You are on page 1of 96

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

------------------------------

Lê Ngọc Hào

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỒNG


RUỘNG LÀM CƠ SỞ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG TẠI XÃ SONG PHƢƠNG, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Luận văn Thạc sỹ i Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

------------------------------

Lê Ngọc Hào

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỒNG


RUỘNG LÀM CƠ SỞ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG TẠI XÃ SONG PHƢƠNG, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. Trần Văn Thụy

Hà Nội - 2013

Luận văn Thạc sỹ ii Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập tại Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội, em đã thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên
cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông
nghiệp bền vững tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp
đỡ, quan tâm của các giảng viên tại Khoa Môi trường trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu tại Khoa.

Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn
chính PGS. TS. Trần Văn Thụy – bộ môn Sinh thái môi trường - Khoa Môi trường
– Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
luận văn.

Qua đây, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa
Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên những người đã cung cấp những
kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học
viên hoàn thành khóa đào tạo

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm còn
hạn chế, vì vậy không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy cô và các bạn nhận
xét, góp ý, giúp đỡ để em từng bước hoàn thiện kiến thức chuyên ngành và tiếp cận
với công việc thực tế một cách tốt nhất.

Em xin trân trọng cảm ơn./.


Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên

Lê Ngọc Hào

Luận văn Thạc sỹ iii Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... IV
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. V
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... VI
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.1. Khái lƣợc về quan niệm và lịch sử phát triển hệ sinh thái đồng ruộng ........ 3
1.1.1. Quá trình hình thành của HST đồng ruộng ................................................... 3
1.1.1.1. Khái niệm HST đồng ruộng ........................................................................... 3
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của đồng ruộng ...................................... 4

1.1.2. Cấu trúc và chức năng của Hệ sinh thái đồng ruộng .................................... 5
1.2. Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới và ở Việt
Nam............................................................................................................................. 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới ............... 8
1.2.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam ............................... 9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 13
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 13
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 13
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................................ 13
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ...................................................... 13
2.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................................. 17
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ........................................................... 17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 18
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Song Phƣơng, Hoài Đức,
Hà Nội ....................................................................................................................... 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 18

Luận văn Thạc sỹ ii Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 20


3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của xã Song Phương trong phát triển kinh tế
và bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng........................................................................... 22
3.2. Vai trò của đa dạng sinh học đồng ruộng ...................................................... 23
3.2.1. Giá trị trực tiếp ............................................................................................... 23
3.2.1.1. Nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm ...................................................... 23
3.2.1.2. Nguồn cung cấp chất đốt.............................................................................. 24
3.2.1.3. Nguồn cung cấp dược liệu ........................................................................... 24
3.2.1.4. Nguồn cung cấp cây cảnh ............................................................................ 24

3.2.2. Giá trị gián tiếp ............................................................................................... 25


3.3. Đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng .................................................. 28
3.3.1. Đa dạng của các hệ sinh thái ........................................................................ 28
3.3.1.1. Hệ sinh thái thủy vực.................................................................................... 28
3.3.1.2. Hệ sinh thái ruộng lúa.................................................................................. 32
3.3.1.3. Hệ sinh thái các bờ ruộng ............................................................................ 34
3.3.1.4. Các cây thân gỗ đơn lẻ và các khoảnh trồng cây gỗ tập trung ................... 35

3.3.2. Đa dạng về hệ thực vật ................................................................................... 36


3.3.3. Đa dạng hệ động vật....................................................................................... 42
3.3.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động của hóa chất bảo vệ thực vật tới
đa dạng sinh học đồng ruộng tại Song Phương ..................................................... 47
3.4. Định hƣớng sử dụng hợp lý hệ sinh thái ........................................................ 51
3.4.1. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học ................................................................... 51
3.4.2. Sử dụng bền vững hệ sinh thái nông nghiệp ................................................ 55
3.4.2.1. Mô hình IPM ................................................................................................ 56
3.4.2.2. Mô hình ruộng lúa, bờ hoa .......................................................................... 59

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 62


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 67

Luận văn Thạc sỹ iii Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IPM : Integrated Pest Management - Quản lý dịch hại tổng hợp


ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐDSH ĐR : Đa dạng sinh học đồng ruộng
HST : Hệ sinh thái
BVTV : Bảo vệ thực vật
SXNN : Sản xuất nông nghiệp

Luận văn Thạc sỹ iv Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hệ sinh thái đồng ruộng (Trần Đức Viên, 2006) ........................................3

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí đặt bẫy ....................................................................................16

Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Song Phương.....................................................................18

Hình 3.2: Hóa chất bảo vệ thực vật trên bờ ruộng, kênh mương ..............................30

Hình 3.3: Hệ thống kênh mương nội đồng tại xã Song Phương ...............................30

Hình 3.4: So sánh tương quan tỷ lệ % họ và loài trong bậc taxon ngành .................37

Hình 3.5. Tỷ lệ % của các ngành hệ thực vật Song Phương .....................................39

Hình 3.6. Tỷ lệ nơi sống ............................................................................................41

Hình 3.7. Tỷ lệ công dụng .........................................................................................42

Hình 3.8: Tỷ lệ % các loài động vật tại xã Song Phương .........................................44

Hình 3.9: Tỷ lệ % các loài côn trùng tại xã Song Phương ........................................46

Hình 3.10 : Vỏ, thùng chứa và máy bơm phun thuốc trừ sâu tại Song Phương .......48

Hình 3.11: Cây xuyến chi trên bờ ruộng ...................................................................60

Luận văn Thạc sỹ v Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các giống vật nuôi phổ biến trên thế giới ..................................................9
Bảng 1.2: Số lượng cây trồng được công nhận từ 2007 tới tháng 7/2011 ở Việt Nam.10
Bảng 3.1: Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật tại xã Song Phương ....................36
Bảng 3.2. So sánh hệ số chi, hệ số họ, và số loài trung bình của 1 họ của các hệ thực
vật của Song Phương và hệ thực vật Việt Nam. .......................................................38
Bảng 3.3. So sánh hệ thực vật xã Song Phương và hệ thực vật Việt Nam ...............38
Bảng 3.4: Tỷ lệ % của họ giàu loài nhất thuộc ngành hạt kín của hệ thực vật tại
Song Phương .............................................................................................................40
Bảng 3.5: Thành phần các loài động vật tại xã Song Phương ..................................42
Bảng 3.6: Tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất thuộc lớp côn trùng của hệ động vật tại
Song Phương .............................................................................................................45
Bảng 3.7 : Các triệu chứng xuất hiện sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật ...............49
Bảng 3.8: Chương trình triên khai IPM năm thứ nhất ..............................................58
Bảng 3.9: Chương trình triển khai IPM năm thứ 2 ...................................................59

Luận văn Thạc sỹ vi Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình
tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài
người và sự bền vững của thiên nhiên trên Trái đất. Việt Nam là nước có nền nông
nghiệp thâm canh từ lâu đời nên có sự đa dạng về thành phần, số lượng loài trong
hệ sinh thái nông nghiệp. Đa dang sinh học nông nghiệp cũng là nguồn đem lại
nhiều ý nghĩa to lớn về giá trị khoa học, nó không chỉ làm cho hệ sinh thái trở nên
―mềm dẻo‖ hơn trước những tác động của môi trường mà còn làm cho sản xuất hiệu
quả hơn, đem lại sự bền vững về kinh tế - xã hội.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một
tăng cao dẫn đến yêu cầu ngành nông nghiệp phải phát triển hơn nữa. Điều đó đồng
nghĩa với việc trên đồng ruộng sẽ tăng các loài cây mới cho năng suất cao hơn, sức
chống chịu thời tiết, điều kiện thiên nhiên tốt hơn. Như vậy, các cây bản địa của địa
phương, nguồn gen hay sự đa dạng cũng dần mất đi mà thay vào đó là các loài
ngoại lai. Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp làm cho các cánh đồng của nước
ta cũng dần được hiện đại hóa sản xuất, gia tăng sản phẩm và chất lượng, đưa công
nghệ và máy móc vào phục vụ công tác thay dần sản xuất nông nghiệp truyền
thống. Do vậy , một số các loài động thực vật sinh sống trên đồng rộng bị biến mất
hoặc thay đổi nhiều. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, sử
dụng tài nguyên đất không hợp lý như hiện nay đã dẫn đến tính trạng đất bị xói
mòn, thoái hóa nghiêm trọng nên năng suất và chất lượng của cây trồng ngày càng
giảm. Năng suất thấp dẫn đến tỉ lệ đói nghèo cao. Tình trạng khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ sự cân bằng sinh thái là nguyên nhân gây nên
những trận thiên tai nghiêm trọng.

Để có cách nhìn tổng quan nhất về tính đa dạng của hệ sinh thái đồng ruộng,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ khoa học, tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên
cứu đánh giá tính đa dạng đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền

Luận văn Thạc sỹ 1 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

vững tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” với mục đích đánh
giá được tính đa dạng sinh học đồng ruộng của khu vực nghiên cứu để từ đó đề xuất
một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển
nông nghiệp bền vững.

2. Mục tiêu đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng của khu vực nghiên
cứu;
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở
cho phát triển nông nghiệp bền vững.

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đặc điểm dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng Đa dạng sinh học ĐR khu vực nghiên cứu: Sinh thái
thủy vực; hệ sinh thái ruộng lúa; hệ sinh thái các bờ ruộng và các vùng có
cây gỗ đơn lẻ và khoảnh trồng cây gỗ tập trung.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
2.3 Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học đồng ruộng tại xã Song Phương, Hoài
Đức, Hà Nội.
- Hiện trạng quản lý sử dung thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại xã
Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững.

Luận văn Thạc sỹ 2 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


[[

1.1. Khái lƣợc về quan niệm và lịch sử phát triển hệ sinh thái đồng ruộng
1.1.1. Quá trình hình thành của HST đồng ruộng
1.1.1.1. Khái niệm HST đồng ruộng

Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về môi trường đối với cây trồng -
đối tượng của sản xuất nông nghiệp. Nhưng phần nhiều là nhằm vào những ảnh
hưởng của điều kiện môi trường riêng biệt như thổ nhưỡng, khí hậu, cỏ dại... đối
với cây trồng; rất ít những nghiên cứu coi đồng ruộng là một hệ thống được cấu
thành từ loài người cho đến vi sinh vật.

Hệ sinh thái đồng ruộng được đặt ngang hàng với các hệ sinh thái tự nhiên
như rừng, đồng cỏ, vực nước, lục địa... Thuật ngữ ‖hệ sinh thái đồng ruộng‖ mãi
gần đây mới có được vị trí rõ ràng trong sinh thái học ứng dụng. Hệ sinh thái đồng
ruộng là một hệ thống với quần thể hoặc các quần thể cây trồng là trung tâm tương
tác chặt chẽ với môi trường xung quanh bao gồm ánh sáng, không khí, nước, địa
hình, đất đai, cỏ dại, côn trùng, vi sinh vật, động vật, v.v... (hình 1.1).

Hình 1.1: Hệ sinh thái đồng ruộng (Trần Đức Viên, 2006)

Luận văn Thạc sỹ 3 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của đồng ruộng

Loài người cổ xưa nhất được sinh ra vào thời kỳ băng hà thứ nhất trải qua
các thời kỳ mới tiến hóa thành loài người ngày nay. Trong thời gian đó loài người
sinh sống dựa vào săn bắt và hái lượm, sau đó mới bước vào thời đại chăn nuôi và
làm ruộng.Trong đó làm ruộng luôn là khuynh hướng làm cho loài người định cư
thành bộ lạc, đồng thời cũng thúc đẩy phát triển nhanh kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp và phát triển văn hóa kinh tế - xã hội.

Buổi đầu của kỹ thuật nghề nông là lấy cây gậy và rìu đá để đào đất đá. Việc
này đã dần dần tác động vào hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đồng cỏ, bãi sông…kết
quả là sinh ra đồng ruộng xung quanh nhà cửa của những người định cư. Nương rẫy
đốt là hình thái đầu tiên của từng mảnh ruộng, tức là đốt rẫy, chọc lỗ bỏ hạt, từ đó
đến thu hoạch không chăm sóc, qua nhiều năm đất nghèo đi thì bỏ hoá chuyển đến
nơi khác, lại tiến hành kiểu nông nghiệp bóc lột đất như vậy.

Sau này cùng với sự phát triển và thay đổi chế độ sở hữu đất đai, để duy trì
độ màu mỡ của đất, người ta đã áp dụng phương thức cho đất nghỉ. Ðồng thời để
nâng cao độ màu mỡ của đất và mức sử dụng đất, người ta đã tiến hành luân canh.
Ðồng ruộng được chia thành nhiều mảnh, có đất nghỉ, đất gieo vụ cốc xuân, đất
gieo vụ cốc đông. Do kỹ thuật cày bừa phát triển, đất nghỉ không có nghĩa là không
quản lý, mà vẫn cày bừa để trừ cỏ dại và cải thiện điều kiện thông thoáng cho đất,
nghĩa là áp dụng nhiều cách tích cực để khôi phục độ màu mỡ của đất. Hơn nữa, do
tiến bộ của kỹ thuật luân canh, ngoài cây cốc ra, còn có thêm nhiều loài cây trồng
khác, hệ sinh thái đồng ruộng ngày càng thêm phức tạp (Grass, 1925; Orwin, 1949).

Cùng với nương rẫy và chế độ canh tác ruộng nước ở vùng đất cao, ở vùng
đất thấp cũng phát triển đồng ruộng. Theo tài liệu khảo cổ, sự phát triển của đồng
ruộng là từ vùng đất cao xuống vùng đất thấp (Furusima, 1947; Marukufuchi,
1968). Nông nghiệp đất thấp còn gọi là nông nghiệp đất ngập nước, một mặt có
những chất lắng đọng phù sa do dòng sông chuyển tới đã hình thành đồng ruộng
màu mỡ.

Luận văn Thạc sỹ 4 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Sự phân bố của đồng ruộng, nói một cách khái quát là do nước, nhiệt độ, địa
hình và vĩ độ hạn chế. Ðối với các loại cây trồng chủ yếu thì bị các điều kiện môi
trường nhất định liên hệ với giống cây đó hoặc quan hệ tổ hợp của một số điều kiện
nào đó hạn chế. Ở từng khu vực cục bộ thường bị ảnh hưởng của sâu bệnh. Vì thế,
về mặt quy hoạch đất thích hợp với cây trồng, việc nghiên cứu địa lý sinh thái cây
trồng là một trong những lĩnh vực quan trọng của sinh thái học đồng ruộng.

Ðiểm khác nhau chủ yếu về thành phần hợp thành của hệ sinh thái đồng
ruộng so với hệ sinh thái khác là quần thể cây trồng mang tác dụng chủ đạo do con
người điều khiển một cách đầy đủ; người và gia súc cũng là thành phần hợp thành
của hệ sinh thái. Ngoài ra, còn có một số biện pháp điều khiển của con người có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự hợp thành của hệ sinh thái đồng ruộng như biện pháp làm đất,
bón phân, phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, phủ đất, tưới nước và điều khiển di truyền
chọn giống (Trần Ðức Viên, 1998; Phạm Chí Thành và ctv, 1996).

1.1.2. Cấu trúc và chức năng của Hệ sinh thái đồng ruộng

Hệ sinh thái đồng ruộng, trừ quần xã cỏ dại ra thì thường rất đơn giản, tức là
chỉ có quần thể cây trồng (do một loài cấu trúc thành). Tuy nhiên, hệ sinh thái cây
trồng lấy quần thể cây trồng là chính cùng với các thành phần phụ như quần thể cỏ
dại, động vật, quần thể vi sinh vật và môi trường vật lý. Vì thế khi nêu cấu trúc và
chức năng của hệ thống thì nó không chỉ giới hạn ở cấu trúc của quần thể cây trồng
còn phải làm sáng tỏ cấu trúc của quần thể sinh vật khác, môi trường vật lý và các
tác động của chúng với nhau.

a. Cấu trúc môi trường của hệ sinh thái đồng ruộng

Như trên đã nói, lấy quần thể cây trồng làm chủ thể của hệ sinh thái đồng
ruộng thì môi trường vật lý của nó sẽ được xem như là một hệ thống chủ thể - môi
trường. Để nêu rõ về quy luật vận động của hệ thống này, điều quan trọng nhất là
phải làm sáng tỏ quy luật biến đổi năng lượng và vật chất của nó. Đối với môi
trường vật lý thì phải phân tích vật lý tầng không khí gần mặt đất, còn đối với sinh
vật (cây trồng) thì nghiên cứu khí hậu sinh học.

Luận văn Thạc sỹ 5 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Xét về khí tượng học, vị trí của hệ sinh thái đồng ruộng trong phạm vi trên
mặt đất từ 50–60cm tức là ở trong tầng không khí gần mặt đất. Do đó, sự biến đổi
năng lượng và vật chất giữa cây trồng và môi trường bị các định luật vật lý có tác
dụng đối với tầng không khí gần mặt đất quyết định.Môi trường bên ngoài (điều
kiện khí hậu) có thể chia ra thành dạng nhiệt và dạng nước của tầng không khí gần
mặt đất kể cả tầng canh tác. Chúng phản ánh quá trình và kết quả trao đổi nhiệt và
nước. Thông qua việc nghiên cứu sự cân bằng lượng nhiệt và nước trong tầng
không khí gần mặt đất có thể làm sáng tỏ các định luật vật lý quyết định các quá
trình trao đổi này.

Nghiên cứu vật lý đối với tầng không khí gần mặt đất, lấy phương pháp cân
bằng lượng nhiệt và cơ học không khí làm phương pháp chính. Cân bằng lượng
nhiệt là phương pháp dựa vào phương trình cân bằng lượng nhiệt đồng ruộng để
nghiên cứu sự trao đổi hiển nhiệt và tiền nhiệt; phương pháp động lực học không
khí tức là dùng phương pháp đã phát triển từ cơ học hàng không vào việc nghiên
cứu tầng không khí gần mặt đất. Trong đó phương pháp dùng để xác định bốc hơi –
thoát hơi nước, kết hợp với sự phát triển lý luận về dòng xoáy không khí đã trở
thành phương pháp cần thiết không thể thiếu được trong việc nghiên cứu trạng thái
khí hậu gần mặt đất. Hiện nay, một số người làm công tác khí tượng nông nghiệp
khi nghiên cứu tiểu khí hậu đồng ruộng đã sử dụng các phương pháp này.

b. Môi trường đất và môi trường sinh vật của hệ sinh thái đồng ruộng
* Môi trƣờng đất:

Đất là vật thể tự nhiên được hình thành bởi 6 yếu tố: đá mẹ, địa hình, khí
hậu, thời gian, sinh vật và con người. Đất là giá thể cho cây bám rễ để sinh sống, là
ngôi nhà đối với con người. Đất gồm có 3 pha: pha rắn, pha lỏng và pha khí. Tỷ lệ
của các pha này cũng khác nhau khi điều kiện khí hậu thay đổi trong đó pha lỏng và
pha khí thay đổi rất lớn. Ở đồng ruộng, do cày bừa và các biện pháp canh tác, sự
phân bố của ba pha của đất cũng rất khác nhau.

Luận văn Thạc sỹ 6 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Nước trong đất dạng lỏng có thể gọi là dung dịch đất vì nó chứa các chất hòa
tan gồm nhiều loại chất vô cơ và hữu cơ. Căn cứ vào lực liên kết của nước trong đất
với các hạt đất mà có thể chia : nước liên kết chặt với hợp chất khoáng, nước hút
ẩm, nước làm nhão, nước mao quản và nước trọng lực. Trong đó cây trồng có thể
hút được nước mao quản và nước trọng lực gọi là nước hữu hiệu.

Khí trong đất: Thành phần không khí trong đất bao gồm oxi, nito, cacbonic
và các khí hiếm khác. Điểm khác nhau chủ yếu giữa không khí trong đất và không
khí trong khí quyển là hàm lượng CO2. Trong ruộng nước, cỏ thể không khí hòa tan
vào nước mặt rồi khuếch tán vào đất. Thành phần không khí trong đất sở dĩ không
giống với không khí thông thường là vì sự hô hấp của rễ thực vật và vi sinh vật cần
tiêu hao oxi và thải ra khí cabonic.

* Môi trƣờng sinh vật:


- Sinh vật sống trong đất: Nhiều loài động vật và thực vật cư trú trong đất.
Trong đó thực vật chủ yếu là: nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, tảo; động vật có loài biến
hình: amip, bị hung, giun, động vật thân mềm…Những sinh vật đất này trong quá
trình chuyển hóa năng lượng của hệ sinh thái đồng ruộng là loại tiêu dùng và loại
phân giải năng lượng, liên hệ với nhau không qua tác dụng và phản tác dụng của hệ
thống chủ thể - môi trường.
- Côn trùng, sinh vật và nguồn bệnh: Sự hiện diện của côn trùng trong sản
xuất cây trồng thường được coi là có hại, hoàn toàn trái ngược với hệ thống cố định,
chuyển dịch năng lượng mặt trời của cây trồng. Vì thế điểm nghiên cứu thường là
phòng trừ sâu hại.
- Cỏ dại: Cỏ dại trong hệ sinh thái đồng ruộng là đối tượng được những nhà
nghiên cứu cây trồng và những nhà sinh thái học thực vật hết sức quan tâm. Cỏ dại
là đối thủ cạnh tranh của cây trồng, là đối tượng cần phải phòng trừ.
c. Mối quan hệ giữa cỏ dại, cây trồng trong hệ sinh thái đồng ruộng
 Sự cạnh tranh giữa cây trồng và cỏ dại: Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất
dinh dưỡng, nước với cây trồng đồng thời là nguồn truyền bệnh và sâu hại cho cây
trồng (Trần Đức Viên, 1988). Cỏ dại xuất hiện trên đồng ruộng sẽ che bớt ánh sáng

Luận văn Thạc sỹ 7 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

của cây, đồng thời hút một phần chất dinh dưỡng và nước làm giảm độ phì của đất
và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Nguyễn Mạnh Chính
và Mai Thành Phụng, 2004).
 Nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng sinh sống và phát triển được trên cỏ dại
và nó lấy cỏ dại làm ký chủ trung gian để từ đó truyền bệnh sang cây trồng. Theo
Nguyễn Mạnh Chính và Mai Thành Phụng (2004), các loài nấm bệnh đạo ôn, khô
vằn, sâu cuốn lá lúa, bọ xít sinh sống được trên nhiều loài cỏ hòa bản như cỏ lòng
vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ.
 Sự cạnh tranh giữa các cây trồng: Sự cạnh tranh cùng loài và khác loài
cây trồng xảy ra rất phổ biến trên ruộng, trồng xen, trồng gối, ruộng trồng một loài
cây trồng. Cạnh tranh cùng loài là một nhân tố quan trọng để tạo ra dáng đứng của
cây và mật độ cây trồng. Để tăng năng suất và hạn chế sự cạnh tranh cùng loài, các
giống cây trồng được tạo ra có lá tạo thành với thân thành góc nhỏ. Để hạn chế sự
cạnh tranh khác loài, người ta lựa chọn các loài cây ưa ánh sáng và ưa bóng trồng
xen với nhau hoặc các loài cây có chu kỳ sinh trưởng hoặc kích thước khác nhau
trồng xen với nhau.
1.2. Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới

Nói tới đa dạng sinh học nông nghiệp tức là nói đến sự đa dạng nguồn gen
cây trồng vật nuôi trên thế giới. Các loài cây trồng vật nuôi là một phần rất nhỏ bé
trong đại gia đình sinh vật trên Trái đất, nhưng lại cung cấp gần như toàn bộ lương
thực, thực phẩm cho con người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển nông
nghiệp, việc chọn lọc nhân tạo của con người đã tạo ra lượng khổng lồ các giống
cây trồng vật nuôi khác nhau mà mỗi cây trồng vật nuôi được đặc trưng bởi những
dấu hiệu thích nghi duy nhất và có lợi. Trong hầu hết các cây trồng, tính đa dạng
được hình thành do quá trình lai giống và tái tổ hợp giữa các dạng hoang dại và các
cây trồng vật nuôi khác nhau.

Luận văn Thạc sỹ 8 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Đa dạng về động vật nuôi: trong số 50.000 loài động vật có xương sống
khoảng 30 – 40 loài thú và chim được nuôi, các loài vật nuôi chủ yếu là chó, bò,
cừu, dê, lợn…[21].

Bảng 1.1: Các giống vật nuôi phổ biến trên thế giới [21]

Loài Giống Số nguy cấp


Bò 738 112
Cừu 863 101
Dê 313 32
Dơi 263 53
Trâu 62 1
Ngựa 357 81
Lừa 78 11
Tổng số 2719 319

Đa dạng cây trồng : mặc dù số lượng khá lớn, nhưng 90% lương thực trên thế
giới lấy từ 103 loài ( Prescott Allen & Prescott – Alen, 1990). Giá trị lớn nhất trong
đó là họ Poaceae ( Ngũ cốc), Leguminosae (Đậu) là cây trồng chính của hầu hết các
nền văn minh và đại diện cho nguồn Hydratcacbon chính. ― Nếu chúng ta xem
ĐDSH với nghĩa là số loài thì trong số 300.000 loài cây có mạch có 3.000 loài cho
bột, hầu như 2.500 loài được thuần hóa nhưng chỉ có 15 – 20 loài là có tầm kinh tế
quan trọng (Loyd & Jackson, 1980)‖. Ít nhất có 25.000 loài được dùng làm thuốc
khá phổ biến và 12.000 loài cây cảnh có nguồn gốc hoang dại được trồng trong các
vườn thực vật.

Đa dạng sinh vật nước: có khoảng 200 loài chính như Cá, Thân mềm, Tôm,
Cua, Ếch nhái hay Rùa và các thực vật thủy sinh [21].

1.2.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam

Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng chủ yếu

Luận văn Thạc sỹ 9 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, tới năm 2010, chương
trình bảo tồn nguồn gen đã bảo tồn và lưu giữ được hơn 14.000 nguồn gen trên 200
loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây
dược liệu và các loại cây trồng khác.

Bảng 1.2: Số lƣợng giống cây trồng đƣợc công nhận từ 2006 tới tháng 7/2011
ở Việt Nam

STT Loài cây trồng 1997 - 2005 2006 – 7/ 2011


1 Lúa 156 75
2 Ngô 47 58
3 Khoai lang 9 1
4 Khoai tây 8 3
5 Khoai sọ 1 -
6 Sắn 2 3
7 Đậu tương 22 9
8 Lạc 14 4
9 Đậu xanh 7 7
10 Vừng 1 -
11 Cà chua 14 7
12 Cải bắp 3 -
13 Cải ăn lá 2 15
14 Cải củ 2 -
15 Dưa hấu 3 1
16 Dưa chuột 3 1
17 Bầu, bí ngô, bí xanh - 3
18 Đậu leo 1 1
19 Đậu hà lan 2 1
20 Ớt 1 1
21 Rau thơm - 7

Luận văn Thạc sỹ 10 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

22 Hoa 2 2
23 Xoài 5 1
24 Sầu riêng 5 -
25 Chôm chôm 2 -
STT Loài cây trồng 1997 - 2005 2006 – 7/ 2011
26 Nhãn 5 3
27 Vải - 3
28 Cam quýt 2 1
29 Bưởi 4 -
30 Dừa 2 4
31 Ổi 1 -
32 Bông 9 2
33 Cao su 14 2
34 Cà phê 14 5
35 Chè 1 6
36 Ca cao - 8 giống và 5 cây đầu
dòng
37 Dâu tằm 1 3
38 mía 2 4
39 Cỏ ngọt 1 -
40 Cỏ lai - 4
Tổng 358 245
Nguồn: [4]
Theo thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2009, Việt
Nam có 14 loài gia súc và gia cầm chính, bao gồm : 25 giống Lợn (15 giống nội),
24 giống Bò (7 giống nội), 40 giống Gà ( 17 giống nội), 14 giống Vịt (5 giống nội),
14 giống Ngan ( 5 giống nội), 5 giống Ngỗng (2 giống nội), 5 giống Dê (2 giống
nội), 3 giống Trâu (2 giống nội), 1 giống Cừu, 4 giống Thỏ ( 2 giống nội), 3 giống

Luận văn Thạc sỹ 11 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Ngựa ( 2 giống nội), 2 giống cá Sấu nội, Hươu, chim Bồ câu, ngoài ra còn 2 giống
Đà điểu ngoại[21].
Bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau ta đã thu thập được 3.273 kiểu di
truyền cây Cao su, bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy, bảo tồn tại chỗ
905 nguồn gen và bảo tồn chuyển chỗ 630 loài cây dược liệu, trong đó có 26 loài có
nguy cơ tuyệt chủng, bảo tồn và lưu giữ được 70 giống vật nuôi cây trồng có nguy
cơ tuyệt chủng, bảo tồn được 38 dòng thuộc 26 loài Cá nuôi kinh tế và 3 loài Ong
quý, phân loại và lưu trữ được 2.016 chủng nấm, vi khuẩn và vi sinh vật dùng trong
các lĩnh vực khác nhau [4].

Luận văn Thạc sỹ 12 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đặc điểm dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng ĐDSHĐR khu vực nghiên cứu: Sinh thái thủy vực; hệ
sinh thái ruộng lúa; hệ sinh thái các bờ ruộng và các vùng có cây gỗ đơn lẻ và
khoảnh trồng cây gỗ tập trung. Những vấn đề liên quan tới các tác động tới đa dạng
sinh học như hóa chất BVTV và thực tiễn sử dụng tại địa điểm nghiên cứu.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

HST nông nghiệp nằm trong ranh giới của xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà
Nội.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu


 Các công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học, các bộ danh lục động vật,
thực vật, báo cáo khoa học, báo cáo thống kê…có liên quan đến đối tượng và phạm
vi nghiên cứu.
 Báo cáo tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên
cứu.

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Các đợt nghiên cứu khảo sát thực địa được tiến hành từ tháng 11 năm 2012
đến tháng 11 năm 2013 với các đợt khảo sát thực địa liên tục hàng tháng. Các tuyến
khảo sát được thiết lập qua tất cả các hệ sinh thái của khu vực nghiên cứu là:

- Đồng ruộng

- Bờ ruộng và đường đi

- Thủy vực: chủ yếu là ao, vùng đất trũng

- Mương nội đồng

Luận văn Thạc sỹ 13 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

- Các khu vực có cây (bao gồm những mảnh nhỏ nằm gữa khu ruộng trồng
trọt)

Điều tra được tiến hành như sau:


Thu mẫu thực vật, tiến hành chụp ảnh, xác định tên khoa học đối với các loài
phổ biến và dễ xác định bằng các sách chuyên khảo chủ yếu là ― Cây cỏ Việt Nam ―
của Phạm Hoàng Hộ, và ― Danh lục các loài thực vật Việt Nam‖(tập I – 2001, tập II
– 2002 và tập III – 2005), những loài khó xác định tiến hành chụp ảnh với ít nhất đủ
ba phần lá, thân và hoa và gửi tới chuyên gia xác định. Sau khi đã có tên khoa học
của các loài lập danh lục phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm danh sách
các loài theo từng họ, các họ theo từng ngành, các loài có tên khoa học và tên Việt
Nam, dạng sống và công dụng, tiến hành thống kê số loài, họ theo từng ngành và
từng họ….phục vụ cho phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật [21].

1. Phương pháp phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật

Phân tích đa dạng về thành phần loài

Dựa trên quan niệm truyền thống về hệ thực vật, chỉ kiểm kê các loài thực vật
bậc cao có mạch, mọc tự nhiên hoặc các loài ngoại lai tự nhiên hoá không phụ
thuộc sự chăm sóc của con người. Số lượng các loài được căn cứ vào:
- Mẫu vật thu thập được tại thực địa trong quá trình khảo sát, được định loại
trong phòng thí nghiệm theo các tài liệu chuyên khảo hoặc theo phương pháp
chuyên gia tại chỗ.
- Kết quả quan sát trực tiếp tại thực địa xác định thành phần loài theo phương
pháp chuyên gia.
- Tham khảo một số dẫn liệu về sự phân bố và nơi sống của thực vật trong
một số tài liệu có uy tín khoa học được công bố. Chủ yếu là tài liệu Cây cỏ Việt
Nam, Phạm Hoàng Hộ gồm 3 tập (1991 – 1993), Danh lục thực vật Việt Nam (3
tập do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Đại học quốc gia Hà Nội biên
soạn)

Luận văn Thạc sỹ 14 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, đặc trưng cấu trúc hệ thống hệ thực
vật

Sự sắp xếp các loài vào Taxon bậc cao hơn (chi, họ..) theo quan điểm của
vườn thực vật Kiu, liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai Len (Brummitt, 1992).
Tên tác giả các Taxon viết theo Brummitt và Powell (1992). Các ngành thực vật
được xếp theo sự tiến hoá của thực vật, từ phát tán bằng bào tử (Khuyết lá thông,
Thông đất, Dương xỉ) đến các ngành thực vật có hạt (Thông, Ngọc lan). Các họ
trong từng ngành (riêng ngành Ngọc lan thì xếp các họ trong từng lớp), các chi
trong từng họ và các loài trong từng chi xếp theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái
ABC theo tên khoa học. Sự phân bố các loài trong các chi, các họ, các ngành thực
vật được phân tích theo quan điểm của Tomachev (1974).

Phân tích đánh giá bản chất sinh thái đa dạng hệ thực vật
Dựa trên nguyên tắc phân chia dạng sống của Raunke (1937)

Phân tích đánh giá mức độ giàu loài quý hiếm


Theo IUCN, 2004 và các tiêu chuẩn trong sách đỏ Việt Nam 2007 và loài có giá trị
tài nguyên (theo‖Tài nguyên thực vật Đông Nam á - Prosea, 1995‖)

Đối với động vật:


- Xác định tuyến điều tra, vị trí thu mẫu ngoài thực địa.
- Ghi nhận những đặc trưng của các sinh cảnh trên tất cả các tuyến khảo sát.
- Sử dụng các bẫy động vật đơn giản như sau:

Bẫy hầm
Bẫy hầm là một công cụ cần thiết cho việc bắt và nghiên cứu côn trùng cư trú
trên mặt đất, đặc biệt là các loài bọ cánh cứng mặt đất. Chúng tôi tạo ra các bẫy như
sau: Sử dụng một hộp kim loại có chiều cao cao hơn đường kính ngang từ 2 đến 3
lần, đào một hố theo kích thước của hộp kim loại sao cho độ sâu của hố bằng với
chiều cao của hộp, đổ một chút nước vào để bẫy tạo chất dính côn trùng không cho
thoát ra ngoài. Kiểm tra bẫy thường xuyên trong ngày.

Luận văn Thạc sỹ 15 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Lưới thu mẫu côn trùng


Lưới mắt nhỏ là phương pháp thường xuyên nhất được sử dụng để thu thập
mẫu. Rất cho thu mẫu côn trùng bay trong không khí (ví dụ như chuồn chuồn,
bướm, ong). Đường kính lưới 80 cm, chiều dài 1,5 m. Dùng lưới đi dọc theo tuyến
điều tra, thu thập các mẫu và ghi sổ nhật ký thực địa.
Lưới thu mẫu thủy sinh
Kích thước 40 cm x 40 cm. các loài thủy sinh (thuộc các ngành động vật
không xương sống và cá) được thu thập bằng vợt qua các thuỷ vực khác nhau. Mẫu
vật thu được được định loại tại chỗ hoặc đưa về phòng thí nghiệm để định loại.
Bẫy ánh sáng
Sử dụng một bóng đèn và một màn màu trắng, bật đèn vào buổi tối để thu hút côn
trùng và các loài động vật khác hoạt động vào ban đêm có tập tính hướng sáng, sử
dụng lưới và lọ đựng aceton để thu mẫu.
Hệ thống bẫy lỗ
Được sử dụng với các loài động vật có kích thước nhỏ.
+ Kích thước bẫy: hình vuông với kích thước 40cm × 40cm, sâu 80cm.
+ Khoảng cách giữa 2 bẫy bất kỳ là 1 – 3m.
+ Bẫy được đặt theo mô hình sau:

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí đặt bẫy

Luận văn Thạc sỹ 16 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

2.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp với
người dân trong xã về một số vấn đề liên quan đến sự đa dạng sinh học của hệ sinh
thái nông nghiệp trong vùng.

Đối tượng được phỏng vấn là người dân địa phương, nông dân là những đối
tượng hay tiếp xúc với các loài động vật nhất. Nội dung phỏng vấn về đặc điểm,
hình thái, màu sắc, tên thường gọi, mức độ phong phú, công dụng của các loài
động vật.

Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát trên thực tế nhằm thu thập
những thông tin, số liệu cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, tình
hình và phương thức sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Từ bảng danh lục động thực vật điều tra thống kê được, phân tích tỷ lệ về số
loài, thành phần loài trong khu vực nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học
tại vùng. Dựa trên những bảng phỏng vấn thu được, phân tích tỷ lệ phần trăm số
người sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách, tỉ lệ người bị ảnh hưởng có biểu hiện do sử
dụng thuốc trừ sâu…để từ đó rút ra nhận xét chung cho tình hình khu vực nghiên cứu.

Luận văn Thạc sỹ 17 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Song Phƣơng, Hoài
Đức, Hà Nội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Song phương nằm ở phía Nam của huyện Hoài Đức, cách trung tâm
huyện Hoài Đức 6km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 17km. Với tổng diện tích
tự nihên là 553,20ha trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 303,33ha; đất phi nông
nghiệp 241ha và đất chưa sử dụng là 2,54ha.

Ranh giới địa lý của Xã Song Phương:

− Phía Bắc giáp với xã Sơn Đồng và Tiền Yên

− Phía Nam giáp xã An Thượng và Vân Côn

− Phía Tây giáp xã Tiền Yên và xã Phượng Cách huyện Quốc Oai.

− Phía Đông giáp xã An Khánh và Lại Yên

Page  22
Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Song Phƣơng

Luận văn Thạc sỹ 18 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Xã Song Phương có đường trục huyện và đường đê Sông Đáy chạy qua,
ngoài ra còn nằm sát trục đường Đại lộ Thăng Long. Có hệ thống giao thông liên
thôn khá thuận lợi, tạo điều kiện về giao lưu kinh tế và đi lại giữa xã Song Phương
và các xã huyện lân cận.

Vị trí xã Song Phương có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo
định hướng Công nghiệp hóa, thương mại hóa dịch vụ.

* Địa hình:

Song Phương là một trong những xã ven sông Đáy của huyện Hoài Đức nên
đất đai ở đaya chủ yếu cho đất phù sa bồi đắp mà thành, địa hình tương đối bằng
phẳng và đồng nhất thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

* Khí hậu:

Song Phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Thời tiết được
chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 24,30c, nhiệt độ cao nhất có thể
tới 400c, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 2,70c. Số giờ nắng trung bình là 1.215
giờ/năm. Lượng mưa trung bình năm là 1.641,8mm, chủ yếu tập trung vào mùa
nóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%,
cao nhất 81—85,2%, thấp nhất 74,4 – 76%. Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông
Nam và gió mùa Đông Bắc.

Với những đặc điểm khí hậu thuận lợi như trên, xã Song Phương có những
thuận lợi cho sự phát triển nền nông nghiệp đa dạng.

* Tài nguyên:

 Hiện trạng tài nguyên đất đai:


- Đất sản xuất nông nghiệp có 308,33 ha, trong đó:

+ Đất trồng lúa 39 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khác 201,74 ha.

Luận văn Thạc sỹ 19 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

+ Đất trồng cây lâu năm 67,59 ha.

- Đất phi nông nghiệp 241 ha trong đó:

+ Đất ở 99,13 ha.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nông nghiệp 14,03 ha.

+ Đất có mục đích công cộng 111,59 ha.

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,07 ha.

+ Đất nghĩa trang 4,18 ha.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 10,8 ha.

- Đất chưa sử dụng 2,45 ha.

Xã Song Phương từ năm 2005 đến năm 2010 có nhiều biến động về đất đai
do quá trình đô thị hóa, chuyển từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông
nghiệp (đất đô thị, đất làm cơ sở sản xuất kinh doanh, đất ở).

 Hiện trạng tài nguyên nƣớc:

Xã Song Phương có nhiều ao hồ, đặc biệt có dòng sông Đáy chảy qua, nên
nguồn nước ở đây khá là phong phú, chủ yếu là nước mạch nông, độ sâu 0,7 – 1,3m
vào mùa mưa và 3,2m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu là 3,1 –
3,2 m, áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình. Nguồn nước ngầm có
độ sâu trên 8 m. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, thuộc loại nước nhạt, từ
mềm đến rất mềm nhưng hàm lượng sắt trong nước khá cao, cần phải sử lý khi
dụng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Phát triển kinh tế

Song Phương là xã có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao. Tổng giá trị
sản xuất của xã năm 2005 chỉ đạt 28,63 tỉ đồng, đến năm 2011 con số này đã tăng
lên 132 tỉ đồng đồng thời có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế theo

Luận văn Thạc sỹ 20 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

hướng gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp dịch vụ và giảm tỉ trọng nông nghiệp
trong cơ cấu. Năm 2005 nông nghiệp chiếm tỷ trọng 87,67% trong cơ cấu kinh tế
thì đến năm 2011 chỉ còn 40%.. Giá trị ngành dịch vụ có tốc độ gia tăng mạnh,
chiếm 45% cơ cấu kinh tế, tăng 27 lần so với năm 2005 Tuy nhiên thực tế công tác
giảm nghèo tại Song Phương chưa mang lại hiệu quả cao. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2005
chiếm 6,44% đến năm 2011 còn 6,09% nhưng số lượng hộ nghèo lại tăng từ 172 hộ
(2005) lên tới 193 hộ vào năm 2011.

* Dân cư

Tổng dân số toàn xã 12.506 người, trong đó gồm 3.169 hộ gia đình. Tổng số
hộ nông nghiệp là 2.155 hộ, tổng số hộ phi nông nghiệp là 1.014 hộ. Nguồn thu
nhập chính của những người dân địa phương là từ dịch vụ, thương mại và sản xuất
nông nghiệp. Lao động trong độ tuổi tham gia các hoạt động kinh tế có có 7.590
người, chiếm 60,69% dân số. trong đó: Nông nghiệp 3.215 người chiếm 42,36%;
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1.625 người chiếm 21,41%; thương mại, dịch
vụ là 2.750 người chiếm 36,23%. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 0,7%; tỷ lao động
đã qua lao động là 45,53%.

Lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn, trình độ chuyên
môn kỹ thuật của lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp chưa thật sự cao là yếu
tố cản trở chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
trong nông nghiệp, thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

* Danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa:

Xã Song Phương là xã có nhiều công trình di tích lịch sử văn hóa trong đó có
5 di tích được xếp hạng như: Đình, Quán, chùa Phương Bảng; chùa Phương viên.
Trong làng gồm có 2 làng (Làng Phương Bảng và làng Phương Viên), mỗi làng
điều có đình làng riêng và tổ chức lễ hội truyền thống, ở làng Phương Bảng lễ hội
được tổ chức vào ngày 11/3 âm lịch hàng năm, còn làng Phương viên được tổ chức
vào ngày 12/2 âm lịch.

Luận văn Thạc sỹ 21 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của xã Song Phương trong phát triển kinh tế
và bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng

* Thuận lợi:

Xã Song Phương có đường trục huyện, đường đê sông Đáy và đường Đại lộ
Thăng Long chạy qua, có hệ thống giao thông liên thôn khá thuận lợi tạo điều kiện
thuận lợi về giao lưu kinh tế và đi lại giữa xã Song Phương và các xã huyện khác.

Song Phương có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển
kinh tế - xã hội, giao thoa văn hóa. Là xã ngoại thành, gần các trung tâm khoa học
công nghệ, kỹ thuật thuận lợi, Song Phương có lợi thế rất lớn trong việc tiếp cận và
ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật khoa học mới vào các ngành kinh tế. Đồng
thời, vị trí gần các trung tâm khoa học công nghệ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
Song Phương trong việc bảo vệ tính đa dạng trong hệ sinh thái đồng ruộng tại đây.

Song Phương có tốc độ đô thị hóa cao nên rất thuận lợi cho việc dịch chuyển
cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ. Những năm gần đây, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng ở Song Phương phát triển nhanh

Song Phương có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối
khá, nhân dân năng động, ham học hỏi và mạnh dạn đưa ứng dụng khoa học công
nghệ kỹ thuận tiến vào sản xuất, đời sống.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội xã Song Phương đang được chú trọng đầu tư
và hoàn thiện dần, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của
địa phương.

* Khó khăn:

Do tác động của quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số, diện tích đất nông
nghiệp của xã ngày càng bị thu hẹp. Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp năm 2011
còn 308,33ha và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Mật độ dân cư lớn cũng gây
ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp tại đây mà cụ thể là nhu

Luận văn Thạc sỹ 22 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

cầu đất ở, kinh doanh dịch vụ tác động trực tiếp đến quỹ đất của địa phương, vấn đề
rác, nước thải sinh hoạt...

Kinh tế xã Song Phương trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng cao
nhưng còn mang yếu tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền vững. Tại xã có
một hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo hướng thâm canh để cung cấp rau cho thị
trường Hà Nội. Tuy nhiên biện pháp canh tác này lại vô hình chung làm suy giảm
đa dạng sinh học của hệ sinh thái đồng ruộng tại đây.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội xã Song Phương đang được đầu tư xây dựng
và hoàn thiện dần xong vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới trong bối
cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao.

Phát triển nông nghiệp bền vững nói chung và bảo vệ hệ sinh thái nông
nghiệp nói riêng tại Song Phương còn vấp phải vấn đề khó khăn là rào cản về mặt
nhận thức của người dân. Để phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi người dân tại
địa phương cần có những hiểu biết nhất định về sinh thái học đồng ruộng, đảm bảo
họ có thể nhận thức được lợi ích của việc phát triển nông nghiêp bền vững đối với
bản thân, gia đình và xã hội. Xây dựng được ý thức cho người dân về bảo vệ đa
dạng sinh học và nông nghiệp bền vững là một quá trình lâu dài, cần có sự tham gia
và ý thức hợp tác giữa các nhà quản lý, chính quyền, các chuyên gia, nhà khoa học
và người nông dân.

3.2. Vai trò của đa dạng sinh học đồng ruộng

3.2.1. Giá trị trực tiếp

3.2.1.1. Nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm

Một trong những giá trị của bản chất đa dạng sinh vật là cung cấp thức ăn
cho thế giới. 3000 loài/250.000 giống cây được coi là nguồn thức ăn, 75% chất dinh
dưỡng cho con người là do bảy loài của Lúa, Mỳ, Ngô, Khoai tây, Mạch, Khoai
lang và sắn, mà ba loài đầu đã cung cấp hơn 50% chất dinh dưỡng cho con người.

Luận văn Thạc sỹ 23 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Một số khác cung cấp thức ăn cho gia súc, 200 loài được thuần hóa làm thức ăn, 15-
20 loài là những cây trồng quan trọng.

Ngoài các loài thực vật, các loài động vật cũng góp phần đáng kể vào việc
cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Thịt hiện đại gồm chim, thú, cá
nhưng cũng có cả những loài côn trùng trưởng thành, sâu và ấu trùng. Tại một số
vùng Châu Phi, côn trùng là thành phần quan trọng trong nguồn protein của người
dân và cũng cung cấp các loại vitamin quan trọng. Một số vùng dọc các con sông,
thì hồ cá hoang dại là nguồn protein chính. Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá thu
từ tự nhiên mỗi năm (FAO, 1986).

3.2.1.2. Nguồn cung cấp chất đốt

Sinh khối của thực vật có gluxit như hạt ngũ cốc, củ cải đường, mía đường ...
Chúng được tiêu hóa kỵ khí, ươm men, chưng cất hay thủy phân axit để biến thành
khí, chủ yếu là khí metan, dùng làm năng lượng. Chúng tham gia vào việc cung ứng
năng lượng cho gia đình, cho những cộng đồng nhỏ. Sau khi được lọc kỹ, khí metan
có thể được trộn vào mạng phân phối khí đốt đô thị.

3.2.1.3. Nguồn cung cấp dược liệu

Theo R.E.Schultes (Giám đốc Bảo tàng Thực vật học, Đại học Harvard) có
3000 loài được người bản xứ Amazon trồng là nguồn thuốc chữa bệnh. Đông Nam
Á có 6500 loài, ở Ấn Độ 2500 loài, Trung Quốc có 5000 loài.

Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú
và đa dạng sinh vật. Hiện nay, đã biết 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, dự
đoán có thể tới 12.000 loài. Tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền của
Việt Nam năm 1997 là 60 triệu USD.

3.2.1.4. Nguồn cung cấp cây cảnh

Hiện nay ở Việt Nam, diện tích hoa ,cây cảnh cả nước có 15000 ha, tăng 7%
so với 2004. Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao bình quân đạt khoảng 70 - 130

Luận văn Thạc sỹ 24 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

triệu đồng/ha. Tại miền bắc, Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất tại huyện
Từ Liêm với diện tích 500 ha trong đó 330 ha nằm ở xã Tây Tựu.

Các loại hoa được trồng tại hiện nay rất đa dạng và phong phú, bao gồm
nhiều chủng loại khác nhau như: Hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng… Ngoài việc bảo
vệ nguồn gien quý hiếm, ngành sinh vật cảnh đang trở thành ngành kinh tế có giá
trị, thu nhập từ hoa cây cảnh đã lên đến gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm (trong năm
2003, giá trị xuất khẩu khoảng 30 triệu USD).

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn
trong sản xuất phong lan. Phong lan là giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng rất
phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của Việt Nam. Với khoảng hơn 755 loại
lan hiện có cùng rất nhiều giống lan mới được lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô,
Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành nước sản xuất lan lớn trong khu vực.

Tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hoa các loại của Việt Nam giảm 7% so
với tháng 8/08, xuống 743 nghìn USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hoa phong
lan lại tăng rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8/08, đạt 61 nghìn USD.

3.2.2. Giá trị gián tiếp

Đó là giá trị mà đa dạng sinh vật cung cấp cho con người, một giá trị không
thể thu được, lưu giữ được. Tuy nhiên, chúng luôn luôn gắn liền với sự tồn tại của
đa dạng sinh học. Gía trị này đôi khi người ta có thể tính toán được, ví dụ như côn
trùng hoang dại thụ phấn cho cây trồng. Ở Mỹ có khoảng 100 cây trồng đòi hỏi côn
trùng thụ phấn (USDA, 1977). Giá trị đó có thể cho phép tính bằng số tiền thu
hoạch tăng lên bao nhiêu hoặc người nông dân phải trả bao nhiêu tiền để thuê các tổ
ong phục vụ cho sự thụ phấn đó. Xác định giá trị các dịch vụ của các hệ sinh thái
khác là rất khó, đặc biệt trên phạm vi toàn cầu.

* Sản phẩm của hệ sinh thái:

Khả năng quang hợp cho phép cây và tảo lấy năng lượng mặt trời để tạo các
sản phẩm cho loài người. Đó cũng là điểm xuất phát của một chuỗi thức ăn không

Luận văn Thạc sỹ 25 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

thể tính được và từ đó dẫn đến những sản phẩm của động vật, là nguồn thức ăn cho
con người. Do đó, việc phá thảm thực vật bằng các cách khác nhau sẽ hủy diệt khả
năng sử dụng ánh sáng mặt trời và cuối cùng làm mất đi sự sản xuất sinh khối của
thực vật và mất đi cả xã hội động vật, kể cả con người.

* Giá trị về môi trường:

Giá trị tài nguyên và môi trường của đa dạng sinh học đồng ruộng được thể
hiện ở vai trò duy trì cân bằng sinh học, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, là
chức năng tự nhiên không thể thay thế được.

Các loài sinh vật tự dưỡng (chủ yếu là thực vật) thông qua quá trình quang
hợp đã chuyển hóa các chất vô cơ thành hữu cơ, tạo thành nguồn chất hữu cơ duy
nhất trên trái đất nuôi sống muôn loài sinh vật, trong đó có con người. Các loài sinh
vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ, làm khép
kín chu trình chuyển hóa vật chất trên trái đất. Chuyển hóa vật chất cùng trao đổi
năng lượng, trao đổi thông tin là động lực duy trì dự tồn tại và phát triển của sự
sống, sự tiến hóa cuả muôn loài.

Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy
vực): oxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì
sự ổn định và màu mớ của đất, làm giảm sự ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai...

- Bảo vệ nguồn nƣớc:

Hệ sinh thái đồng ruộng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ
nguồn nước. Hệ thực vật tự nhiên tham gia trực tiếp vào còng tuần hoàn nước, giúp
chu chuyển, điều chỉnh và ổn định vòng tuần hoàn. Hệ thực vật hoạt động như một
lớp đệm nhằm duy trì lượng nước, đồng thời ngăn cản làm giảm nhẹ mức độ hạn hán
hay lũ lụt. Cụ thể như, Tán lá, thân cây, lá khô làm giảm tốc độ hạt nước rơi xuống
đất, ngăn cản dòng chảy. Rễ cây, hệ động vật đất làm cho đất tơi xốp, tăng độ thông
khí, tăng độ thấm của nước cũng góp phần làm giảm dòng chảy, phân bố lượng nước
từ ngày này qua ngày khác.

Luận văn Thạc sỹ 26 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

- Hình thành và bảo vệ đất:

Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đồng ruộng tham gia vào quá trình hình
thành, duy trì kết cấu, chế độ dinh dưỡng và độ ẩm trong đất như từ sự đóng góp
các hợp chất hữu cơ ban đầu cho quá trình hình thành, đến quá trình làm mục cho
đến cải tạo, làm mới. Cụ thể hệ thống dễ cây làm vỡ vụn đất, đá, làm thông thoáng
tạo điều kiện cho nước thâm nhập sâu vào bên trong và tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động của các vi sinh vật. Thông qua việc tăng độ phì cho đất, Giúp điều
hoà dòng chảy và tuần hoàn nước, ôxy và khoáng chất trong trái đất từ quá trình
hoạt động của hệ vi sinh vật phân hủy các hợp chất phức tạp, hay làm mục nát
thống dễ cây trong đất.

Trong xử lý môi trường đất bị ô nhiễm, hệ vi sinh vật cũng như thực vật
trong đất là rất quan trọng. Hệ vi sinh vật giúp phân hủy, hệ thống dễ cây ăn sâu vào
đất có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm trong đất. Đó là cơ sở của khả năng tự
đồng hóa để giúp hệ sinh thái luôn cân bằng.

Sự mất đa dạng sinh học thông qua việc làm mất thảm thực vật (hệ thực vật)
đã góp phần làm mặn hóa đất, rửa trôi chất dinh dưỡng và đá hóa các khoáng chất
trong đất và đẩy nhanh quá trình xói mòn lớp đất bề mặt, giảm khả năng sản xuất
của đất…

- Điều hòa khí hậu:

Hệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương,
khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu như tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm
nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi thời tiết lạnh,
điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước
thông qua quá trình quang hợp.

- Sự phân hủy và hấp thu các chất ô nhiễm:

Hệ sinh thái đồng ruộng và các quá trình hoạt động của hệ sinh thái đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phân hủy, hấp thu các chất ô nhiễm được tạo ra từ con

Luận văn Thạc sỹ 27 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

người và các hoạt động của họ, bao gồm các chất thải như nước thải, rác thải…
Thành phần của các hệ sinh thái rất đa dạng từ các loại vi khuẩn đến các cơ thể bậc
cao, chúng cùng được tham gia vào quá trình đồng hóa và dị hóa. Lượng quá mức
các chất ô nhiễm là bất lợi cho tính nguyên vẹn của hệ sinh thái và các sinh vật
trong nó.

Các quần xã sinh vật, đặc biệt cac loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp
phụ, hấp thu và phân hủy các chất ô nhiễm như KLN, thuốc trừ sâu và các chất
nguy hại khác.

3.3. Đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng

3.3.1. Đa dạng của các hệ sinh thái

3.3.1.1. Hệ sinh thái thủy vực

a. Hệ thống kênh mương nội đồng

Là hệ sinh thái nhân sinh, phục vụ canh tác nông nghiệp, cấu trúc không liên
tục, ngập nước theo mùa vụ hoặc phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi. Đa phần thường
có dạng thẳng tạo dòng chảy tốt và hạn chế mực nước chết. Lượng nước khá dồi
dào trong mùa mưa dù được cung cấp nước hoặc không, vào mùa khô khi bước vào
vụ đông xuân với cây trồng cạn hàng năm, mương thường khô ở nhiều đoạn.

Các mương nội đồng là nơi sống của nhiều loài thực vật ưa ẩm hoặc chịu
ngập mọc hai bên bờ, chủ yếu là cỏ, các cây bụi và đôi chỗ là các cây gỗ được trồng
phân tán, nơi đây còn là chỗ cư trú cho nhiều loài côn trùng và các lài động vật
khác. Thủy vực trong mương là nơi sinh sống của các loài cá nhỏ, các loài trai, ốc
và thường phổ biến nhất là loài ngoại lai hại lúa ốc biêu vàng. Xét về khía cạnh sinh
thái nông nghiệp, các dòng mương là thành phần khá đặc trưng của hệ sinh thái
nông nghiệp cóa mức độ đa dạng khá cao, là mối liên kết giữa ruộng lúa và các sinh
cảnh, các hệ sinh thái khác. Như vậy, một cách khái quát, trong hệ sinh thái nông
nghiệp, hệ thống mương nội đồng có ba vai trò như sau:

Luận văn Thạc sỹ 28 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

- Mương nội đồng là nguồn tích trữ đa dạng sinh học quan trọng ở hệ sinh
thái đồng ruộng, là nơi cư trú của các loài thực vật, loài thụ phấn, săn môi và ký
sinh, có tác dụng làm mối liên kết giữa những thủy vực lớn và đồng ruộng.

- Mương nội đồng có vai trò quan trọng trong tưới tiêu cho ruộng. Những
khu vực này cũng có nguồn nguyên liệu và thực phẩm có thể bán được.

- Mương có thể là nguồn cung cấp các loài cá nhỏ, ếch, các loài nhuyễn thể
và các thực phẩm phụ.

Khác với qui mô của mương, kênh là những đường dẫn nước, tạo dòng nước
chảy qua hay chứa nước quanh năm và thường được xây dựng kiên cố để phục vụ
cho mục đích tưới tiêu. Các con kênh cung cấp môi trường sống cho các loài thủy
sinh quan trọng như: cá, lươn, các loài thân mềm…Tùy theo con kênh có được xây
bằng bê tông hay không, mà nó còn có thể có các loài cỏ, cây bụi, và các loài thực
vật thân gỗ khác phân bố hai bên bờ, đây còn là nơi cư ngụ cho các loài côn trùng,
các loại động vật sống ở ven sông như các loài chim, các loài bò sát, ếch nhái, các
loài động vật có vú… loài ốc biêu vàng cũng thường gặp ở trong và bên các dòng
kênh. Bèo tây, Bèo cái, và các loài ngoại lai cũng là loài thường phân bố phổ biến
trên mặt nước. Bên cạnh đó hai bên bờ kênh còn thấy xuất hiện Mai dương là loài
thực vật xâm lấn gây hại phổ biến, Do các con kênh nối giữa dòng sông và các cánh
đồng, chúng thường có các loài vật sống ở cả hai môi trường này, có thể coi đây là
hệ sinh thái chuyển tiếp hoặc pha trộn của hai môi trường sống trên.

Hiện nay, việc sử dụng rộng rãi các hóa chất nông nghiệp đã tác động đến hệ
thống kênh mương nội đồng, bắt đầu từ mương và từ đó ảnh hưởng đến các dòng
kênh, mặc dù với mức độ nhỏ hơn do kênh có lượng nước lớn hơn giúp pha loãng
nồng độ hóa chất. Nhiều nông dân thường đổ vỏ chai, vỏ bao hóa chất bảo vệ thực
vật ra đất ruộng, gần những đường nước như các kênh rạch, khiến cho một số kênh
bị ô nhiễm. Vì thế, hiện nay đa dạng sinh học của hệ sinh thái kênh đang bị suy
giảm nghiêm trọng.

Luận văn Thạc sỹ 29 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Hình 3.2: Hóa chất bảo vệ thực vật trên bờ ruộng, kênh mƣơng

Tại xã Song Phương hiện nay, hệ thống kênh mương nội đồng có tổng chiều dài
25.765 m, chủ yếu là kênh mương đất, trong đó chỉ có trên 2.074 m được kiên cố
hóa. Nhận xét trên quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng, điều kiện hệ
thống kênh mương hiện nay tại Song Phương hoàn toàn thuận lợi cho triển khai
hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng. Tuy nhiên, việc giữ nguyên hiện
trạng hệ thống kênh mương nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học lại mâu thuẫn
với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể là nhu cầu kiên cố
hóa toàn bộ hệ thống kênh mương nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.

Hình 3.3: Hệ thống kênh mƣơng nội đồng tại xã Song Phƣơng

Luận văn Thạc sỹ 30 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

b. Ao, hồ

Ao, hồ là nơi con người đào để dự trữ nước cho tưới tiêu, nước uống cho gia
súc như trâu và nuôi trồng thủy sản. Ao, hồ thường nằm gần các khu dân cư, các lều
canh ở ven ruộng. Ao, hồ là môi trường sống đối với rất nhiều loài sinh vật thủy
sinh, lưỡng cư hay những loài có một phần vòng đời sống dưới nước. Nông dân
thường trồng rau ngay trên mặt nước, cũng như trên bờ ao, hồ và thường nuôi các
loại cá, tôm trong ao, hồ

Các vùng bờ ao, hồ thường có cây cỏ mọc xanh quanh năm, tạo môi trường
thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sống, và là nguồn thực phẩm cho cả con người
cũng như các loài gia súc.

Phần lớn các ao hồ được kết nối với các hệ sinh thái nước khác và liền kề với
các đồng ruộng. Chúng phải chịu tác động không thể tránh được của việc sử dụng
các loại thuốc trừ sâu ngày càng tăng. Các ao trong hệ thống vườn – ao – chuồng
thường nhận được rác thải, phân gia súc do người nông dân đưa xuống ao hồ để
nuôi cá và lượng thức ăn cho các dư thừa cũng như các loại hóa chất, kháng sinh
dùng trong nuôi cá thâm canh cũng làm môi trường nước bị ô nhiễm. Gần đây, với
tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại Song Phương cũng như dưới áp lực tăng dân số,
nhiều ao hồ đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành khu trồng trọt chăn nuôi hoặc
thành đất ở hay đất cho các khu công nghiệp hoặc chất lượng môi trường nước ao
suy giảm nghiêm trọng.

c. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc

Đất ngập nước là vùng đầm lầy nước ngọt có than bùn hoặc không, nơi mà
đất bị bão hòa nước. Đất ngập nước có thể có diện tích rất khác nhau từ vài chục m2
cho tới vài km2. Hầu hết đất ngập nước thường ít được quan tâm sử dụng do cấu
trúc bờ của chúng còn chưa được quản lý tốt nên nguồn lợi thủy sản khó quản lý.Vì
vậy đất ngập nước không được nông dân cho là quan trọng và ít được quan tâm
quản lý đúng mức.

Luận văn Thạc sỹ 31 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Đất ngập nước là môi trường sống cực kỳ quan trọng, mặc dù đang chịu áp
lực từ nông nghiệp và đô thị hóa. Nhiều vùng đất ngập nước là những bãi đẻ trứng
quan trọng của cá và là khu vực làm tổ của chim. Chúng cũng là nhân tố quan trọng
trong chu trình dinh dưỡng và trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

* Hiện trạng:

Hầu hết vùng đất ngập nước đều có liên quan chặt chẽ với những cánh đồng
xung quanh, hay được bao bọc bởi những cánh đồng. Việc phun và sử dụng các loại
hóa chất nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng không thể tránh khỏi đối với những vùng đất
ngập nước, nhưng có nhiều loại cây ngập nước có khả năng loại bỏ các chất độc
như dư lượng thuốc trừ sâu hay các loại chất ô nhiễm khác. Do vậy, chúng có chức
năng như bộ lọc hóa chất nông nghiệp để loại bỏ hay làm loãng các hóa chất nông
nghiệp trước khi chúng hòa vào các hệ sinh thái nước khác. Mặc dù chức năng lọc
này có tính tích cực đối với đa dạng sinh học ở cuối dòng, nhưng dường như nó có
vẻ sẽ dẫn đến hiệu ứng tích lũy có hại đối với bản thân đa dạng sinh học trong vùng
đất ngập nước, điều này có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái nông nghiệp của địa
phương. Việc sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp và việc thu hẹp dần các vùng
đất ngập nước, sẽ xuất hiện nguy cơ các vùng đất ngập nước sẽ tích tụ đầy các hóa
chất độc hại cùng các chất dinh dưỡng.Tiềm năng sử dụng các loài thực vật có khả
năng giảm thiểu chất độc hại trong thủy vực ở nơi đây chưa được khai thác mạnh,
nhiều loài thực vật có khả năng này chưa được chú ý phát triển đúng mức.

Nhiều vùng đất ngập nước đang chịu áp lực bị chuyển đổi thành đất nông
nghiệp và đô thị hóa dẫn đến những tổn thất đáng kể về đa dạng sinh học. Những sự
chuyển đổi không có quy hoạch này sẽ dẫn đến việc các vùng còn lại bị chia cắt,
cản trở việc di chuyển của các loài giữa các vùng.

3.3.1.2. Hệ sinh thái ruộng lúa

Lúa là loại cây bản địa phù hợp một cách hoàn hảo với điều kiện khí hậu
nhiệt đới của xã Song Phương. Việt Nam có hệ sinh thái đất ngập nước được phát

Luận văn Thạc sỹ 32 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

triển qua hàng triệu năm, nếu không sử dụng các loài thuốc trừ sâu liên tục thì các
cánh đồng lúa sẽ cung cấp một môi trường sống thủy sinh đang dạng và phong phú.

Lúa hiển nhiên là loài cây điển hình nhất trên các cánh đồng lúa. Các giống
lúa thường ít có ảnh hưởng tới hệ sinh thái chung của ruộng lúa do mọi giống lúa
đều có chức năng sinh thái giống nhau. Tuy nhiên, mức nước trong các ruộng lúa lại
có tác động rõ ràng đối với các quần thể các loài sinh vật, nhất là những loài thường
cần có mực nước sâu và ổn định như cá, tôm…

Các ruộng lúa có nước ngập sâu là ngôi nhà cư ngụ của nhiều loài nhuyễn
thể. Một số loài là những món ăn ngon của nông dân nhưng một số loài khác như ốc
bươu vàng lại là loài có hại vì chúng ăn lúa và sinh sản rất nhanh.

Ruộng lúa cũng là nơi ẩn náu của rất nhiều loại côn trùng. Phần lớn các loại
côn trùng trong ruộng lúa đều không có hại hay có lợi trực tiếp đối với việc sản xuất
lúa. Chúng chỉ đóng một vai trò quan trọng theo góc độ hỗ trợ cho hệ sinh thái tổng
thể của ruộng lúa. Dù vậy nông dân có thể coi nhiều loại côn trùng là những món ăn
có giá trị. Tuy là loài thụ phấn nhờ gió, nhưng các chủng lúa lại là nơi sinh trưởng
và nguồn sinh thái dinh dưỡng cho các côn trùng gây hại, và do quá trình thụ phấn ít
chịu ảnh hưởng của côn trùng nên thường là nơi lạm dụng thuốc BVTV và do đó
đây cũng là một trong những hệ sinh thái dễ nhiễm thuốc BVTV trong các hệ sinh
thái nông nghiệp

Thực trạng hiện nay:

- Việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan là nguy cơ quan trọng nhất đối với đa
dạng sinh học trên các ruộng lúa.
- Thói quen đốt rơm rạ trên các ruộng lúa của người dân làm giảm đáng kể
lượng chất hữu cơ trong đất mà nhiều loài sinh vật sống nhờ vào đó. Ngoài ra việc
đốt rơm cũng làm lửa lan tới cả bờ ruộng là nơi cư ngụ của một số loại côn trùng có
ích.

Luận văn Thạc sỹ 33 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

- Việc quy hoạch đô thị hóa cũng làm cho diện tích đất lúa ngày càng bị thu
hẹp nghiêm trọng do chuyển từ đất trồng lúa sang đất dịch vụ. Đây là nguyên nhân
đáng kể gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học đồng ruộng.

3.3.1.3. Hệ sinh thái các bờ ruộng.

Các bờ ruộng là những ranh giới thực sự giữa các cánh đồng và thửa ruộng;
cũng là ranh giới giữa các cánh đồng với các đối tượng như đường xá, hào,
mương...

Các bờ ruộng thường là những môi trường sống của nhiều loài thực vật như
cỏ, cây bụi, tre, cây gỗ. Bờ ruộng cũng là môi trường sống của nhiều loại côn trùng
như sâu bọ, côn trùng thụ phấn, các loài côn trùng ăn được như kiến đỏ và bọ cánh
cứng. Đặc biệt, những bờ ruộng lớn là nơi cư trú của các loài lưỡng cư như ếch,
nhái…Một số nông dân cũng trồng cả cây hoa màu, cây thuốc, hay các cây ăn quả
trên các bờ ruộng. Đồng thời nhiều loài cây khác nhau cũng mọc hoặc được trồng
trên các bờ ruộng để cung cấp nguyên liệu, thực phẩm hay để bán mang lại thu nhập
cho người dân.

Bờ ruộng là môi trường sống quan trọng của nhiều loài đọng thực vật, đặc
biệt là vào mùa khô, hoặc mùa lạnh. Bờ ruộng thường là nơi cư ngụ của các loài có
khả năng chịu đựng khô hạn tốt hoặc những loài lưỡng cư ngủ đông. Chúng là
những nguồn đa dạng sinh học quan trọng để tái tạo lại các loại côn trùng của cánh
đồng khi bắt đầu vụ mới.

Hiện trạng quản lý sử dụng :

Cách thức quản lý bờ ruộng của nông dân rất khác nhau nhưng thường thuộc
ba trường hợp sau:

- Không quản lý: là khi người nông dân không coi trọng bờ ruộng và để mặc
cho phát triển tự nhiên.
- Quản lý làm giảm đa dạng sinh học: là người dân đốt rơm, làm cỏ, phun các
loại thuốc trừ cỏ để làm giảm bớt các loài cỏ dại và các loài sinh vật sống trong cỏ,

Luận văn Thạc sỹ 34 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

dùng các loại thuốc, bả để diệt chuột và các loài gặm nhấm, hay chặt phát quang làm
thay đổi sinh cảnh.
- Quản lý có xu hướng làm tăng đa dạng sinh học: là người nông dân bảo vệ
hay trồng cây tại các khu vực bờ, ven đường để lấy sản phẩm tiêu dùng làm thuốc,
hay để tạo sinh cảnh cho những loài quan trọng.

3.3.1.4. Các cây thân gỗ đơn lẻ và các khoảnh trồng cây gỗ tập trung

Thành phần cây gỗ đơn lẻ và khoảnh trồng cây gỗ rất đa dạng và thường phụ
thuộc nhiều vào tập quán địa phương. Đó là các loài cây hoang dại, cây gỗ đơn lẻ
trên các cánh đồng, ven ruộng, những khoảnh đất trồng cây gỗ nhỏ nằm giữa các
khu trồng trọt.

Cây gỗ tạo ra nơi sống cho nhiều loài động thực vật như chim, động vật có
vú, cây ưa bóng, côn trùng, nấm, tảo, sinh vật dưới đất và các loài vi sinh vật, vì vậy
nơi đây cũng tạo ra quần xã sinh vật rất đa dạng.

Các khoảnh vườn nhỏ cung cấp những sinh cảnh tương tự bổ sung cho khu
vực đất đai, nơi có thể bắt gặp nhiều loài thực vật, động vật, cũng như quần thể sinh
vật trong đất, các vi sinh vật và cây cỏ. Hoa trên các cây gỗ tạo ra sinh cảnh quan
trọng cho các loài thụ phấn như ong. Đồng thời quả của một số loài cây cũng rất
quan trọng đối với con người và có thể cũng là sinh cảnh quan trọng đối với một số
loài côn trùng. Cây gỗ và các khoảnh vườn quan trọng đối với nhiều loài vì chúng là
những cây duy nhất còn màu xanh vào mùa khô (IUCN, 2008).

Hiện trạng:

Theo (IUCN, 2008), việc chặt cây gỗ bên bờ ruộng để cho cánh đồng rộng
hơn là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đối với các thành phần trong hệ sinh thái
nông nghiệp. Việc mất các loại cây này làm cho các hệ sinh thái đồng ruộng trở nên
bị chia cắt, phân mảnh hơn và sẽ làm mất các hành lang sinh học giúp kết nối các
sinh cảnh, làm giảm đa dạng sinh học đồng ruộng.

Luận văn Thạc sỹ 35 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Nhìn chung, những khu vực với sự đa dạng thực vật cao có khả năng chống
chịu tốt hơn trước các xáo động tự nhiên như mưa lũ, hạn hán hay dịch hại, đồng
thời tạo vi khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của các loại sinh vật khác. Vì thế, khi
các cây gỗ bị loại bỏ, môi trường xung quanh sẽ bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân.

3.3.2. Đa dạng về hệ thực vật

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực địa, thu thập mẫu thực vật tại
khu vực Song Phương, đã thống kê được hệ thực vật tại Song Phương được phân
phối trong cấu trúc hệ thống ở bảng sau:

Bảng 3.1: Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật tại xã Song Phƣơng

Họ Chi Loài

Tên Việt Số Số Số
STT Tên khoa học % % %
Nam lƣợng lƣợng lƣợng
Ngành Cỏ
I Equisetophyta 1 1.15 1 0.42
tháp bút 1 0.56
Ngành
II Lycopodiophyta 1 1.15 1 0.42
Thông đất 1 0.56
Ngành
III Polypodiophyta 8 9.2 15 6.3
Dương xỉ 9 5.03
Ngành
IV Pinophyta 1 1.15 1 0.42
Thông 1 0.56
Ngành
V Magnoliophyta 76 87.35 219 92.44
Ngọc lan 167 93.3
Lớp Ngọc
V.1 Magnoliopsida
lan 54 62.06 120 67.04 158 57.36

V.2 Liliopsida Lớp Hành 47 26.26


22 25.29 61 33.33
Tổng số: 5 ngành 87 100 179 100 237 100

Luận văn Thạc sỹ 36 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Hình 3.4: So sánh tƣơng quan tỷ lệ % họ và loài trong bậc taxon ngành

Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh sự tương quan tỷ lệ % họ và loài trong
bậc taxon ta thấy rằng thực vật tại xã Song Phương của huyện Hoài Đức được cấu
thành bởi 237 loài thực vật bậc cao có mạch phân bố trong 179 chi, 87 họ và 5
ngành. Trong đó ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta chiếm vị trí thống trị trong hệ
thực vật, là ngành chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 219 loài (92,44% tổng số loài
toàn hệ). Mặc dù diện tích của vùng nghiên cứu rất nhỏ chỉ khoảng 1% nếu so với
diện tích chuẩn của một hệ thực vật cụ thể, nhưng số liệu này thể hiện tính quy luật
đối với các hệ thực vật nhiệt đới và thuộc hệ thực vật Việt Nam khi chứng tỏ rằng
vai trò của thực vật hạt kín luôn giữ vị trí hàng đầu và không phụ thuộc diện tích
các hệ thực vật được nghiên cứu trong cùng một khu hệ thực vật.

Hệ thực vật khu vực nghiên cứu có hệ số chi là 1,32 (trung bình có 1,32
loài/1chi); hệ số họ là 2,06 và trung bình 2,72 loài/1 họ. Qua đó ta nhận thấy rằng
diện tích nghiên cứu quá nhỏ chưa đặc trưng cho hệ thực vật cụ thể, các hệ số của
hệ thực vật tại xã Song Phương có các chỉ số khá thấp, phù hợp với quy luật chung
là diện tích của 1 hệ thực vật tăng lên, các taxon sẽ tăng lên. Theo quy luật này, hệ
thực vật Việt Nam là các khu vực có diện tích lớn hơn thì có các hệ số chi, hệ số họ
và số loài trung bình trong 1 họ lớn hơn, điều này thể hiện rõ trong bảng sau:

Luận văn Thạc sỹ 37 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Bảng 3.2. So sánh hệ số chi, hệ số họ, và số loài trung bình của 1 họ của các
hệ thực vật của Song Phƣơng và hệ thực vật Việt Nam.

Chỉ tiêu
Hệ thực vật Hệ Hệ Số loài trung
số chi số họ bình trong 1 họ
Xã Song Phương 1,32 2,06 2,72
Hệ thực vật Bắc Việt Nam [11] 3,4 6,9 23,4
Hệ thực vật Việt Nam [11] 4,4 8,4 37,9

Hệ thực vật xã Song Phương là một trong những hệ thực vật bị tác động chủ
yếu do con người, do đó nó có đặc điểm riêng biệt nếu so với hệ thực vật Việt Nam.
Tiến hành so sánh thành phần loài để làm rõ điều này chúng tôi thu được kết quả
theo bảng 3.3:

Bảng 3.3. So sánh hệ thực vật xã Song Phƣơng và hệ thực vật Việt Nam

Xã Song Phƣơng Việt Nam [15]


Ngành
Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)
Psilotophyta 0 0 2 0,02
Equisetophyta 1 0.42 57 0,54
Lycopodiophyta 1 0.42 2 0,02
Polypodiophyta 15 6.3 644 6,08
Pinophyta 1 0.42 63 0,60
Magnoliophyta 219 92.44 9812 92,74
Tổng 237 100 10580 100

Luận văn Thạc sỹ 38 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Hình 3.5. Tỷ lệ % của các ngành hệ thực vật Song Phƣơng

Các số liệu trình bày trong bảng cho thấy hệ thực vật Song Phương có 5
trong tổng số 6 ngành thực vật bậc cao có mạch của phân giới thực vật bậc cao, các
ngành có mặt mang đầy đủ những đặc trưng của hệ thực vật Việt Nam với ưu thế
tuyệt đối của ngành Ngọc lan – Magnoliophyta, các ngành còn lại chiếm số lượng
thấp thể hiện sự biến đổi mạnh của hệ thực vật do tác động của con người. Loài
thực vật chiếm ưu thế ở đây đó là: Lúa (O. sativa L.), và một số cây ăn quả thuộc họ
Cam, họ Chuối chiếm đa số thể hiện đặc thù của hệ sinh thái nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng.

Theo danh lục thành phần loài và cấu trúc hệ thống của hệ thực vật cho thấy
tương quan số loài trong hai lớp của ngành Ngọc lan, lớp Ngọc lan - Magnoliopsida
và lớp Hành – Liliopsida, của hệ thực vật xã Song Phương là 2,6, nghĩa là cứ 2,6
loài thuộc lớp Ngọc lan thì có 1 loài thuộc lớp Hành, thấp hơn tỷ lệ của hệ thực vật
Việt Nam (3,2/1) tuy vậy chỉ số này vẫn thể hiện tính vượt trội về số loài của Lớp
Ngọc lan và vẫn phù hợp với nhận định của De Candolle: ―tỷ lệ lớp một lá mầm
giảm xuống khi đi từ vùng bắc cực đến vùng xích đạo‖ và điều này khẳng định bản

Luận văn Thạc sỹ 39 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

chất sinh thái của hệ thực vật nhiệt đới xã Song Phương dù đã bị tác động mạnh bởi
các loài cây trồng của nông nghiệp.

Về số lượng các họ giàu loài và tỷ lệ các họ giàu loài trong hệ thực vật, trong
hệ thực vật nơi đây chỉ thống kê được có 7 họ có số loài trên 5, được coi là những
họ giàu loài nhất. Ba họ là họ Cúc Asteraceae , họ Đậu Fabaceae, họ Hòa thảo
Poaceae là những họ có số loài từ 15 loài trở lên, những họ còn lại dao động từ 5 -
12 loài. Nếu cộng số loài của 10 họ nhiều loài nhất (giả thiết phải cộng thêm số loài
của 3 họ nữa) thì tổng số loài cũng không vượt quá 50%, số liệu này cho thấy ít
nhiều hệ thực vật này vẫn có tính bảo thủ của hệ thực vật vùng nhiệt đới dù bị tác
động mạnh.

Bảng 3.4: Tỷ lệ % của họ giàu loài nhất thuộc ngành hạt kín của hệ thực
vật tại Song Phƣơng

% so với loài % so với


STT Họ Số loài
trong ngành tổng loài

Magnoliopsida 54 24,76 22,78

1 Họ Cúc Asteraceae 20 9.13 8.44


Họ Thầu dầu
2 12 5.48 5.06
Euphorbiaceae
3 Họ Đậu Fabaceae 15 6.85 6.33
4 Họ Hoa tán Apiaceae 7 3.2 2.95
Liliopsida 25 11,41 10,55
5 Họ Hòa thảo Poaceae 15 6.85 6.33
6 Họ Ráy Araceae 5 2.28 2.11
7 Họ Cói Cyperaceae 5 2.28 2.11
Tổng số 36,17 33,33
Về dạng sống: Theo cách phân chia của Raunkier (1935), dạng sống hệ thực
vật xã Song Phương không điển hình cho hệ thực vật tự nhiên nhiệt đới do tỷ lệ cây
gỗ thấp. Tuy vậy tỷ lệ cây chồi trên vẫn chiếm ưu thế gồm cây bụi cao (15,45%),
dây leo (12,02%), và cây gỗ (11,59%). Cây hàng năm tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ

Luận văn Thạc sỹ 40 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

cao hơn 15,7%., còn lại là các dạng sống khác. Điều đó hợp lý với điều kiện canh
tác của hệ sinh thái nông nghiệp địa phương, với đặc thù của vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng.
Về nơi sống: Thực vật phân bố khắp các sinh cảnh khác nhau. Trong đó, sinh
cảnh có nhiều loài phân bố nhất là khu vực nhà ở, vườn nhà, với 39,04% tổng số
loài. Tiếp theo là Vệ đường, chiếm 27,81% tổng số loài. Kế đến là Bờ ruộng, đê bao
(chiếm 12,36%); Đồng ruộng (chiếm 8,71%); Kênh mương (chiếm 6,74%) và Ao,
hồ, sông (chiếm 5,34%).

Hình 3.6. Tỷ lệ nơi sống

Đa dạng giá trị sử dụng: Ở khu vực nghiên cứu có tổng cộng 161 loài cây có
giá trị sử dụng, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 68% tổng số loài thực vật, với các công dụng chủ
yếu như dùng làm thực phẩm, làm thuốc, thức ăn cho gia súc và có một số công
dụng khác như lấy củi, gỗ.... Cụ thể, một số loài được trồng để làm lương thực như
Lúa (O. sativa L.), Ngô (Zea mays L.)…; một số khác được trồng làm cây ăn quả
như chuối tiêu (M. nana Lour.), Chuối tây (M. paradisiaca L.), Cam (C. sinensis
(L.) Osb.), Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.),….. Ngoài ra, còn có rất nhiều
loài thực vật có công dụng làm thuốc như Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.)
Harms), Leonurus japonicus Houtt., Nghệ (Curcuma longa L.), Gừng gió (Zingiber

Luận văn Thạc sỹ 41 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

zerumbet ( L.) Smith)…. Chi tiết hơn, trong số 161 loài thực vật sử dụng được, số
loài được dùng làm lương thực, thực phẩm chiếm 42,05%; số loài được dùng làm
thuốc chiếm 21,03%; số loài được dùng làm cảnh chiếm 20%; số loài được dùng
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm chiếm 7,18%; số loài được dùng để lấy gỗ, củi
chiếm 4,62%; số loài có công dụng khác chiếm 5,13%.

Hình 3.7. Tỷ lệ công dụng

3.3.3. Đa dạng hệ động vật


Qua điều tra thống kê tại khu vực nghiên cứu kết hợp với việc tra cứu tên các
loài dộng vật, đã phân loại được các nhóm động vật như dưới bảng sau:

Bảng 3.5: Thành phần các loài động vật tại xã Song Phƣơng

%số
Số loài
T.T Nhóm Tên Khoa học Tên Việt Nam Số họ
loài /tổng
loài
Côn
1 Orthoptera Bộ cánh thẳng 4 17 67.1%
trùng

Luận văn Thạc sỹ 42 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Bộ cánh nửa


Hemiptera 5 23
cứng

Coleoptera Bộ cánh cứng 10 29

Diptera Bộ hai cánh 7 8

Thuysanoptera Bộ cánh tơ 2 4

Homoptera Bộ cánh đều 7 15

Lepidoptera Bộ cánh vẩy 15 34

Hymenoptera Bộ cánh màng 12 17

Odonata Bộ chuồn chuồn 3 5

Mantodea Bộ bọ ngựa 1 3

Cypryniformes Bộ cá chép 1 9

Siluriformes Bộ cá nheo 2 2


2 Cá 9.1%
Synbranchiformes Bộ mang liền 1 1

Perciformes Bộ cá vược 6 8

Lưỡng
3 Anura Bộ không đuôi 5 16 6.9%

4 Bò sát Squamata Bộ có vảy 6 13 5.6%

Ciconiiformes Bộ cò 1 1
5 Chim 4.8%
Columbidae Bộ bồ câu 1 1

Luận văn Thạc sỹ 43 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Passeriformes Bộ sẻ 5 9

Hirudinidae Lớp Đỉa 1 2

Mollusca Ngành thân mềm 6 7


Động
6 vật 6.5%
đáy
Crustacea Lớp Giáp xác 1 5

Brachyura Phân bộ Cua 1 1

Hình 3.8: Tỷ lệ % các loài động vật tại xã Song Phƣơng

Qua số liệu thống kê, ta thấy tổng số loài động vật ở khu vực nghiên cứu là
230 loài, trong đó lớp Côn trùng có số loài nhiều nhất (chiếm 67,1% tổng số loài
động vật) với 155 loài trong 66 họ của 10 bộ. Sau đó đến các loài cá, chiếm 9,1%
tổng số loài động vật với 20 loài trong 10 họ. Kế đến là Lưỡng cư, có 16 loài trong
5 họ (chiếm 6,9% tổng số loài); Động vật đáy, có 14 loài (6,5% tổng số loài); Bò

Luận văn Thạc sỹ 44 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

sát, có 13 loài trong 6 họ (chiếm 5,6% tổng số loài). Thấp nhất là lớp Chim, chỉ có
11 loài trong 7 họ, chiếm 4,7% tổng số loài động vật.

Ta thấy các loài côn trùng chủ yếu ở đây bao gồm Châu chấu lúa (Oxya
Velox Fabricius), Cào cào vàng (Acrida turrita Linnaeus), Ong mật (Apis mellifera
L.) với mật độ xuất hiện tương đối nhiều. Ngoài ra còn rất nhiều loại sâu đục thân
hại lúa và rau màu như Sâu cắn gié (Mythimna saparata Walker), Rầy nâu
(Nilaparvata lugen Stal)…..cùng với một số loài thiên địch như Ong vò vẽ (Vespa
spp.), Ong xanh ăn trứng (Tetrastichus schoenobii Ferriere)….

Bảng 3.6: Tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất thuộc lớp côn trùng của hệ động
vật tại Song Phƣơng

%số loài /tổng số


Tên Khoa học Tên Việt Nam Số họ Số loài
loài côn trùng

Orthoptera Bộ cánh thẳng 4 17 11.0%


Hemiptera Bộ cánh nửa cứng 5 23 14.8%
Coleoptera Bộ cánh cứng 10 29 18.7%
Diptera Bộ hai cánh 7 8 5.2%
Thuysanoptera Bộ cánh tơ 2 4 2.6%
Homoptera Bộ cánh đều 7 15 9.7%
Lepidoptera Bộ cánh vẩy 15 34 21.9%
Hymenoptera Bộ cánh màng 12 17 11.0%
Odonata Bộ chuồn chuồn 3 5 3.2%
Mantodea Bộ bọ ngựa 1 3 1.9%

Luận văn Thạc sỹ 45 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Hình 3.9: Tỷ lệ % các loài côn trùng tại xã Song Phƣơng

Từ bảng số liệu và biểu đồ thống kê ta thấy rằng: bộ cánh vẩy (Lepidoptera)
có số loài chiếm tỷ lệ cao nhất, 21,9%, trong tổng số các bộ của lớp côn trùng với
34 loài thuộc 15 họ. Sau đó là bộ cánh cứng ( 18,7% trong tổng số các loài côn
trùng). Tiếp theo là bộ cánh nửa chiếm 14,8% trong tổng số các loài côn trùng. Bộ
có số lượng loài thấp nhất là bộ bọ ngựa (Mantodea) có tỷ lệ 1,9% trong tổng số các
loài côn trùng.

Cá chiếm 9,1% tổng số loài động vật ở khu vực nghiên cứu, trong đó chủ yếu
là các loài được người dân thả nuôi để sử dụng làm thực phẩm như: Cá mè
(Hypophthalmichthys molitrix), Cá trắm (Ctenopharyngodon idellus), Cá chép
(Cyprinus carpio)…; ngoài ra, còn có một số loài các tự nhiên nhưng có tần số bắt
gặp rất ít đó là Cá bã trầu (Trichopsis vittata).
Nói chung, sinh vật tại xã Song Phương tương đối đa dạng về thành phần
loài, phân bố đều trong các hệ sinh thái, sống theo sự thích nghi theo vùng đối với
từng loài. Điều đó thể hiện mức độ đa dạng sinh học đồng ruộng ở đây tuy chưa cao
nhưng cũng đạt được một tỷ lệ nhất định.

Luận văn Thạc sỹ 46 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

3.3.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động của hóa chất bảo vệ thực vật tới
đa dạng sinh học đồng ruộng tại Song Phương
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và các phương pháp thâm canh,
chuyên canh trong nông nghiệp, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhằm tăng
năng suất cây trồng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc trừ sâu đã
mang lại những tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái nông nghiệp đồng thời gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tại xã Song Phương, cùng với việc
hình thành khu sản xuất rau chuyên canh phục vụ cho thị trường Hà Nội, việc sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật với số lượng lớn và thường xuyên đã trở nên phổ
biến. Phân loại theo mục đích sử dụng, các hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng
bao gồm:
(1) Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại:
- Các chất trừ sâu nhóm Clo hữu cơ: DDT, HCH, Endrin…
- Các chất trừ sâu nhóm phốt pho hữu cơ: vophatoc, diazinon, malathion,
monitor…
- Các hợp chất cacbamat: sevin, furadan, mipxin, bassa….
- Các hợp chất sinh học: peritroit, pemertrin, deltametrin….
(2) Nhóm các chất trừ nấm bệnh, trừ vi sinh vật gây hại:
- Các hợp chất chứa Cu, Hg, S
- Các hợp chất chứa Cu, Hg, S
- Các hợp chất nhóm phôt pho hữu cơ cacbamat
- Một số loại khác
(3) Nhóm các chất trừ cỏ hại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:
- Các hợp chất của phenol
- Các hợp chất của phenoxi (2.4 – D)
- Các dẫn xuất của axit alogic (dalapon)
- Các dẫn xuất của cacbamat (satrin, eptan)
(4) Nhóm các chất diệt chuột gặm nhấm: phoszim và worfarin

Luận văn Thạc sỹ 47 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Hình 3.10 : Vỏ, thùng chứa và máy bơm phun thuốc trừ sâu tại Song Phƣơng

Các nhóm hóa chất thường xuyên được sử dụng bao gồm thuốc trừ sâu, trừ
bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng… đã số có tính độc và độc vừa. Nguồn gốc các
loại thuốc này chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… và một số loại
thuốc được sản xuất tại Việt Nam với nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài. Không thể
phủ nhận lợi ích của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nếu được sử dụng đúng
quy cách và tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế tại Song Phương, sau
quá trình điều tra khảo sát thực địa đã cho thấy người dân có quan niệm cho rằng sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả về năng suất và
kinh tế. Hâu hết các hộ canh tác cây lương thực như lúa ngô sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật 3 đợt một vụ, tuy nhiên con số này còn có thể lớn hơn với các hộ chuyên
trồng rau do đòi hỏi cao về năng suất, tốc độ sinh trưởng để đáp ứng nhu cầu thị
trường. Trang bị bảo hộ của người nông dân khi sử dụng thuốc trừ sâu vẫn còn rất
sơ sài chủ yếu là khẩu trang vải và có thể không có găng tay bảo hộ do đó gây ra
những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Điển hình là các triệu chứng nhiễm độc
cấp tính và mãn tính như phát ban, mẩn ngứa, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, mất
phương hướng…

Luận văn Thạc sỹ 48 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Bảng 3.7 : Các triệu chứng xuất hiện sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật

Triệu chứng Tỷ lệ (%) Triệu chứng Tỉ lệ (%)


Mệt mỏi, khó chịu 78,7 Đau mũi, họng 29,0
Đau đầu 64,4 Giảm xúc giác 12,9
Ra nhiều mồ hôi 50,3 Đỏ mắt 20,6
Chóng mặt 85,2 Khó thở 23,9
Da ngứa, mẩn đỏ 41,3 Đờm nhiều 12,3
Rối loạn giấc ngủ 36,8 Run chân, tay 13,5
Chảy nhiều nước bọt 20,6 Tiêu chảy 15,5
Tê bàn tay 23,8 Khô miệng 30,3
Mắt bị mờ 12,3 Da tái xanh 45,8
Buồn nôn 43,8 Gầy yếu 41,9
Đối với một hệ sinh thái nông nghiệp việc thường xuyên sử dụng thuốc trừ
sâu có thể gây ra những xáo trộn làm mất tính ổn định của hệ. Hóa chất bảo vệ thực
vật được phun nhằm tiêu diệt sinh vật gây hại cho cây trồng nhưng lại có một phần
rất lớn sau khi được phun cho cây trồng sẽ tiếp tục di chuyển đến các phần khác của
hệ sinh thái và gây ra ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các loài sinh
vật trong hệ. Tại Song Phương hiện nay đang tồn tại một vấn đề bức xúc đó là vấn
đề chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật. Theo quan sát trên thực địa, lượng chai lọ,
bao bì đựng thuốc trừ sâu không được thu gom, xử lý, đây là nguồn lan truyền chất
ô nhiễm độc hại trong môi trường đất, nước… Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do
thói quen xả thải bừa bãi của người dân từ lâu mà chưa được các cấp chính quyền
quan tâm xử lý chỉ đạo.
Tác động của hóa chất bảo vệ thực vật đối với động vật: sau mỗi đợt xử lý
thuốc, do không bị trúng thuốc hay trúng ở dưới liều lượng gây chết, các loài sâu
bệnh hoặc dịch hại sẽ phát triển trong điều kiện khác trước, mật độ quần thề dịch
hại giảm giảm, cây trồng sinh trưởng mạnh hơn, dịch hại hưởng nguồn thức ăn dồi
dào hơn, chất lượng cao dễ thay đổi sức sinh sản, đặc điểm sinh lý của cá thể trong
quần thể, mật độ thiên địch và vi sinh vật có ích ít, nên dịch hại dễ hồi phục số
lượng. Dưới tác động của liều dưới mức gây chết, dịch hại sẽ phát triển mạnh gây

Luận văn Thạc sỹ 49 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

khó khăn cho việc phòng trừ[17]. Tính chống kháng thuốc bảo vệ thực vật được
hình thành mạnh nhất ở côn trùng và nhện [12]. Khi sử dụng bảo vệ thực vật được
thường xuyên dịch hại về lâu dài sẽ hình thành tính kháng thuốc, để trừ dịch hại
chống thuốc, biện pháp đầu tiên là phải sử dụng nhiều thuốc hơn, liều lượng tăng
cao, thay đổi loại thuốc, tri phí vì thế mà tăng cao hơn, môi sinh môi trường bị đầu
độc nhiều hơn, trong hệ sinh thái nông nghiệp nhiều loài sinh vật có mối quan hệ
qua lại, mật thiết với nhau, bên cạnh mối quan hệ hỗ trợ các loài này còn có mối
quan hệ đối kháng cạnh tranh. Các mối quan hệ này hết sức phức tạp nhưng tạo thế
cân bằng giữa các loài, không cho phép một loài nào đó trong hệ sinh thái phát triển
quá mức, tạo nên những trận dịch[18]. hệ sinh thái càng phức tạp, càng nhiều loài
sinh vật khác nhau thì mức độ bền vững của hệ sinh thái đó càng cao. Tính đa dạng
trong hệ sinh thái nông nghiệp tuy không bằng hệ sinh thái tự nhiên nhưng cũng
luôn thay đổi và chịu sự ảnh hưởng dưới tác động của con người. Và thuốc bảo vệ
thực vật là một trong những yếu tố quan trọng do con người tạo ra làm mất tính ổn
định của quần thể sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật
dùng trên qui mô càng lớn, thời gian dùng càng dài và số lần phun thuốc càng nhiều
thì sẽ càng làm giảm số lượng cá thể trong loài và số loài trong quần thể. Ảnh
hưởng nghiêm trọng tới số lượng các loài thiên địch trong nông nghiệp.
Xuất hiện dịch hại mới hay bùng phát dịch hại thứ cấp: sau một thời gian dài
dùng thuốc để trừ những loài sâu hại phổ biến thì một số loài dịch hại chủ yếu trước
đây chỉ còn gây hại không đáng kể. Ngược lại một số loài dịch hại trước đây không
gây hại là bao thì nay trờ nên nguy hiểm và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng
hơn. Việc phòng trừ loại dịch hại mới bùng phát này thường khó khăn hơn rất nhiều
so với trước kia. Ở Việt Nam sau 6 – 7 năm dùng thuốc DDT và Wofatox để trừ sâu
hại chính trên cây chè, cam, quýt và bông đã làm cho nhện hại cây từ chỗ là dịch hại
không đáng kể trở thành một loài dịch hại nguy hiểm gây khô lá trên diện rộng. Các
loài rệp sáp theo đó cũng phát triển mạnh (Vũ Công Hậu 1969, Hồ Khắc Tín, 1982).
Sự tái phát của dịch hại: ngay sau khi dùng thuốc trừ dịch hại, tác dụng
nhanh chóng làm số lượng dịch hại giảm đi đáng kể. Nhưng sau một thời gian ngắn
chúng lại hồi phục và số lượng thì nhiều hơn trước nhiều lần. Để chống lại người ta
lại dùng thuốc và tương ứng thì số lượng cũng phải lớn hơn nhiều lần, và khoảng
cách thì ngày càng ngắn lại dẫn tới thời gian dịch hại hồi phục lại càng ngắn hơn, số
lần tái phát càng nhanh và ngày càng nặng thêm, dịch hại dễ chống thuốc, đời sống
các sinh vật có ích bị đe dọa và môi trường càng bị ô nhiễm hơn.

Luận văn Thạc sỹ 50 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Tác động tới các loài động vật sống trong đất: một số loại thuốc trừ sâu làm
giảm số lượng cá thể của các loài động vật sống trong đất ngay cả khi ở liều sử
dụng, tuy nhiên một số khác lại không gây hại gì thậm chí còn có yếu tố kích thích
sự tăng trưởng về số lượng của những loài này. Tác hại nặng nhẹ của các loại thuốc
trừ sâu đến các loài động vật sống trong đất tùy thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều
lượng và nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc và điều kiện ngoại cảnh.
Tóm lại, qua thức ăn, nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật có thể được tích lũy
trực tiếp trong cơ thể động vật, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ngộ độc cấp tính và
mãn tính cho động vật máu nóng. Khi ngộ độc nhẹ, động vật có thể ăn ít, giảm cân,
tăng trọng kém, đẻ ít, tỷ lệ trứng nở của gia cầm thấp hơn bình thường đồng thời
gây ra các bệnh trực tiếp cho các loài động vật. Thuốc bảo vệ thực vật dễ gây hại
cho các loài sinh vật có ích, các loài chim và động vật hoang dã. Bên cạnh tác hại
trực tiếp chúng còn làm giảm nguồn thức ăn cho các loài cá, động vật và các loài ký
sinh thiên địch [16]. Tác động này càng mạnh và nguy hiểm hơn nếu chúng ta dùng
các loại thuốc có khả năng tồn tại lâu trong môi trường. Trong chuỗi thức ăn, hàm
lượng TBVTV có trong mỗi cơ thể ở mỗi mắt xích thường có sự cô đặc hơn
3.4. Định hƣớng sử dụng hợp lý hệ sinh thái

3.4.1. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học

Qua những phân tích ở trên ta thấy rằng sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái
đồng ruộng tại xã Song Phương đang bị đe dọa một cách nghiệp trọng bắt nguồn từ
các hoạt động nông nghiệp cũng như các nguồn phi nông nghiệp. Các mối đe dọa
này có thể được chia thành bốn nhóm theo nguồn gốc của chúng:

- Chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị kể cả xây dựng các khu công
nghiệp dẫn đến sự mất mát sinh cảnh tự nhiên.
- Sự thay đổi về thành phần và không gian của đất nông nghiệp, đặc biệt là
những thay đổi làm suy giảm, tiêu diệt hay làm biến đổi những khu vực được coi là
có đa dạng sinh học cao.
- Sự mất mát các loài thực vật do hậu quả sử dụng các loại hóa chất nông
nghiệp, ô nhiễm sinh cảnh từ những nguồn phi nông nghiệp như công nghiệp nông

Luận văn Thạc sỹ 51 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

thôn, bãi đổ rác, hay sự phá hủy sinh cảnh trực tiếp do đốt lửa hay phát quang dọn
dẹp.
- Sự mất đa dạng sinh học ở cấp độ gen nói chung trong các loài cây nông
nghiệp và các loài động vật được nuôi trồng trên đất nông nghiệp do sự chuyên
canh hóa.

Bốn yếu tố này thường có liên quan với nhau và bị ảnh hưởng bởi những yếu
tố khác như sự phát triển dân số, hoạt động nông nghiệp, áp lực của thị trường, công
nghệ sản xuất và sự tăng trưởng của công nghiệp. Chính vì vậy cần phải có các biện
pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đồng ruộng cụ thể:

a. Sinh thái đồng ruộng


Đồng ruộng là một trong những thành phần quan trọng và chính yếu của hệ sinh
thái nông nghiệp[25] , bởi vậy, các cánh đồng sẽ tạo ra rất ít cơ hội cho việc thực
hiện bảo tồn đa dạng sinh học do trọng tâm của cánh đồng là sản xuất nông nghiệp.
Nhưng một số biện pháp tích cực có thể sử dụng đó là [10]:
- Trồng cây khỏe: để có cây khỏe thì nguyên tắc đầu tiên là phải chọn được
giống tốt, kết hợp với trồng cây đúng mật độ, chăm sóc hợp lý, cây khỏe có khả
năng chống chọi sâu bệnh hại tốt hơn, giảm thiệt hại khi có sâu dịch tấn công.
- Bảo vệ thiên địch: côn trùng là nỗi ám ảnh của nhà nông vì chúng là nguyên
nhân chính phá hại mùa màng, nhưng thật ra số loài côn trùng trực tiếp hay gián tiếp
phá hại mùa màng của chúng ta thường không nhiều lắm, tính trung bình trên toàn
thế giới thì trong một trăm loài côn trùng có một hai loài gây hại cho con người[15],
có một số lượng loài côn trùng lớn là bạn của nhà nông, chúng hoặc ăn, hoặc ký
sinh gây chết các loài sâu bệnh hại, đó là những loài thiên địch. Sự tồn tại của các
loài thiên địch góp phần không nhỏ giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho mùa màng, tuy
nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu với mục đích trừ sâu hại lại vô tình hủy hoại cả
những loài thiên địch, vì thế một trong những nguyên lý quan trọng để thực hiện tốt
IPM chính là bảo vệ thiên địch, tạo nơi sống và nguồn sống cho chúng.
- Thường xuyên thăm đồng: việc thường xuyên thăm đồng sẽ giúp người dân
nắm rõ tình hình phát triển của cây trồng, kịp thời phát hiện những biểu hiện của

Luận văn Thạc sỹ 52 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

sâu bệnh hại để có biện pháp sử lý kịp thời giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể có, bên
cạnh đó việc này còn giúp người dân đúc rút kinh nghiệm trong chăm sóc đồng
ruộng, qua đó trình độ khoa học và kinh nghiệm của người dân sẽ ngày càng được
nâng cao.
- Người nông dân trở thành chuyên gia: nông dân là người hiểu đồng ruộng
của mình hơn ai hết, sau khi được nâng cao trình độ sẽ nắm chắc được các biện
pháp cần thiết, đưa ra được quyết định đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh của mình,
trên cơ sở đó trao đổi với bà con khác một cách sác thực dễ tạo sự tin tưởng với
người dân, đồng thời thể hiện sự tôn trọng ý kiến của nhà nông, hiệu quả đạt được
cao hơn do khuyến khích được người dân tích cực tham gia.
- Phòng trừ dịch hại : sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp
lý, phù hợp với mức độ sâu bệnh ở từng giai đoạn, sử dụng thuốc hóa học hợp lý,
đúng kỹ thuật, đúng chủng loại, đúng liều lượng và nồng độ và đúng thời điểm.
- Tăng cường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật sinh học nhằm giảm
thiểu tác hại.

b. Các cây thân gỗ đơn lẻ và khoảnh trồng cây gỗ tập trung nằm giữa các khu trồng
trọt
- Đối với các khoảnh rừng: Những khu vực này có thể được mở rộng bằng
cách bổ sung các loài cây thân gỗ, đã từng sống trong vùng mà hiện nay không còn
hoặc còn tương đối ít; khuyến khích sự hiện diện của các ao và mương giữ nước
bên trong các khoảnh rừng. Các khoảng rừng có nước có các loài cây sống ven sông
mà các khoảnh rừng thiếu nước không có.
c. Ao và hồ
Ao là một trong những sinh cảnh phổ biến của HST nông nghiệp Việt Nam
và cũng được gặp rất nhiều ở địa bàn nghiên cứu, thường là được bao quanh bởi các
đường bờ và ở trong khu vực vườn gia đình. Đây cũng là một trong những sinh
cảnh có vai trò quan trọng đối với ĐDSHNN, đóng góp rất nhiều vào đa dạng động
vật thủy sinh và lưỡng cư, động vật đáy…Để bảo vệ ĐDSHNN ở sinh cảnh này:

Luận văn Thạc sỹ 53 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

- Giữ nước trong ao quanh năm không để cho tình trạng khô cạn xảy ra.
- Hệ thống ao nên kết hợp với ruộng đồng, tăng cường ĐDSH các động vật
thủy sinh nhỏ.
- Đảm bảo ao luôn có nhiều ánh sáng, các cây thủy sinh như bèo nên hạn chế
về mật độ đảm bảo lượng oxy cần thiết cho động thực vật khác trong ao.
d. Bờ ruộng và ven đường
- Duy trì nhiều loại cây phong phú. Có ba hướng chính mà bà con nông dân
dùng để quản lý sinh cảnh này đó là theo hướng làm tăng ĐDSH hai là làm giảm
ĐDSH và ba là không quản lý, để bờ phát triển tự nhiên. Tại thôn Đoàn Kết, hai
hình thức được gặp nhiều nhất đó là làm giảm ĐDSH khi người dân thực hiện rạc
sạchcỏ đường bờ, chặt phát quang bờ làm thay đổi sinh cảnh, mất nơi sống của
nhiều loại cây cỏ, côn trùng khác nhau trong đó có nhiều loại có ích và không quản
lý. Cần phải nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý đường bờ theo
hướng làm tăng ĐDSH tức tận dụng diện tích này để trồng các loại cây phù hợp lấy
sản phẩm hay tạo sinh cảnh cho các loài quan trọng, tăng các loại cây nhỏ và lớn
khác nhau.
- Có thể trống các loài hoa trên đường bờ như mô hình ― ruộng lúa bờ hoa‖ đã
được áp dụng rất thành công ở nước ta, mục đích nhằm thu hút, dẫn dụ các loài
thiên địch, tạo môi trường sống cho chúng, giảm bớt tác hại của TBVTV đối với các
loài này.
- Không dùng thuốc trừ sâu đặc biệt là thuốc trừ cỏ trên khu vực này.
- Rơm rạ và các phế phẩm nông nghiệp khác có thể để lại trên bờ nhằm tạo
sinh cảnh cho các loài sinh vật sinh sản và phát triển.
e. Mương nội đồng
Là sinh cảnh quan trọng, nơi sinh sống ẩn láu của nhiều loại côn trùng, một
số động vật thủy sinh và cả động vật đáy, trên bờ mương là nơi phát triển của nhiều
loại cây cỏ, có tính đa dạng cao, cũng giống như bờ ruộng, khu vực này nên:
- Trồng đa dạng các loài thực vật ở bờ mương, có thể trồng các loại rau, cây
thuốc để tận thu, tạo điều kiện cho cây tự nhiên sinh sôi và phát triển.

Luận văn Thạc sỹ 54 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

- Đảm bảo nước chảy dễ dàng trong mương, không có vật cản nhằm tạo môi
trường tốt nhất cho các loài phát triển.
- Không rửa bình phun thuốc, bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV xuống
mương.
- Không vứt rác xuống mương.
3.4.2. Sử dụng bền vững hệ sinh thái nông nghiệp

Sử dụng bền vững hệ sinh thái nông nghiệp là việc khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên của hệ sinh thái đảm bảo không có tác động có hại làm thay đổi
quy luật phát triển của hệ sinh thái.

Nông nghiệp sinh thái được hiểu một cách cơ bản là là sản xuất những gì
theo tự nhiên, không sử dụng nhiều hoá chất hay những biện pháp kỹ thuật không
phù hợp với môi trường sinh thái. Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái sẽ
giúp giải quyết được ba vấn đề cơ bản:

Thứ nhất không làm mất cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, vì lâu nay,
SXNN tại đây đã sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học.
Việc lạm dụng hoá chất đã khiến cho hệ sinh thái trên đồng ruộng bị mất cân bằng
nghiêm trọng, từ đó dẫn tới nhiều nguy cơ như dễ bùng phát dịch hại.

Thứ hai là không ảnh hưởng xấu tới môi trường. Từ lâu, việc tác động vào
đồng ruộng bằng hoá chất và các biện pháp kỹ thuật không phù hợp đã gây tổn hại
nhiều tới môi trường tự nhiên.

Thứ ba là sẽ tạo ra những sản phẩm sạch mà sản xuất theo hướng nhiều phân
bón, thuốc BVTV không thể đảm bảo được. Môi trường tự nhiên đang ngày càng
nghèo nàn, cạn kiệt bởi các hoạt động của con người, trong đó có SXNN sử dụng
nhiều phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc hoá chất.

Do đó, phát triển nông nghiệp sinh thái sẽ góp phần tác động để môi trường
giàu có trở lại về mặt tài nguyên. Nông nghiệp sinh thái sẽ bảo vệ đa dạng cây
trồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, duy trì sự phong phú, đa dạng của môi trường.

Luận văn Thạc sỹ 55 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Hiện nay, có rất nhiều mô hình cũng như hình thức canh tác được áp dụng
vào sản xuất nông nghiệp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa thân thiện với môi
trường, giúp duy trì ổn định hệ sinh thái tự nhiên.
Nước ta đã triển khai nhiều mô hình sản xuất hướng đến nền nông nghiệp
sinh thái như IPM, ―3 giảm, 3 tăng‖, ―1 phải, 5 giảm‖, VietGAP, nông nghiệp hữu
cơ,…… Một số mô hình được đề xuất là:

3.4.2.1. Mô hình IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp là quan niệm phòng chống sâu bệnh và cỏ dại
dựa trên cơ sở sinh thái học, coi ruộng cây trồng là một hệ sinh thái, trong đó có
mối quan hệ giữa các vật sống với ngoại cảnh và giữa các sinh vật sống với nhau.
Mục đích quản lý dịch hại tổng hợp là hạn chế quần thể sinh vật gây hại dưới mức
gây hại đáng kể, gọi là ngưỡng kinh tế (ngưỡng kinh tế là số lượng quần thể kí
sinh có thể gây hại đối với cây trồng mà sự thiệt hại gây ra bằng chi phí các biện
pháp phòng chống để tránh sự thiệt hại ấy). Do đó phòng chống tổng hợp phải
dùng một hệ thống các biện pháp có thể dung hòa với nhau gồm sinh học, hóa học,
canh tác và giống chống chịu sâu bệnh. Phòng chống tong hợp không loại trừ việc
dùng thuốc hóa học, nhưng phải dùng một cách chọn lọc, để giảm độc với các
nhân tố sinh học. Các biện pháp này phải ít tốn kém, thích hợp với trình độ kinh
tế-xã hội của hệ sinh thái nhất định.

Quan điểm cơ bản của mô hình IPM là:

+ Dùng thuốc với mục đích không phải để diệt sâu bệnh mà chỉ để hạn chế
sự phát triển của chúng. Chỉ dùng thuốc hóa học lúc quần thể sinh vật gây hại vượt
quá ngưỡng kinh tế

+ Sử dụng các biện pháp phòng chống chọn lọc, chỉ diệt đối tượng cần
thiết, không tiêu diệt các loài khác, chẳng hạn phương pháp dùng các chất
hoocmon sinh dục để thu hút côn trùng gây hại

Luận văn Thạc sỹ 56 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

+ Nâng cao hiệu quả các cơ chế tự nhiên, điều hòa số lượng sinh vật có hại
bằng cách thay đổi các biện pháp kĩ thuật như hệ thống cây trồng, trồng các loại
cây công trùng không thích hợp

+ Thay thuốc hóa học bằng các biện pháp sinh học

Muốn xây dựng được hệ thống phòng chống tổng hợp thì phảo tiến hành
các vấn đề sau:

+ Nghiên cứu thành phần sinh vật có hại và có ích trong các hệ sinh thái,
quy luật sinh trưởng phát triển và phát triển quần thể của chúng, các mối quan hệ
giữa chún với các yếu tố ngoại cảnh và tác động của con người. Xác định ngưỡng
kinh tế của các sinh vật gây hại, phương pháp dự tính, dự báo sâu bệnh. Muốn làm
được việc này phải áp dụng phương pháp phân tích hệ thống, dùng các mô hình
tính toán học để dễ mô tả và dự đoán quần thể

+ Nghiên cứu các biện pháp tự nhiên và nhân tạo để làm tăng số lượng các
dinh vật có ích trong các hệ sinh thái

+ Nghiên cứu các biện pháp phòng chống chọn lọc: thuốc hóa học có tác
dụng chọn lọc, vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng và nấm bệnh, các hoomon sinh
dục, diệt côn trùng bằng phương pháp di truyền.

Chính vì vậy, chúng ta nên đưa mô hình IPM vào hoạt động sản xuất của
người dân trong xã để giảm tác động có hại của thuốc trừ sâu đối với con người và
môi trường. Cần tập huấn cho một số cán bộ và nông dân trong xã, từ việc chọn
giống, cách thức chăm bón, kiểm tra đồng ruộng, kỹ thuật phòng trừ thích hợp được
tiếp thu và phổ biến cho từng hộ dân trong thôn. Từ đó, các hộ gia đình triển khai áp
dụng đối với diện tích gieo trồng của hộ mình. Ngoài ra, các chủ trương luôn được
phổ biến đến người dân như: tăng cường công tác điều tra phát hiện sớm các đối
tượng sâu bệnh; lấy phương châm phòng là chính, khi trừ cần phải trừ sớm, kịp
thời, nhanh chóng, liên tục, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao; sử dụng
thuốc theo nguyên tắc bốn đúng được tăng cường tuyên truyền để người dân nắm
bắt được. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa việc thực hiện mô hình IPM một cách có

Luận văn Thạc sỹ 57 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

hiệu quả hơn trong sản xuất để đem lại hiệu quả hơn nữa, đồng thời, góp phần bảo
vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.
Để thực hiện hiệu quả mô hình IPM, cần có sự tham gia của các nhà khoa
học và chính quyền địa phương đồng thời nhấn mạnh sự hợp tác của người nông
dân xuyên suốt quá trình thực hiện. Thông thường, chương trình triển khai mô hình
IPM thường kéo dài từ 2 năm trở lên. Dưới dây là một chương trình mẫu đối với xã
Song Phương, thời gian triển khai là 2 năm sử dụng mô hình IPM, kết hợp sự tham
gia của các nhà khoa học, người dân và chính quyền, đoàn thể địa phương.

Bảng 3.8: Chƣơng trình triên khai IPM năm thứ nhất
Người
Tập nông dân
Hoạt huấn Tập huấn báo cáo kế
Thu thập ý Tập huấn
nâng nâng cao Thu thập ý hoạch
động kiến người cho người Tập huấn
cao nhận thức Các nhà kiến về hành động
dân về nông dân, ABD và
nhận cho người Kế hoạch khoa học ABD tại
chính thức cho nông dân
ABD tại cán bộ y
hành động tiền hành
PIA cho
địa
dựa trên kế
địa tế, giáo các giáo quả khảo
cán bộ về đa dạng hoàn điều tra phương và
phương và viên về tác viên tại sát của các
chính sinh học chỉnh khảo sát bắt đầu
xây dựng động của địa
quyền, đồng mùa mưa khảo sát nhà khoa
kế hoạch thuốc trừ phương
đoàn thể ruộng mùa khô học
hành động sâu (PIA)
địa (ABD)
Thời gian phương

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5

Năm Tháng 6
thứ nhất Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Luận văn Thạc sỹ 58 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Bảng 3.9: Chƣơng trình triển khai IPM năm thứ 2

Hoạt Thuyết trình kết


quả khảo sát Tiếp tục khảo sát Xây dựng mô hình
động ABD bởi các ABD với sự tham Báo cáo kết quả Đánh giá kết quả quản lý dịch hại
chính khoa học, học gia của người nông điều tra ABD tại thực hiện kế hoạch tổng hợp hoàn
sinh và giáo dân và nhà khoa địa phương hành động chỉnh áp dụng tại
viên tại trường học địa phương
học địa phương
Thời gian

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Năm thứ hai Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11

Như vậy, tại Song Phương, lực lượng nòng cốt để thực hiện chương trình
IPM là người nông dân, chính quyền sẽ hỗ trợ về mặt tư vấn pháp lý, chính sách,
chủ trương đường lối và các nhà khoa học sẽ là người cung cấp tri thức để xây
dựng mô hình.

Ngoài ra trong mô hình này, sự tham gia của bộ phận học sinh và giáo viên
có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho
người dân về đa dạng sinh học và tác hại của thuốc trừ sâu. Có tổ chức đoàn thể
bao gồm Đoàn thành niên, hội phụ nữ cũng là lực lượng truyền thông hiệu quả,
vận động cộng đồng xây dựng nếp sống mới, xây dựng mô hình kinh tế nông
nghiệp xanh, phát triển bền vững.

3.4.2.2. Mô hình ruộng lúa, bờ hoa

Mô hình nên được áp dụng với điều kiện thuận lợi là phần lớn tại bờ ruộng
trong thôn đều có hoa xuyến chi (Bidens bipinnata L.) có đặc điểm thu hút, dẫn dụ
thiên địch tới cánh đồng.

Luận văn Thạc sỹ 59 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Hình 3.11: Cây xuyến chi trên bờ ruộng

Với sự thí điểm có hiệu quả tại một số nơi với tên gọi mô hình ―Cộng đồng
sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa‖ được gọi tắt
là ―ruộng lúa bờ hoa‖ đã mang lại hiệu quả tích cực trong công việc phòng chống
rầy nâu, vàng lùn – lùn xoắn lá. Các loại hoa được sử dụng để trồng trên bờ ruộng là
các loại hoa có màu sắc, hương thơm phù hợp, có nhiều mật, dễ trồng, ít chăm sóc,
trổ hoa quanh năm như: cúc gót, đậu bắp, xuyến chi…
Theo các nhà khoa học, khi trồng các loại hoa này trên ruộng lúa, có tác
dụng làm nơi cư trú cho các loài côn trùng bắt mồi. Hoa còn là nguồn thức ăn bổ
sung cho các loài thiên địch trước khi sinh sản như các loài ong kí sinh.
Sau khi ăn phấn hoa, mật hoa giàu chất protein, ong ký sinh sẽ tìm đến trứng
và ấu trùng của rầy nâu để đẻ trứng. Sâu non của ong kí sinh sau nở sẽ dùng trứng
hoặc ấu trùng rầy nâu làm thức ăn để lớn lên. Do đó, đây là biện pháp kiểm soát rầy
nâu ít tốn kén, mang lại hiệu quả cao từ việc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ
sức khoẻ con người cũng như môi trường sinh thái.
Trên hầu hết các sinh cảnh đồng ruộng của thôn đều có sự có mặt của hoa
xuyến chi, với đặc thù sinh trưởng và phát triển tốt trong khi điều kiện chăm sóc
kém sẽ giúp mô hình có khả năng triển khai nhân rộng tại địa phương.
Bên cạnh đó, trong hoạt động canh tác của nông dân cũng áp dụng một số
biện pháp canh tác phòng trừ như luân canh, xen canh; bón phân hợp lí; điều chỉnh
hợp lý thời vụ gieo trồng và thu hoạch; vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch; chọn
giống chống sâu bệnh và có biện pháp kiểm dịch thực vật.

Luận văn Thạc sỹ 60 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Ngoài ra còn có một số biện pháp cơ giới và vật lý như dùng bả độc, ánh sáng để
tiêu diệt sâu dại; biện pháp sinh học để phòng trừ như thả đèn dụ sâu bọ vào ban
đêm, bẫy chuột…
Tại Song Phương, hình thức canh tác luân canh xen canh, trồng gối vụ được
bà con nông dân áp dụng rộng rãi: hai vụ lúa một vụ màu; trồng xen đậu, lạc với
ngô….đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được triển khai và phát huy hơn nữa để tăng
hiệu quả sử dụng đất cũng như công chăm sóc.

Luận văn Thạc sỹ 61 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

KẾT LUẬN
1. Song Phương là một xã ngoại thành thủ đô Hà Nội đang có tốc độ phát
triển kinh tế rất nhanh. Cơ cấu kinh tế của địa phương đang chuyển dịch dần từ
nông nghiệp chiếm ưu thế sang nâng cao tỷ trọng công nghiệp, xây dựng dịch vụ.
Điều này tác động rất mạnh mẽ đến hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng sinh học
nông nghiệp nơi đây. Tuy nhiên tại Song Phương, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ
thực vật khá phong phú, đã ghi nhận được 237 loài thuộc 179 chi và 87 họ. Có 7 họ
nhiều loài là: Asteraceae ( Cúc ) 20 loài, Fabaceae (Đậu) 15 loài, Poaceae ( Hòa
thảo) 15 loài, Euphorbiaceae (Thầu dầu) 12 loài, Apiaceae (Hoa tán) 7 loài và hai
họ còn lại là Araceae (Ráy) và Cyperaceae (Cói) mỗi họ có 5 loài. Dạng sống của
hệ thực vật bị biến động mạnh do nhân tác dạng sống thường gặp thường gặp và
chiếm đa số là các loài cây bụi và cỏ, cây gỗ chiếm tỷ lệ thấp. Nơi sống của chúng
rộng, nhưng đa dạng và phong phú hơn cả là ở sinh cảnh vườn gia đình, bờ ruộng,
mương nội đồng và ao.
2. Hệ động vật khá đa dạng và phân bố không đồng đều trong các bậc phân
loại: tổng số loài động vật ở khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 230 loài, trong
đó lớp Côn trùng có số loài nhiều nhất (chiếm 67,1% tổng số loài động vật) với 155
loài trong 66 họ của 10 bộ. Tiếp đó là cá, chiếm 9,1% tổng số loài động vật với 20
loài trong 10 họ, Lưỡng cư, có 16 loài trong 5 họ (chiếm 6,9% tổng số loài), động
vật đáy 14 loài (6,5% tổng số loài), Bò sát 13 loài trong 6 họ (chiếm 5,6% tổng số
loài). Thấp nhất là lớp Chim, chỉ có 11 loài trong 7 họ, chiếm 4,7% tổng số loài
động vật.

3. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không kiểm soát, lạm dụng
quá mức, sử dụng không đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời gian
của người dân địa phương đã gây nên các tác động bất lợi cho hệ sinh thái và đa
dạng sinh học nông nghiệp. Những tác động đó liên quan tới sức khỏe người dân, ô
nhiễm môi trường, tới quần thể động thực vật và sự bùng phát của dịch hại một cách
không kiểm soát, làm giảm độ bền vững của hệ thống canh tác nông nghiệp và đa
dạng sinh học.

Luận văn Thạc sỹ 62 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

4. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là chiến lược phát triển đúng
đắn hướng tới mục tiêu năng suất nông nghiệp cao và ổn định với chi phí hệ sinh
thái hợp lý, giảm thiểu tác động tới môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Một
trong những giải pháp đang được áp dụng hiệu quả hiện nay là sử dụng mô hình
quản lý dịch hại tổng hợp IPM, kết hợp các mô hình quản lý theo từng sinh cảnh,
giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng theo nguyên tắc bốn đúng và
cuối cùng là loại bỏ thuôc bảo vệ thực vật cùng với tác động của thuốc đối với
ĐDSH. Để thay thế từng bước phương thức canh tác nông nghiệp sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật cần xây dựng các mô hình đa dạng sinh học trong canh tác nông
nghiệp tiến tới mô hình nông nghiệp sinh thái như mô hình ― Ruộng lúa bờ hoa‖,
xen canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và trồng nhiều loại cây khác nhau ở
nhiều sinh cảnh.

Luận văn Thạc sỹ 63 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học (2010), Báo cáo Triển vọng Đa dạng
sinh học toàn cầu lần thứ 3, Montréal, 94 trang.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt
Nam.Thông tư số 10/ 2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), thông tư số 22/ 2012/ TT-
BNNPTNT ngày 5 tháng 6 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt
Nam.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo quốc gia lần thứ tư thực hiện
công ước đa dạng sinh học, Hà Nội.
6. Dương Quảng Châu (2011), Nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững
nông thôn miền núi, Viện nghiên cứu Sinh thái và Chính sách Xã hội.
7. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Đại học Y, Hà Nội.
8. Chính Phủ (2002), Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Nghị định số:
58/2002/NĐ-CP.
9. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
10. Trần Văn Đạt (2005), Sản xuất lúa gạo thế giới hiện trạng và khuynh hướng
phát triển trong thế kỷ 21, NXB Nông nghiệp.
11. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, NXB Trẻ, Hà Nội.
12. Nguyễn Tuấn Khanh (2010), Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu
quả của các biện pháp can thiệp, luận án tiến sĩ y học, Đại học Thái
Nguyên.
13. Trần Công Khánh, Phạm Hải (2004), Cây độc Việt Nam, NXB Đại học Y.
14. Lê Vũ Khôi (2003), Đa dạng sinh học, NXB đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận văn Thạc sỹ 64 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

15. Phạm Văn Lầm (2000), Danh lục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng
ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
16. Phạm Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng (2006),‖Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới
sức khỏe người phun thuốc‖, Science and Technology Development,
9(2), tr.72 - 80.
17. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy ( 2007), Giáo trình sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Phạm Bình Quyền (2001), ― Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới các loài
thiên địch của sâu hại lúa tại Việt Nam và các biện pháp hạn chế‖, Tạp
chí Sinh học, 23(3), tr. 51 – 59.
19. Phạm Bình Quyền (2007), HST nông nghiệp và phát triển bền vững, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Võ Quý , Nguyễn Cử ( 1995), Danh lục chim Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
21. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực
vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Ngĩa Thìn (2006), Thực vật có hoa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam ( 2008), Hướng dẫn
bảo tồn ĐDSHNN tại Việt Nam, Hà Nội.
24. Nguyễn Viết Tùng (2006), Giáo trình Côn trùng học đại cương, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
25. Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm (2006), Sinh thái học đồng ruộng, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân ( 2004), Sinh thái học nông
nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2009), Chuyên khảo biển Đông, tập
IV sinh vật và sinh thái biển, Hà Nội.
28. IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại
Việt Nam, Hà Nội.
II. Tiếng anh
29. DAVID KLEIJN and WILLIAM J. SUTHERLAND, How effective are
European agri-environment schemes in conserving and promoting
biodiversity, Journal of Applied Ecology 2003, 40, Tr 947–969 .
30. IPGRI, 1993. Diversity for development the strategy of the International.

Luận văn Thạc sỹ 65 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

31. Thin, N. N, 1994. Diversity of the Cuc Phuong Flora. Proceedings of NCST
6(2,: 77 - 82.
32. Tran Van Thuy, 1989. Structual vegetation analysis and types using Remote
sensing technique in Kanha National Park, HRS. Dehra Dun. India.
33. Thin, N. N. & D.K. Harder,1996. Diversity of Flora of Fansipan - The highest
mountain in Vietnam. Ann. Miss. Bot. Gard. 83: 404 - 408.

Luận văn Thạc sỹ 66 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

PHỤ LỤC

Luận văn Thạc sỹ 67 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Phụ lục 1: Danh mục các loài thực vật tại xã Song Phƣơng
Dạng Nơi MĐ
T.T Tên Khoa học Tên Việt Nam sống sống SD
Ngành Cỏ tháp
I. Equisetophyta
bút
1. Equisetaceae Họ Cỏ tháp bút
1 Equisetum diffusum D.Do Thân đốt xòe K 1,6
II. Lycopodiophyta Ngành Thông đất
1. Selaginellaceae
2 Selaginella delicatula (Desv.) Alston Quyển bá yếu K 4,5
III. Polipodiophyta Ngành Dƣơng xỉ
1. Adiantaceae Họ Ráng vệ nữ
3 Adiantum capillus-veneris L. Ráng vệ nữ Dx 3 1
4 Taenitis blechnoides (Willd.) Sw. Ráng hình dải Dx 5 1
2. Aspleniaceae Họ Tổ điểu
Asplenium ensiforme Wall. ex Hook.f. Dx
5 Tổ điểu hình gươm 4,5
& Grev.
6 Asplenium nidus L. Tổ điểu thật Dx 4 5
3. Blechnaceae Họ Ráng lá dừa
7 Blechnum orientale L. Ráng lá dừa thường Dx 5,6
4. Marsileaceae Họ Rau bợ
8 Marsilea quadrifolia L. Rau bợ thường Dx 1,2,6
9 Marsilea crenata J.Presl Rau bợ răng Dx 1,2,6
10 Marsilea minuta L. Rau bợ nhỏ Dx 1,2,6
5. Blechnaceae
L
11 Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd. Dây choại 5
6. Schizeaceae Họ Bòng bong
12 Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bòng lắt léo L 4,5 1
13 Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. Bòng bong nhật L 4,5 1
14 Lygodium scandens (L.) Sw. Bòng bong bò L 4,5 1
7.Azollaceae Họ Bèo dâu
15 Azolla imbricala (Roxb) Nakai Bèo hoa dâu T 1,2,6
8.Thelypteridaceae Họ Ráng thƣ dực
16 Christella parasitica (L.) H. Lév. Ráng cù lần ký sinh Dx 5
Christella subpubescens (Blume) Ráng cù lần lông Dx
17 5
Holttum thưa

Luận văn Thạc sỹ 1 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

IV. Pinophyta Ngành Thông


1. Cycadaceae Họ Tuế
18 Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế B 4 5
V. Magnoliophyta Ngành Ngọc lan
A. Magnoliopsida Lớp Ngọc lan
1. Amaranthaceae Họ Rau dền
19 Achyranthes aspera L. Cỏ xước C 5 1
20 A. sessilis (L.) A.DC. Rau diếp C 4 3
21 Alternanthera sessilis L. DC. Rau dệu C 1,2,3 4
22 Amaranthus spinosus L. Rau dền gai C 3,4,5 4
23 Amaranthus viridis L. Rau dền cơm C 2,4,5 3
Celosia argentea L. var. cristata (L.) C 5
24 Mào gà đỏ 4
Kuntze
25 2. Anacardiaceae Họ Xoài
26 Mangifera indica L. Xoài G 4 2,3
27 Mangifera foetida Lour. Muỗm G 4 2,3
3. Annonaceae Họ Na
28 Annona squamosa L. Na B 4 3
4. Apiaceae Họ Hoa tán
29 Anethum graveolens Thì là C 4 3
30 Apium graveolens L. Cần tây C 4 3
31 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má L 2,4 1,3
32 Eryngium foetidum L. Mùi tàu C 4 3
33 Coriandrum sativum L. Rau mùi C 4 3
34 Daucus carota L. Cà rốt C 4 3
Hydrocotyle nepalensis Hook. (H. L 3
35 Rau má lá to 2,4
javanica Thunb.)
36 H. sibthorpioides Lam. Rau má mỡ L 4 3
5. Apocynaceae Họ Hoa sữa
37 Alstonia scholaris (L.) R.Br. Sữa G 4,5 5
Adenium obesum (Forssk.) Roem. et M 5
38 Sứ 4
Sch.
39 Ecdysanthera rosea Hook.f. et Arn. Dây cao su L 5
40 Tabernaemontana bovina Lour. Lài trâu B 4
41 Plumeria alba L. Đại G 5 5
42 Catharanthus roseus (L.) G.Don Dừa cạn H 3,4 5
6 . Araliaceae Họ Nhân sâm
43 Polyscias fruticosa (L.) Harms Đinh lăng B 4 1,3,

Luận văn Thạc sỹ 2 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

5
44 Schefflera elliptica (Blume) Harms. Ngũ gia bì B 4 1,5
7. Asclepiadaceae Họ Thiên lý
45 Hoya villosa Cost. Cẩm cù lông L 4 5
46 Hoya balansae Cost. Hoa sao L 4 5
47 Telosma cordata Merr. Thiên lý L 4 3,5
8. Asteraceae Họ Cúc
48 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn tía C 1-6 1
49 Artemisia carvifolia Bess. Cây bồ bồ C 6,7
50 Artemisia indica Willd. Ngải cứu trắng C 4 1,3
51 Artemisia lactiflora Wall. ex DC. Ngải cứu tía C 4 1,3
52 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu C 4 1,3
53 Bidens bipinnata L. Đơn buốt lông chim C 3,5
Đơn buốt (xuyến C
54 Bidens pilosa L. 3,4,5
chi)
55 Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi C 3,5 1
56 Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce Xương sông C 4 1,3
57 Eclipta alba Hassk Nhọ nồi C 2-5 1
58 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên C 3,4
Rau má lá rau C
59 Emilia sonchifolia (L.) DC. 3-5
muống
60 Chronolaena odorata (E. odoratum L.) Cỏ lào C 3-5
61 Tagetes patula L. Cúc vạn thọ C 4 5
62 Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Sài đất C 1,2,3,5
63 Dahlia pinnata Cav. Thược dược C 4 5
64 G. luteo-album L. Rau tầm khúc C 2 3
65 G. barbaraefolia Gagnep. Rau bầu đất C 4 3
66 Lactuca indica L. Bồ công anh C 4,5 1
67 V. patula (Dryand.) Merr. Cúc áo hoa tím C 3-5
9. Basellaceae Họ Mồng tơi
68 Basella rubra L. Mồng tơi C 2,4 3
10. Bombacaceae Họ Gạo
69 Bombax malabaricum DC. Gạo G 5 5
11. Boraginaceae Họ Vòi voi
70 Heliotropium indicum L. Vòi voi C 1-6
12. Cactaceae Họ Xƣơng rồng
71 Epiphyllum oxypetalum (DC.) Haw. Hoa quỳnh B 4 5
72 Opuntia dillenii (Ker-Gawl.) Haw. Vợt gai B 4 5
13. Caricaceae Họ Đu đủ
73 Carica papaya L. Đu đủ H 4 3

Luận văn Thạc sỹ 3 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

14. Chenopodiaceae Họ Rau muối


74 Chenopodium ambrosioides L. Dầu giun B 1-6
15. Ceratophyllaceae Họ Rong đuôi chó
75 Ceratophyllum demersum L. Rong đuôi chó T 1,6
16. Combretaceae Họ Bàng
76 Terminalia catappa L. Bàng G 5 2,5
17. Convolvulaceae Họ Khoai lang
77 Ipomoea pulchella Bìm bìm L 3-5
78 Ipomoea aquatica Forssk. Rau muống L 1,2,4,6 3,4
79 Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk. Khoai lang L 2,4 3,4
18. Crassulaceae Họ Thuốc bỏng
80 K. integra (Medik.) Kuntze Trường sinh lá dẹt M 4
19. Cucurbitaceae Họ Bí
81 C. sativus L. Dưa gang L 2,4 3
82 Cucurbita pepo L. Bí ngô L 4,5 3
83 Luffa cylindrica (L.) M.J.Roem. Mướp L 3,4 3
84 Momordica charantia L. Mướp đắng L 3,4 3
Momordica cochinchinensis (Lour.) L 3
85 Gấc 4,5
Spreng.
20. Brassicaceae Họ Cải
86 Raphanus sativus var. lpngipinnatus Cải củ C 2,4 3
21.Cuscutaceae Họ Tơ hồng
87 Cuscuta austrailis R. Br. Tơ hồng K 3,5
22. Dilleniaceae Họ Sổ
88 Tetracera scandens (L.) Merr. Dây chặc chìu K 5
23. Ebenaceae Họ Thị
89 Diospyros kaki Thunb. Hồng G 4 3
24. Elaeagnaceae Họ Nhót
90 Elaeagnus latifolia L. Nhót L 4 3
25. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
91 Acalypha australis L. Tai tượng lá hoa C 4
Tai tượng bông C
92 A.calypha brachystachya Hornem. 4
ngắn
93 Breynia fruticosa (L.) Hook. f. Bồ cu vẽ B 5
94 Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lá lớn C 2-5
95 Euphorbia milii Desmoul. Xương rắn M 2-5
Excoecaria cochinchinensis Lour. var. B 5
96 Đơn đỏ 4
cochinchinensis
97 Hura crepitans L. Vông đồng G 5 5
98 Phyllanthus reticulatus Poir. Phèn đen B 5 1
99 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ răng cưa C 2-5 1

Luận văn Thạc sỹ 4 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

100 Ricinus communis L. Thầu dầu C 5


101 Manihot esculenta Crantz Sắn B 4 3,4
102 Sauropus androgynus (L.) Merr. Rau ngót B 4 3
26. Fabaceae Họ Đậu
103 Arachis hypogea L. Lạc B 2 3
104 Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. Phượng vĩ G 5 2,5
Caesalpinia decapetala (Roth) Alston C
105 (Caesalpinia sepiaria Roxb. var. Móc diều 3,5
japinica)
106 Erythrina stricta Roxb. Vông B 5
107 Mimosa pudica L. Trinh nữ C 4,5 1
108 M. pigra L. Mai dương L 5
Pueraria montana (Lour.) Merr. var. L 3
109 Sắn dây 4
chinensis (Ohwi) Maesen
27. Lamiaceae Họ Bạc hà
110 Anisomeles indica (L.) Kuntze. Thiến thảo C 5
111 Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. Kinh giới C 4 3

112 Ocimum basilicum L. Húng chó C 4 3


113 O. gratissimum L. Hương nhu trắng B 4 1
P. frutescens var. crispa Hand.- C 3
114 Tía tô 4
Mazzer.
28. Lauraceae Họ Long não
115 Cinnamomum camphora (L.) Presl Long não G 5
29. Lecythidaceae Họ Lộc vừng
116 Barringtonia racemosa (L.) Spreng. Lộc vừng G 4 5
30. Malvaceae Họ Bông
117 Abelmoschus moschatus Medicus Bụp vang B 5
B 5
118 Hibicus rosa-sinensis L. Râm bụt 4,5

119 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng B 3,5


31. Meliaceae Họ Xoan
120 Melia azedarach L. Xoan G 4,5 2
121 Khaya senegalensis Juss. Xà cừ G 5 2
32. Menispermaceae Họ Tiết dê
122 Stephania rotunda Lour. Bình vôi L 4 1
123 Stephania sinica Diels Bình vôi tán ngắn L 4,5 1
33. Moraceae Họ Dâu tằm
124 Artocarpus heterophyllus Lamk. Mít G 4 2,3

Luận văn Thạc sỹ 5 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

125 F. benjamina L. Si G 4 5
126 Ficus glomerata Roxb. Sung G 4,5 3,5
127 Morus alaba L. Dâu tằm B 2 1
34. Myrtaceae Họ Sim
128 Psidium gujava L. Ổi G 4 3

129 Syzygium cumini (L.) Skells Vối G 5 1

130 Syzygium jambos (L.) Alston Roi G 4 3

131 Eucalyptus exerta Bạch đàn liễu G 5


35. Onagraceae Họ Rau dừa
132 Ludwigia adscendens (L.) Hara Rau dừa nước M 1,6 4
133 Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Rau mương đứng B 1,6
36. Oxalidaceae Họ Chua me đất
134 Averrhoa carambola L. Khế G 4 3
Chua me đất hoa C
135 Oxalis corniculata L. 1-5
vàng
37. Piperaceae Họ Hồ tiêu
136 Piper betle L. Trầu không L 4 6
L 1,3,
137 Piper lolot C.DC. Lá lốt 4 6
38. Plantaginaceae Họ Mã đề
138 Plantago asiatica L. Mã đề á C 4 1
139 Plantago major L. Mã đề trồng C 4 1
39. Polygonaceae Họ Rau răm
140 Polygonum barbatum Lour. Nghể trâu C 1,6
141 Polygonum chinensis L. Thồm lồm C 3,5
142 Polygonum hydropiper L. Nghể răm C 1,3,5
143 Polygonum odoratum Lour. Rau răm C 4 3
144 Rumex maritimus L. Dương đề tầu C 1,2,6,7
40. Portulacaceae Họ Rau sam
145 Portulaca oleracea L. Rau sam C 3,4,5 3
Portulaca grandiflora Hook. (P. pilosa M 5
146 Hoa mười giờ 4
L. subsp. grandiflora (Hook.) Geeson)
41. Punicaceae Họ Lựu

Luận văn Thạc sỹ 6 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

147 Punica granatum L. Lựu B 4 3


42. Rhamnaceae Họ Táo
148 Zizyphus mauritiana Lamk. Táo B 4 3
149 Zizyphus oenoplia (L.) Mill. Táo dại B 3,5 1
43. Rosaceae Họ Hoa hồng
150 P. persica (L.) Bartsch Đào B 4
B
151 R. chinensis Jacq. Hoa hồng đỏ 1,5

152 R. alceaefolius Poir. Mâm xôi B 3


44. Rubiaceae Họ Cà phê
153 Gardenia augusta (L.) Merr. Dành dành B 5 6
154 Paederia scandens (Lour.) Merr. Mơ tam thể B 4,5
45. Rutaceae Họ Cam
Citrus aurantifolia (C.Christm. & B 3
155 Chanh 4
Panzer) Swingle
156 Citrus grandis (L.) Osb. Bưởi G 4 1,3
157 Citrus reticulata Blanco Quýt B 4 3
B 1,3,
158 Fortunella japonica (Thunb.) Swingle Quất 4
5
46. Sapindaceae Họ Bồ hòn
159 Cardiospermum halicalabum L. Tầm phong L 4,5 1

160 Dimocarpus longan Lour. Nhãn G 4 3


161 Litchi chinensis Sonn. Vải G 4 3
47. Sapotaceae Họ Hồng xiêm
162 Madhuca pasquieri (Dub.) H.J.Lam.* Lê ki ma G 4 3

163 Manilkara zapota (L.) P. Royen Hồng xiêm G 4 3


48. Saururaceae Họ Giấp cá
164 Houttuynia cordata Thunb. Giấp cá C 4,5 1,3

49. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó


165 L. chinensis (Osb.) Merr. Ngổ C 1,2 3
50. Solanaceae Họ Cà
166 Capsicum frutescens L. Ớt C 2,4 3
167 Lycopersicon esculentum Mill. Cà chua C 4 3

Luận văn Thạc sỹ 7 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

168 Physalis angulata L. Tầm bóp C 3-5


Solanum album Lour. (S. undatum C 3
169 Cà 4,5
Poir.)
51. Theaceae Họ Chè
G 5
170 Camellia flava (Pit.) Sealy Hải đường hoa vàng 4

171 Camellia sinensis (L.) Kuntze Chè B 4 3


52. Urticaceae Họ Gai
172 Boehmeria holosericea Blume Gai toàn tơ B 3,5
173 Boehmeria nivea (L.) Gaudin Gai B 3,5
53. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
174 Clerodendron intermedium Champ. Mò đỏ 3,5
C
175 Verbena officinallis L. Cỏ roi ngựa 1,5
54.Scrophulariaceae Họ Hoa mõm sói
176 Bonnaya reptans Cứt chuột C 1,3,5
B. Liliopsida Lớp Hành
1. Alliaceae Họ Hành
177 Allium ascalonium L. Hành ta C 4 3
Allium odorum L. (A. tuberosum C 1,3
178 Tỏi 4
Rottler et Spreng)
2. Amaryllidaceae Họ Náng
179 Crinum asiaticum L. Náng C 4 5
3. Araceae Họ Ráy
180 Aglaonema siamense Engl. Vạn niên thanh H 4 5
181 Alocasia macrorrhizos (L.) G. Don Ráy H 4,5
182 Alocasia odora (Roxb.) C. Koch Dọc mùng H 4 3
183 Colocasia esculenta (L.) Schott Khoai môn H 4 3
184 Homalomena occulta (Lour.) Schott Thiên niên kiện H 4
4. Arecaceae Họ Cau
185 Acera catechu L. Cau H 4 6
186 Calamus tetradactylus Hance Mây L 4,5 6
187 Caryota urens L. Móc H 5
188 Pinanga cochinchinensis BL Cau đẻ H 4 5
189 Cocos nucifera L. Dừa H 5 3
5. Bromeliaceae Họ Dứa

Luận văn Thạc sỹ 8 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

190 Ananas comosus (L.) Merr. Dứa M 4 3


6. Liliaceae Họ Huệ tây
191 Lilium longiflorum Thumb. Loa kèn trắng C 4 5
7. Iridaceae Họ Lay ơn
192 Gladiolus gandavensis Lay ơn C 4 5
8. Cannaceae Họ Khoai riềng
193 Canna edulis Ker Khoai riềng 4
9. Commelinaceae Họ Rau trai
194 Commelina communis L Thài lài trắng C 1-5 4
195 Tradescantia zebrina Hort. Ex London Thài lài tía C 1-5
196 Commelina benghalensis L. Thài lài lông C 1-5 4
197 C. diffusa Burm.f. Rau trai C 3,5 4
10.Alliaceae Họ Trạch tả
198 Sagittaria sagittifolia L. Rau mác 1,6,7
11. Cyperaceae Họ Cói
199 Cyperus cephalotes Vahl Cói hoa đầu C 1,2,6
200 Cyperus compressus L. Cói hoa hẹp C 2,3
201 Cyperus distans L.f. Cói bông cách C 2,3
202 Cyperus rotundus L. Củ gấu C 3,5
203 E. atropurpurea (Retz.) Kunth Cỏ năn C 3,5 4
12. Dioscoreaceae Họ Củ nâu
204 Dioscorea alata L. Củ cái (củ mỡ) C 4 3
205 Dioscorea bulbifera L. Củ dại C 4 3
13. Dracaenaceae Họ Huyết giác
206 Dracaena angustifolia Roxb. Bồng bồng C 4 5
207 S. trifasciata Hort. ex Prain. Lưỡi cọp sọc C 4,5 5
14. Iridaceae Họ La dơn
208 Belamcanda chinensis (L.) DC. Rẻ quạt C 4,5 5

15. Marantaceae Họ Hoàng tinh


209 P. dispermum Gagnep. Dong nhà C 4 6

210 Phrynium placentarium (Lour.) Merr. Dong rừng C 4 6


16. Musaceae Họ Chuối

Luận văn Thạc sỹ 9 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

211 Musa paradisiaca L. Chuối tây H 4,5 3


212 Musa nana Lour. Chuối tiêu H 4,5 3
213 M.balbisiana Colla Chuối hột H 4,5 3
214 M. rosea Jacq. Chuối cảnh H 4 5
17. Orchidaceae Họ Lan
215 Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Lan kiếm K 4 5
K 5
216 Dendrobium lindleyi Steud. Vảy rồng 4
18. Pandanaceae Họ Dứa dại
Pandanus tonkinensis Martinez ex B. B 1
217 Dứa dại bắc bộ 3,5
Stone
19. Poaceae Họ Hòa thảo
218 Bambusa blumeana Schult. & Schult. Tre gai H 4,5 2,6
219 Bambusa multiplex (Lour.) Raeusch. Hóp H 5 2,6
220 Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin. Cỏ may C 3,5 4
Cymbopogon citratus (DC. Ex Nees) C 1,3
221 Sả 4
Stapf
222 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà C 2,3,5
223 Dactyloctenium aegyptium (L.) Beauv. Cỏ chân vịt C 2,3,5
224 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu C 3,5 1,4
225 Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh C 6
226 Leptochloa chinensis (L.) Nees Cỏ lông công C 3,5
Lophatherum gracile Brongn. in C
227 Cỏ mây 3,5
Duperr.
228 Paspalum conjugatum Berg Cỏ công viên C 3,5
229 Saccharum arundinaceum Retz. Lau C 5
230 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Cỏ chít C 5 6
231 Zea mays L. Ngô C 2 3,4
232 Saccharum officinarum L. Mía C 4 3
21. Zingiberaceae Họ Gừng
233 Amomum thyrsoideum Gagnep. Riềng C 4 1,3

234 Curcuma longa L. Nghệ C 4 1,3


235 Zingiber officinale Roscoe Gừng C 4 1,3
236 K. galanga L. Địa liền C 4 1

Luận văn Thạc sỹ 10 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

22. Poaceae Họ Lúa


237 Oryza sativa var. utilissima Lúa tẻ C 2 3,4

* Chú thích:
Nơi sống:
Kênh mương: 1
Đồng ruộng: 2
Bờ ruộng/đê bao: 3
Khu vực nhà ở (vườn nhà): 4
Vệ đường: 5
Ao/hồ/sông: 6
Dạng sống:
G : Thân gỗ
B: Thân bụi
L : Thân leo
C: Thân cỏ, bò, đứng hoặc thân ngầm
T: Cỏ thủy sinh
Dx: Dương xỉ
M: Cây thân mọng nước
K: Kí sinh
H: Dạng khác
Công dụng :
1. Nhóm làm thuốc
2. Nhóm lấy gỗ, củi
3. Nhóm cây ăn được
4. Nhóm làm thức ăn cho gia súc
5. Nhóm làm cây cảnh
6. Công dụng khác

Luận văn Thạc sỹ 11 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Phụ lục 2: Danh mục các loài cá tại xã Song Phƣơng

STT Tên khoa học Tên Việt Nam


I. Cypriniformes Bộ cá chép
1. Cyprinidae Họ cá chép
1 Rasbora cephalotaenia steineri Cá mương
2 Hypophthalmichthys molitrix Cá mè
3 Ctenopharyngodon idellus Cá trắm
4 Spinibarbus caldwelli Cá trôi
5 Crrihinus mrigala Cá trôi trắng
6 Cyprinus carpio Cá chép
7 Carassius auratus Cá diếc
8 Osteochilus salsburyi Chép vàng
9 Hemibarbus maculatus Cá chày
II. Siluriformes Bộ cá nheo
2. Siluridae Họ cá nheo
10 Silurus cochinchinensis Cá nheo
3. Clarridae Họ cá trê
11 Clarias fuscus Cá trê
III. Synbranchiformes Bộ mang liền
4. Mastacembelidae Họ chạch sông
12 Mastacembelus armatus Chạch
IV.Perciformes Bộ cá vƣợc
5. Anabantidae Họ cá rô
13 Anabas testudineus Rô đồng
14 Macropodus opercularis Hà mã
6. Cichlidae Họ Cá rô phi
15 Oreochromis mossambicus Cá rô phi
7. Eleotridae Họ bống đen
16 Eleotris fusca Cá bống
8. Gobiidae Họ bống trắng
17 Rhinogobius hadropteus Bống ao
9. Channidae Họ cá chuối
18 Channa maculata Cá chuối
10. Osphronemidae Họ Cá tai tƣợng
19 Trichopsis vittata Cá bã trầu
20 Macropodus erythropterus Cá cờ đỏ

Luận văn Thạc sỹ 12 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Phụ lục 3: Danh lục Lƣỡng cƣ xã Song Phƣơng

STT Tên khoa học Tên Việt Nam


I. Anura Bộ không đuôi
1. Bufonidae Họ cóc
1 Bufo galeatus Cóc tía
2 Bufo melanostictus Cóc nhà
2. Hylidae Họ Nhái bén
3 Hyla chinensis Nhái bén
3. Microhylidae Họ nhái bầu
4 Callluella guttulata Ếch ương
5 Kaloula pulchra Ếch ương thường
6 Kalophrynus interlineatus Nhái cóc đốm
4. Ranidae Họ Ếch nhái
7 Hoplobatrachus rugulosus Ếch
8 Rana rugolusa Ếch đồng
9 Rana blythii Ếch
10 Rana macrodactyla Nhái
11 Rana guentheri Chão chàng
12 Rana macrodactyla Chão chuộc
13 Rana livida Ếch xanh
14 Phrynoglossus laevis Ễnh ương
15 Ooeidozyga lima Ễnh ương
5. Rhacophoridae Họ Ếch cây
16 Rhacophorus leucpmystax Nhái bén trên cây

Phụ lục 4: Danh lục các loài Bò sát xã Song Phƣơng

STT Tên khoa học Tên Việt Nam


I. Squamata Bộ có vảy
1. Gekkonidae Họ Tắc kè
1 Hemidactylus frenatus Thạch sùng đuôi sần
2. Scincidae Họ thằn lằn bóng
2 Mabuya longicaudata Thằn lằn bóng đuôi dài
3 Mabuya multifasciata Thằn lằn
3. Typhlopidae Họ rắn giun
4 Typhlops siamensis Rắn giun
4. Colubridae Họ rắn nƣớc
5 Amphiesma stolata
6 Ptyas korros Rắn ráo
7 Sinonatrix percarinata Rắn nước vân đen

Luận văn Thạc sỹ 13 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

8 Rhabdophis subminiatus Rắn nước


5. Elepidae Họ rắn hổ
9 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong
10 Bungarus candidus Rắn cạp nia
11 Xenochrophis piscator Hổ lửa
12 Naja naja Rắn hổ mang
6. Viperidae Họ rắn lục
13 Viridovipera truongsonensis Rắn lục

Phụ lục 5: Danh lục các loài Chim xã Song Phƣơng

STT Tên khoa học Tên Việt Nam


I. Ciconiiformes Bộ Cò
1. Ardeidae Họ Diệc
1 Ardeola bacchus Cò bợ
II. Columbidae Bộ Bồ câu
2. Columbidae Họ Bồ câu
2 Stretopelia chinensis Cu gáy
III. Passeriformes Bộ Sẻ
3. Pycnonotidae Họ chào mào
3 Pycnonotus jocosus Chào mào
4 Pycnonotus goiavier Bông lau mày trắng
5 Hypsipetes charlottae Cành cạch nhỏ đít vàng
4. Dicaeidae Họ chim sâu
6 Dicaeum chrysorrheum Chim sâu bụng vạch
5. Zosteropidae Họ Vành khuyên
7 Zosterops japonica Vành khuyên
8 Passer montanus Sẻ nhà
6. Sylviidae Họ Chim chích
9 Orthotomus atrogularis Chích bông cánh vàng
10 Orthotomus sepium Chích bông nâu
7. Turdidae Họ Chích chòe
11 Copsychus saularis Chích chòe

Phụ lục 6: Danh lục các loài động vật đáy xã Song Phƣơng

STT Tên khoa học Tên Việt Nam


Annelida Ngành Giun đốt
I. Hirudinidae Lớp đỉa
1. Hirudinidae Họ Đỉa
1 Whitmania laevis (Baird) Đỉa lư

Luận văn Thạc sỹ 14 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

Mollusca Ngành thân mềm


II. Gastropoda Lớp Chân bụng
2. Viviparidae
2 Cipanggopaludina lecythoides (Benson) Ốc
3 Angulyagra polyzonata (Frauenfeld) Ốc vặn
3. Pilidae
4 Pila conica (Gray) Ốc bươu vàng
4. Bithynniidae
5 Bithynia fuchsiana (Moellendorff) Ốc đá
5. Thiaridae
6 Polypylis hemisphaerula (Benson) Ốc xoắn dài
6. Planorbidae
7 Polypylis hemisphaerula (Benson) Ốc sên
III. Bivalvia Lớp hai mảnh vỏ
7. Unionidae
8 Pletholophus swinhoei (Adams) Trai
Athropoda Ngành châp khớp
I. Crustacea Lớp Giáp xác
8. Palaemonidae Họ Tôm
9 Macrobrachium nipponense (de Haan) Tôm

10 Macrobrachium hainanensis (Parisi) Tôm càng


11 Macrobrachium yeti Dang
12 Macrobrachium mieni Dang
13 Palaemonetes tonkinensis (Sollaud)
II. Brachyura Phân bộ cua
9. Parathelphusidae Họ Cua
14 Somanniathelphusa sinensis sinensis (H.Milne- Cua
Edwards)

Phụ lục 7 : Danh lục các loài côn trùng xã Song Phƣơng

STT Tên khoa học Tên Việt Nam


I. Orthoptera Bộ Cánh thẳng
1. Acridinae Họ Châu chấu
1 Oxya Velox Fabricius Châu chấu lúa
2 Acrida chinensis (Westwood) Cào cào
3 Acrida exaltata Cào cào
4 Acrida turrita Linnaeus Cào cào vàng
5 Atractomorpha chinensis Bolivar Cào cào nhỏ

Luận văn Thạc sỹ 15 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

6 Atractomorpha sinensis Boliv. Cào cào nhỏ đầu nhọn


7 Atractomorpha sp Cào cào xanh
8 Ceracris kiangsu Tsai Châu chấu tre
9 Catantops splendens Thunberg Châu chấu nâu
10 Hieroglyphustonkinensis BoliVer. Châu chấu xe
11 Pseudoxya diminuta (Walker) Châu chấu cánh ngắn
2. Tettigoniidae Họ Sát sành
12 Conocephalus lOnggipennis Muỗm
13 Mecopoda elOngata Linnaeus Muỗm ma
14 Conoccphalus sp. Muồm muỗm
3. Grylidae Họ Dế mèn
15 Cardiodactylus sp Dế mèn
16 Gryllus bimaculatus Deg.
4. Gryllotapidae Họ Dế dũi
17 Gryllotalpa orientalis Burmeister Dế dũi
II. Hemiptera Bộ Cánh nửa cứng
5. Pentatomiade Họ Bọ xít năm cạnh
18 Nezara viridula Linnaeus Bọ xít xanh gây hại trên lúa
19 Tessaratoma papillosa Drury Bọ xít nâu
20 Eysarcoris Ventralis Westwood Bọ xít hai chấm trắng lớn
21 Eysarcoris guttiger Thunberg Bọ xít hai chấm trắng lớn
22 Menida histrio Fabr. Bọ xít vân đậm
23 Plautia crossota Dallas Bọ xít xanh cánh gụ
24 Piezodorus hybneri Gmelin Bọ xít xanh vai đỏ
25 AspOngopus fuscus Westwood Bọ xít mướp
26 Scotinophara lurida Burmeister Bọ xít đen
27 Andrallus spinidens fabricius Bọ xít nâu hại lúa
6. Pentatomiade Họ Bọ xít tròn
28 Coptosoma sp. Bọ xít tròn hại mướp
29 Nezara viridula Linnaeus Bọ xít xanh
7. Coreidae Họ Bọ xít mép
30 Cletus punctige Dallas Bọ xít gai vàng
31 Leptocorisa lepida Breddin Bọ xít dài
32 Leptocorisa acuta Thunberg Bọ xít dài hôi hại lúa
33 Homoeocerus unipunctatus Dallas Bọ xít bụng to
34 Cletus trigonus Thunberg Bọ xít gai vai dài
35 Riptortus pedestris Fabricius Bọ xít nâu dài
36 Riptortus linearis Fabricius Bọ xít hông viền trắng
8. Reduviidae Họ bọ xít ăn sâu
37 Sycanus falleni Stal
38 Oncocephalus pudicus Hsiao

Luận văn Thạc sỹ 16 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

39 Acanthaspis ruficeps Hsiao


9. Hydrometridae Họ Bọ xít đo nƣớc
40 Hydrometra albolineata Scott
III. Coleoptera Bộ Cánh cứng
10. Carabidae Họ Chân chạy
41 Chalaenius xanthopleurus Chaudoir Bọ cánh cứng
42 Chalaenius naeviger Morawitz
43 Chalaenius costiger Chaudoir
44 Chlaenius bioculatus Chaud.
11. Bostrychidae Họ mọt đầu dài
45 Rhizopertha dominica Fabr Mọt đục hạt nhỏ
12. Bruchidae Họ mọt đậu
46 Bruchus chinensis L. Mọt đậu xanh
13. Curculionidae Họ Vòi voi
47 Echinocenmus squameus Billberg Bọ vòi voi đục gốc lúa
48 Cylas formicarius Fabr. Bọ hà hại khoai lang
49 Sitophilus oryzae Lin. Mọt gạo
14. Chrysomelidae Họ ánh kim
50 Hispellinus moestus Baly Sâu gai lúa
51 Rhadinosa fleutiauxi Baly Bọ ăn lá
52 Phylotreta vittata Bọ nhảy sọc cong hại rau cải
53 Aulacophora Bọ bầu vàng
54 Cassida circumdata Herbst Sâu ba ba hại rau muống
15. Scarabaeidae Họ Bọ hung
55 Popillia Histeroidea Gyllenhai Bọ hung xanh
56 Adoretus Sinicus Burmeister Bọ hung nhỏ
16. Coccinellidae Họ Bọ rùa
57 Illeis confusa Timberlake Bọ rùa vàng nhỏ
58 Coccinellidae dilatata Fabricius Bọ rùa mười hai chấm
59 Coccinellidae transversalis Fabricius Bọ rùa đỏ vằn đen
60 Lemnia bissellata Mulsant Bọ rùa hai khoang đỏ
61 Lemnia biplagiata Swartz Bọ rùa hai vệt đỏ
62 Menochilus sexmaculatus Fabricius Bọ rùa sáu vệt đen
63 Micraspis vincta Gorham Bọ rùa đỏ
64 Micraspis discolor Fabr Bọ rùa đỏ
65 Harmonia octomaculata Fabricius Bọ rùa mười chấm
17. Lampyridae Họ Đom đóm
66 Luciola sp
67 Luciola viticollis Lies
18. Hydphilidae Họ niềng niễng kim
68 Dactylosternum sp Niềng niễng

Luận văn Thạc sỹ 17 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

19. Meloidae Họ Ban miêu


69 Epicauta tibialis Waterhouse Đầu đỏ rau muống
IV. Diptera Bộ Hai cánh
20. Cecidomyidae Họ Muỗi năn
70 Orseolia oryrae Wood - Mason Muỗi năn
21. Tipulidae Họ Muỗi lớn
71 Tipula ains Alexander Muỗi hại mầm lúa
22. Culicidae Họ Muỗi hút máu
72 Anopheles Muỗi vằn
23. Tabanidae Họ Ruồi trâu
73 Chrysops Ruồi trâu
24. Trypetidae Họ Ruồi đục quả
74 Bactrocera cucurbitae Ruồi hại bầu bí
25. Muscidae Họ Ruồi nhà
75 Musca domestica Macquart Ruồi nhà
26. Sarcophagidae Họ Nhặng xanh
76 Calliphora vomitoria Nhặng xanh to
77 Chrysomgia Nhặng xanh nhỏ
V. Thysanoptera Bộ Cánh tơ
27. Aeolothripidae Họ Bọ trĩ vằn
78 Aeolothrip fasciatus L. Bọ trĩ vằn
28. Thripidae Họ Bọ trĩ thƣờng
79 Stenchaetothrips biformis Bagnall Bọ trĩ lúa
80 Thrips oryzae Williams Bọ trĩ hại lúa
81 Thrips hawaiiensis Morgan Bọ trĩ bầu bí
VI. Homoptera Bộ Cánh đều
29. Aleyrodidae Họ Rệp phấn
82 Bemisia tabaci Rệp phấn
30. Aphididae Họ Rệp muội
83 Brevicorine brassicae L. Rệp xám
31. Pemphigidae Họ Rệp muội xơ trắng
84 Ceratovacuna lanigera Zehntner Rệp muội xơ trắng
32. Delphacidae Họ Rầy nâu
85 Sogatella furcifera Horvath Muội lưng trắng
86 Nilaparvata lugen Stal Rầy nâu
33. Cicadellidae Họ Bọ rầy
87 Erythroneura subrufa Motschulsky Rầy trắng nhỏ
88 Empoasca biguttula (Ihida) Rầy xanh
89 Empoasca flaVescens (Fabricius) Rầy xanh lá mạ
90 Cofana spectrsa Distant Rầy trắng lớn
91 Nephotettix nigropictus (Stal) Rầy xanh đuôi đen hai chấm lớn

Luận văn Thạc sỹ 18 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

92 Nephotettix virescens (Distant) Rầy xanh đuôi đen hai chấm nhỏ
93 Nesosteles sp Rầy nâu nhỏ
94 Tettigoniella viridis Stal. Rầy xanh lớn
34. Cicadidea Họ Ve sầu
95 Cryptotympana pustulata Fabricius Ve sầu
35. Tomaspidae Họ Ve sầu vai rộng
96 Callitettix Versicolor Fbricius Ve sầu Bọt cánh đỏ
VII. Lepidoptera Bộ Cánh vẩy
36. Cossidae Họ Ngài đục lỗ
97 Phragmataecia castaneae Hubner Sâu đục thân mình tím
37. Plutellidae Họ Ngài rau
98 Plutella xylostella L. Sâu tơ hại cải bắp
38. Gelechidae Họ Ngài mạch
99 Brachmia triannuella Herrich Shhabter Sâu gập lá
39. Olethreutidae Họ Ngài cuốn lá bé
100 Cryptophlebia ombrodella Lower Sâu đục quả
101 Argyroploce schistaceana Snellen Sâu đục mía mình vàng
40. Pterophoridae Họ Ngài lông vũ
102 Steganodactyla concursa Ngài lông vũ nâu
103 Alucita niVeodactyla Pagenstecher Ngài lông vũ trắng
41. Pyralididae Họ Ngài sáng
104 Chilo suppressalis Walker Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
105 Scirpophaga incertulas Walker Sâu đục thân bướm hai chấm
106 Tryporyza insertulas Walker Sâu đục thân lúa
107 Cnaphalocrosis medinalis Guene Sâu cuốn là lúa nhỏ
108 Ostrinia nubilalis Hubner Sâu đục thân ngô
109 Lamprosema indicata Fabr. Sâu cuốn lá đỗ
42. Psychidae Họ Sâu chè
110 Clania minuscula Butler. Sâu kèn hại chè
43. Eucleidae Họ Ngài gai
111 Parnasa sp. Bù lẹt
44. Arctiidae Họ Ngài đèn
112 Spilosoma subcarnea Walker Sâu ngài đèn bụng đỏ
113 45. Lymantriidae Họ Ngài sâu róm
114 Psalis securis Hubner Sâu róm lúa
115 Euproctis pseudoconspersa Strand Sâu róm hại chè
46. Noctuidae Họ Ngài đêm
116 Mythimna saparata Walker Sâu cắn gié
117 Agrotis ypsilon Rott Sâu xám
118 Naranga aenescens Moore Sâu đo xanh hại lúa
119 Sesamia inferens Walker Sâu đục thân

Luận văn Thạc sỹ 19 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

120 Spodoptera mauritia Boisduval Sâu keo


121 Spodoptera litura Fabr Sâu khoang hại rau
47. Papilionidae Họ Bƣớm phƣợng
122 Papilio polytes L. Bướm phượng đen
48. Pieridae Họ Bƣớm phấn
123 Oieris canidia Sparrman Bướm trắng
124 Pieris rapae L. Bướm phấn trắng
125 Eurema hecabe Linnaeus Bướm phấn vàng
49. Satyridae Họ Bƣớm xám nhỏ
126 Deudorix epijarbas Moore Bướm tro nhỏ
50. Hesperiidae Họ Bƣớm nhảy
127 Ampittia maro Fabricius Sâu cuốn lá lớn
128 Pelipidas mathias Fabricius Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đỏ
129 Parnara guttata Bremer et Grey Sâu cuốn lá lúa lớn đầu vệt đen
130 Erionota thorax L. Sâu cuốn lá chuối
VIII. Hymenoptera Bộ cánh màng
51. Tenthredinidae Họ Ong lá
131 Xanthopimpla punctata Fabricius
52. Vespisae Họ Ong vàng
132 Vespa spp. Ong vò vẽ
133 Polistes hebraeus Fabricius Ong vàng
53. Sphecidae Họ Tò vò
134 Eumenes arcuata Fabricius Tò vò
54. Apidae Họ Ong mật
135 Apis mellifera L. Ong mật
55. Ichneumonidae Họ Ong cự
136 Temelucha philipphinensis Ashmead Ong cự nâu vàng
137 Xanthopimpla punctata Febricius Ong cự vàng tám chấm đen
56. Trichogrammatidae Họ Ong mắt đỏ
138 Trichogramma chilonis Ishii Ong mắt đỏ màu vàng
139 Trichogramma japonicum Ashm. Ong mắt đỏ màu đen
57. Braconidae Họ Ong kén nhỏ
140 Cotesia flavipes Cameron Ong vàng kén trắng
141 Cotesia kariyai Watanabe Ong kén trắng
58. Eulophidae
142 Tetrastichus schoenobii Ferriere Ong xanh ăn trứng đục thân
59. Elasmidae Họ Ong đốt chậu sau to dẹt
143 Elasmus claripennis Cameron Ong xanh bụng vàng
60. Scelionidae Họ Ong đen ký sinh trứng
144 Telenomus rotundus Le. Ong đen ký sinh trứng

Luận văn Thạc sỹ 20 Lê Ngọc Hào


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cao học Khoa học Môi trường

61. Bethylidae
145 Goniozus hanoiensis Gordh Ong ngoại ký sinh
62. Formicidae Kiến
146 Oecophylla smaragdina F. Kiến vống
147 Formica sanguine Latreille Kiến lửa
IX. Odonata Bộ chuồn chuồn
63. Gomphidae
148 Gomphus quadricolor Chuồn chuồn vàng đen
149 Onychogomphus forcipatus Chuồn chuồn ngô
64. Libelluilidae Họ chuồn chuồn ớt
150 Crocothemis erythraea chuồn chuồn ớt
65. Coenagridae Họ Chuồn chuồn kim
151 Coenagrion puella Chuồn chuồn kim
152 Pyrrhosoma nymphula Chuồn chuồn kim đỏ
X. Mantodea Bộ Bọ ngựa
153 Mantis religiosa Linnaeus Bọ ngựa
154 Coenagrion puella Chuồn chuồn kim
155 Pyrrhosoma nymphula Chuồn chuồn kim đỏ

Luận văn Thạc sỹ 21 Lê Ngọc Hào

You might also like