You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN


-----------

PHẠM MỸ TRINH TRINH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ


NHŨ TƯƠNG CHỨA CURCUMIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH HÓA HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. HỒ QUỐC PHONG

2015
LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian thực hiện luận văn là những ngày tháng vô cùng đáng nhớ
với em. Để có thể hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ cũng như sự động viên to lớn từ các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Thầy Hồ Quốc Phong, người đã truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý
báu và đã tận tình hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn
này.
Cảm ơn các thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy, cô thuộc
khoa Khoa học tự nhiên đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ em trong quá trình làm
luận văn.
Cảm ơn các anh, chị, các bạn sinh viên ngành Công nghệ hóa học cùng làm
việc với em tại các phòng thí nghiệm thuộc khoa Công nghệ và các bạn lớp
Hóa dược K38. Cảm ơn mọi người đã luôn quan tâm và động viên em.
Cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh giúp đỡ và ủng hộ em
trong suốt thời gian qua.
Xin được cảm ơn mọi người rất nhiều.
Cần Thơ, ngày 26 tháng 11 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Mỹ Trinh Trinh

i
Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Bộ Môn Hóa Học ------------
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Hồ Quốc Phong
2. Đề tài: Nghiên cứu điều chế nhũ tương chứa curcumin
3. Sinh viên thực hiện: Phạm Mỹ Trinh Trinh MSSV: B1203520
Lớp: Hóa Dược – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
............................................................................................................ ..................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

TS. Hồ Quốc Phong

ii
Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Bộ Môn Hóa Học ------------
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện: ……………………………………………………………
2. Đề tài: Nghiên cứu điều chế nhũ tương chứa curcumin
3. Sinh viên thực hiện: Phạm Mỹ Trinh Trinh MSSV: B1203520
Lớp: Hóa Dược – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

TS. Hồ Quốc Phong

iii
TÓM TẮT
Curcumin là thành phần có hoạt tính cao nhất trong các loại curcuminoid
được phân lập từ củ của cây nghệ vàng (Curcuma longa Linn), nhưng việc sử
dụng curcumin vẫn còn bị giới hạn bởi tính tan kém trong nước, sự bất ổn định
về mặt hóa học và sinh khả dụng thấp. Điều chế hệ phân tán nhũ tương chứa
curcumin với kích thước pha phân tán nhỏ là một trong những phương pháp
giúp tăng độ hòa tan và độ hấp thu curcumin trong cơ thể. Sự thay đổi nồng độ
pha dầu (0,5-4%), tween 80 (2-6%), WPC (0,5-2%), thời gian siêu âm (5-15
phút), nhiệt độ (30-90°C) và pH (3-7) ảnh hưởng đến kích thước và độ bền của
nhũ tương được khảo sát. Kích thước của pha phân tán được xác định bằng
phương pháp tán xạ laser. Hiệu suất đóng hạt được tính toán dựa trên đường
chuẩn biểu thị mối tương quan giữa độ hấp thu với nồng độ curcumin trong
chloroform. Nhũ tương hoàn chỉnh thu được có kích thước hạt trung bình
khoảng 200 nm và hiệu suất đóng hạt của curcumin vào hệ nhũ là 27,91%.
Từ khoá: Curcumin, curcuminoid, nhũ tương, kích thước hạt.

iv
ABSTRACT
Curcumin is the most active bioactive component which is isolated from
tumeric (Curcuma longa Linn), but its use in foods is limited due to its poor
water-solubility, chemical instability and low bioavailability. Preparation of
nano or microemulsion encapsulation curcumin can enhance curcumin
solubilization and absorption within the gastrointestinal tract. Influence of oil
phase, tween 80, WPC, ultrasound time, temperature and pH on droplet sizes
and oil-in-water emulsion stability were examined. Droplet size distribution
was determined by dynamic laser light scattering method. Encapsulation
efficiency was calculated from a previously prepared calibration curve of
absorbance versus curcumin concentration in chloroform. The mean diameter
of droplet size is around 200nm, while the encapsulation efficiency of
curcumin in its emulsion is 27,91%.
Keywords: Curcumin, curcuminoid, nanoemulsion, droplet size.

v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

TÓM TẮT ................................................................................................................. iv

ABSTRACT ................................................................................................................v

MỤC LỤC ................................................................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ................................................................. ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................... 1


1.1 Tổng quan đề tài ............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 2


2.1 Tổng quan về cây nghệ vàng Curcuma longa Linn và các curcuminoid 2
2.1.1 Giới thiệu cây nghệ vàng Curcuma longa Linn ................................. 2
2.1.2 Curcumin. Các hợp chất curcuminoid ................................................. 2
2.2 Tổng quan về nhũ tương................................................................................ 7
2.2.1 Giới thiệu ................................................................................................. 7
2.2.2 Phân loại .................................................................................................. 7
2.2.3 Độ bền của nhũ tương ............................................................................ 9
2.2.4 Phương pháp điều chế nhũ tương ....................................................... 10
2.2.5 Phương pháp đánh giá nhũ tương ....................................................... 12
2.2.6 Ưu, nhược điểm của phương pháp tạo hệ phân tán nhũ tương ....... 13
2.3 Giới thiệu về phương pháp hấp thu quang phổ ........................................ 13
2.3.1 Máy đo quang phổ UV-Vis ................................................................. 13
2.3.2 Định luật Lambert - Beer ..................................................................... 14
2.4 Giới thiệu về thiết bị phân tích kích thước hạt Microtrac S3500 ........... 14
2.5 Giới thiệu về kính hiển vi quang học ......................................................... 15

vi
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 17
3.1 Địa điểm, thời gian và phương tiện nghiên cứu ....................................... 17
3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ..................................... 17
3.1.2 Nguyên liệu, hoá chất........................................................................... 17
3.1.3 Thiết bị ................................................................................................... 17
3.2 Tiến hành thí nghiệm ................................................................................... 17
3.2.1 Độ tan của curcumin trong dầu ........................................................... 17
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến kích thước pha phân tán và
độ bền của hệ nhũ ........................................................................................... 18
3.2.3 Hiệu suất đóng hạt ................................................................................ 20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 22


4.1 Độ tan của curcumin trong dầu................................................................... 22
4.2 Khảo sát các thành phần ảnh hưởng đến kích thước pha phân tán và độ
bền của hệ nhũ ..................................................................................................... 22
4.2.1 Khảo sát nồng độ pha dầu ................................................................... 22
4.2.2 Khảo sát nồng độ Tween 80 ................................................................ 23
4.2.3 Khảo sát nồng độ WPC........................................................................ 25
4.2.4 Khảo sát thời gian siêu âm .................................................................. 27
4.2.5 Khảo sát ảnh hưởng của pH ................................................................ 28
4.2.6. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ...................................................... 30
4.3 Hiệu suất đóng hạt........................................................................................ 31

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 33


5.1 Kết luận.......................................................................................................... 33
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 34

PHỤ LỤC A ............................................................................................................. 36

PHỤ LỤC B ............................................................................................................. 38

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thông tin cơ bản của các curcuminoid tiêu biểu 2
Bảng 4.1 Độ tan của curcumin trong các loại dầu 22
Bảng 4.2 Đánh giá mẫu ứng với từng nồng độ pha dầu được khảo sát 23
Bảng 4.3 Đánh giá mẫu ứng với từng nồng độ Tween 80 được khảo sát 24
Bảng 4.4 Đánh giá mẫu ứng với từng nồng độ WPC được khảo sát 25
Bảng 4.5 Đánh giá mẫu ứng với từng thời gian siêu âm được khảo sát 27
Bảng 4.6 Đánh giá mẫu ứng với từng khoảng pH được khảo sát 28
Bảng 4.7 Đánh giá mẫu khảo sát với các nhiệt độ khác nhau 30

viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Củ nghệ vàng (Curcuma longa Linn) 2
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của các curcuminoid tiêu biểu 3
Hình 2.3 Curcumin ở dạng bột 3
Hình 2.4 Cấu trúc của curcumin ở hai dạng diketo và keto-enol 4
Hình 2.5 Sự tạo thành cấu trúc mang điện tử lẻ của curcumin 5
Hình 2.6 Cơ chế chủ yếu gây nên hiện tượng viêm 6
Hình 2.7 Curcumin không tan trong nước 7
Hình 2.8 Một số sản phẩm thu được từ sự phân hủy curcumin 7
Hình 2.9 Các kiểu nhũ tương cơ bản 8
Hình 2.10 Một số hiện tượng không bền của nhũ tương 9
Hình 2.11 Phương pháp vi dòng chảy 11
Hình 2.12 Phương pháp siêu âm gián tiếp 12
Hình 2.13 Cấu tạo cơ bản của máy đo quang phổ hai chùm tia 14
Hình 2.14 Máy đo quang phổ UV-Vis 14
Hình 2.15 Thiết bị phân tích kích thước hạt Microtrac S3500 15
Hình 2.16 Kính hiển vi quang học Olympus CX22 16
Hình 3.1 Sơ đồ điều chế nhũ tương 18
Hình 4.1 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát pha dầu 23
Hình 4.2 Giá trị D50 ứng với từng nồng độ pha dầu được khảo sát 23
Hình 4.3 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát nồng độ Tween 80 24
Hình 4.4 Giá trị D50 ứng với từng nồng độ Tween 80 được khảo sát 25
Hình 4.5 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát nồng độ WPC 26
Hình 4.6 Giá trị D50 ứng với từng nồng độ WPC được khảo sát 26
Hình 4.7 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát thời gian siêu âm 27
Hình 4.8 Giá trị D50 ứng với từng khoảng thời gian siêu âm được khảo sát 28
Hình 4.9 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát ảnh hưởng của pH 29
Hình 4.10 Giá trị D50 ứng với từng khoảng pH được khảo sát 29
Hình 4.11 Ảnh chụp kính hiển vi các mẫu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ 30
Hình 4.12 Giá trị D50 ứng với từng khoảng nhiệt độ được khảo sát 31

ix
Hình 4.13 Biểu đồ xác định phương trình đường chuẩn của curcumin trong
chloroform 32

x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WPC Whey protein concentrate
LOX Lipo-oxygenase
UV-Vis Ultraviolet Visible
COX-2 Cyclo-oxygenase-2
O/W Oil in Water
W/O Water in Oil
PIT Phase inversion temperature
MCT Medium chain triglyceride
LCT Long chain triglyceride

xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tổng quan đề tài
Những năm gần đây, curcuminoid và nhất là curcumin là một trong
những hoạt chất thu hút được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực dược phẩm,
bởi những ưu điểm cũng như những thách thức mà nó đặt ra.
Curcumin từ lâu đã được biết đến là chất có hoạt tính sinh học cao như
khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng oxy hóa hay gần đây hơn là khả
năng ức chế được các dòng tế bào ung thư… Tuy nhiên, do tính tan kém trong
nước, dễ dàng bị phân hủy bởi các yếu tố trong môi trường tiêu hóa… mà sinh
khả dụng của curcumin là rất thấp.
Với những tiềm năng và thách thức mà hoạt chất này đã đặt ra như trên,
rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để có thể tìm được phương pháp vận
chuyển curcumin đúng liều lượng đến đúng nơi mà nó cần tác động. Hệ phân
tán kiểu nhũ tương với kích thước pha phân tán nhỏ là một trong những
phương pháp có thể giúp khắc phục được những hạn chế nêu trên. Tuy nhiên
quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian cũng như các thiết bị để thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Khảo sát các yếu tố để điều chế hệ phân tán kiểu nhũ tương chứa
curcumin ở kích thước nano. Kích thước tiểu phân pha phân tán và độ bền của
hệ là những yếu tố để đánh giá phương pháp điều chế này.
Phương pháp này được sử dụng để định hướng việc điều chế hệ nhũ
tương có pha phân tán ở kích thước nano ứng dụng trong việc dẫn truyền
những hoạt chất có tính chất tương tự curcumin.

1.3 Nội dung nghiên cứu


Khảo sát độ tan của curcumin trong các loại dầu.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chế và độ bền của hệ
nhũ, bao gồm: nồng độ pha dầu, nồng độ chất nhũ hóa, thời gian siêu âm, pH
và nhiệt độ.
Đánh giá kích thước pha phân tán thông qua thiết bị phân tích kích thước
hạt.
Tính toán hiệu suất đóng curcumin vào nhũ tương dựa trên đường chuẩn
biểu thị nồng độ của curcumin trong chloroform thông qua phương pháp đo độ
hấp thu quang phổ.

1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây nghệ vàng Curcuma longa Linn và các
curcuminoid
2.1.1 Giới thiệu cây nghệ vàng Curcuma longa Linn
Cây nghệ vàng, tên khoa học là Curcuma longa Linn, là cây thân thảo lâu
năm thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), được trồng rộng rãi tại các khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Thân rễ, còn gọi là củ, của loại cây này có
màu vàng đặc trưng [1].

Hình 2.1 Củ nghệ vàng (Curcuma longa Linn)

2.1.2 Curcumin. Các hợp chất curcuminoid


2.1.2.1 Sơ lược về các hợp chất curcuminoid
Mức độ vàng của bột nghệ được quyết định nhờ vào sự hiện diện của các
curcuminoid. Curcuminoid là những hợp chất phenolic được tìm thấy trong củ
nghệ, lần đầu tiên được phân lập bởi Vogel vào năm 1842, với thành phần
chính là curcumin, demethoxycurcumin và bis-demethoxycurcumin [1, 2].
Bảng 2.1 Thông tin cơ bản của các curcuminoid tiêu biểu
Loại bis-
Curcumin Demethoxycurcumin
curcuminoid demethoxycurcumin
1,7-bis(4- 1-(4-hydroxy-
1,7-bis(4-
hydroxy-3- phenyl)-7-(4-
Danh pháp hydroxyphenyl)-1,6-
methoxyphenyl)- hydroxy-3-
IUPAC heptadiene-3,5-
1,6-heptadiene- methoxyphenyl)-1,6-
dione
3,5-dione heptadiene-3,5-dione
Công thức
C21 H20 O6 C20 H18 O5 C19 H16 O4
phân tử
Khối lượng
368,3799 g/mol 338,35392 g/mol 308,32794 g/mol
phân tử
Hàm lượng 60-80% 15-30% 2-6%

2
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của các curcuminoid tiêu biểu

2.1.2.2 Curcumin và các đặc tính lý hóa


Curcumin được xem là thành phần có hoạt tính mạnh nhất và chiếm tỉ lệ
cao nhất trong các curcuminoid. Vì vậy đôi khi người ta gọi curcuminoid một
cách đơn giản là curcumin.
Curcumin ở dạng bột có màu vàng cam, nhiệt độ nóng chảy là 183°C.
Cấu trúc của nó được mô tả lần đầu tiên bởi Lampe và Milobedeska vào năm
1910 dưới một tên gọi khác là diferuloylmethane [1].

Hình 2.3 Curcumin ở dạng bột


Curcumin thực tế gần như không tan trong nước ở pH acid và trung tính
nhưng lại tan trong một số dung môi hữu cơ phân cực lẫn không phân cực. Nó
cũng có thể tan trong các dung môi có tính acid cao như acid acetic băng [1].

3
Trong môi trường kiềm, do sự hiện diện của nhóm chức phenol, phân tử
curcumin sẽ có xu hướng “cho” hydro để trở thành các ion phenolate, qua đó
có thể phân tán tốt vào trong nước. Tuy nhiên sự hòa tan này không bền và
nhanh chóng bị phân hủy tạo thành các sản phẩm như trans-6-(4’-hydroxy-3’-
methoxyphenyl)-2,4-dioxo-5-hexanal, acid ferulic, feruloyl methane,
vanillin...[3].

Đặc biệt là cho dù ở dạng rắn hay dạng hòa tan, curcumin cũng rất dễ bị
phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng. Vì thế, các thí nghiệm với curcumin
thường được thực hiện trong tối hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với
ánh sáng [1, 4].

Trong môi trường acid và trung tính, curcumin tồn tại dưới dạng cân
bằng diketo và keto-enol. Tuy nhiên, dạng keto-enol có xu hướng bền về mặt
năng lượng hơn, nhờ vào sự hiện diện của liên kết hydro nội phân tử [5].

Hình 2.4 Cấu trúc của curcumin ở hai dạng diketo và keto-enol

2.1.2.3 Hoạt tính sinh học của curcumin


Cấu trúc chung của curcumin góp phần rất quan trọng tạo nên những đặc
tính sinh học của nó. Sự hiện diện của cấu trúc ß-diketone, vòng phenol được
xem là góp phần tạo nên các hoạt tính sinh học ở curcumin [3].
Curcumin đã được chứng minh là chất có khả năng kháng viêm, chống
lại các tác nhân gây oxy hóa, đặc biệt là có khả năng ức chế sự tăng sinh tế
bào trên nhiều dòng tế bào ung thư [4, 6].

4
a. Hoạt tính kháng oxy hóa
Oxy rất quan trọng đối với hô hấp tế bào, tuy nhiên việc tiếp xúc với oxy
cũng dẫn đến quá trình oxy hóa. Trong quá trình này, các phân tử bị oxy hóa
tạo thành các chất gây hại cho cơ thể, được gọi là các gốc tự do. Nói cách
khác, gốc tự do là những phân tử bị thiếu mất electron hay có số electron lẻ,
những gốc này thường có xu hướng “bắt” các electron từ các phân tử khác để
trung hòa điện tích của chính mình, tuy nhiên quá trình này sẽ dẫn đến sự tạo
thành một loạt các gốc tự do khác, dẫn đến sự phá hủy tế bào.
Sự hiện diện của cấu trúc ß-diketone và vòng phenol được xem là những
yếu tố chính tạo nên khả năng trung hòa các gốc tự do của curcumin [6, 7, 8].

Hình 2.5 Sự tạo thành cấu trúc mang điện tử lẻ của curcumin
b. Hoạt tính kháng viêm
Viêm là một chuỗi những phản ứng sinh học của cơ thể trước những yếu
tố kích thích gây hại từ môi trường. Khi cơ thể chịu sự kích thích gây hại, tại
vị trí mô bị tổn thương sẽ tiết ra các chất như prostaglandin, thromboxane,
leukotriene… gây ra các triệu chứng viêm [9].

5
Kích thích

Phospholipid

Phospholipase

Arachidonic acid

LOX COX-2

Leukotriene Prostaglandin Prostacylin Thromboxane


Hình 2.6 Cơ chế chủ yếu gây nên hiện tượng viêm
Cơ chế chính trong hoạt tính kháng viêm của curcumin bao gồm [9]
- Làm giảm hoạt tính của các enzyme là phospholipase A2 và
phospholipase C γ1, từ đó làm giảm lượng arachdonic acid, một chất trung
gian trong quá trình sinh ra các phản ứng viêm của tế bào.
- Ức chế hoạt tính của enzyme COX-2 và enzyme LOX, từ đó ngăn cản
quá trình tạo ra các sản phẩm gây viêm.

2.1.2.4 Nhược điểm của curcumin


Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy curcumin an toàn cho người, kể cả
khi sử dụng ở liều cao, tuy nhiên sinh khả dụng của nó lại rất thấp dẫn đến
hiệu quả trị liệu không cao. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cũng chứng minh
rằng do sự chuyển hóa mạnh mẽ mà nồng độ curcumin tự do được tìm thấy ở
trong các mô và huyết tương là rất thấp [1].
Nguyên nhân chính dẫn đến sinh khả dụng thấp của curcumin được cho
là do tính tan kém trong nước của nó, trong khi nước được xem là thành phần
cơ bản của máu [1, 10].

6
Hình 2.7 Curcumin không tan trong nước
Bên cạnh đó, curcumin nhanh chóng bị phân hủy trong môi trường
pH=7,2 tạo thành các sản phẩm phụ như trans-6-(4’-hydroxy-3’-
methoxyphenyl)-2,4-dioxo-5-hexanal, acid ferulic, feruloyl methane,
vanillin...[1, 10]

Hình 2.8 Một số sản phẩm thu được từ sự phân hủy curcumin
Vì những nhược điểm trên nên khó có thể dung nạp curcumin một cách
trực tiếp, vì thế, hệ phân tán nhũ tương sẽ là một trong những phương thức
“vận chuyển” curcumin có thể hạn chế được những bất lợi nêu trên [11].

2.2 Tổng quan về nhũ tương

2.2.1 Giới thiệu


Nhũ tương là một hệ phân tán vi dị thể gồm 2 pha lỏng không đồng tan
vào nhau, trong đó một pha lỏng gọi là pha phân tán (pha nội) được phân tán
đồng nhất trong một pha lỏng khác gọi là môi trường phân tán (pha ngoại) [12,
13, 14].
Thành phần cơ bản của nhũ tương bao gồm pha phân tán, môi trường
phân tán và chất nhũ hoá [12].

7
2.2.2 Phân loại
Nhũ tương có thể phân loại dựa vào kiểu nhũ tương, nguồn gốc, kích
thước và nồng độ của pha phân tán [12, 14].

2.2.2.1 Theo kiểu nhũ tương


Nhũ tương kiểu O/W: pha phân tán là pha dầu và môi trường phân tán
là pha nước.
Nhũ tương kiểu W/O: pha phân tán là pha nước và môi trường phân tán
là pha dầu.
Nhũ tương kép W/O/W: pha phân tán là một nhũ tương W/O và môi
trường phân tán là nước.
Nhũ tương kép O/W/O: pha phân tán là một nhũ tương O/W và môi
trường phân tán là dầu.

Hình 2.9 Các kiểu nhũ tương cơ bản

2.2.2.2 Theo nguồn gốc


Nhũ tương thiên nhiên: là các nhũ tương sẵn có trong thiên nhiên như
sữa, lòng đỏ trứng...
Nhũ tương nhân tạo: là các nhũ tương được điều chế bằng cách dùng
chất nhũ hóa thích hợp để phối hợp hai pha dầu và pha nước tạo thành nhũ
tương.

2.2.2.3 Theo nồng độ pha phân tán


Nhũ tương loãng: là nhũ tương có nồng độ pha phân tán dưới 0,1%.
Nhũ tương đặc: là nhũ tương có nồng độ pha phân tán không quá 74%.

8
2.2.2.4 Theo kích thước pha phân tán
Vi nhũ tương: pha phân tán có kích thước từ 1 - 100 nm.
Nhũ tương mịn: pha phân tán có kích thước khoảng từ 0,5 – 1 μm.
Nhũ tương thô: pha phân tán có kích thước từ vài μm trở lên.

2.2.3 Độ bền của nhũ tương

2.2.3.1 Các hiện tượng không bền của nhũ tương [12, 14]
Sự nổi kem (creaming) hay sự lắng (sediment): dưới tác động của trọng
lực, các tiểu phân pha phân tán có thể bị đẩy lên phía trên hoặc xuống phía
dưới tạo thành một lớp nhũ đậm đặc.
Sự kết bông (flocculation): các tiểu phân pha phân tán gần như liên kết
với nhau nhưng vẫn ngăn cách bởi một lớp màng mỏng của môi trường phân
tán.
Sự kết dính (coalescence): các tiểu phân pha phân tán bị dính vào nhau
và hợp thành các giọt có kích thước lớn hơn. Thường thì sự kết dính sẽ dẫn
đến hiện tượng nhũ bị phá vỡ hoàn toàn (breaking).
Sự đảo pha: do ảnh hưởng của nhiệt độ hoặc sự tương tác giữa các
thành phần dẫn đến sự chuyển đổi qua lại giữa hai pha của hệ nhũ.

Hình 2.10 Một số hiện tượng không bền của nhũ tương

9
2.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và độ bền của nhũ
tương [12, 14]
Sức căng bề mặt giữa hai pha: sức căng bề mặt giữa hai pha càng lớn thì
nhũ tương càng không bền và càng dễ tách lớp, vì thế người ta thường sử dụng
chất nhũ hóa hay chất hoạt động bề mặt để làm giảm đi sức căng bề mặt giữa
các pha với nhau.
Độ nhớt của môi trường phân tán: khi độ nhớt của môi trường phân tán
càng lớn, các tiểu phân của pha phân tán càng ít có cơ hội chuyển động và
dính vào nhau, do đó nhũ tương sẽ càng bền.
Nồng độ pha phân tán: Nhũ tương càng bền khi nồng độ pha phân tán
càng nhỏ. Vì khi ở nồng độ càng thấp tức là khoảng cách giữa các tiểu phân
của pha phân tán càng lớn thì khả năng dính vào nhau giữa các tiểu phân sẽ
càng nhỏ.
Nồng độ chất nhũ hóa: Chất nhũ hóa có vai trò làm giảm sức căng bề mặt
giữa hai pha. Đôi khi, nó cũng có khả năng làm thay đổi độ nhớt của môi
trường phân tán và làm ảnh hưởng đến nhũ tương.
Thời gian và lực phân tán hai pha vào nhau: thời gian phân tán và lực
phân tán vừa đủ sẽ tạo được nhũ tương bền vững và có kích thước pha phân
tán nhỏ.
Nhiệt độ, pH, lực ion: Sự thay đổi nhiệt độ có thể dẫn đến thay đổi độ
nhớt của môi trường phân tán cũng như làm thay đổi sức căng bề mặt giữa hai
pha… Trong khi đó, ảnh hưởng của pH và lực ion thường thể hiện rõ đối với
các nhũ tương có sử dụng chất nhũ hóa ion hoặc lưỡng tính.
Sự chênh lệch tỷ trọng của hai pha: nhũ tương càng bền khi sự chênh
lệch tỷ trọng giữa hai pha càng nhỏ. Ngược lại, khi hai pha có tỉ trọng chênh
lệch quá lớn thì tùy vào tỷ trọng của pha nào lớn hơn thì các tiểu phân của pha
phân tán sẽ nổi lên trên hoặc lắng xuống dưới gây ra hiện tượng nổi kem
(creaming) hoặc sự lắng (sediment).

2.2.4 Phương pháp điều chế nhũ tương


Về cơ bản, nhũ tương có thể được điều chế bằng hai phương pháp là: nhũ
tương hóa năng lượng thấp và nhũ tương hóa năng lượng cao [15, 16].
2.2.4.1 Phương pháp nhũ tương hoá năng lượng thấp
Nhũ tương hóa năng lượng thấp là phương pháp dựa vào sự hình thành tự
phát bên trong hệ nhũ do sự hiện diện của những thành phần đặc thù hoặc ảnh
hưởng của môi trường dẫn đến sự thay đổi đặc tính của bề mặt pha phân tán.

10
Điển hình nhất cho phương pháp nhũ tương hóa năng lượng thấp chính là
phương pháp đảo pha nhũ tương [15, 16].
Phương pháp đảo pha nhũ tương: trong phương pháp này, nhũ tương
được tạo thành bằng việc chuyển đổi qua lại giữa các thành phần hoá học
trong hệ nhũ thông qua con đường tự nhũ. Sự chuyển đổi qua lại trên có thể
xảy ra khi thay đổi nhiệt độ, khiến thành phần hoá học trong hệ nhũ bị thay đổi
và xảy ra sự đảo pha. Phương pháp đảo pha kết hợp thay đổi nhiệt độ (PIT) lần
đầu tiên được thực hiện bởi Shinoda và các cộng sự đã kết luận rằng sự gia
tăng nhiệt độ đã dẫn đến sự thay đổi về mặt hóa học của các chất hoạt động bề
mặt polyoxyethelene, từ đó dẫn đến sự đảo pha của nhũ tương [15, 16].
2.2.4.2 Phương pháp nhũ tương hoá năng lượng cao
Nhũ tương hóa năng lượng cao là phương pháp sử dụng lực ép cơ học
lớn dẫn đến phá vỡ pha phân tán thành những giọt có kích thước nhỏ hơn.
Phương pháp này thường sử dụng các thiết bị cơ học như thiết bị vi dòng chảy,
bể siêu âm, máy đồng hoá áp suất cao… Việc lựa chọn thiết bị phụ thuộc vào
đặc tính của các thành phần tạo nhũ, độ nhớt, sức căng bề mặt… hoặc phụ
thuộc vào mục đích của việc tạo nhũ [15, 16].
Phương pháp vi dòng chảy: là phương pháp sử dụng thiết bị vi dòng
chảy với nguyên tắc là sử dụng áp suất cao để ép nhũ tương thành những giọt
nhỏ hơn và đẩy dòng chảy của các giọt nhũ tương này đi qua buồng tương tác,
trong buồng tương tác này sẽ có các “vi kênh” với kích thước rất nhỏ. Nhũ
tương đi qua những “vi kênh” này với tốc độ cao sẽ cho kích thước của pha
phân tán nhỏ hơn so với ban đầu. Phương pháp này thường được sử dụng để
sản xuất nhũ tương với quy mô lớn [16].

Hình 2.11 Phương pháp vi dòng chảy

11
Phương pháp siêu âm: là phương pháp sử dụng sóng siêu âm với những
tần số khác nhau để làm nhỏ hơn kích thước của pha phân tán trong nhũ
tương. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên nhiệt
độ lại rất dễ tăng lên trong quá trình siêu âm và có thể gây ảnh hưởng đến chất
lượng của nhũ tương.

Hình 2.12 Phương pháp siêu âm gián tiếp


Phương pháp đồng hoá ở áp suất cao: Vi nhũ tương đạt được bằng cách
ép hỗn hợp pha dầu và pha nước qua một lỗ nhỏ ở một áp suất rất lớn (khoảng
từ 500 đến 5000 psi). Phương pháp này có ưu điểm là có thể tạo được hệ nhũ
có pha phân tán với kích thước rất nhỏ (có thể ở mức 1 nm), tuy nhiên, nhược
điểm của nó chính là việc tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn và sự tăng
nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến chất lượng hệ nhũ [16].

2.2.5 Phương pháp đánh giá nhũ tương


Về cảm quan: Các vi nhũ tương thường trong suốt, tuy nhiên đôi khi
tuỳ vào chất nhũ hoá được sử dụng mà vi nhũ tương có thể hơi mờ và đục.
Nhũ tương bền khi quan sát bằng mắt thường sẽ không có hiện tượng tách lớp,
mà chỉ là một khối dịch đồng nhất về màu sắc [14, 15].
Xác định kiểu nhũ tương [12]:
- Nhũ tương đơn giản: phương pháp pha loãng, phương pháp nhuộm
màu, phương pháp đo độ dẫn điện là một số phương pháp thường dùng để xác
định kiểu nhũ tương là O/W hay W/O.
- Nhũ tương kép: Nhũ tương kiểu O/W/O hoặc W/O/W được xác định
thông qua quan sát dưới kính hiển vi.
Kiểm tra sự đồng nhất về kích thước các hạt: Có thể kiểm tra bằng việc
quan sát dưới kính hiển vi hoặc sử dụng thiết bị phân tích kích thước hạt [12].
Theo dõi tính ổn định theo thời gian: Theo dõi nhũ tương trong từng
khoảng thời gian. Có thể gia tốc sự tách lớp bằng cách ly tâm hoặc gia nhiệt
[12].

12
2.2.6 Ưu, nhược điểm của phương pháp tạo hệ phân tán nhũ tương
Ưu điểm [14, 15, 16]
- Tăng tốc độ hấp thu của hoạt chất.
- Cải thiện độ hoà tan đối với những hoạt chất kị nước.
- Tăng sinh khả dụng của những hoạt chất khó hấp thu.
- Có thể uống được.
- Hạn chế được mùi vị khó chịu của hoạt chất ban đầu.
- Giúp bảo vệ các hoạt chất dễ bị thuỷ phân hoặc dễ bị oxy hoá khỏi tác
động của môi trường ngoài.
Nhược điểm [14, 15, 16]
- Thường phải sử dụng một lượng lớn các chất diện hoạt.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như pH, nhiệt độ…
- Chất nhũ hoá cần phải không độc đối với cơ thể người.
- Nếu không biết cách bảo quản, nhũ tương rất dễ bị tách lớp.

2.2.7 Ứng dụng


Nhũ tương được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
trong dược phẩm và mỹ phẩm…
Từ lâu nhũ tương đã được công nhận là một trong những hệ vận chuyển
hiệu quả đối với các hoạt chất có hoạt tính sinh học cao nhưng lại khó dung
nạp trực tiếp vào cơ thể như các curcuminoid, carotenoid hay các loại
vitamin…
Để khắc phụ được tính tan kém của curcumin cũng như ứng dụng nó
trong việc điều trị ung thư, Songyot và các cộng sự đã tìm cách đưa curcumin
vào trong nhũ tương thông qua con đường tạo nhũ hai lớp. Kết quả thu được là
tạo đượcc nhũ tương với kích thước pha phân tán từ 47-55 nm và hiệu suất nạp
curcumin lên đến 95% [17].
Cheng Qian và các cộng sự đã điều chế thành công hệ vận chuyển nhũ
tương có kích thước pha phân tán dưới 200 nm trong việc cải thiện sinh khả
dụng của β-carotene lên mức khoảng 66% [18].
Surrasmo và các cộng sự cũng sử dụng nhũ tương như một hệ vận
chuyển hiệu quả capsicum oleoresin, một hoạt chất với nhiều tác dụng sinh
học nhưng lại không bền, vào trong cơ thể. Kích thước pha phân tán tối ưu thu
được với chất nhũ hoá Pluronic F68 là 5,43±0,29 μm [19].
Cũng với curcumin, Wang và các cộng sự đã điều chế hệ vận chuyển nhũ
tương O/W nhằm mục đích tăng khả năng kháng khuẩn của curcumin với pha

13
dầu là dầu MCT cùng chất nhũ hoá là Tween 20. Kích thước tiểu phân pha
phân tán thu được khoảng từ 80-619 nm [20].

2.3 Giới thiệu về phương pháp hấp thu quang phổ

2.3.1 Máy đo quang phổ UV-Vis


Máy quang phổ UV-Vis là một hệ thống quang học có khả năng cung
cấp các tia sáng đơn sắc trong vùng tử ngoại và vùng khả kiến và được dùng
để đo độ hấp thụ quang của các dung dịch có màu.
Cuvet chứa Đầu
mẫu đo dò

Đèn Hệ Lá Khuếc Máy ghi


đơn chắn tín hiệu
nguồn sắc sáng h đại

Cuvet chứa Đầu


mẫu chuẩn dò

Hình 2.13 Cấu tạo cơ bản của máy đo quang phổ hai chùm tia

Hình 2.14 Máy đo quang phổ UV-Vis

2.3.2 Định luật Lambert - Beer


Khi chiếu một chùm tia sáng đơn sắc đi qua một môi trường vật chất thì
cường độ của tia sáng ban đầu I0 sẽ giảm còn I. Điều đó có nghĩa là một phần
năng lượng của tia sáng đã bị môi trường vật chất hấp thu.
Với hai tia sáng đơn sắc có cùng năng lượng nhưng có cường độ ánh
sáng khác nhau thì độ hấp thụ A được tính theo công thức:
I
A   .l.C   lg
I0

Trong đó ε: hệ số hấp thu


l: độ dày của môi trường truyền qua (cm)

14
C: nồng độ của dung dịch (mol/L)
Từ định luật Lambert - Beer, khi giữ nguyên hai yếu tố là hệ số hấp thụ ε
và độ dày l, người ta thiết lập và biểu diễn sự tương quan giữa độ hấp thụ A
với nồng độ C của dung dịch. Đó cũng là cơ sở chính của phương pháp hấp
thu quang phổ.

2.4 Giới thiệu về thiết bị phân tích kích thước hạt Microtrac S3500
Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là dựa vào sự tán xạ ánh sáng của
các hạt, ứng dụng nguyên lý tán xạ Mie. Microtrac S3500 sử dụng hệ 3 tia
laser để chiếu vào mẫu vật. Các đầu dò cố định được dùng để phát hiện những
tia bị các hạt làm tán xạ trở lại. Kết quả phân tích về kích thước hạt sẽ được
hiển thị trên máy tính thông qua phần mềm tương ứng [21, 22].
Microtrac có thể dùng cho các dạng mẫu khô hoặc mẫu ướt với giới hạn
khoảng từ 0,02 đến 2800µm, thiết bị này được ứng dụng rộng rãi để phân tích
kích thước hạt trong quá trình tổng hợp các hợp chất nano [22].

Bộ phận phát tia


Nạp nhiễu xạ laser
mẫu
Hệ thống xử lý
dữ liệu

Hình 2.15 Thiết bị phân tích kích thước hạt Microtrac S3500

2.5 Giới thiệu về kính hiển vi quang học


Kính hiển vi quang học là một dụng cụ hỗ trợ cho mắt trong việc quan
sát các vật rất nhỏ thông các thấu kính với các độ phóng đại khác nhau [23,
24].
Kính hiển vi gồm 4 hệ thống chính [23]
- Hệ thống giá đỡ
- Hệ thống phóng đại
- Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống điều chỉnh

15
Hệ thống
phóng đại

Hệ thống
giá đỡ
Hệ thống Hệ thống
chiếu sáng điều chỉnh

Hình 2.16 Kính hiển vi quang học Olympus CX22


Trong đó, hệ thống phóng đại là bộ phận trung tâm của kính gồm hai bộ
phận chính là thị kính và vật kính [23].
- Thị kính: bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để
tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát. Thông thường độ phóng đại của thị kính
là 10x.
- Vật kính: bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, có vai trò
như kính lúp để quan sát ảnh thật của vật. Vật kính gồm 4 độ phóng đại là 4x,
10x, 40x và 100x.
Độ phóng đại của kính hiển vi bằng tích giữa độ phóng đại của thị kính
và độ phóng đại của vật kính [24].

16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm, thời gian và phương tiện nghiên cứu

3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu


Địa điểm: Phòng thí nghiệm Công nghệ hoá học và phòng thí nghiệm
Vật liệu nano & môi trường, khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian: từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015

3.1.2 Nguyên liệu, hoá chất


- Curcumin (Viện Dược Liệu Hà Nội)
- Dầu dừa (Việt Nam)
- Dầu đậu nành (Việt Nam)
- Tween 80 (Trung Quốc)
- WPC (Việt Nam)
- Chloroform (Việt Nam)
- Nước cất
- NaCl
- HCl, NaOH

3.1.3 Thiết bị
- Máy khuấy từ
- Bể siêu âm
- Cân điện tử
- Thiết bị phân tích kích thước hạt Microtrac S3500
- Máy ly tâm
- Kính hiển vi quang học CX22
- Máy đo quang phổ UV - Vis

3.2 Tiến hành thí nghiệm

3.2.1 Độ tan của curcumin trong dầu


Thí nghiệm này dùng để khảo sát độ tan của curcumin trong hai loại dầu
là dầu đậu nành và dầu dừa.
Cân chính xác 2 mg curcumin cho vào cốc 100 ml, thêm từ từ vào cốc
trên một lượng dầu xác định, vừa thêm vừa khuấy kết hợp đun nóng ở 60°C
cho đến khi curcumin không hoà tan được nữa. Ghi nhận lượng dầu đã sử
dụng. Lặp lại thí nghiệm 3 lần.

17
Thực hiện lại thí nghiệm như trên, nhưng với điều kiện là nhiệt độ
phòng. Độ tan tối đa của curcumin trong mỗi loại dầu được xác định theo công
mc
thức (3.1):  100(%) (3.1)
md

Trong đó: mc là khối lượng curcumin đã hoà tan.


md là khối lượng dầu đã dùng.

3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tốđến kích thước pha phân
tán và độ bền của hệ nhũ
Hệ phân tán nhũ tương chứa curcumin được điều chế theo sơ đồ được
mô tả trong Hình 3.1 bên dưới
Tween 80 và
Curcumin và WPC hòa tan
dầu dừa trong nước cất

Phối hợp hai pha

Khuấy từ 600 rpm,


10 phút

Siêu âm

Nhũ tương hoàn chỉnh

Hình 3.1 Sơ đồ điều chế nhũ tương

3.2.2.1 Khảo sát nồng độ pha dầu


Các mẫu được thực hiện với các nồng độ pha dầu khác nhau, những
thông số còn lại giống nhau. Mẫu khảo sát sẽ được đánh giá cảm quan, sau đó
đem quan sát dưới kính hiển vi và đo sự phân bố kích thước hạt, dùng thông
số D50 để đánh giá.
Các thông số khảo sát:
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 2%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm

18
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Nồng độ pha dầu được khảo sát: 0,5%; 1%; 2% và 4%

3.2.2.2 Khảo sát nồng độ Tween 80


Các mẫu được thực hiện với các nồng độ Tween 80 khác nhau, những
thông số còn lại đều giống nhau. Mẫu khảo sát sẽ được đánh giá cảm quan,
sau đó quan sát dưới kính hiển vi và đo sự phân bố kích thước hạt, dùng thông
số D50 để đánh giá.
Các thông số khảo sát:
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ WPC: 2%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Nồng độ Tween 80 được khảo sát: 2%; 4% ; 6%

3.2.2.3 Khảo sát nồng độ WPC


Các mẫu được thực hiện với các nồng độ WPC khác nhau, những thông
số còn lại đều giống nhau. Mẫu khảo sát sẽ được đánh giá cảm quan, sau đó
đem quan sát dưới kính hiển vi và đo sự phân bố kích thước hạt, dùng thông
số D50 để đánh giá.
Các thông số khảo sát:
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm: 10 phút
- Nước cất vừa đủ.
- Nồng độ WPC được khảo sát: 0,5%; 1%; 2%

3.2.2.4 Khảo sát thời gian siêu âm


Các mẫu được khảo sát với thành phần giống nhau, nhưng siêu âm với 3
mức thời gian khác nhau. Mẫu khảo sát sẽ được đánh giá cảm quan, sau đó
đem quan sát dưới kính hiển vi và đo sự phân bố kích thước hạt, dùng thông
số D50 để đánh giá.

19
Các thông số khảo sát:
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 1%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Thời gian siêu âm được khảo sát: 5 phút; 10 phút và 15 phút.

3.2.2.5 Ảnh hưởng của pH


Các thông số liên quan đến quá trình điều chế nhũ tương đã được khảo
sát ở mục trên. Mẫu khảo sát sẽ được chuẩn bị dựa trên các thông số đã khảo
sát.
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của pH đến hệ nhũ bằng cách điều chỉnh
pH của hệ về các mức pH cần khảo sát là 3; 5; 7
Phương pháp đánh giá:
+ Đánh giá cảm quan
+ Quan sát dưới kính hiển vi.
+ Kiểm tra kích thước hạt bằng thiết bị phân tích kích thước hạt.
3.2.2.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Các thông số liên quan đến quá trình điều chế nhũ tương đã được khảo
sát ở mục trên. Mẫu khảo sát sẽ được chuẩn bị dựa trên các thông số đã khảo
sát.
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhũ tương ở các mức
nhiệt là 30°C; 60°C và 90°C.
Phương pháp đánh giá:
+ Đánh giá cảm quan.
+ Quan sát dưới kính hiển vi.
+ Kiểm tra kích thước hạt bằng thiết bị phân tích kích thước hạt.
3.2.3 Hiệu suất đóng hạt
Mẫu nhũ tương hoàn chỉnh được chuẩn bị dựa trên các thông số đã khảo
sát ở mục 3.2.2:
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 1%
- Nước cất vừa đủ
- Tốc độ khuấy: 600 rpm

20
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm: 10 phút.
Hiệu suất đóng hạt của nhũ tương được xác định bằng cách dựa trên
đường chuẩn của curcumin hòa tan trong chloroform ở bước sóng 419nm.
5 ml mẫu được cho vào ống ly tâm, thêm tiếp 5 ml chloroform. Trộn nhẹ
dung dịch trong ống trong 5 phút, sau đó đem ống ly tâm ở 1800 rpm trong 10
phút. Thu lấy phần dung dịch bên dưới. Thêm tiếp 5 ml chloroform vào ống ly
tâm và tiếp tục ly tâm 1800 rpm trong 10 phút. Thu phần dung dịch phía dưới
ống ly tâm và gom chung với phần dịch thu được trước đó để đo độ hấp thụ
quang phổ UV-Vis ở bước sóng 419 nm. Từ phương trình đường chuẩn của
curcumin trong chloroform, sẽ tính được lượng curcumin tự do chưa bị “đóng
hạt”.
Hiệu suất đóng hạt được tính thông qua hai công thức (3.2) và (3.3):
Lượng curcumin thật sự nằm trong hệ nhũ=Lượng curcumin ban đầu đã
sử dụng- Lượng curcumin tự do (3.2)

21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Độ tan của curcumin trong dầu
Kết quả độ tan của curcumin trong hai loại dầu là dầu đậu nành và dầu
dừa được thể hiện trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Độ tan của curcumin trong các loại dầu
Loại dầu 30°C 60°C
Dầu đậu nành 0,019% 0,026%
Dầu dừa 0,036% 0,041%
So với dầu đậu nành, thì dầu dừa có khả năng hoà tan curcumin tốt hơn ở
cả nhiệt độ thường và khi được đun 60°C.
Dầu dừa là một loại dầu MCT điển hình, trong khi đó dầu đậu nành
thuộc loại dầu LCT. Sự khác biệt về khối lượng phân tử, độ phân cực và sự
tương tác giữa các acid béo trong dầu với curcumin đã ảnh hưởng đến độ hoà
tan của curcumin trong hai loại dầu trên. Dầu MCT có khối lượng phân tử thấp
hơn và có nhiều nhóm phân cực hơn so với dầu LCT, vì vậy mà khả năng hoà
tan curcumin của dầu MCT tốt hơn so với dầu LCT [25].
Khi đun ở 60°C thì độ tan của curcumin trong mỗi loại dầu đều tăng lên,
do nhiệt độ làm tăng sự chuyển động của các phân tử curcumin và giúp nó hoà
tan tốt hơn.
Vì vậy, dầu dừa được sử dụng để hoà tan curcumin trong thí nghiệm tạo
hệ phân tán nhũ tương.

4.2 Khảo sát các thành phần ảnh hưởng đến kích thước pha phân
tán và độ bền của hệ nhũ

4.2.1 Khảo sát nồng độ pha dầu


Mẫu khảo sát nồng độ pha dầu với các thông số bên dưới
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 2%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Nồng độ pha dầu khảo sát là: 0,5%; 1%; 2% và 4%

22
Bảng 4.2 Đánh giá mẫu ứng với từng nồng độ pha dầu được khảo sát
Nồng độ pha dầu 0,5% 1% 2% 4%
D50 (μm) 2,194 0,814 0,619 0,988
Đánh giá cảm quan Đồng nhất Đồng nhất Đồng nhất Đồng nhất
Quan sát qua kính Phân bố Phân bố Phân bố Phân bố
hiển vi đồng đều đồng đều đồng đều đồng đều

Hình 4.1 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát pha dầu

Hình 4.2 Giá trị D50 ứng với từng nồng độ pha dầu được khảo sát
Khi tăng nồng độ pha dầu từ 0,5 - 2%, thì kích thước pha phân tán giảm,
trong khi nếu tăng nồng độ pha dầu lên 4% thì kích thước pha phân tán lại
tăng.
Như vậy, ở nồng độ pha dầu 2%, mẫu khảo sát sẽ cho giá trị D50 thấp
nhất là 0,738μm. Nồng độ này sẽ được áp dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

23
4.2.2 Khảo sát nồng độ Tween 80
Mẫu khảo sát nồng độ Tween 80 với các thông số bên dưới
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ WPC: 2%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Nồng độ Tween 80 được khảo sát: 2%; 4% ; 6%
Bảng 4.3 Đánh giá mẫu ứng với từng nồng độ Tween 80 được khảo sát
Nồng độ Tween 80 2% 4% 6%
D50 (μm) 0,596 0,646 0,918
Đánh giá cảm quan Đồng nhất Đồng nhất Đồng nhất
Quan sát qua kính Phân bố Phân bố Phân bố
hiển vi đồng đều đồng đều đồng đều

Hình 4.3 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát nồng độ Tween 80

24
Hình 4.4 Giá trị D50 ứng với từng nồng độ Tween 80 được khảo sát
Khi tăng nồng độ Tween 80 từ 2 - 6% thì kích thước pha phân tán tăng,
tuy nhiên sự chênh lệch giá trị kích thước pha phân tán là không lớn.
Tween 80 là chất hoạt động bề mặt không ion, nó có thể hòa tan trong
pha dầu lẫn pha nước, sự tăng nồng độ Tween 80 có thể dẫn đến tăng mức độ
bao phủ của nó xung quanh pha dầu, vì thế làm tăng kích thước pha phân tán
[26].
Như vậy, ở nồng độ Tween 80 là 2%, mẫu khảo sát sẽ cho giá trị D50
thấp nhất là 0,596μm. Nồng độ này sẽ được áp dụng cho các thí nghiệm tiếp
theo.

4.2.3 Khảo sát nồng độ WPC


Mẫu khảo sát nồng độ WPC với các thông số bên dưới
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm: 10 phút
- Nước cất vừa đủ.
- Nồng độ WPC được khảo sát: 0,5%; 1%; 2%
Bảng 4.4 Đánh giá mẫu ứng với từng nồng độ WPC được khảo sát
Nồng độ WPC 0,5% 1% 2%
D50 (μm) 0,738 0,290 0,619
Đánh giá cảm quan Đồng nhất Đồng nhất Đồng nhất
Quan sát qua kính Phân bố Phân bố Phân bố
hiển vi đồng đều đồng đều đồng đều

25
Hình 4.5 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát nồng độ WPC

Hình 4.6 Giá trị D50 ứng với từng nồng độ WPC được khảo sát
Kích thước pha phân tán đạt tối ưu ở nồng độ WPC là 1%, trong khi kích
thước pha phân tán ở nồng độ WPC 0,5% và 2% không khác nhau nhiều.
WPC có vai trò như một chất giúp bền vững hóa nhũ tương. Khi ở nồng
độ thích hợp thì nó đóng vai trò như một lớp màng mỏng bao quanh các tiểu
phân của pha phân tán, qua đó hạn chế được sự dính vào nhau của các tiểu
phân này. Ở nồng độ 0,5%, lượng protein chưa đủ để tạo nên lớp màng đủ để
bảo vệ các tiểu phân pha phân tán, trong khi đó ở nồng độ 2%, lượng protein

26
quá cao, dẫn đến sự tạo thành một lớp dày xung quanh các tiểu phân pha phân
tán, do đó làm tăng kích thước của chúng [15, 27].
Như vậy, ở nồng độ WPC là 1%, mẫu khảo sát sẽ cho giá trị D 50 thấp
nhất là 0,290μm. Nồng độ này sẽ được áp dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

4.2.4 Khảo sát thời gian siêu âm


Mẫu khảo sát thời gian siêu âm với các thông số bên dưới
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 1%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Thời gian siêu âm được khảo sát: 5 phút; 10 phút; 15 phút
Bảng 4.5 Đánh giá mẫu ứng với từng thời gian siêu âm được khảo sát
Thời gian siêu âm 5 phút 10 phút 15 phút
D50 (μm) 0,742 0,290 0,978
Đánh giá cảm quan Đồng nhất Đồng nhất Có lớp dầu trên cùng
Quan sát qua kính Phân bố Phân bố
Phân bố đồng đều
hiển vi đồng đều đồng đều

Hình 4.7 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát thời gian siêu âm

27
Hình 4.8 Giá trị D50 ứng với từng khoảng thời gian siêu âm được khảo sát
Thời gian siêu âm ảnh hưởng đến độ bền và kích thước pha phân tán của
hệ nhũ. Nếu thời gian siêu âm quá ngắn, các pha sẽ không phân tán tốt vào
nhau, hệ nhũ sẽ chưa đồng nhất và kích thước pha phân tán sẽ lớn. Nếu thời
gian siêu âm quá dài, thì nhiệt độ tăng lên trong quá trình siêu âm sẽ làm hệ
nhũ không bền và có thể dẫn đến bị phá vỡ [12, 14].
Như vậy, với thời gian siêu âm là 10 phút, mẫu khảo sát sẽ cho giá trị
D50 thấp nhất là 0,290μm.

4.2.5 Khảo sát ảnh hưởng của pH


Mẫu khảo sát ảnh hưởng pH đến hệ nhũ được thực hiện với các thông số
bên dưới
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 1%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Thời gian siêu âm: 10 phút
Bảng 4.6 Đánh giá mẫu ứng với từng khoảng pH được khảo sát
pH 3 5 7
D50 (μm) 0,426 0,228 0,197
Đánh giá cảm quan Đồng nhất Đồng nhất Đồng nhất
Quan sát qua kính Phân bố Phân bố Phân bố
hiển vi đồng đều đồng đều đồng đều

28
Hình 4.9 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát ảnh hưởng của pH

Hình 4.10 Giá trị D50 ứng với từng khoảng pH được khảo sát
Từ bảng trên có thể thấy là giá trị D50 tăng dần theo sự tăng tính acid của
nhũ tương. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các giá trị không lớn.
Nguyên nhân có thể là do pH khi giảm gần với với điểm đẳng điện của
protein nên sẽ làm các tiểu phân pha phân tán có xu hướng kết dính vào nhau
hơn [11, 27].
Như vậy ở pH=7 sẽ thu được giá trị D50 nhỏ nhất là 0,197μm.

29
4.2.6. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ
Mẫu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hệ nhũ được thực hiện với các
thông số bên dưới
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 1%
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Nước cất vừa đủ
- Thời gian siêu âm: 10 phút
Bảng 4.7 Đánh giá mẫu khảo sát với các nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ (°C) 30 60 90
D50 (μm) 0,197 0,368 1,047
Có lớp dầu mỏng
Đánh giá cảm quan Đồng nhất Đồng nhất
trên cùng
Quan sát qua kính Phân bố Phân bố Các giọt dính vào
hiển vi đồng đều đồng đều nhau

Hình 4.11 Ảnh chụp kính hiển vi của các mẫu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ

30
Hình 4.12 Giá trị D50 ứng với từng khoảng nhiệt độ được khảo sát
Có thể thấy là ở nhiệt độ 60°C thì kích thước pha phân tán của hệ nhũ
tăng nhẹ so với mẫu ban đầu. Nhưng khi tăng nhiệt độ lên đến 90°C, kích
thước của pha phân tán tăng mạnh.
Nguyên nhân là khi nhiệt độ tăng, các giọt của pha phân tán có xu hướng
chuyển động nhanh hơn. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng khiến cho lớp protein
bao xung quanh các giọt pha phân tán bị biến tính, từ đó các tiểu phân của pha
phân tán dễ dàng dính vào nhau tạo thành các giọt to hơn.

4.3 Hiệu suất đóng hạt


Áp dụng phương trình đường chuẩn của curcuminoid trong chloroform là
A=201,15C+0,0056 (Hình 4.7)
Độ hấp thụ của curcumin tự do trong chloroform chiết được từ mẫu nhũ
là 0,0781, từ đó tính được lượng curcumin tự do trong mẫu nhũ là 5,767 mg.
Lượng curcumin ban đầu là 8 mg. Suy ra lượng curcumin thật sự trong
hệ nhũ là: 8-5,767=2,233 mg
2, 233
Hiệu suất đóng hạt là: H  100  27,91%
8

31
Hình 4.13 Biểu đồ xác định phương trình đường chuẩn của curcumin trong
chloroform
Việc đạt được hiệu suất đóng hạt như trên có thể là do lượng curcumin
đã sử dụng chưa phù hợp. Do hiệu suất đóng curcumin vào pha dầu phụ thuộc
rất nhiều vào lượng curcumin ban đầu đã sử dụng [17].
Vì thế cần phải khảo sát thêm mức độ ảnh hưởng của hàm lượng
curcumin đến hiệu suất đóng hạt lẫn kích thước của các tiểu phân pha phân tán
trong các nghiên cứu sau.

32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Luận văn được hoàn thành sau 2 tháng thực hiện và đã đạt được các kết
quả sau:
- Lựa chọn được các thành phần với nồng xác định để điều chế được hệ
phân tán kiểu nhũ tương có kích thước nano.
- Khảo sát và đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố đến kích thước
và độ bền của hệ phân tán kiểu nhũ tương.
Như vậy, nhũ tương bền vững có pha phân tán ở kích thước nano được
điều chế với các thông số như sau:
- Nồng độ pha dầu: 2%
- Nồng độ Tween 80: 2%
- Nồng độ WPC: 1%
- Nước cất vừa đủ
- Tốc độ khuấy: 600 rpm
- Thời gian khuấy: 10 phút
- Thời gian siêu âm được khảo sát: 10 phút
- pH=7
- Nhiệt độ: 30°C

5.2 Kiến nghị


Do những hạn chế về thời gian cũng như thiết bị nên nghiên cứu này vẫn
chưa khảo sát được đầy đủ các yếu tố liên quan đến sự tạo nhũ. Các đề xuất
cho những nghiên cứu tiếp theo là:
- Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng curcumin, lực ion, loại dầu… đến
quá trình tạo nhũ tương.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất “đóng” curcumin vào hệ
nhũ.
- Tiến hành các thí nghiệm để khảo sát khả năng phóng thích của hệ nhũ
tương.
- Thực hiện điều chế nhũ tương với các phương pháp khác.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Maria L.A.D. Lestari And Gunawan Indrayanto, 2014. Chapter three -
Curcumin. Profiles of Drug Substances, Excipients, and Related
Methodology, 39: 113-204.
2. www.pubchem.com.
3. Suresh D.Kumavat Y.S.C., Priyanka Borole, Preetesh Mishra, Khusbu
Shenghani, and Pallavi Duvvuri, 2013. Degradation studies of
curcumin. International Journal of Pharmacy Review & Research, 3(2):
50-55.
4. Nadia Salem Alrawaiq And A.A., 2013. A Review of Antioxydant
Polyphenol Curcumin and its Role in Detoxyfication. Int.J.PharmTech
Research, 6(1): 280-289.
5. Roughley P. J. And D. A. Whiting, 1973. Experiments in Biosynthesis
of Curcumin. Journal of the Chemical Society-Perkin Transactions,
1(20): 2379-2388.
6. Ruby A. J., G. Kuttan, Et Al., 1995. Antitumor and Antioxydant Activity
of Natural Curcuminoids. Cancer Letters, 94(1): 79-83.
7. Mohsen Asouri R.A., Ali Asghar Ahmadi, Abdolhossein Amini, and
Masoumeh Rezaei Moshaei, 2013. Antioxydant and Free Radical
Scavenging Activities of Curcumin. Asian Journal of chemistry, 25(13):
7593-7595.
8. Liu C., P. Okunieff, and L. Zhang, 2009. Novel curcumin derivatives
and their pharmaceutical uses thereof.
9. Nita Chainani-Wu D.M.D., M.P.H., and M.S., 2003. Safety and Anti-
Inflammatory Activity of Curcumin: A Component of Tumeric
(Curcuma longa). The journal of alternative and complementary
medicine, 9(1): 161-168.
10. Ying-Jan Wang M.-H.P., Ann-Lii Cheng, Liang-in Lin, Yuan-Soon Ho,
Chang-Yao Hsieh, and Jen-Kun Lin, 1997. Satbility of curcumin in
buffer solutions and characterization of its degradation products.
Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 15: 1867-1876.
11. T.P. Sari B. M., Rajesh Kumar, R.R.B. Singh, Rajan Sharma, Minaxi
Bhardwaj, and S. Athira 2015. Preparation and characterization of
nanoemulsion encapsulating curcumin. Food Hydrocolloids, 43: 540-
546.
12. Lê Thanh Phước, 2010. Phương pháp tổng hợp các hệ nhũ tương cơ
bản với các chất hoạt động bề mặt có độ phân cực khác nhau. Nhà xuất
bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 1-25.
13. J.M. Gutiérrez C. G., A. Maestro, I. Solè, C.M. Pey, and J. Nolla, 2008.
Nano-emulsions: New applications and optimization of their
preparation. Current Opinion in Colloid & Interface Science, 13: 245-
251.
14. Tadros Tharwat F., 2013. Emulsion Formation and Stability. Wiley-
VCH Verlag GmbH & Co. KGaA. Germany.
15. David Julian Mcclements And Y.L., 2010. Structured emulsion-based
delivery systems: Controlling the digestion and release of lipophilic

34
food components. Advances in Colloid and Interface Science, 159: 213-
228.
16. Raj Kumar Mishra G.C.S., And R.P Mishra, 2014. A review article: On
nanoemulsion. World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical
Sciences, 3(9): 258-274.
17. Songyot Anuchapreeda Y. F., Siriporn Okonogi, and Hideki Ichikawa,
2012. Preparation of Lipid Nanoemulsions Incorporating Curcumin for
Cancer Therapy. Journal of Nanotechnology: 11 pages.
18. Cheng Qian Eric Andrew Decker, Hang Xiao, and David Julian
Mcclements, 2012. Nanoemulsion delivery systems: Influence of
carrier oil on β-carotene bioaccessibility. Food Chemistry, 135: 1440-
1447.
19. Suvimol Surassmo Sang-Gi Min, Piyawan Bejrapha, and Mi-Jung
Choi, 2010. Effects of surfactants on the physical properties of
capsicum oleoresin-loaded nanocapsules formulated through the
emulsion-diffusion method. Food Research International, 43: 8-17.
20. Wang Yan Jiang, Yu-Wen Wang, and Et., 2008. Enhancing anti-
inflammation activity of curcumin through O/W nanoemulsions. Food
Chemistry, 108: 419-424.
21. http://www.angstrom.us/#!microtrac/ct3.
22. www.Microtrac.com.
23. www.nihe.org.vn.
24. www.olympus.fi.
25. Kashif Ahmed Y. L., David Julian Mcclements and Hang Xiao, 2012.
Nanoemulsion- and emulsion-based delivery systems for curcumin:
Encapsulation and release properties. Food Chemistry, 132: 799-807.
26. Asasutjarit R, Lorenzen, S, Sirivichayakul, S, Ruxrungtham, K,
Ruktanonchai, U, Ritthidej, and Gc, 2007. Effect of solid lipid
nanoparticles formulation compositions on their size, zeta potential and
potential for in vitro pHIS-HIV-hugag transfection. Pharmaceutical
Research, 24: 1098-1107.
27. Eléonore Bouyer G. M., Nicolas Huang, Véronique Rosilio, and
Florence Agnely, 2013. β-Lactoglobulin, gum arabic, and xanthan gum
for emulsifying sweet almond oil: Formulation and stabilization
mechanisms of pharmaceutical emulsions. Colloids and Surfaces A:
Physicochemical and Engineering Aspects, 433: 77-87.

35
PHỤ LỤC A
CÁC MẪU KHẢO SÁT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TẠO NHŨ

Các mẫu khảo sát pha dầu (0,5%; 1%; 2% và 4%)

Mẫu khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Tween 80 (2%; 4%; 6%)

Mẫu khảo sát ảnh hưởng của WPC (0,5%; 1%; 2%)

36
Các mẫu khảo sát thời gian siêu âm (5 phút; 10 phút; 15 phút)

Các mẫu khảo sát ảnh hưởng của pH (3; 5; 7)

Mẫu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ (60°C và 90°C)

37
PHỤ LỤC B
KẾT QUẢ ĐO KÍCH THƯỚC HẠT CỦA CÁC MẪU KHẢO SÁT

*0,5% pha dầu


%Tile Size(um)
10.00 1.383
20.00 1.602
30.00 1.801
40.00 1.995
50.00 2.194
60.00 2.412
70.00 2.665
80.00 2.990
90.00 3.51
95.00 3.99

*1% pha dầu


%Tile Size(um)
10.00 0.498
20.00 0.570
30.00 0.640
40.00 0.719
50.00 0.814
60.00 0.935
70.00 1.097
80.00 1.327
90.00 1.700
95.00 2.049

*2% pha dầu


%Tile Size(um)
10.00 0.418
20.00 0.472
30.00 0.520
40.00 0.568
50.00 0.619
60.00 0.680
70.00 0.758
80.00 0.876
90.00 1.103
95.00 1.366

38
*4% pha dầu

%Tile Size(um)
10.00 0.574
20.00 0.658
30.00 0.754
40.00 0.863
50.00 0.988
60.00 1.131
70.00 1.299
80.00 1.513
90.00 1.863
95.00 2.224

*2% Tween 80
%Tile Size(um)
10.00 0.411
20.00 0.459
30.00 0.503
40.00 0.547
50.00 0.596
60.00 0.653
70.00 0.730
80.00 0.849
90.00 1.084
95.00 1.348

*4% Tween 80
%Tile Size(um)
10.00 0.425
20.00 0.482
30.00 0.533
40.00 0.586
50.00 0.646
60.00 0.718
70.00 0.817
80.00 0.967
90.00 1.246
95.00 1.522

39
*6% Tween 80
%Tile Size(um)
10.00 0.481
20.00 0.578
30.00 0.675
40.00 0.785
50.00 0.918
60.00 1.080
70.00 1.279
80.00 1.538
90.00 1.948
95.00 2.364

*0,5% WPC
%Tile Size(um)
10.00 0.468
20.00 0.521
30.00 0.581
40.00 0.650
50.00 0.738
60.00 0.856
70.00 1.030
80.00 1.313
90.00 1.852
95.00 2.400

*1% WPC
%Tile Size(um)
10.00 0.165
20.00 0.197
30.00 0.228
40.00 0.258
50.00 0.290
60.00 0.335
70.00 0.396
80.00 0.490
90.00 0.766
95.00 3.20

40
*2% WPC
%Tile Size(um)
10.00 0.418
20.00 0.472
30.00 0.520
40.00 0.568
50.00 0.619
60.00 0.680
70.00 0.758
80.00 0.876
90.00 1.103
95.00 1.366

*Siêu âm 5 phút
%Tile Size(um)
10.00 0.489
20.00 0.549
30.00 0.607
40.00 0.668
50.00 0.742
60.00 0.836
70.00 0.966
80.00 1.159
90.00 1.476
95.00 1.767

*Siêu âm 10 phút
%Tile Size(um)
10.00 0.165
20.00 0.197
30.00 0.228
40.00 0.258
50.00 0.290
60.00 0.335
70.00 0.396
80.00 0.490
90.00 0.766
95.00 3.20

41
*Siêu âm 15 phút
%Til Size(um
e )
10.00 0.533
20.00 0.632
30.00 0.730
40.00 0.841
50.00 0.978
60.00 1.158
70.00 1.410
80.00 1.811
90.00 2.648
95.00 3.87

*pH=3
%Tile Size(um)
10.00 0.175
20.00 0.236
30.00 0.259
40.00 0.346
50.00 0.426
60.00 0.590
70.00 0.713
80.00 0.786
90.00 0.800
95.00 3.23

*pH=5
%Tile Size(um)
10.00 0.160
20.00 0.172
30.00 0.187
40.00 0.206
50.00 0.228
60.00 0.259
70.00 0.313
80.00 0.394
90.00 0.511
95.00 0.622

42
*pH=7
%Tile Size(um)
10.00 0.136
20.00 0.150
30.00 0.164
40.00 0.179
50.00 0.197
60.00 0.217
70.00 0.243
80.00 0.276
90.00 0.337
95.00 0.404

*30°C
%Tile Size(um)
10.00 0.136
20.00 0.150
30.00 0.164
40.00 0.179
50.00 0.197
60.00 0.217
70.00 0.243
80.00 0.276
90.00 0.337
95.00 0.404

*60°C
%Tile Size(um)
10.00 0.243
20.00 0.276
30.00 0.298
40.00 0.316
50.00 0.368
60.00 0.397
70.00 0.449
80.00 0.518
90.00 0.611
95.00 0.688

43
*90°C
Size(um
%Tile
)
10.00 0.468
20.00 0.576
30.00 0.698
40.00 0.848
50.00 1.047
60.00 1.321
70.00 1.724
80.00 2.474
90.00 6.49
95.00 11.89

44

You might also like