You are on page 1of 22

Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, các hệ thống định vị đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
việc phát triển và nâng cao khả năng làm việc của rất nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống. Có thể nói dường như các thiết bị định vị có mặt ở mọi nơi và
được nhắc đến rất nhiều trong các lĩnh vực từ quân sự cho đến dân sự. Đặc
biệt, khi nhắc đến thiết bị định vị chúng ta không thể không nhắc đến hệ
thống radar. Radar dường như là một ví dụ điển hình thể hiện rõ nét nhất về
cái nhìn trực quan của một thiết bị dò tìm, định vị hoàn chỉnh.Vốn được hình
thành từ lâu tuy nhiên mãi đến Thế chiến II công nghệ Radar mới thực sự
phát triển nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.Ngày nay, kỹ
thuật Radar ngày càng được mở rộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dân
sự như điều khiển không lưu trong ngành hàng không, giám sát tốc độ trong
giao thông, giám sát khí tượng địa hình, dự báo thời tiết, dùng sóng điện từ để
thăm dò dưới lòng đất, sóng âm để thăm dò trong cơ thể người hay dùng kỹ
thuật Sonar để có thể thăm dò cả dưới nước,...

Nhận thấy tầm quan trọng, ứng dụng mạnh mẽ và ý nghĩa thiết thực của
Radar trong nhiều lĩnh vực cùng với việc tìm hiểu các thông tin trên mạng em
quyết định chọn đề tài “Kỹ thuật Radar và ứng dụng” làm mục tiêu để thực
hiện nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu em tự nhận
thấy kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự góp ý của Cô Nguyễn Thị Quỳnh Hoa để đề tài nghiên
cứu của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 1


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RADAR


1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của Radar
Năm 1865, Maxwell đó đưa ra lí thuyết về sóng điện từ.
Năm 1867, Henry Hertz đó chứng minh được sóng điện từ bằng thực nghiệm.
Năm 1895, nhà vật lý người Nga Popop đó phỏt minh ra dụng cụ thu được
các hiện tượng phóng điện trong không gian cách xa 30m, dự báo khả năng
dụng cụ đó có thể gửi tin tức đi xa. Đây là năm đánh dấu phát minh to lớn của
nhân loại: Vô tuyến điện.
Ý đồ xây dựng các đài radar do Popop nêu ra đầu tiên. Năm 1897, khi tiến
hành thí nghiệm liên lạc vô tuyến giữa hai con tàu "Châu Âu" và "Châu Phi",
ôngnhận thấy liên lạc bỗng bị đứt khi chiếc tuần dương hạm "Trung uý I-lin"
đi xen vào giữa. Sau khi chiếc tuần dương hạm đi qua, liên lạc được nối lại.
Vì sao liên lạc bị đứt? Ông cho rằng sóng vô tuyến đó bị chiếc tuần dương
hạm chắn mất và có thể được phản xạ trở lại. Ông nêu khả năng dùng hiện
tượng này để phát hiện các vật ngoài khả năng quan sát của mắt thường (đêm
tối, sương mù, cự li xa...). Radar là thuật ngữ viết tắt của từ tiếng Anh “Radio
Dectection and Ranging” có nghĩa là phương tiện dùng sóng vô tuyến điện để
phát hiện và định vị mục tiêu. Tên này là do Hải quân Mỹ đặt ra trong đại
chiến thế giới lần thứ hai, tuy chưa đủ nghĩa lắm nhưng đã trở nên thông dụng
trên toàn thế giới. Tuy nhiên trên thế giới đến những năm 1925 trở đi thì
Radar bắt đầu phát triển rộng rãi. Năm 1925 ở Mỹ dùng Radar để nghiên cứu
tầng điện ly. Năm 1935 Radar phát xung đầu tiên của Nga bắt đầu phát sóng,
đến năm 1938 Radar của Nga đã phát hiện mục tiêu ở xa 100-200Km. Do tính
ưu việt của Radar nên nhiều nước đã tập trung ngiên kứu và phát triển Radar.
ở Đức năm 1936 đài Radar phát sóng met đầu tiên ra đời. Ở Pháp năm 1935

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 2


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

chế tạo ra Radar làm việc ở bước sóng 16cm. Kỹ thuật Radar phát triển rất
nhanh chóng. Lúc đầu chỉ là Radar sóng met tiếp theo là Radar sóng dm,cm
cự ly phát hiện đã lên rất nhiều. Nhưng phải gần 40 năm sau, loài người mới
chế tạo được Radar. Chiếntranh thế giới lần 2, Radar được phát triển mạnh và
nổi bật trong chiến tranh vô tuyến điện tử giữa các nước tham chiến. Đầu năm
1940, nước Anh đã có khoảng 250.000 người làm việc trong lĩnh vực này.
Đến giai đoạn cuối chiến tranh thế giới hai, mỗi tháng Mĩ đã chi 100 triệu
USD vào việc thiết kế, sản xuất các đài Radar mới và các thiết bị chống nhiễu
cho Radar.
1.2 Quá trình phát triển của Radar
Tháng Tám năm 1917, Nikola Tesla đã đưa ra một khái niệm cho các đơn
vị radar nguyên thủy.Ông nói, "sóng điện từ đứng của họ sử dụng chúng tôi
có thể sản xuất theo ý muốn, từ một trạm gửi, một hiệu ứng điện trong bất kỳ
đặc biệt trong khu vực trên thế giới, mà chúng ta có thể xác định vị trí tương
đối của một đối tượng đang di chuyển, chẳng hạn như một tàu trên biển,
khoảng cách ngang bằng như nhau, hoặc tốc độ của nó".
Trong 1922 A. Hoyt Taylor và Leo C. Young, các nhà nghiên cứu làm
việc với Hải quân Mỹ, phát hiện ra rằng khi những đợt sóng phát thanh được
phátsóng ở 60 MHz nó đã có thể xác định phạm vi và chịu lực của tàu gần đó
ở song Potomac. Mặc dù đề nghị của Taylor rằng phương pháp này có thể
được sử dụng trong bóng tối và tầm nhìn thấp, Hải quân đã không ngay lập
tức tiếp tục công việc. Bắt đầu từ tám năm sau họ mới phát hiện ra rằng radar
có thể được sử dụng để theo dõi máy bay.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà nghiên cứu ở Pháp, Đức, Ý,
Nhật Bản, Hà Lan, Liên Xô, Anh, và Hoa Kỳ, độc lập và bí mật tuyệt vời,

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 3


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

công nghệ phát triển đã dẫn đến phiên bản hiện đại của Radar. Ở Úc ,Canada,
New Zealand và Nam Phi trước chiến tranh Anh, và Hungary đã phát triển
tương tự trong chiến tranh.
Trong cùng một năm 1935, kỹ sư quân sự Liên Xô PKOschepkov, phối hợp
với Viện Electrophysical Leningrad, sản xuất một thiết bị thử nghiệm,
RAPID, có khả năng phát hiện một máy bay trong vòng 3 km của người nhận
các hệ thống của Pháp và Liên Xô, tuy nhiên, đã liên tục sóng hoạt động và
không thể cung cấp cho việc thực hiện đầy đủ mà cuối cùng ở trung tâm của
radar hiện đại.
Radar phát triển như một hệ thống xung, và bộ máy cơ bản đầu tiên như
vậy đã được chứng minh trong tháng 12 năm 1934 người Mỹ Robert M., làm
việc tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân năm sau khi quân đội Mỹ thử
nghiệm thành công một bề mặt nguyên thủy để bề mặt radar nhằm mục đích
đèn pin tìm kiếm ven biển vào ban đêm. Điều này được theo sau bởi một hệ
thống xung chứng minh tháng năm 1935 bởi Rudolf Kühnhold và các công ty
Gema ở Đức và sau đó trong tháng 6 năm 1935 của bộ Air nhóm nghiên cứu
bởi Robert A.Watson Watt ở Vương quốc Anh. Trong năm 1943, Radar đã
được cải thiện rất nhiều với kỹ thuật monopulse sau đó đã được sử dụng trong
nhiều năm ở hầu hết các ứng dụng radar. Anh là nước đầu tiên khai thác đầy
đủ radar như một bảo vệ chống lại tấn công máy bay. Công việc này được
thúc đẩy bởi lo ngại rằng người Đức đã phát triển các tia tử vong. Bộ không
yêu cầu các nhà khoa học Anh vào năm 1934 để điều tra khả năng tuyên
truyền năng lượng điện từ và ảnh hưởng có thể. Sau một nghiên cứu kết luận
rằng một tia tử vong là không thực tế, nhưng nó phát hiện máy bay xuất hiện
là khả thi. Nhóm nghiên cứu Robert Watson Watt đã chứng minh cho cấp

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 4


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

trên của mình khả năng của một mẫu thử nghiệm làm việc và sau đó cấp bằng
sáng chế các thiết bị. Nó phục vụ như là cơ sở cho mạng Trang chủ Chain of
radar đẻ bảo vệ Vương quốc Anh. Trong tháng 4 năm 1940, Popular Science
cho thấy một ví dụ của một đơn vị Radar bằng cách sử dụng bằng sang chế
Watson-Watt trong một bài viết về phòng không, nhưng không biết rằng quân
đội Hoa Kỳ và Hải quân Mỹ đang làm việc trên các hệ thống Radar với cùng
một nguyên tắc, quy định, "Đây không phải là thiết bị quân đội Mỹ. Ngoài ra,
vào cuối năm 1941 Popular Mechanics đã có một bài báo trong đó một nhà
khoa học Mỹ gợi những gì ông tin rằng hệ thống cảnh báo sớm Anh trên bờ
biển phía đông nước Anh rất có thể trông giống như đã rất gần những gì nó
thực sự và làm thế nào nó đã làm việc về nguyên tắc.
Cuộc chiến là kết quả nghiên cứu để tìm độ phân giải tốt hơn, tính di động
nhiều hơn, và thêm nhiều tính năng cho Radar, bao gồm cả bổ sung hệ thống
định vị như Oboe được sử dụng bởi Pathfinder của RAF.

Tuy nhiên, trên thế giới đến những năm 1925 trở đi thì Radar mới bắt đầu
phát triển rộng rãi. Năm 1925, ở Mỹ dùng Radar để nghiên cứu tầng điện ly.
Năm 1935, Radar phát xung đầu tiên của Nga bắt đầu phát sóng, đến năm
1938, Radar của Nga đã phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 100-200Km. Do
tính ưu việt của radar nên nhiều nước đã tập trung nghiên cứu và phát triển
Radar. Ở Đức vào năm 1936, đài Radar phát sóng met đầu tiên ra đời. Ở
Pháp năm 1935, chế tạo ra Radar làm việc ở 16cm. Kỹ thuật Radar phát triển
rất nhanh chóng. Lúc đầu chỉ là Radar sóng met, tiếp theo là Radar sóng
dm,cm, cự ly phát hiện đã tăng lên rất nhiều. Có nhiều loại Radar phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau đã ra đời : Radar làm nhiệm vụ thám không, Radar
cảnh giới, Radar dẫn đường, kiểm soát không lưu, theo dõi thời tiết, kỹ thuật

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 5


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

đo điều khiển không lưu trong ngành hàng không, giám sát tốc độ trong giao
thông, giám sát khí tượng địa hình, Radar dò và dự báo thời tiết …

Hình ảnh về Radar trong thực tế

1.3 Radar ở Việt Nam

Ở Việt Nam Radar đầu tiên được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự .Tháng
8 năm 1958 các lớp học đầu tiên về Radar đã được tổ chức. Ngày 1 tháng 3
năm 1959 các đài Radar của ta được chính thức phát phát sóng trên bầu trời
.Ngày 3 tháng 3 năm 1959 Radar của ta phát hiện được chiếc máy bay C17
của không quân Mỹ-nguỵ xâm phạm bầu trời phía tây tỉnh Thanh Hoá. Ngày
5 tháng 8 năm 1964 Radar phòng không đã phát hiện ra máy bay của Mỹ vào
đánh phá miền Bắc, tạo điều kiện cho các đơn vị hoả lợc đánh trả có hiệu lực
các máy bay của Mỹ.
Vào hồi 18h 20 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972 phát hiện được tốp máy
bay B52 và F111 vào đánh Hà Nội, Hải Phòng tạo điều kiện cho tên lửa và

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 6


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

không quân ta chủ động tiêu diệt địch. Sự bảo đảm của Radar chính xác kịp
thời đã góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
trên không, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ và trở thành nước đầu
tiên đánh thắng B52 của Mỹ. Tuy chưa chế tạo được Radar nhưng người Việt
Nam với trí thông minh và lòng yêu nước đã biết phát huy tính năng và làm
chủ các đài Radar được trang bị khiến cho kẻ thù bất ngờ và những người chế
tạo ra Radar khâm phục.
1.4 Định hướng Radar trong tương lai

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ vi điện tử và công nghệ thông
tin ngày nay đó tạo ra tiền dề mới cho sự phát triển của Radar. Những Radar
mới nhất hiện nay trên thế giới có những tính năng cực kỳ ưu việt: cự ly phát
hiện xa, độ phân giải mục tiêu cao, thiết bị gọn nhẹ, hệ thống xử lý tớn hiệu
và hiển thị số, nhiều khâu xử lý tớn hiệu được tự động hoá rất thuận lợi cho
người sử dụng.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 7


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm về Radar

Radar (Radio Detiction and Ranging): là một bộ cảm ứng sóng vô tuyến, nói
chung (nhưng không hoàn toàn) hoạt động ở dải tần số microwave( >lGHZ),
và là một bộ cảm biến cực “nhạy”. Ở đây, “nhạy” chỉ ra rằng : bộ cảm biến
phát năng lượng ( sóng điện từ ) vào môi trường xung quanh và thu về thông
tin thông qua phân tích phản xạ trở lại
Radar có thể được hiểu như 1 cặp kết nối truyền thông chỉ trên một đường,
với kết nổi trở về là sóng phản xạ.
Bộ phận phát và thu đều được đặt cùng vị trí và tín hiện thu về là tín hiện
phản xạ
Hệ thống Radar điển hình bao gồm : 1 máy phát và thu sóng vô tuyến đặt
cùngvị trí, thường sử dụng chung 1 ăngten

Sóng được phát đi và sau đó máy thu sẽ thu tín hiệu về

Radar xác định khoảng cách tới đích nhờ vào trê thời gian từ khi phát đi cho
tới khi nhận được sóng phản xạ trở lại

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 8


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

Radar hoạt động dựa trên sự phát hiện và phủ sóng radio ( khoảng cách bao
trùm từ lcm đến 10000km)

Radar thường sử dụng bước sóng 10cm→1.66cm, ứng với tần số f = 3


GHz→18GHz

2.2 Đặc tính kỹ thuật của Radar

Radar hoạt động ở:

- Tần sô vô tuyến siêu cao tần

- Bước sóng siêu cực ngắn

- Dạng xung được phát theo một tần số lập xung nhất định.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 9


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng người ta chia làm nhiều băng tần khác
nhau ứng với dãi tần số và bước sóng phù hợp.

2.3 Khoảng cách của mục tiêu phát hiện

Với công thức: 2R=c∆t

Trong đó

- R là khoảng cách từ mục tiêu bị phát hiện tới trạm phát Radar

- C là vận tốc truyền tín hiệu = 3.108 m/s

- ∆t là khoảng thời gian từ khi tín hiệu từ trạ phát đi đập vào vật chắn và quay
về.

Mục tiêu có thể là những thiết bị có khả năng di chuyển rất nhanh nhưng so
với vận tốc truyền đi của tín hiệu là quá lớn nên việc tính khoảng cách từ trạm
đến mục tiêu vẫn sẽ có độ chính xác vô cùng cao.

2.4 Sự phát xung trong Radar

- Chuỗi xung là dạng điều chế biên độ của sóng mang tần số Radio

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 10


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

- Giống với điều chế biên độ trong viễn thong

- Thông tin rất đơn giản: một xung được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành
chuỗi xung

- PW: pulse width(ụs)_ Thời gian phát xung

- RT : Reset time(ụs)_khoang thời gian giữa 2 xung.

- PRT: puise repetition time_khoảng thời gian giữa điểm đầu xung này đến
điểm đầu xung kề nó.

- PRT=PW+RT(ms).

- PRF=l/PRT.

- PRF cho biết số lần phát xung trên một đơn vị thời gian.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 11


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

2.5 Mô hình hệ thống của Radar

Sơ đồ khối

Trong đó:

 Khối phát sóng (Transmitter)

- Tạo sóng radio và điều chế nó với dãy xung tạo từ bộ đồng bộ.

- Khuếch đại tín hiệu lên mức năng lượng cao để phát ra môi trường.

- Nguồn sóng mang có thể là Klyston, Traveling Wave tube hoặc Magneton.

 Khối thu (Receive)

- Rất nhạy với khoảng tần số máy phát

- Khuếch đại tín hiệu phản hồi trở lại

- Khi dải tần lớn càng lộn máy thu phải rất nhạy nhưng không được nhầm với
nhiễu

- Phát hiện tín hiệu phản hồi nhờ Background noise (nhiễu nền) thông qua tỉ
số signal-to-noise (S/N)

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 12


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

 Background noise được xác định bằng giá trị noise-equivalent-power


(NEP). NEP là năng lượng trung bình của nhiễu
 Tiêu chuẩn xác định mục tiêu:
Pr >(S/N)NEP với Pr là năng lượng sóng phản hồi.

- Năng lượng nhỏ nhất để phát hiện

 Smin = (S/N)NEP (W)


 MDS : Minimum Discernible Signal
MDS = 10log(Smin/1mW) (dBm)

- S/N để xác định vật sẽ được hiển thị hay không hiển thị trên màn hình.

 S/N = 1 : năng lượng phản xạ lớn hơn nhiễu nền thì vật sẽ được hiển thị
→Nhiễu lớn hơn sẽ được hiển thị. Cảnh báo sai.
 S/N lớn : ít có cảnh báo sai nhưng không phát hiện được một số mục
tiêu thật.
 S/N nhỏ : có nhiều cảnh báo sai – high flase alarm rate (FAR)

- Máy thu CFAR (constant flase alarm rate) sẽ điều chỉnh S/N để giữ tỉ số
cảnh báo sai là không đổi.

- Đặc tính máy thu:

 Tích hợp xung: lấy giá trị trung bình của nhiều xung. Nhiễu ngẫu nhiên
không xuất hiện trong mỗi xung→xác định được nhiễu với mục tiêu
(xuất hiện trong mỗi xung).
 Điều khiển thời gian nhạy (STC): giảm bớt sự tác động từ trạng thái
biến.
 Hằng số thời gian nhanh (FTC): giảm bớt thời gian phản xạ trong mưa.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 13


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

 Khối nguồn

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các khối khác.

- Nguồn cung cấp một năng lương tiêu thụ nhỏ hơn năng lượng phát xung

 Năng lượng cần cho khối phát xung là lớn (vài kW).
 Năng lượng sẽ được tích trong tụ trong khoảng thời
 gian Reset Time. Sử dụng trong phát xung.
 Khối đồng bộ (Synchronizer)

- Kết hợp sự tính toán thời gian cho xác định phạm vi (PW-Rmin, PRF-
Rmax)

- Điều chỉnh tốc độ xung gửi

- Tín hiệu từ bộ dông bộ gửi tới máy phát

- Gửi một xung mới đến màn hình để reset lại quét màn hình

 Ăn-ten (Antenna)

- Phát ra 1 luồng sóng siêu cao tần với bước sóng siêu cực ngắn

- Nhận tín hiệu phản hồi từ không gian qua chuyển mạch Duplexer tới máy
thu.

 Chuyển mạch Duplexer

- Khi tín hiệu được phát đi chuyển mạch mở lên tạo thành một mạch kín đưa
tín hiệu từ khối phát đến Anten để phát đi.

- Tương tự khi nhận được tín hiệu phản hồi chuyển mạch đóng xuống đưa tín
hiệu từ Anten đến khối thu để xử lí.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 14


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

 Khối hiển thị (Display)

- Xử lí tín hiệu nhận được từ khối thu rồi đưa ra hình ảnh trực quan thể hiện
rõ nét nhất về tín hiệu trên màn hình hiển thị.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 15


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA RADAR

3.1 Ứng dụng của radar

Radar, được ví là Mắt Thần, là khí tài chiến lược tối quan trọng và không
thể thiếu được cho công tác báo vệ vùng trời , lảnh thổ và lảnh hải của một
đất nước
Rà soát dò tìm các vật thể: tầm xa,cao độ, hướng, vận tốc.

Radar được thiết kế đồng bộ với các khí tài khác phục vụ cho công tác đối
phó và đánh giá chiến thuật.
Trong quân sự radar phục vụ cho:

- Binh chủng phòng không, đơn vị tầm và nhiễu tín hiệu lục quân và không
quân

- Hệ thống rà soát và khai hỏa đặt trên các chiến đấu cơ

- Hệ thống truy tìm đa mục tiêu ( không gian và mặt biển ) trên các chiến hạm

- Hệ thống tầm điểm phát tín hiệu truyền tin ( trên đất hay trên biển )

- Phát hiện máy bay và tàu của đối phương

- Radar điều khiển hỏa lực để tiêu diệt mục tiêu

- Radar dẫn đường cho không quân tiêm kích, oanh tạc các mục tiêu không
nhìn thấy được.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 16


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

Trong dân sự radar phục vụ cho nhu cầu:

- Giao thông hàng không

- Lưu thông hàng hải

- Rà soát địa chất

- Khí tượng thủy văn

- Nghiên cứu khoa học

3.2 Một số loại Radar ở Việt Nam hiện nay

Phòng không Việt Nam được trang bị nhiều chủng loại radar hiện đại có
khả năng bắt mọi mục tiêu trên không gồm cả tên lửa đạn đạo, máy bay tàng
hình điển hình như:

- Trạm Radar 37 lắp đặt vùng Tây Bắc huyện Mai Sơn,tỉnh Sơn La hiện trang
bị hệ thống radar cảnh giới P-18 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 có
tầm trinh sát lên tới 250km, độ cao tối đa 35km. Đài P-18 nếu được nâng cấp
hiện đại hóa lên tiêu chuẩn P-18MA có khả năng bắt mục tiêu máy bay tàng
hình ở cự ly vài chục km.

Thay vì sử dụng đèn điện tử như trong các đài radar khác, hệ thống phát
cũng như hệ thống thu của P18M đều được số hóa. Đài radar này có thể làm
việc ở nhiều tần số khác nhau với thời gian chuyển tần nhanh và vô cùng linh
hoạt.Các thiết bị đo, kiểm tra được tích hợp bên trong đài để kiểm soát các
tham số của từng hệ thống và các chế độ làm việc của đài.

- Đài radar đo độ cao RPV-16 (Liên Xô phát triển) có nhiệm vụ trinh sát, phát
hiện, bám sát mục tiêu trên không nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 17


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không. Ngoài ra,
PRV-16 còn có thể làm nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ
vùng trời.

- Đài radar cảnh giới P-14 do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1950, có
khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 400km, độ cao 30km.

- Đài radar cảnh giới “khủng” nhất của phòng không Việt Nam 55Zh6UE
NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch
– ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các
loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay
chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly
65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu
độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km.

- Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay
chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt,
nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị
đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những
hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay-

- Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt
máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống
được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì
tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly
phát hiện đạt 620km

Ngoài các hệ thống radar cảnh giới, phòng không Việt Nam còn có “mắt
thần” nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 18


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

- Radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của hệ thống tên lửa tầm cao S-75. SNR-
75 làm nhiệm vụ bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.

- Đài radar cảnh giới P-12 (hệ thống S-75) có tầm trinh sát 275km, làm
nhiệm vụ cung cấp thông tin mục tiêu máy bay địch chuyển về radar điều
khiển hỏa lực SNR-75-

- Đài radar đo độ cao mục tiêu PRV-11 (hệ thống S-75). Loại radar này cũng
nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125
Pechora của quân đội ta

- Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125 của hệ thống tên lửa phòng không
tầm thấp – trung S-125 Pechora. Nó làm nhiệm vụ bám mục tiêu và điều
khiển tên lửa tấn công máy bay địch.

- Một số hệ thống tên lửa S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên biến thể
S-125-2TM. Qua đó, hệ thống radar nâng cấp S-125-2TM với khả năng dẫn 2
tên lửa đánh chặn mục tiêu thay vì 1 tên lửa như hệ thống cũ, tầm trinh sát
100km.

- Đài radar cảnh giới và bắt mục tiêu P-15 (hệ thống S-125) có thể bắt mục
tiêu ở cự ly xa đến 250km.

- Đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E của hệ thống tên lửa phòng
không hiện đại nhất Việt Nam S-300PMU-1. Đài 30N6E có khả năng theo dõi
cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.

- Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (hệ thống S-300PMU-1) có tầm phát
hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 19


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

- Hệ thống radar cảnh giới P-35 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 thiết
kế để phát hiện sớm các mục tiêu đường không nhằm báo động sẵn sàng
chiến đấu cho lực lượng pháo – tên lửa. P-35 được thiết kế để phát hiện và
theo dõi mọi mục tiêu trên không ở tầm xa đến 350km, độ cao tối đa 25km
- P-35 được trang bị cho phòng không Việt Nam từ trong kháng chiến chống
Mỹ và cho tới ngày nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng cảnh giới
bảo vệ bầu trời tổ quốc.
Mặc dù chưa chế tạo được Radar nhưng người Việt Nam với trí thông minh
và lòng yêu nước đã biết phát huy tính năng và làm chủ các đài Radar được
trang bị khiến cho kẻ thù bất ngờ và những người chế tạo ra Radar khâm
phục.

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 20


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

KẾT LUẬN

Nhìn chung, Radar đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát
triển và nâng cao khả năng làm việc của rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Do thời gian có hạn và lượng kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo
này chỉ trình bày phần nội dung về lịch sử phát triển, nguyên lí hoạt động và
một số ứng dụng của Radar trong thực tế. Trong quá trình thực hiện bài tập
này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
bài tập. Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 21


Bài tập lớn: Radar và định vị dẫn đường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2015),Tài liệu “Hệ thống viễn thông”,

Nhà xuất bản Đại học Vinh, Nghệ An.

[2] Đỗ Trọng Tuấn(2012),"Kỹ thuật Radar và định vị bằng vệ tinh", Nhà xuất
bản Bách Khoa, Hà Nội.

[3] Nguyễn Hướng Điền(2015), “ Khí tượng Radar”, Nhà xuất bản Quốc Gia,
Hà Nội.

[4] https://tailieu.vn/doc/gioi-thieu-ve-radar-nguyen-hong-quang-487028.html

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Dương 22

You might also like