You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




TIỂU LUẬN MÔN HỌC

SINH HỌC NẤM VÀ ỨNG ỤNG

Chủ đề:
HOẠT CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ DƯỢC TÍNH CỦA
NẤM BÀO NGƯ

Họ và tên học viên: Lê Văn Kiêm


Lớp: K36
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Đà Nẵng, 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu .................................................................................................................. 2
3. Những nghiên cứu và các hoạt hoạt chất có hoạt tính sinh học và dược tính của
nấm bào ngư ............................................................................................................... 2
3.1. Sơ lược về nấm bào ngư ...................................................................................... 2
3.2. Giá trị dinh dưỡng nấm bào ngư.......................................................................... 2
3.3. Các hoạt chất sinh học và dược lý trong nấm bào ngư........................................ 3
3.3.1. Hợp chất Polysacarit trong nấm bào ngư ......................................................... 4
3.3.2. Hợp chất Protein, peptide và chất xúc tác (enzyme) trong nấm bào ngư ......... 5
3.3.3. Các hợp chất khác có trong nấm bào ngư ........................................................ 6
3.4. Dược lý của nấm bào ngư .................................................................................... 6
5. Kết luận................................................................................................................. 10
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 11
1

1. Mở đầu
Từ lâu nấm được xem là thực phẩm bổ sung hương vị, hương thơm và dinh
dưỡng cho con người mà còn là nguồn thuốc chưa bệnh. Hiện nay trên thế giới nuôi
trồng nấm được xem là ngành công nghiệp mang lại nguồn lợi nhuận lớn đặc biệt là
nuôi trồng nấm bào ngư một loài nấm phổ biến.
Ở Việt Nam nấm bào ngư chủ yếu được nuôi trồng trên các loại phụ phế liệu,
các chất phế thải của nông, lâm, công nghiệp đạt nhiều hiệu quả kinh tế. Đây được
xem là loài nấm có giá trị kinh tế đang được công nghệ hóa rộng rãi ở Việt nam, góp
phần phát triển nông thôn, miền núi và giải quyết các loại phụ, phế liệu công, nông,
lâm nghiệp giàu chất xơ (lignocellulosic wastes), góp phần cung cấp sinh khối có giá
trị kinh tế cao, bã thải lại là nguồn phân bón sinh học sạch sinh thái.
Nấm bào ngư nổi tiến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, với hàm
lượng protein chỉ đứng sau thịt cá, giàu các khoáng chất và các acid amin và các loại
vitamin A, B1, B6, B12… rất tốt cho sức khỏe con người. Vừa có giá trị là thực phẩm
giàu dinh dưỡng, nấm bào ngư còn là nguồn dược liệu với nhiều nhóm chất như
pleurotin có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gram dương. Ngoài ra các
polysaccharide bao gồm có 69% β (1-3) Glucan, 13% Galactose, 6% Mannose, 13%
Uronic acid tan trong nước có trong nấm bào ngư có tác dụng kháng ưng thư hỗ trợ
ức chế quá trình phát triển của tế bào ưng thư. Bên cạnh đó, nấm bào ngư còn chứa
các hoạt chất statin như lovastatin do sự hiện diện của lovastatin trong tai nấm, tập
trung ở phiến nấm và đặc biệt ở bào tử nấm có tác dụng giảm cholesterol. Đồng thời
nấm còn chứa nhiều acid folic hơn cả thịt và rau rất cần cho những người bị thiếu
máu. Riêng về hàm lượng chất béo và tinh bột ở nấm thì thấp, phù hợp cho những
bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
Để hiểu rõ hơn về giá trị dược liệu và dược tính mà nấm bào ngư được ứng dụng
trong cuộc sống con người hiện nay. Tôi thực hiện viết bài tổng quan về các hoạt
hoạt chất có hoạt tính sinh học và dược tính của nấm bào ngư được sử dụng và nghiên
cứu.
2

2. Mục tiêu
Tình hiểu các hoạt chất có hoạt tính sinh học và dược tính của nấm bào ngư.
3. Những nghiên cứu và các hoạt hoạt chất có hoạt tính sinh học và dược tính
của nấm bào ngư
3.1. Sơ lược về nấm bào ngư
Nấm bào ngư hay còn gọi là nấm bào ngư, nấm dai, nấm trắng, nấm hương chân
trắng có tên khoa học là : Pleurotus Ostreatus (Jacq.) P. Kumm. Nguồn gốc của
tên: Ostre - có nghĩa là "hàu" và atus có nghĩa là "giống".
Từ đồng nghĩa : Agaricus Ostreatus Jacq.
Tên thường gọi : Nấm bào ngư.
Phylum : Basidiomycota
Thứ tự : Agaricales
Họ : Pleurotaceae
Kích thước : Mũ rộng 5-20 cm trở lên; cuống dài 0,5-4 cm và dày 0,5- 3,5 cm.
Mũ : Ẩm hoặc khô; trơn tru; thay đổi về màu sắc: trắng đến kem, xám sang nâu,
một số có tông màu hoa cà; vỏ hàu có hình quạt hoặc hình bán nguyệt.
Mang: Từ cụm lại hoặc tỏa ra từ điểm đỉnh; rộng lớn; màu trắng, hơi vàng trong
khi già.
Bào tử: Màu trắng đến màu xám hoa cà.
Nấm bào ngư được trồng lần đầu ở Đức để ăn trong thế chiến 1nhưng mãi cho
đến năm 1970, nấm bào ngư mới được nuôi trồng đại trà khắp thế giới.
Hiện nay, nấm bào ngư có tới 4000 loài khác nhau. Tuy nhiên số loài nuôi trồng
được không nhiều khoảng 10 loài, gồm nhiều loại khác nhau về màu sắc và hình
dạng, ít bị bệnh, dễ trồng. Nấm có dạng hình phễu lệch, thân có 3 phần mũ, phiến
và cuống nấm.
3.2. Giá trị dinh dưỡng nấm bào ngư
Nấm bào ngư pleurotus sp. được xem nguồn thực phẩm bổ dưỡng quý giá với
hàm lượng protein cao tới 33 – 43% sinh khối khô, thành phần acid amin phong
phú, có đủ các acid amin không thay thế, bên cạnh đó là các thành phần gluxid,
vitamin, khoáng chất, acid béo (chủ yếu là acid không no, acid hữu cơ…). Nấm
3

bào ngư không chỉ ăn ngon mà còn giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các amino
acid cần thiết cho con người.
Bảng 3.1. Tỉ lệ % so với chất khô

Tên nấm Độ ẩm (W) Protein Lipid Hydrat-cacbon Tro Calo (kCal)

Nấm hương
92 13 5 78 7 392
Nấm bào ngư 91 30 2 58 9 345
Nấm rơm 90 21 10 59 11 369
74 13 11 1 0 156
Trứng

Bảng 3.2. Hàm lượng vitamin và chất khoáng

Acid Acid
Tên nấm Riboflavin Thimin Iron Canxi Phos-pho
nicotinic ascobic

Nấm hương 54,9 4,9 7,8 0 4,5 12 171


Nấm bào ngư 108,7 4,7 4,8 0 15,2 33 1348
Nấm rơm 91,9 3,3 1,2 20,2 117,2 71 677
Trứng 0,1 0,31 0,4 0 2,5 50 210

3.3. Các hoạt chất sinh học và dược lý trong nấm bào ngư
Nấm bào ngư là 3 loại nấm được nuôi trồng và sản xuất nhiều nhất trên thế giới
hiện nay. Nấm bào ngư không những là loài nấm có giá trị dinh dưỡng với hàm
lượng protein cao chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, nhiều loài thuộc chi
Pleurotus đã được sử dụng làm tách chiết các chất có đặc tính dược liệu, như các
hợp chất hoạt tính sinh học cao phân tử (polysacarit, peptide và protein) và các hợp
chất có phân tử lượng thấp như terpenoids, este axit béo và polyphenol. Các hoạt
chất sinh học có trong sợi nấm và quả thể nấm bào ngư có khả năng kích thích
miễn dịch, chống neoplastic, chống đái tháo đường, chống xơ vữa động mạch,
chống nhiễm trùng, kháng khuẩn và đặc tính chống oxy hóa.
Bảng 3.2. Các dược tính và hợp chất có dược tính

Dược tính Hợp chất Nguồn tài liệu tham khảo


4

Các protein và polysacarit tan Jedinak A và cs (2010)


Chống ung thư
trong nước Wu và cs (2011)

Zhang YX và cs (2012)
Chống oxi hóa β-D Glucan,Lectin
Mitra P và cs (2013)

β-D Glucan Glycopeptides Wang H &Ng TB (2000)


Chống lão hóa
Proteoglycans Ei-Fakharany và cs (2010)

Kháng khuẩn Các loại protein điều hòa Mirunalini S và cs (2012

Điều trị đái tháo Krishna S & Usha PTA


β-D Glucan
đường (2009)

Điều trị tăng huyết Bobek P và cs (1995)


Lovastatin
áp Weng TC và cs (2010)

Bảo vệ mắt Lovastatin Isai M và cs (2009)

Chửa viên khớp β-(1,3/1,6)Dglucan Bauerova và cs (2009)

3.3.1. Hợp chất Polysacarit trong nấm bào ngư


Polysacarit được tìm thấy chủ yếu ở thành tế bào nấm bao gồm-glucans và α-
glucans. Cấu trúc của polysaccarit trong nấm bào ngư cấu tạo từ các phân tử
glucopyranose liên kết với glycosid loại (1 → 3) -β, (1 → 6) -β- hoặc (1 → 3) -α.
β -glucans là một nhóm thuộc polysacarit có lợi cho con người.
β -glucans là hoạt chất của nhóm polysacscarits có nhiều trong nấm bào ngư chủ
yếu dạng tan trong nước với tác dụng tăng cường hệ thống miễn.
Hàm lượng glucans trong nấm bào ngư chiếm khoảng từ 18.260 g 100 g-1 (khối
lượng khô) trong loài P. citrinopileatus có hàm lượng cao nhất là 25,636 g 100 g-
1. Ngoài ra các loài P. eryngii, P. Ostreatus hàm lượng glucans đến 24.230 g 100
g-1 .Ở quả thể trong loài P. Ostreatus hàm lượng glucans 9 g 100 g-1 .
Hợp chất Pleuran là chiết xuất-glucan được tìm thấy trong nấm bào ngư. Pleuran
có cấu trúc của các phân tử D-glucose liên kết với các liên kết của loại (13) -β- và
(1 → 6) -β-. Pleuran chủ yếu được chiết xuất nước nóng và được tìm thấy ở trên
5

quả thể, sợi nấm và môi trường nuôi cấy nấm bào ngư. Hợp chất Pleuran có các
đặc tính như chống tăng sinh tế bào ung thư như tế bào ung thư đại trực tràng HT-
29, tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC-3 và tế bào ung thư vú MCF-7. Ngoài ra, nó
có khả năng chống oxy hóa và đặc tính chống virut.
Một nhóm các polysacarit gốc α- (1 → 3) –glucans của nấm bào ngư được tìm
thấy ở thành tế bào chúng có nhiều hoạt tình sinh học như chống tân sinh, kích
thích miễn dịch và chống oxy hóa. Tổng hàm lượng của α- (1 → 3) -glucans trong
quả thể của các loài nấm bào ngư khác nhau chiếm từ 2,0% đến 4,0% trên trọng
lượng chất khô.
3.3.2. Hợp chất Protein, peptide và chất xúc tác (enzyme) trong nấm bào ngư
Ngoài các hợp cất polysacarit có trong nấm bào ngư, các protein, peptide và
chất xúc tác được thu nhận từ Nấm thuộc chi Pleurotus có nhiều hoạt tính sinh học
cao như:
Nebrodeolysin là loại protein được phân lập từ P. nebrodensis, chất này cũng có
tác dụng kháng virut tác dụng chống lại HIV-1. Một protein có nguồn gốc từ P.
Ostreatus có cấu trúc tương tự như ubiquitin giúp ức quá trình sao chép ngược
HIV-1. Ngoài ra, eryngin và pleurostrin các protein được phân lập từ P. eryngii và
các loài P. Ostreatus được dùng làm thuốc chống nấm và đặc tính kháng khuẩn.
bên cạnh đó, Các Loài P. cornucopiae chứa hai oligopeptide có khả năng hạ huyết
áp. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy hệ sợi nấm và cơ thể đậu quả của P.
citrinopileatus có chứa một lượng lớn ergothioneine, một axit amin không tan
trong nước có các dụng chống oxy hóa cho cơ thể.
Enzyme phân lập từ nấm bào ngư được đánh giá có nhiều triễn vọng ứng dụng
trong sản xuất các sản phẩm tăng cường sức khỏe. Enzyme ribonuclease phân lập
từ P. djamor có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư gan và các tế bào ung
thư vú. Hay khả năng kháng virut của enzyme laccase được phân lập từ P.
Ostreatus giúp chống lại virut viên gan C.
Ngoài ra nấm bào ngư chứa protein Lectin có cấu trúc dạng polysacarit-protein
và phức hợp polysacarit-peptide có tác dụng làm giảm mức đường huyết ở chuột.
Lectin phân lập từ Pleurotus citrinopileatus giúp sản xuất thuốc chống ung thư và
kháng virut ects ects.
6

3.3.3. Các hợp chất khác có trong nấm bào ngư


Ngoài các hợp chất polysacarit và protein có hoạt tính sinh học, trong nấm bào
ngư còn chứa các mono- và Sesqui terpenoids, ergosterol và acid béo là các hợp
chất hoạt tính sinh học trọng lượng phân tử thấp được được tìm thấy trong nấm
bào ngư.
Terpenoids là hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong hệ sợi nấm bào ngư có tác
dụng tiêu diệt các tế bào ung thư HeLa và HepG2. Các hoạt chất ergosterol - 3β,
5α, 6β-trihydoxyergosta- 7,22-diene trong nấm bào ngư có khả năng kháng nấm,
khán nấm.
Bên cạnh đó hợp chất lovastatin thuộc nhóm statin được tìm thấy trong nấm bào
ngư có hàm lượng trung bình tử 0,7 đến 2,8% (dao động từ 101 mg kg-1 đến 216
mg kg-1) có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa cholesterol và giúp cầm máu. Chúng
còn có đặc tính chống viêm, chống đông máu và chống oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu cho ra rằng nấm bào ngư chứa các hợp chất phenolic có tác
dụng chống oxy hóa, tổng hàm lượng phenol trong quả thể nấm bào ngư lên tới
708 mg 100 g-1 trong lượng chất khô, trong đó hàm lượng flavonoid chiếm 170
mg 100 g-1.
3.4. Dược lý của nấm bào ngư
a. Tính kháng khuẩn
Khả năng kháng khuẩn của nấm bào ngư được nghiên cứu cho thầy, các nhóm
hoạt D- Glucan được phân lập từ nấm bào như như các β-D Glucan (pleuran) có
tác dụng thúc đẩy sự sống sót của chuột dễ bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, các thành
phần phenolic và tannin được tìm thấy ở bào ngư cũng có khả năng kháng khuẩn
như các chất tìm thấy trong nhiều cây thuốc có cơ chế tác dụng đặc trưng bởi sự
phân giải thành tế bào, ức chế protein tổng hợp, enzyme phân giải protein và
adhensin vi sinh vật. Hiệu lực kháng khuẩn của nấm bào ngư chiết xuất với ether
dầu và acetone, cả hai chất chiết xuất được quan sát thấy có tác dụng ức chế gram
dương và gram âm. Hơn nữa, các nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của nấm bào
ngư và hoạt động sinh tổng hợp nanoparticales để chống lại vi khuẩn gram dương.
b. khả năng kháng virrut
7

Về khả năng kháng virut của nấm bào ngư, theo nghiên cứu của EI-Fakharany
và cộng sự (2010) enzyme laccase đã được được tinh chế từ nấm bào ngư có khả
năng ức chế Virus viêm gan C xâm nhập vào tế bào máu ngoại biên và ung thư
gan tế bào HepG2. Trong khi, loài protein có cấu trúc giống ubiquitin phân lập từ
nấm bào ngư có hoạt động ức chế đối với HIV-1 bằng cách ngừng quá trình ngược
phiên mã (Wang và Ng 2000).
c. Điều trị tiểu đường
Về dược tính điều trị bệnh tiểu đường của nấm bào ngư đã có một số nghiên
cứu cho thấy tác dụng chống bệnh tiểu đường của nấm bào ngư nhưng các kết chỉ
ở bước thử nghiệm ban đầu.
Trong nghiên cứu của Usha năm 2009 về việc kết hợp các hoạt chất có trông
nấm bào ngư, cây Murraya koenigii và Aegle marmelos để điều trị chuộc bị tiểu
đường bởi alloxan gây ra, nó cho thấy sự kết hợp tạo ra khả năng hạ đường huyết
của chuộc ắc bệnh tiểu đường và chuộc không mắc bệnh. Ở việc đánh giá so sánh
với phương pháp điều trị bằng thuốc điều trị tiểu đường amarly cho thấy, tuy nấm
bào ngư có khả năng điều trị bệnh tiểu đường chậm hơn so với amarly. Nhưng việc
điều trị tiểu đường bằng nấm bào ngư ít gây tổn thương đến DNA và đột biến và
sự bất thường của tinh trùng ở chuột bị tiểu đường. Ngoài ra nghiên cứu của Bindhu
Ravi và cộng sự cho rằng tiềm năng chống tiểu đường của nấm bào ngư ở chuột
mắc bệnh tiểu đường do alloxan gây ra. Nghiên cứu này cho thấy nấm bào ngư có
tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường và nó có khả năng
cải thiện tình trạng mỡ trong máu cao và các chức năng thận.
Những nghiên cứu này cho thấy nấm bào ngư có triển vọng là một sản phẩm có
tác dụng tốt cho bệnh tiểu đường tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng
lâm sàng để chứng minh cơ chế chống bệnh tiểu đường bằng nấm bào ngư.
d. Chất chống oxy hóa
Stress oxy hóa đã được xem là một trong những yếu tố chính trong gây ra các
bệnh ung thư, nhiễm độc gan… Để hạn chế các gốc tự do trong cơ thể con người
thường sử dụng các hợp như phenolic và các hợp chất có trong nấm. Đối với nấm
bào ngư thường các vitamin và hàm lượng selen tự nhiên có trong nấm là yếu tố
quan trọng trong quá trình chống oxy hóa trong cơ thể. Theo nghiên cứu của
8

Jayakumar và cộng sự, 2010 đã báo cáo rằng, chiết xuất của nấm bào ngư giúp
tăng cường khả năng biểu hiện gen catalase và giảm tỷ lệ oxy hóa protein tạo gốc
tự do ở chuột già. Ngoài ra, chiết xuất etanolic của nấm bào ngư được báo cáo là
có chất chống oxy hóa mạnh hoạt động trong cả in vitro và in vivo. Các chiết xuất
etanolic có hoạt động chống oxy hóa nhờ vào hấp thụ các gốc hydroxyl và
superoxide, ức chế peroxid hóa lipid, giảm ái lực các ion sắt và dập tắt gốc 2,3-
diazabicyclo, oct-2-ene (DBO). Ngoài ra dịch chiết nấm bào ngư có khả năng
chống oxy hóa in-vivo bằng cách giảm cường độ peroxid hóa lipid và bằng cách
tăng cường các hoạt động các chất chống oxy hóa của enzyme. Nghiên cứu của
Yunxia Zhang và cộng sự 2012 tiết lộ rằng hai polysacarit nhóm (PSPO-1a và
PSPO-4a) được phân lập từ quả thể nấm bào ngư được thử nghiệm chống oxy hóa
bằng DPPH, kết quả thử nghiệm cho thấy nó có khả năng chống các gốc O2- so với
các gốc hydroxyl và trong số hai polysacarit thì PSPO-1a có khả năng loại bỏ gốc
tự do hiệu quả hơn PSPO-4a. Ngoài ra, khả năng chống gốc tự do của nấm bào
ngư còn thể hiện qua các thành phần carbohydrate chủ yếu là D-glucan và nghiên
cứu này cho thấy hoạt động chống oxy hóa của nấm bào ngư có được sử dụng sự
nguồn thực phẩm để tăng khả năng chống oxy hóa.
e. Hỗ chống tăng huyết áp
Các hoạt chất được chiết bằng etanolic của quả thể nấm bào ngư ở dạng khô khi
thử nghiệm trên chuộc cho thấy, nó có khả năng làm lượng lipit trong máu giúp
ngăn tăng lượng cholesterol. Ngoài ra nghiên cứu chi ra răng việc sử dụng nấm
khô hằng ngày nó giúp tặng hàm lượng triacylglycerol (TAG) gấp hai lần so với
dịch chiết.
Nghiên cứu của Alam và cs năm 2009 cho thấy trên mô hình thử nghiệm khi
cho hàm lượng cholesterol trong chuộc tăng lên 5% rồi tiến hành giảm hàm lượng
cholesterol bằng cách sử dụng bột nấm bào ngư và P. sajor-caju đã giúp làm giảm
mức cholesterol toàn phần trong huyết tương (lần lượt là 37% và 21%) và mức
chất béo trung tính (TG) (tương ứng 45% và 24%) và điều này được lý giải do tác
dụng của hoạt chất Lovastatin giúp tiêu diệt các gốc tự do trong máu.
f. Chống ung thư
9

Về hoạt động chống ung thư của các loại chiết xuất khác nhau từ nấm bào ngư
đã được chứng minh có tiềm năng chống ung trong các dòng tế bào ung thư khác
nhau trên mô hình động vật. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lâm sàng về khả năng
chống ông thư vẫn chưa được đẩy mạnh.
Theo nghiên cứu của Gu, YH đã được chứng minh hoạt động chống ung thư của
nấm bào ngư thông qua tế bào PC-3 ung thư tuyến tiền liệt, nghiên cứu chỉ ra rằng
chiết xuất hòa tan trong nước từ nấm bào ngư tươi có khả năng kích hoạt chu kỳ
chết của tế bào PC-3. Ngoài ra nghiên cứu của Iris lavin và cộng sự, năm 2006
rằng dịch chiết polysacarit từ nấm ăn bào ngư có tác dụng chống tăng sinh và tiêu
diệt tế bào ung thư ruột. Chính sự hiện diện của phân tử α-glucan với khả năng
chống ung thư cấp tính. Bên cạnh đó, chiết xuất từ nước nóng của nấm bào ngư
cũng cho thấy nó có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư vú MCF-7 ở
người (Martin và Brophy 2010). Chiết xuất methanol của nấm bào ngư đã được
thử nghiệm trên một số tế bào ung thư vú và ruột nó có khả năng ngăn chặn sự
tăng sinh của ung thư vú (MCF-7, MDA-MB-231) và tế bào ung thư ruột (HT-
29,HCT-116).
Mặt khác, nghiên cứu của Pleterova RD và cộng sự, 2007 cho thấy quá trình
chống ung thư của nấm bào ngư thông qua quá trình ức chế quá trình phosphoryl
hóa thông qua việc ngăn chặn 2-amino-1- methyl-6-phenylimidazo pyridine (PhIP)
và dextran sodium sulfate (DSS) gây ra bệnh u đại tràng liên quan đến viêm đại
tràng chuột.
Chiết xuất protein của nấm bào ngư còn đã được chứng minh hiệu quả điều trị
chống lại dòng tế bào ung thư biểu mô (tế bào SW 480) và một dòng tế bào ung
thư bạch cầu đơn nhân ở người (THP-1cell) do suy giảm Glutathione (GSH) và rối
loạn chức năng ty thể. Do đó, chiết xuất protein của các loại nấm bào ngư này có
thể được xem là nguồn dược liệu quan trọng trong sản xuất thuốc chống ung thư
mới.
g. Tăng cường miễn dịch
Khả năng tăng cường miễn dịch cho tế bào do trong nấm bào ngư có các hoạt
chất như profin, polysacarit, polysacarit-peptide và phức hợp protein-polysacarit
10

chúng giúp tế nào tăng cường sản xuất các loại oxy phản ứng (ROS) từ bạch cầu
trung tính giúp điều hòa hoạt động của tế bào miễn dịch.
5. Kết luận
Như chúng ta đã thấy qua bài tiểu luận về hoạt chất và dược tính của nấm bào
ngư cho thấy ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con người giúp chống lại bệnh
suy dinh dưỡng, nấm bào ngư còn có tầm quan trong trong việc cung cấp nguồn dược
liệu có hoạt tính sinh học cao có chức năng hỗ trợ điều trị bệnh.
Nấm bào ngư chứa nhiều hoạt chất nhóm polysacarit, poliphenol, Tecpenoit,
Steorit, lavonoit, Ancaloit có nhiều hoạt tính sinh có chưa được định danh nghiên cứu
chuyên sâu về cấu trúc và đặc tính của các nhóm chất.
Về nghiên cứu dược lý nấm bào ngư, việc nghiên cứu điều trị chỉ mới ngang
mức độ thử nghiệm trên mô hình in vivo và intro và thử nghiệm trên động vật, chưa
có nhiều thử nghiệm lâm sàng. Chính vì thế việc nghiên cứu thử ngiệm lâm sàng về
khả năng điều trị bệnh của các loài nấm bào ngư cần được thử nghiệm nhiều hơn để
ứng dụng vào thực tiễn vì có thể xem đây là nguồn thực phẩm có tiềm năng lướng
trong cung cấp dinh dưỡng và dược liệu.
11

Tài liệu tham khảo


1. Akyuz M, Kirbag S. (2010) Nutritive value of wild edible and cultured
mushrooms. Turk J Biol 34: 97–102
2. Alam N, Amin R, Khan A, Ara I, Shim M, Lee MW et al. (2009) Comparative
effects of oyster mushroom on lipid profile, liver and kidney function in
hypercholesterolemic rats. Mycobiology 37: 37-42
3. Alam N, Amin R, Khan A, Ara I, Shim M, Lee MW, et al. (2008) Nutritional
analysis of cultivated mushroom in Bangladesh Pleurotus ostreatus, Pleurotus
sajor-caju, Pleurotus floridai and Calocybe indica. Mycobiology 36:228-232
4. Alexandra MA, King AP, Puerro M (1993) Effect of TMB-8 on alpha
adrenoreceptor agonist and KCL-induced contractions in isolated rabbit aorta.
Gen Pharmacol 24:921–928
5. Alexandra MA, King AP, Puerro M (1993) Effect of TMB-8 on alpha
adrenoreceptor agonist and KCL-induced contractions in isolated rabbit aorta.
Gen Pharmacol 24:921–928
6. Bauerova K, Paulouicova E, Mihalava D, Svik K, Ponist S. (2009) Study of new
ways of supplementary and combinatory therapy of rheumatoid arthritis with
immunomodulators lucomannan and Immunoglukan in adjuvant arthritis.
Toxicol Ind Health 25:329-335
7. Beltran-Garacia MJ, Estarron-Espinosa M, Ogura T. (1997) Volatile compound
secreated by the oyster mushroom (Pleurotus ostreatus) and its antibacterial
activities. J Agric Food Chem 45(10):4049-4052
8. Bano Z, Rajarathnam S (1988) Pleurotus mushrooms. Part II. Chemical
composition, nutritional value, post-harvest physiology, preservation, and role as
human food. Crit Food Sci Nutr 27:87–156
9. Bano Z, Rajarathnam S (1988) Pleurotus mushrooms. Part II. Chemical
composition, nutritional value, post-harvest physiology, preservation, and role as
human food. Crit Food Sci Nutr 27:87–156
10. Cox A, Folgering HT, van Griensven LJ (1988) Extrinsic allergic alveolitis caused
by spores of the oyster mushroom Pleurotus ostreatus. Eur Respir J 1:466–468
11. Craig DB, Donevan RE (1970) Mushroom workers lung. Can Med Assoc J
102:1289–1293
12. Cox A, Folgering HT, van Griensven LJ (1988) Extrinsic allergic alveolitis caused
by spores of the oyster mushroom Pleurotus ostreatus. Eur Respir J 1:466–468
13. Craig DB, Donevan RE (1970) Mushroom workers lung. Can Med Assoc J
102:1289–1293
14. Fedan JS, Ma JKH, Frazer DG, et al. (1994) Detection of n-formyl-methionyl
leucil-phenylalanine (FMLP) in cotton dust: biological activities of FMLP
associated with pulmonary response to cotton dust exposure. In: Dodgeson J,
McCallum RI (eds) Inhaled particles VII, pp 879–885
15. Fedan JS, Warner TE, Yuan LX, Robinson VA, Frazer DG (1995) Nitric oxide
synthase inhibitor and lipopolysaccharide effects on reactivity of guinea pig
airways. J Pharmacol Exp Ther 272:1141–1150
12

16. Hagiwara S.-Y., Takahashi M., Shen Y., Kaihou S., Tomiyama T., Yazawa M. et
al., 2005. A
phytochemical in the edible tamogi-take mushroom (Pleurotus cornucopiae), D-
mannitol, inhibits ACE activity and lowers the blood pressure of spontaneously
hypertensive rats. Biosci. Biotechnol. Biochem. 69, 1603-605.
17. Hassan M., Rouf R., Tiralongo E., May T., Tiralongo J., 2015. Mushroom lectins:
specifcity, tructure and bioactivity relevant to human disease. Int. J. Mol. Sci. 16,
7802-7838
18. Lê Xuân Thám (2010) Nấm Bào ngư, Nhà Xuất Bản Khoa Học & Kỹ Thuật
Hà Nội.
19. Lavi I., Friesem D., Geresh S., Hadar Y., Schwartz B., 2006. An aqueous
polysaccharide extract from the edible mushroom Pleurotus ostreatus induces
antiproliferative and pro-apoptotic effect on HT-29 colon cancer cells. Cancer
Lett. 244, 61-70.
20. Lee Y.-L., Huang G.-W., Liang Z.-C., Mau J.-L., 2007. Antioxidant properties of
three extracts from Pleurotus citrinopileatus. LWT – Food Sci. Technol. 40, 823-
833

You might also like