You are on page 1of 6

Chiến tranh điện tử (từ eo Đối Mã đến Lebanon và quần đảo Falkland)

« vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 12:05:30 AM »

Mario de Arkanzhelis

CHIẾN TRANH VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ


( Từ eo Đối Mã đến Liban và quần đảo Falkland )

Ngày nay, hầu như mọi người đều biết tất cả những gì xảy ra trong một cuộc chiến giữa các máy
bay, các xe tăng, những chiếc tiêm kích và những chiếc tàu ngầm. Người ta nhìn thấy tất cả những
loại trang bị kỹ thuật này và đã quen thuộc với các hoạt động của nó, hoặc một cách trực tiếp
hoặc qua phim ảnh và chương trình truyền hình. Tuy nhiên, việc đề cập đến tác chiến điện tử
(REB) thường dấy nên bởi sự hiểu biết khá mơ hồ dạng tác chiến này, được diễn ra trong thinh
không và liên quan đến vô tuyến điện và bức xạ radar. Vậy REB thực sự ra sao ? Hoạt động bí ẩn
này là gì, người ta nói đi nói lại không ngừng về nó, ngay cả trong những khoảnh khắc yên tĩnh
nhất của thời bình ?

Cuốn sách được nhà xuất bản Blandford Press Ltd xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1985.
Nguyên bản do nhà xuất bản Mursia La Guerra Elettronica phát hành tại Ý năm 1981.

"Nếu Chiến tranh Thế giới thứ Ba bắt đầu, người chiến thắng sẽ là bên có khả năng hoạt động và sử
dụng quang phổ sóng điện từ tốt hơn".
Đô đốc Thomas H.Moorer, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mĩ.

Mục lục

• Dẫn nhập
1. Nguồn gốc của TCĐT
2. Sự phát triển mạnh mẽ của TCĐT
3. Trận chiến bên bờ River Plate và sự xuất hiện của radar
4. Vụ đánh chìm "Bismarck"
5. Sự ra đời của đối kháng điện tử (REP)
6. Trận chiến điện tử trên Đại Tây Dương
7. "Thọc sâu qua eo biển La Manche"
8. TCĐT trên bầu trời nước Đức
9. Hoạt động đánh lạc hướng điện tử trong chiến dịch "Overlord"
10. TCĐT trên không gian chiến trường Địa Trung Hải
11. Không gian chiến trường Thái Bình Dương
12. Thông tin liên lạc và TCĐT
13. Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên và tái trang bị vũ khí điện tử
14. Do thám điện tử trong thời bình
• Bí ẩn U-2
• Sự cố với các máy bay Stratojet B-47
• Thảm kịch của con tàu do thám "Pueblo"
• Vụ tổn thất máy bay EC-121
• Do thám hiện đại
15. Các cuộc khủng hoảng quốc tế
• Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba
• Cuộc xâm lược Tiệp Khắc
• Sự tăng cường khả năng TCĐT của Liên Xô
16. Việt Nam. Sự bùng nổ TCĐT
17. Các cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel
• Chiến tranh sáu ngày
• "Cuộc chiến tranh tiêu hao"
• Cuộc chiến tranh Yom Kippur và những bất ngờ công nghệ
18. Các phương tiện hồng ngoại (IR)
19. Bom Laser, truyền hình và "thông minh"
• Laser
• Các máy ảnh chụp xa làm việc dưới ánh sáng yếu ( LLLTV )
• Đối kháng quang-điện tử
• Vũ khí laser công suất lớn
• Vũ khí tần số siêu thấp
20. Các cuộc xung đột nhỏ, các cuộc chiến tranh và xâm lược cục bộ
• Cuộc tập kích vào Entebbe
• Cuộc chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc
• Các thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược và cuộc khủng hoảng Iran
• Cuộc xâm lược Afghanistan
• REP và sự thất bại của cuộc đột kích của Mỹ ở Iran
• Việc giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế
21. Cuộc xung đột Falkland
22. Lebanon
23. Các chiến dịch đường không của Pháp và Mỹ ở Lebanon
24. Những bài học mới từ cuộc xung đột Falkland và Lebanon

Dẫn nhập

Ngày nay, hầu như mọi người đều biết tất cả những gì xảy ra trong một cuộc chiến giữa các máy bay,
các xe tăng, những chiếc tiêm kích và những chiếc tàu ngầm. Người ta nhìn thấy tất cả những loại
trang bị kỹ thuật này và đã quen thuộc với các hoạt động của nó, hoặc một cách trực tiếp hoặc qua
phim ảnh và chương trình truyền hình. Tuy nhiên, việc đề cập đến tác chiến điện tử (REB) thường dấy
nên bởi sự hiểu biết khá mơ hồ dạng tác chiến này, được diễn ra trong thinh không và liên quan đến vô
tuyến điện và bức xạ radar. Vậy REB thực sự ra sao ? Hoạt động bí ẩn này là gì, người ta nói đi nói lại
không ngừng về nó, ngay cả trong những khoảnh khắc yên tĩnh nhất của thời bình ?
Thế còn đối kháng điện tử (REP) là gì ? Rất ít người có thể trả lời đầy đủ câu hỏi này. Nhưng REP và
phản REP lại đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột gần đây nhất ở Trung Đông và
Đông Nam Á. Và do thám điện tử ? Nó là gì? Và nó diễn ra như thế nào ?

Kể từ khi kết thúc Thế chiến II tác chiến điện tử là một trong những bí mật được giữ gìn tốt nhất từ cả
hai phía "Bức Màn Sắt". Sự hiểu biết về thực chất tác chiến điện tử luôn luôn là phần dành riêng của
chỉ hai nhóm người rất hẹp : các chuyên gia kỹ thuật và quân nhân. Nó đã và sẽ vẫn như vậy. Việc giữ
bí mật hoạt động lĩnh vực chiến tranh điện tử tránh các con mắt tò mò và hiếu kỳ là vì lợi ích của cả
hai loại người này, mặc dù với các lý do khác nhau. Đối với phi hành đoàn máy bay quân sự, kíp thủy
thủ tàu chiến hoặc kíp lái xe tăng phương pháp REP tương ứng được giữ bí mật, có thể có ý nghĩa
không chỉ với sự khác biệt giữa thành công và thất bại của nhiệm vụ chiến đấu của nó, mà thậm chí với
sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Do đó, có nhiều lý do để giữ bí mật về nhiều khía cạnh của tác chiến điện tử. Tuy nhiên, có những lý
do thể hiện một cách thuyết phục về sự tồn tại và tính hữu dụng của TCĐT thì người biết không chỉ có
các quân nhân và các chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc gia, mà còn là cả công chúng rộng rãi.
Ghi chú, từ trên xuống dưới từ trái sang phải:
- Các nhánh TCĐT
- SIGINT trinh sát tín hiệu; ESM trinh sát điện tử chi tiết; REP đối kháng điện tử; Phản REP phản đối
kháng điện tử;
- Phân nhánh của SIGINT: COMINT trinh sát khí tài thông tin liên lạc; ELINT trinh sát radar;
- Phân nhánh của ELINT: Phát hiện; tầm phương; phân tích và nhận dạng;
- Phân nhánh của phản đối kháng điện tử: Phản đối kháng-chủ động; phản đối kháng-bị động;
- Phân nhánh của đối kháng điện tử: Chủ động; bị động;
- Phân nhánh của đối kháng điện tử chủ động: Phỏng tạo; gây nhiễu;
- Phân nhánh của đối kháng điện tử bị động: Hóa học; cơ học.

Chương 1. Nguồn gốc của TCĐT


Chiến tranh Nga - Nhật nổ ra vào tháng 2 năm 1904 như là một kết quả của sự xung đột lợi ích tại St
Petersburg và Tokyo, đó là cuộc chiến tranh đầu tiên mà liên lạc vô tuyến hoặc điện báo không dây,
như người ta gọi nó thời đó, đã được cả hai bên sử dụng để đảm bảo thông tin liên lạc với quân đội của
mình.

Điện tín không dây được Guglielmo Marconi phát minh chỉ một vài năm trước, đã ngay lập tức bắt đầu
được sử dụng chủ yếu bởi các hạm đội hải quân nhằm thiết lập liên lạc giữa các tàu với nhau, giữa các
tàu và đất liền ở những khoảng cách lớn. Nhật Bản đã đặt các thiết bị không dây trên tất cả các tàu của
họ; chúng là các bản sao chính xác phát minh của Marconi, nhưng tính năng chắc chắn thua kém thiết
bị gốc, vì chỉ có thể làm việc trên một tần số, có cự ly làm việc tổng cộng chỉ là 95 km. Nga cũng có
các thiết bị không dây trên các tàu chiến của mình và trên nhiều trạm mặt đất nằm gần các căn cứ hải
quân của họ ở vùng Viễn Đông.

Từ đầu chiến tranh người Nga đã sử dụng vô tuyến điện không chỉ cho việc liên lạc vô tuyến thông
thường, mà còn để, dù có thể hơi bất thường, phục vụ các mục đích hoàn toàn khác so với những gì mà
nó được thiết kế. Việc sử dụng sóng vô tuyến có thể được coi như một giai đoạn phôi thai của chiến
tranh điện tử. Vậy là Nhật Bản bắt đầu cuộc chiến tranh với một cuộc tấn công bất ngờ vào các tàu
chiến Nga neo đậu tại cảng Chemulpo và Port Arthur trên bờ biển phía tây của bán đảo Triều Tiên
trong vùng biển Hoàng Hải.

Tuy nhiên, trong các cuộc tấn công thường xuyên của Nhật Bản vào tàu Nga tại Port Arthur, các hiệu
thính viên tại căn cứ của Nga thường nhận thấy, trước khi tấn công họ có thể nghe được trong tai nghe
sự tăng cường trao đổi thông tin vô tuyến giữa các tàu Nhật Bản, và điều này là có khả năng bởi người
Nhật sử dụng điện vô tuyến mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào và không giữ bí mật việc
truyền phát sóng của họ. Do các tín hiệu đó bị chặn bắt từ lâu trước khi tàu của đối phương xuất hiện,
chúng đã cảnh báo người Nga về một cuộc tấn công sắp xảy ra, vì vậy họ có thể chuyển các con tàu và
các khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển của họ sang trạng thái SSCĐ trước khi người Nhật Bản bắt đầu bắn
phá.

Trong một trường hợp đáng chú ý, một số tàu Nga rời cảng Vladivostok để bất ngờ tấn công căn cứ hải
quân Nhật Bản tại Gyeongsang nằm trên biển Nhật Bản. Tuy nhiên, người Nhật đã phát hiện việc các
chiến hạm trên xuất bến và chờ sẵn chúng. Trong khi các tàu Nga đang ngày càng tiến gần hơn
Gyeongsang, họ bắt đầu chặn bắt các bản tin vô tuyến, mà số lượng cũng như cường độ của chúng tăng
dần ngày càng lớn, điều đó chỉ ra sự hiện diện một số khá lớn các tàu chiến Nhật Bản đang hướng tới
Gyeongsang. Vì vậy, người Nga từ bỏ kế hoạch của mình, kế hoạch chắc chắn sẽ kết thúc thất bại, vì
toàn bộ hạm đội của kẻ thù đang đợi họ tại Gyeongsang.

Đây không phải trường hợp duy nhất, khi mà trong năm chiến tranh đầu tiên, người Nga sử dụng điện
báo vô tuyến không chỉ để liên lạc, mà còn vì những mục đích hoàn toàn khác. Ngày 08 tháng 3 năm
1904, người Nhật mưu toan tấn công các tàu Nga đang neo trong vũng cảng trong của Port Arthur,
hững chiếc tàu Nga này không thể nhìn thấy được từ phía biển. Họ phái hai tàu bọc thép "Kasuga" và
"Nisshin" bắn phá các vũng cảng mà không có dẫn bắn trực tiếp, đồng thời họ sử dụng một tàu phóng
ngư lôi nhỏ, dùng biện pháp thích hợp chiếm vị trí gần với bờ biển hơn, đảm nhiệm việc quan sát xem
đạn pháo rơi xuống đâu và điều chỉnh xạ kích cho các tàu tuần dương đang bắn phá. Tuy nhiên, các
hiệu thính viên điện báo vô tuyến tại căn cứ bờ của Nga nghe được các tín hiệu trao đổi giữa các tàu
Nhật Bản và mặc dù khó mà hiểu họ cần làm gì, đã nhấn một cách bản năng phím tín hiệu máy phát tia
lửa điện của mình (máy phát radio - nguồn năng lượng RF - bức xạ bằng phương pháp phóng-nạp tụ
điện tạo dao động thông qua cuộn dây và spinterometer) với hy vọng bằng cách đó có thể ngăn chặn
thông tin liên lạc vô tuyến giữa các tàu của đối phương. Kết quả là bằng các hành động theo bản năng
của mình, không có tàu nào của Nga bị hư hại bởi cuộc pháo kích vào ngày đó của người Nhật Bản,
liên lạc của người Nhật đã bị gây nhiễu, họ chấm dứt hành động của mình và bỏ đi.
Tuy nhiên, tiềm năng trên của sóng điện từ cũng được người Nhật sử dụng, cùng với việc bỏ qua khả
năng này của người Nga, đã dẫn cuộc chiến tranh Nga - Nhật tới kết quả chung cuộc không dễ chịu gì
cho người Nga. Chiến dịch hải chiến năm 1904 trở thành điều bất lợi đối với người Nga, trong các trận
đánh khác nhau với hạm đội Nhật Bản, họ đã mất hầu hết các tàu chiến đang đóng quân ở vùng Viễn
Đông. Vì lý do này, chính phủ Nga tại St Petersburg đã quyết định gửi tới Viễn Đông hạm đội Baltic
để bù đắp số tàu bị mất và phục thù cho thất bại vừa qua. Đô đốc Zinovy Petrovich Rozestvensky,
người được số phận ấn định trở thành nhân vật trung tâm của một trong những sự kiện ấn tượng nhất
của toàn bộ lịch sử hải quân, được bổ nhiệm làm tư lệnh hạm đội.

Vào hai năm trước đó, tháng 7 năm 1902, Rozestvensky, khi còn là đô đốc chỉ huy tàu tuần dương
"Nina", nằm trong thành phần đơn vị ba mươi mốt tàu quân sự Nga thả neo trong vũng cảng Revel trên
biển Baltic, chào đón Hoàng đế Đức Wilhelm II, đi trên du thuyền của mình trong chuyến viếng thăm
Nga hoàng Nicholas II. Sau loạt đại bác chào mừng theo truyền thống vị khách danh dự, cả hai Hoàng
đế và đoàn tùy tùng gồm các bộ trưởng và đô đốc bước lên "Nina" xem hạm đội Nga tiến hành tập trận
hải quân.

Cuộc tập trận chủ yếu là các bài vận động và xạ kích mục tiêu di động, kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ.
Rozhestvensky, như thể không biết gì về sự hiện diện của hai đấng tối cao trên tàu của mình, đã cơ
động cực kỳ bình tĩnh và chững chạc. Rozhestvensky gây cho Kaiser ấn tượng tốt đến mức ông ta khi
vừa lên bờ, đã chúc mừng Sa hoàng bằng những lời sau đây : "Tôi rất vui lòng được có trong hàng ngũ
sĩ quan hải quân của tôi một người có tay nghề cao như viên sĩ quan Rozestvensky của Ngài". Ngoài
ra, Đức Vua cũng có ấn tượng tuyệt vời về tư cách không thể chê trách của thuyền trưởng
Rozhestvensky, và từ ngày đó, ông ấy bắt đầu được người ta dự đoán sẽ có một sự nghiệp rực rỡ.

You might also like