạo bọt với NaOH 0,1N Không có cột bọt _

Tạo bọt với HCl 0,1N Không có cột bọt _

Glycoside Tollens Không có kết tủa _

Fehling Không có kết tủa _

Kết luận: Thành phần của cao Hexane gồm có các loại hợp chất: Alkaloid,
Flavonoid, Steroid & Triterpenoid, Tannin.
4.2.3 Định tính cao Chloroform
Bảng 4.4: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao
Chloroform
Nhóm chức Thuốc thử Hiện tượng Kết luận

Dragendroff Kết tủa đỏ nâu +


Alkaloid
Wagner Kết tủa nâu sáng +

FeCl3 5% Kết tủa xanh đen +

Flavonoid H2SO4 đậm đặc Dung dịch màu lục +

1% NaOH/ethanol Dung dịch cam đỏ +

Steroid & Liebermann-Burchard Dung dịch lục đậm (bền) +


Triterpenoid Salkowski Dung dịch xanh tím +

Không xuất hiện trầm


Stiasny _
Tannin hiện đỏ

Pb(CH3COO)2 bão hòa Kết tủa trắng +

Tạo bọt với NaOH 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +


Saponin
Tạo bọt với HCl 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +

Tollens Kết tủa bạc +


Glycoside
Fehling Kết tủa đỏ gạch +

Kết luận: Thành phần của cao Chloroform gồm có các loại hợp chất:
Alkaloid, Flavonoid, Steroid & Triterpenoid, Tannin, Saponin, Glycoside.

49
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

4.2.4 Định tính cao Ethyl acetate


Bảng 4.5: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Ethyl
acetate
Nhóm chức Thuốc thử Hiện tượng Kết luận

Dragendroff Kết tủa đỏ nâu +


Alkaloid
Wagner Kết tủa nâu sáng +

FeCl3 5% Kết tủa xanh đen +

Flavonoid H2SO4 đậm đặc Dung dịch màu đỏ +

1% NaOH/ethanol Dung dịch cam đỏ +

Steroid & Liebermann-Burchard Tách lớp, không hiện tượng _


Triterpenoid Salkowski Tách lớp, không hiện tượng _

Stiasny Xuất hiện trầm hiện đỏ +


Tannin
Pb(CH3COO)2 bão hòa Kết tủa trắng +

Tạo bọt với NaOH 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +


Saponin
Tạo bọt với HCl 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +

Tollens Kết tủa bạc +


Glycoside
Fehling Kết tủa đỏ gạch +

Kết luận: Thành phần của cao Ethyl acetate gồm có các loại hợp chất:
Alkaloid, Flavonoid, Tannin, Saponin, Glycoside.
4.2.5 Định tính cao Nước
Bảng 4.6: Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong cao Ethyl
acetate
Nhóm chức Thuốc thử Hiện tượng Kết luận

Dragendroff Kết tủa đỏ nâu +


Alkaloid
Wagner Kết tủa nâu sáng +

FeCl3 5% Kết tủa xanh đen +


Flavonoid
H2SO4 đậm đặc Dung dịch vàng đậm +

50
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

1% NaOH/ethanol Dung dịch cam đỏ +

Tách lớp, không hiện


Liebermann-Burchard _
Steroid & tượng
Triterpenoid Tách lớp, không hiện
Salkowski _
tượng

Stiasny Xuất hiện trầm hiện đỏ +


Tannin
Pb(CH3COO)2 bão hòa Kết tủa trắng +

Tạo bọt với NaOH 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +


Saponin
Tạo bọt với HCl 0,1N Cột bọt bền ≥ 1cm +

Tollens Kết tủa bạc +


Glycoside
Fehling Kết tủa đỏ gạch +

Kết luận: Thành phần của cao Nước gồm có các loại hợp chất: Alkaloid,
Flavonoid, Tannin, Saponin, Glycoside.
4.3 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp
DPPH
4.3.1 Vitamin C
Bảng 4.7: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của Vitamin C
Nồng độ Mật độ quang Phần trăm ức chế
(µg/mL) (%)
0 1,031 0
1 0,913 11,44
2 0,813 21,14
4 0,593 42,48
6 0,376 63,53
8 0,126 87,78
10 0,041 96,02

51
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 4.2: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ Vitamin C
Từ đồ thị, suy ra IC50 của Vitamin C: 4,79 μg/mL.
4.3.2 Cao Et tổng
Bảng 4.8: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao Et
Nồng độ Mật độ quang Phần trăm ức chế
(µg/mL) (%)
0 1,030 0
1 0,700 32,04
2 0,683 33,69
5 0,611 40,68
10 0,530 48,54
20 0,326 68,35
30 0,114 88,93

52
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 4.3: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Et
Từ đồ thị, suy ra IC50 của cao Et: 10,29 μg/mL.
4.3.3 Cao Hex
Bảng 4.9: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao Hex
Nồng độ Mật độ quang Phần trăm ức chế
(µg/mL) (%)
0 1,028 0
10 0,839 18,39
20 0,755 26,56
30 0,673 34,53
40 0,574 44,16
50 0,460 55.25
60 0,354 65.56

53
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 4.4: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Hex
Từ đồ thị, suy ra IC50 của cao Hex: 44,77 μg/mL.
4.3.4 Cao C
Bảng 4.10: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao C
Nồng độ Mật độ quang Phần trăm ức chế
(µg/mL) (%)
0 1,024 0
5 0,737 28,03
10 0,678 33,79
20 0,530 48,24
30 0,426 58,40
40 0,337 67,09
50 0,220 78,52

54
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 4.5: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao C
Từ đồ thị, suy ra IC50 của cao C: 23,72 μg/mL.
4.3.5 Cao Ea
Bảng 4.11: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao Ea
Nồng độ Mật độ quang Phần trăm ức chế
(µg/mL) (%)

0 1,023 0
1 0,944 7,72
2 0,818 20,04
4 0,594 41,94
6 0,458 55,23
8 0,260 74,58
10 0,055 94,62

55
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 4.6: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Ea
Từ đồ thị, suy ra IC50 của cao Ea: 5,27 μg/mL.
4.3.6 Cao Nước
Bảng 4.12: Nồng độ, mật độ quang và phần trăm ức chế của cao
Nước
Nồng độ Mật độ quang Phần trăm ức chế
(µg/mL) (%)

0 1,027 0
1 0,925 9,93
2 0,850 17,23
4 0,625 39,14
6 0,426 58,52
8 0,311 69,72
10 0,144 85,98

56
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Hình 4.7: Đồ thị thể hiện % ức chế DPPH theo nồng độ cao Nước
Từ đồ thị, suy ra IC50 của cao Nước: 5,55 μg/mL.
IC50 (µg/mL)

Hình 4.8: Biểu đồ so sánh giá trị IC50 của Vitamin C với các cao

Từ biểu đồ trên cho thấy khả năng kháng oxy hóa của cao Ea và cao
Nước tương đương Vitamin C.
Cao Et có IC50 gấp 2,15 lần IC50 của Vitamin C.
Cao C có IC50 gấp 5 lần IC50 của Vitamin C.
Cao Hex có IC50 gấp 9,35 lần IC50 của Vitamin C.

57
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Kết luận:
 Cao Ea và cao Nước có hoạt tính chống gốc tự do mạnh nhất, kế
đến là cao Et tổng, cao C và cuối cùng là cao Hex.
 Nhìn chung khả năng kháng oxy hóa của lá Ổi non là rất cao,
nguyên nhân là trong lá Ổi non có chứa nhiều chất chống oxy hóa như
Polyphenol, Flavonoid, Acid ascorbic và Carotenoids (theo Qian và
Nihorimbere, 2004).
4.4 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp
khuếch tán trên thạch (Phụ lục B)
Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của dung môi methanol đối với sự phát
triển của vi khuẩn là không đáng kể, dung môi không tạo được vòng vô
khuẩn đối với tất cả các dòng vi khuẩn. Điều này có thể liên quan đến tốc
độ bay hơi của methanol. Methanol được sử dụng trong thí nghiệm có nồng
độ 99%, do đó tốc độ bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian ức chế sự phát
triển của vi khuẩn. Như vậy, việc sử dụng methanol làm dung môi để pha
loãng cao chiết là thích hợp.

Hình 4.9: Khả năng kháng E. coli và S. aureus của methanol


4.4.1 Khả năng kháng khuẩn Gram (-) E. coli của các cao chiết lá
Ổi non
Đối với khuẩn E. coli, khảo sát trên dãy nồng độ 8 μg/mL, 16 μg/mL,
32 μg/mL, 64 μg/mL, 128 μg/mL, 256 μg/mL, 512 μg/mL, 1024 μg/mL cho
kết quả không kháng. Do đó tiến hành tăng nồng độ theo cấp số nhân để tìm
ra giá trị MIC của từng loại cao.

58
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Bảng 4.13: Hoạt tính kháng E. coli ở các nồng độ khác nhau của các
cao 1 4 2 5 3

Nồng độ Đường kính vòng vô khuẩn (mm)


(μg/mL) Cao Et Cao Hex Cao C Cao Ea Cao Nước
2048 - - 34,00±1,00a 34,17±0,29a -

4096 38,50±0,50a 38,00±1,00b 30,67±0,58c 32,33±3,22a -

8192 34,33±0,58b 40,67±1,53a 32,33±0,58b 32,33±0,58a 38,00±1,00a

(Ghi chú: (-): không kháng khuẩn, các giá trị có chữa cái theo sau trong cùng một cột
khác nhau sẽ khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%)

Từ bảng kết quả trên cho thấy, khả năng kháng E. coli ở các nồng độ
thử đều thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Xét về mặt lý thuyết, vòng vô khuẩn tạo bởi các cao sẽ có sự gia tăng
về mặt kích thước theo chiều tỉ lệ thuận với nồng độ. Tuy nhiên, trên thực
tế, sự kháng khuẩn của các cao lá Ổi non không ổn định, ở nồng độ lớn hơn
đường kính vòng vô khuẩn có thể nhỏ hơn giá trị MIC, nguyên nhân có thể
là do vi khuẩn đã đột biến kháng thuốc hoặc do trong cao chiết không chỉ
chứa những hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn mà có chứa các chất dinh
dưỡng, vì thế xung quanh mép rìa vòng vô khuẩn thường có mật độ vi
khuẩn cao hơn.
Cao Et và cao Hex có MIC đều là 4096 μg/mL với đường kính vòng
vô khuẩn của cao Et là 38,50±0,50a mm và của cao Hex là 38,00±1,00a mm,
cho thấy khả năng kháng khuẩn E. coli của hai cao là tương đương nhau.
Cao C và cao Ea có MIC đều là 2048 μg/mL với đường kính vòng vô
khuẩn của cao C là 34,00±1,00a mm và của cao Ea là 34,17±0,29a mm, cho
thấy khả năng kháng khuẩn E. coli của hai cao là tương đương nhau.
Khả năng kháng khuẩn E. coli của cao nước thấp nhất với MIC là
8192 μg/mL và đường kính vòng vô khuẩn 38,00±1,00 mm.
4.4.2 Khả năng kháng khuẩn Gram (+) S. aureus của các cao chiết lá
Ổi non
Đối với khuẩn S. aureus, khảo sát trên dãy nồng độ 8 μg/mL, 16
μg/mL, 32 μg/mL, 64 μg/mL, 128 μg/mL, 256 μg/mL cho kết quả không
kháng. Do đó tiến hành tăng nồng độ theo cấp số nhân để tìm ra giá trị MIC
của từng loại cao.

59
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Bảng 4.14: Hoạt tính kháng S. aureus ở các nồng độ khác nhau của
các cao1 2 3

Nồng độ Đường kính vòng vô khuẩn (mm)


(μg/mL) Cao Et Cao Hex Cao C Cao Ea Cao Nước
512 39,67±1,53a 39,00±0,50b - - -

1024 39,33±1,53a 36,67±0,58c 30,67±2,08b - 40,67±1,16a

2048 35,67±1,16b 37,67±0,58c 40,67±0,58a - 40,33±0,58a

4096 36,00±1,00b 41,67±0,58a 39,67±2,08a 41,67±1,53a 34,67±0,58b

8192 38,33±0,58a 39,67±1,16b 40,00±2,00a 40,50±0,87a 36,33±2,08b

(Ghi chú: (-): không kháng khuẩn, các giá trị có chữa cái theo sau trong cùng một cột
khác nhau sẽ khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%)

Từ bảng kết quả trên cho thấy, khả năng kháng S. aureus ở các nồng
độ thử đều thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Cao Et và cao Hex có MIC đều là 512 μg/mL với đường kính vòng vô
khuẩn của cao Et là 39,67±1,53a mm và của cao Hex là 39,00±0,50a mm,
cho thấy khả năng kháng khuẩn của hai cao là tương đương nhau.
Cao C và cao Nước có MIC đều là 1024 μg/mL với đường kính vòng
vô khuẩn của cao C là 30,67±2,08b mm và của cao Nước là 40,67±1,16a
mm, cho thấy khả năng kháng khuẩn S. aureus của cao Nước mạnh hơn cao
C.
Khả năng kháng khuẩn S. aureus của cao Ea là thấp nhất với MIC ở
4096 μg/mL và đường kính vòng vô khuẩn 41,67±1,53 mm.
Kết luận:
 Cao chiết từ lá Ổi non có khả năng ức chế sự phát triển của vi
khuẩn Gram (+) và Gram (-).
 Khả năng kháng khuẩn của từng loại cao đối với từng loại vi
khuẩn là khác nhau do tác nhân kháng khuẩn hiện diện trong từng cao tác
động lên các chủng vi khuẩn khác nhau.
 Nhìn chung, khả năng kháng khuẩn của cao Et tổng và cao Hex
cao hơn cao C, Ea, Nước.
 Nwinyi và cộng sự (2008) đã nghiên cứu dịch chiết lá Ổi bằng
ethanol có khả năng ức chế Escherichia coli.

60
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

 Theo Gnan và demello (1999) nghiên cứu cao lá Ổi nhận thấy


hoạt tính kháng khuẩn trên 9 dòng Staphylococcus aureus khác nhau.
 Vieira và cộng sự (2011) đã báo cáo về ảnh hưởng của cao chiết
từ lá Ổi và nhận thấy chúng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.
 Theo Yoriko Deguchi và Kouji Miyazaki (2010), lá Ổi có khả
năng chống lại các vi sinh vật kể trên là do chứa nhiều Flavonoid, đặc biệt
là Quercetin đây là chất có hoạt tính kháng khuẩn cao.
 Vậy nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu
đã báo cáo trước.
 Đồng thời nghiên cứu này cũng đã chứng minh việc sử dụng các
bộ phân cây Ổi để chữa những bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột trong
dân gian là hợp lý.

61
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Khảo sát định tính thành phần hóa học,
hoạt tính kháng oxy hóa, kháng khuẩn của các cao chiết lá Ổi non (Psidium
Guajava L.)”, đã thu được một số kết quả sau:
(i) Điều chế được 230,63 g cao Et tổng; 30,30 g cao Hex; 30,89 g cao
C; 11,90 g cao Ea và 89,84 g cao Nước từ 10 kg nguyên liệu tươi.
(ii) Định tính thành phần hóa học cho kết quả: trong cao Et và cao C
chứa Alkaloid, Flavonoid, Steroid và Triterpenoid, Tannin, Saponin,
Glycoside. Cao Hex chứa Alkaloid, Flavonoid, Steroid và Triterpenoid,
Tannin. Trong cao Ea và cao Nước chứa Alkaloid, Flavonoid, Tannin,
Saponin, Glycoside.
(iii) Khảo sát khả năng kháng oxy hóa tìm được giá trị IC50 của cao
Et tồng, cao Hex, cao C, cao Ea, cao Nước lần lượt là: 10,29 μg/mL, 44,77
μg/mL, 23,72 μg/mL, 5,27 μg/mL, 5,55 μg/mL.
(iv) Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn E. coli và S. aureus cho giá trị
MIC của từng cao như bảng sau:
Bảng 5.1: Giá trị MIC của từng cao

Chủng vi Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) (μg/mL)


khuẩn Cao Et Cao Hex Cao C Cao Ea Cao Nước
E. coli 4096 4096 2048 2048 8192
S. aureus 512 512 1024 4096 1024
5.2 Kiến nghị
Do hạn chế về thời gian nên nghiên cứu chỉ thu được các kết quả trên.
Kiến nghị tiếp tục nghiên cứu mở rộng đề tài theo các hướng sau:
(i) Thử nghiệm khảo sát thêm một số hoạt tính khác trong lá Ổi non
như: kháng nấm, trị đái tháo đường, hạ đường huyết,...
(ii) Phân lập và tinh chế các hợp chất tinh khiết có trong cao phân
đoạn, đặc biệt là Quercetin; đồng thời khảo sát hoạt tính sinh học của hợp
chất này.

62
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Thị Ngọc, 2007. Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh
dầu lá Ổi (Psidium guajava L.) ở Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp. Trường
Đại học Vinh.
[2] http://vi.wikipedia.org/wiki/Họ_Đào_Kim_Nương.
[3] Đỗ Tất Lợi, 1999. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB y học,
trang 431 – 432.
[4] http://vi.wikipedia.org/wiki/Ổi
[5] Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại thực vật. Thực vật
bậc cao. NXB ĐH và THCN.
[6] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn
Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy
Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Toàn, 2008.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập II. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật. Hà Nội, trang 499 – 504.
[7] Adeyemi, Stephen 0., Akanji M.A. and Oguntoye S.A., 2009.
Ethanolic leaf extract of Psidium guajava: Phytochemical and
trypanocidal activity in rats infected with Trypanosoma brucei brucei.
Journal of Medicinal Plants, Research Vol. 3(5). Available online at
ISSN 1996 – 0875, Academic Journal, pp.420 – 423.
[8] Baby Joseph, 2011. Review on nutritionnal, medicinal and
pharmacological properties of guava (Psidium Guajava Linn).
Internationnal Journal of Pharma and Bio Sciences, ISSN 0975 – 6299,
pp. 53 – 64.
[9] Đái Thị Xuân Trang, Phạm Thị Lan Anh, Trần Thanh Mến và Bùi
Tấn Anh, 2012. Khảo sát khả năng điều trị bệnh tiểu đường của cao chiết
lá Ổi (Psidium guajava L.). Tạp chí khoa học, 2012:22b 163-171, trang
163 – 170.
[10] Nguyễn Thị Hạnh Dung, 2009. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
của cây Ổi (Psidium guajava L.), cây Dâu Tằm (Morus acidosa Griff) và
cây Khổ Qua ( Momordica charantia L.). Luận văn tốt nghiệp. Đại học
Cần Thơ.
[11] Hui – Yin Chen and Gow – Chin Yen, 2006. Antioxidant activity
and free radical-scavenging capacity of extracts from guava (Psidium
guajava L.) leaves. Food Science, 02.047, pp. 686 – 694.

63
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

[12] Irda Fidrianny, Rika Hartati, Narmmatha Raveendaran, 2012.


Antionxidant activity of ethyl acetate extract of red Psidium guajava L.
leaves grow in manoko lembang, Indonesia. Research Article,
Indonesian J. Pharm. Vol. 23 No. 1: 36 – 40, ISSN – p: 0126 – 1037, pp.
36 – 40.
[13] Joseph B. And Priya R.M., 2011. Phytochemical and
Biopharmaceutical Aspects of Psidium guajava (L.) Essential Oil: A
Review. Research Journal of Medicinal Plant, 5 (4): 432-442, ISSN 1819
– 3455, pp. 432 – 442.
[14] Manal M. Ramadan, Khaled F. E. L., Ahmed H E1 and Abdel-
Razak H., 2009. Investigation of the chemical composition, antioxidant
activity and hypoglycemic effect of the egyptian guava leaves volatiles,
JASMR, 4 (2), pp. 137 – 148.
[15] Metwally A.M. Omar A.A., Harraz F.M., and Sohafy S.M., 2010.
Phytochemical investigation and antimicrobial activity of Psidium
guajava L. leaves. Phcog Mag, pp. 212 – 288.
[16] Abdelrahim, S.I., Almadboul, A.Z., Omer, M.E.A. and Elegami,
A. (2002). Antimicribial activity of Psidium guajava L. Fitoterapia, 73
(7-8), pp. 713 – 715.
[17] Nguyễn Thị Kim Phụng, 2007. Phương pháp cô lập hợp chất hữu
cơ, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
[18] Tôn Nữ Liên Hương, 2011. Giáo trình nghiên cứu hợp chất thiên
nhiên. Đại Học Cần Thơ.
[19] Marian, V., Dieter, L., Jan, M., Mark, T.D., Milan, M. and Joshua,
T., 2007. Free radicals and antioxidants in normal, physiological
functions and human disease, The International Journal of Biochemistry
& Cell Biology, 39, pp. 44 – 84.
[20] Jovanovic S.V. and Simic, M.G., 2000. Antioxidants in nutrition.
Annals of the New York Academy of Sciencces, 899, pp. 326 – 334.
[21] Shi, H. And Noguchi, N., 2001. Introducing natural antioxidants.
In: Woodhead publishing Ltd., Antioxidants in foods. Practical
applications.
[22] Ganga Rao.B*, Rajswararao.P, Prayaga Murty.P, Sambasiva
Rao.E, Madukiran.P, Mallikarjuna Rao.T, V.S.Praneeth.D, India, 2011.
Investigation on Regional Variation in Total Phenolic Content, Alkaloid

64
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Content and In-vitro Antioxidant Activity of Clemeo Chelidonii L.f.,


Vol. 3.
[23] Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương,
1997. Vi sinh vật thú y. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
[24] Trần Thị Hương Giang, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012. Xác định tỷ lệ
và độc lực của vi khuẩn Escherichia coli phân lập được từ thịt (lợn, bò,
gà) ở một số huyện ngoại thành Hà Nội. Trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội.
[25] Phạm Trần Xuân Hiền, 2006. Khảo sát đậm độ và khả năng sinh
độc tố của vi khuẩn Staphylococcus aureus trên môi trường nuôi cấy. Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
[26] Normanno G, Firinu A, Virgilio S, Mula G, Dambrosio A, Poggiu
A, Decastelli L. Coagulase-positive staphylococci and Staphylococcus
aureus in food product marketed in Italy. Int J Food Microbiol 2005, 98,
pp. 73 – 79.
[27] Wei, H.L. & Chiou, C.S., 2002. Molecular subtyping of
Staphylococcus aureus from an outbreakassociated with a food handler.
Epidemiology and infection 128, pp. 15 – 20.
[28] Simeão Do Carmo L, Diaz RS, Linardi R, 2002. Food poisoning
due to enterotoxigenic strains of Staphylococcus present in Minas cheese
and raw milk in Brazil. Food Microbiol 19, pp. 9 – 14.
[29] Rosec J.P, Gigaud O., 2002. Staphylococcal enterotoxin genes of
classical and new types detected by PCR in France. International Journal
of Food Microbiology, 77, pp. 61 – 70.
[30] Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục Đào Tạo, 1998. Bài giảng dược liệu Tập
I. NXB Hà Nội.
[31] Nguyễn Thanh Hà, 1991. Phương pháp kỹ thuật khoang giấy
kháng sinh khuếch tán. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học. NXB Y
học, Hà Nội, 32.
[32] Priscila G.M., Angela, F.J., Leticia, C.L.N., Patricia, M., and
Thereza, C.V.P., 2009. Minimal inhibitory concentration (MIC)
determination of disinfectant and/or sterilizing agents. Brazilian Journal
of Pharmaceutical Sciences, 45(2), pp. 241 – 248.

65
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

PHỤ LỤC A
1. Định tính Alkaloid
 Thuốc thử Dragendroff

Hình 1: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Dragendorff


 Thuốc thử Wagner

Hình 2: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Wagner


2. Định tính Flavonoid
 Thuốc thử FeCl3 5%

Hình 3: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử FeCl3 5%


 Tác dụng với H2SO4 đậm đặc

Hình 4: Dịch cao sau khi thêm H2SO4 đậm đặc

66
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

 Thuốc thử 1% NaOH/ethanol

Hình 5: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử 1% NaOH/ethanol


3. Định tính Steroid và Terpenoid
 Thuốc thử Liebermann-Burchard

Hình 6: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Liebermann-Burchard


 Thuốc thử Salkowski

Hình 7: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Salkowski


4. Định tính Tannin
 Thuốc thử Stiasny

Hình 8: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Stiasny

67
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

 Thuốc thử Pb(CH3COO)2 bão hòa

Hình 9: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Pb(CH3COO)2 bão hòa
5. Định tính Saponin (Căn cứ chỉ số tạo bọt)
 Tạo bọt với NaOH 0,1N

Hình 10: Dịch cao sau khi thêm NaOH 0,1N


 Tạo bọt với HCl 0,1N

Hình 11: Dịch cao sau khi thêm HCl 0,1N

68
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

6. Định tính Glycoside


 Thuốc thử Tollens (tác dụng lên phần aglycone)

Hình 12: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Tollens
 Thuốc thử Fehling (Tác dụng lên phần đường)

Hình 13: Dịch cao sau khi thêm thuốc thử Fehling
(Ghi chú: các ống nghiệm từ hình 1 đến hình 13 lần lượt là cao Et, Hex, C, Ea, Nước
sau khi thêm thuốc thử).

69
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

PHỤ LỤC B

CÁC BẢNG THỐNG KÊ ANOVA VỀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH


KHÁNG KHUẨN

 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn Gram (-) E. coli ở các nồng độ
khác nhau của các cao chiết lá Ổi non

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Et tổng ở các nồng độ
Source DF SS MS F P
Nồng độ 2 2678.389 1339.194 6887.29 0.000
Error 6 1.167 0.194
Total 8 2679.556

S = 0.4410 R-Sq = 99.96% R-Sq(adj) = 99.94%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Et2048 3 0.000 0.000 (*)
Et4096 3 38.500 0.500 (*
Et8192 3 34.333 0.577 *)
-+---------+---------+---------+--------
0 10 20 30

Pooled StDev = 0.441

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Et4096 3 38.500 A
Et8192 3 34.333 B
Et2048 3 0.000 C

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Hex ở các nồng độ
Source DF SS MS F P
Nồng độ 2 3104.89 1552.44 1397.20 0.000
Error 6 6.67 1.11
Total 8 3111.56

S = 1.054 R-Sq = 99.79% R-Sq(adj) = 99.71%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Hex2048 3 0.000 0.000 (*)
Hex4096 3 38.000 1.000 (-*)
Hex8192 3 40.667 1.528 (*)
-+---------+---------+---------+--------
0 12 24 36

Pooled StDev = 1.054

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Hex8192 3 40.667 A
Hex4096 3 38.000 B
Hex2048 3 0.000 C

70
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao C ở các nồng độ


Source DF SS MS F P
Nồng độ 2 16.667 8.333 15.00 0.005
Error 6 3.333 0.556
Total 8 20.000

S = 0.7454 R-Sq = 83.33% R-Sq(adj) = 77.78%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
C2048 3 34.000 1.000 (------*------)
C4096 3 30.667 0.577 (------*------)
C8192 3 32.333 0.577 (------*------)
---+---------+---------+---------+------
30.0 31.5 33.0 34.5

Pooled StDev = 0.745

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


C2048 3 34.0000 A
C8192 3 32.3333 B
C4096 3 30.6667 C

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Ea ở các nồng độ


Source DF SS MS F P
Nồng độ 2 6.72 3.36 0.94 0.442
Error 6 21.50 3.58
Total 8 28.22

S = 1.893 R-Sq = 23.82% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
Ea2048 3 34.167 0.289 (-------------*------------)
Ea4096 3 32.333 3.215 (-------------*------------)
Ea8192 3 32.333 0.577 (-------------*------------)
--+---------+---------+---------+-------
30.0 32.0 34.0 36.0
Pooled StDev = 1.893

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Ea2048 3 34.167 A
Ea8192 3 32.333 A
Ea4096 3 32.333 A

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Nước ở các nồng độ
Source DF SS MS F P
Nồng độ 2 2888.000 1444.000 4332.00 0.000
Error 6 2.000 0.333
Total 8 2890.000

S = 0.5774 R-Sq = 99.93% R-Sq(adj) = 99.91%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Nuoc2048 3 0.000 0.000 (*)

71
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Nuoc4096 3 0.000 0.000 (*)


Nuoc8192 3 38.000 1.000 (*)
-+---------+---------+---------+--------
0 10 20 30

Pooled StDev = 0.577

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Nuoc8192 3 38.000 A
Nuoc4096 3 0.000 B
Nuoc2048 3 0.000 B

 Anova so sánh khả năng kháng khuẩn E. coli của các cao dựa trên
nồng độ MIC và đường kính vòng vô khuẩn

Anova so sánh khả năng kháng khuẩn của cao Et và cao Hex
Source DF SS MS F P
Loại cao 1 0.375 0.375 0.60 0.482
Error 4 2.500 0.625
Total 5 2.875

S = 0.7906 R-Sq = 13.04% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled


StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Et4096 3 38.500 0.500 (---------------*---------------)
Hex4096 3 38.000 1.000 (---------------*---------------)
-+---------+---------+---------+--------
36.80 37.60 38.40 39.20

Pooled StDev = 0.791

Grouping Information Using Fisher Method

Loại cao N Mean Grouping


Et4096 3 38.5000 A
Hex4096 3 38.0000 A

Anova so sánh khả năng kháng khuẩn của cao C và cao Ea


Source DF SS MS F P
Loại cao 1 0.042 0.042 0.08 0.795
Error 4 2.167 0.542
Total 5 2.208

S = 0.7360 R-Sq = 1.89% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled


StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
C2048 3 34.000 1.000 (----------------*----------------)
Ea2048 3 34.167 0.289 (----------------*----------------)
-+---------+---------+---------+--------
32.90 33.60 34.30 35.00

Pooled StDev = 0.736

Grouping Information Using Fisher Method

Loại cao N Mean Grouping


Ea2048 3 34.1667 A

72
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

C2048 3 34.0000 A

 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn Gram (-) S. aureus ở các nồng độ
khác nhau của các cao chiết lá Ổi non
Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Et tổng ở các nồng độ
Source DF SS MS F P
Nồng độ 4 41.73 10.43 7.11 0.006
Error 10 14.67 1.47
Total 14 56.40

S = 1.211 R-Sq = 74.00% R-Sq(adj) = 63.59%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Et1024 3 39.333 1.528 (-------*------)
Et2048 3 35.667 1.155 (------*-------)
Et4096 3 36.000 1.000 (-------*-------)
Et512 3 39.667 1.528 (------*-------)
Et8192 3 38.333 0.577 (-------*------)
---------+---------+---------+---------+
36.0 38.0 40.0 42.0

Pooled StDev = 1.211

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Et512 3 39.667 A
Et1024 3 39.333 A
Et8192 3 38.333 A
Et4096 3 36.000 B
Et2048 3 35.667 B

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Hex tổng ở các nồng độ
Source DF SS MS F P
Nồng độ 4 44.267 11.067 21.42 0.000
Error 10 5.167 0.517
Total 14 49.433

S = 0.7188 R-Sq = 89.55% R-Sq(adj) = 85.37%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Hex1024 3 36.667 0.577 (---*----)
Hex2048 3 37.667 0.577 (---*----)
Hex4096 3 41.667 0.577 (---*----)
Hex512 3 39.000 0.500 (----*----)
Hex8192 3 39.667 1.155 (---*----)
-+---------+---------+---------+--------
36.0 38.0 40.0 42.0

Pooled StDev = 0.719

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Hex4096 3 41.6667 A
Hex8192 3 39.6667 B
Hex512 3 39.0000 B
Hex2048 3 37.6667 C
Hex1024 3 36.6667 C

73
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao C ở các nồng độ


Source DF SS MS F P
Nồng độ 4 3622.40 905.60 348.31 0.000
Error 10 26.00 2.60
Total 14 3648.40

S = 1.612 R-Sq = 99.29% R-Sq(adj) = 99.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
C1024 3 30.667 2.082 (-*)
C2048 3 40.667 0.577 (-*-)
C4096 3 39.667 2.082 (-*-)
C512 3 0.000 0.000 (-*-)
C8192 3 40.000 2.000 (*-)
--+---------+---------+---------+-------
0 12 24 36

Pooled StDev = 1.612

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


C2048 3 40.667 A
C8192 3 40.000 A
C4096 3 39.667 A
C1024 3 30.667 B
C512 3 0.000 C

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Ea ở các nồng độ


Source DF SS MS F P
Nồng độ 4 6078.267 1519.567 2464.16 0.000
Error 10 6.167 0.617
Total 14 6084.433

S = 0.7853 R-Sq = 99.90% R-Sq(adj) = 99.86%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Ea1024 3 0.000 0.000 (*)
Ea2048 3 0.000 0.000 (*)
Ea4096 3 41.667 1.528 (*)
Ea512 3 0.000 0.000 (*)
Ea8192 3 40.500 0.866 (*)
-+---------+---------+---------+--------
0 12 24 36

Pooled StDev = 0.785

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Ea4096 3 41.667 A
Ea8192 3 40.500 A
Ea512 3 0.000 B
Ea2048 3 0.000 B
Ea1024 3 0.000 B

74
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Anova đường kính vòng vô khuẩn của cao Nước ở các nồng độ
Source DF SS MS F P
Nồng độ 4 3544.93 886.23 699.66 0.000
Error 10 12.67 1.27
Total 14 3557.60

S = 1.125 R-Sq = 99.64% R-Sq(adj) = 99.50%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Nuoc1024 3 40.667 1.155 (*)
Nuoc2048 3 40.333 0.577 (-*)
Nuoc4096 3 34.667 0.577 (*)
Nuoc512 3 0.000 0.000 (*)
Nuoc8192 3 36.333 2.082 (*)
-+---------+---------+---------+--------
0 12 24 36

Pooled StDev = 1.125

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Nuoc1024 3 40.667 A
Nuoc2048 3 40.333 A
Nuoc8192 3 36.333 B
Nuoc4096 3 34.667 B
Nuoc512 3 0.000 C

 Anova so sánh khả năng kháng khuẩn S. aureus của các cao dựa
trên nồng độ MIC và đường kính vòng vô khuẩn

Anova so sánh khả năng kháng khuẩn của cao Et và cao Hex
Source DF SS MS F P
Nồng độ 1 0.67 0.67 0.52 0.512
Error 4 5.17 1.29
Total 5 5.83

S = 1.137 R-Sq = 11.43% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
Et512 3 39.667 1.528 (---------------*--------------)
Hex512 3 39.000 0.500 (--------------*--------------)
+---------+---------+---------+---------
37.2 38.4 39.6 40.8

Pooled StDev = 1.137

Grouping Information Using Fisher Method

Nồng độ N Mean Grouping


Et512 3 39.667 A
Hex512 3 39.000 A

Anova so sánh khả năng kháng khuẩn của cao C và cao Nước
Source DF SS MS F P
Loại cao 1 150.00 150.00 52.94 0.002

75
Luận văn tốt nghiệp Đại học Tống Khánh Linh

Error 4 11.33 2.83


Total 5 161.33

S = 1.683 R-Sq = 92.98% R-Sq(adj) = 91.22%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
C1024 3 30.667 2.082 (------*-----)
Nuoc1024 3 40.667 1.155 (------*-----)
+---------+---------+---------+---------
28.0 32.0 36.0 40.0

Pooled StDev = 1.683

Grouping Information Using Fisher Method

Loại cao N Mean Grouping


Nuoc1024 3 40.667 A
C1024 3 30.667 B

76

You might also like